BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for the ‘Bô-xít Tây Nguyên’ Category

12.247. Viết cho tháng Tư

Posted by adminbasam trên 05/04/2017

FB Song Chi

5-4-2017

Dự án bauxite Tây Nguyên rước Trung Quốc vào phá nát môi trường sống. Ảnh: internet

Gần một năm trôi qua kể từ ngày thảm họa Formosa bùng nổ, bắt đầu từ sự kiện cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) ngày 6 tháng 4 năm 2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế…

Một năm với bao nhiêu thiệt hại gây ra cho bà con ngư dân, ngành ngư nghiệp, chế biến và xuất khẩu thủy hải sản, ngành du lịch… và cả một vùng biển miền Trung đã chết. Mà đó chỉ mới là bắt đầu, nếu Formosa còn tiếp tục hoạt động lâu dài thì thảm họa sẽ còn tiếp tục, môi trường biển, môi trường sống của VN sẽ còn bị ô nhiễm dài dài, cá chết rồi, con người cũng chết dần, chết mòn vì đủ thứ bệnh tật…

Những ngày này đồng bào ở một số tỉnh miền Trung vẫn đang phải xuống đường vì thảm họa Formosa, vì sự sống và tương lai của cả dân tộc. Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Môi trường, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

12.197. Tưởng Năng Tiến – Cô Gái Tây Nguyên & Ông Thủ Tướng

Posted by adminbasam trên 01/04/2017

Tưởng Năng Tiến

31-3-2017

Trẻ em Tây Nguyên. Ảnh: Trí thức trẻ

“I would be happy to die right here, rather than go back to Vietnam.Ralanpee, Montagnard refugee in Cambodia – BBC

Hổm rầy, không biết ăn nhằm cái giống gì mà các đồng chí lãnh đạo cấp cao (sao) nói năng ví von và điệu đàng hết sức:

Bí thư Đinh La Thăng: Đừng để anh Hải thành ngôi sao cô đơn.

– Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Tây Nguyên như một cô gái đẹp đang ngủ quên trước thời cuộc.”

Vụ anh Hải/ anh Thăng, với trăng sao & và hè phố, nghe đã quá mệt rồi, nên khỏi bàn thêm, nhưng chuyện Tây Nguyên (nơi tôi sinh trưởng) thì buộc phải có đôi lời với ông TT. Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: | 6 Comments »

10.035. ĐÓNG CỬA FORMOSA-CÒN CHỜ GÌ NỮA!

Posted by adminbasam trên 16/09/2016

FB Việt Thắng

16-9-2016

Phát hiện và tạm giữ tàu hàng từ cảng Đại Liên, Trung Quốc cập cảng Sơn Dương, Hà Tĩnh, chở theo chất thải lỏng cho Formosa Hà Tĩnh. Xác định ban đầu là bùn thải Bô xit, một loại chất thải độc hại cấm nhập khẩu vào Việt Nam (theo báo Người đưa tin).

Mới hôm nào, chúng nó mới cúi đầu xin lỗi, hứa khắc phục sự cố xả thải chất độc hại làm biển miền Trung bị chết. Rồi chúng nó lộ mặt công nghệ xử lí rác thải theo kiểu Mèo giấu cứt, bươi mỗi nơi một ít đem chôn.

Nay, Formosa còn rước bùn bô xit nguy hại từ Trung Quốc về nước ta thì không có thể “nhân ái mí lại nhân văn” gì được sất. Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

9889. Sự bành trướng

Posted by adminbasam trên 06/09/2016

FB Luân Lê

6-9-2016

Hiện nay sự phình to của các doanh nghiệp mà ta thường thấy chính là sự bành trướng chứ không phải những hoạt động thương mại thuần tuý. Họ chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực siêu lợi nhuận là đất đai, từ việc xin dự án lấy đất nông nghiệp với giá rẻ mạt và sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất ở hoặc đất sản xuất kinh doanh với giá cao ngất ngưởng.

Việc hy sinh lợi ích nhỏ của đám đông yếu thế bằng các thủ thuật luật pháp có sự chen chân của chính trị sau cánh rèm mới là thứ quyết định trong thị trường ở Việt Nam. Vì chúng ta không có nền kinh tế thị trường theo đúng quy luật của nó, mà tất cả bị chi phối bởi chính trị, trong đó doanh nghiệp quốc doanh là chủ đạo chiếm tới hơn 80% tổng giá trị doanh nghiệp nội địa, thị phần và các lĩnh vực. Doanh nghiệp tư nhân không thể nào sống sót hoặc có cơ hội ngoi lên nếu không hợp tác hoặc được sự đồng thuận của các “ông lớn”. Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Tham nhũng, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

9396. Vỡ đường ống NM alumin Nhân Cơ: “Quả bom” môi trường ngang tầm Formosa!

Posted by adminbasam trên 01/08/2016

Giao Thông

Tạ Vĩnh Yên

1-8-2016

Sự cố vỡ đường ống dẫn xút Nhà máy Alumin Nhân Cơ cảnh báo thảm hoạ môi trường ngang tầm Formosa. Ảnh: Đoàn Yến

Sự cố vỡ đường ống dẫn xút Nhà máy Alumin Nhân Cơ cảnh báo thảm hoạ môi trường ngang tầm Formosa. Ảnh: Đoàn Yến

Sự cố vỡ đường ống dẫn xút Nhà máy Alumin Nhân Cơ (huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông) cảnh báo thảm hoạ môi trường ngang tầm Formosa.

Chính quyền chưa báo cáo?

Sáng 23/7, sự cố đường ống Nhà máy Alumin Nhân Cơ (do nhà thầu Chalieco, Trung Quốc phụ trách) khiến hóa chất kiềm tràn ra bên ngoài, một phần kiềm thẩm thấu xuống lòng đất trong phạm vi 600m2, phần còn lại chảy theo đường ống đổ về suối Đắk Dao. Khi thấy cá trên suối Đắk Dao chết, nhiều người dân, trong đó có cả trẻ em đã lội xuống dòng suối này vớt cá về ăn. Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

8896. Tại sao cứ dây dưa giấc mơ ‘bùn đỏ’?

Posted by adminbasam trên 27/06/2016

Blog VOA

Cao Huy Huân

26-6-2016

Ảnh minh hoạ. Nguồn: AP

Ảnh minh hoạ. Nguồn: AP

Sau thời gian lo lắng, rốt cuộc cũng xảy ra việc hồ chứa bùn đỏ gặp sự cố. Theo đó, hồ chứa nước khai thác titan của Công ty Tân Quang Cường (xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) bất ngờ vỡ khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn ra ngoài.

Theo mô tả của báo chí Việt Nam, cụ thể là báo Tuổi Trẻ, thì “do lượng bùn đỏ quá lớn, dòng nước vỡ ra mạnh nên đã xé thành một đường rãnh lớn trên đồi cát chạy dài xuống khu dân cư. Nước bùn đỏ theo các đường rãnh tràn vào nhà dân, băng qua tuyến đường nhựa ven biển Tân Thành – Thuận Quý chạy luôn ra biển. Tại các khu vực có dân cư sinh sống, bùn đỏ tràn vào trong nhà, vườn, ao cá nhà dân. Các quán ăn nằm ven biển cũng bị bùn đỏ tràn vào.” Đọc mà thấy nổi hết da gà vì kinh hãi. Lược xem lại lịch sử về vấn nạn bùn đỏ tràn hồ ở Việt Nam sẽ thấy từ năm 2013, hồ chứa khai thác titan ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận, cũng bị vỡ, gây thiệt hại không nhỏ về môi trường lẫn tài sản của người dân. Năm 2013 không xảy ra một vụ, mà nhiều vụ, khiến thiệt hại ước tính lên đến con số tỷ đồng. Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 3 Comments »

8776. Hồ titan vỡ, nhuộm đỏ biển Bình Thuận

Posted by adminbasam trên 17/06/2016

Đôi lời: Cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng nói, ‘Khai thác bauxite là chủ trương lớn‘ của Đảng và Nhà nước! Bất chấp những lời can ngăn của các nhà khoa học, của các nhân sĩ, trí thức, đảng và chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng quyết mang dự án khai thác bauxite vào VN để làm cho bằng được. Những người lên tiếng phản đối dự án này đã bị sách nhiễu, bị bắt bỏ tù và bỏ mạng như thầy giáo Đinh Đăng Định. Bây giờ thì mọi chuyện đang diễn ra đúng như dự đoán của các nhà khoa học: thua lỗ, tàn phá môi trường, rước giặc vào nhà… nhưng ông Dũng thì đã về vườn “làm người tử tế”. Vậy cái “chủ trương lớn” của đảng và nhà nước ông Dũng, ông để lại cho ai đây?

_____

PLTP

Phương Nam

17-6-2016

Hồ chứa nước khai thác titan tạm bợ bị vỡ, cuốn hàng chục ngàn khối cát đỏ xuống đường, ra biển. Ảnh: PN

Hồ chứa nước khai thác titan tạm bợ bị vỡ, cuốn hàng chục ngàn khối cát đỏ xuống đường, ra biển. Ảnh: PN

(PL)- Dự án này có 11 vi phạm được phát hiện từ cuối năm 2015 nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục.

“Hồ chứa nước khai thác titan bị vỡ có sức chứa khoảng 180 m3 nhưng bờ hồ chỉ đắp bằng đất cát, không kiên cố”. Chiều 16-6, sau khi đi khảo sát hiện trường về, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, cho biết.

Hồ vỡ tạo lũ nước thải khai thác titan

Trước đó, khoảng 5 giờ cùng ngày, nhiều người đang lưu thông trên đoạn đường ĐT 719 Thuận Thuận – Tân Thành (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) ven biển đã kinh hoàng tháo chạy khi cả núi cát từ trên cao bất ngờ đổ ập xuống. Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 4 Comments »

8095. Vũng Áng là phần nổi của tảng băng chìm

Posted by adminbasam trên 02/05/2016

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

2-5-2016

Sau Đại hội Đảng khóa XII và Quốc hội khóa XIV (còn đang tranh cãi) ban lãnh đạo mới của Việt Nam đang đứng trước những thách thức quá lớn so với năng lực thực sự của mình. Họ phải đối phó không những với ngân sách thâm hụt, kinh tế tụt hậu, văn hóa-xã hội suy thoái, mà còn với cải cách thể chế, cải thiện nhân quyền, điều chỉnh quan hệ với Trung-Mỹ trước vấn nạn Biển Đông. Tổng thống Obama sang thăm cuối tháng này cũng là một thử thách lớn. Chưa hết, thảm họa môi trường do hạn hán và ngập mặn tại đồng bằng sông Mekong chưa qua, thì thảm họa cá chết do nhiễm độc môi trường biển tại Miền Trung đã ập tới.  

Báo động: Mayday!
Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Môi trường, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 2 Comments »

7954. Sau 41 năm Việt cộng toàn trị, Việt Nam như con cá nằm trên thớt

Posted by adminbasam trên 25/04/2016

Kông Kông

24-4-2016

Năm 1995, lần đầu tiên xảy ra vụ án môi trường, việc công ty Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải hủy hoại thủy sản. Lúc đó, để dẹp việc kiện tụng có thể làm ảnh hưởng đến “chủ trương của đảng” là kêu gọi tư bản nước ngoài đổ vốn vào khai thác, nên triều đại Nguyễn Tấn Dũng đẻ ra luật “cấm khiếu nại tập thể”! Họ muốn xé lẻ người dân nghèo thấp cổ bé miệng mà sinh kế duy nhứt là từ dòng sông, để tiêu diệt từ trứng nước mầm mống “chống lại chủ trương của đảng”! Nhưng họ đã thất bại trước phản ứng dữ dội của toàn xã hội nên người dân Thị Vải vượt qua được gian nan, để cuối cùng nhận được bồi thường.

Từ đó ý thức về việc phải bảo vệ môi trường sống và quyền được sống trong xã hội hình thành.

Tiếp theo là phản ứng của giới trí thức, qua nhiều phản biện khoa học, với dẫn chứng cụ thể, về hiểm họa và tai ương cho đất nước khi chủ trương cho khai thác boxit Tây Nguyên để thỏa mãn nhu cầu đói nguyên liệu của Tàu cộng. Nhưng mọi phản biện đều bị bỏ ngoài tai, vì đó là “chủ trương lớn của đảng” như lời ông Thủ tướng tuyên bố lúc bấy giờ. Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 8 Comments »

7830. Thử tìm mẫu số chung cho những dự án làm nghèo đất nước

Posted by adminbasam trên 15/04/2016

Có yếu tố chính trị muốn phá hoại kinh tế nước ta hay không cũng cần xem xét nhiều mặt, nhưng chậm trễ, tăng giá, công nghệ lạc hậu của các nhà thầu Trung Quốc đã gây khó khăn không ít, hay có thể phá hỏng dự án là điều khá rõ. Về phía chủ quan cũng cần làm rõ yếu tố Trung Quốc trong việc tham gia vào các dự án trọng điểm. Cần làm rõ trách nhiệm của từng người đã xây dựng, tham gia, phê duyệt các đầu tư thất bại này. Gần như chưa có quy tội cho những người khởi xướng, đứng đầu dự án khi đỗ vỡ. Chính sự không phân biệt đúng sai, bao che, phe nhóm đã đưa đến sự làm nghèo đất nước, khó khăn cho phát triển vậy.

____

FB Nguyễn Trung Dân

9-4-2016

Khu gang thép Thái Nguyên đã 10 năm xây dựng, nay như thế này! Nguồn: internet

Khu gang thép Thái Nguyên đã 10 năm xây dựng, nay như thế này! Nguồn: internet

Ngày nay với các phương tiện truyền thông, người dân bắt đầu biết, làm quen với các con số ngàn tỷ đồng thất thoát, thua lỗ, hoặc các dự án đắp chiếu, hiệu quả không có hay không sản xuất ra được sản phẩm. Ai cũng biết những con số hàng chục ngàn tỷ bị thất thoát, thua lỗ như Vinashin, Vinaline đã rơi vào im lặng, không có khả năng thu hồi sau khi các Giám đốc vào tù. 

Có những dự án đã đầu tư đến hơn 5800 tỷ đồng như Dự án mở rộng Nhà máy luyện cán thép Thái Nguyên đến nay vẫn dỡ dang sau 10 năm xây dựng, muốn đầu tư tiếp phải có trên dưới 4000 tỷ nữa mà hiệu quả đã thấy trước là thua lỗ. Nhà máy xơ sợi Đình Vũ Hải Phòng (thuộc Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam) đã đầu tư hơn 7000 tỷ đồng, khánh thành đưa vào hoạt động tháng 5/2014 thì chỉ đến giữa năm 2015 đã lỗ đến 1732 tỷ đồng và từ tháng 9/2015 đến nay, nhà máy đã dừng sản xuất mà theo TGĐ nhà máy thì đó là cách tiết kiệm nhất để chống thua lỗ kéo dài! Nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợi Hà Tĩnh, đầu tư hơn 1700 tỷ đồng vốn của các Ngân hàng quốc doanh (chiếm hơn 85%) chưa ra một sản phẩm nào thì đến nay UBND Tỉnh Hà Tĩnh chính thức chấm dứt, xoá bỏ thu hồi đất của dự án. Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , , , | 2 Comments »

6626. Công trình thuộc địa hóa VN của TQ thành công, nhờ ai nếu không phải là ông X?

Posted by adminbasam trên 20/01/2016

FB Trương Nhân Tuấn

19-1-2016

Khổ quá mấy cha nội ăn ốc nói mò! Lấy cái gì làm chứng mà mấy cha nói (lấy được) “10 năm làm thủ tướng ông X đưa VN đến gần Mỹ và xa Trung quốc”?

Việc thân Mỹ hay thân TQ là đường lối của BCT TƯ đảng, chớ không phải là ý riêng của ông X hay ông Lú. Nhưng trên cương vị thủ tướng, những việc làm trong phạm vi quyền hành của ông X, cho ta thấy ông này thân Mỹ hay thân TQ.

Diễn văn ngày 2-9 vừa rồi, trong giàn lãnh đạo CSVN, chỉ có ông X là hùng hồn nhai lại khẩu hiệu “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Việc này tôi thấy ông X không khác anh Nghị vụ tặng McCain tấm hình chụp Hồ Gươm. Đem VN đến gần Mỹ bằng những hành động như vậy hay sao? Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

3150. Thư của tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gửi Bộ Chính trị và BCH Trung ương

Posted by adminbasam trên 06/12/2014

H1 (2)Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2014

Trước đây không lâu, trên mạng, tôi đã có một số kiến nghị về chẩn bị và tiến hành Đại hội Đảng lần thứ XII, không biết có đến được lãnh đạo không. GẦn đây có đồng chí trong Ban lãnh đạo khuyên tôi gửi trực tiếp cho Ban chấp hành trưong ương và Bộ Chính trị. Ngày 06/11/2014, tôi có gửi bản kiến nghị này bằng thư chuyển phát nhanh đến Ban chấp hành trưong ương và Bộ Chính trị. Đến nay đã gần một tháng mà không được hồi âm, nên tôi đưa lên mạng để các cấp ủy và các đảng viên biết.

Nguyễn Trọng Vĩnh

Kính thưa:

Ban chấp hành trung ương,

Bộ Chính trị,

Trước thềm Đại hội XII, tôi xin mạnh dạn đề đạt một số ý kiến sau đây để Ban chấp hành và Bộ Chính trị xem xét.

Chưa bao giờ tình hình đất nước ta thể hiện nhiều mặt tiêu cực, yếu kém như hiện nay.

Hàng vạn doanh nghiệp phá sản, công nhân viên mất việc làm, ngân sách mất nguồn thu, tham ô lãng phí khủng khiếp, tài nguyên mất nhiều mà thu được rất ít, tập đoàn kinh tế nhà nước thua lỗ, thất thoát lớn, nợ xấu ngân hàng quá nhiều, nợ công cả trong nước, ngoài nước chồng chất đến mức nguy hiểm, kinh tế lệ thuộc nước ngoài, mọi mặt xã hội xuống cấp, tình hình sa sút nghiêm trọng, tụt hậu xa so với các nước xung quanh… Kết quả là tài nguyên phong phú mà dân nghèo nước yếu. Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: | Leave a Comment »

3116. TÔ VĂN TRƯỜNG: KHI CỖ XE ĐANG ĐI CHỆCH HƯỚNG

Posted by adminbasam trên 23/11/2014

Tô Văn Trường

23-11-2014

H1Báo Tuổi trẻ ngày 21/11/2014 thông tin Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu có hình thức kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xảy ra sự cố sạt lở đập hồ thải ở dự án bauxit vừa qua. 

Lúc này, phải dùng từ “nhắn nhe” vì từ lâu rồi, các vị lão thành cách mạng, trí thức và người dân đã cảnh báo sai lầm từ chủ trương, quy mô, công nghệ kỹ thuật, chọn nhà thầu Trung Quốc và đối tượng triển khai thử nghiệm đến bài toán bất cập về kinh tế xã hội, môi trường của dự án bô xit Tây Nguyên nhưng lời nói như gió bay! Khi cỗ xe đang đi chệch hướng, không xoay lại hướng mà cứ tìm cách thúc đẩy thì … càng đủn nó càng đi chệch hướng xa hơn mà thôi.

Nhiều người nói giá như lãnh đạo Đảng và Nhà nước biết lắng nghe… Diễn tiến của lịch sử xưa nay không hề chấp nhận hai từ “giá như ” (như có người đã từng nói : với từ “nếu” ta có thể đi khắp thế gian này !), thế nhưng ta lại vẫn thường hay gặp hai từ “ừa thì để khỏa lấp, để xí xóa, thay vì cho việc nhận lỗi. Vì đã biết nhận lỗi thì tất cũng sẽ biết sửa lỗi, nhưng xí xóa thì đâu phải là nhận lỗi và đâu lại vào đó và lần sau lại cứ thế (!?). Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | Leave a Comment »

3027. BÔ XIT TÂY NGUYÊN BỎ THÌ THƯƠNG VƯƠNG THÌ TỘI

Posted by adminbasam trên 11/10/2014

Tô Văn Trường

11-10-2014

Dự án bô xit Tây Nguyên là sai lầm cơ bản về chủ trương, quy mô, công nghệ kỹ thuật, chọn nhà thầu Trung Quốc và đối tượng triển khai thử nghiệm. Nhà nước đã đầu tư vào 2 dự án bô xit Tân Rai và Nhân Cơ khoảng 1,5 tỷ đô la đúng là trong tình cảnh “bỏ thì thương, mà vương thì tội” chỉ còn cách tháo gỡ dần. Sự cố vỡ đê hồ thải quặng của nhà máy bô xít Tân Rai ở Tây Nguyên vừa qua chỉ là một phần minh chứng đã được nhiều nhà khoa học cảnh báo từ lâu về nguy cơ hồ bùn đỏ.

Thời bao cấp, tai nạn lớn nhất trong ngành khai khoáng đã xẩy ra tại bãi thải quặng đuôi của mỏ măng gan Tĩnh Túc từ những năm 1960 của thế kỷ trước và làm thiệt mạng gần 100 người. Vì khi đó đang còn chiến tranh, nên tai nạn thuộc loại “nhậy cảm”, bí mật chỉ có các cán bộ kỹ thuật, tâm huyết với ngành mỏ và những người có trách nhiệm mới được biết.

Tài nguyên thiên nhiên có 3 loại là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật và tài nguyên cảnh quan. Trong đó, tài nguyên khoáng sản không tái tạo là tài sản quý giá của thiên nhiên trao tặng cho con người. (Thời gian hình thành than ở Quảng Ninh cũng phải mất hơn 300 triệu năm).

Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Đảng/Nhà nước | 1 Comment »

2485. QUẢ BÁO NHÃN TIỀN

Posted by adminbasam trên 21/03/2014

Tô Văn Trường

Sau những vật nài xin ưu đãi nhiều thứ kể cả vốn đầu tư, thuế tài nguyên, môi trường…hai dự án bôxit Tây Nguyên (Tân Rai và Nhân Cơ) đã phải công khai thừa nhận từ nay đến năm 2020, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ lỗ hàng nghìn tỉ đồng. Riêng Tân Rai năm 2013 lỗ hơn 258 tỉ đồng, Nhân Cơ còn nặng nề hơn, dự kiến 2015  sẽ lỗ hơn 671 tỷ đồng vv…

Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | 5 Comments »

1867. Việt Nam – cuộc thảo luận bị hủy bỏ, những câu hỏi về quan hệ Việt-Nhật

Posted by adminbasam trên 28/06/2013

BoxitVietnam

1Tác giả: Ari Nakano, Giáo sư Đại học Daito Bunka, từng là nghiên cứu sinh tại đại học Keio và đoạt bằng Tiến sĩ tại đây. Các lĩnh vực chuyên sâu của bà là Chính trị, Ngoại giao và Nhân quyền ở Việt Nam.

Báo Asahi Shimbun Ngày 25 tháng Sáu năm 2013

Người dịch: Phạm Toàn

Năm nay đánh dấu năm thứ 40 thiết quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam. Khi thủ tướng Shinzo Abe thăm Việt Nam vào tháng Giêng, hai quốc gia khẳng định quan hệ hai bên đã nâng cao đến tầm “đối tác chiến lược” và đồng ý tiếp tục hợp tác xây dựng các nhà mày điện hạt nhân và phát triển các nguồn đất hiếm.

Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Kinh tế Việt Nam, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , | 13 Comments »

1640. Nên đặt lại vấn đề khai thác bôxit

Posted by adminbasam trên 23/02/2013

Tuổi trẻ

Nên đặt lại vấn đề khai thác bôxit

23/02/2013 10:15

Phỏng vấn  PGS.TS Hồ Uy Liêm *. Võ Văn Thành thực hiện

TTO – Từng tham gia phản biện chương trình khai thác bôxit Tây Nguyên, PGS.TS Hồ Uy Liêm (nguyên quyền Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam – VUSTA) nói ông không ngạc nhiên trước thông tin về những khó khăn liên quan tới dự án boxit.

Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên | 77 Comments »

1634. Hệ lụy của một dự án thiếu tầm nhìn và không tỉnh táo

Posted by adminbasam trên 22/02/2013

Bauxite Việt Nam

Hệ lụy của một dự án thiếu tầm nhìn và không tỉnh táo

22-02-2013

Ngày 18/2/2013, trang Bauxite Việt Nam đăng tải bài “Có chút hy vọng mong manh nào cho alumina Tân Rai” của nhà báo Lê Trung Thành – tác giả của phóng sự 6 kỳ mang tựa đề “Chuyện chưa biết nhiều về Dự án bauxite Tây Nguyên” đăng trên BVN trong tháng 11/2011.

Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | 154 Comments »

1020. Việt Nam: Dự thảo Nghị định Internet áp đặt các hạn chế mới

Posted by adminbasam trên 22/05/2012

Scribd

Việt Nam: Dự thảo Nghị định Internet áp đặt các hạn chế mới

Tác giả: Carlyle A. Thayer

Người dịch: Dương Lệ Chi

17-04-2012

1. Liên quan đến Dự thảo Nghị định mới về Quản lý Internet ở Việt Nam: liệu đây có phải là một hành động kiểm duyệt internet? Ông có nghĩ rằng nghị định này có khả năng thông qua?

Đáp: Dự thảo Nghị định này là thêm một bước nữa trong việc thắt chặt kiểm duyệt và kiểm soát Internet của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Hiện dự thảo nghị định này đang được đưa ra lấy ý kiến của công chúng. Có thể thấy có những sửa đổi, nhưng theo đánh giá của tôi thì, nó sẽ được ban hành tương đối không thay đổi gì mấy trong tháng 6 này.

2. Ông nghĩ gì về Dự thảo Nghị định này?
Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hiệp định Xuyên TBD, Pháp luật | Thẻ: , , , , , , , , , , , , | 21 Comments »

439. Nhân đọc các văn bản được ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Posted by adminbasam trên 26/10/2011

Bauxite Việt Nam

Nhân đọc các văn bản được ký kết

trong chuyến thăm Trung Quốc

của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Trọng Vĩnh

Đọc bản thỏa thuận giữa 2 Tổng Bí thư đăng trên báo Nhân dân ngày 12/10, bản về thỏa thuận trên biển và bản tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc ngày 16/10/2011, tôi có cảm tưởng là các văn bản đã được Trung Quốc soạn thảo sẵn, đoàn Việt Nam có thêm bớt đôi chỗ để thành văn bản thỏa thuận giữa “hai nhà lãnh đạo”, giữa “hai bên”. Do Trung Quốc soạn thảo hoặc nêu ra trước, nên chứa đựng nhiều lời lẽ thân thiện giả dối, không đúng thực tế, chủ yếu là có lợi cho Trung Quốccó chỗ có tính chất ràng buộc Việt Nam. Có những đoạn, những câu mập mờ, khó hiểu.

