BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Bảy, 2009

Trung Quốc và Vatican tiến tới bình thường hoá quan hệ

Posted by adminbasam trên 30/07/2009

ASIA TIMES

Trung Quốc và Vatican đạt được một bước ngoặt cho niềm tin

Francesco Sisci

Ngày 31-7-2009

 

BẮC KINH – Vào ngày 24 tháng Bảy, tờ nhật báo Hong Kong Wen Wei Po được Bắc Kinh ủng hộ đã cho đăng một bài báo ngắn và không được rõ ràng về một quyết định có vẻ như không quan trọng về Thiên chúa giáo ở Trung Quốc.

Tờ báo đã cho biết ý định của Trung Quốc muốn trì hoãn hội nghị của Hội liên hiệp Công giáo Yêu nước thuộc nhà nước, tổ chức không được sự công nhận từ Tòa thánh của Đức Giáo hoàng và Hội nghị các giám mục, một thể chế Thiên chúa giáo quan trọng được thành lập vào những năm 1960 bởi Hội đồng Vatican II.

Trước đó, hội nghị này đã được lên nghị trình vào nửa cuối năm nay. Nó sẽ bổ nhiệm một người thay vào vị trí ông Fu Tieshan, một cựu giám mục Bắc Kinh, người từng là tổng thư ký và phó chủ tịch hội liên hiệp. Ông Fu, đã qua đời vào tháng Tư năm 2007, không phải là một giám mục hợp pháp đối với Tòa thánh của Đức Giáo hoàng, khi mà giáo hoàng đã không công nhận ông.

Hơn nữa, nhiều quyết định quan trọng có thể được thông qua tại hội nghị này. Một sự thay thế có thể đem đến việc bổ nhiệm ông Liu Bainian, phó chủ tịch trên thực tế của Hội liên hiệp Công giáo Yêu nước. Ông Liu, sinh năm 1931, từng đứng đầu phái của những người Công giáo Trung Quốc chính thức ủng hộ Bắc Kinh trong hàng chục năm nay.

Quan trọng nhất đối với Rome là những quyết định cần được đưa ra về hội nghị các giám mục – ai cần phải được trở thành người lãnh đạo tổ chức này và ai cần phải tham gia vào tổ chức này. Điểm cuối cùng này là rất quan trọng.

Có bốn vị giám mục không hợp thức ở Trung Quốc được Bắc Kinh chỉ định song lại không được giáo hoàng công nhận. Quan điểm của Trung Quốc là họ cần phải được hợp thức hóa gần như là đồng loạt và vì thế mà việc này cần phải là một phần trong nội dung cuộc họp. Rome biện luận rằng việc hòa giải với giáo hoàng là một vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng, thứ cần được quyết định bởi giáo hoàng sau một cuộc họp riêng và có thể là một quyết định với cá nhân từng giám mục một.

Vấn đề đối với Nhà thờ đang hoạt động bí mật * có vẻ dễ dàng hơn, song nó cũng có những cái bẫy. Rome nghĩ rằng sau việc bình thường hóa các mối quan hệ, các linh lục và giám mục cần được yêu cầu có cách thức cam kết nào đó đối với chính quyền, như nhiều chính phủ ở châu Âu đã làm với các linh mục Thiên chúa trước đây. Những ai không công nhận chính phủ ở Bắc Kinh sẽ không được tham gia hội nghị các giám mục. Điều này có thể giải quyết được vấn đề.

Một số giám mục hoạt động bí mật có thể sẵn sàng ký tên vào một cam kết với chính phủ sau khi bình thường hóa các mối quan hệ với Vatican, song Bắc Kinh có lẽ vẫn cự tuyệt họ, bởi vì các quan chức Trung Quốc có thể có sự nghi ngờ về lòng trung thành thực sự của họ và sợ những giám mục này có thể giúp chiếm đoạt quyền điều khiển hội nghị từ tay chính phủ hoặc gây ảnh hưởng tới hội nghị.

Điều cuối cùng song không phải kém quan trọng, là quan điểm của các giám mục từ Hong Kong và Macau. Bắc Kinh tin rằng khi mà những lãnh thổ này đã trở về với đại lục, vì thế cần tới giới tăng lữ ở đó – nên họ sẽ là bộ phận trong cuộc họp các giám mục của Trung Quốc. Song ngược lại, các giám mục từ hai thành phố giờ đây đang tập hợp lại cùng với các đồng đạo của mình ở Đài Loan, nơi mà như chúng ta đều biết, là một thực thể chính trị riêng biệt với Trung Quốc Đại lục và có được quyền tự do tôn giáo lớn hơn so với Bắc Kinh.

Tóm lại, các nan đề là nhiều và rắc rối. Thêm nữa, tờ Wen Wei Po cho biết rằng để có nhiều ứng cử viên hơn cho chức chủ tịch của cả hai Hiệp hội Công giáo và hội nghị các giám mục (một điểm khó khăn nữa), cuộc họp đã phải trì hoãn cho tới sang năm.

Đây là một yêu cầu từ phía tòa thánh của Đức Giáo hoàng, mà dường như Bắc Kinh đã chấp nhận. Điều này thực chất là rất quan trọng, song thậm chí quan trọng hơn do trong những tháng gần đây Rome đã để lộ ra một số tài liệu gây nên tranh cãi về Công giáo ở Trung Quốc. Đầu tiên là một bức thư được khởi thảo bởi Hồng y giáo chủ Tarcisio Bertone, ngoại trưởng Vatican và là nhân vật thực chất đứng thứ hai trong Tòa thánh, trong đó giải thích bức thư của giáo hoàng gửi cho người Trung Quốc được công bố từ ba năm trước. Ví dụ trong bức thư của Giáo chủ Bertone đã không đồng ý đóng cửa đối với những nhà thờ mở tại tư gia, thứ bị Bắc Kinh phản đối vì những nơi này nằm ngoài các kênh chính thức của nhà nước.

Tài liệu thứ hai là một bức thư của Hồng y giáo chủ Joseph Zen của Hong Kong, người lãnh đạo thực chất của Công giáo Trung Quốc, từng khuyến khích tất cả các giám mục được nhà nước công nhận ở Trung Quốc hãy lưu tâm một cách nghiêm túc tới các chỉ dẫn tôn giáo của Rome. Đây cũng là điều có thể được cân nhắc một cách khéo léo trong việc tiến tới thiết lập các mối quan hệ với Rome.

Thực tế là Bắc Kinh đã quyết định lờ đi hai dấu hiệu này và thay vào đó đã gửi đi một tín hiệu tích cực, là trì hoãn hội nghị các giám mục, một sự biểu thị rất mạnh mẽ cho một bước tiến bộ to lớn trong các mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Rome và là một thay đổi hoàn toàn về thái độ đối với đạo Thiên chúa ở Trung Quốc.

Thời điểm hiện nay có thể đã chín mùi cho việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao, khi mà những bước đột phá quan trọng cũng đã được hoàn tất trong các cuộc hội đàm giữa đôi bên. Tuy nhiên, mặt nước hồ có thể bị khoấy động một lần nữa. Một số ít người từng đóng những vai trò rất quan trọng trong cuộc đối thoại gần đây sẽ sớm rời bỏ vị trí của mình.

Hồng y giáo chủ Ivan Dias, người lãnh đạo của Propaganda Fide, một tổ chức chủ yếu nắm Giáo hội Thiên chúa ở Trung Quốc, sẽ hồi hưu do tuổi cao. Tương tự, hai nhân vật hàng đầu trong những nhiệm vụ này cũng sẽ rời vị trí của mình. Ông Pietro Parolin sẽ được đưa lên làm giám mục và được phái đi làm đại sứ của giáo hoàng ở hải ngoại, và ông Liu Haixin sẽ được đề bạt trong vài trò là một nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc tại Âu châu.

Điều này có thể là một dấu hiệu thêm nữa cho thấy rằng cả hai bên tin tưởng hầu hết vào công việc đã được thực hiện và một số quan chức có thể được cử vào những vị trí công tác cao khác. Tuy nhiên, con đường đi tới việc bình thường hóa các quan hệ giữa Trung Quốc và tòa thánh của Giáo hoàng cho đến lúc này đã tỏ ra hết sức nan giải và đầy cạm bẫy.

Có một điều – mà trong đó hai trong số những nhà ngoại giao cao niên nhất trên thế giới biết rất rõ – là hiện có những con người có thực quyền đứng đằng sau những kẻ khác, và những người khác thì sẽ đem tới những kết quả khác. Tiếp đến, việc thay đổi một đội hình đang chiến thắng trong khi cuộc đua chưa có vẻ đã kết thúc và giành được thắng lợi có thể không phải là chọn lựa tốt nhất. Trừ phi, sau thời gian quá dài, một bên hay cả hai bên sẽ nghĩ đến việc phải từ bỏ, hay đơn giản là lơi lỏng mối quan tâm vào một thời điểm khi cần phải được chú ý cao độ nhất.

Francesco Sisci là Biên tập viên Á châu của tờ La Stampa.

Hiệu đính: Trần Hoàng

 

* Khác với Việt Nam, ở Trung Quốc có nhiều nhà thờ Thiên chúa sinh hoạt tín ngưỡng bí mật, không chấp nhận theo tổ chức do nhà nước công nhận, quản lý và bổ nhiệm các vị chức sắc (BS).

————————-

 

China and the Vatican take a leap of faith

By Francesco Sisci

Jul 31, 2009

BEIJING – On July 24, the Beijing-backed Hong Kong daily Wen Wei Po ran a small and obscure article on an apparently minor decision about Catholics in China.

The newspaper reported China’s intention to postpone the meeting of the official Catholic Patriotic Association, which is not recognized by the Holy See, and the conference of bishops, an important Catholic institution established in the 1960s by the Vatican Council II.

Previously, the meeting was scheduled for the second half of this year. It would have named a replacement for Fu Tieshan, the former bishop of Beijing, who was secretary general and vice chairman of the association. Fu, who passed away in April 2007, was not a legitimate bishop for the Holy See, as the pope did not recognize him.

Furthermore, many important decisions could have been made at the meeting. A replacement could have been named for Liu Bainian, the actual vice chairman of the Patriotic Association. Liu, born in 1931, was head of the official pro-Beijing faction of the Chinese Catholics for decades.

Most importantly for Rome, decisions need to be made about the conference of bishops – who should be its chairman and who should take part in it. The last point is very sticky.

There are four illegitimate bishops in China who are appointed by Beijing but not recognized by the pope. China’s view is that they should be legitimated almost wholesale and thus should be part of the conference. Rome argues that reconciliation with the pope is a holy and religious matter, which should be decided by the pope after a private meeting and possibly a confession with each individual bishop.

The issue of the underground Church is apparently easier, but it also has traps. Rome thinks that after the normalization of ties, priests and bishops should be asked to make some kind of pledge to the government, as many European governments did with Catholic priests in the past. The ones who will not recognize the Beijing government would be out of the conference of bishops. This would solve the problem.

Some underground bishops might be willing to subscribe to an official pledge to the government after the normalization of ties with the Vatican, but Beijing may still refuse them entry, because Chinese officials may be suspicious of their true loyalty and fear the bishops might help to hijack the conference from government control or influence.

Last but certainly not least, there is the position of the bishops from Hong Kong and Macau. Beijing believes that as the territories have returned to the motherland, so should their clergy – they should be part of China’s conference of bishops. Yet conversely, bishops from the two cities now assemble with their colleagues from Taiwan, which, as we all know, is a separate political entity from Mainland China and offers greater religious freedom than Beijing.

In sum, the problems are many and troublesome. Plus, Wen Wei Po reported that in order to have more candidates to the presidency of both the Catholic Association and the conference of bishops (another difficult point), the meeting had to be postponed until next year.

This had been a request from the Holy See, which Beijing has apparently accepted. This is very important per se, but even more important because in recent months Rome has come out with a couple of controversial documents for Chinese Catholics. The first was a letter drafted by Cardinal Tarcisio Bertone, Vatican’s secretary of state and the virtual number two in the Holy See, interpreting the pope’s letter to the Chinese, which was issued three years ago. Bertone’s letter, for example, did not close the door to the home churches, which are opposed by Beijing because they are outside the official channels.

The second document was a letter by Hong Kong’s Cardinal Joseph Zen, the virtual head of the Chinese Catholics, who encouraged all Chinese official bishops to strictly heed Rome’s religious directives. This was also something that could be considered tricky in forging ties with Rome.

The fact that Beijing decided to ignore these two signals and instead sent a positive sign, the postponement of the conference of bishops, is a very strong indication of a massive improvement of ties between Beijing and Rome and of a radical change of attitude about Catholicism in China.

The time may now be mature for the normalization of the diplomatic relationship, as important breakthroughs have also been achieved in talks between the two sides. However, waters might become agitated once more. A few people who played very important roles in the recent dialogue will soon leave their positions.

Cardinal Ivan Dias, the head of Propaganda Fide, the organization that at the moment handles the Church in China, will retire because of old age. Similarly, the two point men of the talks will leave their positions. Pietro Parolin will be elevated to bishop and sent as a Nuncio abroad, and Liu Haixin will be posted as a senior Chinese diplomat in Europe.

This could be a further indication that both sides believe most of the job is done and some officers can be sent to other major posts. However, the path to normalization of ties between China and the Holy See has so far proved to be very slippery and full of snares.

For one thing, there is the problem – which two of the most ancient diplomacies in the world know well – that institutions in reality walk on the backs of men, and different men bring different results. Then, changing a winning team when the race is not quite finished and won may not be the best of choices. Unless, after so much time, one or both sides is thinking of giving up or simply relaxing at a time when attention should be sharpest.

Francesco Sisci is the Asia Editor of La Stampa.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

Posted in Tôn giáo, Trung Quốc | Thẻ: | Leave a Comment »

TRIỀU NGUYỄN VỚI THIÊN CHÚA GIÁO

Posted by adminbasam trên 29/07/2009

CHÍNH SÁCH CỦA TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA GIÁO

PGS.TS. Đỗ Bang *

Trường Đại học Khoa học Huế

 

Thiên Chúa giáo du nhập vào Việt Nam từ năm 1533, đây không chỉ là vấn đề thuần túy của tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa mà là vấn đề chính trị-xã hội rất nhạy cảm qua các thời kỳ lịch sử có chế độ chính trị khác nhau. Tính độc tôn và tính kiêu hãnh của Thiên chúa giáo cùng những nghi thức mang tính tương khắc với văn hóa truyền thống và sự lạm dụng chính trị của các thế lực bên ngoài đối với Thiên chúa giáo là nguyên nhân dẫn đến các chính sách đối với Thiên chúa giáo của nhà cầm quyền Việt Nam trong đó có triều Nguyễn.

Những người truyền giáo cho rằng chi phái Cơ đốc truyền vào Việt Nam là dòng chính thống trực thuộc tòa thánh La Mã, đại diện cho sự ưu việt và tính hoàn vũ nhất so với bất kỳ tôn giáo nào. Nên việc truyền giáo và bảo vệ đạo là nhiệm vụ thiêng liêng của nhân loại văn minh, họ không những không muốn thỏa hiệp với bất cứ tôn giáo nào mà phải xóa sạch các tôn giáo bản địa để xây dựng một Thiên chúa giáo độc tôn, một đức tin tuyệt đối về Chúa. Do vậy, họ đưa ra các điều cấm kỵ như cấm lạy xác người chết, cấm dâng hương đốt nến cho người chết, cấm đọc văn tế, cấm mặc tang phục. Những định hướng và giải pháp mang tính siêu hình và cưỡng chế nói trên đã chạm mạnh vào tư tưởng dân tộc và văn hóa truyền thống nên dễ gây ngộ nhận, kích động dẫn đến chính sách kỳ thị, cấm đạo của triều đình nhà Nguyễn và được đông đảo nhân dân vốn mang nặng tính ngưỡng sùng bái tổ tiên đồng tình ủng hộ.

1. Triều Gia Long (1802 – 1819)

Trong các vua triều Nguyễn ở thời kỳ tự chủ, Gia Long là người rất có thiện chí với Thiên chúa giáo nhưng ông vẫn chủ trương bảo vệ Nho giáo và nghi lễ thờ cúng tổ tiên; ông cũng cho rằng địa ngục, thiên đàng của luận thuyết Thiên chúa giáo là sự dị đoan chỉ làm mê hoặc, quyến rũ những người thiếu hiểu biết1.

Nhưng quan điểm của vua Gia Long cho rằng người theo Thiên chúa giáo cũng là công dân nếu họ không tin tưởng vào thờ cúng tổ tiên và các thần linh thì cũng không nên cấm đoán họ 2.

Không một lệnh cấm đạo nào được ban hành dưới thời Gia Long, các giáo sĩ đều cho rằng đây là giai đoạn thuận lợi cho việc truyền giáo ở Việt Nam.

Tuy nhiên, Gia Long vẫn thấy nguy cơ về mất chủ quyền mỗi khi cơ hội đến với phương Tây thông qua con đường bảo vệ đạo Thiên chúa nên ông căn dặn người kế vị (Minh Mạng) không nên đối xử phân biệt giữa các đạo Nho, Phật, Thiên chúa giáo. Việc khủng bố tôn giáo sẽ là nguyên nhân dẫn đến các biến động xã hội và gây ra thù oán trong nhân dân; đôi khi làm sụp đổ cả ngôi vua.

2. Triều Minh Mạng (1820-1840)

Chọn Minh Mạng kế vị, Gia Long đã nhận thấy được khả năng quyết đoán của một con người cứng rắn có thể giải quyết các công việc phức tạp của triều đình, đặc biệt là đối với phương Tây trong đó có vấn đề truyền giáo luôn làm cho nhà vua trăn trở, âu lo.

Năm 1824, chính phủ Pháp cử J. B. Chaigneau sang Huế để duy trì hoạt động ngoại giao có từ thời Gia Long. Năm đó, có một tàu Pháp đến Đà Nẵng mang thư và lễ vật của vua Pháp gửi đến vua Minh Mạng nhưng bị Minh Mạng từ chối, một số giáo sĩ nhân đó trốn lên được đất liền để truyền giáo.

Năm 1825, vua Minh Mạng ban hành dụ cấm đạo: “Các tôn giáo sai trái của người Tây Dương làm hư hỏng lòng người. Đã từ lâu nhiều tàu Tây Dương đến đây buôn bán và đã để lại các đạo trưởng trong vương quốc này. Các đạo trưởng đã lôi kéo và làm hỏng nhân tâm, làm suy thoái thuần phong mỹ tục. Đó chẳng phải tai họa lớn cho đất nước. Vậy phải chống lại sự lạm dụng này để đưa dân chúng trở lại con đường chính… phải canh phòng cẩn thận mặt hải cảng, miền núi, tất cả mọi ngả đường thủy bộ để ngăn không cho các đạo trưởng Tây Dương xâm nhập lén lút, trà trộn vào dân chúng để gieo rắc bóng đen trên vương quốc”3. (?) õ hoạt động truyền giáo, Minh Mạng lệnh cho các giáo sĩ về kinh đô Huế lấy cớ là để dịch sách.

Năm 1831, chính phủ Pháp cử một tàu đến Huế đặt lại quan hệ ngoại giao nhưng bị vua Minh Mạng cự tuyệt. Những động thái đối ngoại đầy kiêu kỳ này của Minh Mạng đã gây sự phản ứng cho nhiều giới chức Pháp.

Năm 1832, Minh Mạng ra dụ: “Cái thuyết thiên đường, tóm lại chỉ là chuyện hoang đường, không có bằng chứng. Hơn nữa nếu không kính thần minh, không thờ tiên tổ thì rất trái với chính đạo. Những việc trái luân lý, hại phong hóa, điều ấy kể ra còn nhiều, thực đã phạm đến pháp luật. Đạo ấy quy là tà đạo hơn đạo nào hết”4.

Năm 1832, nhân vụ giáo sĩ người Pháp có tên là Phạm Văn Kinh ở họ đạo Dương Sơn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên bí mật truyền đạo, cầu kinh. Quan phủ Thừa Thiên nhiều lần gọi đến công đường khuyến cáo nhưng không một ai chịu bỏ đạo. Năm đó, Minh Mạng ra lệnh cho các quan tỉnh “ khuyến cáo bỏ đạo, ai thành thực bước qua cây Thập tự thì miễn tội, nhà thờ, nhà giảng cho hủy diệt đi, ai cố tình không tuân bị tội nặng”5.

Châu bản triều Nguyễn có ghi lại việc theo dõi giáo sĩ Phạm Văn Kinh qua bản tâu của Bộ Hình ngày 25 tháng 5 năm Minh Mạng 19 (1838) như sau: Có tên Phạm Văn Kinh, người Tây Dương, tháng 5 năm Minh Mạng 13 (1832), can án về truyền đạo Gia Tô ở làng Cổ Lão, phủ Thừa Thiên bị kết án giảo giam hậu mong ơn phát làm kinh ở phủ Thừa Thiên nhưng vẫn không chừa, ngày đêm giảng đạo tà giáo, lại đày đi đồn phủ ở Ai Lao, sau lại cho trở về an trí ở huyện Cam Lộ. . . Bộ chúng tôi cho người lên Cam Lộ mật thám xem Phạm Văn Kinh có lén thông tin tức gì chăng. Biết rằng Phạm Văn Kinh ở trên ấy, ngày thường có nhiều người tới lui, tiền bạc ăn tiêu dư giả, vã xem bộ kiêu căng không sợ gì cả. Vừa rồi dân Quảng Trị có người theo tà đạo, không chịu bước qua hình chữ thập, vậy xin giao Phạm Văn Kinh cho tỉnh Quảng Trị tra tấn cho ra việc”6. Qua đó mới thấy sự cẩn trọng, khoan dung của triều đình Huế đối với các giáo sĩ nước ngoài và vấn đề cấm đạo không đơn giản như các tội phạm khác.

Năm 1834, Minh Mạng ban hành “Thập điều giáo huấn”, nhà vua chỉ ra rằng: Đạo Gia tô lại càng vô lý “Trai gái chung đụng hỗn tạp, việc làm này giống như cầm thú. . . Đó là làm cho bại hoại luân lý, hư hỏng giáo hóa, không thể tin được. Nếu người nào đó bị dỗ dành thì nên mau chóng bỏ đi. Phần các việc quan, hôn, tang, tế đều phải theo lễ tục nước nhà. . . ”7.

Năm 1835, Phan Bá Đạt, Phó đô ngự sử Viện Đô sát tâu: Cố đạo Mã Song (Marchand) ở Gia Định đồng lõa với Lê Văn Khôi khi bị bắt khai rằng “Thầy thuốc người Tây Dương khoét mắt người sắp chết để chế thuốc”, còn “Tà giáo Tây Dương cho một trai, một gái ở chung một nhà có tường gạch ngăn cách, khi động tình dục, rập cho chúng chết bẹp, ép lấy nước xác chết, hòa làm bánh cho người theo đạo ăn khiến cho họ mê đạo không bỏ được”; rồi nghe nói “Trai gái lấy vợ, lấy chồng, đạo trưởng đem người con gái vào nhà kín với danh nghĩa giảng đạo thực ra để dâm ô…”8. Những chuyện này được phịa ra trong dân gian và quan Đô ngự sử Phan Bá Đạt đã khéo thêu dệt thành những mẩu chuyện ly kỳ, hấp dẫn nên dễ gây ấn tượng trong triều đình và tạo nên sự phẫn nộ trong công chúng. Việc giết đạo từ đó càng khốc liệt hơn.

Từ năm 1825 – 1838 có 4 Giám mục, 9 Linh mục ngoại quốc, 20 Linh mục người Việt và hàng trăm giáo dân bị sát hại 9.

Tháng 10 năm 1839, Minh Mạng ban hành dụ cấm đạo: Buộc tất cả những người theo đạo phải bỏ đạo trong vòng một năm, xây dựng chùa chiền vào những nơi trước đây xây dựng nhà thờ. Tất cả thần dân phải tích cực trông nom chùa chiền.

Dụ cấm đạo mới này đã gây sự căm phẫn trong giáo đồ và giới chức Thiên chúa giáo, làm chấn động xã hội. Tuy nhiên, chính phủ Pháp và triều đình Huế cũng mong muốn có sự hiểu biết cần thiết và thiện chí từ cả hai phía để có thể xích lại gần và cải thiện tốt hơn tình thế gay cấn vốn có. Năm 1840, Minh Mạng cử Phan Thanh Giản cầm đầu một phái đoàn sang Pháp để tìm hiểu tình hình với mong muốn xây dựng quan hệ ngoại giao tốt hơn. Nhưng điều mà cả hai phía không muốn đã xảy ra là khi phái đoàn của triều đình Huế đến Pháp bị các giới chức trong giáo hội thừa sai Paris phản đối kịch liệt và vận động một cuộc tẩy chay trên báo chí, làm áp lực mạnh mẽ với nhà vua nên vua Pháp buộc phải từ chối tiếp phái đoàn của triều đình Huế.

Tuy thế, số giáo dân dưới thời Minh Mạng vẫn được tiếp tục tăng, vào năm 1840, cả nước có 3 Giám mục, 2 Phó giám mục, 24 Linh mục ngoại quốc, 144 Linh mục người Việt và 420. 000 giáo dân 10.

3. Triều Thiệu Trị (1841 – 1847)

Dưới thời Thiệu Trị, nhà vua vẫn duy trì chính sách cấm đạo được ban hành từ thời Minh Mạng nhưng không tỏ ra tích cực như triều vua trước. Phần lớn các giáo sĩ bị bắt đều được Thiệu Trị cho lãnh án “trảm giam hậu” (tội chết nhưng giam đợi xét), rồi cuối cùng cũng được trả tự do. Đối với các quan theo đạo nhà vua kiên trì thuyết phục tạo cho họ có cơ hội bỏ đạo đó là trường hợp quan thủ ngự Hồ Văn Dường ở tỉnh Đồng Nai đã tự nguyện bỏ đạo bằng cách bước qua cây Thánh giá nhưng vẫn chưa chịu dự lễ tế thần ở miếu Kỳ, trình nhà vua xem xét 11.

Năm 1841, các giáo sĩ Miche, Duclos, Galy, Berneux và Charries bị bắt và bị kết án tử hình nhưng Thiệu Trị không cho thi hành án. Năm 1843, tàu chiến Pháp Héroine tự tiện đến Đà Nẵng, thuyền trưởng Felix Favin Lévecque yêu cầu triều đình Huế thả các giáo sĩ trên. Thiệu Trị chấp thuận và trao các giáo sĩ cho viên thuyền trưởng nói trên; tàu Pháp rời cảng Đà Nẵng ngày 16-3-1843.

Tháng 11 năm Thiệu Trị thứ 7 (4-1-1848), Bộ Hình dâng sớ phóng thích quan phạm, trong đó có trường hợp Nguyễn Văn Thiện ở tỉnh Phú Yên: “Thiện theo dạo Gia Tô, không chịu bỏ bị ghép tội giảo giam hậu (giam đợi ngày thắt cổ) qua đến tháng 6 năm thứ 6 (1846), y được tha chết, đày ra làm lính ở Hưng Hóa, quan tỉnh nhiều lần khuyên giải, y cũng không chịu bỏ đạo. Nay gặp dịp ân xá, y được tha về quê” 12.

Chính sách mềm dẻo về cấm đạo thời Thiệu Trị đã làm cho số giáo dân được tăng thêm nhất là tại Trung và Nam Kỳ.

Năm 1844, địa phận giáo hội được chia ra như sau:

– Địa phận Huế gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên do Pellerin làm Giám mục.

– Địa phận Quy Nhơn gồm các tỉnh Trung Kỳ còn lại do Cuénot làm Giám mục.

– Địa phận Sài Gòn gồm các tỉnh Nam Kỳ còn lại do Lefèbre làm Giám mục.

Tuy nhiên, trong nhận thức Thiệu Trị vẫn cho Thiên chúa giáo luôn là nguy cơ của mất chủ quyền và đảo lộn phong hóa dân tộc. Nhà vua xem Thiên chúa giáo cũng là mầm gây tai họa không kém gì thuốc phiện và đều do người phương Tây mang lại. Năm 1847, nhân triều đình bàn về việc người phương Tây đến xin buôn bán và truyền giáo, nhà vua ra dụ: “ Người Tây Dương lòng vốn xảo trá, nếu bỏ cấm đạo thì Anh Cát Lợi nghe thấy cũng cầu xin bỏ cấm thuốc phiện. Nhưng địch là giống sài lang, không thể thỏa mãn được nó. . . Vả lại đạo Gia tô là tà giáo, cái hại rồi sẽ đến bởi chuyện ngoài biên, mở đường cho chinh chiến. Thuốc phiện là thứ thuốc mê, cái hại của nó rồi sẽ khuynh gia bại sản, hại đến tính mạng người ta. Hai việc ấy đều nghiêm cấm trong nước…”13.

Năm 1847, Đô đốc Cécille chỉ huy hải quân Pháp đến uy hiếp, 5 chiến thuyền của triều đình ở cửa biển Đà Nẵng bị tàu Pháp tấn công. Tức giận vì bị sỉ nhục, vua Thiệu Trị ra lệnh chém các quan đã không hoàn thành nhiệm vụ giữ cảng, rồi chỉ thị cho các quan địa phương nghiêm khắc thực hiện lệnh bắt đạo trên cả nước.

4. Triều Tự Đức (1848 – 1883)

Những áp lực quân sự và ngoại giao của Pháp đã đưa đến những sóng gió dưới triều đình Tự Đức đã gây ra nhiều biến cố trong giáo hội Thiên chúa giáo ở Việt Nam.

Giai đoạn 1848 – 1862 là thời kỳ khốc liệt trong cuộc chiến Việt – Pháp không cân sức cũng là thời kỳ sát đạo gay gắt của triều đình Huế với các nhà truyền giáo và giáo dân.

Năm 1848, lúc mới lên ngôi vua, Tự Đức đã phê duyệt lệnh cấm đạo: “Phàm những đạo trưởng Tây Dương đến nước ta thì cho quân dân mọi người ai có thể bắt được nộp quan, thưởng cho 300 lạng bạc. Còn người đạo trưởng Tây Dương ấy do quan sở tại xét hỏi rõ ràng lý lịch, lập tức đem việc dâng tâu, cho đem đích thân nạn nhân ấy ném xuống biển. Còn những đạo trưởng và bọn theo đạo là người nước ta, xin do các nha lại xét việc hình hai, ba lần mới báo cho biết tội, nếu họ biết hối cải bỏ đạo bước qua cây giá chữ thập thì thả ra ngay. Người nào không chịu nhảy qua cây giá chữ thập thì người đạo trưởng cũng nên xử tử, các con chiên theo đạo hãy tạm thích vào mặt, đuổi về cho vào sổ dân. Nếu họ biết hối cải thì cũng cho đến quan để trừ bỏ thích chữ ấy đi”14.

Giải pháp bắt bỏ đạo bằng cách bước qua cây Thánh giá đối với giáo sĩ và giáo dân trong buổi đầu của triều Tự Đức tuy không mới nhưng phương thức thực hiện mềm dẻo hơn và có tính phân biệt trong việc xét xử nhằm tạo cơ hội cho người Việt theo đạo có thể trở về quê quán làm ăn bình thường.

Năm 1851, sau vụ Hồng Bảo, con trai trưởng của vua Thiệu Trị mưu lật đổ Tự Đức không thành, do nghi ngờ liên kết với Thiên chúa giáo nên Tự Đức ban hành dụ cấm đạo gay gắt hơn: “Để làm sáng tỏ chính đạo, cần phải bắt và ném xuống sông các đạo trưởng Tây Dương hoặc là người Việt Nam, dù chúng có chà đạp hay không chà đạp lên cây Thập tự giá, phải chặt chúng ra làm hai để cho mọi người cùng biết sự nghiêm ngặt của pháp luật nước ta”15. Việc bắt đạo từ đó càng ráo riết và giết đạo càng khốc liệt hơn.

Năm 1857, Tự Đức ra lệnh chém quan Tam phẩm Thái bộc Tự khanh Hồ Đình Hy vì viên quan theo Thiên chúa giáo nhưng không chịu bỏ đạo lại ngấm ngầm tiếp xúc với giặc, mưu phản quốc. Vụ án này có 29 giáo dân bị bắt, trong số đó có 17 người không chịu bỏ đạo nên bị lưu đày.

Tiếp theo là sự xuất hiện một số giáo sĩ và giáo dân trong đội quân viễn chinh Pháp trong các cuộc tấn công vào Đà Nẵng, Gia Định năm 1858, 1859, 1861 làm cho triều đình Tự Đức có đủ chứng cứ về âm mưu sử dụng tôn giáo của giặc Pháp và phản bội của một số giáo dân 16 nên triều đình đã ban hành nhiều lệnh dụ cấm đạo bằng cách xử tử hình, đạp lên Thánh giá, bắt buộc bỏ đạo, thích chữ vào mặt, đi đày. . .

Năm 1861, Tự Đức ra sắc lệnh “Phân tháp giáo dân” nhằm phân tán, cô lập, kiểm soát và tiêu diệt mầm chống dối của giáo dân 17. Chỉ dụ này được các cấp chính quyền chấp hành nghiêm chỉnh là một đòn chính trị, tâm lý đánh vào cân não và tình cảm của giáo dân và tổ chức của giáo hội Thiên chúa giáo; làm phá hủy các làng và các cơ sở Thiên chúa giáo, các gia đình theo Thiên chúa giáo buộc phải ly tán để tự tiêu vong, họ hàng, bà con xa lánh. Giáo dân không có cơ hội để làm lễ, sinh hoạt hội đoàn, cách ly với các giáo sĩ và các tổ chức tôn giáo; bản thân những người theo đạo thường xuyên bị giám sát, con cái bị cách ly khỏi môi trường tôn giáo và làm con tin.

Với chính sách giết đạo oan nghiệt này, ngoài các giáo sĩ phương Tây bị sát hại, trong thời gian này có đến 115 linh mục người Việt bị giết, 50 nữ tu viện bị phá hủy, 2600 nữ tu phải di tản, 100 nữ tu bị giết, khoảng 100 làng giáo dân bị san thành bình địa, 10. 000 chức sắc trong các họ đạo bị bắt giam, trong số đó hơn một nửa bị giết; 2000 xứ đạo bị triệt hạ, 300. 000 giáo dân bị phân tháp, trong số đó có 50. 000 người bị giết.

Giai đoạn 1862-1874 là thời kỳ hiệp thương, nhân nhượng của triều đình nên Thiên chúa giáo được tự do truyền giảng. Khoản 2 của hiệp ước Nhâm Tuất (1862) quy định: “Công dân hai nước Pháp và Tây Ban Nha có thể hành đạo Gia Tô trong nước Việt Nam và công dân của nước này, bất luận ai, nếu muốn theo đạo Gia Tô thì theo và không bị ngăn trở; nhưng không được cưỡng bức ai trở thành tín đồ Gia Tô nếu người ấy không muốn”18.

Năm 1865, Tự Đức lại ra một chỉ dụ chính thức cho phép các giáo sĩ tự do truyền giáo và dân chúng được tự do theo đạo.

Tuy nhiên, sự nhượng bộ của triều đình không những đã dẫn đến bức xúc, phản đối kịch liệt của các sĩ tử dự kỳ thi Hương ở Huế, Hà Nội, Nam Định năm 1864 làm triều đình Tự Đức mất uy thế mà cũng là cớ để Pháp leo thang đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ năm 1868.

Năm 1874, Pháp ép triều đình Huế ký hiệp ước công nhận chủ quyền của Pháp ở Nam Kỳ và được tự do truyền giáo.

Theo hiệp ước Giáp Tuất (1874), người theo đạo Thiên chúa có quyền dự các kỳ thi do triều đình tổ chức và tham gia vào bộ máy nhà nước các cấp, tham dự vào các hoạt động chính trị, xã hội của đất nước như một công dân bình thường, bình đẳng như mọi công dân khác.

Giai đoạn 1874-1883 là thời kỳ Thiên chúa giáo được hoạt động hợp pháp, nhiều nhà thờ được xây dựng trên cả nước, đất đai, tài sản của giáo hội được mở rộng, giáo dân cũng gia tăng.

Hiệp ước Giáp Tuất tránh được các cuộc đổ máu từ triều đình, nhưng đây lại là thời kỳ đẫm máu do các phong trào văn thân phản đối nghị hòa của triều đình và phong trào “Bình Tây sát tả” diễn ra rất mạnh ở Trung và Bắc Kỳ, làm nhiều làng theo đạo bị tàn phá, nhiều linh mục và giáo dân bị giết, làm cho uy thế triều đình Tự Đức giảm sút nghiêm trọng, tình hình xã hội càng phức tạp hơn, tạo lợi thế cho Pháp và những tay sai nhanh chóng dùng vũ lực để chiếm đoạt đất nước ta.

* * *

Tuy không thực hiện chính sách cấm đạo nhưng việc truyền giáo dưới thời Gia Long cũng không phải thuận lợi vì tính chất ý thức hệ giữa một triều đình chọn Nho giáo làm khuôn mẫu chính trị với đội ngũ quan chức từ các nho gia được đào tạo ngày càng đông đảo lên nắm quyền trở nên bảo thủ và một bên là Thiên chúa giáo và những người truyền đạo tự nhận là tôn giáo siêu việt của loài người mang tính độc tôn cần được truyền bá hệ tư tưởng và văn minh đó trên toàn cầu. Cả hai đều muốn thu phục, cảm hóa người dân về phía mình bằng “đức tin” để có một hậu thuẫn xã hội, rộng rãi và vững chắc.

Dưới triều Minh Mạng và Thiệu Trị khi vấn đề truyền giáo trở nên cấp bách đối với các nước phương Tây và kèm theo là áp lực quân sự, tôn giáo trở thành vấn đề chính trị bức thiết và sâu sắc đối với triều đình Huế. Lệnh cấm đạo được triều đình ban hành nhưng các giáo sĩ vẫn lén lút truyền giáo. Để ngăn chặn nguy cơ về chủ quyền sẽ bị mất, tình hình xã hội sẽ hỗn loạn và vấn đề văn hóa truyền thống bị xâm hại, triều đình Huế huy động cả hệ thống chính trị và xã hội để đương đầu. Đó là một hệ thống nhà nước và pháp luật từ trung ương đến địa phương cùng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thần linh trong toàn xã hội làm công cụ để ngăn chặn và chiến đấu, đã dẫn đến nhiều vụ tàn sát đẫm máu, dã man làm những người theo đạo vốn có khoảng cách nay bị đào sâu thêm hố chia cách, một nguy cơ mới của dân tộc sắp đến gần.

Dưới triều Tự Đức lệnh cấm đạo vẫn được ban hành cùng những biến động trong cung đình và xã hội đã làm cho thế nước rã rời, suy yếu. Lấy cớ bảo vệ giáo sĩ và giáo dân bị sát hại, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đem quân tấn công vào Đà Nẵng (1858) có một số giáo sĩ và giáo dân làm nội ứng, tình hình sát đạo trở nên phổ biến và khốc liệt hơn, nhất là sau khi triều đình cho thực hiện lệnh “phân tháp giáo dân” năm 1861. Một cuộc chiến tranh mang tính trả thù của người nắm quyền lực đối với những làng theo đạo và giáo dân không vũ khí tự vệ vô cùng dã man chưa từng thấy trong lịch sử nước ta. Triều đình Huế tưởng đó là giải pháp sáng suốt và hiệu quả nhằm tiêu diệt giáo dân và giáo xứ thì không ngờ sau đó thế nước lại rã rời hơn, Pháp cho quân đánh chiếm Gia Định buộc triều đình Huế ký hiệp ước năm 1862, chấp nhận cho các giáo sĩ được truyền giáo và quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân.

Thấy rõ truyền giáo là mục tiêu quan trọng của Pháp nên triều đình Tự Đức bãi bỏ lệnh cấm đạo, xoa dịu các giáo sĩ và giáo dân bị hại, phê phán các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, đặc biệt là các thủ lĩnh phong trào “Bình Tây sát Tả”. Sự tỉnh ngộ của Tự Đức đúng lúc nhưng triều đình Huế từ đó bị cô lập trước sức tấn công của quân Pháp và các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân, lại bị đại bộ phận nhân dân bỏ rơi kể cả những người theo đạo và những người chống đạo. Một triều đình cô thế, không còn được hậu thuẫn của nhân dân và thiếu quyết tâm đánh giặc là nguyên nhân dẫn đến những thất bại liên tiếp cho đến năm Tự Đức qua đời (1883), quân Pháp đánh vào cửa Thuận An, buộc triều đình Huế ký hiệp ước Quý Mùi, chấp nhận sự đô hộ của thực dân Pháp đối với toàn cõi nước ta.

Chính sách cấm đạo của các vua Nguyễn là một trong những nguyên nhân để liên quân Pháp – Tây Ban Nha đánh vào Đà Nẵng (1858) và cũng là một trong những nguyên nhân đưa đến sự thất bại của triều đình Tự Đức trong cuộc chiến chống Pháp vào thế kỷ XIX.

Chính sách đối với Thiên chúa giáo có liên quan trực tiếp đến chủ quyền và vận mệnh dân tộc là một sai lầm của triều Nguyễn để cả dân tộc phải trả giá bằng máu xương và sự sĩ nhục là bài học muôn thuở để các thế hệ Việt Nam tìm cho mình một chính sách tôn giáo đúng đắn, phù hợp trong từng giai đoạn lịch sử và bối cảnh chính trị trong nước và quốc tế khác nhau.

————

 

* Ghi chú của Ba Sàm:  Tham luận này được phổ biến tại HỘI THẢO QUỐC TẾ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ BA “Việt Nam: Hội nhập và Phát triển” . Mời xem thêm các bài viết về cuộc hội thảo này (riêng trang web của Hội thảo có lẽ đã bị gỡ bỏ): “Việt Nam học trong thế kỷ 21“; “Thăm ban tổ chức hội thảo VN học lần ba“; “Nghiên cứu Việt học ‘không độc quyền‘”; ” Đánh giá lịch sử mở rộng lãnh thổ của Việt Nam“; ” Kiến giải của một người Nhật về ông Hồ“; ” Chủ tịch VN nói chuyện với học giả nước ngoài“;

Và các bài tham luận trong Hội thảo đã được đăng trên Nhật báo Ba Sàm:

92:ĐỂ ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐÚNG ĐẮN HƠN: CÁI NHÌN TỪ LỊCH SỬ

93:QUAN HỆ VIỆT NAM-LIÊN XÔ 1924 – 1954 VÀ VẤN ĐỀ HÒA NHẬP

149:QUAN HỆ VN-LX ‘65-’75

150:SÁCH ĐỊA CHÍ Ở MIỀN NVN(’54-’75)

156.CHỦ NGHĨA HỢP HIẾN Ở VN

162.TỪ NHÀ NƯỚC TOÀN TRỊ TỚI THỜI ĐẠI DÂN DOANH

191.CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI VIỆT NAM ĐỔI MỚI

217.VN-TQ THẾ KỶ XIX THỂ CHẾ TRIỀU CỐNG, THỰC VÀ HƯ

219.TUẦN TRA,KIỂM SOÁT VÙNG BIỂN THỜI NGUYỄN SƠ:1802-1858

224.SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGƯỜI HOA Ở VN

229.NGƯỜI HOA TRUNG-NAM BỘ VN(XVII-XIX)

232.LỊCH SỬ TRANH CHẤP HOÀNG SA,TRƯỜNG SA:NGUYÊN NHÂN-GIẢI PHÁP

235.PHONG TRÀO DUY TÂN ĐẦU THẾ KỶ XX

240.NGUYỄN VĂN VĨNH VỚI BÁO CHÍ VÀ CHỮ QUỐC NGỮ

243.TỰ DO DÂN CHỦ CỦA MỸ Ở MIỀN NVN 54′-73′

————

 

1 Tây dương Gia tô bí lục, sách in năm 1812, bản dịch Ngô Đức Thọ, Nxb Khoa học xã hội, H.1981, tr 291. Sách cho biết: Giám mục Ignatio (Ynêkhu) bí mật vào truyền đạo ở các làng Quần Anh, Trà Lũ, Ninh Cường vào năm Quý Tỵ, niên hiệu Nguyên Hòa, đời vua Lê Trang Tông (1533), đến đâu cũng cho tiền, phát thuốc khiến nhiều kẻ mang ơn mà chịu nghe giảng đạo. Từ đó đạo Gia tô mới bắt đầu lan đến nước ta.

2 Nguyễn Văn Kiệm, Sự du nhập của đạo Thiên chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, 2001, tr.198.

3 Phan Phát Huồn, Việt Nam giáo sử, tập I, Sài Gòn, 1958, tr.191.

4 Võ Đức Hạnh, La place du Catholicisme dans le relation en de la France le Vietnam de 1858 à 1870, Tập II, tr.282.

5 Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, Tập XI, NXB Khoa học, Hà Nội, 1960, tr.235.

6 Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, Tập XI, NXB Khoa học, Hà Nội, 1960, tr.136.

7 Mục lục Châu bản triều Nguyễn, Triều Minh Mạng, bản thảo viết tay, Tập 68, tờ 152-154,

8 Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, Tập XI, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1964, tr.136.

9 Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, Tập XXVII, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1973, tr.247.

10 Trong đó có Gagelin (1833), Marchand (1835), Corray (1837), Jacard (1838) De Lamothe (1840); các Giám mục Havard (1837), Borie (1838). . .

11 So với năm 1800 số giáo dân tăng thêm 110.000 người.

12 Mục lục Châu bản triều Nguyễn, Triều Thiệu Trị, bản thảo viết tay, Tập 49, tờ 24-25,

13 Mục lục Châu bản triều Nguyễn, Triều Thiệu Trị, bản thảo viết tay, Tập 47, tờ 40-4.

14 Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, Tập XXVI, Nxb Khoa học Xã hội, H.1973, tr.276.

15 Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, Tập XXVI, Nxb Khoa học Xã hội, H.1973, tr.111.

16 Phan Phát Huồn, Sđd, tr.280.

17 Giám mục Pellerin (địa phận Huế) tích cực vận động chính phủ Pháp đem quân đánh Việt Nam, Giám mục Lefèbre (địa phận Sài Gòn) tích cực giúp quân Pháp tấn công Gia Định. Hưởng ứng lời kêu gọi của các giáo sĩ Pháp, nhiều giáo dân đầu quân theo giặc để chống lại triều đình. Khi quân Pháp đánh Đà Nẵng nhiều giáo dân Bắc Kỳ vào Đà Nẵng đầu quân cho Pháp. Đội quân này do tướng chỉ huy Rigaule de Genouilly thành lập đóng ở bán đảo Sơn Trà, họ đã tham gia đánh đánh Đà Nẵng và sau đó vào nam đánh đồn Chí Hòa (Nguyễn Văn Kiệm, Sđd, tr.235).

18 Dụ được ban hành vào tháng 7 năm 1861, có các khoản chính sau: Khoản 1: Tất cả các giáo dân, đàn ông và đàn bà, giàu cũng như nghèo, người già cũng như trẻ con đều phải phân tán vào các làng bên lương. Khoản 2: Tất cả các làng bên lương phải chịu trách nhiệm canh gác các giáo dân đã được tha về theo tỷ lệ cứ 5 người lương một người theo đạo. Khoản 3: Tất cả các làng giáo đều phải san bằng, phá hủy đất đai, vườn tược sẽ được chia cho các làng bên lương xung quanh, các làng này có nghĩa vụ phải nộp thuế. Khoản 4: Giáo dân đàn ông phải tách ra khỏi giáo dân đàn bà, đàn ông đưa đi một tỉnh, đàn bà đưa đến một tỉnh khác để họ không được sum họp, trẻ con sẽ giao cho các gia đình bên lương nào muốn nuôi chúng. Khoản 5: Trước khi đưa đi, tất cả giáo dân đàn ông, đàn bà, trẻ con đều phải thích chữ vào mặt: Ở má trái là hai chữ tà đạo, ở má phải là tên tổng, huyện gửi tới, để chúng không thể chạy trốn.

19 Cao Huy Thuần, Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam (1857-1914), NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2003, tr.132.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

 

Posted in Lịch sử, Tôn giáo | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Trung Quốc đàn áp thẳng tay xã hội dân sự

Posted by adminbasam trên 28/07/2009

Economist.com

Trung Quốc, Luật pháp và các Tổ chức phi Chính phủ

Hiến pháp mở đã bị đóng

Nhà nước đàn áp thẳng tay xã hội dân sự

Ngày 23-7-2009 – Bắc Kinh

Từ bản báo in The Economist

 

Một trong những dấu hiệu hy vọng mong manh về dân chủ ở Trung Quốc trong ít năm qua là sự gia tăng số lượng những luật sư quan tâm tới dân chúng sẵn sàng thách thức những hành động vi phạm của tòa án và tình trạng tham nhũng của chính quyền trung ương hay địa phương. Giờ đây, đế chế này đang phản công lại.

Vào ngày 17 tháng Bảy, các quan chức chính phủ đã bất ngờ tấn công vào một trong những nhóm nghiên cứu luật pháp nổi tiếng nhất và lấy đi mọi thứ của họ ở đây – tài liệu, bàn ghế, máy tính, thậm chí cả máy làm lạnh nước uống. Để làm cho tình hình càng xấu thêm, các giới chức thuế đã giáng cho nhóm nghiên cứu này một hóa đơn khổng lồ, lệnh phải trả một khoản tiền 1,42 triệu nhân dân tệ (207.900 USD).

Tổ chức này, có tên gọi là Sáng kiến Hiến pháp Mở (OCI), rất nổi tiếng trong số các tổ chức phi chính phủ [NGO] của Trung Quốc và được biết đến rất nhiều trong các vụ việc về quyền dân sự mà chính phủ tỏ ra thận trọng trong việc phải đương đầu trực tiếp. Thay vì noi gương người Nga, các quan chức ở đây lại đang làm cho sự tồn tại của tổ chức này trở nên không thể. Ở Trung Quốc có rất ít tổ chức phi chính phủ được phép đăng ký theo cách  thông thường. Cách duy nhất để họ có thể hoạt động hợp pháp là đăng ký như là các doanh nghiệp.

Cái tên của OCI được dịch ra tiếng Trung như là Công ty Tư vấn Kiến thức Liên kết Công chúng (tên thường được tham chiếu theo chữ viết tắt, đọc là Gongmeng). Tổ chức này phải trả tiền thuế kinh doanh. Vì lý do đó mà tờ hóa đơn thuế chính là số tiền họ đã phải trả. Các nhà chức trách cũng đã không úp mở rằng một nhóm nghiên cứu mà nằm trong tổ chức là bất hợp pháp, bởi vì theo họ, nó chưa được đăng ký.

Người lãnh đạo nhóm nghiên cứu, ông Xu Zhiyong, đang tự xác định là mình có thể bị bắt. Vào ngày 21 tháng Bảy, những người chủ sở hữu văn phòng và nơi cư trú của ông đã gọi điện cho ông, nói rằng họ muốn ông ra đi. Guo Yushan, một người lãnh đạo khác của tổ chức phi chính phủ ít nổi tiếng hơn, một nhóm nghiên cứu thị trường tự do có tên là Viện nghiên cứu Quá trình Chuyển đổi, đã phải chịu đựng một cuộc điều tra thuế vào năm ngoái. Tuần trước, chính phủ đã khai trừ khỏi đoàn luật sư 53 luật sư, trong đó có một người cộng tác với OCI.

Ông Xu có vẻ như đã gây ra vài kẻ thù có quyền lực lớn. Kể từ khi được thành lập vào năm 2003, OCI, với một nửa tá nhân viên và đội ngũ tình nguyện viên đông đảo, đã nổi tiếng trong việc đưa ra những lời khuyên bảo về luật pháp cho các nạn nhân của sự bất công từ nhà nước. Sau khi hàng ngàn trẻ em bị ốm do uống sữa nhiễm chất melamine năm ngoái, OCI đã giúp cho cha mẹ các em gây áp lực đòi bồi thường, chuyển sự tập trung vào mưu đồ được chính phủ hậu thuẫn nhằm đưa ra những khoản bồi thường thấp hơn. Vào tháng Năm, OCI có lẽ đã chọc tức thêm chính phủ bằng việc đưa ra một bản báo cáo về những nguyên nhân xảy ra tình trạng náo loạn tại Tây Tạng năm ngoái. Chính phủ đã đổ lỗi cho tình trạng rối loạn hoàn toàn là do một thứ mà họ cho là mưu đồ của những người Tây Tạng lưu vong được Đức Dalai Lama lãnh đạo. Nghiên cứu của OCI cho thấy rằng Đức Dalai Lama là một nhân tố, có “những nguyên nhân bên trong”, ví dụ như tình trạng như tồn tại bên lề xã hội của nền kinh tế Tây Tạng và sự can thiệp của các quan chức chính quyền vào Đạo Phật Tây Tạng.

Năm nay đang cho thấy là một năm khó khăn cho những người bất đồng chính kiến ở Trung Quốc do mối lo âu của chính phủ về những ngày kỷ niệm nhạy cảm về chính trị (năm ngoái, những hoạt động chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic đã làm cho chính phủ phải bối rối). An ninh sẽ được tăng cường vào những tuần tới, trước lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập nước Trung Quốc Cộng sản mùng 1 tháng Mười. Các luật sư độc lập của Trung Quốc từ lâu đã phải chịu rủi ro vì bị các giới chức địa phương đánh đập và đe doạ. Cuộc sống của họ thậm chí có vẻ đang trở nên khó khăn hơn.

Hiệu đính: Trần Hoàng

——————-

 

Economist.com

China, the law and NGOs

Open Constitution closed

Jul 23rd 2009 | BEIJING

From The Economist print edition

The state cracks down on civil society

ONE of the more hopeful flickering signs of democracy in China in the past few years has been the growth of public-interest lawyers willing to challenge in court examples of abuse and corruption by the state or local governments. Now, the empire is striking back.

On July 17th government officials descended on one of the best-known legal research groups and took away almost everything it owned—files, desks, computers, even the water cooler. To make matters worse, the tax authorities slapped on the group a colossal bill, ordering it to pay 1.42m yuan ($207,900).

The organisation, the Open Constitution Initiative (OCI), is so well known among Chinese NGOs and so prominent in civil-rights cases that the government seems wary of confronting it directly. Instead, taking a leaf out of the Russian book, officials are making its life impossible. In China very few NGOs are allowed to register as such. The only way they can operate legally is as businesses. The OCI’s name in Chinese translates as the Public Alliance Information Consultancy Company (it is often referred to by its abbreviation, Gongmeng). It has to pay business taxes. Hence the tax bill, which the group says it has paid. The authorities have also declared a research group within the organisation illegal because, they say, it is unregistered.

The group’s leader, Xu Zhiyong, is bracing himself for possible arrest. On July 21st the owners of his office and residence called him to say they wanted him out. Guo Yushan, the leader of another, less well-known NGO, a free-market research group called the Transition Institute, says he too has recently been accused of tax irregularities. A prominent HIV/AIDS NGO, the Aizhixing Institute, was subjected to a tax investigation last year. Last week the government disbarred 53 lawyers, including one associated with OCI.

Mr Xu seems to have made some powerful enemies. Since it was set up in 2003, OCI, with half a dozen staff and numerous volunteers, has specialised in giving legal advice to victims of official injustice. After thousands of children were sickened by melamine-contaminated milk last year, OCI helped their parents press for compensation, upstaging a government-backed compensation scheme which offered lower amounts. In May OCI probably irritated the government further by issuing a report on the causes of last year’s unrest in Tibet. The government blamed the trouble entirely on an alleged plot by Tibetans in exile led by the Dalai Lama. The OCI study said that while the Dalai Lama was a factor, there were “internal causes”, such as the economic marginalisation of Tibetans and interference in Tibetan Buddhism by government officials.

This year is proving to be a difficult one for dissenters in China because of the government’s anxiety about politically sensitive anniversaries (last year, preparations for the Olympic Games made the government twitchy). Security will be stepped up in the coming weeks, in advance of the 60th anniversary of the founding of communist China on October 1st. China’s independent lawyers have long risked beatings and intimidation by local officials. Life for them seems to be getting even harder.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Trung Quốc | Thẻ: | Leave a Comment »

”Bất ổn được che đậy” trên Biển Đông đã lộ rõ

Posted by adminbasam trên 26/07/2009

BBC Worldwide Monitoring

Hãng thông tấn của Trung Quốc cho rằng “bất ổn được che đậy” trên Biển

Nam Trung Hoa nay đã lộ rõ

Bản tin của Hãng thông tấn Zhongguo Tongxung She đóng tại Hong Kong

Thứ Bảy, ngày 25-7-2009

 

Bắc Kinh, 13-7 (ZTS) – Vấn đề Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] có một lịch sử dài lâu. Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã cam kết giải quyết vấn đề này trong một thái độ ôn hòa và đã cố gắng gian khổ để kiến tạo nên môi trường xung quanh ổn định và hòa bình. Hoàn cảnh hiện nay trong toàn khu vực Biển Nam Trung Hoa là tương đối ổn định. Tuy nhiên, những nan đề ẩn khuất đã trở nên dễ nhận thấy.

Trong số ra mới đây nhất của tờ “World Vision” đã dẫn lời Chủ tịch Viện Nghiên cứu Hải Nam về Biển Nam Trung Hoa, nói rằng những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú trên Biển Nam Trung Hoa và vị trí chiến lược quan trọng của vùng biển này trong vai trò là một tuyến hải hành đã làm cho Biển Nam Trung Hoa trở thành một tâm điểm cho cuộc tranh đua nóng bỏng đối với tất cả các bên trong tương lai. Tranh cãi về Biển Nam Trung Hoa liên quan tới Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực (ví như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Bruney). Song, các quốc gia ở xa vùng biển này – ví dụ như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ – cũng đã hăng hái can dự vào cuộc tranh chấp. Khu vực này vẫn còn ổn định, giờ đây phải chịu ảnh hưởng của nhiều bên. Các quốc gia láng giềng trong khu vực đã theo đuổi một chiến lược rất rõ ràng trong vấn đề Biển Nam Trung Hoa: làm phức tạp vấn đề Nam Sa [Trường Sa] đến mức đẩy Trung Quốc vào giữa tình thế đặng chẳng đừng và quá quắt đối với Trung Quốc tới mức phải giải quyết vấn đề này ngay tức khắc.

Việc phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên đã gây nên cuộc đua tranh nổi lên trên Biển Nam Trung Hoa

“Tranh chấp ở Nam Sa quanh vấn đề chủ quyền quần đảo này và quyền pháp lý của vùng biển này, thực chất, là một sự câu kết quanh những lợi ích chiến lược và đua tranh đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên,” theo nhận xét của Chủ tịch Wu Shicun. Các quốc gia quanh Biển Nam Trung Hoa đã đẩy mạnh việc thăm dò và khai thác dầu lửa và khí gas tự nhiên, đã công khai mời chào đấu giá, và mời các công ty dầu quốc tế tới khai thác. Các nước láng giềng trong khu vực đã khai thác được ít nhất là 50 triệu tấn dầu lửa mỗi năm từ Biển Nam Trung Hoa,  bằng với sản lượng hàng năm của mỏ dầu Daqing. Các quốc gia trong khu vực đã mâu thuẫn với nhau trong việc phân chia Biển Nam Trung Hoa – một khu vực cho thấy có các mỏ dầu chồng lấn lên nhau. Các nước này tiếp tục bành trướng phạm vi khai thác của mình, mà phần lớn trong số đó là nằm bên trong phạm vi đường ranh giới truyền thống của Trung Quốc.

Chuyên gia về quan hệ quốc tế, Giáo sư Feng Yongfu tin rằng Trung Quốc – với tư cách là một cường quốc lớn trong khu vực – cần phải giữ vị thế vượt trội trong khu vực này. Trung Quốc không nên ngồi chờ các nước khác thực hiện các kế hoạch khai thác chung những nguồn tài nguyên này. Thay vào đó, Trung Quốc cần phải có sáng kiến đề xuất và thực hiện một kế hoạch chứng tỏ sự hiện diện của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở Nam Hải, trong tiến trình khai thác tài nguyên thiên nhiên trên Biển Nam Trung Hoa.

Những thái độ của các cường quốc lớn xứng đáng với mối quan tâm của chúng ta

Mới đây, tất cả các nước phía đông nam trừ Indonesia – như Philippines, Malaysia và Việt Nam – đã thiết lập các cơ quan đặc biệt nhằm bảo vệ các quyền lợi trên biển của họ và thậm chí đã sử dụng lực lượng quân sự kiểm soát các vùng biển liền kề. Vào cuối năm ngoái, chính phủ Indonesia đã lập một nha đặc biệt thực hiện các vụ bắt giữ nằm trong Bộ Hàng hải và các Vấn đề về Nghề cá. Cơ quan này đã được trang bị gần 30 chiếc tàu giám sát và với một viên tướng hải quân nhằm phối hợp tất cả các bên trong các hoạt động. Những chiếc tàu của cơ quan này đã nhiều lần xâm phạm các vùng lãnh hải truyền thống của Trung Quốc để bắt giữ và đẩy đuổi các tàu cá của Trung Quốc. Theo tờ International Herald Tribune, các nước này đã bắt giữ ngư dân Trung Quốc đang đánh bắt cá hợp pháp trong những vùng biển này và đã phóng thích họ; điều này đã tái phạm lặp đi lặp lại nhiều lần. Nó đã biểu lộ thực sự sự kiểm soát và quyền pháp lý của họ trên vùng biển này; và tiêu biểu cho một dạng tuyên bố chủ quyền tối cao theo ý họ.

Thái độ của các cường quốc lớn trên thế giới như Hoa Kỳ và Úc – là xứng với sự chú ý của chúng ta. Theo tờ Kuala Lumpur Security Review, vị chỉ huy lực lượng phòng thủ, Thống chế Không quân Anggus Houston, đã tuyên bố với tạp chí này rằng mối quan tâm của nước Úc ở Biển Nam Trung Hoa nằm trong việc duy trì sự ổn định trên khắp khu vực, trong đó có quần đảo Nam Sa, vì vậy mà tuyến hải hành này – cũng là một trong những tuyến đường biển có tầm quan trọng toàn cầu – có thể tiếp tục được mở ngỏ và tự do sử dụng. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates mới đây đã nói rằng vị thế của Hoa Kỳ trong cuộc tranh cãi quanh vấn đề chủ quyền của Quần đảo Nam Sa là: “Hoa Kỳ không có bất cứ thái độ nào.” Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã gửi bốn tàu chiến được trang bị hệ thống phòng vệ tới hướng dẫn một cuộc tập trận chung với các quốc gia Đông Nam Á trên Biển Nam Trung Hoa, là hoạt động hiếm khi xảy ra trước đây.

Theo tạp chí này, phạm vi hoạt động của Malaysia trong cuộc diễn tập này đã bắt đầu trong 10 ngày cuối tháng Sáu. Trong hoạt động này, Hoa Kỳ đã gửi tới 1.600 sĩ quan và binh lính, hai tàu chiến được trang bị hệ thống phòng vệ tổng hợp – mà Trung Quốc gọi là “Xiafei” và “Zhongyun” – những phi cơ săn tàu ngầm cũng như những loại chiến đấu cơ F/A-18 Hornet. Vào ngày 28 tháng Sáu, những chiến hạm từ Hoa Kỳ và Malyasia đã tiến vào Biển Nam Trung Hoa và hướng dẫn một cuộc tập luyện theo đội hình. Các chuyên gia về tàu chiến Hoa Kỳ nói rằng ý nghĩa của sự có mặt của các chiến hạm được trang bị hệ thống phòng vệ của Hoa Kỳ ở Biển Nam Trung Hoa cho thấy rằng một khi có một cuộc chiến tranh nổ ra, chiến hạm Hoa Kỳ có thể tạo nên một chiến khiên phòng thủ trên không ở Biển Nam Trung Hoa.

Nguồn: Hãng thông tấn Zhongguo Tongxun She, Hong Kong, Trung Quốc ngày 13-7-2009

Hiệu đính: Trần Hoàng

——————–

 

BBC Worldwide Monitoring

July 25, 2009 Saturday

Chinese agency says “hidden trouble” in South China Sea becomes

prominent

Text of report by Hong Kong-based news agency Zhongguo Tongxun She

Beijing, 13 July (ZTS) – The South China Sea issue has a long history. The Chinese government has long been engaged in resolving the issue in a peaceful manner and has tried hard to create peaceful and stable surroundings. The current overall situation in the South China Sea is comparatively stable. However, hidden problems have become prominent.

The most recent issue of “World Vision” cited the President of Hainan Research Institute for the South China Sea [HRISCS], saying that abundant natural resources in the South China Sea and the important strategic position of this sea as a maritime passage have made the South China Sea a point for heated competition for all prospective parties. The South China Sea dispute involves China and its neighbors in the region (such as Vietnam, the Philippines, Malaysia and Brunei). However, countries beyond this area – such as the United States, Japan and India – have also actively engaged in the dispute. This area remains stable, yet influenced by multiple parties. Neighboring countries in the area follow a very clear strategy on the South China Sea issue: complicate the Nansha issue so as to force China between a rock and a hard place and make it impossible for China to resolve the issue immediately.

Natural resource development has made competition for South China Sea prominent.

“The Nansha dispute over the sovereignty of islands and the jurisdiction of the sea is, in essence, a collusion of strategic interests and competition for natural resources,” said President Wu Shicun. Countries around the South China Sea have stepped up their exploration and development of oil and natural gas, have openly invited bidding, and have invited international oil companies to develop. Neighboring countries get at least 50 million tons of petroleum from the South China Sea per year, equal to the annual output of the Daqing Oilfield. Neighboring countries in the region have already divided the South China Sea among themselves – an area characterized by overlapping oilfields. These countries have continuously expanded their scope of exploration, the majority of which lies within China’s traditional border.

International affairs specialist Prof. Feng Yongfu believes that China – as the large power in this area – should hold the dominant position in this area. China should not sit by and wait for foreign countries to execute plans for the joint development of resources. Instead, China should take the initiative to propose and execute a plan to demonstrate the presence of China in the Nanhai dispute, in the course of natural resource development in the South China Sea.

Attitudes of large powers deserve our attention.

Currently, all countries in the southeast but Indonesia-such as the Philippines, Malaysia and Vietnam – have set up special agencies to defend their marine rights and have even used military force to control neighboring sea areas. At the end of last year, the Indonesian government set up a special bureau of arrests within the Ministry of Maritime and Fisheries Affairs. This bureau was equipped with nearly 30 supervisory ships and with one rear admiral coordinating all sectors during operations. Vessels of this bureau have broken into China’s traditional maritime territories many times to seize and suspend Chinese fishing boats. According to the International Herald Tribune, these countries arrested Chinese fisherman who were fishing there legally and released them; this has occurred repeatedly. This has actually demonstrated their control and jurisdiction over this maritime area; and represents a kind of sovereignty oath to their belief.

The attitude of large international powers such as the United States and Australia – deserves our great attention. According to the Kuala Lumpur Security Review, the chief of the defense force, Air Chief Marshal Angus Houston, told the magazine that Australia’s interest in the South China Sea lies in maintaining wider stability in this region, including the disputed Nansha Islands, so that this sea passage – which is also one of important global maritime passages – can continue to be open and in free use. US Defense Secretary Robert Gates recently said that the US position in the dispute over the sovereignty of the Nansha Islands is: “The United States does not have any position.” However, the United States sent four Aegis-equipped warships to conduct a joint military practice session with Southeast Asian countries in the South China Sea, which has rarely happened before.

According to this magazine, the Malaysian stage of this practice session began in the last 10 days of June. During this stage, the United States sent 1,600 officers and soldiers, two Aegis-equipped warships – “Xiafei” [pinyin] and “Zhongyun” [pinyin] – P3C anti-submarine patrol airplanes as well as F/A-18 Hornet airplanes to the practice session. On 28 June, warships from the United States and Malaysia gathered in the South China Sea and conducted a fleet formation drill. US warship specialists said that the significance of the presence of US Aegis-equipped warships in the South China Sea is that once a war breaks out, the US warships may create an anti-air shield in the South China Sea.

Source: Zhongguo Tongxun She, Hong Kong, in Chinese 13 Jul 09

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Cambodia và những cuộc xâm nhập bí hiểm của Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 25/07/2009

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Cambodia và những cuộc xâm nhập bí hiểm của Trung Quốc

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Hai, ngày 20-7-2009 *

 

Sau một giai đoạn dài bị kiềm chế, sự hiện diện về mọi mặt của Trung Quốc tại Cambodia đang gia tăng, và dấu ấn về cái gọi là “ảnh hưởng Trung Quốc” tại quốc gia nghèo khó này là rất đáng kể. Trong khi các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc đang đổ tiền vào các dự án bất động sản Phnom Penh, thì Trung Quốc lại tìm cách kết hợp một dòng chảy của đầu tư quốc gia và tư nhân với lượng viện trợ khổng lồ hiện đang biến đổi hoàn toàn nhiều vùng nội địa rộng lớn của Cambodia. Trang Newsmekong.org mới đăng tải bài phân tích về sự xâm nhập mạnh mẽ của người Hoa tại Cambodia:

Chem Hout đang ngồi trong quán cafe Maxxi tại một khu phố sầm uất ở Sisophon – thủ phủ tỉnh Banteay Meanchey, miền Tây Cambodia – để đợi chuyến xe buýt chở cậu con trai 9 tuổi đi học sắp về. Rồi thì chiếc xe cũng đỗ xuống, thân xe mang những ký tự tiếng Trung của một trường song ngữ Trung Quốc tại địa phương. Đó là sự lựa chọn đáng ghen tị của Chem và bất cứ ông bố bà mẹ nào có đủ khả năng tài chính gửi con theo học tại đây.

“Nó cũng chẳng tốn hơn học trường công (nơi được học miễn phí)”, Chem – người sở hữu một nhà hàng tại Sisophon – thừa nhận, “Nhưng tôi thích tiếng Trung và muốn con trai mình học ngôn ngữ của họ. Tôi hy vọng một ngày nào đó nó sẽ được đến Trung Quốc.”

Thật khó mà hoài nghi về sự khôn ngoan trong quyết định của Chem, bởi những bệnh viện và phòng mạch tốt nhất tại thành phố này đều do người Trung Quốc điều hành. Tiền bạc của Trung Quốc đã được rót vào cả một số trường ngoại ngữ, nơi không chỉ tiếp nhận một số người Cambodia gốc Hoa, mà còn ngày càng thu hút đông đảo thêm các học sinh Khmer chính gốc.

