BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Năm, 2009

Phát biểu của đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết

Posted by adminbasam trên 30/05/2009

Mời các bạn xem phát biểu của đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết

Phát biểu của ông Thuyết  có nhắc đến  tiền bạc đầu tư để xây dựng mỏ ở Đắc nông. Số tiền nầy rất gần khớp với số tiền 500 tỷ yen trong hợp đồng liên quan tay ba, giữa Việt  Nam, Trung Quốc và Nhật. Theo nghị quyết 167 của chính phủ,  các nước ngoài (Trung Quốc) có thể  đầu tư vốn 100% vào dự án nầy, (vì hãng Alcoa của Mỹ đã rút lui) và Việt Nam không có tiền. Hãng Marubeni của Nhật đứng làm trung gian, làm chứng, làm cố vấn pháp luật, và chế tạo, bán máy móc trang bị cho dự án bauxite, còn hãng Chienko của Trung Quốc lắp đặt máy…

Theo bài phát biểu:

* “Vốn đầu tư từ đây đến 2025 là : 190 nghìn -250 nghìn tỉ đồng VN (10 tỷ -15 tỉ đô la Mỹ).

Tổng số tiền đầu tư xây dựng dưới đây gần đúng với số 500 tỷ yen trong bài 158 (link phía dưới)

_”xây dựng 4 nhà máy chế biến bauxite thành alumina ở 4 tỉnh  Lâm Đồng, Đắc Nông, Gia Lai, Bình Phước* (là tỉnh Bình Dương + tỉnh Phước Long gộp lại)

_xây đường  xe lửa dài 270 km, từ độ chênh lệch 700 mét.

_tiêu tốn là 3,1 tỉ  đô la Mỹ.

_Và xây dựng hải cảng ở hòn Kê Gà  hoặc Hòn Gió.

Số lượng bùn đỏ mỗi năm là 10 triệu tấn kể từ 2015, hay 1,5 tỉ tấn bùn đỏ trong toàn bộ công trình tính tới năm 2015.  Đây là các quả bom bùn treo ở trên cao, treo trên đồng bằng Nam bộ vào nam Trung bộ.

Tiền tính vào đâu? Nếu tính vào sản phẩm alumin thì giá (vốn) rất cao, và như thế chúng ta bán hoàn toàn không có lãi. Còn nếu như không tính vào sản phẩm alumin mà coi là công trình dân dụng thì có thể nói là vô hình chung chúng ta lấy tiền thuế của dân  để mà làm lợi cho doanh nghiệp.

Quyết định 167 cho phép vốn đầu tư nước ngoài 100% chỗ nầy chúng tôi cho là chính phủ có phần chủ quan.

Còn về bây giờ xử lý như thế nào thì tôi xin đề nghị là hãy coi đây là công trình quan trọng cấp quốc gia bởi vì chúng tôi thấy  cả cụm ấy tiêu một số tiền gấp 10 lần* tiêu chí tiền cho 1 công trình quan trọng cấp quốc gia, cho nên tôi đề nghị là phảỉ đưa (dự án ấy) vào công trình quan trọng cấp quốc gia, quốc hội phải kiểm tra, và cuối năm nay chúng ta phải xem xét quyết định chứ không nên quyết định vội.

Nếu chúng ta không tính cả cụm dự án, mà chúng ta làm như khi ở Cà Mau, chúng ta cứ tách từng dự án ra để nói chưa đến số tiền Quốc hội yêu cầu đưa vào công trình trọng điểm cấp quốc gia, thì tôi cho như thế là chúng ta lách luật.”

*Để cho một dự án được coi là công trình quan trọng cấp quốc gia,thì dự án ấy phải có liên quan đến một số tiền bằng/hay lớn hơn 600 triệu đô la. (Ông Thuyết nói cả cụm dự án ấy tiêu một số tiền gấp 10 lần tiêu chí cho công trinh cấp quốc gia, thì có phải là khoảng 6 tỉ đô la không? Số tiền gấp 10 lần nầy có phải là cũng gần bằng 500 tỉ yen không? Giống như bài 158 mà TH đã dịch vào ngày 11-5-2009 đọc ở đây.)

**Trong 4 công trình khai thác mỏ bauxite,  có 1 cái nằm ở tỉnh Bình  Phước (Bình Long và Phước Long nhập lại). Vị trí nầy chỉ cách Sài Gòn chừng 200km.  Nếu khai thác bauxite ở đây, thì toàn bộ các con sông ở các vùng nầy bị ô nhiễm bùn đỏ (sông Đồng Nai, các hồ). Mời các bạn xem hình các thắng cảnh hồ, thác, … của Bình  Phước ở đây. Đất ở Bình Phước cũng có màu đỏ y hệt như Tây Nguyên.  Các bạn nhấp chuột (click) vào chữ vietnam sẽ thấy hiện ra hình ảnh vệ tinh, dùng các mũi tên, và dấu +, dấu –  để xem vùng Bình  Phước và khắp VN: World Map; Vietnam ; Tà Nhum.

————-

 

Ba Sàm bình: Nhưng qua câu nầy: “Trước hết tôi xin khẳng định là tôi hoàn toàn nhất trí với chủ trương phát triển công nghiệp khai khoáng bô-xít và chế tạo nhôm kim loại”, thì với người dân nói chung không có khả năng đi sâu hiểu những vấn đề chánh trị/kinh tế/kỹ thuật, họ có thể cho là ông Thuyết nhất trí với hiện trạng, chỉ có “băn khoăn” thôi, dù ông không nói rõ ra là “chủ trương của  đảng, nhà nước”. Bởi nếu ông không nói câu trên, hay chí ít không nhấn mạnh “tôi khẳng định”, “hoàn toàn”, thì sẽ không bị đánh giá như vậy.

Một lời nói của những người có ảnh hưởng lớn tới xã hội, là vô cùng quan trọng .

BBT  bình : “Trước hết tôi xin khẳng định là tôi hoàn toàn nhất trí với chủ trương phát triển công nghiệp khai khoáng bô-xít và chế tạo nhôm kim loại”. Câu nầy có 2  ý nghĩa:

_ Khi nói câu đó, ông ngụ ý rằng: tui muốn có ý kiến, nhưng tui lo sợ khác ý kiến với cấp trên và như thế, và như thế, tui có thể bị gạt phăng ra khỏi tổ chức, và rời khỏi chúc vụ  ĐBQH … do đó câu ấy là ông dùng để nói cho  cấp trên nào đó “hữu hinh lẫn vô hình” chắc chắn đang lắng nghe, ghi âm lại, và để dành đó…

_câu ấy cũng nói lên rằng: tui cùng phe với mấy người à nghen. Nhưng sau khi tui đọc tài liệu của các ông giao cho, tui quá  ngạc nhiên:  tại sao việc đầu tư quá nhiều tiền như thế, mà kết quả là quá sức phiêu lưu, lời lỗ thì bấp bênh như vậy, chưa bàn kỹ mà muốn làm cấp tốc.

_ Cũng có nghĩa là như một câu chào mở đầu…mà ai ai cũng cần phải nói câu đó trước để thủ. Riết thành ra quen.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 


Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Kinh tế Việt Nam | Leave a Comment »

Yahoo sẽ khai tử 360 blog vào ngày 13-7-09

Posted by adminbasam trên 30/05/2009

The Washington Post

Bước dần vào cõi chết: Yahoo 360 lại một lần nữa chính thức chấm dứt

hoạt động

Leena Rao, TechCrunch.com

Thứ Sáu, ngày 29-5-2009

 

Yahoo 360, được cho là đã ngưng hoạt động từ đầu năm ngoái, rốt cục hiện đang chính thức khép lại các cánh cửa của mình vào ngày 13 tháng Bảy, theo như một bức thư được đưa lên blog trên trang của diễn đàn này hôm nay. Mạng xã hội/dịch vụ blog mà chẳng ai thực sự sử dụng đến (ngoại trừ Việt Nam) đã đều đặn mất dần sức mạnh của mình, đặc biệt tại Hoa Kỳ. Theo ComScore thì Yahoo 360 có 13,9 triệu cá nhân viếng thăm trong tháng Tư. Thế nhưng chỉ có 982.000 người trong số cá nhân đó là từ Hoa Kỳ. Con số này đã giảm từ 1,8 triệu so với một năm trước.

Yahoo 360 được xây dựng nhằm tạo nên một mạng xã hội quanh một diễn đàn các hoạt động blog, và hoàn toàn không thể đua tranh với các mạng xã hội khác như FaceBook và MySpace, và các diễn đàn blog khác được ưa chuộng hơn như WordPress và Movable Type. Tương tự như thông báo đầu tiên của công ty này từ năm 2007, Yahoo đang hứa là sẽ trợ giúp di chuyển các bài vở trên blog và các danh sách bạn bè trong blog vào một chương trình phổ biến hơn gọi là Yahoo profile. Điều gì đã làm cho công ty này phải mất thời gian quá lâu để khai tử nó như vậy? Yahoo nói rằng phải mất gần như hai năm để chấm dứt hoạt động dịch vụ này do công ty đã cố gắng tìm kiếm “một giải pháp thỏa đáng và có thể chịu đựng được” cho việc giữ lại những dữ liệu cá nhân của người dùng trên trang của mình. Bức thư thông báo trên blog này cũng nói rằng họ có một giải pháp cho những người dùng song đã sao lãng không đề cập tới giải pháp đó chính xác là gì.

Yahoo cũng đã đóng cửa các dự án khác của mình trên mạng xã hội, như Mash, vào năm ngoái. Có thể Yahoo sẽ tập trung những nỗ lực của mình vào diễn đàn micro-blog mô phỏng kiểu của Twitter là Yahoo Meme, đã và đang được đưa ra mới đây song đang không nhận được những quan tâm lớn. Có thể đơn giản là Yahoo cần từ bỏ việc thiết lập một mạng xã hội và thay vào đó hãy mua một mạng khác (Twitter chẳng hạn!). Hoặc có lẽ đơn giản là họ cần phải có một thỏa thuận với Mirosoft cho những khoản tiền lớn.

Tin mới được cập nhật: Yahoo đã phúc đáp với chúng tôi qua mạng Twitter (!) với nội dung sau: “giải pháp mà chúng tôi có cho những người sử dụng là một công cụ blog, có thể tìm thấy trong profile của người dùng.”

Hiệu đính: Trần Hoàng

———-

 

Leena Rao

TechCrunch.com
Friday, May 29, 2009; 10:50 AM

Yahoo 360, which was supposed to close early last year, is finally officially shutting its doors on July 13, according to a blog post written on the site today. The social network/blogging service that nobody really used (except in Vietnam) steadily lost its steam, especially in the U.S. According to ComScore, Yahoo 360 had 13.9 million worldwide unique visitors in April. But only 982,000 of those unique visitors were from the U.S. This is down from 1.8 million unique U.S. visitors a year ago (see chart below).

Yahoo 360 was built to create a social network around a blogging platform, and simply couldn’t compete with other social networks like Facebook and MySpace, and other more popular blogging platforms like WordPress and Movable Type. Similar to the company’s original announcement in 2007, Yahoo is promising to help move blog posts and friends lists over to a more general Yahoo profile. What took it so long to pull the plug? Yahoo says it took almost two years to shut down the service because the company was trying to find “a sustainable and adequate solution” for retaining user’s personal data from the site. The blog post also mentions that they have a solution for users but neglects to mention what exactly that is.

Yahoo also shut down its other venture into social networking, Mash, last summer. Perhaps Yahoo is going to focus its efforts on its Twitter-clone microblogging platform Yahoo Meme, which has been rolling out invites recently but isn’t getting resoundingly positive reviews. Maybe Yahoo should just give up on creating a social network and buy one instead (Twitter!). Or maybe it should just make a deal with Microsoft for boatloads of money.

UPDATE: Yahoo responded to us via Twitter (!)  with this: “the solution we have for users is a new blogging tool, found in user’s profiles.”

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Báo chí | Leave a Comment »

Điệu khiêu vũ tinh tế của Yahoo ở VN

Posted by adminbasam trên 30/05/2009

BusinessWeek

Điệu múa khéo léo của Yahoo ở Việt Nam

Yahoo đang rộng cửa vào đất nước Á châu này nhưng cũng đang gặp nhiều khó khăn để tránh bị lôi kéo vào những nổ lực  của chính phủ nhằm hạn chế việc sử dụng trang Web của các công dân

Douglas MacMillan

Ngày 28-5-2009

 

Hãng Internet khổng lồ Yahoo! đang đầu tư để phát triển ở Việt Nam. Thế nhưng khi công ty nầy đang mở rộng cửa ở đất nước Đông nam Á này, họ đang chọn những bước đi để tránh khỏi trở thành một kẻ tuân theo các nỗ lực của chính phủ nhằm hạn chế việc sử dụng các trang Web của công dân nước ở đây.

Việt Nam nằm trong số những thị trường đang nổi lên tiêu biểu cho những viễn cảnh phát triển đối với Yahoo. Hơn 95% trong tổng số 18 triệu người dùng Internet của nước này có hoạt động gửi tin nhắn và thư điện tử của Yahoo, theo như một nghiên cứu được thực hiện với hãng chuyên nghiên cứu thị trường TNS.

Yahoo đang giúp vào việc tài trợ cho các quán cà phê Internet tại nhiều khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh và những nơi khác. Và tính đại chúng của diễn đàn hoạt động blog của công ty này đã thúc đẩy việc khai trương một phiên bản tiếng Việt, Yahoo 360plus, vào tháng Năm năm 2008.

Tuy nhiên sự phát triển của Yahoo đã đến đúng vào lúc Việt Nam đề nghị phải có những hạn chế chặt chẽ hơn đối với các hoạt động nối mạng trực tuyếtn của các công dân.

Mùa thu năm trước, chính phủ đã lập Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử, một đơn vị có nhiệm vụ theo dõi hoạt động Internet, và đã đưa ra một quy định của nhà nước để nâng mức phạt đối với những chỉ trích nào nhắm vào chính quyền được đưa lên trang Web.

Theo tổ chức nhân quyền Nhà báo Không Biên giới [Reporters Without Borders] đóng tại Paris, thì những quy định này cũng chứa đựng một yêu cầu được hiểu ngầm đối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet như Yahoo cung ứng dữ liệu và các bản tin cho những người sử dụng.

“Những kẻ thù” của Internet

Trong một bản báo cáo vào tháng Ba, tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã liệt kê Việt Nam vào bản danh sách thường niên của  các nước mà tổ chức nầy coi như là “những kẻ thù” của Internet.

Tổ chức này đã viện dẫn 30 ” nhà bất đồng chính kiến trên mạng” mà chính phủ Việt Nam đã bỏ tù kể từ năm 2002 – bảy người trong số đó vẫn còn bị giam giữ – và tổ chức nầy đã phê phán ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông, về một bài phát biểu ông đọc vào tháng Hai rằng “một blog là một trang thông tin cá nhân. Nếu như một blogger sử dụng nó cho những tin tức nói chung là giống như báo chí, thì anh ta đang vi phạm luật pháp và sẽ bị xử lý.” Bộ Thông tin & Truyền thông của Việt Nam đã không trả lời trước một đề nghị đưa ra lời bình luận về việc này.*

Phản ứng của Yahoo trước quan điểm của chính phủ VN về việc sử dụng trang Web của các công dân đang tiết lộ cho thấy các công ty Internet đang ở tình trạng căng thẳng mà họ buộc phải cư xử khi họ hoạt động kinh doanh tại các quốc gia có thể được xem như là không có sự khoan dung về quyền tự do ngôn luận trên mạng trực tuyến và hành động chỉ trích chính phủ trên trang Web.

Các công ty nào điều hành theo cách đối đầu và đụng chạm với những quy định của chính phủ thì gặp cơ nguy có các hoạt động bị cắt giảm, nếu không nói là bị đóng cửa. (Còn) những công ty nào khác mà tuân theo lệnh của các cơ quan chính phủ để hạn chế (công dân của họ) thì bị những người bênh vực cho quyền tự do ngôn luận và nhân quyền xỉ vả.

Các hoạt động ở Trung Quốc của Yahoo đã và đang bị chỉ trích về việc cung cấp thông tin cho các giới chức nước này vào năm 2004 mà những người chỉ trích nói là hành động đó đã dẫn đến một bản án 10 năm tù giam cho nhà báo Shi Tao.

Yahoo Trung Quốc được quản lý bởi Alababa.com, là công ty mà Yahoo có phần hùn nhỏ. “Chúng tôi đã học được những bài học rất khó khăn  vì là những người đi tiên phong trong những thị trường đang nổi lên, và chúng tôi cũng đã hiểu ra điều đó và đã cố gắng trở thành người đi đầu trong hoạt động kinh doanh và trong nhân quyền,” theo lời ông Michael Samway, phó chủ tịch và phó tổng giám đốc pháp lý của Yahoo.

Yahoo cho biết: Các nhà chức trách Việt Nam đã không liên lạc với Yahoo để đề nghị công ty này hợp tác với những tiêu chuẩn mới. Thực vậy, tất cả các công ty nước ngoài không phải của người Việt Nam có thể đang được bỏ qua các dòng chữ nhỏ nhắc nhở ấy của chính quyền.

Ông Samway nói rằng:  ”Chúng tôi vẫn chưa nhìn thấy những hành động của chính phủ ám chỉ rằng họ có khuynh hướng áp dụng những qui định này cho các công ty Internet ngoại quốc.” Tuy nhiên, công ty đang thực hiện các bước đi mà họ hy vọng là sẽ giúp mình tránh phải tuân theo các quy định mà họ coi là có tính chất hạn chế. Một ví dụ, là Yahoo đã đặt  các máy chủ cho các dịch vụ bằng tiếng Việt của họ ở Singapore.

Bỏ tù blogger Việt Nam

Vào tháng Tư năm 2008, các nhà chức trách Việt Nam đã bắt blogger Nguyễn Hoàng Hải hay phát biểu về vấn đề chính trị; blogger nầy bị buộc tội trốn thuế. Các tổ chức nhân quyền cho rằng vụ bắt giữ là nhằm làm cho những người thường hay chỉ trích chính phủ trên mạng trực tuyến phải sợ hãi.

“Họ không thể bỏ tù tất cả các blogger quan tâm đến chính trị được,” theo lời ông Vincent Brossel, người đưa tin tức về mục Các sự việc ở châu Á cho tổ chức Phóng viên Không Biên giới. “Nhưng chính phủ bắt giữ người nào nổi bật nhất và có tiếng nói lớn nhất, và bắt giữ những người nào viết về những đề tài quan trọng – đó là cách mà họ đang làm.”

Colin Maclay, tổng giám đốc Berkman Center for Internet&Society của trường Harvard, cho rằng sự chỉ trich công khai về chính phủ Việt Nam có thể gặp một kết quả ngược lại, ám chỉ trước ” một sự đối đầu” với các công ty Internet, mà các công cụ của công ty đang được các blogger bất đồng chính kiến sử dụng.

Yahoo đang thực hiện những bước đi khác nhắm vào chuẩn bị cho những cuộc đương đầu với các chính phủ nước ngoài. Vào tháng Mười năm ngoái công ty Yahoo  đã gặp gỡ với Google, Microsoft, trung tâm Berkman Center, và nhiều tổ chức bất vụ lợi khác để thảo luận về những bước đi nào cần phải được thực hiện để giải quyết những yêu cầu của các chính phủ nước ngoài. Nhóm các công ty và tổ chức nầy, được gọi là Sáng kiến Mạng Toàn cầu (Global Network Initiative), đã và đang thường gặp nhau để thảo luận các đề tài này, đã tổ chức các diễn đàn công khai, và đưa ra những phản ứng về các biến cố trong lĩnh vực thông tin báo chí, như vụ ngăn chặn trangYouTube của Google ở Trung Quốc.

Thêm vào việc đặt các máy chủ của họ ở Singapore, Yahoo cho biết họ đã điều chỉnh các điều khoản về dịch vụ của họ và các cấu trúc pháp lý để chuẩn bị cho bất cứ hành động nào từ chính phủ Việt Nam.

“Chúng tôi suy-xét các qui định trong nước và các tiêu chuẩn địa phương ở nơi mà chúng tôi hoạt động kinh doanh, song chúng tôi không bẻ cong các nguyên tắc của chúng tôi,” ông Samway cho biết. Ông nói thêm rằng ảnh hưởng của các doanh nghiệp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển ví như Việt Nam là lớn hơn so với nền kinh tế lớn mạnh của Trung Quốc.

Những động thái thận trọng của Google

Các căng thẳng ở Việt Nam đã lôi cuốn mối quan tâm của các đối tác khác, bao gồm chính phủ Hoa Kỳ. Vào ngày 31 tháng Ba, bà Loretta Sanchez (dân biểu đảng Dân chủ, bang California) và 11 thành viên khác của Hạ viện Hoa Kỳ đã gửi một bức thư tới Chủ tịch Yahoo Carol Bartz khuyên công ty này đừng tuân theo bất cứ yêu cầu nào của chính phủ Việt Nam trợ giúp vào việc kiểm duyệt của họ. Ông Samway của Yahoo đã phúc đáp qua thư: “Chúng tôi mong đợi tiếp tục làm vui lòng quý vị” về chủ đề này.

Yahoo không phải là công ty duy nhất đang đi rón rén tại Việt Nam. Google đưa ra mục tìm kiếm của họ, trang Picasa chia sẻ hình ảnh, và dịch vụ Google Groups, song Google không cung cấp quyền xem xét các dịch vụ dành cho  Blogger trên các tên miền của nước này. Họ cũng không lưu trữ dữ liệu cá nhân về những người dùng Việt Nam. “Khi chúng tôi quyết định cung cấp những sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi tại Việt Nam, chúng tôi cố gắng làm như vậy theo một cách nào đó để bảo vệ người sử dụng Việt Nam tránh khỏi những nỗ lực của chính quyền kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận trên mạng trực tuyến,” theo lời Nicole Wong, luật sư đại diện của Google. Trang mạng xã hội  Facebook, đã được dịch sang tiếng Việt vào tháng 12, 2008 và mới đây có một sự gia tăng trong hoạt động ở VN, song họ đã từ chối bình luận về vấn đề này.

Bảo vệ quyền truy cập vào những trang này vẫn là một ưu tiên hàng đầu đối với nhiều công ty. “Khi bạn không có quyền hội họp, khi bạn không có quyền ăn nói tự do, khi bạn không có tự do báo chí, thì một trong những nơi tự do nhất để có được thông tin về thế giới bên ngoài là Internet,” Dân biểu Hoa Kỳ Sanchez nhận xét.

Douglas MacMillan là phóng viên của tờ BusinessWeek tại New York.

Hiệu đính: Trần Hoàng

* Ha ha. Những người nào tuyên bố “hoành tráng” như anh Doãn thì chắc chắn sẽ được đưa vào “sử thi” của báo chí nước ngoài. Không những thế, những lời tuyên bố ấy đang được đưa vào các chương trình giảng dạy và làm ví dụ cho sinh viên ngành báo chí về cách mà nhà cầm quyền bắt buộc các công dân trong nước họ phải phát biểu ý kiên trong khuôn khổ “lừng danh” được ấn định sẵn của nhà nước.

———

 

BusinessWeek

Yahoo’s Delicate Dance in Vietnam

The portal is expanding in the Asian country but is taking pains to avoid being drawn into government efforts to curb citizens’ use of the Web

By Douglas MacMillan

May 28, 2009, 7:31PM EST

Internet titan Yahoo! (YHOO) is girding for growth in Vietnam. But as it expands in the Southeast Asian country, it’s taking steps to avoid becoming an accomplice to government efforts to restrict citizens’ use of the Web there.

Vietnam is among emerging markets that represent expansion prospects for Yahoo. More than 95% of the country’s 18 million Internet users have Yahoo instant messaging and e-mail, according to a study conducted with researcher TNS. Yahoo is helping to fund Internet cafés in parts of Ho Chi Minh City and elsewhere. And the popularity of its blogging platform prompted the launch of a Vietnamese-language version, Yahoo 360plus, in May 2008.

Yet Yahoo’s expansion comes just as Vietnam calls for tighter restrictions on citizens’ online activities. Last fall the government created the Administration Agency for Radio, Television & Electronics, a unit charged with keeping watch of the Internet, and issued a federal edict that raised the penalty for criticism of the government posted to the Web. According to Paris-based human rights group Reporters Without Borders, the rules also carry an implicit request for Internet service providers such as Yahoo to provide data and reports on users.

“Enemies” of the Internet

In a March report, Reporters Without Borders included Vietnam on its annual list of countries it considers “enemies” of the Internet. The group cited the 30 “cyber dissidents” Vietnam has jailed since 2002—seven of whom remain behind bars—and criticized Do Quy Doan, the country’s Deputy Minister for Information & Communications, for a statement he made in February that “a blog is a personal news page. If a blogger uses it for general news like the press, he is breaking the law and will be punished.” Vietnam’s Ministry of Information & Communications did not respond to a request for comment.

Yahoo’s response to the government’s stance on citizens’ Web use reveals the tightrope Internet companies must walk when they do business in countries that may be viewed as intolerant of free online speech and government criticism on the Web. Companies that run afoul of government rules risk having operations curtailed, if not shut down. Those that comply with restrictive government agencies are lambasted by free speech and human rights advocates.

Yahoo’s Chinese operations have come under criticism for providing information to authorities in 2004 that critics say led to a 10-year prison sentence for journalist Shi Tao. China Yahoo is operated by Alibaba.com, minority-owned by Yahoo. “We’ve learned tough lessons as pioneers in the emerging markets, and we’ve also taken that and tried to be a leader in business and human rights,” says Michael Samway, vice-president and deputy general counsel of Yahoo.

Vietnamese authorities have not contacted Yahoo to ask it to cooperate with the new standards, Yahoo says. Indeed, the fine print may excuse non-Vietnamese companies altogether. “We haven’t yet seen action steps from the government suggesting they intend to apply these regulations to foreign Internet companies,” Samway says. Still, the company is taking steps it hopes will help it avoid having to comply with rules it considers restrictive. For one, Yahoo located the servers for its Vietnamese-language services in Singapore.

Jailed Vietnamese Blogger

In April 2008, Vietnamese authorities arrested politically outspoken blogger Nguyen Hoang Hai, who was charged with tax evasion. Human rights groups say the arrest was meant to put a chill on other online criticism of the government.

“They cannot put all of the political bloggers in jail,” says Vincent Brossel, who covers Asian affairs for Reporters Without Borders. “But they catch the most prominent and the most vocal, and the people who write about strong issues —that’s how they work.”

Colin Maclay, managing director of Harvard’s Berkman Center for Internet & Society, says public criticism of the Vietnamese government might backfire, presaging a “showdown” with Internet companies whose tools are used by dissident bloggers.

Yahoo is taking other steps aimed at preparing for confrontations with foreign governments. Last October it came together with Google (GOOG), Microsoft (MSFT), the Berkman Center, and a variety of nonprofits to discuss what steps should be taken to handle requests from foreign governments. The consortium, called the Global Network Initiative, has met regularly to discuss these issues, has held public forums, and has issued reactions to events in the news, such as the blocking of Google’s YouTube in China.

In addition to locating its servers in Singapore, Yahoo says it has adapted its terms of service and legal structures to prepare for any action by the government. “We take into consideration local customs and norms where we do business, but we don’t bend on our principles,” Samway says. He adds that the influence of foreign businesses is greater on developing nations such as Vietnam than in the more robust economy of China.

Google’s Cautious Moves

The tension in Vietnam has drawn the interest of other parties, including the U.S. government. On Mar. 31, Loretta Sanchez (D-Calif.) and 11 other members of the U.S. House of Representatives sent a letter to Yahoo CEO Carol Bartz urging the company not to comply with any requests from the Vietnamese government to aid in its censorship. Yahoo’s Samway responded, writing: “We look forward to continuing to engage with you” on the topic.

Yahoo is not the only company treading gingerly in Vietnam. Google offers its search, Picasa photo sharing, and Google Groups service, but it does not provide access to its Blogger service on the local country domain. Nor does it store personal data on Vietnamese users. “When we decided to provide our products and services in Vietnam, we tried to do so in a way that would protect Vietnamese users from their government’s efforts to censor online speech,” says Nicole Wong, deputy general counsel for Google. Social networking site Facebook, which was translated into Vietnamese in December and has seen a recent uptick in activity in the country, declined to comment for this story.

Protecting access to these sites remains a top priority for many. “When you don’t have the right to assembly, when you don’t have free speech, when you don’t have freedom of the press, one of the freest places to get information about the outside world is the Internet,” says U.S. Representative Sanchez.

Douglas MacMillan is a staff writer for BusinessWeek in New York.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Báo chí | Leave a Comment »

VN và TQ Lo sợ Diễn biến Hòa bình

Posted by adminbasam trên 27/05/2009

The New York Times

Lo sợ Diễn biến Hòa bình

ROGER COHEN

Ngày 24-5-2009

 

HCM City, VIỆT NAM – Đảng Cộng sản Việt Nam, giống như đảng anh em của họ ở Trung Quốc, đã nhận ra mối đe doạ số 1 mà họ phải đối mặt. Mối nguy hiểm hiện ra lờ mờ được gọi là “diễn biến hòa bình.”

Điều đó có thể nghe tuồng như là người dự báo thời tiết đang cảnh báo về mối đe doạ giữa lúc bầu trời trong vắt và chan hòa ánh nắng. Thế nhưng các kiến trúc sư của Chủ nghĩa Lenin-kết hợp với nền kinh tế thị trường, những người đã mang chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng tới cho những quốc gia Á châu độc đảng, thì tỏ ra nghiêm túc.

Những cơn ác mộng mà họ đang nằm mơ không phải là về cuộc chính biến hay nổi dậy bằng bạo lực của cuộc cách mạng, mà là sự nhỏ giọt, nhỏ giọt, nhỏ giọt lớn dần của sự tự do dân chủ.

Hai mươi năm sau biến cố ở Quảng trường Thiên An Môn, cuộc nổi dậy đang ngũ yên và các sinh viên tỏ ra ngoan ngoãn, thuần hóa, dễ bảo từ Bắc Kinh cho tới Hà Nội. Các sinh viên đã gia nhập làm thành viên cho các tổ chức phát triển nhiều hơn là thành viên của các tổ chức dân chủ trong một tương lai có thể nhìn thấy trước được. Họ có thể muốn được tự do hơn, song không tới cái mức tự do mà họ sẽ phải đương đầu với nhà cầm quyền cộng sản, như những người thuộc thế hệ Thiên An Môn đã từng làm.

“Nhiệm vụ chính đối với Trung Quốc giờ đây là phát triển,” một giáo viên trưởng ngành sinh thái học của trường Đại học Bắc Kinh tên là Song Chao đã nói với đồng nghiệp của tôi Sharon LaFraniere như thế. Đó cũng là tâm trạng của các thanh niên ở Việt Nam nữa, nơi đây đang chuyển từ xe gắn máy hai bánh lên xe hơi, chuyện nầy hầu như chắc chắn là đang làm bận tâm thế hệ kế tiếp hơn là thúc đẩy cho nền dân chủ đa đảng.

Cũng giống như Trung Quốc, quan điểm thực dụng này có  quan hệ tới sự chấn thương. Các hai nước đã chứng kiến các cuộc nội chiến trong nửa sau của thế kỷ 20, cuộc nội chiến đó đã bắt họ phải trả những cái giá to lớn khủng khiếp. Vì thế sự ổn định chỉ là giải thưởng, đặc biệt khi sự ổn định đã và đang đem tới những tiêu chuẩn sống cao hơn trong thời gian ngắn.

Thế nhưng, cùng đi theo với sự chuyển đổi ấy còn có nhiều chuyện khác hơn nữa đã và đang biến “cuộc diễn biến hòa bình” thành một loài ác quỷ, làm cho các nhân vật trong bộ chính trị của các nước Á châu đêm đêm không ngũ được.

Công nghệ (thông tin) đã và đang dẫn dắt “tất cả” mọi người ra khỏi chế độ chuyên chế độc tài. Đêm đen của linh hồn của chủ nghĩa Stalin hay Mao đã được cất giữ vào lịch sử bởi những xã hội trên mạng internet. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều không có tự do. Cùng lúc đó, không nước nào trong hai nước nầy mất sự tự do nhiều đến nổi làm cho công dân của họ phải quá khao khát quyền tự do.

Shi Guoliang, thuộc trường Đại học Thanh niên Trung Quốc ở Bắc Kinh ngành Khoa học Chính trị, đang nghiên cứu về quan điểm xã hội của tầng lớp thanh niên, đã nói với tờ Financial Times rằng: “Các sinh viên không thực hiện những cuộc biểu tình ngồi, họ [diễn đạt ý kiến của họ trên] blog và sử dụng mạng xã hội Twitter.”

Tất nhiên, các nhà chức trách Trung Quốc đang chặn một số trang Web mà họ cho là thù nghịch. Tự do trên Internet bị hạn chế. Ngay tại đây Việt Nam, nơi mà mọi thứ nói chung đều lỏng lẻo hơn là ở trên phía bắc, thì quyền tự do đó lớn hơn nhiều. (Bên dưới tất cả thứ tình anh em theo nghi thức, sự kình địch của Việt Nam với Trung Quốc là đều đặn không thay đổi.)

Tại cả hai nước này, truyền thông và thế giới mạng trực tuyến được sử dụng như những chiếc van an toàn cho những quốc gia độc đảng, nơi mà Chủ nghĩa cộng sản chỉ hơn cái nhãn hiệu một chút được ban cho sự duy trì quyền lực.

Đại khái, tôi có thể nói rằng thời đại của các cuộc cách mạng đã qua rồi. Google đã ăn ngấu nghiến cái cơn bốc đồng muốn nổi dậy khởi nghĩa. Đó là sự khác biệt chính giữa thế hệ Thiên An Môn và “Thế hệ Toàn cầu” đang nổi lên ở châu Á. Nhiệt huyết nổi lên trong một không gian bị hạn chế (của mạng internet). Khi những bức tường và biên giới bị chọc thủng (qua việc viết blog phản kháng trên mạng), nhiệt huyết đó bị lan tỏa ra và tiêu tan.

Vậy thì, chức năng của đảng là gì, những người đang gặm nhắm các bài học của ông Mao hay ông Hồ, để bực dọc về những thứ gì nữa nếu không phải là “diễn biến hòa bình?”

Cuộc sụp đổ không ồn ào của hệ thống Sô Viết và những cuộc cách mạng nhung ở trung tâm châu Âu đã tạo nên một ấn tượng không thể xóa nhòa đối với các nhà kiến trúc sư của thế kỷ 21 chuyên đàn áp mạng internet. Họ tỏ ra cảnh giác không phải từ những tiếng nổ mà là từ những tiếng rên rỉ thút thít.

Hệ thống trấn áp của họ là không ồn ào. Hệ thống của họ không dựa trên sự khủng bố và các trại giam cải tạo kiểu như ở quần đảo Gulag, mà là sự thiết lập các đường ranh giới đỏ nhằm ngăn chận và hạn chế quyền tự do ở nơi nào mà sự tự do bắt đầu có ý nghĩa là quyền để tố cáo nhà chức trách hay quyền tổ chức thành lập hội đoàn phản đối lại nhà nước.

Vì vậy, điều mà những người canh giữ của Chủ nghĩa cộng sản lấy đàn áp làm tính nguyên tắc vì lo sợ phải đối điện với chủ nghĩa tư bản không phải là những chi bộ cách mạng được trang bị bằng những khẩu AK-47 mà là những tổ chức phi chính phủ có danh tính nghe chừng như vô hại (NGOs).

Họ đang canh phòng những người TQ có lý tưởng được giáo dục ở phương Tây và có khuôn mặt đầy đặn. Những người hay bàn tán về nhân quyền và sự cai trị bằng luật pháp; họ có thể sẽ làm lu mờ đi những đường ranh giới đỏ và hút hết sức mạnh, đặc tính và phẩm chất chủ yếu của những cán bộ Cộng sản.

“Quí vị có thể đăng ký mở một công ty ở đây trong vòng một ngày, thế nhưng hãy quên đi chuyện đăng ký thành lập một tổ chức phi chính phủ [NGO] hay một hội từ thiện,” Jonathan Pincus, người đang điều hành một chi nhánh thuộc Trường Kennedy của Harvard tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã nói với tôi như vậy. Một phái đoàn của Nga đã tới Việt Nam hồi gần đây đã đưa ra lời khuyên về cách thức làm thế nào để chống lại mối đe doạ của các tổ chức phi chính phủ.

Điều đó là đáng tiếc song cực kỳ tai hại. Tốt nhất không nên là kẻ thù của việc làm từ thiện. Sự vươn dậy nhanh chóng của Trung Quốc và Việt Nam, tính gộp lại là khoảng 20% dân số địa cầu, đã đưa hàng trăm triệu người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo kể từ khi Chủ nghĩa cộng sản chuyên chế sụp đổ. Phương Tây ở trong vị trí để mà nói rằng họ biết rõ hơn ai hết về điều đó.

Có điều gì đó ở đây về một học thuyết đơn lẻ cho rằng: cản trở hành động nhân đạo là cách làm sai lầm. Trong một khoảng khắc ngắn ngủi, sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, thị trường tự do, những hệ thống-tự-do –có-đa-đảng có vẻ dường như đã thành lập để quét sạch mọi thứ trên con đường chiến thắng của họ. Thế nhưng, những phản ứng đã xuất hiện từ Moscow tới Bắc Kinh cho tới Hà Nội. Các nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa dân tộc đã dồn ép sự tự do và các cuộc bầu cử đến bước đường cùng; tinh thần cao cả của cuộc nổi dậy ở Thiên An Môn vào mùa xuân 1989 và sự sụp đổ bức tường Bá Linh vào mùa đông 1989 đã phai mờ rồi.

Nước Mỹ, được sinh ra vì  lý tưởng dành cho tự do, phải trung thành với lý tưởng tự do và cổ vỏ thúc đẩy những giá trị của sự tự do. Thế nhưng, dù đã tỉnh ngộ ra rồi và không còn tiền nữa, thì Hoa Kỳ cũng nên tỏ ra kiên nhẫn. Khi những tầng lớp trung lưu của Việt Nam và Trung Quốc nổi lên (ngày càng nhiều) họ trở thành đòi hỏi nhiều hơn nữa những gì mà họ tiêu thụ, lúc ấy họ cũng sẽ là những người tiêu dùng đòi hỏi nhiều hơn nữa về chính quyền.

Họ sẽ muốn minh bạch hơn, muốn có những bộ luật có thể dự báo được những bước phát triển của xã hội, hệ thống chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, ít tham nhũng hơn, nền giáo dục khoáng đạt hơn, tự do ngôn luận hơn và giảm bớt đi những đường ranh giới đỏ ngăn cấm họ.

Các nhà nước độc đảng sẽ bị áp lực mạnh hơn để cung cấp những đòi hỏi đó. 25 năm sắp tới đây, tôi dám cá là có nhiều tự do và dân chủ hơn ở Bắc Kinh và Hà Nội, họ sẽ đạt được những điều ấy thông qua diễn biến hòa bình, chứ không thể nào kém hơn được.

Hiệu đính: Trần Hoàng

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Leave a Comment »

So sánh hiệu quả giữa công ty quốc doanh, tư nhân, và FDI từ 2000-2008

Posted by adminbasam trên 26/05/2009

Địa vị và vai trò của các tập đoàn kinh tế nhà nước

Nguyễn Quang A*

Viện Nghiên cứu Phát triển IDS

Các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam được thí điểm thành lập, nhưng địa vị pháp lý của chúng không có. Không có bất cứ luật hiện hành nào làm cơ sở cho việc thành lập các tập đoàn kinh tế cả. Tuy nhiên một số tổng công ty nhà nước lớn đã được chuyển đổi theo luật doanh nghiệp thành các công ty mẹ (holdings) và các thành viên của tổng công ty đó trở thành các công ty do công ty mẹ đó kiểm soát (toàn bộ hay một phần) vốn. Một nhóm công ty như vậy tạo thành một “tập đoàn” theo nghĩa thông thường (conglomerate, kairetsu, chaebol). Chính vì thế, thay cho nghiên cứu riêng các “tập đoàn” báo cáo này điểm lại địa vị và vai trò mà Đảng Cộng sản Việt Nam trao cho các doanh nghiệp nhà nước mà các “tập đoàn” là nòng cốt. Sau đó báo cáo sẽ khảo sát các số liệu thực tế trong gần một thập kỷ để xem các doanh nghiệp nhà nước sử dụng bao nhiêu nguồn lực xã hội và đạt những thành tích gì so với các thành phần kinh tế khác. Các số liệu mà báo cáo này phân tích là những số liệu thống kê chính thức do Tổng cục Thống kê công bố, trên cơ sở đó khó có thể nói các doanh nghiệp nhà nước có thể đảm đương được địa vị và vai trò mà Đảng Cộng sản Việt Nam mong đợi. Báo cáo cũng đưa ra vài gợi ý để cải thiện hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước.

  1. I. Vai trò của khu vực kinh tế nhà nước

Vai trò của khu vực kinh tế nhà nước đã có những thay đổi trong quan niệm của Đảng CSVN và được ông Trần Đức Nguyên tóm tắt lại như sau:

Đối với kinh tế quốc doanh[1], nhận thức về vị trí của khu vực kinh tế này được điều chỉnh từng bước trong tiến trình đổi mới. Đại hội VI (12-1986) gắn vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh với việc “chiếm tỷ trọng lớn cả trong sản xuất và lưu thông”; Hội nghị Trung ương 6 khoá VI (3-1989) vẫn đặt quốc doanh vào vị trí chủ đạo, nhưng “không nhất thiết chiếm tỷ trọng lớn trong mọi ngành, nghề”. Vào đầu thập kỷ 90 (thế kỷ trước), kinh tế quốc doanh đang nắm vai trò chi phối nền kinh tế với 12 nghìn xí nghiệp (toàn bộ vốn đều thuộc Nhà nước), chiếm tỷ trọng lớn và giữ những vị trí then chốt trong các ngành phi nông nghiệp[2]. Cương lĩnh 1991[3] chỉ nêu gọn “Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế”.  Chiến lược 1991[4] nói rõ hơn: “Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển trong những ngành và lĩnh vực then chốt, nắm những doanh nghiệp trọng yếu và đảm đương những hoạt động mà các thành phần khác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư kinh doanh… Những cơ sở không cần giữ hình thức quốc doanh thì Nhà nước chuyển hình thức kinh doanh, hình thức sở hữu hoặc giải thể, đồng thời có chính sách giải quyết việc làm và đời sống cho người lao động”.

Quan điểm này một mặt tạo tiền đề cho sự phát triển khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhất là kinh tế tư nhân; mặt khác, không coi vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh là điều mặc nhiên mà phải gắn với việc “sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý, kinh doanh có hiệu quả, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác, thực hiện vai trò chủ đạo và chức năng của một công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Các xí nghiệp quốc doanh hoạt động theo nguyên tắc tự chủ kinh doanh, tự trang trải và tích luỹ trong môi trường hợp tác, cạnh tranh; Nhà nước chỉ tài trợ có thời hạn cho một số cơ sở thật sự cần thiết”.

Chủ trương đó đã thúc đẩy việc đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh, giảm mạnh số xí nghiệp[5], tiến hành cổ phần hóa và đổi mới cơ chế, nâng cao tính tự chủ của xí nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, khu vực quốc doanh chưa thật sự đảm nhiệm được vai trò chủ đạo vì nhìn chung kém hiệu quả hơn các khu vực khác, vẫn còn dựa dẫm, ỷ lại vào các chính sách ưu đãi của Nhà nước dưới nhiều hình thức và còn bị ràng buộc bởi cơ chế “chủ quản” của cơ quan hành chính.

Từ thực tế đó, để định hướng, dẫn dắt, hỗ trợ, kiểm soát được các hoạt động trong nền kinh tế, Nhà nước phải sử dụng toàn bộ sức mạnh kinh tế của mình, không chỉ có các doanh nghiệp nhà nước, mà còn có các nguồn lực quan trọng khác, như ngân sách nhà nước, vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác (ngoài doanh nghiệp nhà nước), dự trữ nhà nước, tài nguyên quốc gia, đặc biệt là đất đai. Với nhận thức đó, Đại hội VIII (6-1996) xác định vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế không chỉ đặt vào các doanh nghiệp nhà nước mà dựa vào toàn bộ kinh tế nhà nước bao gồm đẩy đủ các nguồn lực nêu trên. Quan điểm này điều chỉnh sự đánh giá quá mức về vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy mạnh hơn công cuộc cải cách các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, cho đến nay, công cuộc cải cách này vẫn chưa đi kịp yêu cầu của cuộc sống, cả về mặt sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, đổi mới quản trị doanh nghiêp cũng như về cơ chế quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp. [6]

Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN khoá IX về các Văn kiện Đại hội X của Đảng CSVN có nêu: “Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Trong Bản trình bày của đoàn Chủ tịch về ý kiến thảo luận của các đại biểu đối với các văn kiện Đại hội X của Đảng CSVN có giải thích về vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước như sau: “… vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước không phải thể hiện ở số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít, tỉ trọng đóng góp GDP cao hay thấp mà ở chỗ, đó là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”. Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa IX ngày ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010 (gọi là Báo cáo phát triển Kinh tế-Xã hội), cụm từ “vai trò chủ đạo”  xuất hiện 1 lần duy nhất trong “vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương”. Nghị quyết số 21-NQ/T.Ư Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng CSVN khóa X “về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã nhiều lần nhắc lại “vai trò chủ đạo” của kinh tế nhà nước.

Ở đây có sự chưa rõ ràng về khái niệm: khu vực kinh tế nhà nước nghĩa là gì? Nó có đồng nghĩa với khu vực của các doanh nghiệp nhà nước không? Có vẻ nó rộng hơn, như nêu ở trên nhưng cụ thể là gì thì chưa được nêu một cách tường minh. Cũng trong báo cáo phát triển kinh tế-xã hội có nói: “khu vực kinh tế nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP, chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế”. Nếu hiểu theo nghĩa này thì gần như khu vực kinh tế nhà nước đồng nhất với khu vực các doanh nghiệp nhà nước. Tuy còn có những điểm chưa rõ, nhưng người ta vẫn hiểu các doanh nghiệp nhà nước có “vai trò chủ đạo”. Báo điện tử ĐCSVN ngày 2-4-2008 khẳng định trong khó khăn của nền kinh tế hiện nay, thì “đây là lúc khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước”.  Có lẽ nên thay khái niệm “khu vực kinh tế nhà nước” bằng  “khu vực công” và “khu vực doanh nghiệp nhà nước cho thật rõ ràng.

Tuy đã được giải thích, “vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước không phải thể hiện ở số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít, tỉ trọng đóng góp GDP cao hay thấp” nhưng chắc chắn những chỉ số như vậy cũng quan trọng trong “vai trò chủ đạo” ấy. Chúng ta hãy xem các con số nói lên điều gì.

  1. II. Vài sự thực

1. Sử dụng nguồn lực và thành tích của các khu vực

Đầu tiên chúng ta xem các khu vực nhà nước, khu vực tư nhân trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sử dụng các nguồn lực gì của xã hội và tạo ra những thành tích gì cho xã hội.

1.1. Vốn đầu tư xã hội

Theo Niên giám thống kê tóm tắt 2008, vốn đầu tư (tính bằng giá năm 1994) của khu vực kinh tế nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Từ năm 2000 đến năm 2006, tỷ trọng này luôn trên 50%, cụ thể, năm 2000, vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước chiếm 59,17%; lên đỉnh 59,81% năm 2001; rồi bắt đầu giảm từ từ nhưng đến 2006 vẫn chiếm 52%; sau đó giảm khá mạnh xuống 42,67% năm 2007 và năm 2008 chỉ còn 33,55% kém của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đến 2008 tỷ trọng vốn đầu tư của cả ba khu vực đã gần ngang nhau. Số vốn đầu tư tính theo giá năm 1994 diễn biến như sau:

Bảng 1: Vốn đầu tư theo giá so sánh 1994 phân theo thành phần kinh tế (ngàn tỷ đồng)

Năm: 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng số 115,1 129,4 148,0 166,8 189,3 213,9 243,3 309,1 328,8
Khu vực N.N 68,1 77,4 86,7 95,5 105,1 115,2 126,6 131,9 110,3
Khu v.ngoài N.N 26,3 29,2 35,1 42,8 53,5 62,8 72,9 92,5 104,5
Khu vực FDI 20,7 22,8 26,2 28,5 30,7 35,9 43,8 84,7 114,0

Cơ cấu %

Khu vực N.N

59,17

59,81

58,58

57,25

55,52

53,86

52,04

42,67

33,55

Khu v.ngoài N.N

22,85

22,57

23,72

25,66

28,26

29,36

29,96

29,93

31,78

Khu vực FDI

17,98

17,62

17,70

17,09

16,22

16,78

18,00

27,40

34,67

Nguồn: CSO, Niên giám thống kê tóm tắt 2008

Hình 1. Tỷ trọng vốn đầu tư tính (giá 1994) theo thành phần kinh tế (%) [2000-2008]

Nguồn: CSO, Niên giám thống kê tóm tắt 2008

Cũng theo Niên giám đó, số vốn đầu tư huy động hàng năm chiếm tỷ trọng cao trong GDP (từ 34,2% GDP năm 2000, tăng liên tục đến 46,5% GDP năm 2007 rồi xuống 41,3% GDP năm 2008), có thể nói tăng trưởng GDP của Việt Nam dựa nhiều vào vốn đầu tư.

Bây giờ xem thành tích của các khu vực này ra sao.

1.2. Thành tích của các khu vực

Như cách tiếp cận sơ bộ, hãy lấy đóng góp vào GDP và số lao động của mỗi khu vực

để đánh giá thành tích của chúng.

1.2.1. Đóng góp vào GDP

Bảng sau cho thấy đóng góp của các khu vực vào GDP (tính theo giá thực tế).

Bảng 2: Tỷ lệ đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế (%)

Năm: 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Khu vực N.N 38,52 38,40 38,38 39,08 39,10 38,40 37,39 35,93 34,35
Khu v.ngoài N.N 48,20 47,84 47,86 46,45 45,77 45,61 45,63 46,11 46,97
Khu vực FDI 13,28 13,76 13,76 14,47 15,13 15,99 16,98 17,96 18,68

Nguồn: CSO

Có thể thấy đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế nhà nước không tương xứng với nguồn lực (vốn đầu tư) mà nó sử dụng. Chúng sử dụng nhiều nguồn lực song tạo ra ít giá trị.

*Khu vực tư nhân nói chung (trong nước và FDI) tạo ra gần 2/3 GDP. {Khu vực tu nhân và FDI chiếm gần 62%; trong số nầy, FDI chỉ chiếm 13% — BBT}

1.2.2. Tạo công ăn việc làm

Bảng 3: Tỷ lệ lao động vào ngày 1 tháng 7 hàng năm (%)

Năm: 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Khu vực N.N 9,31 9,34 9,49 9,95 9,88 9,50 9,11 9,00 9,10
Khu v.ngoài N.N 89,70 89,49 89,01 88,14 87,83 87,84 87,81 87,52 87,2
Khu vực FDI 0,99 1,16 1,49 1,91 2,29 2,66 3,08 3,49 3,70

Nguồn: CSO

Có thể thấy

_khu vực nhà nước tạo ra từ 9 đến 10% công ăn việc làm. Tỷ lệ tăng từ 9,31% năm 2000 lên 9,95% năm 2003 rồi giảm dần xuống 9% năm 2007 và tăng một chút năm 2008.

_Tỷ lệ của khu vực FDI tuy còn nhỏ nhưng tăng liên tục.

_Đại bộ phận lao động do khu vực tư nhân tạo ra ở mức trên 87% đến 89,7%.

So với tỷ lệ vốn đầu tư chúng ta cũng thấy thành tích của khu vực nhà nước cũng không cao. Khu vực tư nhân (gồm kinh tế hộ gia đình, các doanh nghiệp tư nhân chính thức và phi chính thức, các doanh nghiệp FDI, các tổ chức phi chính phủ, …) luôn đảm bảo hơn 90% chỗ làm việc.

Lưu ý rằng các số liệu nêu trên là của các khu vực. Khu vực nhà nước không chỉ gồm “khu vực doanh nghiệp nhà nước” mà còn cả “khu vực công” nữa (giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng…), và “khu vực công” cũng có đóng góp đáng kể vào phần GDP và vào phần tạo công ăn việc làm của khu vực nhà nước.

Tiếp theo chúng ta xem xét việc sử dụng nguồn lực và thành tích của khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước (cũng được nhắc tới như khu vực tư nhân), và doanh nghiệp có cốn đầu tư nước ngoài (FDI).

2. Khu vực doanh nghiệp:  những nguồn lực sử dụng và các thành tích

Các doanh nghiệp được đề cập trong phần này là các doanh nghiệp chính thức (có đăng ký kinh doanh) thuộc các thành phần kinh tế khác nhau (nhà nước, tư nhân, FDI). Một phần rất lớn của khu vực tư nhân là các doanh nghiệp phi chính thức (không có đăng ký kinh doanh) và kinh tế hộ gia đình không được đề cập đến trong phần này. Đầu tiên hãy xem các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực thế nào.

2.1. Nguồn lực sử dụng của các doanh nghiệp

Nguồn lực mà các doanh nghiệp sử dụng bao gồm vốn kinh doanh, vốn cố định, quyền kinh doanh, vị thế, nguồn lực con người và khoa học công nghệ, thông tin, … Do dựa chủ yếu vào số liệu của các cuộc điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê, nên dưới đây chỉ xét đến 2 loại nguồn lực là vốn kinh doanh và giá trị tài sản cố định.

Các doanh nghiệp nhà nước còn sử dụng các nguồn lực rất lớn khác như đặc quyền kinh doanh, về vị thế và vai trò mà Đảng CSVN trao cho chúng, nhân lực, thông tin, khoa học công nghệ và nhất là đất đai và tài nguyên chưa được xem xét về định lượng ở đây. Và nếu có thể đánh giá được việc sử dụng các nguồn lực này, thì có thể thấy nguồn lực mà khu vực doanh nghiệp nhà nước sử dụng còn cao hơn rất nhiều.

2.1.1. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp

Theo điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, tổng số vốn kinh doanh bình quân (theo giá ghi sổ ngày 31 tháng 12 hàng năm) của doanh nghiệp ở Việt Nam đã tăng nhanh trong thời gian qua; và tổng số vốn năm 2007 là 4.157,9 nghìn tỷ đồng, tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2000.

Về thành phần kinh tế, trong cùng thời gian, số vốn của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã tăng gần 3 lần (từ khoảng 670 ngàn tỷ đồng lên gần 1957 ngàn tỷ đồng);

Số vốn của các doanh nghiệp tư nhân trong nước tăng khoảng 14,7 lần, từ 98,3 ngàn tỷ lên hơn 1.442 ngàn tỷ VNĐ.

Số vốn của các doanh nghiệp FDI tăng lên khoảng 3,3 lần, từ 229,8 lên 758,7 ngàn tỷ VNĐ.

Như vậy, đến năm 2007, tuy số lượng DNNN giảm mạnh, số vốn của các DNNN vẫn lớn hơn gần 1,4 lần số vốn của các doanh nghiệp tư nhân trong nước (Bảng 4).

Bảng 4. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân của các doanh nghiệp

 

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

 

vốn bình quân (tỷ đồng)

Tổng số

998.423

1.186.014

1.352.076

1.567.179

1.966.512

2.430.727

3.035.418

4.157.900

DNNN

670.234

781.705

858.560

932.942

1.128.831

1.333.935

1.575.959

1.956.900

DN ngoài N.N

98.348

142.202

202.396

289.625

422.892

607.271

854.848

1.442.300

DN FDI

229.841

262.107

291.120

344.611

414.789

489.521

604.609

758.700

 

Cơ cấu (%)

Tổng số

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

DNNN

67,13

65,91

63,50

59,53

57,40

54,88

51,92

47,10

DN ngoài N.N

9,86

11,99

14,97

18,48

21,50

24,98

28,16

34,70

DN FDI

23,02

22,10

21,53

21,99

21,09

20,14

19,92

18,20

Nguồn: GSO- Điều tra doanh nghiệp & Niên giám Thống kê 2008

Số liệu về cơ cấu vốn trong Bảng 4 cũng được thể hiện trên Hình 2.

Hình 2. Tỷ trọng vốn sản xuất kinh doanh bình quân (%) [2000-2007]

Nguồn: CSO, Điều tra doanh nghiệp

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp theo thành phần kinh tế cũng đã thay đổi đáng kể. Tỷ trọng vốn kinh doanh của DNNN đã giảm xuống từ khoảng 67% vào năm 2000 xuống còn khoảng 47% năm 2007; tỷ trọng của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI tăng lên tương ứng từ khoảng 10 và 23% vào năm 2000 lên 34,7 và 18,2% năm 2007. Đây cũng là một xu hướng về tiếp cận đến vốn rất đáng khích lệ (Hình 2). Tuy nhiên, DNNN vẫn tiếp tục nắm giữa hơn ½ tổng số vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế cho đến 2006. Có thể thấy khả năng tiếp cận đến vốn của khu vực tư nhân ngày càng tăng.

2.1.2. Tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn

Theo điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, về giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp, thì tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp đã tăng lên 4,57 lần trong thời kỳ 2000-2007, trong đó DNNN tăng hơn 3,91 lần, doanh nghiệp tư nhân trong nước tăng hơn 17,4 lần và doanh nghiệp FDI tăng gần 2,64 lần. Tuy vậy, giá trị tăng thêm về tài sản cố định của DNNN trong thời kỳ nói trên vẫn chiếm hơn hơn một nửa số giá trị tăng thêm về tài sản cố định của các doanh nghiệp và cao gấp gần 2 lần so với doanh nghiệp tư nhân trong nước như có thể thấy ở bảng dưới đây:

Bảng 5. Tài sản cố định và đầu tư  tài chính dài hạn tại 31-12 hàng năm (Tỷ đồng)

 

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

                 
   
Tổng số

411.713

476.515

552.326

645.505

744.573

952.437

1.429.782

1.882.000

DNNN

229.856

263.153

309.084

332.077

359.988

486.561

794.194

900.600

DN ngoài N.N

33.916

51.049

72.663

102.945

147.222

196.200

298.296

591.200

DN FDI

147.941

162.313

170.579

210.483

237.363

269.676

337.292

390.200

 

Cơ cấu (%)

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

DNNN

55,83

55,23

55,96

51,44

48,35

51,09

55,55

47,90

DN ngoài N.N

8,24

10,71

13,16

15,95

19,77

20,60

20,86

31,40

DN FDI

35,93

34,06

30,88

32,61

31,88

28,31

23,59

20,70

                   

Nguồn: GSO- Điều tra doanh nghiệp & Niên giám Thống kê 2008

Về cơ cấu của giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn trong thời kỳ 2000-2007, tỷ trọng của DNNN giảm nhẹ, sau đó lại tăng lên gần mức ban đầu, rồi giảm mạnh vào năm 2007, nhưng ở mức gần 48%; trong khi đó, tỷ trọng của doanh nghiệp tư nhân trong nước đã tăng mạnh từ 8,24% năm 2000 lên 31,4% năm 2007; và tỷ trọng của doanh nghiệp FDI giảm tương ứng từ 35,9% xuống còn 20,7% trong cùng thời kỳ (Bảng 5, Hình 3).

Hình 3. Tỷ trọng vốn cố định và đầu tư tài chính dài hạn hàng năm (%) [2000-2007]

Nguồn: CSO, Điều tra doanh nghiệp & Niên giám thống kê 2008

Có thể thấy tỷ trọng vốn cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp tư nhân tăng liên tục, trong khi tỷ trọng của các doanh nghiệp nhà nước vẫn khoảng một nửa.

2.1.3 Đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng, đáng tiếc chúng ta không có số liệu thống kê chính thức về việc sử dụng đất đai của các khu vực doanh nghiệp. Tuy nhiên, ai cũng biết các doanh nghiệp nhà nước được ưu ái nhất và đứng đầu trong việc sử dụng nguồn lực này.

2.1.4. Đặc quyền kinh doanh và các nguồn lực khác

Các doanh nghiệp nhà nước được trao đặc quyền kinh doanh mà các khu vực khác không thể có và khiến cho nhiều doanh nhiệp nhà nước có thế độc quyền. Địa vị và vai trò mà Đảng CSVN trao cho các doanh nghiệp nhà nước, mối quan hệ khăng khít giữa chúng và nhà cầm quyền cũng tạo ra “lợi thế” (đôi khi bất chính) cho chúng. Các doanh nghiệp nhà nước cũng thừa hưởng được đội ngũ, những cơ sở và thông tin khoa học kỹ thuật (có thể không nhiều) mà nhà nước đã đầu tư từ trước.

Có thể nói, trong 6-7 nguồn lực được liệt kê ở trên (trong đó có hai nguồn lực được định lượng chi tiết) khu vực doanh nghiệp nhà nước luôn đứng đầu trong việc sử dụng mỗi nguồn lực đó. Thế thành tích của nó ra sao?

2.2. Thành tích của các doanh nghiệp

Chúng ta sẽ lần lượt xem xét thành tích về các mặt: doanh thu, tạo công ăn việc làm, đóng góp vào sản lượng công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, thương mại nội địa, xuất nhập khẩu, tính hiệu quả.

2.2.1 Doanh thu

Doanh thu thuần của các doanh nghiệp có thể thấy ở Bảng 6.

Bảng 6. Doanh thu thuần

 

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

                 
 

tỷ đồng

Tổng số

809.786

897.856

1.194.902

1.436.151

1.720.339

2.157.785

2.684.341

3.459.800

DNNN

444.673

460.029

611.167

666.022

708.898

838.380

961.461

1.089.100

DN ngoài N.N

203.156

260.565

362.657

482.181

637.371

851.002

1.126.356

1.635.300

DN FDI

161.957

177.262

221.078

287.948

374.070

468.403

596.524

735.500

 

Cơ cấu (%)

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

DNNN

54,91

51,24

51,15

46,38

41,21

38,85

35,82

31,500

DN ngoài N.N

25,09

29,02

30,35

33,57

37,05

39,44

41,96

47,30

DN FDI

20,00

19,74

18,50

20,05

21,74

21,71

22,22

21,20

Nguồn: GSO- Điều tra doanh nghiệp & Niên giám Thống kê 2008

Với tỷ trọng vốn kinh doanh và tài sản cố định cao nhất, các doanh nghiệp nhà nước đạt mức doanh thu không tương xứng. Từ 2000 đến 2004 tỷ trọng doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước tuy có giảm đều đặn song luôn ở mức cao nhất, từ 2005 các doanh nghiệp tư nhân nội địa đã soán ngôi. Lấy doanh thu thuần (Bảng 6) chia cho vốn bình quân cho ta một chỉ số (một đồng vốn kinh doanh tạo ra mấy đồng doanh thu, Bảng 7).

Có thể thấy về tiêu chí này các doanh nghiệp tư nhân đứng đầu (tuy chỉ số giảm liên tục song luôn luôn lớn hơn 1), các doanh nghiệp FDI đứng thứ hai, và kém nhất là các doanh nghiệp nhà nước. Thành tích của các doanh nghiệp tư nhân luôn gấp hơn 2 đến hơn 3 lần của các doanh nghiệp nhà nước và hơn từ 1,2 đến 2,9 lần các doanh nghiệp FDI (xem thêm phần về hệ số ICOR ở sau).

Bảng 7. Một đồng vốn kinh doanh tạo ra mấy đồng doanh thu thuần?

 

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Tổng số

0,811

0,757

0,884

0,916

0,875

0,888

0.884

0.832

DNNN

0,663

0,588

0,712

0,714

0,628

0,629

0,610

0,557

DN TN

2,066

1,832

1,792

1,665

1,507

1,401

1,318

1,134

DN FDI

0,705

0,676

0,759

0,836

0,902

0,957

0,987

0,969

                 

So thành tích này của các doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI (lần)

TN/N.N

3,1

3,1

2,5

2,3

2,4

2,2

2,2

2,0

TN/FDI

2,9

2,7

2,4

2,0

1,7

1,5

1,3

1,2

2.2.2. Công ăn việc làm

Thành tích tạo công ăn việc làm là một chỉ số quan trọng. Bảng 8 trình bày số lao động đang làm việc tại thời điểm 31-12 hàng năm trong các khu vực doanh nghiệp.

Bảng 8: Lao động của các doanh nghiệp

 

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

                 
 

Người

Tổng số

3.536.998

3.933.226

4.657.803

5.175.092

5.770.671

6.237.396

6.715.166

7.382.200

DNNN

2.088.531

2.114.324

2.259.858

2.264.942

2.250.372

2.037.660

1.899.937

1.763.100

DN TN

1.040.902

1.329.615

1.706.857

2.049.891

2.475.448

2.979.120

3.369.855

3.933.200

DN FDI

407.565

489.287

691.088

860.259

1.044.851

1.220.616

1.445.374

1.685.900

 

Cơ cấu (%)

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

DNNN

59,05

53,76

48,52

43,77

39,00

32,67

28,29

23,90

DN TN

29,42

33,80

36,65

39,61

42,90

47,76

50,18

53,30

DN FDI

11,53

12,44

14,84

16,62

18,11

19,57

21,52

22,80

Nguồn: GSO, Điều tra doanh nghiệp & Niên giám Thống kê 2008

Có thể thấy tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp năm 2007 là 7.382,2 nghìn người, tăng 3.845,2 nghìn người so với năm 2000. Trong đó, số lao động làm việc trong DNNN đã giảm mất 352,4 ngàn người; trong doanh nghiệp tư nhân tăng thêm 2.892,3 ngàn người và trong các doanh nghiệp FDI tăng thêm 1.278,3 ngàn người.

Kể từ năm 2003 DNNN đã không tạo thêm việc làm mới nào, tổng số việc làm mất đi từ 2003 đến 2007 là hơn nửa triệu việc làm (kể từ 2000 đã mất đi hơn 350 nghìn chỗ làm việc)[7].

Như vậy, số lao động làm việc trong doanh nghiệp tư nhân trong nước đã tăng gần 3,8 lần trong những năm 2000-2007, từ hơn 1 triệu lên gần 4 triệu người.

Tương tự, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI đã tăng hơn 4 lần, từ hơn 407 ngàn người năm 2000 đã tăng lên gần 1,7 triệu lao động năm 2007.

Số lao động làm việc trong các DNNN chỉ còn chiếm gần 24% tổng số lao động trong khu vực doanh nghiệp, giảm hơn một nửa so với (mức 59,05%) năm 2000.

Trong khi đó, tỷ trọng lao động của doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp FDI đã tăng lên tương ứng từ 29,4% và 11,5% năm 2000 lên 53,3 và 22,8% vào năm 2007.  Số liệu cơ cấu lao động trong bảng 8 cũng được thể trên hình sau.

Hình 4. Tỷ trọng lao động trong các loại doanh nghiệp (%) [2000-2007]

Nguồn: CSO, Điều tra doanh nghiệp & Niên giám thống kê 2008

Số vốn bình quân cho một chỗ làm việc (Bảng 4 chia Bảng có thể thấy ở Bảng 9.

Có thể thấy vốn kinh doanh bình quân cho một việc làm tăng liên tục. Về mặt tích cực, điều đó có nghĩa số vốn kinh doanh cho mỗi lao động ngày càng tăng. Song xét về cần bao nhiêu vốn bình quân để có một việc làm thì ngược lại. Năm 2006, mỗi chỗ làm việc tại doanh nghiệp cần một khoản vốn trung bình là 0,45 tỷ; trong đó tại DNNN là 0,83 tỷ, doanh nghiệp tư nhân là 0,25 tỷ và doanh nghiệp FDI là 0,42 tỷ. Như vậy, số vốn trung bình cần thiết tại DNNN cao gấp 2 lần so với doanh nghiệp FDI và cao hơn 3 lần so với doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Bảng 9: Vốn kinh doanh bình quân cho một chỗ làm việc

 

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

                 
 

Tỷ đồng

Tổng số

0,282

0,302

0,290

0,303

0,341

0,390

0,452

0,563

DNNN

0,321

0,370

0,380

0,412

0,502

0,655

0,829

1,110

DN TN

0,094

0,107

0,119

0,141

0,171

0,204

0,254

0,367

DN FDI

0,564

0,536

0,421

0,401

0,397

0,401

0,418

0,450

Nguồn: Tính từ Bảng 4 và bảng 8

Lấy số vốn kinh doanh của năm tính toán trừ đi số của năm trước (Bảng 4), rồi đem chia cho số lao động mới tạo ra (số lao động năm hiện thời trừ số năm trước ở Bảng cho ta số vốn kinh doanh cần thêm để tạo ra một việc làm mới. Năm 2006, cứ trung bình 1,27 tỷ vốn mới thì tạo được một chỗ làm việc mới; trong đó, khu vực tư nhân trong nước là 0,634 tỷ và doanh nghiệp FDI là 0,512 tỷ. Các con số tương tự của 2007 còn tồi hơn: 1,7 tỷ nói chung và của doanh nghiệp tư nhân và FDI là 1,04 tỷ và 0,64 tỷ cần để tạo ra một việc làm mới. Điều đáng nói thêm là số vốn mới cần thiết để tạo ra một chỗ làm việc tại doanh nghiệp tư nhân trong nước vào năm 2003 mới là 0,15 tỷ, và tại doanh nghiệp FDI là 0,40 tỷ. Như có thể thấy từ Bảng 8, từ năm 2003 trở đi lao động làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước đã giảm; và số vốn 828 nghìn tỷ tăng thêm của DNNN trong ba năm 2004-2007 đã không tạo thêm tạo thêm việc làm mới nào cho người lao động.[8]

Có thể thấy thành tích về tạo công ăn việc làm của các doanh nghiệp nhà nước rất tồi và hoàn toàn không tương xứng với những nguồn lực to lớn mà chúng sử dụng. Nếu so với tổng số lao động của cả nước, 43,35 triệu lao động, thì số lao động trong các DNNN chỉ chiếm dưới 4,4% trong năm 2006. Tuyệt đại bộ phận người lao động (trên 95,6%) gồm nông dân, những người lao động tự do và những người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân và FDI sử dụng khoảng ½ tổng đầu tư của xã hội còn chưa đến 4,4% lao động trong khu vực kinh tế nhà nước lại sử dụng gần ½ tổng đầu tư xã hội!