Vẫn lại “phương châm 16 chữ” “tinh thần 4 tốt”, nhưng khi lập lại quan hệ bình thường, Trung Quốc có thực hiện đâu!

Nào đâm chìm tàu cá, bắt, bắn ngư dân Việt Nam, bắt tàu cá của ngư dân hoạt động trong vùng biển của Việt Nam, tịch thu tài sản, ngư cụ, đòi tiền chuộc, cấm, đuổi ngư dân ta đánh cá trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cắt cáp tàu Bình Minh 2, phá cáp tàu Viking II, gần đây “Hoàn cầu thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn dọa đánh Việt Nam (và Philippines), phát ngôn: “giết những con gà để dọa bầy khỉ”… Thế mà là “hữu nghị và 4 tốt” à? Thật là giả dối một cách trắng trợn.

Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , | 76 Comments »

272. Đất nước lại đứng lên

Posted by adminbasam trên 18/08/2011

Bauxite Việt Nam

Đất nước lại đứng lên

Hà Sĩ Phu

Nhân ngày 19 tháng 8

viết tặng tác giả “Đất nước đứng lên” *

Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Biển Đông/TS-HS, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , | 81 Comments »

253. Thư ngỏ của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gửi Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam

Posted by adminbasam trên 11/08/2011

Thư ngỏ gửi anh Trần Bình Minh

Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam

Nguyễn Trọng Vĩnh

Sở dĩ tôi gọi anh bằng “anh” là vì tôi là bạn thân của đồng chí Trần Lâm – thân phụ anh, cũng là nhà lão thành cách mạng rất được quý mến. Không biết anh có theo dõi buổi truyền hình tối mồng 4-8-2011 không? Cuối phần thời sự, có một mảng tin rất kỳ cục làm nhiều người rất bất bình, trong đó có cả tôi. Mảng ấy trên VTV1 bới xấu đời tư của Cù Huy Hà Vũ sau khi anh ta đã bị Tòa phúc thẩm y án tù 7 năm, bất chấp những lời bào chữa rất đúng pháp luật và Hiến pháp của các Luật sư và lời tự bào chữa mình vô tội của Cù Huy Hà Vũ. Việc này nhiều người đã có ý kiến, tôi không nói gì thêm nữa.
Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , , , | 260 Comments »

245. Bài phát biểu trước Quốc hội của ông Dương Trung Quốc về Biển Đông, bô-xít

Posted by adminbasam trên 07/08/2011

Bài phát biểu trước Quốc hội của ông 

Dương Trung Quốc về Biển Đông, Bô-xít

 

(Tamnhin.net): Kỳ họp thứ nhất nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khép lại. Nhân dân ta được chứng kiến những hoạt động của kỳ họp đặc biệt quan trọng này mà 2/3 thời gian kỳ họp bàn về vấn đề sắp xếp phân công nhân sự. Thật may mắn trong số thời gian còn lại đài truyền hình VTV1 đã kịp thời truyền tải những ý kiến của các đại biểu của dân đến được với nhân dân cũng như cử tri của cả nước thấy, nghe để cũng được yên lòng và củng cố lòng tin

 

(Đoạn video trên được BS bổ sung hồi 19h20′, 7/8/2011)

 

 
Kính thưa QH,

Với kỳ hợp thứ Nhất của Quốc hội khoá XIII này, chúng ta được chứng kiến một hiện tượng hy hữu trong lịch sử QH. Một vị Phó Thủ tướng thường trực trình bày bản Báo cáo của Chính phủ ở đầu kỳ họp lại trở thành Chủ tịch QH chủ trì giám sát ngay chính bản báo cáo của mình. Lần đầu tiên có một nhà hành pháp lại trở thành nhà lập pháp và hơn thế nữa chúng ta cũng chứng kiến nhiều  thành viên của Chính phủ lại “hoá thân” vào QH .

Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 164 Comments »

Việt Nam: Đảng đối đầu với Nhà hoạt động Pháp lý Cù Huy Hà Vũ

Posted by adminbasam trên 26/05/2011

Việt Nam

Đảng đối đầu với Nhà hoạt động Pháp lý

Cù Huy Hà Vũ

(Báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền-Human Rights Watch)

May 26, 2011
Read the Report
ISBN: 1-56432-775-2

Xem toàn bộ bản Báo cáo

Mục lục

Thông cáo báo chí về bản Báo cáo

Chị Dương Hà kính mến,

HRW đã công bố báo cáo về Ts. Vũ. Sau đây là các đường dẫn.

Báo cáo bằng tiếng Anh: http://www.hrw.org/en/reports/2011/05/26/vietnam-party-vs-legal-activist-cu-huy-ha-vu-0

Bản dịch tiếng Việt: http://www.hrw.org/en/reports/2011/05/26/vi-t-nam-ng-i-u-v-i-nh-ho-t-ng-ph-p-l-c-huy-h-v

Thông cáo báo chí về báo cáo bằng tiếng Anh: http://www.hrw.org/en/news/2011/05/26/vietnam-free-maverick-legal-activist

Thông cáo báo chí về báo cáo bằng tiếng Việt: http://www.hrw.org/en/news/2011/05/26/vi-t-nam-h-y-tr-t-do-cho-nh-ho-t-ng-ph-p-l-c-l-p-v-ch-nh-tr

Chùm ảnh về vụ án Ts. Vũ: http://www.hrw.org/en/features/vietnam-party-vs-legal-activist-cu-huy-ha-vu

Ngoài ra, thông cáo báo chí của chúng tôi cũng đang được dịch sang tiếng Hoa phổ thông và tiếng Nhật (và có thể sẽ được dịch sang cả tiếng Pháp) và sẽ được gửi tới những cơ quan truyền thông và những tổ chức/cá nhân quan tâm đến vấn đề nhân quyền bằng hai thứ tiếng này.

Nếu không mở được các đường dẫn, chị vui lòng cho tôi biết ngay.

Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục vận động (cả công khai lẫn hậu trường) vì sự tự do của Ts. Vũ.

Chúc chị cùng gia đình mạnh khoẻ.

Tôi cũng sẽ cầu nguyện cho anh Vũ.

Trân trọng,

Mary

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: | 6 Comments »

434. Việt Nam cần phóng thích nhà hoạt động pháp luật nổi tiếng

Posted by adminbasam trên 02/04/2011

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền-Human Rights Watch

Việt Nam cần phóng thích nhà hoạt động pháp luật nổi tiếng

Nhà bảo vệ nhân quyền Cù Huy Hà Vũ sẽ ra tòa trong tuần này

(New York, ngày 2 tháng Tư năm 2011) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố Việt Nam cần thả ngay lập tức nhà bảo vệ nhân quyền và môi trường Cù Huy Hà Vũ. Tiến sĩ Vũ bị bắt ngày 5 tháng Mười một năm 2010, và bị khởi tố theo Điều 88 của bộ luật hình sự về tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.” Phiên tòa xét xử ông được dự định sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng Tư năm 2011 tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội.

Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

Trung Quốc thua lỗ về nhôm trên 12 tỉ đô la

Posted by adminbasam trên 07/07/2009

The Sydney Moring Herald

Trong vụ nhôm, làm cách nào Bắc Kinh tự ghi bàn vào lưới nhà

JOHN GARNAUT

Ngày 6-7-2009

 

Nếu như “Công ty Trung Quốc” thuộc về một  người, thì người đó có lẽ đó sẽ là Tiểu Á Thanh [Xiao Yaqing], cựu chủ tịch Chinalco *, ông ta cũng là một thành viên dự khuyết của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản.

Ông Xiao đã từng hai lần tập trung tiền bạc của nhà nước Trung Quốc để mua lại cổ phần của tập đoàn Rio Tinto và phá tan những tham vọng xây dựng đế chế của tập đoàn BHP Billinon. Vì những nỗ lực nầy, ông đã được tưởng thưởng  một công việc mà mọi người mơ ước nhất đó là phó Tổng thư ký Quốc vụ viện.

Thế nhưng Công ty China thiếu hài hòa hơn, ít may mắn hơn và ít hiệu quả hơn nhiều so với những gì mà người ta tưởng tượng. Đây là câu chuyện hậu trường về cách mà ông Tiểu đá banh vào lưới nhà bằng cách thuyết phục các thượng cấp của ông gom góp những nguồn dự trữ kim loại “chiến lược”.

Theo nhiều nguồn tin gần gũi với tập đoàn Chinalco cho hay, thì vào tháng Mười một, sau khi giá cả các thứ hàng hóa tiêu dùng đã rớt xuống nhanh chóng, ông Xiao đã đề nghị và có được một cuộc hội họp khẩn cấp với Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Ông Xiao nói với ông Ôn rằng: toàn bộ nền công nghiệp nhôm đang trong cơn khủng hoảng. Chinalco và mọi công ty nhôm lớn khác đang lỗ vốn, và hàng trăm ngàn việc làm sẽ bị mất nếu như nhà nước không nhảy vào can thiệp và tiếp nhận hàng hóa sản xuất thừa mứa.

Ông Ôn đã báo cáo cho Quốc vụ viện, nội các của Trung Quốc, và bàn bạc về việc ủng hộ cho một kế hoạch ứng cứu. Quốc vụ viện đã chỉ thị cho Cục Dự trữ Nhà nước mua nhôm và các kim loại khác bao gồm đồng, kẽm, niken, thiếc và titan như là một phận của một kế hoạch cứu nguy nền công nghiệp kim loại đa ngành.

Thép ban đầu được đưa vào danh sách, nhưng sau đó bị loại bỏ, vì thứ kim loại nầy choán nhiều kho bãi chứa và có khuynh hướng rỉ sét.

Các nhân viên của Cục Dự Trữ Nhà nước và cơ quan mà nó trực thuộc, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, đã cho rằng cách giải quyết của hai ông Tiểu Á Thanh-Ôn Gia Bảo là một sai lầm ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, cục này đã mua đúng lúc được 300.000 tấn nhôm vào tháng Mười hai 2008 và 290.000 tấn nữa vào tháng Hai 2009.

Chalco, công ty con của Chinalco, là kẻ hưởng lợi rõ nhất. Chalco sản suất một phần tư sản lượng nhôm của Trung Quốc song đã nhận được gần một nửa đơn đặt hàng mua để dự trữ.

Các chính quyền địa phương đã đi theo sự chỉ đạo của Cục Dự trữ, JP Morgan ước lược rằng họ đã mua 880.000 tấn nhôm để dự trữ trong những tháng đầu năm 2009. Khu vực của các tập đoàn nhà nước cũng tham gia vào, tranh đua tích cóp hàng tồn kho trong khi giá cả tăng lên.

Cùng nhau, họ đã tạo nên một phần rất lớn của tổng số lượng sản suất được ước đoán của nước này trong năm nay, sự sản suất nầy được tiên đoán là vào khoảng 12,5 triệu tấn.

Xiong Weiping, người thay thế ông Tiểu làm chủ tịch Chinalco và Chalco vào tháng Hai, đã công khai than rằng thời kỳ giá cả luôn thua lỗ đã không kéo dài đủ lâu để đẩy các nhà sản xuất sản phẩm với giá cao  ra khỏi lãnh vực kinh doanh (= bị phá sản).

Một chuyên gia về kim loại, ông Michael Komesaroff, cho là Trung Quốc đã có 6 triệu tấn để sử dụng song khả năng sản suất đang đứng yên chờ đợi để khởi động nếu và khi nào giá cả nhôm được phục hồi trở lại. Thị trường nhôm Trung Quốc hiện tại là quá sức đông đúc, và giá cả hiệu lực sẽ giới hạn tới mức thấp nhất trong nhiều năm tới đây, theo hướng gây thua lỗ rất lâu dài cho Chinalco. [1]

Thêm vào với việc trì hoãn một cuộc cải tổ rất cần thiết cho ngành công nghiệp nhôm, vấn nạn với chính sách này là không có sự đảm bảo cho các công ty như Chalco có được hợp đồng cung cấp cho Cục Dự trữ Nhà nước yêu cầu làm từ các nhà máy của riêng họ. Thay vào đó, các công ty nầy đã mua sản phẩm từ những nhà cung cấp giá rẻ hơn ở nước ngoài và bán lại cho Cục Dự Trữ của Nhà nước.

Việc mua bán này của cục dự trữ đã giúp đẩy giá nhôm trên thị trường Thượng Hải lên cao hơn giá ở London, mời gọi một dòng thác lũ nhập khẩu nhôm (từ nước ngoài) vào Trung Quốc.

Ông Komesaroff nói: “Trong vài tháng ngắn ngủi của năm nay, Trung Quốc đã quay ngược từ chỗ là nhà xuất khẩu nhôm lớn nhất thế giới trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất, họ nắm giữ một mức giá thấp nhất trong khi nếu không làm thế, họ có thể sụp đổ.

Một số lợi ích đã rơi vào tay các nhà cung cấp nhôm của Trung Quốc. Chinalco và Chalco đã thông báo các mức lỗ ít hơn mức mà họ có thể có một cách khác nhau. Thế nhưng nó là một cách đặc biệt quá hao tốn để đạt được mục đích đó.

Chủ yếu, cách này trở thành một cuộc chuyển đổi rất có hiệu quả một số lượng rất lớn tiền bạc của chính quyền Bắc Kinh sang cho các nhà sản xuất quốc tế về bauxite, alumina và nhôm, mà trong số đó hãng Rio Tinto là lớn nhất thế giới.

Cách đây mười ngày, một nhà báo rất hay mạo hiểm của tờ tạp chí Caijing đã đi lậu vé vào dự một cuộc họp giữa Uỷ ban Phát triển và Cải cách với nhiều viên chức trong giới ngân hàng.

Viên chức chủ trì cuộc họp là ông Yu Dongming, giám đốc Sở Luyện kim và các Sản phẩm Kim loại của uỷ ban, ông ta làm việc rất chặt chẻ với Cơ quan Dự trữ Nhà nước và các nhà sản xuất kim loại Trung Quốc.

Rất cởi mở và thành thật, Ông Yu đã nói với những người tham dự là: “Điểm xuất phát của chính sách này là nhằm nới lỏng vấn nạn vòng quay tiền mặt cho các nhà sản xuất thê nhưng, một cách không mong đợi,  các đại lý đã trở thành những người hưởng lợi lớn nhất và các hãng sản xuất đã không được hưởng lợi một cách trực tiếp … Trong những tình huống như vậy, tôi không nghĩ là chính phủ sẽ tiếp tục công việc (mua kim loại) dự trữ nữa.”

Lưu ý rằng lý do căn bản có tính chiến lược đó là yểm trợ cho các nhà sản xuất, chứ không phải để đa dạng hóa các nguồn dự trữ ngoại tệ hay kiếm nhiều tiền bằng việc mua giá thấp và bán với giá cao.

Tuyên bố của ông Yu đã được coi như là tín hiệu chấm dứt việc mua trữ chính thức của chính quyền Trung Quốc đối với các loại kim loại có giá trị cao như nhôm, đồng và kẽm.

Theo phỏng đoán của riêng tôi việc này cũng trùng hợp với tình trạng cao điểm trong nhu cầu nhập khẩu ở Trung Quốc đối với những loại hàng hóa có khối lượng lớn như quặng sắt và than đá. Điều này có nghĩa rằng những món hàng xuất khẩu từ khai mỏ của Úc sang Trung Quốc chắc chắn sẽ suy giảm trong nửa cuối năm nay, mặc dù có những dấu hiệu từ sớm rằng Nhật Bản và Nam Triều Tiên sẽ phục hồi đúng lúc để bù đắp cho tình hình trì trệ (về việc bán khoáng sản của Úc)**.

Đối với Úc, lợi lộc lớn nhất của việc mua hàng dự trữ của chính phủ Trung Quốc là việc nầy đã xảy ra đúng vào lúc mà các công ty khai mỏ của Úc cần nó xảy ra nhất. Ông Xiao Yaqing đã góp phần không nhỏ trong việc kích thích sự phục hồi tiền bạc và việc nầy đã khích lệ tập đoàn Rio Tinto vượt thoát khỏi khoản đầu tư 19,5 tỉ đô la  cứu nguy mà ông Xiao đã  làm việc rất vất vả trước đó để  mua cho bằng được (18% cổ phần của) công ty Rio Tinto (nhưng Rio Tinto cuối cùng đã không chấp thuận việc mua bán nầy)*.

Hiệu đính: Trần Hoàng

* Chinalco là tập đoàn nhôm lớn nhất của Trung Quốc hiện đang thực hiện dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

**Phần trong ngoặc đơn, do TH thêm vào.

—————-

 

How Beijing kicked an own goal on aluminium

JOHN GARNAUT

July 6, 2009

If “China Inc” were a person it would probably be Xiao Yaqing, the former president of Chinalco who is also an alternate member of the Communist Party’s Central Committee.

Xiao twice mustered the resources of the Chinese state to buy into Rio Tinto and disrupt BHP Billiton’s empire-building ambitions. For his efforts he was rewarded with a plum job as deputy secretary-general to the State Council.

But China Inc is less coherent, less sinister and far less effective than often imagined. Here is the background story of how Xiao kicked a home goal by persuading his superiors to accumulate “strategic” metals reserves.

In November, after commodities prices had collapsed, Xiao requested and received an urgent meeting with the Premier, Wen Jiabao, sources close to Chinalco say. Xiao told Wen that the whole aluminium industry was in crisis. Chinalco and every other big aluminum company was losing money, and hundreds of thousands of jobs would be lost if the state did not step in and soak up excess production.

Wen briefed the State Council, China’s cabinet, and spoke in favour of a rescue plan. The State Council instructed the State Reserve Bureau to buy aluminium and other metals including copper, zinc, nickel, tin and titanium as part of a diversified metals industry rescue plan.

Steel was initially included in the list but later removed, as the metal takes up a lot of storage space and tends to rust.

Officials at the State Reserve Bureau and the institution in which it is housed, the National Development and Reform Commission, thought the Xiao Yaqing-Wen Jiabao policy was a mistake from the start. Nevertheless, the bureau duly bought 300,000 tonnes of aluminium in late December and another 290,000 tonnes in February.

Chalco, Chinalco’s listed subsidiary, was the most obvious beneficiary. It accounts for a quarter of Chinese production but received nearly half of the stockpile orders.

Provincial governments followed the Reserve Bureau’s lead, JP Morgan estimating they bought 880,000 tonnes of aluminium for stockpiling in the early months of this year. The corporate sector also became involved, competing to accumulate inventories as prices rose.

Together, they brought forward a large proportion of the country’s expected total production this year, which is predicted to be about 12.5 million tonnes.

Xiong Weiping, who replaced Xiao as president of Chinalco and Chalco in February, has publicly lamented that the period of loss-making prices did not last long enough to push high-cost producers out of business.

A metals expert, Michael Komesaroff, said China had 6 million tonnes of installed but idled capacity ready to fire up if and when prices revived. The Chinese aluminium market remains hugely overcrowded, and prices will in effect be cap ped for years to come, to the long-term detriment of Chinalco.

In addition to postponing a much-needed shake-out of the industry, the problem with the policy was that there was no guarantee companies like Chalco that were contracted to supply the State Reserve Bureau did so from their own factories. Instead they bought from cheaper suppliers overseas and clipped the ticket on the way through.

The bureau’s buying helped push the Shanghai aluminium price higher than the London price, inviting a flood of imports into China.

Komesaroff said: “For a few short months this year China flipped from being the world’s biggest aluminium exporter to the biggest importer, which held a floor under prices when they might otherwise have collapsed.”

Some of the benefit went to China’s aluminium producers. Chinalco and Chalco posted smaller losses than they would have otherwise. But it was a particularly expensive way to achieve that goal.

Mostly, it amounted to an effective transfer of wealth from Beijing to international producers of bauxite, alumina and aluminium, of which Rio Tinto is the world’s largest.

Ten days ago an enterprising journalist from the magazine Caijing gatecrashed a meeting between the National Development and Reform Commission and various bankers.

The official hosting the meeting was Yu Dongming, director of the commission’s Office of Metallurgy and Construction Materials, who works closely with the State Reserve Bureau and Chinese metals producers.

Yu candidly told the gathering: “The starting point for this policy was to ease the cash flow problem for manufacturers but, unexpectedly, agents became the biggest beneficiaries and manufacturers did not directly benefit … Under such circumstances I don’t think the state government will continue stockpiling.”

Note that the strategic rationale was to prop up producers, not to diversify foreign exchange reserves or make money by buying low and selling high.

Yu’s statement was taken to signal the end of China’s official stockpiling of high-value metals like aluminium, copper and zinc. My own guess is that it also coincides with the peak in Chinese import demand for bulk commodities like iron ore and coal. This means Australian mining exports to China are likely to dip over the second half of this year, although there are early signs that Japan and South Korea will recover just in time to take up the slack.

For Australia the great benefit of China’s official buying was that it took place exactly when Australian mining companies needed it most. Xiao Yaqing played no small part in sparking the resources revival that emboldened Rio Tinto to walk away from the $US19.5 billion investment lifeline that he had worked so hard to put in place.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Trung Quốc | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

Việt Nam đang rơi vào quĩ đạo của Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 06/07/2009

Việt Nam đang rơi vào quĩ đạo của Trung Quốc

The Straits Times (Singapore)
July 4, 2009 Saturday

Người dịch: Trần Hoàng

 

Thông thường các vị tướng không phải là những người yêu thích các cây cỏ thiên nhiên, nhưng vị anh hùng thời chiến Võ Nguyên Giáp đã gây xôn xao gần đây khi ông công khai phản đối nhà cầm quyền Hà Nội về việc chấp thuận kế hoạch khai thác tài nguyên bauxite ở Tây Nguyên.

Trong một đất nước nơi mà người dân thông thường bị tù vì việc chỉ trích chính sách của nhà nước, hành động bất ngờ của Đại tướng Giáp làm nổi bật lên cho thấy xã hội dân sự ở Việt Nam đang tiến triển ra sao. Được sự hỗ trợ bởi những người chỉ trích khác, tướng Giáp đã nói kế hoạch 15 tỉ đô la của Hà Nội để khai thác tài nguyên bauxite sẽ làm tổn hại môi trường Tây Nguyên, di dời chỗ ở của các nhóm dân tộc thiểu số, và đe dọa an ninh quốc gia.

Hành động bộc phát của Đại tướng Giáp – người mà trong những ngày còn phong độ đã từng đánh thắng quân đội Pháp và Mỹ – là đáng cân nhắc xem xét. Có một sự thù địch và ghét bỏ lẫn nhau giữa Việt Nam và Trung Quố c mà không có gì che đậy được. Ngoại trừ một khoảng thời gian hữu nghị vào những năm 1960, Trung Quốc đã từng đô hộ Việt Nam 1000 năm. Cả hai quốc gia đã đánh nhau một trận chiến ngắn ngủi vào năm 1979.

Tuy vậy, dù có mối nghi ngờ thâm căn cố đế về nước láng giềng phương bắc, chính phủ Việt Nam đã đồng ý từ lâu về một thỏa thuận ngầm bán bautxite cho Trung Quốc. Điều nầy đã nhấn mạnh một mối quan ngại thích đáng: Chiến lược lớn của Trung Quốc là sục sạo khắp thế giới để tìm các tài nguyên năng lượng và khoáng sản quan trọng mà không cần quan tâm tới các hậu quả liên quan.

Một bài báo trong tập san đối ngoại đã bàn luận rằng Trung Quốc đã và đang điều chỉnh cho chính sách đối ngoại của họ sao cho thích hợp với chiến lược phát triển bên trong nước tới một mức độ chưa từng có trước đây bằng cách khuyến khích các công ty quốc doanh do nhà nước làm chủ đi tìm kiếm các hợp đồng ở Phi Châu. Điều đáng lo ngại là Trung Quốc đang chạy đuổi theo các hợp đồng như thế — và cung cấp hối lộ tiền bạc, trợ giúp chính trị cho bất cứ ai ở quốc gia ấy ủng hộ việc làm của họ — trong lúc xem nhẹ, không chú ý gì tới các vấn đề  như vi phạm nhân quyền, buôn bán vũ khí và làm xuống cấp môi trường sống.

Chiến lược phát triển của Bắc Kinh với bất cứ giá nào vẫn có khả năng nổi lên như một sự có lợi cho cả hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc. Cả hai quốc gia vẫn có thể có được phúc lợi một cách thương mại từ mối liên doanh mỏ bauxite, nếu như Hà Nội trở nên nhạy bén hơn nữa tới những điều quan ngại đã được nêu lên bởi Tướng Giáp và những ngươi ủng hộ ông ta [1].  Gần đây, Hà Nội đã gần như đi theo hướng nầy, và đang nói rằng Hà Nội sẽ xem xét lại tác động môi trường của dự án nấy và sẽ trì hoãn việc khai thác trên diện rộng.

Tuy vậy, trong sự tính toán sau cùng nầy, hấp lực của nền của nền kinh tế Trung Quốc có thể đã chứng tỏ quá mạnh mẽ mà Hà Nội không thể nào chống lại được. Việt Nam hiện đang ở trong những tình trạng nguy nan của sự tuyệt vọng về kinh tế. Các khoản đầu tư trực tiếp của ngoại quốc (FDI) đã và đang giảm xuống, trong lúc Hà Nội đang bị thâm thủng thương mại với Trung Quốc. Trung Quốc là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Người ta chỉ cần nhìn vào lịch sử của Úc gần đây để tiên đoán tình thế đối diện với Trung Quốc của Việt Nam. Sau  khi bỏ túi những mối lợi to lớn từ việc bán các tài nguyên cho Trung Quốc, chính sách đối ngoại của Úc hiện nay đang nghiêng hẳn hướng về Trung Quốc và xa lìa khỏi nước Mỹ, một đồng minh truyền thống của họ. Điều tương tự như thế đang áp dụng cho Việt Nam; có sự phản đối của người trong nước hay không, thì thỏa thuận ngầm bán bauxite nầy chẳng bao lâu nữa sẽ đẩy Việt Nam gần hơn vào quỹ đạo của Trung Quốc.

 

Lời Bình của Trần Hoàng:

[1] Ở đoạn văn nầy, ta thấy tác giả bài báo rất nhầm lẫn, tác giả viết rằng: “Cả hai quốc gia vẫn có thể có được phúc lợi một cách thương mại từ mối liên doanh mỏ bauxite, nếu như Hà Nội trở nên nhạy bén hơn nữa tới những điều quan ngại đã được nêu lên bởi Tướng Giáp và những ngươi ủng hộ ông ta…”

Tác giả không hiểu rằng: đại tướng VNG và những người phản đối kế hoạch bauxite hoàn toàn không muốn Trung Quốc (hay bất cứ nước nào) khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Tướng Giáp và nhóm phản đối khai thác bauxite đưa ra 4, 5 điểm chính để hổ trợ cho quan điểm của họ.