Lao Mong-hay, một người Cambodia gốc Hoa và nguyên là Giám đốc Viện Dân chủ Khmer tại Phnom Penh, nhận định: “Đó là một hướng đi đặc biệt, nhưng cũng là cách khôi phục truyền thống lâu nay, khi người Hoa cung cấp các dịch vụ cho người Cambodia. Trước đây, các thương nhân Hoa kiều vẫn mua và bán các sản phẩm của nông dân Cambodia”.

Trong ý thức của người Khmer, Trung Quốc có vẻ như là một “Người khổng lồ” xa xôi, nước Lào thì “vô lo”, và cũng vì trong lịch sử chẳng có biến cố chiến tranh, nên trong tâm thức người Khmer chẳng có những tình cảm tiêu cực với người Trung Quốc. Và đa phần sự thù địch chỉ giành cho Việt Nam – quốc gia láng giềng phía Đông của Cambodia.

Nhưng đúng là Trung Quốc đã giữ một vài trò bí hiểm trong quá khứ đau thương của Cambodia. Bắc Kinh từng là người bảo vệ hào phóng và tận tâm cho chế độ Khmer Đỏ của Pol Pot, từ lúc khởi đầu chỉ là một nhóm du kích nổi dậy trong những năm 60, và cho tới suốt 3 năm cầm quyền ghê rợn từ 1975-1978, đã khiến 1/4 dân số Cambodia bị tiêu diệt. Sự hỗ trợ này thậm chí còn được tiếp tục sau khi Khmer Đỏ bị các lực lượng Việt Nam lật đổ năm 1979, nhưng chúng vẫn dai dẳng tồn tại ngoài rìa của một xã hội đã bị tổn thương và hoạt động ở các trại trong rừng rậm dọc biên giới với Thái Lan.

Lo ngại sự mở rộng trên khắp Đông Dương của một nước Việt Nam được Liên Xô hậu thuẫn, Bắc Kinh đã huấn luyện các du kích Khmer Đỏ, cung cấp vũ khí, lương thực, và hỗ trợ kỹ thuật. Theo Lao Mong-hay, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Ủy ban Nhân quyền châu Á, Trung Quốc đã viện trợ ít nhất 2 tỉ USD cho phong trào này, và phân nửa số này là sau khi quân đội Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Đỏ và bằng chứng về chế độ diệt chủng của Pol Pot đã được cả thế giới biết đến.

“Dĩ nhiên chúng tôi hiểu về vai trò của Trung Quốc, nhưng cứ nhắc đi nhắc lại vấn đề đó để làm gì”, Samath Yin – một hướng dẫn viên du lịch ở di tích Anhkor Wat – chất vấn, “Những gì đã xảy ra dưới chế độ Plo Pot chẳng phải hành động của một quốc gia nào, mà chỉ là hành động của một nhà lãnh đạo. Là những người theo đạo Phật, chúng tôi không được phép nghĩ về báo thù, mà chỉ nhắc tới hòa bình.”

Trong suốt mùa du lịch cao điểm, Samath – người rất thạo tiếng phổ thông Trung Quốc – làm hướng dẫn viên cho hàng loạt đoàn du khách Trung Quốc đi thăm di sản thế giới Angkor Wat. Anh ta cho rằng thế hệ người Cambodia trước đây có vẻ rất hiểu các vấn đề của Cambodia, và thương nói tốt về Quốc vương Sihanouk của Cambodia, người vẫn còn có một tư dinh ở Bắc Kinh. Nhưng thế hệ trẻ Cambodia giờ biết quá ít về lịch sử Cambodia, và thậm chí còn ít hơn nữa về vai trò của Trung Quốc trong lịch sử đất nước.

Những cuốn từ điển Trung Quốc đương đại chẳng đề cập tới hai từ “Khmer Đỏ”, thuật ngữ do chính Quốc vương Sihanouk đặt ra để phản ánh đúng phong trào Cộng sản bí mật vốn được khơi cảm hứng và hỗ trợ từ Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông.

Từ trước khi lên nắm quyền năm 1975, Pol Pot từng muốn ganh đua với cuộc cải cách ruộng đất không tưởng của Mao, nhưng đi theo những hướng cực đoan mới. Y lùa sạch dân khỏi Phnom Penh, đuổi tất cả dân thành phố và trí thức vào những công xã và trại cưỡng bức lao động mà về sau đã trở thành những cánh đồng chết. Năm 1975 trở thành “Năm số Không” của đất nước này – điểm đầu cho một giai đoạn man rợ và khởi động cho “nền văn minh” mới.

“Con gái bốn tuổi và ông nội tôi đều thiệt mạng trong các cánh đồng chết”, Theary – người làm công trong tiệm kim hoàn của một ông chủ Trung Quốc ở Siemriep – kể lại, “Cô bé chết vì đói, còn ông nội tôi bị đưa đi hành quyết. Lần đầu tiên khi tôi được xem bộ phim Cánh đồng chết, tôi không thể cầm được nước mắt.”

Liệu Theary có cảm thấy bất an không khi giờ đây cô đang làm việc cho một cửa hàng của người Trung Quốc? Những người dân địa phương còn cho biết thêm rằng chính Trung tâm mua sắm Angkor hiện nay được xây dựng trên nền của một trại tra tấn của Khmer Đỏ tại Siemriep, và rằng hàng đống xương người đã được tìm thấy trong lúc thi công.

“Bà chủ Trung Quốc của tôi đã từng nghe những câu chuyện ma, và trước khi khai trương cửa hàng, bà ấy đã cúng bái rất nhiều cho những người chết”, Theary kể, “Tôi cảm thấy hài lòng về điều đó”.

Không một phương tiện truyền thông chính thức nào tại Trung Quốc từng đưa tin về phiên tòa hiện đang xét xử các cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ. Năm nhân vật Khmer Đỏ già nua sẽ bị xét xử về các tội danh giết người và chống lại loài người trong các phiên xét xử được cho là sẽ kéo dài tới năm 2012. Kẻ khét tiếng nhất trong số này, Kaing Guek Eav – còn có biệt danh là Duch – phải chịu trách nhiệm về các vụ tra tấn và sát hại tới 14.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em trong giai đoạn y làm Trưởng trung tâm giam giữ S-21 của Khmer Đỏ tại Phnom Penh.

Sự lầm lẫn

“Thật sai lầm khi tin rằng chính Trung Quốc đã hậu thuẫn cho Khmer Đỏ trong các vấn đề đối nội của họ”, Zhang Xizhen – nhà nghiên cứu Đông Nam Á thuộc khoa Quốc tế trường Đại học Bắc Kinh – nhận xét, “Thủ tướng Chu Ân Lai khi đó đang nằm viện vì ốm, nhưng vẫn cố thuyết phục họ không lặp lại những sai lầm mà Trung Quốc mắc phải trước đây, nhưng họ không lắng nghe”.

“Mặc dù Trung Quốc không thể chấp nhận những gì họ đã làm, nhưng cũng không thể can thiệp trực tiếp vào những chuyện nội bộ của họ”, nhà nghiên cứu Zhang tiếp tục bào chữa cho quá khứ của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng Bắc Kinh không có lựa chọn nào khác, ngoài việc hậu thuẫn cho các chính sách đối ngoại của Khmer Đỏ vì họ là “lực lượng duy nhất chống lại sự bành trướng của Việt Nam trên bán đảo Đông Dương”, và điều đó tạo nên một mối đe doạ nghiêm trọng đối với Trung Quốc”.

Nhưng có vô số hồ sơ đã cho biết tường tận rằng trong suốt thời gian Pol Pot cầm quyền tại Cambodia, các cố vấn Trung Quốc – có lẽ khoảng một nghìn người – đã giữ vai trò quan trọng trong nước này. Trớ trêu đến khó tin là họ vẫn đóng vai trò quan trọng ngay cả khi chính sách của chế độ Khmer Đỏ bài xích thiểu số Hoa kiều sống tại Cambodia đã sớm trở thành một cuộc thanh lọc sắc tộc khủng khiếp.

“Người phát ngôn của Bắc Kinh”

Giờ đây, ngay cả khi các phiên tòa xét xử tội ác Khmer Đỏ đang diễn ra tại Phnom Penh, vai trò của Trung Quốc trong quá khứ của Cambodia cũng hầu như không được đề cập đến một chút nào.

“Chính phủ Cambodia không bao giờ đưa ra chuyện Trung Quốc dính líu vào quá khứ nước này”, Chủ tịch Trung tâm nhân quyền Cambodia – Ou Virak nói, “Trung Quốc là nhà đầu tư và tài trợ lớn nhất của chúng tôi, và cũng đứng đầu về số lượng thu nhận các hợp đồng sang nhượng đất đai. Cả hai nước đều muốn dẹp bỏ quá khứ.”

Theo Uỷ ban đầu tư Cambodia, Trung Quốc luôn đứng đầu trong danh sách nước ngoài đầu tư vào Cambodia suốt 14 năm qua, với tổng trị giá lên tới 5,7 tỉ USD vào cuối năm 2007. Bắc Kinh đã hứa bổ sung thêm 257 triệu USD cho Phnom Penh trong năm viện trợ 2009.

Nhưng ông Ou Virak nhận xét rằng sự hào phóng của Trung Quốc chẳng phải là không có những ràng buộc. “Chính quyền Husen giờ đang hành động hệt như người phát ngôn của Bắc Kinh”, Ou Virak nói, “Họ vẫn luôn nhấn mạnh tới vai trò của Mỹ khi viện trợ cho Khmer Đỏ tiếm quyền, vì điều này giúp Trung Quốc ngăn cản Mỹ tiếp cận vào khu vực các nước ASEAN”.

Trong cuộc Chiến tranh Việt Nam giai đoạn cuối thập kỷ 60 đầu 70, quân đội Mỹ từng ném bom các vùng “Đất Thánh” của Việt Nam trên đất Cambodia, làm hàng nghìn thường dân thiệt mạng. Chính nước Mỹ đã hỗ trợ Khmer Đỏ tập hợp sự ủng hộ dân tộc dưới chiêu bài chiến đấu chống đế quốc ngoại bang, và mở đường cho lực lượng này leo lên nắm quyền lực.

“Cả Trung Quốc và Mỹ đều có lỗi”, Theary Seng – Giám đốc điều hành Trung tâm Phát triển xã hội Cambodia – kết luận, “Cũng chính những người theo chủ nghĩa xét lại về vai trò của Trung Quốc đã tìm cách phủ nhận vai trò của Trung Quốc trong chế độ Khmer Đỏ, vì điều đó trái ngược với những bằng chứng lịch sử”.

Bà Theary Seng cho rằng một lời xin lỗi và một quỹ khôi phụ niềm tin cho các nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ có thể là cách thích hợp nhất để Trung Quốc khép lại trang lịch sử và chuộc lỗi bằng vật chất. Bà kết luận: “Tất cả những dự án đầu tư lớn, cùng các khoản viện trợ hào phóng này, đều là tốt, nhưng người Cambodia cần phải nhận thức rằng họ có quyền được hưởng những điều đó.”

* Nguồn: China Makes Deep Inroads into Cambodia (Antoaneta Bezlova)

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

 

Posted in Trung Quốc | Thẻ: , | Leave a Comment »

Mỹ tăng cường thế bao vây Trung Quốc và biện pháp ứng phó của Bắc Kinh

Posted by adminbasam trên 25/07/2009

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Mỹ tăng cường thế bao vây Trung Quốc và biện pháp ứng phó của Bắc

Kinh

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Sáu, ngày 24-7-2009

 

Thời gian gần đây, trước sự điều chỉnh chiến lược quân sự của Mỹ và tình hình diễn biến phức tạp ở Triều Tiên, Afghanistan, Pakistan, Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], có nhiều dư luận cho rằng Mỹ đang tăng cường thế bao vây đối với Trung Quốc. Phản ánh xung quanh vấn đề này, bài viết đăng trên Mạng Tin tức Quốc phòng của Trung Quốc mới đây bình luận:

1. Lý do đòi hỏi Mỹ phải có điều chỉnh chiến lược

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có vị trí ngày càng quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc đang đe doạ đến vị trí chiến lược của Mỹ ở khu vực này. Tình hình bán đảo Triều Tiên đang rất căng thẳng trước thái độ cứng rắn của các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, đặc biệt là sau khi nước này thử hạt nhân và liên tiếp phóng tên lửa. Tình hình Biển Nam Trung Hoa đang có diễn biến rất phức tạp, tranh chấp giữa các nước xung quanh ngày càng trở nên quyết liệt, nhất là từ sau ngày 13/5/2009, thời hạn các nước đệ trình dự án thềm lục địa ngoài 200 hải lý lên Liên hiệp quốc.

Từ đầu năm 2008 đến nay, Taliban quay trở lại, phát động tấn công quy mô lớn ở khu vực miền Nam Afghanistan, trên thực tế nó đã khống chế rất nhiều khu vực, đã hình thành thế bao vây đối với thủ đô Cabun. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng là ảnh hưởng của Taliban nhanh chóng phục hồi và ngày càng lớn mạnh đối với các khu vực của Afghanistan, phạm vi hoạt động đã vượt qua biên giới kép dài đến nội địa Pakistan. Thế lực của Taliban ở Pakistan cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ, Taliban ở Pakistan và Afghanistan đã bắt tay nhau, dẫn đến tình hình an ninh ở khu vực này ngày càng căng thẳng. Ngoài ra, Taliban ở Pakistan không những liên tiếp vượt biên giới tập kích quân đội Mỹ và NATO ở Afghanistan mà còn tăng cường tập kích tuyến cung cấp hậu cần cho quân đội Mỹ và NATO. Sự trỗi dậy của Taliban ở hai nước này cũng tạo môi trường thuận lợi cho Al-Qaeda.

Trong tình hình mạng lưới Al-Qaeda ở Iraq bị tấn công nghiêm trọng, các t chức Al-Qaeda ở một số khu vực khác ngoài Iraq và Trung Đông cũng bắt đầu mở rộng hoạt động và cũng đã có một bộ phận đến Afghanistan. Theo số liệu thống kê, năm 2008, thương vong của quân đội Mỹ đóng tại Afghanistan đã tăng lên 35%. Là biểu tượng cho thành quả chống khủng b của Mỹ, Washington không cho phép Afghanistan sụp đổ. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Michael Mullen đặc biệt nhấn mạnh “thành công của Taliban trực tiếp đe doạ an ninh và lợi ích của Mỹ”. Giành thắng lợi trong cuộc chiến Afghanistan vẫn là nhiệm vụ quan trọng cơ bản của Mỹ.

Trước tình hình như vậy, đòi hỏi Mỹ phải có điều chỉnh chiến lược quân sự nhằm bố trí lại lực lượng để thực hiện mục tiêu chiến lược của mình.

2. Điều chỉnh chiến lược của Mỹ đã hình thành vòng vây quân sự xung quanh Trung Quốc

Cùng với việc điều chỉnh chiến lược quân sự, quân đội Mỹ mượn danh nghĩa chống khủng bố để không ngừng gia tăng ảnh hưởng quân sự đối với các nước xung quanh Trung Quốc. Giới truyền thông cho rằng hành động này của quân đội Mỹ là nhằm tiến hành khống chế chiến lược mới đối với Trung Quốc.

Mặc dù tình hình Đài Loan có xu hướng hoà hoãn, ổn định và đã làm giảm áp lực can thiệp quân sự của Mỹ đối với quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan, nhưng trước tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, với danh nghĩa là giữ lời hứa bảo vệ đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ đã tăng cường lực lượng và trang bị phương tiện ở hai nước này để đối phó với Bắc Triều Tiên. Đây cũng chính là cơ hội để Mỹ mở rộng phạm vi ảnh hưởng vào sâu trong trung tâm chiến lược của Trung Quốc ở khu vực Viễn Đông, tức là chuyển từ “phong tỏa chuỗi đảo” đối với Trung Quốc ở khu vực Viên Đông sang “áp chế chiến lược” phạm vi ngày càng lớn đối với Trung Quốc.

Để đối phó với tình hình diễn biến hết sức phức tạp ở Afghanistan, chính quyền Obama đã nhanh chóng đưa ra quyết định rút quân có trật tự tại Iraq và tăng thêm 17.000 quân đến Afghanistan để dần dịch chuyển trọng tâm chiến lược và mặt trận chống khủng bố quốc tế do Mỹ lãnh đạo từ Trung Đông, Tây Á đến Afghanistan và Pakistan. Mục đích chủ yếu của chiến lược mới này là tăng thêm lực lượng ở Afghanistan, ủng hộ và tăng cường tác dụng tấn công quân sự của Pakistan, gia tăng viện trợ phi quân sự và động viên lực lượng quốc tế tham gia đối với Pakistan và Afghanistan, đồng thời tăng cường sự hợp tác với hai nước này.

Có bình luận phân tích kế hoạch chống khủng bố ở Afghanistan và Pakistan của chính quyền Obama không phải là mục đích duy nhất của chiến lược dịch chuyển về phía Đông của Mỹ, mà còn có lợi ích chiến lược địa duyên. Là một siêu cường, việc kiểm soát được Afghanistan là mong muốn của Mỹ nhiều năm nay. Trên cơ sở chiếm lĩnh Afghanistan, để tiến vào Pakistan, từ đó tăng cường sự tồn tại của quân đội Mỹ ở vành đai quan trọng Á-Âu, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, mượn sự điều chỉnh này để khống chế Trung Quốc. Đây là một trong những mục tiêu phức tạp và lâu dài của Mỹ.

Đông Nam Á là khu vực vô cùng quan trọng trong chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, mặc dù Mỹ tuyên bố không trực tiếp can dự vào tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa, nhưng Mỹ sẽ không bỏ qua quyền lợi của mình ở khu vực biển Nam Trung Hoa. Xuất phát từ mục tiêu chiến lược của mình, Mỹ đã tăng cường đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước ASEAN nhằm duy trì sự có mặt của quân đội Mỹ ở Đông Nam Á. Trong những năm gần đây, diễn tập quân sự của quân đội Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không ngừng gia tăng, điều này đánh dấu Mỹ bắt đầu mượn diễn tập quân sự liên tục để từng bước hoàn thiện bố trí chiến lược ở khu vực này. Mỹ cũng đã tiến hành diễn tập quân sự liên hợp với một số nước tại biển Nam Trung Hoa. Ngày 18/6/2009, Mỹ đã tiến hành cuộc diễn tập “CARAT-2009″ với các nước Philippines, Singapore, Bruney, Thái Lan, thời gian dài ba tháng với quy mô chưa từng thấy trong diễn tập hàng năm. Các học giả cho rằng hải quân Mỹ đã cử 4 tàu chiến đến cùng với hải quân 6 nước Đông Nam Á diễn tập liên hợp quân sự là điều chưa từng có trong lịch sử nhằm mục đích thông qua diễn tập tăng cường khả năng tác chiến liên hợp với các nước đồng minh, duy trì quân đội Mỹ ở tiền duyên khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đe doạ đối thủ chiến lược tiềm tàng.

Xuất phát từ mục đích chính trị của các bên, hợp tác quân sự giữa Mỹ và Việt Nam gần đây ngày càng xích lại gần nhau. Theo tin mới nhất mà quân đội Mỹ tiết lộ, mùa Thu năm nay, không quân Mỹ sẽ đến Việt Nam triển khai diễn tập tìm kiếm cứu nạn. Đây là lần đầu tiên không quân Mỹ đến Việt Nam kẻ từ sau khi chiến tranh kết thúc, cũng là lần đầu tiên hành động loại này được thực hiện trong nội địa Việt Nam. Theo nguồn tin trên mạng của chính phủ Mỹ, gần đây Mỹ và Việt Nam đã tiến hành “đối thoại chính trị và quốc phòng an ninh” lần thứ hai tại Washington. Sau hội đàm, hai bên đã ra “tuyên bố chung” nhấn mạnh “sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, thúc đẩy hoà bình, ổn định và an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương”, vấn đề “làm thế nào để tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội hai nước” cũng được đưa vào trong nghị trình. Đây là điều không thể coi thường.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, hiện nay Mỹ đang có nhu cầu thuê lại quân cảng Cam Ranh, nếu trở thành hiện thực, Mỹ sẽ có 3 căn cứ xung quanh biên Nam Trung Hoa, cộng với căn cứ Guam và căn cứ hải quân ở Singapore, hình thành thế bao vây tam giác ở biển Nam Trung Hoa. Mỹ cũng sẽ sớm xây dựng 2 “chuỗi đảo” chiến lược ở Thái Bình Dương, nếu như Mỹ thuê được căn cứ hải quân Cam Ranh của Việt Nam, sẽ góp chặt yết hầu ở biển Nam Trung Hoa. Sức khống chế và khả năng điều động binh lực của căn cứ Cam Ranh đều cao hơn tất cả mọi căn cứ hải quân của Trung Quốc đối với bất cứ một đảo bãi nào ở biển Nam Trung Hoa.

Phía Tây Bắc Trung Quốc, NATO cũng đã có mặt. Trong tháng 5/2009, NATO đã tiến hành diễn tập quân sự tại Grudia. Các nhà bình luận quân sự quốc tế cho rằng mặc dù các cuộc diễn tập quân sự này là của NATO, nhưng các nước chủ yếu của NATO như Đức, Pháp, Italia không tham gia. Ngược lại, các nước tham gia diễn tập, đại bộ phận là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây như Grudia, Ukraina, còn có một bộ phận là của các nước khối Warsava trước đây như Hungari, Séc. NATO mở rộng về phía Đông, không những mở đến cửa ngõ nước Nga, mà còn mở rộng đến cửa ngõ Trung Quốc. Ngoài ra, ở Đông Nam Á còn có “bóng dáng của NATO”, đó là đồng mình quân sự Mỹ-Nhật-Hàn, hiện nay còn có thêm Austraylia, Ấn Độ.

Như vậy, điều chỉnh chiến lược của Mỹ đã hình thành thế bao vây đối với Trung Quốc, vòng vây “hình mặt trăng mới” mà Mỹ xây dựng hình như không giảm, mà ngày càng thắt chặt, hiện chỉ còn thiếu mỗi khu vực phía Bắc của Trung Quốc.

3. Trung Quốc ứng phó với điều chỉnh chiến lược của Mỹ

Giới học giả Trung Quốc cho rằng bất kể ý đồ chiến lược của Mỹ như thế nào, nhưng cuối cùng khu vực điểm nóng nhạy cảm toàn cầu hiện đã xuất hiện hòa hoãn xung đột quân sự và cân bằng chiến lược tạm thời. Trung Quốc nên dựa theo thời thế, nắm chắc cơ hội để thực hiện mục tiêu chiến lược trỗi dậy hòa bình, tranh thủ điều chỉnh bố trí chiến lược của Mỹ, tích cực tiến hành ứng phó chiến lược toàn diện, xây dựng nước giàu quân mạnh. Chủ yếu chú ý tới một số mặt chiến lược sau:

– Lợi dụng thái độ của Mỹ yêu cầu Trung Quốc cứu trợ kinh tế, lấy chiến lược “thực lực kinh tế khôn khéo” để ứng phó với “thực lực ngoại giao khôn khéo” của Mỹ, lấy Hội nghị thượng đỉnh G20 và chấn chỉnh lại IMF làm đột phá khẩu, tranh thủ mở rộng quyền được tuyên bố của Trung Quốc trong các vấn đề kinh tế quốc tế, nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ ở Đông Nam Á, dẫn đến có sức ảnh hưởng quốc tế, đẩy nhanh tiến trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ. Lấy thực lực kinh tế mạnh mẽ để xây dựng và củng cố hệ thống quốc phòng, an ninh ổn định vững chắc.

– Đẩy nhanh tiến trình phát triển hòa bình và thống nhất Đại Trung Hoa đối với hai bờ eo biển Đài Loan. Tăng cường toàn diện hiệp thương, lôi kéo và hợp tác giữa Hiệp hội quan hệ hai bờ và Quỹ giao lưu hai bờ, hợp tác và hội nhập quốc tế, từng bước thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau, hiệp thương và hợp tác chính trị, quân sự giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Chú trọng tới trỗi dậy hòa bình của Đại Trung Hoa, liên hợp xây dựng hệ thống phòng ngự quân sự ở biển Hoa Đông và Viễn Đông lớn mạnh, để làm suy yếu khả năng đe doạ và quẫy nhiễm quân sự của Mỹ-Nhật ở khu vực Viên Đông.

– Tăng cường và làm sâu sắc hơn hợp tác chống khủng bố của Trung Quốc, Nga, Tổ chức hợp tác Thượng Hải tại Afghanistan. Ngăn chặn tác động và ảnh hưởng quân sự của Mỹ ở khu vực, hỗ trợ cho việc hình thành thế cân bằng chiến lược mới và tăng cường ngăn chặn sự quấy phá và mở rộng của thế lực “Đông Thổ” để có lợi cho hòa bình và ổn định ở khu vực này. Đồng thời phải đẩy nhanh việc xây dựng đường ống dẫn dầu chiến lược từ Myanma đến Vân Nam.

– Sớm tăng cường xây dựng chiến lược hiện đại hóa lực lượng quân sự và hệ thống phòng ngự quân sự lớn mạnh trên biển để tăng cường quyền khống chế trên biển. Phải phát huy sức ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các nước ASEAN, đưa các nước có liên quan trở lại khuôn khổ nguyên tắc “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông”, để ràng buộc hành vi của các nước này. Đồng thời phải tập trung phát triển lực lượng phòng vệ quân sự biển xa hùng mạnh, nhanh chóng thu hồi lãnh thổ bị chiếm đóng và bảo vệ vững chắc an ninh quốc phòng trên vùng biển rộng lớn của Trung Quốc.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

Hoa Kỳ trở lại châu Á

Posted by adminbasam trên 24/07/2009

South China Morning Post

Hoa Kỳ trở lại châu Á, Ngoại trưởng Clinton tuyên bố

Washington bênh vực cho các mối quan hệ cũ, tiến tới với những mối quan hệ mới nhằm đối chọi với ảnh hưởng của Bắc Kinh

Greg Torode, Trưởng đại diện tại Á châu

Ngày 23-7-2009

 

Bài phát biểu hôm qua của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hyllary Rodham Cllinton về khu vực này rằng “Hoa Kỳ đang trở lại” có thể có ý nghĩa nhiều hơn là một lối cường điệu về động thái đó – mặc dù nó vẫn được củng cố bằng những khuynh hướng mang tính chiến lược được thực hiện khắp khu vực Đông nam Á.

Bằng việc Bắc Kinh đang có những mối quan hệ được cải thiện với lần lượt từng quốc gia Đông nam Á trong khoảng một thập kỷ qua, thì Washington cảm thấy đã đến lúc phải “cân bằng lại”, và lặng lẽ tranh thủ các mối quan hệ hữu nghị mới và ve vãn các đồng minh cũ lần nữa.

Sự hiện diện của bà Clinton tại hội nghị thường niên của khối Asean nổi tiếng thiếu sinh lực đơn thuần là một dấu hiệu cho những bước phát triển đó.

Nếu như xu hướng này là hiển nhiên trong suốt những năm tháng suy tàn dưới nhiệm kỳ tổng thống George W. Bush, thì nó đang được gia tăng xung lượng dưới chính quyền Tổng thống Barack Obama. Những mối gắn kết từ lâu với Indonesia, Thái Lan và Malaysia đang được đánh bóng, trong khi những mối quan hệ với Việt Nam, từng là một kẻ thù cay nghiệt, đang nồng ấm đáng chú ý.

Washington cũng đang xem xét lại cách tiếp cận của mình với những viên tướng lĩnh ngoan cố cai trị Myanma và đang tìm cách làm sao gần gũi hơn với khu vực này nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong chế độ cai trị khó chịu nhất ở Đông nam Á đó. Thêm nữa, nhìn chung Hoa Kỳ đang cố gắng lưu lại trên sân khấu khu vực này, để cuối cùng tiến tới ký kết Hiệp ước Hợp tác và Hữu nghị với Hiệp hội Các quốc gia Đông nam Á – một cam kết giúp giải quyết các tranh chấp trong khu vực một cách hòa bình.

“Thông điệp mà chúng tôi đang nhận được từ khu vực này là đã đến lúc,” một quan chức trong chính phủ Obama tuyên bố. “Không có nước nào mang ý muốn quay lưng lại với Trung Quốc, song chúng tôi đang nhận được cảm giác mạnh mẽ rằng họ muốn cân bằng lại.

“Họ biết Hoa Kỳ vẫn quan trọng về lâu dài và đang vươn tay ra xa hơn và chúng tôi đang cố gắng đảm bảo chắc chắn là chúng tôi đáp ứng nhiệt tình. Đây là một cơ hội mà chúng tôi không thể bỏ lỡ.”

Cuộc trò chuyện riêng với các nhà ngoại giao kỳ cựu của Đông nam Á và các câu chúc tụng xã giao sẽ để lại tiếng vang. Trong một thế giới đa phương thì điều này là quan trọng để thông cảm được với tất cả các cường quốc trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bất cứ mối quan hệ nào với một cường quốc mới đang nổi lên, ví như Trung Quốc, đều phải được cân bằng với một nguồn sức mạnh truyền thống, là Hoa Kỳ.

“Để cho một khu vực được ổn định trong tương lai, chúng ta sẽ cần tới cả hai và tôi nghĩ hai gã lớn đầu này đều hiểu được điều đó,” một phái viên của Thái Lan nhận xét.

Tuy nhiên, các nước khác thì thẳng thừng hơn, họ khơi gợi rằng Trung Quốc đã mạo hiểm khi sơn phết che giấu bàn tay mình sau một thập kỷ được tín nhiệm. Xác nhận mới đây của Bắc Kinh đối với các yêu sách chủ quyền bao quát rộng lớn trên Biển Đông [Biển Nam Trung Hoa] là một ví dụ như vậy.

Cam kết của Hoa Kỳ trong khu vực này tỏ rõ sắc thái cao độ đem đến tính đa dạng về chính trị và văn hóa của nó.

Mối quan hệ với Indonesia – một câu chuyện thành công về dân chủ đáng kinh ngạc – là một sự đảm bảo chắc chắn cho việc thu hút sự chú ý đáng kể trong nửa năm sau này. Washington hăng hái loan báo tính hiệu quả của nước này không phải chỉ là một quốc gia Hồi giáo đông dân nhất trên thế giới mà còn nằm trong số nước ôn hòa nhất và là đất nước đã xử lý thành công chủ nghĩa khủng bố. Phần cuối của kịch bản đó rõ ràng đang được viết lại trong sự phục hồi các cuộc đánh bom ở Jakarta vào tuần trước.

Tiếp theo là tác dụng đòn bẩy độc nhất vô nhị từ ông Obama, người đã trải qua một phần thời thơ ấu của mình tại Jakarta và như một hệ quả, người ta có thể cho rằng ông là chính khách gần gũi với quần chúng nhất tại đất nước này.

Ông Obama cũng không muốn hờ hững với nước láng giềng liền đó là Malaysia. Ông đã nhấn mạnh vai trò của nước này như là tiếng nói hàng đầu về lòng khoan dung có liên quan tới Hồi giáo trong bài phát biểu của ông ở Cairo mới đây trước thế giới Hồi giáo.

Ít rõ ràng song lại gây ấn tượng hơn nữa là mối quan hệ về quân sự mới ra ràng của Việt Nam với Hoa Kỳ. Vào tháng Tư, các quan chức quân sự Việt Nam đã tụ tập tại phi trường Tân Sơn Nhất Thành phố Hồ Chí Minh – từng là một biểu tượng cho cuộc xung đột của Mỹ với Hà Nội – và bay ra một chiếc hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ.

Và mới tuần trước, vị đại diện ngoại giao tại Á châu của Washington, ông Scott Marciel, đã có một động thái khác thường khi biểu thị mối quan ngại về những căng thẳng trong khu vực trên Biển Đông, nơi cư ngụ của một đội tầu ngầm Trung Quốc đang được khai triển. Ông đặc biệt đề cập đến những cảnh báo của Trung Quốc đối với các công ty dầu lửa Hoa Kỳ đã tham gia vào những thỏa thuận khai thác hợp pháp với Việt Nam.

“Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã và đang thúc giục họ, và xin nói thẳng là họ đã không không đáp lại điều đó,” một quan chức từ Ngũ Giác Đài đã nói về các đối tác Việt Nam như vậy. “Giờ đây họ đang đóng vai trò chính. Họ muốn nâng cấp độ trao đổi đôi bên.”

Kế đến có Thái Lan. Những đảm bảo từ lâu với đời sống được dẫn lối chỉ đường tại một trong những quốc gia tự do nhất, dân chủ nhất trong khu vực đang đi đến chấm dứt khi vị vua được tôn kính, Vua Bhumibol Ađulydej, bước vào buổi hoàng hôn trong triều đại đã kéo dài của mình. Bắc Kinh cũng có những mối quan hệ lâu năm và sâu sắc với giới tinh hoa ở Bangkok.

Cả Bắc Kinh và Washington đều đang để mắt tới nhau một cách thận trọng quanh vấn đề Thái Lan và bà Clinton sẽ tìm cách chống đỡ cho vị thế của Hoa Kỳ trong thời gian bà lưu lại Thái Lan vào tuần này.

Trong khi bà có thể tuyên bố công khai rằng Hoa Kỳ đang trở lại, thì lặng lẽ hơn, các nhà ngoại giao ở Washington đang cố gắng cho thấy rằng họ chưa bao giờ thực sự từ bỏ mục tiêu này.

Hiệu đính: Trần Hoàng

———————

 

South China Morning Post
July 23, 2009 Thursday

US is back in Asia, says Clinton

Washington to bolster old ties, forge new ones to match Beijing’s influence

Greg Torode, Chief Asia correspondent

US Secretary of State Hillary Rodham Clinton’s statement to the region yesterday that “the United States is back” may have more than a touch of hype about it – yet it is still underpinned by strategic trends under way across Southeast Asia.

With Beijing having improved ties one by one with every Southeast Asian nation over the last decade or so, Washington senses the time is right to “rebalance”, and is quietly courting new friendships and wooing old allies anew.

Mrs Clinton’s presence at the annual meeting of the notoriously limp Asean is merely one sign of such developments.

If the trend was apparent during the waning years of George W. Bush’s presidency, it is picking up momentum under President Barack Obama.  Long-established ties with Indonesia, Thailand and Malaysia are being burnished, while relations with Vietnam, formerly a bitter enemy, are noticeably warming.

Washington is also reviewing its approach to the recalcitrant generals running Myanmar and is seeking to work more closely with the region to force change in Southeast Asia’s most unpalatable regime. Collectively, too, the US is trying to stay on board, finally moving to sign the Association of Southeast Asian Nations’ Treaty of Amity and Co-operation – a commitment to helping to peacefully solve regional disputes.

“The message we are getting from the region is that the time is right,” one Obama administration official said. “No one is wanting to turn away from China, but we are getting the strong sense that they want to rebalance.

“They know the US remains important long term and are reaching out ? and we are trying to make sure we are responsive. It is an opportunity we cannot miss.”

Talk privately with veteran Southeast Asian diplomats and the sentiment is echoed. In a multilateral world it is important to rub along with all regional powers, particularly China and the US, the thinking goes. Any relationship with an emerging new power, such as China, must be balanced with a traditional source of strength, the US.

“For a stable region in the future, we are going to need both ? and I think the two big guys understand that,” one Thai envoy said.

Others are blunter, however, suggesting China risks overlaying its hand after a decade of goodwill. Beijing’s recent confirmation of its sweeping claims in the South China Sea is one such example.

US engagement in the region is highly nuanced given its political and cultural diversity.

The relationship with Indonesia – a surprising democratic success story – is one certain to garner considerable attention in the latter half of the year. Washington is keen to trumpet its virtues as not only the world’s most populous Muslim country, but among the most moderate and one that has successfully tackled terrorism. The last part of that script is obviously being rewritten in the wake of last week’s Jakarta bombings.

Then there is the unique leverage of Mr Obama, who spent part of his childhood in Jakarta and is arguably the most popular politician in the country as a result.

Mr Obama does not want to neglect neighbouring Malaysia either. He highlighted its role as a leading voice of relative Islamic tolerance in his recent Cairo speech to the Muslim world.

Less visible but equally striking is Vietnam’s fledgling military relationship with the United States. In April, Vietnamese military officials gathered at Ho Chi Minh City’s Tan Son Nhut airport – once a symbol of America’s conflict with Hanoi – and were flown out to a US aircraft carrier.

And just last week, Washington’s Asean envoy, Scott Marciel, made the unusual move of expressing concern about regional tensions in the South China Sea, home to an expanding Chinese submarine fleet. He specifically mentioned China’s warnings to US oil firms engaged in legal exploration deals with Vietnam.

“For many years, we’ve been push ing them, and frankly they haven’t been that responsive,” one Pentagon official said of his Vietnamese counterparts. “Now they are taking the lead. They want to lift the level of exchanges.”

Then there is Thailand. The old certainties that have guided life in one of the region’s freest, most democratic nations are ending as the revered monarch, King Bhumibol Adulyadej, enters the twilight of his long reign. Beijing also has old and deep ties with Bangkok’s elite.

Both Beijing and Washington are eyeing each other warily over Thailand and Mrs Clinton will be seeking to shore up the US position during her stay in Thailand this week.

While she may be saying publicly that the US is back, more quietly, Washington’s diplomats are trying to show that they never really left

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Trung Quốc | Thẻ: , , | Leave a Comment »

TỰ DO DÂN CHỦ CỦA MỸ Ở MIỀN NVN 54′-73′

Posted by adminbasam trên 23/07/2009

SỰ THIẾT LẬP NỀN “TỰ DO DÂN CHỦ” CỦA MỸ Ở MIỀN NAM VIỆT

NAM, 1954 – 1973

TS. Nguyễn Ngọc Dung *

Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh

 

Theo quan điểm của người Mỹ thì chủ nghĩa cộng sản là chế độ độc đoán, đối lập với bản chất tự do dân chủ của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, chiến lược “ ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản đồng thời cũng là chiến lược mở rộng nền dân chủ trên thế giới theo cách hiểu của người Mỹ.

Tuy nhiên, chủ nghĩa cộng sản, hiện thực qua phong trào cộng sản quốc tế lại không phải là một thực thể thuần nhất, mà là một hiện tượng phức tạp bao gồm nhiều lực lượng, trong đó chủ yếu là những quốc gia – dân tộc với trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau, thân phận lịch sử khác nhau, đeo đuổi những mục tiêu chính trị khác nhau. Nhưng đối với chủ nghĩa đế quốc Mỹ, tất cả họ đều là kẻ thù của nền dân chủ.

Cho nên, để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, từ sau 1945 Mỹ đã can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dưới sự bảo trợ của Mỹ, chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam đã ra đời, về phương diện chính trị, nhằm thực thi những giá trị dân chủ của Mỹ và phương Tây.

Trọng tâm của bài viết là tìm hiểu quá trình thiết lập nền tự do dân chủ của Mỹ ở miền Nam Việt Nam vốn được các chính khách Mỹ gắn liền với mục tiêu chống cộng . Dân chủ và chống cộng trở thành lá bài chiến lược trong suốt thời kỳ Mỹ can thiệp vào miền Nam Việt Nam, 1954 – 1973. Bên cạnh đó, bài viết còn góp thêm cái nhìn vào bản chất cuộc chiến tranh ở Việt Nam 1954 – 1975.

1. Chiến lược “ngăn chặn” Containment) của Mỹ ở Đông Nam Á và mục tiêu xây dựng một quốc gia dân chủ ở miền Nam Việt Nam.

Ngay sau khi chiến tranh thế giới lần II kết thúc, hai cường quốc Xô – Mỹ đã hoàn tất việc phân chia ảnh hưởng của mình qua Hội nghị Postdam nhóm họp từ ngày 17/7 – 2/8/1945. Từ đây, nước Mỹ trở thành đồng đạo diễn với Liên xô trên kịch trường chính trị châu Âu (sau đó trên toàn thế giới). Lịch sử nhắc nhở chúng ta đừng quên rằng hơn một thế kỷ trước, người Mỹ vẫn còn lo lắng thế lực của các cường quốc châu Âu can thiệp vào công việc châu Mỹ qua học thuyết Monroe. Còn đối với Liên xô, những mất mát lớn lao trong chiến tranh cũng được bù đắp xứng đáng khi vào đầu thập niên 1950, hầu hết các quốc gia Đông Âu, sau khi được Hồng quân giải phóng, đã thiết lập được các nhà nước kiểu xô viết, trở thành vùng đệm của Liên Xô; như vậy, sau Chiến tranh thế giới lần II, vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của Liên Xô xã hội chủ nghĩa đã rộng hơn rất nhiều so với vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của nước Nga Sa hoàng phong kiến trước kia.

Ở châu Á, cuộc tranh giành ảnh hưởng Xô – Mỹ bắt đầu từ Trung Quốc. Việc chính quyền Truman quyết định giúp Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch trong cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc những năm 1946 – 1949, đã buộc Liên xô phải lựa chọn Đảng cộng sản Trung Quốc làm đối tượng ủng hộ. Tháng 10 năm 1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Dưới con mắt của phương Tây, ở châu Á bấy giờ đã hình thành trục chiến lược Trung – Xô nhằm kiểm soát vùng châu Á – Thái Bình dương, khu vực mà hơn một trăm năm trước, Mỹ đã tốn nhiều công sức buộc một số quốc gia trong khu vực phải “mở cửa” cho hoạt động thương mại Mỹ.

Biến cố quan trọng thứ hai ở châu Á trong thời gian này là cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên (1950 – 1953), cuộc đụng đầu lịch sử đầu tiên giữa hai lực lượng quốc tế nhằm chia cắt sự thống nhất của một quốc gia. Chiến tranh Triều Tiên nổ ra đúng vào thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đi vào giai đoạn thắng lợi cuối cùng. Song, dưới cái nhìn ý thức hệ, nhiều người Mỹ lại hiểu rằng chiến tranh Việt Nam và Triều Tiên là “Hai cuộc xung đột theo mỗi cách khác nhau. Nhưng rõ ràng mỗi xung đột đều có vị trí trong một tổng thể phức tạp mang tính chính trị và chiến lược. Chúng đều chia sẻ một sự kiện căn bản. Mỗi cái là kết quả từ cuộc bành trướng của thế lực Xôviết tới khu vực, đẩy vệ tinh của họ về phía trước, lợi dụng để chống lại phương Tây và chủ nghĩa quốc gia…”1

Trong sự tưởng tượng dồi dào của người Mỹ thời điểm đó, ảnh hưởng của khối Trung – Xô đang lan tỏa mạnh mẽ xuống vùng châu Á – Thái Bình Dương, khiến giới lãnh đạo Mỹ nghĩ ra học thuyết Domino, coi rằng sự sụp đổ của Đông Dương sẽ kéo theo phản ứng dây chuyền khắp vùng Đông Nam Á, đến tận Úc châu. Có thể thấy quan điểm này qua lời phát biểu của Tổng thống Eisenhower trong cuộc họp báo ngày 5 tháng 4 năm 1954: “Nhưng khi chúng ta đối diện với một khả năng có thể tuần tự, sự mất Đông Dương, Thái Lan, bán đảo Mã Lai và Indonesia tiếp theo; thì chúng ta bắt đầu nói về một khu vực không chỉ làm tăng gấp bội những bất lợi mà chúng ta sẽ phải hứng chịu qua việc mất mát vật chất, tài nguyên, mà còn nói về hàng triệu, hàng triệu con người … cuối cùng (là) vị trí địa – chính trị đã có (của khu vực), vì thế làm được rất nhiều việc. Điều đó quay trở lại cái gọi là chuỗi đảo phòng thủ Nhật Bản, Đài Loan, Philippines và đến tận phía Tây, dẫn đến đe dọa cả Úc châu và Tân Tây Lan …Như vậy, kết cục mất mát có thể là mở rộng đến cả thế giới Tự do.”2

Như vậy, người Mỹ nhìn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để giành lại độc lập của nhân dân Việt Nam là cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản. Trước tình thế này, phản ứng của người Pháp và người Mỹ rất khác nhau: người Pháp chọn “giải pháp Bảo Đại”, công nhận Việt Nam độc lập nằm trong Liên hiệp Pháp tháng 3 năm 1949, dựng lên một chính phủ bù nhìn do Bảo Đại làm Quốc trưởng, hòng gạt bỏ Việt Minh khỏi quyền lực thực tế; còn người Mỹ thì muốn loại trừ ảnh hưởng của Pháp ở Việt Nam, xây dựng một chế độ chống Cộng và chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam.

Để thực hiện mục tiêu chống cộng và chia cắt lâu dài Việt Nam, người Mỹ đã từ chối ký vào Hiệp định Geneva và lựa chọn con bài chính trị Ngô Đình Diệm để xây dựng một nhà nước dân chủ ở miền Nam Việt Nam. Ngô Đình Diệm là người vừa có tinh thần chống cộng và chống Pháp, một tín đồ Kitô giáo cuồng tín. Ông sinh năm 1911, mới 31 tuổi đã được bổ nhiệm làm Thượng thư bộ Lại (1932), tuy nhiên khoảng một năm sau thì ông đã từ chức. Suốt thời gian từ 1933 – 1945 Ngô Đình Diệm tạm gác đời sống chính trị của mình. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh có mời ông tham chính cho nền cộng hòa non trẻ nhưng ông từ chối3. Một thời gian ông đã qua Mỹ (1950 – 1953) và sống tại tu viện Maryknoll, giao thiệp với nhiều lãnh tụ Kitô giáo, sau đó ông sang Bỉ, tiếp tục sống cuộc đời tu sĩ của mình cho đến khi được người Mỹ hậu thuẫn, ông trở về Việt Nam 4.

Người có vai trò to lớn trong việc đưa Ngô Đình Diệm về miền Nam Việt Nam chấp chính là thượng nghị sỹ Mỹ Mike Manafield và đức Hồng y Spellman5. Tuy nhiên Ngô Đình Diệm còn nhân được sự ủng hộ nồng nhiệt của người đứng đầu nước Mỹ. J F. Kennedy trước khi trở thành tổng thống Mỹ, ông đã tham gia câu lạc bộ “Tổ chức những người bạn Mỹ của Việt Nam” (năm 1955). Sau này, trong một bài phát biểu tại Thượng viện, dưới nhan đề “Lập trường của Mỹ tại Việt Nam” ông nhấn mạnh:

Việt Nam thể hiện là hòn đá tảng của Thế giới Tự do ở Đông Nam Á, là viên đá chốt của mái đá vòm, xương sống của con đê. Miến Điện, Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines và tất nhiên cả Lào và Cambodia là trong số đó; nền an ninh của các nước này có thể bị đe dọa nếu làn sóng cộng sản đổ vào Việt Nam.

Việt Nam thể hiện khả năng cung cấp thứ dân chủ nền tảng tại châu Á. Dù rằng chúng ta có thể xem thường hay phản đối điều này. Sự lớn mạnh về uy tín và ảnh hưởng của Trung cộng ở Á châu là một sự kiện không gì có thể thách thức. Việt Nam thể hiện sự thay thế đối với chế độ độc tài cộng sản. Nếu sự thể nghiệm dân chủ này mà sụp đổ, nếu vài triệu người tị nạn buộc phải từ bỏ chế độ độc đoán tại miền Bắc để không tìm thấy gì sự an toàn ở miền Nam thì thật sự là yếu kém chứ không phải là hùng mạnh – sẽ mang ý nghĩa đặc trưng của nền dân chủ trong suy nghĩ của những người châu Á khác nữa. Nước Mỹ chịu trách nhiệm trực tiếp về sự thử nghiệm này… chúng ta không cho phép sự thử nghiệm này thất bại.

Chúng ta không có ý đồ mua lấy tình bạn của những người Việt Nam. Chúng ta không thể giành lấy trái tim họ bằng cách buộc họ phải phụ thuộc vào đôi tay chúng ta. Thứ mà chúng ta phải đưa ra cho họ là một cuộc cách mạng – cuộc cách mạng về chính trị, kinh tế, xã hội vượt xa với những gì mà những người cộng sản có thể đề xuất – hòa bình hơn nhiều, dân chủ hơn nhiều và kiểm soát cục bộ được hơn nhiều. Một cuộc cách mạng như thế sẽ đòi hỏi rất nhiều từ nước Mỹ cũng như rất nhiều từ Việt Nam 6 …

Ngay cả những người cộng sản cũng thật khó phê phán quan điểm trên của Tổng thống Kennedy, nhưng đây chỉ là lời nói của một chính khách. Hầu hết nội dung tư tưởng này đã vắng bóng trên thực tế, ngoại trừ nguyên tắc kết hợp giữa mục tiêu chống cộng và xây dựng nền dân chủ giả hiệu ở miền Nam Việt Nam là được người Mỹ theo đuổi mà thôi

2. Chống cộng kết hợp với xây dựng nền dân chủ – cuộc thử nghiệm lần thứ nhất

Những người đặt viên gạch thiết kế một chính quyền chống cộng – dân chủ ở miền Nam Việt Nam là trung tướng Ó Daniel, Trưởng phái bộ viện trợ và cố vấn quân sự Mỹ (Military Assistance and Advisory Group), đại tá W.Lansdale sỹ quan CIA (sau được phong cấp tướng) và giáo sư tiến sỹ W. Fishel, Trưởng phân bộ Khoa Chính trị, Đại học Michigan Mỹ.

Kể từ tháng 7/1954 khi vừa lên nắm quyền, Ngô Đình Diệm đã mời giáo sư Fishel, người có tư tưởng chống cộng đến miền Nam Việt Nam làm cố vấn. Đến tháng 9/1954 có thêm bốn giáo sư chuyên ngành khác: Arthur Brandstat chuyên gia về hành chính, James Denission chuyên gia về quan hệ cộng đồng, Eward chuyên gia chính trị học, Charles Killingsworth chuyên gia kinh tế. Nhóm giáo sư Fishel cùng với nhóm sỹ quan CIA của Lansdale trở thành cầu nối giữa Ngô Đình Diệm với chính phủ Mỹ.

Ngay khi lên làm thủ tướng cho Bảo Đại, Ngô Đình Diệm đã phải đối mặt với hai thácthức to lớn; thứ nhất, quyền lực của trung tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng quân đội quốc gia, người có tư tưởng thân Pháp và được lực lượng Pháp tại Việt Nam ủng hộ; thứ hai, các phe phái đối lập như giáo phái Cao đài, Hòa hảo và lực lượng Bình xuyên với lãnh địa rộng lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Bảo Đại. Vì vậy, chỉ sau 3 tháng nhậm chức, chính phủ Ngô Đình Diệm đã rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng, có nguy cơ sụp đổ.Nhưng nhờ có sức mạnh của đồng đô – la rót từ chính phủ Mỹ, nhất là sự lèo lái trực tiếp của Lansdale và Fishel, chính phủ Diệm đã đứng vững. Các phe đối lập Diệm lần lượt bị triệt hạ. Trong những năm từ 1954 – 1959, Mỹ đã viện trợ cho chính phủ Ngô Đình Diệm khoảng 1,2 tỷ đô – la; khoảng 80% chi phí quân sự và 50% chi phí phi quân sự của chính phủ Diệm được Washington bao trả 7.

Dưới sự chỉ đạo của nhóm cố vấn Mỹ, Ngô Đình Diệm đã tổ chức “trưng cầu dân ý “ phế truất Bảo Đại (23 tháng 10 năm 1955), tổ chức tuyển cử riêng rẽ để lập quốc hội (4 tháng 3 năm 1956), ban hành hiến pháp, dựng lên chính thể Việt Nam Cộng hòa, cự tuyệt miền Bắc hiệp thương tuyển cử thống nhất đất nước. Bên cạnh đó, Phái bộTrường Đại học Michigan còn ký với chính phủ Diệm một hợp đồng lớn về tổ chức và phát triển cơ quan an ninh, mật vụ cảnh sát8. Cho nên, từ 1956 – 1959 Fishel cùng nhóm khoảng 30 chuyên gia Đại học Michigan phụ trách Uỷ ban tư vấn đào tạo cán bộ, công chức hành chính, cảnh sát cho bộ máy chính quyền Ngô Đình Diệm . Fishel cũng giúp chính quyền Diệm tiến hành cải cách điền địa theo mô hình Philippines và Đài Loan9 Đến cuối 1959, về cơ bản, người Mỹ đã dựng lên ở miền Nam Việt Nam một chính phủ dân sự hợp hiến theo mô hình chính thể Mỹ. Nó được chính phủ Mỹ và đồng minh của họ công nhận là “quốc gia độc lập, dân chủ”, thuộc về thế giới tự do. Trong diễn văn đáp từ cho Phó Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson khi ông này viếng thăm Sài gòn tháng 5/1961, Ngô Đình Diệm đã nói “Biên giới của thế giới tự do chạy dài từ Alaska đến sông Bến Hải” 10

Tuy nhiên, mọi nỗ lực của người Mỹ chỉ đủ khoác lên chính phủ Ngô Đình Diệm một thứ dân chủ hình thức. Chính thể cộng hòa đã nhanh chóng biến thành chính thể gia đình trị. Anh em Diệm – Nhu cùng đảng Cần lao Nhân vị thao túng quyền lực ở trung ương, cấp chính quyền địa phương (tỉnh, huyện) ngay từ năm 1957 đã bị họ quân sự hóa. Tính đến đầu năm 1963, trong số 44 tỉnh cả nước đã có 38 tỉnh trưởng là sỹ quan quân đội.

Song song với tình trạng quân sự hóa chính quyền là chính sách chống cộng, giết hại hàng nghìn tù chính trị trong vụ thảm sát tại nhà tù Phú lợi (tháng 12/1958). Tháng 5/1959 Diệm đã ban hành Luật chống cộng, giết hoặc bỏ tù bất kể ai bị nghi ngờ là cộng sản. Theo những khuyên bảo của cố vấn Mỹ, ông ta cũng xây dựng các “khu trù mật” “ấp chiến lược” nhằm tách quần chúng khỏi những người cộng sản.Cuối năm 1963, có gần 7000 ấp chiến lược được xây dựng, tập trung khoảng 8 triệu nông dân vào đó sinh sống. Ấp chiến lược là một hình thức quản thúc người dân, tước đi của họ hầu hết mọi quyền tự do tối thiểu.

Cùng với chính sách chống cộng là chính sách đàn áp các tôn giáo khác, nhất là Phật giáo, mặc dù là không có bằng chứng thuyết phục về sự ủng hộ của Phật giáo đối với người cộng sản. Những chính sách phát xít trên làm phẫn nộ nhiều chính phủ trên thế giới, kể cả Anh và Pháp. Tháng 2/1963, Thượng nghị sỹ Mansfield, người ủng hộ nhiệt thành Ngô Đình Diệm trước đây, đã đọc phúc trình trước Thượng viện Mỹ sau chuyến đi thực tế của 6

ông tại miền Nam Việt Nam, kết luận rằng “Điều rất đáng lo ngại là sau 7 năm theo chế độ cộng hòa, miền Nam Việt Nam lại còn bất ổn định hơn so với giai đoạn đầu, càng xa rời với bộ mặt một chính phủ xuất phát từ dân chúng”11.

Như vậy, toàn bộ những nỗ lực của chính phủ Mỹ nhằm xây dựng một chế độ cộng hòa dân chủ ở miền Nam Việt Nam thời Ngô Đình Diệm đã trở nên hão huyền. Đã đến lúc người Mỹ phải thay ngựa giữa đường. Tiếc rằng, lý do thay ngựa lại không phải vì mục tiêu thiết lập nền tự do dân chủ ở miền Nam Việt Nam. Dẫu sao, việc thay con bài Ngô Đình Diệm đã cho thấy chủ trương kết hợp chống cộng với xây dựng nền dân chủ của Mỹ ở miền Nam Việt Nam bước đầu bị phá sản. 3. Chống cộng kết hợp với xây dựng nền dân chủ – lần thử nghiệm thứ hai. Lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm, người Mỹ đã chính thức vứt bỏ sự thử nghiệm xây dựng chính quyền tay sai dân sự ở miền Nam Việt Nam theo mô hình “quốc qia dân chủ, độc lập” dưới sự chỉ đạo trực tiếp của hệ thống cố vấn Mỹ. Họ chuyển sang một hình thức linh hoạt hơn là thiết lập một chính phủ bán dân sự mà thành phần cốt cán là những tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa. Là người cầm đầu cuộc đảo chính quân sự chống Diệm, tướng Dương Văn Minh được người Mỹ ủng hộ, đã được bổ nhiệm làm Quốc trưởng tháng 11/1963, đồng thời là chủ tịch “Hội đồng quân nhân cách mạng”. Hội đồng này nắm quyền lập pháp và hành pháp; nó chỉ định ra một chính phủ lâm thời do Nguyễn Ngọc Thơ làm Thủ tướng, tuy nhiên, thành phần nội các chủ yếu là các sỹ quan cao cấp. Bên cạnh Chính phủ lâm thời còn có “Hội đồng nhân sỹ” 60 người do Trần Văn Lắm làm Chủ tịch.

Về hình thức, chế độ Dương Văn Minh là bước thụt lùi của dân chủ so với chế độ Ngô Đình Diệm. Nó đánh dấu một khuynh hướng quân sự hóa bộ máy nhà nước của Việt Nam Cộng hòa. Song, sự tồn tại của chế độ Dương Văn Minh chỉ kéo dài trong 3 tháng (từ tháng 11/1963 – đến 1/1964) cho thấy tính chất mong manh của một chính phủ bán dân sự ở miền Nam Việt Nam. Hình như người Mỹ hiểu được điều này nên đã để cho tướng Nguyễn Khánh tổ chức một cuộc đảo chính khác (30/1/1964) để lật đổ “Hội đồng quân nhân cách mạng”, thành lập một chính phủ mới mang màu sắc dân chủ hơn.

Chính phủ mới này, ngoài phái quân sự còn có Nguyễn Tôn Hoàng, lãnh tụ của phái Tân Đại việt. Ông là nhân vật thân Mỹ, được người Mỹ nhiều lần giới thiệu vào chính phủ Ngô Đình Diệm, nhưng bị Diệm từ chối. Lần này Nguyễn Tôn Hoàng được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng thứ nhất12. Đảng Đại việt của ông sẽ thay thế đảng “Cần lao Nhân vị” của Ngô Đình Diệm, tạo ra một thể chế chính trị – quân sự song đôi trong chính phủ mới, giữ phần nào tính dân chủ hình thức cho chế độ Việt Nam Cộng hòa.

Nhưng sự thử nghiệm hình thức chính phủ bán dân sự của người Mỹ ở miền Nam Việt Nam là con dao hai lưỡi, không đảm bảo cho một chính thể dân chủ thực sự. Tướng Nguyễn Khánh đã từng nói câu nổi tiếng “Quân đội là cha quốc gia”, sự lạm quyền của khối tướng lãnh quân đội là điều khó tránh khỏi. Tháng 8/1964, chỉ sau 6 tháng đảo chính, Nguyễn Khánh đã phế truất Nguyễn Tôn Hoàng, tự công bố bản “Hiến chương Vũng Tàu”, một mình làm Chủ tịch Hội đồng quốc gia, Thủ tướng chính phủ và Tổng tư lệnh quân đội.

Hành động chuyên quyền của tướng Nguyễn Khánh đã gây nên làn sóng công phẫn trong nhiều tầng lớp xã hội. Không để cho đường lối độc tài quân sự của Nguyễn Khánh gây nguy cơ phá vỡ sự thể nghiệm xây dựng chính phủ bán dân sự của người Mỹ, họ đã buộc ông phải từ chức, hủy bỏ Hiến chương Vũng Tàu, thành lập “Tam đầu chế” gồm Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm để giải thể chế độ quân phiệt.

“Tam đầu chế” chỉ là bước quá độ để người Mỹ quay trở lại việc thiết lập một chính phủ bán dân sự mới. Từ tháng 10/1964 – 1/1965 người Mỹ đưa ê kíp mới là Phan Khắc Sửu (Quốc trưởng), Trần Văn Hương (Thủ tướng) lên làm bức bình phong dân chủ ; bên trong vẫn là các tướng lĩnh: Nguyễn Văn Thiệu (Phó thủ tướng), Trần Văn Minh (Tổng trương quân lực), Linh Quang Viên (Tổng trưởng Bộ chiến tranh tâm lý), Nguyễn Cao Kỳ (Tổng trưởng Thanh niên).

Sau chính phủ của Trần Văn Hương lại đến chính phủ của Phan Huy Quát (từ tháng 2 – 6/1965). Phan Huy Quát thuộc phái Đại Việt miền Bắc, muốn hợp tác với một số nhân vật Quốc dân Đảng là Trần Văn Tuyến (Phó Thủ tướng), Nguyễn Hòa Hiệp (Tổng trưởng Nội vụ). Tuy nhiên, bản chất mong manh của một chính phủ bán dân sự chỉ cho phép nó tồn tại trng vòng 4 tháng. Tính ra Phan Huy Quát là chính phủ thứ 9 được thành lập, kể từ khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ.

4. Chống cộng kết hợp với xây dựng nền dân chủ – lần thử nghiệm thứ ba.

Những chính phủ bán dân sự từ thời Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Khánh, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát đều là những bước thụt lùi về dân chủ nhưng vẫn đảm bảo tính chất chống cộng đầy đủ như chính phủ của Ngô Đình Diệm trước đây. Tuy nhiên, việc xây dựng những chính phủ bán dân sự như thế không đưa lại cho người Mỹ những kết quả mong muốn ; trái lại, làm hạn chế khả năng thực hiện các mục tiêu chống cộng, do sự bất ổn triền miên về chính trị ở miền Nam Việt Nam. Điều này giải thích vì sao người Mỹ quyết định vứt bỏ mô hình chính phủ bán dân sự để đi đến xây dựng một chính phủ quân sự thuần túy gồm những tướng lĩnh có lập trường chống cộng khét tiếng, đáp ứng mục tiêu của Mỹ lúc này là can thiệp mạnh mẽ vào miền Nam Việt Nam bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

Sự kiện khởi đầu của sách lược xây dựng chính phủ quân sự ở miền Nam Việt Nam là cuộc đảo chính ngày 11/6/1965 do các tướng trẻ lưu manh Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ thực hiện, lật đổ chính phủ dân sự Phan Huy Quát. Từ đây, con đường quân phiệt hóa chế độ Việt Nam Cộng hòa đã được xác lập.

Nguyễn Văn Thiệu sinh năm 1923 tại Ninh Thuận, một tỉnh miền Trung của Việt Nam. Ông từng là sỹ quan trong quân đội Liên hiệp Pháp. Từ 1955, Nguyễn Văn Thiệu gia nhập quân lực Việt Nam Cộng hòa và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội. Sau khi giải tán chính phủ bán dân sự Phan Huy Quát, Nguyễn Văn Thiệu trở thành quốc trưởng, Nguyễn Cao Kỳ được bổ nhiệm làm thủ tướng chính phủ mới. Trái ngược với nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm, nền Đệ nhị Cộng hòa của Nguyễn Văn Thiệu là một chính phủ quân sự độc tài, nhưng, được sơn phết một cách hoàn hảo thứ độc lập và dân chủ giả hiệu.

Để khoác lên mình lớp áo “chính phủ dân sự”, Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ đã tổ chức “Đại hội chính trị toàn quốc” (12/4/1966), sau đó thành lập “Uỷ ban lãnh đạo quốc gia mở rộng” và bầu cử “Quốc hội lập hiến” (tháng 8/1966). Thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1967, Nguyễn Văn Thiệu trở thành vị tổng thống của nền Đệ nhị Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1967 – 1975). Tình trạng quân sự hóa thành phần nội các chính phủ làm cho Phan Huy Quát, nguyên Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa đã phải thốt lên rằng “Công việc của họ (tướng lĩnh quân sự) là đánh nhau ở mặt trận, vậy mà họ nhào vào hết các lĩnh vực, làm tổng thống, phó tổng thống, làm thủ tướng, chiếm hết các ghế bộ trưởng, tỉnh trưởng. Ở miền Nam này chỉ có một đảng chính trị thôi, đó là đảng quân đội”13.

Cũng giống như Ngô Đình Diệm, trong quá trình tập trung quyền lực cá nhân, Nguyễn Văn Thiệu đã dần loại bỏ những lực lương đối lập, xây dựng một chế độ dựa trên lực lượng quân đội và cảnh sát, đưa cả miền Nam vào cuộc chiến chống cộng với quy mô chưa từng có. Để kiểm soát số dân cư khoảng 10 triệu sinh sống trên vùng đất thuộc chính quyền Sài gòn và phục vụ chiến tranh, Nguyễn Văn Thiệu xây dựng một lực lượng vũ trang hùng hậu gồm khoảng 1,1 triệu binh lính, 12 vạn cảnh sát. Ông bố trí các sỹ quan thân tín của mình vào tất cả các vị trí chủ chốt trong bộ máy hành chính và tư pháp ở các tỉnh, thành. Đầu năm 1973, với sắc luật số 60/72, ông tổ chức ra Đảng Dân chủ và xóa bỏ cùng lúc gần 30 đảng phái chính trị khác. Ông tăng cường quyền hành pháp cho mình bằng cách cải tổ nội các, đặt thêm các “Phủ tổng ủy”, “Văn phòng cố vấn đặc biệt” trực thuộc Phủ Tổng thống để tước bớt quyền hành của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm. Ngay trong quân đội, ở cương vị Tổng tư lệnh, Nguyễn Văn Thiệu bỏ qua vai trò Tổng tham mưu trưởng của tướng Cao Văn Viên, liên lạc trực tiếp với các quân khu qua hệ thống thông tin đặt tại Dinh Độc lập14. Như vậy, Ngô Đình Diệm thiết lập chế độ độc tài với cả một gia đình, còn Nguyễn Văn Thiệu – với chỉ một cá nhân.

5. Chống cộng kết hợp với xây dựng nền dân chủ – nguyên nhân thất bại.

Mặc dù người Mỹ nhìn nhận vai trò quan trọng của Việt Nam như “hòn đá tảng của thế giới tự do ở Đông Nam Á”, có khả năng “cung cấp thứ dân chủ nền tảng tại Á châu”, nhưng thứ tự do, dân chủ mà người Mỹ tạo dựng ở miền Nam Việt Nam hoàn toàn xa lạ với chính bản thân xã hội Mỹ. Tự do dân chủ ở đây không phải là mục tiêu, mà là phương tiện, là lý do để người Mỹ gây chiến tranh xâm lược, lừa gạt người dân Việt Nam, cộng đồng thế giới và cả người dân Mỹ.

Vì bản chất lừa gạt, nên người Mỹ rất khó khăn thực hiện mục tiêu xây dựng một quốc gia tự do dân chủ ở miền Nam Việt Nam, nhất là khi ý thức một dân tộc thống nhất đã được cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 và cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 chiếu sáng trong tâm khảm của tuyệt đại đa số người Việt Nam lúc bấy giờ. Trong điều kiện lịch sử như vậy, chiến lược chống cộng kết hợp với thiết lập nền dân chủ kiểu Mỹ là một sai lầm về chính trị. Kết quả, là chỉ tạo ra một loại chính phủ bù nhìn. Thứ chính phủ này luôn phải tự vật lộn trong mâu thuẫn sâu sắc giữa “độc lập” quốc gia và “lệ thuộc” ngoại bang, giữa “tự do, dân chủ” và “độc tài quân sự” để phục vụ chiến tranh đế quốc, đi ngược lại nguyện vọng hòa bình thống nhất nước nhà.

Trong mối quan hệ với mục tiêu chống cộng ở miền Nam Việt Nam, quân sự hóa hệ thống chính quyền là khuynh hướng tất yếu. Chỉ có quân sự hóa chính quyền miền Nam mới đáp ứng được những đòi hỏi của các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” “Chiến tranh cục bộ” hay “Việt Nam hóa chiến tranh” của người Mỹ. Rõ ràng chống cộng dẫn đến triệt tiêu dân chủ xã hội.

Có thể giai cấp tư sản và các đảng phái chính trị ở miền nam Việt Nam căn bản thống nhất với nhau về mục tiêu chống cộng, nhưng bị chia rẽ vì mục tiêu dân chủ. Số lượng đảng phái chính trị khá lớn, có thời kỳ lên tới hơn 100 tổ chức chính trị và tôn giáo. Họ bị cuốn vào vòng tranh đấu quyền lực cá nhân hoặc phe phái hơn là tranh đấu vì một nền dân chủ tư sản đích thực như ở phương Tây.

Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất làm sụp đổ mưu đồ chống cộng là cuộc đấu tranh anh dũng, bền bỉ của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền tay sai Sài Gòn. Ở Việt Nam, lập trường chống cộng thực chất là lập trường chống lại nhân dân, chống lại sự nghiệp thống nhất đất nước. Các chế độ độc tài từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu,càng thực hiện những biện pháp chống cộng bao nhiêu thì càng trực tiếp đánh vào dân bấy nhiêu. Vì vậy, chính quyền Sài gòn bị mất dần cơ sở chính trị lẫn cơ sở xã hội. Họ trở thành một nhóm nhỏ đối lập với biển cả nhân dân, chỉ còn biết dựa vào những người Mỹ xâm lược; khi người Mỹ rút thì họ phải sụp đổ.

6. Thay lời kết luận

– Chống cộng kết hợp với xây dựng chế độ dân chủ kiểu Mỹ là hai mục tiêu chiến lược mà người Mỹ muốn thực hiện ở miền Nam Việt Nam. Nhưng trong quá trình thực hiện, mục tiêu chống cộng không thể nào đi cùng với mục tiêu dân chủ. Đã chống cộng thì không thể nào xây dựng được dân chủ.

– Song người Mỹ đã cố gắng lèo lái thực hiện hai mục tiêu chống cộng và dân chủ bằng cách thiết lập các chính phủ từ dân sự đến bán dân sự, sau cùng, chuyển sang chính phủ quân sự thuần túy. Dù là chính phủ kiểu nào, cũng chỉ là những chính phủ độc đoán, tính chất quân phiệt của chúng gia tăng cùng với diễn tiến can thiệp ngày càng sâu của người Mỹ vào công việc nội bộ Việt Nam.

