BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Hãng Úc từ chối cho Chinalco của TQ hùn vốn khai mỏ

Posted by adminbasam trên 07/06/2009

ASIA TIMES

Tập đoàn Chinalco bị thất bại đang suy tính lại tương lai

Olivia Chung

Ngày 6-6-2009

 

HONG KONG – Vào cuối tuần này, các nhà quản trị trong hãng sản xuất nhôm lớn nhất Trung Quốc đang chăm chút cho thất bại của họ để cứu vãn khoản đầu tư lớn nhất ở nước ngoài của quốc gia này và mưu tính xem giờ đây sẽ đầu tư vào đâu, sau khi hãng Rio Tinto đã từ chối lời đề nghị trị giá 19,5 tỉ đô la của họ để mua một phần góp vốn vào công ty khai khoáng khổng lồ này của Úc.

Xiong Weiping, chủ tịch Tập đoàn Nhôm Trung Quốc (Chinalco)*, đã nói trong một bản tuyên bố vào hôm qua thứ Sáu rằng công ty này “rất thất vọng” với sự thất bại trong kế hoạch đầu tư của họ.

“Trong những tuần gần đây, Chinalco đã và đang làm việc tích cực để đàm phán với Rio Tinto để có những sửa đổi thích hợp dành cho các danh mục chuyển đổi về sự thỏa thuận mà hai bên mới bước chân vào giai đoạn ban đầu  ngày 12 tháng Hai 2009… nhằm phản ánh rõ hơn bối cảnh thị trường đã thay đổi và những phản hồi từ các cổ đông và các nhà quản lý,” ông Xong nói.

“Chúng tôi tiếp tục tin tưởng vào đề nghị của chúng tôi đại diện cho một cơ hội tạo nên giá trị nổi bật cho tất cả các cổ đông của Rio Tinto và một nền tảng vững chắc cho một quan hệ đối tác chiếm lược lâu dài sẽ thiết lập giữa hai công ty.”

Bản thỏa thuận được ký kết vào tháng Hai đã đảm bảo cho Chinalco một nguồn nguyên liệu thô, đổi lại Chinalco đầu tư 7,2 tỉ đô la  mua những trái phiếu chuyển đổi và (đã có sẵn từ trước) 12,3 tỉ đô la trong các khoản góp vốn vào quặng sắt, đồng và nhôm của Rio Tinto, giúp giảm bớt gánh nợ nặng nề của hãng khai khoáng lớn thứ ba thế giới này. Thỏa thuận đó (nếu được thông qua, không có ai phản đối thì) sẽ tăng gấp đôi phần vốn góp (19,5 tỷ đô la) vào Rio của Chinalco từ 9% lên 18%.

Rio, công ty mang món nợ khoảng 39 tỉ đô la, giờ đây cho biết họ sẽ bán các cổ phần để có được 15,2 tỉ đô la. Hãng khai khoáng đồng hương ở Úc là BHP Billiton cũng đã thỏa thuận trả cho Rio 5,8 tỉ đô la để hình thành một liên doanh khai thác quặng sắt. BHP và Rio có thể dành dụm được hơn 10 tỉ đô la bằng cách kết hợp những tài sản  quặng sắt của họ tại khu vực phía tây Pilbara của nước Úc, theo một bản tuyên bố của hai công ty này cho biết.

Thỏa thuận Chinalco đã bị chỉ trích bởi những người nắm giữ cổ phiếu của Rio, trong đó có nhà đầu tư lớn thứ ba của hãng này, tập đoàn Legal&General Group, vì đã không cho họ tham dự. Nhiều người Úc cũng tỏ ra lo lắng khi nhìn thấy một công ty ngoại quốc, và đặc biệt là nước Trung Quốc do cộng sản cầm quyền lại quản lý công ty này, nắm một phần hùn vốn lớn đến như vậy trong một công ty quan trọng và là kẻ nắm được phần ngoại hối.

Quyết định của ban lãnh đạo Rio cứu Thủ tướng Úc Kevin Rudd khỏi phải có quyết định liệu có cho phép Chinalco tăng phần vốn góp của họ lên như đã được lên kế hoạch hay không. Hội đồng Xét duyệt Đầu tư Nước ngoài của Úc đang chuẩn bị sửa soạn một bản giới thiệu. Nếu như phiếu bầu của ông Rudd đồng ý với bản thỏa thuận, thì ông đã chọc tức nhiều cử tri; nếu như ông Rudd quyết định phản đối lại thì sẽ có nguy cơ phá hủy những thỏa thuận với Bắc Kinh.