_Trước hết, họ phản đối không muốn cho TQ khai thác bauxite ở Tây Nguyên vì mặt an ninh quốc phòng.

_Kế đến là việc khai thác bauxite ảnh hưởng lớn đến vấn đề môi trường và gây thiệt hại trên mức độ quá lớn và quá lâu dài cho sinh thái, ô nhiễm nguồn nước tiêu dùng, ảnh hưởng sức khỏe người dân, không có chỗ chứa các loại bùn quá độc hại, …

_Thứ ba là về mặt kinh tế, việc khai thác là không có lợi vì VN phải đầu tư vốn vào quá lớn. Thí dụ VN không có đập thủy điện đủ cung ứng cho khai thác, rồi mặt tốn tiền nhiều nhất là VN cần phải xây 270 Km đường xe lửa để chuyển vận bột nhôm ra hải cảng tốn ít lắm là 5-7 tỉ đô la, rồi phải đầu tư xây hải cảng cho TQ chở nhôm về nước của họ tốn ít nhất là 2 tỉ Mỹ kim. (tổng giám đốc tập đoàn Than và Khoán Sản VN cũng cho rằng việc lời lỗ chỉ là 50/50). Chưa kể  giá bột oxit nhôm là do TQ quyết định và hiện nay các hãng TQ đang bán lỗ vì không ai mua bột nhôm do kinh tế xuống.

_Thứ Tư là yếu tố văn hóa xã hội. Việc di dời người dân tộc ra khỏi mảnh đất của họ là không thể chấp nhận được.

Tóm lại, ở đoạn văn nầy, tác giả không am hiểu về sự nguy hại của khai thác bauxite đối với người VN trong các mặt : an ninh, môi trường, kinh tế, văn hóa xã hội, và sức khỏe.

http://www.lantabrand.com/cat1news1282.html

———————–

 

The Straits Times (Singapore)
July 4, 2009 Saturday

Vietnam: Heading into China’s orbit

Editorial

Generals are not natural tree-huggers, but Vietnamese war hero Vo Nguyen Giap caused a stir recently when he publicly opposed Hanoi’s approval of a Chinese plan to exploit bauxite reserves in his country’s Central Highlands. In a state where people are routinely jailed for criticising government policy, General Giap’s outburst highlights how Vietnam’s civil society is evolving. Supported by other critics, he said Hanoi’s US $15 billion (S $22 billion) plan to tap the country’s bauxite reserves would damage the environment, displace minority populations and threaten national security.

The outburst by Gen Giap – who in his heyday defeated the French and American armies – is significant. There is no love lost between Vietnam and China. Save for a period of amity in the 1960s, China dominated Vietnam for 1,000 years. The two countries fought a brief war in 1979.

Despite its ingrained suspicion of its northern neighbour, however, Vietnam had approved the bauxite deal. This underscores a pertinent concern: China’s grand strategy of scouring the world to find vital energy and mineral resources, never mind the consequences.

A Foreign Affairs article argues that China has adapted its foreign policy to its domestic development strategy to an unprecedented level by encouraging state-controlled companies to seek out contracts in Africa. The worry is that China has pursued such contracts – and political patronage – while giving scant regard to issues such as human rights abuses, arms proliferation and environmental degradation.

Still, Beijing’s growth-at-all-costs strategy could emerge as a win-win for both Vietnam and China. Both countries can still benefit commercially from the bauxite venture, if Hanoi becomes more sensitive to the concerns raised by Gen Giap and his supporters. Recently, Hanoi appeared to be moving in this direction, saying it would review the project’s environmental impact and delay its full implementation.

In the final calculation, however, the magnetic pull of China’s economy might prove too compelling for Hanoi. Vietnam is in dire economic straits. Foreign direct investment has plunged, while Hanoi runs a trade deficit with China – its biggest trading partner. One only needs to look at Australia’s recent history to predict Vietnam’s position vis-a-vis China. After reaping massive benefits from selling resources to China, Canberra’s foreign policy is now tilting more towards China and away from its traditional ally, the United States. The same applies to Vietnam as well; domestic opposition or no, the bauxite deal could soon push it closer to China’s orbit.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Kinh tế Việt Nam, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | Leave a Comment »

Tướng Giáp buộc chính quyền phải lắng nghe

Posted by adminbasam trên 29/06/2009

The New York Times

Người anh hùng thời chiến của Việt Nam đang buộc chính quyền lắng nghe ý kiến

SETH MYDANS

Ngày 28-6-2009

 

Hà Nội, Việt Nam – Vị anh hùng vĩ đại thời chiến tranh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã đứng lên để bảo vệ quốc gia của ông một lần nữa, lần này là chống lại điều mà ông gọi là một sai lầm lớn nhất của chính phủ — một mỏ khổng lồ được điều hành bởi một công ty Trung Quốc.

Hiện nay vị chỉ huy, 97 tuổi, từng lãnh đạo quốc gia chiến thắng Pháp và Mỹ, đã nổi lên như là một người có tiếng nói mạnh mẽ nhất trong cuộc phản đối rộng rải được nhiều người biết đến.  Việc phản đối này đang thách thức lối làm việc bí mật của các nhà lãnh đạo cộng sản của nước này.

Trong một bước đi bất thường, chính quyền VN đã và đang ghi nhận những lời chỉ trích trong các tuần lễ gần đây và dường như đang đưa ra thái độ đáp ứng, chính quyến cho biết họ sẽ xem xét lại các tác động môi trường và sẽ hoãn lại việc thực hiện dự án.

Dự án này, đã được Bộ Chính Trị của đảng cộng sản quyết định chấp thuận vào cuối năm 2007, kêu gọi đầu tư 15 tỉ đô la từ đây cho đến năm 2025 để khai thác mỏ bauxite – loại khoáng chính làm ra nhôm – mà theo một số đánh giá là khu mỏ có trữ lượng lớn đứng hàng thứ 3 thế giới.

Tập đoàn Chinalco của nhà nước Trung Quốc đã thu xếp cho công nhân của họ và máy móc làm việc tại vùng Tây Nguyên theo hợp đồng với hãng Vinacomin (Tập đoàn Than và Khoáng Sản Việt Nam). Tập đoàn khai mỏ này đang có mục tiêu sản suất 6,6 triệu tấn nhôm trước năm 2015.

Tướng Giáp và những người phản đối khác cho rằng dự án sẽ gây tác hại lên môi trường, phải di dời các tộc người thiểu số và đe doạ an ninh quốc gia với sự hiện diện của một làn sóng công nhân Trung Quốc và  việc sử dụng một món đầu tư rất nhỏ ban đầu để thâu tóm một mối lợi  kinh tế lớn hơn gấp nhiều lần của Trung Quốc.

Cuộc tranh cãi kéo theo một số vấn đề của Việt Nam ngày nay – trong đó có cuộc ganh đua với Trung Quốc trong mô hình phát triển công nghiệp gây tàn phá môi trường, một mối quan hệ liên quan giữa hệ thống nhà nước khép kín và các công dân của mình, và một mối ngờ vực theo linh cảm trong số nhiều người Việt Nam về người láng giềng khổng lồ của họ ở phương bắc.

Trong khi những phác thảo về dự án này đã nổi lên, sự liên minh lỏng lẻo giữa các nhà khoa học, giới trí thức, những nhà hoạt động môi trường, cựu binh chiến tranh và các vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo không được công nhận và các nhóm Thiên chúa giáo đã cùng nhau thách thức những gì mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gọi là “một chính sách lớn của đảng và nhà nước.” Những tiếng nói của họ đã vang lên mạnh mẽ trong môi trường có khả năng khuyếch tán của các blog chính trị, một tiếng nói mới trong diễn đàn công cộng ở đây.

“Có sự trao đổi qua lại giữa các bên và  các đề nghị cùng nhau hành động trong một vài vấn đề,” theo nhận định của ông Carlyle A. Thayer, một chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc ở Canbera. “Có nhiều nhóm đã từng thúc đẩy về các chủ đề chính trị và không có kết quả gì thì giờ đây đang quay ra ủng hộ vấn đề bauxite vốn không mang tính chính trị.”

Trừ luận điểm môi trường và kinh tế học, chủ đề từng được loan tải trên khắp các blog và dư luận quần chúng trên đường phố là một mối lo ngại đã ăn sâu bén rễ về Trung Quốc. Việt Nam là một chư hầu của Trung Quốc trong 1.000 năm và đã bị nước này xâm lược năm 1979, và hai nước đã và đang tiếp tục cuộc tranh đấu giành chủ quyền  trên Biển Đông [Biển Nam Trung Hoa].

Trong một bản kiến nghị gửi tới Quốc Hội vào tháng 4 năm nay, 135 nhà khoa học và trí thức đã phản đối kế hoạch này, họ nói rằng, “Trung Quốc có tiếng tăm rất xấu trên thế giới như một quốc gia đang gây ra nhiều ô nhiễm môi trường và các vấn nạn to lớn nhất.”

Phản ảnh quan điểm của các nhà bảo thủ đang nắm quyền, tổng giám đốc của tập đoàn Vinacomin do nhà nước làm chủ, ông Đoàn văn Kiển, đã bác bỏ ý kiến của các nhà chỉ trích trong một cuộc phỏng vấn, ông nói rằng những người chỉ trích có “các ý kiến khác biệt bởi vì họ không có đầy đủ thông tin.”

Lời phê bình của ông Kiển rõ ràng có ý nghĩa như một lời chỉ trích những người phản đối kế hoạch bauxite, chứ không phải là chỉ trích chính quyền đã giữ kín các thông tin không cho công chúng biết.

Ông Kiển đã nhấn mạnh rằng sự tổn hại môi trường đã được cứu xét đến, rằng dân chúng địa phương sẽ được chăm sóc một cách thích hợp, và rằng Trung Quốc sẽ không chiếm lấy Tây Nguyên. Ông Kiển nói thêm: Việc xây dựng sẽ hoàn tất trong vòng 2 năm và chỉ có một số nhỏ người Trung Quốc sẽ ở lại để điều hành các hoạt động.

Với những sức ép đang diễn ra, chính quyền đã tự mở cửa đón nhận các ý kiến chỉ trích vào tháng 4-2009, bằng việc tổ chức một cuộc hội thảo mà các nhà khoa học và các nhà kinh tế đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ về điều mà một trong những người trong họ đã nói là có thể trở thành “một thảm họa nghiêm trọng”. Trả lời tại cuộc hội thảo này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã trấn an những người chỉ trích rằng chính quyền VN sẽ không khai thác các mỏ bauxite này mà không xem xét tới các tác động lớn hơn và chính quyền sẽ điều chỉnh lại các dự án trong một nỗ lực để bảo vệ môi trường Tây Nguyên.

Hiện nay, chính quyền Việt Nam nói rằng họ sẽ bắt đầu bằng cách khai thác 2 trong số 4 mỏ như kế hoạch, và chính quyền đang đồng ý có một cuộc thảo luận ở Quốc Hội.

“Tôi nghĩ rằng Bộ Chính Trị đang lắng nghe các ý kiến liên quan tới việc xem xét lại dự án bauxite,” ông Nguyễn Trung, cựu đại sứ của VN tại Thái Lan, cho biết. “Chính quyền VN nên tìm một phương pháp khác để khai thác vùng Tây Nguyên. Kế hoạch ấy nên là phát triển bảo vệ môi trường.”

Mức độ của sự uyển chuyển của chính quyền thì không rõ ràng bởi vì các chi tiết về kế hoạch lúc đầu không đưa ra công khai cho dân chúng biết. Nhưng tối thiểu, chính quyền đã và đang thừa nhận rằng ý kiến của dân chúng không thể nào bị coi thường.

“Chính quyền đã và đang rút lui,” ông Thayer cho biết. “Họ đã hiểu ra và chấp thuận các ý kiến của người dân và sẽ thay đổi phương cách để hành xử trong tương lai và họ phải đáp ứng các áp lực của dân chúng. Đối với tôi, điều này mang theo một hy vọng rằng khi cả một hệ thống gồm nhiều thành phần của dân chúng Việt Nam tham gia, chính quyền có thể đã phải xem xét lại các loại liên minh này một cách nghiêm cẩn hơn”

Nhưng, ông Thayer cho biết, “Việt Nam vẫn chưa đạt đến giai đoạn mà ở đó các nhóm độc lập và mọi người trong xã hội có khả năng xem xét một quyết định nào đó của chính quyền và đảo ngược lại quyết định ấy.”

Chính quyền VN có thể đã bác bỏ các ý kiến chỉ trích nếu như Tướng Giáp không lên tiếng, lần đầu tiên vào tháng Giêng và hai lần tiếp sau đó. Tướng Giáp nói rằng dự án bauxite “ sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng tới môi trường, xã hội và quốc phòng.”

Nhà vận động viên lớn tuổi này đã dường như  tập hợp lại ý kiến của công luận  (ý kiến đó ngược lại với ý kiến ban lãnh đạo của nước), ông kêu gọi các nhà khoa học, các giám đốc và các nhà hoạt động xã hội “đề nghị đảng và nhà nước có một chính sách đúng đắn ở Tây Nguyên”

Tướng Giáp là người bạn thân thiết của cố chủ tịch Hồ Chí Minh. Các nhà lãnh đạo hiện nay kéo dài sự cầm quyền của họ là do từ mối liên hệ của họ với thế hệ tướng Giáp, và vì thế họ đã đáp lại các lá thư của tướng Giáp với sự tôn trọng một cách công khai.

Khi được hỏi cảm tưởng ra sao khi nhận ra ông đang ở phía đối lập với vị tướng vĩ đại này, ông Kiển, tổng giám đốc của Vinacomin, bật ra một chút thái độ bất kiên nhẫn mà các nhà lãnh đạo có lẽ hiện đang nghĩ.

“Tôi không dám phê bình,” ông Kiển nói. “Tướng Giáp là một vị anh hùng của đất nước. Nhưng tôi phải nói với bạn rằng, ông tướng hiện nay gần 100 tuổi rồi. Chúng tôi phải tôn trọng ông  ấy, nhưng hiện giờ chúng tôi đang ở dưới sự lãnh đạo của chính quyền hiện nay và của Đảng Cộng Sản”.

người dịch: Trần Hoàng

—————–

 

The New York Times

War Hero in Vietnam Forces Government to Listen

By SETH MYDANS

Published: June 28, 2009

HANOI, VIETNAM — Vietnam’s great war hero, Gen. Vo Nguyen Giap, has stood up to defend his country once again, this time against what he says would be a huge mistake by the government — a vast mining operation run by a Chinese company.

Now 97, the commander who led his country to victory over both France and the United States has emerged as the most prominent voice in a broad popular protest that is challenging the secretive workings of the country’s Communist leaders.

In an unusual step, the government has taken note of the criticisms in recent weeks and appears to be making at least gestures of response, saying it will review the project’s environmental impact and slow its full implementation.

The project, approved by the Communist Party’s decision-making Politburo in late 2007, calls for an investment of $15 billion by 2025 to exploit reserves of bauxite — the key mineral in making aluminum — that by some estimates are the third largest in the world.

The state-owned Chinese mining group Chinalco has already put workers and equipment to work in the remote Central Highlands under contract to Vinacomin, the Vietnamese mining consortium that is aiming for up to 6.6 million tons of aluminum production by 2015.

General Giap and other opponents say the project will be ruinous to the environment, displace ethnic minority populations and threaten national security with an influx of Chinese workers and economic leverage.

The controversy draws together several issues in today’s Vietnam — its emulation of China’s environmentally destructive model of industrial development, a tentatively evolving relationship between the closed government system and its citizens, and a visceral distrust among many Vietnamese of their big neighbor to the north.

As the outlines of the project have emerged, a loose coalition of scientists, academics, environmentalists, war veterans and the leaders of unofficial Buddhist and Catholic groups have come together to challenge what Prime Minister Nguyen Tan Dung has called “a major policy of the party and the state.” Their voices have been amplified in the echo chamber of political blogs, a new voice in public discourse here.

“There’s cross-fertilization and cross-cutting occurring on some of these issues,” said Carlyle A. Thayer, a specialist on Vietnam at the Australian Defense Force Academy in Canberra. “Groups that pushed a political agenda and got nowhere are now lending support for these things that are not political issues.”

Apart from environmentalism and economics, the theme that runs through the blogs and public opinion on the street is a deep-rooted fear of China. Vietnam was a tributary state of China for 1,000 years and was invaded by China in 1979, and the two countries continue to joust for sovereignty in the South China Sea.

In a petition to the National Assembly in April, 135 scholars and intellectuals opposed the plan, saying, “China has been notorious in the modern world as a country causing the greatest pollution and other problems.”

Reflecting the old school of those in power, the chairman of state-owned Vinacomin, Doan Van Kien, dismissed critics in an interview, saying they have “different opinions because they don’t have enough information.”

The comment clearly was meant as a criticism of the project’s opponents, not of the government that has withheld information from the public.

Mr. Kien insisted that any environmental damage would be contained, that the local population would be adequately cared for and that the Chinese would not be taking over the Central Highlands. Construction will end in two years, he said, and only a small number of Chinese workers will remain to run the operations.

With the pressure on, the government opened itself to its critics in April, convening a seminar at which scientists and economists voiced strong opposition to what one of them said could become a “major disaster.” Responding at the seminar, Deputy Prime Minister Hoang Trung Hai assured critics that the government would not consider developing the mines without regard to the larger impact and would readjust the projects in an effort to protect the environment.

The government now says it will begin with only two of the four planned mining operations, and it is allowing a debate in the National Assembly.

“I think the Politburo is listening to ideas regarding a review of the bauxite project,” said Nguyen Trung, a former ambassador to Thailand. “The government should find another method of developing the Central Highlands. It should be green development.”

The degree of official flexibility is not clear because details of the original plan have not been made public. But at a minimum, the government has conceded that public sentiment could not be ignored.

“They’ve had to retreat,” said Mr. Thayer. “The government has taken on board and had to react to these pressures. To me, this carries a hope that as the Vietnamese system evolves, it may have to take these kinds of coalitions more seriously.”

But, he said, “Vietnam has not yet reached the stage where independent groups and society can take a government decision and overturn it.”

The government might well have brushed off its critics if General Giap had not spoken up, first in January and twice afterward, saying the project “will cause serious consequences to the environment, society and national defense.”

The old campaigner now appeared to be rallying public opinion against the country’s leadership, calling on scientists, managers and social activists to “suggest to the party and the state to have a sound policy on the bauxite projects in the Central Highlands.”

General Giap is the last living comrade of the country’s founding father, Ho Chi Minh. Current leaders draw their legitimacy from their link to his generation, and they have responded to his statements with careful public deference.

Asked how it felt to find himself on the opposite side from the great general, Mr. Kien, the Vinacomin chairman, let slip a little of the impatience these leaders must be feeling.

“I don’t dare to comment,” he said. “General Giap is a national hero. But I have to tell you, the general is nearly 100 years old. We have to respect him, but now we are under the leadership of the present government and Communist Party.”

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Báo chí, Bô-xít Tây Nguyên, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | Leave a Comment »

TQ đang học từ sự thất bại của Chinalco

Posted by adminbasam trên 18/06/2009

The Age

Trung Quốc sẽ học được những bài học từ sự thất bại của Chinalco

Shujie Yao

Ngày 18-6-2009

 

Thất bại qua thỏa thuận Chinalco-Rio gây tổn thương sâu sắc cho Trung Quốc

Việc mua hãng khai khoáng OZ Minerals của tập đoàn China Minmetals Corp vào tuần trước chỉ là một chiến thắng nho nhỏ cho Trung Quốc sau nỗi thất vọng từ việc hãng Rio Tinto chối từ Chinalco. Với 1,38 tỉ đô la, thoả thuận OZ Minerals là một miếng nhỏ của khoảng 19,5 tỉ đô là mà Chinalco đã đặt lên bàn thương lượng với Rio Tinto trước kia.

Thế nhưng ý nghĩa của việc mua OZ Minarals không nên được đánh giá thấp. Đó là một sự kích thích mang tính tâm lý quan trọng cho những tham vọng muốn đạt được của Trung Quốc tiếp theo sau cú sụp đổ với Rio Tinto và nó bộc lộ nhiều điều về trạng thái tâm lý muốn củng cố những chính sách bành trướng của nước này trên lãnh thổ Úc và xa hơn nữa.

Tập đoàn Minmetals nhanh chóng học hỏi những bài học từ Chinalco, nên đã tăng thêm giá bỏ thầu của mình cho OZ Minerals là 15% vào thời điểm trước khi có cuộc bỏ phiếu của các cổ đông chủ yếu. Một yếu tố của sự tuyệt vọng nằm phía sau động thái này. Minmetals muốn hoàn toàn chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ không bị mất mặt tới hai lần trong vòng một tháng.

Đó là thứ làm gợi nhớ rằng các tập đoàn khổng lồ do nhà nước Trung Quốc sở hữu không phải là những thực thể thương mại độc lập;  các tập đoàn đó đại diện cho quốc gia và dân chúng của mình. Nếu như Minmetals phải chịu số phận giống với Chinalco, thì nó sẽ nhận được những lời chỉ trích nặng nền trong giới kinh doanh Trung Quốc và giới chính trị và thậm chí cả từ người Trung Quốc bình thường.

Những đường lối hành động của các doanh nghiệp nhà nước bị ràng buộc vào hai mục tiêu phát triển mấu chốt của quốc gia: bảo đảm có được một nguồn cung cấp tài nguyên năng lượng lâu dài, ổn định và chi phí thấp và nâng cao tình trạng quốc tế của Trung Quốc.

Trung Quốc đã và đang đặt ra các tầm nhìn trong việc phát triển những vị trí quán quân quốc gia của riêng mình với các tập đoàn xuyên quốc gia có năng lực cạnh tranh trên bình diện quốc tế. Hơn chục năm trước, phó thủ tướng Trung Quốc Ngô Bang Quốc đã phác thảo những mục tiêu phải đạt được ở hải ngoại, nhấn mạnh tới sự cần thiết đối với Trung Quốc để phát triển miếng đánh trả của riêng mình trước các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ. “Những cuộc đối đầu về kinh tế quốc tế cho thấy rằng nếu như một quốc gia mà có vài công ty hoặc các nhóm công ty lớn, thì nó sẽ được đảm bảo trong việc duy trì một số cổ phần nào đó của thị trường và một vị trí trong trật tự kinh tế quốc tế,” ông Ngô nhận định vào thời điểm đó.

Đây là những chiến lược đượt đặt ra để điều khiển các mối quan hệ mậu dịch giữa Trung Quốc và Úc. Tình trạng căng thẳng có thể nằm bên dưới các cuộc điều đình trong thời gian ngắn khi các công ty của Úc phải làm việc nhiều rất nhiều để giành lại được sự tin cậy của Trung Quốc. Nhưng trong khi Trung Quốc đã bị tổn thương nặng nề bởi vụ việc Chinalco-Rio Tinto, thì việc ấy sẽ không phải là một vết sẹo vĩnh viễn.

Trung Quốc đang nhận ra rằng họ không thể sống mà thiếu Úc. Thương mại song phương đang gia tăng lên 30% một năm. Các thị trường khác cho những nguồn tài nguyên thiên nhiên như quặng sắt vẫn còn đó, song nếu rút Úc ra khỏi việc giữ mối cân bằng này thì Trung Quốc sẽ phải vật lộn để đảm bảo một nguồn cung cấp thỏa đáng nào đó (ở một nước khác) cho những nhu cầu của mình.

Tương tự, Chính phủ Úc không thể nhìn đời sống mà không có Trung Quốc. Chính phủ đã và đang cố gắng một cách tuyệt vọng để tránh việc thoả thuận mua bán bị thất bại của hãng RioTinto chuyển sang một sự đối đầu về chính trị, phản ánh sự tín nhiệm ngày càng tăng của nước này đối với thương mại của Trung Quốc. Trung Quốc là bạn hàng lớn thứ ba và là đích đến lớn hàng thứ hai cho xuất khẩu của Úc.

Có sự khác biệt khi việc bỏ thầu của tập đoàn China National Oil Corp cho công ty dầu lửa Unocal đóng tại California năm 2005 bị ngăn chặn. Như là một siêu cường, Hoa Kỳ có khả năng thu hút, chịu đựng được một hậu quả địa chấn với Trung Quốc; người ta nghi ngờ rằng, nước Úc không có khả năng đó.

Vì thế, với việc đầu tư của Trung Quốc vào Úc được bảo đảm chắc chắn, câu hỏi dành cho các công ty Trung Quốc là làm cách nào nới rộng ảnh hưởng của họ và cùng lúc đó tránh được mức độ phản đối mà những lời chào hàng mua bán của Chinalco hướng tới Rio Tinto đã từng tạo nên.

Chinalco đã đánh giá thấp mức độ nhạy cảm trong ván bài của nó ở Rio Tinto và mức độ mãnh liệt về cảm xúc tại Úc đối với nhà khai mỏ này. Chinalco bị coi là đang bay lượn long vòng quanh cái xác chết của Rio Tinto, đang sống trôi nổi dật dờ bằng kiểu trợ giúp tài chính chỉ có thể có ở Trung Quốc, nơi mà các nhà băng và các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ và được coi như là những cánh tay (nối dài) của nhà nước.

Bất chấp việc Chinalco đang ghi lại một sự thất bại trong cú đầu tư đầu tiên của mình vào hãng Rio, bốn nhà băng lớn nhất của nhà nước đã xếp hàng để cấp tiền bạc cho cú đầu tư thứ hai đã được lên kế hoạch. Họ đã tính mức lãi suất gần bằng con số không và không đặt ra thời gian cho Chinalco phải trả những khoản nợ này.

Trong lúc hỏa lực tài chính mạnh mẽ đặt các công ty của Trung Quốc vào một vị thế cao, họ cần phải cảnh giác với những mối nguy hiểm đang chận đứng các cuộc thu đọa quyền sở hữu các công ty lớn tại hải ngoại. Họ phải tìm ra một sự cân bằng giữa tham vọng chi tiêu vào lúc này – những cơ hội đã bày ra bởi cơn khủng hoảng tài chính chỉ tới có một lần trong đời – và nhu cầu không ồn ào nổi bật cho một lối tiếp cận đầu tư được tính toán trước, chắc có lẽ là  nên thông qua những liên doanh ít thu hút cơn giận dữ của truyền thông hơn.