– Mặc dù cố tình tạo ra thứ dân chủ giả hiệu cho chính quyền Sài gòn, nhưng từ sau năm 1965, vấn đề dân chủ hóa miền Nam Việt Nam không còn là mối quan tâm của người Mỹ nữa. Họ đã vứt bỏ thứ “quốc gia độc lập, dân chủ” của Việt Nam Cộng hòa, đổ quân xâm lược Việt Nam. Quá trình người Mỹ xây dựng nền dân chủ cho miền Nam Việt Nam thực sự là quá trình thiết lập các chính thể phát xít phản động, được mở đầu bằng chế độ Ngô Đình Diệm và kết thúc bằng chế độ Nguyễn Văn Thiệu.

– Sự thất bại của chiến lược chống cộng và thiết lập chế độ dân chủ kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam bắt đầu từ chính những mâu thuẫn bên trong của chiến lược này. Trước tiên là người Mỹ không thể xây dựng được ở miền Nam Việt Nam một quốc gia độc lập mà không lệ thuộc Mỹ. Mặt khác, người Mỹ luôn cố gắng khoác cho các chính phủ phát xít hoặc quân phiệt của Việt Nam Cộng hòa chiếc áo dân chủ, giả hiệu như chính nền độc lập của nó ; từng buớc leo thang chiến tranh chống lại nhân dân Việt Nam. Họ đã quên những ý tưởng khôn ngoan mà Tổng thống Kennedy từng tuyên bố: “Chúng ta không có ý đồ mua lấy tình bạn của những người Việt Nam. Chúng ta không thể giành lấy trái tim họ bằng cách buộc họ phải phụ thuộc vào đôi tay chúng ta. Thứ mà chúng ta phải đưa ra cho họ là một cuộc cách mạng – cuộc cách mạng về chính trị, kinh tế, xã hội vượt xa với những gì mà những người cộng sản có thể đề xuất – hòa bình hơn nhiều, dân chủ hơn nhiều và kiểm soát cục bộ được hơn nhiều…”

———-

 

* Ghi chú của Ba Sàm:  Tham luận này được phổ biến tại HỘI THẢO QUỐC TẾ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ BA “Việt Nam: Hội nhập và Phát triển” . Mời xem thêm các bài viết về cuộc hội thảo này (riêng trang web của Hội thảo có lẽ đã bị gỡ bỏ): “Việt Nam học trong thế kỷ 21“; “Thăm ban tổ chức hội thảo VN học lần ba“; “Nghiên cứu Việt học ‘không độc quyền‘”; ” Đánh giá lịch sử mở rộng lãnh thổ của Việt Nam“; ” Kiến giải của một người Nhật về ông Hồ“; ” Chủ tịch VN nói chuyện với học giả nước ngoài“;

Và các bài tham luận trong Hội thảo đã được đăng trên Nhật báo Ba Sàm:

92:ĐỂ ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐÚNG ĐẮN HƠN: CÁI NHÌN TỪ LỊCH SỬ

93:QUAN HỆ VIỆT NAM-LIÊN XÔ 1924 – 1954 VÀ VẤN ĐỀ HÒA NHẬP

149:QUAN HỆ VN-LX ‘65-’75

150:SÁCH ĐỊA CHÍ Ở MIỀN NVN(’54-’75)

156.CHỦ NGHĨA HỢP HIẾN Ở VN

162.TỪ NHÀ NƯỚC TOÀN TRỊ TỚI THỜI ĐẠI DÂN DOANH

191.CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI VIỆT NAM ĐỔI MỚI

217.VN-TQ THẾ KỶ XIX THỂ CHẾ TRIỀU CỐNG, THỰC VÀ HƯ

219.TUẦN TRA,KIỂM SOÁT VÙNG BIỂN THỜI NGUYỄN SƠ:1802-1858

224.SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGƯỜI HOA Ở VN

229.NGƯỜI HOA TRUNG-NAM BỘ VN(XVII-XIX)

232.LỊCH SỬ TRANH CHẤP HOÀNG SA,TRƯỜNG SA:NGUYÊN NHÂN-GIẢI PHÁP

235.PHONG TRÀO DUY TÂN ĐẦU THẾ KỶ XX

240.NGUYỄN VĂN VĨNH VỚI BÁO CHÍ VÀ CHỮ QUỐC NGỮ

———-

 

1 Jacques Soustelle, “ Indochina and Korea: One front”, Foreign Affairs 29.Oct 1950, pp.56 – 66.

2 Eisenhower Press Conference, 7 April 1954, in Foreign Relation of the United States, 1952 – 1954, vol 13. Indochina, pp.1280 – 81.

3 Gary R. Hess, Vietnam and the United States, Origins and Legacy of War. Twayne Publishers. An Imprint of Simon Schuster Macmillan, New York, pp. 56

4 Tường Hữu, Những điều ít được biết về cuộc chiến tranh Việt Nam 1945 – 1975. Nxb Công An, tr.249 – 55.

5 John Cooney, The American Pope : the Life and Time of Francis Cardinal Spellman. A Dellbook, New York.

6 William Conrad Gibbons, The US Government and the Vietnam War. Part II, 1961 – 1964. Princeton Univ Press, pp.5 – 6

7 Gary R. Hess, Vietnam and the United States, Origins and Legacy of War. Twayne Publishers. An Imprint of Simon Schuster Macmillan, New York, pp.60

8 Tường Hữu, Những điều ít được biết về cuộc chiến tranh Việt Nam 1945 – 1975. Nxb Công An, tr.267 – 68.

9 Tường Hữu, Những điều ít được biết về cuộc chiến tranh Việt Nam 1945 – 1975. Nxb Công An, tr.267 – 68.

10 http://www.wikipedia / Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm.

11 Sđd, tr. 308.

12 Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (phần chính trị, nội an, ngoại giao).

13 Tài liệu đã dẫn

14 http://www.wikipedia/ Đại tướng Việt Nam cộng hòa Cao Văn Viên.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

 

Posted in Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Lịch sử | Thẻ: , | Leave a Comment »

Ba con trai của Kim Chính Nhật

Posted by adminbasam trên 20/07/2009

NEWSWEEK

Ba đứa con trai của tôi

Đệ nhất Gia của Bắc Triều Tiên không như anh và tôi. (Hay là, thực sự, không như bất cứ ai khác)

Evan Thomas và Suzanne Smalley

Ngày 18-7-2009

Từ tạp chí ra ngày 27-7-2009

Chính quyền Bắc Triều Tiên là một nghiệp đoàn tội phạm khổng lồ, hoặc nói chung là nó được tin rằng phải đến mức như thế. Những kẻ thống trị Vương Quốc Ẩn Sĩ * được cho là đã kiếm lợi từ việc buôn bán thuốc phiện và điều khiển một thị trường chợ đen về công nghệ sản xuất vũ khí, tên lửa đẩy và bí quyết hạt nhân với các quốc gia như Syria và Pakistan. Thông tin rộng rãi cho thấy rằng người Bắc Triều Tiên kiếm thêm được những lợi lộc bất chính từ việc làm giả hộ chiếu và tiền tệ. Một số trong những đánh giá đó có lẽ bị cường điệu. Có thể lấy ví dụ là Bắc Triều Tiên chỉ đơn thuần bán rong những tờ giấy bạc 100 đô la giả được sản xuất tại Trung Quốc. Thế nhưng không nghi ngờ gì là quyền điều khiển chính phủ ở Bình Nhưỡng là một thứ chiến lợi phẩm béo ngậy nhơ bẩn. Trong khi gần một phần ba dân số bị suy dinh dưỡng, thì những kẻ cai trị có thể chia sẻ một nền kinh tế trị giá 40 tỉ đô la bằng cách bòn rút những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của Bắc Triều Tiên, trong đó có vàng. Câu hỏi nghi vấn là, ai có được số vàng đó?

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị | Thẻ: , | Leave a Comment »

NGUYỄN VĂN VĨNH VỚI BÁO CHÍ VÀ CHỮ QUỐC NGỮ

Posted by adminbasam trên 20/07/2009

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA GUYỄN VĂN VĨNH VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN

BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT VÀ TRUYỀN BÁ CHỮ QUỐC NGỮ

Nguyễn Thị Lệ Hà *

Viện Sử học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam

 

1. Vài nét về thân thế của Nguyễn Văn Vĩnh

Nguyễn Văn Vĩnh sinh ngày 30 tháng 4 năm Nhâm Ngọ, (tức ngày 15.6.1882), tại số nhà 46 phố Hàng Giấy, Hà Nội, nguyên quán làng Phượng Dực, thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Phú Xuyên). Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, đông con ở vùng đồng chiêm trũng, quanh năm đói kém, nên bố mẹ ông phải bỏ quê ra Hà Nội kiếm sống. Tám tuổi ông làm nghề kéo quạt ở trường Thông ngôn của Pháp mở tại đình Yên Phụ.

Năm 11 tuổi nhờ chăm chỉ và ham học ông được Hiệu trưởng D’Argence đồng ý cho dự thi tuyển vào lớp thông ngôn tập sự ngạch Tòa công sứ, niên khóa 1893-1895. Ông đỗ thứ 12 trong tổng số 40 học sinh. Ông đã đỗ thủ khoa khi mới 13 tuổi và được tuyển làm phiên dịch của Tòa công sứ Lào Cai, Tòa công sứ Hải Phòng, sau lại làm thông ngôn ở Tòa công sứ Bắc Giang (từ 1902-1905).

Ngoài công việc chính ở Tòa công sứ, Nguyễn Văn Vĩnh còn là cộng tác viên của hai tờ báo tiếng Pháp: “Courrier de Hai Phong”, và “Tribune Indochinoise” của Schneider. Chính nhờ những hoạt động năng nổ này của Nguyễn Văn Vĩnh được viên Công sứ Bắc Giang Hauser tuyển làm thư ký riêng. Cho nên khi Hauser được cử về làm Đốc lý Hà Nội, ông cũng đưa Nguyễn Văn Vĩnh về theo.

Đầu thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều biến đổi: phong trào “châu Á thức tỉnh” nổi lên; Nhật thắng Nga trong chiến tranh Nga -Nhật (1904-1905). Ở trong nước phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân phát triển rầm rộ. Trước tình hình này, sau khi được bổ nhiệm làm Toàn quyền Đông Dương P.Beau nhận thấy cần cải cách nền giáo dục Việt Nam để có thể theo kịp được những biến động xã hội, đồng thời chú ý đến các công việc từ thiện nhằm xoa dịu sự phản kháng của nhân dân trước chính sách hà khắc của chính quyền thuộc địa. Toàn quyền P.Beau giao nhiệm vụ cho Đốc lý Hauser trực tiếp vận động và giúp đỡ người Việt làm đơn và thảo điều lệ xin phép lập các trường, các hội, rồi dịch ra tiếng Pháp để đệ trình lên Phủ thống sứ. Nguyễn Văn Vĩnh được Hauser tín nhiệm và giao cho đảm trách toàn bộ công việc này. Chính vì vậy, Nguyễn Văn Vĩnh là sáng lập viên của các hội, các trường được thành lập ra lúc bấy giờ trong đó tiêu biểu là:

– Hội Trí Tri ở 59 phố Hàng Quạt, Chủ hội là ông Nguyễn Liên. Nguyễn Văn Vĩnh là sáng lập viên, đồng thời là Chủ tịch Ban diễn thuyết và giảng sách mỗi tuần một lần, cùng với ông Nghiêm Xuân Quảng và Trần Tán Bình là Uỷ viên.

– Trường Đông Kinh Nghĩa Thục thành lập năm 1907 ở phố Hàng Đào, Nguyễn Văn Vĩnh là người thảo điều lệ và viết đơn xin thành lập, đồng thời là giáo viên giảng dạy tiếng Pháp, dạy cách viết văn và diễn thuyết.

– Thành lập “Hội dịch sách”, “Hội giúp đỡ người Việt đi sang Pháp học trung, đại học và kỹ thuật”, cùng nhiều trường, nhiều hội khác…

Năm 1906, Pháp mở Hội chợ thuộc địa tại Thành phố Marseille. Đốc lý Hauser được giao tổ chức gian hàng Bắc Kỳ. Đốc lý Hauser đã rất tin tưởng Nguyễn Văn Vĩnh và giao tất cả công việc từ thu thập sản phẩm hàng hoá, thiết kế trưng bày đến tuyển thợ đi Marseille dựng gian hàng. Đồng thời, ông được giao quản lý luôn gian hàng Hội chợ thuộc địa từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1906, khi đó ông mới 24 tuổi.

Hội chợ thuộc địa kết thúc, Nguyễn Văn Vĩnh ở lại Marseille một tháng, được Đốc lý Hauser đưa thăm quan nhà in và báo “Revue de Paris”, Nhà xuất bản Hachette, Nhà xuất bản Từ điển Larousse.

Năm 1907, Nguyễn Văn Vĩnh là người Việt Nam đầu tiên gia nhập Hội Nhân quyền Pháp.

Sau khi về nước, ông xin nghỉ việc và cùng với một người Pháp tên là Dufour thành lập nhà in. Ông cùng với Phan Kế Bính dịch và xuất bản hai tác phẩm đầu tiên là Tam Quốc Truyện Kiều. Trong Lời tựa của cuốn Truyện Kiều ông đã đưa ra câu nói nổi tiếng: “Nước Nam ta mai sau này hay hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ. Câu nói này đã trở thành lời kêu gọi của các nhà truyền bá chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XX, nó được in trên tất cả các bìa sách do nhà in của Nguyễn Văn Vĩnh xuất bản. Đồng thời, đây cũng là mục đích trong suốt cuộc đời làm báo và xuất bản của ông. Từ đó, Nguyễn Văn Vĩnh chuyển hẳn sang nghề làm báo và xuất bản. Ông đã quyết định “tự cách tân” mình, bỏ búi tó, khăn xếp, bỏ áo dài, mặc quần áo theo kiểu Âu, đội mũ cát két, cắt tóc ngắn, đi giầy da, dùng xe môtô mang từ Pháp về. Năm 1907 là năm đầu tiên ông thực sự bước vào làng báo với nhiều bút danh khác nhau như: Tân Nam Tử, Đào Thị Loan, V, Bản Quán… tuỳ theo từng thể văn.

Bên cạnh đó, ông cũng là hội viên rất tích cực của hai hội lớn là Trí Tri và Khai Trí Tiến Đức. Song song với công việc mà cả cuộc đời ông say mê kể trên, ông còn tham gia hoạt động chính trị, làm Uỷ viên Hội đồng Thành phố Hà Nội khi mới 25 tuổi (1907), trong nhiều khoá liên tiếp làm hội viên Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ (tức Viện Dân biểu) từ năm 1913, và thành viên của Đại Hội đồng Kinh tế Tài chính Đông Dương (cơ quan tư vấn tối cao về kinh tế của Chính phủ Liên bang Đông Dương). Ông còn tham gia Hội Nhân quyền Pháp tại Việt Nam và Hội Tam điểm Quốc tế.

Có thể nói, Nguyễn Văn Vĩnh là một trong số rất ít người Việt Nam lúc đó tham gia vào tất cả các tổ chức tư vấn của Chính quyền Pháp. Chính vì thế, một số người cho rằng ông hoàn toàn phục vụ quyền lợi cho thực dân Pháp. Nhưng có một thực tế là ông đã hai lần từ chối Bắc Đẩu bội tinh, một huân chương mà người Việt và người Pháp thời ông đều mơ ước.

Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những người Việt Nam đầu tiên tiếp nhận văn hoá Âu Tây và tích cực truyền bá vào Việt Nam. Chính ông là một trong những người đánh những tiếng trống đầu tiên mở màn cho việc phát triển báo chí tiếng Việt, một nghề hoàn toàn mới đối với người Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đồng thời, ông cũng là một trong những người có công lớn nhất cho cuộc cách mạng chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ thời kỳ này có rất ít người chấp nhận sử dụng, trong khi đó chữ Hán, chữ Nôm đã tồn tại lâu đời và được tất cả mọi người chấp nhận nó như là một thứ chữ truyền thống.

2. Những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh với việc phát triển báo chí tiếng Việt

Cho đến nay, phần lớn các tác giả khi nghiên cứu về Nguyễn Văn Vĩnh đều cho rằng ông là người thông minh, có tài và đặc biệt xuất sắc trong nghề làm báo và xuất bản. Có thể nói, Nguyễn Văn Vĩnh là người làm chủ nhiệm, chủ bút nhiều nhất trong lịch sử báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX:

Ông chính thức làm chủ bút tờ Đăng Cổ Tùng báo số ra đầu tiên ngày 28-3-1907, thay cho tờ Đại Nam Đồng văn nhật báo. Tờ Đăng Cổ Tùng báo chỉ tồn tại được 9 tháng, đến ngày 14-11-1907 thì ngừng hẳn. Sau khi tờ Đăng Cổ Tùng báo đình bản, ông chủ trương ra tờ báo tiếng Pháp Notre Journal (1908-1909). Một năm sau vào năm 1910 ông lại ra tờ Notre Revue nhưng cũng chỉ tồn tại được 12 số, và cùng năm đó, ông làm chủ bút tờ Lục Tỉnh tân văn ở Sài Gòn.

Đầu năm 1913, ông ra Hà Nội làm chủ bút tuần báo Đông Dương tạp chí, số đầu ra ngày 15-5-1913. Năm 1915 ông kiêm làm chủ bút luôn cả tờ Trung Bắc tân văn. Từ đây, tờ Đông Dương tạp chí chỉ chuyên về những bài đại luận, bài văn chương, bài sư phạm, còn những bài thời sự và tạp luận thì chuyển hết sang tờ Trung Bắc tân văn. Cả 3 tờ báo tiếng Việt mà Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút đều do một người Pháp là Schneider sáng lập [1]. Năm 1919 tuần báo Đông Dương tạp chí một lần nữa được đổi thành Học báo vẫn do ông làm chủ nhiệm. Học báo là chuyên san về những vấn đề sư phạm, nhằm giúp các giáo viên dạy tốt và đặt ra phương pháp mới để dạy chữ Quốc ngữ. Cùng năm, ông mua lại tờ Trung Bắc tân văn và cho xuất bản nhật báo. Đây là tờ nhật báo đầu tiên ở Bắc Kỳ trong lịch sử báo chí Việt Nam.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối những năm 20 – đầu những năm 30 thế kỷ XX đã ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực. Ngành báo chí và kinh doanh nhà in của Nguyễn Văn Vĩnh cũng không tránh khỏi những khó khăn. Báo, sách in ra không phát hành được. Mặt khác, do tình hình chính trị trong nước giai đoạn này có những thay đổi lớn với phong trào cách mạng lên cao và sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương. Chính quyền thuộc địa Pháp cũng kiểm duyệt gắt gao báo chí tiếng Việt. Năm 1931, ông cho ra tờ báo tiếng Pháp “Annam Nouveau” (An Nam mới). Ông làm chủ nhiệm kiêm chủ bút cho tới năm 1936. Trong 30 năm tròn ông vừa là một cây bút viết một cách say mê trong tất cả mọi lĩnh vực, vừa là người quản lý nhà xuất bản.

Trong 30 năm làm báo, Nguyễn Văn Vĩnh đã viết một khối lượng bài viết khổng lồ thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều thể loại, đăng trên các báo do ông làm chủ nhiệm, chủ bút hoặc trên nhiều tờ báo ra cùng thời. Điều đặc biệt của Nguyễn Văn Vĩnh là ông có thể viết một lúc nhiều thể loại báo chí khác nhau mà vẫn đưa được vào trong các tác phẩm của mình sự uyên bác, thông tuệ của một người trí thức mẫn cảm với thời cuộc: “…viết luôn một bài xã thuyết cho báo l’Annam nouveau, thảo một bức thư cho viên toàn quyền Pháp đưa xuống dưới nhà đánh máy luôn, dịch miệng “Tê Lê Mạc phiêu lưu ký” cho Đông Lĩnh Dương Phượng Dực ngồi ám tả, trong khi chính ông lại quay sang nói chuyện với ông Tụng về chuyện thống sứ Pháp “có ý muốn giúp ông tiền bất cứ lúc nào, bao nhiêu cũng được”, miễn là ông tạm gác ý kiến đả kích Pháp và ngưng chống nhà vua“[2,72]

Nguyễn Văn Vĩnh là một nhà báo đa tài. Ông có thể viết tin, nghị luận (xã thuyết), làm thơ, khảo cứu, phóng sự và dịch tiểu thuyết. Ở bất cứ chuyên mục nào những bài viết của ông cũng đều sắc sảo, thể hiện được trình độ học thức sâu và tầm nhìn rộng. Nhưng một trong những sở trường của Nguyễn Văn Vĩnh là báo nghị luận. Do thời kỳ ông viết báo chưa có một hệ thống lý thuyết phân định rạch ròi thể loại báo chí nên có thể liệt báo nghị luận gồm các bài viết (theo lối gọi khi ấy) là các bài xã thuyết, luận thuyết và một số bài có khuynh hướng thể loại giống như nhàm đàm, phiếm luận trên báo chí Việt Nam sau này. Những bài viết nghị luận của ông tương đối ngắn, nội dung phong phú đề cập đến các vấn đề trong xã hội từ chính trị, kinh tế đến các phong tục tập quán của người dân…

Với bút danh Tân Nam Tử, Nguyễn Văn Vĩnh đã viết nhiều bài nghị luận về các vấn đề khác nhau đăng ngay từ những số đầu tiên của tờ Đăng Cổ tùng báo như: Tại người hay tại đất? (thói lười biếng dẫn tới nghèo đói) số 2; Thói tệ (nói về lối sống thờ ơ không quan tâm đến nhau trong các đô thị), số 6; Phận làm dân (kêu gọi người dân thực hiện quyền bầu người đại diện trong nghị viện), số 17; Chết về gạo(về sự độc canh cây lúa mà dân vẫn đói), số 26; Hội Kiếp Bạc (về thói mê tín buôn thần bán thánh ở các đền chùa), số 28. Ngay số 2 trên Đông Dương tạp chí Nguyễn Văn Vĩnh đã có bài Học hành (nói về thói học vẹt, không sáng tạo trong tiếp thu kiến thức); Luận về việc du học (nói về sự vần thiết phải cử người đi du học nước ngoài), số 30… Trong những bài nghị luận của mình, bên cạnh những luận điểm, dẫn chứng để so sánh, phân tích các vấn đề nêu ra. Nguyễn Văn còn “nhìn thấy trước” các vấn đề trong xã hội. Thực tế cho thấy, nhiều vấn đề Nguyễn Văn Vĩnh đặt ra đến nhiều thập kỷ sau, thậm chí hàng trăm năm sau người Việt Nam vẫn phải đối mặt. Nguyễn Văn Vĩnh không chỉ dừng lại ở việc đưa ra được những vấn đề xã hội mà ông còn đi sâu phân tích, mổ xẻ nguyên nhân, thực trạng và quan trọng hơn ông còn đưa ra các giải pháp để hạn chế các mặt tiêu cực của những hiện trạng đó. Chính sự phân tích khách quan, khoa học cộng với tầm nhìn xa của một người làm báo khiến cho các bài báo nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh có sự bền vững của thời gian.

Tuy nhiên, Nguyễn Văn Vĩnh không chỉ viết những bài nghị luận, mà ông tham gia viết rất nhiều chuyên mục khác nhau với nhiều giọng điệu phù hợp với từng chuyên mục. Đồng thời, giữ vai trò là chủ bút ông có đóng góp rất lớn trong lịch sử báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, khi ông luôn chủ động thay đổi nội dung tờ báo hoặc mở ra những chuyên mục riêng với phong cách, giọng điệu rất riêng giúp phù hợp với tâm lý và thị hiếu của người đọc trong từng thời kỳ. Và mỗi chuyên mục riêng đó, ông đều viết với ngữ điệu khác nhau khiến người đọc dễ tiếp thu, tiếp nhận những ý kiến, tư tưởng mà nhà báo muốn truyền đạt như chuyên mục Nhời đàn bà, và một loạt bài Xét tật mình… được đăng trên Đăng cổ tùng báo và Đông Dương tạp chí.

Hầu hết các bài trong mục Nhời đàn bà trên cả Đăng Cổ tùng báo (20 bài) và Đông Dương tạp chí (53 bài) đều không có tựa đề riêng mà chỉ gộp chung lại trong mục Nhời đàn bà và đều ký tên Đào Thị Loan. Các bài trong mục Nhời đàn bà bàn đến mọi vấn đề, mọi góc cạnh trong đời sống của người phụ nữ: từ chuyện mang thai, nuôi dạy con, chăm sóc chồng con, trang phục, vệ sinh, nữ công gia chánh, đối nhân xử thế…Giọng điệu trong các bài viết của Nguyễn Văn Vĩnh ở mục này đã mở ra hơi hướng của thể loại báo chí phiếm đàm (hoặc phiếm luận, nhàn đàm…) trên báo chí quốc ngữ sau này. Nhiều bài viết trong mục Nhời đàn bà đã tiến đến gần hình thức của những tiểu phẩm báo chí. Với việc viết đều kỳ cho mục Nhời đàn bà trên Đăng Cổ tùng báo và Đông Dương tạp chí, Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những nhà báo đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam đảm nhiệm công việc viết chuyên mục dài ngày trên một tờ báo. Mặc dù được viết trong cả khoảng thời gian dài nhưng mỗi bài viết của ông luôn có nội dung mới, hấp dẫn người đọc. Nghiên cứu những bài viết nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh trên các tờ báo tiếng Việt có thể nhận thấy một văn phong rất riêng, đặc thù cho một thể loại báo chí nghị luận. Đây là đóng góp rất lớn của Nguyễn Văn Vĩnh với việc phát triển báo chí tiếng Việt. Báo chí Việt Nam sau này đã có sự thừa hưởng thành quả mà Nguyễn Văn Vĩnh đã vô tình hay hữu ý để lại .

Bên cạnh chuyên mục Nhời đàn bà Nguyễn Văn Vĩnh còn viết 19 bài Xét tật mình đăng nhiều kỳ thành hẳn một mục độc lập trên Đông Dương tạp chí nêu lên tất cả những tật xấu của quan lại và người dân Việt Nam như: Tính ỷ lại trong cuộc sống số 8; Coi ăn uống là việc quan trọng hàng đầu số 10; Ăn mặc suồng sã hớ hênh số 14; Lối học cổ hủ thông qua tiếng Trung Hoa, tác hại đến hoạt động trí tuệ của dân tộc số 16; Lợi dụng đau khổ của đồng bào để trục lợi số 17….Mục đích của ông khi viết một loạt bài này là nhằm làm cho nhân dân nhanh chóng vứt bỏ những thói tục xấu, tiếp thu những tri thức mới của phương Tây. Để có được những bài viết phản ánh được đúng thực trạng xã hội đòi hỏi nhà báo phải có tri thức và phong văn hóa rộng nhưng điều quan trọng là tác giả phải dũng cảm viết đúng sự thật. Những sản phẩm để lại qua 30 năm làm báo và xuất bản của Nguyễn Văn Vĩnh đã minh chứng được: ông hội tụ được đầy đủ những tố chất của một nhà báo tài ba, chân chính và ông xứng đáng là một tấm gương sáng cho nhiều thế hệ nhà báo sau học tập.

Có thể thấy rằng theo dòng thời gian-từ Đăng Cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí đến Trung Bắc Tân văn -bút lực của Nguyễn Văn Vĩnh ngày càng trở nên sắc sảo, đa dạng. Không chỉ làm công việc của một người quản lý tờ báo, ông còn đảm nhiệm viết rất nhiều mục, nhiều thể loại trên báo của mình. Đặc biệt, những bài báo nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh dù được viết dạng “chính thống” với giọng điệu nghiêm túc, chuẩn mực hay dưới dạng “phá cách” như trong mục Nhời đàn bà, Xét tật mình …Những bài viết của ông ở thể loại này dù vô tình hay hữu ý đã tạo ra một phong cách riêng biệt và trở thành một trong những hình mẫu về thể loại báo chí nghị luận mà báo chí quốc ngữ đã tựa vào đó để hình thành và phát triển trong nhiều năm sau này.

Một trong những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh trong việc phát triển báo chí tiếng Việt là ở chỗ ông là một trong những người đi tiên phong trong việc viết phóng sự. Qua hai phóng sự Từ triều đình Huế trở về Một tháng với những người đi tìm vàng (đang viết dở thì ông chết) được đăng trên tờ L’Annam nouveau. Tuy chưa hẳn đã là những hình mẫu chuẩn mực của phóng sự nhưng rõ ràng đây là những bài đầu tiên mang đậm dấu ấn thể loại phóng sự mà nhiều nhà báo sau này đã vận dụng và tiếp tục sáng tạo trong nền báo chí tiếng Việt.

Một đóng góp rất quan trọng khác của Nguyễn Văn Vĩnh trong lịch sử báo chí tiếng Việt là việc ông với vai trò là chủ bút Đông Dương tạp chí, đã cho đăng rất nhiều công trình dịch thuật của các tác phẩm văn chương đặc sắc của nước ngoài. Nhưng người có nhiều công trình dịch thuật nhất lại chính là Nguyễn Văn Vĩnh. Ông dịch tất cả các thể loại, không chỉ riêng tiếng Pháp mà cả chữ Hán, chữ Nôm, và dịch ngược từ chữ Nôm ra chữ Pháp, nổi tiếng nhất là Truyện Kiều. Tìm hiểu các công trình dịch thuật của Nguyễn Văn Vĩnh đăng trên Đông Dương tạp chí và Trung Bắc tân văn, ta thấy có sự thay đổi đáng lưu ý. Lúc đầu ông thường thiên về dịch các tác phẩm học thuật tư tưởng của các bậc danh sĩ nổi tiếng nước Pháp như Emile Zola, Pascal. Nhưng dần về sau, ông chuyển sang dịch tiểu thuyết và hài kịch. Có lẽ, ông muốn thu hút nhiều người đọc báo hơn, vì đọc tiểu thuyết và hài kịch thường gây lối cuốn hơn đọc tư tưởng triết học. Những tác tác phẩm dịch tiểu thuyết, văn xuôi, thơ… của Nguyễn Văn Vĩnh giúp cho người dân Việt Nam hiểu biết những tư tưởng mới, những điều hay của Phương Tây và phương Tây cũng qua những tác phẩm dịch ngược của ông mà biết được nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam và Phương Đông. Do đó, có thể khẳng định Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những người đầu tiên bắc chiếc cầu nối giữa hai nền văn hóa Đông và Tây. Đây là đóng góp rất lớn của Nguyễn Văn Vĩnh với nền văn hóa Việt Nam nói chung và nền báo chí nói riêng những năm đầu thế kỷ XX.

Nghiên cứu một cách hệ thống các tác phẩm báo chí của Nguyễn Văn Vĩnh qua từng thời kỳ (Đăng Cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn), ta có thể nhận thấy sự tiến triển rõ rệt trong các bài viết từ xây dựng cấu trúc đến tu sửa câu văn. Vì vậy, các bài viết của ông ngày càng bớt rườm rà, ngô nghê để trở nên trong sáng, giản dị và xúc tích hơn.

Về cơ bản, các tác phẩm báo chí của Nguyễn Văn Vĩnh, dù với thể loại nào, đều được thể hiện bằng một nghệ thuật báo chí bậc thầy trong thời điểm xuất hiện. Với tài sử dụng ngôn từ hiếm có và một vốn văn hóa dồi dào được tích hợp trong môi trường giao thoa văn hóa Đông -Tây, Nguyễn Văn Vĩnh đã thể hiện xuất sắc các tác phẩm báo chí, mang lại cho chúng những giá trị lâu bền.

3. Những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh với việc cổ vũ và truyền bá chữ Quốc ngữ

Phát minh ra chữ Quốc ngữ là công của các giáo sĩ phương Tây (Francisco de Pina, Gaspar do Ammarl, Antonio de Barbosa, Alexandre de Rhodes). Tuy nhiên, vào thời kỳ đầu (TK XVII-XIX) chữ Quốc ngữ chỉ là chữ dùng mẫu tự La tinh để thể hiện ngữ âm Việt Nam, giúp các giáo sĩ dễ dàng truyền đạo vào Việt Nam. Cho đến giữa thế kỷ XIX rất ít người Việt Nam biết và dùng được chữ Quốc ngữ. Phải đến khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ thì chữ Quốc ngữ mới đắt đầu được dạy và được phổ biến.

Người Việt Nam có công truyền bá chữ Quốc ngữ đầu tiên là Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của. Khi đó Trương Vĩnh Ký đã đem những sách đọc dễ hiểu và gần gũi với tâm lý người Việt như Lục súc tranh công, Phan Trần truyện, Lục Vân Tiên in ra bằng chữ Quốc ngữ. Mục đích của ông là để truyền bá dễ dàng chữ Quốc ngữ trong nhân dân. Năm 1868, Trương Vĩnh Ký viết sách: “Tiếng Annam thực hành, dùng cho trường thông ngôn”. Năm 1876, ông xuất bản cuốn: “Sách học đánh vần quốc ngữ”. Tuy nhiên, cả hai ông lại không phát động, hô hào và dấy lên một phong trào học chữ Quốc ngữ sâu rộng như Nguyễn Văn Vĩnh sau này ở miền Bắc. Nguyễn Văn Vĩnh và nhóm Đông Dương tạp chí (Nguyễn Đỗ Mục, Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học…) đã sớm nhận thấy ở chữ Quốc ngữ là một thứ vũ khí lợi hại cần thiết cho dân tộc ta trong sự nghiệp phục hưng nước nhà. Nguyễn Văn Vĩnh từng nói năm 1907: “Nước ta sau này hay hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ”. Và ông đã lấy chính chữ Quốc ngữ để truyền tải những điều mới lạ của văn hoá phương Tây cho đông đảo nhân dân ta, như ông đã nêu rõ tại Hội quán Trí Tri (ngày 4-8-1907): “… Nước Nam ta muốn chóng bước lên đường tiến hoá thì phải mau thu thái lấy những tư tưởng mới. Muốn cho những tư tưởng mới trong văn hoá Âu Tây truyền bá khắp trong dân gian, thì phải cần phiên dịch những sách chữ nước ngoài ra Việt Nam…”. Sáu năm sau (1913), ông lại đưa vấn đề này trên báo Đông Dương tạp chí: “Bản quán định đem hết những bài luận hay về các công nghệ, về việc buôn bán, dịch ra quốc văn cho người Annam được tận hưởng” [3].

Từ khi bắt đầu bước vào nghề làm báo và tham gia giảng dạy ở trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Nguyễn Văn Vĩnh đã cổ động nhân dân học chữ Quốc ngữ. Năm 1913, trên số 2 của tờ Đông Dương tạp chí, ông đã cổ động nhân dân Việt Nam học chữ Quốc ngữ để thay thế chữ Hán, chữ Nôm: “Mở ngay tờ nhật báo này ra mà ngẫm xem bấy nhiêu điều luận trong báo, thử nghĩ: giá thử luận bằng chữ Nho thì có mấy người đọc được, mà trong những người đọc được, thì có mấy người hiểu cho hết nghĩa. Thế mà chữ Quốc ngữ, thì không những là người biết chữ Quốc ngữ đọc được, hiểu được, một người đọc cả nhà nghe cùng hiểu được, từ đàn ông cho đến các bà (không dám nói đàn bà sợ các bà quở) trẻ con cũng nghe được mà chỉ với chúng ta trong cuộc luận bàn thế sự thì có phải nó vui việc ra là bao nhiêu”. Đồng thời, ông cũng cho rằng để đọc, viết được chữ Quốc ngữ rất dễ “ai có ý chí vài ngày, ngu đần là một tháng cũng phải thông” [4]. Trong khi đó học chữ Nho thì phải “mất hàng nửa đời người, mà trăm người học không được một người hay, học được hay cũng chỉ ích lấy một mình, không đem ra mà dùng cho đời được nhờ cái học vấn của mình chẳng qua là một cái thú rung đùi mà thôi” [5]. Còn chữ Nôm thì dễ hơn, nhưng có cái khó là mỗi miền, mỗi người lại có cách viết và hiểu khác nhau. Do vậy nó cũng gây khó khăn cho việc học, hiểu và phổ biến rộng rãi.

Ý thức được rằng sẽ rất khó khăn nếu chỉ một mình xông xáo trong cuộc cách mạng chữ viết, truyền bá nó tới tất cả mọi người, Nguyễn Văn Vĩnh luôn vận động, kêu gọi “những bậc tài hoa, những người có học thức trong nước, phải chuyên vào nghề văn quốc ngữ”, và cả những “bậc có Pháp học, thì tuy rằng cái ngoại tài ấy phải chuyên làm cách tren – cạnh, làm mối kiếm ăn, nhưng hễ muốn nhân việc lập thân mà lại có ích cho cả đồng bào mình, thì phàm luyện được chút tài nào của người, cũng nên dùng quốc văn mà phát đạt nó ra cho cả người đồng – bang được hưởng” [6].

Thời gian đầu văn chương Quốc ngữ vẫn còn vụng về, lủng củng, Nguyễn Văn Vĩnh thấy cần thiết phải khắc phục những mặt hạn chế đó để khi nói, viết diễn tả được đúng ý và chuẩn xác. Ông đã đề xuất một biện pháp đơn giản và hiệu quả là tất cả các thể loại như: báo, sách, văn chương, thơ, tiểu thuyết, nghị luận, đơn từ đến những câu đối, câu phúng, lời chúc mừng bạn bè… đều phải viết bằng chữ Quốc ngữ, để cho người dân làm quen dần và đồng thời cũng luyện cho người viết trôi chảy, chau chuốt hơn.

Bên cạnh việc vận động mọi người cùng tham gia cổ động và viết chữ Quốc ngữ, vấn đề ngữ pháp tiếng Việt cũng được ông đưa ra bàn luận để đi đến thống nhất trong toàn quốc về cách đặt câu, cách viết, chấm phẩy, cách nói, viết cho cả 3 miền và cần phải có một thể lệ chung “Nay bản báo lấy việc cổ động cho chữ Quốc ngữ làm chủ nghĩa, tưởng cũng nên đem hết các khuyết điểm, các nơi không tiện ra mà bàn lại, chẳng dám đem cách nào mới mà xin thế vào lối cũ, sợ thiên hạ lại bảo vẽ vời, song cũng nên bàn các nơi bất tiện ra để ai nấy lưu tâm vào đó, thì dễ có ngày tự dưng chẳng phải ai làm mà chữ Quốc ngữ tự đổi dần dần đi” [7].

Là người từng đi dọc 3 miền đất nước, Nguyễn Văn Vĩnh có điều kiện chú ý giọng nói, cách viết của 3 miền và thấy có sự khác biệt nhau rõ nét như chữ ch với chữ tr ngoài Bắc không phân biệt mấy nhưng “ở Nam Kỳ thì thật có phân biệt. Như con trâu mà viết thành châu (hạt châu) thì người Nam Kỳ không hiểu… Sự này tôi đã có ý nghiệm từ Thanh Hoá vô tới Quảng Nam và ở Sài Gòn”. Hay chữ s với chữ x: ngoài miền Bắc và miền Trung thì không phân biệt hai chữ này còn người miền Nam thì “chữ s uốn lưỡi như chữ ch tây, còn chữ x thì đọc như chữ s tây. Chữ gi, chữ d, chữ r thì ở Bắc Kỳ ta không phân, còn ở Nam Kỳ và Trung Kỳ phân biệt được chắc chữ r mà thôi, còn d với gi cũng đọc như chữ y, mà không mấy người biết chắc được tiếng nào đáng viết d hay gi” [8]. Mục đích của ông khi ông đưa ra sự so sánh giữa 3 miền là mỗi miền nên học những tiếng chuẩn của nhau, mỗi bên có thể “nhường nhịn” nhau một chút, như ngoài Bắc nên theo trong Nam mấy tiếng “gi thành tr, d thành nh, nh thành l… để dùng cho đều trong văn tự, ba miền cùng dễ hiểu cả”. Ông đã liệt kê ra một số từ:

“1. Gi đổi ra tr: trả để thay cho tiếng giả, trai gái – giai, trăng gió – giăng, trao đổi – giao, trầu không – giầu, tro tàn – gio, trồng cây – giồng, trở về – giở.

2. s đổi ra tr: trống mái để thay cho tiếng sống.

3. d đổi ra nh: mạng nhện để thay tiếng dện, nhọn – dọn, nhốt gà – dốt, nhơ bẩn – dơ…

4. nh đổi ra l: lạt để thay tiếng nhạt, lát (chốc) – nhát, lầm (lẫn) – nhầm, lẹ – nhẹ…” [9]. Theo ông nếu mỗi miền chịu học những từ chuẩn của nhau thì chữ Quốc ngữ ngày càng trở nên rõ ràng và trên văn tự có sự thống nhất trong cả nước.

Theo Nguyễn Văn Vĩnh chữ Quốc ngữ trong thời gian đầu “viết có mẹo mực lối lăng. Lối chỉ có một, không phân ra lắm cách như bây giờ, cho nên dễ nhận. Lối ấy, tất là lối của những người Âu châu sang đây trước nhứt, tức là các cố đạo”. Nhưng Nguyễn Văn Vĩnh muốn chữ Quốc ngữ phải là một lối viết có luật lệ, có kinh điển để “xứng đáng làm văn chương riêng của nước Nam ta” [10]. Cho nên ông cho rằng sự khác biệt giữa 3 miền và việc học hời hợt chữ Quốc ngữ của một số người đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của chữ Quốc ngữ, vì nhiều khi các chữ viết không đúng đã làm cho người đọc phải suy nghĩ và dễ gây hiểu sai nghĩa. Từ thực tế đó ông sợ chữ Quốc ngữ dần dần “thành một lối chữ hỗn độn, không ai hiểu được nữa” [11]. Ông đã đề nghị các quan cai trị xét trong các đơn từ nếu đơn nào viết sai lỗi chính tả thì không nhận, trừ những việc khẩn cấp. Nếu được “như thế thì chắc rằng chẳng bao lâu bắt được người Annam phải viết chữ Quốc ngữ theo phép chớ không viết liều được nữa” [12].

Trên Đông Dương tạp chí ngay từ những số đầu năm 1913, đã có những bảng mẫu chữ cái Quốc ngữ bao gồm một số nguyên âm và phụ âm, nguyên âm đôi, các vần ghép: bơ, cơ, dơ, gơ, hơ, kơ… và một số đếm đơn giản từ 1 đến 9 và số 0. Bảng chữ cái viết hoa to và các chữ thường theo sau là cách phát âm khá chuẩn xác. Chúng tôi thấy đủ 23 chữ cái, 6 nguyên âm ngắn và 11 phụ âm. Cách phát âm các từ này có kèm theo tranh vẽ dễ hiểu như sách học vần của các em lớp 1 hiện nay, ví dụ: Dép (vẽ đôi dép), Tháp (vẽ cái tháp), lọ (vẽ cái lọ), người mẹ, cái chợ, con quạ… đều có vẽ tranh nhỏ minh họa. Đặc biệt ở Đông Dương tạp chí năm 1918 còn có bài hướng dẫn cách cầm bút, cách ngồi, cách viết… Tất cả những công việc này đều có đóng góp quan trọng bậc nhất của chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh, người đã hết lòng cho việc cổ suý chữ Quốc ngữ phát triển sâu rộng trong quảng đại quần chúng nhân dân.

Để chữ Quốc ngữ ngày càng hoàn chỉnh, giúp cho mọi người đọc và hiểu được dễ dàng, bên cạnh việc chỉnh sửa những chữ còn sai khi nói và viết (chính tả) thì cần phải thống nhất cách phiên âm tên đất, tên người nước ngoài khi dịch ra chữ Quốc ngữ. Thông thường người dịch theo tiếng Trung Quốc, mặc dù rất dễ đọc và nhớ nhưng lại bị sai với nguyên bản, còn nếu dịch thẳng từ tiếng nước ngoài ra chữ Quốc ngữ thì nhiều người lại không hiểu, còn để nguyên như bản gốc thì những người không biết tiếng nước ngoài lại không đọc được. Từ những khó khăn đó Nguyễn Văn Vĩnh đã đưa ra hai cách phiên âm: “Bao nhiêu những tên nước lớn, ai cũng biết theo tiếng Tàu rồi như là Pháp, Anh, Nga, Đức, Bỉ-lị-thì, áo, thì cứ để tiếng biết rồi mà dùng… Còn bao nhiêu những chỗ chưa mấy biết thì dịch theo cách mới, lấy cho gần nguyên âm”, tức là “ khi viết lẫn những tên ấy vào văn quốc ngữ thì nên viết tiếng dịch trước rồi vòng hai bên hai cái viết nguyên dạng chữ vào sau cho người đã biết tiếng Tây dễ nhận ra” [13]. Đây là một vấn đề rất cần thiết và rất thời sự đối với báo chí, xuất bản lúc bấy giờ.

Với mong muốn đưa chữ Quốc ngữ nhanh chóng trở thành một chữ viết phổ thông, Nguyễn Văn Vĩnh đã tham gia viết nhiều thể loại, từ nghị luận, dịch tiểu thuyết, thơ ngụ ngôn… bằng chính chữ Quốc ngữ, để chữ Quốc ngữ dần hoàn chỉnh, có khả năng truyền tải được tất cả tư tưởng, tình cảm của con người. Những người không biết chữ Hán và chữ Pháp thì qua chữ Quốc ngữ cũng có thể tiếp cận được những áng văn hay, những tư tưởng mới của nước ngoài. Nguyễn Văn Vĩnh còn biên soạn một quyển sách tự học chữ Quốc ngữ để phát cho những người mua báo. Nguyễn Văn Vĩnh luôn tận dụng mọi điều kiện, mọi khả năng về phương diện báo chí mà mình có để có thể tuyên truyền cho chữ Quốc ngữ.

Chữ Quốc ngữ có tới 5 dấu thanh: nặng, sắc, huyền, hỏi, ngã và những râu ở chữ đ, ơ, ư. Nguyễn Văn Vĩnh đã đề xướng cải cách ngay trên tờ báo do ông làm chủ bút (Đông Dương tạp chí, Trung Bắc Tân văn). Theo đó chữ F thay dấu huyền, chữ W thay dấu sắc… Sự cải cách của ông rất tiện lợi trong thời kỳ máy chữ mua của Pháp. Nhưng những việc làm đó của ông không được nhiều người cùng thời hưởng ứng. Mãi sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, và sau ngày hoà bình lập lại, ngành bưu điện Việt Nam đã áp dụng chính hệ thống “chữ Quốc ngữ cải cách của Nguyễn Văn Vĩnh” trong các điện tín.

Trong số những người cùng chí hướng với ông thời gian đó như Phan Kế Bính, Trần Trọng Kim, Nguyễn Đỗ Mục, Phạm Quỳnh… thì Nguyễn Văn Vĩnh được coi là người đứng đầu của phong trào cổ vũ và truyền bá chữ Quốc ngữ ở Việt Nam. Ông luôn thực hiện bằng cả hai hình thức: diễn thuyết và xuất bản (hay ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết).

Với mục đích đào tạo một số người trở thành phiên dịch phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa, cho nên trong chương trình giảng dạy, chữ Quốc ngữ chỉ chiếm thời lượng rất ít mà phần lớn thời gian dành cho việc học chữ Pháp. Vì vậy, Nguyễn Văn Vĩnh, cùng với việc truyền bá văn hoá phương Tây đã rất tích cực tuyên truyền, cổ vũ người dân học chữ Quốc ngữ, dùng chữ Quốc ngữ để truyền tải những cái hay cái đẹp của nền văn minh Việt, phổ biến những tư tưởng Đông – Tây để làm cho nhân dân vừa hiểu được nền văn hoá Pháp, vừa giữ được bản sắc văn hoá dân tộc. Ông đã từng nói “Nước Nam ta mất vì những trí thức nho học chỉ biết làm văn Tàu. Chúng ta bây giờ đừng để trở thành những người trí thức mới chỉ biết làm văn chương Tây” [14].

Chữ Quốc ngữ lúc đầu rất phức tạp vì chữ có rất nhiều nguyên âm (72 nguyên âm), cho nên việc in ấn gặp rất nhiều khó khăn do các máy chữ mua của phương Tây không có nhiều dấu như vậy. Do đó, việc cải cách chữ Quốc ngữ cho bớt dấu đi là rất cấp thiết và quan trọng. Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những người đầu tiên đề xướng việc cải cách chữ Quốc ngữ để tiện in ấn, xuất bản. Theo Hồ Lân Trinh trong “Sự cải cách vần chữ Việt” thì “Muốn cho chủ và thợ nhà in áp dụng những tiến bộ về kỹ thuật ấn loát cho chữ Việt, thì phải cải cách chữ viết thế nào cho ít dấu chữ chừng nào hay chừng nấy. Đi từ ý này và đưa ý đó đến chỗ cùng tột, Nguyễn Văn Vĩnh đề nghị hạn chế các dấu lại còn 26: đó là số người Anh hùng. Như vậy bất cứ máy sắp chữ mua ở thị trường nào trên thế giới cũng có thể phụng sựchữ Việt được. Nhưng làm sao để nhốt 72 nguyên âm Việt vào trong phạm vi chật chội của 7 nguyên âm Anh? Nguyễn Văn Vĩnh liền đề nghị hai ước lệ: thay thế một số nguyên âm bằng những nguyên âm đôi và đánh dấu giọng thấp cao bằng những phụ âm không ở cuối vần mà người sẽ để ở chót tiếng” [15].

Đến năm 1918 [16] năm kết thúc của tờ Đông Dương tạp chí, đồng thời cũng là năm chữ Quốc ngữ thắng lợi hoàn toàn, thì không còn ai có thể nghi ngờ khả năng của chữ Quốc ngữ nữa. Chữ Quốc ngữ đã có thể dịch được tất cả những áng văn hay của nước ngoài, cũng như diễn tả được những tư tưởng và cảm xúc một cách chân thực. Chữ Quốc ngữ đã được sử dụng rộng rãi thay thế chữ Hán và chữ Nôm (chữ Hán bị bãi bỏ trong thi cử năm 1915 ở Bắc Kỳ, và chấm dứt trên cả nước năm 1919 ở Trung Kỳ). Từ đây chữ Quốc ngữ đã trở thành thứ chữ phổ thông chiếm vị trí quan trọng và được tất cả người dân Việt Nam ưa dùng.

Để đạt được thành quả đó, những người đi tiên phong cổ vũ và cải cách chữ Quốc ngữ như Nguyễn Văn Vĩnh đã trải qua rất nhiều khó khăn. Vì trong chương trình học của nước ta lúc đó, chỉ 3 năm đầu cấp tiểu học được học bằng chữ Quốc ngữ, đến bậc trung học chữ Quốc ngữ chỉ còn là một môn sinh ngữ, trong khi tiếng Pháp được nâng lên trong tất cả các môn học. Và đến bậc cao đẳng, đại học thì chữ Việt mất hẳn, chỉ còn lại chữ Pháp. Đồng thời, họ phải đối đầu với ý thức hệ phong kiến lạc hậu, bảo thủ trong xã hội Việt Nam. Vì vậy việc cổ động cho việc học chữ Quốc ngữ từ thành thị đến nông thôn là một việc rất vất vả. Trước thực tế đó việc lên tiếng bảo vệ, cổ động cho chữ Quốc ngữ của Nguyễn Văn Vĩnh và những người cùng chí hướng với ông là một việc làm rất đáng kể, rất đáng trân trọng.

Mặc dù chữ Quốc ngữ và những người truyền bá chữ này được đặt dưới sự bảo trợ của Chính quyền thuộc địa, nhưng người Pháp không thể ngờ rằng, khi loại chữ này đã trở thành chữ viết của dân chúng để truyền đạt tư tưởng và nguyện vọng, thì chính quyền thuộc địa lúc này đã không thể kiểm soát được nữa và nó đã trở thành nhân tố quan trọng trong công cuộc giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam sau này cũng nhận thấy việc truyền bá chữ Quốc ngữ là một biện pháp để giáo dục quần chúng và đưa quần chúng đi theo con đường cách mạng của Đảng và Mặt trận Việt Minh tiến tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Chữ Quốc ngữ đã được giảng dạy trong tất cả các trường từ bậc tiểu học đến đại học.

4. Một vài nhận xét về Nguyễn Văn Vĩnh

Những năm cuối đời, Nguyễn Văn Vĩnh gặp nhiều khó khăn trong công việc báo chí, xuất bản lẫn trong chính trường. Từ năm 1930 trở đi, Nguyễn Văn Vĩnh đã nợ Ngân hàng Đông Dương rất nhiều tiền nên chính quyền thuộc địa Pháp buộc ông phải lựa chọn một trong ba con đường do Pháp đặt ra: Một là vào Huế làm quan Thượng thư; Hai là vào tù; Cuối cùng là phải đi biệt xứ sang Lào tìm vàng về trả nợ. Ông đã chọn phương án thứ ba để bảo vệ nhân cách của mình, đồng thời ông cũng muốn qua chuyến đi này có thể khảo sát thêm và có điều kiện tiếp tục viết báo. Nhưng ông đã chết trong lần thứ hai đi tìm vàng trên dòng sông Sê-băng-ghi, trên một chiếc thuyền độc mộc, trong người không có lấy một đồng xu, nhưng trên tay vẫn đang cầm một quản bút và một bài phóng sự đang viết dở “Một tháng với những người đi tìm vàng”, mà mấy bài đầu ông gửi về đăng trên tờ Annam Nouveau. Ông mất vào ngày 1-5-1936.

Như phần trên đã nói, Nguyễn Văn Vĩnh lúc đầu gặp nhiều hạn chế về học hành, nhưng bù lại ông lại có một trí thông minh tuyệt vời. Bằng nỗ lực cá nhân ông đã vươn lên và trưởng thành một cách nhanh chóng. Về chữ Quốc ngữ ông là người đóng góp nhiều và quan trọng nhất, để có được một thứ chữ như ngày hôm nay cho chúng ta dùng. Nguyễn Văn Vĩnh còn là người mở đầu và có đóng góp rất lớn cho một ngành mới trong những năm đầu thế kỷ XX: đó là ngành báo chí mà bây giờ rất phát triển và quan trọng. Đồng thời ông cũng mở đầu cho một nghề mới: nghề in ấn và xuất bản. Nghề này, được phát triển nhanh chóng và trở thành nghề tối quan trọng không thể thiếu được ở các quốc gia văn minh. Nguyễn Văn Vĩnh cũng là người khởi đầu cho các thể loại như thơ mới, truyện ngắn, tiểu thuyết mà đến những năm 1930-1945 đạt đến đỉnh cao và giai đoạn này đã ghi được một nét sâu đậm trong lịch sử phát triển của nước nhà. Đồng thời, ông còn là người khơi nguồn và cổ động nhiệt tình cho một loại hình nghệ thuật hoàn toàn mới mẻ đối với dân tộc Việt Nam lúc đó là kịch nói và điện ảnh. Về văn hoá ông đóng góp rất lớn trong việc truyền bá văn hoá phương Tây vào Việt Nam thông qua dịch thuật. Những tác phẩm của ông để lại bây giờ theo thống kê của con cháu ông có đến hàng ngàn cuốn sách viết, dịch và hàng vạn bài báo bằng tiếng Việt, tiếng Pháp. Có thể nói, cho đến ngày hôm nay cái tài viết của ông gồm đủ các thể loại, với nội dung phong phú từ viết tin, dịch thơ, phóng sự, khảo cứu, dịch tiểu thuyết, dịch hài kịch.. . ít ai vượt qua được. Một khối lượng khổng lồ làm ra trong vòng có 30 năm (1906-1936), quả thật đáng kính nể và là những tài liệu quý.

Cụ Hoàng Đạo Thuý, một trí thức yêu nước người Hà Nội đã nhận xét về Nguyễn Văn Vĩnh: “Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những thông ngôn đầu tiên giỏi tiếng Pháp, có học thức, tinh khôn, tài hoa, lại có óc kinh doanh. Vĩnh rất hăng hái trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ… Sau Nguyễn Văn Vĩnh kinh doanh nghề in, cải tiến nhà in, ra được nhiều sách đẹp, lại làm việc kinh doanh nữa. Đã kinh doanh thì va ngay vào các quyền lực tài chính của thực dân Pháp và bị đè bẹp” [17]. Khi ông mất có rất nhiều các bậc danh tiếng thời đó như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Trọng Kim, Phan Bội Châu, Nguyễn Văn Tố… đã gửi tới viếng ông những câu đối, trướng, liễn với biết bao tình cảm tiếc thương và kính trọng.

Việc nghiên cứu, đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Văn Vĩnh còn cần phải đầu tư nhiều công sức và thời gian.

Bài viết này chỉ góp một phần rất nhỏ vào việc nhận định, đánh giá một số đóng góp Nguyễn Văn Vĩnh về văn hóa như phát triển báo chí tiếng Việt và cổ vũ và truyền bá chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XX.

———-

 

* Ghi chú của Ba Sàm:  Tham luận này được phổ biến tại HỘI THẢO QUỐC TẾ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ BA “Việt Nam: Hội nhập và Phát triển” . Mời xem thêm các bài viết về cuộc hội thảo này (riêng trang web của Hội thảo có lẽ đã bị gỡ bỏ): “Việt Nam học trong thế kỷ 21“; “Thăm ban tổ chức hội thảo VN học lần ba“; “Nghiên cứu Việt học ‘không độc quyền‘”; ” Đánh giá lịch sử mở rộng lãnh thổ của Việt Nam“; ” Kiến giải của một người Nhật về ông Hồ“; ” Chủ tịch VN nói chuyện với học giả nước ngoài“;

Và các bài tham luận trong Hội thảo đã được đăng trên Nhật báo Ba Sàm:

92:ĐỂ ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐÚNG ĐẮN HƠN: CÁI NHÌN TỪ LỊCH SỬ

93:QUAN HỆ VIỆT NAM-LIÊN XÔ 1924 – 1954 VÀ VẤN ĐỀ HÒA NHẬP

149:QUAN HỆ VN-LX ‘65-’75

150:SÁCH ĐỊA CHÍ Ở MIỀN NVN(’54-’75)

156.CHỦ NGHĨA HỢP HIẾN Ở VN

162.TỪ NHÀ NƯỚC TOÀN TRỊ TỚI THỜI ĐẠI DÂN DOANH

191.CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI VIỆT NAM ĐỔI MỚI

217.VN-TQ THẾ KỶ XIX THỂ CHẾ TRIỀU CỐNG, THỰC VÀ HƯ

219.TUẦN TRA,KIỂM SOÁT VÙNG BIỂN THỜI NGUYỄN SƠ:1802-1858

224.SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGƯỜI HOA Ở VN

229.NGƯỜI HOA TRUNG-NAM BỘ VN(XVII-XIX)

232.LỊCH SỬ TRANH CHẤP HOÀNG SA,TRƯỜNG SA:NGUYÊN NHÂN-GIẢI PHÁP

235.PHONG TRÀO DUY TÂN ĐẦU THẾ KỶ XX

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

 

Posted in Báo chí, Lịch sử, Văn hóa | Thẻ: , | Leave a Comment »

Bạo Loạn ở Trung Quốc Gắn Liền Với Chính Sách Nhân Công

Posted by adminbasam trên 19/07/2009

The Washington Post

Bạo Loạn ở Trung Quốc Gắn Liền Với Chính Sách Nhân Công

Người Duy Ngô Nhĩ Bị Buộc Phải Đi Làm Xa Nhà

Ariana Eunjung Cha

Ngày 15-7-2009

 

Khi chính quyền địa phương bắt đầu tuyển người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở miền cực tây đưa xuống miền xuôi làm chung với người Hán ở Nhà Máy Đồ Chơi Xuri (thành phố Shaoguan tỉnh Quảng đông) thì không được sự đồng thuận.

Một số người đã đăng ký ngay vì mức lương và bổng lộc hậu hĩ.

Những người khác lại không muốn, như người em 21 tuổi của Safyden. Họ hàng kể rằng cô tỏ ra khó chịu vì phải sống xa gia đình, lại phải sống chung với đa số người Hán không cùng tôn giáo, văn hóa và mặt mũi cũng khác. Phải đến khi chính quyền xã cảnh cáo sẽ phạt tiền 2000 nhân dân tệ (khoảng 300 USD) nếu không chịu đi, thì cô ta phải buộc lòng gói ghém đồ đạc ra đi hồi đầu năm nay, đến làm ở nhà máy ở TP Shaoguan xa xôi hơn 3300 km ở khu được coi là trung tâm các nhà máy ở miền Nam Trung Quốc.

Nguồn gốc của cuộc nổi dậy vì sắc tộc tuần qua ở TP Urumqi tỉnh Tân Cương có thể bắt nguồn từ chính sách trao đổi nhân công khiến cho Nhà Máy Đồ Chơi Xuri và nhiều nhà máy khác ở Trung Quốc phải nhận công nhân Duy Ngô Nhĩ làm chung với người Hán.

Những người Duy Ngô Nhĩ đã tuần hành đến khu hành chính của TP Urumqi ngày 5 tháng Bảy để đòi mở một cuộc điều tra đầy đủ về một cuộc đụng độ ở nhà máy sản xuất Đồi Chơi Xuri giữa người Hán và người Duy Ngô Nhĩ khiến cho 2 người Duy Ngô Nhĩ thiệt mạng.  Cuộc tuần hành, vì một lý do nào đó đã bùng lên không thể kiểm soát.  Suốt đêm đó, người biểu tình Duy Ngô Nhĩ đã đánh nhau với cảnh sát và người Hán đi đường, kết quả là 184 người chết, hơn 1680 người bị thương trong một vụ đụng độ đẫm máu nhất lịch sử Trung Quốc ngày nay. Tuần sau, thêm 2 người Duy Ngô Nhĩ bị cảnh sát bắn chết và căng thẳng vẫn còn đang âm ỉ.

Trở lại câu chuyện những người ở Duy Ngô Nhĩ có con cái bị ép phải đi miền xuôi làm chung với người Hán, họ rất lo cho sự an toàn của con cái đang ở xa. Một người Duy Ngô Nhĩ tên Safyden 29 tuổi đã nói với nhà báo: “Tôi thật sự lo cho em tôi quá. Chính quyền lẽ ra phải đưa con bé về lại chứ.  Nếu mà mâu thuẫn Hán – Duy Ngô Nhĩ lại bùng nổ nữa thì sao? Người Duy Ngô Nhĩ chắc sẽ bị đánh chết.”

Sắc tộc Hán chiếm 90% dân số và nắm hết chính trị và kinh tế Trung Quốc và sắc tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Thổ sống ở miền cực Tây Trung Quốc đã căm tức nhau hàng chục năm qua, nhưng không nói ra.

Chính quyền Trung Quốc muốn nâng cao vị thế kinh tế của người Duy Ngô Nhĩ lên, bằng cách điều động nhân công người Duy Ngô Nhĩ đi ra khỏi tỉnh nhà Tân Cương, và bắt người Hán lên Tân Cương mở nhà máy và sinh sống, với mong muốn khi thống kê sẽ đẩy mức lương bình quân của người Duy Ngô Nhĩ lên cao hơn cho bằng với mức bình quân của cả nước.

Nhưng một số người Hán không thích chính sách hoán chuyển nhân công này, cho rằng đã quá ưu đãi người Duy Ngô Nhĩ.

Còn một số người Duy Ngô Nhĩ lại trách nỗ lực đồng hóa đã đi quá xa.

Người Duy Ngô Nhĩ cho biết ngôn ngữ của họ đã bị dạy ít dần trong trường, và trong nhiều trường hợp họ không thể để râu, quấn khăn đầu hoặc nhịn ăn theo phong tục đạo Hồi, và ngay cả bị phân biệt đối xử trong khi làm công chức hay làm cho tư nhân.

Chương trình điều động nhân công tỉnh Tân Cương bắt đầu vào năm 2002 và đến nay đã điều động hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ từ những xã nghèo đi ra những thành phố giàu có, lẽ ra nhằm mục đích giúp cho 2 sắc dân Hán – Duy Ngô Nhĩ gần gũi và thấu hiểu nhau hơn.  Công nhân Duy Ngô Nhĩ bị hấp dẫn bởi mức lương cao gấp 3 lần tiền công nghề trồng bông vải ở Tân Cương, và những ưu đãi khác như đào tạo nghề, học tiếng Phổ Thông và khám định kỳ sức khỏe miễn phí.

Một số công nhân Duy Ngô Nhĩ nói rằng họ đã khá hơn trước nhờ các chính sách điều động nhân công này và họ được chủ và đồng nghiệp người Hán đối xử tử tế.  Những công nhân khác thì tố rằng chương trình mang tính cưỡng bức.

Trong những thôn làng quanh thành phố Kashgar nơi có nhiều công nhân Duy Ngô Nhĩ xuất thân, dân làng nói rằng mỗi gia đình bị ép phải gửi 1 nhân khẩu tham gia chương trình điều động nhân công, bằng không phải trả một khoản tiền phạt lớn.

Cô Merzada, 20 tuổi, mới vừa tốt nghiệp trung học và nói với phóng viên: “Bởi vì người trong làng tôi nghèo quá nên không thể đóng nổi số tiền phạt này. Vì thế họ phải chọn một người trong nhà để gửi đi theo chương trình.”

Một người dân làng khác tên Yasn nói rằng gia đình ông ta không còn cách nào khác mới đành phải gửi người em gái vừa tốt nghiệp tiểu học tham gia chương trình đi làm xa ở tận Thanh đảo (Qingdao) làm việc trong một nhà máy đan vớ vì gia đình không có tiền đóng phạt.  Ông ta nói: “Em tôi khóc mỗi ngày cho đến khi ra đi.  Nó là con gái — theo tôn giáo và văn hóa của chúng tôi thì con gái không thể đi xa như vậy.  Nếu chúng tôi có thể lo được thì chúng tôi đã gả nó cho người ta hay là kêu nó đi học xa để trốn đi rồi.”

Ông Liu Guolin, một chủ công ty may người Hán ở tỉnh Hứa Bì (Hebei) đã thuê nhân công Duy Ngô Nhĩ theo chương trình điều động nhân công từ năm 2007 nói rằng trong năm đầu tiên công ty tham gia chương trình đã đón nhận 143 nữ công nhân vào làm. Ông chủ Liu kể rằng rất ngạc nhiên khi thấy nhóm nữ công nhân này được áp tải bởi công an kiêm thông dịch đến từ làng quê Tân Cương để giám sát đời sống của những công nhân này.

Ông chủ Liu nói: “Nếu không có công an, tôi nghĩ rằng mấy cô công nhân này chắc sẽ bỏ trốn từ đầu rồi.  Tôi không biết chuyện này mãi cho đến khi chính quyền địa phương thông báo cho tôi.  Lúc đó tôi mới biết rằng mấy cô này không phải là tự nguyện mà đến.”

Ông Liu nói rằng những nhân viên an ninh không cho các cô cầu nguyện hay là đeo khăn choàng đầu trong khi đi làm.  Ông Liu sau này mới biết rằng một số nữ công nhân chỉ mới 14 tuổi và giấy tờ của các cô đã bị cơ quan địa phương khai tuổi cho lớn hơn.

Ông Bi Wenqing, phó chủ tịch thị trấn Shufu chuyên trách về chương trình điều động nhân công của tỉnh Tân Cương đã bác bỏ chuyện những người tham gia chương trình là do bị bắt buộc hay là bị đe dọa phạt tiền.  Tuy nhiên, ông Bi nói rằng những hình thức thờ phượng trong chỗ làm tuy không cấm nhưng lại không được khuyến khích.

Ông Bi phân trần: “Chúng tôi đã cố gắng rất nhiều để giáo dục họ không nên tin vào tôn giáo.  Họ càng tin sâu vào tôn giáo thì họ sẽ càng trì trệ chậm tiến.  Và mấy kẻ chủ trương ly khai sẽ cố lợi dụng tôn giáo để dẫn dắt những người Duy Ngô Nhĩ trẻ tuổi non dạ đi vào con đường xấu.”

Trở lại Nhà máy Đồ Chơi Xuri ở tỉnh Quảng Đông chuyên sản xuất đồ chơi điện tử và túi du lịch, thì nhà máy này có vẻ nhưng là một mô hình mẫu cho chương trình điều động nhân công Duy Ngô Nhĩ của chính quyền Tân Cương.

Tháng Năm vừa qua, 818 người Duy Ngô Nhĩ vào làm trong nhà máy 18000 công nhân này.  Mặc dù công nhân Duy Ngô Nhĩ nói rất ít tiếng Phổ Thông, nhưng người Hán và người Duy Ngô Nhĩ đã tạo được gắn bó qua những đêm vũ hội và dường như sẽ vượt qua những cách biệt về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo.

Nhưng tháng Sáu vừa rồi, không khí bỗng trở nên căng thẳng khi có tin đồn một vụ hãm hiếp lan truyền trong nhà máy.  Một bài viết vô danh đăng trên mạng internet đã nói rằng 6 người Duy Ngô Nhĩ đã hiếp 2 nữ công nhân Hán chung chỗ làm.  Công nhân thì bảo không biết 2 nạn nhân đó là ai; còn công an sau khi điều tra xong nói rằng câu chuyện do một công nhân bất mãn việc làm bịa đặt nên.  Nhưng sự nghi kị đã bắt đầu.

Trong đêm ngày 25 tháng Sáu, nữ công nhân Hán 19 tuổi tên Huan Cuilian vào nhầm ký túc xá của người Duy Ngô Nhĩ rồi va vào 2 nam công nhân Duy Ngô Nhĩ, cô Huan đã thét lên kêu cứu, và ẩu đả xảy ra.  Những công nhân khác nghe tiếng la đã kéo đến và một cuộc ẩu đả giữa công nhân Hán và Duy ngô Nhĩ đã xảy ra. Cuối cùng 120 người bị thương và có 2 người Duy Ngô Nhĩ bị thiệt mạng.

Tin tức về cuộc đánh lộn nhanh chóng lan truyền trên internet và điện thoại di động của những thân nhân Duy Ngô Nhĩ ở tận quê nhà Tân Cương, và đã có những lời kêu gọi người Duy Ngô Nhĩ phải ra tay.

Sau vụ đánh nhau đó, công nhân cả 2 bên Hán và Duy Ngô Nhĩ đều nói rằng họ dè chừng lẫn nhau.