2.2.3. Đóng góp vào sản lượng nông lâm ngư nghiệp

Chúng tôi không kiếm được số liệu thống kê phân theo thành phần kinh tế trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Song có lẽ có thể khẳng định rằng trong khu vực này vai trò của khu vực kinh tế nhà nước và FDI là không đáng kể.

2.2.4. Đóng góp vào sản lượng công nghiệp

Bảng sau cho chúng ta thấy thành tích của các thành phần kinh tế trong giá trị sản xuất công nghiệp.

Tỷ trọng của kinh tế nhà nước trong công nghiệp giảm là dấu hiệu lành mạnh, nhưng các con số giá trị sản xuất công nghiệp do kinh tế nhà nước tạo ra so với mức nguồn lực mà nó sử dụng là rất không tương xứng, thành tích rất kém.

Bảng 10: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (%)

Năm: 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Khu vực N.N 34,2 31,4 31,4 29,3 27,4 25,1 22,4 20,0
Khu vực ngoài N.N 24,5 27,0 27,0 27,6 28,9 31,2 33,4 35,4
Khu vực FDI 41,3 41,6 41,6 43,1 43,7 43,7 44,2 44,6

Nguồn: CSO, Niên giám thống kê 2008

2.2.5. Đóng góp cho thương mại nội địa

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2007 ước đạt 726,1 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2006,

Trong đó kinh tế cá thể chiếm 56,2% và tăng 25,9%;

Kinh tế tư nhân chiếm 28,8% và tăng 30,3%;

khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 10,9%, giảm 1,3% so với năm 2006.[9]

Bảng 11: Cơ cấu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phân theo thành phần kinh tế (%)

Năm: 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Khu vực N.N 17,8 16,7 16,2 15,7 15,0 12,9 12,7 10,7 9,8
Khu vực ngoài N.N 80,6 81,7 79,9 80,2 81,2 83,3 83,6 85,6 86,8
Khu vực FDI 1,6 1,6 3,9 4,1 3,8 3,8 3,7 3,7 3,4

Nguồn: CSO, Niên giám thống kê 2008

Có thể nói vai trò của khu vực kinh tế nhà nước trong thương mại nội địa không lớn và theo xu hướng tái cơ cấu rất đáng khích lệ này vai trò của khu vực kinh tế nhà nước trong thương mại nội địa sẽ trở nên không đáng kể trong tương lai.

2.2.6. Đóng góp vào xuất nhập khẩu

Không có số liệu thống kê chi tiết về xuất nhập khẩu phân theo khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân trong nước và khu vực tư nhân ngoài nước (FDI), chúng tôi chỉ có thể lấy những số liệu của Tổng cục thống kê về xuất nhập khẩu, phân ra khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế FDI, như có thể thấy ở Bảng 12 dưới đây.

Một điều hết sức đáng lưu ý là khu vực kinh tế trong nước liên tục nhập siêu với mức độ ngày càng tăng suốt 13 năm, từ 1995 đến 2008, trong khi khu vực kinh tế FDI liên tục xuất siêu cũng với nhịp độ ngày càng tăng. Đây là một hiện tượng rất bất bình thường và hoàn toàn không phải “bình thường” như các nhà chức trách đã lý giảisuốt cả chục năm nay rằng “chúng ta nhập siêu máy móc, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm xuất khẩu trong tương lai” và họ mới chỉ chấp nhận coi sự mất cân đối này là nguy hiểm từ tháng 3-2008.

Có thể thấy cách lý giải ấy của các nhà chức trách liên quan là hoàn toàn vô căn cứ và mang tính ngụy biện. Cái nằm đằng sau sự bất cân đối cán cân thương mại nghiêm trọng này là chính sách “thay thế hàng nhập khẩu” vẫn được duy trì từ lâu, và khu vực kinh tế nhà nước là khu vực đi đầu trong việc gây ra mất cân đối nghiêm trọng này. Tổng hợp các số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Thống kê về xuất nhập khẩu, chúng ta có bảng sau.

Bảng 12: Xuất nhập khẩu phân theo thành phần kinh tế (triệu USD)

NK = Nhập khẩu; XK = Xuất khẩu; D = Khu vực kinh tế trong nước; FDI

Năm

NK(D)

XK(D)

X-N(D)

NK(FDI)

XK(FDI)

X-N(FDI)

1995

6687,3

3975,8

-2711,5

1468,1

1473,1

5,0

1996

9100,9

5100,9

-4000,0

2042,7

2155,0

112,3

1997

8396,1

5972,0

-2424,1

3196,2

3213,0

16,8

1998

8831,6

6145,3

-2686,3

2668,0

3215,0

547,0

1999

8359,9

6859,4

-1500,5

3382,2

4682,0

1299,8

2000

11284,5

7672,4

-3612,1

4352,0

6810,3

2458,3

2001

11233,0

8230,9

-3002,1

4985,0

6798,3

1813,3

2002

13042,0

8834,3

-4207,7

6703,6

7871,8

1168,2

2003

16440,8

9988,1

-6452,7

8815,0

10161,2

1346,2

2004

20882,2

11997,3

-8884,9

11086,6

14487,7

3401,1

2005

23121,0

13893,4

-9227,6

13640,1

18553,7

4913,6

2006

28401,7

16812,3

-11589,4

16489,4

23013,9

6524,5

2007

40900,0

20600,0

-20300,0

21700,0

27900,0

6200,0

2008*

52113,8

27785,1

-24328,7

28600,0

34900,0

6300,0

Nguồn: CSO; * xuất FDI (kể cả dầu thô, nếu trừ dầu thô, thì khu vực FDI cũng nhập siêu lần đầu tiên năm 2008)

Rất tiếc chúng tôi không có số liệu để tách các số liệu xuất nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước thành của khu vực kinh tế nhà nước và của khu vực kinh tế tư nhân, nhưng chúng tôi phỏng đoán rằng khu vực tư nhân trong nước không phải là thủ phạm chính trong gây ra sự mất cân đối này, mà thủ phạm chính là khu vực doanh nghiệp nhà nước. Để tạo cơ sở chứng cớ cho phỏng đoán này cần nghiên cứu chi tiết hơn. Nhưng có thể cảm nhận thấy cơ sở của phỏng đoán này khi xem xét cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam (Bảng 13 dưới đây).

Có thể thấy gì qua bảng cơ cấu xuất nhập khẩu này? Rõ ràng hàng công nghiệp nhẹ chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân và FDI xuất khẩu, hàng tiểu thủ công nghiệp do khu vực tư nhân trong nước làm ra. Các mặt hàng nông sản, thủy sản và lâm sản chủ yếu do khu vực tư nhân trong nước làm ra (tuy một phần có thể được xuất khẩu qua trung gian của vài doanh nghiệp nhà nước). Các khoản này chiếm khoảng 2/3 xuất khẩu. Nói cách khác phần xuất khẩu của khu vực tư nhân trong nước là đáng kể. Xuất khẩu của các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là dầu thô, than đá (tức là đào tài nguyên của đất nước đem bán).

Bảng 13: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu (XK) và nhập khẩu (NK) (%)

  2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
XK: Hàng CN nặng và khoáng sản 37,2 34,9 31,8 32,2 36,4 36,0 35,2
XK: Hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN 33,9 35,7 40,6 42,7 41,0 41,0 40,7
XK: Hàng nông sản 17,7 16,1 14,3 13,3 12,8 13,8 15,7
XK: Hàng Thủy sản 10,1 12,1 12,1 10,8 9,1 8,4 8,4
XK: Hàng lâm sản 1,1 1,2 1,2 1,0 0,7 0,8
NK:Máy móc, thiết bị, d. cụ, p.tùng 30,6 30,5 29,8 31,6 28,8 25,3 24,0
NK: Nguyên nhiên vật liệu 63,2 61,6 62,3 60,6 64,5 66,6 69,3
NK: hàng tiêu dùng 6,2 7,9 7,9 7,8 6,7 8,1 6,7

Nguồn: CSO

Về nhập khẩu: chủ yếu là tư liệu sản xuất (luôn hơn 61%) trong đó nhiên liệu chỉ do các doanh nghiệp nhà nước nhập khẩu, nguyên vật liệu và máy móc cả 3 khu vực đều nhập (song FDI luôn xuất siêu, nên không ảnh hưởng gì) và rất có thể khu vực tư nhân trong nước nếu không xuất siêu thì tỷ lệ nhập siêu cũng không thể lớn. Nói cách khác phỏng đoán của chúng tôi rằng khu vực kinh tế nhà nước là tác nhân gây nhập siêu chính có vẻ có cơ sở [dầu, than, một phần hàng CN nhẹ là do các doanh nghiệp nhà nước xuất; trừ các thứ này hầu như mọi thứ nhập khẩu của các tập đoàn đều phục vụ cho sản xuất các hàng hóa thay thế nhập khẩu; tỷ lệ nhập hàng tiêu dùng chỉ ở mức 6-8% minh chứng cho chính sách thay thế hàng nhập khẩu vẫn rất thịnh hành bất chấp ý định “không muốn thế” của nhà nước]. Sẽ là một nghiên cứu lý thú để có số liệu chứng minh hay bác bỏ phỏng đoán này, song chúng tôi nghĩ số liệu như vậy có nhiều khả năng sẽ củng cố phỏng đoán trên của chúng tôi.

2.2.7 Hiệu quả của vốn

Theo chuyên gia thống kê Bùi Trinh, chúng ta sử dụng thuật ngữ chưa được rõ ràng và các số liệu thống kê cũng vậy, nên làm cho việc so sánh gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tư (Investment: I) là phần sản lượng được tích lũy nhằm tăng năng lực sản xuất tương lai của nền kinh tế (tương đương với mục tích lũy tài sản trong các số liệu của Tổng cục Thống kê). Còn vốn (hay tư bản – capital: K) tại một thời điểm nào đó được định nghĩa bằng giá trị tổng các đầu tư qua các năm, tính đến thời điểm đó. Hệ thống thống kê Việt nam đưa ra chỉ tiêu “vốn đầu tư…”, chẳng phải là vốn (K) cũng không hoàn toàn là đầu tư (I), thực chất chỉ tiêu “vốn đầu tư” ở đây là nguồn tiền bỏ ra trong một năm của các thành phần kinh tế nhằm mục đích đầu tư nhưng chưa chắc đã đi vào sản xuất, điều này được thể hiện qua số liệu trong Bảng 14.

Bảng 14: Sự khác biệt giữa Vốn đầu tư và Tích lũy tài sản (theo giá 1994, ngàn tỷ đồng)

 

Năm

Vốn đầu tư (VĐT)

Tích lũy tài sản (I)

I/VĐT (%)

Chênh lệch (%)

1995

64,68 53,25 82,3 17,7

1996

74,32 60,83 81,8 18,2

1997

88,61 66,53 75,1 24,9

1998

90,95 74,93 82,4 17,6

1999

99,86 75,83 75,9 24,1

2000

115,11 83,50 72,5 27,5

2001

129,46 92,49 71,5 28,5

2002

147,99 104,26 70,4 29,6

2003

166,81 116,62 69,9 30,1

2004

189,32 128,92 68,1 31,9

2005

213,93 143,29 67,0 33,0

2006

243,33 160,25 65,9 34,1

2007

306,10 199,01 65,0 35,0

Nguồn: Bùi Trinh tính theo số liệu của Tổng cục thống kê

Có thể thấy phần của tổng số tiền bỏ ra cho mục đích đầu tư thực sự tạo ra tích lũy tài sản ngày càng giảm (từ hơn 80% xuống 65%) và phần chênh lệch (không rõ đi đâu hay tạo ra cái gì) ngày càng tăng (từ 17,7% lên 35%!). Có lẽ cơ quan Thống kê nên làm rõ để giúp việc nghiên cứu và so sánh quốc tế được dễ dàng hơn. Chính từ sự chưa rõ ràng này về khái niệm cũng như chỉ tiêu thống kê, nên một số đo hiệu quả là ICOR cũng được tính toán theo nhiều cách chưa chuẩn xác và làm cho so sánh quốc tế rất khó khăn.

Bùi Trinh đã tính toán ICOR cho giai đoạn 2000-2007 dựa vào các số liệu của Tổng cục Thống kê và số liệu điều tra doanh nghiệp để ước lượng K theo công thức

K(t) = K(t-1) – σ K(t-1) + I (t), trong đó K(t) là vốn của năm t, σ là tỷ lệ khấu hao tài sản cố định và I(t) là lượng đầu tư hàng năm.

Và hệ số tăng vốn sản lượng (Increase Capital – output ratio) được tính theo:

ICOR = ( K(tn)-K(t0)) / (GDP (tn)-GDP(t0))

Bùi Trinh ước lượng vốn, K, dựa trên chuỗi số liệu về đầu tư/tích luỹ theo giá so sánh và và tỷ lệ khấu hao từ điều tra doanh nghiệp. Bảng 15 là kết quả tính toán hệ số ICOR từ cách tiếp cận này. Hệ số ICOR được tính cho tổng nguồn tiền bỏ ra để đầu tư (“vốn đầu tư”) và lượng đầu tư thực tế đi vào sản xuất.

Bảng 15. Hệ số ICOR (giai đoạn 2000-2007)

  Tính theo vốn đầu tư thực hiện Tính theo tích lũy tài sản
 

đơn vị : lần

Toàn nền kinh tế

5,2

3,5

Kinh tế nhà nước

7,8

4,9

Kinh tế ngoài Nhà nước

3,2

2,2

Kinh tế FDI

5,2

4,3

Nguồn : Bùi Trinh tính từ nguồn số liệu của TCTK

Nếu xét hiệu quả đầu tư từ tổng số tiền bỏ ra trong năm –“vốn đầu tư” cho thấy để tăng một đồng GDP cần 5,2 đồng vốn, hiệu quả đầu tư của Việt nam trong giai đoạn 2000-2007 vào loại thấp nhất thế giới. Việc nguồn tiền đầu tư kém hiệu quả (5,2) là do đầu tư không hiệu quả của khu vực nhà nước (7,8) và khu vực đầu tư nước ngoài (5,2), trong khi khu vực kinh tế tư nhân trong nước tỏ ra rất hiệu quả khi bỏ ra 3,2 đồng vốn đã tạo ra một đồng giá trị tăng thêm (hơn khu vực nhà nước 2,44 lần, hơn khu vực FDI 1,63 lần). Một điều thú vị là khi xét đến nguồn tiền đầu tư trực tiếp đến được với sản xuất (thông qua chỉ tiêu tích luỹ tài sản-Capital Formation), Bảng 15, thì hiệu quả đầu tư của toàn nền kinh tế là khá tốt, chỉ 3,5 đồng vốn đã có được một đồng tăng lên của GDP, và khu vực kinh tế tư nhân vẫn là khu vực làm ăn hiệu quả nhất (hơn khu vực nhà nước 2,23 lần; hơn khu vực FDI 1,95 lần)[10]. Trong mọi trường hợp, chúng ta thấy khu vực tư nhân trong nước hiệu quả nhất, rồi đến khu vực FDI (kém khu vực tư nhân trong nước từ 1,63 đến 1,95 lần tùy theo cách tính) và kém nhất là khu vực nhà nước (kém khu vực tư nhân trong nước từ 2,23 đến 2,44 lần tùy theo cách tính).

2.2.8. Nộp ngân sách nhà nước

Nhiều vị lãnh đạo coi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có thành tích to lớn về “nộp ngân sách”. Phải nói ngay “nộp ngân sách” là một khái niệm tù mù, dễ gây hiểu lầm và ngộ nhận. Đối với doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp là khoản duy nhất nói gì đó về hiệu quả hoạt động của nó. Tất cả các khoản thuế khác mà doanh nghiệp nộp đều là thuế do nhân dân đóng hay thuế tài nguyên. Đáng tiếc tôi không tìm thấy số liệu thống kê chính thức. Theo Báo Lao Động ngày 28-2-2009, tổng nộp ngân sách của 18 tập đoàn và tổng công ty nhà nước năm 2008 là 150 ngàn tỷ đồng (chiếm 37% tổng thu ngân sách), lợi nhuận đạt 111 ngàn tỷ đồng. Trong khi đó, theo công bố ngân sách 2008 của Bộ Tài Chính[11], thu ngân sách 2008 gồm: thu nội địa 205 ngàn tỷ (từ kinh tế quốc doanh 64,1 ngàn tỷ, FDI [không kể dầu thô] 40,9 ngàn tỷ, thuế CTN và dịch vụ ngoài quốc doanh 40,6 ngàn tỷ, còn lại từ các loại thuế, phí khác); thu từ dầu thô 98 ngàn tỷ; thu từ xuất nhập khẩu 91 ngàn tỷ; các khoản viện trợ, vay và thu khác.

Có thể thấy con số 150 ngàn tỷ mà Báo Lao Động nhắc đến gồm cả thu từ dầu khí, khoản bán tài nguyên của đất nước. Vậy liệu con số lợi nhuận 111 ngàn tỷ có đáng tin không? Cứ cho là đúng vậy, thì số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp nhiều nhất là 31 ngàn tỷ đồng (năm 2008 suất thuế thu nhập là 28%). Nếu đúng vậy, thì thuế thu nhập doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm 6,87% tổng thu ngân sách (451,6 ngàn tỷ). Tuyệt đại bộ phận thu nội địa là do người dân đóng chứ không phải là khoản “nộp ngân sách” của doanh nghiệp (quốc doanh, tư nhân hay FDI) như chúng nhận vơ.

Theo trang web của Petrovietnam năm 2008 tập đoàn này nộp 121,8 ngàn tỷ đồng bằng 31% ngân sách cả nước (nhưng bản tin này không chứa 1 từ “lợi nhuận” nào). Nếu trừ 98 ngàn thu từ dầu thô, thì con số này còn 23,8 ngàn tỷ; nói cách khác 17 tập đoàn và tổng công ty nhà nước khác chỉ “nộp ngân sách” 40,3 ngàn tỷ.

Không rõ nhà nước, với tư cách ông chủ, “được chia cổ tức” bao nhiêu từ số lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp nhà nước. Nhìn thế mới thấy “thành tích” nộp ngân sách của các doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân, FDI) không phải là “thành tích” thật sự của chúng. Cần minh bạch về vấn đề này để trách ngộ nhận hay gây hiểu lầm.

TÓM LẠI: Xem xét việc sử dụng nguồn lực (7-8 nguồn lực mà ở trên chúng ta chỉ phân tích 2 thứ một cách định tính) và các thành tích (8 thành tích nêu trên) của khu vực kinh tế nhà nước chúng ta không thể không rút ra kết luận: nguồn lực sử dụng và thành tích là hết sức không cân xứng. Nó sử dụng quá nhiều nguồn lực, song thành tích lại kém, hoạt động không hiệu quả và là thủ phạm gây ra những bất ổn và mất cân đối kinh tế vĩ mô. Các “tập đoàn” được thành lập không trên cơ sở luật nào và đóng vai trò nòng cốt trong các doanh nghiệp nhà nước cũng vậy.

  1. III. Nguyên nhân

Chính vì muốn khu vực kinh tế nhà nước nắm vai trò “chủ đạo” nên khu vực này đã được hưởng nhiều ưu ái. Chúng được độc quyền kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, được sử dụng những nguồn lực to lớn của đất nước như tài nguyên, đất đai và vốn đầu tư, được ưu đãi tín dụng, v.v.

Các ngân hàng thương mại quốc doanh được ngân sách nhà nước và bảo hiểm xã hội gửi gần 100 ngàn tỷ đồng trong thời gian dài với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

Các doanh nghiệp nhà nước được chính phủ vay hộ tiền để kinh doanh và đầu tư hay được nhà nước bảo lãnh cho các khoản vay của mình (thí dụ 750 triệu USD chính phủ đi vay và cho Vinashin vay lại).

Khi khoản vay của chúng vượt quá hạn mức an toàn của một hay một số ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thì có lệnh của Chính phủ cho phép (các) ngân hàng đó được “vượt rào”. Chúng ta có thể nêu ra vô vàn ví dụ về hiện tượng này

Khi chúng gặp khó khăn thì nhà nước “cứu trợ”, “khoanh nợ”, “bơm thêm vốn” v.v. Cách ứng xử như thế đã kéo dài hàng nhiều thập kỷ.

Chúng như những đứa “con cưng” luôn được nhà nước nuông chiều. Nói cách khác nhà nước làm mềm ràng buộc ngân sách của chúng. Ràng buộc ngân sách càng mềm doanh nghiệp hoạt động càng không hiệu quả. Càng cho chúng vai trò “chủ đạo”, càng được ưu ái thì chúng càng “hư” hệt như những đứa con được nuông chiều của các trọc phú. Nói cách khác nguyên nhân chính của sự yếu kém của khu vực kinh tế nhà nước chính là ở tư duy bắt chúng phải nắm vai trò chủ đạo. Hiện tượng này đã được kinh tế học nghiên cứu kỹ lưỡng từ 30-40 năm nay như hiện tượng “ràng buộc ngân sách mềm”. Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước có ràng buộc ngân sách mềm và không buộc phải cạnh tranh quyết liệt (trừ bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng, xem Bảng 11); chính 2 nguyên nhân chủ yếu này làm cho chúng không hiệu quả và không thể giữ địa vị và vai trò mà Đảng CSVN giao cho chúng, ngược lại chính cái địa vị và vai trò ấy là nguyên nhân chủ yếu khiến chúng có ràng buộc ngân sách mềm và ít chịu áp lực cạnh tranh.

  1. IV. Cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước

Tuy đã có những chủ trương cải cách khu vực kinh tế nhà nước, nhưng cải cách diễn ra hết sức chậm chạp. Nghị quyết Đại hội X của Đảng CSVN nêu chủ trương như sau:

“Khẩn trương hoàn thành một cách vững chắc kế hoạch sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước theo hướng hình thành loại hình công ty nhà nước đa sở hữu, chủ yếu là các công ty cổ phần. Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có một số ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối.

“Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty nhà nước, nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, để vốn nhà nước được sử dụng có hiệu quả và ngày càng tăng lên, đồng thời, thu hút mạnh các nguồn lực trong, ngoài nước để phát triển. Thực hiện nguyên tắc thị trường trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

“Nhà nước giữ cổ phần chi phối đối với các tổng công ty, công ty cổ phần hoạt động trong những ngành, những lĩnh vực thiết yếu cho việc bảo đảm những cân đối lớn của nền kinh tế; chỉ giữ 100% vốn nhà nước trong các doanh nghiệp hoạt động bảo đảm an ninh, quốc phòng và những doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích thiết yếu mà chưa cổ phần hoá được. Chuyển các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc nhiều thành viên mà chủ sở hữu là Nhà nước.

“Đối với những tổng công ty lớn chưa cổ phần hoá toàn bộ tổng công ty, thực hiện cổ phần hoá hầu hết các doanh nghiệp thành viên và chuyển các doanh nghiệp thành viên còn lại sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ sở hữu là Nhà nước; đồng thời, chuyển các tổng công ty này sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Tổ chức lại hội đồng quản trị để thực sự là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu tại tổng công ty.

“Đặt các doanh nghiệp có vốn nhà nước vào môi trường hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Thu hẹp tối đa diện Nhà nước độc quyền kinh doanh, xoá bỏ đặc quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Có cơ chế giám sát và chính sách điều tiết đối với những doanh nghiệp chưa xoá bỏ được vị thế độc quyền kinh doanh. Chỉ thành lập mới doanh nghiệp nhà nước khi hội đủ các điều kiện và trong những lĩnh vực sản xuất, cung ứng những sản phẩm, dịch vụ thật cần thiết cho phát triển kinh tế – xã hội và chủ yếu dưới hình thức công ty cổ phần.

“Xác định rõ quyền tài sản, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh, cạnh tranh và chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế gắn trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của người quản lý doanh nghiệp với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Thực hiện quy chế hội đồng quản trị tuyển chọn, ký hợp đồng thuê giám đốc điều hành doanh nghiệp.

“Lành mạnh hoá tình hình tài chính và lao động của doanh nghiệp nhà nước; kiên quyết xử lý những doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ bằng các phương thức thích hợp.

“Thực hiện cơ chế Nhà nước đầu tư vốn cho doanh nghiệp thông qua công ty đầu tư tài chính nhà nước; các doanh nghiệp nhà nước huy động thêm vốn trên thị trường, nhất là thị trường chứng khoán để phát triển kinh doanh.

“Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước làm tốt việc đầu tư vốn cho doanh nghiệp nhà nước và làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các công ty, tổng công ty nhà nước đã cổ phần hoá và các doanh nghiệp nhà nước độc lập chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ sở hữu là Nhà nước.

“Đổi mới tổ chức và quy chế thực hiện chức năng đại diện hủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước gắn với việc thu hẹp và tiến tới không còn chức năng đại diện chủ sở hữu của các bộ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố đối với doanh nghiệp nhà nước.

“Quy định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý hành chính nhà nước và của đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước”.

Những chủ trương này tuy đã có cải thiện so với trước, nhưng vẫn mang nặng tư duy bắt khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò “chủ đạo”, còn nhiều mâu thuẫn và mang tính khẩu hiệu, khó khả thi. Việc ồ ạt thành lập các tập đoàn kinh tế sau Đại hội X của Đảng CSVN nhằm thực hiện chủ trương được nêu tường minh ở trên và theo tôi đã và sẽ còn gây những khó khăn trầm trọng cho nền kinh tế.

Đã đến lúc phải nghiêm túc nhìn nhận lại vai trò “chủ đạo” của khu vực kinh tế nhà nước. Ý tưởng về có các doanh nghiệp quốc doanh, các tập đoàn mà nhà nước đầu tư và bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo để làm công cụ cho Nhà nước “điều khiển”, để biến chúng thành “lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế” là một cám dỗ quyền lực hấp dẫn. Song đó không phải là lựa chọn khôn ngoan, mặt khác Nhà nước không phải lúc nào cũng điều khiển được chúng điều mà cả lý thuyết (vấn đề về người ủy thác, người chủ (nhà nước) và những người được ủy thác) lẫn thực tiễn đều cho thấy.

Nên tận dụng cơ hội khó khăn hiện nay để xem xét lại tận gốc rễ vai trò của kinh tế nhà nước và đẩy nhanh việc cải tổ chúng (theo tôi chúng không những không giữ được vai trò chủ đạo mà là một trong những nguyên nhân chính của vấn đề).

Chú thích của Ba Sàm: Bài này được trình bày tại Hội thảo “Tập đoàn kinh tế-Lý luận và Thực tiễn” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (tức Nhà Xuất bản Sự thật, trực thuộc BCHTW Đảng CSVN), Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW-CIEM và Thời báo Kinh tế VN tổ chức ngày 25-5-2009. TS Nguyễn Quang A là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, tổ chức tư nhân nghiên cứu chính sách đầu tiên ở VN.

*Mặc dầu làm ăn thua lỗ, số nhân công trong Doanh Nghiệp Nhà Nước chỉ chiếm chừng 1/5 tổng số nhân công của cả nước, nhưng khi nhận được tiền gói kích cầu kinh tế 1 tỉ đô la năm 2008, thì DNNN nhận được 750  triệu đô la.


 

* Ông Trần Đức Nguyên đã giúp trong phần tổng quan về quan niệm “khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo” của Đảng CSVN, tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ. Tôi cũng cảm ơn những ý kiến quý báu của các ông Trần Đức Nguyên, Trần Việt Phương, Nguyễn Trung (IDS, Hà Nội) và T.s. Vũ Quang Việt (New York) khi đọc các bản thảo khác nhau của báo cáo này.

[1] Từ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng CSVN (1-1994), kinh tế quốc doanh được đổi tên gọi là khu vực doanh nghiệp nhà nước, xuất phát từ nhận thức mới về chức năng của Nhà nước trong quản lý kinh tế, tuy có vai trò đại diện chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân, nhưng không trực tiếp kinh doanh.

[2] Năm 1991, các xí nghiệp quốc doanh chiếm 53,5% giá trị sản xuất công nghiệp, hầu hết kim ngạch ngoại thương, hầu hết bán buôn và 33,5% tổng mức hàng hoá bán lẻ, hầu hết tín dụng và dịch vụ ngân hàng, 90,4% vận tải hàng hoá và 53,5% vận tải hành khách.

[3] Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được thông qua tại Đại hội VII  năm 1991 nên ở đây gọi tắt là Cương lĩnh 1991.

[4] Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội 1991-2000, được thông qua tại Đại hội VII năm 1991 nên ở đây gọi tắt là Chiến lược 1991. Những đoạn in nghiêng ở đây là trích từ Cương lĩnh 1991 và Chiến lược 1991.

[5] Trong công nghiệp từ 2798 doanh nghiệp năm 1990, đến năm 2000 còn 1786; trong thương nghiệp từ 1836 doanh nghiệp năm 1993, đến năm 2000 còn 1387

[6] Trần Đức Nguyên, “Chiến lược 1991-2000, bước đột phá về quan điểm phát triển”, trong cuốn Đổi mới ở Việt Nam – Nhớ lại và suy ngẫm, NXB Tri Thức, 2008

[7] Do cổ phần hóa nên có một số việc làm thực sự không mất đi mà chuyển từ khu vực doanh nghiệp nhà nước sang khu vực ngoài nhà nước (tức là làm tăng thành tích của khu vực ngoài nhà nước và bớt thành tích của khu vực doanh nghiệp nhà nước). Tuy nhiên, việc này không ảnh hưởng đến đánh giá xếp hạng thành tích rất kém của doanh nghiệp nhà nước.

[8] Nếu tính toán tỷ mỷ, loại các doanh nghiệp được cổ phần hóa ra khỏi các doanh nghiệp ngoài nhà nước, thì số liệu có khác chút ít nhưng không ảnh hưởng đến những kết luận hay đánh giá ở đây.

[9] Đánh giá so sánh tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2007 của Việt Nam và khu vực,  Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch đầu tư, 4-2008. (Lưu ý số liệu này không chỉ của các doanh nghiệp chính thức mà cả phi chính thức nữa).

[10] Xem bài viết của Bùi Trinh và Dương Mạnh Hùng trên Tạp Chí Kinh tế và Dự báo, số 7 tháng 4/2009 hay tại: http://tapchikinhtedubao.mpi.gov.vn/portal/page/portal/tckt/903605?m_action=2&m_typeid=164&m_year=2009&m_itemid=15647&m_magaid=1632&m_category=268

[11] http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=5991&ItemID=59187

(http://news.yahoo.com/s/ap/20090526/ap_on_go_ca_st_pe/us_us_iraq)

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Kinh tế Việt Nam | Leave a Comment »

Các Ngân hàng VN Thận trọng hơn

Posted by adminbasam trên 25/05/2009

Bloomberg.com *

Các Ngân hàng Việt Nam Thận trọng hơn – theo lời Người đứng đầu Ngân

hàng HSBC ở Nước này Cho hay

Bài của Chia-Peck Wong

 

Ngày 23-5 (Bloomberg) – Các ngân hàng của Việt Nam đang trở nên thận trọng hơn trong việc cho vay mượn đối với những ngành nghề như bất động sản khi mức lãi suất đang lên làm tăng thêm nguy cơ rủi ro vì vỡ nợ, theo người đứng đầu các hoạt động của ngân hàng HSBC Holdings Plc tại nước này cho hay.

“Với mức lãi suất đang lên cao, khả năng thanh toán bằng tiền mặt đang bị siết chặt, chỉ có khôn ngoan bằng cách ràng buộc trong việc cho vay đối với các dự án cần thiết hơn là cho các mục đích đầu cơ ví như kinh doanh bất động sản,” Thomas Tobin, tổng giám đốc điều hành của HSBC tại Việt Nam đã nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào hôm qua.

Chỉ số chứng khoán chuẩn đã sút giảm trong suốt 15 phiên giao dịch, bổ nhào xuống 18% kể từ ngày 29 tháng Tư, trong khi mối quan ngại dâng cao rằng lãi suất đang tăng nhanh sẽ làm tê liệt sức phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Các nhà băng bị áp lực phải mở rộng các khoản cho vay với lãi suất cao tới 22% nhằm tạo nên một “mức lợi nhuận có ý nghĩa,” giám đốc quỹ của Vinacapital Investment Management Ltd. cho hay vào tuần trước.

Gia tăng tiền gửi của Việt Nam đã đạt 50% vào năm ngoái trong khi các ngân hàng đã nới rộng những khoản cho vay đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ dùng để mua bán chứng khoán vào thời điểm một cơn bùng nổ kinh doanh bất động sản như thêm năng lượng cho nhu cầu những khoản tiền thế chấp. Sự mở rộng tín dụng, kết hợp với tình hình giá cả hàng hóa và năng lượng lên cao, đã đẩy mức lạm phát tại quốc gia Đông Nam Á này lên cao nhất trong ít nhất là 15 năm qua.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tuần này đã yêu cầu ngân hàng trung ương tập trung vào chính sách lãi suất cho cuộc chiến chống lạm phát, gợi lên rằng chính phủ đang quan ngại đối với tình trạng giá cả leo thang hơn là lo cho mức tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng trung ương vào hôm 19 tháng Năm đã tăng mạnh lãi suất cơ bản từ 8,75% lên 12%, và cùng ngày, các ngân hàng thương mại đã nâng các mức lãi suất cho vay.

Kinh tế Việt Nam

HSBC, là ngân hàng lớn thứ ba trên thế giới tính theo giá trị trên thị trường, hiện sở hữu 15% trong ngân hàng cổ phần Kỹ Thương Việt Nam [Technological and Commercial Joint Stock Bank]. Ngân hàng có trụ sở đóng tại London này vào tháng 12-2005 đã thỏa thuận góp vốn 10% tức 17,3 tỉ đô la vào đây. Nó cũng đã đồng ý nâng cổ phần của mình lên 20%, trong khi chờ đợi sự chấp thuận của chính phủ.

Trong lúc những khoản tiền cho vay cạn kiệt, chỉ số VN Index của Thị trường Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhào xuống 53% trong năm nay, làm cho nó trở thành thị trường tồi tệ nhất của châu Á. Giá nhà đất tại Thành phố Hồ Chí Minh đã rớt tới 40% kể từ cuối năm ngoái, theo thông tin từ hãngMorgan Stanley **.

Nền kinh tế của Việt Nam đã phát triển 7,4% trong quý đầu năm so với một năm trước. Vào năm ngoái, tổng sản phẩm quốc nội tăng 8,5%, bước phát triển nhanh nhất kể từ năm 1996.

‘Tình hình dễ chịu’

“Tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ” của Việt Nam đã không bị giảm bớt bởi những khó khăn hiện thời của nó, Helen Qiao, một kinh thế gia làm cho Goldman Sachs Group Inc.*** tại Hong Kong đã đánh giá như vậy trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Bloomgerg Television vào hôm 21 tháng Năm.

“Mọi chuyện đã trở nên khắc nghiệt hơn trước đây, song Việt Nam thực sự đang có ưu thế [về kinh tế] trong trung và dài hạn,” Tobin phát biểt và dẫn chiếu đến cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động trẻ lành nghề của nước này ****.

Cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Á châu ACB đã sụt giảm 66% giá trị trao đổi trong năm nay tại Hà Nội. Ngân hàng Cổ phần Sài Gòn Thương tín đã giảm 60% tại Hồ Chí Minh. Đây là hai ngân hàng duy nhất được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam.

Ngân hàng HSBC [của Anh có chi nhánh tại Việt Nam] không lên kế hoạch để tận dụng tình hình mất giá hiện nay cho việc tranh thủ thuận lợi tại Việt Nam, Tobin cho hay.

“Có lẽ đang có nhiều cơ hội đấy nếu như bạn nhìn vào tình hình giá cả hiện nay,” ông nói. “Thực ra chúng tôi không màng đến chuyện mua chúng.”

Hiệu đính: blogger Tran Hoang

 

Ba Sàm chú thích:

* Bloomberg L.P. là Hãng chuyên đánh giá, phân tích, cung cấp các loại dịch vụ thông tin, dữ liệu về thị trường, tài chính, chứng khoán, kinh tế … tuy mới thành lập năm 1981 nhưng đã thuộc loại lớn nhất thế giới, với doanh số năm 2006 là 4,7 tỉ đô la, và mức tăng trưởng là 14,6% (answers.com).

** Morgan Stanley là ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới, bản doanh đóng tại New York, doanh số năm 2007 là 85 tỉ Mỹ kim, lợi nhuận 3,2 tỉ, tăng trưởng 11,5% (answers.com).

*** Goldman Sachs Group Inc. là một trong những tổ hợp nhà băng lớn nhất thế giới, được thành lập từ năm 1869, lợi nhuận năm 2006 gần 10 tỉ Mỹ kim (answers.com).

**** Tay nầy nói ngược: lao động Việt Nam tuy trẻ nhưng tay nghề rất kém, văn minh công nghiệp thấp. Còn hạ tầng cơ sở thì quá tệ, chỉ thuận lợi cho các nhà đầu tư-cho vay ODA phát triển hạ tầng, (và rất có lợi cho các quan tham nhũng, có hợp đồng, là có ăn tiền cò  10-20% tiền hợp đồng) NHƯNG rất cực cho nhà sản xuất, dịch vụ.

http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe?l=236&u=240&mx=442&lmt=5

————

 

Vietnam Banks More Cautious, HSBC Country Head Says

By Chia-Peck Wong

May 23 (Bloomberg) — Vietnamese banks are becoming more cautious in lending to industries such as real estate as rising interest rates increase the risk of defaults, said the head of HSBC Holdings Plc’s operations in the country.

“With interest rates going up, liquidity being tight, it’s only prudent to constrain lending to those with fundamental projects rather than to speculative purposes such as property development,” Thomas Tobin , HSBC’s chief executive officer in Vietnam, said in a phone interview yesterday.

The benchmark stock index has fallen for 15 straight sessions, tumbling 18 percent since April 29, as concern mounted that soaring interest rates will cripple Vietnam’s economic expansion. Banks are forced to extend loans at rates as high as 22 percent to make a “meaningful profit,” fund manager Vinacapital Investment Management Ltd. said last week.

Vietnam’s credit growth reached 50 percent last year as banks extended loans to retail investors for buying securities while a real estate boom fueled demand for mortgages. The credit expansion, coupled with rising commodity and energy prices, pushed inflation in the Southeast Asian nation to the highest in at least 15 years.

Prime Minister Nguyen Tan Dung this week told the nation’s central bank to focus interest-rate policy on fighting inflation , suggesting the government is more concerned about rising prices than economic growth. The central bank on May 19 boosted its base rate to 12 percent from 8.75 percent, and commercial banks raised borrowing costs the same day.

Vietnam’s Economy

HSBC, the world’s third-largest bank by market value, owns 15 percent of Vietnam Technological and Commercial Joint Stock Bank. The London-based bank in December 2005 agreed to pay $17.3 million for a 10 percent stake. It has agreed to raise the holding to 20 percent, pending government approval.

As loans dry up, the Ho Chi Minh City Stock Exchange’s VN Index has tumbled 53 percent this year, making it Asia’s worst performer. Residential prices in Ho Chi Minh City have dropped as much as 40 percent since the end of last year, according to Morgan Stanley.

Vietnam’s economy expanded 7.4 percent in the first quarter from a year earlier. Last year, gross domestic product grew 8.5 percent, the fastest pace since 1996.

`Good Story’

Vietnam’s “strong growth potential” hasn’t been diminished by its current difficulties, Helen Qiao , an economist at Goldman Sachs Group Inc. in Hong Kong, said in a Bloomberg Television interview on May 21.

“Things are tougher than they were before, but Vietnam really has a good story in the medium and long term,” said Tobin, citing the nation’s infrastructure and a young and skilled workforce.

Asia Commercial Bank has slumped 66 percent this year in Hanoi trading. Saigon Thuong Tin Commercial Joint-Stock Bank has fallen 60 percent in Ho Chi Minh. The two are the only listed Vietnamese banks.

HSBC isn’t planning to take advantage of falling valuations to make acquisitions in Vietnam, said Tobin.

“There probably are opportunities if you look at the prices,” he said. “We aren’t reallylooking around.”

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Kinh tế Việt Nam | Leave a Comment »

VN bị cú đòn nặng nề bởi tình trạng suy sụp kinh tế

Posted by adminbasam trên 24/05/2009

Daily News

Việt Nam bị cú đòn nặng nề bởi tình trạng suy sụp kinh tế

John Boudrreau

Ngày 21-5-2009

 

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, Việt Nam – Trên những đường phố ồn ào tiếng còi xe của trung tâm thương mại này, thật khó lòng để cho ta nhìn thấy những gợi ý nói về một cơn suy thoái kinh tế đang diễn ra.

Những nhà hàng cao cấp đang đông nghẹt người, những phụ nữ trẻ tuổi ăn mặc đúng mốt đứng chật kín các cửa hàng thời trang thanh lịch, và người nào dường như cũng đang nói chuyện qua những chiếc điện thoại di động trong khi cưỡi trên xe gắn máy dạo quanh các bùng binh đầy nghẹt những chiếc xe tay ga hiệu Honda và taxi loại đa dụng [SUV-sport-utility vehicle]. Thị trường chứng khoán chính của Việt Nam, sau khi sụt giảm 66% vào năm ngoái, đã và đang lướt đi ở một mức cao trong bảy tháng qua, tăng hơn 20% trong năm nay.

Thế nhưng lối tiêu pha đáng ngờ nầy đang che giấu một thực tế rằng sự suy sụp kinh tế toàn cầu đang loang ra khắp Thái Bình Dương và đang làm choáng váng quốc gia Cộng sản ở Đông Nam Á này, nước Việt Nam từng  hăng hái cưỡi trên ngọn sóng toàn cầu hóa dâng cao.

Các công ty nhỏ sản xuất những sản phẩm công nghệ cấp thấp của Đài Loan đã lặng lẽ đóng cửa hoạt động  trong đợt đón Năm mới vừa qua mà không nói cho công nhân của họ  biết.

Thị trường bất động sản từng một thời nóng bỏng này đang chứng kiến giá nhà rớt xuống tới 40% tại một vài nơi. Và nền công nghiệp công nghệ thông tin non trẻ của Việt Nam – đại diện cho sự gia nhập của đất nước này vào vũ đài thế giới – cũng đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng thất nghiệp lan rộng và sự nhận thức ra hoàn cảnh thực tế đáng nghiêm trọng trong những nhân công trẻ rằng kinh doanh trên phạm vi toàn cầu là nguy hiểm hơn nhiều so với những gì họ đã từng nghĩ.

“Tuổi trung bình của người Việt Nam là 27. Hầu hết người dân khởi đầu sự nghiệp của mình trong vòng bảy năm qua. Bởi vậy, phần lớn những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ chỉ có kinh nghiệm trong giai đoạn bùng nổ kinh tế,” theo nhận xét của Jonah Levey, giám đốc điều hành Navigos Group, một hãng chuyên tìm kiếm các nhà quản trị cho doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. “Đó là một cú sốc nghiêm trọng”.

Cơn suy thoái, bị châm ngòi bởi sự tan rã của các cơ quan tài chính tại nửa bán cầu phía Tây, đã gây choáng váng cho các công nhân trên khắp Á châu là những người từng được nhìn thấy những khoản thu nhập được gia tăng đáng kể trong những năm gần đây khi các quốc gia này bám theo những vận may của họ với phương Tây bằng cách cung cấp mọi thứ từ những chiếc áo thun cho tới phần mềm máy tính và máy nghe nhạc iPod.

Việt Nam đã bị chậm trễ trước nền kinh tế toàn cầu, đi theo sau sự vươn dậy của những người láng giềng Trung Quốc và Ấn Độ. Thế nhưng Việt Nam đã bù đắp lại quãng thời gian đã mất trong những năm gần đây, bằng cách khuyến dụ các nhà đầu tư nước ngoài, hợp tác với các hãng khổng lồ như Intel và các kỹ sư công nghệ người Mỹ gốc Việt từ Thung lũng Silicon [California] để khởi động nền công nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin của họ.

Hơn bất cứ điều gì, nền công nghiệp kỹ thuật mới ra ràng của Việt Nam tiêu biểu rõ ràng nhất cho tham vọng của một đất nước muốn tự mình vươn dậy. “Nền công nghiệp công nghệ thông tin đã là một con đường nhanh chóng để mở ra với thế giới,” theo lời Steve Cook, từng là nhà quản trị ở Thung lũng Silicon, giờ là chủ tịch hãng Enclave, một công ty phần mềm đóng tại Đà Nẵng. “Nó là một sự phù hợp hoàn hảo cho Việt Nam, với việc nhấn mạnh tới nền giáo dục dựa vào khoa học.”

Năm 2007, tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt Nam đã tăng 8,3% (tăng vào khoảng 5 tỉ đô la) so với năm trước, được châm mồi thêm bởi nhiều tỉ đô la đầu tư nước ngoài và bùng nổ sản xuất công nghiệp. Hãng Intel đã giành một khoản đầu tư 1 tỉ đô la để xây dựng một nhà máy sản xuất chất bán dẫn khổng lồ dọc Xa lộ Hà Nội ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Các công ty khác – như Hewlett-Packard, IBM, Sun Microsystems – đã đổ xô vào mở ra các trung tâm kỹ nghệ trong một đất nước từng bị ngăn cấm giao thương với các doanh nghiệp Hoa Kỳ chỉ mới cách đây vài năm.

Đặc biệt, Việt Nam coi Intel như có tính chất rất quan trọng cho những hy vọng về kinh tế của họ. Các quan chức chính quyền đang hỏi vị giám đốc Thân Trọng Phúc của hãng Intel ở Việt Nam với tâm trạng lo lắng rằng: không biết việc xây dựng nhà máy ở đây, nơi mà rốt cục sẽ cung cấp khoảng 4.000 công ăn việc làm, vẫn còn tiếp tục diễn ra như trong kế hoạch hay không.

“Không có gì thay đổi hết,” ông Phúc trả lời trong một cuộc phỏng vấn, một tia hy vọng giữa tất cả những tin tức xấu.

Nhưng trong những góc nhìn khác, sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm tê liệt và chậm lại giấc mơ của Việt Nam.

Công nghiệp xuất khẩu những sản phẩm rẻ tiền của Việt Nam – từ áo quần may mặc cho tới cà phê – đã làm giảm bớt phần nào nỗi đau bởi vì nó không bị tổn hại so với việc cắt giảm mức tiêu thụ các mặt hàng đắt tiền ở những nước phương Tây giống các nước khác như Đài Loan đang phải gánh chịu [Phương Tây cắt giảm tiêu thụ sản phẩm đắt tiền làm kinh tế Đài Loan chết đứng, buộc Đài Loan phải thay đổi chính sách xích lại gần gũi hơn TQ từ cuối năm 2008 cho đến nay và đã làm cho toàn dân Đài Loan biểu tình phản đối chính phủ Mã Anh Cửu bắt tay với Trung Cộng – TH chú thích].

Tuy nhiên, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam được cho là sẽ rút lại từ 6,2% giữa năm 2007 và 2008 xuống còn 3,3% cho tới cuối năm nay, theo như Quỹ Tiền tệ Quốc tế đánh giá. Các ngành công nghiệp dễ bị ảnh hưởng bởi các thị trường toàn cầu – đặc biệt là công nghệ thông tin – đã cảm nhận được tác động chính của sự suy thoái kinh tế.

Hầu như tất cả các công ty Internet của thành phố này đều phải cắt giảm nhân công, theo blogger Nguyễn Thị Khanh “Chip” Huyen, một nhân vật chuyên quảng bá cho công nghệ ePi, một loại cổng thông tin cho truyền thông đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong khi đó, hàng trăm, nếu như không nói là hàng ngàn, các công việc làm trong lĩnh vực phần mềm đã bị mất và một số ít công ty phần mềm thậm chí đã phải đóng cửa. Ngành công nghiệp phần mềm doanh thu 600 triệu đô la một năm, từng tăng trưởng khoảng 30% một năm về lợi tức và trực tiếp thuê mướn khoảng 60.000 nhân công, có thể sẽ không nhìn thấy sự tăng trưởng trong năm nay, theo các hiệp hội kỹ thuật trong nước cho biết.

Chỉ ít tháng trước, các kỹ sư như Nguyễn Sơn và Vũ Dương đã được nhiều công ty lùng kiếm, rất nhiều lần họ đã nhận được nhiều lời mời đề nghị làm việc. Thế nhưng, cách đây một vài tuần, họ đã nhận được tờ giấy màu hồng (báo tin bị sa thải) cùng một loạt với nhiều người khác bởi công ty CSC  có bản doanh đóng tại Virginia. [Công ty CSC chuyên nhận hợp đồng từ các công ty khác; và để giảm chi phí, họ đã gởi công việc ấy ra nước ngoài và thuê những người như Sơn và Vũ thực hiện các công việc – TH chú thích].

“Chúng tôi đã không nghĩ rằng chúng tôi có tên trong danh sách bị sa thải,” Nguyễn cho biết, anh ta ngồi trong một quán cà phê vào một ngày trong tuần với người bạn cũ cùng làm việc trước đây. “Họ cần cắt giảm chi phí. Họ cần giảm bớt những nhân công có mức lương cao.”

Các kỹ sư này, đều trạc tuổi 30, đã kiếm được khoảng 1.200 đô la* một tháng – một mức lương như ông hoàng ở một đất nước mà nhiều người vẫn còn phải sống với chưa tới một đô la một ngày.

Một số nhân công đã từng tưởng  rằng họ sẽ gắn bó toàn bộ sự nghiệp của họ với công ty, theo lời người kỹ sư bị thất nghiệp Vũ Ngọc Phan. “Một số người đã rất hoảng hốt gần như điên lên khi họ nhận được quyết định nghỉ việc,” anh nói. “Họ gào lên. Họ cảm thấy tức giận. Nhiều cô gái chỉ biết khóc mà thôi.”

Cách đây không lâu, những kỹ sư có tài đó có thể nhận được thêm việc làm ngoài giờ – và hưởng thêm 50% tiền lương cao hơn [lương 10 đô/ 1 giờ trong 8 giờ làm việc chính, sẽ được trả thành 15 đô mỗi giờ kể từ giờ thứ 9], theo chủ tịch Levey của công ty Navigos, người cũng trông nom trang Vietnamworks.com,  một trang tìm kiếm việc làm; Caravat.com, một trang nối mạng cho các doanh nghiệp; và trang Vietnamskills.com, một nơi quãng cáo giới thiệu các chương trình huấn luyện đào tạo.

Các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp biết rõ những thời điểm thuận lợi hơn thế nào cũng sẽ quay trở lại. Họ đang quan tâm nhiều hơn về những trở ngại lâu dài đối diện với nền công nghiệp công nghệ thông tin non trẻ, bao gồm việc giáo dục đào tạo công nghệ tốt hơn, theo lời anh Phí Anh Tuấn, phó chủ tịch Hiệp hội Máy tính Thành phố Hồ Chí Minh. Intel, là một ví dụ, đã và đang phàn nàn lớn tiếng về một tình trạng khan hiếm các nhân công thành thạo kỹ thuật  tốt nghiệp đại học.

Thế nhưng cơn suy thoái đã làm cho một số sinh viên đại học đang  suy nghĩ lại về nghề nghiệp của họ.

“Hai hoặc ba năm trước, mọi người đều muốn học công nghệ,” một blogger tên Huyền nhận xét. “Giờ thì họ muốn học cái gì đó thực tế hơn, như là tiếp thị [marketing] hay quan hệ công chúng [public relation] chẳng hạn.”

Nhà kinh doanh từng ở Thung lũng Silicon Thịnh Nguyễn đã nhận thấy các đơn đặt hàng cho công ty Pyramid Software Development của ông ở Thành phố Hồ Chí Minh giảm bớt  30%.

Ông Nguyễn Thịnh tin rằng nếu như ông có thể chỉ cần nhận được một ít dự án nhỏ thôi thì ông cũng sẽ có thể tránh được chuyện phải sa thải nhân công, đây là những người mà gia đình của họ thường phải gom góp tất cả các nguồn tiền bạc để gửi những đứa con của họ vào học một ngành công nghệ và một dự định bước chân vào tầng lớp trung lưu. “Đối với một dự án cần 20-30 người làm, quí vị sẽ nhận được sự chú ý của toàn thể chúng tôi,” ông Thịnh cho biết.

Một số trong những người bị mất việc làm đã biểu lộ thái độ tức giận về những gì mà họ nhìn nhận như là hành động thiếu cẩn thận của Hoa Kỳ. Dầu vậy, hầu hết hiểu rằng đó là cái giá cho việc gắn chặt số phận của nền kinh tế nước họ với số phận của nền kinh tế  các nước khác trên thế giới.

“Chúng tôi giờ đây đã hội nhập với thế giới,” kỹ sư Phan nói. “Mọi thứ đều liên hệ với nhau.’

Hiệu đính: Trần Hoàng

—-

 

Lời Bình của BBT

*Ở các nước ngoài, công việc của những người nầy có thể  được trả lương từ 4000-7000 một tháng hoặc hơn nữa trong năm đầu tiên làm việc (chứ không phải là 1200 đô/1 tháng).

Theo tin của msnbc.com, 25% của các game đang được bán ra ở Mỹ trong các năm qua là do chính tay của các programmer ở Việt Nam viết. Website của msnbc.com cũng do  người Việt nam ở trong nước làm.  Khả năng chuyên môn thì có thừa, nhưng thành quả của họ thì phần lớn là người khác hưởng chỉ vì họ thiếu điều mà người ta gọi là communication và marketing.[1]

Chỉ cần lợi dụng thời buổi thất nghiệp nầy và học thêm tiếng Anh đàm thoại để vài ba năm sau tự mình nhận được các hợp đồng trực tiếp từ các công ty khác mà không cần phải qua các công ty trung gian như CSC hoặc của các Việt kiều ở thung lũng Silicon ở California.

Một cách khác nữa là tự quãng cáo về công việc của họ. Cứ 20-30 chục người lập thành một nhóm, có tên doanh nghiệp, có một website, hoặc thậm chí lập một blog (facebook, hay myspace.com…) tự giới thiệu công việc nào mà họ thành thạo nhất, có kinh nghiệm làm việc nhất trong 5-10 năm qua…với CSC. Cụ thể hơn là tự quãng cáo mình: Viết một game nào đó trên blog, dẫn link tới một website mà các bạn muốn để cho đọc giả nhào vô chơi 1, 2 phút. (Tôn trọng copyright, tác quyền, và hợp đồng mà các bạn đã từng ký tên cam kết khi làm việc với CSC.)

Hoặc cùng nhau thực hiện và hoàn thành một dự án (project) và giới thiệu kết quả của dự án ấy lên website, nói rõ ứng dụng của dự án ấy vào lãnh vực nào (tài chánh, kế toán, thống kê, game, lãnh vực y tế…)

Các sinh viên nước ngoài cũng tự mình làm lấy và quãng cáo về resume của họ trên các website, các blog, và làm sẵn  dự án để “khoe hàng” với các công ty. Năm nào cũng vậy, từ đầu năm, trong các tháng qua và vào mùa Hè nầy, mỗi sinh viên vừa mới tốt nghiệp (trong độ tuổi 22-28) đã gởi 50-100  resume đến các hãng, các cơ quan để xin việc làm. Post tiểu sử lên facebook,  myspace.com, twister…để tự quãng cáo mình. Họ chỉ biết làm hết sức của mình và trong điều kiện cho phép. Vững tin vào khả năng, tương lai, không than thở mà cũng không nãn chí. Không cần phải chờ “ai đó bổ nhiệm” rồi “kể công” tùm lum và bắt phải mang ơn sau nầy.

Năm 2008, khi quốc hội thảo luận đòi cắt giảm người nhập cư vào Hoa Kỳ, đích thân Bill Gate đã phản đối và ông đã ra điều trần tại quốc hội. Bill Gate yêu cầu quốc hội cho phép nhân công ngoại quốc có kỹ thuật cao không bị cắt giảm số lượng mà còn được ưu tiên cấp giấy nhập cảnh loại H1B vào làm việc ở Hoa Kỳ. Nhờ vậy, hãng  Microsoft và các công ty con của họ đã thu nhận được các nhân công nói tiếng Anh thành thạo từ các quốc gia nghèo như Ấn  Độ, Philippines, vào Mỹ làm việc.

Riêng các sinh viên Mỹ thì trong 9 năm qua có khuynh hướng không chọn ngành computer nữa mà lại chọn các ngành  như public relation, tiếp thị, hoặc doanh nghiệp… để thưởng thức cuộc sống. Họ khá sợ hải về vụ sụp đổ của ngành computer từ năm 2000, và sự kiện các hãng, các tập đoàn, ngân hàng, tài chánh, chuyển hướng qua Ấn Độ từ năm 2002 thuê mướn các nhân công trong ngành công nghệ thông tin thực hiện các công việc dự án cho họ. Nhưng trong khoảng mấy năm gần đây (trước khi có khủng hoảng tài chánh 2008), các sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin ở Hoa kỳ lại kiếm việc rất dễ dàng và lương cao. Thực tế, trong gói kích cầu 787 tỉ đô la, có nhiều mục liên quan tới ngành computer, và nhiều lãnh vực khác như ngành y tế đang bị bắt buộc phải dùng hồ sơ điện tử để quản lý bệnh nhân…ngành computer lại thu hút nhân công trở lại.

Thành công = sự chuẩn bị kỹ càng để nắm lấy cơ hội + may mắn

[1] Thất bại của nền kinh tế hiện nay là do chính sách sai lầm dồn hết 75% tiền bạc cho các công ty nhà nước luôn luôn làm ăn thua lỗ. Một thất bại khác nữa đánh vào mặt kinh tế và tài chánh của cá nhân và gia đình. Chừng nào mà hai  lãnh vực nầy không cải sửa được 100% thì ngày đó đất nước VN vẫn còn tiếp tục nghèo, không cần biết đảng phái nào cầm quyền và không cần biết  thời gian cầm quyền kéo dài 50-100 năm hay lâu hơn nữa.

Nguyên nhân của thất bại kinh tế và tài chánh của từng cá nhân và gia đình là không cải tổ giáo dục. Chương trình giảng dạy và cách giảng dạy trong các trường trung học và đại học ở VN quá lạc hậu, nhưng chính phủ đã không chịu cải sửa ít ra là kể từ hơn 34 năm qua. Chính sự không cải sửa nầy đã làm cho VN không có  được  nhiều công nhân có tay nghề cao, và làm cho  sinh viên tốt nghiệp ở các đại học ở VN bị tê liệt, và thiếu nhiều khả năng cạnh tranh so với sinh viên của các nước khác. Chương trinh học thiếu một số môn học cần thiết, cung cấp một số môn học không đáng học, và cách giảng dạy quá ư là bè đảng đã dẫn đến các hậu quả là:  Các công nhân VN  làm việc ở các hãng xưởng và các sinh viên tốt nghiệp đại học ở VN trở nên mất tự tin. Biểu lộ rõ rệt nhất là họ đi làm và nhận tiền lương rẻ mạt  mà không dám  đòi hỏi, chịu sống trong cảnh nghèo và trở thành phụ thuộc vào một công ty mà họ làm việc.

Chương trình của tất cả các trường đại học ở Viêt Nam không đặt tiêu chuẩn rằng tất cả các sinh viên tốt nghiệp đều bắt buộc phải lấy các lớp học về communication và một số các lớp khác dười đây. Trái lại, tất cả các sinh viên phải lấy cho được môn triết học Mác-Lê để tốt nghiệp.  Chỉ cần bỏ bớt đi các lớp học triết học Mác Lênin, và dùng thời giờ đó để dạy cho sinh viên các môn học như: cách viết 1 bài luận văn 500 chữ sao cho hiệu quả, 1  môn học về cách tiếp thị cho ngành học của mình,  4 lớp anh văn đàm thoại, 2 lớp học về kinh tế vĩ mô và vi mô để sinh viên có thể tự mình có kiến thức toàn cầu. Những lớp học ấy chiếm 15-25% của tổng số 36-40 lớp theo chương trình học 4 năm, nhưng lại làm cho sinh viên có kiến thức hơn, tự tin hơn, và trưởng thành để chuẩn bị hưởng các thành quả mà họ bỏ ra 25 năm để học.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Kinh tế Việt Nam | Leave a Comment »

Nổi loạn chống người TQ tràn ngập ở Ghi-nê

Posted by adminbasam trên 23/05/2009

THE AUSTRALIAN

Những kẻ đột nhập các cửa hàng bị bắn chết giữa cảnh lộn xộn của các cuộc

nổi loạn chống sự hiện diện của người Trung Quốc ở Papua New Guinea

Rowan Callick, Phóng viên tại châu Á-Thái Bình Dương

Ngày 23-5-2009

 

Papua New Guinea đang  quay cuồng bởi những cuộc nổi loạn chống Trung Quốc liên quan tới mấy chục ngàn người dân. Những cuộc nổi loạn để lại bốn người chết và những thành phố lớn của quốc gia nầy bị đóng cửa khi những cửa hàng do người Hoa làm chủ bị cướp phá.
 
Quốc hội Papua New Guinea [PNG] đã phải hình thành một nhóm gồm 15 thành viên của các đảng để điều tra về các cuộc nổi loạn, bao gồm “việc xem xét lại những loại hình kinh doanh được điều hành bởi những người Á châu, và những nguyện nhân gây ra sự oán hận của dân chúng chống lại những người Á châu liên quan tới các hoạt động kinh doanh đó.”

Chuỗi hành động bạo lực và phá hoại đã bắt đầu hai tuần trước, với một trận ẩu đả giữa những công nhân Trung Quốc và công nhân người Guinea tại một nhà máy tinh chế quặng nickel được xây dựng như là một phần của dự án Ramu trị giá 1,4 tỉ đô la do tập đoàn khổng lồ của nhà nước Trung Quốc Metallurgical Construction Corporation (làm chủ phần lớn liên doanh nầy) thực hiện.

Ba công nhân Trung Quốc với những vết thương nghiêm trọng đã được di chuyển khỏi nơi xảy ra ẩu đả, tại bờ biển phía nam Madang, để đưa tới bệnh viện ở Port Moresby. Ba chục xe cộ đã bị hỏng hoặc phá hủy và 70 người Guinea đã bị buộc tội qua cuộc ẩu đả.

Ít ngày sau đó, một cuộc biểu tình tuần hành đã được tổ chức tại Port Moresby để trao kiến nghị tới chính phủ đòi giảm lượng người nhập cư từ Á châu – một thuật ngữ chung để ám chỉ chủ yếu  là những người từ Trung Quốc đại lục và người Malaysia (cũng chủ yếu là người gốc Hoa).  Những người biểu tình đã yêu cầu Chính phủ phải rà soát lại những đơn xin vào quốc tịch cẩn thận nhiều hơn nữa và bảo vệ và siết chặt an ninh biên giới nói chung.

Noel Anjo, chủ tịch một nhóm được gọi là các tổ chức phi chính phủ [NGO] và Đối tác Liên minh Xã hội Dân sự, tuyên bố: “Chúng tôi chào đón những nhà đầu tư lớn. Chỉ có những người ngoại quốc tập trung quá đông vào những hoạt động kinh doanh nhỏ là chúng tôi muốn họ phải rời bỏ khỏi quốc gia chúng tôi, những người Guinea có khả năng điều hành  kinh doanh loại này.”

Những cửa hàng thức ăn nhanh được biết đến như là “đồ ăn hộp” và các loại hình kinh doanh nhỏ khác được điều hành bởi những người Á châu ngay lập tức đã phải đóng cửa ở Port Moresby và các thành phố khác khi các cuộc biểu tình lan rộng.

Những hoạt động bán lẻ như vậy là lối điển hình cung cấp kênh phân phối chính cho người PNG để gây dựng hoạt động kinh doanh. Thế nhưng phần lớn chúng đã bị chiếm trong những năm gần đây bởi những người chủ Á châu với quyền tiếp cận tới những hàng hóa rẻ hơn rất nhiều.

Cuộc nổi loạn trước hết loang rộng đến thành phố thứ hai của PNG, Lae, và tiếp đến là Madang và lan sang vùng Cao nguyên, tới Kainantu, Goroka, Wabag và Mount Hagen. Giá cả các mặt hàng cơ bản đã tăng vọt khi các cửa hàng của nhiều thành phố đã phải đóng cửa trong 2 ngày.

Ít nhất ba kẻ cướp đã bị bắn chết vào tuần trước và trong tuần này trong các cuộc cướp bóc các cửa hàng do người châu Á làm chủ, trong khi một người thứ tư đã bị giẫm đạp tới chết trong một trận xô đẩy hỗn loạn.

Malcolm Kela Smith, cựu binh người Úc tại Việt Nam đã trở thành một thương gia thành công và là Tỉnh trưởng vùng Cao nguyên Đông phần, đã gặp gỡ với một đám đông tại Công viên Hòa bình ở Goroka và đã đồng ý trình bản kiến nghị của họ tới quốc hội. Ông nói: “Tôi đã để ý thấy sự giận dữ trên những nét mặt của những người trẻ tuổi của chúng ta, và rõ ràng là một số người đã có những nỗi bất bình chính đáng.”

Các nghị sĩ phần lớn đã đổ lỗi cho các cuộc nổi loạn là do nạn thất nghiệp, hiện đang diễn ra tại các thành phố lên tới 80%, đặc biệt trong số thanh niên. Cựu chánh án và là Tỉnh Trưởng thành  phố Madang Arnold Amet nói rằng tình trạng đói nghèo, được tiếp sức bởi nạn thất nghiệp, đã dẫn tới “những mối bất bình thật sự.”

Quyền Thủ tướng, ông Puka Temu, đã xin lỗi về những cuộc tấn công này, khi nói rằng: “Trong khi Thủ tướng của chúng ta Michael Somare đang ở nước ngoài để cố gắng khuyến-dụ các nhà đầu tư tới nước ta, thì ở đây chúng ta có một nhúm những kẻ lưu manh và phần tử cơ hội chủ nghĩa đang hành động đúng là trái ngược.”

Ông Somare vào tuần trước đã tới Nhật Bản và vào tháng trước đã ở Trung Quốc.

Tờ nhật báo National – sở hữu bởi công ty gỗ của Malaysia Rimbunan Hijau – đã có bài xã luận viết: “Sự hiện diện áp đảo của người Á châu trong hầu hết các doanh nghiệp và họ đang  nắm quyền điều hành trong tất cả các khu trung tâm thương mại lớn trên khắp đất nước đã tạo nên một không khí bùng nổ cho các cuộc nổi loạn.

“Có một nhận thức cho rằng các quan chức chính phủ tham nhũng đã mở cửa cho  làn sóng nhập cư của quá nhiều người Á châu vào Guinea, mà nhiều người đó không có những giấy tờ hợp lệ.”

Rhona Nadile, quan chức có trách nhiệm cấp chiếu khán nhập cảnh, đã cho biết rằng những công nhân Trung Quốc được đưa vào nước này là để cho dự án nickel Ramu, họ được miễn trừ một đòi hỏi theo qui định  mà những người ngoại quốc khác đang làm việc ở PNG phải có là: phải nói được một trong ba thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Pidgin hoặc tiếng Motu.

Bà đã cho Phòng Thương mại Úc ở PNG biết rằng “chúng tôi tuân theo những hướng dẫn của chính phủ để cấp phát các giấy phép lao động.”

Hiệu đính: Trần Hoàng

—–

 

Lời bình của TH:

Nước Guinea diện tích hơn 462.000 km vuông, nằm ở một nữa phía Đông của Đảo Guinea, (phía tây của hòn đảo nầy thuộc về nước Indonesia). Guinea có dân số 6 triệu người.  18% dân chúng sống ở thành thị, và 82% sống ở miền quê.

Guinea bị 3 cường quốc chiếm làm thuộc địa. Đức chiếm 1884, Úc chiếm phần khác năm 1914, và còn thuộc quyền sở hữu của Anh.

Năm 1975, Úc tự ý trao trả độc lập cho Guinea mà dân Guinea không cần phải làm cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng gì hết.

Với quá trình lịch sử mới mẻ như vậy và hiến pháp mới được soạn thảo và ban hành năm 1976, nhưng luật pháp của người Guinea còn BIẾT đưa ra qui định lao động ngoại quốc muốn làm việc ở Guinea là phải biết nói tiếng Anh hoặc tiếng Guinea.

Guinea và Úc nằm cách nhau một eo biển, 70 km, và cách xa Trung Quốc 5000 km. Như thế, Guinea hoàn toàn không có tranh chấp biên giới hay lãnh hải với Trung Quốc và cũng không có một chút liên hệ lịch sử nào với TQ.

Vậy mà chỉ cần vài ba năm sau khi chính quyền Guinea bắt đầu cho các công ty quốc doanh người TQ vào khai thác hầm mỏ, thì dân chúng Guinea đã bắt đầu nổi dậy chống lại sự hiện diện của người Trung Quốc vì họ nhận ra rằng các cửa hàng bán thực phẩm, các nhà hàng ăn uống, và doanh nghiệp nhỏ người TQ đã lấn át và đè bẹp các doanh nghiệp nhỏ và vừa của người Guinea bản xứ.

Khi các công ty quốc doanh người TQ đầu tư vào Guinea vào 2000, họ mang theo người TQ  nhập cư vào Guinea bằng cả 2 con đường hợp pháp và bất hợp pháp. Khi các doanh nghiệp Trung Quốc mua chuộc được chính quyền trung ương, họ đem người TQ vào nhiều hơn nữa.

Ở Guinea, một vài năm đầu họ giả đóng vai làm công nhân và về sau họ dò xét tình hình, và rồi mua lại chủ các cửa hàng ăn uống ở các tỉnh thành hoặc mở các cửa hàng tạp hóa hay các doanh nghiệp nhỏ. Kế hoạch nầy lan rộng và nay thì người người TQ đã mở các trung tâm thương mại tại các 18 trong số 20 tỉnh và thành phố lớn của Guinea.

Giống như đã làm ở Phi Châu, chính quyền Trung Quốc đã cho Hoa kiều mượn tiền với  lãi suất rất thấp để người TQ mua nhà cửa, mua đất đai để làm doanh nghiệp và tìm cách ở lại các nước ngoài. Trong các cuộc phỏng vấn của các nhà báo ở Phi Châu của tờ báo Daily News, các doanh nghiệp người TQ còn rất trẻ, chưa tới 40 tuổi, đã cho biết họ đã mượn được hơn 1 triệu đô la để mua đất đai, xây nhà, mua nông cụ, và thuê người bản xứ trồng trọt ở Phi Châu. Họ cho biết rằng thủ tục mượn tiền của các Hoa kiều rất dễ dàng và đòi hỏi người mượn chỉ thỏa mãn một ít nhiệm vụ.