Những bản tổng kết thu chi hay thanh khoản của các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc tốt đẹp và mạnh mẻ hơn bất cứ lúc nào khi so sánh với các công ty xuyên quốc gia mà họ hy vọng thâu tóm lấy. Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng trong lúc các nền kinh tế thị trường của các nước phát triển đang co rút lại. Nhưng nếu như Trung Quốc tiếp tục phô trương sự giàu có của mình quá công khai như vậy, họ có nguy cơ phải chịu rủi ro gây rối loạn cho thế giới.

Trung Quốc phải nhận ra mối nghi ngờ sâu xa của các quốc gia, nơi mà Trung Quốc đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình. Mối nghi ngờ đó xuất phát từ tốc độ phát triển của Trung Quốc và những cố gắng không thành của nhiều nước phát triển trong việc nhận ra rằng Trung Quốc là một nhà nước Cộng sản đã cải cách nhiều lắm rồi. Các nhà phê bình miễn cưỡng thừa nhận rằng, trong phạm vi các mối quan hệ quốc tế, Trung Quốc đang tìm kiếm sự hài hòa mà không muốn đối đầu.

Nhiều người tin rằng việc mua bán giữa hai hãng Chinalco-Rio sẽ cho phép Trung Quốc thao túng giá quặng sắt. Điều đó không phải là mối quan ngại chính yếu của Chinalco. Động cơ thúc đẩy thực sự của hãng này là an ninh quốc gia. An ninh quốc gia TQ phụ thuộc vào một nguồn cung cấp quặng sắt bảo đảm, thay vì là các loại khoáng sản với những giá cả thấp nhất.[1]

Các công ty của Trung Quốc cũng cần phải khôn ngoan hơn trước những khác biệt văn hóa và nên học hỏi từ những kinh nghiệm ở hải ngoại. Chinalco đã phạm phải sai lầm trong việc áp dụng văn hóa Trung Hoa truyền thống vào cuộc mua bán nắm quyền sỡ hữu không một chút thương hại theo kiểu phương Tây. Công ty Chinalco đã mong đợi một mức độ tôn trọng cho những gì mà họ coi như là một lời mời chào giá cả hào phóng. Thế nhưng họ đã thất bại trong việc nhận ra rằng các doanh nhân phương Tây đang hòa điệu và chơi một trận đấu rất căng thẳng để có được thỏa thuận tốt nhất.

Trung Quốc sẽ theo dõi hệ quả của việc liên doanh Rio Tinto-BHP Billion với mối quan tâm lớn khi mà họ có thể có một ảnh hưởng lớn lên cách tiếp cận của mình đối với việc đầu tư nhiều hơn tại Úc.

Nếu như các mối quan hệ giữa Rio Tinto và BHP trở nên chua chát, dân chúng sẽ suy xét xem liệu Chinalco có phải là một chọn lựa tốt hơn không, gia tăng sức mạnh cho các công ty Trung Quốc trong các việc mua bán thỏa thuận sau này.

Nếu như việc mua bán thỏa thuận giữa Minmetals-OZ Minerals là tích cực cho cả hai bên, thì điều đó cũng sẽ là một cú làm gia tăng sức mạnh to lớn cho các công ty Trung Quốc đang tìm cách đầu tư vào Úc. Nó sẽ làm giảm bớt những mối lo sợ và những ngộ nhận về Trung Quốc đang liên  tục phô diễn ra trên các phương tiện truyền thông và các sân khấu chính trị. [2]

Trong khi đó, sự sáng suốt trong lựa chọn của rio Tinto có thể bị nghi vấn. Mặc dù những lợi thế thương mại tức thời cho các cổ đông không phải là người Trung Quốc ở Rio Tinto là hiển nhiên, song Chinalco đã mời chào (giá cả) một số phúc lợi lâu dài. Rio Tinto có thể xây dựng một mối quan hệ lâu bền với khách hàng lớn nhất (ý nói là Trung Quốc) cho các sản phẩm của mình thay vì phải cậy nhờ vào địch thủ gần nhất của nó. [3]

Họ đã biết rằng Chinalco đã được đảm bảo để tránh khỏi những rắc rối về tài chính của riêng bản than của công ty, dựa vào sự hỗ trợ tiền bạc của nhà nước TQ.

Liên doanh Rio Tinto và BHP vẫn sẽ không chắc được thông qua và điều này sẽ là một cú đấm khủng khiếp đối với Rio Tinto [4]. Tại Trung Quốc, một câu cách ngôn phổ biến đang được truyền tụng. Rio Tinto có thể “đã nhặt được một hạt mè song đã để mất đi một quả dưa hấu.” [4]

Shujie Yao là giáo sư kinh tế và là hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại thuộc Đại học Nottingham.

Hiệu đính: Trần Hoàng

—–

Lời bình của Trần Hoàng

chú thích [1][2][3][4]

Bạn đọc chắc đã nhìn thấy tên của tác giả và nhận ra quan điểm của ông ta: Đây là một bài phản biện của một giáo sư TQ ở Anh gần như đứng trên lập trường của TQ để cắt nghĩa về các nguyên nhân thất bại và bào chữa cho sự thất bại về việc mua bán với công ty Rio Tinto của Úc. Trong bài nầy, ta thấy các sự kiện có thật chen lẫn với nhiều sự thuyết phục (khá gian trá) của tác giả về việc khuyến khích các công ty nước ngoài ở Úc (và các nước khác) hãy an tâm với các cuộc mua bán với các công ty TQ. Tác giả vờ tránh và bỏ qua tâm lý mua bán của người TQ là: ép giá mua xuống thật thấp khi hàng hóa và sản phẩm có nhiều, và tăng giá bán khi thị trường thiếu hụt. Ai là người VN đều biết rõ người Trung Quốc thi hành các biện pháp nầykhi họ thu mua ở VN đem về TQ hoặc thu mua các sản phẩm nông nghiệp (gạo, đậu, cà phê,) sản phẩm cá, hải sản…để cung cấp cho các mối nhỏ hoặc xuất khẩu.

Tác giả nêu lên các mặt lợi thế nếu làm ăn với Trung Quốc như sau:

_Tác giả cho rằng nếu các công ty nước ngoài liên doanh, hùn vốn với các công ty và tập đoàn lớn của TQ thì họ sẽ có lợi hơn là hùn vốn với các công ty tư bản khác. Lý do là vì các công ty của TQ được nhà nước TQ giúp vốn, nên không sợ thua lỗ, thiếu tiền bạc…Đừng quên rằng thực tế cho thấy nếu liên doanh giữa 1 công ty TQ và 1 công ty của một nước nào đó gặp thua lỗ (do nguyên nhân khách quan hay do chính công ty TQ phá cho sập), thì ngay lập tức, công ty Trung Quốc có chân trong phần hùn ấy sẽ đề nghị mua hết cả hãng để nằm quyền kiểm soát toàn hãng. Chuyện nầy xẩy ra hầu như ở tất cả các nước mà kết quả cuối cùng là công ty TQ thu đoạt nắm hết quyền sở hữu.

_Tác giả cũng cho rằng việc thất bại của Chinalco mua 18% cổ phần của Rio Tinto vì “Nhiều người tin rằng việc mua bán giữa hai hãng Chinalco-Rio sẽ cho phép Trung Quốc thao túng giá quặng sắt. Điều đó không phải là mối quan ngại chính yếu của Chinalco. Động cơ thúc đẩy thực sự của hãng này là an ninh quốc gia. An ninh quốc gia TQ phụ thuộc vào một nguồn cung cấp quặng sắt bảo đảm, thay vì là các loại khoáng sản với những giá cả thấp nhất”. Thực tế diễn ra ở Việt Nam suốt hơn 20 mấy năm qua (kể từ ngày tái quan hệ với TQ năm 1992) là hoàn toàn khác.

Thí dụ: việc mua bán trái vải của các thương gia Trung Quốc (suốt mầy chục năm qua) ở các tỉnh miền Bắc phản ảnh rõ nhất về chế độ đồng lòng ép hạ giá của họ. Hiện nay, báo chí VN đang loan tin: Giá vải tuần trước 16.000/ 1 kg, tuần nầy chỉ còn 8000 đồng/ 1 kg. Thương lái Trung Quốc mua 60% trái vải nên họ quyết định giá cả và ép giá tới mức người nông dân VN không bán thì phải bỏ cho thúi.

Giá 1 kg vải trong nước là 25 xu/ 1 kg, trong khi giá trái vải nửa kg ở nước ngoài là 3-4 đô Mỹ. Hay 1 kg là 8 đô la mà là đồ đông lạnh. Còn nếu mua ở Canada thì được vải tươi từ VN chở qua, Và nếu vải lon (đóng thành đồ hộp) giá 1 lon là 2 đô la, bên trong có chừng 20 trái vải.

Nông dân VN trồng hơn 44 000 hec ta (mẫu) trồng trái vải ở miền Bắc năm nào vào tháng 6  cũng rên siết vì giá trái vải do thương lái TQ hạ giá mua xuống 50% giá tuần trước, giá hạ xuống dưới mức giá vốn. Nếu họ không bán cho thương gia TQ, thì vải bị thúi. Các tỉnh miền Nam cũng không thể mua được vải nầy với số lượng lớn để tiêu thụ mới là ngộ… Nhà nước ta, ủy ban nhân dân tỉnh, đều biết rõ chuyện nầy, nhưng  không hề đưa ra một  chính sách nào, một nghị định nào giúp đỡ nông dân VN, và cũng không đưa ra một biện pháp nào trong suốt gần 18 năm qua để đáp ứng tới độc quyền của thương lái TQ ra giá mua các sản phẩm nông nghiệp của VN ở NGAY trong vùng đất VN.

Tại sao bài nầy quan trọng? Vì thực tế về các việc làm ăn nầy đang diễn ra ở Việt Nam. Có điều là các công ty TQ làm ăn với các công ty Việt Nam thì cứ như khỏe re, múa gậy vườn hoang không cần phải đối đầu với công luận. Vì sao? Vì giới trí thức và giới trẻ VN dù có phản biện, cắt nghĩa hơn thiệt đi thế nào chăng nữa về các hợp đồng, thì các công ty quốc doanh VN cũng không có nghe, vì đàng sau các công ty VN nầy là sự hậu thuẩn nhất trí của “các chính sách lớn của nhà nước”.

————————————————

 

The Age

China will learn its lessons from the Chinalco fiasco

Shujie Yao

June 18, 2009

The failure of the Chinalco-Rio Tinto deal hurt China deeply.

CHINA Minmetals Corp’s purchase of OZ Minerals last week was but a small win for China after the disappointment of Rio Tinto’s rejection of Chinalco. At $1.38 billion, the deal was a fraction of the $19.5 billion Chinalco had taken to the table.

But its significance should not be underestimated. It was an important psychological fillip for China’s acquisition ambitions following the Rio Tinto debacle and it revealed much about the mentality that underpins the country’s expansion policies in Australia and beyond.

Minmetals was quick to learn lessons from Chinalco, raising its bid for OZ Minerals 15 per cent on the eve of a crucial shareholder vote. An element of desperation lay behind this move. Minmetals wanted to be absolutely certain that China would not lose face twice in a month.

It was a reminder that China’s huge state-owned enterprises are not isolated commercial entities; they represent their country and people. If Minmetals had suffered the same fate as Chinalco, it would have come in for heavy criticism in the Chinese business and political world and even from ordinary Chinese.

Policies of state-owned enterprises are tied to two key national development objectives: to secure a long-term, stable and cost-effective supply of energy resources and to raise China’s international status.

China has set its sights on developing its own national champions into internationally competitive transnational corporations. More than a decade ago, China’s vice-premier Wu Bangguo outlined China’s overseas acquisition aims, stressing the need for China to develop its own answer to US multinationals. “International economic confrontations show that if a country has several large companies or groups, it will be assured of maintaining a certain market share and a position in the international economic order,” Mr Wu said at the time.

These are the strategies that are set to govern trade relations between China and Australia. Tension may underlie negotiations in the short term as Australian companies work hard to regain Chinese trust. But while China has been deeply wounded by the Chinalco-Rio Tinto affair, it is not permanently scarred.

China realises it cannot live without Australia. Bilateral trade is increasing by 30 per cent a year. Other markets for natural resources like iron ore exist, but remove Australia from the equation and China will struggle to secure a supply adequate to its needs.

Similarly, the Australian Government cannot contemplate life without China. The Government has been desperate to avoid the failed Rio Tinto deal turning into a political confrontation, reflecting the country’s growing reliance on Chinese trade. China is Australia’s third largest trade partner and second largest export destination.

It was different when China National Offshore Oil Corp’s bid for California-based oil company Unocal in 2005 was blocked. As a superpower, the US can absorb a seismic fallout with China; arguably, Australia can’t.

So with more Chinese investment in Australia assured, the question for Chinese companies is how to extend their influence while avoiding the level of opposition that Chinalco’s advances towards Rio Tinto drew.

Chinalco undervalued the sensitivity of its Rio Tinto play and the intensity of feeling in Australia for the miner. Chinalco was seen to be circling the carcase, buoyed by the kind of financial support only possible in China, where state-owned banks and businesses are seen as arms of the state.

Despite Chinalco recording a loss on its first investment in Rio, four of the biggest state-owned banks lined up to fund the planned second investment. They charged interest close to zero and did not set a time for Chinalco to pay its debts.

While financial fire power puts Chinese companies in a commanding position, they should be alert to the dangers that stalk high-profile overseas acquisitions. They have to find a balance between the desire to spend now — the opportunities presented by the financial crisis only come once in a lifetime — and the need for a more low-key, calculated investment approach, perhaps through joint ventures that attracts less media frenzy.

The balance sheets of China’s big businesses are stronger than they have ever been compared to the transnational corporations they hope to catch. China continues to grow while developed market economies shrink. But if it continues to display its wealth so publicly, it risks unsettling the world.

China has to recognise the deep suspicion with which it is held in those countries where it is seeking to extend its influence. It stems from the speed of China’s development and the failure of much of the developed world to recognise that China is a much-reformed Communist state. Critics are reluctant to accept that, in the sphere of international relations, China seeks harmony not confrontation.

Many believed that the Chinalco-Rio deal would have allowed China to manipulate the iron ore price. This was not Chinalco’s chief concern. Its real motivation was national security, which hinges on a secure supply of iron ore, rather than minerals at rock bottom prices.

Chinese companies should also wise up to cultural differences and learn from experiences overseas. Chinalco made the mistake of applying traditional Chinese culture to ruthless Western-style acquisition deals. It expected a degree of respect for what it considered a generous offer. But it failed to realise that Western businesses are attuned to playing hard ball to get the best deal.

China will be watching the outcome of the Rio Tinto-BHP Billiton joint venture with great interest as it could have a huge impact on its approach to further investment in Australia.

If relations between Rio Tinto and BHP sour, people will speculate whether Chinalco would have been a better option, strengthening the hand of Chinese firms in future deals.

If the Minmetals-OZ Minerals deal turns out to be positive for both sides, this will also be a huge boost for Chinese companies looking to invest in Australia. It would lessen the fears and misunderstandings about China that continually play out in media and political circles.

Meanwhile, the wisdom of Rio Tinto’s choice can be questioned. Although the immediate commercial advantages to Rio Tinto’s non-Chinese shareholders were obvious, Chinalco offered several long-term benefits. Rio Tinto could have built up a long-lasting relationship with the biggest consumer of its products instead of relying on its closest rival.

It knew Chinalco was guaranteed to avoid financial complications of its own, thanks to state backing.

The Rio Tinto and BHP joint venture is still not certain to go through and this would be a terrible blow for Rio Tinto. In China, a popular proverb is doing the rounds. Rio Tinto may have “picked up a sesame seed but lost sight of the water melon”.

Shujie Yao is professor of economics and head of the School of Contemporary Chinese Studies at the University of Nottingham.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Trung Quốc | Thẻ: , | Leave a Comment »

Chính sách của Trung Quốc làm Việt Nam lo âu

Posted by adminbasam trên 13/06/2009

ASIA TIMES

Chính sách bành trướng của Trung Quốc khuấy động mối lo âu ở Việt Nam

Trần Lê Anh

Ngày 12-6-2009

 

Nếu như có một nhu cầu cần biết về sự đồng thuận trong người Việt Nam ở khắp mọi nơi từ trong nước cho tới ngoài nước, thì chắc chắn phải là thái độ bực bội đối với Trung Quốc. Tâm lý của người Việt Nam về vấn đề an ninh quốc gia từ thời xa xưa đã là như vậy về sự cảnh giác với Trung Quốc.

Mặc dù lòng kiêu hãnh của Việt Nam trong việc đánh thắng các cuộc xâm lăng của ngoại bang luôn luôn cao độ, song lịch sử 1.000 năm bị Trung Quốc đô hộ của đất nước này đã đủ đau thương để trở thành một điều ghi khắc khôn nguôi. Và ba sự kiện đang diễn tiến hiện nay dường như củng cố thêm cho điều này một mức độ đáng kể.

Thứ nhất, trong ít tháng qua, sự phản đối kịch liệt của công luận Việt Nam trước sự dính líu của Trung Quốc vào kế hoạch khai thác bauxite của Việt Nam trên vùng Cao nguyên Trung phần đã gây nên ấn tượng sâu sắc. Bản danh sách về những ý định lươn lẹo gán cho Trung Quốc cứ dài ra, từ việc xuất khẩu những sản phẩm làm ảnh hưởng xấu tới môi trường cho tới sự gây nguy hiểm tới an ninh quốc gia của Việt Nam. Hiện tượng này là chưa từng xảy ra và cho thấy một sự trái ngược ngày càng tăng giữa công chúng Việt Nam với chính quyền (VN) đối với những hoạt động đầu tư của Trung Quốc.

Một cái nhìn chớp nhoáng về cách mà các công ty của Trung Quốc đang tiến hành những dự án lớn hơn ở Việt Nam có thể cung cấp một lời giải thích hợp lý cho tình cảm này. Khi việc xây dựng những khu mỏ, nhà máy điện, xi măng, hoá chất lớn tại Việt Nam, thay vì thuê mướn nhân công tại địa phương, thì các công ty Trung Quốc lại thường đem công nhân của họ theo.

Hầu hết những công nhân nầy đều là những nhân công không lành nghề. Những nhân công nầy không thể làm việc hợp pháp tại Việt Nam theo những quy định về lao động ở nước này. Những bài báo gần đây trên phương tiện truyền thông Việt Nam đã cho thấy một làn sóng nhập cư của nhân công Trung Quốc đang được đưa vào các dự án được Trung Quốc thực hiện ở đây, với một số nơi đang có tới hơn 2.000 công nhân ở mỗi nơi. Từ quan điểm của công chúng Việt Nam, việc này không thể làm hài lòng   về tình trạng việc làm trong nước và gây nên khó khăn tiềm tàng cho dân chúng và an ninh quốc gia.

Hơn nữa, theo những người Việt Nam chỉ trích đã chỉ rõ ra, việc đưa vào những công nghệ cũ kỹ và kém thân thiện với môi trường của các công ty Trung Quốc để thực hiện nhiều dự án đó đã gây nên một mối quan ngại rằng Việt Nam đang trở thành một bãi thải cho rác công nghiệp. Về khía cạnh này, sự kiện thực tế rằng các công ty Trung Quốc thắng thầu ngày càng nhiều dự án lớn trong các lĩnh vực quan trọng trên khắp đất nước Việt Nam đã không thể giúp gì được hơn ngoài việc làm gia tăng thêm mối lo ngại đó.

Thứ hai, mối quan hệ kinh tế toàn diện của Việt Nam với Trung Quốc đã sinh ra những mức độ căng thẳng nào đó lên nền kinh tế của Việt Nam. Đất nước này phải đối mặt với một tình trạng thâm hụt thương mai đều đặn hàng năm với Trung Quốc kể từ năm 2001. Với con số cực kỳ cao vào năm 2008 là hơn 11 tỉ đô la, chiếm khoảng 12% tổng sản phẩm quốc nội GDP.

Mức thâm hụt thương mại to lớn này không chỉ tạo nên sức ép tiêu cực lên cán cân thanh toán (tiền bạc) của Việt Nam mà còn đăt nên những thách thức cam go về cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam kể từ khi nhiều sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc có thể được sản xuất ở trong nội địa Việt Nam.

Hiện nay, không cần phải có nhiều cố gắng để phát hiện ra rằng các thứ hàng hóa rẻ tiền cực độ của Trung Quốc đang tràn ngập thị trường trên khắp đất nước Việt Nam. Nếu điều này xảy ra tại những nước như Hoa Kỳ hay Ấn Độ, thì người ta sẽ được thấy những cuộc điều tra chống bán phá giá và những hệ quả xấu của nó nổi lên như nấm từ cả hai phe cánh tả và cánh hữu. Thế nhưng, chính phủ Việt Nam, do những khả năng về  pháp luật và những lý do chính trị, đã không dám nói ra mối quan ngại đang gia tăng trong cộng đồng doanh nghiệp trong nước của mình.

Thêm vào đó, những vấn đề xuất phát từ việc buôn lậu các hàng hóa Trung Quốc, (từ  gà vịt cho tới đồ chơi trẻ em), vào Việt Nam cũng rất quan trọng, tác động không chỉ sự thiệt hại kinh tế mà còn là một mối đe doạ đến sức khỏe khi những thứ này phần lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ Việt Nam. Mặc dù đây là một vấn nạn kéo dài từ lâu, truyền thông Việt Nam mới đây đã và đang rung lên hồi chuông cảnh báo về tràn ngập số lượng khổng lồ của các hàng hóa buôn lậu khi mà các doanh nghiệp Trung Quốc cố thoát khỏi tình trạng tồn đọng hàng hóa trong kho vào thời kỳ có cuộc suy thoái kinh tế hiện nay.

Thứ ba, những yêu sách chủ quyền lãnh thổ chồng lấn nhau trên vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong vùng Biển Nam Trung Hoa (được Việt Nam gọi là Biển Đông) đã và đang gia tăng cường độ. Chính phủ Việt Nam đã cố kiềm chế làn sóng phản đối dữ dội của công chúng chống lại những yêu sách quả quyết về chủ quyền của Trung Quốc đối với những hòn đảo này vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008 nhằm tránh những mối căng thẳng ngoại giao giữa hai nước. Tuy nhiên, đối diện với thái độ quả quyết ngày càng tăng của Trung Quốc, chính quyền Việt Nam giờ đây đang khuyến khích công chúng nghiên cứu và hiểu biết những bằng chứng lịch sử và pháp luật để hổ trợ giúp đỡ cho những yêu sách chủ quyền lãnh thổ  của mính. Điều này có thể được xem như là một bước tiến có tính chất khẳng định của chính phủ Việt Nam bởi lẽ sức mạnh lớn nhất của đất nước này nằm trong ý chí của dân chúng được chứng minh qua suốt chiều dài lịch sử của quốc gia nầy.

Để làm sáng tỏ cuộc tranh luận, việc tập trung lực lượng quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, ví dụ như căn cứ tàu ngầm hạt nhân bí mật đã được báo chí đưa tin trên Đảo Hải Nam, đã gây nên mối lo trong nhiều tầng lớp dân chúng Việt Nam. Về điểm này, thỏa thuận mới được thông báo gần đây của Việt Nam để mua sáu chiếc tàu ngầm trị giá 1,8 tỉ đô la từ Nga có thể được xem như là một phản ứng đối với sự phát triển lực lượng quân sự của Trung Quốc. Tuy nhiên, vì nguồn tài nguyên kinh tế bị giới hạn, Việt Nam không muốn tham gia vào bất cứ cuộc chạy đua vũ trang nào với Trung Quốc. Song cùng lúc ấy, Việt Nam cũng không thể đơn giản là ngồi yên và nhìn Trung Quốc tiếp tục chuyển quân vào trong vùng Biển Đông.

Nhưng vẫn có hy vọng cho  chính quyền Việt Nam để giải quyết những vấn đề này theo hướng đôi bên cùng có lợi và giữ ổn định trong khu vực. Trước hết và quan trọng nhất, là những mối quan ngại của công luận Việt Nam không thể nào bị (chính quyền) đánh giá quá thấp mà cần phải được tính đến. Về phương diện này, dù là được chính phủ Việt Nam tán đồng, các công ty Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam cần phải biết một cách chính xác về những tác động của môi trường và chính trị về các dự án của họ và phải giải quyết một cách thành thật những ảnh hưởng nầy sao cho  phù hợp với các tiêu chuẩn và quy tắc của thương mại quốc tế đã thừa nhận. Đó là lợi ích lâu dài của họ để có được sự tín nhiệm của dân chúng Việt Nam bằng việc thể hiện là những nhà đầu tư nước ngoài có trách nhiệm. Về điểm này, việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của người Nhật có thể là một ví dụ tốt cho họ để noi theo.

Thêm vào đó, kiểu cách Trung Quốc gửi công nhân ra làm việc trong các dự án của họ ở nước ngoài mang tích chất không chính đáng về chính trị và có khả năng châm ngòi cho những nỗi oán giận không cần thiết, và việc nầy sẽ làm phức tạp thêm nữa những mối quan hệ ngoại giao song phương. Chấm dứt thói quen này sẽ là một bước đi khôn ngoan đầu tiên để làm thay đổi ngược lại những tình cảm tiêu cực trong công chúng Việt Nam.

Trong bối cảnh rộng lớn hơn của các mối quan hệ kinh tế, vấn đề cân bằng thương mại và vấn nạn buôn lậu cần phải được giải quyết để giảm bớt căng thẳng cho nền kinh tế Việt Nam. Thương mại là một công cụ ngoại giao rất quan trọng để cổ vỏ  tình bạn và hòa bình có ý nghĩa; và Trung Quốc đang ở vị thế để thực hiện việc đó nếu như Trung Quốc thành thật qua những lời tuyên bố “phát triển trong hòa bình” của họ. Đối với ba cường quốc riêng rẽ – Trung Quốc, Nhật, và Hoa Kỳ – mà Việt Nam coi là quan trọng nhất trong việc hướng tới chính sách đối ngoại của họ, thì Việt Nam thích những thặng dư thương mại có được với hai quốc gia sau (Mỹ và Nhật). Trung Quốc có thể thể hiện được thiện chí ngoại giao đáng kể đối với người dân Việt nam bình thường nếu như họ theo gương Mỹ và Nhật trong khía cạnh nầy.