Anh công nhân Duy Ngô Nhĩ 20 tuổi tên Tursun, đến từ thành phố Kashgar, cho biết đêm đó anh đang nằm trên giường trong khu ký túc xá công nhân : “Bất thần có một đám người Hán xông vào phòng đánh đập tôi.”

Anh công nhân Hán 23 tuổi tên Liu Yanhong làm trong phân xưởng lắp ráp cho biết: “Tôi không rõ có thể còn làm việc chung với họ được hay không, sau khi sự việc xảy ra.  Nếu mà họ (người Duy Ngô Nhĩ) lại kéo đến, chắc tôi sẽ xin nghỉ việc và về quê.”

Hai ngày sau khi cuộc bạo loạn nổ ra ở Urumqi, lãnh đạo Nhà máy Đồ chơi Xuri nơi xảy ra cuộc ẩu đả đầu tiên đã thông báo rằng họ đã có giải pháp cho những căng thẳng sắc tộc: đó là chia tách họ ra.

Công ty mở thêm một nhà máy chỉ dành riêng cho công nhân Duy Ngô Nhĩ trong một khu công nghiêp cách nhà máy chính vài cây số.  Công nhân có xưởng riêng, nhà ăn riêng và ký túc xá riêng.

Một nữ công nhân Duy Ngô Nhĩ 24 tuổi tên Amyna cho biết điều kiện làm việc ở chỗ mới “không lấy gì tốt cho lắm.”  Nhưng cô nói “Ít ra là người Duy Ngô Nhĩ sống chung với nhau và không phải lẫn lộn với người Hán.”

———————

 

China Unrest Tied To Labor Program Uighurs Sent to Work in Other

Regions

By Ariana Eunjung Cha

Washington Post Foreign Service

Wednesday, July 15, 2009

URUMQI, China — When the local government began recruiting young Muslim Uighurs in this far western region for jobs at the Xuri Toy Factory in the country’s booming coastal region, the response was mixed.

Some, lured by the eye-popping salaries and benefits, eagerly signed up.

But others, like Safyden’s 21-year-old sister, were wary. She was uneasy, relatives said, about being so far from her family and living in a Han Chinese-dominated environment so culturally, religiously and physically different from what she was accustomed to. It wasn’t until a local official threatened to fine her family 2,000 yuan, or about $300, if she didn’t go that she reluctantly packed her bags this spring for a job at the factory in Shaoguan, 2,000 miles away in the heart of China’s southern manufacturing belt.

The origins of last week’s ethnically charged riots in Urumqi, the capital of China’s Xinjiang region, can be traced to a labor export program that led to the sudden integration of the Xuri Toy Factory and other companies in cities throughout China.

Uighur protesters who marched into Urumqi’s main bazaar on July 5 were demanding a full investigation into a brawl at the toy factory between Han and Uighur workers that left two Uighurs dead. The protest, for reasons that still aren’t clear, spun out of control. Through the night, Uighur demonstrators clashed with police and Han Chinese bystanders, leaving 184 people dead and more than 1,680 injured in one of the bloodiest clashes in the country’s modern history. Two Uighurs were shot dead by police Monday, and tensions remain palpable.

“I really worry about her very much,” Safyden, 29, said of his sister, whom he did not want named because he fears for her safety. “The government should send them back. What if new conflicts happen between Uighurs and Han? The Uighurs will be beaten to death.”

Both Han Chinese, who make up more than 90 percent of the country’s population and dominate China’s politics and economy, and Uighurs, a Turkic-speaking minority living primarily in China’s far west, say anger has been simmering for decades.

By moving Uighur workers to factories outside Xinjiang and placing Han-run factories in Xinjiang, Chinese officials say, authorities are trying to elevate the economic status of Uighurs, whose wages have lagged behind the national average. But some Han Chinese have come to resent these policies, which they call favoritism, and some Uighurs complain that the assimilation efforts go too far. Uighurs say that their language is being phased out of schools, that in some circumstances they cannot sport beards, wear head scarves or fast as dictated by Islamic tradition, and that they are discriminated against for private and government jobs.

Xinjiang’s labor export program, which began in 2002 and has since sent tens of thousands of Uighurs from poor villages to wealthier cities, was supposed to bring the two groups together so they could better interact with and understand each other. The Uighur workers are lured with salaries two or three times what they could earn in their home towns picking cotton, as well as benefits such as training on manufacturing equipment, Mandarin language classes and free medical checkups.

Several Uighur workers said that they have prospered under the program and that they were treated well by their Han bosses and co-workers. Others, however, alleged that the program had become coercive.

In the villages around the city of Kashgar, where many of the workers from the Xuri factory originated, residents said each family was forced to send at least one child to the program — or pay a hefty fine.

“Since people are poor in my home town, they cannot afford such big money. So they have to send their children out,” said Merzada, a 20-year-old who just graduated from high school and who, like all the Uighurs interviewed, spoke on the condition that a surname not be used.

A Uighur man named Yasn said his family had no choice but to send his sister, who had just graduated from middle school, to the eastern city of Qingdao to work in a sock factory last year because they could not afford the fine: “She cried at home every day until she left. She is a girl — according to our religion and culture, girls don’t go to such distant places. If we had it our way, we would like to marry her to someone or let her go to school somewhere to escape it,” he said.

The Han Chinese owner of a textile factory in Hebei province that has been hiring Uighur workers from the program since 2007 said that in the first year the company participated, 143 female workers came to the company. Liu Guolin said he was surprised to see that they were accompanied by a bilingual police official from their home town who oversaw the details of their daily life.

“Without the policeman, I assume they would have run away from the very beginning. I did not realize that until the local officials revealed to me later. Only by then did I learn most of those girls did not come voluntarily,” Liu said.

He said the security officer did not allow them to pray or wear head scarves in the factory workshops. He later learned that some of the girls were as young as 14 and that their ID cards had been forged by the local government.

Bi Wenqing, deputy head of the Shufu county office that oversees the Xinjiang labor export program, denied that any participants had been coerced or threatened with fines. However, he said that although the Uighur workers at the factories have the freedom to worship, the practice is not encouraged.

“We have been trying hard to educate them into disbelieving religion. The more they are addicted to religion, the more backwards they will be. And those separatists try to leverage religion to guide these innocent young Uighurs into evil ways,” Bi said.

The Xuri Toy Factory — which makes electronic toys and travel bags — once seemed a model for the export program.

In May, 818 Uighurs from Xinjiang joined the 18,000-person workforce. Although the newcomers had limited Mandarin skills, the Uighurs and Han Chinese workers bonded over nightly dances that seemed to transcend lingual, cultural and religious barriers.

But the atmosphere started to become tense last month when a rumor spread about a rape at the toy factory. An anonymous message, posted on the Internet in June, stated that six Uighurs assaulted two Han female co-workers. No one seemed to know exactly who the alleged victims were, employees said, and police later said the story was made up by a disgruntled former worker. But suspicions festered.

When Huang Cuilian, a 19-year-old trainee who is Han, walked into the wrong dormitory and ran into two Uighur men on the night of June 25, she screamed, and a melee ensued. When other workers heard the commotion, a brawl broke out between the Han and Uighur workers. In the end, 120 were injured, and two Uighurs later died.

Information about the fight spread via the Internet and cellphones to the Uighurs’ home towns in Xinjiang, and there were calls for other Uighurs to take action.

In the aftermath of the fighting, both Han Chinese and Uighur workers at the factory say they are afraid of each other.

Tursun, a 20-year-old Uighur man from Kashgar, said he had been lying in bed in the dormitory when “suddenly a bunch of Han Chinese broke into my dorm and beat me.”

Liu Yanhong, a 23-year-old Han Chinese who works in the assembly department, said: “I still don’t know if I can work together with them, after that thing happened. If they really come back, I will quit my job and go home.”

Two days after the deadly riots in Urumqi, officials at the Xuri Toy Factory announced that they had come up with a solution to the ethnic tensions: segregation.

The company opened a factory exclusively for Uighur workers in an industrial park miles from its main campus. They have separate workshops, cafeterias and dorms.

A Uighur employee named Amyna, 24, said the working conditions at the new factory are “not very good” and the living conditions also are “not very good.” But at least, she said, “the Uighurs are living together and don’t mingle with Han Chinese.”

Researchers Wang Juan and Liu Liu contributed to this report.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

 

Posted in Trung Quốc | Thẻ: , | Leave a Comment »

Cựu kỹ sư Boeing bị kết tội gián điệp cho Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 17/07/2009

CNN

Cựu kỹ sư hãng Boeing bị kết tội làm gián điệp cho Trung Quốc

Ngày 16-7-2009

 

LOS ANGELES, California (CNN) – Một cựu kỹ sư của hãng Rockwell International và Boeing hôm nay thứ Năm đã bị kết tội gián điệp và đóng vai trò như một điệp viên của Trung Quốc, các nhà chức trách cho biết.

Dongfan “Greg” Chung, 73 tuổi, đã bị cáo buộc ăn cắp những công nghệ bị hạn chế trao đổi và bí mật thương mại của hãng Boeing liên quan tới chương trình phi thuyền không gian con thoi và tên lửa Delta IV.

Thẩm phán Tòa án Khu vực của Hoa Kỳ J.Carney đã kết án ông ta về những tội âm mưu thực hiện các hoạt động gián điệp kinh tế; sáu điểm buộc tội hoạt động gián điệp kinh tế giúp cho một quốc gia khác; một điểm buộc tội hoạt động như một điệp viên cho nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; và một điểm buộc tội trong việc khai man với cơ quan tình báo liên bang FBI, theo như một bản thông báo từ các công tố viên liên bang cho hay.

Thẩm phán Carney đã làm chủ tọa phiên tòa xét xử Chung kéo dài trong ba tuần vào tháng trước. Trong một phiên xử, không có bồi thẩm đoàn và quan tòa quyết định có luận tội bị đơn hay không sau khi nghe những bằng chứng được đưa ra. Chung đã được trả tự do sau khi bị các đặc vụ của FBI và các điều tra viên của cơ quan hàng không vũ trụ NASA bắt giữ vào tháng Hai năm 2008. Ông đã bị bắt giam sau khi có quyết định của thẩm phán Carney.

Chung, một người gốc Trung Quốc đã được nhập quốc tịch thành công dân Mỹ, được hãng Rockwell International thuê từ năm 1973 cho tới khi hãng Boeing giành được tổ hợp quốc phòng và vũ trụ vào năm 1996, và sau đó Chung làm cho hãng Boeing. Ông ta hồi hưu từ hãng Boeing năm 2002, song đã quay trở lại trong vai trò là một nhân viên hợp đồng, một vị trí ông nắm giữ cho tới tháng Chín năm 2006, các công tố viên cho biết.

Chung đã được nắm giữ những thông tin về an ninh thuộc loại “bí mật”, các nhà chức trách cho biết.

“Trong nhiều năm, Chung đã ăn cắp những bí mật thương mại then chốt của hãng Boeing liên quan tới phi thuyền con thoi và hỏa tiễn Delta IV – tất cả đều làm lợi cho chính phủ Trung Quốc,” David Kris, phó chưởng lý thuộc cơ quan an ninh quốc gia cho biết trong lời luận tội của các công tố viên. “Lời tuyên án hôm nay cần phải được dùng như là một cảnh báo cho những kẻ khác đang muốn làm tổn hại tới nền kinh tế và an ninh quốc gia của nước Mỹ bằng cách trợ giúp cho những chính phủ nước ngoài.”

Hoạt động tố tụng chống lại Chung đã xảy ra từ một cuộc điều tra với một viên kỹ sư khác từng kiếm được những thông tin cho Trung Quốc. Viên kỹ sư đó, tên là Chi Mak, và một số bà con thân thuộc của y đã bị kết án là đã cung cấp những tài liệu về phòng thủ cho CHND Trung Hoa, các giới chức cho biết. Mark đã bị kết án trên 24 năm tù giam vào năm ngoái.

Theo chứng cứ được đưa ra tại phiên tòa, các cá nhân ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc đã bắt đầu chuyển giao các nhiệm vụ cho Chung qua thư từ ngay từ năm 1979, theo lời các công tố viên liên bang. Qua nhiều năm, các bức thư này đã hướng dẫn Chung thu thập dữ liệu liên quan tới phi thuyền con thoi và những phi cơ quân sự và dân sự khác nhau. Trong các bức thư của mình gửi về Trung Quốc, Chung nhắc đến các tài liệu mà y đã gửi, bao gồm 24 bản hướng dẫn sử dụng liên quan tới bom B-1, loại bom mà hãng Rockwell từng cấm đưa ra ngoài phạm vi công ty và các cơ quan liên bang.

Thêm vào đó, giữa năm 1985 và 2003, Chung đã đi du lịch tới Trung Quốc vài lần và đã gặp các quan chức chính phủ. Những đầu mối liên lạc của ông ta tại Trung Quốc đã bàn luận về các chuyến đi trong những bức thư và đã  dặn dò những cách thức chuyển thông tin, theo các nhà chức trách cho biết.

Trong một cuộc khám xét tại nhà của Chung, các đặc vụ của cục điều tra liên bang FBI và cơ quan hàng không vũ trụ NASA đã phát hiện hơn 250.000 trang tài liệu của hãng Boeing, Rockwell và của các nhân viên khác làm hợp đồng cho ngành quốc phòng trong ngôi nhà và trong gác xép, các công tố viên cho biết. Chúng bao gồm “rất nhiều tập tài liệu chứa đựng các báo cáo phân tích ứng suất cơ học có giá trị trong hàng thập kỷ, những kết quả thử nghiệm và thông tin về thiết kế cho phi thuyền không gian.”

Mỗi lời buộc tội gián điệp kinh tế sẽ dẫn tới một án phạt tù tối đa là 15 năm và một khoản tiền phạt 500.000 đô la, các nhà chức trách cho biết. Lời buộc tội hoạt động trong vai trò một gián điệp cho một chính phủ nước ngoài sẽ dẫn tới một bản án tối đa là 10 năm tù giam và một khoản tiền phạt 250.000 đô la. Những lời buộc tội âm mưu thực hiện hoạt động gián điệp kinh tế và khai man trước các điều tra viên liên bang sẽ phải chịu án phạt tù tối đa cho mỗi lời buộc tội là 5 năm tù giam và một khoản tiền phạt 250.000 đô la. Chung được sắp xếp để nghe lời tuyên án vào ngày 9 tháng Mười một.

Hiệu đính: Trần Hoàng

——————-

 

CNN

Former Boeing engineer convicted of spying for China

July 16, 2009 — Updated 2100 GMT (0500 HKT)

LOS ANGELES, California (CNN) — A former engineer for Rockwell International and Boeing was convicted Thursday of economic espionage and acting as an agent of China, authorities said.

Dongfan “Greg” Chung, 73, was accused of stealing restricted technology and Boeing trade secrets, including information related to the space shuttle program and the Delta IV rocket.

U.S. District Judge Cormac J. Carney convicted him on charges of conspiracy to commit economic espionage; six counts of economic espionage to benefit a foreign country; one count of acting as an agent of the People’s Republic of China; and one count of making false statements to the FBI, according to a statement from federal prosecutors.

Carney presided over Chung’s three-week bench trial last month. In a bench trial, there is no jury and the judge decides whether to convict a defendant after hearing testimony. Chung was free on bond after his arrest by FBI agents and NASA investigators in February 2008. He was taken into custody after Carney’s ruling was read.

Chung, a native of China who is a naturalized United States citizen, was employed by Rockwell International from 1973 until Boeing acquired its defense and space unit in 1996, and by Boeing thereafter. He retired from Boeing in 2002, but returned as a contractor, a position he held until September 2006, prosecutors said.

Chung held a “secret” security clearance, authorities said.

“For years, Mr. Chung stole critical trade secrets from Boeing relating to the space shuttle and the Delta IV rocket — all for the benefit of the government of China,” said David Kris, assistant attorney general for national security, in the prosecutors’ statement. “Today’s verdict should serve as a warning to others willing to compromise America’s economic and national security to assist foreign governments.”

The case against Chung resulted from an investigation into another engineer who obtained information for China. That engineer, Chi Mak, and several of his relatives were convicted of providing defense articles to the PRC, authorities said. Mak was sentenced to more than 24 years in prison last year.

According to evidence presented at trial, individuals in the Chinese aviation industry began sending tasks to Chung via letter as early as 1979, federal prosecutors said. Over the years, the letters directed Chung to collect data related to the space shuttle and various military and civilian aircraft. In his letters back to China, Chung referenced materials he had already sent, including 24 manuals relating to the B-1 bomber, which Rockwell had forbidden for distribution outside the company and federal agencies.

In addition, between 1985 and 2003, Chung traveled to China several times and met with government officials. His contacts in China discussed these trips in letters and recommended methods of passing information, authorities said.

In a 2006 search of Chung’s home, FBI and NASA agents found more than 250,000 pages of documents from Boeing, Rockwell and other defense contractors in the house and in its crawl space, prosecutors said. They included “scores of binders containing decades’ worth of stress analysis reports, test results and design information for the space shuttle.”

Each economic espionage charge carries a maximum sentence of 15 years in prison and a $500,000 fine, authorities said. The charge of acting as an agent for a foreign government carries a maximum penalty of 10 years in prison and a $250,000 fine. The charges of conspiracy to commit economic espionage and making false statements to federal investigators each carry a maximum sentence of five years in prison and a $250,000 fine. Chung is set for sentencing November 9.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

 

Posted in Trung Quốc | Thẻ: , | Leave a Comment »

Hoa Kỳ “quan ngại” căng thẳng trên biển giữa TQ-VN

Posted by adminbasam trên 16/07/2009

Hãng thông tấn Pháp AFP

Hoa Kỳ “quan ngại” về những căng thẳng trên biển giữa Trung Quốc

Việt Nam

Ngày 16-7-2009

 

WASHINGTON (AFP) – Hôm qua thứ Tư, một quan chức Hoa Kỳ đã bày tỏ mối quan ngại về những căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam trên vùng Biển Đông [Biển Nam Trung Hoa] giàu tài nguyên và ông đã hứa sẽ bảo vệ các công ty dầu lửa của Hoa Kỳ đang hoạt động trong vùng.

Song quan chức bộ Ngoại giao này, ông Scot Marciel, cho biết Hoa Kỳ sẽ không đứng về bên nào trong những cuộc tranh chấp vô số các hòn đảo liên quan tới Trung Quốc và các nước láng giềng của họ bao gồm Nhật Bản, Philippines và Việt Nam.

Tường trình trước Quốc hội, ông Marciel nói rằng Bắc Kinh đã yêu đầu Hoa Kỳ và các công ty dầu nửa nước ngoài hãy ngưng công trình hợp tác với các đối tác Việt Nam trên Biển Đông hoặc phải đối mặt với những hậu quả trong các thỏa thuận thương mại tại Trung Quốc có nhiều mối lợi.

“Chúng tôi phản đối bất kỳ nỗ lực nào đe doạ tới các công ty của Hoa Kỳ,” ông Marciel, một phó trợ lý ngoại trưởng phụ trách châu Á, đã báo cáo trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.

“Chúng tôi cũng đã thúc giục tất cả các bên có yêu sách thể hiện sự kiềm chế và tránh có những hành động gây hấn để giải quyết những tuyên bố chủ quyền đang gây tranh cãi,” ông nói.

Trung Quốc, quốc gia vốn có những mối quan hệ căng thẳng với Việt Nam trong lịch sử, đã cai quản quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 khi nước này tràn lên chiếm một tiền đồn của Nam Việt Nam ngay trước khi kết thúc cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Những đảo này – được biết đến dưới cái tên Trung Quốc là Xisha – được xem như là những tiền đồn có ý nghĩa chiến lược với những nguồn dự trữ dầu lửa và khí thiên nhiên rộng lớn tiềm tàng, và là những vùng biển giàu hải sản.

Tình hình căng thẳng nổi lên vào đầu năm nay khi Việt Nam bổ nhiệm một “chủ tịch” cho một bộ máy chính quyền để cai quản quần đảo đang tranh chấp này.

“Chính sách của Hoa Kỳ tiếp tục thể hiện là chúng tôi không đứng về bên nào trong những yêu sách pháp lý đang tranh cãi về chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông này,” ông Marciel nói.

Trung Quốc tranh cãi về Diao, hay còn gọi là Senkaku, chuỗi đảo mà Nhật Bản cùng với Đài Loan đều tranh chấp, là nơi mà Bắc Kinh cũng yêu sách chủ quyền toàn bộ.

Ngoài ra, chuỗi đảo Trường Sa giàu dầu khí tiềm tàng đã bị tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc từng phần bởi Brunei, Trung Quốc, Malyasia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.

Hiệu đính: Trần Hoàng

—————-

 

AFP

US ‘concerned’ on China-Vietnam sea tensions

6 hours ago

WASHINGTON (AFP) — A US official voiced concern Wednesday about tensions between China and Vietnam over the resource-rich South China Sea and pledged to defend US oil companies operating in the region.

But State Department official Scot Marciel said the United States would not take sides on the myriad island disputes involving China and its neighbors including Japan, the Philippines and Vietnam.

Testifying before Congress, Marciel said that Beijing has told US and other foreign oil companies to halt work with Vietnamese partners in the South China Sea or face consequences in their business dealings in lucrative China.

“We object to any effort to intimidate US companies,” Marciel, a deputy assistant secretary of state handling Asia, told the Senate Foreign Relations Committee.

“We have raised our concerns with China directly. Sovereignty disputes between nations should not be addressed by attempting to pressure companies that are not party to the dispute,” he said.

“We have also urged that all claimants exercise restraint and avoid aggressive actions to resolve competing claims,” he said.

China, which has historic tensions with Vietnam, has administered the Paracel islands since 1974 when it overran a South Vietnamese outpost shortly before the end of the Vietnam War.

The islands — known as the Xisha by China — are considered strategic outposts with potentially vast oil and gas reserves, and rich fishing grounds.

Tension mounted earlier this year when Vietnam named a “president” for a government body overseeing the disputed archipelago.

“US policy continues to be that we do not take sides on the competing legal claims over territorial sovereignty in the South China Sea,” Marciel said.

China disputes the Diaoyu, or Senkaku, chain with Japan along with Taiwan, which Beijing also claims as a whole.

Separately, the potentially oil-rich Spratly island chain is claimed entirely or in part by Brunei, China, Malaysia, the Philippines, Taiwan and Vietnam.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

 

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

PHONG TRÀO DUY TÂN ĐẦU THẾ KỶ XX

Posted by adminbasam trên 15/07/2009

VỊ TRÍ QUAN TRỌNG CỦA PHONG TRÀO DUY TÂN ĐẦU THẾ KỶ XX

TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HOÁ VIỆT NAM

PGS.TS. Chương Thâu, Viện Sử học *

 

Khoảnh khắc giao thời giữa hai thế kỷ (XIX và XX) ở vùng Đông Á lúc bấy giờ diễn ra nhiều sự kiện trọng đại, nhất là ở Nhật và ở Trung Quốc. Vận động duy tân ở Nhật Bản, bắt đầu tới Minh Trị Thiên hoàng, đưa đến kết quả rực rỡ. Nước Nhật tiến lên thành một cường quốc, đánh thắng được nước Nga. Cả thế giới, đặc biệt là Đông Á và Đông Nam Á, thừa nhận là nhờ có duy tân, nước Nhật mới đạt được thành tựu lớn như vậy. Vận động duy tân ở Trung Quốc, bắt đầu với vua Quang Tự, gặp sự cản trở của thế lực phong kiến, rồi sự xâu xé của các liệt cường, trải nhiều biến cố mới đi đến cuộc Cách mạng Tân Hợi. Nhưng chính cuộc vận động này đã dồn dập xuất hiện rất nhiều tác phẩm lý luận chính trị xã hội, làm cho giới nho sĩ ở Trung Quốc sực tỉnh, chuyển biến theo đường lối mới, và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước ở trong vùng. Cả khu vực Đông Á đang bắt đầu thức tỉnh, trong đó có Việt Nam.

Riêng ở đất nước ta, tình hình đầu thế kỷ này cùng đầy biến động. Phong trào Cần Vương đã bị dập tắt, nhưng tinh thần diệt thù cứu nước vẫn chưa chìm xuống. Tiếng vang từ các cuộc khởi nghĩa (từ Phan Đình Phùng đến Đề Thám) vẫn còn ảnh hưởng lớn, vẫn thôi thúc mọi người. Lớp văn thân trước kia, có vai trò chỉ đạo các cuộc nổi dậy, tuy không còn người lãnh tụ tiêu biểu nữa, song cái chí nguyện độc lập, tự do, chống bọn xâm lăng của họ vẫn còn đó, còn nung nấu chí nguyện phục thù. Một số nhà nho kế cận vẫn còn bị hấp dẫn bởi những ngọn cờ quật khởi, vẫn ước mong được vì “non nước tuốt gươm ra”. Tuy nhiên, đã phảng phất cái quan niệm nhận thấy rằng những biện pháp đấu tranh: lập căn cứ riêng, cướp thành, giành đất như các cuộc khởi nghĩa trước đây có lẽ là không ổn. Phải gánh đích bằng những phương sách khác phải tiến hành cách mạng bằng các hình thức đấu tranh khác. Thời kỳ bình định cơ bản đã qua rồi, chính quyền thực dân đang chuyển sang đường lối khai thác, và vì thế mà đất nước này mang thêm những cục diện mới. Vừa muốn kìm hãm xã hội, nhưng lại cũng vừa cần phải có sự đổi thay mới hợp với sự điều hành của kẻ cầm quyền. Miền Bắc, miền Trung chưa có bao nhiêu, nhưng miền Nam đã đổi thay nhiều lắm. Tổ chức quản lý khác việc học hành phải theo chương trình Pháp, khoa cử bị bỏ, việc đào tạo trước nhất là kiếm người phục vụ cho bọn thực dân. Việc kinh doanh được mở mang, các đồn điền, nhà máy bắt đầu phát triển. Khá quan trọng là sự ra đời của những người làm nghề tự do, và sự tiếp thu văn hoá mới từ phương Tây đưa đến. Bấy nhiêu biến cố đã làm cho các nhà nho phải nhìn thế cuộc bằng con mắt khác. Rõ ràng là xã hội đang có cái mới, ngày càng nhiều và phát triển, nhà nho không muốn chấp nhận cái mới ấy cũng không được. Đúng lúc ấy thì có khuynh hướng duy tân – nhất là từ bên Nhật đưa sang. Những nhà nho còn dồi dào nhiệt huyết nhất bỗng thấy tăng sức mạnh cho “giống da vàng đánh bại bọn da trắng”. Vậy là phải duy tân, và có thể bắt chước hướng duy tân của Nhật Bản. Một số nhà nho mạnh bạo nhất, có ý chí phục thù quyết liệt nhất, đã thiên về khuynh hướng ấy.

Nếu tấm gương duy tân Nhật Bản kích thích một bộ phận nhà nho Việt Nam một cách sôi nổi, thì ở một bộ phận nhà nho khác, tình huống cuộc duy tân Trung Quốc lại có phần đậm đà hơn. Lý do đơn giản là vì sách báo của Trung Hoa vào Việt Nam dễ hơn, đọc nhanh và cũng hiểu nhanh hơn. Chưa thấy nói có tác phẩm nào của Nhật Bản bằng tiếng Nhật được lưu hành ở nước ta, và những hiểu biết về Nhật Bản lúc đó, cũng chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ của Trung Quốc. Lúc đó, ở Trung Quốc tư tưởng duy tân càng thêm sôi nổi. Một loạt tác giả mới, sách báo mới của những hội nghiên cứu, hội chính trị mới đã ra đời, đều có tính hướng đến Việt Nam. Tất cả đều nhất loạt hô hào cái mới, lên án Thanh triều hủ bại, đòi bỏ khoa cử, phủ nhận chế độ phong kiến, đề cao dân chủ, tán thành dân quốc. Các tác phẩm phương Tây cổ xuý cho tư tưởng dân chủ đều được dịch ra, những tên tuổi mới lạ được phiên âm thành Hán tự ta trở nên quen thuộc: Mạnh Đức Tư Cưu (Montesquieu), Lư Thoa (J.J Rousseau), Phúc Lộc Đắc Nhĩ (Voltaire), v.v… Các nhà nho Việt Nam đã được đọc những sách ấy và hào hứng tiếp thu, trân trọng những kiến giải mà họ cho là hợp lý nhất, mới nhất đúng nhất với lịch sử nhân loại tiến hoá. Họ cảm thấy phải đi theo con đường này, và đó cũng là con đường cứu nước hiệu nghiệm. Cũng như một số nhà nho trên, lòng yêu nước của họ chưa hề nguội lạnh, con đường duy tân này cũng là con đường thích hợp mà có phần nào chưa phải trực tiếp đương đầu với gươm súng của bọn thực dân.

Thế là hình thành ra hai phái trong công cuộc vận động cứu nước. Một phái chủ trương giành độc lập trước nhất, phải vũ trang bạo động, nếu sức mình chưa đủ thì tìm viện trợ ở ngoài. Hoạt động theo hướng này, nếu ở ngay trong nước thì phải tiến hành một cách bí mật, nếu ở ngoài nước thì hăng hái học tập Nhật Bản và Trung Quốc, tất nhiên phải đề phòng sự khủng bố truy lùng của địch. Những nhà nho đi con đường này được xem là nằm trong tổ chức bí mật, gọi là ám xã. Phe ám xã sang Tàu, nhất là sang Nhật, tức là làm nhiệm vụ Đông du. Còn phe kia, tiến hành vận động đổi mới ngay trong nước, tìm cách khai thác triệt để những điều kiện công khai, hô hào nâng cao dân trí, với danh nghĩa là thúc đẩy cho quần chúng thấy rõ cái hủ bại của đất nước dưới chế độ phong kiến quân chủ. Việc làm này có thể tiến hành đàng hoàng trước bộ máy chính quyền thực dân và tay sai. Vì thế, người ta gọi họ là ở trong phái minh xã. Minh xã hay ám xã, thì vẫn cùng chung mục đích đổi mới đất nước, giải phóng dân tộc.

Trong quá trình tuyên truyền giải thích chủ trương, có trường hợp các nhà nho trong hai phái này tranh luận với nhau, thậm chí phản đối nhau kịch liệt, nhưng thật ra thì họ “tương phản nhi tương thành” (chữ dùng của Huỳnh Thúc Kháng). Dân chúng không hề nhầm lẫn điều đó, mà vẫn kính trọng, vẫn ủng hộ cả hai với nhiệt tình ca ngợi và tuân thủ như nhau. Họ đều được xem là những nhà chí sĩ cứu nước. Có người còn nghĩ rằng, chính các nhà nho phân công nhau, chia việc cho nhau và để cùng đi tới kết quả. Bản thân hai phái nhà nho này, trong nhiều trường hợp, đã có cách nói như nhau, đặt vấn đề phục vụ dân tộc như nhau, chứ không hề trái ngược gì nhau cả.

Hai ông Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu không nhất trí với nhau về đường lối, nhưng vẫn là bạn đồng chí, đồng tâm, và phong trào được gọi là Duy Tân (bao gồm cả Đông Kinh nghĩa thục) cũng có quan hệ với Duy Tân hội và với Quang Phục hội. Bọn thực dân và tay sai, hiểu rõ điều này hơn ai hết, và đã tìm cách khủng bố cả hai phái ám xã, minh xã với biện pháp khắc nghiệt như nhau.

Việc vận động duy tân trong nước chủ yếu là do phái minh xã. Cách tiếp nhận tư tưởng duy tân của hệ, chủ yếu là bằng tân thư, nghĩa là bằng sách báo ở Trung Quốc, ở Nhật Bản truyền sang. Có thể nhận ra trong kho sách này những loại tài liệu sau đây:

1. Loại sách giới thiệu, thuyết minh về tư tưởng duy tân dân chủ (tân thư). Có những bộ phận sách tiêu biểu như Đại đồng thư của Khang Hữu Vi, nhất là bộ sách Ẩm Băng Thất tùng thư của Lương Khải Siêu. Bộ sách này có ảnh hưởng rất lớn đến các nhà nho Việt Nam. Đọc Trung Quốc hồn, người ta cảm thấy Lương Khải Siêu không chỉ nói về Trung Quốc mà đang nói về Việt Nam với tất cả các lạc hậu của xã hội, những hiểm hoạ đối với nòi giống trước tình hình mới. Quyển sách Mậu Tuất chính biến ký, kể rõ cuộc vận động duy tân thất bại của Quang Tự, cho thấy được những xáo động lớn lao của Trung Quốc và đã thôi thúc nho sĩ Việt Nam cần phải kịp thời đổi mới, thấy rõ hơn bộ mặt và bản chất phản động của chế độ phong kiến quân chủ. Hai tác giả Khang, Lương trở thành những lý thuyết gia chỉ lối đưa đường cho các nhà nho duy tân.

2. Cùng với Mậu Tuất chính biến ký, còn có một số sách có tính cách là những tập vịnh sử, ký sự về tình hình hiện đại của Nhật Bản như Nhật Bản duy tân tam thập niên sử (bản dịch chữ Hán của La Hiếu Cao), v.v… Tấm gương duy tân của các nước láng giềng được các sách này vẽ ra trước mắt các nhà nho, càng tăng thêm hào hứng và quyết tâm đi vào hoạt động.

3. Nhiều tập sách nêu những tấm gương chiến đấu của các chí sĩ các nhà hoạt động chính trị, hoạt động cách mạng của toàn thế giới cũng được các nhà nho đón đọc một cách say sưa. Có tập như Kinh quốc mỹ đàm, nêu gương phụ nữ: Các bà Qua Đặc (Jeane d’Arc), bà La Lan (Roland); có tập như Cận thế chi quái kiệt, đề cập đến đủ loại anh hùng, đều là những người anh hùng có công đổi mới đất nước của họ, dù đó là vua chúa hay tổng thống, giám quốc: Vua Bỉ Đắc (Pierre le Giand) ở Nga, Hoa Thịnh Đốn (Washington) ở Mỹ, Nã Phá Luân (Napoléon) ở Pháp, Tỉ Sĩ Mạch (Bismarck) ở Đức v.v… Nhiều sách báo khác cũng nêu những tấm gương như Mã Chí Nê (Mazzini), Gia Lý Ba Đích (Garibaldi) ở Ý, như Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa Yukichi), Cát Điền Tùng Âm (Yoshida Syoin) ở Nhật, v.v… Tóm lại, nhà nho Việt Nam lúc này đã được làm quen và sùng mộ tất cả những nhà ái quốc cổ kim. Tất cả đều được xem là thần tượng và đều được đưa vào văn chương cổ động Việt Nam: người đọc nếu không hiểu, phải tìm lấy mà hiểu 1. Thậm chí, có những người lấy ngay tên các thần tượng ấy đặt làm biệt hiệu của mình. Phan Châu Trinh tự đặt tên mình là Hy Mã (Mã Chí Nề: Mazzini).

4. Cùng với loại sách này là những tập sách dịch các luận thuyết của các nhà tư tưởng thế kỷ XVIII ở phương Tây (có nhiều bản dịch ra Hán văn của nhiều tầng lớp dịch giả). Được quen thuộc nhất là bộ Vạn pháp tinh lý của Mạnh Đức Tư Cứu (Esprit aes Lois của Montesquieu), bộ Dân ước của Lư Thoa (Contrat social của J.J. Rousseau). Rồi những sách của Đạt Nhĩ Văn (Đarwin), Tư Tân Tắc Nhĩ (Spencer), v.vTư tưởng dân chủ trong các lý thuyết này có giá trị chi đạo rất lớn, và các lý thuyết gia này luôn được ca ngợi. Phan Bội Châu khi viếng Phan Châu Trinh đã phải viết:

Cậy Tây học dặn dò phương tự chủ, Lư Thoa, Mạnh Đức so sánh người xưa.

Câu văn ấy đã nói đủ ý tứ sùng mộ của các nhà nho thời ấy.

5. Cuối cùng, còn phải nhắc đến các báo chí (tân văn) nhất là của Trung Quốc được truyền sang Việt Nam lúc bấy giờ, đều là tài liệu quý được các nhà nho đón nhận. Đặc biệt là tờ Dân báo của Trung Quốc Đồng minh do Chương Thái Viêm làm chủ bút. Cùng với các ông Đàm Tự Đồng, Trâu Dung, Lương Khai Siêu, v.v… Chương Thái Viêm là một kiện tướng xuất sắc trong trường ngôn luận lúc bấy giờ.

Cùng với những loại sách báo này, người ta cùng tìm cách cho lưu hành những văn bản của những người Việt Nam tiên giác như Các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ, bản Thiên hạ đại thể luận của Nguyễn Lộ Trạch. Ngoài ra, khuynh hướng chú trọng về thực nghiệm khiến cho một số nhà nho cũng tìm cách nghiên cứu một số vấn đề khoa học. Các sách cũ (không thuộc thời kỳ duy tân) ở Trung Quốc lại được lục ra để tìm hiểu về nhiều lĩnh vực: Sách nông nghiệp như Nông chính toàn thư, sách thiên văn như Quản khu trắc lệ. Rồi những sách theo dạng tu tri (toán pháp, cách trí, v.v…) đều được tìm đọc. Đã nói cách học xưa là học hư văn, thì học mới phải chuyên về thực nghiệp. Điều đó được các nhà nho nhận thức một cách sâu sắc và cảm động, khiến cho họ phải tìm cách tự trang bị kiến thức, trong hoàn cảnh giáo dục lúc bấy giờ.

Tiếp thu tân thư tân văn như vậy, đồng thời các nhà nho minh xã cũng bắt tay vào hành động. Việc làm của họ tập trung vào một chủ đích lớn là thức tỉnh đồng bào, cốt nhằm cho nhân dân quần chúng cả nước thấy rõ nguyên nhân vì đâu mà chúng ta sống trong tình trạng “người ngu, nước yếu “(chữ dùng của Ngô Đức Kế). Họ trực tiếp đả kích cái học cũ, đầu óc hủ nho và lối văn chương bát cổ làm mê muội con người. Họ công kích những thói hư tật xấu và lên án chế độ phong kiến, chế độ quân chủ, nhắc nhở đến lịch sử cha ông, vạch rõ những thảm cảnh của đất nước lâm vòng nô lệ. Hướng đi của họ là nhằm cổ động cái học mới (tân học) và cổ động cho thực nghiệp. Để thực hiện cho chủ trương này, việc làm cụ thể của họ là:

Mở các trường học: Các nhà Duy Tân ở Quảng Nam (Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp) đi đầu trong việc đề xướng khai dân tự với việc mở hàng loạt trường ở hầu khắp các làng quê của xứ Quảng. Đó là các ngôi trường kiểu mới của dân tộc đầu thế kỷ trước. Nhưng tiêu biểu hơn cả là trường Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội (đã có nhiều tài liệu viết về trường này). Nhà trường có chương trình đường lối như Văn minh tân học sách, có tổ chức quy mô thu nhận hàng nghìn học sinh, có nhiều hình thức hấp dẫn: “Buổi diễn thuyết người đông như hội/ Kỳ bình văn khách tới như mưa

– Nhà trường có nhiều tác phẩm xuất sắc được lưu hành, phổ biến ra cả ngoài trường như những tài liệu tuyên truyền cứu nước. Nhiều địa phương khác trong Nam ngoài Bắc đã cố gắng phỏng theo mô hình này, dù ở quy mô nhỏ hẹp hơn. – Tổ chức diễn thuyết ở nhiều nơi, nói về các đề tài liên quan đến vận động học mới, đả kích tư tưởng, phong tục cổ hủ, đề cao dân chủ dân quyền. Rất nhiều nhà nho có uy tín (các vị tiến sĩ, cử nhân, tú tài, các ông đốc học, giáo thụ, huấn đạo) tham gia công việc này, gây một phong trào truyền bá tân học rất sôi nổi.

– Lập các hội buôn, các nhà hàng để giới thiệu, thông thương các hàng nội hoá, bán sách tân thư. Cửa hàng Hồng Tân Hưng (nối theo Đông Kinh nghĩa thục) miền Bắc, cửa hàng Triệu Dương thương quán (Nghệ An), cửa hàng Liên Thành (miền Nam Trung Bộ),là những thí dụ.

– Ngoài những hình thức trên đây, ở một số nơi khác trong nước, còn có những phong trào đột khởi, cũng do những nhà nho duy tân tiến hành. Khởi đầu, có lẽ là do sáng kiến của một vài vị thân sĩ nào đó, sau được lớp nhà nho trẻ tuổi thực hiện một cách ào ạt. Thí dụ như phong trào cắt tóc: cắt cái búi tóc được xem là một hình thức tiêu biểu cho cái cục hủ cổ truyền của Việt Nam.

Những hành động như trên, cố nhiên là do sự chỉ đạo, sự thôi thúc của các nhà nho trong phái minh xã. Nhưng trong phạm vi bí mật, không phải không có tác động của phái ám xã. Tài liệu học tập ở Đông Kinh nghĩa thục có những thơ văn cổ động của phái Đông Du được dịch và lưu hành (Hải ngoại huyết thư của Phan Bội Châu được Lê Đại dịch). Có cả những liên lạc kín đáo giữa phong trào Đề Thám với trường này. Và ở miền trong, sự thân tình của Phan Bội Châu (lãnh tụ phái ám xã) cùng các ông Đặng Nguyên Cẩn, Trần Quý Cáp càng chứng tỏ họ cùng chung mục đích. Bản án kết tội Huỳnh Thúc Kháng, Phan Thúc Duyện, Nguyễn Thành, Lê Bá Trinh của thực dân, nói rõ là những người này (minh xã) đã thông đồng với Phan Bội Châu (ám xã).

Rồi như chúng ta đã biết, tất cả thế hệ nhà nho này, từ Nam chí Bắc, đều bị khủng bố. Hàng trăm nhà nho đều bị đưa ra Côn Đảo giam cầm. Trong cuộc đàn áp phong trào chống thuế, một số nhà nho cầm đầu đã bị địch tử hình (Trần Quý Cáp, Trịnh Khắc Lập, Nguyễn Bá Loan…). Huỳnh Thúc Kháng nói đây là giai đoạn “mạt kiếp của chữ Hán” (Thi tù tùng thoại).

Điều đặc biệt đáng ghi nhận ở đây là những nhà nho trong phái duy tân, có khá nhiều là những cây bút văn chương xuất sắc. Họ trung thành với chủ trương đánh thức đồng bào, bài xích hư văn, hô hào thực nghiệp. Có lẽ lần đầu tiên đất nước Việt Nam này mới có một chương trình vận động văn hoá có bài bản, có lý luận hẳn hoi. Trước đây, văn chương và học thuật Việt Nam không đề xuất được một tí lý luận nào, ngoài cái phương châm “văn dĩ tải đạo” quen thuộc từ bên ngoài đưa đến. Mãi sau này, vào giữa thế kỷ XX, một vài năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản mới đưa ra Đề cương văn hoá, đề xuất lý luận quan điểm tiến bộ về phương diện này. Vinh dự cho các nhà nho duy tân, cho Đông Kinh nghĩa thục là đã đưa ra bản Văn minh tân học sách, chỉ rõ được bốn nguyên nhân kìm hãm văn hoá dân tộc và đề ra sáu phương châm vận động văn hoá mới. Giờ đây, ta có thể thấy nhiều bất cập trong đường lối chính sách đó, nhưng đặt vào hoàn cảnh đương thời, thì đó phải xem là một thành tựu lớn trong lịch sử phát triển văn hoá Việt Nam. Tiếp theo đường lối cơ bản đó là những tác phẩm có giá trị nhất định cả về văn chương và tư tưởng. Các nhà văn của Đông Kinh nghĩa thục có rất nhiều sáng kiến biến hoá, sử dụng nhiều thể loại phục vụ mục đích tuyên truyền giáo dục của mình:

– Họ viết rất nhiều các bài thơ cổ động, dùng vần điệu lục bát, nhắc nhở quần chúng về từng nhiệm vụ duy tân cụ thể. Họ có sáng kiến tìm những đầu đề hấp dẫn, khêu gợi, rất hợp với tâm lý quần chúng. Bài thơ ngắn này là Kêu hồn nước, bài ca trù gọn nhẹ kia là để hú hồn thanh niên. Rồi những lời mẹ dạy con, vợ khuyên chồng rất thích hợp với sự tiếp nhận của đại đa số quần chúng.

– Họ viết những bài thơ có tính cách chuyên đề, đi hẳn vào những yêu cầu tố cáo thói hư tật xấu, hoặc hướng dẫn một nhiệm vụ cụ thể, chỉ rõ từng vấn đề thiết cốt trong nhiệm vụ duy tân. Đây là bản Cáo hủ lậu văn, kia là bản Giác thế tân thanh, rồi đến những bài Khuyên học quốc ngữ, học chuyên môn, học công nghệ, học buôn bán. Kia là những bài khuyên đoàn kết, khuyên hợp quần. Tất cả những gì cần thiết cho sự đổi mới, Đông Kinh nghĩa thục tiêu đề cập đến một cách gọn gàng, thiết thực.

– Đông Kinh nghĩa thục là một trường học. Nhà trường phải có tài liệu giáo dục, có sách giáo khoa. Cũng là lần đầu tiên mà đất nước ta có những bài dạy lịch sử, địa lý Việt Nam bằng văn chương quốc ngữ. Những tập sách như Quốc dân độc bản đã được biên soạn và phát hành với số lượng lớn, được quần chúng cả nước hoan nghênh. Nhiệm vụ duy tân thể hiện bằng phương pháp giáo dục công khai trước mũi của chính quyền thực dân, phải nói là sáng kiến tài tình và là điều rất mới trong lịch sử giáo dục. Từ xưa, các nhà nho chỉ biết giáo khoa là Ngũ kinh Tứ thư quá lắm nữa là các bài giảng về đạo đức, các sách gia huấn hoặc sách từ vựng chứ đã biết đến những hình thức giáo khoa này đâu. Đó thực sự là nét duy tân của phong trào, có ý nghĩa lịch sử.

– Ngoài ra, tài liệu của Đông Kinh nghĩa thục còn là những tài liệu cổ động của các nhà cách mạng ở nước ngoài, như bản Hải ngoại huyết thư của Phan Bội Châu, Tỉnh quốc hồn ca của Phan Châu Trinh đã được các thầy giáo Đông Kinh nghĩa thục cho phổ biến rộng rãi. Còn phải nhắc đến những bài nói chuyện, bài diễn thuyết của nhiều trí thức, có chân trong phong trào Duy Tân hay không, đều dược chấp nhận, miễn là góp phần vào sự thức tỉnh quốc dân mà các chí sĩ duy tân đang thiết tha cổ vũ. Chắc có thể có cả những tài liệu của các học giả nước ngoài, những loại tân thư của Trung Quốc như trên đã nói.

Có kế hoạch tổ chức quy mô như vậy, có trình độ biên soạn, tuyên truyền và huấn luyện như vậy, điều không đáng ngạc nhiên là Đông Kinh nghĩa thục đã đạt được những thành công. Chính quyền thực dân nhất định phải e sợ tổ chức của các nhà duy tân, và đã thành lập những kiểu trường gọi là trường Tân Quy 2 đã tranh giành ảnh hưởng. Nhưng tranh giành sao được, khi mà những con người do đế quốc thực dân chỉ định không có lý tưởng duy tân, và nhất là không có được niềm tin của quần chúng. Bọn cầm quyền chỉ có cách cuối cùng là bóp chết Đông Kinh nghĩa thục. Nhưng cũng không có cách nào để bóp chết, mà chỉ mượn cớ vu vạ cho các chí sĩ duy tân đã chỉ đạo phong trào chống thuế, liên lạc với phái ám xã, để dồn tất cả vào ngục tù, không cho phát huy ảnh hưởng nữa. Đông Kinh nghĩa thục bị dập tắt, nhưng thành tích của nó là to lớn. Những tác phẩm của nó đã tồn tại với thời gian, trong đó ngoài những giá trị lịch sử, còn phải nói đến giá trị n chương. Một số người như Nguyễn Quyền, Lê Đại, Ngô Quý Siêu,xứng đáng là những ngòi bút xuất sắc. Thêm một điểm cũng đáng lưu ý nữa, là với văn chương của Đông Kinh nghĩa thục, các thể văn như lục bát, song thất lục bát, ca trù, v.vđược có thêm một giá trị sử dụng hơn. Trước đây, ta chỉ gặp nó trong những truyện Nôm, những bài ca phong hoa tuyết nguyệt, thì giờ đây, nó thực sự trở thành văn chương cổ động – điều mà trước đây văn học Việt Nam chưa biết đến, và sau này các chiến sĩ trong phong trào vận động cách mạng phản đế, cách mạng vô sản sẽ rút kinh nghiệm để phục vụ chính trị một cách tích cực hơn.

Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, trên dưới chục năm, những hoạt động của các chiến sĩ duy tân ở cả ba miền Trung Nam Bắc đã viết nên những trang sử đẹp đẽ cho đất nước này ở cả hai bình diện chính trị và văn học (nói chung là văn hóa). Lịch sử Việt Nam ở đầu thế kỷ XX này ghi nhận công lao của họ, và lịch sử văn hoá cũng phải thừa nhận sự đóng góp của họ là to lớn.

Vấn đề trước nhất, xứng đáng được tôn vinh là tinh thần yêu nước, nguyện vọng thiết tha của họ đối với độc lập tự do của xứ sở, với danh dự của dân tộc, của giống nòi. Nói minh xã hay ám xã thực ra là để cho dễ nhận, dễ phân biệt phạm vi lĩnh vực hay biện pháp hoạt động mà thôi, chứ thực ra cả hai phái này đều chung mục đích phấn đấu, cùng chung đối tượng đấu tranh. Giữa một số người lãnh đạo phong trào, có khi có sự không nhất trí trong cách thức điều hành, trong phương pháp vận động, nhưng họ vẫn nhận là bạn trong tâm, đồng chí với nhau. Thậm chí có khi họ kịch liệt phê phán nhau một cách công khai, nhưng chỉ là để cho tiện xử lý một vài trường hợp cụ thể (như việc Phan Châu Trinh sang Nhật để gặp Phan Bội Châu), chứ thực ra yêu cầu khôi phục nền độc lập, lật đổ chế độ quân chủ, đưa nước nhà lên cõi văn minh, vẫn là mục tiêu chung của tất cả những người yêu nước. “Vấn mục đích, bất vấn thủ đoạn (chữ dùng của Phan Bội Châu) là điều mà có lẽ tất cả những người được xem là trong phái minh xã hay ám xã đều nhất trí. Có một sự thực là minh hay ám, chỉ là để gây ấn tượng với kẻ địch mà thôi, chứ với nhân dân quần chúng thì không hề có sự phân biệt này. Người duy tân hay người đông du trước dân tộc, trước đồng bào đều là những chí sĩ và chiến sĩ. Đối với chính quyền thực dân hay với bọn tay sai cũng vậy. Chúng vẫn nhận ra được: minh hay ám, đều là những người đang gây nguy hiểm cho chúng, và chúng đã thẳng tay đối phó, không trừ một hành động tàn bạo nào. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là không thế căn cứ vào những hoạt động cụ thể của các thành phần chí sĩ đầu thế kỷ XX này để nhận chân những đóng góp của họ đối với quốc gia dân tộc.

Mặt khác, bên cạnh những thành tựu rực rỡ của các nhà chí sĩ theo khuynh hướng bạo động, chúng ta cũng phải định vị cho các chiến sĩ văn hoá trên mặt trận đấu tranh công khai này. Họ là những chiến sĩ duy tân tiên phong của đất nước, họ xứng đáng nhận được sự tôn vinh của các thế hệ. Những nhà duy tân đã làm cho chúng ta được làm quen với văn hoá thế giới, văn hoá khu vực.

Người Pháp đem văn hoá của họ sang ta, cho đến thời điểm đó đã có đến trên bốn mươi năm, nhưng ngoài những chương trình đào tạo những kẻ tay sai, những người giúp việc, nào có giới thiệu cho chúng ta được gì. Phải có các nhà duy tân, chúng ta mới được làm quen với những lý thuyết mới, những nhân vật mới trên khắp toàn cầu. Cho đến những thập kỷ 30 trở về sau, thì cái mới theo âu hoá, theo văn minh tư sản, cũng không phải là những cái mới tiến bộ nhất, phù hợp với cuộc tiến hoá của lịch sử nhân loại. Công lao của phái duy tân đầu thế kỷ này chính là ở đó.

Và cũng chính ở hướng tiến bộ đó, mà các nhà duy tân phát hiện ra được căn bệnh truyền kiếp loay hoay với cách học từ chương khoa cử, cái căn bệnh hư văn làm thui chột những tài năng, làm lệch lạc những tâm hồn. Sự “nhiệt thành cáo hủ” ở đầu thế kỷ này, xét về một mặt nào đó, có giá trị như một cuộc cách mạng. Phải nhờ có các cuộc duy tân này, mà lớp trí thức – loại ông nghè, ông cống – và cả đại đa số quốc dân nữa mới hiểu cái câu “thiên ngoại hữu thiên”! Trên cái đà đổi mới nhận thức này, chúng ta mới thực sự được tiếp xúc nơi khoa học, kỹ thuật (tuy chỉ là ở bước đầu), và nhất là đối với khuynh hướng thực nghiệp. Phải nói rằng đây cũng chính là điều mà hàng trăm năm qua, những thức giả Việt Nam không phải là không biết đến. Dưới các triều đại cũ đã có những học giả mong muốn thay đổi cách học, thay đổi thể văn. Cả thế kỷ XIX, đã có những nhà nho “Giật mình khi ở xó nhà, văn chương chữ nghĩa khéo là buồn tênh” (Cao Bá Quát); đã có những con người tiên giác viết ra những điều trần tâm huyết. Nhưng tất cả hoặc chìm trong quên lãng, hoặc bị rẻ rúng nghi ngờ, thì đến đây mới thực sự được các nhà duy tân thức tỉnh. Ưu điểm của phái duy tân là biết khai thác lòng yêu nước để hướng dẫn vấn đề, biết đi vào quần chúng để vận động. Đó là cái rất mới trong sự nghiệp vận động văn hoá ở nước ta. Dựa vào lòng yêu nước, dựa vào lực lượng quần chúng thì có thể thổi những tia le lói thành ngọn lửa. Đông Kinh nghĩa thục gây được phong trào, tân thư trở thành động lực thôi thúc quần chúng Nam Ngãi, Nghệ An rồi cả Bắc, Trung, Nam chính là vì lẽ đó.

Và cũng chính trên cơ sở của khuynh hướng cơ bản đó, mà phái duy tân, đã cùng với phái bạo động xuất dương viết nên trang sử hiện đại, mở đầu cho thế kỷ XX ở đất nước này. Cả hai phái đều xứng đáng với quê hương, với dân tộc và trong thực tế đã gây nên bước chuyển mạnh mẽ trong tiến trình lịch sử và lịch sử văn hoá nước nhà.

 

* Ghi chú của Ba Sàm:  Tham luận này được phổ biến tại HỘI THẢO QUỐC TẾ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ BA “Việt Nam: Hội nhập và Phát triển” . Mời xem thêm các bài viết về cuộc hội thảo này (riêng trang web của Hội thảo có lẽ đã bị gỡ bỏ): “Việt Nam học trong thế kỷ 21“; “Thăm ban tổ chức hội thảo VN học lần ba“; “Nghiên cứu Việt học ‘không độc quyền‘”; ” Đánh giá lịch sử mở rộng lãnh thổ của Việt Nam“; ” Kiến giải của một người Nhật về ông Hồ“; ” Chủ tịch VN nói chuyện với học giả nước ngoài“;

Và các bài tham luận trong Hội thảo đã được đăng trên Nhật báo Ba Sàm:

92:ĐỂ ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐÚNG ĐẮN HƠN: CÁI NHÌN TỪ LỊCH SỬ

93:QUAN HỆ VIỆT NAM-LIÊN XÔ 1924 – 1954 VÀ VẤN ĐỀ HÒA NHẬP

149:QUAN HỆ VN-LX ‘65-’75

150:SÁCH ĐỊA CHÍ Ở MIỀN NVN(’54-’75)

156.CHỦ NGHĨA HỢP HIẾN Ở VN

162.TỪ NHÀ NƯỚC TOÀN TRỊ TỚI THỜI ĐẠI DÂN DOANH

191.CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI VIỆT NAM ĐỔI MỚI

217.VN-TQ THẾ KỶ XIX THỂ CHẾ TRIỀU CỐNG, THỰC VÀ HƯ

219.TUẦN TRA,KIỂM SOÁT VÙNG BIỂN THỜI NGUYỄN SƠ:1802-1858

224.SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGƯỜI HOA Ở VN

229.NGƯỜI HOA TRUNG-NAM BỘ VN(XVII-XIX)

232.LỊCH SỬ TRANH CHẤP HOÀNG SA,TRƯỜNG SA:NGUYÊN NHÂN-GIẢI PHÁP

1 Thí dụ hai câu trong một bài hát nói: Tỉ diện, Cách mi quân đối cánh Qua tình, La tứ thiếp tân trang Nghĩa là: – Bộ mặt của ông Ti Tư Mạch (Bismarck), lông mày của ông Cách Lan Tư Đốn (Gladstone), anh nên soi gương. – Tấm tình của bà Qua Đặc (Jeana d’Ars), tinh thần của bà La Lan (M. Roland), thiếp xin tô điểm theo. Trong phong trào cố động đương thời, những điển tích ấy trở nên dễ hiểu và rất được ưa chuộng.

2 Trường Tân Quy (Học quy tân trường) được toàn quyền Beau ra Nghị định thành lập ngày 24-91907 do Nguyên Tái Tích (anh ruột nhà thơ Tản Đà) làm Hiệu trưởng. Trường khai giảng ngày 11-11-1907, nhằm “đối trọng” với Đông Kinh nghĩa thục, nhưng số “sinh viên” đăng ký chưa đầy 50 người. Và chỉ hoạt động được vài tháng thì phải đóng cửa, trường phải giải thể!

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

 

Posted in Giáo dục, Lịch sử | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Trung Quốc-một đế chế đang tự chối bỏ mình

Posted by adminbasam trên 14/07/2009

Financial Times

Trung Quốc một đế chế đang tự chối bỏ mình

Gideon Rachman

Ngày 13-7-2009

 

Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, thì có một bất ngờ hiển nhiên là Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Sô Viết chưa bao giờ là một quốc gia đích thực. Nó từng là một đế chế gồm nhiều quốc gia được gắn kết lại với nhau bằng vũ lực. Liệu có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ lại nói lên điều tương tự với Trung Quốc hay không?

Tất nhiên, bất cứ gợi ý nào như vậy cũng đều được chào đón bằng cơn giận dữ nổi lên ở Bắc Kinh. Các nhà chính trị của Trung Quốc là những người theo chủ nghĩa thực dụng có khuynh hướng hiện đại khi khuynh hướng này trở thành thứ mánh lới trong quản lý kinh tế. Thế nhưng chúng trở lại thứ ngôn ngữ của chủ nghĩa Mao khi những câu hỏi về sự toàn vẹn lãnh thổ được đề cập đến một cách khái quát. Những người ủng hộ cho độc lập của Đài Loan là “những kẻ gây chia rẽ”. Đức Dalai Lama, nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng, đã được mô tả như là một “quái vật với một khuôn mặt người và một trái tim dã thú”. Những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đã nổi loạn dữ dội vào tuần trước bị tố cáo như là những công cụ của các thế lực nước ngoài nham hiểm.

Theo David Shambaugh, một giáo sư đại học, bài học chính mà người Trung Quốc rút ra được từ việc nghiên cứu sự sụp đổ của Liên Xô là phải ngăn ngừa “tư tưởng giáo điều, tầng lớp tinh hoa xã hội được củng cố, các tổ chức đảng không hoạt động, và một nền kinh tế trì trệ”.

Đó là một danh mục ấn tượng. Thế nhưng nó lại bỏ sót một điều hiển nhiên. Liên Xô rốt cục đã sụp đổ phần vì sức ép từ các dân tộc khác nhau của mình. Năm 1991, Liên Xô đã bị tách ra thành các nước cộng hòa độc lập.

Dĩ nhiên, những so sánh không phải là chính xác. Những tộc người Nga chỉ hình thành nên hơn nửa dân số Liên Xô. Người Hán của Trung Quốc chiếm trên 92% dân số. Tuy nhiên Tây Tạng và Tân Cương là những biệt lệ. Khoảng 90% dân số Tây Tạng vẫn là người thuộc các dân tộc Tây Tạng. Những người Duy Ngô Nhĩ chỉ chiếm chưa tới nửa dân số Tân Cương. Không đâu trong cả hai khu vực này thấy dễ chịu khi hòa nhập vào phần còn lại của đất nước – tức thực hiện nó một cách nhẹ nhàng. Những cuộc nổi loạn vào tuần trước tại Tân Cương đã đưa đến những cái chết của hơn 180 người, cuộc dấy loạn dân sự đẫm máu nhất được biết đến ở Trung Quốc kể từ vụ [thảm sát trên] Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Cũng có những cuộc dấy loạn nghiêm trọng tại Tây Tạng ngay trước Thế vận hội năm ngoái.

Trong một đất nước có hơn 1,3 tỉ người, thì 2,6 triệu ở Tây Tạng và 20 triệu ở Tân Cương nghe như có vẻ không quan trọng. Thế nhưng cùng với nhau, những nơi giải thích cho nguyên nhân khi chiếm tới một phần ba khu vực đất đai rộng lớn của Trung Quốc – và khi một tỉ lệ rộng lớn những nguồn dự trữ không tương xứng của nó với dầu lửa và khí gas. Đúng như những người Nga lo sợ ảnh hưởng của Trung Quốc lên vùng Siberia, thì theo cách đó người Trung Quốc lo sợ rằng vùng Tân Cương theo đạo Hồi có thể bỏ theo Trung Á.

Những dân Hán Trung Quốc nhập cư đã phải chịu đựng tình cảnh nguy ngập trong các cuộc bạo động sắc tộc làm náo động xứ Tân Cương. Song phản ứng lăng mạ và dễ gây xúc động của Trung Quốc đối với các biến động ở Tân Cương là điển hình của một đế chế đang ở trong tình trạng bị thách thức. Với nước Anh ở Ireland, Thổ Nhĩ Kỳ ở châu Phi và nhiều nơi khác, điệp khúc luôn luôn là những người địa phương tỏ ra vô ơn đối với mọi lợi ích được đổ xuống cho họ.

Vào giữ những năm 1990 tôi đã có một cuộc trò chuyện với một vị tướng người Indonesia từng bị xúc phạm thực sự bởi những gì mà ông nhìn nhận như là thái độ vô ơn của các cư dân hung bạo ở Đông Timor, sau tất cả những con đường và ngôi trường đẹp đẽ được Jakarta bỏ tiền ra xây dựng.

Đặc biệt Trung Quốc đã không được trang bị những gì để hiểu về chủ nghĩa dân tộc nội trong đường biên giới của mình do nhiều quan chức chính phủ đơn giản không chấp nhận, hoặc thậm chí hiểu thấu, cái tư tưởng “tự quyết”. Qua nhiều năm tuyên truyền của nhà nước về sự cần thiết phải hợp nhất với đất mẹ, và những hệ quả lịch sử tàn khốc của một nước Trung Hoa bị phân liệt, mang ý nghĩa rằng những quan điểm tuyên truyền đó được chia sẻ rất rộng khắp. Tôi từng gặp một người bất đồng chính kiến Trung Quốc từng chống đối mạnh mẽ quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản. Nhưng khi tôi gợi chuyện rằng có lẽ Đài Loan cần được độc lập, nếu như điều đó là thứ mà người dân mong muốn, thì tức khắc cái chủ nghĩa tự do trong anh ta biến mất. Điều đó là không thể tưởng tượng nổi, tôi tin chắc vậy. Đài Loan là một phần không thể chuyển nhượng của Trung Quốc.

Tuy nhiên tư tưởng cho rằng Tây Tạng và Tân Cương có thể khao khát trở thành những dân tộc tự quyết không phải là chuyện vô lý. Trung Quốc khăng khăng rằng cả hai khu vực này đã là một phần không thể tách rời của tổ quốc qua nhiều thế kỷ. Dù thế nào, thì cả hai nơi này cũng đã trải qua những thời kỳ độc lập trong thế kỷ 20. Đã có một nước Cộng hòa Đông Thổ tồn tại ngắn ngủi ở Tân Cương, rồi bị tiêu diệt bởi sự có mặt của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc năm 1949. Tây Tạng từng trải qua thời kỳ độc lập trên thực tế giữa năm 1912 và 1949.

Trong hoàn cảnh hiện nay, sự tan rã của Trung Quốc có vẻ rất không chắc xảy ra. Về lâu dài, một dòng di dân người Hán đều đặn tới Tân Cương và Tây Tạng sẽ làm suy yếu đi những khuynh hướng ly khai. Đức Dalai Lama, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, thậm chí đang không còn đòi độc lập nữa. Một số người Duy Ngô Nhĩ có thể muốn tranh đấu hơn – nhưng họ thiếu người lãnh đạo và sự đồng cảm của quốc tế là thứ từng bênh vực cho sự nghiệp của Tây Tạng.

Những năm tháng dưới thời Mikhail Gorbachev và sự biến mất đế chế Sô Viết ở đông châu Âu từng tạo nên một mức độ rối loạn chính trị trong lòng Liên Bang CHXHCN Sô Viết thì lại không tồn tại trong nước Trung Hoa hiện thời. Nhà nước Trung Quốc thành công nhiều hơn về kinh tế, liều lĩnh hơn và quyết chí hơn bằng đổ máu để giữ cho đất nước không bị chia cắt.

Đàn áp bằng bạo lực đối với chủ nghĩa ly khai có thể rất có hiệu quả trong một thời gian. Thế nhưng nó có nguy cơ tạo nên những mối bất bình nuôi dưỡng những hoạt động đòi độc lập tồn tại qua nhiều thế hệ.

Trong khoảng khắc ngắn ngủi, những nhà hoạt động tranh đấu cho Tân Cương hay Tây Tạng có vẻ như tuyệt vọng và thất bại. Đó thường là số phận của những chiến sĩ nằm trong những người dân vô danh và bị áp bức. Những người Baltic và Ukraina lưu vong từng nuôi dưỡng những khát vọng của dân tộc mình trong suốt kỷ nguyên Sô Viết dường như có vẻ kỳ quặc và không đáng sợ trong nhiều thập kỷ. Họ là những chiến sĩ nguyên mẫu của những sự nghiệp bị thất bại. Cho đến một ngày, họ đã chiến thằng.

Hiệu đính: Trần Hoàng

———————-

 

Financial Times

China is now an empire in denial

By Gideon Rachman

Published: July 13 2009 19:06 | Last updated: July 13 2009 19:06

When the Soviet Union collapsed in 1991, it suddenly became obvious that the USSR had never been a proper country. It was a multinational empire held together by force. Might we one day say the same of China?

Of course, any such suggestion is greeted with rage in Beijing. Chinese politicians are modern-minded pragmatists when it comes to economic management. But they revert to Maoist language when questions of territorial integrity are touched upon. Supporters of Taiwanese independence are “splittists”. The Dalai Lama, the spiritual leader of the Tibetans, has been described as a “monster with a human face and an animal’s heart”. The Muslim Uighurs who rioted violently last week were denounced as the tools of sinister foreign forces.

According to David Shambaugh, an academic, the main lesson that the Chinese drew from studying the collapse of the USSR was to avoid “ dogmatic ideology, entrenched elites, dormant party organisations, and a stagnant economy”.

It is an impressive list. But it misses out one obvious thing. The Soviet Union ultimately fell apart because of pressure from its different nationalities. In 1991, the USSR split up into its constituent republics.

Of course, the parallels are not exact. Ethnic Russians made up just over half the population of the USSR. The Han Chinese are over 92 per cent of the population of China. Yet Tibet and Xinjiang are exceptions. Some 90 per cent of the population of Tibet are still ethnic Tibetans. The Uighurs make up just under half the population of Xinjiang. Neither area is comfortably integrated into the rest of the country – to put it mildly. Last week’s riots in Xinjiang led to the deaths of more than 180 people, the bloodiest known civil disturbance in China since Tiananmen Square in 1989. There were also serious disturbances in Tibet just before last year’s Olympics.

In a country of more than 1.3bn people, the 2.6m in Tibet and the 20m in Xinjiang sound insignificant. But together they account for about a third of China’s land mass – and for a large proportion of its inadequate reserves of oil and gas. Just as the Russians fear Chinese influence over Siberia, so the Chinese fear that Muslim Xinjiang could drift off into Central Asia.

Han Chinese immigrants suffered badly in the race riots that convulsed Xinjiang. But China’s emotional and affronted reaction to the upheavals in Xinjiang is typical of an empire under challenge. With the British in Ireland, the Portuguese in Africa and many others besides, the refrain was always that the locals were ungrateful for all the benefits that had been showered upon them.

In the mid-1990s I had a conversation with an Indonesian general who was genuinely outraged by what he regarded as the ungrateful attitude of the brutalised population of East Timor, after all the lovely roads and schools that had been paid for by Jakarta.

China is especially ill-equipped to understand ethnic nationalism within its borders because many government officials simply do not accept, or even grasp, the idea of “self-determination”. Years of official propaganda about the need to reunify the motherland, and the disastrous historical consequences of a divided China, means that these attitudes are very widely shared. I once met a Chinese dissident who was strongly opposed to Communist party rule. But when I suggested that perhaps Taiwan should be allowed to be independent, if that was what its people wanted, his liberalism disappeared. That was unthinkable, I was assured. Taiwan was an inalienable part of China.

Yet the idea that Tibet and Xinjiang could aspire to be separate nations is by no means absurd. China insists that both areas have been an inseparable part of the motherland for centuries. However, they both experienced periods of independence in the 20th century. There was a short-lived East Turkestan Republic in Xinjiang, which was extinguished by the arrival of the Chinese People’s Liberation Army in 1949. Tibet experienced de facto independence between 1912 and 1949.

As things stand, the break-up of China looks very unlikely. Over the long term, a steady flow of Han immigrants into Xinjiang and Tibet should weaken separatist tendencies. The Dalai Lama, Tibet’s spiritual leader, is not even calling for independence. Some Uighurs may be more militant – but they lack leadership and the international sympathy that bolsters the Tibetan cause.