Nhiệm vụ của các doanh nghiệp Hoa kiều ở Phi Châu và Guinea là mua bán, khai thác và xuất khẩu các nguyên liệu thô về TQ; đối với các Hoa kiều thích làm nghề kinh doanh hàng hóa và nhà hàng thì họ mở cửa hàng tiêu thụ các hàng hóa của TQ bán qua các nước nầy. Không một doanh nghiệp nào của người bản xứ có thể cạnh tranh với doanh nghiệp của người TQ vì những mối dây liên hệ chặt chẻ về ngôn ngữ, về việc mua tận gốc và bán tận ngọn của họ.

Giờ đây, khi thỏa thuận làm ăn với các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc, Việt Nam đã có chính sách giống hệt như của chính phủ Guinea và của 20 trong số 46  nước ở Phi Châu: Cho dân chúng Trung Quốc di dân vào Việt Nam.

Các nhà trí thức và giới trẻ VN đang phản đối công khai và thành lập các diễn đàn trên mạng internet ngày càng nhiều để bày tỏ sự bất đồng quan điểm với chính quyền VN làm ăn với các doanh nghiệp quốc doanh của TQ.

Nếu chính sách của VN vẫn không thay đổi, một cuộc phản kháng của dân chúng VN đối với sự hiện diện của người Trung Quốc chắc chắn là điều không thể tránh khỏi. Khi cuộc phản kháng ấy bùng nổ, đó sẽ là một dịp để chính phủ TQ  can thiệp và bảo vệ người dân TQ của họ ở VN như họ đã từng lấy đó làm một trong những cái cớ để tấn công VN vào năm 1979.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Trung Quốc | Leave a Comment »

Những cơn đau do lối phát triển kinh tế riêng của VN

Posted by adminbasam trên 22/05/2009

Far Eastern Economic Review (Tạp chí Kinh Tế Viễn Đông)

Số tháng 5-2009

Những cơn đau do lối phát triển kinh tế riêng của Việt Nam

Long S. Le

Ngày 19-5-2009

 

Thành tích kinh tế của Việt Nam trong quý 1 năm nay gợi lên rằng những nguy cơ trong ngắn hạn của đất nước này quả thực ở phía bất lợi.

Theo Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, một bộ phận nghiên cứu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP là 3,1% trong quý 1- nhịp độ chậm nhất trong 10 năm qua. Đây là một sự sút giảm quan trọng kể từ mức 7,3% trong quý 1 năm 2008.

Không may cho Việt Nam, bất lợi đó có thể chỉ là bước khởi đầu. Bởi vì đất nước này đang phụ thuộc hơn vào nền kinh tế toàn cầu so với cách đây 10 năm. Việt Nam cũng dễ bị tổn thương hơn trước cơn suy thoái kinh tế toàn cầu.

Trong những năm qua, xuất khẩu của nước này chiếm tới 70% tổng thu nhập. Tuy nhiên, những thị trường xuất khẩu then chốt của Việt Nam, là Liên hiệp châu Âu, Hoa Kỳ, và Nhật Bản, được dự báo là sẽ có mức tăng trưởng âm 2% trong năm nay – trong trường hợp Nhật Bản là âm 5%. Theo một số tính toán, nhập khẩu cho các thị trường này đang được trông đợi là sẽ giảm xuống 52% và , bởi vậy, các ngành xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải chịu cú đòn rất nặng nề.

Vậy nên, tổ chức Economist Intelligence Unit vào giữa tháng Ba đã tiên đoán một kịch bản u ám: mức tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ chỉ là 0,3% trong năm nay, giảm từ mức 6,2% năm 2008 và mức 8,48% năm 2007; sự hồi phục không được trông đợi cho mãi tới giữa năm 2010 khi mức tăng trưởng được cho là sẽ leo lên 2%.

Trái lại, mặc dù Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và Ngân hàng Thế giới WB mới đây đã hạ thấp mức tăng trưởng của Việt Nam theo tiên đoán lần lượt là 4,7% và 5%, họ tin là việc chính phủ quyết định cắt giảm lãi suất và giảm mức dự trữ bắt buộc như là một hành động đáp ứng tình trạng phát triển quá nóng trong năm ngoái đã đặt nước này vào một vị thế chịu đựng được cơn khủng hoảng.

Chắc chắn là thật khó lòng mà đánh giá thấp nền kinh tế Việt Nam.

Theo một bản báo cáo mới đây của Nielson, nhan đề “Việt Nam – Bùng nổ hay Sụp đổ năm 2009,” giới tiêu thụ hàng hóa người Việt Nam nói chung dường như tự tin hơn so sánh với các quốc gia khác, họ cho rằng tình trạng lạm phát-vật giá gia tăng và nạn thất nghiệp ở VN là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu chứ không phải là do sự ham hố muốn phát triển.

Trong khi đó lượng tiền[trong nước thường gọi là kiều hối] thu được từ 3,5 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài (lượng tiền nầy trong năm 2007 chiếm tới 10% GDP) chắc chắn là để làm vật đệm cho những bó buộc mang tính văn hóa. Nói cách khác, người Việt Nam ở nước ngoài sẽ giúp đỡ các thành viên trong gia đình ở Việt Nam mà không cần quan tâm đến tình hình kinh tế trong nước. Hơn nữa, người Việt Nam ở nước ngoài với vốn tư bản ngày càng tỏ ra thích hợp hơn để trở thành những nhà đầu tư trong giai đoạn suy thoái nầy, đặc biệt nếu như những quy định mới đang đặt ra để đối xử với tất cả người Việt ở nước ngoài tương tự như nhau (thí dụ: không có sự đối xử khác biệt giữa những người ở phía phương Tây so với những người ở phía Đông Âu).

Bởi vậy có vẻ như là Việt Nam trong thời gian ngắn sẽ tránh được một cuộc khủng hoảng, thế nhưng các nhà lãnh đạo của nước này sẽ nhận thấy rất khó khăn để đạt được mục tiêu của họ là một mức tăng trưởng 5% cho năm 2009.

Nền kinh tế tương đối vững mạnh của Trung Quốc không thể giúp được gì nhiều cho Việt Nam – xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ vẫn còn ít ỏi và thường được sử dụng như là những nguồn nguyên liệu cho các sản phẩm của Trung Quốc để xuất lại sang phương Tây.

Trên thực tế, Bộ Công thương vào cuối tháng Tư đã phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của nước này trong năm 2009 từ 13% xuống còn 3%.

Ấy thế mà những nhà lãnh đạo Việt Nam có vẻ như không chịu thừa nhận những tai ương kinh tế của nước mình. Vào tháng Hai vừa qua, thủ tướng Dũng đã nói rằng nước ông sẽ có khả năng đạt được mức tăng trưởng 6,5% trong năm 2009.

Một tháng sau vị thủ tướng đã phải sửa lại dự báo là từ 5% đến 5,5%. Thế nhưng văn phòng của ông ta vẫn tỏ ra lạc quan rằng vào cuối năm nay lực lượng lao động và thị trường trong nước của Việt Nam “sẽ chắc chắn” thúc đẩy đất nước quay trở lại những mức tăng trưởng kinh tế giống như trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Điều này không được trợ giúp bởi thực tế rằng nhịp độ cổ phần hóa của các công ty do nhà nước việt Nam làm chủ đang đảo chiều. Theo Bộ Tài chính, số lượng các công ty quốc doanh chuyển đổi thành cổ phần hóa (hay tư nhân) đã sụt giảm từ 724 năm 2005 xuống còn 640 năm 2006, 150 năm 2007, và 73 năm 2008.

Mặc dù những bằng chứng gợi lên rằng hầu hết các công ty đã và đang  được cổ phần hóa đã làm ăn có lời  và trả những khoản cổ tức cao sau khi được cổ phần hóa, nhưng nhà nước sẽ vẫn tiếp tục làm chủ các ngành công nghiệp chiến lược vô hạn định. Các ngành công nghiệp mà nhà nước nắm giữ bao gồm dịch vụ viễn thông, ngân hàng và tài chính, và giáo dục đào tạo để nhằm mục đích bảo vệ trật tự xã hội chủ nghĩa. [1]

Vì thế mà “khi những nhà lãnh đạo ở đây nói là họ muốn một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, thì họ thực sự có ý muốn nắm giữ các ngành dịch vụ và công nghiệp nói trên,” theo lời của kinh tế gia Jonathan Pincus.

Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi  quyền lợi của đảng được nêu bật một cách rõ ràng trong gói kích thích kinh tế của chính phủ. (thí dụ) Trong số tiền 1 tỉ đô la đầu tiên đã được phân phối thì vào khoảng 75% là dành cho các công ty do nhà nước làm chủ [SOE], 20% cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ [SME], và 5% cho các dự án xây nhà cho những người có thu nhập thấp.

Đây là thái độ bất chấp tình trạng kém hiệu quả đã được biết đến của các doanh nghiệp nhà nước, những công ty quốc doanh  không tạo ra  công ăn việc làm cho đất nước nầy.

Kế hoạch kích thích kinh tế lần thứ hai cũng sẽ mang lại quyền lợi to lớn cho các doanh nghiệp nhà nước và làm chút ít để giải quyết tỉ lệ thất nghiệp. Tỉ lệ thất nghiệp sẽ chắc chắn gia tăng lên gấp đôi từ 4,7% năm 2008 lên 8,2% năm nay (không kể khu vực có lao động không chính thức).

Lời buộc tội rằng: điều gì sẽ giữ VN lại,  thì có tính chất chính trị và không phải là không biết cách làm (kinh tế) đã được làm nổi bật lên bởi Chương trình Việt Nam của Đại học Harvard. Lời tuyên án của bản báo cáo nầy đã được công bố vào tháng 1-2008 là dành cho Việt Nam, “sự thành công tùy thuộc vào điều mà mình chọn lựa” *, song trên thực tế bản báo cáo nầy  “không khác gì với một huấn luyện viên bóng đá; ông huấn luyện viên ra quân bằng cách đưa vào đội hình những cầu thủ yếu kém nhất trong một trận cầu tranh chức vô địch.”

Việt Nam sẽ tiếp tục nếm trải những cơn đau trong thời kỳ phát triển kinh tế cho tới khi nào mà những điều đó thay đổi [2]. (ý nói là các công ty quốc doanh phải biến mất thành các công ty cổ phần tư nhân).

Dr. Long S. Le là một giáo sư và là giám đốc những sáng kiến quốc tế của Viện nghiên cứu Toàn cầu thuộc Viện Đại học Houston, nơi ông cũng là một nhà đồng sáng lập/người giảng dạy cho các lớp  học nghiên cứu về Việt Nam.

Hiệu đính: Trần Hoàng

* Tác giả nhắc đến bản báo cáo Lựa Chọn Thành Công đã được công bố lần đầu tiên trên basam.tk từ đầu năm 2008, nhưng nó sẽ có giá trị ít nhứt là tới năm 2020, mời bà con đọc toàn bài ấy ngay trên mục đầu trang nầy.

———–

 

Lời bình cuả TH

Nếu mức phát triển kinh tế Việt Nam của quí 1 xuống thấp như hiện nay là 3%, và các quí 2, 3, 4 xuống nữa và tính chung toàn năm 2009 là 0,3%, thì  chắc chắn tình trạng thất nghiệp của VN sẽ kéo dài cho đến hết giữa năm 2010 (nếu như không muốn nói là cho đến hết năm 2011)

Theo nguồn tin của TTX Vĩa hè,  hiện nay nếu các bạn nào có về miền Tây thì sẽ  thấy: dân chúng ở đấy khổ hơn rất nhiều. Họ không còn có tiền để mua những món bình thường nữa ngoài việc mua đồ ăn. Nhiều dân nghèo chỉ mua xương cá, gan cá (của các công ty xuất khẩu hải sản) để sống lây lất. Các món nầy trước đây vứt bỏ hoặc mua về xay nhuyễn hoặc bằm cho heo ăn, thì  nay thì càng nhiều gia đình mua ăn. Vì thiếu thức ăn, các trẻ em bị suy dinh dưỡng nhiều hơn.

Hôm qua, Ngân hàng dự trữ Liên bang Hoa kỳ báo cáo cho biết: nền kinh tế của Mỹ sẽ giảm bớt đi từ 1,23% -2% chứ không phải là 0.3-1,23% như đã suy đoán vào đầu năm 2009. Và ngân hàng nầy còn cho biết  rằng:  tình trạng suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chánh tính từ đầu năm 2009  đến nay chỉ là mới bắt đầu. Và bồi thêm một cú chót:  từ tháng 5 cho  đến cuối năm 2009,  tình hình kinh tế và tài chánh của Mỹ sẽ còn xuống thấp nữa.  Sau khi tin nầy vừa được đưa lên mạng internet, thì thị trường chứng khoán toàn thế giới sụt giảm (chút ít) ngay.

Nếu Mỹ cứ tiếp tục khủng hoảng tài chánh và suy thoái kinh tế,  thì  hậu quả mức  nhập khẩu hàng hóa của Mỹ sẽ giảm bớt và kéo dài trong thời gian từ đây đến cuối năm và lan ra năm 2010, lúc ấy cả thế giới sẽ  ngất ngư; bởi vì Mỹ là quốc gia nhập khẩu tất cả các mặt hàng của thế giới sản suất  và bán ra như dầu,  đồ phụ tùng xe, các hàng điện tử, hàng may mặc, vải, hải sản, thực phẩm…và vì  nền kinh tế của Mỹ chiếm 25% nền kinh tế của toàn cầu. [ GDP của Mỹ là hơn 13 ngàn tỉ so với GDP của toàn cầu là 53 ngàn tỉ Mỹ kim; còn GDP của VN là 70 tỉ)]

[1] Chắc chắn các bạn đọc trang Ba Sàm đã nhận ra Dr. Song Lê của bài báo nầy đã quên đề cập tới loại công nghiệp béo bở khác mà  nhà nước VN đang làm chủ đó  là các công ty quốc doanh về năng lượngnguyên liệu như dầu hỏa, than và khoáng sản…

Theo báo TT, VNN… thì tiền bán dầu hỏa của VN từ tháng 9-2007 đến tháng 9-2008 là 10 tỉ Mỹ kim. Số tiền nầy đi về đâu thì không một người dân nào trong nước được biết. Trái lại, giá xăng mà người VN mua hàng ngày còn cao hơn 25% giá xăng được bán ra tại các phương tây và Mỹ.

1. Các quốc gia có mỏ dầu thường bán xăng cho dân chúng của họ với giá rẻ, vì chính phủ của họ cho rằng: tài nguyên xăng dầu của đất nước nếu khai thác được thì phải chia lại cho người dân được hưởng chứ không phải nằm trong tay của chính phủ muốn quyết định làm gì thì làm. Vì vậy, ở hơn 20 quốc gia sản suất dầu hỏa,  họ bán xăng cho dân chúng xài chỉ bằng ¼ giá bán tại các nước như Mỹ, các nước phương Tây (và Việt Nam). Cụ thể trong thời gian giá xăng cao nhất 1 lít gần bằng 1 đô la tại các nước phương tây và ở Mỹ, thì giá 1 lít xăng ở các nước sản suất dầu hỏa là 25 xu đến 30 xu.

[2] Ý nói là chỉ khi nào mà nhà nước không làm chủ các  ngân hàng, tài chánh, giáo dục và đào tạo, dịch vụ viễn thông (internet, bưu điện, truyền hình…) nghĩa là cái đuôi “định hướng chủ nghĩa XH” bị rụng thì lúc ấy mới có sự phát triển kinh tế thật sự.

Tuy vậy trên đời nầy dễ thường làm gì có chuyện tự dưng AI Đó chê tiền nên không muốn làm ĐẦY TỚ nữa. Thực tế là họ đã ngang nhiên coi rằng chức vụ đầy tớ “nên được cha truyền con nối” từ mấy chục năm qua; không phải chỉ ở Trung ương mới xẩy ra, mà chính sách cha truyền con nối là điều quá phổ biến ở các cấp thành phố, tỉnh, huyện, xã.

*Mời các bạn đọc thêm về tình trạng các công ty quốc doanh ở Việt Nam từ 1990-2006 là như thế nào trong link nầy, kể từ trang 16, mục IV. SOEs and Privatization in Vietnam

Click to access eijswp0228.pdf

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Kinh tế Việt Nam | Leave a Comment »

LHQ cảnh báo các đập nước ở TQ có thể hủy hoại dòng Mekong

Posted by adminbasam trên 21/05/2009

newsday.com

Liên hiệp quốc cảnh báo các đập nước định xây dựng ở Trung Quốc và

Đông Nam Á có thể gây thiệt hại cho Sông Mekong

MICHAEL CASEY, Phóng viên Môi trường của Hãng thông tấn AP

Ngày 21-5-2009

 

BANGKOK (AP) – Hoạt động xây dựng đập thủy điện quá mức ở Trung Quốc đang đặt ra mối đe doạ to lớn nhất cho tương lai của dòng Mekong vốn đã bị chia cắt ra thành nhiều đoạn. Sông Cửu Long (Mekong River) là một trong những dòng sông chính trên thế giới và là một nguồn nước chủ yếu cho khu vực nầy, một bản báo cáo của Liên hiệp quốc [LHQ] đã cho biết như vậy vào hôm nay thứ Năm.

Trung Quốc đang xây dựng một loạt tám đập nước trên nửa phần phía thượng nguồn con sông Mekong khi dòng sông chảy qua những hẻm núi cao thuộc Tỉnh Vân Nam, gồm có Đập nước Tiểu Loan (Xiowan) mới được hoàn thành, đập Tiểu Loan có độ cao 292 mét, cao nhất thế giới. Sức chứa của con đập bằng tất cả các hồ nước ở Đông Nam Á cộng lại, bản báo cáo của LHQ viết.

Trong khi đó thì Lào đã bắt đầu việc xây dựng 23 đập nước trên sông Mekong được dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2010, với mục đích để thúc đẩy phát triển và chấm dứt tình trạng đói nghèo trên quốc gia này. Cambodia và Việt Nam cũng có những kế hoạch xây dựng đập nước đầy tham vọng.

“Kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc xây một loạt liên hoàn tám đập nước khổng lồ ở nửa trên thượng nguồn Sông Mekong đoạn chảy qua những vùng hẻm núi cao của Tỉnh Vân Nam, có thể đặt ra mối đe doạ lớn nhất cho dòng sông này,” bản báo cáo viết.

Bản báo cáo đã tiếp tục nói rằng những tác động của việc phát triển đập nước được dự tính bao gồm “những thay đổi trong dung lượng dòng chảy và thời gian chảy, sự huỷ hoại chất lượng nước và tổn thất các loài động vật và thực vật cư trú trong môi trường.”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Ma Zhaoxu đã tuyên bố trong một bản tường trình thường lệ rằng chính phủ nước này giành mối quan tâm thích đáng cho việc phát triển sông Mekong và việc bảo vệ nó. Dòng Mekong được biết đến với cái tên là sông Lancang ở Trung Quốc.

“Tôi muốn nói rằng chính phủ Trung Quốc liên kết sự quan trọng to lớn đối với việc thăm dò và bảo vệ các dòng sông chảy qua biên giới các nước khác và thi hành chính sách quan tâm thích đáng tới việc phát triển và bảo vệ con sông,” ông Ma cho biết.

Những con đập dự định được xây dựng sẽ gây thêm sức ép hơn nữa lên dòng Mekong. Sông Mekong vẫn chảy qua Trung Quốc, Myanma, Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam. Mạng lưới dòng chảy của con sông rộng 795.000 km vuông là nơi sinh sống của hàng chục loài chim hiếm và các loài tôm cá hiếm sống trong nước, trong đó có loài cá trê khổng lồ của Mekong, và là một nguồn lương thực thực phẩm, công ăn việc làm cho 65 triệu người dân sống trên lưu vực con sông.

Dòng sông và mạng lưới các nhánh rộng lớn của nó đã phải đối diện với những mối đe doạ từ ô nhiễm, biến đổi khí hậu và những hậu quả của các con đập được xây dựng trước đây ở Trung Quốc và đã gây ra tình trạng mực nước bị hạ xuống rất thấp ở vùng thượng nguồn Mekong.

Bản báo cáo của LHQ nói rằng trong thời gian này độ ô nhiễm của sông Mekong vẫn chưa ở trong “mức báo động” trong khi tình trạng thiếu nước và các cuộc xung đột quanh nguồn nước cho đến lúc này vẫn chưa nổi lên.

“Vào thời điểm này con sông Mekong đang ở trong tình trạng tốt và có thể chịu được nhiều sức ép hơn, ví dụ như việc phát triển tưới tiêu hay phát triển công nghiệp,” theo lời ông Mukand S. Babel, một trong những tác giả của bản báo cáo.

Tuy nhiên, bản báo cáo đã nhận thấy một số vùng lưu vực trên sông Mekong đang bị đe doạ, bao gồm vùng Tonle Sap ở Cambodia, Nam Khan ở Lào và Sekong-Sesan Srepok ở Việt Nam và Cambodia do tốc độ phát triển và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng.

Bản báo cáo của LHQ  này kêu gọi các quốc gia quanh dòng Mekong hãy làm việc chặt chẽ với nhau hơn nữa để đảm bảo rằng việc gia tăng dân số của vùng này và mong mốn phát triển kinh tế không vượt quá mức khả năng của vùng châu thổ con sông.

“Bây là lúc phải chận đứng những mối thách thức này, nếu không thì sự tăng trưởng và phát triển như dự kiến có thể tác động lên khả năng  cung cấp lượng nước cần thiết cho tương lai của vùng hạ lưu sông Cửu Long,” ông Yuong-Woo Park, một giám đốc khu vực của LHQ nhận định.

Hiệu đính: Trần Hoàng

 

Lời bình của Trần Hoàng:

Theo bài báo nầy: Để giữ cho mực nước ở sông Cửu Long không bị thiếu hụt và không bị ô nhiễm, thì bây giờ là thời điểm đúng lúc nhất để chính quyền các nước như Việt Nam, Lào, Kampuchea cần làm việc chặt chẻ với nhau hơn (họp hành giữa 3 nước với nhau chẳng hạn) để gây sức ép, chận đứng, phản đối việc xây dựng thêm các con đập của Trung Quốc, (Lào, và Kampuchea).

Theo báo chí ngoại quốc và của các cơ quan thiện nguyện đang có mặt tại  Kampuchea và Kampuchea,  TQ đang đầu tư, xúi dục, khuyến khích lẫn tình nguyện xây đập thủy điện cho Lào và Kampuchea để các quốc gia nầy có điện cung cấp cho các doanh nghiệp của TQ đóng địa bàn trong 2 nước nầy [1].

Nếu VN không đi đầu trong việc liên kết với Lào và Kampuchea, thì một khi việc xây đập thủy điện ngày một nhiều hơn ở các nước khác, thì vùng hạ lưu sông Cửu Long và các tỉnh Miền Tây sẽ bị thiếu hụt  nước và bị ô nhiễm. Cụ thể là mực nước ở sông Cửu Long sẽ hạ thấp xuống vào mùa khô, nước mặn từ ngoài biển sẽ tràn vào. Các ruộng ở miền Tây sẽ bị nhiễm nước mặn và nhiều vùng đất sẽ bị phèn, không trồng lúa được nữa.  Ngoài việc ảnh hưởng đến sự giảm sản suất lúa gạo, việc nuôi cá tôm xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng khi mực nước sông hạ thấp, nước mặn xâm nhập, và mạch nước ngầm nhiễm mặn.

—————

[1] Năm 2008 đã có hơn 3000 doanh nghiệp người Trung Quốc đang hoạt động tại Kampuchea. Ở Lào, sự hiện diện của TQ đông đảo và mạnh mẽ hơn.  TQ đã chiếm hết vùng biên giới Lào. Nhiều sự kiện rất nghiêm trọng vì ảnh hướng của TQ ngày càng tăng vào giới cán bộ trẻ tuổi của Lào.)

Mục đích chính của TQ là di dân người TQ vào các nước Kampuchea, Lào để đồng hóa và nắm quyền kinh tế và chính trị 2 quốc gia nhỏ bé nầy. Trong suốt 15 năm qua, TQ đã di dân vào Kampuchea khoảng 400.000 ngàn người và báo chí Lào cho biết có khoảng 700.000 người TQ hiện đang sống trà trộn ở Lào.

Để tìm hiểu TQ đang làm gì ở Lào và Kampuchea, các bạn click vào link của TH ở trên cùng, và đọc 4 loạt bài tựa đề: Chính Sách Đối Ngoại của Trung Quốc ở Lào 2007-2009, và chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở Kampuchea 1990-2007…

———-

 

NEWSDAY

United Nations warns that proposed dams in China, Southeast Asia

could damage mighty Mekong

MICHAEL CASEY | AP Environmental Writer

4:33 AM EDT, May 21, 2009

BANGKOK (AP) — A dam-building spree in China poses the greatest threat to the future of the already beleaguered Mekong, one of the world’s major rivers and a key source of water for the region, a U.N. report said Thursday.

China is constructing a series of eight dams on the upper half of the Mekong as it passes through high gorges of Yunnan Province, including the recently completed Xiowan Dam, which — at 958 feet (292 meters) high — is the world’s tallest. Its storage capacity is equal to all the Southeast Asia reservoirs combined, the U.N. report said.

Laos, meanwhile, has started construction on 23 dams expected to be finished by 2010 on the Mekong and its tributaries, the U.N. said, as a means to spur development and lift the country from poverty. Cambodia and Vietnam also have ambitious dam-building plans.

“China’s extremely ambitious plan to build a massive cascade of eight dams on the upper half of the Mekong River, as it tumbles through the high gorges of Yunnan Province, may pose the single greatest threat to the river,” the report said.

The report went onto to say that the impacts of the proposed dam development include “changes in river flow volume and timing, water quality deterioration and loss of biodiversity.”

China’s Foreign Ministry spokesman Ma Zhaoxu said in a regular briefing the government pays equal attention to the development of the Mekong and its protection. The Mekong is known as the Lancang river in China.

“I would like to point out that the Chinese government attaches great importance to the exploration and the protection of cross-border rivers and conducts the policy of equal attention to development and protection,” Ma said.

The proposed dams would add further pressure to the Mekong, which runs through China, Myanmar, Laos, Thailand, Cambodia and Vietnam. The 307,000-square-mile (795,000-square-kilometer) river network is home to dozens of rare bird and marine species, including the Mekong giant catfish, and is a source of food and jobs for the 65 million people who live in the river basin.

The river and its vast tributary network already face threats from pollution, climate change and the effects of earlier dams that were built in China and have caused water levels to drop sharply on the upper Mekong.

Still, the U.N. report said for the time being, the Mekong’s pollution levels were not at “alarming levels” while water shortages and conflicts over water on the Mekong have so far not emerged.

“The Mekong is in good condition at this time and can take more pressure such as irrigation development or industrial development,” said Mukand S. Babel, one of the reports’ authors.

The report, however, found several river basins in the Mekong that are under threat, including the Tonle Sap in Cambodia, Nam Khan in Laos and Sekong-Sesan Srepok in Vietnam and Cambodia due to increasing development and demand for water.

It called for countries bordering the Mekong to work more closely together to ensure that the region’s growing population and expected economic development doesn’t further strain the capacity of the delta.

“The time to tackle these challenges is now, otherwise the projected growth and development may impact on the basin’s ability to meet future water needs,” said Young-Woo Park, a U.N. regional director.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Kinh tế Việt Nam, Trung Quốc | Leave a Comment »

Hợp đồng 15/7/08 giữa Than Khoáng Sản và Chalieco TQ

Posted by adminbasam trên 21/05/2009

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

Trung Quốc đã ký một hợp đồng trị giá 460 triệu đô la ở Việt Nam

Phuong Hoa

(16:47 – 17/07/2008)

 

Vinacomin, hãng sản suất Than lớn nhất ở Viêt Nam, đã ký một hợp đồng với một công ty Trung Quốc để xây dựng một xí nghiệp sản suất Alumina trị giá 460 triệu đô la ở Cao Nguyên Trung Phần (Tây Nguyên), theo một thông báo của chính quyền Hà Nội.

Vào hôm chủ Nhật, Vinacomin đã ký một hợp đồng* với nhà thầu xây dựng Chalieco (China Aluminum International Engineering Company). Công ty Chalieco là một chi nhánh của Tập đoàn Chalco.

Theo hợp đồng nầy, Chalieco sẽ xây dựng một hãng sản suất Alumina trong thời hạn 2 năm, một lời loan báo đã được đưa ra vào tuần nầy cho biết thế.

Hãng alumina nầy, được dự tính làm ra 600.000 tấn alumina một năm, là một phần của khu công nghiệp liên hợp các nhà máy nhôm và bauxite ở cao nguyên Trung phần tỉnh Lâm Đồng, cách tp HCM 300 km về hướng Đông Bắc.

Vào năm 2006, Việt Nam đã bắt đầu xây dựng khu công nghiêp liên hợp Alumina và bauxite đầu tiên ở Tân Rai, nhưng vì thiếu tiền và thiếu điện đã buộc các nhà xây dựng hãng nầy ở Tân Rai không sản suất Nhôm trong khu công nghiệp liên hợp.

Công ty Chalieco là một chi nhánh của Tập đoàn Chalco, tập đoàn kim loại- không- chứa- chất- sắt lớn nhất của Trung Quốc.

Chalieco đã ký một đơn đặt hàng với tập đoàn Marubeni của Nhật, theo hợp đồng ấy hãng Nhật sẽ hổ trợ và cố vấn về các đề tài luật pháp và đại diện quyền sở hữu (cho hãng Chalieco) cho dự án nầy, sẽ hoàn tất vào năm 2010, Marubeni đã cho biết trong một thông báo hôm thứ Ba.

Vinacomin sẽ bắt đầu các cuộc thương lượng khác vào quý 4 (năm 2008) cho một hợp đồng khác để xây dựng một hãng sản suất Alumina tương tự như khu công nghiệp liên hợp ở tỉnh Lâm Đồng, hãng ở Nhân Cơ cũng sản suất 600.000 tấn Alumina một năm. Tổng Giám Đốc Vinacomin là ông Đoàn văn Kiểm đã được trích dẫn trong một văn bản của chính quyền cũng nói như vậy.

Mỏ bauxite của Việt Nam được đánh giá khoảng 5,6 tỉ đến 8.3 tỉ tấn, đứng hang thứ 3 của thế giới sau hai nước Guinea và Úc.

Bauxite là nguyên liệu được dùng cho việc sản suất alumina (oxit nhôm), một loại bột màu trắng dùng để sản suất nhôm.

Việt Nam đang cho biết là cần có 15,6 tỉ đô la để đầu tư vào các dự án tinh luyện alumina và bauxite từ đây cho đến năm 2025, để sử dụng nguồn tài nguyên quặng bô xít lộ thiên rất to lớn ở vành đai trồng cây café vùng Cao Nguyên Trung Phần.

Vào tháng 5, 2008, chính quyền Việt Nam đã cho biết họ sẽ chấp thuận cho công ty Alcoa của Mỹ làm chủ 40% một dự án tinh luyện alumina chính ở Cao Nguyên Trung Phần thuộc tỉnh Đắc Nông.

Nhôm, được dùng trong máy bay, vỏ nước ngọt, đã vượt kỷ lục vào tuần trước sau khi các công ty nấu nhôm của Trung Quốc, đứng hàng đầu thế giới, đã đồng ý cắt giảm mức sản suất vào khoảng 10% vào tháng 9-2008.

Tình trạng thiếu điện năng từ Trung Quốc cho tới Nam Phi đã và đang làm gia tăng những quan ngại rằng các hàng hóa tồn kho có thể bị giảm bớt đi khi các giá cả sản suất gia tăng. Hai tấn alumina làm ra một tấn nhôm.

Kế Hoạch của Công Ty Alcoa của Mỹ.

Công ty Alcoa, nhà sản suất nhôm đứng thứ 3 trên thế giới, có thế mua một phần trong một hãng luyện alumina 600.000 tấn ở Việt Nam, thông qua một hợp doanh với công ty Alumina, công ty Alcoa  đã cho biết như thế trong một thông báo ngày 24-6-2008.

Thông báo nầy cũng nói rằng: hãng Alcoa World Alumina and Chemicals, do công ty Alcoa làm chủ 60%, đang xem xét việc mua  một cổ phần trị giá 40% của hãng ở Nhân Cơ và một mỏ bauxite gần đó ở miền Nam Việt Nam.

Thông báo nầy còn cho biết nếu cuộc mua bán được tiến hành, hãng Than và khoáng Sản VN hay Vinacomin  sẽ làm chủ 51%, và 9% còn lại sẽ do các nhà đầu tư khác mua.

Chalco đã và đang tiến hành cuộc nghiên cứu  tính khả thi của mỏ để phát triển dự án bauxite ở Đắc Nông với tập đoàn Than và Khoáng Sản Việt Nam.

Người dịch Trần Hoàng

—-

 

*EPC = đây là một loại hợp đồng có nghĩa rất rộng và bao gồm nhiều nghĩa. Than và Khoáng Sản Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty Chalieco của Trung Quốc theo kiểu EPC.

Công ty Chalieco là công ty chuyên môn hóa việc thi hành những dự án lớn, làm từ các giai đoạn đầu, qua đến xây dựng hãng xưởng, và chạy thử vận hành máy móc vào thời gian đầu. Chalieco cũng cung cấp các vấn đề kỹ thuật cho các công ty điều hành hãng và bảo hành máy móc.

  1. Công ty Chalieco sẽ làm công tác điều tra mỏ từ đầu cho đến cuối công đoạn, xây dựng lắp đặt nhà máy, hãng xưởng, cho đến khi hoàn tất dự án, sản suất ra mẻ sản phẩm đầu tiên, và cung cấp bảo hành. Công ty Chalieco sẽ chịu trách nhiệm điều tra trử lượng quặng Bauxite, tính khả thi và sinh lợi của mỏ. Xây dựng hãng alumina, chạy thử các máy móc, sản suất ra alumina trong thời gian đầu và giao lại cho một công ty (chủ) khác chính thức điều hành (có thể là Than và Khoáng Sản VN).

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Trung Quốc | Leave a Comment »

VN định cấm khiêu vũ trong quán karaoke

Posted by adminbasam trên 19/05/2009

Bangkok Post

Việt Nam dự kiến cấm khiêu vũ trong quán karaoke

Hãng thông tấn Pháp AFP

Ngày 19-5-2009

 

Vào chiều tối và cả đêm nữa, tiếng hát đã bắt đầu nổi lên say sưa ở quán Karaoke Style, một câu lạc bộ sang trọng, nơi những con người có nhiều tham vọng tại thủ phủ thương mại của Việt Nam tới để xả hơi.

Tiếng nhạc bùng lên từ phía sau cửa kính của những căn phòng nhỏ nơi có những nhóm khách tới để hát và, khi điệu nhạc bắt đầu gây hiệu ứng, họ liền nhảy.

Và điều đó, theo chính quyền cộng sản nhận xét, chính là nan đề.

Họ muốn cấm nhảy trong các quán karaoke, theo những gì mà các bản tường trình cho biết, là một cố gắng nhằm hạn chế việc sử dụng chất ma túy.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố lệnh cấm được đề xuất trên trang web của mình vào tháng trước và đã mời đề nghị có những bình luận của công chúng về biện pháp này, một nỗ lực gần đây nhất nhằm thi hành những chính sách khẩn cấp trước tình trạng mất trật tự tại các tụ điểm ca hát có nhiều người lui tới.

Thế nhưng tại quán Style và những câu lạc bộ sáng rực ánh đèn neon khác trên đường Sư Vạn Hạnh, trung tâm của hoạt động giải trí karaoke trong cái thành phố mà trước đây được gọi là Sài Gòn, đề nghị này chỉ được bàn luận qua loa như là chuyện không thể nào thực hiện được.

“Tôi nghĩ là nó không khả thi vì những con người này tới quán karaoke với mong muốn được giải tỏa những căng thẳng của mình,” theo nhận xét của Đặng Duy Thanh, một người quản lý quán Style với mái tóc xịt keo dính bết lại.

“Nếu như chúng tôi bắt họ phải chịu cảnh hát mà không có cảm giác thoải mái, thì điều đó là phi lý”.

Ông Lê Anh Tuyến, vụ trưởng vụ pháp chế của bộ văn hóa, theo tin tức cho hay, thì nhìn nhận những điều này theo cách khác.

Ông Tuyến, người mà từ năm năm trước đã cảnh báo là karoake có liên hệ với những nạn đĩ điếm, đã được trang web VietnamNet trích dẫn lời vào tháng trước khi ông nói rằng thứ ma túy ecstasy sẽ được sử dụng trong các phòng hát karaoke nếu như việc nhảy nhót không bị cấm.

“Chất ecstasy thường đi cùng với rượu và âm nhạc,” ông nói. “Theo quan điểm của tôi, thì karaoke là một hoạt động văn hóa là thứ thường ngấm ngầm đi cùng với những điều sai trái trong xã hội.”

Ông Tuyến đã không trả lời trước những đề nghị có một cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Pháp AFP.

Ecstasy đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới tại các cuộc tiệc tùng nhảy nhót “điên loạn”.

Ông Tuyến cho trang VietnamNet biết là chính phủ đã có những số liệu thống kê về việc sử dụng ecstasy tại các quán karaoke, thế nhưng bài báo đó đã không đưa ra số liệu nào.

“Tôi tin chắc những con số trên thực tế về các trường hợp này còn cao hơn cả những số liệu mà chúng tôi có. Những tệ nạn sẽ không được ngăn ngừa nếu như không cấm nhảy nhót [trong quán karaoke],” ông tuyên bố, theo như trích dẫn. “Ở nước ta, karaoke thường đi liền với ecstasy và nạn đĩ điếm.”

Những nhân viên của quán karaoke trên đường Sư Vạn Hạnh nói là ecstasy có thể được tìm thấy trong vài quán – nhưng không có trong quán của họ.

“Không phải quán karaoke nào cũng cho phép sử dụng ecstasy,” theo lời anh Thanh, người có câu lạc bộ nhắm vào các khách hàng từ bậc trung cho tới cao cấp hơn và tính giá phòng cao khoảng gấp đôi so với các quán gần đó như quán Karaoke K-T.

“Đây là loại mà chúng tôi gọi là “karaoke gia đình,” theo lời anh Phạm Ngọc Khánh, 40 tuổi, một nhân viên của quán K-T.

Anh cho biết hoạt động kinh doanh đã diễn ra trong vài năm nay, có một lượng khách quen bao gồm công chức, sinh viên và công nhân.

“Nó không phải là loại karaoke với những gì mà chúng tôi gọi là “tệ nạn xã hội.”

Các câu lạc bộ ở những khu vực khác của thành phố có thể thiên về những trò đồi bại hơn, anh nhận xét.

“Không có lý khi cấm chúng tôi nhảy trong các câu lạc bộ karaoke,” theo một khách hàng của quán K-T, người đã tới đây với một chiếc túi đựng máy tính xách tay đeo trên vai. “Có thể họ nên cấm các quán khiêu vũ là nơi có những nạn đĩ điếm. Nếu họ chỉ đưa ra một lệnh cấm chung chung về việc nhảy nhót trong các quán karaoke, thì phi lý.”

Người khách này đã từ chối cho biết tên họ của anh.

Khanh, nhân viên quán K-T, nói là karaoke là một loại hình giải trí phổ biến và một lệnh cấm nhảy sẽ là một “chuyện khá là lạ” đối với những vị khách muốn được thư giãn.

Karaoke đã được đưa vào Việt Nam vào những năm đầu 1990. Các quán karaoke giờ đây được bắt gặp khắp trong một đất nước có quan niệm xã hội còn bảo thủ, thậm chí có ở cả những bản làng miền núi xa xôi.

“Không thể” cấm nhảy được, đó là nhận xét của anh Đặng Đức Hân, vận chiếc áo sơ mi, khi đang đứng khoanh tay bên ngoài câu lạc bộ Karaoke 64 mà anh quản lý.

Nếu như người ta cảm thấy thích thú thì họ sẽ nhảy, anh Hân nói trong khi các khách hàng đang kéo tới trên những chiếc xe máy, và một đứa bé cưỡi một chiếc xe đạp xướt nhẹ vào cẳng chân của anh.

Năm 2006 Việt Nam đã cấm sử dụng rượu trong các quán karaoke – thế nhưng trên thực tế việc uống bia rượu ở đây vẫn tiếp tục – trong khi một năm trước đó họ đã phải dừng việc cấp phép mở các quán rượu, phòng hát karaoke và các vũ trường.

Bản dự thảo quy định trước đó thậm chí còn đề nghị đóng cửa các quán karaoke, sau khi ông Tuyến nói là nhiều quán được dùng như là những nhà thổ.

Trong cuộc phỏng vấn của mình với trang VietnamNet, ông Tuyến thừa nhận là các nhân viên thanh tra không thể kiểm tra các câu lạc bộ karaoke thường xuyên được và cho là “bản thân người dân phải tuân thủ pháp luật.”

Anh Khanh, ở quán Karaoke K-T, nhận xét là các quan chức nhà nước đã mất đi những mối liên hệ với thực tế cuộc sống.

“Một lúc nào đó, họ đã và đang ngồi ở một vị trí cao,” anh nói. “Họ không có đầu óc thực tế.”

Ngô Thị Bảo Ngọc, 28 tuổi, một nhân viên của quán Style mang bộ tất đen dài, cho là trong khi số lượng các quán karaoke đang tăng nhanh, các nhà chức trách sẽ rất khó khăn để kiểm soát chúng.

“Họ sẽ gặp lúng túng và họ không biết phải đối phó như thế nào,” cô nói.

Những chủ doanh nghiệp nghiêm túc sẽ không muốn có thứ ecstasy trong cơ sở của mình vì nó sẽ hủy hoại danh tiếng của họ trong khi không mang lại lợi ích gì, và việc cấm nhảy nhót đó sẽ không có tác dụng, cô Ngọc nhận định.

“Nhảy nhót là có thể hiểu và thông cảm được. Nên không có lý do gì mà lại cấm nó,” cô kết luận.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Pháp luật, Văn hóa | Leave a Comment »

Những gì thực sự đã xảy ra ở Thiên An Môn

Posted by adminbasam trên 19/05/2009

THE WALL STREET JOURNAL

Những gì thực sự đã xảy ra ở Thiên An Môn

Một cuộc đấu đá trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản đã dẫn tới cuộc đổ máu.

Bao Du

Ngày 15-5-2009

 

Hai mươi năm sau khi những đơn vị quân đội đè bẹp những người biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn, tia sáng mới giờ đây đã rọi vào biến cố nầy bởi hồi ký  sắp được công bố của Triệu Tử Dương. Vị cựu thủ Tướng và tổng bí thư nầy đã mất vào năm 2005, sau khi bị cưỡng bức sống cách biệt và không được liên hệ về mặt xã hội với bất cứ ai khác trong 16 năm vì lý do (ông đã) bênh vực phong trào dân chủ.

Trong những năm sống cách biệt với xã hội, ông đã xoay xở để ghi âm lại lời chứng vào những cuộn băng. Hồi ký của ông  tiết lộ rằng cuộc đổ máu có thể tránh cho khỏi xẩy ra vào năm 1989.

Những cải cách kinh tế của Trung Quốc vào những năm 1980 đã dẫn đến một sự rạn nứt trong ban lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc giữa những người ủng hộ cải cách và những người chống đối lại.

Các sinh viên biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn đã yêu cầu có cuộc cải cách sâu rộng hơn, trong đó có chế độ dân chủ. Lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình, Thủ tướng Lý Bằng và những phần tử bảo thủ khác đã chống lại các sinh viên và đồng lòng đưa ra hành động đối phó một cách tàn khốc.

Tổng Bí Thư Triệu Tử Dương đã nhìn  những cuộc biểu tình của sinh viên theo một cách khác. Ông đã viết “Tôi cảm thấy rằng nếu như các cuộc biểu tình của sinh viên có thể được giải quyết dân chủ và theo luật pháp, thông qua việc đối thoại và làm giảm bớt những mối căng thẳng, thì có lẽ đã có thể thúc đẩy được cuộc cải cách của Trung Quốc, bao gồm cải cách chính trị.”

Thời điểm chuyển hướng đầy bi kịch hướng tới bạo lực đã xảy đến khi Thủ Tướng Lý Bằng trực tiếp hành động để cho công bố những lời nhận xét gay gắt của ông Đặng Tiểu Bình về những người biểu tình trên một bài xã luận của tờ Nhân dân Nhật báo ra ngày 26 tháng 4, 1989.

Khi ấy ông Triệu Tử Dương lần đầu tiên nghe được những lời nhận xét của ông Đặng Tiểu Bình trong lúc ông đang có chuyến viếng thăm cấp nhà nước tới Bắc Triều Tiên, ông đã viết, “Ý nghĩ đầu tiên của tôi là một cuộc chiến khác chống lại chủ nghĩa tự do có thể đã bắt đầu.”

Thế nhưng trước sự ngạc nhiên của chính quyền, các sinh viên đã tỏ ra tức giận điên lên và cảm thấy bị xỉ nhục bởi những lời phỉ báng về các hoạt động của họ và sinh viên đã phản  ứng lại bằng những cuộc biểu tình ngày 27 tháng 4. Đó là cuộc biểu tình tự phát lớn nhất từ trước tới nay của sinh viên trong lịch sử Trung Hoa hiện đại. Vào thời điểm đó ông Triệu đã quan sát thấy rằng “ngay cả biểu tượng của nhà lãnh đạo tối cao cũng đã mất đi sự hiệu lực của nó.”

Ván bài giờ đây đã được đẩy lên cao. Thủ tướng Lý Bằng và các đồng minh của ông ta không chỉ đánh bạc với nghị trình chính trị của họ mà còn với cả sự nghiệp của họ nữa. Ông Triệu nói: “Họ đã cực kỳ lo ngại rằng bài xã luận ngày 26 tháng Tư có thể bị lật ngược tình thế … Yan Mingfu [giám đốc Ban Liên lạc] đã báo cáo với tôi rằng ông Lý Bằng đã nói với anh ta là nếu như, vào lúc tôi trở về [từ Bắc Triều Tiên], mà tôi không ủng hộ bài xã luận ngày 26 tháng Tư của Đặng Tiểu Bình, thì ông Lý sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc từ chức .”

Ước muốn vây bè kéo cánh của Lý Bằng nhằm tránh bị đổ lỗi cho việc gây ra sự tức giận của sinh viên hóa ra lại trở thành vật chướng ngại quan trọng nhất cho một cách giải quyết êm thấm. Họ đã chống lại việc đối thoại với các sinh viên, “mà chỉ đưa ra lời nói không thành thật, theo cách tương tự y như họ vẫn thường giải quyết với các phóng viên nước ngoài tại cuộc họp báo, phô bày một hình ảnh làm lợi cho riêng họ về mặt chính trị.”

Hiển nhiên các sinh viên cảm thấy  rằng chính phủ không thành thực với ước muốn giả vờ của họ để lắng nghe những lời than phiền của sinh viên.

Ông Triệu Tử Dương đã phải tìm kiếm giải pháp khác. Ngày 4 tháng 5, 1989, ông đã đọc một bài phát biểu có tính chất hòa giải hơn tại cuộc họp hàng năm của Ngân hàng Phát triển Á châu ở Bắc Kinh. Ông đã nhấn mạnh đến việc giải quyết xung đột theo những nguyên tắc “dân chủ và luật pháp” và tập trung vào việc xoa dịu những căng thẳng. Ông đề nghị những giải pháp tiếp theo để đương đầu với tình trạng tham nhũng và chấp thuận sự kiểm soát chính phủ công khai hơn, ví dụ như lập một uỷ ban chống tham nhũng “với quyền hành thực sự”.

Các đối thủ (trong đảng) của ông đã không bị thuyết phục. Kế hoạch nầy đòi hỏi phải được sự hậu thuẫn chính trị có tính chất quyết định. Hy vọng duy nhất còn lại là thuyết phục ông Đặng Tiểu Bình. Ông Triệu Tử Dương kể, “Vào thời điểm đó tôi đã hy vọng rằng ông Đặng có thể chỉ cần nới lỏng mọi chuyện một chút xíu thôi, ví dụ như, bằng cách nói  cái gì đó như là  ‘Dường như rằng khi Thủ tướng Lý Bằng đưa cho tôi bản báo cáo ngày 25 tháng Tư, chúng tôi đã phản ứng quá mạnh trước tình thế đó. Giờ đây thì có vẻ rằng các cuộc biểu tình của sinh viên không còn là một vấn nạn quá lớn để mà không vượt qua được.’ Với hành động nào đó tương tự như vậy để làm việc, tôi có thể xoay chuyển được tình hình mà thậm chí không cần phải đặt ra bất cứ trách nhiệm nào lên ông Đặng.

“Thế nhưng điều này sẽ đòi hỏi ông Đặng phải rút lại những lời phát biểu của riêng ông ta. (Nhưng) Ông Đặng đã không chịu nắm lấy ưu thế. Bị kích động bởi niềm đam mê và hiển nhiên là đối với những cuộc đấu đá mờ ám trong nội bộ Đảng, các sinh viên đã phát động một cuộc biểu tình tuyệt thực vào ngày 13 tháng Năm, và các phản ứng lan rộng từ mọi tầng lớp xã hội đã nổ ra trong thái độ đồng cảm.

Ở thời điểm đó, thái độ nhân từ của chế độ là điều đáng nghi ngờ. Thế nhưng phe nhóm ông Lý Bằng trước đó đã đặt tiền quá nhiều vào một canh bạc và chờ xem kết quả nên không còn quan tâm gì nữa đến chuyện bàn thảo. Thủ tướng Lý Bằng đã hỏi Tổng Bí Thư Triệu Tử Dương: “Anh sẽ không còn tiếp tục sử dụng những giải pháp mềm dẻo để giải quyết các cuộc biểu tình của sinh viên nữa, có phải không?  Sau quá nhiều thời gian đã trôi qua, có phải là những giải pháp ôn hòa đó đã không được chứng tỏ là vô ích à?”

Với việc cả thế giới đang nhìn vào, những gì xảy ra tiếp theo sau là việc sử dụng bạo lực cưỡng bức thuần túy vốn đã cho thấy ác tâm làm hại con người  của hệ thống cai trị độc tài này. Ông Triệu Tử Dương đã không có vai trò nào về hành  động sát nhân đó.

“Vào cái đêm mùng 3 tháng 6, 1989, trong khi đang ngồi trong sân nhà với cả gia đình, tôi đã nghe tiếng súng nổ dữ dội. Một tấn thảm kịch gây xúc động cho cả thế giới đã không được ngăn chặn, và sau cùng nó đang xảy ra.”

Vì những nỗi lo sợ của các đối thủ của ông, ông Triệu Tử Dương đã phải trả giá bằng sự tự do trong suốt những năm tháng còn lại của cuộc đời.

Ông Bao là một trong những người dịch và biên tập cuốn “Người tù của Nhà nước: Nhật ký bí mật của Thủ tướng Triệu Tử Dương,” được phát hành bởi nhà xuất bản Simon & Schuster ngày 19 tháng Năm.

Hiệu đính: Trần Hoàng

—–

*Triệu Tử Dương làm thủ tướng từ 1980-1987 và Tổng Bí thư từ 1987-1989
*Đặng Tiểu Bình: lãnh tụ tối cao của TQ
*Lý Bằng: Thủ tướng 1988-1998
 
 
Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả. 

Posted in Trung Quốc | Leave a Comment »

Ông Chủ tịch phường bắt loa phường câm họng

Posted by adminbasam trên 17/05/2009

The Boston Globe

Nhà chính trị ở Hà Nội tìm cách bắt thứ di vật ồn ã của thời chiến tranh

phải câm họng

BEN STOCKING

Phóng viên Hãng thông tấn Mỹ Associated Press [AP]

Ngày 17-5-2009

 

Cứ mỗi ngày vào khoảng 4 giờ chiều, bà Hoàng Thị Gái lại phải cố gắng ru cho thằng bé cháu nội năm tháng tuổi của mình ngủ để bà còn có thể lo sửa soạn bữa ăn tối. Khoảng 15 phút sau, một chiếc loa phóng thanh bắt đầu làm om sòm lên ngay bên ngoài căn nhà bà ở Hà Nội.

“Nó bắt đầu thét lên rồi khóc và mặt nó chuyển sang đỏ tía cả lên, bà Gái, 61 tuổi kể. “Thằng cháu yêu của tôi nó chả thể nào quen được cái cảnh này.”

Trong khi những dấu hiệu của cuộc Chiến tranh Việt Nam xa mờ dần trên một đất nước đang hiện đại hóa nhanh chóng này, thì một thứ di vật lại tỏ ra khó mất đi: một hệ thống loa trên toàn quốc mà từ đó chính quyền cộng sản bung ra tiếng nói tuyên truyền từ mờ đất cho tới tối mịt, 30 phút liên tục cho mỗi buổi phát thanh, bất kể dân chúng có thích nó hay không.

Giờ đây có một nhà chính trị của Hà Nội am hiểu sử dụng trang Web muốn bắt những thứ thông báo huyên náo nhất đó phải câm họng và ném chúng lên mạng Internet, nơi mà người dân có thể đọc chúng vào lúc họ nhàn rỗi.

Trong thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh Việt Nam, những chiếc loa phóng thanh đã loan nhanh những cảnh báo quan trọng về các cuộc đột kích ném bom. Ngày nay, chúng phát ra một mớ hổ lốn các loại tin tức địa phương, những chuyện vặt vãnh của bộ máy chính quyền, ý thức hệ cộng sản và những bài ca ái quốc.

“Tôi phải thừa nhận là với những người dân sống gần mấy cái loa đó, thì thật là một thảm họa. Nó làm rát tai họ,” ông Phạm Văn Hiện nhận xét trong một cuộc phỏng vấn.

Ông Hiện, 38 tuổi, là chủ tịch Uỷ ban Nhân dân phường Khương Mai, Hà Nội, một trong hơn 500 quan chức được bầu như vậy ở thủ đô. Và, giống như bất cứ nhà chính trị xứng đáng nào, ông bắt mạch được hơi thở của cuộc sống hàng ngày. Cuộc chiến của ông chống lại những chiếc loa phóng thanh đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt trên các diễn đàn trực tuyến ở Việt Nam, các blog và những trang Web báo mạng.*

“Hãy tưởng tượng nếu như anh sống gần một cái loa và có ai đó trong gia đình anh bị ốm gần chết và phải giữ yên lặng để không phải nghe một bài hát kiểu như “Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay,” ** một cư dân của Hà Nội tên là Trần Hùng đã viết như vậy trên bài báo của trang Tiền Phong trực tuyến.

“Trò này thật tàn nhẫn,” anh ta viết tiếp. “Nếu như hàng xóm của tôi mà làm ồn theo kiểu ấy, thì tôi sẽ đưa anh ta ra tòa. Tại sao nhà nước lại tự cho mình cái quyền gây ô nhiễm bằng tiếng ồn được nhỉ?”

Ở Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch, nơi coi sóc hệ thống này, các quan chức đã từ chối bình luận về những nỗ lực của ông Hiện.

Ông Hiện nói là ý tưởng của ông đã nhận được những đánh giá nồng nhiệt từ một số vị cấp trên trong Đảng Cộng sản, những người hăm hở đi theo hướng áp dụng công nghệ và hiện đại hóa hình ảnh của đảng mình. Thế nhưng ông cũng cẩn thận để không thúc đẩy quá mạnh kế hoạch của mình vì sợ rằng sẽ gây mếch lòng các ông trùm trong đảng. Thay vào đó, ông cho thấy hệ thống này có thể được hiện đại hóa ra sao, hy vọng rằng giới chức quan liêu sẽ nhận được một thông điệp – rằng người dân cần phải được cho phép “chọn lựa cái gì họ muốn nghe hơn là bị ép phải nghe.”

Hàng ngàn phường trên khắp đất nước Việt Nam phát tin tức qua loa phóng thanh, trong đó riêng Hà Nội có tới 577 phường. Họ chế ra những nội dung mà họ cần, nhưng có kết hợp với nhiều thông tin từ Bộ Văn hóa.

Tại phường của ông Hiền với 20.000 dân, 60 chiếc loa phóng thanh được biết đến qua các cuộc tìm hiểu thực tế đã phát đi những thông báo từ một căn buồng dành cho dân phòng bé tí tẹo.

Vào một ngày mới đây, phát thanh viên là chị Trần Ánh Tuyết, 33 tuổi, làm hợp đồng cho chính quyền. Chị đọc tin từ một cuốn sách nhỏ của chính phủ có tựa đề là “Gia đình Hạnh phúc”. Thế rồi tiếp đến là những lời hô hào nhân dân hãy “nâng cao chất lượng cho đời sống tinh thần của mình” bằng việc thay vì xem TV, hãy tham gia vào những sự kiện văn hóa.

“Hãy làm cho Hà Nội đẹp lên trong con mắt của các bạn bè quốc tế,” cô đọc, thúc giục các công dân hãy tạo nên một “môi trường lịch sự, có văn hóa.”

Các phát thanh viên thường thúc giục người nghe hãy noi theo tấm gương Hồ Chí Minh, người thầy của cuộc cách mạng cộng sản Việt Nam: “Sống đạo đức, làm việc chuyên cần, và một lòng một dạ vì nhân dân.”

Trang Web của ông Hiện, có tên là Tin tức Khương Mai, cung cấp mọi thông tin mà những chiếc loa vẫn thông báo, nó còn đưa thêm nhiều tin từ những đợt lũ lụt cho tới chuyện một thầy bói người Nga tiên đoán về tương lai của Tổng thống Barack Obama.

Ông Hiện nói là có hơn một nửa các hộ trong quận của ông có đường truyền Internet tới tận nhà, và cũng có vài quán cà-phê Internet trong khu vực.

Ông cho biết trang Web đã có hơn 800.000 lượt truy cập kể từ khi nó được hòa mạng vào năm ngoái. Trang VietnamNet, một trang báo trực tuyến, đã viết một bài về trang Web này, và tiếp đó là đài truyền hình của nhà nước cũng đã có một bài tường thuật.

Khi những chiếc loa phóng thanh lên tiếng vào 7 giờ sáng, cô Nguyễn Thị Oanh, 23 tuổi, đã phải vùi đầu vào đống chăn.

“Có ai quan tâm tới những tin tức họ đọc không?” Cô nói. “Âm thanh thì quá là tệ, tiếng họ phát ra cứ như thể là từ cái mũi tịt.”

Ở cái tuổi 68, bà Nguyễn Thị Phương đủ để nhớ được những cái loa từ thời chiến tranh.

“Cứ khi nào chúng phát ra tiếng báo động cho chúng tôi là có máy bay địch đến, thì chúng tôi liền lao xuống hầm tránh bom,” bà kể. “Những cái loa này đã cứu được biết bao nhiêu mạng sống.”

Thế nhưng giờ đây thì chúng toàn là gây khó chịu, bà Phương bảo. “Đưa những thông tin ấy lên cái Internet là một ý kiến tuyệt vời. ***

Trang Web http://www.phuongkhuongmai.gov.vn/

Hiệu đính: Trần Hoàng

 

Ba Sàm  chú thích:

* Mời xem thêm: Loa phường, e-Phường và e-Government (Tiền Phong).

** “Tình em biển cả”, sáng tác: Nguyễn Đức Toàn.

*** Bài này đồng thời được đăng trên các trang Houston Chronicle, CBS News, The Press Democrat, Philadelphia Daily News, Star Tribune, Newsday, Daily Democrat, Syracuse, Wtop, The Miami Herald, ABC News, Denver Post, Seattle Times, … Thiệt là một thứ đồ cổ vô giá!

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Thế giới cảnh giác theo dõi sự phát triển của Hải Quân TQ

Posted by adminbasam trên 16/05/2009

TIME

Hải quân Trung Quốc phát triển, và Thế giới cảnh giác theo dõi

Ishaan Tharoor

Thứ Tư, ngày 13-5-2009

 

Tuần trước, các đoàn đại biểu từ những hạm đội hải quân của 14 quốc gia đã gặp nhau tại bến cảng Qingdao của Trung Quốc để đánh dấu dịp kỷ niệm lần thứ 60 ngày thành lập Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (HQ-QGP).

Đó là một cuộc trao đổi thân mật qua những diễn tập chung và diễu hành trên biển, được thị sát bởi các sĩ quan xúng xính trong những bộ quân phục trắng tinh. Trong một bài diễn văn đọc tại đây, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã loan báo sự nổi lên của đất nước ông ta như là một cường quốc hải quân đang trỗi dậy, trong khi bảo đảm với các nhà quan sát nước ngoài rằng Trung Quốc “sẽ không bao giờ kiếm tìm quyền bá chủ, cũng sẽ không hướng tới những cuộc chạy đua võ trang với các quốc gia khác.”

Thay vào đó, ông Hồ tuyên bố, hải quân Trung Quốc được tái trang bị và đang phát triển sẽ lãnh đạo khu vực này trở thành “những vùng biển thuận hòa.”

Thế nhưng cách thuyết phục theo lối ve vuốt của Trung Quốc không quyến rũ được mấy ai. Năm 2008, ngân sách quân sự của Bắc Kinh đã tăng lên khoảng 20%, đạt 60 tỉ đô la, theo như các số liệu chính thức cho biết, mặc dù Ngũ Giác Đài ước đoán rằng số liệu trên thực tế có thể gần tới 150 tỉ đô la.

Bản báo cáo gần đây nhất của cơ quan này về Quân đội Trung Quốc đã cảnh báo mạnh mẽ về khả năng” phát triển và lựa chọn những công nghệ quân sự trong nhiều lãnh vực (phá hủy vệ tinh, đột nhập các websites và hệ thống liên lạc) nhằm làm gián đoạn hoạt động và gây rối  của Trung Quốc” – những chiến thuật mà Ngũ Giác Đài nghĩ là sẽ làm thay đổi “các cán cân quân sự trong khu vực và … có những hàm ý vượt quá vùng châu Á-Thái Bình Dương.” Những lợi ích chiến lược của Trung Quốc hiện nay vây bọc hầu như toàn bộ các lục địa trên thế giới và quốc gia nầy hiện đang gây mâu thuẫn và tạo nên phức tạp trong chuyện  tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng. Mặc dù dư luận im ắng, song mối quan ngại ngày càng gia tăng khắp các thủ đô còn lại của Châu Á về sự phát triển nổi trội  của Trung Quốc.

“Không thể lẩn tránh trước thực tế rằng, trong mười năm qua, sức mạnh đàm phán của Trung Quốc đã tăng lên trong khi vai trò này ở các quốc gia khác đã yếu đi,” theo nhận xét của ông C. Raja Mohan, một chuyên gia hàng đầu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ và là giáo sư Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam của Singapore. (mời đọc thêm bài “China’s Navy: How Big a Threat to the U.S.?”)

Trong hành động đáp trả lại những sự lớn mạnh của Trung Quốc – bao gồm việc hạ thủy cứ ba chiếc tàu ngầm mới mỗi năm kể từ năm 1995 – các quốc gia láng giềng cũng đã thành lập các đội tàu của mình có sức mạnh tương ứng. Chỉ trong một tuần sau các buổi lễ kỷ niệm ở Qingdao, Việt Nam đã loan báo kế hoạch của mình mua sáu chiếc tàu ngầm thế hệ kilo-class của Nga [động cơ diesel]. Vào ngày 2 tháng Năm, chính phủ Úc đã công bố một cuốn sách trắng phác thảo một kế hoạch dài hai mươi năm, với 74 tỉ đô la Mỹ nhằm làm sống lại  lực lượng hải quân của họ để tấn công một “kẻ địch có sức mạnh to lớn” – một lối ám chỉ được che đậy hời hợt nhắm tới mức độ mà một số quan chức quốc phòng ở đó hình dung về kế hoạch quân sự của Trung Quốc. “Tiền tuyến của cuộc Chiến tranh Lạnh có thể đã nằm ở Tây Âu,” theo nhận xét của Andrew Davies, một chuyên gia về hiện đại hóa quân đội châu Á thuộc Viện Chính sách Chiến lược của Úc, nhóm chuyên gia cố vấn đóng tại Canberra. “Thế nhưng một cuộc chiến tranh lạnh trong tương lai có thể bị kéo tràn vào khắp vùng tây Thái Bình Dương.”

Một sự suy sụp ảnh hưởng của người Mỹ là điều cốt lõi của bức tranh địa chính trị đang thay đổi trong khu vực nầy. Trong nhiều thập kỷ sau cuộc Đệ Nhị Thế Chiến, Hoa Kỳ đã làm chủ hiện trạng của các vùng biển châu Á, với một loạt các căn cứ hải quân từ Guam cho tới Nhật Bản, và một sự hiện diện mạnh mẽ của các quân đoàn thủy quân lục chiến và các hàng không mẫu hạm để hỗ trợ các quyền lợi bằng sức mạnh.

Năm 1996, khi những căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan sôi sục quanh những lời đe doạ chiến tranh, Washington đã có khả năng kiểm soát sự gây hấn của Bắc Kinh bằng cách triển khai hai chiến hạm ngoài khơi Đài Loan. Loại hành động đó giờ đây là không thể nào suy xét được, không phải chỉ do Hoa Kỳ bị vướng víu vào những hoạt động tốn kém của họ ở Trung Đông, mà còn bởi vì sự gia tăng phát triển về tầm cỡ và các tài nguyên về mặt quân sự của Trung Quốc. “Chúng ta đã từng ở trong một thời kỳ đơn cực,” theo nhận xét của Davies. “Giờ đây Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ phải vươn tới để đạt được một sự điều chỉnh nào đó cho những khác biệt của nhau.”

Các quốc gia lân bang khác của Trung Quốc không phải là đang nín thở. Chỉ trong năm năm tới đây, các lực lượng hải quân châu Á sẽ xài phí một khoản tiền ước tính 60 tỉ đô la dành cho các việc nâng cấp và những công nghệ mới, bỏ xa tất cả các khoản chi tiêu của các nước thuộc khối NATO cộng lại, (không tính Hoa Kỳ).

Ngoài Trung Quốc, các tay tiêu tiền hàng đầu của châu Á bao gồm Nhật Bản và Nam Triều Tiên, những quốc gia mà trong hơn 40 năm qua đã cậy nhờ vào sự trợ giúp quân sự của Mỹ nhằm ngăn chặn những nước cộng sản ở phía tây của họ. Hiện nay, Nhật Bản đang đến lúc hạ thủy con tàu lớn nhất của họ kể từ Đệ Nhị Thế chiến, chiếc hàng không mẫu hạm mang trực thăng thế hệ “Hyuga” – hiến pháp theo xu thế hòa bình của Nhật Bản ngăn cấm việc sử dụng những chiến hạm mang theo nhiều phi cơ tấn công – nó được thiết kế chủ yếu giành cho cuộc chiến chống tàu ngầm. Seoul cũng đã phô trương một chiếc tàu 14.000 tấn tương tự tại Qingdao.

Tất nhiên, với nhiều quốc gia châu Á bị trói buộc lẫn nhau bởi những nền kinh tế năng động của họ, một số nhà phân tích cho rằng một cuộc chạy đua vũ trang rầm rộ có thể sẽ phá vỡ sự tăng trưởng trong khu vực.

Mike McDevitt, một đô đốc Hoa Kỳ hồi hưu và là giám đốc phân vụ nghiên cứu chiến lược của Trung tâm Phân tích Hải quân đóng tại Washington D.C, đã hình dung ra một nỗ lực to lớn ngấm ngầm hơn cho uy thế chiến lược, dựa vào những hoạt động do thám và vào việc theo dõi. “Sẽ có một cuộc tranh tài về các khả năng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc diễn trong tương lai mà ta có thể dự đoán được,” ông nói, với việc các lực lượng hải quân tìm cách can thiệp vào những tuyến truyền tin liên lạc trên biển của đối phương, thăm dò những ranh giới trên biển bằng các cuộc tuần tra trong vùng biển nước sâu bao gồm những tàu ngầm có khả năng mang theo tên lửa đạn đạo.

Hai vụ căng thẳng trong những tháng gần đây giữa tàu của người Mỹ và những chiếc tàu theo dõi của hải quân Trung Quốc gần đảo Hải Nam phía nam Trung Quốc có thể là một tiên báo cho những gì đang ở phía trước. Một căn cứ tàu ngầm mới ở đó tạo cho Bắc Kinh một thái độ cương quyết có ý nghĩa sống còn trên Biển Đông, là những vùng biển đang bị tranh chấp bởi năm quốc gia khác nhau.

Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang tranh chấp, hai hòn đảo nằm trên những nguồn dự trữ khí gas tự nhiên, đã và đang là nơi diễn ra những tranh cãi chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam.

Chiến trường xa hơn nữa là giữa Trung Quốc và Ấn Độ, một gã khổng lồ châu Á khác đang nổi lên, cả hai đang khóa chặt tay nhau vào trong một cuộc tranh đua về ảnh hưởng trên vùng Biển Ấn Độ, với việc Trung Quốc thiết lập một “chuỗi ngọc” – hay còn gọi là những tiền đồn nghe ngóng theo dõi đối phương – chạy từ Miến Điện cho tới Pakistan. New Delhi đã và đang gia tăng xúc tiến những mối quan hệ chặt chẽ về quân sự của họ với Hà Nội trong một nỗ lực giữ cho Bắc Kinh phải bị bận rộng tại sân sau của mình.

Các chiến lược gia nhấn mạng rằng không có gì sai lầm với các quốc gia đang nổi lên như Ấn Độ và Trung Quốc khi họ cải thiện năng lực hải quân để sánh được với vai trò đang lên cao của mình trong các quan hệ quốc tế.

“Thật là hợp lý để nói rằng các quốc gia này sẽ xây dựng các lực lượng hải quân và lên kế hoạch cho sức mạnh của họ,” theo ông Raja Mohan. “Câu hỏi là tất cả những hoạt động này sẽ được điều hành như thế nào?” Như lúc này đây, không có hiệp ước liên minh nào trong khu vực, không có những cấu trúc ngoại giao mới, thí dụ, giống như  kiểu NATO ở Âu châu, để có thể phản ảnh hay mang lại trật tự đối với  những chuyển đổi quyền lực tại Á châu trong thế kỷ 21.

Năm ngoái, thủ tướng Nhật Taro Aso đã khởi sự ý tưởng về một “vòng cung tự do”, một sự đồng thuận về an ninh nối kết thành xâu chuỗi giữa các quốc gia dân chủ lại với nhau như là Ấn Độ, Nhật Bản và Úc, thế nhưng sự hiển nhiên của ý tưởng nầy là chống Trung Quốc đã có nghĩa là quan điểm đó chỉ giành được sự lôi cuốn chút ít. “Không có ai sẽ ghi tên vào một chính sách ngăn chặn vào lúc này,” ông McDevitt thuộc Trung tâm Phân tích Hải quân nhận xét.