Úc đã được hưởng lợi rất lớn từ sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc, và thậm chí giữa tình trạng suy thoái toàn cầu, việc bán các hàng tiêu dùng và các mặt hàng nhu yếu (các khoáng sản, sản phẩm nông nghiệp, năng lượng)  đổ vào Trung Quốc vẫn tăng lên 37% vào năm ngoái.

Trung Quốc là khách hàng hàng đầu về quặng sắt và Rio là nhà cung cấp lớn thứ hai thế giới về mặt hàng này. Một mối quan hệ gần gũi hơn giữa Chinalco và Rio có thể đặt thêm nhiều sức mạnh hơn vào đôi tay của Trung Quốc trong những cuộc thương thảo về giá cả.

Việc suy đoán về tình trạng của thỏa thuận đã tăng cao thêm trong khi thị trường đã thay đổi một cách quan trọng kể từ tháng Hai, với việc các thị trường tín dụng đang lắng dịu và mối quan ngại đang giảm bớt về khả năng thế giới đi tới sụp đổ tài chính hoàn toàn. Giá cổ phiếu trên các thị trường toàn cầu cũng gia tăng kể từ tháng Ba, trong khi nhu cầu về quặng sắt và các mặt hàng tiện nghi khác của nước Úc đã hồi phục, làm khả năng kiểm soát của ban lãnh đạo Rio mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, việc bác bỏ của Rio vào hôm thứ Sáu trước lời đề nghị [của Chinalo] không phải là những tin tức xấu cho Chinalco, theo nhận định ông Mei Xinyu, nhà nghiên cứu kỳ cựu thuộc Viện nghiên cứu Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế thuộc Bộ Thương mại.

“Nếu như những điều khoản trong bản thỏa thuận tháng Hai theo kế hoạch của họ liên quan quá nhiều đến những sửa đổi bổ sung, thì sẽ không có lợi cho bên mua là người phải trả một cái giá cao đến vậy,” ông nói. Một khả năng theo lời đồn đoán là Chinalco có thể đồng ý giảm mức cổ phần họ nắm giữ theo đề nghị xuống 15%.

Ông Mei phủ nhận về những chỉ trích của các cổ đông khác rằng họ đã bị loại ra không được dự phần vào bản thỏa thuận.

“Chinalco có thể phải tôn trọng nước Úc và những quyền lợi hợp pháp của các cổ đông khác, song họ có thể không bị buộc phải làm cái công việc từ thiện với hàng chục tỷ đô la bằng cách chấp nhận các cổ đông thay vì là Chinalco để tham dự vào trong vấn đề của 7,2 tỉ đô la trái phiếu chuyển đổi qua tiền mặt,” ông nhận xét.

Mà cũng không có việc sự sụp đổ của bản thỏa thuận làm cho các nhà đầu tư tháo chạy khỏi các cổ phiếu khai mỏ, theo đánh giá của chuyên gia Wang Junqing thuộc công ty chứng khoán Guosen Securities.

“Điều mà các nhà đầu tư đang tìm cách bóc trần tình trạng khai mỏ hiện nay là lo lắng về triển vọng tương lai của ngành công nghiệp này. Ngành khai mỏ có vẻ đang khá thuận lợi khi mà các gói kích thích đang góp phần và giá năng lượng đang tăng lên,” ông nói.

Các cổ phiếu của cả hai công ty của Trung Quốc và Úc đã gia tăng giá cả qua tin tức nầy, trong khoảng bốn tháng xem xét về thành công và thất bại cuối cùng của chúng. Cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải của Chinalco đã tiến sát khoảng 0,7% với giá 12,47 nhân dân tệ sau khi đạt mức 2,18% vào phiên giao dịch buổi sáng. Các cổ phiếu của Rio đã vọt lên 8,4% đạt 72, 49 đô la Úc.

Thất bại về cuộc đấu giá của Chinalco sẽ làm giảm mối nguy của một gánh nặng nợ nần nhiều hơn cho công ty Trung Quốc này trong khi nó cũng xua tan mối lo ngại trong số các nhà đầu tư về khả năng của công ty để quản lý một hãng nước ngoài lớn đến như vậy.