The Mikhail Gorbachev years and the loss of the Soviet empire in eastern Europe created a degree of political turmoil inside the USSR that does not exist in contemporary China. The Chinese state is much more economically successful, more confident and more willing to shed blood to keep the country together.

Violent repression of separatism can be very effective for a while. But it risks creating the grievances that keep independence movements alive across the generations.

For the moment activists campaigning for Xinjiang or Tibet look forlorn and defeated. That is often the fate of champions of obscure and oppressed peoples. The Baltic and Ukrainian exiles who kept their countries’ aspirations alive during the Soviet era seemed quaint and unthreatening for decades. They were the archetypal champions of lost causes. Until, one day, they won.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

Posted in Khối XHCN sụp đổ, Trung Quốc | Thẻ: , | Leave a Comment »

LỊCH SỬ TRANH CHẤP HOÀNG SA,TRƯỜNG SA:NGUYÊN NHÂN-GIẢI PHÁP

Posted by adminbasam trên 12/07/2009

HOÀN CẢNH LỊCH SỬ DẪN ĐẾN TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT

NAM TẠI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA: NGUYÊN NHÂN VÀ

GIẢI PHÁP

TS. Nguyễn Nhã Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam *

 

1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc chính quyền tỉnh Quảng Đông (Trung Hoa) khảo sát trái phép quần đảo Hoàng Sa vào năm 1909 và tiếp tục lún sâu vào việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa cho đến năm 1930 khi chính quyền thực dân Pháp thay đổi quan điểm

Việt Nam bị Pháp xâm lược năm 1858, mất hết chủ quyền tự chủ ngoại giao theo Hiệp ước cuối cùng ký với Pháp năm 1884, không bảo vệ được chủ quyền của mình tại Hoàng Sa khi bị các nước khác xâm phạm.

Chính trong thời Pháp thuộc đã xảy ra sự kiện chính quyền Quảng Đông (Trung Hoa) do Tổng đốc Trương Nhân Tuấn đứng đầu vào tháng 6 năm 1909 như báo chí Quảng Châu hồi bấy giờ đưa tin, lần đầu tiên đã cử một hạm đội nhỏ của Nhà Thanh đã đi khảo sát trái phép quần đảo Paracels, vốn của Việt Nam từ lâu, tên chữ là Hoàng Sa hay tên nôm gọi là Cát Vàng hay Cồn Vàng.

Tên Tây Sa mà chính quyền Quảng Đông mới đặt ra sau sự kiện tháng 10 năm 1907, chính quyền nhà Thanh đuổi được nhóm thương gia người Nhật Nishizawa Yoshiksugu chiếm giữ đảo Pratas trong 3 tháng (từ 2 tháng 7 năm 1907). Cũng bắt đầu từ khi này, chính quyền Quảng Đông đã đặt tên Pratas là Đông Sa vốn là tên một đảo ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, đã được ghi rất rõ trên bản đồ Duyên hải toàn đồ trong sách Hải quốc văn kiến lục của Trần Luân Quýnh (1730).

Không phải chính quyền thực dân Pháp không biết sự kiện khảo sát trái phép này. Chính bức thư của lãnh sự Pháp Beauvais ở Quảng Châu gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp ngày 4 tháng 5-1909 đã nêu ý đồ của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam khi viết: “Như tôi đã trình bày với ông khi kết thúc bản báo cáo gần đây của tôi (số 86 ngày 1 tháng 5 năm 1909) về vấn đề các đảo Đông Sa (Pratas), vấn đề này khiến chính phủ Trung Hoa chú ý đến các nhóm đảo khác nằm dọc bờ biển của Thiên Triều và tới một mức độ nhất định có thể được coi như một bộ phận của Thiên triều, trong đó có quần đảo Paracels”. [Monique, Chemillier-Gendreau, La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys, Paris, L’Harmattan, 1996, p.206]. Cũng cần lưu ý bức thư trên đã viết khi chính quyền Quảng Châu còn đang chuẩn bị thực hiện chuyến khảo sát. Cuộc khảo sát diễn ra sau đó, có mặt cả người Đức, đã rời Hồng Kông vào ngày 21-5-1909 và về Quảng Châu vào ngày 9-6-1909.

Cũng trong thư trên đề ngày 4 tháng 5 năm 1909, lãnh sự Pháp ở Quảng Châu gửi cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp có một số nội dung đáng lưu ý sau đây:

Do ảnh hưởng của việc Nhật chiếm Pratas (Đông Sa), Trung Quốc muốn chiếm luôn quần đảo Paracels gần Hải Nam.

Cuộc khảo sát trái phép đầu tiên là của Đoàn Ngô Kính Vinh đã cho thấy ở mỗi đảo Hoàng Sa đều có một ngôi miếu nhỏ xây kiểu nhà đá (tất cả tường mái là đá san hô và vỏ sò). [Monique, Chemillier-Gendreau, sđd, Paris, L’Harmattan, 1996, p.207]

– Các ngư dân Việt Nam mang cả vợ con đến sống ở Hoàng Sa, bị đối xử tàn tệ, vợ con bị bắt đến Hải Nam. [Monique, Chemillier-Gendreau, sđd, Paris, L’Harmattan, 1996, p. 210]

Như thế chính phủ Pháp ngay tại chính quốc đã rõ ý đồ của chính quyền Trung Hoa dù chỉ là chính quyền địa phương xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại Paracels hay Hoàng Sa của Việt Nam. Sở dĩ Chính quyền Pháp không ngăn chặn hành động khảo sát trên vì nhiều lý do:

+ Một là khi ấy, Pháp chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ sở hữu quần đảo của nước “An Nam” mà Pháp bảo hộ theo Hiệp ước Patenôtre 1884. Vấn đề ngăn chặn ý đồ của Trung Hoa ngay từ năm 1909 mà Lãnh sự Pháp ở Quảng Châu là Beauvais đã báo cáo, bị chính quyền Pháp ở mẫu quốc bỏ qua.

Điều này cũng dễ hiểu, nếu như các đảo ấy vốn thuộc sở hữu của nước Pháp hoặc thuộc đất Nam Kỳ, nhượng địa hay thuộc địa chứ không phải đất bảo hộ, thì chắc chắn chính phủ Pháp sẽ có hành động ngăn chặn ngay và sẽ không thể xảy ra tranh chấp lâu dài về sau. Nếu không chính phủ Pháp sẽ bị kết tội hay sẽ bị lên án do chính người Pháp hoặc giới chính trị hoặc những công dân yêu nước của Pháp.

+ Hai là chính quyền thực dân Pháp ngại sự ngăn chặn có thể làm phát sinh trong lòng dân chúng Trung Hoa một phong trào “sô vanh” có hại cho quyền lợi Pháp ở Trung Quốc.

Điều này cũng đã được Ông Beauvais nêu ra trong chính văn thư báo cáo ngày 4-5-1909 gửi Ông Bộ trưởng Ngoại Giao Pháp và đã được chính phủ Pháp cân nhắc làm theo:

“Như vậy, thưa Ông Bộ trưởng, nếu ta còn lợi ích trong việc ngăn không cho Chính phủ Trung Hoa nắm lấy nhóm các đá ngầm này, có lẽ chúng ta sẽ dễ dàng nghiên cứu, tìm ra các lập luận chứng minh rõ ràng quyền của chúng ta và những bằng chứng không thể bác bỏ về quyền đó. Nhưng nếu việc đó không đáng làm, sau khi đã suy nghĩ chín chắn, có lẽ nên nhắm mắt làm ngơ. Một cuộc can thiệp của chúng ta sẽ có khả năng làm xuất hiện một phong trào sô vanh mới làm cho chúng ta bị thiệt hại nhiều hơn lợi ích mà việc sở hữu được thừa nhận đối với quần đảo Hoàng Sa đem lại (Cf. Monique Chemillier-Gendreau, La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys”, L’Harmattan, 1996, p.211-212).

Trong văn thư đề ngày 14 Janvier 1921 của Ông Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn của Bộ Ngoại giao Pháp (Le Président du Conseil, Ministre des Affaires Etrangères) gửi Bộ Trưởng Bộ Hải Quân Pháp cũng đã khẳng định Bộ ngoại Giao Pháp đã nghe theo ý kiến của Beauvais (Cf. Monique Chemillier-Gendreau, sđd, tr. 205).

+ Ba là các quan chức thực dân Pháp từ Phủ Toàn quyền đến Bộ Thuộc Địa hay Bộ Ngoại giao Pháp không biết rõ hoặc rất mơ hồ về sở hữu từ lâu thuộc về Việt Nam.

Có rất nhiều bằng chứng như chính Ông Beauvais trong bản báo cáo trên cũng không chắc chắn mà chỉ nói: “có lẽ sẽ dễ dàng nghiên cứu…”.

Cho đến ngày 6 tháng 5 năm 1921, có nghĩa sau hơn 1 tháng ngày 30-3-1921, lệnh mang số 831 của Ban Đốc chính chính quyền quân sự miền Nam Trung Hoa sau phiên họp ngày 11-3-1921 đã quyết định sáp nhập về mặt hành chính các đảo Hoàng Sa vào huyện Yai Hien (Châu Nhai, đảo Hải Nam), Vụ Các vấn đề chính trị và Bản xứ thuộc phủ Toàn quyền Đông Dương đã có văn bản ghi chú (Note) ghi rất nhiều điều liên quan đến quần đảo Hoàng Sa lấy từ Hồ sơ hiện có ở Phủ Toàn quyền Đông Dương, cho biết đã tìm trong kho tư liệu của hải quân Sài Gòn, lưu trữ của Thống đốc Nam Kỳ, của phủ Toàn quyền không thấy có tư liệu nào có tính chất làm rõ quốc tịch của các đảo Hoàng Sa. Chính lúc Toàn quyền Đông Dương ra chỉ thị điều tra về vấn đề quốc tịch của Hoàng Sa cũng là lúc nhận được bức thư của Tổng lãnh sự Beauvais ở Quảng Châu báo tin có sự kiện chính quyền quân sự Nam Trung Hoa quyết định sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Đông.

Rõ ràng sự kiện chính quyền quân sự miền Nam Trung Hoa ra tuyên bố sáp nhập Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam vào huyện Châu Nhai, đảo Hải Nam thuộc tỉnh Quảng Đông ngày 30 tháng 1 năm 1921 cũng đã xảy ra vào thời Pháp thuộc, khi Việt Nam đã hoàn toàn mất chủ quyền.

Khi còn mơ hồ về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Ḥoàng Sa, trong khi ấy thực chất quyền lực nhà nước là do chính quyền thực dân Pháp nắm, nên chính quyền thực dân Pháp không tích cực ngăn chặn sự vi phạm chủ quyền của chính quyền Quảng Đông tại quần đảo Hoàng Sa là chuyện đương nhiên. Chắc chắn khi Việt Nam có c̣òn chủ quyền, được độc lập tự chủ hay Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền của Pháp thì chính quyền nào cũng phải lấy nhiệm vụ tối thượng là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của nước mình. Vì thế chung qui không có sự ngăn chặn kịp thời sự xâm phạm chủ quyền của chính quyền quân sự Miền Nam Trung Hoa vào năm 1921 cũng như của chính quyền Quảng Đông năm 1909 chính là do Việt Nam bị Pháp đô hộ, không còn chủ quyền để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Vậy về phía Việt Nam nguyên nhân sâu xa hay khách quan dẫn đến sự tranh chấp không đáng có chính là Việt Nam bị Pháp đô hộ, mất hết chủ quyền để có thể bảo vệ lănh thổ của mình khi bị xâm phạm.

Về phía Trung Hoa, nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của việc Nhật chiếm Pratas (Đông Sa), Trung Quốc muốn chiếm luôn quần đảo Paracels gần Hải Nam để tránh xảy ra sự kiện bất cứ nước nào nhất là các cường quốc hồi bấy giờ phõng tay trên, chiếm cứ những đảo ở Nam Hải mà Trung Hoa coi là vô chủ.

Về phía chính quyền thực dân Pháp, nguyên nhân chủ quan chính là do quyền lợi riêng của Chính quyền thực dân Pháp đã khiến Pháp không phản ứng kịp thời để Trung Hoa cho là đất vô chủ và đi sâu vào hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa.

Song sau đó chính quyền thực dân Pháp lại bắt đầu quan tâm đến hành động trái phép của chính quyền Quảng Đông với quần đảo Hoàng Sa. Vậy thì nguyên nhân nào khiến chính quyền thực dân Pháp bắt đầu quan tâm đến việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa trong thời gian từ năm 1921 đến 1930, Pháp bắt đầu thay đổi quan điểm. Đó chính là tầm quan trọng của vị trí chiến lược của quần đảo Hoàng Sa đối với an toàn quyền lực của Chính quyền thực dân Pháp.

Trước hết chính vì vị trí chiến lược quan trọng của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như Biển Đông đối với lãnh thổ Pháp đang cai trị, nên thực dân Pháp ở Đông Dương phải cân nhắc lợi hại, đã quyết định đối mặt với những ý đồ tranh chấp chủ quyền của các nước khác trong đó có Trung Quốc.

Lúc ban đầu, trong bản báo cáo ngày 04 tháng 5 năm 1909, của Tổng lănh sự Pháp Beauvais ở Quảng Châu đã đề cập tới tầm quan trọng vị trí của quần đảo Hoàng Sa, song lại chưa sát sườn với lợi ích của chính quyền thực dân, dù có hệ trong đến hàng hải hay sự đe dọa đối với ngư dân Việt Nam như sau:

“Về vấn đề này, nhân viên của chúng tôi nhận xét rằng các đảo Hoàng Sa đối với chúng ta có một tầm quan trọng nhất định: vì nằm giữa tuyến đường đi từ Sàig̣òn đến Hồng Kông, các đảo đó là một mối nguy hiểm lớn đối với hàng hải và việc chiếu sáng ở đó có thể là cần thiết. Ngoài ra, các đảo đó thường có ngư dân An Nam và Trung Quốc qua lại: họ đến đó trong quá trình đánh cá để sơ chế sản phẩm. đã xảy ra những cuộc đổ máu giữa ngư dân hai nước trong dịp đó (Cf. Monique Chemillier-Gendreau, La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys”, L’Harmattan, 1996, p.197).

Trong văn thư của Khâm sứ Trung Kỳ Le Fol gửi Toàn quyền Đông Dương vào ngày 22 tháng 1 năm 1929 đã nhấn mạnh về vị trí chiến lược của quần đảo Hoàng Sa:

“Trong tình hình hiện nay, không ai có quyền phủ nhận tầm quan trọng chiến lược rất lớn của các đảo Hoàng Sa. Trong trường hợp có xung đột, việc nước ngoài chiếm đóng chúng sẽ là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất có thể có đối với việc phòng thủ và sự toàn vẹn lănh thổ của Liên bang [ Đông Dương].

“Thực vậy, các đảo nói trên là sự kéo dài tự nhiên của Hải Nam. Một đối phương có thể thấy ở đó một căn cứ hải quân hùng mạnh nhờ những vụng và nhiều nơi tầu đậu tuyệt vời, và do tính chất của chúng thực tế là không thể đánh bật. Một đội tầu ngầm dựa vào căn cứ đó sẽ có thể, không những phong tỏa cảng Đà Nẵng là cảng quan trọng nhất của Trung Kỳ, mà còn cô lập Bắc Kỳ bằng cách ngăn cản việc đi đến Bắc Kỳ bằng đường biển. Lúc đó để liên lạc giữa giữa Nam Kỳ với Bắc Kỳ ta phải dùng đường sắt hiện có, một con đường rất dễ bị đánh v́ chạy dọc theo bờ biển, pháo hải quân đặt trên các chiến hạm có thể mặc sức phá hủy”.

“Đồng thời, mọi con đường thông thương giữ Đông Dương – Viễn Đông – Thái Bình Dương sẽ bị cắt đứt: hải lộ Sàig̣òn-Hồng Kông đi gần quần đảo Paracels, do đó nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của căn cứu trên các đảo”. (Cf. Monique Chemillier-Gendreau, La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys”, L’Harmattan, 1996, p.174).

Mặc dù có những báo cáo rất rõ về tầm quan trọng của Hoàng Sa đối với việc bảo vệ lănh thổ thuộc địa Đông Dương của Pháp, song phải có sức ép của dư luận báo của người Pháp ở Đông Dương mới làm cho chính quyền thực dân Pháp có những hành động cụ thể để bảo vệ chủ quyền tại Hoàng Sa của nước được Pháp bảo hộ.

Đầu tiên với loạt bài trong các số 606, 622, 623, 627 (tháng 1, 5, 6 năm 1929), nhà báo Henri Cucherousset đã lược qua về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa với những dẫn chứng hết sức cụ thể như: 1/Jean Baptiste Chaigneau viết năm 1820 dưới nhan đề: Notice sur la Cochinchine cho biết Năm 1816 vua Gia Long thực sự chiếm đảo Hoàng Sa.2/ Giám mục Jean Louis Taberd viết trong Journal of the Asiatic Society of Bengal, tậpVI, măm 1837, tr.737 và những trang kế tiếp, tập VII, năm 1838, tr.317 và những trang kế tiếp đề cập đến quần đảo Hoàng Sa trong mục Géographie de la Cochinchine. 3/ Dubois de Jaucigny viết trong L’Univers – Histoire et Description de tous les peuples de leurs religions. Moeurs, coutumes; Japon, Indochine, Ceylan xuất bản năm 1850 tại Paris, F. Didot xuất bản, có đoạn viết: “ …từ 34 năm về trước quần đảo Hoàng Sa(mà người Annam gọi là Cát Vàng đã được chiếm cứ bởi các người xứ Nam Kỳ”. Cucherousset còn viết những chi tiết về quần đảo Hoàng Sa trong Nam Việt địa dư [Hoàng Việt địa dư?], Minh Mạng năm thứ 14; Đại Nam nhất thống chí, in thời Duy Tân, tập 6, tờ 18b, 19a cùng việc tàu De Lanessan thám sát Hoàng Sa năm 1925.”

Theo tác giả, quần đảo Hoàng Sa quan trọng do 5 đặc tính sau đây:1/ Trạm cho thủy phi cơ Sàig̣òn – Hồng Kông; Tourane – Philippines. 2/ Điểm tựa chiến lược cho tầu ngầm khi có chiến trảnh. 3/ Trạm thông báo khí tượng. 4/ Nơi tránh gió bão cho tàu đánh cá. 5/ Giàu phốt phát. Lý do tác giả viết loạt bài vì nhân một đại úy người Anh muốn nhân danh Anh Hoàng đặt chủ quyền Anh lên đảo Sein đồng thời tác giả cực lực phản đối việc hải quân trung tá Rémy ở Sàig̣òn trả lời cho 1 công ty hàng hải Nhật rằng không biết quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của ai và việc ông Monguillot đã viết cho ông Gravereaud nói rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Hoa.

Theo tác giả, chánh quyền bảo hộ Pháp phải chấp hữu chủ quyền trên quần đảo Ḥoàng Sa bằng các hành động: 1/Vẽ bản đồ tổng quát Hoàng Sa tỉ lệ 1/200.000, vẽ bản đồ chi tiết 1/25.000, vẽ bản đố hải quân và bản đồ địa chất. 2/ Đặt đài hải đăng. 3/ Đạt trạm quan sát và thông báo khí tượng. 4/ Lập đội trú phòng trú đóng tại Hoàng Sa.

Tác giả còn luôn luôn trách cứ chánh quyền Pháp đã quá lơ là trong việc xác nhận và bảo vệ chủ quyền tại Hoàng Sa.

Sau đó chính bức thư của Toàn quyền Pasquier gửi cho Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa ngày 18-10-1930 đã chấm dứt thái độ do dự của chính quyền Pháp đối với hành động xâm phạm trái phép của chính quyền Trung Hoa đối với chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa.

Trong bức thư trên, Toàn quyền Pasquier đã gửi tập tư liệu về quần đảo Hoàng Sa bao gồm:

Một đoạn trích bằng chữ Hán với bản dịch bằng tiếng Pháp của Đại Nam Nhất Thống Chí, quyển 6 hay biên niên sử của chính phủ An Nam.

Một đoạn trích bằng chữ Hán với bản dịch bằng tiếng Pháp của Nam Việt địa dư, tập 2 hay Địa dư thời Minh Mạng1.

Một đoạn trích bằng chữ Hán với bản dịch bằng tiếng Pháp của Đại Nam nhất thống chí hay địa dư thời Duy Tân.

Cùng kèm theo bốn thư phụ lục và bốn bản đồ, Toàn quyền Pasquier viết: “Chắc hẳn Ngài cũng đánh giá như tôi rằng chúng ta đã đủ để xác định không thể tranh căi rằng An Nam đã thực sự nắm sở hữu quần đảo và làm như vậy trước năm 1909 nhiều.” (Cf. Monique Chemillier-Gendreau, La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys”, L’Harmattan, 1996, p.233).

2. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc Trung Hoa và Pháp tranh chấp chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945, thời gian Pháp còn đô hộ Việt Nam

Từ 1931 đến 1933, Cucherousset lại tiếp tục viết 7 bài viết cũng trên báo L’Éveil Économique de L’Indochine trong các số 685 (10-5-1931), 688 (31-5-1931), 743(26-6-1932), 744(03-7-1932), 746(17-7-1932), 777 (26-02-1933) 790 (28-5-1933). Trong loạt bài báo kể trên, không thấy nhắc đến lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam nữa mà chỉ tập trung vào thái độ của Toàn quyền Pasquier về việc xử lý việc bảo vệ chủ quyền ấy. Tác giả chỉ trích một lá thư của Toàn quyền Pasquier khi Ông này viết: “Chủ quyền của xứ Annam trên quần đảo Hoàng Sa là điều không thể chối cãi được nhưng lúc này chưa phải cơ hội để xác nhận chủ quyền ấy”. Tác giả gay gắt chất vấn Toàn quyền: “Tại sao nay không phải là cơ hội? Trở lực nào đã ngăn cản xứ “Annam” nhìn nhận chủ quyền trên đảo Hoàng Sa mà họ đã chấp hữu từ trăm năm trước? Có phải chăng đợi đến lúc người Nhật khai thác đến tấn phốt phát cuối cùng? Có phải người Nhật đã trả thù lao một phần cho ai chăng?”

Vì những bài báo lập luận vững chắc và chỉ chích nặng lời toàn quyền Pasquier, Tòa soạn báo E.E.I bị ông Dự thẩm Bartet ra lệnh khám xét ban đêm buộc nhà báo phải nộp hồ sơ liên quan đến vụ Hoàng Sa. Trong số báo 743, Cucherousset cực lực phản đối và nhất quyết không giao nộp, nếu muốn nghiên cứu thì chỉ cho đọc tại chỗ.Trong số báo 746, Cucherousset viết nếu không có loạt bài của E.E.I thì có lẽ chính quyền Pháp làm ngơ vụ Trung Hoa chiếm hữu Hoàng Sa.

Trong số báo 777, Cucherousset đã trình bày tại sao ông phản đối Toàn quyền Pasquier nhún nhường trước hành động của Tổng Đốc Quảng Đông: 1. Chính quyền tỉnh Quảng Đông không hề bao giờ được nước Pháp thừa nhận là một chính quyền tự trị. 2. Chính phủ Trung Hoa ở Bắc Kinh lúc trước, ở Nam Kinh bây giờ, không hề bao giờ lên tiếng tranh giành quần đảo này. 3. Ngược lại từ hơn 100 năm nay rồi, nước Nam đã chấp hữu chủ quyền trên Hoàng Sa và sự việc này có ghi rõ trong văn khố của triều đình Huế. Hơn nữa chính quyền Quảng Châu không thể dựa vào lý do ngư phủ Trung Hoa thường xuyên ghé đảo để bắt rùa, phơi lưới để bảo Hoàng Sa thuộc Trung Hoa bởi ngư phủ Pháp cũng thường làm như vậy tại bờ biển Terre Neuve nhưng Terre Neuve vẫn thuộc nước Anh. Trong khi ấy trong 1 phiên họp của Hội đồng tư vấn Đông Dương, để trả lời vị đại diện của xứ Annnam là ông Piguax, Toàn quyền Pasquier cho biết vụ Hoàng Sa đã có tiếng vang tại Pháp và vị Tổng trưởng Bộ Thuộc Địa đã quyết định đưa nội vụ ra Ṭòa án quốc tế La Haye.

Ngoài tờ báo Eveil Economique, c̣òn nhiều báo của người Pháp ở Đông Dương và cả ở Pháp cũng đăng những bài về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa như Revue Indochinoise Illustrée, số 38, 1929 (Sàig̣òn), tr.605-616, P.A. La Picque đã dẫn nhiều tài liệu về chủ quyền của Viêt Nam; việc chính quyền Quảng Đông trả lời không chịu trách nhiệm về việc dân Hải Nam cướp trên các tầu bị đắm Le Bellona năm 1895 và Imezi Maru 1896 vì Hoàng Sa không thuộc chủ quyền Trung Quốc; dịch lại bài báo đăng trên Quảng Châu Báo ngày 10-7-1909 kể chuyện chuyến đi khảo sát Hoàng Sa của hải quân tỉnh Quảng Đông. Mémoire No 3 du Service Océanographique de L’Indochine (Saigon), 1930, 24 tr. do J. de Lacour và Jabouillé kể chuyến đi khảo sát Hoàng Sa 21-7-1926 theo lời mời của M.A.Krempf. Avenir du Tonkin, số 10495(17-04-1931), tr2 khẳng định năm 1816, vua Gia Long long trọng cho dựng cờ trên đảo vì thế cho nên dù năm 1909, Trung Hoa có muốn dành chủ quyền, chánh phủ Pháp phải lên tiếng xác nhận quyền bảo vệ các đảo ấy. Trong hoàn cảnh hiện nay, không ai có thể phủ nhận sự quan trọng có tính cách chiến lược của Hoàng Sa.

Nature (Paris), số 2916, 01-11-1933, tr.385-387 do Sauvaire-Jourdan viết trên tờ Công báo ngày 19-7-1933 đăng một thông tư về việc hải quân Pháp chiếm cứ một vài đảo ở phía nam Biển Đông, điểm qua lịch sử chiếm hữu, vua Gia Long cho hải đội đổ bộ và dựng cờ trên đảo năm 1816 rồi đến sự kiện năm 1909 được bài báo ở Quảng Châu ngày 20-6-1909 mà tác giả cho là khôi hài cùng những đề nghị không nên bỏ rơi quyền sở hữu các đảo ấy. La Géographie, bộ LX (tháng 11-12-1933), tr.232-243, A. Olivier Saix đưa ra những luận cứ theo đó chánh quyền bảo hộ của Pháp tại Việt Nam phải bảo vệ và duy trì chủ quyền cho Việt Nam vì: 1/ Hoàng Sa có vị trí rất cần thiết lập hải đăng.2/ Là vị trí thiết lập đài quan sát khí ượg và trạm vô tuyến kịp thời bào thời tiết bão cho tàu bè.3/ Hoàng Sa nhiều nguồn lợi kinh tế: phốt phát, cá, rùa. 4. Lợi ích quân sự từ Hoàng Sa phong tỏa vịnh Bắc Việt, cảng Đà Nẵng, hải lộ quốc tế 5. Lịch sử xác lập chủ quyền: vua Gia Long đã cho hải đội Hoàng Sa đổ bộ lên đảo dựng cờ, lập cứ điểm, Thượng thư Bộ Binh Thân Trọng Huề ngày 3-3-1925 nói rằng: “Các đảo đó bao giờ cũng là sở hữu của nước Annam, không có gì tranh cãi trong vấn đề này”.

Rõ ràng với sức ép dư luận trên, chính quyền thực dân Pháp đã phải hành động, trước hết khoảng 1930 đến 1933, Pháp đã thiết lập chủ quyền tượng trưng tại Trường Sa cũng như Hoàng Sa.

Với Hoàng Sa thuộc về Trung Kỳ, đất bảo hộ của Pháp, nên không cần phải hành động xác lập chủ quyền mà chỉ cần những hành động thực thi chủ quyền, tiếp theo những hành động khảo sát Hoàng Sa đầu tiên năm 1925 của Viện Hải dương học Nha Trang là những hoạt động thể theo đề nghị của dư luận báo chí thời ấy. Ngày 15-6-1932, chính quyền Pháp ra nghị định số156-SC ấn định việc thiết lập một đơn vị hành chánh gọi là quận Hoàng Sa tại quần đảo Hoàng Sa.

Năm 1937, kỹ sư trưởng công chánh Gauthier nghiên cứu khả năng xây dựng một hải đăng trên đảo Pattle (Hoàng Sa); năm 1938 Pháp bắt đầu phái các đơn vị bảo an tới các đảo và xây dựng một hải đăng, một trạm khí tượng (OMM đăng ký số 48860) đặt ở đảo Pattle (Hoàng Sa) và số 48859 ở đảo Phú Lâm (Ile Boisée), một trạm vô tuyến TSF trên đảo Pattle. Tháng 3-1938, Hoàng đế Bảo Đại ký Dụ số 10 sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên thay vì Nam Ngăi như các triều trước. Tháng 6 năm 1938, một đơn vị bảo an lính Việt Nam tới trấn đóng Hoàng Sa. Một bia chủ quyền được dựng trên đảo Pattle với dòng chữ: “République Francaise- Royaume d’Annam- Archipels des Paracels 1816-Ile de Pattle 1938”.

Còn với quần đảo Trường Sa phía Nam thuộc địa giới Nam Kỳ lại là đất thuộc địa của Pháp, nên Pháp có hành động xác lập chủ quyền cho nước Pháp. Song để ngăn chặn nước thứ ba cũng như đối phó với pháp lý quốc tế, Cố vấn pháp luật Bộ Ngoại Giao Pháp đã viết trong Bản Ghi Chú cho Vụ Châu Á Đại dương ngạy-5-1950 rằng “Việc chiếm hữu quần đảo Spratleys do Pháp tiến hành năm 1931-1932 là nhân danh Hoàng đế “Annam”. Ngày 13 tháng 4 năm 1933, một hạm đội nhỏ do trung tá hải quân De Lattre chỉ huy từ Sài Gòn đến đảo Trường Sa (Spratley) gồm thông báo hạm La Malicieuse, pháo thuyền Alerte, các tàu thủy văn Astrobale và De Lanessan. Sư chiếm hữu tiến hành theo nghi thức cổ truyền của phương Tây. Một văn bản được thảo ra và các thuyền trưởng ký thành 11 bản. Mỗi đảo nhận 1 bản, được đóng kín trong 1 cái chai rồi được gắn trong 1 trụ xi măng xây trên mỗi đảo tại một địa điểm ấn định và cố định trên mặt đất. Người ta kéo cờ tam tài và thổi kèn trên từng hòn đảo…

Ngày 26 tháng 7 năm 1933, Bộ Ngoại giao Pháp đã có một thông tin đăng trên Công báo Pháp, ghi rõ 6 nhóm hải đảo và tiểu đảo từ nay đã thuộc chủ quyền Pháp quốc, trong đó gồm nhóm Spratley (8039’B-111055Đ) và các tiểu đảo nhỏ xung quanh được chiếm hữu sớm nhất từ ngày 13-4-1930 và đảo Thị Tứ được chiếm cuối cùng vào ngày 12-4-1933. Ngày 21-12-1933, thống đốc Nam Kỳ M.J. Krautheimer ký nghị định số 4762 sáp nhập các nhóm hải đảo thuộc quần đảo Pratleys (Trường Sa) vào tỉnh Bà Rịa.

Năm 1938 Pháp cũng thiết lập một bia chủ quyền, một hải đăng, một trạm khí tượng và một trạm vô tuyến tại đảo Itu – Aba (Ba Bình).

Tất cả những hành động thực thi chủ quyền của Pháp nhân danh “Annam” trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa diễn ra một cách suông sẻ, dù muộn màn, không gặp bất cứ ngăn cản nào, bởi chỉ duy có chính quyền địa phương tỉnh Quảng Đông có ý đồ, có dự án khai thác Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam, và muốn chiếm hữu Hoàng Sa khi cho là đất vô chủ, song các dự án của chính quyền địa phương mới chỉ trên giấy tờ, chính quyền trung ương Trung Quốc chưa mặn mà. Tuy vậy Nhật Bản lại dấu mặt về ý đồ chiếm giữ Hoàng Sa và Trường Sa, đã lên tiếng phản đối sự chiếm giữ của Pháp trong thông báo cho chính phủ Pháp vào ngày 24-7-1933. Ngày 31 tháng 3 năm 1939, Bộ Ngoại giao Nhật Bản ra tuyên bố gửi tới Đại sứ Pháp ở Nhật Bản khẳng định Nhật Bản là người đầu khám phá Trường Sa vào năm 1917 và tuyên bố Nhật kiểm soát Trường Sa. Nhật đã nhanh chóng chiếm đảo Phú Lâm (Ile Boisée) của Hoàng Sa và đảo Itu-Aba (Ba Bình) của Trường Sa vào năm 1938, song măi đến ngày 9-3-1945, Nhật mới bắt làm tù binh những lính Pháp đóng ở các đảo Hoàng Sa cũng như đất liên của Việt Nam.

Việc Pháp nhân danh “Annam” cũng như Nhật cho rằng người khám phá đầu tiên Trường Sa cũng chỉ là cái cớ để chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa vì mục tiêu chiến lược hoặc bảo vệ quyền lực hoặc thực hiện ý đồ bành trướng quyền lực của nước đó. Khi không cần thiết cho chiến lược của mình như hiện nay thì không cần thiết chiếm giữ Hoàng Sa và Trường Sa nữa!

Nhật bản đã bại trận và đầu hàng vô điều kiện Đồng Minh 16 tháng 8 năm 1945 và đã rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa .

3. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc Trung Hoa, Pháp tranh chấp chủ uyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa từ tháng Tám năm 1945 đến tháng 4 năm 1956, khi Pháp xâm chiếm trở lại

Ngày 19 tháng 8 năm 1945 Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945 nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình, chấm dứt chế độ đô hộ của Pháp.

Sau khi Nhật bại trận, Pháp trở lại đô hộ Việt Nam, quân Tưởng Giới Thạch tiếp quản nơi quân đội Nhật chiếm đóng từ phía Bắc vĩ tuyến 16, cả hai nước Pháp và Trung Hoa đều tiếp tục tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, vẫn tiếp tục coi trọng vị trí chiến lược Hoàng Sa và Trường Sa.

Việt Nam bận lo kháng chiến chống Pháp trong khi quân Pháp làm chủ Biển Đông.

Quân Nhật đã rút khỏi quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa vào năm 1946, Pháp trở lại Việt Nam làm chủ Biển Đông, lập tức cử một phân đội bộ binh Pháp đổ bộ từ tàu Savorgnan de Brazza đến thay thế quân đội Nhật từ tháng 5 năm 1946, nhưng đơn vị này chỉ ở đó trong vài tháng. Trong thời gian từ 20 đến 27 tháng 5 năm 1946, đô đốc D’Argenlieu, cao ủy Đông Dương cũng đã phái tốc hạm L’Escarmouche ra nắm tình hình đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Vào lúc quân đội viễn chinh Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đang bận đối phó với cuộc chiến tranh toàn diện sắp xảy ra, thì ngày 26 tháng 10 năm 1946, lợi dụng thời cơ, hạm đội đặc biệt của Trung Hoa Dân Quốc gồm 4 chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại diện của các cơ quan và 59 binh sĩ thuộc trung đội độc lập về cảnh vệ của hải quân (tiền thân của quân thủy đánh bộ) xuất phát từ cảng Ngô Tùng ngày 9 tháng 10. Ngày 29 tháng 11 năm 1946, các tàu Vĩnh Hưng và Trung Kiên tới đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đây. Tàu Thái Bình và Trung Nghiệp đến Trường Sa (mà lúc này Trung Quốc còn gọi là Đoàn Sa chưa phải mang tên Nam Sa (tác giả nhấn mạnh)

Trong phiên họp ngày 11 tháng 10 năm 1946, Ủy Ban Liên Bộ về Đông Dương thuộc Chính phủ lâm thời Pháp quyết định cần khẳng định quyền của Pháp đối với quần đảo Hoàng Sa và thể hiện việc tái chiếm bằng việc xây dựng một đài khí tượng. Theo ý kiến của đại tướng Juin cho rằng “lợi ích cao nhất” của nước Pháp là phòng ngừa mọi ý đồ của một cường quốc nào muốn chiếm lại các đảo đó là những đảo kiểm soát việc ra vào căn cứ tương lai Cam Ranh, con đường hàng hải Cam Ranh – Quảng Châu – Thượng Hải (Thư số 199/DN/S. col ngày 7 tháng 10 năm 1946 của Đại tướng Juin, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp tại Paris).

Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp trên của Trung Hoa Dân Quốc và ngày 17 tháng 10 năm 1947 thông báo hạm Tonkinois của Pháp được phái đến Hoàng Sa để yêu cầu quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi Phú Lâm nhưng họ không rút. Pháp gửi một phân đội lính trong đó có cả quân lính “Quốc gia Việt Nam” đến đóng một đồn ở đảo Pattle (Hoàng Sa). Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc phản kháng và các cuộc thương lượng được tiến hành từ ngày 25 tháng 2 đến ngày 4 tháng 7 năm 1947 tại Paris. Tại đây, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã từ chối không chấp nhận việc nhờ trọng tài quốc tế giải quyết do Pháp đề xuất. Ngày 1 tháng 12 năm 1947, Bộ Nội Vụ chính quyền Tưởng Giới Thạch công bố tên Trung Hoa cho hai quần đảo và đặt chúng thuộc lãnh thổ Trung Hoa. Dĩ nhiên Pháp không đủ tư cách kế thừa sở hữu của Việt Nam tại Hoàng Sa để phản đối Trung Quốc, cũng là người đi xâm chiếm, nên càng làm tăng lên sự tranh chấp.

Trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946 đầu năm 1947, Việt Nam đã giành được độc lập từ năm 1945, không còn ràng buộc vào hiệp định Patenôtre (1884) với Pháp song Pháp vẫn cho rằng theo hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà còn nằm trong khối Liên Hiệp Pháp, về ngoại giao vẫn thuộc về Pháp, nên Pháp vẫn thực thi quyền đại diện Việt Nam trong vấn đề chống lại xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khi xảy ra cuộc kháng chiến toàn quốc thì Pháp không còn có thể viện lẽ danh nghĩa gì để thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó Pháp tìm cách lập chính phủ bù nhìn thân Pháp, chỉ lợi dụng danh nghĩa chứ không có thực và như thế không đủ thuyết phục về sự kế thừa sở hữu của Việt Nam ở Hoàng Sa cũng như Trường Sa, khiến sự tranh chấp chủ quyền không thể chấm dứt.

Do chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà kháng chiến chống Pháp và hải quân Pháp làm chủ Biển Đông, nên với hiệp định ngày 8 tháng 3 năm 1949, Pháp gây dựng được chính quyền thân Pháp còn gọi là quốc gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu, đối đầu với chính quyền cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, để củng cố cơ sở hình thức pháp lý nào đó dù không có thực chất đại diện thực sự cho Việt Nam, nhất là trên thực tế trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân Pháp đang làm chủ Biển Đông trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tháng 4 năm 1949, Đổng lý văn phòng của Quốc trưởng Bảo Đại là hoàng thân Bửu Lộc, trong một cuộc họp báo tại Sài Gòn đã công khai khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đã từ lâu đời trên quần đảo Hoàng Sa.

Vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập ở lục địa Trung Quốc, Trung Hoa Dân quốc do Tưởng Giới Thạch cầm đầu đã rút lui ra Đài Loan. Tháng 4 năm 1950, đồn lính Trung Hoa dân quốc chiếm đóng bất hợp pháp ở đảo Phú Lâm (Ile Boisée) thuộc quần đảo Hoàng Sa đã rút lui. Còn đồn lính của Pháp đóng ở đảo Hoàng Sa (Pattle) vẫn còn duy trì. Cách mạng Trung Quốc trở thành lực lượng đồng minh cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, vì thế mọi hành động chống Pháp kể cả việc chiếm đóng các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông, đương niên sẽ được chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ủng hộ trong liên minh chống kẻ thù chung Pháp xâm lược.

Ngày 14 tháng 10 năm 1950, chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho chính phủ Bảo Đại quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa. Thủ hiến Trung Phần là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành ở quần đảo Hoàng Sa. Điều này cũng chỉ là động tác giả để việc chiếm đóng Hoàng Sa có cơ sở pháp lý, song vẫn không đủ sức thuyết phục, vì quân Pháp vẫn đang xâm lược Việt Nam.

Hội nghị San Francisco có 51 quốc gia tham dự từ ngày 5 tháng 9 đến ngày 8 tháng 9 năm 1951, ký kết hoà ước với Nhật. Ngày 5 tháng 9 năm 1951, họp khoáng đại, ngoại trưởng Gromyko đề nghị 13 khoản tu chính. Khoản tu chính liên quan đến việc Nhật nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam. Khoản tu chính này đã bị Hội nghị bác bỏ với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận.

Ngày 7 tháng 9 năm 1951, Thủ tướng kiêm ngoại trưởng Trần Văn Hữu của chính phủ Bảo Đại long trọng tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam: “Et comme il faut franchement profiter de toutes occasions pour étouffer les germes de discorde, nous affirmons nos droits sur les îles Spratley et Paracels qui de tout temps ont fait partie du Viet Nam”.

Không một đại biểu nào trong hội nghị bình luận gì về lời tuyên bố này.

Kết thúc hội nghị là ký kết hoà ước với Nhật ngày 8 tháng 9 năm 1951. Trong hoà ước này có điều 2, đoạn 7 ghi rõ:

Nguyên văn là “Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracels và Spratly”. Song đến đây, tình hình chính trị thế giới đã bắt đầu biến chuyển, chiến tranh lạnh giữa hai khối Tư bản chủ nghĩa do Mỹ cầm đầu và khối Xă hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu đã bắt đầu tác động đến Việt Nam trong đó có chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa lại tăng lên sự tranh chấp, càng ngày càng phức tạp khiến sự bảo vệ chủ quyền trở nên hết sức khó khăn với nhiều danh nghĩa khác nhau với nhiều thế lực quốc tế can thiệp. Ngày 24 tháng 8 năm 1951, lần đầu tiên Tân Hoa xã lên tiếng tranh cãi về quyền của Pháp và những tham vọng của Philippines, thân Mỹ và kiên quyết khẳng định quyền của Trung Quốc.

Khi ra thông báo về bản dự thảo Hiệp ước với Nhật ở San Francisco, ngày 15 tháng 8 năm 1951, Bộ trưởng bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Chu An Lai ra bản tuyên bố công khai khẳng định cái gọi là “tính lâu đời” của các quyền của Trung Quốc đối với quần đảo, trong khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa dân quốc không tham dự hội nghị này.

Như thế, lợi dụng tình hình rối ren Nhật đầu hàng đồng minh, quân Tưởng Giới Thạch được giao phó giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc theo Hiệp định Postdam, đã lại chiếm giữ đảo Phú Lâm (Ile Boisée) cuối năm 1946 thuộc quần đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa, vào đầu năm 1947. Đến năm 1950, khi quân Trung Hoa dân quốc đã rút ra khỏi Hoàng Sa và Trường Sa và hoà ước San Francisco đã buộc Nhật từ bỏ sự chiếm đóng hai quần đảo này, thì Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam. Không một đại biểu nào trong hội nghị bình luận gì về lời tuyên bố này.

Cũng lợi dụng cục diện chiến tranh lạnh đang xảy ra, sự giành giật thế lực ở một nơi trong đó có Biển Đông, phái đoàn Liên Xô đề xuất giao cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đã không được Hội Nghị chuẩn nhận, song cũng là cái cớ để Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lên tiếng. Dù sau năm 1950, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không còn quân nước ngoài chiếm đóng ngoài lực lượng trú phòng Việt Nam của chính quyền Bảo Đại.

Hiệp định Genève ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1954 chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của nước Việt Nam. Điều 1 qui định đường ranh tạm thời về quân sự được ấn định bởi sông Bến Hải (ở vĩ tuyến 17). Đường ranh tạm thời này cũng được kéo dài ra trong hai phần bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi theo điều 4 của Hiệp định. Cũng theo điều 14 của bản Hiệp định, trong khi chờ đợi cuộc tổng tuyển cử đưa lại sự thống nhất cho Việt Nam, bên đương sự và quân đội do thoả hiệp tập kết ở khu nào sẽ đảm nhiệm việc hành chánh trong khu tập kết đó. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông ở dưới vĩ tuyến 17 sẽ đặt dưới sự quản lý hành chánh của phía chính quyền quản lý miền Nam vĩ tuyến 17.

Như thế, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được đặt dưới sự quản lý hành chánh của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, lúc ấy hai quần đảo này chưa có sự chiếm đóng của bất cứ quân đội nước nào ngoài quân đội Pháp. Chính quyền ở Phía Nam vĩ tuyến 17 phải chịu trách nhiệm quản lý hai quần đảo trên ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam dưới vĩ tuyến 17.

Tháng 4 năm 1956, khi quân viễn chinh Pháp rút khỏi Miền Nam Việt Nam, Philippines nêu vấn đề chủ quyền.

4. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc Trung Quốc, Pháp, Việt Nam Cộng hòa và các nước khác trong khu vực tranh chấp chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1956 đến 1975

Việc Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ và ký hiệp định Genève 20 tháng 7 năm 1954, khiến tháng 4- 1956 quân Pháp phải rút lui khỏi Việt Nam và để khoảng trống bố phòng ở Biển Đông khiến các nước trong khu vực trong đó có Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) và Philippines cho là cơ hội tốt chiếm đóng trái phép Hoàng Sa cũng như Trường Sa của Việt Nam.

Khi ấy, quân đội quốc gia Việt Nam sau gọi là Việt Nam Cộng hoà đã chiếm đóng các đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa bao gồm đảo Hoàng Sa (Pattle). Ngày 1 tháng 6 năm 1956, Ngoại trưởng chính quyền Việt Nam Cộng hoà Vũ Văn Mẫu ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vài ngày hôm sau, Pháp cũng nhắc lại cho Philippines biết những quyền hạn mà Pháp đã có đối với hai quần đảo trên từ năm 1933.

Ngày 22 tháng 8 năm 1956, lục hải quân Việt Nam Cộng hoà đổ bộ lên các đảo chính của quần đảo Trường Sa và dựng bia, kéo cờ. Sau khi trấn giữ ở các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa, ngày 22 tháng 8 năm 1956, lực lượng hải quân của chính phủ Việt Nam Cộng hoà đã đổ bộ lên các hòn đảo chính của nhóm Trường Sa, dựng một cột đá và trương quốc kỳ.

Tháng 10 năm 1956, hải quân Đài Loan đến chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba). Ngày 22 tháng 10 năm 1956, sắc lệnh số 143 – NV của Tổng thống Việt Nam Cộng hoà thay đổi địa giới các tỉnh và tỉnh lỵ tại “Nam Việt” (Nam Bộ). Trong danh sách các đơn vị hành chánh “Nam Việt” (Nam Bộ) đính kèm theo sắc lệnh có những thay đổi tên mới, trong đó có tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nay được gọi là tỉnh Phước Tuy và đảo Spratly thuộc tỉnh Phước Tuy được gọi là Hoàng Sa cùng tên với quần đảo phía Bắc là Paracels.

Trong khi ấy, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng đã nhanh chóng chiếm giữ đảo Phú Lâm (Ile Boisée), đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa, song hành với việc Đài Loan chiếm giữ đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa. Một tình hình hết sức phức tạp, đen tối cho chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, bởi hai chính quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa nếu không ra mặt ủng hộ thì cũng lơ đi sự chiếm đóng trái phép của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và của Đài Loan đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Song từ sau Hiệp định Genève mà Trung Quốc đã ký, chính quyền phía Nam mới có trách nhiệm quản lý cũng như từ bỏ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này nằm phía dưới vĩ tuyến 17. Vụ việc công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 chỉ ủng hộ Tuyên bố 12 hải lý về lănh hải của Trung Quốc cũng như những biểu hiện khác thuộc chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà cũng không có giá trị pháp lý quốc tế về sự từ bỏ chủ quyền mà chính quyền Trung Quốc tố cáo là lật lọc là không đúng sự thực và thực chất về chủ quyền ở Hoàng Sa. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, đối đầu của hai khối chính trị mà Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đang là đồng minh chí cốt của Việt Nam Dân chủ cộng hoà và cùng thù địch với Mỹ lại là đồng minh của Đài Loan và Việt Nam Cộng hòa, nên tất cả những hành động đối đầu cũng chỉ là đối sách chính trị thù địch nhất thời.

Ngày 13 tháng 7 năm 1961, sắc lệnh số 174 – NV của Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy tên là xã Định Hải trực thuộc quận Hoà Vang.

Trong sắc lệnh trên, ghi rằng: “Quần đảo Hoàng Sa trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, nay đặt thuộc tỉnh Quảng Nam (điều 1). Đặt đơn vị hành chính xã bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy danh hiệu là xã Định Hải, trực thuộc quận Hoà Vang. Xã Định Hải dưới quyền một phái viên hành chính (điều 2). Tháng 2 năm 1959, nhiều dân chài Trung Quốc định đến đóng trên phần phía tây quần đảo Hoàng Sa, nhưng không thành công, bị hải quân Việt Nam Cộng hoà bắt và hoàn trả lại Trung Quốc.

Ngày 13 tháng 7 năm 1971, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà, ông Trần Văn Lắm có mặt ở Manila đã lên tiếng nhắc lời yêu sách của Việt Nam và các danh nghĩa làm cơ sở cho những yêu sách đó trên quần đảo Trường Sa.

Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Bộ trưởng Bộ Nội vụ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã sửa đổi việc quản lý hành chính của Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy mà trước đây vào năm 1956, thời chính quyền Ngô Đình Diệm đã có sắc lệnh gọi quần đảo Spratly là quần đảo Hoàng Sa.

Trong bối cảnh sau Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 giữa Mỹ và Trung Quốc, tạo sự nứt rạn không thể hàn gắn giữa Liên Xô và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, trong khi chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn gần kết thúc, cuộc diện chính trị thế giới biến đổi đã ảnh hưởng đến Việt Nam kể cả về sự bảo vệ chú quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 11 tháng 1 năm 1974, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố việc sáp nhập các đảo của quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy của Việt Nam Cộng hoà là sự lấn chiếm lãnh thổ Trung Quốc và khẳng định lại các yêu sách của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 12 tháng 1 năm 1974, chính phủ Việt Nam Cộng hoà tuyên bố bác bỏ yêu sách của Trung Quốc. Ngày 15 tháng 1 năm 1974, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa bắt đầu triển khai một lực lượng hải quân mạnh mẽ trong đó có nhiều tàu được ngụy trang thành tàu đánh cá và có phi cơ yểm trợ. Mặt khác, Bộ Tư lệnh hải quân Việt Nam Cộng hoà đã điều động tuần dương hạm Lý Thường Kiệt đến Hoàng Sa để tuần phòng và canh chừng.

Sau khi phát hiện sự có mặt của quân đội Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại vùng Hoàng Sa với cờ dựng trên các đảo Quang Anh (Money), Hữu Nhật (Robert), lực lượng quân đội Việt Nam Cộng hoà được tăng cường với khu trục hạm Trần Khánh Dư, tuần dương hạm Trần Bình Trọng, hộ tống hạm Nhật Tảo. Lực lượng tăng cường của Việt Nam Cộng hoà có các toán biệt hải được lệnh đổ bộ đến các đảo hạ cờ của quân đội Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Vài vụ xô xát đã xảy ra, súng đã nổ trên đảo Quang Hoà (Duncan) và một đảo khác.

Tiếp ngày 16 tháng 1 năm 1974, chính phủ Việt Nam Cộng hoà đã ra tuyên cáo bác bỏ luận cứ của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đưa ra những bằng chứng rõ ràng về pháp lý, địa lý, lịch sử để xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng hoà trên hai quần đảo này. Hai bên bắt đầu phối trí toàn bộ lực lượng, các chiến hạm hai bên cách nhau chừng 200m. Sau đó hai bên bỗng tách rời nhau để chuẩn bị, cuộc hải chiến bắt đầu diễn ra vào lúc 10 giờ 25 phút ngày 19 tháng 1 năm 1974. Một chiến hạm Cộng hòa nhân dân Trung Hoa bị bốc cháy. Các chiến hạm Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mang số 281, 182 dồn sức đánh trả khiến chiến hạm Nhật Tảo bị trúng đạn trên đài chỉ huy và hầm máy chính, hạm trưởng Nguyễn Văn Thà hy sinh. Sau hơn 1 giờ giao tranh, 2 chiến hạm Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chìm, 2 chiếc khác bị bắn cháy. Bên lực lượng Việt Nam Cộng Hoà ngoài hộ tống hạm Nhật Tảo bị chìm, còn có một số chiến hạm bị thương tổn, trong đó có một số binh sĩ bị bắt và mất tích. Một người Mỹ tên Gerald Kosh, một nhân viên dân sự thuộc văn phòng tùy viên quốc phòng toà đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, được biệt phái làm liên lạc viên cạnh bộ chỉ huy hải quân Quân Khu I Việt Nam Cộng hoà cũng bị bắt (theo Nhật báo Chính Luận, số 2982, ngày 31 tháng 1 năm 1974). Kosh được trao trả lúc 12 giờ trưa ngày 31 tháng 1 năm 1974. Ngày 17 tháng 2 năm 1974, chính quyền Bắc Kinh trả tự do cho 43 quân nhân và nhân viên của Việt Nam Cộng hoà tại Tân Giới (Hồng Kông).

Lầu Năm Góc được chính quyền Sài Gòn yêu cầu can thiệp, quyết định đứng ngoài cuộc xung đột. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Arthur Hummel cho chính quyền Sài Gòn biết Mỹ không quan tâm đến vấn đề Hoàng Sa.

Qua thông điệp ngoại giao được gửi đến tất cả các nước ký Hiệp định Paris (1973), chính quyền Việt Nam Cộng hoà nhắc lại sự đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, yêu cầu Hội đồng bảo an họp một phiên họp đặc biệt.

Ngày 1 tháng 2 năm 1974, chính quyền Sài Gòn quyết định tăng cường phòng thủ các đảo ở quần đảo Trường Sa, đưa lực lượng ra đóng ở 5 đảo thuộc Trường Sa. Qua đại sứ ở Manila, chính quyền Sài Gòn khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Ngày 1 tháng 2 năm 1974, đoàn đại biểu của Việt Nam Cộng hoà ra tuyên bố tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về luật Biển Caracas khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo, tố cáo Bắc Kinh đánh chiếm Hoàng Sa. Ngày 30 tháng 3 năm1974, đại biểu chính quyền Việt Nam Cộng hoà khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội đồng kinh tài Viễn Đông họp tại Colombia. Ngày 14 tháng 2 năm 1975, Bộ Ngoại giao chính quyền Việt Nam Cộng hoà công bố Sách trắng về Hoàng Sa và Trường Sa.

Tóm lại, Pháp xâm chiếm trở lại Việt Nam, dẫn đến cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Pháp vẫn làm chủ Biển Đông và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Hiệp định Genève năm 1954 qui định từ vĩ tuyến 17 trở xuống thuộc chính quyền phía Nam quản lý, Khi Pháp rút quân tháng 4/1956 bỏ trống bố pḥòng Hoàng Sa và Trường Sa. Trong khi ấy xẩy ra chiến tranh lạnh giữa Liên Xô đứng đấu phe Xã hội chủ nghĩa và Mỹ đứng đầu phe Tư bản chủ nghĩa, Việt Nam bị chia cắt khiến hai chính quyền bị cuốn hút vào sự đối đầu, không bảo vệ được chủ quyền để cho Trung Quốc chiếm từng phần rồi toàn thể Hoàng Sa và Việt Nam Cộng Hoà chỉ trấn giữ quần đảo Trường Sa song lại để cho Đài Loan chiếm đảo Ba Bình, lớn nhất của quần đảo Trường Sa cùng Philippines chiếm một số đảo, đá trong đó có Song Tử Đông ở Trường Sa.

Chính vì vậy, chúng ta có thể nói rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các nước trong khu vực tranh chấp chủ quyền của Việt Nam cũng như Trung Quốc chiếm giữ trái phép hoàn toàn Hoàng Sa và Trường Sa trong thời kỳ này chính là những biến động chính trị ở Việt Nam cũng như trên thế giới, Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, không còn bảo vệ đồng minh Việt Nam Cộng hoà, để cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực.

5. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc Trung Quốc, Việt Nam thống nhất cùng các nước trong khu vực tranh chấp chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa từ năm 1975 đến nay

+ Từ 1975 đến 1990, Việt Nam hợp tác toàn diện với Liên Xô, Trung Quốc đã ký với Mỹ Thông cáo chung ở Thượng Hải năm 1972, mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô không giảm; Việt Nam và Trung Quốc xảy ra chiến tranh năm 1979 khiến tranh chấp giữ Việt Nam và Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa trở nên gay gắt.

Chính quyền Việt Nam thống nhất tiếp tục khẳng định chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vẫn chịu những dư âm tác động đối đầu của các thế lực quốc tế trước đây chưa chấm dứt được sự tranh chấp chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa .

Sau chiến thắng Buôn Mê Thuột, thời cơ chiến lược giải phóng Miền Nam đã đến. Bộ chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong mùa khô 1975 bao gồm các đảo và các quần đảo Trường Sa, Côn Lôn, Phú Quốc…

Ngày 5 tháng 4 năm 1975, Bộ Tư lệnh Hải quân chủ trương chuẩn bị chiến đấu giải phóng quần đảo Trường Sa. Lực lượng tham gia giải phóng gồm có các tàu của đoàn vận tải quân sự 125, đoàn 126 đặc công, tiểu đoàn 471, đặc công quân khu 5 và tiểu đoàn 407 cùng lực lượng đặc công tỉnh Khánh Hoà. Bộ Tư lệnh Hải quân chủ trương nhanh chóng đánh đảo Song Tử Tây trước để làm bàn đạp và rút kinh nghiệm đánh tiếp các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, An Bang, Trường Sa và các đảo còn lại của quần đảo.

Ngày 9 tháng 9 năm 1975, đại biểu chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tại hội nghị khí tượng thế giới tiếp tục đăng ký đài khí tượng Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 10 tháng 9 năm 1975, Bắc Kinh gửi công hàm cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa).

Ngày 24 tháng 9 năm 1975, trong cuộc gặp đoàn đại biểu Đảng và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà do Tổng bí thư Lê Duẩn dẫn đầu, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố sau này hai bên sẽ bàn bạc về vấn đề Tây Sa và Nam Sa.

Ngày 12 tháng 5 năm 1977, chính phủ Việt Nam tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.

Tháng 9 năm 1977, khi thăm Philippines và tháng 10 năm 1977 khi đi thăm Malaysia, thủ tướng Phạm Văn Đồng đồng ý với tổng thống Ferdinand Marcos và thủ tướng Hussein On rằng hai bên sẽ giải quyết mọi tranh chấp và bất đồng bằng thương lượng hoà bình.

Tháng 3 năm 1978, Hội nghị hành chính thế giới về thông tin vô tuyến điện thông qua một nghị quyết cho phép Trung Quốc sử dụng một số tần số trên vùng trời Hoàng Sa.

Ngày 30 tháng 12 năm 1978, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố bác bỏ luận điệu nêu trong tuyên bố ngày 29 tháng 2 năm 1978 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc về vấn đề quần đảo Trường Sa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhắc lại lập trường của Việt Nam chủ trương giải quyết mọi tranh chấp hoặc bất bình bằng thương lượng hoà bình.

Ngày 30 tháng 7 năm 1979, Trung Quốc đã công bố tại Bắc Kinh tài liệu để chứng minh rằng Việt Nam đã “thừa nhận” chủ quyền Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 7 tháng 8 năm 1979, Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bác bỏ sự xuyên tạc của Trung Quốc trong việc công bố một số tài liệu của Việt Nam liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này, nhắc lại lập trường của Việt Nam về việc giải quyết sự tranh chấp về 2 quần đảo giữa hai nước bằng thương lượng hoà bình.

Ngày 28 tháng 9 năm 1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố một số tài liệu về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 28 tháng 9 năm 1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ việc Philippines tuyên bố sát nhập hầu hết lãnh thổ Trường Sa vào lãnh thổ Philippines.

Ngày 30 tháng 1 năm 1980, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố văn kiện về Tây Sa và Nam Sa. Ngày 5 tháng 2 năm 1980, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố vạch trần thủ đoạn xuyên tạc của Trung Quốc trong văn kiện ngày 30 tháng 1 năm 1980.

Ngày 29 tháng 4 năm 1980, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho Malaysia phản đối việc Malaysia công bố bản đồ Malaysia lấn vào vùng biển và thềm lục địa Việt Nam tại vùng Trường Sa.

Ngày 8 tháng 5 năm 1980, nhân chuyến viếng thăm và hội đàm với Malaysia, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã khẳng định đảo An Bang là của Việt Nam.

Tháng 6 năm 1980, tại Hội nghị khí tượng khu vực châu Á II họp tại Genève, đại biểu Việt Nam tuyên bố trạm khí tượng của Trung Quốc tại Sanhudao (đảo Hoàng Sa của Việt Nam) là bất hợp pháp. Kết quả là trạm Hoàng Sa của Việt Nam được giữ nguyên trạng trong danh sách các trạm như cũ.

Ngày 13 tháng 6 năm 1980, Việt Nam yêu cầu OMM đăng ký trạm khí tượng Trường Sa vào mạng lưới OMM.

Tháng 12 năm 1981, Tổng cục Bưu điện Việt Nam điện cho Chủ tịch ủy ban đăng ký tần số tại Genève phản đối việc Trung Quốc được phát một số tần số trên vùng trời Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Tháng 12 năm 1981, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố sách trắng: “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam”.

Tháng 6 năm 1982, Tân Hoa xã loan tin là một hải cảng lớn được xây dựng tại Hoàng Sa.

Tháng 10, tại Hội nghị toàn quyền của UIT, đại biểu Việt Nam tuyên bố không chấp nhận việc thay đổi phát sóng đã được phân chia năm 1978 tại Genève.

Ngày 12 tháng 11 năm 1982, chính phủ Việt Nam công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải .

Ngày 4 tháng 2 năm 1982, chính phủ Việt Nam thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

Ngày 9 tháng 12 năm 1982, chính phủ Việt Nam lập huyện Trường Sa. Đến ngày 28 tháng 12 năm 1982, chính phủ Việt Nam quyết định huyện Trường Sa được nhập vào tỉnh Phú Khánh.

Tháng 1 năm 1983, Hội nghị hành chính thế giới về thông tin vô tuyến đồng ý sẽ xem xét đề nghị của Việt Nam về việc phát sóng trên vùng trời Hoàng Sa và Trường Sa tại hội nghị sắp tới.

Cũng tháng 01 năm 1983, Hội nghị hàng không khu vực châu Á Thái Bình Dương họp ở Singapore. Trung Quốc muốn mở rộng FIR Quảng Châu lấn vào FIR Hà Nộivà FIR TP Hồ Chí Minh, nhưng Hội nghị quyết định duy trì nguyên trạng.

Từ ngày 4 đến 16 tháng 4 năm 1984, đoàn đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đoàn đại biểu tỉnh Phú Khánh thăm huyện Trường Sa. Thứ trưởng Bộ Thủy sản Việt Nam Vũ Văn Trác đi khảo sát nghề cá tại huyện Trường Sa.

Ngày 25 tháng 4 năm 1984, Ủy ban địa danh Trung Quốc công bố tên mới cho các đảo, bãi, đá trong Biển Đông trong đó có đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ngày 6 tháng 5 năm 1984, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối việc đặt tên của Trung Quốc.

Tại Hội nghị tổ chức thông tin vũ trụ quốc tế (INTU SAT) lần thứ 13 họp tại Bangkok, đại biểu Việt Nam đã phản đối việc Trung Quốc sử dụng những bản đồ ghi Hoàng Sa, Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, Nam Sa) là của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối Malaysia chiếm đóng đảo Hoa Lau trong quần đảo Trường Sa. Việt Nam phản đối việc ngày 1 tháng 6 năm 1984 Quốc hội Trung Quốc tuyên bố việc thiết lập khu hành chính Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Tây Sa, Nam Sa.

Vào đầu năm 1985, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam ra thăm quần đảo Trường Sa.

Sang năm 1986, ông Hồ Diệu Bang, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng Lưu Hoa Thanh, Trương Trọng Tiến đi thị sát Hoàng Sa.

Tháng 5 năm 1987, đô đốc Giáp Văn Cường, Tư lệnh hải quân Việt Nam ra thăm quần đảo Trường Sa.

Từ 16 tháng 5 đến 6 tháng 6 năm 1987, hải quân Trung Quốc tập trận tại vùng biển Trường Sa.

Tháng 10 năm 1987, hải quân Trung Quốc diễn tập quân sự tại tây Thái Bình Dương và nam Biển Đông.

Ngày 10 tháng 11 năm 1987, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên đảo Louisa (1130 – 608)

Tháng 1 năm 1988, một lực lượng lớn tàu chiến, có nhiều tàu khu trục và tàu tên lửa, đi từ đảo Hải Nam xuống phía Nam, trong đó có bốn chiếc được phái đến khu vực quần đảo Trường Sa, khiêu khích và cản trở hoạt động của hai tàu vận tải Việt Nam trong khu vực bãi đá Chữ Thập và bãi đá Châu Viên là hai bãi san hô còn đang lập lờ mặt nước. Quân lính Trung Quốc cắm cờ trên hai bãi đá trên, đồng thời cho tàu chiến thường xuyên ngăn cản, khiêu khích các tàu vận tải của Việt Nam đang tiến hành những hoạt động tiếp tế bình thường giữa các đảo do quân đội Việt Nam bảo vệ. Trong đợt hoạt động trên, Trung Quốc đã thành lập một bộ tư lệnh đặc biệt, sử dụng lực lượng của hạm đội Nam Hải, được tăng cường một bộ phận của hạm đội Đông Hải và họ thường xuyên dùng trên 20 tàu các loại ở khu vực quần đảo Trường Sa.

Về sự kiện xảy ra ngày 14 tháng 3 năm 1988, Trung Quốc nói rằng: “Trung Quốc buộc phải phản kích để tự vệ”. Theo cách nói đó, có nghĩa là hải quân Việt Nam là kẻ tấn công (bằng hai tàu vận tải!), còn hải quân Trung Quốc là kẻ phòng thủ tự vệ. Trung Quốc sử dụng một biên đội tàu chiến đấu gồm sáu chiếc, trong đó có ba tàu hộ vệ số 502, 509 và 531 trang bị tên lửa và pháo cỡ 100mm, vô cớ tiến công bắn chìm ba tàu vận tải Việt Nam đang làm nhiệm vụ tiếp tế ở các bãi đá Lan Đao, Cô Lin, Gac Ma thuộc cụm đảo Sinh Tồn của Việt Nam.

Ngày 14 tháng 3 năm 1988, giữa Trung Quốc và Việt Nam đã nổ ra cuộc chiến đấu trên biển Nam Trung Quốc. Cuộc chiến đấu này mặc dù chỉ diễn ra trong thời gian 28 phút nhưng nó đã làm cả thế giới quan tâm theo dõi. Tàu vận tải số 64 của hải quân Việt Nam chở đầy binh lính bị bắn chìm tại chỗ, tàu đổ bộ số 505 và một tàu vận tải khác số 605 bị bắn trọng thương, kéo theo đám cháy và cột khói đen ngòm. Tàu đổ bộ số 505 bị chìm trên đường về, còn tàu đổ bộ số 605 thì bị mắc cạn. Cuộc chiến đấu không cân sức trên giữa các tầu vận tải của Việt Nam vời các tầu chiến của Trung Quốc, vẻn vẹn chỉ diễn ra có 28 phút đã kết thúc với kết quả phía Việt Nam có một tàu bị chìm tại chỗ, hai tàu bị thương, chết và bị thương 20 người, mất tích 74 người. Còn phía Trung Quốc chỉ có một số nhân viên khảo sát và nhân viên khác trên đảo bị thương, ngoài ra không bị tổn thất gì, đây là một trận chiến đấu trên biển mà phía Trung Quốc cho là «đánh gọn và đẹp mắt» (sic!). Sau các va chạm trên, hải quân Trung Quốc tiếp tục ngăn cản các hoạt động tiếp tế do tàu Việt Nam thực hiện.

Tính đến ngày 6 tháng 4 năm 1988, Trung Quốc đã chiếm đóng: Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma, Đá Subi.

Ngày 3 tháng 1 năm 1989, Trung Quốc đặt bia chủ quyền trên các bãi họ chiếm được trong năm 1988: Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma, Đá Subi.

Năm 1988, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông báo cho Liên Hợp Quốc, gửi nhiều công hàm phản đối đến Bắc Kinh và đặc biệt là các công hàm ngày 16, 17, 23 tháng 3 năm 1988 đề nghị hai bên thương lượng giải quyết vấn đề tranh chấp. Trung Quốc tiếp tục chiếm giữ các bãi đá đã chiếm được và khước từ thương lượng. Ngày 14 tháng 4 năm 1988, Bộ ngoại giao Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phản đối việc Quốc hội Trung Quốc sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Hải Nam (nghị quyết ngày 13 tháng 4 năm 1988 thành lập tỉnh Hải Nam).

Tháng 4 năm 1988, Bộ Ngoại giao Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố sách trắng “Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và luật pháp quốc tế”.

Ngày 14 tháng 8 năm 1989, chính phủ Việt Nam quyết định thành lập Cụm kinh tế khoa học dịch vụ trên vùng bãi ngầm Tứ Chính, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Tần, Phúc Nguyên thuộc thềm lục địa Việt Nam có toạ độ 7 – 803B, 109 – 112020 Đ.

Ngày 2 tháng 10 năm 1989, người phát ngôn Ngoại giao Việt Nam tuyên bố bác bỏ luận điệu trong bản tuyên bố của Trung Quốc ngày 28 tháng 4 năm 1989. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên án Việt Nam xâm phạm trái phép một số đảo và cù lao tại bãi Vạn An và Bãi Vạn Nhã thuộc “quần đảo Nam Sa”.