Giờ đây, một đám mây lờ mờ không rõ ràng bao phủ những gì đang sắp xảy ra. Các nhà chuyên môn nói rằng sự lớn mạnh về hải quân của Trung Quốc tương tự  như với Hải quân Hoàng gia Anh dưới thời đế quốc của nữ hoàng Victoria, và như hạm đội của Hoa Kỳ trong thời gian diễn ra cuộc Đệ nhị Thế chiến. Hiện nay, những khả năng hải quân của Trung Quốc vẫn còn là một sức mạnh mang tính khu vực – những nhà hoạch định chính sách của riêng nhà nước này nhắm vào việc làm sao cho quân đội Trung Quốc rốt cục sẽ “vươn dậy” chỉ trong một quãng thời gian nửa thế kỷ. Vào lúc đó, cả thế giới có thể trở thành một vị trí khác nào đó. Hải quân Trung Quốc có thể hành động như một lực lượng đảm bảo sự ổn định – hoặc một nguồn của xung đột đe doạ các láng giềng của họ. “Sẽ không gây sốc cho chúng ta rằng Trung Quốc sẽ có mặt ở đó (Châu Á), ngoài khu vực đó và lòng vòng quanh khu vực đó,” McDevitt cho là vậy. “Chúng ta có thể quen đi với điều này.”

 Hiệu đính: Trần Hoàng

———–


Mời tham khảo thêm:

Bà Vanga đã tiên đoán năm 2010 sẽ nổ ra cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 3

PRAVDA, Ngày 25-9-2008

Không có nhiều người tin vào những dự đoán của con người sáng suốt này. Tuy nhiên, những niềm tin ấy còn đó thật mạnh mẽ cho tới khi những tiên đoán này bắt đầu trở thành hiện thực. Bởi vì đối với những tiên đoán của nhà viễn kiến và chuyên chữa trị bệnh tật người Bulgaria tên là Vanga (Vangelia Gushterova) này, người ta bắt đầu lắng nghe những lời cảnh báo của bà từ lâu. Vanga có lẽ đã trở nên nổi tiếng trước những tiên đoán của bà về những thảm hoạ toàn cầu.

Ví dụ, bà Vanga đã tiên đoán về các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 tại Hoa Kỳ, khi bà nói rằng những người anh em Mỹ sẽ chết dưới những cuộc tấn công của những con chim thép. Nhà tiên tri này cũng đã tiên đoán về sự khởi đầu của cuộc Đệ nhị Thế chiến, cuộc cải tổ kinh tế [perestroika] ở Liên Xô, cái chết của Công nương Diana và thậm chí cả vụ chìm chiếc tàu ngầm Kursk.

Các chuyên gia cũng nói rằng vị thầy bói nổi tiếng này cũng đã tiên đoán những sự kiện có liên hệ với cuộc xung đột vũ trang ở Nam Ossetia. Bà Vanga đã cho là cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 3 sẽ nổ ra như là một kết quả của những nỗ lực dựa trên vai trò sinh tử của bốn vị đứng đầu chính phủ và sau một cuộc xung đột ở vùng phía Bắc nước Ấn Độ…

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | Leave a Comment »

TQ khẳng định chủ quyền hải đảo làm cho Việt Nam phát hoảng

Posted by adminbasam trên 15/05/2009

Syracuse.com – US & WORLD NEWS

Sự khẳng định chủ quyền hải đảo của Trung Quốc đã làm cho (dân chúng)

Việt Nam phát hoảng

Hãng thông tấn Hoa Kỳ Associated Press [AP]

Ngày 15-5-2009

 

(AP) – HÀ NỘI, Việt Nam – Một nỗ lực thân thiện nhắm vào hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam đã trở thành bị mắc bẫy vào một trong những cuộc tranh cãi gây bất đồng nhất giữa hai người hàng xóm từng có chung lịch sử bị ngắt quãng bởi những cuộc chiến tranh.

Cả Trung Quốc và Việt Nam đều đòi quyền sở hữu Quần đảo Hoàng Sa, một vùng có nhiều hòn đảo nằm trên Biển Đông [Biển Nam Trung Hoa]. Liên quan tới tình trạng hoang mang mất hết tinh thần này của Việt Nam, Trung Quốc mới đây đã đưa lên mạng một bài báo gây bùng nổ trước tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên một trang Web mà hai nước đã cùng vận hành nhằm xúc tiến thương mại song phương.

Vào hôm thứ Sáu, Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc phải dỡ bỏ ngay tức khắc những nội dung đã đưa lên trang web có tên là http://www.vietnamchina.gov.vn, nơi thường cung cấp thông tin cho các thương gia Trung Quốc và Việt Nam.

Trang Web đã được thiết lập vào năm 2006 bởi bộ thương mại Trung Quốc và Việt Nam, theo ông Trần Hữu Linh, một quan chức của cơ quan bộ ở Việt Nam cho hay.

Bài báo về Hoàng Sa được đưa lên trang web bởi Bộ Thương mại Trung Quốc. Bài này trích dẫn một tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du phản đối việc bổ nhiệm một quan chức nhà nước Việt Nam để quản lý quần đảo đang tranh chấp này.

Chủ đề về Hoàng Sa đã truyền cảm hứng cho những tình cảm dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ tại Việt Nam, nơi mà các blogger đã biểu thị thái độ sửng sốt về những diễn biến mới đây nhất của các sự kiện.

Tờ báo Sài Gòn Tiếp Thị hôm nay thứ Sáu đã đưa tin rằng lời tuyên bố của Trung Quốc là “sai trái” và đã khuấy động mối lo ngại giữa những người Việt nam.

“Những lời phát biểu không đúng đắn của Trung Quốc về quần đảo Hoàng Sa không có gì mới lạ hết,” tờ Tiếp Thị viết ngay trên trang nhất của mình. “Tuy nhiên, lời tuyên bố khẳng định chủ quyền của TQ lần nầy đã được đưa lên một trang Web có đuôi là ‘gov.vn.

Các nhân viên của Tòa đại sứ Trung Quốc đã không có mặt để đưa ra những lời bình luận nào vào hôm nay thứ Sáu.

Quần đảo Hoàng Sa gồm có hơn 30 hòn đảo nhỏ, bãi cát hoặc đá ngầm trên một vùng rộng gần 6.000 dặm vuông (15.000 km vuông). Tranh chấp quanh chủ quyền của các hòn đảo này đã tồn tại hàng thập kỷ nay.

Hiệu đính: Trần Hoàng

——–

 

Chú ý:Dân chúng VN quả thật RẤT phát hoảng, nhưng “Nhà nước ta” không phát hoảng vì chuyện nầy đã được nhà nước ta thỏa thuận nội bộ LÂU RỒI (Trần Hoàng bình loạn).

Không đời nào nhà nước VN phát hoảng vì trong sách vở dạy cho học sinh hơn 40 năm qua, các lãnh đạo ta đã từng tuyên bố  “Ta đánh và giải phóng miền Nam  là đánh cho Liên Sô và Trung Quốc”.  Miền Nam đã được giải phóng rồi, thời gian “THUẦN HÓA” cũng tròm trèm 35 năm,  bây giờ là thời điểm chín mùi sáp nhập luôn cả hai miền với TQ là trọn vẹn TÌNH Nghĩa  “Môi Răng”.

Website Chinavietnam.vn.gov cũng đã sáp nhập chung làm một từ năm 2006, không có ai phản đối đã hơn 3 năm qua, và ta đã giao website ấy cho TQ quản lý cho tiện. Cán bộ ta cứ nằm yên cho “phẻ” thân, hai tay hốt hốt …chứ gõ chữ thì làm gì mà TÉ ra tiền.

Tin mới nhất tối nay quanh vấn đề này: ‘Chờ báo cáo’ về trang web gây tranh cãi (BBC). Chờ Bộ Chánh trị họp đã chớ, mần gì mà loạn lên vậy há? Nhưng … thiệt quá đã! Đúng là “cháy nhà mới ra mặt chuột”. Hoan hô cộng đồng blogger.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | Leave a Comment »

Sự ra đi của tác giả bức ảnh Sài Gòn sụp đổ nổi tiếng

Posted by adminbasam trên 15/05/2009

The Times

Sự ra đi của tác giả bức ảnh Sài Gòn sụp đổ nổi tiếng – Hugh Van Es

Anne Barrowclough

Ngày 15-5-2009

 

Hugh Van Es, nhiếp ảnh gia Hòa Lan, người đã có bức ảnh tượng trưng cho cảnh Sài Gòn thất thủ năm 1975 rồi trở thành biểu tượng cho sự thất bại của Mỹ tại Việt Nam, đã qua đời ở tuổi 67.

Ông Van Es đã phải bị xuất huyết não vào tuần trước tại nhà ở Hong Kong, và rồi không bao giờ tỉnh lại nữa, vợ ông, bà Annie cho biết. Ông đã mất vào sáng nay, tại bệnh viên Queen Mary của thành phố đã là nơi sinh sống của ông trong 35 năm.

Ông Van Es là một người nổi bật nhất trong một thế hệ các nhà báo nổi tiếng từng đưa tin tức về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Bức ảnh của ông chụp một chiếc trực thăng đang giải thoát những người dân từ trên một nóc nhà ở Sài Gòn đã trở thành một trong những hình ảnh có sức sống lâu bền nhất về cuộc xung đột này và là một phép ẩn dụ cho cuộc rút quân nhục nhã của Mỹ khỏi Việt Nam.

Các bạn bè đồng nghiệp của ông hôm nay đã tỏ lòng tôn kính một con người can đảm và có tính hài hước.

“Lối cư xử nồng nhiệt của ông đã làm cho các bạn đồng nghiệp của ông cũng như các binh lính Mỹ và Việt Nam được ông ghi lại hình ảnh cảm thấy quý mến,” cựu phóng viên chiến trường Peter Arnett nhận xét.

Ông là “một trong số ít những nhà báo ảnh phương Tây sẵn sàng chấp nhận hiểm nguy để chứng kiến sự kết thúc cuộc chiến tranh đó,” Peter Arnett cho biết thêm.

Ông Arnett, người đã đứng ngay bên cạnh Van Es khi ông chụp bức ảnh nổi tiếng của mình đã mô tả nó như là “bức ảnh đảm bảo cho chỗ đứng của ông trong văn hóa đại chúng và trong lịch sử nhiếp ảnh của cuộc chiến tranh Việt Nam.”

Ông Van Es sinh tại Hòa Lan ngày 6-7-1941. Ông đã quyết định cho sự nghiệp của mình sau khi tham dự một cuộc triển lãm của nhiếp ảnh gia chiến trường huyền thoại Robert Capa và đã theo con đường sự nghiệp của mình tại Hong Kong năm 1967 với vai trò như là một ký giả tự do.

Ông gia nhập tờ South China Morning Post như là phóng viên ảnh chính, và đã tới Việt Nam những năm sau đó. Công việc trước tiên của ông là một chuyên gia về âm thanh cho hãng tin NBC News rồi là một phóng viên ảnh cho hãng thông tấn Mỹ AP, sau đó là UPI.

 Những cú bấm máy đầy uy lực của ông đã gửi bức thông điệp ảm đạm trở lại nước Mỹ về những thực tế của cuộc xung đột ở VN. Bức ảnh của ông về một người lính bị thương với một cây thánh giá nhỏ tỏa sáng tương phản với hình bóng của anh ta, là bức ảnh nổi tiếng nhất từ trận chiến trên Đồi Thịt Băm [Hamburger Hill] tháng 5-1969.

Nhưng bức ảnh nổi tiếng nhất của ông, về cuộc trốn chạy trên nóc nhà, không phải như rất nhiều người vẫn tưởng là được chụp trên nóc nhà Tòa Đại sứ Hoa Kỳ mà là từ một tòa cao ốc cách đó vài tòa nhà, nơi cư ngụ của nhóm sĩ quan cao cấp CIA.

Ông đã viết trên tờ New York Times năm 2005: “Một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất về cuộc chiến tranh Việt Nam đã cho thấy cái gì đó hơn là những điều mà hầu như mọi người từng nghĩ.”

Khi lực lượng Bắc Việt Nam tiến gần tới Sài Gòn, hàng trăm người Việt Nam đã gia nhập vào số những dân thường Mỹ tập trung trong sân tòa Đại sứ Hoa Kỳ với hy vọng sẽ được cứu thoát bằng những chiếc trực thăng chuyên chở các nhân viên quân sự và sứ quán Hoa Kỳ di tản.

Ở cách đó vài căn nhà, một chiếc trực thăng khác đã bay lượn trên nóc tòa cao ốc của CIA và một nhóm dân chúng đã leo lên chiếc thang an toàn.

Đó là chiếc trực thăng mà Van Es đã chụp lại hình ảnh từ bao lơn của văn phòng hãng thông tấn UPI, và sử dụng một ống kính 300-mm, ống kính chụp xa nhất mà ông có được.

Sau cuộc chiến tranh Việt Nam, ông đã trở lại Hong Kong – một vị trí đắc địa mà ông từng sử dụng để đưa tin về các sự kiện trên khắp Á châu, bao gồm cuộc xâm lược của Liên Xô vào Afghanistan và sự sụp đổ của chế độ độc tài Ferdinand Marcos ở Philippines.

Ông vẫn còn để lại đức tính khiêm nhường trong sự nghiệp của mình, và các nhà báo trẻ tuổi hơn từng lui tới những căn phòng của Câu lạc bộ các Nhà báo Ngoại quốc ở Hong Kong đã biết ông không phải từ những câu chuyện phiếm ông kể mà còn từ chiếc áo gi-lê của phóng viên ảnh mang tên tuổi của ông thôi.

Cựu đạo diễn chương trình của đài CNN Robert Wiener, người cũng từng làm việc ở Việt Nam, đã nói với hãng thông tấn Pháp AFP rằng kỹ năng chuyên môn của Van Es chính là điểm nổi bật nhất của ông.

“Hugh là một mẫu người khác biệt về mọi phương diện. Lòng khoan dung và trắc ẩn của ông là vô hạn,” ông Wiener nhận xét.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Chiến tranh VN, Lịch sử | Leave a Comment »

TỪ NHÀ NƯỚC TOÀN TRỊ TỚI THỜI ĐẠI DÂN DOANH

Posted by adminbasam trên 15/05/2009

TỪ NHÀ NƯỚC TOÀN TRỊ TỚI THỜI ĐẠI DÂN DOANH: GIA TÀI CỦA 60

NĂM LUẬT HỌC VIỆT NAM

PGS TS. Phạm Duy Nghĩa *

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

 

Tóm tắt/Từ khoá: Di sản dân luật Pháp, điều kiện du nhập pháp luật thành công, thất bại của cuộc du nhập dân luật Pháp, du nhập pháp chế xã hội chủ nghĩa, những cuộc chuyển đổi hướng tới luật pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường, pháp luật và tự do phát triển, tự quản địa phương

Từ năm Ất Dậu 1945 đến năm Ất Dậu 2005, 60 năm đã trôi qua. Tan rồi hợp, một giới luật học mới nhen nhúm tái hình thành từ gần ba thập kỷ nay. Chúng ta đã học được gì của tiền nhân và sẽ để lại gì cho hậu thế; gia tài của 60 năm cải cách có đủ chắp cánh cho những thế hệ tương lai xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật. Đó là những câu hỏi lớn, chắc sẽ còn day dứt người đương thời và con cháu mai sau. Bài viết dưới đây góp vài thiển ý nhằm nhìn nhận lại những cột mốc thịnh suy đáng nhớ của 60 năm ngành luật Việt Nam và những rắc rối trong đổi thay của ngành khoa học này thời nay.

1. Hoài niệm về một thoáng dân luật thực dân

Trong cuộc ganh tài kinh doanh thời nay, người ta thường bảo “khác biệt hay là chết”. Ấy vậy mà giữ lại sự khác biệt ngày càng trở nên rất khó khăn. Khi người Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên hành tinh này, pháp luật của họ ngày càng bành trướng, kể cả về Phương Đông. Tư duy pháp lý kiểu Mỹ ẩn chứa dưới những đồng tiền tài trợ, dưới những điều khoản vay, những hiệp định tự do thương mại song và đa phương, chúng đổ bộ vào những xứ sở đang rất ngỡ ngàng với nền kinh tế thị trường. Người Việt Nam buộc phải vay mượn luật lệ thời mở cửa, như ông cha chúng ta từng phải chấp nhận du nhập nền dân luật thực dân. 80 năm trôi qua như một cơn mưa bụi, nền dân luật thực dân tan rã, mà dường như chẳng để lại một di sản đáng kể nào trong nền quan chế và tâm thức người dân nước ta.

Nay muốn vay mượn thành công pháp luật Phương Tây, xin đừng cố quên đi những thất bại của tiền nhân trong cuộc du nhập nền dân luật kiểu Pháp. Luật pháp chỉ sống khi được dung dưỡng trên mảnh đất văn hóa dân tộc; chính cái văn hóa đó làm cho pháp luật của người Việt Nam khác biệt với pháp luật của thế giới bên ngoài. Nếu giới quan lại có liêm sỉ, giới doanh nhân có dũng khí và giới trí thức có khí tiết đã là nền tảng giúp Minh Trị canh tân nước Nhật, thì một nền văn hóa đóng kín thù địch với tự do cá nhân và chủ nghĩa trọng thương, một xã hội nông dân dễ thỏa mãn, một nền quan chế bảo thủ và một giới trí thức giáo điều đã ngăn cản nước Đại Nam hiểu được những gì đang diễn ra ở Châu Âu trong thời kỳ khai sáng. Nho giáo suy tàn, sau bóng dáng của Minh Mạng, nước Việt Nam rơi vào vòng xoáy của những cuộc khủng hoảng niềm tin vào giới cầm đầu xã hội. Một thể trạng văn hóa như vậy chưa thể sẵn sàng cho việc du nhập những tư tưởng tự do-nền móng của nền dân luật theo kiểu Pháp chưa hề tồn tại trong xã hội Việt Nam thời cận đại.

Thêm nữa, miệng truyền giáo nước lã mà bụng uống đầy rượu vang, thực dân đã mang vào Việt Nam những bộ luật dân sự và thương sự, những hệ thống tòa án chủ yếu để bảo vệ thương nhân và lợi ích của nước Pháp, chứ không hề khuếch trương nền kĩ nghệ của xứ thuộc địa. Một nhóm doanh nhân bản xứ, vừa ngoi ngóp vươn lên trong sự ganh đua chật vật với thương nhân người Hoa và nền cai trị keo kiệt của người Pháp, đã không có nhiều cơ hội để làm quen với hội người, hội vốn và công ty nặc danh, với tự do khế ước và nền tài phán đặc thù cho doanh nhân.

Những người soạn dân luật và thương luật thời nay hầu như không hề tham chiếu Luật dân sự và thương sự giản yếu Nam Kỳ 1883, Bộ luật dân sự Bắc Kỳ 1931, Bộ luật dân sự Trung Kỳ 1926-1929, Luật thương mại 1942 của Bảo Đại và Luật thương mại 1972 của Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tuyệt đối không tiếp nối và kế thừa những di sản dân luật thời thuộc Pháp. Điều này có nhiều nguyên do, một phần bởi người ta cho rằng nền dân luật thực dân được nhập vào như những vật trang trí xa lạ mà không có ảnh hưởng đáng kể đối với xã hội nông dân Việt Nam. Trên thực tế, 50 năm sau khi cưỡng chiếm Đại Nam, thực dân mới lập trường dạy luật, và cho đến năm Ất Dậu 1945 cũng mới chỉ có khoảng 260 người Nam có bằng cử nhân luật.

2. Cuộc thử nghiệm nhà nước toàn trị

Người thời nay không có thói quen tham chiếu dân luật và thương luật thời thực dân còn bởi một nguyên nhân sâu xa hơn, điều đã ngày càng lộ rõ dần trong những năm 50 của thế kỉ trước. Vội đoạn tuyệt với chủ nghĩa trọng thương và nền tư bản dân tộc đang nhen nhúm hình thành, người ta chuyển hướng rõ rệt sang một mô hình kinh tế chỉ huy. Một nhà nước toàn trị đã xuất hiện, thâu tóm và tổng quản toàn bộ tài nguyên quốc gia, định kế hoạch và giá mua bán từ hạt thóc tới bánh xà phòng. Kinh tế tư hữu mất dần ảnh hưởng ở miền Bắc vào những năm 1960 và trên toàn quốc vào năm 1980. Đất đai biến thành sở hữu toàn dân; qua hợp tác xã hoặc công ty hợp doanh mà tư bản tư nhân cũng chuyển thành quốc hữu.

Khái niệm một ngành luật kinh tế theo mô hình Xô Viết, khác biệt với dân luật và thương luật thực dân, đã ra đời trong điều kiện đó. Người ta làm luật để dùng công cụ đó quản lí mọi công chuyện kinh doanh của toàn xã hội, trong đó vốn và mọi nguồn tài nguyên đã được tập trung trong tay nhà nước. Sở hữu tư nhân dần trở nên xa lạ trong ngôn ngữ tiếng Việt, các hình thức công ty với những tờ cổ phiếu được trang trí cầu kỳ như những tác phẩm nghệ thuật lùi dần vào dĩ vãng và tự do khế ước cũng trở thành câu chuyện ngày xưa. Thay vào đó, sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, các đơn vị xí nghiệp quốc doanh hoạt động dưới chỉ tiêu pháp lệnh có nghĩa vụ kí kết và thực hiện hợp đồng dưới sự giám sát của các thiết chế trọng tài kinh tế nhà nước đã xuất hiện. Hàng trăm học trò của Laptev hồi hương, mang theo những mơ ước về pháp chế xã hội chủ nghĩa và một nền kinh tế được điều tiết bởi kế hoạch và sự thi đua lành mạnh.

Gần 3 thập kỷ du nhập, thi hành và liên tục tăng cường hoàn thiện, mô hình nhà nước toàn trị đã không giúp cho người dân Việt Nam xóa được đói, giảm được nghèo. Khoán sản phẩm trong nông nghiệp, vượt rào trong xí nghiệp quốc doanh và mở cửa với thế giới bên ngoài đã góp phần tạm thời đẩy lùi nhà nước toàn trị đó, tạo cho dân doanh những cơ hội kiến quốc mới. Từ toàn trị, 12.000 doanh nghiệp quốc hữu đã được tái cơ cấu thành 4.500 doanh nghiệp và chúng hiện chỉ chiếm 42% tổng sản phẩm quốc nội. Thêm vào đó, 5.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 200.000 doanh nghiệp dân doanh với hàng triệu hộ kinh doanh đơn lẻ đã từng bước được làm quen với tự do kinh doanh mà thi thố tài năng trong cuộc ganh đua kinh tế.

Cuộc thử nghiệm nhà nước toàn trị đã thất bại, song những di chứng của nó không dễ dàng mà tiêu biến được. Trong lối tư duy và hành xử của hàng triệu quan chức, tư duy nhà nước quản lí toàn diện vẫn chưa bị đẩy lùi. Đôi khi người ta vẫn cho rằng làm luật là để tăng cường quản lí nhà nước đối với xã hội (chữ nhà nước thường được viết hoa), chứ chưa thông cảm với cả thế giới rằng người ta thường làm luật để hạn chế quyền lực nhà nước và bảo vệ dân quyền, trong đó quan trọng bậc nhất là bảo vệ quyền tự do sở hữu, tự do định đoạt và tự do khế ước.

Trong một bối cảnh như vậy, cái gọi là một học thuyết về ngành luật kinh tế độc lập không hề còn sức thuyết phục. Người ta vùng vẫy để tìm kiếm những lí thuyết mới về luật kinh doanh, luật thương mại hoặc giải tán tất cả những thứ giáo điều đó mà quay về với truyền thống dân luật. Tuy nhiên, tìm kiếm câu chữ là âm nhạc thính phòng dành riêng của người hàn lâm. Trong thực tiễn, pháp luật kinh tế đã chuyển nhanh theo những xu hướng xác lập những nền tảng cho một nền kinh tế thị trường, trong đó nhấn mạnh tới pháp luật về sở hữu, pháp luật về các hình thức tổ chức kinh doanh, pháp luật về tự do khế ước, những thiết chế giải quyết xung đột về lợi ích của người kinh doanh trong cuộc cạnh tranh. Trên cái xác đang phân rã của ngành luật kinh tế độc lập ngày nào, đang mọc lên mầm non đầu tiên của những nhóm luật tư truyền thống về vật quyền, nghĩa vụ, lập hội, thể chế tài phán cũng như những lĩnh vực pháp luật hiện đại như luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền.

3. Rắc rối trên con đường hướng tới thời đại dân doanh

Thị trường như một con quỷ trong truyện cổ tích, khi đã thoát ra khỏi cổ chai, nó bỗng trở nên hung dữ và rất khó bảo. “Bình ổn” và “quản lí thị trường” có lẽ chỉ là ảo tưởng, bởi thị trường là một thứ quyền lực chẳng thua kém gì quyền lực nhà nước. Quả thật nền kinh tế thị trường đã làm thức giấc nước Việt Nam tĩnh lặng, nhiều lí thuyết bấy lâu nay tưởng như đúng đều có thể bị thách thức bởi thời đại mới. Thị trường đang kéo, và thật quý hóa, nếu nhà nước cũng góp phần đẩy xã hội Việt Nam tiến lên. “Thị trường kéo, nhà nước đẩy, xã hội dân sự canh chừng” có lẽ nên trở thành triết lí phát triển thời nay. Tuy nhiên, trong ngổn ngang các vấn đề cần có lời giải đáp, hai rắc rối dưới đây có lẽ cần được bàn tới nếu muốn biến triết lí này trở thành hiện thực.

Thứ nhất, để nhà nước trở thành một cánh tay nâng đỡ vỗ về dân doanh, rắc rối đầu tiên là phải thay đổi cách nghĩ về “quản lí nhà nước” đối với doanh nghiệp. Dường như mơ ước quản lí 4.500 doanh nghiệp quốc hữu đã rất khó đối với nhà nước ta, nay cứ 10 phút trong giờ hành chính lại xuất hiện một doanh nghiệp dân doanh mới ở những đô thị lớn, nhà nước liệu có thể còn toàn trị trong một viễn cảnh hàng triệu doanh nghiệp dân doanh ganh đua tìm sự thịnh vượng? Câu trả lời phải là tăng cường niềm tin vào thị trường, vào sự điều tiết của chính thị trường; nhà nước không thể làm thay công việc của hàng triệu người tiêu dùng thông thái, phản ứng của họ mới là kỉ luật lạnh lùng nhất ép doanh nhân tuân thủ quy luật của cuộc đời.

Thứ hai, rắc rối cũng đã xuất hiện trong cuộc cạnh tranh giữa các địa phương trong chính sách kinh tế. Nay cũng dưới gầm trời này, Bình Dương trở thành những nơi thôi thúc đầu tư trên những vùng sình lầy hoang hoá còn Nam Định đắm mình với những ký ức Thành Nam mà đội sổ trong danh sách xếp hạng các khu vực thân thiện với kinh doanh. Năm 2006, cùng với 33 tỉnh thành bị nhắc nhở, Nghệ An lại “tăng thu ngân sách mà bỏ qua Luật Ngân sách”. Người ta dùng ngân sách của tỉnh thưởng lại 10-15% số thuế thực nộp cho các doanh nghiệp; người ta cũng cho phép doanh nghiệp đã nhập khẩu hoặc kiểm hoá tại các tỉnh khác về nộp thuế tại kho bạc tỉnh Nghệ An. Hãy khoan bàn tới chuyện đúng sai của hai chuyện đó, chỉ riêng từ việc ngửa tay xin trung ương từng đồng ngân sách nay tự tin với hàng nghìn tỷ đồng tổng thu, những quan chức đầu tỉnh Ngệ An đã có khả năng lo cho phúc lợi của dân. Làm công bộc như thế, dù bị thuyên chuyển hay bãi chức, có thể cũng để lại một tiếng thơm trong lòng dân.

Không phải “công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, mà cần thay đổi tận gốc rễ những cách nghĩ cũ mới có thể sản sinh ra năng lượng cách tân quốc gia. Chừng nào còn toàn trị, nhà nước vẫn giành lấy quyền lo toan, định đoạt cho 64 tỉnh thành với hàng vạn làng xã và 86 triệu đồng bào. Khi ấy sáng tạo của địa phương và cá nhân bị kìm hãm, xã hội không có cạnh tranh, người người không dám chịu rủi ro mà ganh đua tìm thịnh vượng.

Ba triệu quan chức của nền quan chế Việt Nam không thể chỉ là những cỗ máy tuân thủ sự điều hành, chỉ dẫn từ bên trên; họ phải trở thành những thủ lĩnh sáng tạo trong việc khuếch trương tinh thần kinh doanh của quốc dân. Muốn làm được điều đó, một cuộc phân chia và canh chừng quyền lực giữa trung ương và địa phương, giữa thủ trưởng và nhân viên thừa hành tất yếu phải diễn ra. Đó là triết lí phân quyền của cải cách hành chính. Bên cạnh đó, cần làm cho người dân có khả năng tiệm cận mọi nguồn tài nguyên và sở hữu tư nhân của họ được đảm bảo một cách hiệu quả – đó là triết lí phi tập trung hoá sở hữu toàn dân của cải cách kinh tế thời nay.

Không chỉ là 64 anh em cùng cha mẹ trung ương, các tỉnh thành đã và đang cạnh tranh quyết liệt giành lấy từng đồng vốn đầu tư, giành lấy từng đồng thu ngân sách. Việc Nghệ An thưởng thuế cho doanh nghiệp có vi phạm pháp luật quốc gia và tổn hại cho các tỉnh láng giềng hay không, không thể chỉ tuỳ thuộc vào sự phán xét một chiều của Bộ tài chính. Một xã hội có sự ganh đua giữa các tỉnh và địa phương đã đến lúc cần tới những thiết chế điều hoà lợi ích và tranh chấp giữa các tỉnh với nhau và giữa các tỉnh với nhà nước trung ương.

Lời giải cho những thiết chế này là triết lí tự quản địa phương. Không nên được bổ nhiệm từ trung ương, chính quyền địa phương trước hết phải do dân chúng địa phương bầu ra, họ phải chịu trách nhiệm trước cử tri của họ. Ngoài những chính sách thuộc thẩm quyền toàn quốc gia (bảo hiến, quốc phòng, đối ngoại), Hiến pháp nên trao cho chính quyền địa phương quyền tự định đoạt rộng rãi trong các lĩnh vực khuếch trương kinh doanh, trị an, an sinh, giáo dục, bảo vệ môi sinh. Khi soạn thảo các đạo luật thuế quốc gia, địa phương phải được đàm phán để chia phần cùng với trung ương. Ngoài những phần chia chung đó, các tỉnh có thể tự định liệu thuế và lệ phí riêng.

Nơi điều phối và trọng tài giữa các địa phương là toà bảo hiến, thượng viện và hội đồng các quan đầu tỉnh với quy chế phân phối phiếu bầu khác với hạ viện – một thiết chế chỉ dựa trên các hạt bầu cử với những số lượng cử tri nhất định. Quốc hội nước ta, dù là đơn nhất, cũng đã đến lúc phải cách tân vì sự hài hoà hoá lợi ích đa dạng của cử tri, lợi ích các tỉnh, vùng và miền trong toàn quốc. Đoàn đại biểu quốc hội các tỉnh, suy cho cùng chỉ là 64 câu lạc bộ níu kéo nghị viên với lợi ích các tỉnh nơi họ đã trúng cử. Trong hệ thống quyền lực của chúng ta chưa xuất hiện những thiết chế công khai nhằm đàm phán, điều phối và canh chừng sự phân chia quyền lực giữa các tỉnh thành với nhau cũng như chia quyền giữa họ với chính quyền trung ương.

Khi mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi làng xã và tỉnh thành giàu mạnh thì quốc gia giàu mạnh. Vậy hãy nên dũng cảm rũ bỏ tư duy nhà nước toàn trị, mà quay trở lại một nhà nước tin vào thị trường, tin vào sự phân quyền mạnh mẽ cho các địa phương, biết hối thúc và chế ngự ganh đua giữa các tỉnh. Khi ấy các tỉnh thành sẽ cùng đẩy và chính quyền trung ương vừa phải cầm cương, vừa phải uốn mình theo sức cuốn của 64 con ngựa phi nước đại. Cỗ xe có thể rung lên do sức ép cải cách, song chắc chắn nó sẽ di chuyển nhanh hơn về phía trước.

——–

 

* Ghi chú của Ba Sàm: PGS-TS Phạm Duy Nghĩa từng có nhiều bài báo về các vấn đề chính trị, xã hội, luật học v.v.. đăng trên các báo, tạp chí: Tia Sáng, Tuổi Trẻ … Mời đọc một số bài của ông trên vnthuquan.net, và blog: http://phamduynghia.blogspot.com/

Tham luận này được phổ biến tại HỘI THẢO QUỐC TẾ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ BA “Việt Nam: Hội nhập và Phát triển” . Mời xem thêm các bài viết về cuộc hội thảo này (riêng trang web của Hội thảo có lẽ đã bị gỡ bỏ): “Việt Nam học trong thế kỷ 21“; “Thăm ban tổ chức hội thảo VN học lần ba“; “Nghiên cứu Việt học ‘không độc quyền‘”; ” Đánh giá lịch sử mở rộng lãnh thổ của Việt Nam“; ” Kiến giải của một người Nhật về ông Hồ“; ” Chủ tịch VN nói chuyện với học giả nước ngoài“;

Và các bài tham luận trong Hội thảo (tuồng như chỉ) được đăng trên Ba Sàm:

92:ĐỂ ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐÚNG ĐẮN HƠN: CÁI NHÌN TỪ LỊCH SỬ
93:QUAN HỆ VIỆT NAM-LIÊN XÔ 1924 – 1954 VÀ VẤN ĐỀ HÒA NHẬP
149:QUAN HỆ VN-LX ‘65-’75
150:SÁCH ĐỊA CHÍ Ở MIỀN NVN(’54-’75)
156.CHỦ NGHĨA HỢP HIẾN Ở VN
 
 
Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả. 

Posted in Chính trị, Pháp luật, Đảng/Nhà nước | Leave a Comment »

Trung Quốc khẳng định chủ quyền lãnh hải

Posted by adminbasam trên 14/05/2009

BBC News

Trung Quốc khẳng định chủ quyền lãnh hải

Thứ Tư, ngày 13-5-2009

 

Một ủy ban của Liên hiệp quốc  hy vọng thỏa thuận được những đường ranh giới mới trên biển nay đang trông thấy sự tranh giành của Trung Quốc chống lại một số nước láng giềng của họ.

Trung Quốc tuyên bố rằng các quần đảo trên Biển Đông [Biển Nam Trung Hoa] là một phần thuộc chủ quyền lãnh thổ của họ – thế nhưng vài nước khác cũng tuyên bố như vậy.

Hầu hết các quốc gia ven biển phải đệ trình những bản tuyên bố về những nơi mà họ coi là thuộc về những ranh giới của họ trước ngày 13 tháng Năm.

Tổng số 48 quốc gia đã và đang đệ trình những bản tuyên bố chủ quyền toàn phần các vùng lãnh hải, và có nhiều tá quốc gia khác nữa đã và đang làm những bản đệ trình  sơ bộ.

“Đây là một hành động làm cho rõ ràng mà sau đó các lằn ranh giới về lãnh hải nên được xác định…là sự điều chỉnh quan trọng sau cùng về bản đồ thế giới,” ông Harald Brekke, phó chủ tịch Ủy ban về những đường Ranh giới Thềm lục địa của Liên hiệp quốc, đã cho hãng thông tấn Anh Reuters biết như vậy.

Những đòi hỏi chủ quyền trùng nhau

Theo những luật lệ hiện hành, một quốc gia được phép khai thác những nguồn tài nguyên trên biển cách bờ biển của họ  tới 200 hải lý (320 km)

Thế nhưng một số quốc gia có thể nới rộng những chủ quyền của họ vì những vùng đảo rộng lớn và các dãi đá ngầm – hay còn gọi là thềm lục địa – trải dài xuống biển.

Song (cho mãi tới lúc này) những đường ranh giới chính xác của nước nào, và  quốc gia nào có thể sử dụng về việc gì… vẫn chưa được đưa vào một bản đồ nhận được sự đồng ý của quốc tế.

“Chúng tôi đang nhìn thấy có nhiều bản tài liệu đệ trình (về các ranh giới) chồng lấn lên nhau,” ông Brekke cho biết.

Những tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Nga, và giữa Anh và Argentina – về Quần đảo Falkland – đã nổi bật lên trong tiến trình xác định kỳ nầy.

Nga thậm chí còn sử dụng một tàu ngầm nhỏ để cắm một lá cờ xuống đáy biển Bắc Cực vào năm 2007, một khu vực mà Đan Mạch cũng cho rằng họ có chủ quyền.

Nhưng có lẽ một trong những khu vực phức tạp nhất để giải quyết là việc ai là sở hữu chủ những nơi nào trên Biển Đông, với Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Indonesia và Malaysia tất cả đều đang tranh chấp nhau về những bản tuyên bố chủ quyền.

Người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Ma Zhaoxu nói rằng Trung Quốc có chủ quyền mà không ai có thể nào chối cãi đối với các quần đảo trên Biển Đông đang bị tranh chấp.

Ông nói rằng quyền hạn về pháp lý này cũng được mở rộng tới những gì nằm bên dưới đáy biển – vùng dưới đáy biển rất quan trọng bởi vì Biển Đông có những nguồn dự trữ dầu lửa và khí gas có giá trị.

Trung Quốc mới đây đã trở nên quả quyết hơn trong việc thúc đẩy những lời tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ ở trong vùng nầy, theo thông tín viên Michael Bristow của BBC tại Bắc Kinh cho hay.

Trung Quốc cũng đã chính thức đề nghị Liên hiệp quốc không xem xét một đòi hỏi chủ quyền tương tự của Việt Nam.

“[Đây] là một hành động xâm phạm thô bạo lên sự độc lập, các chủ quyền,  và quyền pháp lý của Trung Quốc, vì vậy hành động của VN là bất hợp  pháp và không có giá trị,” ông Ma tuyên bố.

Các quốc gia khác cũng không chịu lùi bước – điều đó có nghĩa là việc phân loại chọn ra những tuyên bố chủ quyền đang tranh cãi này sẽ là một công việc vừa phức tạp vừa hao tốn nhiều thời gian, theo như lời thông tín viên đài BBC của chúng tôi nhận định.

———-

 

BBC News

China asserts sea border claims

Page last updated at 06:39 GMT, Wednesday, 13 May 2009 07:39 UK

A UN commission hoping to agree new maritime boundaries looks set to pit China against some of its neighbours.

China claims that a series of island chains in the South China Sea are part of its sovereign territory – but so do several other countries.

Most coastal states have to submit declarations on where they see their boundaries by 13 May.

A total of 48 nations have made full claims, and dozens more have made preliminary submissions.

“This is the sweep after which the maritime limits should be fixed… the final big adaptation of the world map,” Harald Brekke, vice-chairman of the UN Commission on the Limits of the Continental Shelf, told Reuters news agency.

Overlapping claims

Under existing laws, a nation is allowed to exploit maritme resources up to 200 nautical miles from its shoreline.

But some nations are able to extend their claims as a result of their landmasses – or continental shelf – extending into the sea.

But the exact limits of who can use what have not been put on an internationally agreed map – until now.

“We are seeing many overlapping submissions,” Mr Brekke said.

Territorial disputes between Japan and Russia, and between Britain and Argentina – over the Falkland Islands – have been highlighted by the process.

Russia has even used a mini-submarine to plant a flag on the seabed beneath the North Pole in 2007, an area that Denmark is also expected to claim.

But perhaps one of the most complicated areas to resolve is who owns what in the South China Sea, with China, the Philippines, Vietnam, Taiwan, Indonesia and Malaysia all having competing claims.

Chinese foreign ministry spokesman Ma Zhaoxu says the country has indisputable sovereignty over disputed South China Sea islands.

He says this jurisdiction also extends to what is below the seabed – which is important because the South China Sea has valuable oil and gas reserves.

China has recently become more assertive in pushing its territorial claims in the area, according to the BBC’s Michael Bristow in Beijing.

It has formally told the UN not to consider a similar claim from Vietnam.

“[This] is a gross infringement upon China’s sovereignty, sovereign rights and jurisdiction, thus illegal and invalid,” said Mr Ma.

Other countries are not backing down – which means sorting out these competing claims will be a both complex and time-consuming, our correspondent says.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | Leave a Comment »

Giá bán 1 tấn Alumina rẻ hơn giá vốn…

Posted by adminbasam trên 13/05/2009

Bài 1

Chalco Cắt giảm giá Alumina

(Shanghai Daily January 6, 2009)

 

Tập đoàn Chalco (hay Chinalco), nhà chế tạo lớn nhất về kim loại nhẹ của Trung Quốc, đã và đang cắt giảm giá bán của alumina  khoảng 23% để phản ảnh giá cả thị trường đang hạ thấp hơn nữa và nhu cầu tiêu thụ alumina sụt giảm.

Công ty nầy, thường được biết dưới tên là Chalco ( ở Việt Nam nó có tên là Chinalco), hiện đang chào hàng giá 1 tấn alumina là 293 đô la, sụt 88 Mỹ kim (so với giá trước đây là 381 vào tháng 11-2008), dựa theo một văn bản của công ty.

Các nhà buôn bán kim loại cho biết: Chalco vẫn còn bán giá cao so với các hãng tinh luyện alumina khác, các hãng nầy đang bán 1 tấn alumina khoảng 263 Mỹ kim.

(Trong khi đó, giá vốn làm ra 1 tấn alumina là 366 đô-410 đô – đọc bài 2, dưới bài nầy)

Việc giảm giá 38% là so với sự sụt giảm giá từ năm ngoái. Vào đầu năm 2008, giá bán của 1 tấn alumina là 615 đô la. Tới cuối năm, giá 1 tấn alumina của Chinalco đã xuống còn 381 Mỹ kim.

Các hợp đồng mua bán nhôm đã giảm xuống 36% so với năm 2008.

Khi mà nhu cầu của các hãng chế tạo xe hơi và các nhà xây dựng đã giảm xuống, buộc lòng các công ty sản suất cắt giảm các sản phẩm làm ra.

Kể từ tháng 11-2008 Chinalco đã và đang hạ giảm khả năng sản suất alumina hàng năm của họ khoảng 4,11 triệu tấn, hay bằng 38% của tổng số mức sản suất của công ty.

Trước đó, tháng 10-2008, Chinalco đã giảm sản suất 720.000 tấn aluminum (nhôm), hay 18%. Cần có khoảng 2 tấn alumina để làm ra được 1 tấn nhôm.

“Những cắt giảm sản suất nhôm đã và đang dẫn tới một sự cung cấp quá dư thừa alumina (oxit nhôm),” nhà phân tích thị trường chứng khoáng Oriental Securities ở Thượng Hải Shi Weiping cho biết. “Khi nào mà nền kinh tế chưa phục hồi, thì tình thế nầy sẽ vẫn còn tiếp tục và giá cả alumina có thể rớt xuống thấp hơn nữa.”

Nhưng một nhà nghiên cứu khác tại công ty quản lý tài chánh đặt bản doanh ở Thượng Hải cho biết: giá cả của Alumina rớt xuống có khả năng bị giới hạn vào năm nay bởi vì giá bán ra hiện nay gần bằng giá vốn ( giá thành làm ra 1 tấn alumina là 366 đô tới 410 đô la)

 (Đoạn cuối của bài báo này nói về các kim loại khác như đồng, zinc, nickel…vì không liên quan tới alumina nên đoạn nầy người dịch thấy không cần thiết để dịch ra tiếng Việt)

 

Lời bình: Có hợp lý hay không?

*Giá vốn làm ra 1 tấn alumina là 366-410 đô

*Giá bán 1 tấn alumina 293 đô (hiện nay), các công ty China tư nhân khác bán 271 đô  1 tấn alumina.

*Như vậy, Chinalco hiện đang bán lỗ 1 tấn alumina vào khoảng 73- 117 đô

*Vậy, tại sao Chinalco qua VN hùn vốn với VN, xúi khai thác bauxite, luyện Alumina và họ sẽ mua lại?

VN mỗi năm cần 71.000 tấn nhôm, giá 1 tấn là 1000 đô. Như vậy chỉ bỏ tiền ra khoảng 71 triệu đô la mua nhôm của nước nào cũng được. VN đâu cần thiết phải ký hợp đồng mua máy móc trị giá 5 tỉ đô la của  Nhật (hãng Marubeni, ký hợp đồng với Than Khoáng Sản TKV, Chinalco, Chinaeko vào ngày 14/7/2008 tại Hà Nội) để nung nóng Bauxite lên nhiệt độ 147 độ và rữa bauxite bằng Sút (NaOH) để tách Alumina ra khỏi quặng bô xít?  rồi luyện ra nhôm?

*Khai thác alumina bán cho TQ, Việt Nam phải mượn tiền đầu tư (trả tiền lời) để xây đường xe lửa  chở alumina từ Đắc Nông ra biển, và xây hải cảng ở Bình Thuận để TQ vận chuyển alumina về TQ.

Việt nam khai mỏ bauxite chung với TQ, sau khi làm ra Alumina, hoặc là phải trả công hoặc là phải chia lại alumina theo phần hùn với TQ;  có thể là 30/70 hay 40/60. Nếu gặp lúc giá Alumina lên cao nhất, thì VN bán 1 tấn lời được dưới 200 đô. (Chưa kể tiền đầu tư đường sắt, hải cảng, thiệt hại môi trường).

Riêng hiện nay, theo thị trường, giá 1 tấn Alumina bán ra là 271- 293 đô, trong khi giá vốn làm ra bô xít theo hãng Chinalco là 366 đô-410 đô.  Nghĩa là bán lỗ từ 73 đô đến 117 đô.

Thêm vào đó,  khi có alumina, VN chỉ có khả năng bán alumina cho  TQ mà thôi và giá mua vào là do Chinalco quyết định (công ty nầy chuyên về mua bán và sản suất alumina và hiện đứng thứ nhì thế giới)

*Giá bán 1 tấn alumina cả lời lẫn vốn là 615 đô lúc cao giá nhất và giá bán hiện nay là 293 đô.

*Giá vốn làm ra 1 tấn alumina là 366 -410 đô, theo Chinalco

Chalco hiện nay đang bán lỗ alumina. Giá bán ra của 1 tấn Alumina còn thấp hơn giá vốn làm ra từ 73-117 đô

Tại sao VN cần phải đầu tư 15 tỉ đô la cho chuyện khai thác Bô Xít?

Chẳng lẻ câu châm ngôn của nền kinh tế định hướng XHCN: “Có hợp đồng, là có Ăn” đang được ứng dụng vào alumina?

*Giá 1 tấn cafe Robusta còn sống (chưa rang) là 1066 đô (2005, grade 2)

VN sản suất 750.000 – 870.000 tấn cafe 1 năm (2005)

http://www.intellasia.net/news/articles/agriculture/32403.shtml

http://www.intellasia.net/news/articles/agriculture/27379_printer.shtml

————
 

Bài 2

Giá bán Alumina của Trung Quốc còn thấp hơn giá thành làm ra

Alumina

Ngày 7-1-2009

Vào chủ nhật vừa qua, Chalco, nhà sản suất hàng đầu của China, cắt giảm giá cả alumina một lần nữa xuống còn 293 đô la mỗi tấn, giảm 52% từ giá cao nhất là 615 đô la mỗi tấn vào năm ngoái 2008.

Hiện nay, các hãng của tư nhân sản suất alumina còn giảm giá bán ra thấp hơn nữa, vào khoảng 271 đô la/ 1 tấn.

Hiện tại, khi giá cả alumina (oxit nhôm) hạ xuống thấp hơn giá vốn sản suất làm ra alumina, thì có rất ít việc mua bán diễn ra trên thị trường, theo một nguồn tin từ thị trường cho biết.

Các hãng nhôm của Trung Quốc đang dự báo thời tiết “mùa đông này rất lạnh” vì sự sụt giảm về nhu cầu và hạ thấp giá cả trong cả hai thị trường nhôm ở trong nước và thế giới.

“Alumina của Trung Quốc hiện vẫn còn đang bị cung cấp quá độ. Nếu mức nhu cầu về alumina tiếp tục sụt giảm, giá cả có thể rớt xuống nữa,”

Nhà phân tích thị trường Oriental Securities (Thượng  Hải) Shi Weiping cho biết.

Nhưng một nhà nghiên cứu của một công ty chứng khoán đã ghi nhận rằng: vì các giá thành sản xuất dành cho alumina trung bình giữa 366 đô la tới 410 đô la mỗi 1 tấn, giá cả của alumina  chẳng còn chỗ nào để rớt xuống nữa.

Do nhu cầu giảm và sự tích trữ hàng quá nhiều trong kho, giá alumina ở Trung Quốc đã và đang giảm kể từ tháng 6-2008. Công ty quốc doanh Chalco cắt giảm giá alumina 4 lần trong 6 tháng cuối  năm 2008.

Cắt giảm giá alumina từ 615 xuống 513 đô/ 1 tấn vào ngày 3-6; và

từ 513 đô la xuống còn 469 đô mỗi tấn vào ngày 1 tháng 8; và

từ 469 đô la xuống 425 đô vào ngày 1 tháng 10; và từ

425 đô la xuống còn 381 đô la một tấn vào ngày 10-11-2008.

(Và ngày 9-1-2009, giá alumina giảm từ 381 đô xuống còn 293 đô/ 1 tấn.)

(giá vốn tại Trung Quốc làm ra 1 tấn alumina là 366 – 410 đô)

Vào đầu tháng 11-2008, công ty nhôm Chalco loan báo giảm hoặc ngưng việc sản suất ở trong các tỉnh Shandong, Hena, Liaoning, và Nội Mông Cổ khoảng 720.000 tấn, hay vào khoảng 18% tổng mức sản suất của công ty.

 

Giá chuyển đổi ngoại tệ giữa tiền đô Mỹ và tiền Yuan (nhân dân tệ) không thay đổi từ năm 2008 đến nay. Các bạn vào  website dưới đây để tính  giá chuyển đổi ngoại tệ tính theo thời giá (giây, phút):
http://www.xe.com/
cần nhớ CNY = China Yuan = nhân dân tệ; và   USD = Mỹ kim
các bạn gõ số 4200, nhấp chuột vào CNY và USD, nhấp  chuột ở chữ GO
4200    CNY    USD   615
(Tỉ giá chuyển đổi ngoại tệ(exchange rate) giữa tiền đô và tiền TQ  từ tháng 1-2009 và cho đến hiện nay giá cả hầu như vẫn không thay đổi)
4200 yuan = 615 đô la Mỹ
3500 yuan = 513 đô la
2900 yuan = 469 đô
2800 yuan = 410 đô la
2600 yuan = 381 đô la
2500 yuan = 366 đô la
2000 yuan = 293 đô la

nguồn:

http://www.china.org.cn/business/2009-01/06/content_17064179.htm

————–


Alumina price cut again by Chalco

The Aluminum Corp of China Ltd, the nation’s largest maker of the light metal, has cut its alumina price by 23 percent to reflect lower market prices and weak demand.

The company, commonly known as Chalco, is now offering spot alumina at 2,000 yuan (US$293) a ton, down 600 yuan, according to a company statement.

Chalco still fetches a price premium over other alumina refiners, who sell for around 1,800 yuan a ton, traders said.

The cut was on top of a 38-percent price reduction last year, during which Chalco’s prices were lowered to the year-end 2,600 yuan from 4,200 yuan at the beginning of 2008. Aluminum futures tumbled 36 percent last year as demand from car makers and builders declined, forcing companies to cut output.

Chalco has reduced its annual alumina capacity by 4.11 million tons, or 38 percent of its total, since November, after reducing 720,000 tons of aluminum capacity, or 18 percent, from October. About two tons of alumina are needed to make one ton of aluminum.

“Aluminum production cuts have led to an oversupply of alumina,” said Oriental Securities analyst Shi Weiping. “As long as the economy doesn’t rebound, the situation will continue and alumina prices may drop further.”

But another researcher at a Shanghai-based fund management company said further alumina price falls may be limited this year because prices are now close to costs.

Other analysts said more aluminum output cuts may be unlikely because of lower costs for alumina and power, and after the State Reserves Bureau’s purchase of 290,000 tons of aluminum from domestic smelters.

Meanwhile, China’s top nickel producer, Jinchuan Group, said it expects to expand output by nearly 20 percent to 125,000 tons this year as it seeks to lower average operating costs and expand its scale amid a slowing economy. It has also raised prices for refined nickel by 6 percent.

Aluminum futures closed up 4.5 percent yesterday in Shanghai, while copper and zinc jumped the daily limit of 6 percent, chasing sharp gains on the London Metal Exchange on Friday. Nickel, which is not traded in Shanghai, was down almost 5 percent yesterday in London after Jinchuan’s news.

(Shanghai Daily January 6, 2009)

http://www.articlesbase.com/international-business-articles/chinas-alumina-prices-fall-below-costs-713239.html

———–


China’s alumina prices fall below costs

Editor:   From: chinamining   Click?52   Date: 2009-01-07 09:53:58
Chalco, China’s top aluminum producer, cut its alumina spot price again last Sunday to 2,000 yuan per ton, down 52 percent from last year’s highest point of 4,200 yuan per ton.

Currently, Chinese private alumina enterprises charged even lower, about 1,850 yuan per ton.

When the alumina price has fallen below production costs, very few deals are concluded on the market, said a market source.

China’s aluminum enterprises are weathering the cold winter due to the demand shrinkage and price slump on both Chinese and global aluminum markets.

“China’s(cnmining) alumina is still oversupplied. If the demand continues weakening, the price may drop again,” said analyst Shi Weiping with Oriental Securities.

But a researcher with a fund company noted that since the production costs for alumina averages between 2,500 yuan to 2,800 yuan per ton, there isn’t much space for further drop in alumina price.

On soft demand and overstocking, alumina price in China has been decreasing since June 2008. Chalco cut alumina price for four times in the second half of 2008, that is, from 4,200 yuan to 3,500 yuan per ton on June 3; from 3,500 yuan to 3,200 yuan per ton on August 1; from 3,200 yuan to 2,900 yuan per ton on October 1; and from 2,900 yuan to 2,600 yuan per ton on November 10.

In early November, Chalco announced to reduce or halt production in provinces of Shandong, Henan, Liaoning and Inner Mongolia by a combined annual capacity of 720,000 tons, or about 18 percent of its total production capacity.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Kinh tế Việt Nam | Leave a Comment »

Tự do cá nhân ở Hà Nội

Posted by adminbasam trên 11/05/2009

globalpost

Tự do cá nhân ở Hà Nội

Do phải đối mặt với một tình trạng gia tăng sử dụng chất ma túy và mại dâm, nên Việt Nam cấm … nhảy?

Matt Steinglass – tạp chí GlobalPost

Ngày 9-5-2009

 

HÀ NỘI — Trên con phố Bùi Thị Xuân ở Hà Nội, các quán karaoke bắt đầu đông nghẹt vào khoảng 9 giờ tối. Những đám đông tuổi xấp xỉ đôi mươi – những chàng trai ăn vận như những thương gia, các cô gái thì sơ mi xa tanh, quần bò chặt cứng và đi giày cao gót – họ lao vút tới trên những chiếc mô tô và khệnh khạng bước vào. Từ những căn phòng bên trong các quán bar này phát ra âm thanh nghèn nghẹt với những bản nhạc bình dân [pop] ủy mị của Việt Nam, và những giọng hát lạc điệu đều đều bị nén lại bởi giàn thiết bị điện tử rẻ tiền.

Thế nhưng sẽ không phải là một ý nghĩ hay nếu như thử nhảy nhót trong một quán karaoke rộng rãi của thành phố này. Chính phủ Việt Nam đang đưa ra đề xuất sẽ cấm hoạt động nhảy nhót kiểu này.

Nếu như một quốc gia phương Tây mà cố cấm đoán nhảy trong những câu lạc bộ có nhiều người lui tới, phản ứng của dân chúng sẽ dễ đoán trước được. Các thanh thiếu niên và những người chủ câu lạc bộ sẽ giận điên lên, và chính phủ sẽ bị nhạo báng. Song ở một xã hội Nho giáo như Việt Nam – nơi mà một đề nghị mới của Bộ Văn hóa và Thông tin [Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch] được đưa ra – mọi chuyện không rõ ràng như ở phương Tây. Bản đề xuất bao gồm một số biện pháp chống lại việc sử dụng ma tuý bất hợp pháp và nạn mại dâm, và đối với nhiều người Việt Nam, ý tưởng cho rằng nhảy nhót trong các quán karaoke sẽ dẫn tới biểu hiện suy đồi có vẻ như hợp lý.

“Có lẽ do là một người Âu châu, bạn hoàn toàn không hiểu được sự khác biệt giữa nhảy nhót ở Việt Nam và ở các quốc gia châu Âu,” theo ông Nguyễn Minh Thuyết, một phó chủ tịch Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. “Ở Việt Nam, một số người dân đi nhảy do họ thích được nhảy, họ nhảy theo một lối có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng trong một số trường hợp họ nhảy cho những mục đích khác.”

Nếu như người dân muốn nhảy, ông Thuyết nói, thì họ cần phải đến một phòng khiêu vũ được cấp phép. Nhảy ở những quán karaoke có khuynh hướng tạo nên một cái vỏ bọc cho những người trẻ tuổi sử dụng các loại thuốc gây nghiện như ecstasy và amphetamine, hay những người đã trưởng thành thuê “những gái nhảy” cho các dịch vụ tình dục.

Ai đó có thể ngạc nhiên là tại sao chính phủ không làm cái việc đơn giản là tích cực hơn nữa truy bắt kẻ sử dụng ma túy và mại dâm, hơn là đi theo dõi việc nhảy nhót. Và quả thực, tại một quán karaoke ở quận Long Biên vào tuần trước, vài khách hàng quen trẻ tuổi người Việt ở đây đã nhận thấy quy định được đề nghị đó là ngớ ngẩn.

“Người dân có thể sử dụng ma túy bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, họ không phải tới các quán karaoke,” theo nhận xét của cô Nguyễn Thu Hà, một học sinh trung học 18 tuổi.

Nhưng giới trẻ không thể đến bất cứ đâu để có hoạt động giải trí, Phạm Thu Huyền, một học sinh ngành thương mại thuộc trường Đại học Hà Nội nói. “Giới trẻ Việt Nam có quá ít nơi để giải trí, cho nên chúng tôi phải tới đây để nhảy,” cô Huyền bộc bạch. “Nếu như nhà nước muốn cấm nó, thì họ cần phải tạo nên những nơi khác cho chúng tôi nhảy. Cứ khi nào chính phủ không kiểm soát được cái gì, là họ lại cấm đoán.”

Đúng là giới trẻ Việt Nam khá là ít có những cơ hội giải trí. Phó chủ tịch ủy ban của Quốc hội, ông Thuyết thừa nhận rằng các chính quyền địa phương đã không chi phí đủ để có các phương tiện thể thao và các trung tâm văn hóa. Khi họ đầu tư vào văn hóa, thì thường theo khuynh hướng bảo thủ, chịu sự kiểm soát từ trên và dành cho mục đícch tuyên truyền. Trong một số hướng đi, giới trẻ Việt Nam ngày nay có những nét tương đồng với giới trẻ phương Tây ở những năm 1950: một sự gia tăng đông đảo chưa từng có trên đất nước này những thanh thiếu niên, thế hệ trẻ đầu tiên được tự do trong việc sử dụng thời gian và tiền bạc của mình, và ít phải suy nghĩ về những gì mình làm. Giống như lớp thanh thiếu niên phương Tây những năm 1950, họ làm cho thế hệ đi trước thấy chướng tai gai mắt bằng những cuộc đua xe (xe tay ga, không phải xe hơi), khiêu vũ điên cuồng và sử dụng ma túy. Thế nhưng không phải ai ai cũng hợp với lối sống của lớp người lười biếng này.

“Trong nhóm tôi không ai sử dụng ma túy,” Nguyễn Việt Thanh, nhân vật đàn anh ở tuổi 35 tại khu vui chơi nhảy breakdance của Hà Nội nói. “Nhóm” của Thanh được xếp thứ sáu trong cuộc thi nhảy breakdance có tên là Battle of the Year của châu Á vào năm ngoái. “Nếu họ sử dụng ma túy, họ không thể nhảy được. Họ nhảy từ 5 giờ chiều tới 10 giờ tối, mỗi hôm năm tiếng đồng hồ.”

Anh Thanh thuê một phòng tập ở ngoại ô Hà Nội, là nơi có một vài nhóm nhảy breakdance địa phương sử dụng như là đại bản doanh cho mình. Cứ mỗi tối, sân tập đông nghẹt những thanh thiếu niên trong đội bóng rổ Kevin Garnett vận áo nịt đen, nhiều người có kiểu tóc được chải xoăn tít để bắt chước kiểu các cầu thủ người Mỹ gốc Phi.

Thanh cho là việc cấm nhảy tại các quán karaoke sẽ không gây nên khác biệt gì nhiều đối với anh. Anh và các bạn của mình tới quán karaoke để hát thôi. Khi họ muốn nhảy, họ tổ chức những cuộc trình diễn hip-hop – thứ mà trong những ngày này, theo anh, đang hoạt động thoải mái.

Trong khi đó, một số người thuộc giới trẻ ở Việt Nam nghĩ rằng lệnh cấm nhảy trong quán karaoke là ý tưởng tốt, ví như ca sĩ 21 tuổi Nguyễn Thanh Huyền, người vẫn biểu diễn ở vài câu lạc bộ quanh Hà Nội.

“Nếu như tôi là một thanh niên bình thường, tôi có thể phản đối quy định này, thế nhưng tôi là một ca sĩ và tôi đã trực tiếp chứng kiến những gì xảy ra trong những quán rượu nhỏ và câu lạc bộ karaoke. Huyền nói. “Tôi nghĩ là nó cần phải bị cấm.”

Có sự đồng cảm lan rộng ở Việt Nam cho ý tưởng rằng chính phủ cần phải giúp cho người dân kiềm chế những bản năng xấu nhất trong con người họ. Tạ Thúy Minh, 25 tuổi, người dẫn những chương trình trò chuyện nổi tiếng có tên là “Vân Tay” trên đài truyền hình Việt Nam, đã không đồng ý với lệnh cấm nhảy này, song cô nói rằng các giải pháp khác của bản quy chế, như là duy trì một quy định về thời gian đóng cửa lúc nửa đêm cho các quán rượu, câu lạc bộ karaoke và phòng nhảy, là khôn ngoan.

“Ở Việt Nam có những khác biệt so với các nước phương Tây. Hầu hết những người trẻ tuổi sống với cha mẹ,” Minh nói. “Người ta đóng cửa các sàn nhảy giành cho giới trẻ trước nửa đêm vì đó là lúc họ phải về nhà.”

“Tôi tán thành với bản quy định này,” theo lời người quản lý của một trong những câu lạc bộ karaoke “kiểu gia đình” trên phố Bùi Thị Xuân, nơi mà những khách tới hát đã thuần hơn. (Anh từ chối cho biết tên khi nhận xét về quy định của chính quyền, thậm chí cả khi anh đã tán thành nó.) “Nếu như anh cho phép nhảy trong các phòng hát karaoke, thì sẽ tạo nên những cảnh không lành mạnh, như chuyện giới trẻ sử dụng ma túy chẳng hạn.”

Trong một căn phòng trên gác, một nhóm các nhân viên đến từ công ty máy tính và truyền thông FPT đang có một cuộc liên hoan sinh nhật. Giám đốc Phạm Anh Tuấn, 35 tuổi, cho rằng bản quy định là một ý tưởng hay.

“Bản quy định cần phải rất rõ ràng để phân biệt những người làm việc ở các văn phòng công sở tới để hát kaoraoke và giải tỏa căng thẳng với những người tới quán karaoke chỉ để nhảy nhót,” anh Tuấn nói.

Thế rồi anh đã tự nguyện làm người có lẽ có cách giải thích ngắn gọn nhất cho khuynh hướng của dân chúng trong một xã hội Nho giáo như Việt Nam khi ủng hộ loại quy định này.

“Nếu như chính phủ đưa ra bản quy định này,” anh Tuấn nói, “thì nhân dân cần phải tuân theo nó.”

———-

 

globalpost

Footloose in Hanoi

Faced with a rise in drugs and prostitution, Vietnam bans …. dancing?

By Matt Steinglass – GlobalPost

Published: May 9, 2009 13:21 ET

HANOI — On Bui Thi Xuan street in Hanoi, the karaoke bars start to fill up around 9 p.m. Crowds of 20-somethings — the boys in business clothes, girls in satin shirts, tight jeans and high heels — hop off of motorbikes and sashay in. From the rooms inside comes the muffled sound of syrupy Vietnamese pop, and the drone of off-key voices muffled by thick reverb.

But it’s not a good idea to try dancing in one of the city’s thumping karaoke bars. The Vietnamese government is proposing to ban it.

If a Western country tried to ban dancing at popular clubs, the reaction would be predictable. Teenagers and club owners would be furious, and the government would be ridiculed. But in a Confucian society like Vietnam — where a new decree proposed by the Ministry of Culture and Information would make dancing at karaoke bars illegal — things aren’t quite so clear. The decree includes several measures to combat illegal drug use and prostitution, and for many Vietnamese, the idea that dancing in karaoke bars leads to vice seems logical.

“Maybe as a European, you don’t fully understand the difference between dancing in Vietnam and in Western countries,” said Nguyen Minh Thuyet, a National Assembly deputy who leads the Committee on Culture, Education and Youth. “In Vietnam, some people go dancing because they love to dance, they dance in a healthy way. But in some cases they dance for other purposes.”

If people want to dance, Thuyet says, they should go to a licensed discotheque. Dancing at karaoke bars tends to be a cover for kids using ecstasy and amphetamines, or adults hiring “dancers” for sexual services.

One might wonder why the government does not simply pursue drug use and prostitution more aggressively, rather than go ing after dancing. And indeed, at a karaoke bar in the Long Bien district last week, several young Vietnamese patrons found the proposed decree absurd.

“People can use drugs anywhere, anytime, they don’t have to go to karaoke bars,” said Nguyen Thu Ha, an 18-year-old high school student.

But young people can’t go just anywhere for entertainment, said Pham Thu Huyen, a 19-year-old business student at Hanoi University. “Vietnamese young people have so few places for entertainment, so we have to come here to dance,” Huyen said. “If the government wants to ban it, they should create other places for us to dance. When the government cannot control something, they ban it.”

It’s true that Vietnamese youth have relatively few recreational opportunities. Assembly deputy Thuyet acknowledges that local governments fail to put enough money into sports facilities and cultural centers. When they do invest in culture, it tends to be staid, top-down and propagandistic. In some ways, Vietnam’s youth today resemble Western youth in the 1950s: a large bulge of teenagers, the first young generation ever in their country with free time and money to spend, and little idea what to do with it. Like Western teenagers in the 1950s, they scandalize their elders with drag-racing (motor scooters, not cars), frenzied dancing and drugs. But not everyone fits into this slacker generation framework.

“Nobody in my crew uses drugs,” said Nguyen Viet Thanh, the 35-year-old elder statesman of Hanoi’s breakdancing scene. Thanh’s “crew” placed sixth at last year’s breakdancing Battle of the Year in Asia. “If they use drugs, they can’t dance. They dance from 5 p.m. to 10 p.m., five hours a day.”

Thanh rents a gym in a southern neighborhood of Hanoi that several local breakdancing crews use as a headquarters. Every evening, the gym fills up with teenagers in Kevin Garnett basketball jerseys, many with their hair teased into tight curls to mimic African-American styles.

Thanh said the ban on dancing in karaoke bars wouldn’t make much difference to him. He and his friends go to karaoke bars to sing. When they want to dance, they organize hip-hop shows — which these days, he said, is easy to do.

Meanwhile, some of Vietnam’s young people think the karaoke dancing ban is a good idea, such as 21-year-old singer Nguyen Thanh Huyen, who performs at several clubs around Hanoi.

“If I were an ordinary young person I might be against the decree, but I’m a singer and I have directly witnessed the things that go on in small bars and karaoke clubs,” Huyen said. “I think it should be banned.”

There is widespread sympathy in Vietnam for the idea that the government should help people restrain their worst instincts. Ta Thuy Minh, 25, who hosts the pop celebrity talk show “Van Tay” (“ Fingerprint ”) on Vietnamese TV, disagreed with the ban on dancing, but she said the decree’s other measures, like maintaining a midnight closing time for bars, karaoke clubs and discos, made sense.

“In Vietnam it’s different from Western countries. Most young people live with their parents,” Minh said. “People shut down the disco before midnight for young people because that’s time to go home.”

“I agree with the decree,” said the manager of one of Bui Thi Xuan street’s “family” karaoke clubs, where activities are more tame. (He declined to give his name when commenting on government policy, even though he agreed with it.) “If you allow dancing in karaoke rooms, it will create unhealthy situations, like young people using drugs.”

In a room upstairs, a group of workers from the computer and IT firm FPT were having a birthday party. Manager Pham Anh Tuan, 35, said the decree was a good idea.

“The decree should be very specific in distinguishing people from offices who go to karaoke to sing and relieve stress from people who go to karaoke just to dance,” Tuan said.

Then he volunteered perhaps the most concise explanation for the tendency of people in a Confucian society like Vietnam’s to support this sort of decree.

“If the government releases this decree,” Tuan said, “people should obey it.”

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật, Văn hóa | Leave a Comment »

K.Marx dưới con mắt của một trí thức Đông Âu

Posted by adminbasam trên 10/05/2009

K.Marx dưới con mắt của một trí thức Đông Âu

Kornai János

Trình bày tại Đại học Kanagawa, Yokohama, 6-12-2009*

Dẫn nhập[1]

Tôi e rằng tất cả những gì có thể nói về Karl Marx đã được viết cả rồi. Hàng ngàn bài báo, bài nghiên cứu và hàng trăm cuốn sách đã được xuất bản trong đó có thể thấy đủ mọi thứ từ ca tụng cuồng nhiệt, phân tích khách quan, đến căm thù giận dữ. Cái tôi có thể thêm vào kho tài liệu mênh mông này chỉ là quan điểm cá nhân mà từ đó tôi xem xét công trình của Marx. Tôi là một người Hungary, một người Đông Âu, sinh năm 1928, tôi bắt đầu trở thành người lớn vào cuối Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Những diễn biến lịch sử lớn đã gây những ấn tượng sâu sắc lên tư duy của tôi: chiến tranh tàn phá đất nước chúng tôi, Holocaust (vụ tàn sát hàng loạt [người Do thái]), giải phóng khỏi ách thống trị Nazi, đảng cộng sản lên nắm quyền với hệ thống xã hội chủ nghĩa của nó, cách mạng Hungary 1956 và việc đánh gục nó, sự khôi phục hệ thống xã hội chủ nghĩa, các cuộc cải cách trong các năm 1960 về chủ nghĩa xã hội thị trường và chủ nghĩa xã hội với khuôn mặt người và sự thất bại của chúng, sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa và sự trở lại của hệ thống tư bản chủ nghĩa, nền dân chủ thế chỗ cho chế độ độc tài, và khủng hoảng tài chính và kinh tế hiện nay. Chỉ chúng tôi, những người sống ở Đông Âu và bây giờ vào tuổi bảy tám mươi, có thể nói rằng chúng tôi đã đích thân trải nghiệm, không phải một vài lần mà tám lần, những thay đổi hệ thống, những sự biến đổi vĩ đại, hay chí ít các bước ngoặt đột ngột tiến và lùi, rẽ sang và quay lại của chế độ chính trị có nghĩa là gì. Đối sánh chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội, so sánh các đặc tính của hai loại hệ thống này, những biến đổi vĩ đại: đấy là những thay đổi có tầm quan trọng lịch sử thế giới mà Marx quan tâm nhất và cố thử để hiểu. Chúng tôi, tuy vậy, không chỉ quan tâm đến chúng về mặt trí tuệ – chúng tôi đã trải nghiệm những thay đổi đó. Có lẽ lượng kinh nghiệm sống này, chứ không phải khả năng phân tích đặc biệt nào đó, khiến cho tôi có thể thêm nét đặc sắc nào đó vào kho tàng tài liệu lớn và có giá trị về Marx.[2]

Khi các vị chủ nhà Nhật mời tôi trình bày báo cáo này, họ nhấn mạnh rằng có hai sự kiện gắn với nhau. Một là có một hội thảo chuyên môn về Karl Marx, và báo cáo của tôi sẽ được trình bày trong khuôn khổ hội thảo đó. Sự kiện khác là Đại học Kanagawa kỷ niệm tám mươi năm thành lập. Khi họ biết rằng năm nay các nhà kinh tế học Hungary đã mừng sinh nhật lần thứ 80 của tôi, tức là chính xác tôi cùng tuổi với đại học của họ, có lẽ hợp nếu tôi có thể tham gia lễ kỷ niệm thành lập với báo cáo của mình. Đó là một niềm vinh hạnh lớn và tôi rất cảm ơn các vị chủ nhà đã mời. Tôi chào mừng các bạn nhân dịp sinh nhật này với những lời chúc nồng nhiệt và với sự đồng cảm của một người 80 tuổi.

Bởi vì bản thân lời mời có tính chất cá nhân, có lẽ có thể chấp nhận được, nếu giọng bài trình bày của tôi mang tính chủ quan. Tôi không truyền đạt lập trường tập thể loại nào đó của các trí thức Đông Âu, mà tôi kể chuyện cá nhân của chính mình. Cuộc sống của mỗi cá nhân là đơn nhất và khác với cuộc sống của mọi người khác. Thế nhưng, tôi có thể nói thêm rằng từ nhiều khía cạnh câu chuyện của riêng tôi có tính điển hình. Nếu không phải là toàn bộ đường đời của tôi, nhưng các pha khác nhau của nó có thể đại diện cho các pha tương tự của cuộc sống của nhiều người khác. Khi hồi ký tự sự của tôi, cuốn Bằng sức mạnh tư duy, được xuất bản, nhiều người tìm đến và nói với tôi rằng đọc ký sự cá nhân của tôi về một giai đoạn hay giai đoạn khác họ nhận ra câu chuyện của chính họ.[3] Tôi hy vọng điều này cũng đúng hôm nay, khi tôi kể về: quan hệ của tôi đã như thế nào với những tư tưởng của Marx trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời riêng của tôi (và của lịch sử mà đã ảnh hưởng rất lớn đến đời tôi).

Tôi chỉ lựa ra vài tư tưởng trong sự nghiệp vô cùng phong phú của Marx. Chỉ để trình bày những nhận xét riêng của tôi liên quan đến mỗi tư tưởng này thực ra cũng cần đến một hai tiểu luận, thế mà trong khung khổ hiện tại tôi chỉ có nhiều nhất vài phút cho mỗi ý đó. Vì thế tôi không thể đưa ra những lập luận phân tích chi tiết. Tôi hy vọng rằng thể loại được chọn – tường thuật câu chuyện chủ quan về mối quan hệ của tôi với công trình của Marx – sẽ cho phép việc thảo luận các đề tài lớn với nhịp độ rất cao.

Cái gì thu hút tôi đến với Marx…

Tôi đã là một cậu bé, một con mọt sách. Thực sự tôi đã đọc ngiến ngấu không chỉ những kiệt tác văn học, mà cả các tác phẩm triết học và lịch sử nữa, nhưng trước 1945 tôi đã chẳng đọc một bài viết nào của Marx cả. Ở nhà, trong gia đình khá giả, đã chẳng có ai, ở trường, nơi người ta dạy con em của giới trung lưu, cũng đã chẳng có ai giới thiệu cho tôi một tác phẩm Marxist nào. Thế mà, một vài năm sau tôi đã tự nhận là một người Marxist có ý thức.

Cái gì đã gây ra sự thay đổi nhanh chóng này và đã thu hút tôi vô cùng mạnh mẽ đến với Marx?

Trong thời dậy thì nhạy cảm nhất của mình, đầu tiên tôi đối mặt với các luật phân biệt đối xử với người Do Thái, sau đó là những trải nghiệm nhục nhã của sự săn đuổi, sự ẩn náu, trốn chạy, khiếp sợ. Khi cuộc bao vây Budapest chấm dứt, chẳng bao lâu trở nên rõ ràng là, họ đã đưa cha tôi đi Auschwitz và ông bị giết ở đó, còn anh cả tôi đi nghĩa vụ lao động thì không trở về. Ngần ấy tôi đã hiểu từ việc học lịch sử và từ những trải nghiệm cá nhân rằng chế độ Hitler và những kẻ đồng lõa Hungary của nó đã kéo chúng tôi vào chiến tranh và diệt chủng. Nhiều đảng đã hình thành, và tôi rất nhanh chóng trở thành người ủng hộ đảng cộng sản. Ý nghĩ đầu tiên hướng tôi tới đó là: đảng cộng sản là đảng duy nhất, bất chấp rủi ro bị truy bắt, đã kiên định đấu tranh suốt hàng thập kỷ chống lại chế độ Horthy – chế độ đã liên minh với Hitler và sau đó đã đưa sự cai trị Nazi vào Hungary. Họ đã là những người chống phát xít kiên định nhất. Chỗ của tôi là ở trong hàng ngũ của họ. Vì thế tôi đã gia nhập, chứ không phải vì cương lĩnh cải biến xã hội xã hội chủ nghĩa của họ đã cổ vũ, cương lĩnh mà khi đó tôi ít biết đến và bản thân những người cộng sản cũng ít nói tới.

Sau đó khi tôi bắt đầu đi dự các buổi họp và thuyết trình của phong trào thanh niên do đảng cộng sản lãnh đạo, tôi bắt đầu đọc các cuốn sách mỏng do đảng phát hành. Tôi có thiện cảm với hệ tư tưởng của đảng, các tư tưởng xã hội chủ nghĩa có vẻ thuyết phục. Chưa đầy một năm sau giải phóng tôi đã đến với Marx như vậy. Tôi mười tám tuổi, khi lần đầu cầm cuốn Tư bản luận (bằng tiếng Đức, vì khi đó vẫn chưa có bản dịch ra tiếng Hungary) trong tay, và cùng với bạn thân nhất của mình chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng từng dòng một và ghi chép rất chi tiết.

Tôi dừng lại ở đây một chút để lưu ý bạn đọc về thứ tự thời gian. Không phải kinh nghiệm trí tuệ đã cho tôi, một con mọt sách trẻ, cú hích khởi động đầu tiên đến với Marx, mà đầu tiên là sự tiếp cận chính trị, sự tham gia vào hoạt động của đảng cộng sản, và sau đó mới là ảnh hưởng của việc đọc sách, đọc tác phẩm của Marx. Tôi đã không bắt đầu với việc lựa chọn Marx giữa các trào lưu tư tưởng khác nhau, giữa các trường phái kinh tế học hay triết học khác nhau. Tôi đã bắt đầu với việc lựa chọn đảng cho bản thân mình giữa các phong trào chính trị, các đảng và các hệ tư tưởng khác nhau, và đảng cộng sản đã đặt các công trình của Marx lên bàn của tôi.

Tôi có thể liệt kê dài dài về những đặc điểm mà Tư bản luận đã có ảnh hưởng mạnh nhất khi đó lên tôi, nhưng bây giờ ở đây tôi chỉ lựa ra vài điểm trong số đó.

Việc đọc càng tiến triển tôi càng mê logic sắc sảo, dòng suy nghĩ và lập luận chặt chẽ, việc sử dụng khái niệm chính xác của tác phẩm. Ngay từ khi còn rất trẻ tôi đã có tính mà các thành viên gia đình và các cộng sự của tôi chế nhạo là “cuồng ngăn nắp”. Tôi khó lòng chịu nổi sự lộn xộn, lang thang trong các bài viết hay bài nói nghiêm túc, thậm chí trong cả các cuộc trò chuyện không gò bó. Marx đã ngay lập tức chinh phục tôi với cấu trúc lập luận sáng sủa, trong sáng, với các khái niệm sắc bén. Chỉ rất lâu sau tôi mới biết các tác phẩm đã chuyển hóa một số phần của lâu đài trí tuệ đồ sộ của Marx sang ngôn ngữ mô hình toán học. Thí dụ các nhà kinh tế học Hungary Bródy (1969) và nhà kinh tế học Nhật Bản Morishima (1973) đã diễn đạt lý thuyết tái sản xuất của Marx bằng các mô hình input-output, nhà kinh tế học Mỹ Roemer (1986) đã sử dụng cả các công cụ tiêu chuẩn của kinh tế học vĩ mô dòng chủ lưu để diễn đạt lại kinh tế học chính trị của Marx. Việc sử dụng ngôn ngữ toán học nghiêm ngặt của các nhà lập mô hình được dễ dàng bởi vì Marx đã trình bày nguyên liệu tư duy ban đầu (thí dụ lý thuyết tái sản xuất) theo một trật tự có logic, cố gắng dùng các định nghĩa chính xác ngay từ đầu.

Nếu không phải ngay từ lần đọc đầu tiên, thì muộn hơn, khi tôi đã đọc khá nhiều và đã học được từ công trình của các tác giả Marxist, còn một hiện tượng nữa đã có tác động lớn đối với tôi. Tôi đã có cảm tưởng, rằng một nhà Marxist có trong tay một chìa khóa có thể mở mọi cánh cửa. Nhà Marxist có một bộ máy phân tích và một hệ thống khái niệm mà sức mạnh giải thích của nó là vạn năng. Bất luận đó là đánh giá một sự kiện lịch sử, một vấn đề kinh tế hay một buổi biểu diễn vừa xem xong, trong tay nhà Marxist có các công cụ mà với chúng có thể giải quyết vấn đề phân tích. Điều này tạo cảm giác tự cao trong ông ta. Có thể là X. Y. biết giai đoạn ban đầu của chủ nghĩa tư bản một cách chi tiết bởi vì anh ta đã bỏ hàng năm ra nghiên cứu tỷ mỷ, nhưng anh ta không phải là nhà Marxist, còn tôi là, và vì thế tôi hiểu thời kỳ lịch sử này đúng hơn. Có thể nhà mỹ học N. N. có khiếu thẩm mỹ văn học chắc chắn hơn, và là chuyên gia về kịch, nhưng anh ta không phải là nhà Marxist, còn tôi là, và vì thế tôi nhận ra đúng hơn các giá trị đích thực và những thiếu sót của vở kịch.

Các trí thức trẻ thèm khát loại giải thích thế giới chung nào đó. Có người tìm thấy lời giải thích tổng quát trong niềm tin vào Chúa, hay có lẽ trong một tôn giáo nào đó. Ngày nay nhiều nhà kinh tế học hay nhà khoa học xã hội khác được đào tạo một cách hiện đại cho rằng có thể tìm thấy lời giải thích cho mọi hành động con người và sự kiện xã hội trong lý thuyết quyết định duy lý. Đối với tôi nhu cầu mạnh mẽ về công cụ giải thích vạn năng đã được chủ nghĩa Marx thỏa mãn, chính xác hơn là loại chủ nghĩa Marx mà các nhà Marxist sống trong môi trường trí tuệ của tôi khi đó đã coi là của mình và đã sử dụng. Tôi không nghĩ đến những kẻ không chuyên tầm thường, mà nghĩ đến những đồng bào của mình, như Lukács György, nhà triết học, hay Varga Jenő nhà kinh tế học – đều là những người nổi tiếng thế giới trong ngành của mình. Tôi đã cảm thấy rằng, tôi càng hiểu biết Marx và các môn đồ xuất sắc của ông cặn kẽ hơn, thì tôi càng có thể nắm chắc hơn chiếc chìa khóa mở mọi cánh cửa.

Trong số các lực lôi cuốn, tôi nhắc đến cái thứ ba, tuy thực ra nó tác động song trùng với hai lực kia: sự cam kết đầy nhiệt huyết của Marx với những người bị áp bức, bị bần cùng cũng đã tác động sâu sắc đến tôi về mặt tình cảm. Số phận run rủi là, năm 1944, năm cuối cùng của chiến tranh đã tách tôi khỏi sự tiện nghi của một gia đình trung lưu. Trong vài tháng tôi đã làm công việc chân tay nặng nhọc trong một nhà máy gạch. Những công nhân khác đã thân thiện tiếp nhận một thanh niên gầy gò, nhưng chăm chỉ. Tôi đã đến thăm nhà của họ, và dù muốn hay không tôi đã không thể không so sánh căn hộ quen thuộc, rộng rãi, thanh lịch của chúng tôi với nhà ở chật chội của họ, thức ăn sung túc ở nhà với thức ăn ít ỏi của họ. Hình thành và từ đó vẫn sống trong tôi ý thức đoàn kết. Tư bản luận đã là sách đọc cảm động về khía cạnh này nữa, vì trong đó có sự kết hợp không thể tách rời của sự phân tích kinh tế học lạnh lùng, cảm giác con người nồng ấm và sự phẫn nộ đối với bóc lột.

… và cái gì đã làm tôi vỡ mộng với các tư tưởng của Marx

Bây giờ tôi nhảy qua thời gian. Ở trên tôi kể về các năm đầu sau chiến tranh, tôi đã thử nhớ lại bức chân dung trí tuệ của mình khi đó. Khi thời gian trôi đi, tôi đã nắm vững nhiều và nhiều hơn những giáo huấn của Marx và các môn đồ của ông – và cho đến 1953, đến khi Stalin chết, rồi đến các năm đầy bão tố, đánh dấu điểm ngoặt trong đời sống của các đảng cộng sản và các nước dưới sự cai trị của các đảng đó. Chúng cũng tạo ra điểm ngoặt trong tư duy của tôi.

Bước ngoặt bây giờ cũng chẳng bắt đầu trên bình diện trí tuệ, thí dụ giả như tôi đã đọc các tác phẩm phê phán các học thuyết của Marx. Không phải sự phê phán được xuất bản trong các sách hay các tạp chí đã thuyết phục tôi, rằng Marx đã nhầm về những vấn đề cơ bản. Hoàn toàn là các tác động khác đã làm lung lay – không phải hệ thống tư duy mà tôi đã xây dựng một cách vững chắc cho đến khi đó, mà làm lung lay niềm tin của tôi. Tôi đã gặp một đồng nghiệp già, một người cộng sản từ xưa, người đã bị tù và bị tra tấn tuy đã chẳng phạm tội gì. Cho đến thời điểm đó tôi đã không biết, rằng bằng tra tấn cảnh sát mật chính trị nhân danh các tư tưởng cộng sản đã buộc các tù nhân thú nhận tội giả, theo lệnh trực tiếp của các lãnh đạo tối cao. Nền tảng đạo đức của lòng tin của tôi sụp đổ. Nếu điều này có thể được làm nhân danh đảng cộng sản, thì ở đây hẳn phải có tai họa lớn khác!

Nhìn lại tôi thấy rằng trước bước ngoặt này đã hình thành một cơ chế tự vệ đặc biệt trong đầu óc tôi. Tôi đã tin vào các tư tưởng cộng sản không chỉ bằng trí tuệ, mà bằng cả tấm lòng và trái tim, và vì thế đã hình thành các hàng rào bảo vệ ngăn cản sự thâm nhập của các tư tưởng xa lạ với chủ nghĩa Marx và các học thuyết xã hội chủ nghĩa. Một tác phẩm tranh luận với Marx có đến với tôi cũng vô ích. Tôi không coi nó ra gì, tôi gạt bỏ nó, cho rằng đấy là tiếng nói đầy thành kiến của kẻ thù. Tôi cảm thấy mình được miễn thứ khỏi phải so đọ các tư tưởng có thể được tôi chấp nhận với các tư tưởng đối lập. Trạng thái tâm thần này không chỉ đặc trưng cho những người cộng sản vững tin, mà ít nhiều cũng đặc trưng cho những người cuồng tín khác nữa.[4] Biện lý hay thẩm phán của tòa dị giáo, viên chức của tổ chức khủng bố phái những kẻ đánh bom liều chết, người truyền giáo, người thuyết giáo theo thuyết chính thống, hay một chính trị gia vững tin có sức thu hút quần chúng có thể là người có học thức và thông minh, có thể có khả năng trí tuệ cao, nhưng niềm tin cuồng tín riêng của họ gạt bỏ các lý lẽ đối lập khỏi suy nghĩ của họ. Họ không thể được thuyết phục bằng bất cứ lý lẽ duy lý, điềm tĩnh nào cho đến khi những trụ đỡ đạo đức của niềm tin đó còn vững chắc trong tâm khảm họ.

Khi nền tảng đạo đức đột ngột sụp đổ dưới chân tôi, thì cùng lúc các cửa cống mở ra, và dòng các tư tưởng phê phán tràn vào. Ở đây tôi lại dừng lại một chút để lưu ý bạn đọc về bài học của câu chuyện của riêng tôi. Lại lần nữa đã có cái gì đó đi trước bước ngoặt trí tuệ hiểu theo nghĩa hẹp. Sự kiện đi trước lần này không xảy ra trên bình diện chính trị, mà trên bình diện đạo đức. Một khi các cửa cống đã mở, tôi đã cởi mở trước các lý lẽ. Từng mục một, tôi đối sánh những tư tưởng và các phương pháp Marxist mà tôi đã biết trước đây với sự phê phán mà tôi mới biết. Các ý tưởng mới thâm nhập vào tôi, và đột nhiên tôi cũng trở nên phê phán trên bình diện trí tuệ nữa. Tôi bắt đầu đối mặt với các vấn đề mà trước kia tôi luôn xua đuổi tuy chúng vẫn lởn vởn đâu đó ở bên rìa suy nghĩ của tôi.

Thời đó tôi là một nhà báo viết về đời sống kinh tế. Nhiều lần tôi đã bắt gặp những hiện tượng trái khoáy: hàng trăm loại thể hiện của sự lãng phí, vô kỷ luật, chất lượng kém, sự thiếu hụt. Toàn những vấn đề mà kinh tế học chính trị của Marx chẳng cung cấp cho tôi loại công cụ nào để phân tích. Đây là kinh tế học loại gì mà lại chẳng có nội dung đáng kể nào về các vấn đề hiển nhiên mang tính kinh tế này? Tai họa không phải là nó đưa ra các câu trả lời sai cho những câu hỏi này, mà là nó chẳng thèm nêu ra chúng. Tôi bắt đầu nghiên cứu nghiêm túc và học các lý thuyết khác kình địch với lý thuyết của Marx, và đột nhiên thấy một thế giới trí tuệ mới mở ra trước mắt mình. Chúng đề cập, đúng hay tồi, đến các vấn đề thực sự là các vấn đề rõ ràng còn bỏ ngỏ của cuộc sống kinh tế hoạt động xung quanh tôi. Đúng là một phần các vấn đề do chúng thảo luận chỉ nảy sinh trong các điều kiện của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng chúng cũng thảo luận một cách có hệ thống các vấn đề chung nữa (thí dụ, tính hiệu quả, hay các khía cạnh của sản xuất và nhu cầu, các vấn đề của mối quan hệ cung và cầu), mà các vấn đề đó cũng không kém quan trọng trong hoàn cảnh kinh tế xã hội chủ nghĩa so với chủ nghĩa tư bản.

Những nghi ngờ của tôi cũng nổi lên liên quan đến những luận đề lý thuyết mà Marx và các môn đồ của ông đã không bỏ qua, ngược lại được đưa ra sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng. Tôi chỉ nêu một thí dụ, những khẳng định của Marx được trích dẫn nhiều lần về sự tích tụ nghèo khổ. Nói về “quy luật chung về sự tích tụ tư bản” Marx khẳng định: “Sự tích tụ của cải ở một cực, vì thế, đồng thời là sự tích tụ nghèo khổ, lao động thống khổ, nô lệ, ngu dốt, tàn bạo và sự thoái hóa đạo đức, ở cực bên kia…” (Tư bản luận, I, (1867) [1967] trang 645). Các môn đồ của Marx thường nói về sự nghèo khổ tương đối và tuyệt đối của giai cấp lao động – và điều này không mâu thuẫn với gợi ý của câu trên. Ngược với khẳng định này, không chỉ những cảm nhận hời hợt thu được qua các cuộc du ngoạn nước ngoài, mà tất cả các số liệu thống kê đáng tin cậy cũng chứng minh rằng mức sống trung bình của những người sống bằng sức lao động của mình ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển trong một thế kỷ đã tăng lên rất đáng kể. (Trong khi đó tất nhiên không thể chối cãi là ở đó sự nghèo khổ cũng chẳng biến mất đi). Đây không phải là một sự hiểu lầm nhỏ nhặt, không phải là một sự nhầm lẫn có thể dễ sửa. Luận đề tiên đoán sự bần cùng hóa của giai cấp vô sản có vai trò cốt yếu trong việc rút ra kết luận cuối cùng của dòng tư duy Marxian. Giả như đúng là sự bần cùng tăng liên tục, và trở thành hàng loạt, thì sự giận dữ của hàng triệu người đã quét sạch chủ nghĩa tư bản từ lâu rồi.

Tôi đã tiến triển liên tục trong tìm hiểu sự phê phán các học thuyết Marxian, và quá trình học này kéo dài nhiều năm. Ngày càng nhiều luận đề – đóng vai trò quan trọng trong lý thuyết kinh tế học Marxian – trở thành không thể chấp nhận được đối với tôi. Cuối cùng tôi đã đạt đến điểm để bác bỏ học thuyết giá trị lao động cùng với việc làm quen với các lý thuyết giải thích tốt – và với nhịp độ tiến triển của việc nghiên cứu ngày càng giải thích tốt hơn – sự vận động thực tế của giá cả, lương, các chi phí, và lợi nhuận.[5]

Trách nhiệm trí tuệ đối với hệ thống xã hội chủ nghĩa

Hãy quay lại những năm ngay trước cách mạng Hungary 1956. Từ một người xây dựng xã hội chủ nghĩa nhiệt thành và ngây thơ trước kia, kể từ giữa các năm 1950 tôi đã trở thành nhà phê phán gay gắt – và ngày càng gay gắt hơn – đối với hệ thống.

Các thành viên của thế hệ tôi đã trải qua sự biến đổi tư tưởng không phải với cùng nhịp độ và với cùng hình thức. Có người ngay lập tức vứt bỏ quan niệm cũ, có người chỉ từng bước một, bảo vệ từng mẩu tư tưởng khỏi sự hủy diệt. Có người, tự mình bắt đầu cải cách tư tưởng của mình từ sớm, và có người trì hoãn và chỉ sau nhiều thập kỷ mới bắt đầu. Nhưng rốt cuộc các tấn kịch lịch sử vĩ đại, mà họ đã cùng trải nghiệm, đã tạo ra sự biến đổi tư tưởng của cả nhóm trí thức này và của mọi thành viên của nó.[6] Đối với những trí thức khởi đầu như các nhà Marxist và cộng sản vững tin thì sự kiện choáng váng là cách mạng Hungary 1956 và sự đàn áp đẫm máu, rồi đến phong trào Mùa xuân Praha năm 1968 và sự đè bẹp nó, sau đó là phong trào Đoàn Kết ở Ba Lan và những cuộc bắt bớ và ban bố tình trạng khẩn cấp kế tiếp. Những sự nghi ngờ ngày càng mạnh ngay cả trong những người cố thử giữ gìn dù cho chỉ một mẩu thế giới quan một thời của họ. Câu hỏi giày vò chúng tôi là một trong những câu hỏi cơ bản của thế kỷ 20: thực ra hệ thống mà người ta gọi là “chủ nghĩa xã hội hiện tồn” là loại hệ thống gì? Liệu nó có đi cùng một cách không tránh khỏi với nhiều đau khổ mà chúng ta đã phải chịu đựng, từ nạn đói, sự lạc hậu kỹ thuật, đến thiếu hụt kinh niên, từ bóp nghẹt tự do tư duy đến sự khủng bố tàn bạo của cảnh sát và Gulag hay không? Hay tất cả những kinh nghiệm đau xót này chỉ là sự méo mó do việc thực hiện tồi một cách tội lỗi gây ra, chứ thực ra chẳng liên quan gì đến Marx, đến học thuyết của ông và đến cương lĩnh hành động mà ông công bố?

Diễn đạt theo cách khác: Marx có chịu trách nhiệm không về những gì đã xảy ra ở Liên Xô của Lenin, Stalin, Khrushev và Brezhnev, ở Trung Quốc của Mao và ở các nước cộng sản khác do các học trò của họ cai trị?

Nhiều người đã diễn toàn bộ câu chuyện trong trí tưởng tượng của mình: giả như nếu với cùng thân thể và tâm hồn thời xưa của ông, giả như ông không sống vào thời đó, mà đã sống trong thế kỷ 20, thí dụ ở Budapest, thì Marx đã ứng xử thế nào? Có thể phỏng đoán rằng ông đã bắt đầu như một người cộng sản, nhưng tinh thần phản kháng của ông mau chóng kéo ông vào hàng ngũ những người chống lại chế độ cộng sản. Có lẽ ông phải vào trại tập trung trong các năm 1950, nhưng thoát ra được, ông đã tham gia các cuộc tranh luận trí tuệ hồi hộp trước và chuẩn bị tinh thần cho cách mạng 1956. Chắc ông đã ở giữa các nhà cách mạng khi đó, và nếu tránh được làn sóng bắt bớ sau đó, thì chắc ông đã xuất bản chui những phê phán của mình với dọng châm chọc chua cay chống lại nền kinh tế kiểu Soviet. Đây là một dòng suy nghĩ lý thú, trong trí tưởng tượng nó miễn thứ cho Marx, cho con người, cho tính cách rất đặc trưng đối với ông, và khính trọng lòng dũng cảm và lòng trung thành với nguyên tắc của ông. Nhưng đồng thời nó cũng lảng tránh câu hỏi thực sự xác đáng được nêu ra ở trước: quan hệ giữa những tư tưởng lý thuyết của Marx và thực tế lịch sử của hệ thống xã hội chủ nghĩa là gì? Trong phép xấp xỉ đầu tiên, tôi sẽ thử trả lời một cách ngắn gọn: hệ thống xã hội chủ nghĩa (không phải loại hệ thống không tưởng đẹp đẽ trong trí tưởng tượng, mà là hệ thống đã tồn tại mà trong đó bản thân tôi đã sống) đã thực hiện kế hoạch của Marx.

Tôi biết rằng nghe câu chắc nịch này nhiều người sẽ sửng sốt, có lẽ cả một số người ngồi đây nữa. Nhưng tôi vẫn nhắc lại. Theo niềm tin của tôi, khẳng định đó là đúng và có thể được hậu thuẫn bằng những sự thực kinh nghiệm lịch sử, rằng cái đã hình thành sau 1917 trong khu vực cộng sản của thế giới, và đã tồn tại đến 1989, về cơ bản đã thực hiện cái mà Marx đã coi là hệ thống xã hội chủ nghĩa sẽ hình thành như cái đối lập của chủ nghĩa tư bản.

Cái nhân cốt lõi của dòng tư duy Marxian là sở hữu tư nhân đặc trưng cho các mối quan hệ sở hữu của chủ nghĩa tư bản. Để xóa bỏ chủ nghĩa tư bản phải chuyển tư liệu sản xuất thành công hữu. Chừng nào sở hữu tư nhân còn chiếm ưu thế, thì thị trường điều phối sự hợp tác con người, sự trao đổi tài sản, sự phân bổ lực lượng sản xuất. Thị trường là nhà điều phối hoạt động không tốt, thị trường rắm rối, không rõ ràng, hỗn loạn. Sở hữu công sẽ cho phép phân bổ lực lượng sản xuất và rốt cuộc lao động con người trở nên minh bạch, rõ ràng và có kế hoạch.

Tôi đưa ra vài trích dẫn để hậu thuẫn cho những điều mà tôi nhắc đến ở trên đúng là các tư tưởng riêng của Marx (chứ không chỉ là các tư tưởng Marxian có lẽ do những môn đồ của ông đã pha loãng hay đã hiểu nhầm chúng). Tôi trích Tư bản luận: “Độc quyền tư bản trở thành xiềng xích của chính phương thức sản xuất đã nảy sinh và thịnh vượng với nó và dưới nó… Giờ tận số của sở hữu tư nhân tư bản đã điểm. Những kẻ chiếm đoạt bị tước đoạt.”  (Capital Vol. 1 (1867) [1967], p. 763). Hay một trích dẫn quan trọng khác:  “…sự hỗn loạn liên tục và những biến động chu kỳ là những thứ đi cùng chí tử của sản xuất tư bản chủ nghĩa…” – Marx viết trong nghiên cứu về “Nội chiến ở Pháp” ((1871) [1988], p.61). Và trong cùng đoạn văn vừa được trích dẫn có thể thấy cụm từ kế hoạch chung các từ mà người ta hay nhắc đến: “…các hiệp hội hợp tác điều tiết nền sản xuất quốc dân theo một kế hoạch chung, đặt nền sản xuất ấy dưới sự điều khiển của mình…”

Bây giờ chúng ta hãy so sánh các luận đề lý thuyết nêu trên với thực tế của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã hình thành ở Liên Xô và các nước cộng sản khác! Hai nét đặc trưng quan trọng nhất của hệ thống hiện thực chính là cái Marx đã kỳ vọng và chỉ dẫn:

1)      Đã tiến rất gần đến việc xóa bỏ hoàn toàn sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (tuy những tàn tích què quặt, bị siết chặt của nó vẫn tồn tại đó đây), và thay vào đó sở hữu công, chủ yếu dưới dạng sở hữu nhà nước, trở nên áp đảo.

2)      Đã tiến rất gần đến việc xóa bỏ hoàn toàn điều phối thị trường (tuy những tàn tích vẫn còn trong nền kinh tế đen và xám), và thay vào đó kế hoạch hóa tập trung, điều phối quan liêu, nền kinh tế chỉ huy trở nên áp đảo.

Tôi đã không tùy tiện đưa ra hai đặc điểm trong số các đặc điểm thứ yếu của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Ở đây tôi nói về hai đặc điểm cơ bản của hệ thống kinh tế.[7]

Nếu tôi đã tranh luận với các nhà Marxist thiển cận về điều này, thì một trong những lập luận phản lại quen thuộc đã là: chế độ Stalinist hay Maoist đã sử dụng tên của Marx chỉ như biểu tượng đánh lạc hướng, đã chỉ nhắc đến như thánh bảo trợ, mặc dù trong thực tế chúng chẳng có gì chung với ông cả. Ở trên tôi đã cố gắng đối chọi với lập luận này bằng những lời lẽ của chính Marx và Engels. Các chế độ đó có toàn quyền để dẫn chiếu đến Marx, vì chúng đã thực hiện nhiệm vụ lịch sử vĩ đại do ông đề ra.

(Tôi lưu ý chỉ trong ngoặc đơn, rằng phân tích đặc điểm nêu trên phù hợp với đảng cộng sản Trung Quốc ngày nay, cái đảng trương ảnh Marx trên tường như “thánh bảo trợ” trong các dịp nghi lễ chính trị để che dấu chính sách thực của nó. Đảng cộng sản Trung Quốc trình bày ý thức hệ giả mạo khi dẫn chiếu đến chủ nghĩa Marx. Cái hệ thống mà đảng cộng sản ngự trị về cơ bản mang tính tư bản chủ nghĩa, vì sở hữu tư nhân đã trở thành hình thức sở hữu áp đảo, và bởi vì cơ chế điều phối chính là cơ chế thị trường. Như thế, chính xác là cái đối lập đã được thực hiện trong mười-hai mươi năm so với cái Marx đã nêu thành cương lĩnh, cũng như cái đã thực sự hình thành ở các nước xã hội chủ nghĩa trước kia.)

Những người bảo vệ kiên định các học thuyết của Marx không thích đối mặt với khẳng định đanh thép rằng đảng Bolshevik Nga và các đảng đi theo ở các nước khác đã thực hiện cương lĩnh biến đổi của Marx. Không phải một lần tôi đã đích thân trải nghiệm điều này. Tại vài đại học Mỹ tôi đã gặp các sinh viên thông minh và quan tâm, những người tự coi mình là “các nhà kinh tế học cấp tiến”. Họ tận tâm đọc và học các tác phẩm mà họ cho là có thể chấp nhận được về mặt chính trị. Họ đã sẵn sàng tìm hiểu, thậm chí nghiên cứu kỹ lưỡng cả các lý thuyết kinh tế học và các phương pháp của dòng chủ lưu nữa. Thế nhưng, họ không thèm nghiên cứu sâu nền kinh tế của Liên Xô hay của các nước Đông Âu. Trong con mắt của họ đấy là cái gì đó không đáng quan tâm, hay có lẽ trúng hơn, nếu tôi nói: là hiện tượng khả ố, ghê tởm chẳng liên quan gì đến họ và chẳng có quan hệ gì với các tư tưởng của Marx mà họ kính trọng và chấp nhận. Theo quan điểm của tôi họ chúi đầu vào cát như những con đà điểu.

Tôi bắt gặp hiện tượng này không chỉ ở các sinh viên trẻ. Bây giờ, khi chuẩn bị cho báo cáo này, tôi đọc lại các công trình của các nhà bác học có đầu óc cởi mở, có học thức cao, diễn giải lại các lý thuyết Marxist, tôi chợt thấy rằng ngay các công trình xuất sắc nhất cũng hoàn toàn bỏ qua sự đối sánh những kinh nghiệm lịch sử của Liên Xô, của Trung Quốc và các nước Đông Âu trước cải cách với cương lĩnh xã hội chủ nghĩa của Marx. Những tên như Lenin hay Stalin chẳng hề xuất hiện trong các tác phẩm này.

Theo quan điểm của tôi, sự chính trực trí tuệ và chính trị đòi hỏi chúng ta phải đối mặt một cách tận tâm với câu hỏi: những tư tưởng của Marx có liên quan gì đến hệ thống xã hội chủ nghĩa đã được thực hiện? Marx có liên quan gì đến Lenin và Stalin? Tôi đã thử đưa ra câu trả lời thẳng thắn của mình. Có thể tranh luận về câu trả lời của tôi, song tính chính đáng của câu hỏi thì khó có thể tranh cãi.

Một nền kinh tế, nơi người ta loại bỏ sáng kiến tư nhân và sự điều phối thị trường, buộc phải dựa vào sự điều chỉnh hành chính, từ trên xuống. Trong một cơ chế như vậy, phải cưỡng bức kỷ luật và thực hiện các mệnh lệnh từ trên xuống bằng con đường hành chính. Hệ thống xã hội chủ nghĩa không thể hoạt động mà không có sự trấn áp. Nếu nới lỏng bộ máy trấn áp, chẳng sớm thì muộn hệ thống sẽ sụp đổ. Điều này đã xảy ra ở Liên Xô, và khi nó bắt đầu tan rã, ở các nước cộng sản Đông Âu cũng thế.

Gắn vào đây là lập trường của Marx về vấn đề nền độc tài [chuyên chính] và dân chủ. Có lẽ, bản thân ông cũng rùng mình, nếu giả như với chính mắt mình ông nhìn thấy cái gì xảy ra trong các phòng tra khảo của Cheka hay tại các trại tù ở Siberia. Thế nhưng trong khi cần diễn đạt chỉ trên tờ giấy, thì cả Marx lẫn Engels đều khinh miệt nói về chủ nghĩa lập hiến, chế độ đại nghị, nền dân chủ tư sản sáo rỗng và hình thức, và ủng hộ tư tưởng của nền độc tài [chuyên chính] vô sản.

Những ngày qua tôi đọc lại tranh luận nổi tiếng của Kautsky và Lenin, cuốn Nền chuyên chính vô sản của Kautsky (1918), và cuốn Cách mạng vô sản và tên phản bội Kautsky đáp lại của Lenin (1918). Kautsky viết với giọng khách quan, điềm tĩnh, ông kiên định tin vào tư tưởng xã hội chủ nghĩa, nhưng đồng thời là tín đồ tận tâm của dân chủ đại nghị. Ông lên tiếng ái ngại rằng nhân danh quyền lợi của giai cấp vô sản người ta có thể bóp nghẹt ý chí của đa số, có thể lạm dụng quyền lực, thiểu số bị bỏ rơi không được bảo vệ. Lenin với giọng mỉa mai khinh miệt, chà đạp lên danh dự của đối thủ, bẻ lại từng lý lẽ của Kautsky. Đọc với con mắt hôm nay, mọi lo sợ của Kautsky tỏ ra chính đáng. Ông đã đúng trong mọi vấn đề ngược với Lenin, trừ một chủ đề quan trọng duy nhất, cụ thể là trong lý giải lập trường của Marx và Engels. Không phải Kautsky, mà Lenin mới là người đã có thể đưa ra các trích dẫn thuyết phục từ tư tưởng của hai nhà tiên tri vĩ đại này để ủng hộ cho lý lẽ của mình. Ông nhắc tới những lời nổi tiếng của Marx: “…những người công nhân sẽ thay thế nền độc tài của giai cấp tư sản bằng nền độc tài cách mạng của mình…” (Marx (1873) [1974] p. 300). Ông trích dẫn Engels: “…đảng chiến thắng không muốn phải chiến đấu vô ích, nó phải duy trì sự thống trị của mình bằng nỗi sợ hãi do vũ khí của nó tạo ra trong những kẻ phản động.” (Engels (1872) [1978] p. 733). Và một trích dẫn Engels nữa mà Lenin dụi vào mũi Kautsky một cách nhạo báng: “Nhà nước không là gì khác bộ máy đàn áp của một giai cấp đối với giai cấp khác, và quả thực trong một nền cộng hòa dân chủ cũng chẳng kém hơn trong nền quân chủ.” (Engels (1891) [1988], p. 22).

Kautsky không thể đưa ra các trích dẫn của Marx để hậu thuẫn cho lý lẽ của ông ở đây. Ông cũng trích dẫn các lời của Marx về nền độc tài cách mạng của giai cấp vô sản, và buộc phải đưa thêm bình luận chua chát sau: “Đáng tiếc, Marx đã bỏ quên việc nêu chính xác ông hình dung nền độc tài này thế nào.” (Kautsky (1919) [1964] p. 43). Cả ở Kautsky, lẫn ở các nhà nghiên cứu–Marx đương đại, thực sự rất khách quan và trong nhiều khía cạnh có cảm tình với Marx, tôi cũng chẳng tìm thấy trích dẫn nào, trong đó Marx – nhà phân tích chính trị vô cùng lỗi lạc, người đã thảo luận toàn diện đến vậy về sự cầm quyền chính trị, nhà nước, và các mối liên hệ giữa áp bức và tự do – giả như đã khảo sát nghiêm túc mối quan hệ giữa các định chế dân chủ và quyền con người, và các mối đe dọa của nền độc tài. Marx đã bỏ qua bản thân vấn đề, bỏ qua toàn bộ lĩnh vực vấn đề khó giải quyết về sự bảo vệ chế định của các quyền tự do và quyền con người. Sự khinh thường nhạo báng này [của Marx] đã ăn sâu vào Lenin và vào những môn đồ trung thành của ông.

Sự khẳng định, rằng nền dân chủ là nền độc tài của giai cấp tư sản, thế chỗ cho nó phải đưa một nền độc tài khác vào bằng con đường cách mạng, đã làm mờ đi sự phân biệt sắc nét giữa nền dân chủ và nền độc tài. Chỉ sau khi Hitler lên nắm quyền, những người cộng sản phương tây mới đột nhiên nhận ra rằng nền dân chủ “hình thức”, “tư sản”, chế độ đại nghị, nhà nước pháp quyền, sự hợp pháp không phải là trò viển vông, mà là giá trị không thể thay thế được. Một trong những lý do là vì nó cung cấp sự bảo vệ chế định cho những người muốn nói và viết, cho những người phê phán chính phủ mọi thời, cho những người làm thay đổi xã hội triệt để, trong đó có các trí thức bức xúc về lẽ phải như Marx đã là trong thời của ông.

Có thể, trong thời của Marx cặp đối lập dân chủ–độc tài, nền độc tài của giai cấp tư sản hay của giai cấp vô sản mới chỉ có vẻ là cuộc đấu khẩu. Ngày nay trong con mắt của những người đã sống và đã sống sót dưới các chế độ chuyên quyền của Stalin, Mao, Rákosi và của những kẻ khác, thì các từ này có nghĩa khác. Ngày nay đã có thể thấy rằng sự khinh bỉ dân chủ trong các bài viết của Marx dường như đã chuẩn bị mặt bằng mà trên đó tòa nhà chuyên chế Leninist–Stalinist–Maoist được dựng lên, đã làm tê liệt sự kháng cự chống áp bức trong những tín đồ của tư tưởng Marxian.

Hiển nghiên tôi dùng từ “trách nhiệm” không theo nghĩa hình sự. Bản thân việc công bố một tư tưởng sai lầm không phải là một hành vi tội phạm. Vấn đề “trách nhiệm” cũng chẳng nổi lên ngay cả theo nghĩa đạo đức học. Marx không vi phạm các mệnh lệnh đạo đức bằng việc lên tiếng đòi xóa bỏ sở hữu tư nhân và thị trường, và đã không nhận ra tầm quan trọng của dân chủ đại nghị và nhà nước pháp quyền trong bảo vệ các quyền con người. Tôi chỉ nói về trách nhiệm trí tuệ. Nếu tôi công bố một tư tưởng thúc đẩy hành động xã hội, thì không chỉ những người trực tiếp thực hiện hành động đó, mà cả tôi cũng chịu trách nhiệm về cái xảy ra, và tôi cũng chịu trách nhiệm về những hệ quả của những cái xảy ra này. Lời tôi càng có ảnh hưởng, thì trách nhiệm của tôi càng lớn. Thế mà, chưa bao giờ, chẳng có ai bằng tư tưởng của mình, bằng cương lĩnh được công bố của mình, lại có ảnh hưởng đến những con người lớn hơn Karl Marx đã ảnh hưởng.

Cái tiếp tục sống từ các học thuyết của Marx

Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ, quan điểm khá phổ biến trong giới trí thức khắp thế giới rằng các tư tưởng của Marx đã sụp đổ một lần và mãi mãi. Thấy đấy, lịch sử đã phủ nhận điều đó. Không phải một lần tôi bắt gặp những bài viết huyênh hoang hay bài nói ngạo mạn: Marx đã là “passé –quá khứ”, lỗi thời, và không cần quan tâm thêm.

Trong những ngày này, khi khủng hoảng diễn ra, hình thành đúng là tâm trạng ngược lại. Marx lại trở thành mốt. Trong các giới chính trị gia và nhà báo, việc dẫn chiếu đến những tiên đoán mang tính tiên tri của Marx trở nên sang trọng, khi người ta vẽ ra những cảnh tượng kinh hoàng về sự sụp đổ đến nơi của chủ nghĩa tư bản. Đột nhiên Tư bản luận trở thàng sách bán chạy nhất.[8]

Cả hai trào lưu mốt này đều không có căn cứ. Với công trình của ông Marx đã không chỉ ghi tên mình vĩnh viễn vào lịch sử chính trị và tư tưởng, mà nhiều tư tưởng của ông ngày nay cũng vẫn đứng vững, và giúp cho sự hiểu biết thế giới đương đại. Tôi sẽ quay lại ngay vấn đề này. Nhưng trước đó tôi muốn nói vài lời về sự phục hưng gần đây nhất của Marx. Đúng là Marx thường đưa ra các lời tiên tri được lặp đi lặp lại, theo đó trong chủ nghĩa tư bản có các lực tự hủy diệt hoạt động, các lực đó sẽ dẫn hệ thống đến khủng hoảng chí tử và sụp đổ. Ngay cả một vài trong số các nhà nghiên cứu-Marx, những người khính trọng các tư tưởng của Marx nhất, cũng thừa nhận rằng dòng tư duy giải thích sự sụp đổ cuối cùng là khó theo dõi, bí ẩn, khó hiểu, hay đơn giản là sai lầm.[9]

Tôi không thích tiên tri, và tôi đã học được ngần ấy từ kinh nghiệm riêng của mình rằng những thay đổi có tầm quan trọng lịch sử thế giới nhiều khi lại diễn ra một cách đột ngột không ngờ được. Tôi không biết cơ cấu xã hội sẽ như thế nào trong tương lai. Tôi chỉ có thể nói ngần này: trong tầm nhìn của tôi không xuất hiện sự kết liễu của chủ nghĩa tư bản, và lời tiên tri của Marx về sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội còn ít có khả năng trở thành hiện thực hơn. Theo tôi những nền tảng của chủ nghĩa tư bản tỏ ra vững chắc hơn thế nhiều. Tất nhiên vấn đề sẽ không thể được giải đáp bởi cuộc đấu khẩu, tranh luận giữa các lời tiên tri tranh cãi nhau, mà bởi lịch sử tương lai. Ngày nay chúng ta chỉ có thể khẳng định ngần này với sự chắc chắn hoàn toàn rằng hiện thời chủ nghĩa tư bản đang co giật – nhưng vẫn sống.

Trong báo chí hàng ngày chúng ta có thể đọc thấy những tuyên bố của các chính trị gia và các nhà báo rằng sự “soviet hóa” của thế giới phương tây đã bắt đầu. Bởi vì cái gì khác có thể giải thích cho sự thực rằng chính phủ của một số nước không cho không các khoản cứu trợ, mà thay vào đó đòi quyền sở hữu [các doanh nghiệp được cứu trợ]. (Hãy để tôi nói thêm: muộn hơn chính phủ có thể tư nhân hóa [bán] sở hữu nhà nước này, trừ trường hợp có loại đảng cộng sản nắm được quyền ở Hoa Kỳ và ở Anh mà đảng đó kiên quyết áp dụng mô hình Soviet bằng mọi giá). Những kẻ huyên thuyên về “soviet hóa” và về việc đưa chủ nghĩa xã hội vào, là những kẻ tự bộc lộ về mình rằng họ không những không hiểu Marx, mà cũng chẳng biết gì về lịch sử của Liên Xô và các nét đặc trưng thực sự của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, đáng nhấn mạnh rằng có thể thấy những nhận xét thiên tài trong tập I và tập III của Tư bản luận về sự bành trướng tín dụng quá đáng lúc này lúc khác và về tác động gây khủng hoảng của nó. Có lẽ ông là người đầu tiên, hay chí ít cũng là một trong những người đầu tiên, chú ý đến hiện tượng rằng bành trướng tín dụng dẫn đến sản xuất thừa (theo thuật ngữ Marxian) như thế nào, tức là dẫn đến sản xuất vượt cầu thực sự, hay là dẫn đến thừa năng lực cần thiết để đạt mức sản xuất quá cao. Và quá trình bành trướng gia tăng này tiếp tục cho đến khi chuỗi cho vay bắt đầu đột ngột đứt tung.[10]

Trong một–hai thập kỷ qua đã có các kinh tế gia hàn lâm và các chuyên gia tài chính thực tiễn nhận ra những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong việc cho vay vô trách nhiệm, tính toán sai lầm những rủi ro, và trong yếu kém của sự điều tiết hệ thống tín dụng, thậm chí đã đưa ra những kiến nghị để ngăn ngừa tai họa, nhưng người ta đã không lắng nghe họ. Những lời cảnh báo tỉnh táo này không đến từ các giới Marxist, cũng chẳng đến từ những kẻ thù cấp tiến của chủ nghĩa tư bản, mà đến từ những tín đồ chăm lo bảo vệ chủ nghĩa tư bản, từ các nhà phê phán tập quán cho vay hiện hành, từ các nhà cải cách hệ thống.

Còn bây giờ quay trở lại khung khổ kể chuyện chủ quan, tôi muốn nói vài lời về các tư tưởng đáng làm bài học nhất cho tôi từ những tư tưởng ngày nay vẫn còn đúng của Marx. Nhà bác học thiên tài này đã thực sự làm tràn ngập chúng ta với những dòng thác ý tưởng và các công cụ phân tích. Trong tiểu luận ngắn này tôi đã tranh luận với vài tư tưởng rất quan trọng của ông, và tôi đã ra hiệu rằng về phần mình tôi không chấp nhận chúng. Thế nhưng – nếu tôi vẫn có thể tiếp tục nói nhân danh cá nhân mình –  có nhiều đóng góp quan trọng của Marx đối với tư duy khoa học, mà tôi vẫn tiếp tục chấp nhận, và tôi cố gắng sử dụng chúng. Tôi chỉ giới hạn ở vài thí dụ sau đây.

Hầu hết chúng ta thường dẫn chiếu đến Schumpeter, khi nói đến “sự sáng tạo hủy diệt”. Chúng ta nghĩ đến các nhà kinh doanh, các nghiệp chủ, những người tổ chức việc đưa ra các sản phẩm mới, các công nghệ mới, phương thức quản lý mới, chiếm lĩnh các thị trường mới. Và bên cạnh đó chúng ta nghĩ đến sự phát triển tư bản chủ nghĩa do Schumpeter mô tả, nó phá hủy thế giới cũ, tạo ra thế giới của riêng nó, phương thức sản xuất của riêng nó thế vào đó, áp đặt chúng lên xã hội. Tuy nhiên, chúng ta phải nói ngay, Marx và Engels đã mô tả quá trình này, lực lượng tạo ra và lực lượng hủy diệt của chủ nghĩa tư bản, trước rất lâu rồi, trong những dòng đầu tiên đầy quyến rũ của Tuyên ngôn Cộng sản. Theo quan niệm của kinh tế học chính trị Marxian các nhà tư bản có vai trò nổi bật trong tổ chức quá trình đổi mới kỹ thuật.

Trước và sau Marx sự chú ý của đa số các nhà kinh tế tập trung vào các trạng thái cân bằng, mà cụ thể là vào một trường hợp đặc biệt của cân bằng thị trường, khi cầu và cung cân bằng với nhau. Muộn hơn kinh tế học gọi trạng thái cân bằng đặc biệt này là cân bằng Walrasian. Bên cạnh Malthus, Marx là người mở đường của hướng nghiên cứu phân tích các trạng thái lệch khỏi cân bằng thị trường, cụ thể là không chỉ nghiên cứu những thăng giáng ngẫu nhiên xung quanh cân bằng thị trường (Walrasian), mà cả những sự lệch kéo dài nữa. Marx đặc biệt quan tâm đến thị trường sức lao động về khía cạnh này, trong đó cung cao hơn cầu không chỉ tạm thời mà kéo dài. Marx đã không thử đưa ra lời giải thích nhân khẩu học, mà đưa ra lời giải thích kinh tế học khi ông khảo sát hiện tượng mà ông gọi là “nạn nhân mãn [quá nhiều người] tương đối”. Ngày nay cũng tình trạng này, tình trạng dư cung sức lao động kéo dài, được kinh tế học sức lao động gọi là cân bằng thất nghiệp. (Xem thí dụ, Layard-Nickell-Jackman 2005, p. 8 và 11). Ít người nhớ rằng Marx là ông tổ mở đường. Về phần mình, tôi nhấn mạnh, trước hết tôi học từ Marx rằng đáng chú ý nhường nào đến những sự lệch kéo dài khỏi cân bằng thị trường.[11]

Tôi không biết chính xác lịch sử về khái niệm “chủ nghĩa tư bản” hình thành ra sao và được đưa vào tư duy khoa học như thế nào. Tôi tin, tôi không nhầm, nếu tôi khẳng định: từ lâu hầu hết các chính trị gia, các nhà bình luận và các nhà khoa học xã hội gắn sự đưa vào khái niệm “chủ nghĩa tư bản” với Marx và trào lưu tư tưởng Marxist, và đối sánh hệ thống tư bản chủ nghĩa thực sự hình thành về mặt lịch sử với một thế giới mới, với hệ thống xã hội chủ nghĩa mà trước đó Marx mới chỉ tiên tri và ao ước. Marx không hình dung cái sau (hệ thống xã hội chủ nghĩa) như một sự không tưởng, mà như một thực tế lịch sử chắc chắn sẽ xuất hiện.

Sự tạo khái niệm này gắn mật thiết với học thuyết liên quan đến các phương thức sản xuất kế tục nhau, khác nhau về những đặc trưng quan trọng nhất.

Thành phần quan trọng này của tòa lâu đài trí tuệ của Marx ngày nay vẫn có ảnh hưởng mạnh đến tư duy của tôi. Trong một bài viết của mình tôi gọi cách xem xét này là “khung mẫu hệ thống–system paradigm”, tức là cách xem xét không tách một lát (cắt) duy nhất, phần được giới hạn duy nhất của xã hội, ấy là lĩnh vực chính trị, lĩnh vực văn hóa và tư tưởng hay nền kinh tế, mà tập trung vào cái toàn thể do các phần đó tạo nên. Nó tập trung chú ý đến các phần khác nhau phụ thuộc lẫn nhau thế nào, những mối quan hệ nào hình thành giữa chúng. Nó không mô tả hệ thống trong bức ảnh tĩnh chụp chớp nhoáng, mà nó cố hiểu động học của hệ thống, như hệ thống diễn ra trong lịch sử. Marx là người mở đường vĩ đại và bậc thầy vô song của system paradigm. Cùng một lúc, trong một cá nhân, ông vừa là nhà kinh tế, nhà xã hội học, nhà khoa học chính trị và nhà sử học. Thời đó, đã chẳng ai dùng từ “liên ngành–interdisciplinary”, nhưng ông đã nêu một tấm gương về làm thế nào để vượt lên trên giới hạn chuyên ngành hạn hẹp và nghiên cứu với tư cách một nhà khoa học xã hội toàn diện.

Người ta thường hỏi, tôi có là nhà Marxist hay không? Câu trả lời của tôi dứt khoát là không.[12] Những người khác nói: tôi thuộc trường phái Áo, hay tôi là người theo trường phái Keynes, tân cổ điển hay tân tự do, và v.v. Tôi lắc đầu từ chối trong mỗi trường hợp. Tôi không là một tín đồ vô điều kiện của một trường phái hay chủ nghĩa nào cả. Nếu những người khác thử làm việc đó, tôi cũng chẳng để mình bị nhốt trong một cái hộp nào. Tôi ưa thú nhận rằng các thành tố của tư duy của tôi – mượn các từ châm biếm của Engels – hòa lẫn thành cháo biện chứng của kẻ ăn mày. Nếu tôi có thiện chí hơn với bản thân mình, tôi vui lòng nói rằng tôi cố gắng tích hợp nhiều loại trào lưu tư tưởng. Khi phải nêu tên những người đã có ảnh hưởng nhiều nhất đến tôi, tôi thường nhắc đến tên Schumpeter, Keynes, Hayek, nhưng cùng trong danh sách này tên của Karl Marx luôn đứng ở vị trí đầu tiên.

Tài liệu tham khảo

BENCE, G. – KIS, J. [1978]: Towards an East European Marxism, under the pseudonym Marc Rakovski, London: Allison and Busby.

BRÓDY, ANDRÁS [1970]: Proportions, Prices and Planning: A Mathematical Restatement of the Labor Theory of Value, Budapest – Amsterdam: Akadémiai Kiadó – North Holland.

BRUS, W. (1961) [1972]: The General Problems of the Functioning of the Socialist Economy, New York -London: Routledge.

COLLINS, P. [2008]: Karl Marx: Did he get it all right? Times, October 21, 2008. http://www.timesonline.co.uk (Downloaded November 4, 2008.)

ELSTER, J. [1991]: Making Sense of Marx, Cambridge – Paris: Cambridge University Press – Maison des Sciences de l’Homme.

ENGELS, F. (1872) [1978]: On Authority, in Marx-Engels Reader, second edition (first edition in 1973), pp.730-733. New York: Norton.

ENGELS, F. (1981) [1988]: Introduction, in Karl Marx: The Civil War in France: The Paris Commune, pp.9-22. , New York: International Publishers..

FOLEY, D. [1986]: Understanding Capital: Marx’s Economic Theory, Cambridge MA: Harvard University Press.

KAUTSKY, K. (1918) [1964]: The Dictatorship of the Proletariat, University of Michigan Press.

KORNAI, J. [1980]: Economics of Shortage, Amsterdam: North-Holland

KORNAI, J. [1993]: The Socialist System, Princeton – Oxford, Princeton: University Press – Oxford University Press. (Hệ thống xã hội Chủ nghĩa, NXB Thông tin, 2002)

KORNAI, J.(2005) [2007]: By Force of Thought – Irregular Memoirs of an Intellectual Journey, Cambridge, Massachusetts and London, England: The MIT Press. (Bằng sức mạnh Tư duy, NXB Thanh Hóa, 2008)

LAYARD, R. – NICKELL, S. – JACKMAN, R. [2005]: Unemployment. Macroeconomic Performance and the Labor Market. Oxford: Oxford University Press.

LENIN, V. I. (1918) [1964]: The Proletarian Revolution and the Renegade Kautsky, Moscow: Foreign Languages Press.

MANDEL, E. [2008] Marx, Karl Heinrich (1818–1883), in Durlauf, S.N. – Blume, L.E. (eds.) The New Palgrave Dictionary of Economics. Second Edition. Vol. 5. pp. 384-405. Palgrave – Macmillan.

MARX, K – F. ENGELS (1848) [1969]: The Communist Manifesto, Marx-Engels Selected Works, Volume One, Moscow: Progress , pp. 98-137.

Marx, K. (1871) [1988]: The Civil War in France, in Karl Marx: The Civil War in France: The Paris Commune, New York: International Publishers.

MARX, K (1873) [1974]: Political Indifferentism, in Karl Marx: The First International and After, New York: Vintage Books

MARX, K. (1867) [1967]: The Capital: A Critique of Political Economy Vol. 1., New York: International Publishers.

MARX, K. (1863-1883) [1967]: The Capital: A Critique of Political Economy Vol. 3, New York: International Publishers.

MORISHIMA, M. [1973]: Marx’s Economics: A Dual Theory of Value and Growth, Cambridge: Cambridge University Press.

OZ, A. [2006]: How to Cure a Fanatic, Princeton: Princeton University Press.

ROEMER, E. J. (ed.) [1986]: Analytical Marxism, Cambridge, UK: Cambridge University Press.

ROEMER, E. J. (ed.) [1994]: Foundations of Analytical Marxism, Brookfield: Elgar.

TABBIT, F. [2006]: A Brief History, Scope, and Peculiarities of „Analytical Marxism”, Review of Radical Political Economics, http://www.sagepublications.com


*Nguyễn Quang A dịch dựa vào nguyên bản tiếng Hungary, “Marx egy ketet-erópai értelmiségi szemével” và bản dịch tiếng Anh, “Marx through the eyes of an east european intellectual”. Có thể tiếp cận cả hai bản tại:  http://www.colbud.hu/fellows/kornai.shtml

[1] Tôi cảm ơn Dániel Zsuzsa, Madarász Aladár, và Nagy Eszter vì sự giúp đỡ quý báu của họ cho việc soạn tiểu luận này. Tôi cảm ơn Brian McLean đã dịch sang tiếng Anh, cảm ơn Collegium Budapest và Đại học Trung Âu đã hỗ trợ nghiên cứu của tôi.

[2] Tôi chọn ra các công trình sau từ văn liệu gần đây và đương đại: Elster (1991), Foley (1986), Kolakowski (1978), Mandel (2008), Roemer (1986 và 1994) và Tabbit (2006).

Các sách giáo khoa về lịch sử lý thuyết được dùng ở các đại học phương Tây – hay chí ít các sách giáo khoa được xuất bản trong mười năm lại đây – có nhắc đến các công trình của Marx nhưng thường không phân tích hay đánh giá chúng một cách sâu sắc. Xem, thí dụ, Backhouse (2002) và Vaggi and Groenewegen (2006)

[3] Hồi ký tự sự của tôi được xuất bản bằng tiếng Hungary năm 2005. Kế tiếp là các lần xuất bản bằng tiếng Nhật và tiếng Anh, rồi đến tiếng Nga, Ba Lan và tiếng Việt. Bản tiếng Trung Quốc đang chuẩn bị. Cuốn sách được Tsuneo Morita dịch ra tiếng Nhật và được Nippon-Hyoron-Sha xuấ bản ở Tokyo.

[4] Amos Oz, nhà văn lớn của Israel, cũng rút ra những kết luận tương tự trong kiệt tác của ông: How to Cure a Fanatic [Chữa trị một kẻ cuồng tín thế nào] (2006).

[5] Không chỉ những người chưa bao giờ chịu ảnh hưởng của Marx có lập trường này, mà cả hầu hết các đại diện của cái gọi là “chủ nghĩa Marx giải tích – analytical Marxism” cũng có lập trường như vậy cho dù họ coi hầu hết các yếu tố của lý thuyết xã hội và triết học của Marx là của mình.

[6] Cuộc vật lộn với các tư tưởng của Marx và sự vượt từ từ qua chủ nghĩa Marx có thể thấy trong các công trình của nhiều nhà khoa học xã hội Đông Âu. Tôi chỉ nhắc đến hai công trình đáng chú ý và có ảnh hưởng, là cuốn sách của W. Brus (1972), xuất bản lần đầu tiên ở Ba Lan năm 1961, và nghiên cứu của G. Bence và J. Kis (1978). Bản xuất bản chui (samizdat) của cuốn sau đầu tiên được lưu truyền bất hợp pháp ở Hungary, rồi được xuất bản dưới một bút danh trong một tạp chí của người Hung di tản ở Paris.

[7] Tôi đã thử nêu các đặc trưng quan trọng nhất của hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa bằng vài dòng ngắn gọn. Các ý tưởng của tôi được trình bày chi tiết trong cuốn Hệ thống xã hội chủ nghĩa (1992, 2002).

[8] Về sự quan tâm được hun nóng đột ngột đến Marx, xem, thí dụ bài báo của tờ Times ở London (Collins 2008).

[9] Các ý tưởng của Marx về vấn đề này thường được diễn giải rằng xu hướng suất lợi nhuận giảm dần cuối cùng sẽ dẫn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đến mất khả năng. Dựa vào những cân nhắc lý thuyết cũng như các sự thực lịch sử, đa số các nhà phê phán nghi ngờ bản thân xu hướng này. Về phần mình, tôi đồng ý với các nhà phê phán.

[10] Marx đã không tổng kết các ý tưởng của mình về các cuộc khủng hoảng có chu kỳ. Có lẽ những chỗ quan trọng nhất để dẫn chiếu đến ở đây là Tư bản luận tập III, chương 30. Mandel (2008) cho một tổng kết ngắn gọn về các ý tưởng của Marx liên quan đến các cuộc khủng hoảng.

[11] Hiện tượng trung tâm đối với nghiên cứu của tôi (Kornai 1980) là sự thiếu hụt kinh niên về hàng hóa và sức lao động xuất hiện trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, chính là ảnh đối xứng của hiện tượng dư thừa kéo dài do Marx và Keynes mô tả, tức là hiện tượng đối xứng với nó và có dấu ngược lại.

[12] Ngày nay ở Đông Âu, ngay cả những người năm 1989 vẫn bình tĩnh dạy “chủ nghĩa duy vật biện chứng” hay “kinh tế học chính trị” [Marxist] cũng trả lời là không. Tuyên bố trên của tôi có những tiền đề cá nhân khác. Như tôi đã nói ở đầu: tôi bắt đầu như một người Marxist. Thế nhưng, tháng 11-1956, sau khi các xe tăng Soviet đã tràn vào Budapest, tôi đã tuyên bố với bí thư đảng bộ địa phương lập trường chính trị của mình: hãy ghi nhận tôi không còn là người Marxist nữa. Tuyên bố này đã gây nhiều khó khăn cho đời sống của tôi sau đó, trong một thế giới hàn lâm nơi mà theo nghĩa đen của từ bắt buộc phải là người Marxist.

Ghi chú của Ba Sàm:

– Viện sĩ Kornai János, người Hungari, có nhiều sách rất có giá trị đã được dịch ra tiếng Việt (mời xem bài 10:Điểm sách – Bằng Sức Mạnh Tư Duy).

– TS Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, cũng là người dịch nhiều cuốn sách của Viện sĩ Kornal János.

Một vài ý kiến trao đổi của các nhà nghiên cứu (ngày 11,12-5-2009) sau khi đọc bài này:

1 – Tiến sĩ kinh tế Vũ Quang Việt:

Đúng như ông Kornai nói, Marx chính là đưa ra các biện luận để sau này Lenin, Stalin, Mao sử dụng xây dựng một thể chế độc tài, không phải của giai cấp mà của một hoặc một thiểu số người.   “Các chế độ đó có toàn quyền để dẫn chiếu đến Marx, vì chúng đã thực hiện nhiệm vụ lịch sử vĩ đại do ông đề ra.”
…….

Tranh luận giữa  Kautsky và Lenin mà Kornai nhắc tới thì đúng là tranh luận của một con người còn quan tâm đến con người nhân bản  ” ái ngại rằng nhân danh quyền lợi của giai cấp vô sản người ta có thể bóp nghẹt ý chí của đa số, có thể lạm dụng quyền lực, thiểu số bị bỏ rơi không được bảo vệ.” với một người  như Lenin hiểu rõ quyền lực là gì nhưng lại tin  tưởng ngờ nghệch rằng (nếu ta còn có cảm tình với Lenin) con người “cách mạng ” có thể dùng quyền lực đúng đắn.

Đúng như Kornai viết:

Marx đã bỏ qua bản thân vấn đề, bỏ qua toàn bộ lĩnh vực vấn đề khó giải quyết về sự bảo vệ chế định của các quyền tự do và quyền con người. Sự khinh thường nhạo báng này [của Marx] đã ăn sâu vào Lenin và vào những môn đồ trung thành của ông.

……

Ngày nay đã có thể thấy rằng sự khinh bỉ dân chủ trong các bài viết của Marx dường như đã chuẩn bị mặt bằng mà trên đó tòa nhà chuyên chế Leninist–Stalinist–Maoist được dựng lên, đã làm tê liệt sự kháng cự chống áp bức trong những tín đồ của tư tưởng Marxian.

Vấn đề không chỉ là dân chủ vì số đông có thể bỏ phiếu đa số truất quyền của phụ nữ, truất quyền suy nghĩ độc lập như trong xã hội muslim quá khích hiện nay, và có khi có lúc trong xã hội cộng sản thời Stalin và Mao dân chúng cũng có thể sẵn sàng bỏ phiếu như thế. Vấn đề còn là quyền (tự do) của thiểu số, quyền (tự do) của cá nhân, hay nói chung là quyền con người. Tức là làm sao hạn chế quyền của những người nắm quyền lực của nhà nước. Ở chủ nghĩa xã hội thì đây là vùng trắng, vì không có thể chế cân bằng và kiểm soát quyền lực.

Các đóng góp khác về kinh tế của Marx như động lực phát triển, business cycles, phân tích động thay vì phân tích tĩnh, v.v. vẫn có giá trị về mặt tư tưởng, nhưng tôi nghĩ về mặt chuyên môn chỉ còn giá trị lịch sử.

Điều này cho thấy cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản hiện nay sẽ đưa đến một chủ nghĩa tư bản với các pháp qui cần thiết nhằm hạn chế sự thao túng thị trường tài chính chứ không thể dẫn đến một loại chủ nghĩa Marx kiểu mới được.

2- Nhà nghiên cứu Lữ Phương:

Nhân đọc bài của Kornai viết về Marx do Nguyễn Quang A dịch, sau đó đọc thêm được mấy dòng nhận định cùa Vũ Quang Việt, do có quan tâm chút ít đến vấn đề này, tôi cũng có mấy ý nghĩ sau đây, mạo muội gửi đến quý vị tham khảo:

Trong kinh nghiệm của tôi, tôi cho rằng những nhà kinh tế, những người hoạt động chính trị, nhân danh cho những lợi ích thực tiễn để đọc Marx, rồi khen hay chê phần nhiều  đều hời hợt, không nghiêm chỉnh, không thật đáng tin. Chủ đề mà Marx đề cập là kinh tế chính trị chứ không phải kinh tế thực hành và chỗ đứng mà ông dựa vào để phê phán thứ kinh tế chính trị ấy chính là cái quan điểm triết học-chính trị của ông về con người, về lịch sử.

Những người cộng sản kiểu Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông… khi theo Marx để chống lại những chính sách tư bản ăn cướp, thực dân, đế quốc đã xử sự với tư tưởng của ông theo kiểu chính trị  thực dụng. Những  tệ hại  mà họ gây  ra là sau khi đạt được mục đích rồi họ vẫn xài Marx theo cách đó: họ xem những  suy lý triết học chính trị của Marx như là kinh thánh và dùng bạo lực áp dụng vào cái gọi là “xây dựng kinh  tế”. Chẳng có gì là kinh tế trong chính sách tập thể hoá của Stalin.  Chẳng có gì là kinh tế trong những lò luyện thép gia đình của Mao. Kể cả cái gọi là “cải cách ruộng đất” của Bắc Việt Nam v.v…

Cũng xin nói thêm: cũng chẳng có gì là “mácxít’ trong những thứ quỷ quái ấy cả!

Những người theo kinh tế tư bản, dựa vào những nguyên lý kinh tế  tự do, hay  dẫn ra  một số câu của Marx để so sánh, rồi cho rằng chính Marx phải chịu trách nhiệm về những gì mà những kẻ độc tài đã nhân danh Marx để gọi là”vận dụng” vào việc xây dựng nên cái mô hình mácxít về “chủ nghỉa xã hội”, những nhà kinh tế này cũng chỉ lý sự một cách “vô duyên” không kém gì những kẻ độc tài mà họ chống lại: họ cũng hoàn toàn không chú ý gì đến cái tính chất  lôgích trong biện luận cùng với hàng loạt những điều kiện Marx đã  hình dung cho cái viễn cảnh, cũng lôgích, mà ông suy ra trong quá trình phê phán kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa thời ông.

Cũng xin nói thêm: những nhà kinh tế ấy chỉ chống một hình rơm của Marx!

Đưa ra những kết luận về sự lỗi thời của học thuyết Marx cũng là vớ vẩn – triết học không phải  là cái kiểu áo ta mặc, không có thứ triết học nào hợp thời hay lỗi thời cả – cách diễn đạt đó không khác gì cách ăn nói của những kẻ mộng du nhắm mắt nhắm mũi bảo vệ Marx như một chân lý ngàn năm. Điều đáng suy ngẫm về Marx sau hơn 150 chủ nghĩa Marx ra đời, với bao nhiêu đổi thay xảy ra trên mặt đất, không còn phải là tính khả thi hay không của nó nữa mà là sự tồn tại của những cơn đau có thật do một chế độ tư bản vô tâm, vô cảm, ngạo mạn, huênh hoang  gây ra cho con người, vẫn còn kéo dài từ khi Marx nêu ra như một nghiệm sinh,  cho đến nay có vẻ như vẫn vô phương chấm dứt.

Cũng xin nói thêm điều này:  cái thứ chủ nghĩa tư bản ấy không phải chỉ lộng hành bên Mỹ mà đang tác oai tái quái trên đất nước Việt Nam, tệ hại hơn nhiều lần!

Tất cả những xét đoán về Marx, với chúng ta ngày nay, thiết nghĩ chỉ có  bấy nhiêu đó mới đáng gọi là  quan trọng. Tôi cho rằng Kornai đã suy nghĩ về Marx như một nhà kinh tế tầm thường: theo sự trình bày của ông thì  ông theo  Marx cũng chỉ vì chính trị thực dụng, nay ông bỏ Marx mà vẫn vớt vát mấy điều để xài cho  được thì cũng chỉ vì lý do đó thôi –  chẳng có gi khác cả.

3- Trao đổi lại của Tiến sĩ Vũ Quang Việt:

Xin góp lại vài lời với anh Lữ Phương. Có những cái tôi đồng ý và có những cái không.

Marx vừa là nhà triết học, nhà kinh tế chính trị học, và nhà vận động cách mạng.

Marx với tư cách là nhà triết học thì các nhà tư tưởng và trường học sẽ không bao giờ bỏ qua được. Biện chứng pháp duy vật là đóng góp lớn của Marx và là một trong những phương pháp (không phải duy nhất) phân tích xã hội có giá trị lớn.  Điều này tôi đồng ý với anh Lữ Phương.

Với tư cách là nhà kinh tế chính trị học thì việc phân tích kinh tế tư bản ở thời Marx sống và ảnh hưởng của chúng đến xã hội và chính trị là điều các học giả vẫn cần tiếp tục học tập, kể cả phương pháp lý luận, mà có cái đã được các nhà kinh tế hiện đại sử dụng và phát triển (tôi thí dụ như mô hình vào ra và cả một phần quan trọng trong hệ thống tài khoản quốc gia nhằm đo lường nền kinh tế đang là chuẩn mực quốc tế là dựa vào Marx). Tuy nhiên nhiều phương pháp dùng để phân tích kinh tế và nhiều kết luận đã lỗi thời không còn phù hợp. Có lẽ chúng ta cũng dễ đồng ý về nhiều điểm ở đây.

Nhưng cái quan trọng có thể nói là đã ảnh hưởng lớn đến thế kỷ 20 là Marx với tư cách là nhà vận động cách mạng, mà tư tưởng của ông đã được các nhà chính trị như Lenin, Stalin, Mao tiếp nhận. Điểm này là điều không thể bỏ qua, và không thể cho rằng nó không nằm ngay trong tư tưởng của Marx. Đây chính là điều mà Kornai viết về nó. Tôi cho rằng bất cứ một nhà triết học nào bàn về con người, bàn về mâu thuẫn, bàn về biện chứng, rồi cổ võ cho một hình thức xã hội nhất định mà không bàn về quyền lực và lạm dụng quyền lực thì là điều thiếu sót lớn.

Cải cách ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai về cơ bản cũng đòi hỏi việc giải quyết vấn đề quyền lực và lạm dụng quyền lực trong xã hội. Và nói theo kiểu Marx thì đây là cuộc vận động biện chứng giữa các lực lượng trong xã hội. Tôi nói “theo kiểu” có nghĩa là tôi không dùng quan niệm đấu tranh giai cấp ở đây.

Posted in Chính trị, Khối XHCN sụp đổ, Lịch sử | Thẻ: , , , , , , | 4 Comments »

CHỦ NGHĨA HỢP HIẾN Ở VN

Posted by adminbasam trên 10/05/2009

CHỦ NGHĨA HỢP HIẾN Ở VIỆT NAM *

ThS. Bùi Ngọc Sơn

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

 

1. Sự tiếp thu chủ nghĩa hợp hiến ở Việt Nam trước khi Hiến pháp năm 1946 ra đời

Khi xâm lược Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp đã đặt ở đây một hình thức tổ chức Nhà nước có vẻ gần giống nước Pháp, tuy nhiên có sự điều chỉnh cho phù hợp với một địa bàn ở qua xa chính quốc và phù hợp với lợi ích của thực dân. Đây là đặc điểm của hệ thống cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Khi Việt Nam bị Pháp chiếm làm thuộc địa thì Pháp đã theo chính thể cộng hoà nghị viện. Hình thức chính thể Nhà nước Pháp được ấn định trong Hiến pháp 1875. Đứng đầu Nhà nước là tổng thống do nghị viện bầu ra với nhiệm kỳ 7 năm. Tổng thống Pháp có quyền hành rất lớn và đa dạng, trong đó có quyền lập pháp đối với các thuộc địa. Năm 1887, khi liên bang Đông Dương được thành lập, trong đó có Việt Nam thì đứng đầu liên bang Đông Dương là một viên chức cao cấp người Pháp, mang chức danh toàn quyền Đông Dương do tổng thống Pháp bổ nhiệm bằng sắc lệnh, thông qua hội đồng bộ trưởng Pháp. Toàn quyên Đông Dương nắm toàn bộ các quyền lập pháp, lập quy, hành pháp, tư pháp ở Đông Dương.

Để thực hiện hiệu quả và gọn nhẹ quyền lực của mình, toàn quyền Đông Dương thi hành chính sách “ địa phương phân quyền” trên địa bàn cai trị của mình. Liên bang Đông Dương bị chia làm 5 xứ theo các thể chế chính trị khác nhau: Nam kỳ là “xứ” thuộc địa, do viên thống đốc đứng đầu, Bắc kỳ là “xứ” bảo hộ, do viên thống xứ đứng đầu, còn 3 “xứ”: Trung kỳ, Campuchia, Lào, tuy cũng là “xứ” bảo hộ nhưng mỗi xứ lại do viên khâm sứ đứng đầu.

Toàn quyền Đông Dương chỉ cần nắm lấy 5 viên chức chóp bu đó. Đến lượt mình, mỗi viên chức đứng đầu mỗi xứ đó lại nắm lấy mạng lưới những viên quan cai trị thực dân đứng đầu cấp tỉnh thuộc xứ mình cai trị. Hệ thống vua quan người “bản xứ” đều trở thành công cụ thống trị của các viên chức Pháp kể trên.1

Mô hình tổ chức quyền lực của Pháp ở Việt Nam không có một cơ sở hiến định. Đó là một chính quyền thuộc địa bất hợp hiến. Không có cở sở từ một hiến pháp dân chủ, chính quyền thuộc địa cai trị theo một lề lối tuỳ tiện, độc đoán. Điều này đã bị những người yêu nước Việt Nam lên án gay gắt, nhất là Nguyễn Ái Quốc. Từ nước ngoài, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều bài báo, tác phẩm lên án chế độ thực dân Pháp nói chung và hình thức cai trị của chúng nói riêng ở Đông Dương. Những bài viết, tác phẩm mà Người đã viết để tấn công chế độ thực dân xâm lược có thể kể đến Tâm địa thực dân, Bình đẳng, Vực thẳm thuộc địa, công cuộc khai hoá giết người, những bài mang tiêu đề Đông Dương …, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.

Chính sự cai trị tùy tiện, lạm quyền của chính quyền bất hợp hiến của thực dân Pháp ở Việt Nam là một động lực thúc đẩy sự du nhập và phát triển của chủ nghĩa hợp hiến ở Việt Nam. Trước tình cảnh đồng bào mình phải chịu sự lạm quyền của chính quyền thực dân, những người yêu nước Việt Nam, những người ưu thời mẫn thế của dân tộc đã nhận thấy sự cần thiết của việc giới hạn quyền lực của chính quyền bằng hiến pháp để bảo vệ các quyền và tự do của người dân. Chủ nghĩa hợp hiến ở phương Tây được dịp để du nhập và phát triển ở Việt Nam.

Chủ nghĩa hợp hiến bắt nguồn từ những ý tưởng về tự do chính trị ở Châu Âu và Mỹ như là sự bảo đảm đối với các quyền sống, quyền tài sản, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng của cá nhân. Để bảo đảm những quyền đó, các tác giả của chủ nghĩa hợp hiến nhấn mạnh đến sự kiểm soát các ngành quyền lực của chính quyền, sự bình đẳng trước pháp luật, độc lập tư pháp, sự tách biệt nhà thờ khỏi nhà nước. Những đại diện tiêu biểu của truyền thống này là nhà thơ John Milton, luật gia Edward Coke và William Blackstone, các chính trị gia như Thomas Jefferson và James Madison, các triết gia như Thomas Hobbes, John Locke, Adam Smith, Baron de Montesquieu, John Stuart Mill, và Isaiah Berlin. Chủ nghĩa hợp hiến hình trong trong khoảng từ thế kỷ XVII – XVIII.2

Trong thực tế tổ chức chính quyền, chiến thắng đầu tiên của chủ nghĩa hợp hiến là ở Anh vào khoảng thế kỷ XVII. Mỹ xác lập chính quyền hợp hiến vào thế kỷ XVIII, sau đó các nước Châu Âu vào thế kỷ XVI. Sự phổ biến rộng rãi của chủ nghĩa hợp hiến, dân chủ và pháp quyền dấy lên như một làn sóng vào những năm cuối thế kỷ XX. Những năm 1970 chứng kiến những chính phủ chuyên quyền phải nhượng bộ dân chủ ở các nước Địa Trung Hải – Hy Lạp, Bồ Đào Nha, và Tây Ba Nha. Hiến pháp Bồ Đào Nha có tầm quan trọng đặc biệt như hình mẫu cho những nước hậu độc tài. Năm sôi động nhất là năm 1989 – khi bức tường Berlin sụp đổ và chủ nghĩa cộng sản sụp đổ trên toàn Đông Âu.3 Các nước Châu Á xây dựng chính quyền hợp hiến vào thế kỷ XX. Thế kỷ XXI này vẫn tiếp tục chứng kiến việc các quốc gia từ bỏ chế độ quân chủ chuyên đế để bước vào xây dựng chính quyền hợp hiến. Gần đây nhất, ngày 28/5/2008. Quốc hội lập hiến Nepal đã quyết định bãi bỏ chế độ quân chủ để xây dựng chính quyền hợp hiến theo chế độ cộng hòa.

Ở phương Tây, chủ nghĩa hợp hiến được phân biệt với hiến pháp: trong khi danh từ hiến pháp (constitution) chỉ nói đến cơ cấu chính quyền của quốc gia và các quyền căn bản của công dân, danh từ chủ nghĩa hợp hiến (constitutionalism) găn liền với quan niệm về pháp quyền, nó hàm ý rõ rệt rằng chính quyền phải được giới hạn bởi các khuôn khổ pháp lý. Khái niệm chủ nghĩa hợp hiến ở phương Tây phản ánh những giới hạn đối với tự do hành động của chính quyền để bảo vệ các tự do căn bản của công dân. Chủ nghĩa hợp hiến không thể đi liền với sự độc tài. Chủ nghĩa hợp hiến gắn liền với tự do chính trị, nơi chính quyền bị giới hạn.

Những yếu tố cấu thành chủ nghĩa hợp hiến liên quan đến quyền lực của hiến pháp và nội dung của hiến pháp. Về quyền lực của hiến pháp, chủ nghĩa hợp hiến yêu cầu hiến pháp phải có quyền lực tối cao. Để bảo đảm tính tối cao của hiến pháp, phải có một chế độ tài phán hiến pháp hay chế độ bảo hiến để xét xử những hành vi vi phạm hiến pháp của công quyền, và không một cơ quan nào của chính quyền được đình chỉ thi hành hiến pháp hay đơn phương sửa đổi hiến pháp. Về nội dung của hiến pháp, theo chủ nghĩa hợp hiến, hiến pháp khi ấn định cơ cấu của công quyền, để có thể giới hạn được công quyền, phải theo các nguyên tắc chủ quyền nhân dân và chính quyền dân chủ, các quyền công dân như những giới hạn đối với công quyền, phân quyền, tư pháp độc lập.

Chủ nghĩa hợp hiến phương Tây hiện đại được du nhập ở Việt Nam rất sôi nổi trước khi bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được ban hành vào năm 1946. Chủ nghĩa hợp hiến phương Tây đã được du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam đặc biệt qua làn sóng Tân thư cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tinh thần pháp luật của Montesquieu và Khế ước xã hội của Rousseau, những tác phẩm quan trọng của chủ nghĩa hợp hiến phương Tây đã sớm được du nhập vào Nhật Bản, Trung Quốc, rồi sau đó vào Việt Nam với nhan đề được dịch lúc đó là Vạn pháp tinh lý Xã ước. Hơn nữa, vào đầu thế kỷ XX, việc giao lưu văn hoá Ta và Tây được phát triển; nhiều nhà tri thức Việt Nam có cơ hội ra nước ngoài, từ những nước phương Đông sớm có chính quyền hợp hiến theo chủ nghĩa hợp hiến phương Tây như Nhật Bản đến những nước là quê hương của chủ nghĩa hợp hiến như Pháp4.

Chủ nghĩa hợp hiến đã được tiếp thu bởi nhiều phong trào, nhiều tổ chức như: Đông Du (1904 – 1909), Duy Tân (1906 – 1908), Đông Kinh Nghĩa Thục (1907), nhóm Đông Dương tạp chí, nhóm Nam Phong tạp chí, Nhóm Thanh Nghị, Đảng lập hiến ở Nam Kỳ năm 1923… Nhìn chung, có thể chia thành các khuynh hướng tiếp thu của nghĩa hợp hiến như khuynh hướng của các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, khuynh hướng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, khuynh hướng của những người thân Pháp như Phạm Quỳnh, Bùi Quàng Chiêu; khuynh hướng của các nhà luật học yêu nước như Phan Anh, Vũ Đình Hòe. Những nội dung của chủ nghĩa hợp hiến như: có một bản hiến pháp để giới hạn chính quyền, chính quyền dân chủ và chủ quyền nhân dân, phân chia quyền lực, các quyền cơ bản của con người, tư pháp độc lập đã được du nhập vào Việt Nam.

[Có một bản hiến pháp để giới hạn chính quyền.] Các chí sĩ yêu nước ở Việt Nam đã sớm tiếp thu tư tưởng chính quyền được giới hạn bởi hiến pháp và mong muốn áp dụng vào Việt Nam. Có thể nói người đầu tiên đặt ra vấn đề điều tiết chính quyền bằng hiến pháp là cụ Phan Bội Châu (năm 1907). Năm 1932, nhân trả lời phỏng vấn báo Đông Tây, Phan Bội Châu khẳng định: “Tôi thiết tưởng nước ta từ xưa vẫn chưa có hiến pháp, nay lập bản hiến pháp không những là một sự hay, lại còn là một điều cần. Thế nào cũng phải có Hiến pháp, lẽ ấy tất nhiên…”. Rồi cụ phác hoạ sơ bộ: “Phần riêng tôi, tôi vẫn đã rắp trong bụng một bản hiến pháp rồi. Hiến pháp của tôi là châm chước theo Hiến pháp của các nước quân chủ như nước Anh, nước Nhật; theo Hiến pháp của các nước Mỹ, nước Đức, nước Nga… Lại phải tuỳ theo trình độ của dân ta mà lựa chọn lấy những điều thích hợp, thì mới có thể gọi là hoàn thiện được…”5 Phan Châu Trinh cũng đề cao vai trò của Hiến pháp như một công cụ để kiểm soát sự lạm quyền của nền quân chủ phương Đông. Khi từ Pháp trở về Việt Nam, trong một bài diễn văn đọc trước Hội thanh niên Sài Gòn vào cuối năm 1925, Phan Châu Trinh đã đề cập đến bản chất của chủ nghĩa hợp hiến được ứng dụng ở nước Pháp lúc bấy giờ là chính phủ bị giới hạn bởi Hiến pháp: “Trong nước đã có hiến pháp, ai cũng phải tôn trọng hiến pháp. Cái quyền của chính phủ cũng bởi hiến pháp quy định cho, lười biếng không được, mà dân muốn áp chế cũng không chỗ nào thò ra được.”6 Huỳnh Thúc Kháng, sau khi đắc cử vào Viện dân biểu Trung Kỳ, năm 1927, đã đề xuất với Toàn quyền Đông Dương lập một bản hiến pháp cho Nam triều: “ Chúng tôi sở dĩ nói đến Hiến pháp là vì có thấy rõ ở xứ Trung Kỳ này phụ thuộc dưới quyền bảo hộ gần nửa thế kỷ nay, mà chính thể trong xứ, quyền hạn không được rõ ràng, tránh nhiệm không được đảm thụ, trăm điều rắc rối bởi đó mà ra…Quốc thị đã mở mang thì nhân dân không biết đường nào xu hướng, đó là lẽ tự nhiên. Bởi vậy, để cho cuộc cai trị trong xứ được lâu dài cùng các dây liên lạc giữa người Pháp cùng người Nam được bền chặt, thì cần thiết phải có một thể chế chính trị, chia bộ phận mà có trách nhiệm, định quyền hạn mà có quy ước, để chính đốn việc lợi ích chung trong xứ. Đó là một điều cốt yếu tức là Hiến pháp vậy.”7 Khi đề nghị lập hiến để phân định quyền hạn và xác định trách nhiệm, nhằm bảo đảm lợi ích chung, Huỳnh Thúc Kháng đã nhận thấy hiến pháp chính là một giới hạn đối với quyền lực của chính quyền.

Ngoài các chí sĩ yêu nước, một số người thân Pháp như Phạm Quỳnh cùng nhóm Nam phong; Bùi Quang Chiêu cùng Đảng lập hiến ở Nam Kỳ cũng chủ trương thiết lập chính quyền hợp hiến ở Việt Nam nhưng lại dựa vào Pháp để lập chính quyền hợp hiến đó. Phạm Quỳnh chủ trương triều đình Huế cai quan xứ Bắc Kỳ và Trung kỳ phải được cải tổ thành chính quyền quân chủ lập hiến dưới sự bảo hộ của Pháp. Tiếp thu chủ nghĩa hợp hiến hiện đại, Phạm Quỳnh cho rằng: “Lập hiến là quốc vương đem một phần chính quyền của mình mà nhường cho một hội nghị thay mặt dân. Nhưng muốn nhường thì trước hết phải có quyền đã, rồi phải biết nhượng quyền ấy cho ai”8. Chính quyền hợp hiến mà Phạm Quỳnh theo đuổi là chính quyền quân chủ hợp hiến. Chế độ quân chủ lập hiến mà Phạm Quỳnh chủ trương đặt dưới sự bảo hộ của Pháp: “Như vậy, cải cách hiến pháp mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở đây sẽ chỉ áp dụng cho Trung Kỳ và Bắc Kỳ và sẽ được thực hiện trong khuôn khổ nền quân chủ đang trị vì và chế độ bảo hộ của Pháp. Nó sẽ không có bất kỳ một tính cách mạngnào, theo nghĩa nó không làm đảo lộn các thể chế hiện tồn, mà sẽ bằng lòng với việc tổ chức lại chúng, hoàn thiện chúng, hiện đại hóa chúng, mở rộng chúng, bảo đảm cho chúng hoạt động hiệu quả bằng các tổ chức thúc đẩy và giám sát, và đặc biệt thổi cho chúng một luồng sinh khí mới”9. Nếu như vậy, vua An Nam sẽ phải dựa vào Pháp để ban hành hiến pháp: “Về nguyên tắc vua An Nam sẽ trao cho nhân dân mình bản hiến pháp này. Chúng tôi nói về nguyên tắcbởi vì không ai lại không biết rằng nhà vua không có bất kỳ một quyền lực thực tế nào, và rằng trên thực tế, chính nền Bảo hộ mới là ông chủ tuyệt đối. Như vậy, Chính phủ Bảo hộ phải giúp đỡ nhà vua ban hành Hiến pháp”10.

Bùi Quang Chiêu và Đảng lập hiến cũng chủ trương “Pháp Việt đề huề” như Phạm Quỳnh và nhóm Nam phong. Chủ trương của Đảng lập hiến là đòi hỏi người Pháp thực hiện cho một vài cải cách ôn hoà như ban hành các quyền tự do dân chủ cho dân bản xứ. Đảng này có tham vọng một ngày nào đó được Pháp ban cho quy chế tự trị. Đảng này không chủ trương cải cách từng phần mà không lật đổ sự cai trị của thực dân Pháp ở nước ta. Bùi Quang Chiêu tuyên bố: “Lập hiến? Vâng, chúng tôi là lập hiến, bởi vì chúng tôi tán thành cho Đông Dương có một Hiến pháp như ông Toàn quyền Albert Sarraut đã nói hay là na ná như thế”11.

Đúng như cái tên của nó, Đảng lập hiến có mục tiêu xin Pháp ban cho người bản xứ một bản Hiến pháp để tổ chức chính quyền tự trị trong khuôn khổ chế độ bảo hộ, không tác khỏi nước bảo hộ.

Nhìn chung, lập trưởng của Phạm Quỳnh và nhóm Nam phong, Bùi Quang Chiêu và Đảng lập hiến là lập trưởng cải lương. Những nhóm này tiếp thu chủ nghĩa hợp hiến nhưng khi đề nghị ứng dụng vào Việt Nam, do lập cải lương, nên đã bóp méo chủ nghĩa hợp hiến.

Bản chất của chủ nghĩa hợp hiến là giới hạn chính quyền bằng hiến pháp nhưng các nhóm này lại chủ trương dựa vào ngoại bang để lập hiến. Sẽ không thể có một chính quyền hợp hiến nếu hiến pháp của chính quyền đó do một quốc gia xâm lược ban hành. Trong một đất nước, chính quyền chỉ bị giới hạn bởi hiến pháp khi hiến pháp đó do chinh nhân dân của đất nước đó đặt ra.

Hồ Chí Minh khi đó sớm tiếp xúc với các tác phẩm về chủ nghĩa hợp hiến của các tác giả phương Tây. Điển hình nhất là tác phẩm Khế ước xã hội của Rousseau và Tinh thần pháp luật của Montesquieu. Hồi 13 tuổi, lúc còn ở nhà, Nguyễn Tất Thành đó lục tủ sách của bố đọc Rousseau và Montesquieu qua các bản dịch của nhóm Duy Tân bên Tàu. Không những nghiền ngẫm Rousseau, dịch Montesquieu, Nguyễn Tất Thành còn đọc của A. Tocqueville (tác giả cuốn Về chế độ dân chủ ở Mỹ).12 Khi đọc những tác phẩn này chắc chắn Người đã suy ngẫm về các vấn đề: chủ quyền nhân dân, dân quyền, tam quyền phân lập, tinh thần tự do trong pháp luật – những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa hợp hiến được trình bày trong các tác phẩm đó. Bên cạnh chủ nghĩa hợp hiến của các học giả phương Tây, cách mạng dân chủ ở Mỹ, Anh, Pháp và thực tiễn tổ chức chính quyền theo chủ nghĩa hợp hiến ở các quốc gia này cũng ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh. Không những nghiên cứu các tác giả của chủ nghĩa hợp hiến, Bác Hồ cũng tận mục sở thị chứng kiến thực tiễn vận dụng của lý thuyết đó ở các quốc gia phương Tây. Người không xa lạ gỡ với các tư tưởng quyền con người, chủ quyền nhân dân, tam quyền phân lập. Người cũng không xa lạ đối với hệ thống chính quyền tổng thống của Mỹ cũng như hệ thống chính quyền nghị viện ở Châu Âu.

Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã sớm đặt ra vấn đề lập hiến ở Việt Nam. Trước sự cai trị độc đoán, tuỳ tiện của chính quyền thực dân Pháp, từ khi còn hoạt động bí mật ở nước ngoài, Người đã sớm nhận thấy sự cận thiết của các đạo luật trong một xã hội dân chủ. Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi đến Hội nghị Versailles vào đầu năm 1919 do Người khởi thảo gồm tám điểm, trong đó điểm thứ hai là: “Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người dân bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu” và điểm thứ bảy là: “ thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.”13 Sau này trong bài diễn ca với tựa đề Việt Nam yêu cầu ca (1922) phản ánh yêu sách tám điểm bằng lối thơ để dễ phổ biến, Hồ Chí Minh viết: “Bảy xin hiến pháp ban hành. Trăm đều phải có thần linh pháp quyền”14. Trong một bản Yêu sách khác gửi cho Hội vạn quốc, ký tên Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, và Nguyễn Ái Quốc, viết bằng chữ Việt, ngày 30/8/1926, Người cũng đề nghị: “Nếu được độc lập ngay thì nước chúng tôi: “…. Xắp xếp một nền hiến pháp về phường diện chính trị và xã hội, theo như những lý tưởng dân quyền; luật kính trọng những cái thiểu số của chủng loại (nghĩa là không xâm phạm đến những dân tộc nhỏ như Lào, Cao Miên), biết tôn trọng sự làm ăn, cốt để lập một nền Đông Dương liên bang dân chủ”15. Sau này, một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trong đó, nhiệm vụ thứ ba là: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ.”16 Rồi người đề nghị bầu Quốc hội để lập hiến. Qua đó, ta có thể thấy Hồ Chí Minh đã nhận thức Hiến pháp là công cụ chống chuyên đế, chống lạm quyền, để bảo vệ các quyền tự do dân chủ.

Ngoài ra, góp phần vào việc nhận thức và phổ biến chủ nghĩa hợp hiến ở Việt Nam trên báo chí phải kể đến Nhóm Thanh Nghị, trong đó đặc biệt là các nhà luật học Phan Anh và Vũ Đình Hòe. Hồi ký Thanh Nghị của Vũ Đình Hòe ghi lại: “Các bài của Phan Anh viết về Dân chủ và về Hiến pháp ở các nước Âu Mỹ, giúp cho nhóm Thanh Nghị và độc giả T.N khi ấy suy nghĩ về chế độ chính trị tương lai của nước nhà”17. Phan Anh đã viết nhiều bài liên quan đến chủ nghĩa hợp hiến như “lập hiến”, “vấn đề đại diện chính trị”, “chính thể tổng thống”, “dân quốc và Hiến pháp Trung Hoa” phân tích về chính quyền hợp hiến, các mô hình tổ chức chính quyền hợp hiến ở các nước Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc. Vũ Đình Hòe cũng nêu lên việc xây dựng chính quyền hợp hiến ở Việt Nam. Ông cho rằng đã là dân chủ thì phải có hiến pháp, và hiến pháp phải do Quốc hội soạn thảo và ban hành. Quốc hội do toàn dân bầu ra bằng đầu phiếu phổ thông, cơ cấu nhà nước do Quốc hội chế định. Đó là những nguyên tắc dân quyền trở thành bất di bất dịch, được đại đa số các nước trên thế giới hiện nay chấp nhận. Có điều là dựng lên một cơ cấu Nhà nước dân chủ như thế nào thì còn khác nhau giữa các nước. Đối với nướcViệt Nam, căn cứ vào tình hình xã hội nước nhà, và yêu cầu đặt ra cho đất nước trong hoàn cảnh thế giới lúc bấy giờ, tham khảo kinh nghiệm lập hiến của các nước Âu Mỹ và của Dân quốc Trung Hoa (cách mạng Tân Hợi), Vũ Đình Hòe đã phác thảo sơ bộ mô hình chính quyền hợp hiến ở Việt Nam trong một bài viết trên báo Thanh Nghị, số 108, 5/5/1945.18 [Chủ quyền nhân dân và chính quyền dân chủ]. Các chí sĩ yêu nước đều chủ trương chủ quyền nhân dân và chính quyền dân chủ. Trong Tân Việt Nam, Phan Bội Châu viết:

Phàm nhân dân nước ta không cứ sang hèn, giầu nghèo, đều có quyền bỏ phiếu bầu cử.

Trên là vua nên để hay nên truất, dưới là quan nên thăng hay nên giáng, dân ta đều có quyền quyết đoán cả”. Ông cũng nhận thức rằng: “Chính phủ tức là chỉ đại biểu cho cả nước mà thôi”.19 Như vậy, cụ Phan đã nhận thức nhân dân là chủ thể của quyền lực, chính quyền do dân thành lập, là người đại diện cho nhân dân cả nước. Còn Phan Châu Trinh đã thể hiện rõ tương tưởng dân chủ của mình trong bài phát biểu bàn về quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa ở Sài Gòn. Nhận thấy các nước Châu Âu đều đã theo chế độ dân trị, so sánh quân trị và dân trị, Phan Châu Trinh cho rằng dân trị ưu thế hơn hẳn. Ông kêu gọi thiết lập chính quyền hợp hiến dân chủ ở Việt Nam: “ … Tôi nghĩ rằng vì cái độc quân chủ nó giết hẳn cái lòng ái quốc của dân Việt Nam ta, bây giờ muốn cho dân Việt Nam ta biết được nước là của chúng nó, thì phải đem cái tụi bù nhìn đó vất hết cả đi, thì nó mới có thể tìm kiếm cái nước đó là nước của ai. Mà nòi giống ta thông minh, có lẽ một ngày kia sẽ gặp thấy rằng ở trong cái miếng đất mấy ngìn năm lưu truyền lại đây, cái quyền lợi của nó hãy còn nhiều, cái quyền phép của nó cũng có nhiều, rồi nó sẽ hiểu rằng xưa nay người mà gọi rằng vua quan đó, chẳng qua là người thay mặt làm việc cho nó, nếu làm việc không xong thì nó đuổi đi cũng không có lỗi gì.”20 Rõ ràng, Phan Châu Trinh chủ trương chủ quyền là của dân chúng, chính quyền phải do dân chúng thành lập ta để đại diện nhân dân hành xử chủ quyền nhân dân; trong trường hợp chính quyền làm việc không tốt, không đem lại lợi ích cho nhân dân, nhân dân có quyền thay đổi chính quyền. Huỳnh Thúc Kháng cũng sớm nhận thấy chính thể quân chủ không còn phù hợp với nước ta về đề nghị xác lập chế độ dân chủ. tháng 3/1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, Huỳnh Thúc Kháng đã khước từ lời mời tham gia nội các của Bảo Đại và thậm chí còn khuyên Bảo Đại: “Riêng đối với nhà vua, tôi thành thật khuyên ngài thoái vị và giao quyền cho nhân dân. Hiện trên thế giới ngày nay, chế độ quân chủ đã lỗi thời. Riêng ở Việt Nam chúng ta, trong con mắt dân chúng lại càng không nên duy trì lắm. Ngài giao quyền lại cho dân, hoạ may sẽ có những vị anh hùng trong đồng quê núi thẳm xuất đầu lộ diện làm nên việc cũng chưa biết chừng. Và như thế, riêng phần ngài cũng tự tỏ mình là người thức thời vậy.”21

Hồ Chí Minh cũng sớm chủ trương xây dựng chính quyền dân chủ, chủ quyền thuộc về nhân dân và nhà nước do nhân dân thành lập. Tháng 5/1944, trong thư gửi đồng bào cả nước, Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Chúng ta trước phải có một cái cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất biến cùng toàn thể quốc dân ta. Mà cơ cấu ấy phải do một cuộc Toàn dân đại biểu đậi hội gồm tất cả các đảng phái cách mạng và đoàn thể ái quốc trong nước bầu ra. Một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng và uy tín, trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang”22 Chương trình Việt Minh đã xác định những đường lối cách mạng Việt Nam: “Việt Nam độc lập đồng minh (nói tắt là Việt Minh) chủ trương liên hợp hết thẩy các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể cách mạng , các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại chiến đấu đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc phát xít Nhật giành quyền độc lập cho nước Việt Nam. Sau khi đánh đuổi được đế quốc phát xít Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”.23 Một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng lâm thời đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách và một trong những nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ là phải tổ chức tổng tuyển cử để bầu Quốc hội. Qua những tư liệu trên có thể thấy Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ về chính quyền dân chủ và chủ quyền nhân dân và mong muốn thực thi ở Việt Nam.

Nhóm Thanh Nghị cũng công bố nhiều bài viết, nhất là của Phan Anh và Vũ Đình Hòe về chủ quyền nhân dân và chính quyền dân chủ. Trong bài Đại diện chính trị, Phan Anh khẳng định: “Những cuộc thảo luận về quân quyền đã thuộc về dĩ vãng. Ngay nay bất cứ thuộc đảng phái nào, bất cứ theo khuynh hướng nào, các nhà chính trị đều công nhận rằng trong một nước văn minh quốc dân phải có cơ quan đại diện để tham dự chính quyền.”

Vũ Đình Hòe giải thích thêm: “Không bàn cãi nữa: ai ai cũng công nhân “chế độ đại chính” (régime représentatif), không phải vì những lẽ thuộc về lý thuyết, mà người ta đã phải công nhận chế độ ấy vì sự cần thiết thực tế. Thật vậy, chỉ có áp dụng chế độ ấy thì người cầm quyền mới hiểu rõ dân tình, chỉ có nó mới bảo đảm cho người cầm quyền chắc chắn được nhân dân ủng hộ. Mà nhà cầm quyền nào, nhóm cầm quyền nào, giai cấp nào cầm quyền trong giai đoạn văn minh này của loài người lại tồn tại được nếu không nhậy bén thấu rõ nhân tình, nếu không có nhân dân ủng hộ sâu rộng.”24

Qua những bài viết trên báo, Nhóm Thanh Nghị đã thể hiện rõ nhận thức về chính quyền dân chủ, chủ quyền nhân dân mà chủ trương xây dựng nó ở Việt Nam. Những lập luận của Phan Anh và Vũ Đình Hòe trên đây cho thấy họ nhận thực rằng chính quyền dân chủ là xu hướng tất yếu của lịch sử, là sự cần thiết của thực tế, là điều kiện tồn tại của chính quyền trong một xã hội văn minh.

[Dân quyền] Tư tưởng về dân quyền trong hiến pháp cũng được các sĩ phu yêu nước tiếp thu. Phan Bội Châu làm thơ để diễn đạt các tư tưởng về các quyền hiến định của công dân: “Miệng có quyền nói, óc có quyền suy. Chân có quyền đi, tay có quyền đẩy. Mắt có quyền thấy, tai có quyền nghe. Đất nọ xứ kia có quyền dời ở. Viết sách làm vở, quyền bút mặc lòng. Hội hè việc chung, có quyền nhóm họp. Thợ thuyền giúp đáp, quyền được chung nhau. Buôn bộ bán tầu thông thương tuỳ tiện. Trải xem pháp hiến các nước văn minh. Quyền lợi rành rành của dân dân được” 25. Như vậy, cụ Phan đã yêu cầu một cách khá toàn diện về các quyền của công dân: tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do đi lại, tự do thông tin, tự do hội họp, tự do kinh doanh, tự xuất ngoại. Các quyền này được cụ quan niệm như là các quyền tự nhiên của người dân được ghi nhận rõ ràng trong các hiến pháp. Đối với Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng đã nhận xét trong buổi tang lễ Phan Châu Trinh rằng: “Chủ nghĩa tiên sinh là đánh đổ chuyên chế, là dân quyền tự do.” Phan Châu Trinh sớm tiếp cận với những tư tưởng dân quyền của Pháp qua phong trào Tân thư nên có ý noi gương Pháp thực thi dân quyền vì Ông cho rằng “Nước Pháp là nước đẻ ra dân quyền cho thế giới.”

Cũng như Phan Châu Trinh, tinh thần dân quyền trong “Khế ước xã hội” của triết gia người Pháp Rousseau không xa lạ đối với ông. Ông nhận thức rằng trong chế độ quân chủ chuyên chế, dân bị coi khinh. Khi chế độ quân quyền sụp đổ thì dân quyền được thịnh lên và người dân được tôn trọng. Ông cũng đã đề cập đến các quyền bình đẳng, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do thân thể, tự do đời tư. Ông lên án cách cai trị tùy tiền của giới cầm quyền bảo họ xâm phạm vào các quyền này.

Đặc biệt vấn đề quyền con người ở Việt Nam cũng đã sớm được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm. Từ những ngày còn hoạt động các mạng ở Pháp, người đã đề cập đến việc nếu được độc lập thì Việt Nam sẽ xếp đặt một nền hiến pháp theo như lý tưởng dân quyền. Trong bản Yêu sách của nhân ân An Nam, Người đã yêu cầu đầu đủ về dân quyền: 1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị; 2. Cải cách công lý ở Đông dương bằng cách cho dân bản xứ cũng được hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu Châu; xoá bỏ hoàn toàn và triệt để các toà án đặc biệt dùng làm công cụ khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam; 3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;4. Tự do lập hội hội họp; 5. Tự do cư trú ở nước ngoài và xuất dương; 6. Quyền Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ; 7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật; 8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ26. Có người đã đánh giá Bản yêu sách này có dáng dấp ban đầu của một “Tuyên ngôn về quyền con người của Việt Nam”27. Đó chính là những quyền cơ bản của con người mà sau này nhiều nội dung đã được phản ánh trong hiến pháp đầu tiên của dân tộc.

[Phân quyền] Phan Bội Châu đã đề cập đến sự phân quyền giữa lập pháp và hành pháp: “Hình pháp, chính lệnh, thuế khoá, tiêu dùng đều do Nghị viện quyết định (…) Chính phủ không được can thiệp vào. Hằng năm đến kỳ Nghị viện họp, các nghị viên tụ tập đông đủ.

Chính phủ phải trình bầy dự án trước nghị hội. Nghị hội tức là nhân dân. Những điều nhân dân cho là phải, Chính phủ không thể không làm; những điều nhân dân cho là trái, Chính phủ không được làm. Tuy rằng sắc chiếu của Hoàng đế rất là đáng tôn trọng, nhưng nếu nghị viện không đồng ý thì cũng phải thu hồi mệnh lệnh đó”28. Phan Châu Trinh chủ trương tam quyền phân lập giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo ông, quyền lập pháp thuộc về Nghị viện; quyền hành pháp thuộc về Giám quốc (Tổng thống) do Nghị viện bầu ra; quyền tư pháp giao cho các cơ quan xét xử độc lập với hai cơ quan kia. Ông nói: “Đó là theo cái lẽ ba quyền là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp đều riêng ra, không hiệp lại trong tay một người nào”29. Huỳnh Thúc Khánh cũng đi theo tinh thần của chế độ đại nghị được xây dựng trên hiến pháp, có sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Phạm Quỳnh chủ trương dựa vào Pháp để xây dựng chính quyền hợp hiến nhưng mô hình chính quyền đó cũng được thiết kế theo chế độ phân quyền giữa lập pháp và hành pháp. Phạm Quỳnh đã phác thảo một cách sơ bộ cấu trúc của chính quyền hợp hiến theo kiểu quân chủ hợp hiến: “Vua sẽ là người đứng đầu cơ quan hành pháp. Ông sẽ cai quản đất nước dưới sự giám sát của Chính phủ Bảo hộ thông qua các bộ chịu trách nhiệm trực tiếp trước mình và trước Chính phủ Bảo hộ và, cũng giống như ở Nhật Bản, trong chừng mực nhất định, vua chịu trách nhiệm trước một Quốc hội đóng vai trò của một Nghị viện…Nghị viện gồm một viện duy nhất cho Trung Kỳ và Bắc kỳ được bầu theo cổ phiếu hạn chế theo các phương thức sẽ được thay đổi tùy theo tình hình đất nước. Giống như Chính phủ, Quốc hội đưa ra sáng kiến về luật, nhưng các dự luật được Quốc hội hay Chính phủ đệ trình đều sẽ được thảo luận ở một Tham chính viện30 gồm các chuyên gia Pháp và Nam.

Quốc hội sẽ có quyền giám sát các hoạt động của Chính phủ; sẽ có thể yêu cầu các bộ trưởng chịu trách nhiệm cá nhân về việc quản lý bộ mình ra điều trần, nhưng sẽ không thể bãi miễm bộ trưởng bằng lần bỏ phiếu đầu tiên”31. Mô hình phân quyền của Phạm Quỳnh khá giống với mô hình phân quyền của các chính thể đại nghị như ở Anh và Pháp vào lúc đó. Luật sư Phan Anh, một trí thức yêu nước, lại có khuynh hướng xây dựng một chính quyền hợp hiến phân quyền theo kiểu chế độ tổng thống của Mỹ. Theo Phan Anh, ở những nước theo chính thể đại nghị (chính thể nghị viện) thì quyền lập pháp lấn quyền hành chính32 mà do đó Chính phủ nhu nhược; ở những nước theo chính thể độc tài, thì quyền hành chính lấn át quyền lập pháp mà vì vậy chính phủ lộng quyền. Tất nhiên ta có thể tưởng tượng ra một chính thể trong đó hai quyền pháp, chính được ngang hàng, dân quyền không bị uy hiếp mà chính phủ cũng đủ thế lực mà đối phó với thời cục (…) Ở hoàn cầu, hiện nay có một vài chính thể gần tới được mức thăng bằng ấy. Ta có thể kể đến chính thể tổng thống (Gouvernment Présidentiel). Hoa Kỳ là một điển hình của chính thể ấy. Nghị viện, nhất là Hạ viện là một cơ quan đại diện quốc dân rất xứng đáng, ở mỗi khóa có hai năm nên giữa Nghị viện với quốc dân không có bức tường thời gian ngăn cách. Nghị viện không bị quyền hành chính giải tán được như ở các chính thể đại nghị nên địa vị công hiệu và vô tư. Mặc khác, quyền hành chính của Tổng thống mạnh hơn chính thể đại ngghị nhiều. Tổng thống trực tiếp cầm quyền hành chính. Giúp việc có mấy vị Bộ trưởng hoàn toàn thuộc quyền của Tổng thống, chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống mà thôi. Tổng thống do nhân dân bầu nên với nhiệm kỳ bốn năm. Chính thể tổng thống có thể có hiệu lực của chính thể độc tài mà vẫn toàn vẹn tinh thần dân chủ. Vì có được nhân dân tín nhiệm thì Tổng thống mới mong sau bốn năm được bầu lại.33

Vũ Đình Hòe cũng chủ trương xây dựng chính quyền hợp hiến phân quyền ở Việt Nam. Ông đề nghị: 1. Phân biệt quyền lập pháp và quyền hành chính. Nghị viện giữ quyền lập pháp. Chỉ có một Nghị viện, để công việc lập pháp được nhanh chóng và tinh thần Nghị viện được tấp tiến; 2. Quyền hành chính cần phải được to, rộng và không dễ bị nghị viện đáng đổ. Để Chính phủ có đủ sức mạnh mà làm việc, nhất là trong những lúc phải cải tổ quốc gia mà chính quyền phải tập trung vào một người. Nếu là dân quốc thì theo chế độ tổng thống, nếu còn vua thì quyền hành sẽ tập trung vào tay Tổng lý Nội các34, chứ không trong tay vua, vì vua không chịu trách nhiệm trước Nghị viện.(…); 3. Nghị viện sẽ một phần gồm những đại biểu của nhân dân bầu lên, một phần gồm những đại biểu của nghề nghiệp.(…)35

Như vậy, có thể thấy rằng Nhóm Thanh Nghị có khuynh hướng xây dựng mô hình chính quyền hợp hiến theo chế độ phân quyền cứng rắn. Phan Anh thể hiện rõ lập trường này. Vũ Đình Hòe thì không dứt khoát. [Tư pháp độc lập] Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, vấn đề tư pháp độc lập không được đề cập nhiều. Trong số các chí sĩ yêu nước thì có Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Khang có nói đến vấn đề tư pháp độc lập với hai ngành quyền lực còn lại. Nhưng nhìn chung các chí sĩ tập trung vào vấn đề phân quyền giữa lập pháp và hành pháp nhiều hơn. Hồi Ký Thanh Nghị của Vũ Đình Hòe cho biết ông Bùi Tường Chiều có nên trong báo Thanh Nghị số 110 tháng 5 – 1945 sự cần thiết phải phân quyền giữa tư pháp với hành chính căn cứ vào một thực tế khốn nạn ở Việt Nam trước đây: dưới chế độ thực dân Pháp, viên chánh án người Việt lệ thuộc hoàn toàn vào viên Công sứ người Pháp (hoặc Thượng thư Bộ Hình của Nam triều thật ra cả Thượng thư lẫn Triều đình thì cũng đều tuân theo lệnh của Khâm sứ và Toàn quyền Pháp.36 Mãi sau này, khi Hiến pháp 1946 đã được soạn thảo rồi mới có một cuộc tranh luận sôi nổi về vấn đề độc lập tư pháp trên báo Sự thật vào năm 1948. Trong đó nổi bật là các bài tranh luận của Quang Đạm, Vũ Trọng Khánh. Vũ Đình Hòe cũng tham gia tranh luận về vấn đề tư pháp độc lập trên Tạp chí Độc lập.

Qua tìm hiểu về sự du nhập và phát triển của chủ nghĩa hợp hiến ở Việt Nam có thể thấy những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa hợp hiến đã được du nhập và phát triển ở Việt Nam, tuy nhiên không phải là tất cả. Chẳng hạn, không thấy người ta nhấn mạnh đến sự tối thượng của hiến pháp, và hệ quả tiếp theo của nó là không thấy người ta đề cập đến chế độ tài phán hiến pháp (chế độ kiểm tra của ngành tư pháp đối với tính hợp hiến của ngành lập pháp và hành pháp). Sự du nhập và phát triển của chủ nghĩa hợp hiến ở Việt Nam diễn ra rất sôi nổi, với nhiều phong trào, nhiều người, với nhiều quan điểm khác nhau. Có thể nói trong lịch sử lập hiến ở Việt Nam, không có giai đoạn nào lại có nhiều luồng tư tưởng khác nhau, nhiều qua điểm trái chiều trong quá trình vận động để đi đến một chính quyền hợp hiến như giai đoạn này. Sẽ không tìm thấy tinh thần này trong quá trình xây dựng các bản hiến pháp 1959, 1980, 1992. Càng đến sát với quá trình soạn thảo hiến pháp 1946, chủ nghĩa hợp hiến càng được phổ hiến ở Việt Nam với những nội dung rất chi tiết. Điều này thể hiện rõ nhất qua các bài viết của Phan Anh, Vũ Đình Hòe trên báo Thanh Nghị về bản chất của hiến pháp, chính quyền địa diện, phân chia quyền lực…

2. Sản phẩm của sự tiêp thu chủ nghĩa hợp hiến ở Việt Nam (Hiến pháp 1946)

Như vậy, ta thấy rằng trước khi xây dựng bản hiến pháp đầu tiên của dân tộc vào năm 1946, chủ nghĩa hợp hiến đã được du nhập và phát triển ở Việt Nam. Điều này tất yếu ảnh hưởng đến việc xây dựng bản Hiến pháp Việt Nam đầu tiên. Những nỗ lực du nhập chủ nghĩa hợp hiến ở Việt Nam, qua một quá trình sàng lọc những yếu tố tích cực, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, đã đúc kết thành bản hiến pháp đầu tiên của nước ta năm 1946. Bản hiến pháp 1946 là thành quả của quá trình du nhập và phát triển chủ nghĩa hợp hiến ở Việt Nam.

Cách thức lập hiến và thành phần tham gia lập hiến là những yếu tố cần thiết để tinh thần của chủ nghĩa hợp hiến có thể được chuyển tải vào quá trình xây dựng hiến pháp 1946.

Uỷ ban dự thảo hiến pháp do Chính phủ thành lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm chủ tịch đã soạn thảo một dự thảo hiến pháp đem lấy ý kiến rộng rãi của dân chúng. Sau đó, Tiểu ban dự thảo Hiến pháp mới do Quốc hội thành lập trong khoá họp đầu tiên ngày 02/3/1946 gồm 11 người, phân chia giữa các chính đảng như sau: Trần Duy Hưng, Tôn Quang Phiệt (Dân chủ), Đỗ Đức Dục (Dân chủ), Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi (Việt Minh), Huỳnh Bá Nhung, Trần Tấn Thọ (Việt Cách), Nguyễn Cao Hách, Đào Hữu Dương, Phạm Gia Đỗ (Việt Quốc), Nguyễn Thị Thục Viên.37 Bản dự thảo hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã được soạn thảo xong và được công bố tháng 11/1945. Tiểu ban Hiến pháp do kỳ họp thứ nhất của Quốc hội cử ra đã tiếp tục nghiên cứu dự thảo hiến pháp. Uỷ ban kiến quốc của Chính phủ cũng tự nghiên cứu và đưa ra một dự thảo. Căn cư vào bản dự án của Chính phủ đưa ra, đối chiếu với bản dự thảo của Uỷ ban kiến quốc, tập hợp những kiến nghị phong phú của toàn dân và tham khảo kinh nghiệm về hiến pháp của các nước Âu – Á, Tiểu ban soạn thảo một dự án Hiến pháp đệ trình Quốc hội38. Thành phần trong Quốc hội đầu tiên có đại diện của các đảng phái khác nhau. Do sự đa thành phần đảng phái trong Quốc hội, trong Tiểu ban dự thảo hiến pháp do Quốc hội thành lập, việc tham khảo kinh nghiệm về hiến pháp của các nước Âu – Á, các khuynh hướng của chủ nghĩa hợp hiến khác nhau sẽ được phản ánh trong Hiến pháp. Dưới đây chúng tôi sẽ chứng minh các yếu tố của chủ nghĩa hợp hiến trong Hiến pháp Việt Nam năm 1946.

Cách thức lập hiến đúng tinh thần của chủ nghĩa hợp hiến. Trong sắc lệnh 14 ngày 8.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ: “ Xét thấy nhân dân Việt Nam do Quốc dân Đại hội thay mặt mình là quyền lực tối cao để ấn định cho nước Việt Nam một Hiến pháp dân chủ cộng hoà”. Điều này thể hiện rõ trong Lời nói đầu của Hiến pháp 1946: “ Được quốc dân trao cho trách nhiệm thảo bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Quốc hội nhận thấy rằng…”. Chủ thể của quyền lập hiến ở đây là quốc dân. Quốc hội là chủ thể được quốc dân bầu ra để đại diện quốc dân thực hiện quyền lập hiến. Quốc hội ban hành ra Hiến pháp năm 1946 là Quốc hội lập hiến. Trong Hiến pháp 1946, ta thấy có sự phân biệt giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp. Trong Lời nói đầu, Hiến pháp có chữ “Quốc hội”. Trong phần nội dung có chương III về “Nghị viện nhân dân”. Điều này cho thấy sự phân biệt giữa Quốc hội lập hiến và Quốc hội lập pháp. “Quốc hội” ở Lời nói đầu là để chỉ Quốc hội lập hiến. Còn, “Nghị viện nhân dân” ở Chương III là Quốc hội lập pháp.

Điều rõ thấy hơn là khi điều chỉnh về nghị viện nhân dân, Hiến pháp chỉ ấn định: “Nghị viện nhân dân…đặt ra pháp luật…” tức là có quyền lập pháp, chứ Hiến pháp không quy định Nghị viện nhân dân có quyền lập hiến.

Bản Hiến pháp 1946 được Quốc hội thông qua và Quốc hội cũng quyết định không phải đem trưng cầu dân ý nữa. Do hoàn cảnh lịch sử mà Hiến pháp 1946 chưa được thiết lập bằng con đường trưng cầu dân ý. Hiến pháp được thiết lập bằng con đường Quốc hội lập hiến. Theo phương thức này sau khi ban hành xong hiến pháp, Quốc hội lập hiến hết nhiệm vụ. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử của đất nước ta lúc bấy giờ, việc bầu Nghị viên nhân dân theo quy định của Hiến pháp chưa thể tổ chức được. Quốc hội chưa hết nhiệm vụ mà cần tiếp tục hoạt động cho đến khi bầu được Nghị viện nhân dân.39 Như vậy, Quốc hội lập hiến được duy trì thành Quốc hội lập pháp.

Về sửa đổi hiến pháp, ta cũng thấy hiến pháp 1946 không cho phép một cơ quan nào của chính quyền đơn phương sửa đổi hiến pháp. Hiến pháp năm 1946 là một bản Hiến pháp cưng tính. Điều 70 của Hiến pháp quy định: “Sửa đổi hiến pháp phải theo cách thức sau đây: a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu; b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi; c) những điều đã được thay đổi khi đã được nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết.” Như vậy, chủ thể đề nghị sửa đổi hiến pháp được trao cho cơ quan lập pháp. Tính chất đặc biệt so với việc sửa đổi thường luật là ở chỗ phải có 2/3 tổng số nghị viên yêu cầu. Hiến pháp áp dụng phương thức nhân dân trực tiếp tham gia sửa đổi hiến pháp. Điều này phản ánh tinh thần của chủ nghĩa hợp hiến phương Tây: chính quyền không thể đơn phương tu chính hiến pháp.

Hiến pháp cũng khẳng định chủ quyền nhân dân và chính quyền dân chủ. Hiến pháp 1946 khẳng định nguyên tắc; “Tất cả quyền hành trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giầu nghèo, giai cấp, tôn giáo.” Chính quyền theo hiến pháp 1946 là một chính quyền dân chủ: dân bầu Nghị viện nhân dân, và cơ quan này thành lập ra chính phủ.

Hiến pháp cũng khẳng định các quyền cơ bản. “Đảm bảo các quyền tự do dân chủ” được xác định là một trong những nguyên tắc của Hiến pháp. Hiến pháp đã xác nhận những quyền sau đây của công dân: Các quyền chính trị: quyền bình đẳng về mọi phương diện (Điều thứ 6); quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền được tham gia chính quyền (Điều thứ 7); quyền của quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phường diện để chóng tiến kịp trình độ chung (Điều thứ 8); quyền bình đẳng nam nữ (điều thứ 9); những người ngoại quốc tranh đấu cho dân chủ và tự do mà phải trốn tránh thì được trú ngụ trên đất Việt Nam ( điều thứ 16). Đặt biệt trong các quyền chính trị có các quyền bầu cử, quyền ứng cử (Điều thứ 18); quyền bãi miễn các đại biểu dân cử (điều thứ 20); quyền phúc quyết về Hiến pháp và những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia (Điều thứ 21); Các quyền tự do cá nhân: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và nước ngoài (Điều thứ 10); quyền tự do thân thể; quyền bất khả xâm phạm nhà ở và thư tín trái pháp luật (Điều thứ 11); Các quyền kinh tế – xã hội: quyền tham gia vào công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình (Điều thứ 7); quyền tư hữu tài sản (Điều thứ 12); quyền được bảo đảm quyền lợi của giới cần lao trí thức và chân tay (Điều thứ 13); quyền được giúp đỡ của người già cả hoặc tàn tật; quyền được chăm sóc về mặt giáo dưỡng của trẻ con. (Điều thứ 14); Các quyền về văn hoá: quyền được giáo dục ở bậc sơ học không phải trả học phí, quyền của quốc dân thiểu số được học bằng tiếng của mình ở các địa phương, học trò nghèo được Chính phủ giúp; trương tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình Nhà nước (Điều thứ 15).

Dù không trực tiếp khẳng định việc phân quyền, nhưng các ngành quyền lực trong hiến pháp gồm ba ngành phân công khá mạch lạc: Nghị viện nhân dân là cơ quan lập pháp, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, toà án là cơ quan tư pháp. Ở đây chưa có Viện kiểm sát nhân dân để bảo đảo sự thống nhất quyền lực về Nghị viện; Chính phủ không phải là cơ quan chấp hành của Nghị viện nhân dân. Xét cụ thể người ta có thể tìm thấy nhiều điểm tương đồng của mô hình tổ chức chính quyền theo hiến pháp 1946 với các mô hình chính quyền hợp hiến ở phương Tây vào lúc đó. Cụ thể như: quyền phủ quyết tương đối của Chủ tịch nước (giống chính thể tổng thống); chế độ miễn trừ của Nguyên thủ quốc gia (giống chính thể nội các); quyền bất tín nhiệm của Nghị viện đối với nội các (giống chính thể nội các).

Vấn đề độc lập tư pháp cũngđược khẳng định trong hiến pháp. Hiến pháp có một chương riêng (chương VI) quy định về việc tổ chức cơ quan tư pháp độc lập. Hiến pháp trực tiếp khẳng định: “Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được phép can thiệp.” (Điều 69) Như vậy, về hình thức lẫn nội dung, Hiến pháp 1946 phản ánh khá rõ tinh thần của chủ nghĩa hợp hiến. Tuy nhiên, phản nói rằng Hiến pháp 1946 không chỉ phản ánh chủ nghĩa hợp hiến mà còn cả quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về hiến pháp. Trước khi xây dựng bản hiến pháp này, ở Việt Nam đã tồn tại hai luồng tư tưởng về hiến pháp là chủ nghĩa hợp hiến và tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin về hiến pháp. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúp nhân dân ta cách mạng thành công, giành lại chính quyền, độc lập dân tộc. Vì vậy, hệ quả đương nhiên là chủ nghĩa hợp hiến Mác – Lênin sẽ ảnh huởng đến tinh thần của Hiến pháp đầu tiên ở nước ta. Tuy nhiên, Hiến pháp 1946 không giống như các hiến pháp sau này, không khẳng định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Hơn nữa, không có một tư tưởng duy nhất chỉ đạo tinh thần hiến pháp 1946. Vì vậy, cả hai luông tư tưởng về hiến pháp là chủ nghĩa hợp hiến và tư tưởng về hiến pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin đều có khả năng tác tộng đến quá trình xây dựng hiến pháp.

Chủ nghĩa Mác – Lênin là một hệ thống triết học và trong đó có một bộ phận về quan niệm về hiến pháp. Quan niệm về hiến pháp cua chủ nghĩa Mác – Lênin không giống với chủ nghĩa hợp hiến ở phương Tây. Mác cho rằng Hiến pháp được thông qua khi cuộc đấu tranh giai cấp đã dành được thế cân bằng (ổn định), khi mối quan hệ giữa giai cấp mới được hình thành, cho phép các thế lực thống trị đi đến thoả hiệp với nhau. Trong bức thư gửi Bơlốc ngày 20 – 22 tháng 9 năm 1980, Ăng – ghen cho rằng hiến pháp của các nước bao giờ cũng là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và do giai cấp chiến thắng làm ra sau khi đã dành được thắng lợi và nắm được chính quyền. Là người bảo vệ chủ nghĩa Mác, Lênin cũng cho rằng thực chất của Hiến pháp là ở chỗ những luật pháp cơ bản của nhà nước nói chung và những luật có liên quan đến phương thức bầu cử vào các cơ quan đại nghị đóthể hiện so sánh thực chất các lực lượng trong cuộc đấu tranh giai cấp.40

Như vậy, trong quan niệm của chủ nghĩa Mác, hiến pháp tư sản chỉ là công cụ trong tay giai cấp tư sản, thể hiện ý chí của giai cấp tư sản, là một hình thức để giai cấp tư sản tổ chức bộ máy thống trị giai cấp công nhân và những người lao động khác. Hiến pháp xã hội chủ nghĩa cũng mang bản chất giai cấp, là công cụ của giai cấp vô sản trong việc thực hiện chuyên chính vô sản, tổ chức bộ máy chính quyền của giai cấp vô sản. Trong tác phẩm “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản” được viết theo lối Hỏi – Đáp, trả lời của Ăng-ghen cho câu hỏi “Những người cộng sản sẽ có thái độ như thế nào đối với các chính đảng khác trong thời đại của chúng ta?” có đoạn: “Ở Mỹ là nơi đã có hiến pháp dân chủ, người cộng sản sẽ cần phải ủng hộ chính đảng muốn quay bản hiến pháp đó chống lai giai cấp tư sản và muốn dùng bản hiến pháp đó để mưu lợi cho giai cấp vô sản, tức là ủng hộ chính đảng của những người ủng hộ cải cách ruộng đất trong nước.”41

Chủ nghĩa Mác không quan niệm hiến pháp là một công cụ giới hạn quyền lực nhà nước như quan niệm của chủ nghĩa hợp hiến tự do ở phương Tây; ngược lại hiến pháp là một công cụ tổ chức việc cai trị. Do đề cao chuyên chính vô sản, chủ nghĩa Mác đề cao quyền lực của nhà nước; và do đó hiến pháp không được xem như một công cụ tiết chế quyền lực nhà nước. Với tư cách là một hình thức tổ chức chính quyền chuyên chính vô sản, hiến pháp xã hội chủ nghĩa phải đặt trong mục tiêu chung của giai cấp vô sản là tiến lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, hiến pháp là một hình thức định hướng cho nhà nước và xã hội tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp xã hội chủ nghĩa không phải ấn định nên các định chế trung lập mà phải hỗ trợ và thúc đẩy, định hướng cho các định chế vận hành theo chủ nghĩa xã hội.

Điều này dẫn đến các quy định của hiến pháp về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, việc tổ chức chính quyền dựa theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa, chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội chủ nghĩa, các quyền công dân được thực hiện theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Những quan niệm trên của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng được phàn ánh ở một mức độ nhất định trong Hiến pháp 1946. Hiến pháp thiết lập một mô hình chính quyền vừa phân phân công quyền lực nhưng vẫn tập quyền. Đại biểu Đào Trọng Kim nhấn mạnh: Hiến pháp phản ánh được nguyện vọng của dân chúng. Chế độ tập quyền và phân công rất thích hợp để có thể ứng phó mau lẹ với thời cuộc luôn luôn biến chuyển. Khuất Duy Tiến đã tranh luận với Phạm Gia Đỗ và nói Hiến pháp Việt Nam rất cấp tiến. Chính thể của nước Việt Nam là chính thể tập quyền và phân công rõ ràng.42

Điều này thể hiện rõ nhất ở tính tối cao của Nghị viện nhân dân, một yếu tố để bảo đảm nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp 1946 quy định: “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất cuả nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”. Hiến pháp trao cho Nghị viện quyền: “Giải quyết những vấn đề chung cho toàn quốc” (Điều 23). Để bảo đảm sự thống nhất quyền lực, Nghị viện nhân dân được cơ cấu theo chế độ một viên. Chế độ một viện là có ý nghĩa bảo đảm sự thống nhất của quyền lực. Tổ chức lướng viện để viện nọ kiềm chế viện kia là một giải pháp không thích hợp với Viêt Nam. Vào thời điểm ban hành Hiến pháp 1946, Việt Nam cần sự thống nhất cao độ về quyền lực để tiếp tục tổ chức công cuộc kháng chiến. Hơn nữa, Việt Nam không có giai cấp quý tộc, không có chế độ liên bang nên thành lập một viện thứ hai là không cần thiết.

Do sự tập trung quyền lực về Nghị viện nhân dân, Chính phủ không được quy định là cơ quan hành pháp mà chỉ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Mặc dù Hiến pháp chưa xác định sự phụ thuộc của Chính phủ vào cơ quan lập pháp như các hiến pháp sau này nhưng việc coi Chính phủ là cơ quan hành chính cũng nói lên tính chất phụ thuộc của Chính phủ. Hành chính cũng có nghĩa là chấp hành, không như hành pháp là hoạch định và điều hành chính sách quốc gia, mang tính chủ động. Mặc dù Nội các có thể bị Nghị viện bất tín nhiệm tập thể lẫn cá nhân nhưng không có một chế tài ngược lại của Chính phủ đối với Nghị viện nhân dân. Không giống như các chính quyền hợp hiến ở Châu Âu, chính quyền hợp hiến theo Hiến pháp 1946 không chấp nhận cho Nguyên thủ quốc gia quyền giải tán Nghị viện. Điều này bảo đảm được tính thống nhất quyền lực về Nghị viện nhân dân. Đặc biệt là để bảo đảo tính tối cao của Nghị viện nhân dân, luật của nghị viện không bị xét xử bởi toà án. Hiến pháp 1946 chưa xác lập một chế độ tài phán hiến pháp.

Như vậy, bản hiến pháp Việt Nam năm 1946 đã phản ánh cả tinh thần của chủ nghĩa  hợp hiến phương Tây lẫn tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin. Mô hình chính quyền này mang dấu ấn của ba mô hình chính quyền hợp hiến đã tồn tại trên thế giới vào lúc bấy giờ: hai mô hình chính quyền theo chủ nghĩa hợp hiến phương Tây là tổng thống chế (Nguyên thủ quốc gia vừa đứng đầu nhà nước vừa lãnh đạo Chính phủ, có quyền phủ quyết); nội các chế (nội các do nghị viện thành lập, có thể bị nghị viện bất tín nhiệm); mô hình chính quyền cộng hoà xô viết theo chủ nghĩa Mác – Lênin (Nghị viện nhân dân có quyền cao nhất, không bị giải tán, Chính phủ là cơ quan hành chính).

3. Bước thoái trào và tương lai của chủ nghĩa hợp hiến ở Việt Nam.

Khi chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ đạo tinh thần lập hiến ở Việt Nam từ năm 1959 trở đi, chủ nghĩa hợp hiến trở nên thoái trào.. Ba bản hiến pháp 1959, 1980, 1992 đều là các bản hiến pháp xã hội chủ nghĩa, được ban hành với tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiến pháp nhưng hiến pháp không được quan niệm như chủ nghĩa hợp hiến là một công cụ để giới hạn quyền lực của nhà nước. Thay vào đó, hiến pháp được hiểu có tính giai cấp, là công cụ thực hiện quyền lực của giai cấp công nhân. Hiến pháp không phải là một bản văn trung lập mà có định hướng rõ rệt: điều tiết chính quyền để đạt tới xã hội chủ nghĩa.

Do hiến pháp không được quan niệm là công cụ giới hạn quyền lực nhà nước nên hiến pháp thiếu những công cụ kiểm soát quyền lực. Hiến pháp được ban hành vởi Quốc hội, một cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất vừa có quyền lập hiến vừa có quyền lập pháp.43 Việc lập hiến cũng như tu chính hiến pháp không đòi hỏi bắt buộc phải thông qua trưng cần dân ý. Do không có Quốc hội lập hiến riêng, phân biệt với Quốc hội lập pháp thông thường, và không có trưng cầu dân ý khi lập hiến nên có thể nói chủ quyền lập hiến thuộc về Quốc hội lập pháp chứ không phải thuộc về nhân dân. Một Quốc hội vừa có quyền lập pháp lại vừa có quyền lập hiến, không cần trưng cầu dân ý, đương nhiên không bị giới hạn bởi hiến pháp.

Các hiến pháp xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đều khẳng định chủ quyền thuộc về nhân dân và xây dựng chính quyền dân chủ nhưng các hiến pháp 1980, 1992 đã cụ thể hóa cơ sở mang tính xã hội chủ nghĩa của “nhân dân” là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức44.

Các hiến pháp xã hội chủ nghĩa đều quy định về các quyền cơ bản của công dân nhưng điều này không giống với tinh thần của chủ nghĩa hợp hiến. Sự khác biệt đó thể hiện trước tiên ở chỗ hiến pháp liệt kê rất nhiều quyền của công dân trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, không chỉ có các quyền tư do cá nhân, các quyền chính trị. Các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội này có mục đích để cho xã hội phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa. Việc người dân hành xử các quyền đó không phải là không theo một chiều hướng nào mà phải theo chiều hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này thể hiện ở chỗ việc thực hiện các quyền đó đều theo quy định, kế hoạch của nhà nước. Chính vì vậy các văn thức quen thuộc trong việc quy định các quyền này là: nhà nước có kế hoạch, nhà nước quy định, nhà nước cho phép, nhà nước có chính sách…Các quy định về quyền công dân nhưng thường mở đầu bằng “Nhà nước…” đặc biệt là trong Hiến pháp 1980, 1992. Các Hiến pháp này đặt nhà nước ở vị trí chủ thể trong quan hệ với công dân và các quyền công dân do nhà nước xác lập và hành xử theo ý chí của nhà nước. Đặc biệt hơn, bản Hiến pháp 1980 quy định những quyền kinh tế, văn hoá, xã hội quá lý tưởng mà chỉ có thể thực hiện được trong chủ nghĩa xã hội như quyền có việc làm (điều 58); quyền học không phải trả tiền (điều 60); quyền khám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền (điều 61); quyền có nhà ở (điều 62).

Một sự khác biệt nữa là đối với các quyền tự do, hiến pháp xã hội chủ nghĩa, khác với tư duy của chủ nghĩa hợp hiến phương Tây, không coi các quyền này là các quyền tự nhiên và là một giới hạn đối với công quyền vì chủ nghĩa hợp hiến Mác – Lênin không quan niệm công quyền là đối tượng cần phải được giới hạn bởi hiến pháp. Các quyền tự do không được quan niệm là các quyền tự nhiên mà là các quyền do nhà nước xác lập nên phải được hành xử trong khuôn khổ nhà nước cho phép. Ví dụ, các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, biểu tình được Hiến pháp 1980 quy định là phải “phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân” (điều 67), và theo Hiến pháp hiện hành thì phải “theo quy định của pháp luật” (điều 69). Về mô hình tổ chức chính quyền, các hiến pháp xã hội chủ nghĩa đều thiết kê nên một hệ thống chính quyền dựa theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa. Theo, đó Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là nơi thống nhất quyền lực, các định chế quyền lưc ở trung ương đều do Quốc hội thành lập, phân nhiệm cho quyền hạn, chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội, không được đi ngược lại ý chí của Quốc hội.45 Quyền lực nhà nước ở Việt Nam không được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền và kìm chế đối trọng.

Quốc hội là cơ quan lập pháp, nhưng Chính phủ không được quy định là cơ quan hành pháp và Tòa án cũng không được quy định là cơ quan tư pháp. Các công cụ kiểm soát quyền lực không có như: phủ quyết luật của Quốc hội, bất tín nhiệm nội các, giải tán Quốc hội, chế độ tài phán hiến pháp, điều trần…

Bước vào thị trường toàn cầu, Việt Nam đã điều chỉnh hiến pháp 1992 vào năm 2001. Cuộc sửa đổi Hiến pháp lần này cho thấy khuynh hướng trở lại một số yếu tố của chủ nghĩa hợp hiến phương Tây. Lý do của điều này là Việt Nam phải hoàn nhập với thế giới toàn cầu, phải chấp nhận một số giá trị chung của phương Tây, trong đó có chủ nghĩa hợp hiến, để tìm tiếng nói chung trên con đường mưu cầu sự thịnh vượng cho quốc gia. Có ba sửa đổi quan trọng nói lên điều đó. Thứ nhất, điều 2 khẳng định chế độ nhà nước pháp quyền. Pháp quyền gắn mật thiết với chủ nghĩa hợp hiến. Trong lịch sử phát triển của lý thuyết về nhà nước pháp quyền ở phương Tây, chủ nghĩa hợp hiến được coi như một nội dung của Nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền là quyền lực của nhà nước chịu sự kiểm soát quyền lực của luật pháp, mà trước tiên là quyền lực của hiến pháp. Thứ hai, điều 2 cũng thừa nhận sự “phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp” mặc dù quyền lực nhà nước vẫn được bảo đảm thống nhất. Thực ra đây là sự áp dụng những hạt nhân hợp lý của lý thuyết phân quyền. Lần đầu tiên ba khái niệm của học thuyết phân quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) được đưa vào hiến pháp Việt Nam. Thứ ba, Quốc hội được trang bị một công cụ kiểm soát quyền lực đặc biệt: bỏ phiếu tín nhiệm (điều 83). Theo đó, Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm và dẫn đến việc bãi nhiệm đối với những người do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Bỏ phiếu tín nhiệm là một công cụ mới để Quốc hội kiểm soát Chính phủ. Chế định bỏ phiếu tín nhiệm ở Việt Nam là sự vận dụng một số yếu tố của chế định bất tín nhiệm nội trong các chính thể đại nghị ở Châu Âu, và cũng đã có trong Hiến pháp Việt Nam năm 1946.

Những gì đang diễn ra liên quan đến đời sống hiến pháp ở Việt Nam hiện nay đang cho thấy một khuynh hướng tiếp tục tiếp nhận một cách linh hoạt các yếu tố của chủ nghĩa hợp hiến trong tiến trình hoàn thiện hiến pháp Việt Nam đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đưa ra chủ trương: “Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp“46. Lần đầu tiên vấn đề tài phán hiến pháp, một vấn đề trọng yếu của chủ nghĩa hợp hiến, được chính thức đặc ra ở Việt Nam. Đã có nhiều hoạt động thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong việc thiết lập tài phán hiến pháp. Quốc hội đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo về chủ đề này. Đầu năm 2008, một Tiểu ban nghiên cứu về việc thành lập chế độ tài phán hiến pháp ở Việt Nam đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập.

Theo dự đoán của cá nhân tôi, việc xác lập chế độ tài phán hiến pháp kéo theo những điều chỉnh khác của hiến pháp chứ không giản đơn là thêm một chương về tài phán hiến pháp trong hiến pháp. Tài phán hiến pháp yêu cầu một phải có một bản hiến pháp được đặt ở hệ cấp tối cao vì chỉ khi nào hiến pháp cao hơn các ngành quyền lực mới đặt ra vấn đề kiểm tra sự hợp hiến trong hành động của các ngành quyền lực đó với hiến pháp. Khi hiến pháp được đặt lên tối cao phải có sự phân biệt giữa lập hiến và lập pháp: nhân dân sẽ là người lập hiến và Quốc hội, người đại diện của nhân dân, sẽ là người lập pháp vì nếu Quốc hội vừa lập hiến vừa lập pháp thì không có cơ sở cho việc hiến pháp cao hơn luật của Quốc hội. Chủ quyền lập hiến thuộc về nhân dân là vấn đề cơ bản của chủ nghĩa hợp hiến. Vấn đề này có thể sẽ được chấp nhận ở Việt Nam cùng với tiến trình xác lập chế độ tài phán hiến pháp.

 

1 Đinh Xuân Lâm, Dương Lan Hải (chủ biên ). Nghiên cứu Việt Nam – một số vấn đề lịch sử kinh tế – xã hội – văn hoá.
Nxb Thế giới, H.1998, tr.68 – 71.
2 http://usembassy.gov
3 Constitutionalism and emrging democracies. http://usembassy.gov
4 Phan Bội Châu đã đi Hương Cảng, Thượng Hải, rồi sang Nhật Bản, mở ra phong trào Đông Du. Nhiều trí thức đến
nước Pháp, du học ở Pháp như Nguyễn An Ninh (tốt nghiệp cử nhân luật học Đại học Sorbonne, Pairis, 1920), Phan
Văn Trường (đỗ tiến sĩ luật học tại Pháp), Nguyễn Văn Vĩnh (sang Pháp dự hội nghị đấu xảo Marseille năm 1906).
Phạm Quỳnh cũng đã sang Pháp dự triển lãm năm 1922. Luật sư Phan Anh cũng đã chuẩn bị bảo vệ luân án tiến sĩ luật
học ở Pháp năm 1938 nhưng nhưng chưa kịp bảo vệ thì Thế chiến thứ nhất bùng nổ nên về nước…
5 Phan Bội Châu toàn tập, tập 4, Nxb Thuận hóa, Huế, 1990, tr. 244.
6 Phan Châu Trinh. Quân trị và dân trị chủ nghĩa. In trong Phan Châu Trinh – cuộc đời và tác phẩm (Nguyễn Q.
Thắng). Nxb Văn học, H.2006, tr.471.
7 Chương Thâu. Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng. Nxb Đà Nẵng, 1989, tr.355 – 356.
8 Phạm Quỳnh trả lời phỏng vấn đăng trên Tạp chí Nam phong, số 189 tháng 10 năm 1933.
9 Phạm Quỳnh. Tiến tới một bản Hiến pháp. In trong tập Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 – 1932.
(Phạm Toàn giới thiệu và biên tập) Nxb Tri thức, 2007, tr.368.
10 Phạm Quỳnh. tlđd, tr.369.
11 Theo: LS.TS. Phan Đăng Thanh. Tư tưởng lập hiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Nxb Tư pháp, H.2006, tr188.
12 Vũ Đình Hòe. Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh. Nxb Trẻ, 2005, tr.187.
13 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 1. Nxb Chính trị quốc gia, H, 2000, tr435 – 436.
14 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 1. Nxb Chính trị quốc gia, H, 2000, tr438.
15 Dẫn theo: Pháp lý phục vụ cách mạng. Hội luật gia xuất bản, Hà Nội, 1975, tr.278.
16 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4. Nxb Chính trị quốc gia, H, 2000, tr8.
17 Vũ Đình Hòe. Hồi ký Thanh Nghị. Nxb Văn học, H.2000, tr.237 – 238.
18 Vũ Đình Hòe. Hồi ký Thanh Nghị. Nxb Văn học, H. 2000, tr.237 – 238.
19 Phan Bội Châu toàn tập, tập 4, Nxb Thuận hóa, Huế, 1990, tr.256, tr.387.
20 Phan Châu Trinh. Quân trị và dân trị chủ nghĩa. In trong Phan Châu Trinh – cuộc đời và tác phẩm (Nguyễn Q.
Thắng). Nxb Văn học, H.2006, tr.468.
21 Chương Thâu. Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng. Nxb Đà Nẵng, 1989, tr tr29.
22 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3. Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tr.505.
23 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3. Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tr.585.
24 Vũ Đình Hòe. Hồi ký Thanh Nghị. Nxb Văn học, H, 2000, tr.248.
25 Phan Bội Châu, Toàn tập, tập 5, Nxb Thuận hóa, Huế, 1990, tr.256, tr.19.
26 Hồ Chí Minh Toàn tập ,tập 4. Nxb Chính trị quốc gia, H.2000,tr435 – 436.
27 Phan Đăng Thanh. Tư tuởng lập hiến của tmột số phong trào đấu tranh giành độc lập trước Hiến pháp năm 1946.
Luận án cao học luật, Thành phố Hồ Chí Minh, 1996, tr.106.
28 Phan Bội Châu. Toàn tập, tập 2, Nxb Thuận hóa, Huế, 1990, tr.387.
29 Theo LS.TS. Phan Đăng Thanh. Tư tưởng lập hiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Nxb Tư pháp, H.2006, tr.118.
30 Tôi có cảm tưởng Tham chính viện mà Phạm Quỳnh nói tới giống như một Thượng nghị viện.
31 Phạm Quỳnh. Tiến tới một bản Hiến pháp. In trong tập Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 – 1932.
(Phạm Toàn giới thiệu và biên tập) Nxb Tri thức, H.2007, tr.370 – 371.
32 “Quyền hành chính” mà Phan Anh đề cập đến ở đây phải được hiểu là “quyền hành pháp” như ngày nay.
33 Theo Vũ Đình Hòe. Hồi ký Thanh Nghị. Nxb Văn học, H.2000, tr.236 – 267.
34 Tổng lý Nội các mà Vũ Đình Hòe nói đến ở đây giống như Thủ tướng Chính phủ trong chế độ quân chủ lập hiến ở Anh.
35 Vũ Đình Hòe. Hồi ký Thanh Nghị. Nxb Văn học, H.2000, tr.236 – 249.
36 Vũ Đình Hòe. Hồi ký Thanh Nghị. Nxb Văn học, H.2000, tr.253.
37 LS.TS. Phan Đăng Thanh. Tư tưởng lập hiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Nxb Tư pháp, H.2006, tr.486.
38 Văn phòng Quốc hội. Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1946 – 1960), Nxb Chính trị quốc gia, H.1994, tr.102.
39 Văn phòng Quốc hội. Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1946 – 1960), Nxb Chính trị quốc gia, H.1994, tr110.
40 Dẫn theo: Đỗ Ngọc Hải. Hiến pháp năm 1946 bản hiến pháp đặt nền móng cho nền lập hiến Nhà nước Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, H.2006, tr.18 – 19.
41 C.Mác, P.Ăng – ghen. Tuyển tập, tập I. Nxb Sự thật, 1980, tr.465.
42 Văn phòng Quốc hội. Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1946 – 1960), Nxb Chính trị quốc gia, H.1994, tr.104.
43 Xem Hiến pháp 1959 (Điều 50), Hiến pháp 1980 (Điều 82), Hiến pháp 1992 (Điều 82).
44 Xem Hiến pháp 1980 (Điều 3), Hiến pháp 1992 (Điều 2).
45 Xem cụ thể hơn: Bùi Ngọc Sơn. Những góc nhìn lập pháp. Nxb Chính trị quốc gia, H.2006.
46 Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị quốc gia, H.2006, tr.127.

———–

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 1. Nxb Chính trị quốc gia, H, 2000, 535 tr

2. Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 3. Nxb Chính trị quốc gia, H, 1995, 654 tr

3. Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 4. Nxb Chính trị quốc gia, H, 2000, 589 tr

4. C.Mác, P.Ăng – ghen. Tuyển tập, tập I. Nxb Sự thật, 1980, 883 tr

5. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị quốc gia, H, 2006, 375 tr

6. Văn phòng Quốc hội. Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1946 – 1960), Nxb Chính trị quốc gia, H,1994, 375 tr

7. Nguyễn Q. Thắng. Phan Châu Trinh – cuộc đời và tác phẩm. Nxb Văn học, H, 2006, 642 tr

8. Phan Đăng Thanh. Tư tưởng lập hiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Nxb Tư pháp, H, 2006, 579 tr

9. Vũ Đình Hòe. Hồi Ký Thanh Nghị. Nxb Văn học, H, 2000, 759 tr

10. Phạm Quỳnh. Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 – 1932. (Phạm Toàn giới thiệu và biên tập) Nxb Tri thức, 2007, 525 tr.

11. Vũ Đình Hòe. Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh. Nxb Trẻ, 2005, 783 tr.

12. Đỗ Ngọc Hải. Hiến pháp năm 1946 bản hiến pháp đặt nền móng cho nền lập hiến Nhà nước Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2006, 133 tr

13. Đinh Xuân Lâm, Dương Lan Hải (chủ biên ). Nghiên cứu Việt Nam – một số vấn đề lịch sử kinh tế – xã hội – văn hoá. Nxb Thế giới, H, 1998, 252 tr

14. Bùi Ngọc Sơn. Những góc nhìn lập pháp. Nxb Chính trị quốc gia, H, 2006, 228 tr

——

 

* Ghi chú của Ba Sàm:

Tham luận tại HỘI THẢO QUỐC TẾ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ BA “Việt Nam: Hội nhập và Phát triển” .Mời xem thêm các bài viết về cuộc hội thảo này (riêng trang web của Hội thảo có lẽ đã bị hủy bỏ): “Việt Nam học trong thế kỷ 21“; “Thăm ban tổ chức hội thảo VN học lần ba“; “Nghiên cứu Việt học ‘không độc quyền‘”; ” Đánh giá lịch sử mở rộng lãnh thổ của Việt Nam“; ” Kiến giải của một người Nhật về ông Hồ“; ” Chủ tịch VN nói chuyện với học giả nước ngoài“;

Và các bài tham luận trong Hội thảo (tuồng như chỉ) được đăng trên Ba Sàm:

92:ĐỂ ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐÚNG ĐẮN HƠN: CÁI NHÌN TỪ LỊCH SỬ
93:QUAN HỆ VIỆT NAM-LIÊN XÔ 1924 – 1954 VÀ VẤN ĐỀ HÒA NHẬP
149:QUAN HỆ VN-LX ‘65-’75
150:SÁCH ĐỊA CHÍ Ở MIỀN NVN(’54-’75)
 
 
Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả. 

Posted in Chính trị, Lịch sử, Pháp luật | Leave a Comment »

Trận chiến mới dành cho nhà quân sự lão luyện của VN

Posted by adminbasam trên 08/05/2009

ALJAZEERA.NET

Trận chiến mới dành cho nhà quân sự lão luyện của Việt Nam

Tom Fawthrop từ Hà Nội

Thứ Sáu, ngày 8-7-2009

 

Năm mươi lăm năm sau ngày vạch ra kế hoạch và chỉ huy trận đánh mang lại chiến thắng quân sự và dẫn đến sự cáo chung cho chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương, vị Đại tướng lừng danh của Việt Nam Võ Nguyên Giáp  vẫn còn đang chiến đấu.

Bằng lời khuyên thay vì súng đạn, trận chiến mới đây nhất của ông cụ 98 tuổi này  là cứu lấy môi trường và “kẻ thù” của ông là việc khai mỏ bauxite.

Trong việc tìm kiếm dành cho công cuộc phát triển kinh tế mau chóng, chính phủ Việt Nam đã cam kết khai thác mỏ bauxite ước tính 5,3 tỉ tấn, thứ quặng chủ yếu trong thành phần của nhôm, mà hầu hết loại quặng nầy được xác định nằm ở tỉnh Đắc Nông thuộc Cao nguyên Trung phần.

Tướng Giáp, người đã chỉ huy trận chiến thắng quân đội Pháp mang tính chất lịch sử tại Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954, đã và đang kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy dừng những kế hoạch đó lại, ông viện dẫn việc khai mỏ sẽ gây nên sự tổn hại tới môi trường, hủy hoại đời sống những người thuộc dân tộc thiểu số, và về một mối đe doạ tới an ninh quốc gia.

Con người từng lãnh đạo quân đội Bắc Việt Nam chống lại Hoa Kỳ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam đã viết hai bức thư ngỏ – bức mới đây nhất là ngay trong tháng trước – để phản đối các kế hoạch khai thác bauxite của chính phủ, và lập trường của ông dường như đang có tác dụng khích lệ những người khác.

Trong một biểu hiện của sự phản đối công khai hiếm có tại một quốc gia cộng sản độc đảng, 135 trí thức và nhà khoa học đã ký vào một bản kiến nghị được gửi tới chủ tịch quốc hội tại Hà Nội.

Họ đã kêu gọi chính phủ hãy dừng khai thác những dự án bauxite mới tại Tây Nguyên cho tới khi có một cuộc điều tra thích đáng về tác động tới môi trường được hoàn tất.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gọi việc khai thác bauxite là “một chính sách lớn của đảng và nhà nước” và nói rằng các dự án này sẽ được tiếp tục thực hiện trong khi vấn đề môi trường vẫn được quan tâm.

Thế nhưng theo Giáo sư Võ Quý, một trong những nhà hoạt động môi trường hàng đầu của nước này, thì “sự thiệt hại môi trường sẽ vượt quá xa giá trị của bất cứ những lợi lộc nào về mặt kinh tế”.

“Tôi ủng hộ việc phát triển kinh tế, nhưng không ủng hộ các kế hoạch khai thác bauxite,” ông đã nói với tờ Al Jazeera như vậy, và thêm rằng Tây Nguyên là một “vùng đất có vẻ đẹp mê hồn với tiềm năng du lịch-kinh tế và là một khu vực sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả cao”.

 Những mối lo về chất thải

Quá trình tinh lọc bauxite sẽ thải ra hàng ngàn tấn chất thải độc hại được biết đến như là “bùn đỏ”, theo ông Quý và các chuyên gia khác cho biết.

Các nhà hoạt động về lĩnh vực môi trường đang còn mới mẻ ở Việt Nam lo ngại thứ cặn độc hại có thể đầu độc các dòng sông chảy vào những khu vực tập trung đông dân cư, bao gồm vùng Châu thổ sông Mekong đầy sinh lực ở miền nam – xứ sở của những trang trại nuôi cá và một số vùng sản xuất lúa gạo có năng suất cao nhất của Việt Nam.

Trong những bức thư của mình, tướng Giáp đã kêu gọi các nhà khoa học, các nhà quản lý và hoạt động xã hội hãy “đề xuất với đảng và nhà nước để có một chính sách đúng đắn cho các dự án bauxite tại Tây Nguyên”.

“Đó cũng là quan điểm của tôi rằng chúng ta không nên khai thác bauxite. Việc khai thác sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường, xã hội và quốc phòng,” ông viết.

Vị đại tướng cũng viện dẫn tới bản báo cáo từ những năm 1980 đã cảnh báo chính phủ rằng khai thác bauxite tại khu vực này “sẽ gây tàn phá môi trường, thiệt hại lâu dài về môi sinh, không chỉ thiệt hại cho những cư dân địa phương, mà còn hủy hoại cuộc sống và môi trường của những người dân sống tại vùng đồng bằng phía nam của các tỉnh miền trung phần nầy.”

Hợp đồng đã được ký

Bất chấp áp lực của vị tướng, chính phủ đã đi tới và ký kết một hợp đồng với một công ty con của tập đoàn nhôm Chinalco của Trung Quốc để khai thác bauxite tại vùng cao nguyên này.

Song họ đã tổ chức một cuộc hội thảo hai ngày tại Hà Nội vào tháng trước dành cho các nhà khoa học để thảo luận về cách thức giảm thiểu sự tổn hại tới môi trường từ việc khai thác bauxite.

Và họ nói rằng dự án bauxite với Trung Quốc sẽ được giảm bớt về quy mô, với những hạn chế được đặt ra về số lượng công nhân Trung Quốc.

Những người chỉ trích (dự án khai thác mỏ bauxite) đã than phiền rằng việc có hàng ngàn công nhân khai mỏ người Trung Quốc tại vùng Tây Nguyên có tính chiến lược là một mối đe doạ về an ninh không thể chấp nhận được, căn cứ vào lịch sử xung đột dài lâu của Việt Nam với người láng giềng phương bắc của mình.

Nguyễn Thiện, một nhà văn Việt Nam nói rằng dự án này “là không hợp lý và thiếu khôn ngoan mà nhiều người dân đang nghi ngờ rằng nó là một phần của một thỏa thuận bí mật giữa Việt Nam và Trung Quốc với những ẩn ý mang tính chiến lược.”

Còn những người khác thì nói rằng việc khai thác bauxite thậm chí không thể đứng vững được về phương diện tính toán thương mại bởi nó đòi hỏi rất nhiều nước và điện năng – những điều kiện thường xuyên bị thiếu thốn ở Việt Nam.

Giáo sư Đào Công Tiến, một cựu hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, thì nói rằng việc khai thác này có khả năng sẽ dẫn tới một tình trạng khan hiếm nước là thứ cần thiết ghê gớm cho những nhà sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên.

Nguyễn Hữu Ninh, một người giành được Giải Nobel Hòa bình (2007) cho những công trình của mình về biến đổi khí hậu, đã đặt nghi vấn rằng liệu các dự án bauxite có đem lại ích lợi cho quốc gia này hay không.

“Thật không khôn ngoan trong một dự án mà nó lại không đem tới những ích lợi cho người dân trong nước,” ông nói.

Thế nhưng bất chấp những mối nghi ngờ và những phản đối, chính phủ đã tuyên bố rằng dự án bauxite sẽ được tiếp tục.

Đối với ông Giáp, vị đại tướng từng chiến thắng trong những cuộc chiến chống lại người Pháp, và sau đó là quân đội Mỹ, trận chiến để bảo vệ những cánh rừng và các dòng sông của Tây Nguyên thoát khỏi  những cuộc xâm lấn về kinh tế của người Trung Quốc chắc có lẽ là trận chiến khó khăn nhất của ông từ xưa đến nay.

 

Lời bình của Trần Hoàng:

Trích: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gọi việc khai thác bauxite là “một chính sách lớn của đảng và nhà nước” và nói rằng các dự án này sẽ được tiếp tục thực hiện trong khi vấn đề môi trường vẫn được quan tâm.

Ha ha quả là một câu nói biểu hiện vị thế của Đảng trước quốc hội cũng như người dân tới độ nào (bài báo nầy gợi lên cho độc giả điều đó). Bên cạnh ấy, lời phát biểu ở trên cho thấy chính phủ VN có lối làm việc ngược đời. Bởi vì ngay cả một học sinh lớp 11, 12 cũng biết rằng: việc nghiên cứu về môi trường luôn luôn phải được điều tra và thực hiện trước bởi hảng khai thác mỏ, các cơ quan mội trường, các tổ chức môi trường, của các bộ, cơ quan khác… sau đó mới đem ra bàn tính, cân nhắc lợi hại, biểu quyết rồi mới quyết định tiến hành việc khai thác mỏ hay không.

Theo đó, hãng khai thác mỏ phải bỏ thời gian tối thiểu 2-3 năm điều tra và nghiên cứu xem việc khai mỏ ấy có ảnh hưởng đến vấn đề môi trường hay không? ảnh hưởng cụ thể như thế nào? giải quyết ra sao nếu việc ô nhiễm xảy ra trong thời gian khai thác, sau thời gian khai thác 5, 10, 20 năm? Trách nhiệm tiền bạc bồi thường nếu việc ô nhiễm môi trường xảy ra, và giải quyết bằng cách nào?

Cùng lúc ấy, các cơ quan môi trường của địa phương và của cả nước, cùng các bộ liên hệ cũng phải tự điều tra và có nghiên cứu riêng để báo cáo về tác động và ảnh hưởng của của việc khai mỏ lên môi trường sống của con người, của động vật hoang dã, của thực vật, ảnh hưởng ra sao đến sông, suối, mạch nước ngầm, nguồn cung cấp nước, các vụ mùa trồng trọt quanh vùng, và ảnh hưởng lên dân chúng sống chúng quanh khu mỏ.

Báo chí dự phần rất quan trọng để phổ biến các cuộc điều tra về môi trường, ích lợi của việc khai mỏ, tự điều tra và nghiên cứu thêm, đối chiếu với các trường hợp khai thác mỏ ở các nước khác và có quan điểm của riêng họ.

Tất cả các điều tra của mọi cơ quan đều phải trình ra quốc hội các dân biểu đọc trong một thời gian 2-4 tháng; trong thời gian nầy, họ sẽ tự điều tra và tìm hiểu thêm về vấn đề nầy. Sau cùng quốc hội sẽ đưa vấn đề nầy ra, nghe các bên trình bầy, chất vấn và sau cùng sẽ biểu quyết.

Việc khai mỏ, việc xây một nhà máy điện hạt nhân, việc phát triển một dự án lớn… cũng phải đi theo đúng tiến trình nầy.

Đi trật tiến trình nầy chắc chắn là gây nên một thảm họa mà không thể nào sửa chửa và phục hồi được (chưa nói tới vấn đề chính trị và xã hội khi người TQ xâm nhập quá sâu vào kinh tế, xã hội, và các khu vực quan trọng ở Tây nguyên)

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Kinh tế Việt Nam | Leave a Comment »

Úc phòng vệ vì hoạt động quân sự của TQ

Posted by adminbasam trên 07/05/2009

theage.com.au

Úc Mua Tàu Ngầm và Tuần dương hạm vì các hoạt động quân sự của Trung Quốc

Daniel Flitton

May 5, 2009

*Úc phòng vệ bằng cách mua thêm 12  tàu ngầm và 8 tuần dương hạm.
*Nhật và Nam Hàn chọn thái độ hiếu chiến mạnh mẻ để đương đầu với Trung Quốc
*Dân chúng  Đài Loan cương quyết không giao thiệp với Trung Cộng và chọn thái độ hiếu chiến.
* Cộng Hòa XHCN Việt  Nam làm gì?
 
người dịch: Trần Hoàng
 
 

Đối với hình ảnh của sự gia tăng nỗi quan ngại ngày càng nhiều về các kế hoạch quân sự của TQ ở miền Châu Á Thái Bình Dương, chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện hàng không mẫu hạm mang tên HMAS Melbourne. Đã từng là chiếc tàu sân bay vĩ đại của Hải Quân Hoàng Gia Úc, chiếc hàng không mẫu hạm nầy đã được bán cho một công ty TQ với giá 1.4 triệu đô la in 1985, để bị đập ra làm sắt vụn.

Nhưng có bằng chứng cho thấy là nhà cầm quyền TQ đã có các kế hoạch khác. Chiếc tàu sân bay cũ kỹ nầy đã được kéo tới một hải cảng của hải quân TQ và, thông qua các nổ lực cẩn trọng kéo dài nhiều năm, họ rã ra và tách từ từ từng phần một của chiếc tàu sân bay – từ phần trước của tàu cho đến vỏ của tàu từng mảnh nhỏ nầy đến mảnh nhỏ khác – họ làm tất cả những việc ấy nhằm có được một hình ảnh rõ ràng nhất để biết cách làm sao xây dựng được một tàu sân bay từ bước đầu.

Tàu sân bay Melbourne phản ảnh lại một phần kỹ thuật hiện đại, đã được hạ thủy dùng một thời gian ngắn ngay sau chiến tranh thế giới lần II. Nhưng sự hiểu biết từ bên trong thu thập được từ việc tháo ra thành từng mảnh chiếc tàu sân bay nầy đã giúp cho các kế hoạch của TQ mở rộng lực lương hải quân của họ.

Hiểu được sự khác biệt giữa điều mà TQ nói và điều mà TQ làm là một vấn đề tranh luận chính ở Úc hiện nay.

TQ, xuyên qua Chinalco một công ty do nhà nước làm chủ, đang đòi hỏi có được một phần hùn nhiều tỉ đô la ở trong công ty khai mỏ khổng lồ Rio Tinto, họ cho rằng công ty Chinalco chỉ làm doanh nghiệp thu lợi nhuận một cách thuần túy.

Nhưng nhiều người sợ rằng TQ có một động thái tiềm ẩn sâu xa hơn: nắm một phần hùn cai quản tài nguyên khoáng sản giàu có của Úc.

Một cuộc tranh luận tương tự về các khuynh hướng của TQ đang làm tức giận sôi lên giữa những người quan sát sâu sắc về chính sách đối ngoại của TQ. Thứ Bảy tuần trước, Thủ tướng Kevin Rudd đã tung ra một chiến dịch bảo vệ cho quan điểm của ông bằng bạch thư: Bảo Vệ nước Úc trong thế kỷ Châu Á Thái Bình Dương, bạch thư nầy được công bố như là quan điểm chiến lược then chốt để hướng dẫn quân đội Úc trong hai chục năm sắp tới.

Sự trổi dậy của Trung Quốc là một điểm chính của bạch thư nầy, cùng với các câu hỏi về: Bắc Kinh có kế hoạch làm gì với số lượng to lớn của các vũ khí và quân dụng mà họ hiện đang tồn trữ trong kho.

Bạch thư nầy cảnh báo “Các cuộc phô bày lực lượng qua việc  các quyền lực (kinh tế, chính trị) gia tăng chắc chắc trở thành phổ biến khi khả năng quân sự của họ bành trướng.”

Và quốc gia duy nhất được ám chỉ về sự gia tăng quyền lực là TQ.

TQ sẽ trở thành một cường quốc quân sự Châu Á hùng mạnh nhất trong những năm sắp tới, (báo cáo nầy ghi nhận), với một khả năng thích hợp cho tình trạng của TQ như là một cường quốc của thế giới. “Nhưng tốc độ, lãnh vực hoạt động và cấu trúc của việc hiện đại hóa quân đội của TQ có khả năng làm cho các quốc gia láng giềng của TQ quan ngại nếu TQ không cắt nghĩa một cách cẩn thận.”

Trung Quốc cho rằng việc hiện đại hóa quân đội của họ xuất phát từ sự tiến bộ vượt bực về kinh tế của họ trong các năm gần đây – và giống như nhiều quốc gia khác, TQ bào chữa rằng lục quân của họ là hướng tới các mục đích “phòng vệ”.

Nhưng vấn đề là, chúng ta có nên tin cậy vào Bắc Kinh không?

Hoa kỳ cũng nuôi dưỡng nhiều quan ngại về thái độ quân sự của TQ và một sự thiếu minh bạch về chuyện TQ hy vọng điều gì để đạt được với sự gia tăng quân số nhanh chóng của các lực lượng bộ binh của TQ.

Kể từ năm 2000, hàng năm, Bộ quốc Phòng Mỹ đều gởi đến Quốc Hội Mỹ một bản báo cáo cập nhật về sức mạnh quân sự của TQ. Báo cáo mới đây nhất được đưa ra cách đây vài ba tuần và làm cho người ta bừng tỉnh ngộ khi đọc.

Số lượng tiền bạc chi tiêu vào Quân Đội Giải Phóng đã gấp đôi trong 8 năm qua và lên tới 60,1 tỉ Mỹ kim, theo báo cáo của Ngũ Giác Đài.

Dĩ nhiên, sự chi tiêu về quân sự của TQ là ít hơn khi đem so sánh với việc chi tiêu của quân đội Mỹ — một cuộc nghiên cứu gần đây đánh giá sự chi tiêu của các chương trình vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ là hơn 50 tỉ đô la hàng năm.

Nhưng sự mở rộng quân sự to lớn của TQ không kèm theo những trấn an về mục đích của họ về việc xây dựng kho vũ khí đồ sộ của mình.

“Trung Quốc đang tiếp tục tuyên bố số tiền chi tiêu về quốc phòng không rõ ràng,” bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa kỳ cho biết. “Sự minh bạch trong quân đội TQ và các lãnh vực an ninh đặt ra những nguy cơ tới sự ổn định bằng cách tạo ra một sự kiện không rõ ràng và gia tăng tiềm năng của sự ngộ nhận và tính toán sai lầm.”

Kích cở của bộ máy quân đôi của TQ rất đáng ngạc nhiên, giả sử các con số (60 tỉ đô) do Mỹ đưa ra là chính xác. Hơn 1,25 triệu bộ đội chính quy — hơn 1/3 của lực lượng nầy đang đóng dọc theo miền duyên hải quanh eo biển Đài Loan. Khoảng 2300 máy bay chiến đấu đang sẵn sàng hành quân – 1450 phi cơ chiến đấu kiểu cũ và các máy bay ném bom đang được sử dụng trong việc huấn luyện.

Các lực lượng nầy đang được hỗ trợ thêm chuyên môn kỹ thuật. TQ có tới 200 đầu đạn hạt nhân, hàng trăm hỏa tiễn, khác biệt nhau theo tầm hoạt động từ một vài trăm Km tới các hỏa tiển có khả năng bay vượt qua các đại lục và các đại dương.

Năm 2007, TQ đã thử nghiệm loại hỏa tiễn rất tinh vi có khả năng bắn hạ một vệ tinh đang bay vòng quanh trái đất – một khả năng đi kèm theo với các nỗ lực đột nhập vào trong các hệ thống liên lạc của chính quyền Phương Tây trong thời đại chiến tranh tin học nầy.

Nhưng chính sự phát triển của lực lượng hải quân TQ là nguyên nhân của mối quan ngại nhất, sự phát triển của cái gọi là hạm đội “đại dương” để thay thế cho các tàu chiến cũ kỹ ít có khả năng hành quân xa khỏi miền duyên hải. TQ được ghi nhận là có 6 tàu ngầm tấn công bằng nguyên tử, với nhiều tá tàu ngầm chạy bằng dầu cặn (diesel). Ba hạm đội – bắc, đông, nam – gồm có các khu trục hạm, các tuần dương hạm, và hộ tống hạm có khả năng đổ bộ hàng ngàn xe tăng và bộ đội.

Chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào, đã hứa hẹn một “lực lượng hải quân nhân dân hùng mạnh” để bảo vệ các quyền lợi và lãnh hải  của TQ. Nhưng sự bảo vệ nói trên có ý nghĩa chính xác là dùng vào việc gì đối với các tình thế có tiềm năng gây bùng nổ bạo lực đột ngột ở chung quanh miền hải phận nầy thì không được TQ nói cho rõ ràng.

Thí dụ, Trung Quốc đang cho là họ có chủ quyền về quần đảo Trường Sa ở Biển Đông (tức Biển Nam Hải)*, một đòi hỏi chủ quyền trùng lặp với các chủ quyền của một số quốc gia khác trong vùng, gồm có Phi luật Tân, Mã Lai, và Việt Nam.

Trong quá khứ, các nỗ lực của bất cứ quốc gia nào nhằm xây dựng một hải cảng đánh cá hay các tháp radio trên các hòn đảo nầy đều châm ngòi cho các cuộc va chạm đối đầu.

Bắc Hàn là một vấn nạn khác. Người ta nói rằng các tay buôn lậu đang buôn bán các loại thuốc phiện và các mặt hàng cấm khác ngoài ốc đảo Stalinist này, và với các lực lượng quốc tế đã triển khai trong miền nầy để củng cố sự cấm vận của Liên Hiệp Quốc. Các đội tàu của Trung Quốc sẽ làm tăng số lượng tàu hiện diện trong vùng biển vốn đã chật chội rồi.

  1. Nhật – và Nam Hàn – cũng đang chọn lựa cho mình một thái độ hiếu chiến trong việc đáp ứng với sự trỗi dậy của TQ, chuyện nầy đang châm ngòi cho nhiều nổi lo sợ về một sự xung đột nào đó (trong tương lai sẽ xẩy ra.)

NHƯNG, khi nói đến các vấn nạn trong vùng, thì điều nhức đầu nhất là Đài Loan – hòn đảo đã tách rời khỏi đại lục sau cuộc cách mạng của cộng sản 1949.

Báo cáo của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ: Sức mạnh quân sự của Quân Đội TQ 2009 đánh giá rằng khuynh hướng của TQ là xây dựng quân đội của họ và ngăn chận bất cứ hành động nào của Đài Loan muốn tuyên bố độc lập chính thức. Nhưng áp lực nầy cùng một lúc là một nỗ lực nhằm “ ngăn trở, làm chậm lại, hay phủ nhận bất cứ sự hỗ trợ nào của Hoa Kỳ dành cho hòn đảo Đài Loan nầy trong trường hợp có xung đột”.

Trở lại chuyện ở Úc, kế hoạch của chính quyền Rudd là gia tăng lực lượng hải quân với 12 tàu ngầm mới và một kế hoạch xây dựng 8 khu trục hạm đời mới có tên là “Tương Lai”.  Sắp đặt chống lại sức mạnh của Trung Quốc dường như là một khả năng chưa quan trọng. Nhưng chính một điều mà bản bạch thư (của Kevin Rudd) đang yêu sách sẽ quá đủ lớn rộng để bảo vệ các con đường dẫn tới nước Úc bằng đường biển, đi kèm theo cái được gọi là “các tình thế cấp bách về chiến lược” ở miền Châu Á Thái Bình Dương – “bao gồm việc bảo vệ những vùng cách xa Úc, nếu cần thiết”

Như bản báo cáo cắt nghĩa: “Thêm vào đó, một lực lượng tàu ngầm to lớn sẽ làm gia tăng các thách thức quân sự khi đối diện với quân thù, và để làm gia tăng kích thước và khả năng của lực lượng tàu ngầm nầy họ sẽ phải chuẩn bị thi hành tấn công chúng ta một cách trực tiếp,” hay gây áp lực, hăm dọa, hay dùng sức mạnh quân sự chống lại chúng ta.

Nói theo ngôn ngữ thông thường, TQ sẽ cần suy nghĩ rất cẩn thận trước khi chọn giao tranh với Úc.

Brendan Taylor, một nhà chuyên môn về khu vực Bắc Á Châu của Trường Đại Học Quốc Gia Úc (ANU), đồng ý rằng vẫn còn có nhiều điều không ai biết rõ về các khuynh hướng của TQ.

“Đôi khi tôi tự hỏi không biết người TQ có hiểu được các tham vọng quân sự của chính họ hay không– đó là một đất nước rất phức tạp” ông phát biểu.

Nhưng mặc dù có phàn nàn chút đỉnh, ông ta nghi ngờ rằng Bắc Kinh sẽ tức giận về những lời trong bản bạch thư của Úc.

“Ở Úc, chúng ta có khuynh hướng đánh giá số lượng sự chú ý của TQ đối với chúng ta nhiều hay ít,” ông cho biết. “Chắc chắn, sẽ có một lời đáp trả xuất phát từ TQ về bạch thư nầy, nhưng tôi không nghĩ rằng họ sẽ mất ngủ quá nhiều (vì lo lắng) về chuyện ấy.”

Vào lúc này, TQ đang tập trung vào chính họ, với một lực lượng vũ trang nhắm vào việc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến trong nước trong một quốc gia độc tài. Nạn thất nghiệp ở TQ đã và đang lên cao theo một ước đoán là có 20 triệu người bị thất nghiệp vào năm ngoái kể từ khi có khủng hoãng tài chánh toàn cầu.

Nhưng với các vùng biên giới bao gồm Pakistan vad Afgahanistan, Nga và Ấn Độ, Bắc Hàn và Miến Điện, TQ còn có nhiều nỗi lo âu khác – tất cả lo âu đó cộng lại thành một mối hỗn hợp những bất an. Như bản bạch thư viết như vậy: “Úc nên xây dựng một sự hiểu biết về TQ. …TQ rất quan trọng tới sự ổn định ở miền Bắc Á Châu và vùng đất lớn rộng hơn”.

Úc ở xa Trung Quốc, nhưng họ đang lo lắng về việc gia tăng quốc phòng và các hoạt động mở rộng quân đội và hải quân của TQ. ÚC mua thêm 12 tàu ngầm và 8 tuần dương hạm để bào vệ vùng biển trước tiềm năng đe dọa của  TQ.

Việt Nam sau 34 năm cố sức, nhưng vẫn không phát triển kinh tế và sống mãi trong cảnh nghèo. Thôi thì cứ bám vào Trung Quốc là khỏi tốn tiền lo chuyện quốc phòng…

 

Úc ở xa Trung Quốc, nhưng họ đang lo lắng về việc gia tăng quốc phòng và các hoạt động mở rộng quân đội và hải quân của TQ. ÚC mua thêm 12 tàu ngầm và 8 tuần dương hạm để bào vệ vùng biển trước tiềm năng đe dọa của  TQ.
Việt Nam sau 34 năm cố sức, nhưng vẫn không phát triển kinh tế và sống mãi trong cảnh nghèo. Thôi thì cứ bám vào Trung Quốc là khỏi tốn tiền lo chuyện quốc phòng…
Úc sẽ chi tiêu 100 tỉ đô la theo như bản bạch thư của bộ quốc phòng Úc để đối phó với Trung Quốc.
 

WHAT AUSTRALIA WILL SPEND
$100 BILLION The defence white paper outlined a boost in military capacity to deal with the rise of China. It included:
– 12 new submarines with 20 or more cruise missiles that can be fired while submerged.
– 3 air warfare destroyers equipped with long-range, anti-aircraft missiles, designed to protect ground forces or cities against attack.
– 2 transport troop landing ships; 8 new larger frigates.
– 20 Corvettes: offshore combatant vessels (bigger than patrol boats but smaller than frigates).
– 100 fifth generation, stealthy and multi-role F-35 joint strike fighters.
– 24 new naval combat helicopters armed with air-to-surface missiles.
– 8 new maritime patrol aircraft.
– Army expanded by two battalions.
– 7 high-altitude, long-endurance unmanned aerial vehicles for maritime and border patrol.
– 7 Chinook helicopters.
– 1100 armoured vehicles to give troops greater protection and firepower.
– Purchases to be made over roughly 20 years.

 

WHAT CHINA HAS IN PLACE
Since 2000, the “official” budget for China’s defence forces has grown from $38 billion to $82 billion in 2008.
PERSONNEL 1.25 million active personnel in the People Liberation Army.
The PLA ground forces are organised into group armies (of which there are 18). Infantry, armour, and artillery units are organised into a combination of divisions (19) and brigades
(24) deployed throughout seven military regions.
AIRCRAFT 2300 operational combat aircraft in the airforce and navy, including 1655 fighters, 645 bombers/attack.
NAVY China’s navy has the largest force of principal combatants, submarines and amphibious warfare in Asia. It includes 27 destroyers, 48 frigates, 54 diesel attack
submarines, 6 nuclear attack subs, 27 tank landing ships, 28 medium landing ships, 70 coastal patrol (armed with missiles)
MISSILES A rough estimate has China with about 1400 ballistic and cruise missiles that can travel varying distances, up to and beyond 7200 kilometres.
NUCLEAR ARSENAL Consists of about 20 silo-based, liquid-fuelled intercontinental-range ballistic missiles; solid-fuelled, road-mobile ICBMs, about 20 liquid-fuelled, limited-range ICBMs; between 15 to 20 liquid-fuelled, intermediate-range ballistic missiles; road-mobile, solid-fuelled MRBMs (for regional deterrence missions); and submarine-launched ballistic missiles.
SOURCES: AUSTRALIAN DEFENCE DEPARTMENT; US DEFENCE DEPARTMENT

Daniel Flitton is diplomatic editor.

 

theage.com.au

Getting defensive

Daniel Flitton

May 5, 2009

For a snap shot of the growing concern over China’s military plans in the Asia-Pacific, recall the sorry tale of HMAS Melbourne. Once the mighty flagship of the Royal Australian Navy, the aircraft carrier was eventually sold to a Chinese shipping company for $1.4 million in 1985, to be broken up for scrap metal.

But the Chinese regime evidently had other plans. The old vessel was towed to a naval dockyard and, through painstaking efforts lasting years, slowly pulled apart — bow to stern, piece by piece — all to obtain a picture of the best way to actually build an aircraft carrier from scratch.

The Melbourne hardly reflected state-of-the-art technology, having been commissioned shortly after World War II. But the insight gained from dismantling the carrier undoubtedly helped with China’s plans to extend its naval reach.

Understanding the difference between what China says and what China does is now a key debate in Australia.

China, through state-owned company Chinalco, is pressing for a multibillion-dollar stake in mining giant Rio Tinto, claiming it simply makes sound business sense. But many people fear China has an ulterior motive: to seize a controlling stake in Australia’s mineral wealth.

A similar debate over China’s intentions is raging among close observers of Australia’s foreign affairs. Last Saturday, Prime Minister Kevin Rudd launched the defence white paper Defending Australia in the Asia-Pacific Century, billed as the key strategic vision to guide Australia’s military over the next two decades. China’s rise is a theme of the paper, along with questions about what exactly Beijing plans to do with the vast quantity of sophisticated military hardware it is stockpiling.

“Shows of force by rising powers are likely to become more common as their military capabilities expand,” the paper warns.

And the only country to be signalled out for its “rise” in power? China.

China will be the strongest Asian military power in the years ahead, the paper states, with a capability befitting its stature as a world power. “But the pace, scope and structure of China’s military modernisation have the potential to give its neighbours cause for concern if not carefully explained.”

And, in an blunt message, Australia says China must reach out to others in the region and build confidence about its military plans: “China has begun to do this in recent years, but needs to do more.”

China claims its military modernisation stems from its economic boom over recent years — and like all countries, it argues its armed force is directed towards “defensive” purposes.

But the question is, should Beijing be trusted?

The United States also harbours concerns about China’s military posture and a lack of transparency over what the country hopes to achieve with its rapidly expanding armed forces.

Every year since 2000, America’s Defence Department has sent the US Congress an annual update of China’s military power. The latest report was released a few weeks ago and makes for sobering reading.

The amount of money spent on the People’s Liberation Army has more than doubled in the past eight years to $US60.1 billion ($A82 billion) annually, according to the Pentagon report.

China’s expenditure, of course, pales in comparison to US military spending — one recent study put the cost of America’s nuclear weapons program alone at more than $US50 billion each year.

But China’s massive military expansion has not been accompanied by reassurances about the purpose of building its massive arsenal.

“China continues to promulgate incomplete defence expenditure figures,” the US report says. “The limited transparency in China’s military and security affairs poses risks to stability by creating uncertainty and increasing the potential for misunderstanding and miscalculation.”

The size of China’s military machine is staggering, assuming the US figures are accurate. More than 1.25 million personnel in uniform — over a third of these positioned along the coast of the Taiwan Strait. Some 2300 combat aircraft are in operation — another 1450 older fighters and bombers serve in training roles.

These forces are complemented by added technical expertise. China has up to 200 nuclear warheads, hundreds of missiles, varying in range from a few hundred kilometres to those capable of streaking across continents and oceans.

In 2007, China tested a sophisticated missile able to knock down a satellite orbiting the Earth — a capability paired with China’s attempts to hack into Western governments’ communications systems in the age of information warfare.

But it is China’s growing naval force that is the cause of most concern, the development of what is called a “blue-water” fleet to replace older ships barely able to operate far from the safety of the coastline. China is said to have six nuclear attack submarines, with dozens more diesel-powered boats. Three fleets — north, east and south — comprise destroyers, frigates and amphibious ships able to land thousand of tanks and troops.

China’s President, Hu Jintao, has promised a “powerful people’s navy” to uphold the country’s maritime rights and interests. But what exactly this might mean for the potential flash points around the region is not clear.

For example, China claims sovereignty over the Spratly Islands in the South China Sea, a claim that overlaps stakes from a number of other regional nations, including the Philippines, Malaysia and Vietnam.

In the past, attempts by any of the countries to build a fishing port or radio towers on the islands have sparked confrontations.

North Korea is another problem. Smugglers are said to regularly run drugs and other illicit goods out of the reclusive Stalinist state, and with international forces deployed in the area to enforce United Nations sanctions, China’s ships will add to already crowded waters.

Japan — and increasingly, South Korea — have also adopted a hawkish stance in response to China’s rise, fuelling fears of conflict.

BUT when it comes to regional problems, the major headache is Taiwan — the island lost to the mainland after the communist revolution.

The Pentagon report Military Power of the People’s Republic of China 2009 judges that China’s intention is to build up its military and to stop any moves by Taipei to declare formal independence. But this pressure is simultaneously an attempt “to deter, delay, or deny any possible US support for the island in case of conflict”.

Enter Australia, and the Rudd Government’s plan to up its naval power with 12 new submarines and a plan to build eight new “Future” frigates. Stacked against China’s might, this seems a piddling capability. But it is one the white paper claims will be large enough to defend the approaches to Australia by sea, along with obliquely named “strategic contingencies” in the Asia-Pacific region — “including at considerable distance from Australia, if necessary”.

As the paper explains: “Moreover, a larger submarine force would significantly increase the military planning challenges faced by any adversaries, and increase the size and capabilities of the force they would have to be prepared to commit to attack us directly, or coerce, intimidate or otherwise employ military power against us.”

Putting this in plain language, China would need to think very carefully before picking a fight with Australia.

Brendan Taylor, a North Asia specialist with the Australian National University, agrees that much uncertainty surrounds China’s intentions.

“Sometimes I wonder if the Chinese understand their own military ambitions themselves — it’s such a complex place,” he said.

But despite the odd grumble, he doubts Beijing will take umbrage at the claims in the Australian white paper.

“We in Australia tend to over-estimate the amount of attention China pays to us,” he says. “Sure, there will probably be a statement that comes out from China about the white paper, but I don’t think they’ll lose too much sleep over it.”

For the moment, China is focused heavily upon itself, with an armed force mostly directed at suppressing internal dissent in the authoritarian state. Unemployment has surged by an estimated 20 million people in the past year alone since the global financial crunch.

But with land borders that include Pakistan and Afghanistan, Russia and India, North Korea and Burma, China has plenty of other worries — it all adds up to a heady mix of anxieties. As the white paper puts it, “Australia must build a deeper understanding of China … China is critical to stability in North-East Asia and the wider region”.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Trung Quốc | Leave a Comment »

Ở nhiều nước, blogger bị đánh đồng với kẻ phản quốc

Posted by adminbasam trên 06/05/2009

 “Báo Đảng” thứ thiệt đây! Cơ quan ngôn luận của ĐCS Liên Xô, nay thuộc ĐCS Nga

PRAVDA (SỰ THẬT)

Ở nhiều quốc gia hoạt động blog bị đánh đồng với tội phản quốc

Một blogger có thể bị coi là tội phạm ngay cả khi không công kích các nhà chức trách nước mình. Bất cứ biểu hiện lỡ mồm nào hay một lời bình luận ngoài lề nào cũng có thể đủ hứng chịu. Đây là một đặc điểm khác thường của các thể chế độc đoán vốn coi Internet như là một mối đe doạ đối với sự sống còn của họ. Người dân có thể nói mọi điều mà họ muốn trên blog của mình, và những quan điểm của họ có thể không phải lúc nào cũng đồng nhất với quan điểm chính thống của một chính phủ nào đó.

Sergei Balmasov

Ngày 5-5-2009

 

Các chính phủ đưa ra những biện pháp đề phòng nhằm chống lại các nhà báo mạng trực tuyến. Uỷ ban Bảo vệ các Nhà báo đã cho công bố danh sách mười quốc gia đã có những nỗ lực kiểm soát Internet, đặc biệt là các blogger. Bản danh sách đen bao gồm bốn quốc gia Ả rập và một nước cộng hòa trong Liên bang Sô Viết trước đây.

Myanmar (Burma) đứng thứ nhất trong danh sách. Iran, Syria, Cuba, Saudi Arabia, Việt Nam, Tunisia, Trung Quốc, Turkmenisstan (thuộc Liên Xô cũ) và Ai Cập nối tiếp theo sau quốc gia khét tiếng này.

Các nhà chức trách Cuba đã bỏ tù ít nhất 20 blogger. Số lượng blogger có nhận thức phóng khoáng song vẫn bị bỏ tù ở Trung Quốc đã lên tới 24 người. Các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế nói rằng Uzbekistan, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, cũng có thể bị đưa vào danh sách nêu trên.

Số những người lướt web trên Internet ở Myanmar chiếm chưa tới 1% dân số cả nước. Các công dân của quốc gia này thậm chí không thể mơ tưởng có được một đường truyền tới mạng toàn cầu từ nhà mình. Internet có sẵn tại vài quán cà phê ở những thành phố lớn. Không cần phải nói thì ai cũng biết rằng các nhà chức trách giám sát hoàn toàn hoạt động của các quán cà phê trong các thành phố lớn. Có một cơ quan cảnh sát đặc biệt ở nước này chuyên rà tất cả những tin nhắn qua thư điện tử [email message] mà người dân gửi đi.

Nếu như có ai đó ở Myanmar mua một chiếc máy tính cá nhân, anh ta hoặc chị ta sẽ phải có thiết bị được đăng ký. Nếu không thì kẻ may mắn đó sẽ phải đối diện 15 năm rất buồn thảm trong các nhà tù Miến Điện[Myanmar].

Chính phủ Myanmar không cho phép dân chúng truy cập vào bất cứ trang web nào mà họ muốn. Các nhà chức trách dành sự chú ý đặc biệt đến những nguồn tin tức nước ngoài, bao gồm những nguồn thông tin thuộc loại chống đối. Các nhà chức trách địa phương đã bỏ tù hai blogger mà không có lý do đặc biệt nào.

Nhiều người có lẽ còn nhớ rằng đất nước này đã phải chịu đựng sự tấn công tàn phá của Cơn bão Nargis một năm trước. Cơn bão đã cướp đi sinh mạng khoảng 35.000 người và hủy hoại nhiều nhà cửa tài sản.

Các nước khác đã đưa ra đề nghị giúp đỡ Myanmar. Quá ngạc nhiên, chính phủ Myanmar đã từ chối những đề nghị bất chấp thực tế là nước này cần sự giúp đỡ khẩn cấp. Một blogger, được biết đến qua biệt danh trên màn hình là Zarganar, đã cho đăng một lời phản đối trên nhật ký trực tuyến của mình và đưa lên một đoạn phim video về hậu quả của cơn bão. Hành động đó đã làm cho anh ta nổi tiếng khắp thế giới, đúng hơn là người bị hành hạ nổi tiếng. Blogger này đã bị kết án 59 năm tù về việc đã phân phát những thông tin vu khống và gây nên thiệt hại nặng nề cho đất nước Miến Điện.

Không ai ở Myanmar lại ngạc nhiên về những tin tức đó. Phe đối lập trong nước nói rằng sẽ là đặc biệt nguy hiểm cho một blogger ở nước này bởi vì nó làm cho một con người trở thành kẻ phản kháng công khai chống lại chế độ hiện hữu.

Một blogger khác, anh Nay Phone Latt, vào năm 2008 đã bị kết án tù giam hơn 20 năm khi đưa lên mạng những tài liệu chứng thực những hành động tàn bạo mà chính phủ đã thực hiện để chống lại các thành viên của cuộc nổi loạn quy mô năm 2007.

Thật đáng để lưu ý rằng bản danh sách được đề cập ở trên không bao gồm Bắc Triều Tiên, quốc gia nầy rõ ràng có thể đứng trong số ba quốc gia bí ẩn nhất trên thế giới. Chắc chắn Uỷ ban Bảo vệ các Nhà báo đã lập luận rằng Internet là thứ xa xỉ không thể được cho phép ở Bắc Triều Tiên. Sử dụng Internet ở Bắc Triều Tiên là thứ đặc quyền tuyệt đối của vài chục công dân trong hàng ngũ quan chức hàng đầu của nước này.

 

PRAVDA

Blogging equated to high treason in many civilized  states

Being a blogger can be criminal even if bloggers do not attack the authorities of their countries. Any slip of the tongue or a side remark can be enough. This is a peculiar feature of authoritarian regimes that see the Internet as a threat to their existence. People may say anything they want on their blogs, and their points of view may not always coincide with the official point of view of a certain government.

Sergei Balmasov

05.05.2009

Governments take protective measures against online journals. The Committee to Protect Journalists published the list of ten countries that took efforts to control the Internet, particularly bloggers. The black list includes four Arab countries and one republic of the former Soviet Union.

Myanmar (Burma) takes the first place on the list. Iran, Syria, Cuba, Saudi Arabia, Vietnam, Tunisia,  China, Turkmenistan (former USSR) and Egypt follow the notorious country.

The Cuban authorities have already jailed at least 20 bloggers. The number of open-minded, albeit imprisoned bloggers in China reaches 24. International human rights activists say that Uzbekistan , another republic of the former USSR , can also be placed on the above-mentioned list.

The number of Internet surfers in Myanmar makes up less than one percent of the nation’s entire population. The citizens of this country do not even dream about having an access to the world wide web from their homes. The Internet there is available in several café shops in large cities. Needless to say that the authorities strictly supervise the work of those cafes. There is a special police department in the country that scans all email messages that people send.

If someone in Myanmar buys a personal computer, he or she will have to have the device registered. Otherwise, the lucky one may face up to 15 very sad years in Myanmar prisons.

The government of Myanmar does not allow people to access any website that they want. The authorities pay special attention to foreign news sources, including those that belong to the opposition. The local authorities have already jailed two bloggers for no particular reason.

Many probably remember that the country suffered from the attack of the destructive Cyclone Nargis a year ago. The storm killed almost 35,000 people and destroyed many settlements.

Foreign countries offered their help to Myanmar . Strangely enough, the government of Myanmar declined the offers in spite of the fact that the nation needed help urgently. A blogger, known for his screen moniker as Zarganar, set out a protest on his online journal and posted a video of the aftermath of the storm. That post made him famous all over the world, a famous torturer, to be more precise. The blogger was sentenced to 59 years in jail for distributing slanderous information and causing severe damage to the country.

No one in Myanmar was surprised at the news. The local opposition says that it is extremely dangerous to be a blogger in the country, for it makes a person a public protester against the existing regime.

Another blogger, Nay Phone Latt, was sentenced to over 20 years in jail in 2008 for posting the materials that testified to the brutal actions which the government had taken against the members of the massive riots in 2007.

It is worthy of note that the above-mentioned list does not include North Korea, which could obviously make it in the top three of the world’s most secluded countries. Most likely, the Committee to Protect Journalists reasoned that the Internet was unallowable luxury for North Korea . Using the Internet in North Korea is the absolute privilege of several dozens of the nation’s top officials.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Leave a Comment »

Chính quyền TQ che Đậy Vụ Động đất

Posted by adminbasam trên 05/05/2009

THE INDEPENDENT

Trò che đậy sự thực ở Trung Quốc về trận động đất

Các gia đình tìm kiếm công lý cho những đứa trẻ là nạn nhân đang bị nhà nước đe doạ, theo tuyên bố của Tổ chức Ân xá Quốc tế

Clifford Coonan tường trình từ Bắc Kinh

Thứ Hai, ngày 4-5-2009

 

Gần được một năm trôi qua kể từ trận động đất ở Tứ Xuyên, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã kêu gọi chính phủ Trung Quốc hãy chấm dứt đe doạ các bậc cha mẹ và người thân của những đứa trẻ là nạn nhân ở đây, những người nầy đang đối diện với sự quấy nhiễu và bắt bớ khi tìm kiếm công lý cho những trường hợp bị chết và bị thương.

Thời điểm xảy ra trận động đất ngày 12 tháng 5 năm 2008 là đặc biệt tàn nhẫn đối với những đứa trẻ tại tỉnh này – bất thình lình vào lúc 2 giờ 28 phút, khi hầu hết học sinh đang ở trong lớp, vào lúc  nhiều học sinh nhỏ tuổi đang ngủ trưa trước khi trở lại tiếp tục với các bài vở.

Số trẻ bị tử nạn chưa bao giờ được công bố chính thức, song một số người ước đoán là vào khoảng 10.000 – trong tổng số 80.000 người chết. Hơn 8.000 gia đình đã mất đứa con duy nhất của mình trong thảm họa này, trong khi những bậc cha mẹ đã quy lỗi cho tình trạng xây cất tồi tệ – mà họ gọi là “công trình xây dựng kiểu tàu hủ ky (đậu phụ)” – đã dẫn đến những tổn thất đó.

Mặc dù có sự cởi mở lúc ban đầu trong việc cho phép truyền thông ngoại quốc tới chứng kiến hậu quả của trận động đất, nhưng khi nỗi tức giận của công chúng ở Trung Quốc đã dâng cao về việc những ngôi trường được xây dựng một cách tồi tệ, thì sự cởi mở không còn nữa, và khi các nhà báo đặt câu hỏi đến những cáo buộc về tham nhũng  thì các viên chức trong chính quyền đã giữ  thái độ im lặng lạnh lùng.

Bản báo cáo của Tổ chức Ân xá, với tựa đề là: “Công lý đã bị chối từ: (chính quyền) quấy nhiễu những người sống sót sau trận động đất ở Tứ Xuyên và các nhà hoạt động đấu tranh xã hội”, đang phác hoạ lại cách thức các viên chức nhà nước tại tỉnh này cản trở các bậc cha mẹ và người thân của các nạn nhân trong suốt ba tuần lễ vì họ đòi có những câu trả lời về lý do tại sao con cái của họ đã chết. Một số người đã bị cầm giữ nhiều lần và có cả trẻ nhỏ mới tám tuổi cũng bị tống giam. “Bằng việc ngăn chặn một cách bất hợp pháp những bậc cha mẹ của những đứa trẻ bị tử nạn, chính quyền đang gây ra thêm những đau khổ cho dân chúng, những người mà trong một số trường hợp đã cho biết là họ mất tất cả trong trận động đất ở Tứ Xuyên,” theo ông Roseann Rife, Phó Giám đốc Chương trình châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức Ân xá Quốc tế. “Chính phủ Trung Quốc nên chấm dứt hành động quấy nhiễu những người sống sót này, họ đang cố gắng chắp vá lại những mảnh vụn của cuộc đời đã bị tan nát của họ.”

Tại một trong những ngôi trường bị ảnh hưởng tồi tệ nhất, Trường Trung học cơ sở Juyuan, tại Dujiangyan, tòa nhà có các lớp học đã đổ sụp, song các cư xá và tòa nhà văn phòng làm việc gần kề vẫn đứng vững. Hàng trăm học sinh đã chết. Trong vòng mấy tuần, khu vực này đã bị bao vây với một hàng rào cao và được tuần tra bởi các công an.  Những công an này nhanh chóng ngăn chặn bất cứ nỗ lực nào nhằm quay phim hoặc đưa tin tức gần khu vực nầy. Những người dân địa phương đã không muốn nói chuyện, vì lo sợ bị trả thù.

Các bậc cha mẹ nào mang các đơn kiến nghị có chữ ký gửi tới văn phòng tòa án địa phương thì thường bị quấy nhiễu hoặc bị bắt giam. Những người ngoài cuộc có quen biết các gia đình nạn nhân thì bị đuổi ra khỏi tòa án, trước khi công an khám xét bất ngờ xe cộ của họ và tịch thu các máy móc hay dụng cụ gì (máy ảnh, cell phone, máy thu âm) có khả năng chứa đựng chứng cứ.

Bản báo cáo của tổ chức Ân xá đã trình bày tỉ mỉ cách thức mà các bậc cha mẹ đã bị đặt trong tình trạng bị giám sát hòng ngăn chặn họ không được theo đuổi các việc thưa kiện nữa, và một số nhà hoạt động xã hội tỏ ý muốn giúp đỡ các gia đình này hiện đang phải đối diện với những phiên tòa liên quan tới chính trị về tội gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, một lối buộc tội thường được áp đặt vào những nhà bất đồng chính kiến. Một nhà hoạt động đó là ông Huanb Qi, đã bị cầm giữ mà không được liên lạc với bất cứ ai trong 100 ngày trước khi được cho phép gặp mặt một luật sư. Bị bắt giữ từ tháng Chín năm ngoái, phiên toà của ông đã bị trì hoãn và ông vẫn bị giam giữ mà không được gặp mặt gia đình.

Bản báo cáo cũng đã thu hút sự chú ý về một chỉ thị đã được đưa ra bởi tòa án tỉnh Tứ Xuyên, tòa án nầy cấm tất cả các tòa án cấp dưới không được nhận xử những vụ án được cho là nhạy cảm. Chính quyền đã đưa ra các biện pháp nhằm cố che đậy bất cứ quan điểm bất đồng nào nảy sinh từ sau  trận động đất. Giờ đây, khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, chính quyền thậm chí càng cương quyết hơn để bưng bít bất cứ vấn đề nào mà họ cảm thấy có thể dẫn tới sự rối loạn xã hội. Bắc Kinh cũng đã cáo buộc các chính phủ và các tổ chức nhân quyền nước ngoài đã can thiệp vào những vấn đề nội bộ của họ.

Các bậc cha mẹ được trao cho một số tiền tổng cộng là 100 nhân dân tệ một tháng (16 đô la Mỹ) trong các trợ cấp bổ sung và họ nhận được thư từ hỗ trợ tinh thần nhằm giảm bớt hậu quả có tính chất chính trị về những tiêu chuẩn xây dựng tồi tệ và việc giám sát thi công sơ sài trong việc xây dựng trường học.

Uỷ ban kế hoạch hóa gia đình ở Thành phố Chengdu đã thiết lập một chương trình nhằm trợ giúp cho những bậc cha mẹ chỉ có một con nhưng (con của họ) đã bị tử nạn hoặc thương tích trầm trọng qua vụ động đất.

Thế nhưng nhiều bậc cha mẹ đang tìm kiếm nhiều điều khác hơn thế nữa.

“Tôi muốn tìm kiếm công lý cho các cháu học sinh đã chết,” đó là lời của một người cha được trích dẫn trong bản báo cáo của tổ chức Ân xá. Ông đã mất đứa con 15 tuổi tại Trường Trung học cơ sở Beichuan. “Tình trạng tham nhũng đang tràn lan ở Trung Quốc,” ông cho biết thêm.” Bọn trẻ con ấy vẫn còn quá ngây thơ vô tội và rồi đột nhiên chúng đã chết đi.

“Một số thi thể của chúng vẫn bị vùi trong đống gạch vụn và chúng tôi sẽ không bao giờ tìm thấy được nữa. Đó là lý do vì sao nhiều gia đình đã quá đau buồn.

“Ngoại trừ ngôi trường học, các tòa nhà khác ở thị trấn Beichuan đã không bị sụp đổ trong trận động đất ấy. Đây là loại động đất kiểu gì vậy?”

Cuộc đấu tranh của tôi cho công lý: Một câu chuyện của người cha

Người cha đang ở tuổi trung niên không cho biết  danh tính vì ông lo sợ sẽ có những hậu quả, sợ những hình phạt khác còn tồi tệ hơn cả bị bắt.

Con gái của ông đã chết tại Trường Trung học cơ sở ở Dujiangyan, khi trận động đất nổ ra tại Tứ Xuyên tháng Năm năm 2008.

Em đã 18 tuổi nhưng vẫn còn học tại Trường Phổ thông cơ sở, trong một lớp học mà hầu hết là các học sinh nhỏ tuổi hơn. Em đã phải lưu ban nhiều lần vì nghỉ học do bố em quá nghèo và cần em ở nhà làm ruộng.

“Chính quyền đã bảo là chúng tôi có thể có đứa con thứ hai, và nhiều người trong làng này đã có thai, nhưng nhiều người đã bị sẩy thai, “người cha đau khổ của cô bé kể.

“Tôi có thể nói là vào khoảng 60% bị sẩy thai. Vợ tôi cũng đã bị sẩy thai sau khi mang thai được ba tháng, một số người thì bị mất em bé sau khi mang thai được năm tháng. Con cái chúng tôi đều ở tuổi thanh thiếu niên, chúng tôi đã quá già và không thể làm cha làm mẹ được nữa .”

Tuần trước ông đã lên Bắc Kinh để đưa một lá đơn thỉnh cầu tới văn phòng Hội đồng Nhà nước, hay còn gọi là chính phủ Trung Quốc. Ông cho biết là đã nhận được một vài cú điện thoại đe doạ. Những người gọi điện thoại không cho biết họ là ai, song thông điệp của họ là rõ ràng: mọi việc ở đâu thì nên để yên đó, chớ có chữa lợn lành thành lợn què nếu như anh biết cái gì là tốt cho anh.

Nhưng người cha ở Tứ Xuyên bảo rằng ông đã sẵn sàng để công an bắt đi nếu như điều đó đem tới công lý cho đứa con gái đã chết của ông.

“Tôi đã nhận được 80.000 nhân dân tệ (13.200 đô la) bồi thường. Song tôi muốn có một cuộc điều tra triệt để,” ông nói. “Tôi không quan tâm chuyện nếu như họ muốn bắt tôi. Cứ để họ bắt tôi đi. Tôi đã mất con, tôi không quan tâm những gì họ muốn làm.”

“Chính phủ trung ương có những chính sách đúng đắn, nhưng chúng không được chính quyền địa phương thi hành. Chính quyền địa phương cướp đất đai của chúng tôi mà không cần phép tắc gì và họ làm đủ thứ trò xấu xa. Vậy thì chúng tôi có thể trông mong gì ở họ chăm sóc chúng tôi sau khi có chuyện xảy ra như vậy?” Ông nói.

“Chúng tôi đang gởi thư tới Hội đồng Nhà nước, vì họ sẽ hiểu. Xin vui lòng cho biết địa chỉ của Hội đồng Nhà nước là ở đâu ạ? Tôi không biết địa chỉ.”

The Independent

China’s quake cover-up

Families seeking justice for child victims are being intimidated by the state, alleges Amnesty

By Clifford Coonan in Beijing

Monday, 4 May 2009

Almost one year on from the Sichuan earthquake, Amnesty International has called on the Chinese government to stop intimidating parents and relatives of the child victims, who face harassment and arrest as they seek justice for the dead and injured.

The timing of the quake on 12 May 2008 was particularly harsh for the province’s children – it struck at 2.28pm, when most students were in class. Many of the younger pupils were having a nap before resuming lessons.

The number of children who perished has never been released officially, but some estimates put it at around 10,000 – out of a death toll of 80,000. More than 8,000 families lost their only child in the disaster, with angry parents blaming shoddy building – or “tofu construction” – for their loss.

Despite an initial openness in allowing foreign media to witness the aftermath of the quake, when public anger in China rose over badly built schoolhouses, the shutdown was swift and accusations of corruption were met with a stony silence.

The Amnesty report, entitled “Justice Denied: Harassment of Sichuan earthquake survivors and activists”, outlines how officials in the province detained parents and relatives for up to three weeks for simply trying to get anwers about how their children died. Some were held repeatedly and the youngest detainee was only eight years old. “By unlawfully locking up parents of children who died, the government is creating more misery for people who have said in some cases they lost everything in the Sichuan earthquake,” said Roseann Rife, Amnesty’s Asia-Pacific Deputy Programme Director. “The Chinese government must stop harassing survivors who are trying to pick up the pieces of their shattered lives.”

At one of the worst-affected schools, Juyuan Middle School in Dujiangyan, the classroom building collapsed, but nearby apartments and offices remained standing. Hundreds of schoolchildren died. Within weeks, it was ringed with a high security fence and patrolled by public security officers, who were quick to stop any efforts to film or report near the area. Locals were unwilling to talk, fearful of retribution.

Parents bringing signed petitions to local court offices were often harassed and jailed. Some outsiders who accompanied the victims’ families were ejected from the court buildings, before police raided their vehicles and confiscated equipment that might contain evidence.

The Amnesty report details how parents have been placed under surveillance to stop them from pursuing their cases and some activists who offered assistance to families are facing politically motivated trials on charges of endangering state security, a charge normally levelled at dissidents. One such activist is Huang Qi, who was held incommunicado for 100 days before being allowed to meet a lawyer. Detained since September last year, his trial has been postponed and he remains locked up without access to his family.

The report also draws attention to a directive issued by the provincial court in Sichuan, which bans all lower courts from accepting cases deemed sensitive. The government introduced measures to try to contain any dissent arising from the aftermath of the earthquake. Now, as China’s economy slows, the government is even more keen to keep a lid on any contentious issues which it feels might lead to social unrest. Beijing has also accused foreign governments and human rights groups of meddling in its internal affairs.

Parents were given a lump sum and 100 yuan each (£11) per month in supplementary benefits and sent messages of support to reduce the political fallout over shabby building standards and poor supervision of school construction.

The family planning commission in Chengdu City set up a special programme to support those parents whose only child was killed or badly injured in the quake.

But many of the parents are looking for something more.

“I want to seek justice for the dead students,” said a father quoted in the Amnesty report. He lost a 15-year-old at Beichuan Middle School. “Corruption is rampant in China,” he added. “The children were still so innocent and suddenly they passed away.

“Some of their bodies are still buried under the rubble and we will never find them. That’s why it is so heartbreaking for many parents.

“Except the school building, other buildings in Beichuan county did not collapse during the earthquake. What kind of earthquake was this?”

My fight for justice: One father’s tale

The middle-aged father cannot be identified because he is worried about the consequences, worried about penalties worse than arrest.

His daughter died at Juyuan Middle School in Dujiangyan, when the earthquake hit Sichuan last May.

She was 18 but was still at the Middle School, in a class with mostly younger students. She had had to delay her studies at various intervals because her parents were poor and needed her to stay and work the land.

“The government has said that we can have a second child, and a lot of people in the village are pregnant, but many are having miscarriages,” her grieving father said.

“I would say about 60 per cent are having miscarriages. My wife had a miscarriage after three months, some people are losing the baby after five months. Our children were teenagers, we are too old to become parents again.”

Last week he came to Beijing to deliver a petition to the office of the State Council, or China’s cabinet. He said he had already received several threatening phone calls. The callers don’t say who they are, but their message is clear: leave well alone if you know what’s good for you.

But the Sichuan father said he was ready to be picked up by police if that was what it took to get justice for his dead daughter.

“I received 80,000 yuan (£8,500) in compensation. But I want a thorough investigation,” he said. “I don’t care if they arrest me. Let them arrest me. I’ve lost my child, I don’t care what they do.

“The central government has good policies, but they don’t work because of the local government. The local government takes our land without permission and they do all kinds of bad things. So how can we expect them to look after us after something like this?” he said.

“We are taking our message to the State Council, because they will understand. What is the address of the State Council, please? I don’t know it.”

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Trung Quốc | Leave a Comment »

SÁCH ĐỊA CHÍ Ở MIỀN NVN(‘54-’75)

Posted by adminbasam trên 04/05/2009

SÁCH ĐỊA CHÍ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1954 – 1975) *

Nguyễn Thanh Lợi Hội Sử học TP Hồ Chí Minh

 

Đặt vấn đề

Sách địa chí đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia cũng như của các địa phương. Truyền thống biên soạn địa chí của nước ta có lịch sử khá lâu đời, từ thế kỷ XV với Dư địa chí của Nguyễn Trãi cho đến thời hiện đại. Đặc biệt, những năm gần đây, việc biên soạn địa chí đã được đẩy mạnh trong toàn quốc và bước đầu thu được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, chất lượng các công trình địa chí đó không phải không có những bàn luận. Việc nhìn nhận lại lịch sử phát triển của việc biên soạn địa chí nước ta trong quá khứ, nhất là những giai đoạn hầu như chưa được nghiên cứu như giai đoạn 1954-1975 là rất cần thiết, để chúng ta rút ra được những bài học bổ ích cho công việc hôm nay. Bài viết này đề cập đến sách địa chí được biên soạn và xuất bản ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 trên các mặt: tình hình xuất bản, thể loại, nội dung và cấu trúc, tác giả.

1. Tình hình xuất bản sách địa chí

Có thể nói, trong khoảng những năm 1954-1975 là giai đoạn nở rộ của việc biên soạn sách địa chí ở miền Nam Việt Nam. Số lượng tác phẩm được biên soạn và xuất bản đứng đầu trong các thời kỳ, tính cho đến thời điểm hiện nay (8-2008). Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, đã có 64 tác phẩm được xuất bản, tạm chia thành 2 nhóm chính. Nhóm do các toà hành chính, tòa thị chính của các địa phương biên soạn và xuất bản, có 28 tác phẩm, cụ thể là (xếp theo thời gian xuất bản):

Địa phương chí tỉnh Hà Tiên (Trần Thêm Trung, 1957), Địa chí quận Chợ Gạo (1958), Địa phương chí tỉnh Kiên Giang (1958), Địa phương chí tỉnh Phước Long (1960), Địa phương chí tỉnh Côn Sơn (1961), Địa phương chí tỉnh An Giang (1961, 1963), Địa phương chí tỉnh Phước Tuy (1961, 1965, 1973), Địa phương chí tỉnh Biên Hòa (1963, 1972, 1974), Địa phương chí tỉnh Phong Dinh (1964), Pleiku ngày nay (1964), Địa phương chí tỉnh Hậu Nghĩa (1965, 1966, 1974), Địa phương chí tỉnh Bến Tre (1965), Địa phương chí tỉnh Bạc Liêu (1965, 1974), Địa phương chí tỉnh Vĩnh Long (1966, 1969), Địa phương chí Đà Nẵng (Vũ Lang, Phan Uyên Trang, 1967), Địa phương chí tỉnh Châu Đốc (1968), Địa phương chí thị xã Vũng Tàu (1968, 1971), Địa phương chí tỉnh Ba Xuyên (1971), Địa phương chí tỉnh Biên Hòa (Trương Văn Nam, 1971), Địa phương chí tỉnh Gia Định (1971), Địa phương chí thị xã Rạch Giá (1973), Địa phương chí tỉnh Gia Định (1973), Địa phương chí tỉnh Vĩnh Bình (1973), Địa phương chí Bình Long (1974), Địa phương chí tỉnh Bạc Liêu (1974), Địa phương chí tỉnh Kon Tum, Địa phương chí phường Xóm Củi – Quận 8 đô thành Sài Gòn (Cao Đức Thanh, Nguyễn Thị Vinh, 1968), Địa phương chí xã Châu Giang (người Việt gốc Chăm)…

Nhóm do các cá nhân biên soạn và xuất bản, có 36 tác phẩm. Trong đó, tác giả có 1 tác phẩm (21 tác giả), tác giả có từ 2 tác phẩm trở lên (3 tác giả với 15 tác phẩm). Cụ thể như sau:

Đây Nha Trang 1957 (Võ Hữu Hạnh, 1957), Phước Thành ngày nay (1959), Định Tường cửa ngõ miền Hậu Giang (Thân Trọng Cự, 1960), Cố đô Huế (Thái Văn Kiểm, 1960) 1, Non nước xứ Quảng (Phạm Trung Việt, 1962, 1965, 1969, 1971, 1974)2, Cao Lãnh…đến năm 1954 (Trần Quang Hạo, 1963), Đông Ngạc tập biên (Phạm Văn Thuyết, 1963), Tân Châu (1870-1964) (Nguyễn Văn Kiềm, 1966), Phong quang tỉnh Darlac (Hồ Văn Đàm, 1967), Chương Thiện ngày nay (1967), Non nước Quảng Nam (Hạ Ngọc Anh, 1969), Gò Công cảnh cũ người xưa (Việt Cúc, 1969, 2 quyển)3, Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam (Từ năm 1757 đến 1945) (Nguyễn Duy Oanh, 1971), Non nước Phước Long (Lưu Ty, 1972), Cà Mau xưa và An Xuyên nay (Nghê Văn Lương, 1972), Tân An ngày xưa (Đào Văn Hội, 1972), Biên Hòa sử lược (Lương Văn Lựu, 1972-1973, 2 tập), Đây! Quảng Nam (Vũ Lang, 1973), Ai có về Quy Nhơn (Trần Đình Thái, 1973), Hành Thiện xã chí (1974), Cần Thơ Phong Dinh chỉ nam (1974). Quách Tấn: Nước Non Bình Định (1967) 4, Xứ Trầm hương (1969) 5. Nguyễn Đình Tư: Non nước Phú Yên (1965), Non nước Khánh Hòa (1969), Non nước Ninh Thuận (1974).6 Huỳnh Minh: Kiến Hòa xưa và nay (1965), Gia Định xưa và nay (1965, 1973), Gò Công xưa và nay (1966), Cần Thơ xưa và nay (1966), Bạc Liêu xưa và nay (1966), Vĩnh Long xưa và nay (1967), Định Tường xưa và nay (1970), Vũng Tàu xưa và nay (1970), Sa Đéc xưa và nay (1971), Tây Ninh xưa và nay (1972).

2. Biên soạn sách địa chí

2.1 Thể loại

Sách địa chí trong giai đoạn này đều được biên soạn theo thể loại địa chí tổng hợp, không thấy xuất hiện các thể loại địa chí chuyên ngành như địa chí văn hóa hoặc địa chí văn hóa dân gian như ở một loạt sách địa chí trong cả nước giai đoạn sau năm 1985: Địa chí Vĩnh Phú (1986), Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (tập 1: 1987; tập 2: 1988; tập 3: 1989) 7, Địa chí văn hóa dân gian Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội (1991), Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh (1995), Địa chí văn hóa Hoằng Hóa (1995), Địa chí văn hóa quận Bình Thạnh (1995), Địa chí văn hóa quận 5 (2000), Địa chí văn hóa làng Mỹ Lợi (2000), Địa chí văn hóa miền biển Quảng Bình (2001), Địa chí văn hóa Yên Khánh (2002), Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình (2004)…

Điều này nó phản ánh đúng nhu cầu của các địa phương trước mắt cần có sách địa chí ghi chép nhiều mặt của một địa phương, nên chọn thể loại địa chí tổng hợp 8 và cũng thể hiện trình độ phát triển của địa chí chuyên ngành lúc bấy giờ (chưa đi sâu vào chuyên ngành).

2.2 Nội dung và cấu trúc

Cũng như các sách địa chí được biên soạn dưới thời phong kiến ở nước ta và cho đến tận nay, nội dung sách địa chí trong giai đoạn 1954-1975 về cơ bản được chia thành 4 phần lớn, phản ánh các mặt của địa phương trên các phương diện tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại có cách phân chia chi tiết khác nhau. Sau đây, chúng tôi khảo sát qua 3 cuốn sách địa chí tiêu biểu cho mục đích biên soạn cũng như phong cách riêng của tác giả là 3 cuốn sách địa chí: Địa phương chí tỉnh Bạc Liêu, Non nước Khánh Hòa, Gia Định xưa và nay. Địa phương chí tỉnh Bạc Liêu (1974, 63 trang khổ A4)

 Phần thứ nhất: Sử lược và Diện tích (4 trang)·

+ Sử lược + Di tích lịch sử + Danh nhân + Danh lam thắng cảnh

 Phần thứ hai: Địa lý (6 trang)·

+ Vị trí-Địa giới – Diện tích + Địa chất + Núi đồi + Sông ngòi + Kinh đào + Bờ biển + Mực nước + Đường sá + Khí hậu và thời tiết + Thảo mộc + Thú rừng

 Phần thứ ba: Nhân sinh (4 trang)·

+ Dân số và các sắc dân + Sinh hoạt + Thổ âm + Phong tục + Tín ngưỡng-Đạo giáo + Văn hóa

 Phần thứ tư: Tổ chức hành chánh (16 trang)·

+ Các đơn vị hành chánh + Các ty chuyên môn

 Phần thứ năm: Chánh trị (2 trang)·

+ Tình hình dân chúng + Các đoàn thể chính trị

 Phần thứ sáu: Tài chánh và kinh tế (8 trang)·

+ Ngân sách + Tài nguyên + Các tổ chức kinh tế + Giao thông + Thương mại

 Phần thứ bảy (9 trang)·

+ Giáo dục + Y tế + Lao động + Xã hội

 Phần thứ tám: Kết luận (10 trang)·

+ Công cuộc thực hiện các chương trình và kế hoạch của chánh phủ.

+ Triển vọng tương lai của tỉnh Bạc Liêu. Ở dạng địa phương chí do chính quyền biên soạn, do mục đích chính trị nhằm tạo ra “công cụ” quản lý địa phương, chỉ chú trọng vào những nội dung về tổ chức hành chính, quân sự, một số khía cạnh kinh tế. Ví dụ như ở cuốn Địa phương chí tỉnh Bạc Liêu chẳng hạn, phần Tổ chức hành chánh được dành tới 16 trang để liệt kê các cơ quan chuyên môn ở địa phương. Đặc biệt, các bảng kê các đơn vị hành chánh được thể hiện rất chi tiết, tới tận đơn vị ấp với số dân kiểm soát được trong năm 1973. Sách còn có chương trình tổng kết bầu cử các xã trong tỉnh vào các năm 1971-1972-1973. Các nội dung về tự nhiên, lịch sử, văn hóa chỉ được nhắc đến một cách sơ sài.

Các chuyên khảo (monographie) được biên soạn dưới thời Pháp thuộc trong khoảng thời gian 1900-1950 cũng ở trong tình trạng tương tự. Tức chú trọng vào vấn đề khai thác tài nguyên của địa phương. Như trong Monographie de la province de Bà-Rịa et de la ville du cap Saint-Jacques (1902, 62 trang) có các chương: Địa lý tự nhiên (37 trang), Địa lý kinh tế (9 trang), Địa lý lịch sử và chính trị (2 trang), Thống kê và hành chính (2 trang). Không phải ngẫu nhiên mà chương Địa lý tự nhiên được thể hiện đến 37 trang, chiếm 59,67% dung lượng cuốn địa chí. Trong đó, địa hình, sông ngòi, đường giao thông được mô tả rất chi tiết; hơn cả những sách địa chí được biên soạn trong giai đoạn 1954-1975. Non nước Khánh Hòa (Nguyễn Đình Tư, Sông Lam xb, Sài Gòn, 1969, 415 trang)

 Phần thứ nhất: Cảnh đẹp thiên nhiên (106 trang)·

+ Vị trí, diện tích, địa thế + Địa chất + Núi non + Sông ngòi + Bờ biển + Khí hậu

 Phần thứ hai: Tay người tô điểm (156 trang)·

+ Lịch sử + Cổ tích + Phong tục tập quán + Nhân vật + Hoạt động giáo dục

 Phần thứ ba: Nguồn lợi kinh tế (148 trang)·

+ Tài nguyên + Hoạt động nông nghiệp + Hoạt động về chăn nuôi + Hoạt động về khai thác hải sản + Hoạt động về khai thác lâm sản + Hoạt động về khai thác khoáng sản + Hoạt động về ngư nghiệp + Hoạt động về công kỹ nghệ và thủ công nghiệp + Hoạt động thương mại

 Phần Phụ lục·

+ Suối nước nóng Trường Xuân + Nhà bác học Yersin + Công cuộc hiện đại hóa quốc lộ 21 + Trạm dịch + Thống kê đường sá tại tỉnh Khánh Hòa + Thống kê các đơn vị hành chánh tỉnh Khánh Hòa và thị xã Cam Ranh + Bảng kê các con đường tại thị xã Nha Trang + Bảng thống kê về nền giáo dục bậc tiểu học tỉnh Khánh Hòa + Bản bài chèo dùng để hát trong khi tế ông Nam Hải Cuốn địa chí này có cấu trúc hơi khác so với kiểu thông thường gồm 4 phần chính: địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa. Phần Cảnh đẹp thiên nhiên đã đi sâu trình bày các đặc điểm tự nhiên một cách cặn kẽ, đầy đủ, giúp người đọc nắm vững thiên nhiên tươi đẹp của “xứ Trầm hương”. Tác giả còn đưa cả văn học dân gian, thơ văn để tạo sức hấp dẫn cho những trang viết. Phần Tay người tô điểm, Nguyễn Đình Tư mô tả qua diên cách, các di tích (Tháp Bà Poh Nagar, thành Diên Khánh, lăng Bà Vú), phong tục tập quán (tết nhà, tết giếng, tết trâu bò, lễ thượng nguyên, cầu an đầu năm, cúng ông Táo…), nhân vật (Trịnh Phong, Trần Đương, Thích Quảng Đức…) và hoạt động giáo dục của Khánh Hòa. Đây là sự kết hợp giữa phần văn hóa và một phần lịch sử trong các sách địa chí, mà trong đó phần lịch sử chỉ được thể hiện ở một vài khía cạnh (diên cách, nhân vật). Và đây cũng là những nội dung dễ thu hút bạn đọc nên tác giả chú ý dành số trang nhiều nhất trong các phần (148 trang). Phần Nguồn lợi kinh tế giới thiệu đầy đủ các ngành kinh tế của địa phương: nông nghiệp, lâm nghiệp, hải sản, khoáng sản, ngư nghiệp, công kỹ nghệ và thủ công nghiệp, thương nghiệp. Cách phân chia các mục trong phần này có kết cấu gần giống với phần kinh tế trong các sách địa chí hiện nay. Tuy nhiên, trong đó cách phân loại lĩnh vực vẫn còn trùng lắp, chưa khoa học như đã có nông nghiệp mà vẫn có chăn nuôi, có ngư nghiệp rồi lại có hải sản, khai thác khoáng sản có thể xếp chung với công kỹ nghệ. Hoặc khái niệm “hoạt động” khó có thể đặt trong “Nguồn lợi kinh tế”. Phụ lục là một sáng tạo trong cơ cấu biên soạn địa chí lúc bấy giờ (hiện nay đã rất phổ biến), giúp chuyển tải những thông tin không thể đặt ở các phần “chính văn”.

Đến Non nước Khánh Hòa, nội dung và cấu trúc sách địa chí thuộc dạng này đã có những bước tiến đáng kể so với sách địa chí do các toà hành chính tổ chức biên soạn: lượng thông tin đa dạng, phong phú; chất lượng được nâng cao; cấu trúc hợp lý hơn. Lòng yêu quê hương đất nước cũng được các tác giả “phả hồn” vào từng trang viết, quyền chủ động biên soạn thuộc về quyền của tác giả, khác xa loại địa chí của chính quyền với những gò bó về khuôn khổ và cách thể hiện. Do vậy, mục đích của nó là cung cấp thông tin về địa phương, qua đó giáo dục tình yêu bản quán qua những trang sách địa chí. Gia Định xưa và nay (Huỳnh Minh, Tác giả xb, Sài Gòn, 1973, 447 trang)

 Phần thứ nhất: Lịch sử (24 trang)·

+ Sử lược qua các thời đại + Địa lý, Đất đai, Sông rạch

 Phần thứ hai: Di tích lịch sử (58 trang)·

 Phần thứ ba: Danh nhân lịch sử (77 trang)·

 Phần thứ tư: Huyền thoại, giai thoại, địa danh (56 trang)·

 Phần thứ năm: Sinh hoạt tôn giáo (96 trang)·

 Phần thứ sáu: Các bộ môn văn hóa nghệ thuật, thể thao (35 trang)·

 Phần thứ bảy (82 trang)·

+ Gia Định ngày nay + Các môn nghệ thuật nổi tiếng + Các cơ quan quân sự + Sản phẩm nổi tiếng tỉnh Gia Định + Xã Tân Phú kiểu mẫu + Bảng liệt kê diện tích các quận, xã, ấp và dân số Đến Gia Định xưa và nay, Huỳnh Minh – tác giả của 10 cuốn địa chí về Nam Bộ- đã có cách phân chia khác, bao gồm 7 phần, khác với kết cấu phổ biến gồm 4 phần chính của các sách địa chí. Các nội dung về lịch sử, diên cách được tác giả lồng ghép với nhau trong phần thứ nhất, bao gồm cả tự nhiên dưới tên gọi phần Lịch sử (24 trang). Danh nhân lịch sử được dành số trang tương đối nhiều với 77 trang, giới thiệu các danh nhân lịch sử (Gia Định tam hùng, Gia Định tam gia, Năm vị hổ tướng, các nhân vật thời Nguyễn trung hưng), những bậc tiết nghĩa từ cận đại cho đến hiện đại của vùng đất tụ hội nhiều dòng chảy lịch sử.

Các nội dung về văn hóa được trình bày trong 245 trang: di tích, giai thoại, địa danh, tôn giáo (96 trang), văn hóa nghệ thuật, thể thao…phản ảnh bề dày văn hóa của một địa phương so với các tỉnh khác ở miền Nam. Phần phụ lục được dành cho số trang thích ứng (82 trang), vừa đủ để chuyển tải các nội dung bổ sung cho “chính văn”. Trong cuốn sách địa chí này không thấy đề cập đến các nội dung kinh tế, chỉ có mục Sản phẩm nổi tiếng của tỉnh Gia Định nhưng lại trình bày dưới góc độ văn hóa.

2.3 Tác giả

Đối với những sách địa chí do chính quyền tổ chức biên soạn, gần như theo một công thức chung, với những khuôn mẫu đã định sẵn, do tính mục đích của nó.

Trong khi đó, sách địa chí do các tác giả tự biên soạn và xuất bản 9, thường thể hiện tính sáng tạo của cá nhân thể hiện ở các mặt: nội dung phản ánh, dung lượng thông tin, cấu trúc, trình độ, quan điểm biên soạn…

Nước Non Bình Định (1967), Xứ Trầm hương (1969) của Quách Tấn là những biên khảo giàu tính tư liệu, đồng thời là những trang văn đầy chất thơ, của một ngòi bút tài hoa, lịch lãm, thể hiện thế mạnh của một nhà văn sinh ra và lớn lên ở Bình Định nhưng hơn nửa đời lại gắn bó với Nha Trang. Các chương mục trong 2 cuốn địa chí này được phân chia gần giống với kết cấu mà các địa chí các tỉnh đã và đang biên soạn hiện nay. Phương pháp viết địa chí của nhà văn là “đi tới từng vùng một, tìm tòi xem xét, đem tài liệu thu thập được đối chiếu cùng thực tế trong thực tại khách quan” 10. Đây cũng là cách làm việc hết sức cẩn trọng của một cây bút có trách nhiệm trong việc thể hiện một thể loại đòi hỏi tính chính xác cao. Ông chọn cho mình cách tiếp cận từ góc độ văn hóa dân gian, cho nên có thể xếp 2 cuốn địa chí này vào dạng địa chí văn hóa dân gian cũng không sai tiêu chí.

Nguyễn Đình Tư với bộ ba Non nước Phú Yên (1965), Non nước Khánh Hòa (1969), Non nước Ninh Thuận (1974) viết tương đối chắc tay, bố cục hợp lý đã phản ảnh nhứng ưu thế vốn có của một nhà nghiên cứu vốn xuất thân từ ngành địa chính, có vốn Nho học, thành thạo tiếng Pháp.Và những cuốn địa chí mà ông biên soạn thường liên quan đến những nơi ông đã công tác hoặc sống một thời gian dài, có điều kiện tìm hiểu phong thổ. Sau năm 1954, Nguyễn Đình Tư sống ở Nha Trang, làm việc ở tòa hành chính tỉnh Khánh Hòa. Năm 1962, làm việc ở Ty Điền địa Phú Yên và có 7 năm lăn lộn ở vùng đất này, để năm 1964 ông cho ra mắt bạn đọc cuốn địa chí đầu tay Non nước Phú Yên (Tiền Giang xb, Sài Gòn, 1964). Sách được nhà văn Nguyễn Hiến Lê viết lời tựa với sự trân trọng. Ngoài những chuyên mục như các cuốn địa chí, còn có cả những thống kê mới nhất về thời tiết, giáo dục, phương ngữ của Phú Yên. Các phong tục tập quán, ca dao, bài vè, điệu hát trong dân gian được ông góp nhặt đưa vào trong sách. Tuy là sách địa chí nhưng lại có sức hấp dẫn, bởi ông vừa dẫn ta thăm cảnh, vừa giảng giải kết hợp với trình bày tư liệu.

Huỳnh Minh với một loạt địa chí gồm 10 cuốn viết về các tỉnh miền Nam, được xuất bản có chung tiêu đề ”xưa và nay”, được in trong từ năm 1965 đến 1972 cho thấy sức lao động khỏe khoắn và một tấm lòng yêu đất nước mãnh liệt của người con đất Bến Tre trong thời buổi chiến tranh diễn ra ác liệt, hạn chế rất nhiều việc đi “sưu khảo”. Trong tác phẩm của mình ông đã tâm sự:”Tỉnh Gia Định là một tỉnh cổ kính nhất miền Nam còn lưu lại rất nhiều di tích lịch sử về nhân vật, địa danh và kiến trúc. Bao nhiêu di tích nhắc nhở cho chúng ta công trình của tiền nhân đã tốn biết bao mồ hôi xương máu để gây dựng nên cơ đồ mà ngày nay chúng ta tận hưởng”.11

Những cuốn địa chí của ông cho đến nay vẫn còn giá trị nhất định trong việc tìm hiểu về các địa phương ở Nam Bộ 12. Điểm hạn chế trong các địa chí này là những tư liệu ông sưu tầm trong dân gian chưa được khảo chứng kỹ càng, một số tài liệu tham khảo chưa có độ tin cậy, biên soạn theo hướng nặng về văn hóa mà nhẹ về địa lý, lịch sử và ít chú trọng đến kinh tế.

3. Nhận xét

– Số lượng sách địa chí biên soạn và xuất bản ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn này có số lượng vượt trội so với giai đoạn trước đó (1900 -1954) 13 và cả giai đoạn sau này (1975-2005) 14, với trên 70 cuốn. Đã có 18/36 tên sách địa chí thuộc nhóm cá nhân biên soạn được tái bản sau năm 1975, với những tựa sách có giá trị của các tác giả địa chí có dấu ấn trong lòng bạn đọc.

– Thể loại duy nhất vẫn là dạng địa chí tổng hợp, nó phản ánh đúng nhu cầu xã hội cũng như trình độ tác giả biên soạn, điều kiện thực hiện (kinh phí, tổ chức thực hiện, tài liệu) lúc bấy giờ.

– Tác giả biên soạn phần lớn là các nhà văn, nhà nghiên cứu, những người nặng lòng với quê hương đất nước, với tinh thần “ôn cố tri tân” và công việc biên soạn của họ mang tính cá nhân với những quan điểm riêng. Trong đó nổi bật lên là các tác giả Quách Tấn, Nguyễn Đình Tư, Huỳnh Minh với số lượng lớn tác phẩm và có giá trị. Phương pháp biên soạn dần dần được định hình. Họ muốn qua đây, khơi dậy những truyền thống tốt đẹp của địa phương và góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của nó qua việc viết và đọc sách địa chí.

– Trừ những sách địa chí do chính quyền biên soạn nhằm mục đích chính trị, giống với các sách địa chí do người Pháp biên soạn trong giai đoạn 1900-1940, số còn lại có nội dung tương đối phong phú; cấu trúc đi dần đến chỗ hợp lý, về cơ bản vẫn là 4 phần chính (tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa), giống như mô hình biên soạn địa chí hiện nay; lượng thông tin khá dồi dào; phạm vi thể hiện chủ yếu là cấp tỉnh

– Các công trình địa chí biên soạn sau năm 1975 với sự tham gia đông đảo của các tác giả thuộc các lĩnh vực khác nhau đã kế thừa rất nhiều các tài liệu trong giai đoạn 1954-1975. Cả các nhà nghiên cứu thuộc các chuyên ngành như khảo cổ, sử học, dân tộc học, văn hóa học… cũng đều tìm thấy trong đó những tài liệu bổ ích trong lĩnh vực riêng của mình về địa phương.

– Nghiên cứu, lý luận, phê bình về địa chí chưa được chú ý đúng mức, gần như không có cây bút nào trên lĩnh vực này, mới chỉ là một số ý kiến của các nhà văn, nhà nghiên cứu trên báo chí qua việc “đọc” các sách địa chí. Đó là hạn chế đáng kể trong việc nâng cao chất lượng biên soạn các sách địa chí.

– Cùng với quốc sử, sách địa chí là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục tình yêu xứ sở, giúp người đọc nắm bắt được những bản sắc của một vùng đất. Đối với nhà nghiên cứu, đó là công cụ không thể thiếu được khi nghiên cứu về các địa phương, cả trên phương diện tự nhiên và xã hội. Với nhà quản lý, địa chí thực sự là cẩm nang bổ ích trong việc quản lý, điều hành ở địa phương trên các mặt công tác. Cho nên sách địa chí giai đoạn này, về cơ bản phục vụ rộng rãi mọi đối tượng.

———–

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Ngọc Diệp, Địa chí Nam Bộ dưới góc độ nghiên cứu văn hóa, Luận văn thạc sĩ văn hóa học, Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, 2006, 213 trang. [2] Cao Tự Thanh, Nhìn lại tủ sách địa phương chí Nam Bộ, Tạp chí Xưa và nay, số 232, 2005, tr.38-39. [3] Đặng Văn Thắng, Tìm hiểu về địa chí, Tạp chí Xưa và Nay, số 154, 2003, tr.20-22. [4] Huỳnh Ngọc Trảng, Đôi điều về việc biên soạn địa chí, Tạp chí Tia sáng, số 1, 2005, tr.12-14. [5] Nguyễn Nghị, Các chuyên khảo về Nam bộ đầu thế kỷ 20, Tạp chí Xưa và Nay, số 65B, 7-1999, tr.7-9. [6] Nguyễn Phú Xuân, Nguyễn Đình Tư-một tấm gương lao động bền bĩ, Tạp chí Thế giới mới, số 688, ngày 5-6-2006, tr.72-75. [5] Nguyễn Thanh Lợi, Biên soạn địa chí ở các tỉnh phía Nam từ sau năm 1975, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 7, 2006, tr.62-68. [6] Nguyễn Thanh Lợi, Đọc sách Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 11, 1994, tr.62-63. [7] Nguyễn Thanh Lợi, Nhận xét từ góc nhìn cấu trúc một số công trình địa chí ở các tỉnh phía Nam được xuất bản gần đây, Tạp chí Nguồn sáng dân gian, số 3, 2004, tr.53-56. [8] Nguyễn Thanh Lợi, Thư mục địa chí, Bản thảo, 2006, 375 trang. 13

[9] Nguyễn Viết Trung, Tấm lòng đã trải cùng non nước, Báo Khánh Hòa xuân Quý Dậu 1993.

————

 

Ghi chú:

1 Năm 1994, Nhà xuất bản Đà Nẵng in lại cuốn này nhân dịp quần thể di tích Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 11-12-1993.

2 Do Phạm Trung Việt xuất bản lần đầu vào năm 1962 với tên gọi Non nước xứ Quảng. Năm 1965, sách được tái bản. Năm 1969, tác giả đã bổ sung, sửa chữa và ghi thêm hai chữ “tân biên” vào sau tên tác phẩm của mình. Năm 1971, sách được tác giả tái bản lần nữa, Khai Trí (Sài Gòn) phát hành, có sự bổ sung, sửa chữa, thêm phần giai thoại, văn học, hình ảnh mới. Năm 1974, Cẩm Thành thư xã (Quảng Ngãi) có cho tái bản một lần nữa.

3 Năm 1999, Nhà xuất bản Trẻ (TP.Hồ Chí Minh) in lại cuốn địa chí này, gộp chung thành một cuốn, với sự chú giải và bổ sung của Sơn Nam.

4 Năm 1999, Nhà xuất bản Thanh niên (Hà Nội) in lại tác phẩm này. 5 Năm 1992, sách được in lại bởi Nhà xuất bản Thông tin (Hà Nội) và Nhà xuất bản Tổng hợp Khánh Hòa, có sửa chữa. Năm 2002, Xứ Trầm hương lại được Hội Văn học nghệ thuật Khánh Hòa tái bản lần thứ hai, có thêm phụ lục, trong đó có một số bài nhận xét về cuốn địa chí này của các tác giả.

6 Trong 2 năm 2003-2004, Nhà xuất bản Thanh niên (Hà Nội) đã in lại 3 tác phẩm này.

7 Bộ Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh được biên soạn lại và xuất bản 4 tập vào năm 1988.

8 Nguyễn Văn Cần đã nhầm khi xếp cuốn Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển vào dạng sách địa chí (Nguyễn Văn Cần, Địa chí văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội, 2006, tr. 116). Cuốn sách này vốn là luận án tiến sĩ văn hóa học Địa chí văn hóa và vấn đề phát triển văn hóa hiện nay, bảo vệ năm 2002 ở Viện Văn hóa-Thông tin (Hà Nội).

9 Nguyễn Văn Cần xếp cả các tác giả Nguyễn Thiệu Lâu, Phạm Long Điền, Sơn Nam, Vương Hồng Sển, những người viết lịch sử, địa dư, văn hóa nhưng không có cuốn sách địa chí nào dạng tác giả sách địa chí? (Nguyễn Văn Cần, Sđd, tr.116).

10 Quách Tấn, Nước non Bình Định, Nam Cường xb, Sài Gòn, 1967, tr.8 (Lời thưa).

11 Bùi Ngọc Diệp, Địa chí Nam Bộ dưới góc độ nghiên cứu văn hóa, Luận văn thạc sĩ văn hóa học, Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, 2006, tr.77.

12 Từ năm 2001, 10 cuốn địa chí của Huỳnh Minh được Nhà xuất bản Thanh niên tổ chức in lại với tiêu đề “…xưa” như Định Tường xưa, Vũng Tàu xưa…Việc này đã đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về các địa phương ở miền Nam của đông đảo bạn đọc, cả trong và ngoài nước. Nhưng đồng thời Nhà xuất bản Thanh niên cũng làm một việc đáng trách là khi cho in lại một số sách địa chí của miền Nam trước năm 1975 nhưng lại “đánh tráo” tên các tác giả như cuốn Tân Châu (1870-1964) của Nguyễn Văn Kiềm (Tác giả xb, Sài Gòn, 1966) bị đổi thành Tân Châu xưa (2003) và “dán” thêm Huỳnh Minh vào sau tên tác giả Nguyễn Văn Kiềm; cuốn Cà Mau xưa và An Xuyên nay của Nghê Văn Lương (Trung tâm Học liệu, Bộ Giáo dục, Sài Gòn, 1972), bỗng trở thành Cà Mau xưa (2003) và đồng tác giả của nó cũng là Huỳnh Minh; cuốn Non nước xứ Quảng tân biên của Phạm Trung Việt (Tác giả xb, Sài Gòn, 1969) được thay mới thành Non nước xứ Quảng tân biên (2003) và có thêm “người bạn đồng hành” vẫn là Huỳnh Minh! Năm 2005, Nhà xuất bản Thanh niên mới sửa sai bằng cách tái bản lại với tên gọi là Non nước xứ Quảng (Quảng Ngãi) (2 tập) và tác giả duy nhất là Phạm Trung Việt.

13 Từ năm 1900-1940, với 3 đợt, có khoảng 20 cuốn sách địa chí bằng tiếng Pháp về các tỉnh Nam Kỳ được xuất bản. Trong đó, đợt 1 (1901-1911) có 13 cuốn về các tỉnh được xuất bản: Biên Hòa (1901, 58 trang), Hà Tiên (1901, 66 trang), Gia Định (1902, 126 trang), Mỹ Tho (1902, 98 trang), Bà Rịa và thành phố Cap Saint Jacques (1902, 60 trang), Châu Đốc (1902, 56 trang), Bến Tre (1903, 66 trang), Sa Đéc (1903, 32 trang), Trà Vinh (1903, 44 trang), Cần Thơ (1904, 38 trang), Sóc Trăng (1904, 82 trang), Long Xuyên (1905, 44 trang), Vĩnh Long (1911, 38 trang) và đảo Phú Quốc, tỉnh Hà Tiên (1906, 36 trang). (Nguyễn Nghị, Các chuyên khảo về Nam bộ đầu thế kỷ 20, Tạp chí Xưa và Nay, số 65B, 7-1999, tr.8).

14 Theo thống kê của chúng tôi có khoảng 36 cuốn địa chí được xuất bản (Thư mục địa chí, Nguyễn Thanh Lợi, 2006)

 

Ghi chú của Ba Sàm:

* Tham luận tại HỘI THẢO QUỐC TẾ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ BA “Việt Nam: Hội nhập và Phát triển” .Mời xem thêm các bài viết về cuộc hội thảo này (riêng trang web của Hội thảo có lẽ đã bị hủy bỏ): “Việt Nam học trong thế kỷ 21“; “Thăm ban tổ chức hội thảo VN học lần ba“; “Nghiên cứu Việt học ‘không độc quyền‘”; ” Đánh giá lịch sử mở rộng lãnh thổ của Việt Nam“; ” Kiến giải của một người Nhật về ông Hồ“; ” Chủ tịch VN nói chuyện với học giả nước ngoài“;

Và các bài tham luận trong Hội thảo (tuồng như chỉ) được đăng trên Ba Sàm:

92:ĐỂ ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐÚNG ĐẮN HƠN: CÁI NHÌN TỪ LỊCH SỬ

93:QUAN HỆ VIỆT NAM-LIÊN XÔ 1924 – 1954 VÀ VẤN ĐỀ HÒA NHẬP

149:QUAN HỆ VN-LX ‘65-’75

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Lịch sử, Văn hóa | Leave a Comment »

QUAN HỆ VN-LX ‘65-’75

Posted by adminbasam trên 03/05/2009

QUAN HỆ VIỆT NAM – LIÊN XÔ TRONG NHỮNG NĂM 1965 – 1975 *

TS. Nguyễn Thị Mai Hoa

Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, ĐHQG Hà Nội

 

Thế kỷ XX đã khép lại với rất nhiều sự kiện in dấu đậm nét trong lịch sử nhân loại.

Thế kỷ XX cũng đã ghi nhận những kỳ tích tuyệt vời của dân tộc Việt Nam. Và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đi vào lịch sử như một sự kiện hào hùng nhất của một dân tộc nhỏ bé đã vượt qua những thách thức vô cùng to lớn để chiến đấu và chiến thắng. Trong cuộc đấu tranh hiện nay vì độc lập dân tộc, hạnh phúc và tiến bộ xã hội trên thế giới, cuộc chiến tranh thần thánh của nhân dân Việt Nam là biểu tượng cho khát khao tự do, hoà bình và của bản lĩnh, trí tuệ. Chính vì thế, tầm vóc, nguyên nhân thắng lợi và những vấn đề liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ luôn chiếm được sự quan tâm nghiên cứu và thảo luận sôi nổi. Một trong những câu hỏi thường được đặt ra là: Quan hệ Việt Nam với đồng minh chiến lược quan trọng của mình là Liên Xô trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến có diện mạo như thế nào? Nó bị tác động ra sao và ở chừng mực nào bởi các mối quan hệ quốc tế liên quan khác? Bài viết dưới đây, trong khả năng có thể, nhằm mục đích tìm câu trả lời cho những câu hỏi ấy.

1. Quan hệ Việt Nam – Liên Xô ấm lên và phát triển

Sở dĩ có thể đưa ra nhận định rằng, trong những năm 1965-1975, quan hệ Việt Nam – Liên Xô có những biến đổi rõ rệt, theo chiều hướng tích cực là bởi dựa trên kết quả của việc so sánh quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong những năm 1965-1975 với giai đoạn trước đó – từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao tới trước năm 1965.

Quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong những năm 1950-1965 nổi lên hai xu hướng chính:

Xu hướng tích cực

Xu hướng này thể hiện ở hai điểm chủ yếu:

Thứ nhất, trong thời kỳ 1950-1954, Liên Xô triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cuộc đấu tranh vì độc lập của nhân dân Việt Nam về mặt vật chất và tinh thần, tạo điều kiện choViệt Nam đẩy nhanh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến kết thúc; thứ hai, từ năm 1954-1965, mặt tích cực trong quan hệ Việt Nam – Liên Xô được đánh giá thông qua chủ trương ủng hộ việc khôi phục, xây dựng miền Bắc với sự viện trợ vật chất to lớn (viện trợ không hoàn lại, cho vay các khoản ưu đãi và vay dài hạn; giúp Việt Nam chuyên gia, thiết bị và kỹ thuật trong các kế hoạch kinh tế 1954-1957, 1957-1960, 1961-1965…).

Xu hướng tiêu cực

Xu hướng này nổi trội và là kết quả của những tính toán chiến lược của Liên Xô trong bối cảnh thế giới diễn biến đầy phức tạp, chịu sự tác động mạnh mẽ của lợi ích Liên Xô và Mỹ. Xu hướng này được biểu hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, Liên Xô vẫn chưa coi trọng quan hệ với Việt Nam như với một số nước châu Á khác (Ấn Độ, Miến Điện, Inđônêxia…). Liên Xô tích cực giúp đỡ các nước lớn không phải thể chế chính trị XHCN ở châu Á1, nhưng trong quan hệ với Việt Nam thì lại nhạt nhoà.

Thứ hai, Liên Xô thực hiện một chính sách đối ngoại khôn ngoan, tránh dính líu trực tiếp vào các xung đột, tranh chấp khu vực. Tại Hội nghị Geneve, Liên Xô giữ quan hệ Pháp – Tưởng làm đối trọng, nên đã im lặng trước mục tiêu quay lại Đông Dương của Pháp, nhằm chống âm mưu gây chiến mà Mỹ theo đuổi.

Thứ ba, thái độ của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam có nhiều điểm không thuận. Liên Xô muốn Việt Nam chỉ tập trung xây dựng kinh tế ở miền Bắc, chủ trương giữ nguyên hiện trạng ở miền Nam và hoà bình thi hành Hiệp định Geneve, giải quyết vấn đề miền Nam thông qua thương lượng. Quan hệ Việt Nam – Liên Xô đặc biệt xấu đi kể từ sau Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng (khoá III- 12/1963)2.

Khơrusôp gây sức ép với Việt Nam, doạ cắt khoản viện trợ quân sự vốn đã ít ỏi (2-1964), có những tín hiệu để Việt Nam hiểu rằng “sẽ không có triển vọng cho việc hợp tác chặt chẽ giữa hai nước, nếu Hà Nội không thay đổi lập trường”3. Khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời (12-1960), Liên Xô không muốn đề cao vai trò của của Mặt trận, phản ứng thận trọng trước sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8-1964). Đây là giai đoạn xấu nhất trong lịch sử hai nước.

Từ năm 1965 trở đi, tình hình quốc tế ngày càng có những diễn biến mới, phức tạp.

Cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành ở Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt và thu hút sự chú ý, quan tâm của cả nhân loại. Vấn đề Việt Nam thực sự trở thành vấn đề chính trị quốc tế, liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhiều nước trên thế giới. Đối với Liên Xô, chính sách tiêu cực với cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam đã làm cho uy tín của Liên Xô bị giảm sút trong phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế. Sự thay đổi Ban lãnh đạo (10- 1964) ở Liên Xô đã dẫn đến những điều chỉnh về đường lối đối nội, đối ngoại, nhằm khôi phục uy tín trong và ngoài nước, đồng thời tăng cường lực lượng của Liên Xô nhân lúc Mỹ bị sa lầy ở Việt Nam, tạo thế có lợi để tiếp tục hoà hoãn với Mỹ, đối phó với sự đả kích của Trung Quốc. Trong bối cảnh ấy, quan hệ Việt Nam – Liên Xô dần ấm lên, thể hiện trên những mặt sau:

Ủng hộ về mặt chính trị

Từ năm 1965 trở đi, Liên Xô tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, dành cho Việt Nam sự ủng hộ to lớn và toàn diện. Đảng và Nhà nước Liên Xô khẳng định lại vai trò “đồng Chủ tịch Hội nghị Giơneve” về Đông Dương. Tháng 1-1965, Liên Xô chấp thuận cho MTDTGPMN đặt đại diện thường trú tại Liên Xô. Tháng 2- 1965, Đoàn đại biểu Liên bang CHXHCN Xô – viết do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A.N.Côxưghin dẫn đầu thăm chính thức Việt Nam. Trong cuộc gặp gỡ, Liên Xô và Việt Nam cũng nhất trí về những biện pháp nhằm củng cố khả năng phòng thủ của Việt Nam DCCH. Quan điểm này của Liên Xô được đưa ra đúng vào thời điểm Mỹ bắt đầu ném bom dữ dội miền Bắc Việt Nam. Do vậy, nó đã góp phần cổ vũ nhân dân Việt Nam và củng cố hơn nữa quan hệ hai nước. Sau chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng A.N. Côxưgin đã ghé qua Bắc Kinh trên đường về nước, gặp Thủ tướng Chu Ân Lai và nêu vấn đề “thống nhất hành động ủng hộ Việt Nam”. Kể từ thời điểm này, mối quan hệ Việt Nam – Liên Xô bước vào một giai đoạn phát triển mới về chất. Hàng loạt các chuyến thăm viếng ngoại giao giữa hai nước đã chứng minh nhận định trên. Theo thống kê, từ năm 1965-1975, giữa Việt Nam và Liên Xô đã có “51 cuộc gặp gỡ cấp cao từ uỷ viên Bộ Chính trị trở lên”4. Các cuộc hội đàm nhằm mục đích thống nhất nhận thức và đảm bảo cho lợi ích của từng nước, cũng như lợi ích chung.

Ngày 17-8-1966, tại Liên Xô, 6.000 đại biểu nhân dân Thủ đô Matxcơva đã họp mít tinh, nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh chống Mỹ. Đại hội XXIII Đảng Cộng sản Liên Xô (1966) được tổ chức trùng vào thời điểm Mỹ đánh phá ác liệt, mở rộng “chiến tranh cục bộ” trên toàn bộ chiến trường miền Nam. Đại hội đã giao trọng trách cho Đảng Cộng sản Liên Xô và Chính phủ Xô-viết “làm tất cả những gì có khả năng để chấm dứt sự xâm lược của Mỹ tại Việt Nam, để quân đội Mỹ và quân đội nước ngoài rút khỏi miền Nam Việt Nam, tạo điều kiện cho nhân dân Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình”5. Năm 1969, khi Chính phủ Cách mạng lâm thời ở miền Nam Việt Nam được thành lập một thời gian, Liên Xô đã công nhận và thiết lập quan hệ ở cấp đại sứ với Chính phủ. Sự kiện này góp phần làm tăng thêm uy tín của cơ quan chính quyền nhân dân miền Nam Việt Nam trên trường quốc tế. Từ đó, Liên Xô thường xuyên có những cuộc tiếp xúc, trao đổi về mặt nhà nước với Chính phủ CMLTMNVN, đánh giá cao và ủng hộ đề nghị 10 điểm của Chính phủ CMLTMNVN.

Liên Xô luôn thể hiện thái độ ủng hộ Việt Nam trong quan hệ với Mỹ, đề cao vấn đề Việt Nam trên trường quốc tế. Trong cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Tổng thống Mỹ Giônxơn và Thủ tướng A.N. Côxưghin tại Mỹ (6-1967), Liên Xô thể hiện mong muốn một giải pháp hoà bình cho vấn đề Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh: Việc giải quyết vấn đề Việt Nam chỉ có thể thực hiện được nếu Mỹ chấm dứt ném bom Việt Nam DCCH và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Ngày 9-2- 1965, lần đầu tiên về mặt Nhà nước, Liên Xô chính thức ra tuyên bố cảnh cáo Mỹ ném bom lãnh thổ nước Việt Nam DCCH. Đặc biệt, việc Liên Xô lên án đế quốc Mỹ một cách găy gắt khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất đã góp phần động viên tinh thần của nhân dân Việt Nam và tập trung sự chú ý của dư luận tiến bộ trên thế giới vào vấn đề này. Năm 1968, Liên Xô đã nỗ lực triệu tập Hội nghị bốn bên tại Paris để tìm một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam. Từ năm 1970-1975, trên các diễn đàn quốc tế, trong Đại hội các Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế, hoặc nhân các chuyến trao đổi đoàn đại biểu các cấp với các nước khác… Liên Xô thường xuyên nêu lên và ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Liên Xô cũng tích cực giúp đỡ Việt Nam vận động các đoàn thể chính trị thế giới, tổ chức nhiều hội nghị quốc tế, tranh thủ sự đồng tình của các lực lượng tiến bộ đối với Việt Nam.

Tăng cường viện trợ vật chất

Một trong những ủng hộ kịp thời và giá trị của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam trong những năm 1965-1975 là viện trợ quân sự. Tên lửa “đất đối không” của Liên Xô đã được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 24-7- 1965 và đã bắn rơi máy bay Mỹ. Trong giai đoạn 1965-1968, số hàng viện trợ quân sự của Liên Xô cũng tăng vọt: 226.969 tấn 6. Mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, khi cuộc chiến đấu của quân dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc diễn ra quyết liệt, chúng ta rất cần vũ khí, đạn dược, Liên Xô đã đưa gấp sang Việt Nam “100 khẩu súng chống tăng, 500 súng cối các loại, 400 dàn pháo phản lực và 45 chiếc máy bay chiến đấu” 7. Như vậy, trong hai năm 1966-1967, Liên Xô là nước cung cấp chủ yếu viện trợ quân sự cho Việt Nam. Tính ra, “Liên Xô đã cung cấp 500 triệu rúp trang thiết bị cho lực lượng quân sự Bắc Việt Nam (xấp xỉ 550,5 triệu USD)”8. Trong những năm 1969-1972, mức viện trợ quân sự của Liên Xô cho ta đạt 143.793 tấn. Chỉ riêng năm 1969, giá trị hàng viện trợ quân sự lên tới 1,1 tỷ rúp. Cùng với viện trợ quân sự, Liên Xô còn tích cực đào tạo giúp Việt Nam đội ngũ cán bộ quân sự giỏi, có thể vận hành được những vũ khí hiện đại do Liên Xô cung cấp. Riêng năm 1966, có 2.600 sĩ quan Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô. Đồng thời, nhiều chuyên gia quân sự của Liên Xô cũng đã sang chiến trường Việt Nam trực tiếp giúp bộ đội Việt Nam về mặt kỹ thuật. Từ năm 1969-1971, Liên Xô đã ký với Việt Nam 7 hiệp nghị viện trợ và tăng cường hợp tác kinh tế, quốc phòng. Từ năm 1973-1975, Liên Xô chuyển sang Việt Nam 65.601 tấn 9 hàng hậu cần và trang bị vũ khí, kỹ thuật. Đây là một trong những điều kiện đảm bảo cho quân dân ta đẩy mạnh các hoạt động quân sự và giành thắng lợi quyết định trên chiến trường, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (1-1973) và đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến kết thúc. Liên Xô cũng không ngừng viện trợ kinh tế cho Việt Nam. Kể từ năm 1965, Liên Xô đã ký với Việt Nam nhiều hiệp định viện trợ và hợp tác. Riêng năm 1965-1966, Liên Xô đã chuyển sang Việt Nam khối lượng hàng hoá trị giá khoảng 38,5 triệu rúp 10. Trong năm 1968, Liên Xô đã viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam ước tính khoảng 543,3 triệu rúp (tương đương với 608,1 triệu USD)11. Như vậy, viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam trong năm 1968 đạt mức cao nhất, chiếm khoảng 50% viện trợ của các nước XHCN. Từ năm 1969-1972, Liên Xô và Việt Nam liên tiếp ký kết các hiệp định về việc Liên Xô viện trợ không hoàn lại, cho vay dài hạn, về trao đổi hàng hoá… phục vụ cho nhu cầu củng cố quốc phòng và phát triển kinh tế của Việt Nam. Trên tinh thần các hiệp định đã ký kết, Liên Xô cho Việt Nam vay khoản tiền ưu đãi là 152 triệu rúp không phải trả lãi. Năm 1973, Liên Xô đã xoá cho Việt Nam các khoản nợ cũ từ năm 1973 trở về trước (khoảng 1,3 tỷ rúp). Trong những năm 1974-1975, Liên Xô đã cố gắng giải quyết những nhu cầu thiết yếu của Việt Nam về lương thực, thực phấm, xăng dầu, sắt thép…, góp phần tích cực phát triển kinh tế Việt Nam.

2. Những mặt không thuận trong quan hệ Việt Nam – Liên Xô

Bên cạnh những biểu hiện tích cực, thái độ của Liên Xô đối với vấn đề Việt Nam còn nhiều phức tạp. Liên Xô kiên trì gợi ý Việt Nam hạn chế thâm nhập và bó hẹp các hoạt động quân sự ở miền Nam, đổi lấy việc Mỹ không đem quân vào. Trước sau như một, Liên Xô chủ trương giải quyết vấn đề Việt Nam bằng thương lượng, thông qua vai trò trung gian của mình, mà điều kiện đưa ra là thấp hơn so với yêu cầu của Việt Nam. Từ tháng 2-1965, Liên Xô đã đưa ra gợi ý triệu tập một Hội nghị quốc tế về Đông Dương do Liên Xô làm chủ tịch, theo mô thức của Hội nghị Geneve. Trên tinh thần ấy, Liên Xô đã vận động các nước hữu quan như Anh, Pháp, Campuchia, Ấn Độ, Miến Điện… Sau khi bị Việt Nam khước từ với lý do là điều kiện chưa chín muồi, Liên Xô đã chuyển sang hình thức truyền đạt cho Việt Nam ý kiến của các nước muốn làm trung gian cho Mỹ, hoặc của chính Mỹ cho tới năm 1973. Đỉnh cao là trong những năm 1967-1968 và trong năm 1972, khi Việt Nam, Mỹ đã ngồi vào bàn thương lượng và khi khả năng đi đến giải pháp đã thành hiện thực, Liên Xô liên tục tác động tới Việt Nam, vận động Việt Nam thương lượng trên những điều kiện thấp (cho rằng, Việt Nam đòi Mỹ chấm dứt đánh phá “không điều kiện” là không thực tế; muốn Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của Mỹ trên nguyên tắc “có đi, có lại” – nghĩa là Việt Nam chấm dứt chiến đấu và rút quân ra khỏi miền Nam…). Liên Xô cũng chủ trương giải quyết vấn đề ngừng ném bom miền Bắc trước, vấn đề miền Nam sau; giải quyết vấn đề quân sự miền Nam trước, vấn đề chính trị sau. Cũng trong những năm 1967-1968, Liên Xô liên tục đề nghị Việt Nam nói chuyện với chính quyền Sài Gòn và tỏ ý không hài lòng khi Việt Nam từ chối. Cũng chính vì lý do đó mà Liên Xô đã không ngay lập tức công nhận Mặt trận DTGPMNVN và Chính phủ CMLTMNVN là đại diện chân chính, duy nhất của nhân dân Việt Nam. Liên Xô cũng luôn muốn đóng vai trò trung gian từ khi nổ ra cuộc chiến tranh đến khi ký Hiệp định Paris. Liên Xô đã nhiều lần gợi ý để Mỹ và Việt Nam gặp nhau hoặc ở Matxcơva, hoặc trên tàu chiến của Liên Xô, hoặc tại Đại sứ quán Liên Xô ở Paris. Liên Xô cũng không ngừng yêu cầu Việt Nam cho biết lập trường và nội dung các giải pháp của các cuộc đàm phán. Tháng 3-1970, khi tình hình Campuchia căng thẳng, Liên Xô đã hai lần yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Tháng 4-1972, nhân chuyến thăm Việt Nam, Kotuchov một lần nữa lại thể hiện quan điểm giải quyết vấn đề quân sự ở miền Nam trước, “còn các vấn đề chính trị, ta tiếp tục đấu tranh đòi hỏi giải quyết theo lập trường của ta”12. Về hình thức thương lượng, năm 1972, khi Mỹ muốn họp bí mật trước, họp công khai sau, Liên Xô cũng muốn Việt Nam chấp thuận. Tháng 10-1972, Liên Xô vận động Việt Nam hoãn việc ký Dự thảo hiệp định đã được hoàn tất. Năm 1972 cũng là năm Mỹ muốn tranh thủ Liên Xô và Trung Quốc để gây sức ép với Việt Nam, giành thế chủ động trên bàn đàm phán trong Hội nghị Paris. Với Liên Xô, Nicsơn chủ trương đặt việc giải quyết vấn đề Việt Nam trong “cuộc mặc cả toàn cầu”. Quan hệ Xô – Mỹ đi vào hoà hoãn, làm ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình cách mạng Việt Nam. Từ sau khi Hiệp định Paris được ký kết (1-1973), Liên Xô không muốn để chiến tranh bùng nổ lại; việc hoàn thành độc lập và dân chủ ở miền Nam, Liên Xô muốn Việt Nam thực hiện bằng con đường chính trị. Như vậy, Liên Xô muốn duy trì “nguyên trạng” đã đạt được bởi Hiệp định Paris, giữ nguyên hai vùng kiểm soát, hai chính quyền và ba lực lượng chính trị (trong đó Liên Xô có quan hệ với cả ba bên). Liên Xô tiếp tục muốn đóng vai trò trung gian chuyển ý kiến của Mỹ cho Việt Nam. Có thể nhận thấy rằng, sau Hiệp định Paris, thái độ của Liên Xô đối với việc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam là không thuận. Liên Xô không ủng hộ Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.

Do những quan điểm tiêu cực trên đây, mà trong việc viện trợ cho Việt Nam, Liên Xô cũng tính toán lại. Liên Xô đã giải quyết rất ít những yêu cầu của ta về viện trợ quân sự cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, hoãn việc trao viện trợ quân sự trong hai tháng, hoãn ký hiệp định viện trợ cho năm 1969. Như vậy, viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam giảm hẳn trong năm 1969. Năm 1972, song song với việc giảm viện trợ kinh tế, phía Liên Xô đã ngừng cung cấp viện trợ quân sự, kể cả các khoản đã được ký kết trước đó. Liên Xô cũng không giải quyết yêu cầu của Việt Nam về tên lửa hiện đại để chống B.52 trong đợt Mỹ mở cuộc tập kích chiến lược cuối năm 1972. Sau Hiệp định Paris (1-1973), do tác động từ hoà hoãn Xô – Mỹ, nên viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam giảm đi nhiều so với trước.

3. Bàn về quan hệ Việt Nam – Liên Xô dưới tác động của quan hệ tam giác Mỹ – Xô – Trung

Có thể nói rằng, trong quan hệ Việt – Xô, tình thân, sự hợp tác hữu nghị và mâu thuẫn, thậm chí bất đồng là hai mặt thường trực của mối quan hệ và thay đổi theo từng thời gian nhất định. Trước tiên, phải nhận thức rằng, đây là điều hết sức bình thường và có thể hiểu được trong quan hệ quốc tế, trong quan hệ giữa các quốc gia, kể cả các quốc gia cùng ý thức hệ. Tính hai mặt này có thể lý giải bằng hàng loạt lý do và nguyên nhân: Lợi ích chiến lược toàn cầu của Liên Xô; sự thay đổi chính sách đối với Việt Nam của Mỹ; Trung Quốc và Liên Xô cạnh tranh ngôi vị trong phong trào cách mạng thế giới. Do đó, ba yếu tố Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc và quan hệ tam giác giữa các cường quốc này ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ Việt Nam – Liên Xô. Và vì vậy, không thể không nghiên cứu một cách thích đáng sự tác động của quan hệ tam giác Mỹ – Xô – Trung đối với quan hệ Việt Nam – Liên Xô theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Từ năm 1965 đến năm 1975, quan hệ Xô – Trung tiếp tục giảm sút một cách nghiêm trọng. Các nhà lãnh đạo hai nước chính thức kêu gọi quân và dân sẵn sàng bảo vệ biên giới của nước mình. Sự căng thẳng của quan hệ Xô – Trung, đặc biệt là xung đột biên giới nổ ra nhiều lần trong năm 1969 đã dẫn tới sự đối địch giữa hai nước lớn trong thời gian sau đó.

Trong tình hình quan hệ với Trung Quốc ngày càng xấu đi, Liên Xô tỏ rõ thái độ ủng hộ Việt Nam chống Mỹ để cô lập Trung Quốc và phá hoà hoãn Mỹ – Trung đang có những dấu hiệu khởi động và “chỉ có như vậy, mới có thể thực hiện thế bao vây chiến lược toàn diện đối với Trung Quốc để đảm bảo cho Liên Xô không ở vào thế hết sức bị động sau khi Trung – Mỹ tiến hành hoà giải”13. Ủng hộ Việt Nam, nắm được vấn đề Việt Nam là một đảm bảo cho Liên Xô trong việc đạt tới ngôi vị số một so với Trung Quốc trong phong trào cách mạng thế giới. Mặt khác, khi mâu thuẫn Xô – Trung càng sâu sắc, thì trong nhiều thời điểm, Liên Xô cũng nghi ngờ Việt Nam ngả theo Trung Quốc chống Liên Xô. Điều này càng làm cho Liên Xô ý thức hơn việc củng cố quan hệ với Việt Nam, lôi kéo Việt Nam chống Trung Quốc. Quan hệ Mỹ – Xô từ năm 1965 đến năm 1972 cũng không phát triển tốt đẹp như trước nữa. Những điểm chung trong quan hệ Xô – Mỹ ngày càng ít dần. Quan hệ hai nước có những căng thẳng mới. Tình trạng này kéo dài cho tới cuộc đi thăm Liên Xô của Tổng thống Mỹ Nicsơn (5-1972) mới dịu đi. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước Liên Xô chuyển sang mở rộng và củng cố ảnh hưởng của mình với các nước, nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Mỹ trên thế giới và củng cố vị trí của mình, tạo thế cân bằng với Mỹ. Với mục đích đó, Liên Xô thực hiện viện trợ ngày càng nhiều hơn cho Việt Nam. Đồng thời, Liên Xô cũng tỏ rõ thái độ phê phán và lên án Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mặt khác, trong chiều hướng quan hệ hai nước không mấy mặn mà, Ban lãnh đạo mới của Liên Xô vẫn muốn duy trì và tăng cường quan hệ Xô – Mỹ. Từ năm 1965-1969, “Xô – Mỹ đã có chín thoả thuận về các quan hệ tay đôi”14. Điều này lý giải những biểu hiện không thuận trong quan hệ Việt Nam – Liên Xô những năm 1967-1968. Từ năm 1972 trở đi, do muốn phá hoà hoãn Mỹ – Trung và thực hiện hoà hoãn Xô – Mỹ, nên sự ủng hộ của Liên Xô đối với Việt Nam bên cạnh mặt tích cực, có phần nào giảm đi, thể hiện qua việc Liên Xô muốn Việt Nam “giữ nguyên trạng” theo Hiệp định Paris. Nhưng biến động lớn trong những năm 1965-1975 là sự thay đổi chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc và sự gần gũi của Trung Quốc với Mỹ sau những năm dài thù địch. Cả Mỹ và Trung Quốc đều có ý đồ xích lại gần nhau. Bất đồng và xung đột Xô – Trung là một trong những lý do dẫn đến sự thay đổi của sự đối đầu Trung – Mỹ. Ngay từ năm 1968, khi cuộc chiến tranh Việt Nam đẩy Mỹ vào thế bất lợi, Mỹ đã chú ý đến thái độ của Trung Quốc trong vấn đề này. Tất cả những sự kiện đó làm cho làm cho cả Mỹ và Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm khả năng hoà hoãn giữa hai nước. Chuyến đi bí mật (7-1971) của H.Kitxinhgơ, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ và công khai của Tổng thống Nicxơn (2-1972) tới Trung Quốc đã mở ra một thời kỳ mới giữa hai nước. Quan hệ Mỹ – Trung được thiết lập sau nhiều năm đối đầu. Sự xích lại gần nhau giữa Mỹ và Trung Quốc là một biến động quốc tế lớn nhất trong quan hệ giữa ba nước Liên Xô – Mỹ – Trung Quốc. Việc Mỹ và Trung Quốc bắt tay nhau, theo đánh giá của H.Kitxinhgơ “đã làm biến đổi cấu trúc chính trị quốc tế”. Thủ tướng Chu Ân Lai cũng cho rằng, sự kiện này làm cho “thế giới bị rung chuyển”.

Quan hệ Mỹ – Trung được thiết lập đã tạo ra một quan hệ tam giác có tính chất chiến lược giữa ba nước lớn Mỹ – Liên Xô – Trung Quốc, mà H. Kitxinhgơgọi đó là “trò chơi ba chiều”. Quan hệ Trung – Mỹ buộc Liên Xô phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình, trước hết là với Mỹ. Trong hoà hoãn Trung – Mỹ, Liên Xô nhìn thấy ở đó hiểm hoạ của sự câu kết chống Liên Xô. Mục đích của Liên Xô là phải phá hoà hoãn Trung – Mỹ; đồng thời, khi quan hệ Xô – Trung bị tan vỡ hoàn toàn và khả năng Mỹ bại trận, rút khỏi Việt Nam để lại khoảng trống quyền lực ở Đông Nam Á, Liên Xô muốn duy trì sự kiểm soát của mình vùng này ở thông qua Việt Nam. Những tính toán này là một lý giải thuyết phục cho tính hai mặt trong quan hệ Xô – Việt thời kỳ này.

4. Kết luận

Sau khi phân tích quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô trong những năm 1965-1975, phải khẳng định rằng ảnh hưởng của mối quan hệ tới tiến trình lịch sử mỗi nước, đặc biệt là với Việt Nam là rất lớn. Đây là quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nước có cùng một hệ tư tưởng, là mối quan hệ tác động hai chiều, qua đó mỗi bên đều tìm thấy những lợi ích thiết thực cho mình. Những giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập là rất to lớn cả mặt vật chất và tinh thần. Liên Xô là nguồn động viên, khích lệ, thế dựa cho cách mạng Việt Nam. Mặt khác, đối với Liên Xô, Việt Nam có những đóng góp nhất định cho sự tồn tại ổn định của đất nước Xô-viết. Việc Việt Nam từng bước đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ đã tạo điều kiện cho Liên Xô đối thoại với các nước đế quốc. Hơn thế, cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm Mỹ tiêu hao rất nhiều nhân lực và vật lực, dẫn đến địa vị của Mỹ xuống dốc nhanh chóng. Ngược lại, khi Mỹ bị sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, Liên Xô lại tăng nhanh thực lực của mình, đặc biệt là nhanh chóng phát triển quân sự. Đến cuối thập kỷ 60 – đầu thập kỷ 70 (XX), cuối cùng Liên Xô đã giành được địa vị ngang bằng với Mỹ. Trong so sánh lực lượng Mỹ – Xô đã có sự thay đổi không có lợi cho Mỹ. Trên cơ sở đó, Liên Xô lợi dụng sự suy yếu của Mỹ, nhanh chóng tăng cường ảnh hưởng vào các khu vực Trung Đông, châu Phi, Nam Á, Trung Mỹ. Như vậy, đây là mối quan hệ dựa trên cơ sở lợi ích riêng của mỗi bên trong sự kết hợp với lợi ích chung, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. Ngoài ra, quan hệ tam giác Mỹ – Xô- Trung – quan hệ giữa một bên là kẻ thù chủ yếu và một bên là đồng minh chiến lược của Việt Nam diễn biến hết sức phức tạp. Sự bất đồng Xô – Trung ngày càng sâu sắc, sự hoà hoãn, xích lại gần nhau giữa Liên Xô – Mỹ và Trung Quốc – Mỹ đã tác động trực tiếp đến quan hệ Việt Nam – Liên Xô theo hai chiều hướng: Tích cực và tiêu cực. Sự vận động của tam giác Mỹ – Xô – Trung trong những năm diễn ra cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam phản ánh một hiện thực điển hình trong quan hệ chính trị quốc tế thời kỳ Chiến tranh lạnh, khi mỗi nước đều theo đuổi những mục đích quốc gia riêng, nhưng lại chịu sự chi phối nhất định của lợi ích phe phái và ý thức hệ Hiện nay, các nước trên thế giới (dù có chung hệ tư tưởng hay không) đang bị chi phối bởi quá trình hội nhập quốc tế. Các nước, đặc biệt là các nước nhỏ đang tìm kiếm những hình thức mới trong quan hệ hợp tác, nhằm đạt tới sự bình đẳng, trên cơ sở tôn trọng quyền lợi của nhau, mang lại hiệu quả thiết thực. Mặc dù thế giới có nhiều đổi thay, nhưng kinh nghiệm cũ vẫn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Bài học rút ra ở đây là: Ngoại giao là tấm gương phản chiếu sự thịnh, suy, yếu, mạnh của mỗi quốc gia trong mối quan hệ tương tác các lợi ích, trí và lực. Do vậy, muốn đạt tới quan hệ bình đẳng trong một ván cờ ngoại giao, trước hết phải tự củng cố, xây dựng thực lực của đất nước, đặt mình vào trong sự chuyển động của các mối quan hệ quốc tế, vận động cùng thế cục .

 

1Với sự giúp đỡ Inđônêxia 367.5 triệu rúp và Ấn Độ 1.5 tỉ rúp, thì sự giúp đỡ của Liên Xô cho Việt Nam còn rất khiêm tốn.

2 Hội nghị đã thông qua nhiều vấn đề quan trọng về đường lối cách mạng Việt Nam và một số vấn đề về quốc tế, trong đó có

chủ trương phải thắng Mỹ trong chiến tranh đặc biệt và “chống chủ nghĩa xét lại hiện đại”.

3 Gaiđuk. V.I (1998), Liên bang Xô-viết và chiến tranh Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 53.

4 Ngoại giao Việt Nam (1945-2000) (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội., tr. 235.

5 Lịch sử chính sách đối ngoại của Liên Xô (1945-1970) (1971), Nxb Khoa học, Matxcơva, bản lưu tại Viện Sử học, tr.520

6 Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Sdd.

7 Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt- Trung, Nxb Đà Nẵng, 1996, tr 73.

8 Gaiđuk. V.I (1998), Sđd, tr. 126.

9 Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Sdd.

10 Việt Nam- Liên Xô 30 năm quan hệ (1950-1980) (1980), Nxb Ngoại giao, Hà Nội, tr. 139.

11 Gaiđuk. V.I (1998), Sđd , tr. 125.

12 Quan hệ Việt – Xô trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bản lưu tại Văn phòng lưu trữ Trung ương Đảng,tr. 30

13 Lý Đan Tuệ (2000), “Xung đột và mâu thuẫn Trung Quốc –Liên Xô trong vấn đề viện trợ cho Việt Nam chống Mỹ”,

Tạp chí Nghiên cứu Liên Xô Trung Quốc đương đại, số 3, tài liệu dịch từ tiếng Trung Quốc, lưu tại viện Sử học, tr.1.

14 Quan hệ Việt – X