Bất luận cho có những lý do mang tính thương mại nào dành cho sự thất bại này, thì công chúng Trung Quốc cũng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ quyết định của Úc. Một bạn đọc của tờ China Daily đã viết trên trang web của tờ báo này rằng các mối quan hệ của Úc với Trung Quốc là “mâu thuẫn”.

“Một mặt, thì ông Thủ tướng Kevin Rudd mô tả nước Úc như là “người bạn chân thành” của Trung Quốc; mặt khác, việc từ chối bản thỏa thuận của Rio có vẻ gợi lên điều trái ngược,” bạn đọc có tên là “Lee Kwan” nói.

Trích thuật lại một quảng cáo của người dân tỉnh Perth chống lại công ty Chinalco, mà nhà triệu phú Ian Melrose là một thí dụ, Lee cho biết chính quyền Úc và một số người Úc với các những tình cảm không ưa thích người Trung Quốc đã duy trì một thái độ tiêu cực hướng tới các công ty Trung Quốc đang đầu tư ở úc.

Vào cuối tháng 5, những người Úc phản đối về sự liên kết của Rio Tinto với Chinalco đã sử dụng các hình ảnh về sự đàn áp tại Quãng trường Thiên An Môn trong một đoạn quãng cáo trên truyển hình đang kêu gọi chính quyền Úc hãy ngăn chặn cuộc mua bán qua thỏa thuận nầy.

Một thông tin đăng trên Sina.com.cn, một trang mạng hàng đầu của Trung Quốc, đã nói rằng Trung Quốc đã có thể mua công khố phiếu của chính phủ Mỹ, nhưng không thế mua một mỏ ở Úc – mặc dầu cả hai đều là những việc kinh doanh đang lỗ lả.

Một ý kiến khác cũng trên trang Sina đã chỉ trích lệ phí 195 triệu đô la là quá thấp mà công ty Rio Tinto đã bị buộc phải trả để bồi thường thiệt hại cho Chinalco trong điều kiện việc thỏa thuận mua bán không thực hiện được.

“Chinalco thật là ngu ngốc để đòi hỏi một lệ phí đền  bù quá thấp. Đó là lý do tại sao công ty Rio có thể hủy bỏ hợp đồng với Chinalco mà chỉ quan tâm chút ít”, theo như lời nhận xét nói trên. Và còn có đưa thêm một đoạn khác: Đã đến lúc các công ty Trung Quốc ngưng đổ tiền bạc vào việc tìm kiếm đầu tư ở nước ngoài.

Hiệu đính: Trần Hoàng

* Xin mời bà con xem thêm các bài liên quan: 120:Ý kiến trái ngược về việc TQ mua mỏ bô xít ở Úc; 134:Bô-xít và mối quan hệ nguy hiểm của TT Úc với TQ; 173.Nổi loạn chống người TQ tràn ngập ở Ghi-nê, và các bài về bô-xít VN trên cột Chủ đề/ mục Bô-xít Tây Nguyên.

———–

 

ASIA TIMES

Foiled Chinalco rethinks future

By Olivia Chung
Jun 6, 2009

HONG KONG – Executives of China’s largest aluminum producer this weekend are nurse ing their failure to secure the country’s biggest overseas investment and plotting where to go now, after Rio Tinto rejected their US$19.5 billion proposal to buy an increased stake in the Australian mining giant.

Xiong Weiping, president of Aluminum Corp of China (Chinalco), said in a statement on Friday that the company is “very disappointed” with the failure of its investment plan.

“In recent weeks, Chinalco has been working hard to negotiate with Rio Tinto to make appropriate amendments to the transaction terms of the deal the two sides entered into on February 12 … to better reflect the changed market background and feedback from shareholders and regulators,” Xiong said.

“We continue to believe our proposal presented an outstanding value-creating opportunity for all Rio Tinto shareholders and a strong platform for a long-term strategic partnership would have provided between the two companies.”

The agreement signed in February would have secured for Chinalco a source of raw material in return for investing $7.2 billion in convertible bonds and $12.3 billion in Rio Tinto iron ore, copper and aluminum stakes, helping to reduce the heavy debt load of the world’s third-biggest mining company. The deal would have doubled Chinalco’s Rio stake to 18% from 9%.

Rio, which carries about $39 billion in debt, now says it will sell shares to raise as much as $15.2 billion. Fellow Australian miner BHP Billiton has also agreed to pay Rio $5.8 billion to form an iron ore joint venture. BHP and Rio may save more than $10 billion by combining their iron-ore assets in Australia’s western Pilbara region, according to a statement by the companies.

The Chinalco agreement was criticized by other Rio shareholders, including its third-largest investor, Legal & General Group, for excluding their participation. Many Australians were also concerned at seeing a foreign entity, and particularly one run from communist-ruled China, take such a sizeable stake in an important company and

foreign-exchange earner.

The Rio board’s decision saves Australian Prime Minister Kevin Rudd from having to decide whether to permit Chinalco to increase its stake as planned. Australia’s Foreign Investment Review Board was preparing to make a recommendation. If followed by a Rudd vote for the deal, he would have angered many voters; a decision against would have risked undermining dealings with Beijing.

Australia has benefited hugely from China’s fast economic growth, and even amid the global downturn sales of goods and commodities to China increased 37% last year.

China is the top buyer of iron ore and Rio the world’s second-largest supplier. A closer relationship between Chinalco and Rio could have put more power into the hands of China in price negotiations.

Speculation about the status of the deal intensified as the overall market changed significantly since February, with credit markets easing and concern diminishing that the world was heading for a total financial meltdown. Prices across global share markets have also surged since March, while demand for Australian iron ore and other commodities has picked up, strengthening the hand of the Rio board.

Even so, Rio’s rejection of the proposal on Friday was not bad news to Chinalco, said Mei Xinyu, senior researcher in the Research Institute of Foreign Trade and Economic Cooperation of the Ministry of Commerce.

“If the terms of their planned deal in February involved too many amendments, it would not be good to the buyer who pays such a high price,” he said. One rumored possibility was that Chinalco would agree to reduce its proposed holding to 15%.

Mei rejected criticism by other shareholders that they were being excluded from the agreement.

“Chinalco could respect Australia and other shareholders’ legitimate rights in Rio, but it could not be forced to do charity work with tens of billions of dollars by allowing shareholders other than Chinalco to participate in the matter of the $7.2 billion convertible bond,” he said.

Nor would the collapse of the deal turn investors away from mining shares, said Guosen Securities analyst Wang Junqing.

“What investors seeking exposure to mining are concerned about is the industry’s outlook, which looks pretty good as stimulus packages are kicking in and energy prices are going up,” he said.
Shares of both the Chinese and Australian companies gained on the news, as about four months of speculation over its success or failure came to an end. Chinalco’s Shanghai-listed shares closed up about 0.7% at 12.47 yuan after gaining 2.18% in the morning session. Rio’s shares jumped 8.4% to A$72.49.

The failure of Chinalco’s bid will reduce the risk of a higher debt burden on the Chinese company while also removing concern among investors on the company’s ability to manage such a large overseas company.

Whatever the commercial reasons for the failure, the Chinese public voiced strong criticism of the Australian decision. A reader of China Daily wrote in the paper’s website that Australia’s relations with China were “conflicted”.

“One the one hand, Prime Minister Kevin Rudd has described Australia as China’s ‘true friend’; on the other, Rio’s rejection of the deal seems to suggest the very opposite,” reader “Lee Kwan” said.

Citing an anti-Chinalco advertisement by Perth, Australia-based millionaire Ian Melrose as an example, Lee said the Australian government and some Australians with pervasive Sinophobic sentiments had maintained a negative attitude towards Chinese companies making investments there.

At the end of May, Australian opponents of Chinalco’s link-up with Rio Tinto used footage of the Tiananmen Square crackdown in a television advertisement calling on the Australian government to block the deal.

An Internet posting on Sina.com.cn, a leading Chinese portal, noted that China could buy US bonds but could not buy a mine in Australia – though both were loss-making businesses.

Another Sina posting criticized the low fee of $195 million Rio was obliged to pay Chinalco in the event that the deal did not go ahead.

“It’s stupid to ask for such a low break fee for Chinalco. That’s why Rio can break up with Chinalco with little concern,” it said. It was time Chinese companies stopped pouring money into seeking investment overseas, the post said.

Olivia Chung is a senior Asia Times Online reporter.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Một bình luận to “Hãng Úc từ chối cho Chinalco của TQ hùn vốn khai mỏ”

  1. […] Hãng Úc từ chối cho Chinalco của TQ hùn vốn khai mỏ […]

Bình luận về bài viết này