Tháng 5 năm 1989, Trung Quốc xâm chiếm thêm một số đảo nhỏ. Ngày 9 tháng 3 năm 1990, Trung Quốc kết thúc đợt khảo sát khoa học ở quần đảo Trường Sa bắt đầu từ ba năm trước.

Ngày 18 tháng 3 năm 1990, nhiều tàu đánh cá từ Quảng Châu đến đánh cá ở Trường Sa. Ngày 16 tháng 4 năm 1990, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi bản ghi nhớ cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc cho nhiều tàu quân sự, tàu khảo sát, tàu đánh cá đến hoạt động trong vùng biển Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.

Ngày 28 tháng 4 năm 1990, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc đã cho quân lính xâm chiếm bãi Én Đất trên quần đảo Trường Sa.

+ Từ năm 1990 đến nay, khối Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Việt Nam đổi mới, làm bạn với tất cả các nước kể cả Trung Quốc và Mỹ, sự tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa giữa Trung Quốc và Việt Nam không còn gay gắt như trước, song số dự trữ dầu lửa lớn ở Biển Đông khiến Trung Quốc vẫn chưa chịu trả Hoàng Sa cho Việt Nam và các nước khu vực và Trung Quốc vẫn tiếp tục tranh chấp với Việt Nam ở Trường Sa.

Tháng 8 năm 1990, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đề nghị tiến hành khai thác chung khu vực quần đảo Trường Sa. Ngày 1 tháng 12 năm 1990 trong cuộc đi thăm Philippines, Thủ tướng Lý Bằng nói: “Chúng ta có thể tìm ra một giải pháp thích hợp đối với vấn đề Trường Sa với các bên hữu quan vào lúc thích hợp, nếu không phải là vào lúc này, tôi nghĩ chúng ta có thể gác lại vấn đề này và không để nó gây trở ngại trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng hữu quan”.

Ngày 1 tháng 2 năm 1991, Trung Quốc xây dựng nhiều hải đăng trên các bãi đá ngầm mới chiếm được trong quần đảo Trường Sa.

Ngày 25 tháng 5 năm 1991, Trung Quốc công bố kết quả 8 năm khảo sát khoa học ở Trường Sa kể từ năm 1984.

Ngày 4 tháng 7 năm 1991 tại KuaLa Lumpur tổ chức một hội thảo không chính thức về giải quyết các tranh chấp trên vùng Biển Đông, Trung Quốc có cử đoàn cán bộ tham gia, người phát ngôn Bắc Kinh tuyên bố việc tham gia như thế không phải là Trung Quốc đã thay đổi lập trường và nói: “Trung Quốc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hoà bình, Trung Quốc sẵn sàng cùng các nước liên quan thảo luận con đường và phương pháp cùng khai thác”.

Từ ngày 15 đến 18 tháng 7 năm 1991, do sáng kiến của Indonésia, một hội nghị quốc tế đã được tổ chức tại Bombay giữa các quốc gia trong khu vực về vấn đề quần đảo Trường Sa. Bản thông cáo cuối cùng khuyến khích đối thoại và đàm phán.

Ngày 10 tháng 11 năm 1991, các nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc ký tại Bắc Kinh thông báo chung về bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.

Ngày 25 tháng 2 năm 1992, Quốc hội Trung Quốc công bố luật lãnh hải và vùng tiếp giáp Trung Quốc, quy định lãnh hải rộng 12 hải lý và lãnh thổ Trung Quốc giữa bốn quần đảo Đông, Tây, Nam, Trung Sa và đảo Điếu Ngư. Năm 1994, Việt Nam phản đối Trung Quốc đã xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam khi Trung Quốc ký với công ty Crestones (Mỹ) cho phép thăm dò khai thác dầu mà Trung Quốc gọi là hợp đồng Vạn An Bắc. Ngày 18 tháng 4 năm 1994, ông R.C. Thompson, chủ tịch công ty Năng Lượng Crestones (Mỹ) ra thông báo với báo chí, nói rằng họ đang tiến hành khảo sát địa chấn và chuẩn bị thăm đảo để đánh giá tiềm năng dầu khí của khu vực, gọi là hợp đồng “Vạn An Bắc 21″. Thông báo nói rằng: “Việc nghiên cứu khoa học và kế hoạch khai thác thương mại trong tương lai là những bước phát triển mới nhất của lịch sử nghiên cứu khoa học và thăm dò ở Biển Nam Trung Hoa và khu vực vạn An Bắc của Trung Quốc, bắt đầu từ những báo cáo năm 200 TCN vào thời Hán Vũ Đế”!

Trước năm 1957, đã có nhiều công ty nước ngoài khảo sát địa vật lý và khoan thăm dò ở thềm lục địa Nam Việt Nam, trong đó có hai giếng đã phát hiện dầu thương mại. Vào cuối những năm 1970, có nhiều công ty như AGIP (Ý), DIMINEX (CHLB Đức), BOW VALLEY (Canada) đã thăm dò 5 lô dầu ở thềm lục địa miền Nam Việt Nam. Sau đó đến 1979, các công ty trên chấm dứt hoạt động. Tháng 9/1975, Tổng cục Dầu khí Việt Nam được thành lập nhằm thúc đẩy hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí. Thềm lục địa Việt Nam rộng chừng 1, 3 triệu km2, được chia thành 171 lô với diện tích trung bình mỗi lô khoảng 8000 km2. Trong đó có 31 lô có độ sâu mực nước biển dưới 50m, 35 lô từ 50 -100m, 10 lô từ 100 – 250m, 38 lô từ 200 – 2000m và 57 lô là có mực nước sâu trên 2000m. Trong phạm vi thềm lục địa Việt Nam có nhiều bồn trầm tích đệ tam có triền vọng chứa dầu khí. Cho đến cuối những năm 80, trên toàn thềm lục địa Việt Nam, chủ yếu ở phía Nam, đã khảo sát trên 100.000 km tuyến địa vật lý, khoan hàng chục giếng tìm kiếm thăm dò và đã phát hiện được ba mỏ dầu khí (Bach Hổ, Rồng và Đại Hùng). Từ năm 1986, mỏ Bạch Hổ bắt đầu được khai thác. Sản lượng năm 1986: 0,04 triệu tấn, 1988: 0,68 triệu tấn, 1989: 1,5 triệu tấn, 1990: 2,7 triệu tấn, 1991: 3,96 triệu tấn… (PTS Nguyễn Hiệp, Phó tổng Giám đốc Công ty dầu khí Việt Nam, “Thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam”, Khoa học và Tổ Quốc, (số 93), 1992, tr5).

Việc thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam trên khiến người ta thấy tiềm năng vùng Biển Đông có nhiều triển vọng về dầu khí. Các tài liệu của Cộng Ḥoà Nhân Dân Trung Hoa cho con số trữ lượng từ 23 đến 30 tỷ tấn dầu tại vùng Nam Biển Đông.Chính số lượng dự trữ dầu lớn như vậy đã khiến cho sự tranh chấp chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa chưa dễ gì chấm dứt, mặc dù thời kỳ Việt Nam mất chủ quyền đã qua đi.

6. Sự thực về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa và giải pháp bền vững cho Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông

Như trên đã trình bày, Trung Hoa khi bắt đầu khảo sát Tây Sa vào năm 1909 cho rằng Tây Sa là vô chủ. Hồi năm 1898, Chính quyền Quảng Châu, Trung Hoa đã trả lời các khiếu nại của công sứ Anh ở Bắc Kinh về công ty Bảo hiểm người Anh bảo hiểm các tàu Bellona của Đức (bị đắm năm 1895) và tàu Humeji-Maru của Nhật (bị đắm năm 1896) đã bị những người Trung Hoa ở Hải Nam cướp phá rằng: “quần đảo Tây Sa là những ḥòn đảo bị bỏ rơi, chúng không phải sở hữu của cả Trung Hoa lẫn An Nam, cũng không sáp nhập về hành chánh vào bất kỳ quận nào của Hải Nam và không có nhà chức trách nào chịu trách nhiệm về cảnh sát của chúng”(Monique Chemillier-Gendreau, sđd, p.158).

Đến khi Pháp bắt đầu đưa ra những bằng chứng lịch sử sự chiếm hữu của Việt Nam, Trung Hoa hồi đó và Trung Quốc bây giờ lại luôn luôn nói rằng Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa) đã thuộc về Trung Quốc từ lâu, bất khả tranh nghị, khi thì nói từ đời Minh, khi thì nói từ đời Tống. Sự thực thế nào?

Sự thực là quần đảo Hoàng Sa không hề là vô chủ như luận điểm của chính quyền Trung Hoa hồi năm 1909: các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục qua các đời: từ đầu thời Chúa Nguyễn (tức đầu thế kỷ XVII), sang thời Tây Sơn rồi tới triều Nguyễn (từ vua Gia Long), Việt Nam có khoảng gần 30 tư liệu các loại, không còn ít ỏi như thư của Toàn quyền Pasquier gửi cho Bộ trưởng Bộ Thuộc địa ngày 18-10-1930, mà đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rõ ràng.

Thời kỳ Đại Việt, từ thời kỳ Nam Bắc phân tranh và thời Tây Sơn, nguồn tư liệu về Hoàng Sa hầu như chỉ còn lại tư liệu của chính quyền họ Trịnh ở Bắc Hà, chủ yếu là Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, năm 1686, trong Hồng Đức bản đồ hay Toản tập An Nam lộ trong sách Thiên hạ bản đồ Phủ biên tạp lục, năm 1776 của Lê Quý Đôn.

Trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư hay Toản tập An Nam lộ, năm 1686 có bản đồ là tài liệu xưa nhất, ghi rõ hàng năm họ Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở Bãi Cát Vàng. Còn tư liệu trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, năm 1776 là tài liệu cổ, mô tả kỹ càng nhất về Hoàng Sa, quyển 2 có hai đoạn văn đề cập đến việc Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

Sang thời kỳ triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1909, có rất nhiều tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

Dư địa chí trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821) và sách Hoàng Việt địa dư chí (1833). Nội dung về Hoàng Sa của hai cuốn sách trên có nhiều điểm tương tự như trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn cuối thế kỷ XVIII.

Đại Nam thực lục phần tiền biên, quyển 10 (soạn năm 1821, khắc in năm 1844) tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền của Đại Việt cũng bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ (khắc in năm 1848); đệ nhị kỷ (khắc in xong năm 1864); đệ tam kỷ (khắc in xong năm 1879) có cả thảy 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

– Tài liệu rất quí gía, châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), hiện đang được lưu trữ tại kho lưu trữ trung ương 1 ở Hà Nội. Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như Bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc… Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám, sau đó lại tiếp tục.

– Trong bộ sách Đại Nam nhất thống chí (1882 soạn xong, 1910 soạn lại lần hai và khắc in) xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục khẳng định hoạt động đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản…

Ngoài ra các bản đồ cổ của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đều vẽ Bãi Cát Vàng hay Hòang Sa và Vạn Lý Trường Sa trong cương vực của Việt Nam.

Đặc biệt nhất sự kiện năm 1836 Vua Minh Mạng sai suất đội thủy binh Phạm Hữu Nhật, người gốc đảo Lý Sơn chỉ huy thủy quân đi cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, sau đó thành lệ hàng năm. Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 165 cũng đã chép rất rõ từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Bộ Công tâu vua hàng năm cử người ra Hòang Sa ngòai việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và còn cắm cột mốc, dựng bia. Châu bản, Tập tấu của Bộ Công ngày 12 tháng 2 năm Minh Mạng 17 (1836) với lời châu phê của vua Minh Mạng cũng đã nêu rất rõ: “Mỗi thuyền vãng thám Hòang Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước, rộng 5 tấc. Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển 6 còn ghi rõ: “Vua Minh Mạng đã y theo lời tâu của Bộ Công sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo 10 cái bài gỗ dựng làm dấu mốc. Mỗi bài gỗ dài 5 thước rộng 6 tấc và dày 1 tấc, mỗt bài khắc những chữ:

“Minh Mạng thập thất niên Bính Thân, thủy quân Chánh đội trưởng Suất đội Phạm Hữu Nhật phụng mệnh vãng Hoàng Sa tương đồ chí thử hữu chí đẳng tư, (tôø 25b)”.

(Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân, thủy quân Chánh đội trưởng Suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh ra Hoàng Sa xem xét đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi nhớ).

Vì sự kiện trên đã thành lệ hàng năm, nên Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (1851), quyển 207, tờ 25b-26a và quyển 221 đã chép lại việc dựng miếu, dựng bia đá, cắm cột mốc năm 1836 và lệ hàng năm phái biền binh thủy quân đi vãng thám, vẽ bản đồ…

Về những tư liệu của Trung Quốc minh chứng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người ta thấy: Hải Ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696. Trong quyển 3 của Hải Ngoại kỷ sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa, khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa. – Các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa không thuộc về Trung Quốc. Khảo sát tất cả bản đồ cổ của Trung Quốc từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ cổ nước Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Tất cả bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía nam của Trung Quốc. Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1-1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là “phát hiện” nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để minh xác chủ quyền Trung Quốc, trái lại họ lại phát hiện ở mặt bắc ngôi miếu “Hoàng Sa Tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée), lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam.

———–

 

* Ghi chú của Ba Sàm:  Tham luận này được phổ biến tại HỘI THẢO QUỐC TẾ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ BA “Việt Nam: Hội nhập và Phát triển” . Mời xem thêm các bài viết về cuộc hội thảo này (riêng trang web của Hội thảo có lẽ đã bị gỡ bỏ): “Việt Nam học trong thế kỷ 21“; “Thăm ban tổ chức hội thảo VN học lần ba“; “Nghiên cứu Việt học ‘không độc quyền‘”; ” Đánh giá lịch sử mở rộng lãnh thổ của Việt Nam“; ” Kiến giải của một người Nhật về ông Hồ“; ” Chủ tịch VN nói chuyện với học giả nước ngoài“;

Và các bài tham luận trong Hội thảo đã được đăng trên Nhật báo Ba Sàm:

92:ĐỂ ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐÚNG ĐẮN HƠN: CÁI NHÌN TỪ LỊCH SỬ

93:QUAN HỆ VIỆT NAM-LIÊN XÔ 1924 – 1954 VÀ VẤN ĐỀ HÒA NHẬP

149:QUAN HỆ VN-LX ‘65-’75

150:SÁCH ĐỊA CHÍ Ở MIỀN NVN(’54-’75)

156.CHỦ NGHĨA HỢP HIẾN Ở VN

162.TỪ NHÀ NƯỚC TOÀN TRỊ TỚI THỜI ĐẠI DÂN DOANH

191.CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI VIỆT NAM ĐỔI MỚI

217.VN-TQ THẾ KỶ XIX THỂ CHẾ TRIỀU CỐNG, THỰC VÀ HƯ

219.TUẦN TRA,KIỂM SOÁT VÙNG BIỂN THỜI NGUYỄN SƠ:1802-1858

224.SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGƯỜI HOA Ở VN

229.NGƯỜI HOA TRUNG-NAM BỘ VN(XVII-XIX)

———-

1 Chú thêm của tác giả: tức Hoàng Việt địa dư chí

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | Thẻ: , | Leave a Comment »

NGƯỜI HOA TRUNG-NAM BỘ VN(XVII-XIX)

Posted by adminbasam trên 09/07/2009

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

TRIỂN CÁC ĐÔ THỊ Ở TRUNG VÀ NAM BỘ VIỆT NAM (THẾ KỈ

XVII-XIX)

ThS. Tống Thị Quỳnh Hương *

Đại học Sư phạm Hà Nội

 

Đặt vấn đề Người Trung Hoa đến Việt Nam khá sớm, ít nhất cũng vào khoảng đầu Công nguyên. Trải qua nhiều thế kỉ, người Hoa đã xuất hiện trên khắp ba miền của nước ta, tuy nhiên, những người Hoa di cư đến miền Bắc chủ yếu là quan lại và binh lính của các đội quân xâm lược nhiều hơn là thương nhân đến buôn bán (ngoại trừ một bộ phận người Hoa ở Phố Hiến, Thăng Long), do vậy ở miền Bắc nước ta, những cộng đồng người Hoa thường nhỏ lẻ, không có quy mô lớn và tiêu biểu như ở miền Trung và miền Nam. Cũng như người Hoa ở các nước Đông Nam Á khác, người Hoa đến Việt Nam trải qua một quá trình sinh sống và buôn bán lâu dài, họ đã lập nên những làng, những phố của mình, hình thành nên những cộng đồng người Hoa ổn định và phát triển, trở thành một bộ phận cư dân của cộng đồng dân tộc Việt. Trong khoảng từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, cùng với sự hình thành các cộng đồng người Hoa, ở miền Trung và Nam Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều đô thị, trung tâm thương mại rất sầm uất với vai trò nổi bật của các Hoa thương. Những đô thị này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong nhiều thế kỉ. Một số đô thị như: Thanh Hà, Bao Vinh, Cù Lao Phố, Hội An, Chợ Lớn… đã trở thành những trung tâm buôn bán, trung chuyển hàng hóa quan trọng trong khu vực và quốc tế.

1. Bối cảnh định cư của người Hoa ở Việt Nam thế kỉ XVII – XIX

Thế kỉ XV, sau thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn giải phóng đất nước khỏi sự thống trị của nhà Minh, nhà Lê sơ được thành lập, quốc gia Đại Việt trở thành một vương quốc cường thịnh ở Đông Nam Á. Nền kinh tế hàng hóa phát triển tạo điều kiện để có thể phát triển một nền thương mại toàn diện. Thuyền bè các nước láng giềng vẫn thường xuyên qua lại trao đổi ở các cảng Vân Đồn, Vạn Ninh (thuộc Quảng Ninh), Càn Hải, Hội Thống (thuộc Nghệ An)… Tuy nhiên, để giữ vững an ninh, nhà nước đặt các trạm kiểm soát ở cảng khẩu để kiểm soát chặt chẽ những thương nhân nước ngoài ra vào buôn bán ở nước ta 1, bởi vậy những mối quan hệ thương mại với Trung Hoa và các nước trong khu vực có phần bị hạn chế. Năm 1527, triều Mạc (1527 – 1592) thay thế triều Lê, tuy không giữ được sự ổn định và thống nhất đất nước, nhưng chính sách kinh tế nhất là chính sách đối với thương nghiệp của nhà Mạc tỏ ra cởi mở hơn triều Lê. Nhưng cũng từ giữa thế kỉ XVI, nhà Minh chuyển từ việc kiểm soát chặt chẽ ngoại thương bằng chính sách “Hải cấm” sang nới lỏng ngoại thương thì Việt Nam lúc này lại lâm vào tình trạng chia cắt kéo dài cho đến tận cuối thế kỉ XVIII. Khởi đầu là sự tái lập triều Lê (1532) dẫn đến cuộc chiến tranh Lê- Mạc (1539-1592), tiếp theo là thời kì phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, biểu hiện là cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài (1627 – 1672). Trong những thời kì nội chiến đất nước chia cắt gây nhiều tổn hại cho nhân dân, nhưng cũng chính trong nhu cầu cạnh tranh gây dựng lực lượng, các chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phải chăm lo phát triển kinh tế, tranh thủ sự hỗ trợ của ngoại thương. Trong thời kì Đàng Trong – Đàng Ngoài thì thái độ mỗi bên đối với hoạt động ngoại thương có khác nhau, đặc biệt là đối với Hoa thương. Đàng Ngoài của họ Trịnh có phần dè dặt và thận trọng đối với hoạt động buôn bán của Hoa thương, chính quyền Trịnh tìm cách tách Hoa thương khỏi người Việt. Nhưng chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong lại có thái độ hoàn toàn khác, họ hiểu rằng cần phải có buôn bán nếu Đàng Trong muốn tồn tại lâu dài. Chính vì thế, người Nhật và người Hoa không những được tạo điều kiện thuận lợi cho sinh sống và buôn bán ở Đàng Trong mà còn được tham gia vào bộ máy chính quyền ở đây.

Bắt đầu từ nửa sau thế kỉ XVII trở đi, những kiều dân Trung Hoa được phép định cư ở những trung tâm kinh tế, đô thị, hải cảng của Việt Nam, đặc biệt là những vùng đất thuộc miền Trung và Nam Bộ ngày nay. Do đó, trong thời gian này, các cộng đồng người Hoa đã dần hình thành nên những phố chợ, trung tâm kinh tế tại nhiều nơi như Phố Hiến, Hội An, Chợ Lớn, Gia Định, Hà Tiên…Sự nhập cư ồ ạt của người Hoa và sự hình thành các cộng đồng của họ như một thực thể dân cư tương đối ổn định trong cơ cấu dân cư- dân tộc Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ XVII, một phần là kết quả của chính sách đón tiếp “nồng hậu” của chúa Nguyễn và sau đó là triều Nguyễn đối với những di dân người Trung Hoa 2. Người Trung Hoa không những được phép cư trú vĩnh viễn tại Việt Nam mà họ còn nhận được rất nhiều ưu đãi từ phía chúa Nguyễn (1592 – 1771) và sau đó là triều đình Nguyễn (1802 – 1945) như được hưởng quyền công dân như người Việt Nam (nếu có nguyện vọng sinh sống lâu dài), không phải làm nghĩa vụ quân dịch và lao động công ích, được trao quyền thu thuế đối với những người giỏi nghề buôn bán và giao dịch, họ còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi khác trong lĩnh vực kinh tế…Nhà Nguyễn cũng cho phép người Hoa được lập nên những Bang hội truyền thống của họ. Tổ chức đồng hương (Bang) của người Hoa đầu tiên được thành lập ở Việt Nam vào năm 1787. Vào năm 1814, dưới thời vua Gia Long (1802 – 1819), tổ chức Bang được chính thức hóa về mặt pháp lý. Bang được thành lập dựa trên cơ sở đồng hương, đồng phương ngữ, nhằm mục đích bảo vệ sự an toàn tính mạng, của cải vật chất của người Trung Hoa di cư trên đất khách quê người. Mặt khác, thông qua các Bang, nhà Nguyễn có thể quản lý việc làm ăn, sinh hoạt và đi lại của người Hoa một cách dễ dàng hơn 3. Nhờ những chính sách của triều Nguyễn, rất nhiều người Trung Hoa di cư đã tạo dựng được cơ nghiệp một cách vững chắc ở Việt Nam. Điều này đã thu hút thêm những làn sóng di cư mới của người Hoa đến nước ta, công việc buôn bán phát đạt của người Hoa đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành nên những trung tâm buôn bán, những đô thị sầm uất ở những nơi họ sinh sống.

2. Vai trò của người Hoa với việc hình thành và phát triển các đô thị ở Trung và Nam Bộ Việt Nam (Thế kỉ XVII- XIX)

2.1. Phố cảng Thanh Hà ở Thuận Hóa

Phố Thanh Hà lập ra năm nào, không có tư liệu ghi chép. Nhưng có lẽ là trong khoảng thời gian từ 1636 đến 1687, khi phủ Chúa Nguyễn rời về Kim Long, Chúa bèn cho phép tiên hiền trong làng kiến thiết khu chợ, tức phố Thanh Hà. Có thể niên đại thành lập phố Thanh Hà là khoảng vài năm sau khi chúa Nguyễn rời phủ đến Kim Long “Kim Long là miền đất văn hóa ở gần kề ngôi chùa cổ kính nổi tiếng. Từ trạm trung chuyển cuối cùng này, chỉ cách trung tâm Huế ngày nay 3 Km- cái bàn đạp để việc nhích tới Phú Xuân vào năm 1687 đã được tạo ra cho đất thủ phủ được gần miền đất kinh tế Bao Vinh, Thanh Hà hơn…”4. Phố cảng Thanh Hà ra đời từ một làng quê, nhưng với vị trí thuận lợi, trên bến dưới thuyền, cư dân sẵn có truyền thống buôn bán, Thanh Hà đã trở thành nơi hội tụ hàng hóa của nhân dân các vùng lân cận. Người Hoa đến Thanh Hà đã góp phần không nhỏ vào sự phồn thịnh của thương cảng này. Thanh Hà nhanh chóng trở thành một thương cảng lớn nhất thời Kim Long – Phú Xuân. Thanh Hà là địa chỉ thương mại hấp dẫn của thương khách nhiều nước, trước hết là thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản của châu Á, của các nước phương Tây như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…5

Trong thời kỳ thịnh đạt, phố Thanh Hà phần lớn nằm trong tay Hoa thương nên gọi là “Đại Minh khách phố”. Về mặt hành chính, buổi đầu phố Thanh Hà trực thuộc phố Hội An ở Quảng Nam, đến thời Tây Sơn (1786 – 1801) mới tách riêng thành một đơn vị hành chính độc lập với tên gọi “Minh Hương xã Thanh Hà phố”. Vào đầu triều Nguyễn đặt làm “Thanh Hà – chợ Dinh nhị phố Minh Hương xã”6.

Đầu tiên, Thanh Hà phố chỉ rộng 1 mẫu 5 thước 4 tấc (mẫu ta), đến năm 1669 mở rộng lên 7 mẫu 5 sào 8 thước 2 tấc. Về sau thương nhân người Hoa mua thêm trên bờ sông 4 mẫu 1 sào 3 thước để cất phố buôn bán, cụ thể là: Năm 1685, Hoa thương đã xây dựng Thiên Hậu cung (còn gọi là chùa Bà) ngay trên điểm cư trú buôn bán đầu tiên của mình để làm nơi tế tự chung cho Hoa kiều và cũng là mốc giới phía Bắc của phố Thanh Hà. Tại điểm tận cùng phía Nam của phố, người Hoa mua đất của làng Địa Linh để lập phố và xây dựng đền thờ Quan Thánh (còn gọi là chùa Ông) để làm đền thờ chung, đồng thời đây cũng là mốc giới giữa phố Thanh Hà và làng Địa Linh. Phố xá ban đầu chỉ là một dãy nhà tranh, sau thành hai dãy song song nhau dọc theo bờ sông. Đến khoảng thời gian trước hoặc sau năm 1770, Hoa thương đã được chúa Nguyễn cho phép xây dựng phố bằng gạch và lợp ngói để phòng hỏa hoạn. Một người Pháp là Pierre Poivre khi đến Thuận Hóa đã từng trú ngụ trong một gian phố gạch ấy. Ông cho rằng cách bày trí nhà cửa giống hệt Trung Hoa, giữa hai dãy phố có con đường rải đá, cư dân buôn bán sầm uất “Vào mùa mưa, các đường phố chật hẹp, lầy lội, chỉ có phố hay khu Trung Hoa có một lối đi rộng và lát gạch. Dọc hai bên đường người ta dựng lên những nhà gạch lợp ngói khá sung túc”. Phố bao gồm những cửa hàng, cửa hiệu, các đại lý xuất nhập khẩu và những nhà cho thuê dành cho thương khách ở xa, chủ yếu là thương nhân Trung Quốc mới đến.

Đầu thế kỉ XX, Morineau đến khảo sát Thanh Hà, căn cứ trên dấu tích còn lại, tác giả đã khôi phục khu phố như sau: “Những làng của người Hoa lai Việt, một số sắp thành hàng trên bờ sông, đó là những túp lều tranh dựng trên những bộ cọc nhà sàn. Một số khác là cửa hàng giàu có xây gạch và lợp ngói chiếm phía Bắc con đường mòn hoặc đường phố thành một dãy phố chạy dài đến tận các đồng lúa. Đất phố mà trên đó gồm các công trình kiến trúc xây dựng rộng rãi từ đền thờ Quan Công dựng lên khi làng Minh Hương mới thành lập đến tận đường mòn Thanh Hà, nơi vị trí bây giờ ở cầu một nhịp. Đó là các dòng chảy đổ vào các ruộng lúa trên con đường mòn cũ”

Năm 1789, theo số liệu từ một tờ đơn bẩm quan của Hương Lệ xã Minh Hương thì dân số Thanh Hà phố lúc này là 792 dân nội tịch. Trải qua nhiều biến động của chiến tranh, đến năm này còn lại số dân đó, chứng tỏ trước đây phố Thanh Hà còn đông hơn. Thanh Hà khi đó đã trở thành một đầu mối giao thương quan trọng của vùng Thuận Hóa “Khách buôn Quảng Đông có người họ Trần, quen mua bán. Hắn nói rằng từ phủ Quảng Châu, do đường biển đến trấn Thuận Hóa, được gió thuận thì chỉ ba ngày ba đêm, vào cửa Eo, đến phố Thanh Hà ở Phú Xuân…”8, “Đấy là hàng đến. Còn hàng đi. Cũng tập kết ở Thanh Hà, đặc biệt là những thổ sản xứ Huế: hồ tiêu và cam…”9. Cảnh buôn bán nhộn nhịp ở phố cảng Thanh Hà vào giữa thế kỉ XVIII đã được Jean Koffler ghi nhận: “Hàng năm có khoảng 80 chiếc thuyền Hoa thương từ các tỉnh đến đó, chắc chắn chứng tỏ rằng ở đây có nền kinh doanh phồn thịnh”10 Khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, do sự bồi lấp của sông Hương, thương thuyền lớn không thể cập bến Thanh Hà phố được nữa. Người Hoa dời về Bao Vinh làm ăn. Thanh Hà phố dần dần rơi vào quên lãng. Phố cảng Bao Vinh từ đầu triều Nguyễn đã thay thế vị trí của trung tâm phố cảng Thanh Hà.

2.2. Đô thị Hội An Đô thị Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn, cách Đà Nẵng 26 km về phía Đông Nam, là một thương cảng lớn nhất của Việt Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII. Thương cảng Hội An ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XVI và phát triển mạnh trong thế kỉ XVII, XVIII. Khác với Phố Hiến, hầu như toàn bộ hoạt động buôn bán ở Hội An đều nằm trong tay các thương nhân nước ngoài, đặc biệt là các thương nhân Trung Hoa và Nhật Bản.

Những biến động trong nội địa Trung Quốc vào giữa thế kỉ XVII (nhà Minh sụp đổ, nhà Thanh giành được quyền thống trị – 1644) làm cho người Hoa qua Hội An ngày càng đông, vì Hội An nằm ở một vị trí thuận lợi trên đường biển quốc tế, không quá gần biên giới Trung Quốc như các tỉnh phía Bắc Việt Nam, nhưng cũng không quá xa như các nước Nam Dương, Mã Lai, lại nằm trong khu vực có tài nguyên phong phú, nên có sức hút nhất định đối với số dân di cư này. Hơn nữa, Quảng Nam là trấn giàu nhất trong xứ, phần nhiều sản vật quý đều do đất ấy sản xuất ra, lại ở gần Chiêm Thành, Quy Nhơn, nên dễ tập hợp những sản vật mà thuyền buôn ngoại quốc cần dùng. Thêm vào đó là lý do chính trị: nước ta đã có giao thương với Trung Quốc từ thời Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ. Vì sợ người ngoại quốc giả mạo thương nhân để do thám, nên triều nào cũng chỉ cho phép họ tụ hợp lại những nơi nhất định, gọi là các “bạc dịch trường” để buôn bán và cấm cho họ đến kinh đô. Đời Lý đã lập bạc dịch trường ở Vân Đồn, tàu thuyền ngoại quốc đến buôn bán cũng chỉ được vào hải cảng ấy và thương khách cư trú tại đó. Đến thời Lê Thái Tổ chỉ định thêm mấy nơi nữa ngoài Vân Đồn cho thương khách làm nơi cư trú, nhưng cấm người Trung Quốc ra vào Thăng Long. Thời Trịnh- Nguyễn phân tranh, ngoài Vân Đồn, chúa Trịnh còn cho thương khách tập trung ở Phố Hiến, cho họ lập phố xá để tiện việc kiểm soát, và vẫn cấm họ ra vào Thăng Long. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong đối với Hoa thương và thương khách ngoại quốc cũng áp dụng chính sách ngăn ngừa như các triều đại trước. Do đó, Hội An, nằm ở xa Phú Xuân, được chọn làm nơi tập trung của thương khách, cũng như Vân Đồn, Phố Hiến ở Đàng Ngoài ở xa Thăng Long11.

Sách “Đại Nam Nhất Thống Chí”, mục tỉnh Quảng Nam đã viết về Hội An như sau: “Phố Hội An ở hai bên bờ sông lớn phía nam xã Hội An và Minh Hương, nhà ngói liên tiếp độ hai dặm, người Tàu cư trú có 5 bang: Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam và Gia Ứng, đều buôn bán hàng Tàu, trong có đình chợ, hội quán, khách buôn tụ tập. Phía nam có đầm Trà Nhiêu làm chỗ cho ghe thuyền nam bắc đến đậu, cũng là chỗ đại đô hội vậy”. Một giáo sĩ dòng Tên người Ý là Cristoforo Borri đã sống ở Đàng Trong từ 1618 đến 1622 cũng đã viết khá rõ về Hội An như sau: “Hải cảng đẹp nhất, tất cả người ngoại quốc đều tới đó và cũng là nơi có hội chợ danh tiếng…Chúa Đàng Trong xưa kia cho người Nhật, người Hoa chọn một địa điểm và nơi thuận tiện để lập một thành phố cho tiện việc buôn bán…Thành phố này gọi là Faifo, thành phố này khá lớn và chia làm hai khu vực, một dành cho người Hoa và một dành cho người Nhật, mỗi bên có quan cai trị riêng, người Hoa theo tục lệ Trung Quốc, người Nhật theo tục lệ Nhật Bản”12 và “…Người Trung Quốc và người Nhật Bản là những thương nhân chủ yếu của chợ phiên này, năm nào cũng mở và kéo dài trong vòng 4 tháng. Người Nhật thường đem lại 4,5 vạn nén bạc, người Trung Quốc thì đi một thứ thuyền buồm đem lại nhiều tơ lụa tốt và sản vật đặc biệt của họ. Do chợ này, quốc vương thu được số tiền thuế lớn, toàn quốc cũng được nhiều lợi ích”13. Nói “hai thành phố”, nhưng thực ra chỉ là hai khu kiều dân. Khu kiều dân Nhật đông hơn, có ảnh hưởng lớn hơn. Nhưng từ năm 1614, sau khi Nhật hoàng Daifusama ra lệnh trục xuất các giáo sĩ ra khỏi lãnh thổ Nhật Bản thì những người Nhật theo đạo Thiên Chúa bắt đầu đến Đàng Trong ngày càng đông. Để ngăn chặn làn sóng người Nhật di cư đó, Nhật hoàng công bố lệnh sẽ xử tử những người trốn ra nước ngoài. Sau vụ giết đạo ở Nagasaki (1640), nước Nhật hoàn toàn đóng cửa với bên ngoài. Từ đó, khu kiều dân Nhật ở Hội An bị cắt đứt với nước mẹ, cứ tàn lụi dần, trong khi đó, khu kiều dân Trung Quốc thì vẫn tiếp tục gia tăng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động thương mại ở Hội An. Do đó, những hoạt động buôn bán của Hoa thương ngày càng tỏ ra chiếm ưu thế ở khu vực này. Họ đã tiến về phía Đông cầu Nhật Bản, mua 14,5 mẫu đất của các làng Hội An, Cẩm Phô, Cổ Trai, lập nên làng Minh Hương và mở rộng khu phố để kinh doanh.

Đến cuối thế kỉ XVII (năm 1695), một tàu buôn người Anh cập bến Hội An, T.Bowyear đã ghi lại: “Hải cảng chỉ có một phố lớn nằm bên bờ sông. Hai bên có hai dãy nhà chừng một trăm nóc, toàn là người Trung Hoa ở”. Cũng năm đó, Thích Đại Sán đến Hội An không còn thấy bóng dáng của Phố Nhật trước đây nữa, mà chỉ thấy: “Hội An là một mã đầu lớn, nơi tập hợp của thương khách các nước; thẳng bờ sông một con đường dài 3, 4 dặm gọi là Đại Đường Nhai, hai bên là phố ở liền khít rịt. Chủ phố thảy là người Phúc Kiến vẫn còn ăn mặc theo lối Tiền Triều (nhà Minh). Phần đông phụ nữ coi việc mua bán. Những khách trú ở đây hay cưới vợ bản xứ cho tiện việc thương mãi…”14và “Quốc vương nói: các năm trước, thuyền ngoại thương đến buôn một năm chừng 5, 6 chiếc, năm nay số ấy lên đến 16, 17 chiếc, nhờ đó trong nước tiêu dùng được dư dã”15. Theo Pierre Poivre, một lái buôn phương Tây nhiều lần đến Hội An, thì vào thời phồn thịnh nhất của thương cảng này (giữa thế kỉ XVII), số người Hoa ở đây đạt con số kỉ lục là 6000 người “Ở Cochinchine (Đàng Trong) có nhiều cảng. Quan trọng nhất là hải cảng nà người Bồ Đào Nha gọi là Faifo và người Cochinchine gọi là Loja…Cảng sâu và an toàn, đặc biệt thuận lợi cho thương nhân, vì tàu có thể cập bến ngay trước sở thương chính. Faifo là hải cảng năng động nhất của xứ Cochinchine. Ở đấy có khoảng 6000 người Trung Hoa và là những thương nhân cỡ lớn. Họ lấy vợ bản xứ và nộp thuế cho nhà vua…” (trích “Hồi kí về xứ Cochinchine” của Pierre Poivre)16.

Lê Quý Đôn trong sách “Phủ biên tạp lục” hoàn thành năm 1776, đã viết về trung tâm thương nghiệp Hội An như sau: “Ở nơi đây (tức phố Hội An), vì các vị khách buôn Trung Quốc đều tới mua hàng đưa về Tàu, nên buổi trước hàng hóa rất nhiều, dầu có một trăm chiếc thuyền lớn chuyên chở hàng hóa trong một lúc không thể chở hết được”, “Các hàng hóa đều bán rất chạy, không có món hàng nào bị ế và ứ đọng cả. Bao nhiêu những hàng hóa mà y (nhà buôn Trung Hoa) đưa sang đây như sa, đoạn, gấm vóc ngũ sắc, vải tấm, trăm thứ thuốc bắc, giấy vàng, giấy bạc, dây vàng, dây bạc, các sắc dầu thơm, các hạng chỉ liệu (giấy), các sắc dây tơ, các màu thuốc nhuộm, các sắc quần, áo, giầy, giép, nhung, lược, kính hay gương pha lê, giấy, bút, mực, kim, khuy, cúc áo, bàn ghế, sa sao, đồ ăn uống thì có trầu lá, cam, lê, chanh, táo, bánh thị, bánh mì, miến, mì, nước mắm, dầu trám, đậu tương, đậu hủ, vôi, men, rượu, gừng, mộc nhĩ, hương tín (nấm hương),v.v…kẻ có người không, cùng nhau đổi chác, không ai là không thỏa được sở thích”17. Như vậy, qua những ghi chép của Lê Quý Đôn, có thể thấy việc buôn bán của các thương nhân người Hoa ở Hội An rất phát đạt và thuận lợi. Cũng theo ghi chép của Lê Quí Đôn thì các nhà buôn Trung Hoa ở Hội An thường mua đồng thau và các vật dụng bằng đồng từ các tàu buôn của người châu Âu và bán lại tại phố chợ Minh Hương18. Một nguồn thư tịch cổ khác cho biết vào thế kỉ XVIII, hầu như toàn bộ sản phẩm khai thác ở các mỏ vàng thuộc khu vực miền Trung của Việt Nam chủ yếu dành để xuất khẩu và thông qua trung gian, môi giới người Trung Hoa ở Hội An. Các thuyền buôn Trung Hoa thường đến Hội An vào mùa xuân, mang đến đây những vật phẩm như vũ khí, tơ lụa, trà, đồ gốm sứ, giấy quấn hương và các vật phẩm làm nghi lễ thờ cúng…Những mặt hàng này luôn là nhu cầu của thị trường Việt Nam lúc đó.

Ngoài Hội An, từ đầu thế kỉ XVII, người Trung Hoa cũng đến buôn bán ở Tân Châu (Quy Nhơn) và Đề-gi (cũng thuộc phủ Quy Nhơn) nhưng chỉ một số ít. Trong công việc kiểm soát ngoại thương, thu thuế thương thuyền, cứu giúp những thuyền ngoại quốc bị bão trôi giạt đến, các Chúa Nguyễn đã đặt ở Hội An một cơ quan gọi là Tàu vụ ty, trong đó có nhiều chức quan. Người Trung Quốc và người Minh Hương vốn có nhiều tri thức và kinh nghiệm về ngoại thương hơn người Việt, nên thường được Chúa giao phó giữ các chức quan ấy. Ngoài dân các xã Minh Hương có nhiệm vụ xem xét cân lượng, định giá hàng các tàu buôn và làm thông ngôn cho các tàu Trung Quốc và ngoại quốc. Công việc ấy cũng là sưu dịch rồi nên dân Minh Hương được miễn các thứ sưu dịch, sưu sai, quét chợ và tuần đò. Ước tính số tiền thu thuế do Tàu vụ ty thu được là không dưới 1 vạn quan, nhiều là hơn 3 vạn quan. Số thuế thu được ấy mỗi năm đem nạp vào kho 6 phần, còn 4 phần thì chia cho quan, lại, quân, dân đã phụ trách các công việc19. Bên cạnh đó, để xúc tiến các công việc kinh doanh của mình một cách thuận lợi, các nhà buôn Trung Hoa tại Hội An đã lập nên các Hội đoàn như “Hội xúc tiến thương mại đường biển” (thành lập năm 1715). Chức năng chính của Hội là ủng hộ về vật chất và tinh thần, khuyến khích mở rộng các hoạt động buôn bán tư nhân của các nhà buôn Trung Hoa trên đất Việt Nam. Như vậy, chính những hoạt động buôn bán của người Hoa đã góp phần làm cho Hội An trở thành một trung tâm thương nghiệp phồn thịnh và là trung tâm ngoại thương của cả Đàng Trong khi ấy.

2.3. Nông Nại Đại Phố (hay Cù Lao Phố) Khi đến Đàng Trong, nhóm di dân do Trần Thượng Xuyên lãnh đạo đã sớm phát hiện ra ưu thế của Cù Lao Phố và tập trung Hoa thương đến đây sinh sống và buôn bán. Cù Lao Phố vốn là một bãi sa bồi hoang sơ nằm giữa sông Hương Phước (một đoạn của sông Đồng Nai), trải dài trên 7 dặm, chiều ngang bằng 2/3 chiều dài. Tuy nằm cách xa biển, nhưng lại là nơi sông sâu, nước chảy, có thể ngược lên phía Bắc khai thác nguồn hàng lâm thổ sản, xuống tận phía Nam, ra cửa Cần Giờ, và có thể sang tận Cao Miên. Bởi vậy, phần lớn Hoa thương đã chuyển từ vùng đất định cư ban đầu là Bàn Lăng (Biên Hòa) về Cù Lao Phố. Sau đó, họ phát hoang, dựng nhà, lập bến, mở đường, xây dựng phố chợ. Chỉ trong vài thập niên, đến đầu thế kỉ XVIII, những di dân người Hoa đã biến Cù Lao Phố thành một thương cảng xuất nhập khẩu lớn thu hút thuyền buôn Nhật Bản, Trung Hoa và các nước phương Tây.

Nông Nại Đại Phố nằm giữa cù lao trên sông Đồng Nai, đã được Trịnh Hoài Đức miêu tả trong “Gia Định thành thông chí” như sau: “Ở đầu phía Tây bãi là Đại Phố. Khi mới khai thác, tướng quân Trần Thượng Xuyên chiêu tập lái buôn người Trung Quốc lập ra phố xá, nhà ngói, tường vôi, lầu cao chót vót, quán mấy tầng rực rỡ bên sông dưới ánh mặt trời, liên tục năm dặm mở ra ba đường phố. Phố lớn lát đường đá trắng, phố ngang lát đường đá ong, phố nhỏ lát đường đá xanh, bằng phẳng như đá mài. Khách buôn tụ tập đông, thuyền biển, thuyền sông, tránh gió bỏ neo, lớn nhỏ sát nhau, là một nơi đô hội…”20. Tuy nhiên, sự thịnh vượng của Cù Lao Phố chỉ kéo dài đến nửa đầu thế kỉ XVIII thì bắt đầu đi xuống, vì nhiều nguyên nhân song chủ yếu do sự tàn phá của chiến tranh giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Cù Lao Phố từ khi hình thành và phát triển cho đến khi bị tàn phá, đã tồn tại được 97 năm (1679 – 1776).

2.4. Đất Hà Tiên của họ Mạc

“Hà Tiên nguyên đất của Chân Lạp, tục xưng là Mang Khảm, tiếng Tàu gọi là Phương Thành, khi ban đầu Mạc Cửu – người xã Lê Quách, huyện Khang Hải, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông nước Đại Minh, vào năm niên hiệu Khang Hy thứ 19 (1680) đời Đại Thanh, nhà Minh mất, ông Cửu không phục chánh sách nhà Thanh để tóc dài, qua Nam Vang nước Cao Miên…”21. Tuy nhiên, trong “Mạc thị gia phả” lại viết rằng: “…Cuối đời nhà Minh, đất Trung Quốc đại loạn, Mạc Thái Công húy Cửu, người Lôi Châu, sinh ngày mùng 8 tháng 5 năm Ất Mùi, niên hiệu Vĩnh Lịch nhà Minh năm thứ chín (tức là năm 1655), do không chịu được sự nhiễu loạn của giặc Hồ, bèn vượt biển đi về phương Nam, trú ngụ ở Chân Lạp. Sự kiện này xảy ra vào năm Tân Hợi (tức là năm 1671). Năm đó Mạc Thái Công 17 tuổi. Thái Công được Quốc Vương Chân Lạp sủng ái và tin dùng, các việc buôn bán đều ủy thác cho Mạc Thái Công trông coi hết…”22. Như vậy, Mạc Cửu ra đi và đến Chân Lạp năm nào, bắt đầu xây dựng vùng đất Hà Tiên vào năm nào vẫn chưa có sự thống nhất. Tuy nhiên, chắc chắn là Mạc Cửu ra đi khi nhà Thanh đã lên nắm quyền thống trị ở Trung Hoa.

Sau khi đến Chân Lạp, Mạc Cửu đã xin Quốc Vương Chân Lạp cho ra trấn thủ ở đất Mang Khảm, “Lúc bấy giờ, Quốc Vương (Chân Lạp) nghe tâu rằng, nếu được ra Mang Khảm, Thái Công sẽ lo chiêu tập người buôn kẻ bán khắp bốn phương, thu lợi cho quốc gia không phải là nhỏ, bèn vui vẻ chuẩn y ngay, lại còn phong cho Thái Công làm Ốc nha. Thái Công ngày đêm lo chiêu tập người ở khắp hải ngoại đến buôn bán, tàu thuyền ra vào rất nhộn nhịp, người Việt, người Đường, người Liêu, người Man đua nhau kéo đến trú ngụ, hộ khẩu ngày một đông, tiếng tăm của Thái Công ngày một lừng lẫy”23.

Năm Mậu Tí (1708), đời vua Hiếu Tông Hiếu Minh Hoàng đế (Nguyễn Phúc Chu) sắc cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên, phong tước Cửu Ngọc hầu. Mạc Cửu đã lập dinh trại đồn trú ở đất Phương Thành, nhân dân quy tụ ngày càng đông đảo 24.

Năm Ất Mão (1735), Tổng binh trấn Hà Tiên là Mạc Cửu mất, con là Mạc Thiên Tứ (còn gọi là Mạc Thiên Tích) kế cha là Đô đốc trấn Hà Tiên. Lúc đó, Hà Tiên đã bắt đầu phồn thịnh, nên Chúa đã cho Thiên Tứ quyền hạn rộng rãi hơn: được cấp cho ba chiếc thuyền Long bài miễn thuế để thông thương với hải ngoại, được phép đúc tiền. Thiên Tứ là một vị Nho học, giỏi thơ văn, có nhiều tài năng. Thiên Tứ đã cho xây dựng thành lũy, lập quân ngũ, đặt nha thuộc, khuếch trương phố, chợ, tàu thuyền buôn bán ngoại quốc tới lui càng đông, ông cũng cho thuyền sang mậu dịch với Nhật Bản. Thiên Tứ lại vời những người văn học Việt, Hoa để lập ra nơi để cùng nhau giảng bàn học vấn, xướng họa thơ văn, gọi là Chiêu Anh Các, lễ giáo Trung Quốc dần dần thấm nhuần vào nhân dân đất này 25.

Viết về vùng đất Hà Tiên, sách Văn Hiến Thông Khảo đời Thanh (1747) có ghi chép như sau: “…Cảng Khẩu quốc là một xứ miền Tây Nam Hải, ở giữa An Nam và Xiêm La…Vua đương thời tên là Thiên Tứ (Mạc Thiên Tứ – con của Mạc Cửu). Lịch sử truyền ngôi chưa rõ. Xứ ấy có núi cao nhưng lãnh thổ chỉ vài trăm dặm. Thành lũy làm bằng cây. Nhà cửa không khác gì với Trung Quốc. Từ nhà của vương đến dân thường tất cả đều làm bằng gạch ngói. Trong cách ăn mặc họ bắt chước theo triều đại trước (triều Minh). Vương búi tóc bọc lưới, đội khăn hay mũ bằng nhiễu, mình mặc áo thêu rồng, đai bằng sừng, mang hia. Dân chúng mặc áo cổ cao, tay rộng…phong tục thì trọng văn, thích thơ ca. Trong xứ có miếu thờ Khổng Tử, từ vương đến nhà dân ai cũng thờ kính. Có một nhà nghĩa học dạy những thanh niên ưu tú mà nhà nghèo không có tiền ăn học. Những người Trung Hoa sang mà có khả năng thì được mời vào dạy học…”26. Hà Tiên đã nhiều lần bị chiến tranh tàn phá, thiệt hại nặng nhất là trận đánh phá của quân Xiêm năm 1771. Quang cảnh Hà Tiên mà Trịnh Hoài Đức ghi lại trong “Gia Định thành thông chí” là đất Hà Tiên thời Gia Long đã được khôi phục và tu bổ với đền Quan Thánh bên phải, chùa Tam Bảo ở phía sau, chợ trấn ở phía Đông, miếu Hội Đồng ở phía Bắc. Hà Tiên được coi là nơi hội tụ của các văn nhân Trung Quốc đến từ Phúc Kiến, Quảng Đông, cũng là nơi việc giao dịch buôn bán với Nhật Bản và Trung Quốc sớm phát triển, là trung tâm của mối quan hệ ngoại giao Xiêm – Cao Miên- Đàng Trong. Năm 1676, nước Xiêm bị Miến Điện đánh chiếm, con vua Xiêm là Chiêu Thúy chạy sang nương náu ở Hà Tiên. Các cuộc xung đột giữa Đàng Trong với Cao Miên cũng được Mạc Thiên Tứ dàn xếp với kết quả là Cao Miên cắt đất để tạ lỗi Chúa Nguyễn hoặc tạ ơn vùng đất Hà Tiên đã giúp ông dựng nghiệp lớn. Có thể thấy, Hà Tiên là vùng đất được khai phá và phát triển mạnh mẽ, trong đó người Hoa có vai trò rất quan trọng. Cộng đồng người Hoa ở đây đã được hình thành từ khoảng nửa sau thế kỉ XVII. Hà Tiên đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một trung tâm kinh tế và văn hóa nổi bật ở vùng nam Đông Dương. Cộng đồng người Hoa ở Hà Tiên độc lập nhưng không biệt lập, khép kín. Trong quá trình phát triển của mình, họ đã dần dần hội nhập vào Việt Nam về mọi phương diện.

2.5. Khu vực Chợ Lớn

Chợ Lớn cũng là khu vực sớm được những người dân Trung Hoa chọn làm nơi lập nghiệp. Thị trấn Chợ Lớn cách Sài Gòn 5 km về phía Tây Nam do người Hoa lập ra năm 1778, Chợ Lớn thường được gọi là chợ người Hoa, người đương thời còn gọi là Chợ Sài Gòn. Lê Văn Duyệt sau khi được bổ nhiệm làm Tổng trấn Gia Định đặt tên cho chợ người Hoa này là Chợ Lớn. Năm 1782, thị tứ này bị quân Tây Sơn tàn phá nặng nề. Sau khi vua Gia Long lên ngôi (1802 – 1820), Chợ Lớn bắt đầu phát triển một cách nhanh chóng. Ngoài việc buôn bán lúa gạo và các nông sản khác, Hoa thương ở đây đã làm chủ việc phân phối các mặt hàng nhu yếu phẩm tiêu dùng hàng ngày do các nhà buôn từ Trung Quốc, các nước trong khu vực Đông Nam Á và từ châu Âu chuyển tới. Trước thời điểm thực dân Pháp thiết lập chế độ thuộc địa tại Nam Kỳ, ở thị trấn này đã có tới 500 ngôi nhà, có 2 kênh đào, 5 cái cầu (trong đó có 1 cầu làm bằng sắt), có nhiều kho hàng và các xưởng đóng thuyền. Hoạt động buôn bán của họ ở đấy tấp nập suốt ngày đêm 27.

Nơi đây “phố xá liên tiếp sát mái nhau, người Tàu và người ta ở chung lẫn lộn dài độ 3 dặm. Hàng hóa trong các phố bày bán có: gấm, đoạn, đồ sứ, giấy má, châu báu…Những hóa vật ở Nam Bắc theo đường sông đường biển chở đến không thiếu món nào. Đầu phía Bắc đường phố lớn có miếu Quan Thánh và 3 hội quán: Phúc Châu, Quảng Đông và Triều Châu chia đứng hai bên tả hữu, phía tây đường lớn có miếu Thiên Hậu, gần phía tây có hội quán Ôn Lăng…ấy là một thị phố lớn và đô hội náo nhiệt”28. Đặc biệt, từ cuối thế kỉ XVIII, nhiều người Hoa bỏ đất Biên Hòa về Chợ Lớn sinh sống, làm cho dân cư khu vực này đông đúc hơn và phố thị ngày càng sầm uất. Chợ Lớn trở thành đầu mối cung cấp hàng hóa cho cả khu vực mà hầu hết những nhà buôn lớn là người Hoa. Người Hoa ở Chợ Lớn đã bước đầu thành lập nên các Bang, Hội của mình để quản lý việc buôn bán và tương trợ lẫn nhau trong quá trình định cư tại khu vực này.

Khu vực Chợ Lớn bao gồm nhiều thôn, xã, trong đó có xã Minh Hương. Chợ Lớn trước nằm trong địa hạt tổng Tân Long, sau là huyện Tân Long. Xã Minh Hương được thành lập từ năm 1698, cùng với nhiều thôn, xã khác của tổng Tân Long. Dân trong xã Minh Hương là những người Hoa đã nhập quốc tịch Việt, đa số làm nghề buôn bán chứ không có ruộng nương cày cấy nên phải đóng thuế theo quy chế “biệt nạp”. Năm 1771, vua Xiêm là Trịnh Quốc Anh đem quân đánh phá Hà Tiên, dân Hà Tiên không buôn bán được nữa, một số người Việt gốc Hoa ở đây đã phải chạy về Chợ Lớn để tá túc. Năm 1778, dân xã Thanh Hà gần như bỏ hẳn Cù Lao Phố gần Biên Hòa về Chợ Lớn trú ngụ. Từ đó, Chợ Lớn trở thành trung tâm tụ hội khá đông người Minh Hương. Những người Minh Hương ở đây chủ yếu làm dịch vụ xay xát, xuất cảng lúa gạo và các loại nông phẩm khác, đồng thời cung cấp nhu yếu phẩm xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng đang trên đà phát triển mạnh. Từ năm 1778, lưu dân đến quá đông, nhờ đào kinh Bảo Định, Rạch Cát, sau này thêm kinh Tàu Hủ nên việc vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng hơn. Kinh Tàu Hủ (hay Kinh Chợ Lớn) được khởi công đào năm 1819, là đường thủy vận nối liền Sài Gòn-Chợ Lớn với các sông ngòi tại đồng bằng sông Cửu Long, nơi đây người Hoa vận chuyển hàng nhập cảng hay nội địa về bán cho cư dân lục tỉnh Nam Kì, sau đó mua lúa gạo, gia cầm và nông phẩm khác về bán lại. Hai bên bờ kinh sinh hoạt của người Hoa rất tấp nập 29.

Trên bản đồ thành phố Sài Gòn năm 1795, địa bàn Chợ Lớn đã được mệnh danh là Bazar Chinois (chợ Trung Hoa, hay còn gọi là Phố Khách). Năm 1819, Huỳnh Công Lý cho đào sông An Thông để cho Chợ Lớn trở thành nơi “tấp nập, đô hội”. Sau đó, người Minh Hương đã góp sức xây thêm kè, lát thêm cầu tàu bằng đá, tạo thành một bến cảng lớn rất sầm uất. Năm 1822, một nhà ngoại giao cũng là một nhà khoa học người Anh Finlayson đến Sài Gòn đã đánh giá rằng mỗi cái trong hai thị trấn Bến Nghé (tức Sài Gòn sau này) và Sài Gòn (tức Chợ Lớn bây giờ) đều to lớn bằng kinh đô Bangkok của nước Xiêm. Ông mô tả “Nhà cửa rộng lớn, thích hợp với phong thổ. Mái lợp ngói. Cột điều mộc. Vách thì trét đất sét lên sườn tre rồi tô hồ lên. Nhiều nhà cao tầng, sàn bằng ván, xếp hàng dọc theo bờ kênh, bờ sông hay dọc theo đường cái rộng quang đãng. Phố xá ngay hàng thẳng lối hơn là ở nhiều kinh thành Châu Âu”30.

Trịnh Hoài Đức đã miêu tả trong “Gia Định thành thông chí” về Phố Chợ Lớn như sau: “Cách phía nam trấn 12 dặm, nằm hai bên quan lộ là thành phố lớn, ba đường xuyên thẳng giáp bến sông, một con đường chạy ngang ở giữa và một con đường dọc theo bờ sông. Phố xá liên tiếp liền mái nhau, người Tàu và người ta ở chung lẫn lộn, dài độ 3 dặm. Hàng hóa trong các phố bày bán có: gấm đoạn, đồ sứ, giấy mực, châu báu, sách vở, thuốc thang, trà bột…Những món hàng ở Nam Bắc theo đường sông đường biển chở đến không thiếu món nào…Phía đông đường lớn, giữa có phố chợ Bình An đủ sản vật quý báu ở núi ở biển và thổ sản các nơi, ban đêm còn thắp đèn mua bán”31. Không chỉ là trung tâm buôn bán sầm uất trong nước, Chợ Lớn cũng mở rộng hoạt động buôn bán với nhiều nước trong khu vực. Các thương nhân người Hoa ở Chợ Lớn thường xuyên giao lưu buôn bán với thương nhân Campuchia, lại thêm chính sách đón nhận tàu buôn nước ngoài thời Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn Gia Định làm cho các hoạt động buôn bán và sản xuất ở Chợ Lớn càng thêm phát triển. Vì vậy, đến nay người Hoa ở Chợ Lớn vẫn tổ chức cúng bái rất linh đình vào dịp lễ giỗ của Lê Văn Duyệt và coi ông là vị thần tài của Sài Gòn.

Khi thực dân Pháp đánh chiếm Nam kỳ và bắt tay vào cai trị thì tình hình cơ cấu, tổ chức của người Hoa ở Chợ Lớn cũng biến động theo. Năm 1865, Pháp cho thành lập một hội đồng quản hạt tại Chợ Lớn gồm 5 người Việt Nam, 15 người Hoa và 5 người Minh Hương. Hội đồng này có nhiệm vụ tiếp đón người Hoa di cư và thu thuế cư trú. Mỗi Hoa kiều nhập cư vào Việt Nam buộc phải gia nhập một trong bảy bang đã có từ thời Nguyễn (đó là các bang Phúc Kiến, Phúc Châu, Triều Châu, Quảng Châu, Quế Châu, Lôi Châu, Hải Nam). Lúc này, Hội đồng quản hạt được coi là một đơn vị chính quyền tương đối độc lập với chính quyền trung ương, nó được phép ban hành những luật lệ riêng và không phải thông qua chính quyền thuộc địa như quản lý kiều dân, giá bán gạo, định mức xuất nhập cảng…Sau khi hoàn tất việc chiếm đóng Việt Nam (1884) và muốn giữ quan hệ ngoại giao tốt với Trung Hoa, chính quyền thuộc địa Pháp công nhận những người Hoa sống tại Việt Nam là công dân Trung Hoa, xác nhận sự bình đẳng của người Hoa với người Việt về nhiều phương diện, cả về tính mạng và tài sản, cho phép người Hoa đi lại tự do và được thành lập những cơ sở kinh doanh trên khắp lãnh thổ Nam Bộ. Tại Chợ Lớn, người Hoa cư ngụ trong mỗi phố được quyền thành lập một đại bang để quản lý những vấn đề nội bộ của người Hoa32. Khu vực Chợ Lớn hiện nay tuy đã có nhiều thay đổi so với trước đây, nhưng vẫn là một trong những trung tâm buôn bán phồn thịnh không chỉ của người Hoa mà còn có cả người Việt Nam, đồng thời nó cũng là một trung tâm kinh tế không thể thiếu của thành phố năng động bậc nhất Đông Nam Á là Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết luận Như vậy, sự có mặt của các thương nhân người Hoa trên một dải đất dài từ miền Trung đến miền Nam Việt Nam trong nhiều thế kỉ, đặc biệt là khoảng thời gian từ thế kỉ XVII đến XIX đã để lại những dấu ấn sâu sắc với các đô thị phát triển sầm uất. Các cộng đồng người Hoa không chỉ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hình thành những đô thị ở khu vực này mà những hoạt động kinh tế của họ còn góp phần đưa các đô thị đó trở thành những trung tâm thương mại sầm uất và thịnh vượng trong suốt ba thế kỉ. Thanh Hà, Hội An, Cù Lao Phố, Hà Tiên, Chợ Lớn…là những đô thị trong đó vai trò, đóng góp của người Hoa được thể hiện rõ nét trong quá trình hình thành và phát triển, tuy nhiên những hoạt động thương mại của người Hoa còn vượt ra ngoài những đô thị đó và góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta ở khu vực Đàng Trong. Trong số những đô thị còn lại đến ngày nay, chỉ có Chợ Lớn vẫn phát huy được vị trí của một trung tâm thương mại lớn ở một thành phố năng động bậc nhất Đông Nam Á và hàng ngày vẫn hòa vào sự phát triển chung của đất nước trong thời kì hội nhập và phát triển.

————

* Ghi chú của Ba Sàm:  Tham luận này được phổ biến tại HỘI THẢO QUỐC TẾ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ BA “Việt Nam: Hội nhập và Phát triển” . Mời xem thêm các bài viết về cuộc hội thảo này (riêng trang web của Hội thảo có lẽ đã bị gỡ bỏ): “Việt Nam học trong thế kỷ 21“; “Thăm ban tổ chức hội thảo VN học lần ba“; “Nghiên cứu Việt học ‘không độc quyền‘”; ” Đánh giá lịch sử mở rộng lãnh thổ của Việt Nam“; ” Kiến giải của một người Nhật về ông Hồ“; ” Chủ tịch VN nói chuyện với học giả nước ngoài“;

Và các bài tham luận trong Hội thảo đã được đăng trên Nhật báo Ba Sàm:

92:ĐỂ ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐÚNG ĐẮN HƠN: CÁI NHÌN TỪ LỊCH SỬ

93:QUAN HỆ VIỆT NAM-LIÊN XÔ 1924 – 1954 VÀ VẤN ĐỀ HÒA NHẬP

149:QUAN HỆ VN-LX ‘65-’75

150:SÁCH ĐỊA CHÍ Ở MIỀN NVN(’54-’75)

156.CHỦ NGHĨA HỢP HIẾN Ở VN

162.TỪ NHÀ NƯỚC TOÀN TRỊ TỚI THỜI ĐẠI DÂN DOANH

191.CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI VIỆT NAM ĐỔI MỚI

217.VN-TQ THẾ KỶ XIX THỂ CHẾ TRIỀU CỐNG, THỰC VÀ HƯ

219.TUẦN TRA,KIỂM SOÁT VÙNG BIỂN THỜI NGUYỄN SƠ:1802-1858

224.SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGƯỜI HOA Ở VN

——–

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Bang, Phố cảng Thanh Hà – Bao Vinh trung tâm thương mại Phú Xuân – Huế thế kỉ XVII – XVIII – XIX, Nghiên cứu Lịch sử, số 5, 2006.

2. Đỗ Bang, Quan hệ và phương thức buôn bán giữa Hội An với trong nước, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Hội An, Nxb Khoa học xã hội, 1991.

3. Dinh Đức Hầu Vũ Thế Dinh, Nguyễn Khắc Thuần dịch, Mạc thị gia phả, Nxb Giáo dục, 2005.

4. Huỳnh Ngọc Đáng, Chính sách của chính quyền Đàng Trong đối với người Hoa (từ năm 1600 đến năm 1777), Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.

5. Nguyễn Đình Đầu, Quá trình hình thành và phát triển phố cổ Hội An, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991.

6. Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977.

7. Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch, Tập hạ, Nha văn hóa Phủ quốc Vụ khanh đặc trách xuất bản, Sài Gòn, 1972.

8. Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch, Tập trung, Nha văn hóa Phủ quốc Vụ khanh đặc trách xuất bản, Sài Gòn, 1972.

9. Trần Văn Giàu, Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Văn Huy, Người Hoa tại Việt Nam, Nxb NBC, Paris, 1973.

11. Trần Khánh, Vai trò của người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á, Nxb Đà Nẵng, 1992.

12. Trần Khánh, Chính sách của nhà nước phong kiến Việt Nam đối với dân Trung Hoa di cư, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, 2000.

13. Phan Khoang, Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558-1777, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1969.

14. Thạch Phương, Sự hình thành cộng đồng người Hoa di cư thời các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong thế kỉ XVII-XVIII, Kỷ yếu Hội thảo Nam Bộ và Nam Trung Bộ – Những vấn đề lịch sử thế kỉ XVII- XIX, 2002.

15. Nguyễn Phan Quang, Việt Nam cận đại- những sử liệu mới, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1998.

16. Trương Hữu Quýnh, Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, 1998. 17. Nguyễn Cẩm Thúy (CB), Định cư của người Hoa trên đất Nam Bộ (từ thế kỉ XVII đến năm 1945), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.

18. Viện Sử học, Đô thị cổ Việt Nam, Hà Nội, 1989.

———-

 

1 Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1, NxbB Giáo dục, H.1998, tr.330

2 Trần Khánh, Chính sách của nhà nước phong kiến Việt Nam đối với dân Trung Hoa di cư, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, 2000, Tr.69.

3 Trần Khánh, Chính sách của nhà nước phong kiến Việt Nam…., Bđd, tr.70

4 Viện Sử học, Đô thị cổ Việt Nam, Hà Nội, 1989, Tr.307

5 Đỗ Bang, Phố cảng Thanh Hà – Bao Vinh trung tâm thương mại Phú Xuân – Huế thế kỉ XVII – XVIII – XIX, Nghiên cứu Lịch sử, số 5, 2006, Tr.4

6 Đỗ Bang, Phố cảng Thanh Hà – Bao Vinh trung tâm thương mại Phú Xuân – Huế thế kỉ XVII – XVIII – XIX, Bđd, tr.4

7 Đỗ Bang, Bđd, tr.5

8Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, tr.234

9 Lê Quý Đôn, Sđd, tr.234

10 Đỗ Bang, Bđd, tr.7

11 Phan Khoang, Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1969, Tr.530

12 Nguyễn Đình Đầu, Quá trình hình thành và phát triển phố cổ Hội An, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991, tr.180

13 Phan Khoang, Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777, Sđd, tr.530

14 Đỗ Bang, Quan hệ và phương thức buôn bán giữa Hội An với trong nước, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Hội An, Nxb Khoa học xã hội, 1991, tr.233 – 234

15 Phan Khoang, Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777, Sđd, tr.r.537

16 Nguyễn Phan Quang, Việt Nam cận đại – những sử liệu mới, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1998,Tr.139 17 Lê Quý Đôn, Phủ Biên tạp lục, Sđd, tr.235

18 Lê Quý Đôn, Phủ Biên tạp lục, Sđd, tr.326

19 Phan Khoang, Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777, Sđd, tr..538 – 539

20 Thạch Phương, Sự hình thành cộng đồng người Hoa di cư thời các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong thế kỉ XVII – XVIII, Kỷ yếu Hội thảo Nam Bộ và Nam Trung Bộ – Những vấn đề lịch sử thế kỉ XVII – XIX, 2002, Tr.391

21 Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch, tập Trung, Nha văn hóa Phủ quốc Vụ khanh đặc trách xuất bản, Sài Gòn, 1972, tr.79

22 Dinh Đức Hầu Vũ Thế Dinh, Nguyễn Khắc Thuần dịch, Mạc thị gia phả, Nxb Giáo dục, 2005, tr.14

23 Dinh Đức Hầu Vũ Thế Dinh, Nguyễn Khắc Thuần dịch, Mạc thị gia phả, Sđd, tr.15

24 Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Sđd, tr.80

25 Phan Khoang, Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 – 1777, Sđd, tr.435

26 Huỳnh Ngọc Đáng, Chính sách của chính quyền Đàng Trong đối với người Hoa (từ năm 1600 đến năm 1777), Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh, 1999, tr.42

27 Trần Khánh, Vai trò của người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á, Nxb Đà Nẵng, 1992, Tr.46 28 Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch, tập Hạ, Nha văn hóa Phủ quốc Vụ khanh đặc trách xuất bản, Sài Gòn, 1972, Tr.98 – 99

29 Nguyễn Văn Huy, Người Hoa tại Việt Nam, Nxb NBC, Paris, 1973

30 Trần Văn Giàu, Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Tr.244

31 Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, tập Hạ, Sđd, tr.96 – 99

32 Nguyễn Cẩm Thúy (CB), Định cư của người Hoa trên đất Nam Bộ (từ thế kỉ XVII đến năm 1945), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr.23 14

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

 

Posted in Lịch sử, Trung Quốc | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

Trung Quốc thua lỗ về nhôm trên 12 tỉ đô la

Posted by adminbasam trên 07/07/2009

The Sydney Moring Herald

Trong vụ nhôm, làm cách nào Bắc Kinh tự ghi bàn vào lưới nhà

JOHN GARNAUT

Ngày 6-7-2009

 

Nếu như “Công ty Trung Quốc” thuộc về một  người, thì người đó có lẽ đó sẽ là Tiểu Á Thanh [Xiao Yaqing], cựu chủ tịch Chinalco *, ông ta cũng là một thành viên dự khuyết của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản.