Với sự lưu tâm tới vấn đề gai góc nhất, bất cứ giải pháp nào cho tranh chấp lãnh thổ trên biển cũng cần đạt được trong một thái độ rõ ràng minh bạch và phù hợp với những nguyên tắc quốc tế đã được công nhận. Cách Trung Quốc tiếp cận vấn đề này như thế nào sẽ là một thử thách có mức độ cao nhất cho lập trường “phát triển một cách hòa bình” đã được họ cam kết của họ. Trong khi đó, không nên có bất cứ hành động sử dụng vũ lực chết người nào (của bất cứ bên nào) để chống lại những ngư dân bình thường trên vùng biển đang tranh chấp. Họ không có khả năng tự vệ và họ cần phải được cư xử như vậy.

Với bất cứ đánh giá nào, một số người có thể biện luận rằng những lối tiếp cận nói trên đối với ba bước phát triển được xác định hiện thời đều gợi lên sự ảo tưởng. Song thật khó mà thấy được làm sao mà những mối quan hệ và sự ổn định hai bên cùng có lợi sẽ được nuôi dưỡng nếu như những bước tiếp cận đó vị bỏ qua. Với tư cách là một cường quốc đang lớn mạnh trên vũ đài thế giới với những ảnh hưởng kinh tế và chính trị tiềm tàng khắp các lục địa, Trung Quốc có mọi mối quan tâm cốt để thể hiện với thế giới rằng sự lớn mạnh của họ quả thực là có tính chất hòa bình. Trung Quốc có thể làm như vậy bằng cách bày tỏ trước những cử chỉ chân thành rộng lượng của họ đối với Việt Nam.

Mặc dù luôn cảnh giác như thường lệ, người Việt Nam đủ tinh khôn để tiếp nhận  những cử chỉ này vì lợi ích hòa bình và phát triển kinh tế trong khi tiếp tục tăng cường và củng cố bản chất và đặc tính quốc gia khó khăn mới có được của họ.

Ông Trần Lê Anh là một giáo sư của trường đại học Lasell (Hoa Kỳ), nơi ông giảng dạy kinh tế học và quản lý.

Hiệu đính: Trần Hoàng

Mời bạn đọc bài nầy để tham khảo:

http://nguoibuongio.multiply.com/journal/item/30/30

————————————————-

 

ASIA TIMES

China’s rise stirs Vietnam’s anxiety

By Anh Le Tran

Jun 12, 2009

If there was a need to identify a consensus among Vietnamese across the spectrum from domestic to overseas, it must be the uneasy feeling towards China. The Vietnamese mentality regarding national security from time immemorial has been that of vigilance on China.

Although Vietnamese pride for fighting off foreign invasions always runs high, the country’s history of 1,000-year Chinese domination is painful enough to be a relentless reminder. And three current developments seem to reinforce it to a significant extent.

First, over the past few months, the Vietnamese public outcry against Chinese involvement in Vietnam’s bauxite mining plan in the Central Highlands has been dramatic. The list of accused Chinese elusive intentions is long, ranging from exporting environmental degradation to compromising Vietnam’s national security. This phenomenon is unprecedented and shows an increasing contrast between the Vietnamese populace and government towards Chinese investments.

A quick look at the way Chinese companies carry out their bigger projects in Vietnam may provide a reasonable explanation for this sentiment. When constructing huge electric, cement, chemical and mining plants in Vietnam, instead of hiring locally, Chinese companies usually brought their own workers with them.

Most of them are unskilled laborers, who currently cannot legally work in Vietnam according to the country’s labor regulations. Recent reports by popular Vietnamese media have shown an influx of Chinese laborers into Chinese-implemented projects, with some sites having in excess of 2,000 workers each. From the Vietnamese public’s perspective, this is both undesirable for local employment and potentially difficult for public and national security.

Moreover, as pointed out by Vietnamese critics, the transfer of older and less environmentally-friendly technologies from China to carry out many of those projects does create a fear that Vietnam is becoming a dumping ground for industrial waste. In this regard, the fact that Chinese companies have increasingly won bids for big projects in key sectors across Vietnam cannot help but reinforce that fear.

Second, Vietnam’s overall economic relationship with China has produced certain levels of stress on the Vietnamese economy. The country has faced a consistent annual trade deficit with China since 2001. The number for 2008 was shockingly high at more than US$11 billion, which is around 12% of Vietnam’s gross domestic product.

This huge trade deficit has not only put negative pressure on Vietnam’s current account balance but also placed competing Vietnamese businesses in hardship since many of the Chinese imports could be produced domestically.

Currently, it does not take much effort to find out that ultra-cheap Chinese goods are flooding the Vietnamese market nationwide. If this were to happen in countries such as the US or India, one would see anti-dumping and counterveiling investigations mushrooming left and right. But the Vietnamese government, due to legal capacity and political reasons, has not ventured to address the growing concern of its domestic business community.

In addition, problems stemming from the smuggling of Chinese goods, ranging from poultry to toys, into Vietnam are also significant, imposing not only an economic cost but also a health threat as the items are largely outside the reach of the Vietnamese government. Although this is a long-standing problem, Vietnamese media has recently rung an alarm bell on the potential massive influx of smuggled goods as Chinese businesses try to rid themselves of inventory build up during the current economic slump.

Third, overlapping territorial claims over the Paracel and Spratly islands in the South China Sea (referred to as the East Sea by Vietnam) have intensified. The Vietnamese government tried to contain public outcry against Chinese assertive claims over the islands in late 2007 and early 2008 in order to prevent diplomatic tension between the two countries. However, in the face of China’s increasing assertiveness, the Vietnamese government now encourages the public to research and understand historical and legal evidence to bolster its territorial claims. This can be seen as a very assertive move by the government of Vietnam since the country’s greatest strength lies in the will of its people as manifested throughout the country’s history.

In light of the dispute, China’s military build up in the South China Sea, such as the reported secret nuclear submarine base on Hainan Island, has created anxiety in many Vietnamese circles. In this regard, Vietnam’s recently reported deal to buy six submarines amounting to US$1.8 billion from Russia may be viewed as a reaction to the Chinese development. However, given its limited economic resources, Vietnam certainly does not want to engage in any potential arms race with China. But at the same time it cannot simply sit still and watch China continue to make bold military moves in the sea.

But there is still hope for Vietnam to address these issues in the direction of mutual benefits and regional stability. First and foremost, the concerns of the Vietnamese public cannot be underestimated and should be taken into account. In this respect, regardless of being approved by the Vietnamese government, Chinese companies investing in Vietnam should be acutely aware of the environmental and political impacts of their projects and faithfully address them in accordance with accepted international business standards and norms. It is in their long-term interest to earn the goodwill of the Vietnamese people by being responsible foreign investors. In this regard, Japanese foreign direct investment in Vietnam can be a good example for them to follow.

In addition, the Chinese model of sending workers to work on its projects is politically unsound and has the potential to spark unnecessary resentment that will further complicate bilateral diplomatic relations. Stopping this practice would be a good first step to reverse the negative sentiments of the Vietnamese populace.

In the larger context of economic relations, the trade balance and the problem of smuggling must be addressed to reduce stress on the Vietnamese economy. Trade is a very important diplomatic tool to promote meaningful friendship and peace; and China is in position to do that if it is true to its “peaceful rise” claims. Of the three individual powers – China, Japan, and the US – that Vietnam considers most important in its foreign policy approach, it enjoys significant trade surpluses with the latter two. China can show significant diplomatic goodwill towards the ordinary Vietnamese people if it joins America and Japan in this regard.

With respect to the thorniest issue, any solution to the territorial dispute in the sea should be reached in a transparent manner and in accordance with accepted international principles. How China approaches this problem will be the utmost test of its adopted “peaceful development” stance. Meanwhile, there must not be any use of deadly force (on any side) against ordinary fishermen in the disputed area. They are defenseless and must be treated as such.

At any rate, some may argue that it is wishful thinking to suggest the above approaches to the three current developments identified. But it is hard to see how beneficial bilateral relations and stability would be fostered if they were to be ignored. As a rising power on the world stage with potential economic and political influences throughout the continents, China has every interest to materially show the world that its rise is indeed peaceful. It can do that by showing first its sincerely good gestures towards Vietnam.

Although being on vigilance as usual, the Vietnamese are astute enough to embrace those gestures for the sake of peace and economic development while continuing to reinforce their hard-earned national identity.

Anh Le Tran is a professor at Lasell College (the United States), where he teaches economics and management.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Leave a Comment »

Bauxite: LS Vũ kiện TT Dũng

Posted by adminbasam trên 11/06/2009

.

* Mời xem thêm: + Tòa Hà Nội trả lời Đơn kiện Thủ tướng của TS Cù Huy Hà Vũ;  + Việt Nam: Đảng đối đầu với Nhà hoạt động Pháp lý Cù Huy Hà Vũ.

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Trung, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 3 Comments »

Hãng Úc từ chối cho Chinalco của TQ hùn vốn khai mỏ

Posted by adminbasam trên 07/06/2009

ASIA TIMES

Tập đoàn Chinalco bị thất bại đang suy tính lại tương lai

Olivia Chung

Ngày 6-6-2009

 

HONG KONG – Vào cuối tuần này, các nhà quản trị trong hãng sản xuất nhôm lớn nhất Trung Quốc đang chăm chút cho thất bại của họ để cứu vãn khoản đầu tư lớn nhất ở nước ngoài của quốc gia này và mưu tính xem giờ đây sẽ đầu tư vào đâu, sau khi hãng Rio Tinto đã từ chối lời đề nghị trị giá 19,5 tỉ đô la của họ để mua một phần góp vốn vào công ty khai khoáng khổng lồ này của Úc.

Xiong Weiping, chủ tịch Tập đoàn Nhôm Trung Quốc (Chinalco)*, đã nói trong một bản tuyên bố vào hôm qua thứ Sáu rằng công ty này “rất thất vọng” với sự thất bại trong kế hoạch đầu tư của họ.

“Trong những tuần gần đây, Chinalco đã và đang làm việc tích cực để đàm phán với Rio Tinto để có những sửa đổi thích hợp dành cho các danh mục chuyển đổi về sự thỏa thuận mà hai bên mới bước chân vào giai đoạn ban đầu  ngày 12 tháng Hai 2009… nhằm phản ánh rõ hơn bối cảnh thị trường đã thay đổi và những phản hồi từ các cổ đông và các nhà quản lý,” ông Xong nói.

“Chúng tôi tiếp tục tin tưởng vào đề nghị của chúng tôi đại diện cho một cơ hội tạo nên giá trị nổi bật cho tất cả các cổ đông của Rio Tinto và một nền tảng vững chắc cho một quan hệ đối tác chiếm lược lâu dài sẽ thiết lập giữa hai công ty.”

Bản thỏa thuận được ký kết vào tháng Hai đã đảm bảo cho Chinalco một nguồn nguyên liệu thô, đổi lại Chinalco đầu tư 7,2 tỉ đô la  mua những trái phiếu chuyển đổi và (đã có sẵn từ trước) 12,3 tỉ đô la trong các khoản góp vốn vào quặng sắt, đồng và nhôm của Rio Tinto, giúp giảm bớt gánh nợ nặng nề của hãng khai khoáng lớn thứ ba thế giới này. Thỏa thuận đó (nếu được thông qua, không có ai phản đối thì) sẽ tăng gấp đôi phần vốn góp (19,5 tỷ đô la) vào Rio của Chinalco từ 9% lên 18%.

Rio, công ty mang món nợ khoảng 39 tỉ đô la, giờ đây cho biết họ sẽ bán các cổ phần để có được 15,2 tỉ đô la. Hãng khai khoáng đồng hương ở Úc là BHP Billiton cũng đã thỏa thuận trả cho Rio 5,8 tỉ đô la để hình thành một liên doanh khai thác quặng sắt. BHP và Rio có thể dành dụm được hơn 10 tỉ đô la bằng cách kết hợp những tài sản  quặng sắt của họ tại khu vực phía tây Pilbara của nước Úc, theo một bản tuyên bố của hai công ty này cho biết.

Thỏa thuận Chinalco đã bị chỉ trích bởi những người nắm giữ cổ phiếu của Rio, trong đó có nhà đầu tư lớn thứ ba của hãng này, tập đoàn Legal&General Group, vì đã không cho họ tham dự. Nhiều người Úc cũng tỏ ra lo lắng khi nhìn thấy một công ty ngoại quốc, và đặc biệt là nước Trung Quốc do cộng sản cầm quyền lại quản lý công ty này, nắm một phần hùn vốn lớn đến như vậy trong một công ty quan trọng và là kẻ nắm được phần ngoại hối.

Quyết định của ban lãnh đạo Rio cứu Thủ tướng Úc Kevin Rudd khỏi phải có quyết định liệu có cho phép Chinalco tăng phần vốn góp của họ lên như đã được lên kế hoạch hay không. Hội đồng Xét duyệt Đầu tư Nước ngoài của Úc đang chuẩn bị sửa soạn một bản giới thiệu. Nếu như phiếu bầu của ông Rudd đồng ý với bản thỏa thuận, thì ông đã chọc tức nhiều cử tri; nếu như ông Rudd quyết định phản đối lại thì sẽ có nguy cơ phá hủy những thỏa thuận với Bắc Kinh.

Úc đã được hưởng lợi rất lớn từ sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc, và thậm chí giữa tình trạng suy thoái toàn cầu, việc bán các hàng tiêu dùng và các mặt hàng nhu yếu (các khoáng sản, sản phẩm nông nghiệp, năng lượng)  đổ vào Trung Quốc vẫn tăng lên 37% vào năm ngoái.

Trung Quốc là khách hàng hàng đầu về quặng sắt và Rio là nhà cung cấp lớn thứ hai thế giới về mặt hàng này. Một mối quan hệ gần gũi hơn giữa Chinalco và Rio có thể đặt thêm nhiều sức mạnh hơn vào đôi tay của Trung Quốc trong những cuộc thương thảo về giá cả.

Việc suy đoán về tình trạng của thỏa thuận đã tăng cao thêm trong khi thị trường đã thay đổi một cách quan trọng kể từ tháng Hai, với việc các thị trường tín dụng đang lắng dịu và mối quan ngại đang giảm bớt về khả năng thế giới đi tới sụp đổ tài chính hoàn toàn. Giá cổ phiếu trên các thị trường toàn cầu cũng gia tăng kể từ tháng Ba, trong khi nhu cầu về quặng sắt và các mặt hàng tiện nghi khác của nước Úc đã hồi phục, làm khả năng kiểm soát của ban lãnh đạo Rio mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, việc bác bỏ của Rio vào hôm thứ Sáu trước lời đề nghị [của Chinalo] không phải là những tin tức xấu cho Chinalco, theo nhận định ông Mei Xinyu, nhà nghiên cứu kỳ cựu thuộc Viện nghiên cứu Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế thuộc Bộ Thương mại.

“Nếu như những điều khoản trong bản thỏa thuận tháng Hai theo kế hoạch của họ liên quan quá nhiều đến những sửa đổi bổ sung, thì sẽ không có lợi cho bên mua là người phải trả một cái giá cao đến vậy,” ông nói. Một khả năng theo lời đồn đoán là Chinalco có thể đồng ý giảm mức cổ phần họ nắm giữ theo đề nghị xuống 15%.

Ông Mei phủ nhận về những chỉ trích của các cổ đông khác rằng họ đã bị loại ra không được dự phần vào bản thỏa thuận.

“Chinalco có thể phải tôn trọng nước Úc và những quyền lợi hợp pháp của các cổ đông khác, song họ có thể không bị buộc phải làm cái công việc từ thiện với hàng chục tỷ đô la bằng cách chấp nhận các cổ đông thay vì là Chinalco để tham dự vào trong vấn đề của 7,2 tỉ đô la trái phiếu chuyển đổi qua tiền mặt,” ông nhận xét.

Mà cũng không có việc sự sụp đổ của bản thỏa thuận làm cho các nhà đầu tư tháo chạy khỏi các cổ phiếu khai mỏ, theo đánh giá của chuyên gia Wang Junqing thuộc công ty chứng khoán Guosen Securities.

“Điều mà các nhà đầu tư đang tìm cách bóc trần tình trạng khai mỏ hiện nay là lo lắng về triển vọng tương lai của ngành công nghiệp này. Ngành khai mỏ có vẻ đang khá thuận lợi khi mà các gói kích thích đang góp phần và giá năng lượng đang tăng lên,” ông nói.

Các cổ phiếu của cả hai công ty của Trung Quốc và Úc đã gia tăng giá cả qua tin tức nầy, trong khoảng bốn tháng xem xét về thành công và thất bại cuối cùng của chúng. Cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải của Chinalco đã tiến sát khoảng 0,7% với giá 12,47 nhân dân tệ sau khi đạt mức 2,18% vào phiên giao dịch buổi sáng. Các cổ phiếu của Rio đã vọt lên 8,4% đạt 72, 49 đô la Úc.

Thất bại về cuộc đấu giá của Chinalco sẽ làm giảm mối nguy của một gánh nặng nợ nần nhiều hơn cho công ty Trung Quốc này trong khi nó cũng xua tan mối lo ngại trong số các nhà đầu tư về khả năng của công ty để quản lý một hãng nước ngoài lớn đến như vậy.

Bất luận cho có những lý do mang tính thương mại nào dành cho sự thất bại này, thì công chúng Trung Quốc cũng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ quyết định của Úc. Một bạn đọc của tờ China Daily đã viết trên trang web của tờ báo này rằng các mối quan hệ của Úc với Trung Quốc là “mâu thuẫn”.

“Một mặt, thì ông Thủ tướng Kevin Rudd mô tả nước Úc như là “người bạn chân thành” của Trung Quốc; mặt khác, việc từ chối bản thỏa thuận của Rio có vẻ gợi lên điều trái ngược,” bạn đọc có tên là “Lee Kwan” nói.

Trích thuật lại một quảng cáo của người dân tỉnh Perth chống lại công ty Chinalco, mà nhà triệu phú Ian Melrose là một thí dụ, Lee cho biết chính quyền Úc và một số người Úc với các những tình cảm không ưa thích người Trung Quốc đã duy trì một thái độ tiêu cực hướng tới các công ty Trung Quốc đang đầu tư ở úc.

Vào cuối tháng 5, những người Úc phản đối về sự liên kết của Rio Tinto với Chinalco đã sử dụng các hình ảnh về sự đàn áp tại Quãng trường Thiên An Môn trong một đoạn quãng cáo trên truyển hình đang kêu gọi chính quyền Úc hãy ngăn chặn cuộc mua bán qua thỏa thuận nầy.

Một thông tin đăng trên Sina.com.cn, một trang mạng hàng đầu của Trung Quốc, đã nói rằng Trung Quốc đã có thể mua công khố phiếu của chính phủ Mỹ, nhưng không thế mua một mỏ ở Úc – mặc dầu cả hai đều là những việc kinh doanh đang lỗ lả.

Một ý kiến khác cũng trên trang Sina đã chỉ trích lệ phí 195 triệu đô la là quá thấp mà công ty Rio Tinto đã bị buộc phải trả để bồi thường thiệt hại cho Chinalco trong điều kiện việc thỏa thuận mua bán không thực hiện được.

“Chinalco thật là ngu ngốc để đòi hỏi một lệ phí đền  bù quá thấp. Đó là lý do tại sao công ty Rio có thể hủy bỏ hợp đồng với Chinalco mà chỉ quan tâm chút ít”, theo như lời nhận xét nói trên. Và còn có đưa thêm một đoạn khác: Đã đến lúc các công ty Trung Quốc ngưng đổ tiền bạc vào việc tìm kiếm đầu tư ở nước ngoài.

Hiệu đính: Trần Hoàng

* Xin mời bà con xem thêm các bài liên quan: 120:Ý kiến trái ngược về việc TQ mua mỏ bô xít ở Úc; 134:Bô-xít và mối quan hệ nguy hiểm của TT Úc với TQ; 173.Nổi loạn chống người TQ tràn ngập ở Ghi-nê, và các bài về bô-xít VN trên cột Chủ đề/ mục Bô-xít Tây Nguyên.

———–

 

ASIA TIMES

Foiled Chinalco rethinks future

By Olivia Chung
Jun 6, 2009

HONG KONG – Executives of China’s largest aluminum producer this weekend are nurse ing their failure to secure the country’s biggest overseas investment and plotting where to go now, after Rio Tinto rejected their US$19.5 billion proposal to buy an increased stake in the Australian mining giant.

Xiong Weiping, president of Aluminum Corp of China (Chinalco), said in a statement on Friday that the company is “very disappointed” with the failure of its investment plan.

“In recent weeks, Chinalco has been working hard to negotiate with Rio Tinto to make appropriate amendments to the transaction terms of the deal the two sides entered into on February 12 … to better reflect the changed market background and feedback from shareholders and regulators,” Xiong said.

“We continue to believe our proposal presented an outstanding value-creating opportunity for all Rio Tinto shareholders and a strong platform for a long-term strategic partnership would have provided between the two companies.”

The agreement signed in February would have secured for Chinalco a source of raw material in return for investing $7.2 billion in convertible bonds and $12.3 billion in Rio Tinto iron ore, copper and aluminum stakes, helping to reduce the heavy debt load of the world’s third-biggest mining company. The deal would have doubled Chinalco’s Rio stake to 18% from 9%.

Rio, which carries about $39 billion in debt, now says it will sell shares to raise as much as $15.2 billion. Fellow Australian miner BHP Billiton has also agreed to pay Rio $5.8 billion to form an iron ore joint venture. BHP and Rio may save more than $10 billion by combining their iron-ore assets in Australia’s western Pilbara region, according to a statement by the companies.

The Chinalco agreement was criticized by other Rio shareholders, including its third-largest investor, Legal & General Group, for excluding their participation. Many Australians were also concerned at seeing a foreign entity, and particularly one run from communist-ruled China, take such a sizeable stake in an important company and

foreign-exchange earner.

The Rio board’s decision saves Australian Prime Minister Kevin Rudd from having to decide whether to permit Chinalco to increase its stake as planned. Australia’s Foreign Investment Review Board was preparing to make a recommendation. If followed by a Rudd vote for the deal, he would have angered many voters; a decision against would have risked undermining dealings with Beijing.

Australia has benefited hugely from China’s fast economic growth, and even amid the global downturn sales of goods and commodities to China increased 37% last year.

China is the top buyer of iron ore and Rio the world’s second-largest supplier. A closer relationship between Chinalco and Rio could have put more power into the hands of China in price negotiations.

Speculation about the status of the deal intensified as the overall market changed significantly since February, with credit markets easing and concern diminishing that the world was heading for a total financial meltdown. Prices across global share markets have also surged since March, while demand for Australian iron ore and other commodities has picked up, strengthening the hand of the Rio board.

Even so, Rio’s rejection of the proposal on Friday was not bad news to Chinalco, said Mei Xinyu, senior researcher in the Research Institute of Foreign Trade and Economic Cooperation of the Ministry of Commerce.

“If the terms of their planned deal in February involved too many amendments, it would not be good to the buyer who pays such a high price,” he said. One rumored possibility was that Chinalco would agree to reduce its proposed holding to 15%.

Mei rejected criticism by other shareholders that they were being excluded from the agreement.

“Chinalco could respect Australia and other shareholders’ legitimate rights in Rio, but it could not be forced to do charity work with tens of billions of dollars by allowing shareholders other than Chinalco to participate in the matter of the $7.2 billion convertible bond,” he said.

Nor would the collapse of the deal turn investors away from mining shares, said Guosen Securities analyst Wang Junqing.

“What investors seeking exposure to mining are concerned about is the industry’s outlook, which looks pretty good as stimulus packages are kicking in and energy prices are going up,” he said.
Shares of both the Chinese and Australian companies gained on the news, as about four months of speculation over its success or failure came to an end. Chinalco’s Shanghai-listed shares closed up about 0.7% at 12.47 yuan after gaining 2.18% in the morning session. Rio’s shares jumped 8.4% to A$72.49.

The failure of Chinalco’s bid will reduce the risk of a higher debt burden on the Chinese company while also removing concern among investors on the company’s ability to manage such a large overseas company.

Whatever the commercial reasons for the failure, the Chinese public voiced strong criticism of the Australian decision. A reader of China Daily wrote in the paper’s website that Australia’s relations with China were “conflicted”.

“One the one hand, Prime Minister Kevin Rudd has described Australia as China’s ‘true friend’; on the other, Rio’s rejection of the deal seems to suggest the very opposite,” reader “Lee Kwan” said.

Citing an anti-Chinalco advertisement by Perth, Australia-based millionaire Ian Melrose as an example, Lee said the Australian government and some Australians with pervasive Sinophobic sentiments had maintained a negative attitude towards Chinese companies making investments there.

At the end of May, Australian opponents of Chinalco’s link-up with Rio Tinto used footage of the Tiananmen Square crackdown in a television advertisement calling on the Australian government to block the deal.

An Internet posting on Sina.com.cn, a leading Chinese portal, noted that China could buy US bonds but could not buy a mine in Australia – though both were loss-making businesses.

Another Sina posting criticized the low fee of $195 million Rio was obliged to pay Chinalco in the event that the deal did not go ahead.

“It’s stupid to ask for such a low break fee for Chinalco. That’s why Rio can break up with Chinalco with little concern,” it said. It was time Chinese companies stopped pouring money into seeking investment overseas, the post said.

Olivia Chung is a senior Asia Times Online reporter.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Trung Quốc | 1 Comment »

Phát biểu của đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết

Posted by adminbasam trên 30/05/2009

Mời các bạn xem phát biểu của đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết

Phát biểu của ông Thuyết  có nhắc đến  tiền bạc đầu tư để xây dựng mỏ ở Đắc nông. Số tiền nầy rất gần khớp với số tiền 500 tỷ yen trong hợp đồng liên quan tay ba, giữa Việt  Nam, Trung Quốc và Nhật. Theo nghị quyết 167 của chính phủ,  các nước ngoài (Trung Quốc) có thể  đầu tư vốn 100% vào dự án nầy, (vì hãng Alcoa của Mỹ đã rút lui) và Việt Nam không có tiền. Hãng Marubeni của Nhật đứng làm trung gian, làm chứng, làm cố vấn pháp luật, và chế tạo, bán máy móc trang bị cho dự án bauxite, còn hãng Chienko của Trung Quốc lắp đặt máy…

Theo bài phát biểu:

* “Vốn đầu tư từ đây đến 2025 là : 190 nghìn -250 nghìn tỉ đồng VN (10 tỷ -15 tỉ đô la Mỹ).

Tổng số tiền đầu tư xây dựng dưới đây gần đúng với số 500 tỷ yen trong bài 158 (link phía dưới)

_”xây dựng 4 nhà máy chế biến bauxite thành alumina ở 4 tỉnh  Lâm Đồng, Đắc Nông, Gia Lai, Bình Phước* (là tỉnh Bình Dương + tỉnh Phước Long gộp lại)

_xây đường  xe lửa dài 270 km, từ độ chênh lệch 700 mét.

_tiêu tốn là 3,1 tỉ  đô la Mỹ.

_Và xây dựng hải cảng ở hòn Kê Gà  hoặc Hòn Gió.

Số lượng bùn đỏ mỗi năm là 10 triệu tấn kể từ 2015, hay 1,5 tỉ tấn bùn đỏ trong toàn bộ công trình tính tới năm 2015.  Đây là các quả bom bùn treo ở trên cao, treo trên đồng bằng Nam bộ vào nam Trung bộ.

Tiền tính vào đâu? Nếu tính vào sản phẩm alumin thì giá (vốn) rất cao, và như thế chúng ta bán hoàn toàn không có lãi. Còn nếu như không tính vào sản phẩm alumin mà coi là công trình dân dụng thì có thể nói là vô hình chung chúng ta lấy tiền thuế của dân  để mà làm lợi cho doanh nghiệp.

Quyết định 167 cho phép vốn đầu tư nước ngoài 100% chỗ nầy chúng tôi cho là chính phủ có phần chủ quan.

Còn về bây giờ xử lý như thế nào thì tôi xin đề nghị là hãy coi đây là công trình quan trọng cấp quốc gia bởi vì chúng tôi thấy  cả cụm ấy tiêu một số tiền gấp 10 lần* tiêu chí tiền cho 1 công trình quan trọng cấp quốc gia, cho nên tôi đề nghị là phảỉ đưa (dự án ấy) vào công trình quan trọng cấp quốc gia, quốc hội phải kiểm tra, và cuối năm nay chúng ta phải xem xét quyết định chứ không nên quyết định vội.

Nếu chúng ta không tính cả cụm dự án, mà chúng ta làm như khi ở Cà Mau, chúng ta cứ tách từng dự án ra để nói chưa đến số tiền Quốc hội yêu cầu đưa vào công trình trọng điểm cấp quốc gia, thì tôi cho như thế là chúng ta lách luật.”

*Để cho một dự án được coi là công trình quan trọng cấp quốc gia,thì dự án ấy phải có liên quan đến một số tiền bằng/hay lớn hơn 600 triệu đô la. (Ông Thuyết nói cả cụm dự án ấy tiêu một số tiền gấp 10 lần tiêu chí cho công trinh cấp quốc gia, thì có phải là khoảng 6 tỉ đô la không? Số tiền gấp 10 lần nầy có phải là cũng gần bằng 500 tỉ yen không? Giống như bài 158 mà TH đã dịch vào ngày 11-5-2009 đọc ở đây.)

**Trong 4 công trình khai thác mỏ bauxite,  có 1 cái nằm ở tỉnh Bình  Phước (Bình Long và Phước Long nhập lại). Vị trí nầy chỉ cách Sài Gòn chừng 200km.  Nếu khai thác bauxite ở đây, thì toàn bộ các con sông ở các vùng nầy bị ô nhiễm bùn đỏ (sông Đồng Nai, các hồ). Mời các bạn xem hình các thắng cảnh hồ, thác, … của Bình  Phước ở đây. Đất ở Bình Phước cũng có màu đỏ y hệt như Tây Nguyên.  Các bạn nhấp chuột (click) vào chữ vietnam sẽ thấy hiện ra hình ảnh vệ tinh, dùng các mũi tên, và dấu +, dấu –  để xem vùng Bình  Phước và khắp VN: World Map; Vietnam ; Tà Nhum.

————-

 

Ba Sàm bình: Nhưng qua câu nầy: “Trước hết tôi xin khẳng định là tôi hoàn toàn nhất trí với chủ trương phát triển công nghiệp khai khoáng bô-xít và chế tạo nhôm kim loại”, thì với người dân nói chung không có khả năng đi sâu hiểu những vấn đề chánh trị/kinh tế/kỹ thuật, họ có thể cho là ông Thuyết nhất trí với hiện trạng, chỉ có “băn khoăn” thôi, dù ông không nói rõ ra là “chủ trương của  đảng, nhà nước”. Bởi nếu ông không nói câu trên, hay chí ít không nhấn mạnh “tôi khẳng định”, “hoàn toàn”, thì sẽ không bị đánh giá như vậy.

Một lời nói của những người có ảnh hưởng lớn tới xã hội, là vô cùng quan trọng .

BBT  bình : “Trước hết tôi xin khẳng định là tôi hoàn toàn nhất trí với chủ trương phát triển công nghiệp khai khoáng bô-xít và chế tạo nhôm kim loại”. Câu nầy có 2  ý nghĩa:

_ Khi nói câu đó, ông ngụ ý rằng: tui muốn có ý kiến, nhưng tui lo sợ khác ý kiến với cấp trên và như thế, và như thế, tui có thể bị gạt phăng ra khỏi tổ chức, và rời khỏi chúc vụ  ĐBQH … do đó câu ấy là ông dùng để nói cho  cấp trên nào đó “hữu hinh lẫn vô hình” chắc chắn đang lắng nghe, ghi âm lại, và để dành đó…

_câu ấy cũng nói lên rằng: tui cùng phe với mấy người à nghen. Nhưng sau khi tui đọc tài liệu của các ông giao cho, tui quá  ngạc nhiên:  tại sao việc đầu tư quá nhiều tiền như thế, mà kết quả là quá sức phiêu lưu, lời lỗ thì bấp bênh như vậy, chưa bàn kỹ mà muốn làm cấp tốc.

_ Cũng có nghĩa là như một câu chào mở đầu…mà ai ai cũng cần phải nói câu đó trước để thủ. Riết thành ra quen.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 


Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Kinh tế Việt Nam | Leave a Comment »

Nổi loạn chống người TQ tràn ngập ở Ghi-nê

Posted by adminbasam trên 23/05/2009

THE AUSTRALIAN

Những kẻ đột nhập các cửa hàng bị bắn chết giữa cảnh lộn xộn của các cuộc

nổi loạn chống sự hiện diện của người Trung Quốc ở Papua New Guinea

Rowan Callick, Phóng viên tại châu Á-Thái Bình Dương

Ngày 23-5-2009

 

Papua New Guinea đang  quay cuồng bởi những cuộc nổi loạn chống Trung Quốc liên quan tới mấy chục ngàn người dân. Những cuộc nổi loạn để lại bốn người chết và những thành phố lớn của quốc gia nầy bị đóng cửa khi những cửa hàng do người Hoa làm chủ bị cướp phá.
 
Quốc hội Papua New Guinea [PNG] đã phải hình thành một nhóm gồm 15 thành viên của các đảng để điều tra về các cuộc nổi loạn, bao gồm “việc xem xét lại những loại hình kinh doanh được điều hành bởi những người Á châu, và những nguyện nhân gây ra sự oán hận của dân chúng chống lại những người Á châu liên quan tới các hoạt động kinh doanh đó.”

Chuỗi hành động bạo lực và phá hoại đã bắt đầu hai tuần trước, với một trận ẩu đả giữa những công nhân Trung Quốc và công nhân người Guinea tại một nhà máy tinh chế quặng nickel được xây dựng như là một phần của dự án Ramu trị giá 1,4 tỉ đô la do tập đoàn khổng lồ của nhà nước Trung Quốc Metallurgical Construction Corporation (làm chủ phần lớn liên doanh nầy) thực hiện.

Ba công nhân Trung Quốc với những vết thương nghiêm trọng đã được di chuyển khỏi nơi xảy ra ẩu đả, tại bờ biển phía nam Madang, để đưa tới bệnh viện ở Port Moresby. Ba chục xe cộ đã bị hỏng hoặc phá hủy và 70 người Guinea đã bị buộc tội qua cuộc ẩu đả.

Ít ngày sau đó, một cuộc biểu tình tuần hành đã được tổ chức tại Port Moresby để trao kiến nghị tới chính phủ đòi giảm lượng người nhập cư từ Á châu – một thuật ngữ chung để ám chỉ chủ yếu  là những người từ Trung Quốc đại lục và người Malaysia (cũng chủ yếu là người gốc Hoa).  Những người biểu tình đã yêu cầu Chính phủ phải rà soát lại những đơn xin vào quốc tịch cẩn thận nhiều hơn nữa và bảo vệ và siết chặt an ninh biên giới nói chung.

Noel Anjo, chủ tịch một nhóm được gọi là các tổ chức phi chính phủ [NGO] và Đối tác Liên minh Xã hội Dân sự, tuyên bố: “Chúng tôi chào đón những nhà đầu tư lớn. Chỉ có những người ngoại quốc tập trung quá đông vào những hoạt động kinh doanh nhỏ là chúng tôi muốn họ phải rời bỏ khỏi quốc gia chúng tôi, những người Guinea có khả năng điều hành  kinh doanh loại này.”

Những cửa hàng thức ăn nhanh được biết đến như là “đồ ăn hộp” và các loại hình kinh doanh nhỏ khác được điều hành bởi những người Á châu ngay lập tức đã phải đóng cửa ở Port Moresby và các thành phố khác khi các cuộc biểu tình lan rộng.

Những hoạt động bán lẻ như vậy là lối điển hình cung cấp kênh phân phối chính cho người PNG để gây dựng hoạt động kinh doanh. Thế nhưng phần lớn chúng đã bị chiếm trong những năm gần đây bởi những người chủ Á châu với quyền tiếp cận tới những hàng hóa rẻ hơn rất nhiều.

Cuộc nổi loạn trước hết loang rộng đến thành phố thứ hai của PNG, Lae, và tiếp đến là Madang và lan sang vùng Cao nguyên, tới Kainantu, Goroka, Wabag và Mount Hagen. Giá cả các mặt hàng cơ bản đã tăng vọt khi các cửa hàng của nhiều thành phố đã phải đóng cửa trong 2 ngày.

Ít nhất ba kẻ cướp đã bị bắn chết vào tuần trước và trong tuần này trong các cuộc cướp bóc các cửa hàng do người châu Á làm chủ, trong khi một người thứ tư đã bị giẫm đạp tới chết trong một trận xô đẩy hỗn loạn.

Malcolm Kela Smith, cựu binh người Úc tại Việt Nam đã trở thành một thương gia thành công và là Tỉnh trưởng vùng Cao nguyên Đông phần, đã gặp gỡ với một đám đông tại Công viên Hòa bình ở Goroka và đã đồng ý trình bản kiến nghị của họ tới quốc hội. Ông nói: “Tôi đã để ý thấy sự giận dữ trên những nét mặt của những người trẻ tuổi của chúng ta, và rõ ràng là một số người đã có những nỗi bất bình chính đáng.”

Các nghị sĩ phần lớn đã đổ lỗi cho các cuộc nổi loạn là do nạn thất nghiệp, hiện đang diễn ra tại các thành phố lên tới 80%, đặc biệt trong số thanh niên. Cựu chánh án và là Tỉnh Trưởng thành  phố Madang Arnold Amet nói rằng tình trạng đói nghèo, được tiếp sức bởi nạn thất nghiệp, đã dẫn tới “những mối bất bình thật sự.”

Quyền Thủ tướng, ông Puka Temu, đã xin lỗi về những cuộc tấn công này, khi nói rằng: “Trong khi Thủ tướng của chúng ta Michael Somare đang ở nước ngoài để cố gắng khuyến-dụ các nhà đầu tư tới nước ta, thì ở đây chúng ta có một nhúm những kẻ lưu manh và phần tử cơ hội chủ nghĩa đang hành động đúng là trái ngược.”

Ông Somare vào tuần trước đã tới Nhật Bản và vào tháng trước đã ở Trung Quốc.

Tờ nhật báo National – sở hữu bởi công ty gỗ của Malaysia Rimbunan Hijau – đã có bài xã luận viết: “Sự hiện diện áp đảo của người Á châu trong hầu hết các doanh nghiệp và họ đang  nắm quyền điều hành trong tất cả các khu trung tâm thương mại lớn trên khắp đất nước đã tạo nên một không khí bùng nổ cho các cuộc nổi loạn.

“Có một nhận thức cho rằng các quan chức chính phủ tham nhũng đã mở cửa cho  làn sóng nhập cư của quá nhiều người Á châu vào Guinea, mà nhiều người đó không có những giấy tờ hợp lệ.”

Rhona Nadile, quan chức có trách nhiệm cấp chiếu khán nhập cảnh, đã cho biết rằng những công nhân Trung Quốc được đưa vào nước này là để cho dự án nickel Ramu, họ được miễn trừ một đòi hỏi theo qui định  mà những người ngoại quốc khác đang làm việc ở PNG phải có là: phải nói được một trong ba thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Pidgin hoặc tiếng Motu.

Bà đã cho Phòng Thương mại Úc ở PNG biết rằng “chúng tôi tuân theo những hướng dẫn của chính phủ để cấp phát các giấy phép lao động.”

Hiệu đính: Trần Hoàng

—–

 

Lời bình của TH:

Nước Guinea diện tích hơn 462.000 km vuông, nằm ở một nữa phía Đông của Đảo Guinea, (phía tây của hòn đảo nầy thuộc về nước Indonesia). Guinea có dân số 6 triệu người.  18% dân chúng sống ở thành thị, và 82% sống ở miền quê.

Guinea bị 3 cường quốc chiếm làm thuộc địa. Đức chiếm 1884, Úc chiếm phần khác năm 1914, và còn thuộc quyền sở hữu của Anh.

Năm 1975, Úc tự ý trao trả độc lập cho Guinea mà dân Guinea không cần phải làm cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng gì hết.

Với quá trình lịch sử mới mẻ như vậy và hiến pháp mới được soạn thảo và ban hành năm 1976, nhưng luật pháp của người Guinea còn BIẾT đưa ra qui định lao động ngoại quốc muốn làm việc ở Guinea là phải biết nói tiếng Anh hoặc tiếng Guinea.

Guinea và Úc nằm cách nhau một eo biển, 70 km, và cách xa Trung Quốc 5000 km. Như thế, Guinea hoàn toàn không có tranh chấp biên giới hay lãnh hải với Trung Quốc và cũng không có một chút liên hệ lịch sử nào với TQ.

Vậy mà chỉ cần vài ba năm sau khi chính quyền Guinea bắt đầu cho các công ty quốc doanh người TQ vào khai thác hầm mỏ, thì dân chúng Guinea đã bắt đầu nổi dậy chống lại sự hiện diện của người Trung Quốc vì họ nhận ra rằng các cửa hàng bán thực phẩm, các nhà hàng ăn uống, và doanh nghiệp nhỏ người TQ đã lấn át và đè bẹp các doanh nghiệp nhỏ và vừa của người Guinea bản xứ.

Khi các công ty quốc doanh người TQ đầu tư vào Guinea vào 2000, họ mang theo người TQ  nhập cư vào Guinea bằng cả 2 con đường hợp pháp và bất hợp pháp. Khi các doanh nghiệp Trung Quốc mua chuộc được chính quyền trung ương, họ đem người TQ vào nhiều hơn nữa.

Ở Guinea, một vài năm đầu họ giả đóng vai làm công nhân và về sau họ dò xét tình hình, và rồi mua lại chủ các cửa hàng ăn uống ở các tỉnh thành hoặc mở các cửa hàng tạp hóa hay các doanh nghiệp nhỏ. Kế hoạch nầy lan rộng và nay thì người người TQ đã mở các trung tâm thương mại tại các 18 trong số 20 tỉnh và thành phố lớn của Guinea.

Giống như đã làm ở Phi Châu, chính quyền Trung Quốc đã cho Hoa kiều mượn tiền với  lãi suất rất thấp để người TQ mua nhà cửa, mua đất đai để làm doanh nghiệp và tìm cách ở lại các nước ngoài. Trong các cuộc phỏng vấn của các nhà báo ở Phi Châu của tờ báo Daily News, các doanh nghiệp người TQ còn rất trẻ, chưa tới 40 tuổi, đã cho biết họ đã mượn được hơn 1 triệu đô la để mua đất đai, xây nhà, mua nông cụ, và thuê người bản xứ trồng trọt ở Phi Châu. Họ cho biết rằng thủ tục mượn tiền của các Hoa kiều rất dễ dàng và đòi hỏi người mượn chỉ thỏa mãn một ít nhiệm vụ.

Nhiệm vụ của các doanh nghiệp Hoa kiều ở Phi Châu và Guinea là mua bán, khai thác và xuất khẩu các nguyên liệu thô về TQ; đối với các Hoa kiều thích làm nghề kinh doanh hàng hóa và nhà hàng thì họ mở cửa hàng tiêu thụ các hàng hóa của TQ bán qua các nước nầy. Không một doanh nghiệp nào của người bản xứ có thể cạnh tranh với doanh nghiệp của người TQ vì những mối dây liên hệ chặt chẻ về ngôn ngữ, về việc mua tận gốc và bán tận ngọn của họ.

Giờ đây, khi thỏa thuận làm ăn với các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc, Việt Nam đã có chính sách giống hệt như của chính phủ Guinea và của 20 trong số 46  nước ở Phi Châu: Cho dân chúng Trung Quốc di dân vào Việt Nam.

Các nhà trí thức và giới trẻ VN đang phản đối công khai và thành lập các diễn đàn trên mạng internet ngày càng nhiều để bày tỏ sự bất đồng quan điểm với chính quyền VN làm ăn với các doanh nghiệp quốc doanh của TQ.

Nếu chính sách của VN vẫn không thay đổi, một cuộc phản kháng của dân chúng VN đối với sự hiện diện của người Trung Quốc chắc chắn là điều không thể tránh khỏi. Khi cuộc phản kháng ấy bùng nổ, đó sẽ là một dịp để chính phủ TQ  can thiệp và bảo vệ người dân TQ của họ ở VN như họ đã từng lấy đó làm một trong những cái cớ để tấn công VN vào năm 1979.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Trung Quốc | Leave a Comment »

Hợp đồng 15/7/08 giữa Than Khoáng Sản và Chalieco TQ

Posted by adminbasam trên 21/05/2009

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

Trung Quốc đã ký một hợp đồng trị giá 460 triệu đô la ở Việt Nam

Phuong Hoa

(16:47 – 17/07/2008)

 

Vinacomin, hãng sản suất Than lớn nhất ở Viêt Nam, đã ký một hợp đồng với một công ty Trung Quốc để xây dựng một xí nghiệp sản suất Alumina trị giá 460 triệu đô la ở Cao Nguyên Trung Phần (Tây Nguyên), theo một thông báo của chính quyền Hà Nội.

Vào hôm chủ Nhật, Vinacomin đã ký một hợp đồng* với nhà thầu xây dựng Chalieco (China Aluminum International Engineering Company). Công ty Chalieco là một chi nhánh của Tập đoàn Chalco.

Theo hợp đồng nầy, Chalieco sẽ xây dựng một hãng sản suất Alumina trong thời hạn 2 năm, một lời loan báo đã được đưa ra vào tuần nầy cho biết thế.

Hãng alumina nầy, được dự tính làm ra 600.000 tấn alumina một năm, là một phần của khu công nghiệp liên hợp các nhà máy nhôm và bauxite ở cao nguyên Trung phần tỉnh Lâm Đồng, cách tp HCM 300 km về hướng Đông Bắc.

Vào năm 2006, Việt Nam đã bắt đầu xây dựng khu công nghiêp liên hợp Alumina và bauxite đầu tiên ở Tân Rai, nhưng vì thiếu tiền và thiếu điện đã buộc các nhà xây dựng hãng nầy ở Tân Rai không sản suất Nhôm trong khu công nghiệp liên hợp.

Công ty Chalieco là một chi nhánh của Tập đoàn Chalco, tập đoàn kim loại- không- chứa- chất- sắt lớn nhất của Trung Quốc.

Chalieco đã ký một đơn đặt hàng với tập đoàn Marubeni của Nhật, theo hợp đồng ấy hãng Nhật sẽ hổ trợ và cố vấn về các đề tài luật pháp và đại diện quyền sở hữu (cho hãng Chalieco) cho dự án nầy, sẽ hoàn tất vào năm 2010, Marubeni đã cho biết trong một thông báo hôm thứ Ba.

Vinacomin sẽ bắt đầu các cuộc thương lượng khác vào quý 4 (năm 2008) cho một hợp đồng khác để xây dựng một hãng sản suất Alumina tương tự như khu công nghiệp liên hợp ở tỉnh Lâm Đồng, hãng ở Nhân Cơ cũng sản suất 600.000 tấn Alumina một năm. Tổng Giám Đốc Vinacomin là ông Đoàn văn Kiểm đã được trích dẫn trong một văn bản của chính quyền cũng nói như vậy.

Mỏ bauxite của Việt Nam được đánh giá khoảng 5,6 tỉ đến 8.3 tỉ tấn, đứng hang thứ 3 của thế giới sau hai nước Guinea và Úc.

Bauxite là nguyên liệu được dùng cho việc sản suất alumina (oxit nhôm), một loại bột màu trắng dùng để sản suất nhôm.

Việt Nam đang cho biết là cần có 15,6 tỉ đô la để đầu tư vào các dự án tinh luyện alumina và bauxite từ đây cho đến năm 2025, để sử dụng nguồn tài nguyên quặng bô xít lộ thiên rất to lớn ở vành đai trồng cây café vùng Cao Nguyên Trung Phần.

Vào tháng 5, 2008, chính quyền Việt Nam đã cho biết họ sẽ chấp thuận cho công ty Alcoa của Mỹ làm chủ 40% một dự án tinh luyện alumina chính ở Cao Nguyên Trung Phần thuộc tỉnh Đắc Nông.

Nhôm, được dùng trong máy bay, vỏ nước ngọt, đã vượt kỷ lục vào tuần trước sau khi các công ty nấu nhôm của Trung Quốc, đứng hàng đầu thế giới, đã đồng ý cắt giảm mức sản suất vào khoảng 10% vào tháng 9-2008.

Tình trạng thiếu điện năng từ Trung Quốc cho tới Nam Phi đã và đang làm gia tăng những quan ngại rằng các hàng hóa tồn kho có thể bị giảm bớt đi khi các giá cả sản suất gia tăng. Hai tấn alumina làm ra một tấn nhôm.

Kế Hoạch của Công Ty Alcoa của Mỹ.

Công ty Alcoa, nhà sản suất nhôm đứng thứ 3 trên thế giới, có thế mua một phần trong một hãng luyện alumina 600.000 tấn ở Việt Nam, thông qua một hợp doanh với công ty Alumina, công ty Alcoa  đã cho biết như thế trong một thông báo ngày 24-6-2008.

Thông báo nầy cũng nói rằng: hãng Alcoa World Alumina and Chemicals, do công ty Alcoa làm chủ 60%, đang xem xét việc mua  một cổ phần trị giá 40% của hãng ở Nhân Cơ và một mỏ bauxite gần đó ở miền Nam Việt Nam.

Thông báo nầy còn cho biết nếu cuộc mua bán được tiến hành, hãng Than và khoáng Sản VN hay Vinacomin  sẽ làm chủ 51%, và 9% còn lại sẽ do các nhà đầu tư khác mua.

Chalco đã và đang tiến hành cuộc nghiên cứu  tính khả thi của mỏ để phát triển dự án bauxite ở Đắc Nông với tập đoàn Than và Khoáng Sản Việt Nam.

Người dịch Trần Hoàng

—-

 

*EPC = đây là một loại hợp đồng có nghĩa rất rộng và bao gồm nhiều nghĩa. Than và Khoáng Sản Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty Chalieco của Trung Quốc theo kiểu EPC.

Công ty Chalieco là công ty chuyên môn hóa việc thi hành những dự án lớn, làm từ các giai đoạn đầu, qua đến xây dựng hãng xưởng, và chạy thử vận hành máy móc vào thời gian đầu. Chalieco cũng cung cấp các vấn đề kỹ thuật cho các công ty điều hành hãng và bảo hành máy móc.

  1. Công ty Chalieco sẽ làm công tác điều tra mỏ từ đầu cho đến cuối công đoạn, xây dựng lắp đặt nhà máy, hãng xưởng, cho đến khi hoàn tất dự án, sản suất ra mẻ sản phẩm đầu tiên, và cung cấp bảo hành. Công ty Chalieco sẽ chịu trách nhiệm điều tra trử lượng quặng Bauxite, tính khả thi và sinh lợi của mỏ. Xây dựng hãng alumina, chạy thử các máy móc, sản suất ra alumina trong thời gian đầu và giao lại cho một công ty (chủ) khác chính thức điều hành (có thể là Than và Khoáng Sản VN).

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Trung Quốc | Leave a Comment »

Giá bán 1 tấn Alumina rẻ hơn giá vốn…

Posted by adminbasam trên 13/05/2009

Bài 1

Chalco Cắt giảm giá Alumina

(Shanghai Daily January 6, 2009)

 

Tập đoàn Chalco (hay Chinalco), nhà chế tạo lớn nhất về kim loại nhẹ của Trung Quốc, đã và đang cắt giảm giá bán của alumina  khoảng 23% để phản ảnh giá cả thị trường đang hạ thấp hơn nữa và nhu cầu tiêu thụ alumina sụt giảm.

Công ty nầy, thường được biết dưới tên là Chalco ( ở Việt Nam nó có tên là Chinalco), hiện đang chào hàng giá 1 tấn alumina là 293 đô la, sụt 88 Mỹ kim (so với giá trước đây là 381 vào tháng 11-2008), dựa theo một văn bản của công ty.

Các nhà buôn bán kim loại cho biết: Chalco vẫn còn bán giá cao so với các hãng tinh luyện alumina khác, các hãng nầy đang bán 1 tấn alumina khoảng 263 Mỹ kim.

(Trong khi đó, giá vốn làm ra 1 tấn alumina là 366 đô-410 đô – đọc bài 2, dưới bài nầy)

Việc giảm giá 38% là so với sự sụt giảm giá từ năm ngoái. Vào đầu năm 2008, giá bán của 1 tấn alumina là 615 đô la. Tới cuối năm, giá 1 tấn alumina của Chinalco đã xuống còn 381 Mỹ kim.

Các hợp đồng mua bán nhôm đã giảm xuống 36% so với năm 2008.

Khi mà nhu cầu của các hãng chế tạo xe hơi và các nhà xây dựng đã giảm xuống, buộc lòng các công ty sản suất cắt giảm các sản phẩm làm ra.

Kể từ tháng 11-2008 Chinalco đã và đang hạ giảm khả năng sản suất alumina hàng năm của họ khoảng 4,11 triệu tấn, hay bằng 38% của tổng số mức sản suất của công ty.

Trước đó, tháng 10-2008, Chinalco đã giảm sản suất 720.000 tấn aluminum (nhôm), hay 18%. Cần có khoảng 2 tấn alumina để làm ra được 1 tấn nhôm.

