Financial Times
Những lo ngại thâm hụt tài chính thử thách khả năng phục hồi của Việt Nam
Tin Johnston
Ngày 4-6-2009
Nền kinh tế của Việt Nam đã chứng tỏ là có sức mạnh hơn nhiều người bi quan đã từng tin, song các nhà phân tích đang cảnh báo rằng một số mặt mạnh của nó có thể bị hao mòn do những tình trạng không rõ ràng về tiền tệ và sự thiếu hụt thanh khoản (tiền bạc chi trả) hiện nay.
Hầu hết các nhà phân tích đang tin rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng từ 3 tới 5% trong năm nay, nhưng giá trị của tiền đồng Việt Nam đang tiếp tục trượt dốc.
Trong nhiều tháng qua, tiền đồng đã được trao đổi chính thức ở mức đáy của biên độ cho phép và khi ấy, vào tháng Ba, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nới rộng biên độ từ 3% lên 5% giới hạn cố định cả mức sàn và đáy, thì giá trị của nó đã rơi xuống mức cực tiểu mới.
Hối suất chính thức của tiền đồng, đã giảm giá trị 9% vào năm ngoái, hiện lại giảm xuống 2% trong sáu tháng đầu năm nay.
Thế nhưng nó lại đã mất 4,1% trên thị trường không chính thức và theo John Shrimpton, một đồng sáng lập và là giám đốc quỹ Dragon Capital tại thành phố Hồ Chí Minh, nói rằng ông sẽ không ngạc nhiên nếu như đã có một sự mất giá hơn nữa là 5%.
Chính phủ, với chỉ 20 tỉ đô la dự trữ ngoại tệ – tương đương chưa đầy 4 tháng giá trị nhập khẩu – đã phải hạn chế biên độ can thiệp, dẫn đến một tình trạng thiếu tiền đô la trên thị trường tự do.
Chính phủ ở Hà Nội không muốn bắt các công ty chuyển đổi tài sản bằng đô la của họ, một giải pháp có thể làm nổ ra một cuộc tháo chạy tiền tệ, song họ đang sử dụng những công cụ nào mà họ có thể nới lỏng vấn đề thanh toán bằng đô la. Ba trong số những ngân hàng lớn nhất Việt Nam – BIDV, Việtinbank và Vietcombank – vào hôm thứ Hai đã cắt giảm mức ký quỹ bằng đô la từ 2% xuống 1,5%: tỉ lệ ký quỹ có kỳ hạn bằng tiền đồng hiện đang ở mức hơn 9%.
Vào tuần trước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết họ sẽ chấp nhận những công khố phiếu gắn với đồng đô la khi thế chấp cho những khoản vay.
Một phần của trong nan đề này là sự mất mát niềm tin – các nhà xuất khẩu đang nắm giữ lợi tức của họ bằng đồng đô la hơn là chuyển đổi sang tiền đồng Việt Nam – thế nhưng có một yếu tố khác là một sự thiếu hụt quyết toán thường kỳ đã trở thành kinh niên lên tới 8,4 tỉ đô la, tức chiếm tới 9,3% tổng sản phẩm quốc nội GDP, trong năm 2008.
Bức tranh kinh tế dường như đã hiện lên sáng hơn vào quý đầu năm nay, song hầu hết của sự cải thiện nầy là nhờ các nhà đầu tư trong nước thanh toán các cổ phần của họ bằng vàng khi giá trên thị trường thế giới của mặt hàng này tăng lên.
Xuất khẩu vàng đã vọt lên tới 2,5 tỉ đô la trong ba tháng đầu năm, tăng tới 1600% (tăng 16 lần) so với cùng kỳ năm ngoái, và các nhà phân tích đang cảnh báo về sự thay đổi này là không chắc sẽ chống đỡ được lâu.
“Việc gia tăng giá trị xuất khẩu sẽ không chống đỡ được khi các nguồn dự trữ vàng đang suy giảm và toàn bộ các xuất khẩu đang trượt dốc xuống tới mức báo động,” theo Prakriti Sofat, một kinh tế gia làm việc cho ngân hàng HSBC, đã nhận định trong một bài nghiên cứu.
Ông Shrimpton cho là một khoản thâm hụt thương mại quan trọng không phải là dị thường đối với một quốc gia đang ở giai đoạn phát triển như Việt Nam và đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), (ở mức tháo khoán tiền bạc là 2,8 tỉ đô la vào năm nay), vào Việt Nam sẽ tiếp tục yếu đi.
Nhưng tình trạng tiếp tục yếu kém của đồng tiền đang gây khó khăn hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam gom góp tiền trên các thị trường và đối với chính phủ khi phải huy động vốn cho kế hoạch kích thích kinh tế 8 tỉ đô la của họ – một số việc như bán trái phiếu, (bán cho ngoại quốc hay bán cho thị trường trong nước) đã và đang dậm chân tại chỗ (thất bại).
Hiệu đính: Trần Hoàng
————
Financial Times
Deficit worries test Vietnam resilience
By Tim Johnston
Published: June 4 2009 20:17 | Last updated: June 4 2009 20:17
Vietnam’s economy has proved to be far more robust than many pessimists believed but analysts are warning that some of its strength could be sap ped by uncertainties about the currency and the current account deficit.
Most analysts believe the economy will grow 3-5 per cent this year but the value of the Vietnamese dong is continuing to slide.
For months, the dong has traded officially at the bottom of its permitted band and when, in March, the State Bank of Vietnam widened the band from 3 per cent to 5 per cent either side of the set point, the value plummeted to the new minimum.
The official exchange rate of the dong, having depreciated by 9 per cent last year, is down 2 per cent in the first six months of this year.
But it has lost 4.1 per cent on the unofficial market and John Shrimpton, a co-founder and director of Dragon Capital in Ho Chi Minh city, says he would not be surprised if there were to be a further 5 per cent fall.
The government, with only $20bn in foreign reserves – the equivalent of fewer than four months of imports – has limited latitude for intervention, resulting in a shortage of dollars on the open market.
The Hanoi administration does not want to force companies to convert their dollar holdings, a measure that would trigger a currency flight, but they are using what tools they can to ease the dollar liquidity problem. Three of Vietnam’s largest banks – BIDV, Vietinbank and Vietcombank – on Monday cut their dollar deposit rates from 2 per cent to 1.5 per cent: dong term deposit rates are running at more than 9 per cent.
Last week, the State Bank of Vietnam said it would accept dollar-denominated bonds as collateral for loans.
Part of the problem is a loss of confidence – exporters are holding their revenue in dollars rather than converting into dong – but another factor is a chronic current account deficit that reached $8.4bn, or 9.3 per cent of gross domestic product, in 2008.
The picture appeared to brighten in the first quarter of this year but most of the improvement was due to domestic investors liquidating their stocks of gold as the world price rose.
Gold exports hit $2.5bn in the first three months, up 1,600 per cent year on year, and analysts warn the shift is unlikely to be sustained.
“The boost to exports is not sustainable as gold stocks are running down and overall exports are going to slip deeper into the red,” Prakriti Sofat, an economist with HSBC, said in a research note.
Mr Shrimpton says a substantial trade deficit is not abnormal for a country at Vietnam’s stage of development and foreign direct investment, at $2.8bn disbursed this year, will take up some of the slack.
But the continuing weakness of the currency is making it harder for Vietnamese businesses to raise money in the markets and for the government to raise funds for its $8bn stimulus plan – a number of bond sales, sovereign and commercial, have fallen flat.
Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.