Ông Xiao đã từng hai lần tập trung tiền bạc của nhà nước Trung Quốc để mua lại cổ phần của tập đoàn Rio Tinto và phá tan những tham vọng xây dựng đế chế của tập đoàn BHP Billinon. Vì những nỗ lực nầy, ông đã được tưởng thưởng  một công việc mà mọi người mơ ước nhất đó là phó Tổng thư ký Quốc vụ viện.

Thế nhưng Công ty China thiếu hài hòa hơn, ít may mắn hơn và ít hiệu quả hơn nhiều so với những gì mà người ta tưởng tượng. Đây là câu chuyện hậu trường về cách mà ông Tiểu đá banh vào lưới nhà bằng cách thuyết phục các thượng cấp của ông gom góp những nguồn dự trữ kim loại “chiến lược”.

Theo nhiều nguồn tin gần gũi với tập đoàn Chinalco cho hay, thì vào tháng Mười một, sau khi giá cả các thứ hàng hóa tiêu dùng đã rớt xuống nhanh chóng, ông Xiao đã đề nghị và có được một cuộc hội họp khẩn cấp với Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Ông Xiao nói với ông Ôn rằng: toàn bộ nền công nghiệp nhôm đang trong cơn khủng hoảng. Chinalco và mọi công ty nhôm lớn khác đang lỗ vốn, và hàng trăm ngàn việc làm sẽ bị mất nếu như nhà nước không nhảy vào can thiệp và tiếp nhận hàng hóa sản xuất thừa mứa.

Ông Ôn đã báo cáo cho Quốc vụ viện, nội các của Trung Quốc, và bàn bạc về việc ủng hộ cho một kế hoạch ứng cứu. Quốc vụ viện đã chỉ thị cho Cục Dự trữ Nhà nước mua nhôm và các kim loại khác bao gồm đồng, kẽm, niken, thiếc và titan như là một phận của một kế hoạch cứu nguy nền công nghiệp kim loại đa ngành.

Thép ban đầu được đưa vào danh sách, nhưng sau đó bị loại bỏ, vì thứ kim loại nầy choán nhiều kho bãi chứa và có khuynh hướng rỉ sét.

Các nhân viên của Cục Dự Trữ Nhà nước và cơ quan mà nó trực thuộc, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, đã cho rằng cách giải quyết của hai ông Tiểu Á Thanh-Ôn Gia Bảo là một sai lầm ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, cục này đã mua đúng lúc được 300.000 tấn nhôm vào tháng Mười hai 2008 và 290.000 tấn nữa vào tháng Hai 2009.

Chalco, công ty con của Chinalco, là kẻ hưởng lợi rõ nhất. Chalco sản suất một phần tư sản lượng nhôm của Trung Quốc song đã nhận được gần một nửa đơn đặt hàng mua để dự trữ.

Các chính quyền địa phương đã đi theo sự chỉ đạo của Cục Dự trữ, JP Morgan ước lược rằng họ đã mua 880.000 tấn nhôm để dự trữ trong những tháng đầu năm 2009. Khu vực của các tập đoàn nhà nước cũng tham gia vào, tranh đua tích cóp hàng tồn kho trong khi giá cả tăng lên.

Cùng nhau, họ đã tạo nên một phần rất lớn của tổng số lượng sản suất được ước đoán của nước này trong năm nay, sự sản suất nầy được tiên đoán là vào khoảng 12,5 triệu tấn.

Xiong Weiping, người thay thế ông Tiểu làm chủ tịch Chinalco và Chalco vào tháng Hai, đã công khai than rằng thời kỳ giá cả luôn thua lỗ đã không kéo dài đủ lâu để đẩy các nhà sản xuất sản phẩm với giá cao  ra khỏi lãnh vực kinh doanh (= bị phá sản).

Một chuyên gia về kim loại, ông Michael Komesaroff, cho là Trung Quốc đã có 6 triệu tấn để sử dụng song khả năng sản suất đang đứng yên chờ đợi để khởi động nếu và khi nào giá cả nhôm được phục hồi trở lại. Thị trường nhôm Trung Quốc hiện tại là quá sức đông đúc, và giá cả hiệu lực sẽ giới hạn tới mức thấp nhất trong nhiều năm tới đây, theo hướng gây thua lỗ rất lâu dài cho Chinalco. [1]

Thêm vào với việc trì hoãn một cuộc cải tổ rất cần thiết cho ngành công nghiệp nhôm, vấn nạn với chính sách này là không có sự đảm bảo cho các công ty như Chalco có được hợp đồng cung cấp cho Cục Dự trữ Nhà nước yêu cầu làm từ các nhà máy của riêng họ. Thay vào đó, các công ty nầy đã mua sản phẩm từ những nhà cung cấp giá rẻ hơn ở nước ngoài và bán lại cho Cục Dự Trữ của Nhà nước.

Việc mua bán này của cục dự trữ đã giúp đẩy giá nhôm trên thị trường Thượng Hải lên cao hơn giá ở London, mời gọi một dòng thác lũ nhập khẩu nhôm (từ nước ngoài) vào Trung Quốc.

Ông Komesaroff nói: “Trong vài tháng ngắn ngủi của năm nay, Trung Quốc đã quay ngược từ chỗ là nhà xuất khẩu nhôm lớn nhất thế giới trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất, họ nắm giữ một mức giá thấp nhất trong khi nếu không làm thế, họ có thể sụp đổ.

Một số lợi ích đã rơi vào tay các nhà cung cấp nhôm của Trung Quốc. Chinalco và Chalco đã thông báo các mức lỗ ít hơn mức mà họ có thể có một cách khác nhau. Thế nhưng nó là một cách đặc biệt quá hao tốn để đạt được mục đích đó.

Chủ yếu, cách này trở thành một cuộc chuyển đổi rất có hiệu quả một số lượng rất lớn tiền bạc của chính quyền Bắc Kinh sang cho các nhà sản xuất quốc tế về bauxite, alumina và nhôm, mà trong số đó hãng Rio Tinto là lớn nhất thế giới.

Cách đây mười ngày, một nhà báo rất hay mạo hiểm của tờ tạp chí Caijing đã đi lậu vé vào dự một cuộc họp giữa Uỷ ban Phát triển và Cải cách với nhiều viên chức trong giới ngân hàng.

Viên chức chủ trì cuộc họp là ông Yu Dongming, giám đốc Sở Luyện kim và các Sản phẩm Kim loại của uỷ ban, ông ta làm việc rất chặt chẻ với Cơ quan Dự trữ Nhà nước và các nhà sản xuất kim loại Trung Quốc.

Rất cởi mở và thành thật, Ông Yu đã nói với những người tham dự là: “Điểm xuất phát của chính sách này là nhằm nới lỏng vấn nạn vòng quay tiền mặt cho các nhà sản xuất thê nhưng, một cách không mong đợi,  các đại lý đã trở thành những người hưởng lợi lớn nhất và các hãng sản xuất đã không được hưởng lợi một cách trực tiếp … Trong những tình huống như vậy, tôi không nghĩ là chính phủ sẽ tiếp tục công việc (mua kim loại) dự trữ nữa.”

Lưu ý rằng lý do căn bản có tính chiến lược đó là yểm trợ cho các nhà sản xuất, chứ không phải để đa dạng hóa các nguồn dự trữ ngoại tệ hay kiếm nhiều tiền bằng việc mua giá thấp và bán với giá cao.

Tuyên bố của ông Yu đã được coi như là tín hiệu chấm dứt việc mua trữ chính thức của chính quyền Trung Quốc đối với các loại kim loại có giá trị cao như nhôm, đồng và kẽm.

Theo phỏng đoán của riêng tôi việc này cũng trùng hợp với tình trạng cao điểm trong nhu cầu nhập khẩu ở Trung Quốc đối với những loại hàng hóa có khối lượng lớn như quặng sắt và than đá. Điều này có nghĩa rằng những món hàng xuất khẩu từ khai mỏ của Úc sang Trung Quốc chắc chắn sẽ suy giảm trong nửa cuối năm nay, mặc dù có những dấu hiệu từ sớm rằng Nhật Bản và Nam Triều Tiên sẽ phục hồi đúng lúc để bù đắp cho tình hình trì trệ (về việc bán khoáng sản của Úc)**.

Đối với Úc, lợi lộc lớn nhất của việc mua hàng dự trữ của chính phủ Trung Quốc là việc nầy đã xảy ra đúng vào lúc mà các công ty khai mỏ của Úc cần nó xảy ra nhất. Ông Xiao Yaqing đã góp phần không nhỏ trong việc kích thích sự phục hồi tiền bạc và việc nầy đã khích lệ tập đoàn Rio Tinto vượt thoát khỏi khoản đầu tư 19,5 tỉ đô la  cứu nguy mà ông Xiao đã  làm việc rất vất vả trước đó để  mua cho bằng được (18% cổ phần của) công ty Rio Tinto (nhưng Rio Tinto cuối cùng đã không chấp thuận việc mua bán nầy)*.

Hiệu đính: Trần Hoàng

* Chinalco là tập đoàn nhôm lớn nhất của Trung Quốc hiện đang thực hiện dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

**Phần trong ngoặc đơn, do TH thêm vào.

—————-

 

How Beijing kicked an own goal on aluminium

JOHN GARNAUT

July 6, 2009

If “China Inc” were a person it would probably be Xiao Yaqing, the former president of Chinalco who is also an alternate member of the Communist Party’s Central Committee.

Xiao twice mustered the resources of the Chinese state to buy into Rio Tinto and disrupt BHP Billiton’s empire-building ambitions. For his efforts he was rewarded with a plum job as deputy secretary-general to the State Council.

But China Inc is less coherent, less sinister and far less effective than often imagined. Here is the background story of how Xiao kicked a home goal by persuading his superiors to accumulate “strategic” metals reserves.

In November, after commodities prices had collapsed, Xiao requested and received an urgent meeting with the Premier, Wen Jiabao, sources close to Chinalco say. Xiao told Wen that the whole aluminium industry was in crisis. Chinalco and every other big aluminum company was losing money, and hundreds of thousands of jobs would be lost if the state did not step in and soak up excess production.

Wen briefed the State Council, China’s cabinet, and spoke in favour of a rescue plan. The State Council instructed the State Reserve Bureau to buy aluminium and other metals including copper, zinc, nickel, tin and titanium as part of a diversified metals industry rescue plan.

Steel was initially included in the list but later removed, as the metal takes up a lot of storage space and tends to rust.

Officials at the State Reserve Bureau and the institution in which it is housed, the National Development and Reform Commission, thought the Xiao Yaqing-Wen Jiabao policy was a mistake from the start. Nevertheless, the bureau duly bought 300,000 tonnes of aluminium in late December and another 290,000 tonnes in February.

Chalco, Chinalco’s listed subsidiary, was the most obvious beneficiary. It accounts for a quarter of Chinese production but received nearly half of the stockpile orders.

Provincial governments followed the Reserve Bureau’s lead, JP Morgan estimating they bought 880,000 tonnes of aluminium for stockpiling in the early months of this year. The corporate sector also became involved, competing to accumulate inventories as prices rose.

Together, they brought forward a large proportion of the country’s expected total production this year, which is predicted to be about 12.5 million tonnes.

Xiong Weiping, who replaced Xiao as president of Chinalco and Chalco in February, has publicly lamented that the period of loss-making prices did not last long enough to push high-cost producers out of business.

A metals expert, Michael Komesaroff, said China had 6 million tonnes of installed but idled capacity ready to fire up if and when prices revived. The Chinese aluminium market remains hugely overcrowded, and prices will in effect be cap ped for years to come, to the long-term detriment of Chinalco.

In addition to postponing a much-needed shake-out of the industry, the problem with the policy was that there was no guarantee companies like Chalco that were contracted to supply the State Reserve Bureau did so from their own factories. Instead they bought from cheaper suppliers overseas and clipped the ticket on the way through.

The bureau’s buying helped push the Shanghai aluminium price higher than the London price, inviting a flood of imports into China.

Komesaroff said: “For a few short months this year China flipped from being the world’s biggest aluminium exporter to the biggest importer, which held a floor under prices when they might otherwise have collapsed.”

Some of the benefit went to China’s aluminium producers. Chinalco and Chalco posted smaller losses than they would have otherwise. But it was a particularly expensive way to achieve that goal.

Mostly, it amounted to an effective transfer of wealth from Beijing to international producers of bauxite, alumina and aluminium, of which Rio Tinto is the world’s largest.

Ten days ago an enterprising journalist from the magazine Caijing gatecrashed a meeting between the National Development and Reform Commission and various bankers.

The official hosting the meeting was Yu Dongming, director of the commission’s Office of Metallurgy and Construction Materials, who works closely with the State Reserve Bureau and Chinese metals producers.

Yu candidly told the gathering: “The starting point for this policy was to ease the cash flow problem for manufacturers but, unexpectedly, agents became the biggest beneficiaries and manufacturers did not directly benefit … Under such circumstances I don’t think the state government will continue stockpiling.”

Note that the strategic rationale was to prop up producers, not to diversify foreign exchange reserves or make money by buying low and selling high.

Yu’s statement was taken to signal the end of China’s official stockpiling of high-value metals like aluminium, copper and zinc. My own guess is that it also coincides with the peak in Chinese import demand for bulk commodities like iron ore and coal. This means Australian mining exports to China are likely to dip over the second half of this year, although there are early signs that Japan and South Korea will recover just in time to take up the slack.

For Australia the great benefit of China’s official buying was that it took place exactly when Australian mining companies needed it most. Xiao Yaqing played no small part in sparking the resources revival that emboldened Rio Tinto to walk away from the $US19.5 billion investment lifeline that he had worked so hard to put in place.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Trung Quốc | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

Việt Nam đang rơi vào quĩ đạo của Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 06/07/2009

Việt Nam đang rơi vào quĩ đạo của Trung Quốc

The Straits Times (Singapore)
July 4, 2009 Saturday

Người dịch: Trần Hoàng

 

Thông thường các vị tướng không phải là những người yêu thích các cây cỏ thiên nhiên, nhưng vị anh hùng thời chiến Võ Nguyên Giáp đã gây xôn xao gần đây khi ông công khai phản đối nhà cầm quyền Hà Nội về việc chấp thuận kế hoạch khai thác tài nguyên bauxite ở Tây Nguyên.

Trong một đất nước nơi mà người dân thông thường bị tù vì việc chỉ trích chính sách của nhà nước, hành động bất ngờ của Đại tướng Giáp làm nổi bật lên cho thấy xã hội dân sự ở Việt Nam đang tiến triển ra sao. Được sự hỗ trợ bởi những người chỉ trích khác, tướng Giáp đã nói kế hoạch 15 tỉ đô la của Hà Nội để khai thác tài nguyên bauxite sẽ làm tổn hại môi trường Tây Nguyên, di dời chỗ ở của các nhóm dân tộc thiểu số, và đe dọa an ninh quốc gia.

Hành động bộc phát của Đại tướng Giáp – người mà trong những ngày còn phong độ đã từng đánh thắng quân đội Pháp và Mỹ – là đáng cân nhắc xem xét. Có một sự thù địch và ghét bỏ lẫn nhau giữa Việt Nam và Trung Quố c mà không có gì che đậy được. Ngoại trừ một khoảng thời gian hữu nghị vào những năm 1960, Trung Quốc đã từng đô hộ Việt Nam 1000 năm. Cả hai quốc gia đã đánh nhau một trận chiến ngắn ngủi vào năm 1979.

Tuy vậy, dù có mối nghi ngờ thâm căn cố đế về nước láng giềng phương bắc, chính phủ Việt Nam đã đồng ý từ lâu về một thỏa thuận ngầm bán bautxite cho Trung Quốc. Điều nầy đã nhấn mạnh một mối quan ngại thích đáng: Chiến lược lớn của Trung Quốc là sục sạo khắp thế giới để tìm các tài nguyên năng lượng và khoáng sản quan trọng mà không cần quan tâm tới các hậu quả liên quan.

Một bài báo trong tập san đối ngoại đã bàn luận rằng Trung Quốc đã và đang điều chỉnh cho chính sách đối ngoại của họ sao cho thích hợp với chiến lược phát triển bên trong nước tới một mức độ chưa từng có trước đây bằng cách khuyến khích các công ty quốc doanh do nhà nước làm chủ đi tìm kiếm các hợp đồng ở Phi Châu. Điều đáng lo ngại là Trung Quốc đang chạy đuổi theo các hợp đồng như thế — và cung cấp hối lộ tiền bạc, trợ giúp chính trị cho bất cứ ai ở quốc gia ấy ủng hộ việc làm của họ — trong lúc xem nhẹ, không chú ý gì tới các vấn đề  như vi phạm nhân quyền, buôn bán vũ khí và làm xuống cấp môi trường sống.

Chiến lược phát triển của Bắc Kinh với bất cứ giá nào vẫn có khả năng nổi lên như một sự có lợi cho cả hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc. Cả hai quốc gia vẫn có thể có được phúc lợi một cách thương mại từ mối liên doanh mỏ bauxite, nếu như Hà Nội trở nên nhạy bén hơn nữa tới những điều quan ngại đã được nêu lên bởi Tướng Giáp và những ngươi ủng hộ ông ta [1].  Gần đây, Hà Nội đã gần như đi theo hướng nầy, và đang nói rằng Hà Nội sẽ xem xét lại tác động môi trường của dự án nấy và sẽ trì hoãn việc khai thác trên diện rộng.

Tuy vậy, trong sự tính toán sau cùng nầy, hấp lực của nền của nền kinh tế Trung Quốc có thể đã chứng tỏ quá mạnh mẽ mà Hà Nội không thể nào chống lại được. Việt Nam hiện đang ở trong những tình trạng nguy nan của sự tuyệt vọng về kinh tế. Các khoản đầu tư trực tiếp của ngoại quốc (FDI) đã và đang giảm xuống, trong lúc Hà Nội đang bị thâm thủng thương mại với Trung Quốc. Trung Quốc là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Người ta chỉ cần nhìn vào lịch sử của Úc gần đây để tiên đoán tình thế đối diện với Trung Quốc của Việt Nam. Sau  khi bỏ túi những mối lợi to lớn từ việc bán các tài nguyên cho Trung Quốc, chính sách đối ngoại của Úc hiện nay đang nghiêng hẳn hướng về Trung Quốc và xa lìa khỏi nước Mỹ, một đồng minh truyền thống của họ. Điều tương tự như thế đang áp dụng cho Việt Nam; có sự phản đối của người trong nước hay không, thì thỏa thuận ngầm bán bauxite nầy chẳng bao lâu nữa sẽ đẩy Việt Nam gần hơn vào quỹ đạo của Trung Quốc.

 

Lời Bình của Trần Hoàng:

[1] Ở đoạn văn nầy, ta thấy tác giả bài báo rất nhầm lẫn, tác giả viết rằng: “Cả hai quốc gia vẫn có thể có được phúc lợi một cách thương mại từ mối liên doanh mỏ bauxite, nếu như Hà Nội trở nên nhạy bén hơn nữa tới những điều quan ngại đã được nêu lên bởi Tướng Giáp và những ngươi ủng hộ ông ta…”

Tác giả không hiểu rằng: đại tướng VNG và những người phản đối kế hoạch bauxite hoàn toàn không muốn Trung Quốc (hay bất cứ nước nào) khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Tướng Giáp và nhóm phản đối khai thác bauxite đưa ra 4, 5 điểm chính để hổ trợ cho quan điểm của họ.

_Trước hết, họ phản đối không muốn cho TQ khai thác bauxite ở Tây Nguyên vì mặt an ninh quốc phòng.

_Kế đến là việc khai thác bauxite ảnh hưởng lớn đến vấn đề môi trường và gây thiệt hại trên mức độ quá lớn và quá lâu dài cho sinh thái, ô nhiễm nguồn nước tiêu dùng, ảnh hưởng sức khỏe người dân, không có chỗ chứa các loại bùn quá độc hại, …

_Thứ ba là về mặt kinh tế, việc khai thác là không có lợi vì VN phải đầu tư vốn vào quá lớn. Thí dụ VN không có đập thủy điện đủ cung ứng cho khai thác, rồi mặt tốn tiền nhiều nhất là VN cần phải xây 270 Km đường xe lửa để chuyển vận bột nhôm ra hải cảng tốn ít lắm là 5-7 tỉ đô la, rồi phải đầu tư xây hải cảng cho TQ chở nhôm về nước của họ tốn ít nhất là 2 tỉ Mỹ kim. (tổng giám đốc tập đoàn Than và Khoán Sản VN cũng cho rằng việc lời lỗ chỉ là 50/50). Chưa kể  giá bột oxit nhôm là do TQ quyết định và hiện nay các hãng TQ đang bán lỗ vì không ai mua bột nhôm do kinh tế xuống.

_Thứ Tư là yếu tố văn hóa xã hội. Việc di dời người dân tộc ra khỏi mảnh đất của họ là không thể chấp nhận được.

Tóm lại, ở đoạn văn nầy, tác giả không am hiểu về sự nguy hại của khai thác bauxite đối với người VN trong các mặt : an ninh, môi trường, kinh tế, văn hóa xã hội, và sức khỏe.

http://www.lantabrand.com/cat1news1282.html

———————–

 

The Straits Times (Singapore)
July 4, 2009 Saturday

Vietnam: Heading into China’s orbit

Editorial

Generals are not natural tree-huggers, but Vietnamese war hero Vo Nguyen Giap caused a stir recently when he publicly opposed Hanoi’s approval of a Chinese plan to exploit bauxite reserves in his country’s Central Highlands. In a state where people are routinely jailed for criticising government policy, General Giap’s outburst highlights how Vietnam’s civil society is evolving. Supported by other critics, he said Hanoi’s US $15 billion (S $22 billion) plan to tap the country’s bauxite reserves would damage the environment, displace minority populations and threaten national security.

The outburst by Gen Giap – who in his heyday defeated the French and American armies – is significant. There is no love lost between Vietnam and China. Save for a period of amity in the 1960s, China dominated Vietnam for 1,000 years. The two countries fought a brief war in 1979.

Despite its ingrained suspicion of its northern neighbour, however, Vietnam had approved the bauxite deal. This underscores a pertinent concern: China’s grand strategy of scouring the world to find vital energy and mineral resources, never mind the consequences.

A Foreign Affairs article argues that China has adapted its foreign policy to its domestic development strategy to an unprecedented level by encouraging state-controlled companies to seek out contracts in Africa. The worry is that China has pursued such contracts – and political patronage – while giving scant regard to issues such as human rights abuses, arms proliferation and environmental degradation.

Still, Beijing’s growth-at-all-costs strategy could emerge as a win-win for both Vietnam and China. Both countries can still benefit commercially from the bauxite venture, if Hanoi becomes more sensitive to the concerns raised by Gen Giap and his supporters. Recently, Hanoi appeared to be moving in this direction, saying it would review the project’s environmental impact and delay its full implementation.

In the final calculation, however, the magnetic pull of China’s economy might prove too compelling for Hanoi. Vietnam is in dire economic straits. Foreign direct investment has plunged, while Hanoi runs a trade deficit with China – its biggest trading partner. One only needs to look at Australia’s recent history to predict Vietnam’s position vis-a-vis China. After reaping massive benefits from selling resources to China, Canberra’s foreign policy is now tilting more towards China and away from its traditional ally, the United States. The same applies to Vietnam as well; domestic opposition or no, the bauxite deal could soon push it closer to China’s orbit.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Kinh tế Việt Nam, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | Leave a Comment »

SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGƯỜI HOA Ở VN

Posted by adminbasam trên 04/07/2009

NGƯỜI HOA TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

TS Châu Thị Hải *

Viện Khoa học xã hội Việt Nam

 

Trong cuộc Hội thảo Việt Nam học lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội vào mùa thu năm 1998, tôi đã có dịp đưa ra thảo luận vấn đề: Diễn biến địa lý và lịch sử trong quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá Việt – Hoa. Tôi có dự định sẽ thảo luận những vấn đề tiếp theo như: người Hoa với quá trình hình thành và phát triển các đô thị thương mại ở Việt Nam; người Hoa với các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc; với quá trình đổi mới đất nước; đặc biệt trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới hiện nay,… tại cuộc hội thảo Việt Nam học lần thứ hai. Nhưng đáng tiếc là thời gian đó tôi chưa có cơ hội để tham gia. Thực ra, những vấn đề này không phải là hoàn toàn mới, ở chừng mực nào đó chúng đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu của tôi và các nhà khoa học ở Việt Nam (1). Nhưng để nhận thức một cách đầy đủ về đặc điểm của cộng đồng người Hoa qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam; những đặc điểm đó bắt nguồn từ đâu; chúng có những biểu hiện tích cực và tiêu cực như thế nào đến sự phát triển của cộng đồng này nói riêng và của lịch sử Việt Nam nói chung; làm thế nào để hạn chế những biểu hiện tiêu cực và phát huy những yếu tố tích cực cho sự phát triển cộng đồng,…cho đến nay thiết nghĩ vẫn cần tiếp tục đưa ra thảo luận. Tuy nhiên, trong phạm vi một bản báo cáo khoa học, tôi không thể trình bày một cách dàn trải tất cả những vấn đề đặt ra mà chỉ tập trung thảo luận sự hiện diện của cộng đồng người Hoa và vai trò của họ trong lịch sử Việt Nam. Do giới hạn số trang trong bản báo cáo khoa học, tôi chỉ trình bày tập trung vai trò của họ trong thời kỳ hình thành và phát triển của các đô thị thương mại thời kỳ cổ trung cận đại Việt Nam và cũng chỉ tập trung vào những hoạt động kinh tế của họ. Thời kỳ từ khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới đến nay sẽ đưa ra thảo luận trong một dịp nào đó (mặc dù một số những hoạt động của người Hoa trong thời kỳ này chúng tôi cũng đã công bố trong ít nhiều công trình nghiên cứu của mình).

Khác với nhiều thành phần dân tộc cư trú trên đất nước Việt Nam, cộng đồng người Hoa là một thành phần dân tộc “phi nguyên trú”, họ di cư từ các tỉnh phía Nam Trung Hoa sang. Có thể nói do đặc điểm địa lý, so với các nước trong khu vực, người Hoa đến Việt Nam khá sớm. Theo nguồn thư tịch cổ Việt Nam, họ đến đây từ thế kỷ thứ III trước công nguyên. Không kể binh lính và các đội quân xâm lược, người Hoa di cư vào Việt Nam rồi định cư ở đây thường diễn ra phổ biến từ sau các cuộc nội chiến ỏ Trung Quốc. Đó là các thời kỳ cuối Đường – đầu Tống (960 – 1279); cuối Tống – đầu Nguyên (1279 – 1368); cuối Nguyên – đầu Minh 1368 – 1644); cuối Minh – đầu Thanh (1644 – 1911). Theo dòng lịch sử cùng với sự biến động của lịch sử Trung Quốc, số lượng người Hoa đến Việt Nam ngày càng tăng dần. Họ cư trú khá tập trung ở những nơi có điều kiện buôn bán làm ăn, dần dần hình thành các khu phố Khách (Chinatowns). Tại Việt Nam có bốn trung tâm thương mại nổi tiếng mà ở đó người Hoa đã đóng một vai trò trung tâm trong hoạt động thương mại. Đó là đô thị thương mại Vân Đồn thế kỷ XV, đô thị Phố Hiến thế kỷ XVI, đô thị Hội An thế kỷ XVII và Sài Gòn – Chợ Lớn thế kỷ XVIII, XIX. Trong đó các đô thị Vân Đồn, Phố Hiến, Hội An vai trò người Hoa chỉ nổi lên trong một thời gian rồi suy yếu cùng với sự suy tàn của các đô thị này. Nhưng ở Sài Gòn – Chợ Lớn vai trò hoạt động thương mại của người Hoa vẫn trường tồn theo năm tháng và ngày càng phát triển từ đô thị thương mại trong thế kỷ XVIII đến nay đã trở thành một thành phố thương mại sầm uất nhất của nước Việt Nam.

Trước hết nói đến các đô thị thương mại ở Đàng Ngoài. Theo Ngô Thì Sỹ, ở Đàng ngoài đến cuối thế kỷ XVII có khoảng 5, 6 vạn người Hoa ở rải rác nhiều nơi, nhưng tập trung nhiều thương nhân nhất lúc bấy giờ là hai trung tâm buôn bán: Kẻ Chợ (Thăng Long – Hà Nội ngày nay) và Phố Hiến (Hưng Yên). Trung tâm Kẻ Chợ là nơi tập trung hàng hóa từ các miền phục vụ cho các tầng lớp quan lại và người dân kinh thành. Còn Phố Hiến là trung tâm giao dịch hàng hoá quốc tế, vừa là nơi tập kết nhưng cũng vừa là nơi phân phối hàng hóa cho các vùng miền khác nhau. Cũng theo Ngô Thì Sỹ, ở Phố Hiến lúc bấy giờ có khoảng 2000 nóc nhà phân bố ở 10 phường khác nhau, trong số đó nhà của người Hoa và người Nhật tập trung tại hai khu phố riêng biệt là “Phố Khách” (phố người Hoa) và “phố người Nhật”1. Họ làm chủ thị trường nội địa và tuyến hàng giao dịch giữa Phố Hiến và các đô thị trong nước; giữa Phố Hiến và các thuyền buôn Trung Quốc và các nước đến từ khu vực Đông Nam Á. Với vai trò này, các trung tâm buôn bán của người Hoa ở Phố Hiến trở thành các khu trung chuyển hàng hoá. Sách Hoà – Hán* tam tài đô hội có ghi một số mặt hàng cụ thể từ Phố Hiến được xuất khẩu sang Nhật Bản do người Hoa đảm nhiệm. Đó là lụa, lĩnh, đũi, nhung, tơ, bông, xạ hương,…chưa kể đến lượng hàng hóa được xuất khẩu sang các nước Anh, Pháp, Hà Lan, Philippin, như trong tấm bia “Anh linh Vương” ở Phố Hiến có nhắc đến., chắc chắn các mặt hàng từ bốn phương trong cả nước và có thể từ một số nước đã tụ hội về Phố Hiến thông qua vai trò của Hoa thương.

Trước và sau Phố Hiến một thời gian, ở Việt Nam còn có các đô thị hoạt động mà ở đó vai trò buôn bán của người Hoa cũng nổi lên khá rõ nét. Đó là cảng thị Vân Đồn, Vạn Ninh, Cần Hải và Hội An. Trước hết nói đến cảng thị Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn, cách Thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Nam và 8 km từ biển vào, ngay từ đầu thế kỷ, Hội An đã trở thành cảng khẩu và trung tâm thương mại lớn nhất của Việt Nam thời giờ và là địa điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng không chỉ của khu vực Đàng Trong của Việt Nam mà còn là của cả khu vực Đông Nam Á.

Những thương gia Trung Quốc đến buôn bán và cùng với những dòng người di cư đến đây đã hình thành nên khu “Phố Khách” sầm uất, cùng với khu “Phố người Nhật” đã làm cho bộ mặt của Hội An trở thành một đô thị vừa mang tính thương mại vừa mang tính đô thị kiều dân giống như đô thị Phố Hiến ở Đàng ngoài của Việt Nam. Họ đến đây từ đầu thế kỷ XVII nhưng đến giữa thế kỷ XVII – khi triều Minh bị quân đội Mãn Châu lật đổ, số người nhập cư tăng lên nhanh chóng làm cho số lượng người Hoa ở Hội An chiếm phần chủ yếu trong cơ cấu dân cư đô thị.

Chúa Nguyễn đã cho họ cư trú trong từng khu riêng biệt gọi là Minh Hương xã (làng Minh Hương). Thế kỷ XVII, dân số Minh Hương khoảng 6 nghìn người. Khi nói đến người Hoa và người Nhật, người truyền giáo Ch.Borri đã viết: “Người Hoa và người Nhật là những người buôn bán chính trong phiên chợ kéo dài 4 tháng hàng năm. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã cho phép họ xây dựng một thị trấn nơi họ đã chọn để cư trú. Thị trấn này gọi là Faifo, nó khá rộng và được chia thành hai khu phố riêng biệt của người Nhật và người Hoa. Họ có cơ quan quản lý riêng và sống theo phong tục tập quán riêng của mỗi nước. Sau khi chính phủ Nhật Bản thi hành chính sách đóng cửa, dân số người Nhật giảm sút nhanh chóng từ hàng ngàn gia đình chỉ còn lại 5 gia đình. Trong khi đó dân số người Hoa vẫn tiếp tục tăng lên và giao lưu buôn bán giữa Trung Quốc và Hội An hoặc giữa Trung Quốc và các nước qua vai trò trung chuyển của Hội An vẫn tiếp tục phát triển. Hàng hóa buôn bán của người Hoa ở đây khá đa dạng. Họ phân phối các loại hàng do các thuyền buôn từ Trung Quốc và các nước Xiêm, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Hà Lan,…mang đến như đồng, tơ lụa, đồ sứ, thuốc chữa bệnh,…và thu gom các loại sản phẩm như lụa, trầm hương, kỳ nam, quế, hồ tiêu, yến sào, xạ hương,… đặc biệt là vàng để bán lại cho các chủ tàu từ các nước nói trên 2. Như vậy, người Hoa ở Hội An thực sự đã trở thành một lực lượng buôn bán chính và là một lực lượng môi giới quan trọng trong quá trình giao lưu thương mại giữa Việt nam và các nước ngoài khu vực và trên thế giới. Không những thế, cùng với đặc trưng cư trú của mình, người Hoa còn góp phần vào quá trình định hình bộ mặt đô thị thuơng mại Hội An.

Hình thành muộn hơn Phố Hiến ở Đàng Ngoài và Hội An ở Đàng Trong, Sài Gòn – đô thị ở vùng phía Nam của Việt Nam cũng là một trung tâm thương mại sầm uất mà ở đó người Hoa cũng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động buôn bán. Sài Gòn là một đô thị thương nghiệp với vô số chợ lớn nhỏ: chợ Bến Nghé, chợ Cây Đa còm, chợ Bến Thành, chợ Tân Kiểng, chợ Quán, chợ Nguyễn Thục, chợ Bình An,…, khu phố Chợ Lớn là trung điểm của mọi hoạt động buôn bán mà người Hoa là lực lựợng chủ lực của trung điểm này. Sau khi bị quân Tây Sơn phá huỷ khu trung tâm thương mại Cù Lao Phố (Biên Hoà), thương gia người Hoa đã chạy xuống khu vực Tây Cống (Chợ Lớn ngày nay) năm 1778. Họ tụ hội tại đây và hình thành nên một phố chợ để tiếp tục hoạt động buôn bán (gọi là Bazar Chinois – chợ người Hoa). Trước khi hình thành Bazar Chinois, ở đây đã có khu phố thị của người Việt, tuy chợ của người Hoa xây sau nhưng lại bề thế hơn nên gọi là Chợ Lớn (sau này thương gia người Hoa Quách Đàm tiếp tục lập ra Chợ Lớn mới nay là chợ Bình Tây). Chợ Lớn trên thực tế là khu vực tiếp nhận sự di dời của cả một cảng thị lớn của vùng Nam Bộ ở Cù Lao Phố (Biên Hoà) nên tuy mới hình thành nhưng nó đã thừa kế được tiềm năng hoạt động buôn bán của khu vực cũ, các thương gia người Hoa chỉ chuyển đổi hình thức hoạt động từ thu mua lâm sản sang hình thức dịch vụ xay xát, xuất khẩu lúa gạo và cung cấp nhu yếu phẩm cho vùng đồng bằng sông Cửu Long đang trong thời kỳ phát triển. Dưới thời nhà Nguyễn, đặc biệt là dưới thời Lê Văn Duyệt, do chính sách mở rộng giao lưu và khuyến khích tiếp nhận tàu buôn nước ngoài đến buôn bán làm ăn ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn, người Hoa có điều kiện phát huy khả năng hoạt động xuất nhập khẩu lúa gạo và vai trò môi giới của mình. Dưới thời Lê Văn Duyệt, Chợ Lớn đã trở thành một trung tâm giao dịch sôi động và là thời kỳ làm ăn thịnh vượng của người Hoa kể từ sau khi cuộc tàn sát của quân Tây Sơn. Vì thế, cho đến tận bây giờ, ngưòi Hoa ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn vẫn xem họ Lê như một vị thần tài của Sài Gòn 3.

Như vậy, trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, người Hoa đã đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thưong nghiệp. Vai trò này có điều kiện phát huy sau khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, nhất là qua hai cuộc khai thác thuộc địa vào đầu thế kỷ XX. Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự chuyển biến kinh tế của Việt Nam. Nó đã tạo điều kiện hình thành mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy quá trình hoạt động buôn bán của người bản xứ, đặc biệt là người Hoa, trong đó tư bản thương mại người Hoa chiếm vị trí quan trọng, chiếm 62% trong tổng số vốn thương mại, còn tư bản Pháp chỉ chiếm 38%. Nếu trong tổng số vốn tư bản thuộc địa ở Việt Nam là 224 triệu Fr. thì tư bản Pháp và tư bản người Hoa đã chiếm tới 222 triệu Fr., còn tư bản người Việt và người các nước khác chỉ có 2 triệu Fr., chiếm 0,5%. 4 Một mặt nhờ tính đa dạng về nghề nghiệp, tính tổ chức chặt chẽ, tính tương đồng về ngôn ngữ trong quá trình thiết lập hệ thống kinh doanh mạng, người Hoa có lợi thế trong nắm bắt thị trường; mặt khác, lại được chính quuyền Mãn Thanh và chính quyền thuộc địa Pháp có chính sách ưu ái đối với họ. Chính quyền Mãn Thanh thi hành chính sách bất bình đẳng trong hoạt động thương mại với Việt Nam như cấm người Việt vào sâu trong nội địa của Trung Quốc để buôn bán, kể cả đường bộ lẫn đường thuỷ, trong khi đó người Hoa vẫn được phép vượt biên giới mỗi tháng 6 lần sang Trung Quốc và Việt Nam để mua bán lúa gạo. Biện pháp này đã giúp người Hoa làm chủ thị trường Việt Nam cho đến khi hàng hoá phương Tây tràn ngập thị trường này, sự độc quyền của người Hoa không còn nữa. Họ phải tiến hành cạnh tranh quyết liệt với các lực lượng tư bản nước ngoài. Nhưng chính sự cạnh tranh này đã giúp họ năng động hơn trong khi lựa chọn ngành nghề hoạt động. Lợi dụng ưu thế về ngôn ngữ vừa biết tiếng Việt vừa có tiếng Hoa, họ nhanh chóng thiết lập mạng lưới kinh doanh của mình trong hệ thống buôn bán lúa gạo ở vùng đồng bằng Nam Bộ và khu vực Sài Gòn – Chợ lớn. Những thương gia Hoa cũng như những mạng lưới của họ ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn đã thực sự mang lại quyền lợi cho tư bản Pháp trong việc tiến hành thu mua và xuất khẩu lúa gạo ở “vựa thóc Nam Kỳ”. Như vậy, trước khi ngành công nghiệp thực sự đưa lại sự giàu có cho Đông Dương, ngành xuất khẩu (chủ yếu là xuất khẩu lúa gao và sắt thép) là ngành tiêu biểu cho sự giàu có của cả khu vực này. Về ngành thương mại nói chung và ngành xuất khẩu nói riêng chủ yếu nằm trong tay thương nhân Hoa 5.

So với tư sản người Việt, tư sản người Hoa là chỗ dựa xã hội đáng tin cậy của người Pháp ở Đông Dương, vì dù sao tư sản người Việt còn có tinh thần dân tộc, cơ sở kinh tế lại quá bé nhỏ nên không đủ sức đảm nhiệm vai trò môi giới chuyển giao hàng hóa giữa ngoại quốc và nội địa, mà chỉ có “Hoa kiều là những người duy nhất có đủ sức mua và có đủ tư cách mua những hàng hoá của Pháp để dùng ở khu vực thành thị, họ trở thành những người trung gian tuyệt vời giữa người ngoại quốc và người bản xứ. Tất cả những đặc điểm đó đã làm cho người Pháp kiêng nể họ. Các vị Toàn quyền Pháp ở Đông Dương đã thừa nhận vai trò, vị trí của người Hoa, không bao giờ thấy Hội đồng dân biểu Đông Dương đòi hỏi chính quyền phải có những biện pháp hạn chế đối với họ, không những thế, trong phiên họp ngày 3/8/1900, Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ còn ra quyết nghị miễn cho người Hoa nộp khoản tiền đăng bạ năm đầu khi họ mới đến”6.

Tuy đã dành cho người Hoa phần ưu ái như vậy, nhưng người Pháp không bao giờ quên rằng họ phải chiếm độc quyền trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Để có thể chiếm được vị trí độc quyền trong hoạt động thương mại, người Pháp đã lập ra Ngân hàng Đông Dương (Banque de L’Indochine) năm 1873 trên cơ sở hợp nhất các tổ chức tài chính: “Chiết khấu ngân hàng quốc gia” (Comptoi r national d’ Escompte), “Ngân hàng kỹ nghệ và thương mại” (Crédit Industriel et Commercial), ngân hàng Paris và Hà Lan (Banque de Paris et des Pays – Bas), và Tổng công ty (Société générale). Từ đó Ngân hàng Đông Dương trở thành trung tâm phát hành giấy bạc và trở thành một bộ phận chủ chốt của hệ thống khai thác thuộc địa. Trong điều kiện như vậy, các nhà buôn người Hoa lập ra các tổ chức tài chính của mình để tham gia cạnh tranh với tư bản độc quyền Pháp. Ngân hàng Pháp – Hoa đã được thành lập bên cạnh các ngân hàng Đức, Anh 7. Tuy nhiên, hệ thống tài chính non trẻ của người Hoa không thể cạnh tranh được với các tổ chức tài chính dày dạn kinh nghiệm của tư bản Pháp và tư bản người Âu khác, các thương gia người Hoa ở Sài Gòn thành lập “Phòng thương mại” trên cơ sở các tổ chức tín dụng của người Hoa. Đây là một tổ chức tài chính khá chặt chẽ theo hệ thống khép kín có khả năng điều hoà giá cả trên thị trường và điều khiển những hoạt động buôn bán của người Hoa ở Việt Nam. Nhờ hệ thống tài chính này, người Hoa đã vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1919 – 1923 và 1929 – 1933 để cạnh tranh với các thế lực tư bản nước ngoài ở Việt Nam và tiếp tục đứng vững trên nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Trong các ngành tư bản khác, vốn của tư bản người Hoa cũng khá lớn, chiếm 24%, trong tổng số vốn của tư bản thuộc địa, chỉ đứng sau tư bản Pháp. Không chỉ ở Sài Gòn – Chợ Lớn và trong ngành xay xát lúa gạo, ngay trong nhiều ngành công nghiệp nhẹ ở Hải Phòng, Hà Nội, người Hoa cũng nắm trong tay nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ. Năm 1939 ở Hải Phóng có 70 xí nghiệp, người Hoa chiếm 24, người Pháp 38, và người Việt chỉ có 6. Hầu hết các xí nghiệp của người Hoa thuộc loại vừa và nhỏ nên số vốn đầu tư của họ không lớn. Năm 1943 vốn đầu tư của người Hoa ở Đông Dương chỉ có 82 triệu Fr. chiếm 20% trong khi đó, tổng số vốn đầu tư tư bản nước ngoài là 4 tỉ Fr.8 Nói tóm lại, người Hoa đã xuất hiện trong xã hội Việt Nam từ khá sớm và cùng đồng hành với lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ. Từ khi nền kinh tế hàng hoá Việt Nam mới hình thành trong các thế kỷ XVI, XVII, XVIII, và phát triển trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, Ở thời điểm nào hình ảnh và vai trò, vị trí kinh tế của người Hoa cũng khá nổi bật. Từ vai trò môi giới, trung gian trong giao dịch hàng hoá, đến làm chủ các hãng buôn xí nghiệp, người Hoa đã thể hiện khá thành công những đặc tình kinh doanh của mình. Đó là cách thức vận dụng các mối quan hệ họ hàng, sự tương đồng về văn hóa, ngôn ngữ để thiết lập một hệ thống kình doanh khép kín. Họ đặc biệt tôn trọng và tận dụng chữ “tín” để giải quyết các hợp đồng nóng khi thời cơ đến. Khả năng tự huy động nguồn vốn có hiệu quả qua các hình thức tín dụng gia đình,….là những yếu tố dẫn đến thành công của họ qua các thời kỳ lịch sử. Những yếu tố này sẽ được phát huy như thế nào trong quá trình tiếp tục khẳng định vai trò và vị trí của họ trong nền kinh tê đổi mới của Việt Nam cũng như trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận trong một dịp khác.

 

* Ghi chú của Ba Sàm:  Tham luận này được phổ biến tại HỘI THẢO QUỐC TẾ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ BA “Việt Nam: Hội nhập và Phát triển” . Mời xem thêm các bài viết về cuộc hội thảo này (riêng trang web của Hội thảo có lẽ đã bị gỡ bỏ): “Việt Nam học trong thế kỷ 21“; “Thăm ban tổ chức hội thảo VN học lần ba“; “Nghiên cứu Việt học ‘không độc quyền‘”; ” Đánh giá lịch sử mở rộng lãnh thổ của Việt Nam“; ” Kiến giải của một người Nhật về ông Hồ“; ” Chủ tịch VN nói chuyện với học giả nước ngoài“;

Và các bài tham luận trong Hội thảo đã được đăng trên Nhật báo Ba Sàm:

92:ĐỂ ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐÚNG ĐẮN HƠN: CÁI NHÌN TỪ LỊCH SỬ

93:QUAN HỆ VIỆT NAM-LIÊN XÔ 1924 – 1954 VÀ VẤN ĐỀ HÒA NHẬP

149:QUAN HỆ VN-LX ‘65-’75

150:SÁCH ĐỊA CHÍ Ở MIỀN NVN(’54-’75)

156.CHỦ NGHĨA HỢP HIẾN Ở VN

162.TỪ NHÀ NƯỚC TOÀN TRỊ TỚI THỜI ĐẠI DÂN DOANH

191.CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI VIỆT NAM ĐỔI MỚI

217.VN-TQ THẾ KỶ XIX THỂ CHẾ TRIỀU CỐNG, THỰC VÀ HƯ

219.TUẦN TRA,KIỂM SOÁT VÙNG BIỂN THỜI NGUYỄN SƠ:1802-1858

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lâm Kim Chi. Xem xét một số vấn đề Hoa kiều Nam Dương qua sách ghi lịch sử dòng họ tộc phả của quê hương Hoa kiều Phúc Kiến. Tạp chí Bắc Kinh số 3, 1980. 2. Hoa kiều chí (Tổng chí). Uỷ ban Hoa Kiều chí Đài Loan biên soạn, 1956. 3. Ngô Văn Hoà, Dương Kinh Quốc. Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng. Nxb KHXH, Hà Nội, 1978. 4. Trần Văn Đỉnh. Vấn đề Hoa kiều Nam Dương. Tạp chí Quê Hương, Sài Gòn, số 15 (1960), số 19 (1961), số 20 ( 1962). 5. Khương Hữu Điểu. “Người Việt gốc Hoa và nền kinh tế Việt Nam”. T/c Cấp Tiến, Sài Gòn, 1970. 6. Đô Thị Hội An. Nxb KHXH, Hà Nội, 1991. 7. Lê Quý Đôn. Phủ biên tạp lục. Hà Nội, 1964. 8. Trần văn Giàu. Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1987.. 9. Châu Hồng Liên (Châu Thị Hải). Các loại hình liên kết khác nhau trong cộng đồng người Hoa ở Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XX, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 – 1991. 10. Châu Hải. Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam.Nxb KHXH, Hà Nội, 1992. 11. Châu Hải. Triều Nguyễn với cộng đồng người Hoa ở Việt Nam thế kỷ XIX. T/c Nghiên cứu lịch sử. số 4 (275) VII – VIII, 1994. 12. Châu Thị Hải (đồng chủ biên). Bước đầu tìm hiểu quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt -Hoa trong lịch sử. Nxb Thế giới. 1998. 13. Châu Thị Hải. Vị trí kinh tế người Hoa ở các nước ASEAN. Nghiên cứu Đông Nam Á, 1998. 14. Châu Thị Hải. Người Hoa với liên kết khu vực trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4 – 2001. 15. Châu Thị Hải. Người Hoa Việt Nam và Đông Nam Á: hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay. Nxb KHXH, H.2006. 16. Đào Trinh Nhất. Thế lực khách trú và di dân vào Nam Kỳ. Hà Nội, 1924. 17. Lý Trường Phó. Trung Quốc thực dân sử. Thương vụ ấn thư quán phát hành, Đài Loan, năm 1936. 18. Sài Gòn xưa và nay. T/c Xưa và nay, Nxb Trẻ, 1998. 19. Vương Hồng Sến. Sài Gòn năm xưa. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1997. 20. Amer Ramses. The Ethnic Chinese in Vietnam and Sino – Vietnamese Relation. Forum, Kualalumpur, 1991. 21. Amer Ramses. The Study of Ethnic Chinese in Vietnam. Trends, Issue and Challeges, Asian Culture, Singapore, 1998, June, No.22. 22. Chau Hai. The Chinese in Pho Hien and their relation with the other Chinese in other Urban Areas of Vietnam”/PHO HIEN: the Centre of International Comerce in the XVII – XVIII Centuries. The Gioi Publishers, Hanoi – 1994. 23. Chau Thi Hai. Trade Activities of the Hoa along the Sino – Vietnamese Border/ Where CHINA Meets SOUTHEAST ASIA: Social & Cultural Change in the Border Region ( eds. By Grant Evants, Christopher Huton, & Kuah Khun Eng). published by Institute of Southeast Asian Studies, Singapore – 2000. 8

24. Chau Hai. The Policies on Chinese residents (Hoa) through various Historical periods in Vietnam/ Ethnic Minorities and Policies in Southeast asia (eds. By thomas Engelbert, Hans dieter Kubitscheck). PETER LANG, Frankfurtam Main – Berlin – Bern – Bruxelles – New York – oxford – Wien,2004. 25. Pursell.V. The Chinese in Southeast Asia, London, 1965. 26. Pierre Rechard Ferey. Le Viet nam au XXe siecle, Presses Universitaires de France, Paris, 1979. 27. Tsai Maw Kuey. Les Chinois au sud Viet Nam, Paris, 1968.

 

1 .Phan Huy Lê – Chu Thiên – Vương Hoàng Tuyên – Đinh Xuân Lâm. Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Tập III, Nxb Giáo dục Hà Nội, 1960, tr.165. * “Hoà “là Nhật và “Hán “là Hoa

2 Lê Quý Đôn. Phủ Biên tạp lục. Hà Nội, 1964, tr.105

3 Sơn Nam. Người Hoa. Tạp chí Xưa và nay, Nxb Trẻ, 1998, tr.155.

4 Đào Trinh Nhất. Thế lực Khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ, H.1924, tr. 20

5 Pierre – Richard Ferey Le Viet Nam au XXe sìecle, Presses Universitaires de France, Paris, 1979, tr.45…

6 Pierre – Richard Ferey Le Viet Nam au XXe sìecle, Presses Unive rsitai ré de France, Pải s, 1979, tr..45.

7 Pie rre – Richard Ferey. Le Viet Nam au XXe sìecle, sách đã dẫn, tr. 48 – 49

8 Ngô Văn Hoà, Dương kinh Quốc.Giai cấp công nhân Việt nam những năm trước khi thành lập Đảng. Nxb KHXH, Hà Nội, 1978, tr.197. 7

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Kinh tế Việt Nam, Lịch sử, Trung Quốc | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

Những dấu hiệu nguy hiểm về kinh tế ở Việt Nam

Posted by adminbasam trên 02/07/2009

THE WALL STREET JOURNAL

Nhiều người đã nhìn thấy những dấu hiệu nguy hiểm trong các giải pháp

kích cầu của Việt Nam

JAMES HOOKWAY PATRICK BARTA

Ngày 2-7-2009

 

Việt Nam đang khoe khoang rằng mình là một trong những nền kinh tế mau phục hồi nhất trên thế giới trong năm nay, thế nhưng các kinh tế gia đang lo ngại là sự thành công nầy đang che giấu những vấn nạn nghiêm trọng, khi những rủi ro trong các khoản cho vay lỏng lẻo, trực tiếp, không rõ ràng của nhà nước đang đẩy Việt Nam vào trong một cơn ảo tưởng đầu cơ mới.

Những mối quan ngại này đã được nhấn mạnh vào hôm thứ Ba, khi Fitch Ratings (một tổ chức xếp hạng, đánh giá mức độ tín dụng, tài chánh, kinh tế,… của các quốc gia, tập đoàn, hãng xưởng của toàn thế giới) đã hạ thấp giá trị của đồng nội tệ của Việt Nam xuống, bằng việc dẫn ra “một nhịp độ giảm giá trị đều đặn trong vị thế tài chính của quốc gia này” và một hệ thống ngân hàng “có thể bị tổn thương vì căng thẳng tiềm tàng trong hệ thống nầy” trong khi nền kinh tế bị ngập lụt vì các khoản tín dụng mà chính phủ đổ vào.

Những mối lo âu tương tự đang ảnh hưởng lên Hoa Kỳ và Trung Quốc, các nước nầy đang ở dưới áp lực để chuẩn bị làm chậm lại hoặc ngưng bớt các khoản tiền của chính phủ bơm vào để thúc đẩy nền kinh tế. Song những nỗi lo là đặc biệt không thể nào nhầm lẫn được ở Việt Nam, một trong những nền kinh tế đang nổi lên được (các nước) theo dõi sít sao nhất và là một nơi ngày càng có sức cuốn hút quan trọng đối với đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Phần lớn nền kinh tế của nước này bị thống trị  bởi các doanh nghiệp nhà nước, mà các doanh nghiệp này hiện có một lịch sử là  thực hiện những khoản đầu tư dại dột ra bên ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của họ, các khoản đầu tư nầy góp phần cho hành vi may rủi, có cơ nguy thua lỗ rất cao vừa qua và cho những thời kỳ phát triển quá nóng.

Kể từ khi khởi đầu của cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các ngân hàng của nhà nước VN đã đổ ít nhất 19 tỉ đô la những khoản vay vào trong nền kinh tế, tương đương với khoảng 1/5 tổng sản phẩm quốc nội của nước này, theo tin từ chính phủ cho hay. Lượng tiền nầy là một mục hổ trợ chủ chốt của một chương trình kích cầu mà trong đó nhà nước cung cấp các khoản trợ cấp lãi suất (thấp) cho các ngân hàng để họ có thể thực hiện nhiều khoản cho vay nhằm giúp các doanh nghiệp nhà nước và các nhà xuất khẩu.

Các biện pháp nầy tỏ ra đang được phát huy hiệu quả trong ngắn hạn, với dự báo tăng trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF là 3,3% trong năm nay, trong khi các nước láng giềng như Thái Lan và Malaysia phải đối mặt với những suy giảm nặng nề.

Hôm thứ Tư, chính phủ cho biết tổng sản phẩm quốc nội GDP đã tăng lên 3,9% trong nửa đầu năm so với một năm trước, với mức tăng trưởng đang lên sẽ đạt 4,5% vào quý 2, từ mức 3,1% của quý một. Nền kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng 6,2% trong năm 2008 và 8,5% năm 2007.

Hiện nay, giá cả trên thị trường chứng khoán cũng đột ngột tăng cao hơn, với chỉ số điểm chuẩn của Việt Nam lên tới 86% kể từ đầu tháng Ba. Theo các kinh tế gia cho biết, thì giá nhà ở đang leo thang tại nhiều nơi ở thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm buôn bán và là nơi trú đóng của thị trường chứng khoán.

Cung cấp nhiều khoản tín dụng là “một chiến lược đúng đắn. Các giải pháp kích cầu của chúng tôi buộc các ngân hàng phải cho vay mượn một cách có hiệu quả,” theo nhận xét ông Lê Xuân Nghĩa, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, một trong những người đảm trách điều chỉnh vấn đề tài chính trọng yếu của quốc gia.

Thế nhưng với quá nhiều tiền bạc được rót vào nền kinh tế, nhiều người dân mà chúng tôi gặp trên đường phố đã lo ngại cho một sự quay trở lại của lạm phát (đồng tiền mất giá), từng vọt lên tới 28% vào giữa năm 2008 trước khi lắng dịu ở mức 5,6% vào tháng Năm này.

Nhiều người Việt Nam đang phản ứng lại bằng cách đầu tư bất cứ khoản tiền nào mà họ có thể gom góp với nhau được vì lo ngại lạm phát hồi sinh. Ví dụ, như trong những vùng ngoại ô nghẹt thở vì bụi ở Hà Nội, một cơn bùng nổ bất động sản hiện đang ở vào cao nhất. Một loạt các doanh nghiệp nhà nước và các công ty tư nhân đang dựng lên một vòng cung các khu thị trấn vệ tinh nằm quanh trong khu vực để nới lỏng tình trạng tắc nghẽn trong lòng Hà Nội cũ, nơi mà những chiếc xe hơi và các xe tải chen lấn chèn ép ngang vượt qua hàng đàn xe gắn máy và xe đạp.

Nguyễn Thị Huyền, một người môi giới bán nhà cửa cho dự án Khu đô thị Mới Văn Khê, cho biết cô đang có liền khoảng 10 hoặc nhiều hơn các khoản đầu tư trong một tháng cho những dự án phát triển này, tăng hai tới ba lần so với cùng kỳ năm ngoái. Một số các ngôi nhà đã bán qua tay chủ khác năm lần hoặc hơn và giá cả đã được nhân lên tới sáu lần kể từ khi dự án được khởi động vào thời đỉnh điểm của cuộc bùng nổ năm 2007 ở Việt Nam, cô cho biết.

Những người mua “đang lo sợ về tình trạng lạm phát và muốn đầu tư tiền bạc của họ vào đâu đó cho an toàn,” cô Huyền cho biết trong khi thắp lên một ngọn nến trên một cái bàn thờ đặt trong văn phòng của mình, nơi có hàng đống những miếng giấy in hình tờ bạc 100 đô la được đặt lên để lấy may.

Một số kinh tế gia ở Việt Nam lo ngại là các nhà lãnh đạo chính trị của nước này đang cứ dính chặt vào  trong những kế hoạch kinh tế năm năm hướng vào tăng trưởng quá đến nổi họ sẽ không muốn  khóa cái vòi nước tiền bạc kích cầu lại cho tới khi lạm phát đã ngóc đầu dậy một lần nữa. Vào tháng Tư, chính phủ đã nới rộng lên hai năm một chương trình cho vay kích cầu với khoản hỗ trợ lãi suất là 4% mọi khoản vay từ các ngân hàng Việt Nam cho khu vực kinh doanh, khích lệ các ngân hàng hăng hái cho vay mượn tiền hơn.

“Họ đang cố vặn ngược chiếc kim đồng hồ trở lại năm 2006 và 2007, khi tên của trò chơi đã từng là xuất khẩu càng nhiều càng tốt cho những người Mỹ tiêu pha hoang phí. Thế nhưng, người Mỹ có thể sẽ không quay trở lại thói quen chi tiêu như trước nữa, và chúng tôi có thể đi đến kết cục với một loạt vấn nạn lạm phát một lần nữa,” một nhà kinh tế, có hiểu biết gần với quan điểm của chính phủ, cho biết.

Trong khi “chính phủ đã thành công trong việc giữ ổn định nền kinh tế” trong những tháng gần đây, thì các quan chức “cũng cần xem xét tới những rủi ro trong dài hạn, ví như khả năng thanh toán bằng tiền mặt phát triển quá độ trong hệ thống ngân hàng và khả năng tiềm ẩn để gây bùng nổ nạn lạm phát,” theo ông Trần Lê Khanh, trưởng ban đầu tư của Prudential Vietnam Fund Management, công ty quản lý quỹ tại Việt Nam của Prudential PLC.

Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo chính phủ Việt Nam trong một báo cáo vào tháng trước rằng việc cho vay trực tiếp từ nhà nước có thể làm chậm lại việc sửa chữa, xây dựng lại các doanh nghiệp quốc doanh, và thay vào đó Việt Nam có thể tập trung vào việc trợ giúp dân chúng là những người bị mất việc làm trong cuộc suy thoái này. “Có lẽ là tốt để tạm dừng lại và suy nghĩ xem liệu việc nâng đỡ các hoạt động kinh tế có nên tiếp tục là một quyền ưu tiên duy nhất hay không,” Ngân hàng Thế giới gợi ý.

Các nhà phân tích (kinh tế và tài chánh) khác thì lo ngại là việc cho vay nhiều có thể làm gia tăng các vấn nạn nợ xấu trong khu vực ngân hàng. Về mặt chính thức, các khoản cho vay không đòi lại được đang ở mức 2,6%, tăng từ 2,2% vào cuối năm ngoái. Thế nhưng Việt Nam đã không tính tới những tỉ lệ nợ xấu (cho vay nhưng không đòi lại được) theo các tiêu chuẩn quốc tế. Fitch Rating mới đây đã đánh giá con số thực của các món nợ cho vay mà không đòi lại được tiền có thể cao vào khoảng 13% trong tổng số các khoản vay nợ cho tới cuối năm 2008. Vào hôm thứ Ba, trong bảng xếp hạng hạ thấp Việt Nam xuống của tổ chức này, tổ chức này cho biết chương trình hỗ trợ cho vay của nước này “hầu như chắc chắn sẽ làm cho nhiều vấn đề xấu thêm.”

Hiệu đính: Trần Hoàng

———————-

 

The Wall Street Journal

Danger Signs Seen in Vietnam Stimulus

JULY 2, 2009

By JAMES HOOKWAY and PATRICK BARTA

HANOI — Vietnam boasts one of the developing world’s most resilient economies this year, but economists fear the success masks serious problems, as loose state-directed lending risks pushing Vietnam into a new speculative bubble.

Those concerns were highlighted Tuesday, when Fitch Ratings downgraded Vietnam’s local currency rating, citing “a steady deterioration in the country’s fiscal position” and a banking system that’s “vulnerable to potential systemic stress” as the government floods the economy with credit.

Similar worries affect the U.S. and China, which are under pressure to prepare to pull in the reins of government stimulus. But the fears are especially pronounced in Vietnam, one of the most-closely watched emerging economies and an increasingly important magnet for foreign direct investment. Much of its economy is dominated by state enterprises that have a history of making ill-advised investments outside their core businesses, which have contributed to past speculative behavior and bouts of overheating.

Since the onset of the global economic crisis, state banks have poured at least $19 billion in loans into the economy, equivalent to about one-fifth of the country’s annual gross domestic product, according to the government. The money is a key plank of a stimulus program in which the state provides interest-rate subsidies to banks so they can make more loans to help state enterprises and exporters.

The measures appear to be paying off in the short term, with the International Monetary Fund forecasting growth of 3.3% this year, while neighbors such as Thailand and Malaysia face steep contractions.

On Wednesday, the government said GDP expanded 3.9% in the first half of the year compared with a year earlier, with growth accelerating to 4.5% in the second quarter from 3.1% during the first quarter. Vietnam’s economy expanded 6.2% in 2008 and 8.5% in 2007.

Stock market prices are also sharply higher, with Vietnam’s benchmark index up 86% since the beginning of March. Residential property prices are climbing in many parts of Hanoi, the capital, and Ho Chi Minh City, the center of commerce and home to the stock exchange, economists say.

Providing lots of credit is “a good strategy. Our stimulus measures force banks to lend productively,” says Le Xuan Nghia, vice chairman of the National Financial Supervisory Commission, one of the country’s main financial regulators.

But with so much money being funneled into the economy, many people on the street fear a return of inflation, which accelerated to 28% in mid-2008 before easing to 5.6% in May.

Many Vietnamese are responding by investing whatever cash they can scrape together as fears about inflation revive. In the dust-choked eastern suburbs of Hanoi, for instance, a property boom is in full swing. A series of state and privately owned companies are erecting an arc of satellite towns in the area to ease congestion in old Hanoi, where cars and delivery trucks struggle to squeeze past swarms of motor-scooters and bicycles.

Nguyen Thi Huyen, a broker for the Van Khe New Urban City project, says she is putting together 10 or more deals a month at the development, up from just two or three this time last year. Some units have changed hands five times or more and prices have risen six-fold since the project was launched at the peak of Vietnam’s boom in 2007, she says.

Buyers are “worrying about inflation and want to invest their money somewhere safe,” Ms. Huyen says, lighting a candle at a shrine in her office where several piles of facsimile $100 bills are stacked up for good luck.

Some economists in Vietnam fear the country’s politicians are so enmeshed in their growth-oriented five-year economic plans that they won’t be willing to turn off the stimulus tap until inflation has already reared its head again. In April, the government extended by two years a lending-stimulus program that pays four percentage points of interest on any loans by Vietnamese banks to the business sector, encouraging banks to lend more aggressively.

“They are trying to turn back the clock to 2006 and 2007, when the name of the game was exporting as much as possible to profligate Americans. But Americans might not resume spending again in the same way, and we could end up with a serious inflation problem again,” says an economist with close knowledge of government thinking.

While the “government’s been successful at stabilizing the economy” in recent months, officials “also need to consider the longer-term risks, such as excess liquidity in the banking system and its potential to spark inflation,” says Tran Le Khanh, chief investment officer at Prudential Vietnam Fund Management, Prudential PLC’s Vietnam fund business.

The World Bank cautioned the Vietnamese government in report last month that state-directed lending could be hampering overhauls at state enterprises, and Vietnam might instead want to focus on helping people who have lost their jobs in the downturn. “It might be good to pause and reflect whether sustaining economic activity should remain the single priority,” the World Bank said.

Other analysts worry the lending spree could escalate bad debt problems in the banking sector. Officially, non performing loans stand at 2.6%, up from 2.2% at the end of last year. But Vietnam doesn’t calculate bad-debt rates according to international standards. Fitch Ratings recently estimated the real figure may have been as high as 13% of total loans at the end of 2008. In its ratings downgrade Tuesday, it said the country’s loan-subsidy program “is almost certain to make matters worse.”

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Kinh tế Việt Nam | Thẻ: , | Leave a Comment »

Mekong 2009:Dòng sông câm nín

Posted by adminbasam trên 01/07/2009

Đài Pháp RFI

Mekong 2009 : Dòng sông câm nín

Bài đăng ngày 01/07/2009

Bài viết sau đây của tác giả Ngô Thế Vinh cung cấp cho bạn đọc những thông tin không chỉ về chuỗi 14 con đập bậc thềm Vân Nam mà là một cái nhìn toàn cảnh về những bước khai thác hủy hoại trên suốt chiều dài của dòng sông kể cả khúc hạ lưu với thêm 11 con đập mới. Theo tác giả, nan đề của Việt Nam thế kỷ 21 là tham vọng bành trướng vô hạn, liên tục của Trung Quốc đang từng bước “Tây Tạng hóa” biển Đông, khống chế toàn con sông Mekong.


Gửi Nhóm bạn Cửu Long

LỜI DẪN_ Dư luận mới đây lại một thoáng xôn xao khi có phúc trình của Liên Hiệp Quốc đề cập tới con đập mẹ Xiaowan/ Tiểu Loan cao nhất thế giới vừa hoàn tất, cùng với những tác hại của chuỗi đập Vân Nam như một “mối đe dọa duy nhất-lớn nhất / the single greatest threat”đối với hệ sinh thái sông Mekong. Báo chí trong nước có vẻ đang được phép mạnh dạn lên tiếng “Hãy Cứu Sông Mekong” dĩ nhiên với rất ít đụng chạm tới nước lớn Trung Quốc mà chỉ với các nước láng giềng nhỏ như Thái Lan, Lào, Căm Bốt khi nói tới nguy cơ thêm 11 con đập thủy điện chắn ngang dòng chính sông Mekong khúc Hạ Lưu. Rất đáng lưu ý là Trung Quốc đã có liên hệ trực tiếp đầu tư tới 4 trong số 11 con đập ấy, không kể 14 con đập bậc thềm Vân Nam đã là sở hữu của riêng họ.

Nhưng không lẽ chờ tới năm 2009, sắp qua đi thập niên đầu của thế kỷ 21, đứng trước “sự đã rồi”giới khoa học trong nước mới “dè dặt” lên tiếng bày tỏ mối quan ngại về việc Trung Quốc xây đập và hồ chứa nước trên thượng nguồn sông Mekong. Đối với các nhà hoạt động môi sinh bên ngoài, trong đó có “Nhóm Bạn Cửu Long” họ đã biết rõ và liên tục lên tiếng báo động từ hơn một thập niên qua về hiểm họa các dự án xây đập của Trung Quốc và cả các con đập hạ lưu.

Với sự đồng ý của tác giả, RFI và báo Khởi Hành cùng giới thiệu bài viết mới của bác sĩ nhà văn Ngô Thế Vinh, tác giả 2 cuốn Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin không chỉ về chuỗi 14 con đập bậc thềm Vân Nam mà là một cái nhìn toàn cảnh về những bước khai thác hủy hoại trên suốt chiều dài của dòng sông kể cả khúc hạ lưu với thêm 11 con đập mới. Cũng để thấy rằng nan đề của Việt Nam thế kỷ 21 là tham vọng bành trướng vô hạn không ngưng nghỉ của nước lớn Trung Quốc đang từng bước “Tây Tạng hóa” biển Đông, khống chế toàn con sông Mekong và đã cắm được mũi dao nhọn vào cuống họng Tây Nguyên vốn là một địa bàn chiến lược sinh tử của Việt Nam.