“Những cắt giảm sản suất nhôm đã và đang dẫn tới một sự cung cấp quá dư thừa alumina (oxit nhôm),” nhà phân tích thị trường chứng khoáng Oriental Securities ở Thượng Hải Shi Weiping cho biết. “Khi nào mà nền kinh tế chưa phục hồi, thì tình thế nầy sẽ vẫn còn tiếp tục và giá cả alumina có thể rớt xuống thấp hơn nữa.”

Nhưng một nhà nghiên cứu khác tại công ty quản lý tài chánh đặt bản doanh ở Thượng Hải cho biết: giá cả của Alumina rớt xuống có khả năng bị giới hạn vào năm nay bởi vì giá bán ra hiện nay gần bằng giá vốn ( giá thành làm ra 1 tấn alumina là 366 đô tới 410 đô la)

 (Đoạn cuối của bài báo này nói về các kim loại khác như đồng, zinc, nickel…vì không liên quan tới alumina nên đoạn nầy người dịch thấy không cần thiết để dịch ra tiếng Việt)

 

Lời bình: Có hợp lý hay không?

*Giá vốn làm ra 1 tấn alumina là 366-410 đô

*Giá bán 1 tấn alumina 293 đô (hiện nay), các công ty China tư nhân khác bán 271 đô  1 tấn alumina.

*Như vậy, Chinalco hiện đang bán lỗ 1 tấn alumina vào khoảng 73- 117 đô

*Vậy, tại sao Chinalco qua VN hùn vốn với VN, xúi khai thác bauxite, luyện Alumina và họ sẽ mua lại?

VN mỗi năm cần 71.000 tấn nhôm, giá 1 tấn là 1000 đô. Như vậy chỉ bỏ tiền ra khoảng 71 triệu đô la mua nhôm của nước nào cũng được. VN đâu cần thiết phải ký hợp đồng mua máy móc trị giá 5 tỉ đô la của  Nhật (hãng Marubeni, ký hợp đồng với Than Khoáng Sản TKV, Chinalco, Chinaeko vào ngày 14/7/2008 tại Hà Nội) để nung nóng Bauxite lên nhiệt độ 147 độ và rữa bauxite bằng Sút (NaOH) để tách Alumina ra khỏi quặng bô xít?  rồi luyện ra nhôm?

*Khai thác alumina bán cho TQ, Việt Nam phải mượn tiền đầu tư (trả tiền lời) để xây đường xe lửa  chở alumina từ Đắc Nông ra biển, và xây hải cảng ở Bình Thuận để TQ vận chuyển alumina về TQ.

Việt nam khai mỏ bauxite chung với TQ, sau khi làm ra Alumina, hoặc là phải trả công hoặc là phải chia lại alumina theo phần hùn với TQ;  có thể là 30/70 hay 40/60. Nếu gặp lúc giá Alumina lên cao nhất, thì VN bán 1 tấn lời được dưới 200 đô. (Chưa kể tiền đầu tư đường sắt, hải cảng, thiệt hại môi trường).

Riêng hiện nay, theo thị trường, giá 1 tấn Alumina bán ra là 271- 293 đô, trong khi giá vốn làm ra bô xít theo hãng Chinalco là 366 đô-410 đô.  Nghĩa là bán lỗ từ 73 đô đến 117 đô.

Thêm vào đó,  khi có alumina, VN chỉ có khả năng bán alumina cho  TQ mà thôi và giá mua vào là do Chinalco quyết định (công ty nầy chuyên về mua bán và sản suất alumina và hiện đứng thứ nhì thế giới)

*Giá bán 1 tấn alumina cả lời lẫn vốn là 615 đô lúc cao giá nhất và giá bán hiện nay là 293 đô.

*Giá vốn làm ra 1 tấn alumina là 366 -410 đô, theo Chinalco

Chalco hiện nay đang bán lỗ alumina. Giá bán ra của 1 tấn Alumina còn thấp hơn giá vốn làm ra từ 73-117 đô

Tại sao VN cần phải đầu tư 15 tỉ đô la cho chuyện khai thác Bô Xít?

Chẳng lẻ câu châm ngôn của nền kinh tế định hướng XHCN: “Có hợp đồng, là có Ăn” đang được ứng dụng vào alumina?

*Giá 1 tấn cafe Robusta còn sống (chưa rang) là 1066 đô (2005, grade 2)

VN sản suất 750.000 – 870.000 tấn cafe 1 năm (2005)

http://www.intellasia.net/news/articles/agriculture/32403.shtml

http://www.intellasia.net/news/articles/agriculture/27379_printer.shtml

————
 

Bài 2

Giá bán Alumina của Trung Quốc còn thấp hơn giá thành làm ra

Alumina

Ngày 7-1-2009

Vào chủ nhật vừa qua, Chalco, nhà sản suất hàng đầu của China, cắt giảm giá cả alumina một lần nữa xuống còn 293 đô la mỗi tấn, giảm 52% từ giá cao nhất là 615 đô la mỗi tấn vào năm ngoái 2008.

Hiện nay, các hãng của tư nhân sản suất alumina còn giảm giá bán ra thấp hơn nữa, vào khoảng 271 đô la/ 1 tấn.

Hiện tại, khi giá cả alumina (oxit nhôm) hạ xuống thấp hơn giá vốn sản suất làm ra alumina, thì có rất ít việc mua bán diễn ra trên thị trường, theo một nguồn tin từ thị trường cho biết.

Các hãng nhôm của Trung Quốc đang dự báo thời tiết “mùa đông này rất lạnh” vì sự sụt giảm về nhu cầu và hạ thấp giá cả trong cả hai thị trường nhôm ở trong nước và thế giới.

“Alumina của Trung Quốc hiện vẫn còn đang bị cung cấp quá độ. Nếu mức nhu cầu về alumina tiếp tục sụt giảm, giá cả có thể rớt xuống nữa,”

Nhà phân tích thị trường Oriental Securities (Thượng  Hải) Shi Weiping cho biết.

Nhưng một nhà nghiên cứu của một công ty chứng khoán đã ghi nhận rằng: vì các giá thành sản xuất dành cho alumina trung bình giữa 366 đô la tới 410 đô la mỗi 1 tấn, giá cả của alumina  chẳng còn chỗ nào để rớt xuống nữa.

Do nhu cầu giảm và sự tích trữ hàng quá nhiều trong kho, giá alumina ở Trung Quốc đã và đang giảm kể từ tháng 6-2008. Công ty quốc doanh Chalco cắt giảm giá alumina 4 lần trong 6 tháng cuối  năm 2008.

Cắt giảm giá alumina từ 615 xuống 513 đô/ 1 tấn vào ngày 3-6; và

từ 513 đô la xuống còn 469 đô mỗi tấn vào ngày 1 tháng 8; và

từ 469 đô la xuống 425 đô vào ngày 1 tháng 10; và từ

425 đô la xuống còn 381 đô la một tấn vào ngày 10-11-2008.

(Và ngày 9-1-2009, giá alumina giảm từ 381 đô xuống còn 293 đô/ 1 tấn.)

(giá vốn tại Trung Quốc làm ra 1 tấn alumina là 366 – 410 đô)

Vào đầu tháng 11-2008, công ty nhôm Chalco loan báo giảm hoặc ngưng việc sản suất ở trong các tỉnh Shandong, Hena, Liaoning, và Nội Mông Cổ khoảng 720.000 tấn, hay vào khoảng 18% tổng mức sản suất của công ty.

 

Giá chuyển đổi ngoại tệ giữa tiền đô Mỹ và tiền Yuan (nhân dân tệ) không thay đổi từ năm 2008 đến nay. Các bạn vào  website dưới đây để tính  giá chuyển đổi ngoại tệ tính theo thời giá (giây, phút):
http://www.xe.com/
cần nhớ CNY = China Yuan = nhân dân tệ; và   USD = Mỹ kim
các bạn gõ số 4200, nhấp chuột vào CNY và USD, nhấp  chuột ở chữ GO
4200    CNY    USD   615
(Tỉ giá chuyển đổi ngoại tệ(exchange rate) giữa tiền đô và tiền TQ  từ tháng 1-2009 và cho đến hiện nay giá cả hầu như vẫn không thay đổi)
4200 yuan = 615 đô la Mỹ
3500 yuan = 513 đô la
2900 yuan = 469 đô
2800 yuan = 410 đô la
2600 yuan = 381 đô la
2500 yuan = 366 đô la
2000 yuan = 293 đô la

nguồn:

http://www.china.org.cn/business/2009-01/06/content_17064179.htm

————–


Alumina price cut again by Chalco

The Aluminum Corp of China Ltd, the nation’s largest maker of the light metal, has cut its alumina price by 23 percent to reflect lower market prices and weak demand.

The company, commonly known as Chalco, is now offering spot alumina at 2,000 yuan (US$293) a ton, down 600 yuan, according to a company statement.

Chalco still fetches a price premium over other alumina refiners, who sell for around 1,800 yuan a ton, traders said.

The cut was on top of a 38-percent price reduction last year, during which Chalco’s prices were lowered to the year-end 2,600 yuan from 4,200 yuan at the beginning of 2008. Aluminum futures tumbled 36 percent last year as demand from car makers and builders declined, forcing companies to cut output.

Chalco has reduced its annual alumina capacity by 4.11 million tons, or 38 percent of its total, since November, after reducing 720,000 tons of aluminum capacity, or 18 percent, from October. About two tons of alumina are needed to make one ton of aluminum.

“Aluminum production cuts have led to an oversupply of alumina,” said Oriental Securities analyst Shi Weiping. “As long as the economy doesn’t rebound, the situation will continue and alumina prices may drop further.”

But another researcher at a Shanghai-based fund management company said further alumina price falls may be limited this year because prices are now close to costs.

Other analysts said more aluminum output cuts may be unlikely because of lower costs for alumina and power, and after the State Reserves Bureau’s purchase of 290,000 tons of aluminum from domestic smelters.

Meanwhile, China’s top nickel producer, Jinchuan Group, said it expects to expand output by nearly 20 percent to 125,000 tons this year as it seeks to lower average operating costs and expand its scale amid a slowing economy. It has also raised prices for refined nickel by 6 percent.

Aluminum futures closed up 4.5 percent yesterday in Shanghai, while copper and zinc jumped the daily limit of 6 percent, chasing sharp gains on the London Metal Exchange on Friday. Nickel, which is not traded in Shanghai, was down almost 5 percent yesterday in London after Jinchuan’s news.

(Shanghai Daily January 6, 2009)

http://www.articlesbase.com/international-business-articles/chinas-alumina-prices-fall-below-costs-713239.html

———–


China’s alumina prices fall below costs

Editor:   From: chinamining   Click?52   Date: 2009-01-07 09:53:58
Chalco, China’s top aluminum producer, cut its alumina spot price again last Sunday to 2,000 yuan per ton, down 52 percent from last year’s highest point of 4,200 yuan per ton.

Currently, Chinese private alumina enterprises charged even lower, about 1,850 yuan per ton.

When the alumina price has fallen below production costs, very few deals are concluded on the market, said a market source.

China’s aluminum enterprises are weathering the cold winter due to the demand shrinkage and price slump on both Chinese and global aluminum markets.

“China’s(cnmining) alumina is still oversupplied. If the demand continues weakening, the price may drop again,” said analyst Shi Weiping with Oriental Securities.

But a researcher with a fund company noted that since the production costs for alumina averages between 2,500 yuan to 2,800 yuan per ton, there isn’t much space for further drop in alumina price.

On soft demand and overstocking, alumina price in China has been decreasing since June 2008. Chalco cut alumina price for four times in the second half of 2008, that is, from 4,200 yuan to 3,500 yuan per ton on June 3; from 3,500 yuan to 3,200 yuan per ton on August 1; from 3,200 yuan to 2,900 yuan per ton on October 1; and from 2,900 yuan to 2,600 yuan per ton on November 10.

In early November, Chalco announced to reduce or halt production in provinces of Shandong, Henan, Liaoning and Inner Mongolia by a combined annual capacity of 720,000 tons, or about 18 percent of its total production capacity.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Kinh tế Việt Nam | Leave a Comment »

Trận chiến mới dành cho nhà quân sự lão luyện của VN

Posted by adminbasam trên 08/05/2009

ALJAZEERA.NET

Trận chiến mới dành cho nhà quân sự lão luyện của Việt Nam

Tom Fawthrop từ Hà Nội

Thứ Sáu, ngày 8-7-2009

 

Năm mươi lăm năm sau ngày vạch ra kế hoạch và chỉ huy trận đánh mang lại chiến thắng quân sự và dẫn đến sự cáo chung cho chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương, vị Đại tướng lừng danh của Việt Nam Võ Nguyên Giáp  vẫn còn đang chiến đấu.

Bằng lời khuyên thay vì súng đạn, trận chiến mới đây nhất của ông cụ 98 tuổi này  là cứu lấy môi trường và “kẻ thù” của ông là việc khai mỏ bauxite.

Trong việc tìm kiếm dành cho công cuộc phát triển kinh tế mau chóng, chính phủ Việt Nam đã cam kết khai thác mỏ bauxite ước tính 5,3 tỉ tấn, thứ quặng chủ yếu trong thành phần của nhôm, mà hầu hết loại quặng nầy được xác định nằm ở tỉnh Đắc Nông thuộc Cao nguyên Trung phần.

Tướng Giáp, người đã chỉ huy trận chiến thắng quân đội Pháp mang tính chất lịch sử tại Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954, đã và đang kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy dừng những kế hoạch đó lại, ông viện dẫn việc khai mỏ sẽ gây nên sự tổn hại tới môi trường, hủy hoại đời sống những người thuộc dân tộc thiểu số, và về một mối đe doạ tới an ninh quốc gia.

Con người từng lãnh đạo quân đội Bắc Việt Nam chống lại Hoa Kỳ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam đã viết hai bức thư ngỏ – bức mới đây nhất là ngay trong tháng trước – để phản đối các kế hoạch khai thác bauxite của chính phủ, và lập trường của ông dường như đang có tác dụng khích lệ những người khác.

Trong một biểu hiện của sự phản đối công khai hiếm có tại một quốc gia cộng sản độc đảng, 135 trí thức và nhà khoa học đã ký vào một bản kiến nghị được gửi tới chủ tịch quốc hội tại Hà Nội.

Họ đã kêu gọi chính phủ hãy dừng khai thác những dự án bauxite mới tại Tây Nguyên cho tới khi có một cuộc điều tra thích đáng về tác động tới môi trường được hoàn tất.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gọi việc khai thác bauxite là “một chính sách lớn của đảng và nhà nước” và nói rằng các dự án này sẽ được tiếp tục thực hiện trong khi vấn đề môi trường vẫn được quan tâm.

Thế nhưng theo Giáo sư Võ Quý, một trong những nhà hoạt động môi trường hàng đầu của nước này, thì “sự thiệt hại môi trường sẽ vượt quá xa giá trị của bất cứ những lợi lộc nào về mặt kinh tế”.

“Tôi ủng hộ việc phát triển kinh tế, nhưng không ủng hộ các kế hoạch khai thác bauxite,” ông đã nói với tờ Al Jazeera như vậy, và thêm rằng Tây Nguyên là một “vùng đất có vẻ đẹp mê hồn với tiềm năng du lịch-kinh tế và là một khu vực sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả cao”.

 Những mối lo về chất thải

Quá trình tinh lọc bauxite sẽ thải ra hàng ngàn tấn chất thải độc hại được biết đến như là “bùn đỏ”, theo ông Quý và các chuyên gia khác cho biết.

Các nhà hoạt động về lĩnh vực môi trường đang còn mới mẻ ở Việt Nam lo ngại thứ cặn độc hại có thể đầu độc các dòng sông chảy vào những khu vực tập trung đông dân cư, bao gồm vùng Châu thổ sông Mekong đầy sinh lực ở miền nam – xứ sở của những trang trại nuôi cá và một số vùng sản xuất lúa gạo có năng suất cao nhất của Việt Nam.

Trong những bức thư của mình, tướng Giáp đã kêu gọi các nhà khoa học, các nhà quản lý và hoạt động xã hội hãy “đề xuất với đảng và nhà nước để có một chính sách đúng đắn cho các dự án bauxite tại Tây Nguyên”.

“Đó cũng là quan điểm của tôi rằng chúng ta không nên khai thác bauxite. Việc khai thác sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường, xã hội và quốc phòng,” ông viết.

Vị đại tướng cũng viện dẫn tới bản báo cáo từ những năm 1980 đã cảnh báo chính phủ rằng khai thác bauxite tại khu vực này “sẽ gây tàn phá môi trường, thiệt hại lâu dài về môi sinh, không chỉ thiệt hại cho những cư dân địa phương, mà còn hủy hoại cuộc sống và môi trường của những người dân sống tại vùng đồng bằng phía nam của các tỉnh miền trung phần nầy.”

Hợp đồng đã được ký

Bất chấp áp lực của vị tướng, chính phủ đã đi tới và ký kết một hợp đồng với một công ty con của tập đoàn nhôm Chinalco của Trung Quốc để khai thác bauxite tại vùng cao nguyên này.

Song họ đã tổ chức một cuộc hội thảo hai ngày tại Hà Nội vào tháng trước dành cho các nhà khoa học để thảo luận về cách thức giảm thiểu sự tổn hại tới môi trường từ việc khai thác bauxite.

Và họ nói rằng dự án bauxite với Trung Quốc sẽ được giảm bớt về quy mô, với những hạn chế được đặt ra về số lượng công nhân Trung Quốc.

Những người chỉ trích (dự án khai thác mỏ bauxite) đã than phiền rằng việc có hàng ngàn công nhân khai mỏ người Trung Quốc tại vùng Tây Nguyên có tính chiến lược là một mối đe doạ về an ninh không thể chấp nhận được, căn cứ vào lịch sử xung đột dài lâu của Việt Nam với người láng giềng phương bắc của mình.

Nguyễn Thiện, một nhà văn Việt Nam nói rằng dự án này “là không hợp lý và thiếu khôn ngoan mà nhiều người dân đang nghi ngờ rằng nó là một phần của một thỏa thuận bí mật giữa Việt Nam và Trung Quốc với những ẩn ý mang tính chiến lược.”

Còn những người khác thì nói rằng việc khai thác bauxite thậm chí không thể đứng vững được về phương diện tính toán thương mại bởi nó đòi hỏi rất nhiều nước và điện năng – những điều kiện thường xuyên bị thiếu thốn ở Việt Nam.

Giáo sư Đào Công Tiến, một cựu hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, thì nói rằng việc khai thác này có khả năng sẽ dẫn tới một tình trạng khan hiếm nước là thứ cần thiết ghê gớm cho những nhà sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên.

Nguyễn Hữu Ninh, một người giành được Giải Nobel Hòa bình (2007) cho những công trình của mình về biến đổi khí hậu, đã đặt nghi vấn rằng liệu các dự án bauxite có đem lại ích lợi cho quốc gia này hay không.

“Thật không khôn ngoan trong một dự án mà nó lại không đem tới những ích lợi cho người dân trong nước,” ông nói.

Thế nhưng bất chấp những mối nghi ngờ và những phản đối, chính phủ đã tuyên bố rằng dự án bauxite sẽ được tiếp tục.

Đối với ông Giáp, vị đại tướng từng chiến thắng trong những cuộc chiến chống lại người Pháp, và sau đó là quân đội Mỹ, trận chiến để bảo vệ những cánh rừng và các dòng sông của Tây Nguyên thoát khỏi  những cuộc xâm lấn về kinh tế của người Trung Quốc chắc có lẽ là trận chiến khó khăn nhất của ông từ xưa đến nay.

 

Lời bình của Trần Hoàng:

Trích: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gọi việc khai thác bauxite là “một chính sách lớn của đảng và nhà nước” và nói rằng các dự án này sẽ được tiếp tục thực hiện trong khi vấn đề môi trường vẫn được quan tâm.

Ha ha quả là một câu nói biểu hiện vị thế của Đảng trước quốc hội cũng như người dân tới độ nào (bài báo nầy gợi lên cho độc giả điều đó). Bên cạnh ấy, lời phát biểu ở trên cho thấy chính phủ VN có lối làm việc ngược đời. Bởi vì ngay cả một học sinh lớp 11, 12 cũng biết rằng: việc nghiên cứu về môi trường luôn luôn phải được điều tra và thực hiện trước bởi hảng khai thác mỏ, các cơ quan mội trường, các tổ chức môi trường, của các bộ, cơ quan khác… sau đó mới đem ra bàn tính, cân nhắc lợi hại, biểu quyết rồi mới quyết định tiến hành việc khai thác mỏ hay không.

Theo đó, hãng khai thác mỏ phải bỏ thời gian tối thiểu 2-3 năm điều tra và nghiên cứu xem việc khai mỏ ấy có ảnh hưởng đến vấn đề môi trường hay không? ảnh hưởng cụ thể như thế nào? giải quyết ra sao nếu việc ô nhiễm xảy ra trong thời gian khai thác, sau thời gian khai thác 5, 10, 20 năm? Trách nhiệm tiền bạc bồi thường nếu việc ô nhiễm môi trường xảy ra, và giải quyết bằng cách nào?

Cùng lúc ấy, các cơ quan môi trường của địa phương và của cả nước, cùng các bộ liên hệ cũng phải tự điều tra và có nghiên cứu riêng để báo cáo về tác động và ảnh hưởng của của việc khai mỏ lên môi trường sống của con người, của động vật hoang dã, của thực vật, ảnh hưởng ra sao đến sông, suối, mạch nước ngầm, nguồn cung cấp nước, các vụ mùa trồng trọt quanh vùng, và ảnh hưởng lên dân chúng sống chúng quanh khu mỏ.

Báo chí dự phần rất quan trọng để phổ biến các cuộc điều tra về môi trường, ích lợi của việc khai mỏ, tự điều tra và nghiên cứu thêm, đối chiếu với các trường hợp khai thác mỏ ở các nước khác và có quan điểm của riêng họ.

Tất cả các điều tra của mọi cơ quan đều phải trình ra quốc hội các dân biểu đọc trong một thời gian 2-4 tháng; trong thời gian nầy, họ sẽ tự điều tra và tìm hiểu thêm về vấn đề nầy. Sau cùng quốc hội sẽ đưa vấn đề nầy ra, nghe các bên trình bầy, chất vấn và sau cùng sẽ biểu quyết.

Việc khai mỏ, việc xây một nhà máy điện hạt nhân, việc phát triển một dự án lớn… cũng phải đi theo đúng tiến trình nầy.

Đi trật tiến trình nầy chắc chắn là gây nên một thảm họa mà không thể nào sửa chửa và phục hồi được (chưa nói tới vấn đề chính trị và xã hội khi người TQ xâm nhập quá sâu vào kinh tế, xã hội, và các khu vực quan trọng ở Tây nguyên)

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Kinh tế Việt Nam | Leave a Comment »

Những Người chỉ trích về vụ Bauxite

Posted by adminbasam trên 24/04/2009

Economist.com

Những Người chỉ trích về vụ Bauxite

Từ bản báo giấy của tờ The Economist

Ngày 23-4-2009

 

Chính phủ đặt tăng trưởng kinh tế lên trên không khí bài ngoại và giữ cho môi trường xanh trong lành.

Trong một quốc gia độc đảng nơi mà dân chúng thường bị bỏ tù vì chỉ trích chính sách của chính quyền, việc nói thẳng ý kiến của mình là hiếm có đối với mọi người ngoại trừ những người dũng cảm nhất hoặc là kẻ điên rồ.

Thế nhưng một kế hoạch của chính phủ cho phép một công ty Trung Quốc bắt đầu khai thác một trong những nguồn dự trữ bauxite to lớn nằm dưới lòng đất vùng Cao nguyên Trung phần vốn phủ đầy cây cối xanh tươi đã kích động một làn sóng phản ứng dữ dội chưa từng thấy từ một đội ngũ những người chỉ trích mà không ai ngờ tới. Những người ấy bao gồm vị anh hùng thời chiến ở tuổi gần một trăm, tướng Võ Nguyên Giáp, một nhà sư bất đồng chính kiến Thích Quảng Độ, và một số lượng đông đảo các nhà khoa học ưu tú và những nhân vật tranh đấu cho môi trường hàng đầu.

Việt Nam được may mắn với những nguồn dự trữ bauxite lớn thứ ba thế giới, nguyên liệu để sản xuất ra nhôm, và chính quyền cộng sản cương quyết muốn thu hoạch những nguồn lợi này.

Theo một kế hoạch mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gọi là “một chính sách lớn của đảng và nhà nước”, chính phủ đang tìm cách thu hút 15 tỉ đô la hoặc hơn nữa từ nguồn đầu tư để phát triển việc khai thác bauxite và các dự án luyện nhôm vào năm 2025. Họ đã ký một hợp đồng với một công ty con của hãng Chinalco, (một công ty khai thác mỏ do chính quyền Trung Quốc làm chủ), để xây dựng một khu mỏ và đã thỏa thuận với Alcoa, một tập đoàn nhôm lớn của Mỹ, để thực hiện một nghiên cứu khả thi cho một khu mỏ khác nữa.

Những người chỉ trích nói rằng sự có mặt của hoạt động khai mỏ bauxite với quy mô lớn trong một khu vực mà hiện thời đang trồng cà phê và những loại cây công nông nghiệp khác có thể gây nên những thiệt hại không thể cứu chữa được cho môi trường và từ việc di dân các sắc dân thiểu số là những người vẫn sống trên vùng Tây Nguyên. Bauxite thường được khai thác từ những khu mỏ lộ thiên, để lại những vết sẹo lớn trên mặt đất. Quy trình xử lý tinh chế cũng sản sinh ra một thứ “bùn đỏ” độc hại, loại bùn nầy có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng nếu như nó thấm chảy xuống các sông suối trong vùng.

Như vậy vẫn là chưa đủ, sự dính líu của một công ty Trung Quốc tại một dự án gây nhiều tranh cãi như thế đã khơi dậy tình cảm chống Trung Quốc âm ỉ tại Việt Nam, đất nước nầy đã từng bị thuộc địa hóa bởi người láng giềng lớn hơn trong suốt 1.000 năm và đã đánh nhau một trấn chiến ngắn ngủi nhưng đẩm máu vào năm 1979.

Ông Thích Quảng Độ, một nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đã quả quyết rằng Việt Nam hiện đang “bị mối đe doạ xâm lược” bởi vì “những làng xóm có toàn công nhân Trung Quốc đã mọc lên như nấm trên vùng cao nguyên, và 10.000 người định cư Trung Quốc sẽ đến trong năm tới.”

Những nhận xét của ông đã được lặp lại bởi đội quân của các blogger đầy nhiệt tình ở Việt Nam, và một nhóm chống lại việc khai thác bauxite đã thiết lập một trang Facebook, một trang web mạng xã hội phổ biến, thu hút gần 700 thành viên. Có vẻ như các blogger Trung Quốc không phải là lực lượng duy nhất phải viện đến tinh thần bài ngoại cháy bỏng. Và mặc dù không nghi ngờ là có nhiều thái độ chống đối được lôi cuốn bởi tình cảm đó, song cũng có những mối quan ngại thật sự về những bản thành tích môi trường tồi tệ của nhiều công ty khai mỏ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, dù cho có động cơ nào đi nữa, thì chính phủ Việt Nam cũng đang lo lắng về những chỉ trích công khai đối với Trung Quốc. Mới đây họ đã đình bản một tờ bán nguyệt san có tên là Du Lịch trong ba tháng do đã cho đăng một loạt bài báo về những tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước *. Lời giải thích cho biết rằng Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam cũng vẫn tồn tại một mức thâm hụt thương mại lớn với người láng giềng của họ và đã và đang thúc giục chính phủ Trung Quốc đầu tư hơn nữa vào nước mình để bù lại những thiếu hụt.

Với việc sút giảm 40% đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quý đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm ngoái – và tình trạng thiếu tiền mặt của đa số các quốc gia giàu có – giờ đây Việt Nam cần tiền của Trung Quốc hơn bao giờ hết.

Nỗi tủi nhục, chán nản của nhóm người vận động chống Trung Quốc gia tăng nhiều nhất khi Thủ tướng Dũng đã bỏ ra một tuần trong tháng 4 để thực hiện chuyến công du Trung Quốc, cố gắng khua chiêng gõ mõ [to drum up] cho hoạt động đầu tư và hứa hẹn tạo mọi sự dễ dàng hơn cho các công ty Trung Quốc hoạt động tại đất nước ông.

Tiếp theo sau một cuộc họp mặt với thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, ông Dũng nói rằng hai nước sẽ phấn đấu mở rộng mâu dịch song phương từ 20 tỉ đô la Mỹ năm 2008 lên 25 tỉ năm 2010 và cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề bất cân bằng về thương mại. (năm 2008, Trung quốc bán hàng qua VN gần 20 tỉ đô la, nhưng VN chỉ bán hàng hóa qua TQ chưa tới 1 tỉ– lời người dịch) .

Ông Hoàng Trung Hải, một phó thủ tướng, mới đây đã tuyên bố trong một cuộc họp báo với các nhà khoa học đang quan ngại về tình trạng phá huỷ môi trường rằng Việt Nam sẽ không theo đuổi kế hoạch khai mỏ “với bất cứ giá nào”. Thế nhưng thực tế cho thấy rằng trong thời buổi kinh tế túng quẫn, những kẻ đi ăn mày không thể là những kẻ có quyền lựa chọn **.

* Xem ”Báo Du lịch bị đình bản(BBC)“.

** Mời xem thêm 11 bài trên Bô-xít Tây Nguyên – mục Chủ đề

—-

Economist.com

Bauxite bashers

Apr 23rd 2009


From The Economist print edition

The government chooses economic growth over xenophobia and greenery

IN A one-party state where people are routinely jailed for criticising government policy, it is rare for all but the most brave or foolhardy to speak out. But a government plan to allow a Chinese company to start mining some of the massive reserves of bauxite lying beneath Vietnam’s verdant Central Highlands has provoked an unprecedented backlash from an unlikely assortment of critics. They include a nonagenarian war-hero, Vo Nguyen Giap, a dissident monk, Thich Quang Do, and a slew of leading scientists and environmental campaigners.

Vietnam is blessed with the world’s third-largest reserves of bauxite, the raw material for aluminium, and the communist government is keen to reap the benefits. Under a plan that the prime minister, Nguyen Tan Dung, has called “a major policy of the party and the state”, the government is seeking to attract $15 billion or more of investment to develop bauxite mining and aluminium refining projects by 2025. It has already signed a contract with a subsidiary of Chinalco, a state-owned Chinese mining group, to build one mine and agreed with Alcoa, an American aluminium giant, to carry out a feasibility study for another.

Critics say the arrival of large-scale bauxite mining in a region that currently grows coffee and other crops could cause irreparable damage to the environment and displace the ethnic-minority groups who inhabit the Central Highlands. Bauxite is usually extracted through open-cast mines, which leave vast scars on the landscape. The process by which it is refined also produces a toxic “red sludge”, which can cause serious pollution if it washes into streams and rivers.

As if that were not enough, the involvement of a Chinese company in such a controversial project has rekindled latent anti-Chinese sentiment in Vietnam, which was colonised by its larger neighbour for 1,000 years and fought a short but bloody war against it in 1979. Thich Quang Do, the leader of the outlawed Unified Buddhist Church, claims that Vietnam is “under threat of invasion” because “ whole villages of Chinese workers have mushroomed on the plateau, and 10,000 Chinese settlers are expected in the coming year.” His comments have been echoed by Vietnam’s enthusiastic army of bloggers, and an anti-bauxite-mining group set up on Facebook, a popular social-networking website, has attracted nearly 700 members. Chinese bloggers are not, it seems, the only ones to resort to inflame d xenophobia. And though much of the opposition is no doubt driven by that feeling, there are also genuine concerns about the lousy environmental records of many Chinese mining companies.

Whatever the motive, however, the Vietnamese government is nervous about public criticism of China. It recently banned a bi-weekly newspaper called Du lich (Tourism) for three months for running a series of articles about territorial disputes between the two countries. The explanation is that China is Vietnam’s biggest trading partner. Vietnam also runs a massive trade deficit with its neighbour and has been pushing China’s government to invest more in the country to offset the deficit. With foreign direct investment 40% lower in the first quarter of 2009 than it was a year before—and most rich nations short of cash—Vietnam needs Chinese money now more than ever.

Much to the chagrin of the anti-China lobby, Mr Dung, the prime minister, spent a week this month touring China, trying to drum up investment and pledging to make it easier for Chinese companies to operate in his country. Following a meeting with China’s prime minister, Wen Jiabao, Mr Dung said that the two countries would strive to expand bilateral trade from $20 billion in 2008 to $25 billion by 2010 and try to tackle the trade imbalance.

Hoang Trung Hai, a deputy prime minister, recently told a conference of scientists concerned about environmental damage that Vietnam will not pursue the bauxite mining plan “at any cost”. But the reality is that in straitened economic time s, beggars cannot be choosers.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Môi trường, Quan hệ Việt-Trung, Tham nhũng | Leave a Comment »

Các kế hoạch khai mỏ của Trung Quốc ở Việt Nam …

Posted by adminbasam trên 20/04/2009

ASIAONENEWS

Các kế hoạch khai mỏ của Trung Quốc ở Việt Nam châm ngòi cho những chỉ trích hiếm thấy

Hãng thông tấn Pháp AFP

Ngày 20-4-2009

 

HÀ NỘI, ngày 19-4-2009 (AFP) – Kế hoạch cho phép một công ty của Trung Quốc xây dựng một khu mỏ bauxite (alumin) ở Việt Nam đã kích động một làn sóng phản đối hiếm có của công chúng xuất phát từ những người chỉ trích cho rằng sự thiệt hại về môi trường và xã hội sẽ nặng nề hơn nhiều so với bất cứ lợi ích kinh tế nào.

Một số người thậm chí lo sợ bản kế hoạch nầy, (vốn đã được đồng ý trước bởi các nhà lãnh đạo của hai quốc gia cộng sản mà không có sự đối thoại rộng rãi hơn), rốt cục có thể mang hàm ý về sự chiếm đoạt trên thực tế của Bắc Kinh tại một khu vực có ý nghĩa chiến lược của Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam đánh giá trữ lượng bauxite của nước này là 5,5 tỉ tấn – một sự lôi cuốn to lớn đối với các hãng khổng lồ trong ngành khai mỏ của  thế giới.

Năm 2007 hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã phê chuẩn một kế hoạch cho hai hoạt động khai mỏ lớn được vận hành bởi Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) tại vùng Cao nguyên Trung phần.

Một công ty con của hãng sản xuất nhôm Trung Quốc Chinalco đã được chấp thuận thực hiện một hợp đồng xây dựng một khu mỏ, trong khi công ty nhôm của Hoa Kỳ Alcoa hợp tác với Vinacomin khảo sát tiền khả thi một khu mỏ thứ hai.

Nhưng trong một quốc gia đang nhớ lại một cách cay đắng  1000 năm chiếm đóng của người Trung Quốc – và gần đây hơn là một cuộc chiến tranh biên giới chớp nhoáng năm 1979 – thì bất cứ sự hiện diện nào của người láng giềng khổng lồ của Việt Nam trên vùng đất của họ đều cũng được hiểu như là một sự nguy hiểm.

Nhà văn Nguyên Ngọc, mà tác phẩm văn học của ông tập trung vào vùng Cao nguyên Trung Phần và người dân ở đây, nói rằng đã có một nguy cơ lâu dài hơn của việc nhìn thấy miền đất nầy bị “Hán hóa.

Ông Ngọc nói: “Tây Nguyên tạo thành một vị trí chiến lược đối với toàn bộ phía nam Đông Dương,” ông cũng tuyên bố rằng các công ty Trung Quốc đã lợi dụng khai thác bô-xít ở vùng biên giới với Lào.

“Trung Quốc nói rằng ai làm chủ được Tây Nguyên thì sẽ làm chủ được nam Đông Dương.”

Trong khi dự án bauxite lộ ra những vần đề về “tài chính, kinh tế và xã hội,” ông cho rằng câu hỏi quan trọng nhất là về an ninh và độc lập.

Trong một quốc gia độc đảng nơi mà sự phản kháng của công chúng là hiếm có, thì các nhà khoa học, giới trí thức và các cựu chiến binh đã tham gia cùng với nhau đưa ra  những lời chỉ trích dữ dội về chế độ Hà Nội để phản đối những kế hoạch của chính phủ.

“Trung Quốc đã khét tiếng xấu trong thế giới hiện đại như là một quốc gia gây nên tình trạng ô nhiễm lớn nhất cũng như những vấn nạn khác,” 135 nhà trí thức Việt Nam đã tuyên bố trong một bản kiến nghị chỉ trích kế hoạch khai mỏ và đã giao kiến nghị nầy vào hôm thứ Sáu tuần trước tới Quốc hội.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nói rằng công nghiệp khai mỏ bauxite sẽ giúp khuyến khích phát triển kinh tế-xã hội trên vùng Cao nguyên Trung phần, theo tin từ Thông tấn Xã Việt Nam cho hay.

Chính phủ ước tính các dự án khai thác mỏ bô xít (alumin) sẽ đòi hỏi mức đầu tư tổng cộng hơn 10 tỉ đô la và sẽ, từ đây đến trước năm 2025, sản xuất ra hàng năm từ 13 đến 18 triệu tấn quặng nhôm, một sản phẩm được xử lý phần đầu của bauxite.

Thế nhưng những người chỉ trích cho rằng các khu mỏ sẽ chỉ đem tới nguồn lợi tiền bạc rất hạn chế cho Việt Nam, khi nước này có kế hoạch xuất khẩu hầu như toàn bộ alumina.

Người phản đối nổi bật nhất của mưu đồ này là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 97 tuổi, người đã dẫn dắt chiến thắng của Việt Nam trước quân đội thực dân Pháp.

Trong những bức thư ngỏ gửi tới chính phủ, ông đã cảnh báo về sự nguy hiểm đối với môi trường, nguy hiểm đối với cuộc sống của các dân tộc thiểu số, và nguy hiểm đối với  “an ninh và quốc phòng” của Việt Nam.

Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí minh đã bày tỏ những quan điểm tương tự, và giáo sư kinh tế Nguyễn Quang Thái đã tuyên bố trong một bản báo cáo mới đây gửi tới chính phủ VN rằng lời cảnh báo của tướng Giáp cần phải được tôn trọng.

Chúng ta không nên cho phép những công nhân nước ngoài đi vào khu vực này,” ông Thái viết, nhưng không nói tới Trung Quốc.

Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên – đáng chú ý đối với sản xuất cà phê – đã gây nên những va chạm có tính chất bạo lực ở Tây Nguyên, xứ sở của dân tộc thiểu số theo Cơ đốc giáo Montagnards, khi họ tranh đấu chống lại việc tịch thu đất đai và ngược đãi tôn giáo.

Hòa thượng bất đồng chính kiến Thích Quảng Độ, nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Thống Nhất Việt Nam bị cấm đoán, đã kêu gọi dân chúng tố cáo “những hậu quả tàn phá” về việc khai mỏ nầy lên người dân bản địa.

Một sự hiện diện vĩnh viễn của người Trung Quốc tại Tây Nguyên sẽ đặt ra “một mối đe doạ báo động” đối với an ninh quốc gia, ông nói.

Nếu như các dự án bauxite được thực hiện, thì các nhà khoa học lo sợ về sự huỷ diệt to lớn của vùng đất đai màu mỡ, nơi mà rừng, cà phê và trà đang phát triển.

Họ cũng lo ngại về việc ô nhiễm nguồn nước và nói rằng dân cư địa phương, mà một số trong đó đã nhận được hoặc sẽ nhận được đền bù, phải chịu mạo hiểm mất mát đất đai và không có đủ tiêu chuẩn làm việc trong các nhà máy nầy.

Nhà văn Nguyên Ngọc cho biết có thể sẽ “có những cuộc phản đối mới” của các dân tộc thiểu số trong vùng.

Các chuyên gia ước tính có mấy chục ngàn người Trung Quốc sẽ tới Tây Nguyênđể thực hiện các dự án bauxite và cho là hiện có vài trăm công nhân Trung Quốc đang có mặt ở tỉnh Lâm Đồng, nơi mà đất đã được dọn sạch.

“Đối với những quốc gia như Việt Nam … khai thác tài nguyên thiên nhiên để phát triển là cần thiết,” theo nhà địa chất Đặng Trung Thuận. “Khai thác là hiển nhiên, thế nhưng với quy mô như thế nào?”

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Môi trường | Leave a Comment »

Bài học khai thác bauxite ở Tây Nguyên

Posted by adminbasam trên 18/04/2009

Bài học khai thác bauxite ở Tây Nguyên

Vietsciences – Nguyễn Đức Hiệp

18/04/2009

Tình hình khai thác bauxite trong khu vực

Hiện nay công ty Chinalco của Trung Quốc đang tăng mua cổ phần từ 9% đến 18% công ty Rio Tinto (công ty Anh-Úc lớn chuyên khai thác khoáng sản như sắt, than, bauxite, đồng, ..) và mua một phần các mỏ, nhà máy khai thác và luyện nhôm, sắt, đồng của Rio Tinto.  Chinalco là công ty mẹ của Chalco. Chalco được Chinalco thành lập để  hoạt động hữu hiệu ở ngoài Trung Quốc với trái phiếu Chalco được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hong Kong và New York và có văn phòng đặt ở nhiều nơi trên thế giới.

Nhà máy lớn nhôm bauxite với công nghệ hiện đại ở Weipa, miền bắc Úc thuộc tiểu bang Queensland đã được công ty Trung Quốc Chinalco (China Aluminum Corporation) mua trước đây  39% . Ngoài ra Rio Tinto và Chinalco đang thẩm định thăm dò thiết lập nhà máy luyện nhôm ở vùng Aurukun gần Weipa. Chinalco hiện nay dự định tăng mua cổ phần 18% Rio Tinto (coi như Trung Quốc có cổ phần lớn nhất trong các nhà đầu tư vào Rio Tinto) đang được chính phủ Úc xem xét trước khi cho phép mua. Trung Quốc bỏ vào gần 20 tỉ đô Mỹ để tăng cổ phần từ 9% đến 18% và tham dự sở hữu, sản xuất  liên doanh chung các mỏ sắt, than ở Úc và mỏ đồng ở Chile, Mỹ, Indonesia và Peru (50% phần hùn nhà máy luyện nhôm Yarwun Aluminium Refinery, 49% vào nhà máy nhôm Boyne Smelters Ltd, 30% vào công ty Rio Tinto Indonesia Holdings Ltd ở Indonesia,  15% trong công ty mỏ sắt ở Tây Úc Hamersley Iron Pty Ltd, 49.75%  vào Rio Tinto Escondida Ltd sản xuất đồng ở Chile, 30% trong dự án La Granja Copper Development project, 25% vào Kennecott Utah Copper Co sản xuất đồng ở Mỹ, 8.5% vào Shining Prospect Pte Ltd của Rio Tinto). Đây là đầu tư lớn nhất của Trung Quốc vào công ty ở nước ngoài. Lúc trước Trung Quốc định mua Công ty dầu của Mỹ nhưng bị Quốc hội Mỹ phủ quyết.

Nhiều nhà đầu tư đang nắm cổ phần dưới 10% của Rio Tinto ở Anh và Úc không hài lòng về việc giám đốc điều hành  (CEO) và ban quản trị công ty Rio Tinto đã muốn có tiền đầu tư của Chinalco để trả số nợ quá nhiều (khoảng 40 tỉ đô) sau khi Rio Tinto mua công ty nhôm Alcan (Aluminum Company of Canada) lớn thứ ba trên thế giới cuối năm 2007 trong thời điểm giá cao (nay vì khủng hoảng tài chính nên phải bán đi các tài sản khác để trả nợ). Các chính trị gia ở Úc đang tìm cách vận động chính phủ Úc từ chối không cho Chinalco mua Rio Tinto vì lúc này giá quá rẻ, ở đáy chu kỳ (bottom cycle) và lợi ích quốc gia, (vì hiện nay Trung Quốc mua sắt, than,.. của Rio Tinto rất nhiều và nếu Trung Quốc có 2 giám đốc trong ban điều hành thì sự thương lượng giá cả hàng năm để bán cho Trung Quốc sẽ bị hạ thấp) và nhất là Chinalco là công ty quốc doanh với vốn từ chính phủ Trung Quốc (sovereign fund) nên dễ bị chính trị xen vào và không còn thuần tuý là thương mại nữa.

Điểm chính là Trung Quốc hiện nay có quá nhiều ngoại tệ và muốn nắm nguồn cung cấp năng lượng, nhiên liệu và tài nguyên (resources) cũng như công nghệ cao, nên hiện nay chuyển vào lãnh vực này và không muốn mua phiếu nợ (bond) hay kỳ phiếu kho bạc (Treasury notes) của Mỹ nữa. Chinalco vì là chuyên về nhôm nên đang muốn nắm công nghệ luyện nhôm và làm chủ Rio Tinto (Alcan đã bị Rio Tinto nuốt). Cũng vì thế mà người ta không lấy làm lạ khi Trung Quốc muốn “tháo sắt vụn” chở qua Dak Nông, Lâm Đồng, giống như ở Đông Timor, để sửa soạn cho công nghệ cao mới ở nước của họ.

Theo tôi nghĩ, chính phủ Úc đang bị sức ép của Chinalco và Trung Quốc để chấp thuận nhưng đang bị dân và nhiều người trong giới đầu tư phản đối về tầm nhìn thiển cận của ban điều hành Rio Tinto để giải quyết nợ, nên có thể sẽ ngăn không cho Chinalco mua Rio Tinto.

Sau khi phái đoàn của Chinalco đến Úc thuyết trình trước Ban thẩm định đầu tư nước ngoài (Foreign Investment Review Board), vào giữa tháng 3-2009, Thượng viện Úc đã mang vấn đề này ra nghiên cứu, bàn cãi, để khuyến cáo chính phủ. Vì tầm quan trọng của sự đầu tư lớn này của Chinalco trong lãnh vực tài nguyên và lợi ích quốc gia, nên Ban thẩm định đã quyết định gia hạn thêm 3 tháng (thay vì chỉ trong vòng 30 ngày) để nghiên cứu thêm và lấy ý kiến của nhiều tổ chức, công ty có liên hệ, trước khi gởi báo cáo đến tổng trưởng tài chánh để có quyết định sau cùng.

Tương lai dự án bauxite ở Việt Nam

Tổng thống Đông Timor dám làm và bắt buộc phải hủy bỏ hợp đồng, vì toà án xác định là đã vi phạm pháp luật, nhưng ở Việt Nam dự án đã được khởi công, với quyết tâm của chính phủ  thực hiện với công ty Chalco của Trung Quốc, mặc dầu với công nghệ cũ, có khả năng gây ô nhiễm, gây tác động môi trường cao, và mặc dầu sự quan tâm, lên tiếng của nhiều người. Vậy thì phải làm gì ?

Về sự kiện khai thác bauxite ở Dak Nông, Lâm Đồng, viết tâm thư, kiến nghị hay phản ảnh lên chính phủ, như nhiều người đề nghị, đều sẽ không đi đến đâu. Và chẳng lẽ sau này có những vấn đề khác lại tiếp tục kiến nghị bằng tâm thư . Một cách tiếp cận khác là buộc chính phủ phải thông suốt và thi hành nghiêm chỉnh luật môi trường mà quốc hội phê chuẩn.

Vì điều cốt yếu là : thực thi đúng luật môi trường. Luật môi trường (xem phụ lục) là cơ sở cho phép xem xét lại kế hoạch khai thác bauxite ở Dak Nông, Lâm Đồng, với sự tham gia của nhiều tổ chức và quần chúng một cách trong suốt và đúng luật, điều mà hiện nay đã không được thực hiện đúng đắn trong dự án Nhân Cơ, Gia Nghĩa ở Dak Nông.

Đây là một bài học và cũng là cơ hội để Việt Nam học tập kinh nghiệm, thiết lập một quá trình thông suốt cho các dự án về sau này.

Theo tôi được biết, thì báo cáo “Tác động môi trường” (EIA) có, nhưng sơ sài không đầy đủ, so với tầm cỡ rất lớn của dự án, không ai biết và được đọc ngoài một số ít thành viên trong chính phủ, đảng, và các nhà tư vấn. Cách đây không lâu tôi có đọc một báo cáo ngắn của một nhà tư vấn (bản tiếng Anh chuyển ngữ từ tiếng Việt) thì Nhân Cơ, Gia Nghĩa chỉ là một phần của một dự án lớn bao gồm khai thác bauxite, lấy aluminia (Al2O3) chuyển xuống Ninh Thuận hay Bà Ria, lập nhà máy luyện Aluminium (Al) ở một trong hai nơi này, xuất khẩu (chủ yếu sang Trung Quốc) ở cảng mới tại mũi Kê Gà …

Dư án lớn thế này mà ít ai biết, cho đến cách đây nửa năm khi công ty chủ là Công ty Than và Khoáng sản Việt Nam mở Hội nghị tham khảo với các chuyên gia và sau đó sửa soạn khởi công. Ngay cả Quốc hội cũng không mang ra bàn.

Quá trình nghiên cứu, tham khảo, đánh giá tác động, thẩm định, thông báo, lấy ý kiến trước khi có quyết định, đã không được thực hiện nghiêm túc. Dự án khai thác ở Nhân Cơ với công ty Trung Quốc có lẽ đã được định sẵn và vì thế tất cả những đánh giá về tác động môi trường, lợi ích kinh tế, ảnh hưởng văn hóa dân tộc Tây Nguyên, an ninh quốc gia… chỉ là những yếu tố ngoại vi đã bị để ngoài tai.

Vì Việt Nam không có tòa án môi trường (Environment Court) và không có tổ chức phi chính phủ bản địa nào đủ mạnh để, dựa theo luật pháp, mang vấn đề ra, xem xét lại quyết định dự án bauxite ở Tây Nguyên (các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, theo tôi nghĩ, họ do dự và không muốn xen vào).

Việc cần, theo tôi lúc này, ngoài việc lên tiếng phản ảnh, nghiên cứu, phân tách cho rõ, như nhiều người đã làm ở trong và ngoài nước, là vận động để Quốc hội mang ra bàn, với hy vọng chính phủ xem xét lại. Cũng mong rằng chính phủ lắng nghe và từ bài học này tạo ra một quá trình đổi mới thông suốt hơn, như công bố các bản báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA) và nếu mạnh dạn, thì lập ra một “trọng tài” độc lập : một tòa án môi trường chuyên biệt để thực thi luật môi trường.

Nếu không thì sau này lại sẽ có những sự việc tương tự tái diễn, và chúng ta lại sẽ tiếp tục phản ảnh kêu gọi để chính phủ lắng nghe và sửa đổi.

Đối với chính phủ, thì việc lập ra một toà án môi trường sẽ chỉ có lợi, vì tránh được những  khúc mắc đau đầu : những quyết định khó khăn nhất sẽ được “khoán” cho một tổ chức tư pháp phán xét và giải quyết công minh, và do đó giải toả được mọi sức ép từ bên ngoài. Một nước mà trong đó người dân không cảm thấy luật pháp được thực thi đứng đắn, thì nước đó sẽ có những mầm mống bất an và sẽ đánh mất sự tự trọng.

Nguyễn Đức Hiệp

 

Phụ Lục:

Điều 18 – Luật bảo vệ môi trường ở VN (1993)

(http://www.nea.gov.vn/luat/toanvan/Luat_ BVMT.html);

Điều 18 – Tổ chức, cá nhân khi xây dựng, cải tạo vùng sản xuất, khu dân cư, các công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, chủ dự án đầu tư của nước ngoài, hoặc liên doanh với nước ngoài, chủ dự án phát triển kinh tế – xã hội khác phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định.

Kết quả thẩm định về báo cáo đánh giá tác động môi trường là một trong những căn cứ để cấp có thẩm quyền xét duyệt dự án hoặc cho phép thực hiện.

Chính phủ quy định chi tiết việc xây dựng và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và có quy định riêng đối với các cơ sở đặc biệt về an ninh, quốc phòng nói tại Điều 17…

Quốc hội xem xét, quyết định đối với dự án có ảnh hưởng lớn đến môi trường. Danh mục dự án loại này do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Luật bảo vệ môi trường (1993) được điều chỉnh lại năm 2005 :

(http://www.chatthainguyhai.net/luatBVMT_ index.htm)
Điều 18 – Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

1. Chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường :

a) Dự án công trình quan trọng quốc gia ;

b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử – văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng ;

c) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ ;

d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề ;

đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung ;

e) Dự án khai thác, sử dụng nước ngầm, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn ;

g) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường ;

2. Chính phủ quy định danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 19 – Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường :

1. Chủ dự án quy định tại Điều 18 của Luật này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được trình bày đồng thời với báo cáo nghiên cứu tính khả thi của dự án.

©  http://vietsciences.free.frr và http://vietsciences.org Nguyễn Đức Hiệp

2009/4/18 Nguyen Hue Chi <chi.nguyenhue@gmail.com>

Trân trọng

Nguyễn Huệ Chi 

 
Bài đã đăng trên trang Ba Sàm, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Môi trường, Trung Quốc | Leave a Comment »