TIN CHẤN ĐỘNG: THÊM 11 CON ĐẬP HẠ LƯU

“Cứu Lấy Sông Mekong”, đó là tiêu đề của một kiến nghị mới đây được dịch ra 7 thứ tiếng với hơn 15000 chữ ký (18-06-2009) được gửi tới thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva cùng với các chánh phủ khác trong lưu vực như Lào, Căm Bốt, Việt Nam, bày tỏ mối quan ngại về dự án chuỗi 11 con đập Hạ Lưu chắn ngang dòng chính sông Mekong, nhất là với hai con đập Ban Koum 2330 MW và Pak Chom 1079 MW của Thái Lan. Kiến nghị trên đã không được gửi tới Bắc Kinh mặc dù Trung Quốc đã và đang xây những đập thủy điện Vân Nam lớn hơn các dự án vùng Hạ Lưu rất nhiều, và ngay cả trong số 11 dự án đập Hạ Lưu, đã có 4 con đập do các công ty Trung Quốc trực tiếp đầu tư vào.

“Nỗi Sợ Hãi Trung Quốc/ Sinophobia” có thể nói là mẫu số chung của các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Đâu phải là bất ngờ mà nẩy ra kế hoạch 11 con đập lớn Hạ Lưu chắn ngang dòng chính sông Mekong. Đó là một tiến trình phát triển liên tục từ nhiều năm, khi nhanh khi chậm, do cấu kết của các công ty tư bản xây đập với các chánh phủ độc tài trong vùng. Phản ứng ồn ào của các nhóm cư dân liên hệ và cả những nhà hoạt động môi sinh chỉ có giá trị biểu trưng chứ không có thực lực đối trọng để có thể ngăn chặn hay thay đổi tiến trình ấy.

Cách đây hơn hai năm, theo tin báo The Nation Bangkok (04/11/2007), bộ Năng lượng Thái cho tiến hành khảo sát tính khả thi của dự án đập thủy điện khổng lồ Ban Koum công suất 2230 Megawatt chắn ngang dòng chính sông Mekong nơi tỉnh Ubon Ratchathani đông bắc Thái với dự trù kinh phí lên tới 2,5 tỉ Mỹ kim.

Theo Prakob Virojkut, viện trưởng đại học Ubon Ratchathani, dự án này sẽ bị các quốc gia láng giềng như Lào, Căm Bốt và Việt Nam chống đối. “Chẳng phải dễ dàng để thực hiện một công trình xây đập lớn như vậy do những ảnh hưởng rộng rãi trên địa phương và liên quốc gia”. Lào sẽ là quốc gia đầu tiên chống dự án này vì ảnh hưởng tới dịch vụ bán điện của Lào sang Thái Lan. Lào vẫn được coi như một “xứ Kuwait thủy điện” của Đông Nam Á.

Đa số cư dân Thái đều có thái độ chống đối dự án đập vì họ đã từng trải qua kinh nghiệm đắng cay về con đập Pak Moon 15 năm trước đây. Pak Moon là một con “đập-dòng-chảy / run-of-river” trên sông Moon, phụ lưu sông Mekong, cao 17m, hoàn tất tháng 11/1994 với công suất 136 MW là con đập đầu tiên có thang cá / fish ladder, nhưng cá đã chẳng có trí thông minh như người để biết “leo thang” về nguồn. Đập Pak Moon rõ ràng là một thất bại toàn diện về điện năng với thêm bao nhiêu tác hại cho nguồn cá và môi sinh đến mức cư dân Thái đòi hỏi phá con đập.

Không phải là mới, các dự án đập thủy điện chắn ngang sông Mekong vùng Hạ lưu đã có từ thời Ủy Ban Sông Mekong. Cũng vị trí những con đập ấy đã được các cơ quan tham vấn Canada và Pháp tái đề xuất và Ban Thư Ký Sông Mekong ấn hành năm 1994. Đây sẽ là một chuỗi “đập-dòng-chảy” cao từ 30 tới 40 mét, gồm chuỗi những hồ chứa với tổng chiều dài khoảng 60 km, và sẽ có  khoảng 57000 dân phải di rời. Nhưng rồi các dự án ấy bị gác lại vì quá tốn kém và cả do mối e ngại về tác hại rộng rãi trên môi sinh.

Kể từ đầu năm 2006, các công ty Thái Lan, Mã Lai và Trung Quốc – lại vẫn Trung Quốc, lại được phép tiếp tục thực hiện những cuộc khảo sát về tính khả thi của 6 con đập, sau đó tăng lên tới 11 con đập vùng Hạ Lưu, bao gồm từ bắc xuống nam:

1/ Đập Pak Beng, Lào 1320 MW; bảo trợ dự án: công ty “Trung Quốc” Datang International Power Generation Co. và chánh phủ Lào.

2/ Đập Luang Prabang, Lào 1410 MW; bảo trợ bởi Petrovietnam Power Co. và chánh phủ Lào.

3/ Đập Xayabouri, Lào, 1260 MW, tỉnh Xayabouri, Lào; bảo trợ bởi công ty Thái Lan Karnchang và chánh phủ Lào.

4/ Đập Pak Lay, Lào, 1320 MW tỉnh Xayaburi; bảo trợ bởi công ty “Trung Quốc” Sinohydro Co. tháng 6, 2007 để khảo sát của dự án.

5/ Đập Xanakham, Lào, 1000MW; bảo trợ bởi công ty “Trung Quốc” Datang International Power Generation Co.

6/ Đập Pak Chom, biên giới Lào Thái, 1079 MW

7/ Đập Ban Koum, biên giới Lào Thái,  2230 MW, tỉnh Ubon Ratchathani; bảo trợ bởi Italian-Thai Development Co., Ltd và Asia Corp Holdings Ltd. và chánh phủ Lào.

8/ Đập Lat Sua, Lào, 800 MW; bảo trợ bởi Charoen Energy and Water Asia Co. Ltd. /Thái Lan và chánh phủ Lào.

9/ Đập Don Sahong 360 MW, tỉnh Champasak, Lào: được bảo trợ bởi công ty Mã Lai Mega First Berhad Co.

10/ Đập Stung Treng, Cam Bốt, 980 MW; bảo trợ bởi chánh phủ Nga

11/ Đập Sambor, Cam Bốt; bảo trợ bởi công ty “Trung Quốc”/ China Southern Power Grid Co. / CSGP.

Bắc Kinh đã sở hữu 14 con đập bậc thềm Vân Nam hoàn toàn trong lãnh thổ Trung Quốc, nay lại có mặt thêm nơi 4 / 11 dự án thuộc khu vực Hạ Lưu, đó là các con đập Pak Beng, Pak Lay, Xanakham, Sambor.

Riêng Việt Nam (Petrovietnam Power Co.) thì bảo trợ cho dự án đập Luang Prabang 1410 MW. Do chỉ thấy lợi lộc ngắn hạn, với chọn lựa theo “tiêu chuẩn nước đôi / double standard”, Hà Nội sẽ chẳng thể còn kêu ca được gì trước Liên Hiệp Quốc khi nói về tác hại của chuỗi đập Mekong đối với Việt Nam.

HÃY CỨU SÔNG MEKONG

Khi mà những lượng giá chi tiết về xã hội và môi sinh của từng con đập không được công khai hoá, thì đã có nhiều tổ chức và các nhà hoạt động môi sinh nêu rõ những tác hại nghiêm trọng và lâu dài trên hàng triệu cư dân sống bằng nguồn nước nguồn cá của dòng sông Mekong.

Vào tháng 5/2007 hơn 30 nhà khoa học đã cùng một lúc gửi giác thư lên các chánh phủ thuộc lưu vực và Ủy Hội Sông Mekong lưu tâm tới những sự kiện khoa học hiển nhiên về ảnh hưởng tác hại trên ngư nghiệp của con đập Don Sahong ở tỉnh Champasak, Lào. Tương tự như vậy, con đập Sambor, Căm Bốt sẽ chặn cá từ Biển Hồ di chuyển lên thượng nguồn, tác hại nghiêm trọng tới nguồn cá của Căm Bốt, chiếm tới 12% tổng sản lượng quốc gia – GDP.

Kết quả nghiên cứu 2004 của Ủy Hội Sông Mekong đã nhận định việc xây đập cho nhu cầu thủy điện đã coi nhẹ tương lai nguồn cá và ngư nghiệp của sông Mekong. Trái với những rêu rao của các tập đoàn tư bản xây đập cho rằng nếu điều hợp tốt thì có thể giảm thiểu hậu quả tiêu cực từ những con đập nhưng đã không có một biện pháp nào có thể giảm thiểu tác hại trên nguồn cá.

Ủy Hội đã rất thụ động trước sự tái phục hoạt của các dự án đập thủy điện lớn đe dọa tới toàn hệ sinh thái. Không những thế, Ủy Hội đã không có thông báo gì cho cư dân ven sông mối hiểm nguy của những con đập lớn hạ lưu, kể cả tránh phổ biến những tin tức bất lợi với hậu quả tiêu cực của các dự án đập. Với sự bất lực ấy, người ta tự hỏi về tương lai và vai trò tổ chức này có còn hữu ích gì không trong tiến trình bảo vệ dòng Sông Mekong?

Các nhà hoạt động môi sinh kêu gọi tinh thần trách nhiệm cũng như sự trong sáng trong tổ chức liên chánh phủ này. “Ủy Hội cần chứng tỏ là một tổ chức hữu ích cho quần chúng, chứ không phải là cho các nhà đầu tư,” Surichai Wankaew, giám đốc Viện Nghiên Cứu Xã Hội, Đại học Chulalongkorn, nói tiếp, ông mong muốn nhiệm vụ Ủy Hội thay đổi, thay vì “tạo thuận / facilitation” cho việc xây đập, thì nay phải là “diễn đàn / platform” cho cư dân bị ảnh hưởng nói lên mối quan tâm của họ. Cũng trước đó một ngày, đã có hơn 200 tổ chức môi sinh từ 30 quốc gia yêu cầu Ủy Hội và các nhà tài trợ ngưng ngay các dự án xây đập.

Tuy nhiên, Suchart Sirichan Sakul, là thành viên Ủy Hội Quốc gia Mekong Thái Lan lập luận rằng Ủy Hội không có thẩm quyền để cấm hay cho phép xây các con đập. Ông nói tiếp: “Tôi sợ rằng các tổ chức phi chánh phủ đã hiểu lầm về sự kiện rằng chúng tôi chỉ là một tổ chức tham vấn nên không có quyền “nói có hay không” với bất cứ một dự án xây đập nào. Các nhà hoạt động môi sinh nên nhắm vào chánh phủ của chính quốc gia có dự án xây đập.

Thêm kháng thư gửi Ủy Hội Sông Mekong và các Cơ quan Tài trợ nhân cuộc họp tại Siem Reap vào ngày 15/11/2007: “Chúng tôi, những nhóm công dân viết lá thư này để bày tỏ mối quan tâm về sự tái phục hoạt các chương trình xây đập trong vùng Hạ lưu sông Mekong, cùng với sự bất lực của Ủy Hội thực hiện Thỏa Ước Mekong 1995 trong tình hình nghiêm trọng hiện nay. Chúng tôi được biết các chánh phủ Thái, Lào và Căm Bốt đã cho phép các công ty Thái Lan, Mã Lai và Trung Quốc – lại vẫn Trung Quốc,  thực hiện các cuộc khảo sát về tính khả thi 6 con đập thủy điện lớn vùng Hạ lưu sông Mekong. Đây cũng chính là 6 địa điểm đã được các cơ quan tham vấn của Canada và Pháp đề xuất từ 1994, nhưng kế hoạch lúc đó đã không được tiến hành vì bị cho là quá tốn kém và gây hủy hoại môi sinh nghiêm trọng. Trong cuộc hội thảo kỹ thuật lần thứ 6 của Ủy Hội năm 2003 về cá trên sông Mekong, các chuyên gia đã đưa tới kết luận rằng “bất cứ con đập nào trên dòng chính sông Mekong cũng tàn hại trên nguồn cá và vị trí con đập Sambor có thể coi là tệ hại nhất.”

Lẽ ra Ủy Hội có thể lên tiếng khuyến cáo ngăn chặn các dự án xây đập của các quốc gia ven sông nhưng họ thì vẫn cứ im lặng một cách đáng ngạc nhiên. Những cuộc khảo sát của các công ty Thái Lan, Mã Lai và Trung Quốc bao giờ cũng nói tới những lợi lộc của các con đập nhưng lại rất ít quan tâm tới ảnh hưởng lâu dài trên sinh cảnh môi trường và trước mắt là hàng bao nhiêu chục ngàn cư dân ven sông sẽ phải di dời tới một nơi và một tương lai vô định.

Mekong là một con Sông Quốc Tế, với nguồn tài nguyên mà tất cả các quốc gia ven sông đều có quyền cùng chia sẻ chứ không chỉ để phục vụ cho các nhóm tài phiệt hay một quốc gia riêng lẻ nào.

Khi mà không một quốc gia nào còn có quyền phủ quyết theo điều lệ mới của Ủy Hội Sông Mekong 1995, người ta có thể thấy trước được là trong thực tế sẽ vẫn mạnh ai nấy làm và Ủy Hội Sông Mekong chưa hề là một tổ chức đoàn kết có tầm vóc để được coi là đối trọng trong các cuộc tranh chấp với các tập đoàn tư bản và nhất là với nước lớn Trung Quốc.

MỘT THOÁNG ÔN CỐ TRI TÂN

Nhìn lại hơn nửa thế kỷ từ ngày thành lập Ủy Ban Sông Mekong, cũng là thời điểm đánh dấu con sông Mekong trước dồn dập những nguy cơ. Trên trang Web WWF / World Wide Fund for Nature, đã ghi nhận: Mực nước con sông Mekong tụt thấp xuống tới mức báo động kể từ 2004 và trở thành những hàng tin trang nhất trên báo chí. “Trung Quốc làm kiệt mạch sống sông Mekong – New Scientist”; “Sông Mekong cạn dòng vì các con đập Trung Quốc – Reuters AlertNet”; “Xây đập và con sông chết dần – The Guardian”; “Sông cạn do các con đập Trung Quốc – Bangkok Post”. Hầu hết đều mạnh mẽ quy trách nhiệm cho việc xây các con đập thủy điện của Trung Quốc trên khúc sông thượng nguồn. Và cũng chính WWF đặt câu hỏi: Thế nhưng bức tranh toàn cảnh ra sao, từ ngày khai sinh ra tổ chức Ủy Ban Sông Mekong ?

ỦY BAN SÔNG MEKONG

Năm 1957, giữa thời kỳ chiến tranh lạnh, với bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, một Ủy Ban Sông Mekong (Mekong River Committee) được thành lập bao gồm 4 nước Thái, Lào, Căm Bốt và Nam Việt Nam, với kế hoạch đầy tham vọng phát triển toàn diện vùng Hạ Lưu sông Mekong nhằm cải thiện cuộc sống cho toàn thể cư dân sống trong lưu vực.

Cho dù có một nửa chiều dài sông Mekong chảy qua Vân Nam nhưng Trung Quốc lúc đó dưới thời Mao Trạch Đông đang là một quốc gia toàn trị và hoàn toàn khép kín nên không được nhắc tới.

Trước xa Trung Quốc, Ủy Ban Sông Mekong đã có “viễn kiến” đánh giá được tiềm năng thủy điện vô cùng phong phú của con sông nên đã phác thảo kế hoạch xây những đập thủy điện lớn trên dòng chính nơi vùng hạ lưu và đã có các dự án được coi là ưu tiên lúc đó:

– Dự án Pa Mong: cách Vạn tượng 15 dặm và là đập chứa nước chính của hệ thống đập sông Mekong, sẽ kiểm soát lưu lượng toàn con sông ra tới biển Đông. Cung cấp nguồn điện khoảng 2000 MW với hồ nước có chiều dài 210 dặm sẽ dìm sâu một vùng đất đai nhà cửa của khoảng 60000 dân cư phải di rời, nhưng sẽ cải thiện thủy lộ, nâng cao mức sống và phát triển của toàn miền đông bắc Thái.

– Dự án Sambor: cách Nam Vang 140 dặm về phía bắc, trong lãnh thổ Căm Bốt. Công trình sẽ khiến mức nước dâng cao, làm ngập suốt 50 dặm ghềnh thác và mở ra triển vọng giao thông đường sông giữa hai nước Lào và Căm Bốt, công suất lên tới 1000 MW, đủ cung cấp cho nhu cầu kỹ nghệ và dân dụng, đồng thời dùng cho việc bơm tưới các vùng đất đai canh tác thuộc Căm Bốt và Nam Việt Nam.

– Dự án Tonle Sap: là một đập chắn cửa vào Biển Hồ, như một hồ chứa thiên nhiên của con sông Mekong. Cửa đập sẽ mở ra trong mùa lũ để nước chảy ngược vào Biển Hồ tới mức dự trữ cao nhất và sẽ giảm thiểu lũ lụt. Trong mùa khô, cửa đập sẽ lại được mở ra từng phần, duy trì mức sông sâu cho tàu biển vẫn có thể ra vào sông Mekong và đồng thời giảm thiểu lượng nước mặn xâm nhập vào đồng bằng sông Cửu Long, từ đó có thể khai thác thêm các vùng đất đất bỏ hoang vì muối phèn, hạn hán hay lũ lụt. Với mực nước được giữ cao hơn trong mùa nước thấp, sẽ có hiệu quả làm gia tăng lượng cá trong Biển Hồ đang bị sa sút trầm trọng mà cá là nguồn protein chính cho người dân Căm Bốt.

Còn một số địa điểm khác cũng được Ủy Ban Sông Mekong nghiên cứu cho những con đập khác như:  Pak Beng, Pak Lay, Luang Prabang, Bang Kan, Thakhek, Pakse ở Nam Lào; Stung Treng ở Căm Bốt…

NHỮNG QUYỀN LỢI MÂU THUẪN

Khi mà mỗi kế hoạch đã ẩn chứa những mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước thành viên, nếu chỉ đứng trên quan điểm quốc gia hạn hẹp.

Một ví dụ liên quan tới dự án Pa Mong rất được Thái nhiệt tình cổ võ không chỉ do tiềm năng thủy điện lớn lao cung cấp cho kỹ nghệ và dân dụng mà còn do kế hoạch bơm tưới cho cả một vùng đông bắc Thái rộng lớn khô cằn với dân cư chiếm tới 2/5 tổng số dân Thái. Nhưng còn hậu quả môi sinh của Pa Mong đối với hai nước hạ nguồn Căm Bốt và Việt Nam ra sao thì đó lại không phải là mối quan tâm của Thái !

Ví dụ thứ hai, dự án Tonle Sap và Sambor rất được Việt Nam quan tâm, ngoài mục đích sản xuất điện, hai hồ chứa này có khả năng điều hòa mực nước hai mùa lũ lụt và khô hạn đồng thời ngăn chặn nước mặn từ biển lấn sâu vào vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng 2 dự án ấy đã bị Căm Bốt nghi kỵ bắt nguồn từ ám ảnh lịch sử vốn thiếu thân thiện giữa hai nước. Căm Bốt đã không coi vấn đề tăng lượng cá trong Biển Hồ và ngăn lũ là quan trọng nên đã tỏ ý không hợp tác.

Nhưng rồi từ thập niên 60 do cuộc chiến tranh Việt Nam lan ra cả 3 nước Đông Dương nên kế hoạch xây dựng các đập thủy điện lớn vùng Hạ Lưu của Ủy Ban Sông Mekong đã phải gián đoạn và con sông Mekong còn giữ được vẻ hoang dã thêm một thời gian nữa.

Trong khi đó “rất âm thầm nhưng với quyết tâm” từ phía bắc bên Trung Quốc đã mau chóng hình thành những kế hoạch “vĩ mô” khai thác nguồn thủy điện sông Mekong với dự án 7 con đập lớn sau tăng lên 14 con đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam (Mekong Cascades) và đã có 4 con đập hoàn tất ngay trong thập niên đầu của thế kỷ 21, để thấy rằng “Trung Quốc tuy đi sau nhưng đã sớm tới trước”.

ỦY BAN MEKONG LÂM THỜI

Chiến Tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975, nhưng vẫn còn một cuộc chiến diệt chủng của Khmer Đỏ diễn ra trên Xứ Chùa Tháp. Không có Căm Bốt, chỉ còn một Ủy Ban Mekong Lâm Thời (IMC/ Interim Mekong Committee) với hoạt động hạn chế.

Cũng trong thời gian này, Thái Lan có 2 kế hoạch táo bạo [Kong-Chi-Mun và Kok-Ing-Nan] chuyển dòng sông Mekong đưa một lượng nước lớn vào nội địa Thái không chỉ nhằm “cứu hạn” cho những cánh đồng lúa mà còn tiếp nước cho hồ chứa con đập thủy điện mang tên hoàng hậu Sirikit quanh năm thiếu nước.

Đó là các dự án của riêng Thái, không có trong kế hoạch ban đầu của Ủy Ban Sông Mekong. Khi gặp sự chống đối của Việt Nam, Thái phủ nhận tính cách pháp lý của Ủy Ban Sông Mekong, viện lý do là tổ chức này đã không còn phù hợp với những thay đổi về chánh trị, kinh tế và xã hội trong vùng. Trong điều kiện  phân hóa như vậy, Ủy Ban Mekong Lâm Thời hầu như bị tê liệt.

ỦY HỘI SÔNG MEKONG NHƯ MỘT XUỐNG CẤP

Bước vào thời bình do nhu cầu phát triển, sông Mekong đã trở thành mục tiêu khai thác của 6 quốc gia trong toàn Lưu Vực Lớn Sông Mekong. Cùng là những nước ven sông nhưng mỗi quốc gia lại có những ưu tiên về phát triển khác nhau với những quyền lợi mâu thuẫn. Do đó, phục hồi một tổ chức điều hợp liên quốc gia tương tự như Ủy Ban Sông Mekong trước đây là cần thiết.

Ngày 05 tháng 04 năm 1995, 4 nước hội viên gốc của Ủy Ban Sông Mekong  đã họp tại Chiang Rai, bắc Thái cùng ký kết một “Hiệp Ước Hợp Tác Phát Triển Bền Vững Lưu Vực Sông Mekong” và đổi sang một tên mới là Ủy Hội Sông Mekong (Mekong River Commission), với một thay đổi cơ bản trong Hiệp Ước mới này – thay vì như trước đây theo điều lệ của Ủy Ban Sông Mekong, mỗi hội viên có “Quyền Phủ Quyết/ veto power” bất cứ dự án nào bị coi là có ảnh hưởng tác hại tới dòng chính sông Mekong – thì nay, không một thành viên nào có quyền phủ quyết và trong ngôn từ để chuẩn y các dự án thì rất mơ hồ như chỉ qua thông báo và tham khảo. Đại diện Việt Nam là Ngoại Trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đã thiếu thận trọng khi đặt bút ký cho một Hiệp Ước có thể nói là  “Không Bền Vững” này, để lại những di lụy cho Việt Nam vì là quốc gia cuối nguồn. Có thể nói Ủy Hội Sông Mekong là “biến thể và xuống cấp” của Ủy Ban Sông Mekong trước kia.

Mỗi quốc gia thành viên đều có một Ủy Ban Mekong Quốc Gia, và Ủy Ban Mekong Việt Nam có một địa chỉ rất nghịch lý: 23 phố Hàng Tre, Hà Nội nơi châu thổ Sông Hồng cách xa đồng bằng sông Cửu Long hơn 1600 km.

Khác với tham vọng chiến lược ban đầu của Ủy Ban Sông Mekong nay mục tiêu của Ủy Hội Sông Mekong có phần rất khiêm tốn và thu hẹp bao gồm: ba Chương Trình Nòng Cốt [Chương Trình Sử Dụng Nước, Chương Trình Phát Triển Lưu Vực; Chương Trình Môi Trường];  năm Chương Trình Khu Vực  [Canh Nông, Thủy Lâm, Ngư nghiệp, Giao Thông, Du lịch];  và một Chương Trình Yểm Trợ. (1)

Ủy Hội Sông Mekong được bảo trợ bởi các tổ chức quốc tế và quốc gia, các viện nghiên cứu, và cả hội tư nhân và đón nhận được sự  tài trợ lên tới 28 triệu đô la Mỹ năm 2000. Ủy Hội đã hoàn tất được vài thành quả ban đầu như đạt được thỏa thuận chia sẻ thông tin giữa 4 nước thành viên, thiết lập đưa vào sử dụng “mạng lưới internet” tiên đoán lũ lụt và theo dõi dòng chảy mùa khô và nhất là đạt được thỏa ước (04/ 2002) có thể gọi là lịch sử về trao đổi dữ kiện thủy văn [hydrological data exchange agreement] với Trung Quốc.

MỘT TRUNG QUỐC ĐI SAU NHƯNG VỀ TRƯỚC

Sau thời kỳ chiến tranh lạnh, Trung Quốc vẫn là một quốc gia toàn trị nhưng đã mở cửa ra với thế giới bên ngoài và vươn lên như một siêu cường.

Các dự án khai thác sông Mekong của Trung Quốc đã có từ thập niên 70. Mãi tới năm 1989, người ta mới được biết tới các dự án thủy điện qua một cuốn sách tiếng Hoa của nhà xuất bản Vân Nam Nhân Dân Thư Xã dày hơn 600 trang nhan đề “Lan Thương Giang: Tiểu Thái Dương / Lancang Jiang: Xiao Taiyang” gồm 45 bài viết về các đề tài khác nhau, nhưng tựu chung là chỉ đề cập tới những lợi lộc về thủy điện và nguồn nước của chuỗi những con đập trên sông Mekong tỉnh Vân Nam.

Do con sông Mekong từ Tây Tạng xuống Vân Nam chảy rất siết với rất nhiều ghềnh thác có nơi cao hơn 600 mét và được coi là lý tưởng cho việc xây cất một chuỗi những con đập khổng lồ, lại trên vùng  thưa dân nên không phải tốn kém trong việc tái định cư các nạn nhân trong vùng xây đập.

Vì thiếu ngân sách, nên mãi tới năm 1986, Trung Quốc bắt đầu xây con đập thủy điện lớn đầu tiên chắn ngang dòng chính sông Mekong:  (1) Đập Mạn Loan / Manwan cao 126 m, công suất 1500 MW, hoàn tất 1993. Tiếp đến là con đập thứ hai (2) Đập Đại Chiếu Sơn / Daichaosan cao 118 m, công suất 1350 MW, hoàn tất 2003. Rồi con đập thứ ba (3)] Đập Cảnh Hồng / Jinghong cao 107 m 1350 MW, đã hoàn tất 2007. Và gây chấn động nhất mới đây là con đập thứ tư vừa hoàn tất (4): Con đập Mẹ Tiểu Loan / Xiaowan, như một tháp Eiffel 292 mét, cao nhất thế giới, với công suất 4200 MW. Từ mùa hè năm nay 2009, đập Tiểu Loan bắt đầu ào ạt lấy nước từ con sông Mekong vào hồ chứa dài 150 dặm, dự trù phát điện vào năm tới 2010. Đập Tiểu Loan có khả năng cung cấp điện cho tới các tỉnh duyên hải rất xa như Thượng Hải.

Song song với con đập Tiểu Loan, những dự án chuỗi đập lớn Vân Nam khác vẫn được mạnh mẽ triển khai. Đáng sợ nhất là con “khủng long” Nọa Trác Độ /  Nuozhadu đang xây cất, dự trù hoàn tất năm 2014, với công suất 5500 MW, gấp 3 lần công suất đập Mạn Loan, với dung lượng hồ chứa 22740 Triệu mét khối / Million Cubic Meter, lớn hơn cả con đập Mẹ Tiểu Loan.

CHUỖI NHÂN TAI TỪ VÂN NAM

Theo Fred Pearce, vào đầu thập niên tới, chuỗi đập Vân Nam sẽ có khả năng giữ lại hơn nửa lưu lượng dòng chảy của con sông Mekong trước khi ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc. Đối với Bắc Kinh, con sông Mekong đã trở thành “Tháp Nước và Nhà Máy Điện” của riêng họ.(10)

Với hậu quả là nhịp độ “hai mùa khô lũ có từ ngàn năm” của con sông Mekong vốn dũng mãnh sẽ không còn nữa, cái quyền “hô phong hoán vũ” ấy nay đã nằm trong tay các công trình sư Đại Hán điều khiển giàn turbines của các con đập Vân Nam.

Vào tháng 05/2009, Chương Trình Môi Sinh Liên Hiệp Quốc đã phải lên tiếng cảnh báo rằng “chuỗi đập Vân Nam” là “mối đe dọa duy nhất – lớn nhất / the single greatest threat” đối với tương lai và sự phồn vinh của con sông Mekong, sẽ giết chết nhịp đập thiên nhiên của dòng sông vốn như một kỳ quan của thế giới.

Aviva Imhoff, giám đốc truyền thông Mạng Lưới Sông Quốc Tế / IRN đưa ra nhận định: Trung Quốc đang hành xử một cách hết sức vô trách nhiệm. Chuỗi đập Vân Nam sẽ gây ra những tác hại vô lường nơi hạ lưu, gây rối loạn toàn hệ sinh thái con sông Mekong xa xuống tới Biển Hồ, nó như một chuông báo tử cho ngư nghiệp và nguồn cá vốn là thực phẩm của hơn 60 triệu cư dân sống ven sông.

Để độc giả có một ý niệm về tầm vóc của chuỗi đập bậc thềm Vân Nam, ta hãy so sánh với một công trình khác được coi là “rất vĩ đại” của Mỹ: TVA  (Tennessee Valley Authority) với hệ thống các đập thủy điện trên con sông Tennessee. Số con đập Vân Nam là 14 trong khi TVA chỉ có 9. Độ dốc của của chuỗi đập Vân Nam là 1500 m, 12 lần cao hơn chuỗi đập TVA; tổng công suất chuỗi đập Vân Nam gấp 13 lần tổng công suất TVA. Như vậy đối chiếu với chuỗi đập Vân Nam thì đại công trình TVA nổi tiếng là vĩ đại bấy lâu của Mỹ nay đã trở thành một bóng mờ. [H.2]

Có dịp đến thăm đập Hoover trên sông Colorado gần Las Vegas, con đập tưởng như vĩ đại cao 221 mét, công suất 2080 MW, nhưng thực ra chỉ lớn hơn con đập Mạn Loan 1500 MW và chưa bằng nửa công suất của con đập Tiểu Loan  4200 MW. Do Mỹ đã tận dụng nước khúc thượng nguồn nên con sông Colorado đã cạn dòng không còn nước để ra tới biển, gây thảm cảnh cho bao nhiêu triệu cư dân Mễ sống nơi cuối nguồn. Phải chăng, đó cũng là tương lai của đồng bằng sông Cửu Long, sông sẽ cạn dòng để thay thế bằng ngập mặn và rồi ra không có một giống lúa hay cây trái nào sống sót được trong biển nước mặn ấy.

Rõ ràng trong mấy thập niên vừa qua, Trung Quốc đã không chỉ ào ạt xây thêm và xây thêm nữa những con đập thủy điện khổng lồ chắn ngang dòng chính sông Mekong, mà còn thực hiện kế hoạch phá đá và khai thông các khúc sông ghềnh thác để mở thủy lộ cho các con tàu 700 tấn đi về phương Nam và bất chấp hậu quả dùng sông Mekong làm con đường vận chuyển dầu khí từ giang cảng Chiang Rai lên Vân Nam.(2)

Tất cả đã và đang gây ảnh hưởng tích lũy tới nguồn nước là cá, nguồn phù sa là lúa gạo và cả gây ô nhiễm nghiêm trọng cho các quốc gia hạ nguồn. Đó là chưa kể tới nguy cơ vỡ đập do Vân Nam là vùng động đất.

Không chỉ đơn giản vì “thiếu mưa”, sự kiện sông Mekong cạn dòng với mực nước đột ngột tụt thấp xuống nơi vùng hạ lưu xuống xa tới tận Biển Hồ năm 1993 và 2003 mà không vào mùa khô, trùng hợp với thời điểm Trung Quốc bắt đầu lấy nước vào hồ chứa của 2 đập thủy điện Mạn Loan và Đại Chiếu Sơn trên Vân Nam.

Rồi vào nửa năm đầu 2004, mực nước đã xuống thấp hơn nữa trong toàn Vùng Hạ Lưu, không phải chỉ ở Thái Lan, Lào mà cả ở Căm Bốt và đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam.

Odd Bootha, 38 tuổi, anh lái đò bến Chiang Khong bắc Thái, đã than thở, “Nếu Trung Quốc cứ xây thêm đập thì sông Mekong chỉ còn là một con lạch.” Tình cảm bài Hoa rất mạnh ở vùng bắc Thái, chính dân làng đã công khai chống lại kế hoạch phá đá phá ghềnh thác khai thông sông Mekong của Trung Quốc.

Với Căm Bốt, ai cũng biết rằng trái tim Biển Hồ chỉ còn nhịp đập khi sông Mekong còn đủ nước chảy ngược vào Biển Hồ trong mùa lũ, như  một bảo đảm cho nguồn cá và vựa lúa của người dân xứ Chùa Tháp. Và chưa hề có bảo đảm nào cho một tương lai như vậy nếu không muốn nói là đã có những dấu hiệu xấu về một Biển Hồ đang chết dần.

Cũng vẫn theo Fred Pearce, tác giả cuốn sách “Khi Những Con Sông Cạn Dòng, Nước – Khủng Hoảng của Thế Kỷ 21” xuất bản 2006, trong chương sách viết về con sông Mekong đã có ghi nhận:

“… Cuối năm 2003 và đầu năm 2004 là thời gian tuyệt vọng trên Biển Hồ. Cơn lũ mùa hè thấp hơn. Thời điểm con sông Tonle Sap chảy ngược vào Biển Hồ đến trễ hơn và cũng chấm dứt sớm hơn. Thay vì 5 tháng con sông đổi dòng nay chỉ còn có 3 tháng. Rừng lũ / flooded forest thiếu ngập lũ và cá thì không đủ thời gian để tăng trưởng… Và mùa thu hoạch cá chưa bao giờ thấp như vậy. Tại sao ? Đa số ngư dân đổ tại con sông cạn dòng. Khi con nước cạn trước hoàng cung, thì sẽ không có cá dưới sông.”(3)

Cũng dễ hiểu là để có đủ nước vận hành những turbines trong các đập thủy điện Vân Nam, Trung Quốc đã thường xuyên đóng các cửa đập khiến mực nước sông đã xuống tới mức thấp nhất. Phía tả ngạn bên Lào, chỉ riêng trong tháng 3/2004, tổ chức du lịch đã phải hủy bỏ 10 chuyến du ngoạn trên sông chỉ vì những khúc sông quá cạn.  Chainarong Sretthachau, giám đốc Mạng Lưới Sông Đông Nam Á cho rằng “Trung Quốc đã có quyền lực để kiểm soát dòng sông Mekong.”

Sự chối từ của Trung Quốc tham gia vào Ủy Hội Sông Mekong khiến tổ chức này trở nên vô nghĩa trong nỗ lực điều hợp khai thác và phát triển bền vững nguồn tài nguyên của con sông Mekong.

CƠN KHÁT NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC

Thực hiện thông điệp của Đặng Tiểu Bình “Chỉ Có Một Lựa Chọn: Sự Phát Triển”, Bắc Kinh đã chọn con đường phát triển bằng mọi giá, bất kể hậu quả môi sinh ra sao ngay cả trong đất nước Trung Quốc kể gì tới các quốc gia hạ nguồn. Do nhu cầu điện năng gia tăng 5-6% mỗi năm, để đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế nhảy vọt, trước viễn tượng nguồn dầu khí ngày càng cạn kiệt, Trung Quốc ngoài việc gia tăng tốc độ xây thêm các lò điện nguyên tử, từ 1 tới 2 lò mới mỗi năm (National Geographic, Aug 2005). Đi xa hơn nữa, nếu không gặp sự chống đối mạnh mẽ từ các nhà lập pháp Mỹ, Công Ty Dầu Khí Ngoài Khơi Nhà Nước Trung Quốc CNOOC đã thành công mua đứt Unocal, công ty dầu khí lớn thứ hai của Mỹ với 18.5 tỉ Mỹ kim để sở hữu nguồn dầu khí chiến lược và cả khống chế quyền khai thác các túi dầu trên toàn Biển Đông. [NY Times, Aug 3, 2005].

Với khát vọng vô hạn về năng lượng, rõ ràng không có dấu hiệu nào và cũng là ảo tưởng nếu nghĩ rằng Trung Quốc sẽ dừng bước hay chậm lại các kế hoạch khai thác nguồn thủy điện vô cùng phong phú của con sông Mekong.

Nhận định về các kế hoạch khai thác sông Mekong của Trung Quốc, Tyson Roberts thuộc Viện Nghiên Cứu Nhiệt Đới Smithsonian [Mỹ] đã phát biểu: “Xây các đập thủy điện, khai thông thủy lộ, với tàu bè thương mại quá tải sẽ giết chết dòng sông… Các bước khai thác của Trung Quốc sẽ làm suy thoái hệ sinh thái, gây ô nhiễm tệ hại, khiến con sông Mekong đang chết dần, cũng giống như con sông Dương Tử  và các con sông lớn khác của Hoa Lục.”

Như một điệp khúc, chỉ có tác dụng ru ngủ, Bắc Kinh lúc nào cũng khăng khăng với lập luận là ảnh hưởng chuỗi đập Vân Nam trên sông Mekong là không đáng kể và còn có lợi nữa. Các con đập sẽ tạo thuận cho “chu kỳ lũ hạn hàng năm”, khai thông dòng sông sẽ làm gia tăng trao đổi thương mại trong vùng và giúp giảm nghèo.

Nhưng cũng công bằng mà nói, không phải tất cả suy thoái của con sông Mekong là đến từ Trung Quốc. Cũng phải kể tới phần ảnh hưởng phụ cộng thêm vào từ những con đập phụ lưu của Thái, Lào và Việt Nam, và mới đây là kế hoạch phục hoạt xây thêm 11 con đập lớn chắn ngang dòng chính sông Mekong dưới Hạ Lưu, chắc chắn sẽ càng làm suy thoái trầm trọng thêm toàn hệ sinh thái và giết chết dòng sông Mekong cũng là mạch sống của đồng bằng sông Cửu Long.

Sự thịnh vượng cho Lưu Vực là điều hứa hẹn nhưng chưa tới, và đã tới những hậu quả nhãn tiền do các bước khai thác tự hủy và thiếu trách nhiệm của Trung Quốc đối với nguồn tài nguyên sông Mekong, vốn là một con sông quốc tế, gây ảnh hưởng tác hại trực tiếp tới 70 triệu dân cư sống ven sông.

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ HÂM NÓNG TOÀN CẦU

Tổ chức WWF đã đưa ra lời cảnh báo khối băng tuyết trên rặng Hy Mã Lạp Sơn, vốn là nguồn nước cho 7 con sông lớn của châu Á (sông Mekong, Salween, Dương Tử, Hoàng Hà và con sông Hằng, Indus, Brahmaputra), do hiện tượng hâm nóng toàn cầu, nay đang bị co lại với vận tốc từ 10 tới 15 mét / năm, do gia tăng tốc độ tuyết tan, với hậu quả ngắn hạn là làm tăng lưu lượng nước các dòng sông. Nhưng theo Jennifer Morgan, giám đốc Chương Trình Biến Đổi Khí Hậu Toàn Cầu  (WWF for Nature’s Global Climate Change Programme), chỉ vài thập niên sau đó, tình hình sẽ đảo ngược với mực nước các con sông sẽ xuống rất thấp trong đó có con sông Mekong.(5)

WWF đã báo động tới nhóm các quốc gia kỹ nghệ G8 : “Thế giới sẽ phải đương đầu với thảm họa nếu mức độ hâm nóng toàn cầu không được giảm thiểu.” Tưởng cũng nên nhắc tới ở đây, siêu cường kỹ nghệ Hoa Kỳ dưới triều đại Bush là nước duy nhất trong số 155 quốc gia từ chối ký tên vào Nghị Định Thư Kyoto. Không phải chỉ có Trung Quốc, chính sách môi sinh thiển cận của tổng thống Bush trong một tương lai xa, cũng đã góp phần khiến những con sông thêm cạn dòng.

GIẢI PHÁP NGẮN HẠN ĐỂ SỐNG CÒN

Với Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn của phóng viên Ánh Nguyệt / RFI [12/2004] khi được hỏi về tình trạng nhiễm mặn ngày càng trầm trọng nơi đồng bằng sông Cửu Long từ ngày Trung Quốc không ngừng tiến hành xây những con đập khổng lồ Vân Nam, giáo sư Võ Tòng Xuân, từng là trưởng Khoa Nông Học Đại Học Cần Thơ, một tên tuổi được gắn liền với giống lúa cao sản Thần Nông, nguyên viện trưởng Đại Học An Giang, đã phát biểu:  “Nông dân đồng bằng sông Cửu Long thích nghi nhanh, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, bỏ hẳn giống lúa cổ truyền, chuyển sang trồng lúa cao sản, nên chủ động tránh được lũ cũng như hạn hán. Ở những vùng bị nhiễm mặn, thay vì trồng lúa thì chuyển qua những loại cây khác hay chuyển qua sản xuất nuôi tôm xú chịu được nước lợ, rồi phong trào nuôi cua biển đang phát triển mạnh, người nông dân sẽ dùng nguồn nước mặn này để nuôi thủy sản với giá thành cao hơn là trồng lúa.

Hiện nay, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đang vận dụng công nghệ sinh học, tìm những genes chịu mặn nhằm lai tạo những giống lúa cao sản tương đối chịu mặn hơn các giống lúa thường. Xa hơn nữa, Việt Nam đang cùng với nhóm MEREM / Mekong Resources Economic Management, do Nhật Bản tài trợ, nhằm nghiên cứu những thay đổi môi trường nước cũng như của đa dạng sinh học trên sông Mekong, để từ đó có thể khuyên cáo những chánh phủ liên hệ nên sử dụng nguồn nước sao cho an toàn hơn.”

THÁCH ĐỐ CỦA THẾ KỶ 21

Vẫn không có câu trả lời ai sẽ thực sự trách nhiệm “duy trì dòng chảy tối thiểu” của con sông Mekong trong mùa khô cũng như mùa lũ để có dòng chảy ngược từ con sông Mekong vào Biển Hồ, để nước mặn từ ngoài biển Đông không tiếp tục lấn vào sâu và xa hơn nữa nơi đồng bằng sông Cửu Long ?

Hình ảnh ước lệ của hơn nửa thế kỷ trước về một đồng bằng sông Cửu Long, với ruộng vườn thẳng cánh cò bay, tôm cá đầy đồng, thì nay tất cả đã đi vào quá khứ. Gần đây có dịp trở lại viếng thăm, để chỉ thấy trên toàn cảnh là một đồng bằng sông Cửu Long đang suy thoái và cứ nghèo dần đi.

Nước ngày càng khan hiếm, với kinh nghiệm của người xưa “thượng nguồn tích thủy hạ nguồn khan” tưởng như là hiển nhiên nhưng vẫn cứ bị Bắc Kinh phủ nhận và cả các chánh phủ vùng Hạ Lưu xem nhẹ.

Rồi ra thời gian sẽ cho chúng ta “một bài học” nhưng sẽ là quá trễ nếu hệ sinh thái con sông Mekong đã suy thoái tới mức không còn có thể đảo nghịch. Rồi ra các thế tương lai sẽ chẳng bao giờ được biết tới những con cá Pla Beuk, cá Dolphin là những chủng loại quan trọng / flagship species, vì đó là biểu trưng cho sự trong lành của hệ sinh thái sông Mekong đang trên đà bị tiêu diệt.

TÌM MỘT NGỌN HẢI ĐĂNG CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Cho dù không có phương cách nào có thể ngăn Trung Quốc không tiến hành kế hoạch điện khí hóa vĩ đại của họ nhưng ở một chừng mực nào đó thì “những khiếm khuyết và thiếu an toàn trong mỗi dự án xây đập của Trung Quốc và nay thêm 11 con đập Hạ Lưu, phải được biết tới, để theo dõi và bổ sung.”

Điều ấy đòi hỏi cho một chiến lược bảo vệ môi sinh với “tầm nhìn xa”, với một đội ngũ chuyên viên không chỉ có trình độ mà còn có lòng thiết tha với công việc chuyên môn của họ.

Cách đây 39 năm trong bài diễn văn “xuất trường” của Viện Đại Học Cần Thơ (19/12/1970), Giáo sư Đỗ Bá Khê đã có một tầm nhìn rất xa về vai trò của Viện Đại Học này đối với tương lai vùng đồng bằng sông Cửu Long : “Trong thời đại khoa học kỹ thuật, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang trông chờ nơi ánh sáng soi đường của Viện Đại Học Cần Thơ và ước mơ một chân trời mới, tô điểm bằng những cành lúa vàng nặng trĩu, những mảnh vườn hoa quả oằn cây, dân cư thơ thới, một cộng đồng trù phú trong một xã hội công bằng.”

Với con Sông Mekong đang cạn dòng, đồng bằng sông Cửu Long ngày thêm nhiễm mặn, thì vai trò “Ngọn Hải Đăng Trí Tuệ” của Đại Học Cần Thơ với Phân Khoa Sông Mekong chưa bao giờ cấp thiết đến như vậy. Đó sẽ là một “think tank”? một trung tâm nghiên cứu giảng dạy và là nguồn cung cấp chất xám không chỉ cho đồng bằng sông Cửu Long, mà cả cho toàn lưu vực sông Mekong. Với từng bước thực hiện:

– Xây dựng một thư viện chuyên ngành với tất cả sách vở tài liệu liên quan tới con sông Mekong.

– Thiết lập ban giảng huấn ngoài thành phần cơ hữu của nhà trường, sẽ bao gồm các chuyên gia của Ủy Hội Sông Mekong, nhóm Chuyên Viên Tham Vấn Quốc Tế bên cạnh Ủy Hội. Họ sẽ được mời như những giáo sư thỉnh giảng, cho Phân Khoa Sông Mekong. Tài liệu giảng của họ sẽ là nguồn thông tin vô cùng quý giá do từ những đúc kết qua thực tiễn.

– Tuyển sinh từ thành phần ưu tú biết ngoại ngữ, nhằm hướng tới đào tạo các kỹ sư môi sinh, ngoài phần lý thuyết họ sẽ được tiếp cận với thực tế bằng những chuyến du khảo qua các trọng điểm của con sông Mekong, qua các con đập, và không thể thiếu một thời gian thực tập tại các cơ sở của Ủy Hội Sông Mekong. Họ sẽ ra trường với một tiểu luận tốt nghiệp về những đề tài khác nhau liên quan tới hệ sinh thái của con sông Mekong.

– Về phương diện chánh quyền, cần thiết lập ngay một mạng lưới “Tùy Viên Môi Sinh” (Đã có những tùy viên quân sự, văn hóa trong mỗi tòa đại sứ, tại sao không thể có tùy viên môi sinh), đặc trách sông Mekong trong các tòa đại sứ và sứ quán tại các quốc gia trong lưu vực, như tòa lãnh sự Việt Nam ở Côn Minh Vân Nam, bốn tòa đại sứ Việt Nam ở Miến Điện, Thái  Lan, Lào và Căm Bốt. Họ sẽ là tai mắt, là những trạm quan sát sống cho Phân Khoa sông Mekong và bộ Bảo Vệ Môi Trường.

Trước 1975, Thái Lan đã có Viện Y Khoa Nhiệt Đới Đông Nam Á, tại sao không thể nghĩ tới một Phân Khoa Sông Mekong tại Viện Đại Học Cần Thơ cho 6 quốc gia trong Lưu Vực Lớn Sông Mekong. Thành phần sinh viên không phải chỉ có Việt Nam mà có thể cả những sinh viên đến từ Thái Lan, Lào và Căm Bốt và cả từ Trung Quốc, Miến Điện.

Việc cấp học bổng cho các sinh viên đến từ các quốc gia trong lưu vực sẽ đến từ cấp Nhà Nước. Phải xem đây như  một kế hoạch đầu tư dài hạn và rất ý nghĩa cho “Một Tinh Thần Sông Mekong” trong toàn bộ các kế hoạch hợp tác và phát triển vùng.

Với trình độ kiến thức và tinh thần liên đới của đám sinh viên đa quốc gia sẽ là nguồn chất xám bổ sung cho Ủy Hội Sông Mekong, cho các chánh phủ địa phương đang bị thiếu hụt nhân sự trầm trọng. Lớp chuyên viên trẻ đầy năng động này cũng sẽ là mẫu số chung nối kết mở đường cho các bước hợp tác phát triển bền vững của 6 quốc gia trong toàn lưu vực sông Mekong.

Dĩ nhiên, có một cái giá phải trả để bảo vệ con Sông Mekong và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Với tâm niệm rằng “nói tới nguy cơ là còn thời gian, trong khi tiêu vong là mất đi vĩnh viễn”.

Ngô Thế Vinh

California, July 2009

 

Tham Khảo:

1/  Agreement on the Cooperation for the Sustainable Development of The Mekong River Basin, Chiang Rai, Thailand 05 Apr 1995

2/  Sparks fly as China moves oil up Mekong, Marwaan Macan-Makar, Bangkok 01-09-2007;  IPS and Asia Times Online

3/ When The Rivers Run Dry, Water – The Defining Crisis of The Twenty First Century.  Fred Pearce, Beacon Press, Boston, Massachusetts 2006

4/  Hiroshi Hori. The Mekong: Environment and Development. United Nations University Press, Tokyo 2000.

5/   Global Warming is causing Hymalayan glaciers retreat, threatening to cause water water shoratges, Geneva, Mar 14, 2005, [AFP]

6/  Progress In Water Management at the Mekong River Basin, MRC Presentation at Third WWF, INBO Official Session 20 Mar 2004

7/ Plan for Massive Dam On Mekong, Project likely to draw protests from neighbours, The Nation Bangkok Thailand, November 04, 2007

8/ Construction of a Major Hydroelectric Dam on the Mekong River in Thailand Could Have Grave Implication. Fergal Quinn and Lor Chandara, The Cambodia Daily November 7, 2007

9/ Mainstream Dams: An Engineer’s Dream, A Fisher’s Curse, Gary Lee

Watershed, Vol.12 No.3 November 2008

10/ The Damming of The Mekong: Major Blow to An Epic River,

Fred Pearce, Yale Environment 360 Jun 17, 2009

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Kinh tế Việt Nam, Trung Quốc | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Xây trường không có phòng vệ sinh…

Posted by adminbasam trên 01/07/2009

IRIN NEWS

Việt Nam: nơi các trường học không có nhà vệ sinh

Integrated Regional Information Networks (IRIN),

United Nations, 17-6-2009

 

Hà Nội-Đối với em Nguyễn Công Tuấn, 10 tuổi, một học sinh tiểu học ở Hà Nội, sử dụng cầu tiêu ở trường học là một kinh nghiệm đáng sợ.

Rác rưỡi và mùi hôi thúi đã làm em sợ không dám tới gần. Vì thế Tuấn chờ đợi cho tới khi em về tới nhà; một cách rất có lý, má của em đã lo ngại rằng, em Tuấn có thể mắc các bệnh đường tiểu.

Nhưng em Tuấn có thể được xem là một trong những người may mắn nhất – nhiều trường học ở Hà Nội, ngay cả ở thủ đô Hà Nội, cũng không có cầu tiêu.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (MoET) gần đây đã kiểm tra các phòng vệ sinh trong 11.200 trường học khắp nước. ông Lã Quý Đôn, vụ phó vụ công tác học sinh và sinh viên, đã cho biết:

“Vào khoảng 30% của các trường học đã được kiểm tra là không có nhà vệ sinh hay không có những nhà vệ sinh thích đáng.”  (tức là khoảng 3360 trường ở tình trạng nầy)

Một cuộc khảo sát riêng được tiến hành ở Hà Nội đã phát hiện ra rằng gần như tất cả 1400 trường học đã không có đủ các nhà vệ sinh, ông Nguyễn Như Hòa, phó phòng kế hoạch và tài chánh thuộc sở giáo dục của thành phố Hà Nội, đã cho biết thế.

Không Đạt Tiêu Chuẩn

Các qui định đòi hỏi rằng: phải có một chỗ đi cầu cho mỗi 100 học sinh, và có một vòi nước rửa tay cho mỗi 60 học sinh.

“Hiện nay có rất ít trường học ở Hà Nội đạt được các tiêu chuẩn đó,” ông Hòa nói. “Và nhiều trường học trong những huyện nằm ngoài Hà Nội không có một cầu tiêu nào hết.”

Trần Thu An, một nhân viên của chương trình vệ sinh làm việc cho Quỹ Phát Triển Giáo Dục Trẻ Em của Liên Hiệp Quốc, cho biết rằng: vấn đề các cơ sở vệ sinh hiếm khi nhận được sự quan tâm mà nó xứng đáng cần phải có.

Liên Hiệp Quốc, là một thành phần trong  chương trình vận động các trường học “thân thiện với trẻ em”, đã và đang tập trung vào việc xây dựng các nhà vệ sinh sao cho đúng tiêu chuẩn. Năm ngoái, (các nhân viên của) chương trinh nầy đã và đang làm việc với Bộ Giáo Dục và Đào tạo, đang giúp đỡ để thiết kế và xây dựng các nhà vệ sinh tốt hơn khắp toàn quốc.

Các Ưu Tiên

Một phần của vấn nạn là: có quá nhiều nhu cầu cấp bách khi nói đến giáo dục đến nổi mà vấn đề vệ sinh thường thường là điều cuối cùng được quan tâm xem xét. [1]

Hiện vào lúc nầy, ưu tiên của chính quyền là thay thế tất cả các lớp học tạm thời đang được sử dụng như các phòng học bằng các ngôi trường xây bằng bê tông để các trường nầy có thể chống chọi được với bảo và mưa, cô Thu An cho biết. Nhưng, khi các ngôi trường mới nầy được xây dựng, các nhà vệ sinh không được thiết kế trên các bản vẽ. [2]

Trách nhiệm cho việc xây cất các nhà vệ sinh (một phần nào đó) nằm trong tay của chính quyền địa phương, những nơi nầy thường thường thiếu tiền bạc hay thiếu sự quan tâm. Cô Thu An nói tiếp: vì vậy, cuối cùng, các nhà vệ sinh không được xây dựng.

Kết quả là các học sinh đang buộc phải dùng “các bụi rậm chung quanh các trường học”, cô Thu An cho biết. “Thật khó lòng mà tin được.” [3]

Trần Duy Tạo, vụ trưởng vụ Xây dựng cơ bản và thiết bị trường học thuộc bộ Giáo Dục và Đào tạo, nói rằng: vấn đề không phải luôn luôn là thiếu tiền bạc. Mặt bằng cũng là một đề tài (phải nói đến). Trong các khu vực đô thị giàu có, các trường học có thể có ngân quỹ nhưng không có đủ chỗ để xây thêm nhiều nhà vệ sinh. (trong khi đó) Các chính quyền vùng thôn quê thường có đất đai (rộng lớn) để xây dựng các nhà vệ sinh, nhưng lại không có tiền.

Vấn Đề Sức Khỏe

Chính quyền đang cố gắng chận đứng vấn nạn nầy, ông Lã Quý Đôn, vụ phó vụ công tác học sinh và sinh viên, cho biết.

Năm 2006, nhà nước đã tuyên bố rằng tất cả các nhà trẻ và các trường học sẽ có các nhà vệ sinh và tất cả các học sinh sẽ có nước sạch để dùng trước năm 2010.

Nhưng ông Đôn nói rằng tại tốc độ hiện nay của việc xây cất, chắc chắn rằng mục địch nầy sẽ không đạt được.

“Điều nầy gây ra một hiệu quả tiêu cực lên sức khỏe của các học sinh cũng như khả năng học hành của các em. Các học sinh có thể cố nín vì sợ các nhà vệ sinh dơ bẩn. Và ở nơi nào mà các trường học không có nhà vệ sinh, các học sinh phải đi tiểu và đi cầu ở một chỗ nào khác và điều nầy gây ra các vấn nạn về môi trường.” [4]

Trong trường hợp của em Tuấn, em không còn phải chờ đợi cho tới khi em về tới nhà (để đi tiểu hay đi cầu). Các bậc cha mẹ ở trường tiểu học Hà Nội đã rất bất mãn về chuyện các nhà vệ sinh quá dơ bẩn và quan tâm đến sức khỏe của con cái họ, vì thế cách đây một vài tháng, họ đã quyết định nhúng tay vào, và họ trả một lệ phí hàng tháng để thuê người đến chùi rữa dọn sạch phòng vệ sinh. [5]

Với việc mỗi gia đình đóng góp 50 cents mỗi tháng, em Tuấn và các bạn cùng lớp của em hiện giờ không còn sợ để đi vào nhà vệ sinh nữa.

Người dịch: Trần Hoàng

 

Lời bình của BBT

[1] Ha ha có việc gì cấp bách nữa sao? Giáo sư Hoàng Tụy đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước. Giáo sư nói đại khái là Gs và 25 người (bao gồm  các nhà giáo dục, các giáo sư trong nước và 5 nhà giáo dục và giáo sư Việt Kiều) đã kiến nghị vào năm 2004 lên nhà nước và yêu cầu cải cách giáo dục gấp.

Nhưng tới nay, 5 năm trôi qua, nhà nước cũng vẫn không nhắc nhở gì đến chuyện đó. Gs Hoàng  Tụy nói thêm rằng việc cải thiện giáo dục đã được đề nghị suốt 30 năm nay, mà giờ nầy GD  vẫn chưa có gì thay đổi hết. Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu qua thăm Việt Nam mới đây cũng đã nhắc VN nên cải cách và đầu tư vào giáo dục, vì đó là con đường tốt nhất để giúp đất nước đẩy mạnh phát triển. Nhưng vô ích, đối với nhà nước ta, ai khuyên gì thì khuyên, chuyện cải cách  giáo dục chưa có gì cấp bách hết.

[1] và [2] Ta cứ tạm tin là ngành giáo dục chỉ “vừa mới phát hiện” 3360 trường học trong (tổng số 11.200 trường) không có nhà vệ sinh cho các em học sinh hoặc thiếu phòng vệ sinh hoặc phòng vệ sinh ở trường quá dơ bẩn các em không dám đi tiểu. Thế rồi bộ GD ĐT sửa sai bằng cách đề ra kế hoạch 4 năm, đến 2010 là chấm dứt nạn nầy.

Nhưng đọc qua đoạn văn kế tiếp, ta sẽ thấy lỗi lầm được lập lại: “Hiện vào lúc nầy, ưu tiên của chính quyền là thay thế tất cả các lớp học tạm thời đang được sử dụng như các phòng học bằng các ngôi trường xây bằng bê tông để các trường nầy có thể chống chọi được với bảo và mưa, cô Thu An cho biết. Nhưng, khi các ngôi trường mới nầy được xây dựng, các nhà vệ sinh không được thiết kế trên các bản vẽ. [2]

Vậy là sau năm 2010, chắc chắn là việc: xây trường học mà không xây  phòng đi tiêu và đi tiểu cho các em sẽ là chuyện ác mộng dài dài cho các em học sinh.

Mọi chuyện xảy ra theo kiểu vòng tròn; đi trên vòng tròn ấy thì chẳng bao lâu sẽ trở lại điểm xuất phát, là chỗ cũ. Như vậy, tuyển người không đúng chuyên môn vào làm việc chính là mẹ đẻ của các vấn nạn hôm nay.

[2] Đã bao năm qua, nhà nước có thói quen tuyển người vào làm việc ở tất cả các ngành theo chính sách “hồng tốt hơn chuyên”. Chính sách ấy tràn lan suốt hơn 60 năm qua, từ quận huyện phường xã lên tới tỉnh, bộ, trung ương… và gây tác hại to lớn khôn cùng cho xã hội, văn hóa, luật pháp, hành chánh, đời sống của tuyệt đại đa số tất cả mọi người Việt. Bài báo của Liên Hiệp Quốc nầy  là một thí dụ cho thấy: chính sách “hồng tốt hơn chuyên”, tuyển người thiếu khả năng vào làm việc trong các ban ngành, đã gây thất bại về mặt xây dựng con người và xã hội dân sự.

Trong việc xây trường học mà không xây nhà vệ sinh, sự sai lầm xảy ra ít nhất là 2 lần. Hai lần lầm lỗi nầy đều có thể tránh được nếu sử dụng chính sách tuyển người có chuyên môn thích hợp vào làm việc.

Lần thứ nhất. Trước khi cho thi công, người có chuyên môn về xây dựng (thuộc sở GDĐT hoặc do bộ giáo dục thuê mướn duyệt công trình) khi duyệt bản vẽ, hoặc chính quyền địa phương quận huyện có các thanh tra về xây dựng, sẽ bắt buộc trong bản thiết kế xây dựng trường học phải có phòng vệ sinh.

Nếu nhà cầu và phòng vệ sinh cho trường học không có trên bản vẽ, thì phòng thanh tra về xây dựng của quận huyện làm biên bản không đồng ý cấp giấy phép cho xây thì ai mà dám xây? Và phòng xây dựng cơ bản trực thuộc sở giáo dục cũng không đồng ý phê chuẩn cho xây dựng trường và sẽ không trả tiền cho công ty xây dựng. Nếu cả hai chuyện nầy  có văn bản, có giấy tờ công khai, thì không một công ty xây dựng nào dám thi hành việc xây trường không có phòng vệ sinh.

Chuyện thiếu mặt bằng cơ sở và thiếu tiền bạc chỉ là chuyện lấp liếm bao che một chính sách tuyển người vào làm việc không đúng với khả năng chuyên mơn, và tham nhũng là kết quả tất yếu  phải xẩy ra của chính sách tuyển dụng “hồng tốt hơn chuyên”.

Còn thêm một khả năng nữa có thể phát hiện và ngăn chận lỗi lầm tái phạm ở các trường sắp được xây dựng, nhưng đã không có ai và không có nhà báo nào dám viết lên: Ai là người đến cắt băng khánh thành trường học mới? Người nầy có đi tham quan một vòng các phòng ốc, nhà vệ sinh hay không để tận mắt nhìn thấy thành quả của việc xây dựng trường?

[3] Hi Hi. Chuyện nầy đã xẩy ra ít lắm là hơn 30 năm qua. Báo chí VN chỉ mới nhắc tới năm 2006, nhưng Cô An cứ làm như đây là chuyện mới mẻ, và ta mới phát hiện vấn nạn nầy vào tháng trước!

Các bà con cô bác nào ở tuổi 40-50 trở lên, bị bệnh đi tiểu són;  mỗi lần cười là són nước tiểu; chưa kịp bước tới phòng vệ sinh, hoặc chỉ cần hơi cảm xúc một chút là són một chút nước tiểu ra quần…mặc dầu không có nghiên cứu và thống kê, nhưng trường học không có phòng vệ sinh làm cho mọi người phải nín tiểu…có lẻ đóng một vai trò quan trọng cho nguyên nhân gây ra nhiều bệnh và trong đó có bệnh tiểu són (dẫu cho bệnh nầy có nhiều nguyên nhân, nhưng NÍN … quá lâu, làm cho bọng đái bị dãn nở, về sau khi lớn tuổi, dễ bị mắc bệnh đái són hơn các người khác chăng? )

[4] Thật là tắc trách, vô nhân đạo và khó tin. Thế kỷ 21 rồi mà cung cách làm việc còn tệ hơn năm 1800. Thời Pháp thuộc, Pháp xây trường học cho ta còn tốt hơn thời hiện tại. Bây giờ, ta bước chân vào trường học nào của Pháp, ta cũng có thể thấy nhà vệ sinh cho học sinh rất khang trang và sạch sẽ. Cũng vậy, các trường học ở miền Nam được xây dựng trước năm 1975 cũng không bao giờ có vấn nạn: xây trường học, mà không xây nhà vệ sinh cho học sinh và thầy cô giáo.

Thực tế, trong các trường học được xây dựng từ thời Pháp, trước 1954 và các trường học ở miền Nam, trước năm 1975, các thầy cô giáo và nhân viên làm việc trong văn phòng trường có phòng vệ sinh riêng của họ và không cần phải dùng chung với học sinh. Các học sinh nam và nữ ở các trường tiểu học có các phòng vệ sinh riêng được lau chùi hàng ngày và giữ gìn rất sạch sẽ. Hóa ra, tới thế kỷ 21, ta vẫn còn thua xa thời Pháp thuộc và dĩ nhiên là thua miền Nam ít nhất là nửa thế kỷ về mặt xây phòng vệ sinh trong trường học cho các em học sinh.

Hóa ra, 35 năm qua ta xây dựng xã hội mới trên toàn cả nước, xây dựng con người mới, xây dựng con người có nội dung XHCN là: không cần đi cầu, không cần đi tiểu ở …trường học. Học sinh của ta là những người NÍN…suốt 12 năm trời, hoặc đi tiêu đi tiểu trong các bụi rậm quanh trường.

Tóm lại, muốn thay đổi đất nước, muốn cho mọi việc đâu vào đó, trong giáo dục và trong công tác tuyển người vào làm việc, hãy bỏ chính sách “hồng tốt hơn chuyên”, và dùng chính sách “cử hiền dữ năng”. Nghĩa là dùng người có tài và có học bổ nhiệm vào các chức vụ chuyên môn của họ, những người nào không có chuyên môn thì nên chuyển qua các việc khác hoặc cho về hưu sớm mà cũng được hưởng lương như khi đi làm để tránh cho họ khỏi sự bất mãn và duy trì được cuộc sống của họ và gia đình… thì dần dần 2, 3 năm sau, xã hội sẽ thay đổi tới một mức tốt đẹp hơn hiện nay.

[5] Nếu ở nước ta coi chuyện giải quyết đóng 50 cents (hay 10000 đồng) là yên chuyện, là một giải pháp bình thường, thì đây là một cú tát vào mặt của nền hành chánh địa phương quận huyện, trung ương và nền giáo dục hiện nay. Việc xây trường học mà không xây phòng vệ sinh đi tiêu và đi tiểu cho trẻ em đã từng được báo chí VN loan tin ra mấy năm nay, khá lâu, nhưng không một ai trong chính quyền dám đứng ra nhận lãnh trách nhiệm. Không một ai dám đứng ra nói đại khái một vài câu như sau: “Đây là lầm lỗi của tôi (hoặc của người tiền nhiệm).  Tôi chân thành xin lỗi các em học sinh và các bậc phụ huynh. Giờ đây tôi loan báo là bất cứ trường học nào chưa có phòng vệ sinh cho các học sinh, việc xây cất sẽ được lên kế hoạch để thi hành vào ngày mai, và sẽ hoàn tất trong thời hạn 30 – 45 ngày. Và kể từ hôm nay, tất cả những nhà vệ sinh ở trường học đều phải được lau chùi hàng ngày để giữ cho không có mùi hôi. Nếu các việc nầy không được sửa sai trong thời hạn nói trên, điều ấy chứng tỏ tôi thiếu năng lực quản lý và điều hành, hoặc tôi không có quyền hạn thật sự để thi hành, và nếu như thế tôi sẽ xin từ chức.”

Kế hoạch dùng tiền để kích thích nên kinh tế không có gì tốt hơn bằng chuyện  xây dựng phòng vệ sinh trong các trường học, xây dựng thêm trường học để giảm sĩ số học sinh mỗi lớp xuống còn 20 em, và cải tiến giáo dục ngay theo hướng đề nghị của giáo sư Hoàng  Tụy và các nhà giáo dục khác.

————————

 

VIETNAM: Where the schools have no loos

Lucky break for him. This school in Hanoi has proper facilities for students. Many schools in Vietnam, even in the capital, lack toilets

HANOI, 17 June 2009 (IRIN) – For Nguyen Cong Tuan, 10, a primary school student in Hanoi, using the toilets at school was a frightening experience.

The filth and stench made him afraid to go near them. So Tuan would wait until he got home; his mother rightly worried that he could develop urinary tract problems.

Yet Tuan could be considered one of the lucky ones – many schools in Vietnam, even in the capital, Hanoi, lack any toilets at all.

The Ministry of Education and Training (MoET) recently surveyed sanitation facilities in 11,200 schools across the country.

“About 30 percent of inspected schools had no toilets or inadequate toilets,” says La Quy Don, deputy head of the ministry’s student affairs department.

A separate survey conducted in Hanoi found that of 1,400 schools nearly all failed to have enough sanitation facilities, says Nguyen Nhu Hoa, deputy head of the office for planning and finance in the city’s education department.

Failed standards

Regulations require one toilet for every 100 students and one tap for every 60 students.

“There are few schools in Hanoi that meet these standards,” says Hoa. “And many schools in the outlying districts have no toilets at all.”

Tran Thu An, a sanitation programme officer with the UN Children’s Fund (UNICEF), says the issue of toilet facilities rarely gets the consideration it deserves.

The UN, as part of its “child-friendly” schools campaign in Vietnam, has been trying to focus on proper sanitation facilities. In the past year, it has been working with MoET, helping to design and build better toilet facilities across the country.

Priorities

Part of the problem is that there are so many pressing needs when it comes to education that sanitation is often the last thing considered.

At the moment, the government’s priority is to replace all the makeshift shelters that serve as classrooms with concrete schools that can withstand monsoon winds and rains, says An. Yet when these new schools are built, toilets are not part of the plans.

The responsibility for building latrines lies in part with local authorities and communities, who often lack the funds or interest. So in the end, says An, toilets just do not get built. The result is that students are forced to use “the bushes surrounding the schools”, she says. “It’s hard to believe.”

Tran Duy Tao, head of administration for the school infrastructure and equipment department at the education ministry, says it is not always a lack of money. Space is also an issue. In crowded, yet wealthier, urban areas, schools may have the funds but no room to build more toilets, he says. The rural authorities often have the land to build sanitation facilities but no money.

Health issues

The government is trying to tackle the problem, says Don, at MoET’s student affairs department. In 2006, the government declared that all kindergartens and schools would have hygienic toilets and all children would have access to clean water by 2010.

But Don says at the current rate of construction, it is highly unlikely this goal will be met.

“This has a negative effect on students’ health as well as their studying ability,” says Don. “Students may try to hold it in due to their fear of dirty toilets. And where schools do not have toilets, students have to do it somewhere else and it causes environmental problems.”

As for Tuan, he no longer has to wait until he gets home. Parents at the Hanoi elementary school were so upset over the dirty facilities and concerns for their children’s health that a few months ago they decided to chip in and pay a monthly fee to have them cleaned.

For US50 cents a month per family, Tuan and his classmates are no longer afraid to go to the bathroom.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Giáo dục, Uncategorized | Leave a Comment »

 
%d người thích bài này: