BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Bá quyền Trung Quốc

VỀ CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN

VÀ BÀNH TRƯỚNG TRUNG-QUỐC

TẠP CHÍ THÔNG TIN LÝ LUẬN

Hà – nội – 1979

LỜI GIỚI THIỆU

Ngày nay, loài người chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng trái mùa của thời đại: chủ nghĩa bá quyền bành trướng của Trung-quốc.

Sinh ra từ một nước có dân số đông nhất thế giới, chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc đang gây tác hại nghiêm trọng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Trung-quốc và loài người tiến bộ.

Bộ mặt thật của chủ nghĩa bà quyền, bành trướng Trung-quốc là như thế nào? Vì sao lại có hiện tượng tai hại ấy?

Đây là những vấn đề lớn.

Để góp phần vào việc nghiên cứu những vấn đề ấy, Ban biên tập tạp chí “Thông tin lý luận” tổ chức một buổi nghiên cứu và thảo luận khoa học.

Căn cứ vào một số bài báo và những ý kiến phát biểu ở các buổi sinh hoạt ấy, một nhóm cộng tác viên của tạp chí đã biên soạn thành tài liệu nghiên cứu. Chúng tôi xin giới thiệu tập tài liệu nhỏ này với bạn đọc. Vì thời gian biên tập gấp, chắc chắn có nhiều thiếu sót. Mong được các bạn đọc góp ý kiến.

BAN BIÊN TẬP

TẠP CHÍ THÔNG TIN LÝ LUẬN

MỤC LỤC

Phần một

CHỦ NGHĨA DÂN TỘC TƯ SẢN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN, BÀNH TRƯỚNG TRUNG-QUỐC

Phần hai

NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN, BÀNH TRƯỚNG TRUNG-QUỐC

I- Cơ sở kinh tế và xã hội của chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc

II- Chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc và chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ

III- Chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc và những luận điểm giả danh cách mạng của nó

IV- “Bốn hiện đại hoá” và ảo tưởng xây dựng tiềm lực kinh tế, quân sự của chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc

Phần ba

CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN, BÀNH TRƯỚNG TRUNG-QUỐC ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á

I- Vị trí của Đông Nam châu Á và mưu đồ của Trung-quốc

II- Một số vấn đề chủ yếu trong chiến lược của bọn phản động Trung-quốc đối với Đông Nam châu Á

III- Những công cụ và thủ đoạn tập đoàn phản động Bắc-kinh ở Đông Nam châu Á

Phần bốn

MƯU ĐỒ THÔN TÍNH VIỆT-NAM VÀ ĐÔNG-DƯƠNG CỦA CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN, BÀNH TRƯỚNG TRUNG-QUỐC

I- Thôn tính Việt-nam và Đông-dương là mục tiêu quan trọng trong chiến lược quốc tế phản cách mạng của chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc

II- Chính sách và thủ đoạn bành trướng của bọn cầm quyền Bắc-kinh đối với Việt-nam và Đông-dương

III- Chiến tranh xâm lược Việt-nam: Sự phát triển đến đỉnh cao của chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc trong mưu đồ thôn tính Việt-nam và Đông-dương

Phần năm

XU HƯỚNG CỦA THỜI ĐẠI VÀ THẤT BẠI TẤT YẾU CỦA CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN BÀNH TRƯỚNG TRUNG-QUỐC

—–

PHẦN MỘT

CHỦ NGHĨA DÂN TỘC TƯ SẢN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN, BÀNH TRƯỚNG TRUNG-QUỐC

Cách mạng Tháng Mười đã mở ra một thời đại mới của lịch sử loài người: thời đại sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

Kể từ đó, xu thế phát triển chung của thế giới là bước quá độ của chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Con đường phát triển tất yếu của các dân tộc trong cuộc đấu tranh chồng chủ nghĩa đế quốc là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Vấn đề dân tộc ngày nay chỉ có thể được giải quyết một cách đúng đắn một khi nó được xem như một bộ phận của cách mạng vô sản. Cái mới đó của thời đại đã tạo điều kiện cho sự thắng thế của khuynh hướng dân tộc theo quan điểm của giai cấp vô sản. Khuynh hướng dân tộc theo quan điểm của giai cấp tư sản ngày càng trở nên lỗi thời và phản động.

Trong xu thế chung ấy của thời đại, ngay từ đầu thế kỷ này, cách mạng Trung – quốc phụ thuộc một cách quyết định vào vấn đề dân tộc được giải quyết như thế nào, theo con đường của chủ nghĩa dân tộc tư sản hay con đường của chủ nghĩa quốc tế vô sản, chủ nghĩa Mác-Lê-nin? Cách mạng Trung-quốc sẽ do giai cấp tư sản lãnh đạo hay do giai cấp vô sản lãnh đạo; giai cấp công nhân Trung quốc có xây dựng được đội tiên phong chiến đấu của mình, nắm vững được chủ nghĩa Mác-Lê-nin làm kim chỉ nam của hành động hay không? Cách mạng Trung-quốc sẽ mang tính chất dân chủ tư sản kiểu cũ, cuối cùng dẫn tới việc thiết lập chính quyền tư sản hay mang tính chất dân chủ tư sản kiểm mới, cuối cùng dẫn tới sự thiết lập chính quyền cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản?

Trung-quốc vốn là một trong những nước có nền văn minh tối cổ

Từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, giai cấp thống trị của các cộng đồng dân cư người Hoa-Hạ ở lưu vực Hoàng-Hà đã coi mình là tộc người thượng đẳng, đất nước mình là quốc gia trung tâm. Họ từng đặt cho mình cái tên gọi là Hoa-Hạ chính là tỏ ý tự tôn mình là một tộc người có văn minh và lớn mạnh, một tộc người thượng đẳng. Họ còn gọi các tộc người khác ở các khu vực xung quanh bằng những tên như Nhung, Địch, Man, Di chính là tỏ ý khinh rẻ, miệt thị các tộc người đó là các tộc người dã man và nhỏ yếu, các tộc người hạ đẳng.

Từ chỗ coi tộc người mình là thượng đẳng, các tộc người khác là hạ đẳng, giai cấp thống trị người Hoa-Hạ coi vùng đất cư trú của mình là vương thổ (đất của vua) và ở trung tâm thiên hạ (ở giữa gầm trời), là quốc gia trung tâm, gọi tắt là Trung-quốc (nước ở giữa), là đại quốc (nước lớn); còn vùng đất cư trú của người khác là phiên quốc (nước xung quanh làm rào dậu che chở, bảo vệ cho nước ở giữa), là tiểu quốc (nước nhỏ).

Những nhà tư tưởng của giai cấp thống trị Hoa-Hạ xác định vua của Trung-quốc cũng là thiên tử, hoàng đế của thiên hạ, triều đình Trung-quốc là thiên triều (triều đình của thiên tử); còn vua của phiên quốc là phiên thần (bầy tôi của thiên tử cai trị ở nước xung quanh, nhận tước do thiên tử phong và có bổn phận hằng năm đến kinh đô Trung-quốc chầu cống theo lệnh của thiên tử), phiên quốc là phiên thuộc (nước phụ thuộc do phiên thần cai trị có bổn phận cống nạp hằng năm và sẵn sàng đóng góp quân, lương theo lệnh của thiên tử).

Nhờ vào những ưu thế nhất định ban đầu về tiềm lực, nguồn nhân vật lực của đất nước, giai cấp thống trị Hoa-Hạ liên tục tiến hành chinh phục các tộc người khác ở xung quanh. Qua nhiều thế kỷ đi chinh phục, các nhà tư tưởng của giai cấp thống trị Hoa-Hạ cho rằng chỉ có dùng chiến tranh chinh phạt mới thôn tính, bình định được thiên hạ, áp đặt và duy trì được đặc quyền đặc lợi áp bức bóc lột, đè đầu cưỡi cổ thiên hạ.

Những kẻ từng phò tá tên bạo chúa Tần – Thuỷ – Hoàng thiết lập nền đế chế Tần, triều đại đế quốc lớn đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, đã biện thuyết về việc dùng binh đao để chế áp thiên hạ như sau: “…ở trong nhà không thể xếp bỏ việc đánh đòn cho con cái; trong nước không thể xếp bỏ việc hình phạt; trong thiên hạ không thể xếp bỏ biệc đánh dẹp; chỉ có khéo hay vụng mà thôi… Vả lại, việc dùng binh đã có từ lâu lắm, chưa từng một lúc nào không dùng cả. Dù sang hèn, lớn nhỏ, hiền ngu, đối với nhau đều thế cả, chỉ có to nhỏ mà thôi. Xét việc binh cho tinh thì: có kín đáo ở trong lòng chưa nói ra, thế là việc binh đấy; căm thù mà phải đánh, thế là việc binh đấy; ra oai cho địch khiếp sợ, thế là việc binh đấy; nói vung lên gây thanh thế, thế là việc binh đấy; hoặc lôi kéo, hoặc gạt ra, thế là việc binh đấy; đánh cho hăng, thế là việc binh đấy; ba quân cùng đánh hăng, thế là việc binh đấy. Tám điều đó đều là việc binh cả, chỉ có to nhỏ khác nhau mà thôi” (Lã-Bất-Vi và môn khách: Lã-Thị-Xuân-Thu).

Sự kết hợp giữa tư tưởng tộc người thượng đẳng – quốc gia trung tâm và tư tưởng dùng chiến tranh chinh phạt để bình định thiên hạ đã đẻ ra chủ nghĩa bành trướng đại tộc và bá quyền nước lớn của giai cấp thống trị Hoa-Hán. Chủ nghĩa đó bắt đầu hình thành từ thế kỷ thứ III trước công nguyên và thịnh hành suốt hai thế kỷ cùng với sự ngự trị kế tiếp nhau của tám vương triều đế quốc Hoa-Hán ở Trung-quốc là Tần, Hán, Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh. Cứ qua mỗi lần thôn tính thêm được nhiều quốc gia xung quanh vào bản đồ đế quốc Trung-hoa, hoặc biến thành quận, huyện thuộc lãnh thổ Trung-quốc, hoặc biến thành đất phiên thuộc của hoàng đế Trung-quốc, chủ nghĩa bành trướng đại tộc và bá quyền nước lớn của giai cấp thống trị Hoa-Hán lại như được tiếp thêm tà khí, càng trỗi dậy và hoành hành dữ dội.

Chủ nghĩa bá quyền và bành trướng nước lớn đó đã trở thành một nội dung tư tưởng quan trọng trong Nho giáo, hệ tư tưởng phong kiến giữ địa vị chủ đạo và ngự trị suốt hơn hai nghìn năm ở Trung-quốc. Đó là tư tưởng về quyền bá chủ thiên hạ của kẻ làm vua Trung-quốc, kẻ đứng đầu đại diện cho giai cấp thống trị Hoa-Hán, mà Kinh thi đã xác định: “Dưới gầm trời, không đâu không phải là đất của vua; trên đất ấy, không ai không phải là dân vua”. Đó là tư tưởng về quyền chinh phục và nô dịch thiên hạ của kẻ làm hoàng đế Trung-quốc, kẻ tập trung trong tay mọi quyền lực tối cao của vương triều Hoa-Hán như sách Nho đã xác định: “đạo” của vua là “trị quốc, bình thiên hạ”.

Sự hình thành từ rất sớm và thịnh hành mạnh mẽ trong nhiều thế kỷ của chủ nghĩa bá quyền và bành trướng nước lớn đó là một trong những đặc diểm của hệ tư tưởng của giai cấp thống trị ở Trung-quốc thời đại chiếm hữu nô lệ và thời đại phong kiến.

Năm tháng trôi qua, thời đại đổi thay.

Từ một nước vốn đã góp phần sản sinh ra nền văn minh tối cổ của nhân loại, Trung-quốc bị trì trệ lâu dài trong phương thức sản xuất phong kiến ngày càng trở nên lỗi thời. Trong khi ở hàng loạt nước Tây Âu, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh mẽ và đã vượt qua biên giới chật hẹp của đất nước mình để du nhập sang các vùng đất mới lạ trên khắp hoàn cầu, thì ở Trung-quốc, nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu dựa trên những cộng đồng làng xã làm nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp gia đình vẫn chiếm vị trí chủ đạo. Chế độ hết sức tàn bạo và bảo thủ của giai cấp phong kiến thống trị với bộ máy chính quyền quân chủ chuyên chế độc đoán cá nhân cao độ là nguyên nhân cơ bản kìm hãm xã hội Trung-quốc trong sự trì trệ lâu dài.

Mặc dù vậy, theo quy luật vận động tất yếu của kinh tế, những mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện ở Trung-quốc hồi thế kỷ thứ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Nhiều công trường thủ công nghiệp dệt, làm chè, làm đồ sứ, luyện gang,v.v… đã xuất hiện. Sự tàn lụi của triều đại nhà Thanh – vương triều Hoa – Hán cuối cùng – đã diễn ra trong khung cảnh đó của sự biến đổi xã hội Trung-quốc.

Từ sau cuộc chiến tranh Thuốc phiện (cuộc chiến tranh Anh-Trung-quốc năm 1840-1842), trước sự khiếp nhược, ươn hèn và đầu hàng hết bước này đến bước khác của triều Thanh, các nước đế quốc Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Nga, Đức v.v…thi nhau tràn vào xâu xé Trung-quốc, biến đất nước to lớn ở phía Đông châu Á này thành thị trường tiêu thụ hàng hoá, nguồn cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạt, nơi đầu tư tư bản vô cùng béo bở của chúng. Đặc biệt là từ sau cuộc chiến tranh Giáp ngọ (cuộc chiến tranh Nhật-bản — Trung-quốc năm 1894), với chính sách phân chia “phạm vi thế kực” của đế quốc Pháp, Anh, Đức, Nga, Nhật, rồi đến chính sách “mở cửa” của đế quốc Mỹ, Trung-quốc từ một xã hội phong kiến chuyển thành một xã hội nửa thuộc địa và nửa phong kiến. Triều đình nhà Thanh đầu hàng chủ nghĩa đế quốc, dựa vào chúng và làm tay sai cho chúng trong việc đàn áp phong trào đấu tranh, phong trào kháng chiến của quần chúng nhân dân.

Sự xâm phạm ngày càng mạnh của chủ nghĩa tư bản nước ngoài, đã kích thích sự ra đời và phát triển –tuy là hết sức chậm chạp, què quặt-của chủ nghĩa tư bản dân tộc Trung-quốc. Bên cạnh các xí nghiệp công thương nghiệp tư bản ngoại quốc mọc lên ngày càng nhiều, các xí nghiệp cộng thương tư bản dân tộc-chủ yếu là các xí nghiệp công nghiệp nhẹ với quy mô nhỏ và vừa-cũng lần lượt mọc lên. Các thành phố trung tâm công thương nghiệp xuất hiện ở nhiều tỉnh phía Đông và phía Nam.

Hai giai cấp mới, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản đã hình thành và phát triển tạo điều kiện cho việc thay đổi mới của xã hội Trung-quốc trong xu thế chung của thời đại.

Giai cấp tư sản có nguồn gốc là những thương nhân, những quan liêu và địa chủ, bỏ vốn lập xí nghiệp kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa chuyển thành. Trong giai cấp tư sản có hai bộ phận. Bộ phận đại tư sản mang tính chất mại bản, chủ yếu do bọn quan liêu và địa chủ chuyển thành, đứng ra làm môi giới cho sự kinh doanh của tư bản ngoại quốc, do đó có quyền lợi gắn chặt với quyền lợi đế quốc, phong kiến. Bộ phận tư sản dân tộc chủ yếu do thương nhân, địa chủ nhỏ chuyển thành, một mặt có quyền lợi liên quan đến đế quốc, phong kiến, một mặt lại bị đế quốc, phong kiến chèn ép.

Giai cấp vô sản có nguồn gốc là những nông dân, thợ thủ công, công nhân thủ công nghiệp trong các công trường thủ công phá sản chuyển thành. Cho tới năm 1913 số công nhân cả nước khoảng 65 vạn người, đại bộ phận tập trung ở một số thành phố lớn. Họ phải chịu ba tầng áp bức của đế quốc, phong kiến và tư sản, vừa bị bóc lột hết sức cơ cực về kinh tế vừa bị chèn nén, khủng bố hết sức tàn bạo về chính trị.

Giai cấp vô sản Trung-quốc tuy đã hình thành, bị áp bức bóc lột nặng nề, gắn liền với phương thức sản xuất hiện đại, nhưng còn chưa phát triển đầy đủ vế số lượng và chất lượng để trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Lúc này, nó mới chỉ có thể là một lực lượng đấu tranh tự phát, chứ chưa thể đứng ra lãnh đạo, tổ chức một phong trào cách mạng chung của cả dân tộc chống đế quốc và phong kiến được.

Giai cấp tư sản Trung-quốc từng bước đã có vị trí mới trong xã hội Trung-quốc, nhưng tuy thế vẫn còn non yếu. Trong giai cấp tư sản dân tộc dần dần hình thành hai phái với hai xu hướng chính trị khác nhau.

Thứ nhất là phái cải lương-hay phái lập hiến, chủ yếu đại diện cho tư sản lớp trên. Thủ lĩnh của họ là Khang-Hữu-Vi, Lương-Khải-Siêu và Đàm-Tự-Đồng. Phái này chủ trương vận động, xin xỏ những người cầm đầu triều Thanh thực hiện “biện pháp” mở đường cho chủ nghĩa tư bản dân tộc phát triển, thành lập chế độ quân chủ lập hiến trong đó có giai cấp tư sản dân tộc tham gia chính quyền, Một mặt họ tỏ ra ươn hèn, không dám đấu tranh cách mạng chống lại ách áp bức thống trị của chủ nghĩa đế quốc và phong kiến, chỉ dám thỉnh cầu những cải cách nhỏ giọt và thoả hiệp với chúng. Một mặt họ lại ấp ủ tham vọng bá quyền, bành trướng nước lớn, mong mỏi, thôi thúc cho việc phục hưng Trung-quốc không phải nhằm mục đích đem lại độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, mà lại nhằm mục đích chinh phục các quốc gia khác, nô dịch các dân tộc khác, khôi phục lại đế quốc Trung-hoa.

Khang-Hưu-Vi chủ trương phục hưng kinh tế Trung-quốc để vươn bàn tay cướp bóc tới tận Châu Âu và Châu Mỹ, xây dựng bộ máy quân sự khổng lồ để xâm lược khắp năm châu: “Chúng ta hãy nhanh chóng phát triển nền công nghiệp của chúng ta và xây dựng nhà máy hơi nước. Chúng ta có thể khai thác những những nguồn tài nguyên của chúng ta ở Châu Âu và Châu Mỹ. Chúng ta có bốn trăm hoặc năm trăm triệu người, trong đó có thể tuyển được 10 triệu cho quân đội. Chúng ta có nguồn quặng sắt và kim loại vô tận, nhờ đó có thể chế tạo được hàng nghìn tàu chiến. Và khi đó chúng ta có thể đi qua năm châu, ở đó các anh sẽ trông thấy những lá cờ rồng vàng phấp phới tung bay và nhảy múa”.

Lương-Khải-Siêu bày tỏ lòng kiêu hãnh, khâm phục đối với “sự nghiệp vĩ đại” – sự nghiệp bành trướng, xâm lược của các vương triều đế quốc Hoa-Hán suốt mấy nghìn năm trước đây: “có một sự nghiệp vĩ đại, vì sự nghiệp đó mà tổ tiên chúng ta đã lao động hàng nghìn năm. Sự nghiệp vĩ đại đó là gì? Tôi gọi sự nghiệp vĩ đại đó là sự “mở rộng dân tộc Trung-quốc”. Lúc đầu dân tộc Trung-quốc chúng ta chỉ là một số bộ lạc nhỏ sống ở Sơn-đông và Hà-nam. Trải qua hàng nghìn năm, các bộ lạc ấy lớn lên, lớn lên và trở thành một dân tộc vĩ đại, xây dựng một quốc gia hùng vĩ rộng lớn. Dân tộc chúng ta phát triển theo hai con đường: con đường thứ nhất là đồng hoá vô số những dân tộc trong nước và các nước khác ngoài bờ cõi nước ta, con đường thứ hai là năm này qua năm khác đưa người dân tộc chúng ta đến biên giới và mở rộng bờ cõi… Lịch sử năm nghìn năm đã đi theo con đường ấy”.

Trần-Thiên-Hoa từng ra lời kêu gọi “Tiếng chuông báo động” cho quốc dân trong đó có những lời kết thúc sặc mùi chủ nghĩa sô-vanh, chủ nghĩa chủng tộc: “Nòi giống Trung-hoa chúng ta nhất định có thể xây dựng một quốc gia hoàn bị và vượt năm châu. Tôi xin kêu gọi đồng bào: “Chủng tộc Trung-hoa muôn năm! Trung-hoa muôn năm!”.

Thứ hai là phái cách mạng –hay phái dân chủ, chủ yếu đại diện cho tư sản lớp dưới, chính Đảng của họ là Hưng trung hội – sau đổi thành Quang phục hội, rồi chuyển lên thành Đồng minh hội. Lãnh tụ của họ là Tôn-Trung-Sơn. Phái này chủ trương làm cách mạng “đánh đuổi rợ Thát (Mãn-Thanh), khôi phục Trung-hoa, thành lập Dân quốc, bình quân địa quyền” và thực hành “chủ nghĩa tam dân” (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc).

Chủ nghĩa dân tộc tư sản là nguyên tắc đầu tiên trong quan điểm chính trị của Tôn-Trung-Sơn và phái dân chủ cách mạng của ông. Những nhà dân chủ cách mạng ấy không những nhìn thấy bộ mặt phản dân hại nước của bọn phong kiến quan liêu “triều đình thì mua quan bán tước, công khai ăn hối lộ, quan phủ thì nạo vét dân, hung bạo hoá hổ lang” (Tuyên ngôn của Hưng trung hội) mà còn thấy nguy cơ mất nước, đời đời bị nô dịch của dân tộc do sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc: “Trung-quốc một mai bị chia cắt thì con cháu đời đời làm nô lệ” (Cương lĩnh của Hưng trung hội). Khẩu hiệu đánh đổ ách thống trị của triều đình phong kiến Thanh – tay sai của chủ nghĩa đế quốc xâm lược – chính đã bao hàm trong đó cả ý nghĩa phản phong và phản đế.

Tuy rằng trong “chủ nghĩa dân tộc” của Tôn-Trung-Sơn trong điều kiện lịch sử Trung-quốc khi ấy, là một quan điểm chính trị tiên tiến và có tác dụng tích cực đối với công cuộc vận động cách mạng Trung-quốc những năm này, nhưng phái dân chủ cách mạng của ông còn nhiều mặt hạn chế (như tư tưởng đại Hán tộc còn ảnh hưởng, chi phối; như chưa nhận thức được rõ ràng kẻ thu hung ác nhất là chủ nghĩa đế quốc,vv…).

Trong việc truyền bá quan điểm tư tưởng của mình trong quần chúng, hai phái dân chủ cách mạng và lập hiến cải lương lại tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt với nhau suốt nhiều năm. Thất bại thảm hại của phái lập hiến trong cuộc “biến pháp” năm 1898 và việc đóng cửa các trụ sở tuyên truyền của họ là “Chính văn xã” năm 1908 do sự đàn áp thẳng tay của triều Thanh càng tạo điều kiện cho phái dân chủ thắng thế và tổ chức được một loạt cuộc khởi nghĩa liên tục ở vài tỉnh phía Nam. Sau hàng loạt cuộc khởi nghĩa không thành công những năm 1906-mùa xuân năm 1911, đến cuối năm 1911, Đồng minh hội đã lãnh đạo lực lượng vũ trang cách mạng khởi nghĩa giành chính quyền ở Vũ-xương thành công, rồi tiến lên giải phóng Hán-dương và Hán-khẩu. Trong tình hình đó, nhiều tỉnh phía Đông và phía Nam cũng nổi dậy, tuyên bố độc lập, không thuộc về triều Thanh, mà theo về cách mạng. Trên cơ sở thắng lợi của cuộc cách mạng Tân hợi ấy, nước “Trung-hoa dân quốc” mới đã ra đời. Một Tham nghị viện lâm thời và một Chính phủ lâm thời được bầu ra, do Tôn-Trung-Sơn làm Đại tổng thống. Đồng thời một “ước pháp lâm thời” mang tính chất một Hiến pháp cộng hoà dân chủ tư sản được ban hành.

Vì lực lượng tư sản dân tộc yếu ớt, lại không phát động được đông đảo quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh chống đế quốc và phong kiến, nên Đồng minh hội đã không đẩy được cuộc cách mạng tiếp tục đi lên giành lấy thắng lợi hoàn toàn. Trong khi đó, bọn lập hiến và bọn đại địa chủ, đại quan liêu nhân cơ hội phát triển bồng bột của phong trào đã trưng lên tấm biển cách mạng, giả danh ủng hộ, đi theo cách mạng để chui vào hàng ngũ cách mạng, đoạt lấy thành quả của phong trào và phá hoại phong trào từ trong phá ra.

Trước sự phản công quyết liệt của thế lực quân chủ được bọn đế quốc ủng hộ từ phía Bắc xuống, lại bị sức ép mạnh của bọn lập hiến và bọn địa chủ, quan liêu-những kẻ đang nắm giữ những vị trí kinh tế và chính trị quan trọng ở vùng cách mạng kiểm soát-phái dân chủ cuối cùng phải lùi bước. Chỉ vài tháng sau khi thành lập chính quyền cách mạng, Tôn-Trung-Sơn buộc phải nhường chức Đại tổng thống cho Viêm-Thế-Khải, kẻ đại diện của thế lực quân chủ phản động, tuy rằng bề ngoài thế lực quân chủ tỏ ra cũng nhượng bộ bằng việc buộc vua Thanh thoái vị. Từ đây hình thành hai chính đảng đối lập: Quốc dân đảng, do Đồng minh hội cải tổ thành, là đảng của phái dân chủ tư sản; Đảng tiến bộ, do bọn lập hiến và bọ địa chủ, đại quan liêu giả danh cách mạng cùng với bọn quân chủ tổ chức thành.

Dựa vào sự câu kết với các thế lực đế quốc, nhất là đế quốc Nhật đang ráo riết thực hiện âm mưu thôn tính Trung-quốc, lại được sự ủng hộ của bọn lập hiến, thế lực quân chủ phản động đã thủ tiêu nền cộng hoà, thiết lập nền thống trị độc tài, tổ chức bộ máy chính quyền quan liêu quân phiệt phục vụ cho quyền lợi của đại địa chủ và đại tư sản. Đồng thời giữa bọn quân phiệt phương Bắc với bọn quân phiệt phương Nam, giữa bọn quân phiệt tay sai của tên đế quốc xâm lược này với bọn quân phiệt tay sai của tên đế quốc xâm lược kia, cũng mâu thuẫn gay gắt và xảy ra hỗn chiến quyết liệt. Phái Quốc dân đảng cách mạng ở các tỉnh phía Đông và phía Nam nhiều lần khởi sự chống lại thế lực quân chủ phản động Bắc-dương nhưng đều không thành công.

Giữa lúc cách mạng tư sản Trung-quốc bị thất bại và đang đi xuống thì chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, rồi sau đó Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công.

Việc lực lượng các nước đế quốc châu Âu bị thu hút vào cuộc đại chiến ở châu Âu, tạm thời buông lơi sự xâm nhập Trung-quốc, đã tạo cơ hội cho chủ nghĩa tư bản dân tộc Trung quốc phát triển nhanh chóng; do đó đưa đến những sự thay đổi mạnh hơn trong cơ cấu kinh tế-xã hội, đặt cơ sở khách quan cho sự thay đổi vai trò, vị trí của các giai cấp trong thực tiễn đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc.

Thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại và sự thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô-viết đã mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử loài người nói chung, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng các dân tộc toàn thế giới nói riêng, đã lôi cuốn tất cả các dân tộc bị áp bức, trong đó có Trung-quốc, vào trào lưu đấu tranh cách mạng chung chống chủ nghĩa đế quốc thế giới, giành thắng lợi cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Với sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản dân tộc, đội ngũ giai cấp công nhân tăng lên gấp bội về số lượng. Chỉ trong vòng 6 năm (từ năm 1913 đến năm 1919) số công nhân công nghiệp hiện đại tăng lên gấp hơn 3 lần (từ 65 vạn người lên tới hơn 2 triệu người). Công nhân công nghiệp hiện đại chủ yếu thuộc 5 ngành là đường sắt, mỏ, vận tải đường biển, dệt, đóng tàu và tập trung ở mấy trung tâm công nghiệp như Thượng-hải, Thiên-tân, Hán-khẩu, vv… Ngoài ra còn ngót chục triệu công nhân loại khác như công nhân công nghiệp nhỏ, công nhân thủ công nghiệp, công nhân trong các cửa hàng ở thành thị.

Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa Mác-Lê-nin được truyền bá vào đất nước Trung-quốc đang sục sôi cách mạng nhưng chưa tìm ra con đường đi đúng đắn. Những đại biểu trí thức tiên tiến có tinh thần đấu tranh chống đế quốc và phong kiến như Lý-Đại-Chiêu, Cù-Văn-Bạch vv… đã dần dần từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng cấp tiến chuyển lên tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin, thấy cần phải học tập đi theo con đường của người Nga. Cuộc vận động Ngũ Tứ (4-5-1919) rầm rộ đánh dấu bước chuyển biến mới của phong trào cách mạng. Trong phong trào yêu nước chống đế quốc và phong kiến đó, giai cấp vô sản, bằng các cuộc đấu tranh với quy mô lớn hơn trước với tinh thần bất khuất của mình, đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập và dần bước lên vũ đài chính trị với tư thế một lực lượng tiên phong của cách mạng.

Sự truyền bá của chủ nghĩa Mác-Lê-nin kết hợp với sự phát triển của phong trào công nhân, phong trào yêu nước đó đưa đến sự thành lập hàng loạt tiểu tổ cộng sản ở các nơi. Đến tháng 1-1921, với sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, các tiểu tổ cộng sản ấy đã thống nhất thành Đảng cộng sản Trung-quốc.

Cũng từ trong lịch sử cách mạng chống đế quốc của nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới, trong lịch sử cách mạng chống đế quốc của nhân dân Trung-quốc, sau Cách mạng Tháng Mười Nga, việc thành lập Đảng Cộng sản Trung-quốc là mốc mở đầu một thời kỳ mới, là một thời điểm vô cùng quan trọng. Từ đây, xuất hiện điều kiện mới có khả năng thúc đẩy sự phát triển và thắng thế của khuynh hướng dân tộc theo quan điểm của giai cấp vô sản.

Và cũng từ đây bước đường phát triển và tiền đồ của cách mạng Trung-quốc gắn liền với xu hướng và kết cục của cuộc đấu tranh giữa khuynh hướng vô sản và khuynh hướng tư sản trong vấn đề dân tộc, trong nội bộ phong trào cách mạng trung-quốc và trong việc xây dựng Đảng Cộng sản Trung-quốc. Xu thế tất yếu của thời đại từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga là phong trào giải phóng dân tộc chỉ có thể và phải là một bộ phận của cách mạng vô sản, do đó vấn đề trên phụ thuộc một cách quyết định vào việc Đảng Cộng sản Trung-quốc có thật sự xây sựng được thành bộ tham mưu và đội tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân Trung-quốc, nắm vững ngọn cờ cách mạng vô sản và quan điểm của giai cấp vô sản trong vấn đề dân tộc, đề ra được đường lối đúng đắn cho cách mạng Trung-quốc hay không?

Với xu thế chung bước vào thế kỷ XX, trong phong trào cách mạng của các nước hầu như đã cùng có chung một vấn đề đấu tranh gay gắt trong vấn đề dân tộc.

Trong sự phát triển chung của phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước, giai cấp tư sản các nước đế quốc chủ nghĩa những năm cuối thế kỷ thứ XIX-đầu thế kỷ thứ XX đã gieo rắc, truyền bá mạnh mẽ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa phản động, hệ tư tưởng sô-vanh trong hàng ngũ những người lao động, nhất là những phần tử cơ hội trong phong trào công nhân, hòng lôi kéo những người lao động xa rời cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột, đi lạc vào con đường thù hằn dân tộc và chủng tộc, hòng phá hoại sự đoàn kết chiến đấu của giai cấp công nhân quốc tế và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Những phần tử cơ hội trong phong trào công nhân, điển hình là bọn lãnh tụ đã số các đảng xã hội-dân chủ trong Quốc tế II, đã bỏ chủ nghĩa quốc tế vô sản, chuyển hẳn sang chủ nghĩa dân tộc tư sản phản động. Bọn cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân này có cơ sở xã hội là tầng lớp công nhân quý tộc, tầng lớp được bọn tư sản bố thí cho một phần lợi nhuận cướp bóc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc về. Bọn chúng từ lâu đã từ bỏ cách mạng xã hội chủ nghĩa, thi hành chính sách cải lương, thoả hiệp với giai cấp tư sản, làm tay sai cho giai cấp tư sản phá hoại phong trào công nhân. Đến khi chiến tranh đế quốc bùng nổ chúng đã tán thành, ủng hộ chính sách xâm lược của chính phủ đế quốc nước mình, tuyên truyền đắc lực cho cái gọi là “chủ nghĩa ái quốc”, cho cái khẩu hiệu “bảo vệ Tổ quốc” sặc mùi sô-vanh của thế lực cầm quyền. Bọn cơ hội chủ nghĩa ủng hộ chính sách sô-vanh của giai cấp tư sản đó được gọi tên là bọn xã hội sô-vanh.

Sự chuyển biến của chủ nghĩa cơ hội thành chủ nghĩa sô-vanh chính là sự chuyển biến từ liên minh bí mật thành liên minh công khai của bọn cơ hội chủ nghĩa với giai cấp tư sản, sự “chín muồi” của chủ nghĩa cơ hội, sự “hoàn thành sứ mệnh” làm tay sai cho giai cấp tư sản trong phong trào công nhân của chủ nghĩa cơ hội.

Đối lập với chủ nghĩa dân tộc tư sản phản động, chủ nghĩa xã hội sô-vanh trên đây là chủ nghĩa quốc tế vô sản, chủ nghĩa Lê-nin.

Đứng đầu lực lượng cánh tả trong Quốc tế II là Đảng bôn-sê-vích, Đảng của Lê-nin, một đảng mác-xít triệt để nhất đã đấu tranh kiên quyết chống cánh hữu và “phái giữa” trong Quốc tế II là những phe cánh cơ hội chủ nghĩa, sô-vanh chủ nghĩa, những phe cánh thích ứng với chủ nghĩa dân tộc tư sản phản động. Tại các Đại hội Stut-ga (năm 1907) và Ba-lơ (1912), với sự đấu tranh tích cực của những đại biểu quốc tế theo chủ nghĩa Lê-nin, những nghị quyết được thông qua đã dự kiến nguy cơ của cuộc chiến tranh đế quốc sắp xảy ra, nhấn mạnh tính chất đế quốc chủ nghĩa của nó và chỉ rõ nhiệm vụ của những người xã hội chủ nghĩa là phải lợi dụng cuộc khủng hoảng do chiến tranh gây ra để thức tỉnh quần chúng và “thúc đẩy cho sự thống trị tư bản chủ nghĩa mau sụp đổ”. Đến khi chiến tranh đế quốc chủ nghĩa bùng nổ, lôi kéo hàng loạt nước châu Âu, rồi cả một số nước nữa ở châu Á, châu Mỹ vào vòng chiến, những người theo chủ nghĩa Quốc tế vô sản, đứng đầu là Đảng bôn-sê-vích, đã vạch trần tính chất ăn cướp, phi nghĩa của cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa, đấu tranh chống lại sự phản động của bọn xã hội-sô-vanh trong việc theo đuổi, tiếp tay cho giai cấp tư sản đế quốc trong cuộc chiến ăn cướp, phi nghĩa này. Đối lập với khẩu hiệu “bảo vệ Tổ quốc” của bọn tư bản đế quốc và bọn xã hội-sô-vanh, Lê-nin và Đảng bôn-sê-vích nêu khẩu hiệu: “Biến chiến tranh đế quốc chủ nghĩa thành nội chiến!”.

Đồng thời với việc đấu tranh chống lại chủ nghĩa dân tộc tư sản phản động, chủ nghĩa xã hội-sô-vanh, Lê-nin và những người Bôn-sê-vích đã đề ra cương lĩnh về vấn đề dân tộc gồm ba nội dung chính: 1) các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; 2) các dân tộc được quyền tự quyết; 3) liên hợp công nhân tất cả các dân tộc lại. Quyền dân tộc bình đẳng là quyền mọi dân tộc, dù đông người hay ít người, dù ở trình độ phát triển cao hay ở trình độ phát triển thấp, đều được tôn trọng, đối xử ngang nhau, không một dân tộc nào được đặc quyền đặc lợi về địa vị kinh tế, chính trị, văn hoá, ngôn ngữ vv… Quyền dân tộc tự quyết là quyền tự quyết về chính trị, sự độc lập về chính trị của mỗi dân tộc, là quyền cơ bản thiêng liêng mà các dân tộc bị áp bức đang tích cực đấu tranh giành lấy và giai cấp vô sản ở các nước đi áp bức phải kiên quyết đấu tranh ủng hộ. Sự liên hợp công nhân tất cả các nước là sự đoàn kết quốc tế của công nhân các nước đi áp bức cũng như các nước bị áp bức, của những người lao động thuộc tất cả các dân tộc đi áp bức cũng như các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, chống chủ nghĩa đế quốc. Chính vì vậy mới có Cách mạng Tháng Mười Nga mở đầu cho một thời đại mới cũng như mở đầu cho con đường phát triển đúng đắn của cách mạng các nước, các dân tộc.

Trong điều kiện ấy, việc thành lập Đảng Cộng sản Trung-quốc ngay từ đầu cũng đã đặt ra vấn đề tất yếu khách quan là phải giữ vững được tính chất giai cấp của Đảng là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và xây dựng được đường lối cách mạng đúng đắn của Trung-quốc, giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc theo quan điểm của giai cấp vô sản.

Nhưng, thực tế lịch sử của phong trào cách mạng Trung-quốc và Đảng Cộng sản Trung-quốc đã trải qua những bước quanh co, phức tạp, trong cuộc đấu tranh gay gắt để xác định đúng đắn khuynh hướng về vấn đề dân tộc như thế.

Trong 28 năm đấu tranh cách mạng, kể từ sau khi Đảng Cộng sản Trung-quốc ra đời tới khi quét sạch bè lũ Quốc dân đảng Tưởng-Giới-Thạch khỏi lục địa Trung-quốc, sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Trung-quốc cũng như bản thân Đảng Cộng sản Trung-quốc đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, gian khổ, sóng gió. Xuyên suốt tất cả các giai đoạn ấy là cuộc đấu tranh quyết liệt và phức tạp về đường lối giữa các khuynh hướng về vấn đề dân tộc trong nội bộ phong trào cách mạng, nội bộ Đảng cộng sản Trung-quốc.

Một bộ phận, đặc biệt là trong những người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung-quốc tiêm nhiễm nặng chủ nghĩa dân tộc tư sản với những tàn tích tiêu cực nặng nề của quá khứ xa xưa, xây dựng được uy tín và quyền lực của mình, đã tạo nên những bước phát triển quanh co của phong trào cách mạng Trung-quốc và gây ra những tác hại to lớn đối với Đảng cộng sản và nhân dân Trung-quốc.

Tuy nhiên, với cuộc đấu tranh quyết liệt giữa quan điểm tư sản và vô sản trong vấn đề dân tộc, vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc Trung-quốc, giữa cách mạng và phản cách mạng trong đó có sự xen kẽ của ảnh hưởng tiêu cực và tác hại cụ thể của chủ nghĩa dân tộc tư sản và những yếu tố tích cực của phong trào cách mạng của nhân dân Trung-quốc, với tinh thần và khí thế cách mạng của nhân dân Trung-quốc, với xu thế chung của phong trào cách mạng thế giới sau Cách mạng Tháng Mười, đặc biệt là trong điều kiện thuận lợi do thắng lợi vĩ đại của Liên-xô đánh bại chủ nghĩa phát-xít thế giới tạo ra, cuộc vận động giải phóng dân tộc thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung-quốc vẫn phát triển và cuối cùng đã thành công.

Việc thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa (ngày 1-10-1949) là một sự kiện chấn động lớn đối với phong trào cách mạng Trung-quốc nói riêng và phong trào cách mạng thế giới nói chung.

Với ngày lịch sử này, Trung-quốc một lần nữa lại đứng trước ngã ba đường của sự phát triển: hoặc sẽ đi theo con đường của cách mạng vô sản con đường của chủ nghĩa quốc tế vô sản, hoặc sẽ đi theo con đường của chủ nghĩa dân tộc tư sản với những nét tiêu cực nặng nề của quá khứ xa xưa, chống lại sự nghiệp cách mạng của bản thân nhân dân Trung-quốc.

Ba chục năm qua, kể từ sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa ra đời đến nay, cho thấy sự tăng cường lực lượng và thắng thế ngày càng rõ nét ở Trung-quốc của tập đoàn lãnh đạo Bắc-kinh đi theo chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn. Việc giới cầm quyền Bắc-kinh thực hiện chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn mấy chục năm nay đã gây lên những tác hại vô cùng lớn lao cho nhân dân Trung-quốc, phá hoại nghiêm trọng và đẩy lùi sự nghiệp cách mạng của nhân dân Trung-quốc. Với chủ nghĩa bá quyền, bành trướng, nước lớn đó, giới cầm quyền phản động Bắc-kinh đã trở thành kẻ thù nguy hiểm của nhân dân các dân tộc trên thế giới, liên minh với chủ nghĩa đế quốc áp bức, thống trị các dân tộc.

Sự thắng thế của khuynh hướng dân tộc tư sản phản động, của các lực lượng phản cách mạng ở Trung-quốc chính là do giai cấp công nhân Trung-quốc đã không vượt lên được thành lực lượng lãnh đạo toàn bộ xã hội khiến cho biển người rộng lớn là nông dân không được lôi cuốn, hướng dẫn đi đúng theo con đường cách mạng vô sản, mà bị lái theo con đường chủ nghĩa dân tộc tư sản phản động; do Đảng Cộng sản Trung-quốc rốt cuộc đã không trở thành đội tiên phong chiến đấu, bộ tham mưu của giai cấp công nhân được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác–Lê-nin, mà bị biến một cộng cụ chính trị độc tài trong tay các các lực lượng đi theo chủ nghĩa dân tộc tư sản phản động, thực hiện chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn.

Từ một đất nước cách mạng trở thành một đất nước bị thế lực cầm quyền phản cách mạng thống trị, từ một đất nước đấu tranh chống sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc trở thành một đất nước thực hiện chủ nghĩa bá quyền, bành trướng cùng tiến hành chiến tranh xâm lược với chủ nghĩa đế quốc, đó là một hiểm hoạ to lớn đối với nhân dân Trung-quốc nói riêng và nhân dân các dân tộc trên thế giới nói chung. Nhân dân các dân tộc trên thế giới và nhân dân Trung-quốc phải kiên quyết đấu tranh đánh bại chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn đó của tập đoàn cầm quyền phản động Bắc-kinh.

PHẦN HAI

NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN, BÀNH TRƯỚNG TRUNG-QUỐC

Những tham vọng bá quyền và bành trướng xem Trung-quốc là trung tâm của thế giới là cơ sở của mọi chính sách của tâp đoàn phản động trong giới cầm quyền ở Trung-quốc mấy chục năm nay. Đó cũng là trục trung tâm của toàn bộ các quan điểm triết học, kinh tế, các phương thức chính trị và đường lối quốc tế của các thế lực phản động Trung-quốc.

Tháng 9 năm 1959, tại một hội nghị bàn về vấn đề đối ngoại, người đứng đầu Nhà nước Trung-hoa nói: “Chúng ta phải thu phục trái đất. Mục tiêu của chúng ta là cả trái đất”.

Đại hội 9 Đảng Cộng sản Trung-quốc họp tháng 4-1969 đã chính thức vạch ra hướng phấn đấu thực hiện yêu cầu chiến lược ổn định và củng cố bên trong, tập hợp lực lượng bên ngoài, tìm cách duy trì, mở rộng ảnh hưởng và vị trí quốc tế, từng bước nhanh chóng làm cho Trung-quốc từ cường quốc châu Á, vươn lên thành cường quốc hạt nhân ngang hàng Xô, Mỹ, có vai trò chi phối thế giới, giành quyền bá chủ thế giới.

Phải chăng, đối với một chính đảng tự xưng là mác-xít-lê-nin-nít, một nhà nước tự cho mình là chuyên chính vô sản – nhà nước xã hội chủ nghĩa, như các nhà lãnh đạo Trung-quốc thường rêu rao, lại có thể có một đường lối chính trị, một chiến lược quốc tế mang bản chất dân tộc chủ nghĩa, sô-vanh nước lớn với tham vọng bành trướng, làm bá chủ thế giới? Thật ra tham vọng bành trướng, mưu đồ thôn tính các nước khác và thiết lập bá quyền của một dân tộc này đối với một dân tộc khác hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa Mác –Lê-nin, với nền chuyên chính vô sản chân chính. Chiến lược đó chỉ có thể là con đẻ của những giai cấp bóc lột, phản động.

I- CƠ SỞ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN, BÀNH TRƯỚNG TRUNG-QUỐC

Chủ nghĩa bành trướng, tham vọng làm bá chủ từng khu vực, toàn thế giới là thuộc tính của các giai cấp bóc lột khi đã có thế lực. Bất cứ giai cấp bóc lột nào trong lịch sử khi đã có thế lực Nhà nước cũng đều có tham vọng kéo dài biên giới của sự thống trị của mình sang nước khác, các khu vực khác và ra toàn thế giới. Dù đó là giai cấp chủ nô, giai cấp phong kiến hay giai cấp tư sản đế quốc cũng đều muốn áp đặt sự thống trị ra ngoài phạm vi dân tộc chúng. Khác chăng chỉ là khả năng của giai cấp ấy và do đó là những quy mô, thủ đoạn của chúng.

Giai cấp chủ nô thành La-mã đã tiến hành hàng loạt các cuộc chiến tranh nhằm chinh phục các nước khác và lập nên đế quốc La-mã. Ở thế kỷ thứ 13 các thế lực phong kiến Nguyên-Mông đã bành trướng và thôn tính hàng loạt nước ở châu Âu và châu Á. Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa, cuộc chiến tranh của Na-pô-lê-ông đã là một cuộc chiến tranh nhằm mục đích xâm lược có tính thế giới.

Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản độc quyền. Sự xuất hiện những tổ chức độc quyền, những công ty đa quốc gia, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước v.v.. là hệ quả của sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tương ứng với sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất đã xã hội hoá đến cao độ khiến cho các tổ chức độc quyền có khả năng khống chế toàn bộ đời sống kinh tế trong một nước và của nhiều nước.

Tiềm lực kinh tế và quân sự đồ sộ của các nước đế quốc là cơ sở vật chất của chiến lược toàn cầu của chúng, một chiến lược nhằm chinh phục toàn thế giới.

Chủ nghĩa phát-xít Đức, Ý, Nhật là thế lực đế quốc chủ nghĩa thực hành chiến lược toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai với mưu đồ tiêu diệt nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên là Liên-xô, đè bẹp các nước đế quốc chủ nghĩa khác để rồi thống trị toàn thế giới. Nhưng thế lực phát-xít đã bị đánh bại. Chiến lược tập thể tay ba mưu toan chinh phục toàn thế giới bị tan vỡ.

Sau khi chủ nghĩa phát-xít bị đập tan, chủ nghĩa đế quốc Mỹ xuất hiện như một cường quốc khổng lồ, đầy tham vọng bá chủ toàn thế giới. Nhưng thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng tham vọng bành trướng, bá chủ toàn thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mỹ đã bị thất bại liên tiếp mà đỉnh cao là sự thất bại của chúng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt-nam.

Ngày nay, đi theo vết xe lịch sử của giai cấp thống trị nước Trung-hoa cũ, những người lãnh đạo Trung-quốc cầm quyền ở Bắc-kinh cũng công khai thực hành chủ nghĩa dân tộc nước lớn, sô-vanh nhằm mục tiêu thiết lập quyền bá chủ trên toàn thế giới.

Vấn đề đặt ra là: chủ nghĩa bá quyền bành trướng Trung-quốc được dựa trên cơ sở nào? Đâu là màu sắc Trung-quốc của chủ nghĩa bá quyền và bành trướng ấy?

Chủ nghĩa bá quyền Trung-quốc hiện nay được hình thành trong những điều kiện hết sức phức tạp. Nó xuất hiện từ một nước vốn trước đây vừa là nửa thuộc địa, vừa là nửa phong kiến, một nước vốn rất lạc hậu về các mặt kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa, trì trệ kéo dài hàng bao nhiêu thế kỷ trong chế độ phong kiến tập quyền hà khắc, từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã đi vào con đường của cách mạng dân chủ tư sản.

Mặc dù bắt đầu từ thế kỷ thứ XIX phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và quan hệ hàng hóa – tiền tệ đã phát triển và đã đẩy nhanh quá trình tan rã của chủ nghĩa phong kiến, song ngành kinh tế cơ bản của Trung-quốc vẫn là nông nghiệp, một nền nông nghiệp với biết bao tàn tích phong kiến nặng nề.

Sự lạc hậu của nền nông nghiệp Trung-quốc cũng như việc duy trì những tàn tích phong kiến trong nền kinh tế còn là hệ quả của sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa đế quốc đối với đất nước Trung-hoa. Bọn đế quốc nắm những mạch máu kinh tế, phần lớn đại công nghiệp, vận tải và liên lạc, các cơ quan tín dụng, dựa vào những yếu tố phong kiến ở nông thôn để kiểm soát toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế.

Trong 10 năm đầu của thế kỷ thứ XX, tổng số tư bản đầu tư của nước ngoài đã tăng từ 800 đến 1.500 triệu đô-la mà phần lớn lại nhờ chính vào những khoản lợi nhuận mà chúng thu được trên đất Trung-hoa. Vì thế Trung-quốc ngày càng trở thành một nước nửa thuộc địa, phụ thuộc về kinh tế vào các nước đế quốc.

Như vậy là, cho tới khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung-hoa nền kinh tế Trung-quốc chủ yếu vẫn là nền kinh tế tiểu nông lạc hậu do sự thống trị của những tàn tích phong kiến được bọn tư bản nước ngoài và bọn tư bản quan liêu duy trì.

Nền kinh tế của Trung-quốc còn có cơ sở kinh tế tư bản chủ nghĩa, chủ yếu là của tư bản nước ngoài và chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước mà đại diện là bọn tư bản quan liêu tập trung trong tay “bốn họ” lớn của Trung-quốc là Tưởng, Tống, Khổng, Trần.

Bản thân sự phát triển trong nội bộ nền kinh tế của Trung-quốc, theo quy luật chung, cũng dần dần dọn đường cho sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhưng đặc điểm của Trung-quốc ở đây là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển trong sự kìm hãm của chế độ phong kiến tập quyền hà khắc và áp lực của tư bản nước ngoài.

Cùng với sự phát triển bên trong về xã hội – kinh tế của đất nước và do kết quả của sự xâm nhập của tư bản nước ngoài đã xuất hiện những xí nghiệp tư bản chủ nghĩa trong các lĩnh vực kinh tế.

Sự xâm nhập của tư bản nước ngoài được đặc biệt phát triển từ sau các cuộc chiến tranh thuốc phiện (1840 – 1842 và 1856 – 1860). Nước Anh và sau đó là các nước Tây Âu khác đã buộc triều đình nhà Thanh phải thừa nhận quyền tự do buôn bán ở các cửa biển Trung-quốc. Việc mở cửa thị trường Trung-hoa bằng bạo lực cho các hàng hóa công nghiệp tư bản chủ nghĩa phương Tây đã đưa đến cuộc khủng hoảng sâu sắc của triều đại Mãn – Thanh lạc hậu. C. Mác nhận xét: “Sự nhập cảng các sản phẩm công nghiệp của nước ngoài này cũng ảnh hưởng đến nền công nghiệp Trung-quốc giống như nó đã ảnh hưởng trước đây đến nền công nghiệp của tiểu Á, của Ba-tư và Ấn-độ. Những người thợ dệt của Trung-quốc đã chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của nước ngoài và điều này đã gây ra sự tan rã tương ứng trong đời sống xã hội”(1).

Và đến cuối thế kỷ thứ XIX, do ảnh hưởng của tư bản nước ngoài, sự phát triển của nền công nghiệp Trung-quốc được đẩy nhanh.

Nền công nghiệp Trung-quốc – Chủ yếu do tư bản nước ngoài đầu tư xây dựng – tuy đã có những công ty độc quyền lớn của chủ nghĩa đế quốc, song sự phát triển bị kìm hãm bởi nhiều nhân tố bên trong cũng như bên ngoài.

Khác với các nước phương Tây và Nhật-bản, do sự thống trị của tư bản nước ngoài, của các quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa, do những xu hướng địa phương chủ nghĩa còn mạnh mẽ, sự xuất hiện và phát triển của nền công nghiệp nhà máy – công xưởng này không đưa đến sự hình thành một thị trường thống nhất toàn dân tộc.

Nguyên nhân này cùng với các nguyên nhân khác như chính trị không ổn định, chính sách phản động của Quốc dân đảng, sự xâm lược của Nhật-bản, tư bản nước ngoài chiếm địa vị thống trị v.v… đã làm cho nền công nghiệp Trung-quốc vừa phát triển yếu ớt, vừa phát triển một cách què quặt: Chủ yếu chỉ có các ngành liên quan đến việc chế biến nguyên liệu nông nghiệp (công nghiệp dệt, xay xát v.v..), công nghiệp khai thác (chủ yếu để xuất khẩu). Còn công nghiệp nặng thì phát triển cực kỳ chậm chạp.

Bên cạnh nền kinh tế tiểu nông lạc hậu, một nền công nghiệp kém phát triển còn tồn tại một loại hình kinh tế đáng chú ý là ở Trung-quốc trước ngày giải phóng: tư bản quan liêu.

Đó là một hình thức quan hệ kinh tế đặc biệt, nảy sinh ra từ thời đại đế quốc chủ nghĩa, trong một nước mà sự phát triển của các quan hệ tư nhân tư bản chủ nghĩa diễn ra trong điều kiện các quan hệ phong kiến, gia trưởng chiếm địa vị thống trị, trong điều kiện có áp lực thường xuyên về kinh tế, xã hội, chính trị của tư bản nước ngoài.

Thực chất của tư bản quan liêu chỉ là tư bản thương mại – cho vay của tư nhân nhưng mang hình thức là tư bản xã hội, tư bản nhà nước.

Tư bản quan liêu là loại tư bản đại diện cho quyền lợi của giai cấp địa chủ, của bọn đại tư bản và bọn quan chức Nhà nước. Quá trình tập trung của loại tư bản này và sự độc quyền của nó đối với các ngành kinh tế của đất nước gắn liền chặt chẽ với việc chiếm đoạt chính quyền của bè lũ Tưởng-Giới-Thạch phản động, với sự thiết lập chế độ độc tài của bọn quân nhân và các chính trị gia của giai cấp đại tư bản cấu kết với bọn địa chủ.

Bọn tư bản quan liêu hướng hoạt động chủ yếu của chúng vào việc độc quyền hóa lĩnh vực lưu thông, trước hết vào lĩnh vực tài chính. Điều đó là tất yếu bởi vì, bản thân tư bản quan liêu ra đời và phát triển cũng trên cơ sở những hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, hơn nữa, độc quyền trong lĩnh vực này được sự chi viện của tư bản nước ngoài.

Từ những năm 30 của thế kỷ này, vị trí của tư bản quan liêu – được tập trung vào trong tay “bốn họ” lớn của Trung-quốc, được mở rộng và củng cố dần trong lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực công nghiệp.

Bọn tư bản quan liêu đồng thời cũng là những tên địa chủ và cho vay nặng lãi. Chúng là kẻ sở hữu những vùng đất đai tốt nhất ở khắp Trung-quốc.

Sự xuất hiện nhân tố tư bản quan liêu ở Trung-quốc một mặt làm nảy sinh ra những xí nghiệp công nghiệp lớn, hiện đại, độc quyền, nhưng mặt khác lại là nhân tố kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung, nền công nghiệp nói riêng. Tư bản quan liêu là sự dung hợp của bọn tư sản mại bản, của bọn địa chủ lớn, bọn cho vay nặng lãi và bọn tư bản công nghiệp lớn. Sự dung hợp này đòi hỏi phải vừa dựa vào tư bản nước ngoài, vừa phải duy trì tất cả những hình thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa.

Sự phát triển của tư bản quan liêu đã thu hẹp những phương tiện cần thiết để đổi mới và mở rộng sản xuất. Cho nên trình độ tập trung của tư bản quan liêu càng cao bao nhiêu thì mức độ ăn bám của nó càng lớn bấy nhiêu, chúng càng ngăn cản sự phát triển của nền sản xuất xã hội nhiều bấy nhiêu.

Mặc dù trong nền kinh tế có những bước phát triển – đặc biệt những ngành có liên quan đến sản xuất hàng quân sự vũ khí, song về căn bản nền kinh tế của Trung-quốc đến nay vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp, một nền kinh tế kém phát triển; 3/4 dân cư hoạt động vẫn làm nông nghiệp, công nghiệp nặng chưa đủ sức trang bị lại về kỹ thuật cho công nghiệp và nông nghiệp.

Thích ứng với một nền kinh tế lạc hậu như trên là một cơ cấu xã hội kém phát triển.

Năm 1949, tổng số công nhân Trung-quốc chỉ có 2,5 triệu đến 3 triệu công nhân. Còn tuyệt đại bộ phận dân cư là nông dân và tiểu tư sản thành thị. Trong nông thôn bần, cố, trung nông chiếm 90% dân cư (tình hình trước cải cách ruộng đất). Trong cải cách khoảng 300 triệu bần nông và cố nông được chia ruộng đất.

Giai cấp tư sản hồi trước khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung-hoa là một giai cấp yếu kém và chia ra làm 2 nhóm: giai cấp tư sản mại bản mà chủ yếu là giai cấp đại tư sản ra đời và lớn lên trong sự cấu kết với bọn đế quốc; giai cấp tư sản dân tộc bao gồm chủ yếu là loại tư sản trung bình và nhỏ.

Nhân vật chủ yếu của nền kinh tế Trung-quốc là những người sản xuất nhỏ, chủ yếu là nông dân. Các giai cấp khác còn lại của xã hội Trung-quốc chỉ là những hòn đảo nhỏ trong đại dương mênh mông của giai cấp nông dân.

Do vị trí kinh tế và chính trị thực tế trong đời sống xã hội, nói chung, giai cấp tiểu tư sản không thể là giai cấp độc lập. Nó chỉ có thể phát triển và ngả theo hoặc giai cấp tư sản hoặc giai cấp vô sản. Giai cấp tiểu tư sản Trung-quốc cũng dao động theo hai khuynh hướng ấy. Bị chủ nghĩa đế quốc, giai cấp tư sản mại bản, phong kiến quan liêu áp bức bóc lột giai cấp tiểu tư sản Trung-quốc trước hết là giai cấp nông dân về cơ bản là quần chúng cách mạng và đã có quá trình đấu tranh cách mạng kiên cường trong lịch sử cách mạng Trung-quốc. Nhưng trên con đường cách mạng của mình, giai cấp tiểu tư sản Trung-quốc, trước hết là giai cấp nông dân không được hướng đi theo phong trào cách mạng của giai cấp vô sản để có thể triệt để giải phóng mình, lại bị lừa gạt, ru ngủ trong khuynh hướng của chủ nghĩa dân tộc tư sản, tiêm nhiễm nặng các tàn tích của chủ nghĩa phong kiến tập quyền. Một bộ phận trong giai cấp tiểu tư sản Trung-quốc đặc biệt là những người tiểu tư sản trí thức đã không thấy rõ được con đường cách mạng chân chính, lại từ bỏ cách mạng và trở thành kẻ cầm cờ của chủ nghĩa dân tộc tư sản thực hiện chủ nghĩa bá quyền, bành trướng.

Những người tiểu tư sản này đã bị ngả nghiêng trong những khó khăn thực tế trên con đường phát triển của cách mạng, cuối cùng xa rời cách mạng và bị lôi cuốn theo các thế lực tư sản phản động. Tính chất không kiên định, không rõ ràng của giai cấp tư sản, tính dao động và cực đoan, v.v… biểu hiện rõ ràng trong những hành động “bí ẩn” và “khác thường” của ban lãnh đạo Trung-quốc, trong hành động phi lô-gích và mâu thuẫn, trong sự nghiêng ngả đột ngột của họ, trong tình trạng không ổn định thường xuyên ở trong nước v.v…

Là giai cấp tiểu tư sản thì dù ở nước nào cũng có những thuộc tính giống nhau. Tuy nhiên, trong từng nước riêng biệt, do bị chi phối bởi những truyền thống lịch sử, dân tộc, những hoàn cảnh, điều kiện xã hội – chính trị riêng bịêt v.v… tính chất tiểu tư sản cũng có những màu sắc riêng.

Ở Trung-quốc nét đặc trưng trước hết của giai cấp tiểu tư sản – chủ yếu là nông dân, là số lượng đông đảo của nó. Chưa có nơi nào trên trái đất nông dân, giai cấp tiểu tư sản lại có một số lượng đông đảo đến như vậy.

Bản thân số lượng đông đảo của giai cấp này cũng tạo ra cho chính quần chúng và nhất là cho những người cầm đầu quần chúng một ảo tưởng về nguồn vô tận về người. Và điều này lại dẫn đến việc coi khinh nhân cách, coi rẻ mạng người, dẫn đến thái độ dửng dưng đối với số phận và điều kiện tồn tại của con người, dẫn đến sự ra đời của quan niệm, “nhân dân chỉ là một tờ giấy trắng”. Chính quan niệm này vừa cho phép, vừa biện hộ cho sự chuyên quyền đối với quần chúng, cho những trò chơi trên sinh mạng của hàng chục và hàng trăm triệu quần chúng.

Lớp quần chúng tiểu tư sản của Trung-quốc lại là lớp quần chúng đã bị các giai cấp thống trị từ trước tới nay giam hãm trong chính sách ngu dân của chúng. Tình trạng kém văn hóa này đã được Các Mác coi là một sức mạnh yêu quái và lấy làm lo ngại rằng nó sẽ là nguyên nhân của nhiều tấn thảm kịch(1).

Thắng lợi của cách mạng Trung-quốc đã ném một trọng lượng khổng lồ trên bàn cân thế giới. Nó đã làm nghiêng hẳn sự đối sánh lực lượng trên vũ đài thế giới. Từ đó, những người theo chủ nghĩa dân tộc nước lớn mà từ lâu vẫn nuôi tham vọng giữ vai trò bá quyền ở Phương Đông và Đông Nam châu Á, đã có một Nhà nước mới, một đội quân đông, để mưu đồ làm sống lại cái “quá khứ hùng cường” của mình và trả thù cho những năm dài bị lăng nhục.

Thắng lợi của cách mạng Trung-quốc được coi là một bộ phận quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc lại bị những người theo chủ nghĩa dân tộc tư sản phản động lái theo hướng khác, nuôi dưỡng tư tưởng bá quyền đối với các dân tộc khác trên thế giới của họ.

Tóm lại, chủ nghĩa bá quyền, bành trướng trong giới cầm quyền Bắc-kinh này sinh ra và dựa trên cơ sở một nền kinh tế chủ yếu là tiểu nông, phân tán, lạc hậu, cát cứ với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong sự kìm hãm của chế độ phong kiến tập quyền hà khắc và sự tranh chấp của các nước đế quốc chủ nghĩa, nảy sinh ra và dựa trên cơ sở xã hội là tính tự phát của giai cấp tiểu tư sản đi theo giai cấp tư sản mại bản, một giai cấp tiểu tư sản đông đảo, bị chìm đắm trong chủ nghĩa ngu dân từ bao đời nay, được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa độc của chủ nghĩa dân tộc nước lớn, bằng ý chí phục thù mù quáng.

II – CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN, BÀNH TRƯỚNG TRUNG-QUỐC VÀ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC MỸ

Một điều cần chú ý là: để thực hiện tham vọng dân tộc chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, bá chủ thế giới, ban lãnh đạo Bắc-kinh một mặt muốn lợi dụng chủ nghĩa đế quốc và trước hết là đế quốc Mỹ, nhưng mặt khác lại được chính bọn đế quốc, đặc biệt là đế quốc Mỹ, khuyến khích, ủng hộ và cổ vũ.

Tập đoàn phản động Trung-quốc từ lâu chìm sâu trong các tính toán bá quyền, bành trướng đã có mưu đồ chống Liên-xô, chống các trào lưu cách mạng. Do đó, có sự gặp nhau giữa những người lãnh đạo Trung-quốc và đế quốc Mỹ.

Không phải đến ngày nay những người theo chủ nghĩa dân tộc sô-vanh nước lớn ở Trung-quốc mới bộc lộ những tính toán đen tối của họ trong quan hệ với Mỹ.

Trước khi nước Cộng hòa nhân dân Trung-hoa ra đời, chính quyền Quốc dân đảng của Tưởng-Giới-Thạch thống trị đại bộ phận Trung-quốc, còn Đảng Cộng sản Trung-quốc làm chủ khu giải phóng với trung tâm là Diên-an. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi chiến tranh lan đến Thái-bình-dương thì Mỹ lập nhiều căn cứ không quân trên đất Trung-quốc. Từ đấy các chính khách Mỹ cùng với các quân nhân, chuyên gia, nhà báo, nhà văn, gián điệp kéo vào Trung-quốc, và thường qua lại khu giải phóng của Đảng cộng sản Trung-quốc. Trên đất Trung-quốc khi ấy có ba lực lượng cùng tiến hành chiến tranh với Nhật (Mỹ, Tưởng, Đảng Cộng sản Trung-quốc). Nhưng ở Trung-quốc vẫn luôn luôn có sự xung đột giữa quân đội của Tưởng và của Đảng Cộng sản Trung-quốc. Cần phải dàn xếp cuộc nội chiến này.

Trong Đảng Cộng sản Trung-quốc lúc ấy đã có sự phản đối về việc để Mỹ làm trung gian hòa giải. Đến tháng 12 năm 1945 một lần nữa Đảng Cộng sản Trung-quốc lại nhận Mỹ đứng ra hòa giải.

Những sự kiện đó nói lên rằng phái theo chủ nghĩa dân tộc sô-vanh nước lớn ở Trung-quốc từ lâu đã có những ý đồ và hoạt động tiếp xúc với những đại diện của chính phủ Mỹ, muốn đặt quan hệ với Mỹ và lợi dụng những quan hệ ấy để chống Liên-xô, từng bước thực hiện ý đồ bá chủ của mình.

Về phía Mỹ, cũng từ lâu, trong chính giới Mỹ đã có những phe phái khác nhau cùng chủ trương dùng con bài Trung-quốc để thực hiện mưu đồ chống phá cách mạng của mình.

Thoạt đầu phe cánh của Ru-dơ-ven chủ trương tạo ra một nước Trung-quốc “thống nhất, dân chủ, độc lập và hùng cường”, nâng đỡ nước Cộng hòa nhân dân Trung-hoa vào số các đại cường quốc có ngang quyền với Mỹ, Anh và Liên-xô để mưu dùng Trung-quôc trong những tính toán bá quyền của Mỹ.

Một phe đứng đầu là Taft chủ trương chỉ dùng con bài Tưởng-Giới-Thạch, Quốc dân đảng đánh bại cộng sản, đối địch với Liên-xô. Một phe khác tự cho là “hiện thực chủ nghĩa” từ năm 1942 đã tiếp xúc với Đảng Cộng sản Trung-quốc và nhìn thấy trước thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung-quốc nên chủ trương dùng Trung-quốc sau này làm đối địch hẳn với Liên-xô để Mỹ nắm lấy quyền bá chủ.

Tuy có những tính toán khác nhau trong các phe phái dưới thời Ru-dơ-ven, nhưng tất cả các chính giới của Mỹ ngay từ đầu đều quan tâm tới việc tìm kiếm một lực lượng sẵn có tiềm năng chống Liên-xô, quan tâm đến sự liên minh hoặc hợp tác với Mỹ, có một thế ngang hàng với các đại cường quốc và có uy tín trên trường quốc tế. Họ đều coi lực lượng duy nhất đáp ứng được tiêu chuẩn ấy là Trung- quốc. Họ đã chủ ý đến phái dân tộc chủ nghĩa và nhìn thấy triển vọng biến chuyển của nhóm này trong Đảng Cộng sản Trung-quốc thành những kẻ phát ngôn cho lợi ích dân tộc tư sản Trung-quốc. Trong chính giới Mỹ trường phái tự do “hiện thực” đã đi tới khẳng định sự đúng đắn của mình đối với phái dân tộc chủ nghĩa và quan tâm đặc biệt đến nhóm này để phục vụ cho kế hoạch lâu dài cũng như cho chiến lược của Mỹ ở Viễn Đông.

Tiếp đó, khi nước cộng hòa nhân dân Trung-hoa thành lập và ký hiệp ước hữu nghị Trung – xô, chính quyền Mỹ đã phải ngả hẳn theo chính sách thù dịch và gây sức ép dối với Cộng hòa nhân dân Trung-hoa.Tuy nhiên, cũng ngay trong thời kỳ này phái “tự do hiện thực” trong chính giới Mỹ vẫn theo đuỗi chủ trương của họ trong thời kỳ Ru-dơ-ven.

Và cũng thời kỳ này diễn ra những tính toán phức tạp trong quan hệ Mỹ – Trung-quốc.

Một mặt thì những người theo chủ nghĩa dân tộc sô-vanh trong Đảng Cộng sản Trung-quốc trong khí thế cách mạng chung ở trong nước và trên thế giới phải dựa vào Liên-xô và giương cao ngọn cờ “chống đế quốc Mỹ” nhưng lại từng bước bộc lộ thái độ thù địch với Liên-xô và tìm đường đi gần lại với Mỹ.

Một mặt khác, những biến đổi về chất trên sân khấu chính trị thế giới – những biến đổi trong đối sánh lực lượng có lợi cho chủ nghĩa xã hội – thúc bọn cầm quyền nước Mỹ, vào khoảng đầu những năm 70, phải vớt vát lại vị trí đã suy yếu của Mỹ bằng cách tìm đường dựa vào tiềm lực ở Bắc-kinh để chống lại ba dòng thác cách mạng, chống Liên-xô.

Chính đó là tình hình đã dẫn đến bước bình thường hóa quan hệ giữa chính quyền Oa-sinh-tơn với Cộng hòa nhân dân Trung-hoa.

Sự phát triển quanh co từ thái độ “hiểu ngầm nhau” đến thái độ “hòa giải” với nhau, trong quan hệ Mỹ – Trung-quốc có nguồn gốc sâu xa thuộc về bản chất của chủ nghĩa đế quốc Mỹ và lập trường bá quyền, bành trướng của những người theo chủ nghĩa dân tộc sô-vanh Trung-quốc.

Những tính toán của Mỹ và Trung-quốc dã gặp nhau. Bắc-kinh thì tính toán tranh thủ những điều kiện làm cơ sở cho việc thực hiện ý đồ chống Liên-xô, chống ba trào lưu cách mạng trên thế giới, thực hiện tham vọng sô-vanh nước lớn, bá quyền của họ. Còn về phía Mỹ, họ cũng tính toán đề đứng vững hơn trên lập trường của “chính sách hiện thực”.

Trong cuộc hôn nhân Mỹ – Trung này, mỗi bên đều mưu đồ lợi ích riêng của mình. Mọi quan hệ Mỹ – Trung đã được hai bên sử dựng như là một phương tiện để đạt tới một mục đích riêng của mình: giành bá chủ thế giới trên cơ sở lần lượt liên minh và đánh bại từng đối thủ của mình trên bước đường đi tới mục tiêu.

Nhưng điểm gặp nhau của những người lãnh đạo Trung-quốc và đế quốc Mỹ, với ý đồ khác nhau, có dựa trên cơ sở ngang bằng về cán cân lực lượng hay không? Nói cách khác trong mối quan hệ Mỹ -Trung, địa vị của mỗi nước ra sao? Trong thực tế ai sẽ lợi dụng ai? Liệu Trung-quốc có thề thực hiện được chính sách cổ truyền của mình là “liên minh với người xa, đánh bại người láng giềng” của mình không? Cần phải xem xét đến những yếu tố khách quan và chủ quan của chủ nghĩa bá quyền, bành trướng, sô-vanh nước lớn của Trung-quốc.

Có hai nhân tố cơ bản đã tác động vào lập trưởng hành trướng của những nhà lãnh đạo Trung-quốc khi chủ nghĩa dân tộc tư sản được phát huy và giữ địa vị ưu thế trong sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung-quốc từ trước và sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Nhân tố thứ nhất là thắng lợi của cách mạng đã tạo ra thế Đảng Cộng sản đứng đầu một trong những nước lớn nhất thế giới, đông dân nhất thế giới từ lâu được nuôi dưỡng trong tham vọng giữ vai trò bá quyền ở phương Đông và Đông Nam châu Á.

Nhân tố thứ hai là cách mạng Trung-quốc thắng lợi khách quan là một bộ phận quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới với vai trò là nhân tố làm thay đổi cán cân so sánh lực lượng thế giới có lợi cho chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới.

Hai nhân tố này vừa góp phần phát triền chủ nghĩa dân tộc trong chính sách đối ngoại của nhóm có tham vọng bá quyền, bành trướng vừa làm tăng thêm xu hướng đại cường quốc và tham vọng của những lãnh tụ theo chủ nghĩa dân tộc muốn nắm quyền bá chủ về hệ tư tưởng và chính trị.

Nhưng để có thể thực hiện được tham vọng dân tộc chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, bá chủ thế giới, còn phải xét đến nhân tố tiềm lực kinh tế và quân sự của Trung-quốc – nói chính xác hơn là của chủ nghĩa bành trướng Trung-quốc.

Năm 1949, thu nhập quốc dân tính theo đầu người ở Trung-qaốc thấp hơn nhiều so với nước Nga năm 1913. Nếu nước Nga bắt đầu quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ trình độ phát triền trung bình của chủ nghĩa tư bản, thì ở Trung-quốc chủ nghĩa tư bản mới chỉ đi những bước đầu tiên vào đầu thế kỷ thứ 20.

Năm 1949 tỉ trọng của công nghiệp trong tổng sản lượng công nghiệp và nông nghiệp chỉ chiếm 17 % . Sản lượng gang, thép, thép dát không vượt quá 2 triệu tấn, than đá – 60 triệu tấn, điện – 1,8 triệu kilôoát. Hơn 4/5 dân cư làm nông nghiệp và hầu hết công việc nông nghiệp đều làm bằng tay. Mạng lưới vận tải hiện đại phát triển hết sức thấp(1).

Sự xâm lược của Nhật và sự thống trị của Quốc dân đảng đã gây tổn thất lớn cho công nghiệp Trung-quốc. Năm 1949, sản lượng than chỉ có 252 nghìn tấn, thép -158,4 nghìn tấn, than đá-31 triệu tấn, điện – 4,3 tỷ ki-lô-oát giờ(2).

Sau hơn một phần tư thế kỳ từ ngày thành lập chế độ Cộng hòa nhân dân, Trung-quốc vẫn chưa biến thành một nước công nghiệp.

Trong mấy năm đầu của nước Cộng hòa nhân dân Trung-hoa sự phát triển của công nghiệp với sự giúp đỡ tích cực của Liên-xô theo hiệp ước hữu nghị Xô -Trung đã tăng lên với những nhịp độ mạnh mẽ: từ 1949 đến 1953 sản lượng công nghiệp tăng gấp 5,6 lần. So với năm 1949 tổng giá trị sản lượng công nghiệp của Trung-quốc năm 1971 tăng gấp 20 lần. Ba năm sau nhịp độ có xu hướng hạ thấp. Về nông nghiệp, đầu năm 1974 tổng giá trị sản lượng có thể đạt 91,7 tỉ, chỉ tăng 51% so với năm 1957 vì có bảy năm đình đốn do những kết quả thảm hại của chính sách “đại nhảy vọt” trong nông nghiệp. Trong tổng sản phẩm xã hội, tỷ trọng nông nghiệp chiếm khoảng 1/4 (năm 1957 là 1/3) nhưng lại chiếm tới 70% tổng số người lao động. Điều này chứng tỏ sự mất cân đối sâu sắc trong sự phát triển kinh tế của Trung-quốc.

Trong những năm gần dây, Trung-quốc có đạt được một sự tiến bộ trong các ngành công nghiệp có liên quan với quân sự và công nghiệp dầu mỏ để xuất khẩu, nhưng nhìn chung sự phát triền của công nghiệp vẫn đang gặp nhiều trở ngại.

Những chỉ tiêu sản xuất công nghiệp tính theo đầu người vẫn còn rất thấp: năm 1974 mới đạt khoảng 200 ki-lô-oát/giờ điện, khoảng 500kg than đá, 70kg dầu mỏ, 30 kg gang thép, hơn 11 mét vải bông. Chính sách quân sự hóa có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình tái sản xuất công nghiệp của nước này (riêng việc chuẩn bị cho nổ quả bom nguyên tử đầu tiên đã chi phí mất khoảng 10 tỉ nhân dân tệ).

Tình trạng kỹ thuật rất lạc hậu, tỉ trọng của Trung-quốc trong sản xuất thép của thế giới chỉ đạt 3,6%; điện – 1,4%, dầu mỏ 1%, ô-tô – 0,18% (trong khi dân số chiếm 1/5 số dân toàn thế giới).

Mức sống của nhân dân rất thấp. Gần như không có sự thay đổi nào từ 1957 đến 1973 về mức sống vật chất.

Nhìn tổng quát lại, sau hơn 1/4 thế kỷ, nền kinh tế Trung-quốc đã đạt một số thành tựu. Về khối lượng sản xuất công nghiệp Trung-quốc chiếm hàng thứ 7 trên thế giới (sau Mỹ, Liên-xô, Nhật, Tây Đức, Anh, Pháp). Cũng có thể nói đến những thành tựu kỹ thuật của Trung-quốc trong một số ngành sản xuất: đặc biệt những ngành có liên quan với quân sự. Nhưng mặt khác xét về thông số kinh tế Trung-quốc vẫn là một nước kém phát triển: 3/4 dân cư làm nông nghiệp, công nghiệp nặng chưa đủ sức trang bị lại cho công nghiệp và nông nghiệp, chỉ tiêu sản xuất công nghiệp tính theo đầu người vẫn thuộc vào loại thấp nhất thế giới, mức sống nhân dân rất thấp v.v…

Những khó khăn của nền kinh tế Trung-quốc có tính chất thường xuyên. Cuộc đấu tranh nội bộ của ban lãnh đạo Trung-quốc, những mâu thuẫn giữa mục đích sô-vanh nước lớn của ban lãnh dạo Trung-quốc với những nhu cầu hiện thực của sự phát triển đời sống xã hội và kinh tế của Trung-quốc hiện nay – đó là những nhân tố đang và sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng phá hoại đối với nền kinh tế Trung-quốc.

Đó là vài nét về tiềm lực kinh tế của chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc.

Còn về tiềm lực quân sự, theo nhận xét của A-bra-nô-vít, phó phụ tá Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, phụ trách về các vấn đề Viễn Đông và Thái-bình-dương thì: các lực lượng vũ trang Trung-quốc, mặc dù quy mô lớn song thiếu các loại vũ khí tối tân, hiện đại. Hiện nay Trung-quốc đang nỗ lực để cải tiến khả năng quân sự của họ.

Ngày nay Trung-quốc đang sản xuất các loại vũ khí hạt nhân, các trang bị ra-đa, các máy bay phản lực ném bom, các tên lửa đạn đạo, xe tăng và các loại vũ khí thông thường.

Nhưng hầu hết trang bị của Trung-quốc đều cũ kỹ được sản xuất cách đây khoảng từ 10 đến 20 năm. Và chỉ gần đây, Trung-quốc mới bắt đầu đi vào các hệ thống vũ khí với các kiểu của Liên-xô hiện có ở Trung-quốc. Về quốc phòng Trung-quốc còn lâu mới đuổi kịp các kỹ thuật tiên tiến.

Chính nhân tố này cũng đã được các giới cầm quyền Mỹ xem xét đến, Mỹ đã đánh giá khả năng quân sự của Trung-quốc và ý thức được rõ ràng với khả năng ấy Trung-quốc không phải là mối lo ngại đối với Mỹ. Bởi vì theo nhận xét của Mỹ, tiềm lực vũ khí hạt nhân tên lửa của Mỹ đã lớn mạnh; ban lãnh dạo Trung-quốc chỉ huênh hoang trên lời nói, nhưng trong thực tế lại tìm cách ngăn cản cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc châu Á. Trung-quốc tuy có một “Biển người” song việc sử dụng khả năng ấy trong cuộc chiến tranh hiện đại không thể là yếu tố tuyệt đối để có thể bỏ qua các yếu tố khác của chiến tranh được. Mỹ cân nhắc nhiều đến việc Trung-quốc bắt đầu sản xuất vũ khí hạt nhân và tên lửa và coi đó là một khả năng đe dọa Mỹ. Tuy nhiên Mỹ vẫn cho rằng trong vòng chục năm tới tiềm năng hạt nhân và tên lửa Trung-quốc sẽ vô cùng nguy hiểm cho Trung-quốc hơn là cho Mỹ.

Với một tiềm lực kinh tế và quân sự như thế thì dĩ nhiên nó chưa thể trở thành cơ sở vững chắc cho việc thực hiện tham vọng sô-vanh, bá quyền, đại cường quốc của bè lũ cầm quyền phản động ở Trung-quốc. Chính những vấn đề này làm cho họ lo lắng và là một mâu thuẫn gay gắt trong quá trình thực hiện tham vọng bá chủ của chúng. Mối lo lắng đó đã thúc đẩy họ tìm kiếm con đường ngắn nhất để giải quyết những vấn đề kinh tế và quân sự – trước hết là những vấn đề quân sự, đang đặt ra cho đất nước. Họ đã dùng những phương thức giả tạo chỉ dựa vào sự nỗ lực của ý chí để bỏ qua hoặc bất chấp mọi quy lụât nhằm tạo ra một sự “kỳ diệu”, tức là thực hiện một bước nhảy vọt từ tình trạng yếu kém đến hùng mạnh.

Mọi người đều biết rằng, nếu Trung-quốc muốn được thừa nhận như một “siêu cường” thì phải giải quyết mâu thuẫn này. Muốn vậy cần phải có nhiều vốn và nền kỹ thuật cao. Trung-quốc chỉ có một con đường “tiến vào” chủ nghĩa tư bản.

Bọn dân tộc chủ nghĩa sô-vanh, bá quyền nước lớn ở Trung-quốc đã không từ mọi thủ đoạn nào để xích gần với đế quốc Mỹ và các đế quốc khác. Chính sách chống Liên-xô, chống các nước xã hội chủ nghĩa, chống phá phong trào cách mạng thế giới, là một phương tiện để thực hiện những nhiệm vụ chiến lược của họ.

Điều đáng quan tâm nhất đồng thời cũng là một chỗ yếu kém nhất của Trung-quồc chính là niềm hy vọng dựa vào viện trợ kinh tế và kỹ thuật của bọn đế quốc nhanh chóng tiến hành hiện đại hóa Trung-quốc, biến nước này thành một cường quốc hàng đầu trên thế giới, để thực hiện những mưu đồ bá quyền theo chủ nghĩa dân tộc nước lớn của họ.

Không nên nghĩ rằng trong quan hệ với Trung-quốc đế quốc Mỹ không cân nhấc tỉ mỉ, tính toán cái lợi và cái hại có thể xảy ra đối với Mỹ. Và trong mối quan hệ Mỹ – Trung này cũng không thể tránh khỏi điều mỗi bên ra sức tranh thủ phần có lợi về mình không thể tránh khỏi sự xung đột về quyền lợi. Nhưng cũng không thể như các học giả phương Tây nhận định rằng “kết quả đứng về mặt quốc gia mà xét thì quan hệ Trung – Mỹ đã đem lại cho Trung-quốc nhiều điểm cơ bản còn Hoa kỳ thì chẳng được gì ngoài lợi ích cá nhân của Ních-xơn là việc trúng cử tổng thống”(1). Nhận xét như thế tạo ra một ảo tưởng dường như trong mối quan hệ tay đôi này chỉ có Trung-quốc mới lợi dụng được Mỹ và dường như Trung-quốc có thể dùng Mỹ để thực hiện chính sách ngoại giao cổ truyền của họ là “tọa sơn quan hổ đấu”.

Đó là một nhận xét phi lo-gích, trái với thực tiễn. Mỗi nước đế quốc, xét về bản chất của nó, không dung hợp với sự tương trợ đối với một nước khác, ngay khi nước đó là một nước đồng loại. Quyền chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chỉ có thề tồn tại và phát triền trên cơ sở đánh gục đối phương của mình. Nguyên tắc thực lực tư bản là nguyên tắc ngự trị trong mối quan hệ giữa chúng với nhau. Chỉ ngây thơ về chính trị mới có ý nghĩ cho rằng đế quốc Mỹ “tận tình giúp đỡ” người bạn Trung-hoa để cho Trung-quốc trở nên hùng mạnh và cho Trung-quốc có thể lợi dụng Mỹ để thực hiện mưu đồ xưng bá của họ. Người ta có thể “nối dáo cho giặc” – như Mỹ đã và đang làm đối với Trung-quốc – nhưng sự “nối dáo” ấy không thể nào vượt quá khuôn khổ để cho tên giặc ấy một ngày nào đó lại trở lại đâm mình. Ngay bản thân ban lãnh đạo Bắc-kinh cũng không phải không ý thức được điều đó.

Tuy nhiên do bản chất phản động của Ban lãnh đạo Bắc-kinh, do không ngừng theo đuổi mục tiêu chính yếu chống Liên-xô – muốn vậy phải phát triển tiềm lực kinh tế, cho nên họ phải ra sức tìm kiếm một lá chắn hạt nhân đáng tin cậy, những tên lửa xuyên lục địa có thể bay tới trước mắt là Mát-xcơ-va, phải tìm kiếm kỹ thuật tiên tiến.

Chính vì vậy mà quan hệ phức tạp của Trung-quốc đối với Mỹ bao gồm một loạt những chính sách cụ thể vừa mang tính chất xung đột, vừa có tính chất thích nghi với Hoa-kỳ. Với mục đích “bá quyền là tất cả”, trong những điều kiện chủ quan và khách quan không thuận lợi, cho nên những người theo chủ nghĩa sô-vanh Trung-quốc có thể sử dụng mọi phương tiện, mọi chính sách miễn sao đạt được mục đích ngông cuồng, phản động của họ. Đối với họ “mèo trắng hay mèo đen đều không quan trọng miễn bắt được chuột là được rồi”. Trong những điều kiện như hiện nay, thứ triết học thực dụng chủ nghĩa ấy đã đẩy chính sách của Trung-quốc theo chiều hướng thích nghi với Hoa-kỳ. Thái độ thù địch với các nước xã hội chủ nghĩa, đối với Liên-xô và đặc biệt cuộc chiến tranh xâm lược của họ đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt – nam gần đây đã chứng minh cho chiều hướng đó.

Và như vậy là chiến lược quốc tế của Trung-quốc với mưu đồ lợi dụng chủ nghĩa đế quốc, nhất là đế quốc Mỹ, trong thực tiễn và về khách quan lại trở thành một bộ phận nằm trong chiến lược của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ nhằm chống Liên-xô, chống các nước xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn, đẩy lùi trận địa cách mạng thế giới. Trung-quốc đang trở thành một công cụ của chủ nghĩa đế quốc.

Một quốc gia như Trung-quốc đang phải đương đầu với những vấn đề như của các quốc gia mới trỗi dậy khác và trong một số khía cạnh nhất định những vấn đề này còn bị đào sâu hơn do quy mô và tính chất phức tạp của các quan hệ quốc tế cũng như sự lạc hậu của nền kinh tế, đặc biệt là nhân tố không ổn định trên sân khấu chính trị nội hộ của Trung-quốc, đã tác động đến chiều hướng lệ thuộc của Bắc-kinh hiện nay vào quỹ đạo chiến lược quốc tế của Oa-sinh-tơn.

Một xã hội với ngót 1 tỷ dân còn đang nằm trong những giai đoạn đầu của một cuộc đấu tranh cho một sự ổn định chính trị, cho việc hiện đại hóa nền kinh tế và biến đổi xã hội, một xã hội như vậy mà trong thời đại ngày nay lại nuôi tham vọng bá quyền bành trướng, thì một chiều hướng như vậy là tất yếu.

III – CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN, BÀNH TRƯỚNG TRUNG-QUỐC VÀ NHỮNG LUẬN ĐIỂM GIẢ DANH CÁCH MẠNG CỦA NÓ

Là một hiện tượng “trái mùa” sinh sau đẻ muộn tiềm lực kinh tế và quân sự hiện thực còn có khoảng cách khá xa với ý đồ đầy tham vọng, chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc phải “sáng tạo” ra những học thuyết này, những “lý luận” khác hòng luận cứ cho những hoạt động của mình, hòng lừa bịp mọi người, tập hợp lực lượng đông đảo về mình, phải đội lốt cách mạng và khoác áo chủ nghĩa Mác-Lênin để phản bội cách mạng, phản bội chủ nghĩa Mác – Lênin.

Chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc hình thành và phát triển trong thời đại tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, khi mà chủ nghĩa Mác-Lênin đã trở thành một hệ tư tưởng có sức hấp dẫn mãnh liệt với những người lao động. Nó ra đời trong khi đã xuất hiện một nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên, trong điều kiện một nhà nước của những người lao động đã tồn tại, trong khi trào lưu cách mạng của thế giới và phong trào cách mạng của nhân dân Trung-quốc phát triển mạnh. Đặc điểm của thời đại này đã tác động tới thủ đoạn thực hiện ý đồ vươn lên làm bá chủ của những người theo chủ nghĩa dân tộc sô-vanh nước lớn của Bắc Kinh: giả danh cách mạng che giấu bằng những khẩu hiệu cách mạng, bằng những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, khoác áo chủ nghĩa Mác – Lênin.

Tính chất của thời đại, tinh thần cách mạng và nguyện vọng chân chính của nhân dân Trung-hoa buộc những kẻ theo chủ nghĩa bá quyền Trung-quốc phải núp dưới những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Từ những tính toán thực dụng phục vụ cho mục tiêu của chủ nghĩa dân tộc sô-vanh, họ đã dựa vào chủ nghĩa Mác-Lênin để rồi giải thích một cách tùy tiện, cắt xén chủ nghĩa Mác – Lênin cho phù hợp với mọi tính toán của họ, che lấp dưới nhãn hiệu chủ nghĩa Mác – Lênin “Trung-quốc hóa”.

Hoàn cảnh khách quan và chủ quan buộc họ phải che giấu mọi tính toán sai trái của họ sau những lời kêu gọi, khẩu hiệu gỉa danh cách mạng và những hành động lừa phỉnh mị dân. Và đến khi những hành động như thế không mang lại cho họ những kết quả mong muốn thì họ lập tức công khai chuyển hướng, đi vào những hành động trắng trợn phản bội.

Chính những đặc điềm này giải thích những mâu thuẫn trong quá trình thực hiện ý đồ của họ. Một mặt họ phải mị dân, đánh lừa nhân dân trong nước và nhân dân thế giới, mặt khác họ không thể nào che giấu được những hành động phản nhân dân, phản cách mạng của họ. Càng lún sâu vào con đường của chủ nghĩa dân tộc, càng bị thất bại thì họ càng hành động trắng trợn và càng bị phơi bày trước nhân dân trong nước và thế giới. Càng bị cô lập và phản đối, mâu thuẫn trong nội bộ họ càng lớn, càng sâu sắc.

Thoạt đầu các nhà lãnh đạo Bắc-kinh đã tung ra cái gọi là thuyết “vùng trung gian”. Trước khi cách mạng Trung-quốc thành công, ngay từ năm 1946, trong cuộc nói chuyện với nữ văn sĩ Mỹ A.L.Strong, người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung-quốc lúc đó đã nói:

“Giữa Mỹ và Liên-xô có một vùng đất rộng lớn bao gồm rất nhiều nước tư bản chủ nghĩa, các nước thuộc địa và nửa thuộc địa ở châu Âu, châu Á và châu Phi. Chừng nào bọn phản động Mỹ chưa thống trị được các nước này, thì chừng đó chưa thể nói gì đến chuyện Mỹ tấn công vào Liên-xô”.

Luận điểm về “vùng trung gian” này lại được nhắc đến năm 1963. Khi nói đến những mâu thuẫn của thời đại những người cầm đầu Đảng Cộng sản Trung-quốc lúc đó đã cho mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc Mỹ và “vùng trung gian” chứ không phải là mâu thuẫn giữa hai hệ thống xã hội đối lập. Họ coi lực lượng chủ yếu đối lập với chủ nghĩa đế quốc Mỹ là lực lượng của “vùng trung gian” chứ không phải là lực lượng của phe xã hội chủ nghĩa.

Thuyết “vùng trung gian” này không phân biệt các nước trong vùng đó trên cơ sở phân tích giai cấp. Họ nhập cục các nước đế quốc chủ nghĩa như Anh, Tây Đức, Nhật v.v… với các nước mới giành độc lập, đang phát triển. Mặt khác theo thuyết này thì “vùng trung gian” bao gồm “toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa, trừ Mỹ” (Tạp chí Hồng-kỳ, 1963, số 3 – 4). Như vậy có nghĩa là những nước đế quốc và thuộc đia, những nước tiến bộ với những nước theo chủ nghĩa chủng tộc vô cùng phản động ở châu Phi, những chính quyền phản nhân dân ở châu Mỹ la-tinh, những nước phát-xít trước đây như Tây-ban-nha và Bồ-đào-nha v.v.. đều được đặt ngang bằng như nhau, như những đồng minh của nhau.

Năm 1964, thuyết “vùng trung gian” lại được bổ sung, hoàn chỉnh thêm. Nhân cuộc đấu tranh chống Mỹ ở Pa-na-ma, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung-quốc ra tuyên bố và kêu gọi “thành lập mặt trận thống nhất rộng rãi nhất đấu tranh chống chính sách xâm lược và chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc Mỹ” (Nhân dân nhật báo – 13-1-1964) “Mặt trận thống nhất” này tập hợp các nước xã hội chủ nghĩa và các nước thuộc “vùng trung gian”. Nhân dân nhật báo ngày 21-1964 viết: “Vùng trung gian rộng lớn này gồm hai bộ phận: bộ phận thứ nhất gồm các nước độc lập và đấu tranh giành độc lập ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ la-tinh, bộ phận này có thề gọi là vùng trung gian thứ nhất. Bộ phận thứ hai gồm toàn bộ Tây Âu, châu Đại Dương, Ca-na-đa và các nước tư bản chủ nghĩa khác. Bộ phận này có thể gọi là vùng trung gian thứ hai”. Ở đây các nước xã hội chủ nghĩa được xếp như nhau, cùng dựa trên một cơ sở họ đều là những nước “muốn thoát khỏi ách kiểm soát của nước Mỹ” (Nhân dân nhật báo, ngày 21-1-1964).

Như vậy là theo thuyết này, sự phát triển của thế giới là do cuộc đấu tranh giành bá quyền quyết định, rằng trong cuộc đấu tranh này, người ta còn có thể tập hợp tất cả thế giới tư bản chủ nghĩa còn lại để đánh đổ sự bá quyền của Mỹ.

Thuyết “vùng trung gian” lại được bổ sung, được hoàn chỉnh hơn nữa sau “cách mạng văn hóa vĩ đại” nhằm làm cho thuyết đó phục vụ trực tiếp hơn cho mục đích bá quyền của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung-quốc, nhằm biện hộ cho sự xích lại gần hơn nữa với chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc.

Việc đầu tiên lúc này là phải “luận cứ” cho việc phân tích kẻ thù chủ yếu của họ. Họ bắt đầu dùng thuật ngữ “chủ nghĩa đế quốc – xã hội”. Theo họ thứ “chủ nghĩa đế quốc – xã hội” này nguy hiểm hơn chủ nghĩa đế quốc Mỹ bởi vì Mỹ là thứ chủ nghĩa đế quốc đã “già nua” là thứ chủ nghĩa đế quốc “thông thường” “giãy chết”! Như thế là đế quốc Mỹ nghiễm nhiên không phải là kẻ thù nguy hiểm nhất của Bắc-kinh nữa? Nếu Mỹ không phải là kẻ thù chủ yếu nữa thì vấn đề bình thường hóa quan hệ với nó là một vấn đề có thể và hợp với lô-gích.

Đó là bản chất thực dụng của những “thuyết” của họ. Nhờ thuyết này mà Bắc-kinh hoạt động theo một đồ thức sau đây:

– Trên con đường xác lập sự bá quyền của mình, Trung-quốc gặp hai cường quốc đổi thủ: Mỹ và Liên-xô.

– “Vùng trung gian” gồm những nước đối lập với hai cường quốc ấy.

– Cần phải liên minh với bất cứ lực lượng nào nếu như lực lượng đó chống lại hai cường quốc trên.

– Trong cuộc đấu tranh chống hai cường quốc này, cần phải áp dụng phương pháp phân tích để tìm ra kẻ thủ chủ yếu, từ đó mà tập trung lực lượng, liên minh với kẻ thù thứ yếu quật ngã kẻ thù chủ yếu. Cần phải đánh đổ Liên-xô. Cần phải trung lập hóa Mỹ và sau đó gần gũi với nó, liên minh với nó.

Thực chất của cái gọi là thuyết “vùng trung gian” là như thế.

Nhưng chủ nghĩa thực dụng không dừng lại ở thuyết “vùng trung gian”. Nó cần phải biến dạng và thực tế nó đã biến dạng để phục vụ cho mục đích bá quyền trong những điều kiện chủ quan và khách quan mới. Thuyết “vùng trung gian” đã trở thành “thuyết nước trung bình và nước nhỏ”. Sự phân tích, sắp xếp lực lượng thực dụng chủ nghĩa này cũng là nhằm tập hợp các nước nhỏ và trung bình-không cần biết chế độ xã hội chính trị của nước đó là gì, để đấu tranh chống “hai siêu cường” phục vụ cho chủ nghĩa bá quyền của Trung quốc.

Tiếp đó, vào tháng 2 năm 1974, trong khi nói chuyện với Hu-a-ri Bu-mê-điên, người đứng đầu Nhà nước Trung-hoa nói: “Theo tôi, Mỹ và Liên-xô là thế giới thứ nhất: phái trung gian là Nhật-bản, châu Âu và Ca-na-đa, đó là thế giới thứ hai… Thế giới thứ ba có dân số rất đông, trừ Nhật-bản ra, châu Á thuộc về thế giới thứ ba, toàn bộ châu Phi thuộc về thế giới thứ ba. Châu Mỹ la-tinh cũng là ở trong thế giới thứ ba. (Nhân dân nhật báo, ngày 1-11-1977).

Trong khóa họp thứ IV của [Đại] Hội đồng Liên hợp quốc, tháng 4 năm 1974, Đặng-tiểu-Bình tuyên bố, rằng trong tình hình có những biến động lớn lao “các lực lượng chính trị trên thế giới” đã “trải qua một sự phân hóa sâu sắc và sắp xếp lại”. Khi nói đến sự sắp xếp lại lực lượng ấy, Đặng-Tiểu-Bình đã lại viện đến thuyết “các vùng trung gian”. Cái khác lần này là từ “thế giới” được thay thế cho từ ~ “vùng”.

Sau khi tuyên bồ rằng phe xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại nữa, các “nhà lý luận” Bắc-kinh bèn phác ra một bức tranh mới về thế giới. Liên-xô và Mỹ nằm trong “thế giới thứ nhất”. Các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa còn lại thuộc về “thế giới thứ hai”.

Đối với những nhà lý luận về “ba thế giới” thì: “Các nước và nhân dân thuộc thế giới thứ ba là quân chủ lực chống đế quốc, thực dân và bá quyền”. Đối với họ không còn phe xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân nữa.

Theo lý luận này thì Trung-quốc không còn nằm trong phe xã hội chủ nghĩa nữa mà thuộc về thế giới thứ ba.

Đây lại là một bước mới của các nhà lãnh đạo Trung-quốc trong việc xác định sự phân bố lực lượng trên vũ đài quốc tế. Cứ theo cái sơ đồ của họ thì “mặt trận thống nhất” chống hai siêu cường” chẳng những chỉ bao gồm các nước tư bản chủ nghĩa, các nước đang phát triển mà cả các nước xã hội chủ nghĩa nữa. Đây cũng lại là một mưu toan nữa định phá vỡ sự thống nhất của sự hợp tác xã hội chủ nghĩa.

Lý luận “ba thế giới” phủ nhận chủ nghĩa xã hội với tư cách là một hệ thống xã hội. Thứ lý luận này phản ánh những quan điểm phản động của các nhà “sáng tạo” ra thứ lý luận ấy, phá hoại về tổ chức đội ngũ của phong trào giải phóng dân tộc.

Trước đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Trung-quốc, đường lối quốc tế của ban lãnh đạo Trung-quốc xác định: thế giới thù địch gồm có Mỹ và Liên-xô. Nhưng đến đại hội X của Đảng Cộng sản Trung-quốc, họ lại đi thêm một bước mới: từ cuộc đấu tranh trên hai mặt trận (chống hai siêu cường”) họ chuyển sang chống toàn bộ khối cộng đồng xã hội chủ nghĩa. Nếu trong những năm 1960, Ban lãnh đạo Trung-quốc tiến hành cuộc đấu tranh chống Liên-xô với khẩu hiệu “đấu tranh chống đế quốc Mỹ và đồng lõa” (ám chỉ Liên-xô) thì bây giờ Liên-xô bị coi là “kẻ thù số 1”.

Vậy là từ lý luận “ba thế giới” mà đi tới bớt kẻ thù. Trong thực tiễn, kết quả là Liên-xô được coi là kẻ thù chủ yếu, số 1. Thứ “lý luận” này nhằm che đậy cho chính sách xích gần lại với chủ nghĩa đế quốc nhất là đế quốc Mỹ. Năm 1972 là năm đánh dấu bước ngoặt căn bản trong chính sách đối ngoại của Ban lãnh đạo Trung-quốc: Đặt quan hệ ngoại giao với Nhật (9-1972) với Cộng hòa liên bang Đức (2-1972) là chuyến đi thăm Trung-quốc của Ních-xơn. Bắc-kinh câu kết với khối Na-tô, với khối thị trường chung châu Âu, với những lực lượng phục thù và phản động nhất ở các nước Tây Âu.

“Thế giới thứ ba” được Bắc-kinh quan niệm là “quân chủ lực chống đế quốc, thực dân và bá quyền”, “Trung-quốc thuộc về thế giới thứ ba”.

Dưới chiêu bài đấu tranh chống “bá quyền của hai siêu cường”, Trung-quốc mưu toan cầm đầu thế giới thứ ba, tập hợp các lực lượng ở các nước đang phát triển ở các nước “nhỏ và trung bình”.

Để đạt mục đích bá quyền trong “thế giới thứ ba”, Ban lãnh đạo Bắc-kinh đã ra sức lợi dụng những xu hướng quốc gia trong đó có những xu hướng chủng tộc, những quan niệm lạc hậu tiểu tư sản chưa chín muồi về chủ nghĩa xã hội trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mỹ la-tinh. Đồng thời Ban lãnh đạo Bắc-kinh cũng ra sức lợi dụng những ảo tưởng nhất định nào đó đối với đường lối của họ trong hàng ngũ một số nhà hoạt động của phong trào giải phóng dân tộc. Ảo tưởng này nảy sinh ra do những thành tựu nhất định về kinh tế của Trung-quốc đã đạt được trong khoảng 10 năm đầu tiên nhờ sự giúp đỡ của Liên-xô, lại được những tên phản bội thổi phồng thêm những cái gọi là “mô hình Trung-quốc”, “Chủ nghĩa xã hội Trung-quốc” là mẫu mực cao hơn so với “mô hình Liên-xô” về chủ nghĩa xã hội và so với kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu v.v…

Nhưng trong “đạo quân chủ lực” này, Bắc-kinh đã nắm được những ai? Ở châu Á chỉ là bè lũ Pôn Pốt – Iêng Xa-ri, ở châu Phi là tên tổng thống Nu-mê-ri chống cộng khét tiếng, ở cái gọi là F.L.M.A chống lại cách mạng Ăng-gô-la, ở chế độ phân biệt chủng tộc Nam Phi. Còn ở châu Mỹ la-tinh thì đó là tên đao phủ Pi-nô-chê.

Liên minh với chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản động thế giới, chống Liên-xô, chống các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng – nhằm mục đích bá quyền, đó là thực chất của chiến lược quốc tế của ban lãnh đạo Trung-quốc dựa trên cơ sở lý luận “ba thế giới”.

Điều đáng chú ý là lý luận ấy giờ đây được vận dụng vào thực tiễn trắng trợn hơn, phản động hơn, theo chiều hướng câu kết với chủ nghĩa đế quốc Mỹ ngày càng chặt chẽ hơn. Brê-din-xki, cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ Ca-tơ nói: “Mỹ có nhiều điểm thống nhất với Trung-quốc. Những điểm thống nhất là căn bản, chủ yếu, còn những điểm không thống nhất là những điểm chi tiết”.

Sự câu kết với chủ nghĩa đế quốc Mỹ đã chuyển sang trình độ mới.

Ở châu Phi, Trung-quốc đã ủng hộ, giúp đỡ Xô-ma-li chống lại cách mạng Ê-li-ô-pi-a, đáp ứng sự mong mỏi của Mỹ, Bắc-kinh trắng trợn viện trợ cho Mô-bu-tu, tay sai của Mỹ và khối Na-tô.

Ở Trung Cận Đông, Bắc-kinh hoan nghênh sự phản bội của Xa-đát, tổng thống Ai-cập, coi Xa-đát là anh hùng khi Xa-đát tự tách ra khỏi phong trào các nước Ả-rập để đàm phán riêng rẽ với I-xra-en.

Ở châu Á, hành động bỉ ổi nhất là sự chống phá cách mạng Việt-nam, giúp đỡ bọn Pôn Pốt – Iêng Xa-ri xâm phạm lãnh thổ Việt-nam, tạo ra cái gọi là “nạn kiều” để cắt viện trợ đối với Việt-nam v.v… và gần đây nhất là cuộc chiến tranh xâm lược nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt-nam.

Tóm lại, để thực hiện tham vọng bá quyền, bành trướng nước lớn, do thực chất phản động và phi lý của nó, tập đoàn phản động trong giới cầm quyền ở Bắc-kinh đã phải tung ra mọi thứ lý lẽ thực dụng chủ nghĩa, giả danh cách mạng. Dù là thuyết “vùng trung gian”, “nước nhỏ, nước trung bình” cho đến “ba thế giới”, tất cả chỉ nhằm lừa bịp dư luận, biện minh cho những mưu đồ phản cách mạng, tập hợp mọi lực lượng phản động, liên minh với đế quốc Mỹ, Nhật-bản và Tây Âu để chống Liên-xô, chống phá phong trào cách mạng thế giới, kể cả phong trào cách mạng của nhân dân Trung-quốc. Và cũng vì mưu đồ cực kỳ phản động ấy, thuyết “ba thế giới” còn thay đổi màu sắc, mang những nội dung và từ ngữ mới, nhưng cơ bản vẫn nhằm phục vụ cho mục đích của tập đoàn phản động trong giới cầm quyền ở Bắc-kinh: bá quyền là tất cả!

IV – “BỐN HIỆN ĐẠI HÓA” VÀ ẢO TƯỞNG XÂY DỰNG TIỀM LỰC KINH TẾ, QUÂN SỰ CỦA CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN, BÀNH TRƯỚNG TRUNG-QUỐC

Đại hội XI của Đảng Cộng sản Trung-quốc đã thông qua mục tiêu chiến lược nhằm thực hiện “bốn hiện đại hóa” và biến Trung-quốc đến cuối thế kỷ này, thành một cường quốc có nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng, khoa học kỹ thuật hiện đại. Mục tiêu này hoàn toàn phụ thuộc vào tham vọng bá quyền, tham vọng đại cường quốc của các nhà lãnh đạo Bắc-kinh.

Vấn đề này không có gì là mới mẻ. Ngay từ năm 1956 người ta đã ấn định mục tiêu: “Vượt Hoa-kỳ trên lĩnh vực kinh tế trong khoảng 50 – 60 năm”. Tiếp đó năm 1958 tại phiên họp của Hội nghị Nhà nước cấp cao vào tháng 1, người lãnh đạo của Nhà nước Trung-quốc đã phát biểu ý kiến như sau: “Như 7 – 8 năm gần đây cho thấy ở dân tộc ta đã xuất hiện các triển vọng. Năm ngoái là năm đầy hy vọng nhất. Những khẩu hiệu như “trong vòng 15 năm đuổi kịp nước Anh về việc sản xuất thép và các loại sản phẩm công nghiệp tối quan trọng khác… Tinh thần hăng hái của quần chúng rất cao. Cái đó tạo ra lòng tin rằng chúng ta có thể đuổi kịp nước Anh trong vòng 15 năm”.

Các nhà lãnh đạo Trung-quốc đã xây dựng thành một thứ “lịch” phát triển kinh tế Trung-quốc mà những giai đoạn chủ yếu là từng thời kỳ “một năm, ba năm và hai mươi ba năm”. Năm thứ nhất dành cho “những bước thắng lợi đầu tiên”, sau ba năm những thành tích giành được ắt phải “to lớn” và trong thời gian 23 năm còn lại, trước khi thế kỷ này kết thúc, Trung-quốc phải thực hiện cho kỳ được kế hoạch “bốn hiện đại hóa” là kế hoạch có nhiệm vụ “đưa Trung-quốc lên hàng siêu cường”.

Người ta đã ấn định những chỉ tiêu cụ thể nhằm biến Trung-quốc thành một cường quốc, nhằm “đuổi kịp và vượt các nước tư bản phát triển nhất” về sản xuất các loại sản phẩm công nghiệp chủ yếu cũng như tiến kịp hoặc vượt trình độ tiên tiến của thế giới về các chỉ tiêu kỹ thuật kinh tế và sản lượng nông nghiệp tính theo một héc-ta.

Người ta dự định trong kế hoạch 10 năm (1976 – 1985) giá trị sản lượng công nghiệp sẽ tăng trung bình hàng năm là 10%, tăng khối lượng sản xuất các loại sản phẩm công nghiệp chủ yếu ngang với khối lượng sản phẩm đã sản xuất ra trong vòng 28 năm về trước, còn khối lượng vốn đầu tư sẽ ngang bằng tổng số vốn đầu tư từ ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung-hoa tới nay. Đến năm 1965, Trung-quốc phải phấn đấu trở thành một trong những nước đứng hàng đầu thế giới về sản lượng thép, gang, than đá, dầu hỏa và điện lực. Phải đạt sản lượng 60 triệu tấn thép.

Trong vòng 10 năm, sản lượng nông nghiệp hàng năm phải tăng lên 4 – 5%, hơn 85% công việc chủ yếu trong nông nghiệp sẽ được cơ giới hóa. Tổng sản lượng ngũ cốc sẽ đạt tới 400 triệu tấn v.v…

Triển vọng của việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế để tiến lên hàng “siêu cường” của các nhà lãnh đạo Bắc-kinh sẽ như thế nào? Nó có phải là một kế hoạch hiện thực? Đâu là thực chất của kế hoạch đầy tham vọng này?

Nền kinh tế Trung-quốc hiện nay vẫn là một nền kinh tế lạc hậu. Nếu xét về tổng thu nhập quốc dân tính theo đầu người thì Trung-quốc còn kém Mỹ khoảng 30 lần, kém Nhật 10 lần, kém Thổ-nhĩ-kỳ 5 lần và kém nước Cộng hòa dân chủ nhân dân An-giê-ri tới 2 lần(1). Trung-quốc không có cơ sở gì để đến cuối thế kỷ này có thể đuổi kịp và vượt được các nước tiên tiến trên thế giới, bởi vì Trung-quốc còn khá lạc hậu trong việc sản xuất nhiều loại sản phẩm chủ yếu của ngành chế tạo máy móc, hóa học v.v… nói chung là những ngành công nghiệp cơ sở. Nhiều nhà kinh tế cho rằng ngày nay khó có thể xác định được trình độ phát triển và mức độ sản xuất có thể đạt tới của các nước tư bản phát triển nhất vào cuối thế kỷ này để làm căn cứ tính toán và nhận định về kế hoạch phát triển kinh tế của ban lãnh đạo Trung-quốc không tưởng đến mức nào. Điều có thể làm cho mọi người dễ dàng đánh giá hơn về kế hoạch đầy tham vọng này là hãy so sánh để xem Trung-quốc phải nỗ lực như thế nào và có thể nỗ lực được không để đến năm 2000 có thể vươn tới trình độ phát triển kinh tế của Liên-xô trong năm 1977.

Tên sản phẩm Đơn vị tính Sản lượng năm 1977 của Liên-xô Sản lượng năm 1977 của Trung-quốc Trung-quốc phải phát triển kinh tế với nhịp độ như thế nào để năm 2.000 đuổi kịp mức của Liên-xô năm 1977 (%)
Điện Tỷ kw giờ 1.150 120 10,3
Than đá Triệu tấn 722 380 2,9
Thép 147 23 8,4
Dầu hỏa 546 85 8,4
Xi – măng 127 39 5,3
Phân hóa học 97 32 50
Ô-tô Ngh/chiếc 2.088 90 14,7
Máy kéo 15 mã lực ngh/chiếc 3.027 80 Khoảng 30,
Vải Tỷ mét 10.4 8 1,2

Từ những số liệu đó có thể thấy rằng nếu với điều kiện hết sức thuận lợi thì giỏi lắm đến cuối thế kỷ này Trung-quốc cũng mới chỉ đạt mức sản xuất của Liên-xô năm 1977 về các sản phẩm như: than đá, xi-măng, phân hóa học, vải. Còn về các sản phẩm khác thì khó lòng mà có thể đạt tới, bởi vì muốn thế phải tăng nhịp độ sản xuất hàng năm khoảng 10% trong vòng hơn hai chục năm liền. Sản lượng máy kéo và ôtô so với Liên-xô năm 1977 thật khó mà đạt được. Ấy là không nói đến các chỉ tiêu về kinh tế – kỹ thuật mà Trung-quốc cũng định vượt. Đây là một điều hết sức không tưởng.

Trên đây là nói đến khả năng đuổi kịp mức sản xuất của Liên-xô về than đá, xi-măng, phân hóa học, vải năm 1977 nếu như hoạt động kinh tế được tiến hành trong những điều kiện thuận lợi. Đây cũng là một vấn đề khó khăn đối với tình hình nội bộ của Trung-quốc. Mâu thuẫn gay gắt và cuộc đấu tranh trong nội bộ giới cầm quyền Trung-quốc chính là một trong những nguyên nhân gây khó khăn thường xuyên cho nền kinh tế Trung-quốc.

Tình hình này làm cho mọi người phải đặt ra câu hỏi: đâu là thực chất của kế hoạch phát triển kinh tế của ban lãnh đạo Trung-quốc hiện nay?

Trên thực tế, nội dung báo cáo của Hoa-Quốc-Phong cũng như những nội dung tài liệu của Đại hội XI của Đảng Cộng sản Trung-quốc đều cùng chứa đựng những lời tuyên bố chung chung về sự phát triển sản xuất và kêu gọi “chăm lo đến đời sống của người lao động”. Tình hình thực tế đời sống của nhân dân Trung-quốc đến nay vẫn không được cải thiện nhiều so với những năm đầu của chính quyền cách mạng, thậm chí còn có những bước thụt lùi. Tuy nhiên, về bản chất kế hoạch “đuổi kịp và vượt các nước tiên tiến” về kinh tế và khoa học kỹ thuật này lại đi ngược với nguyện vọng của nhân dân lao động Trung-quốc.

Lợi dụng lòng tự hào dân tộc của nhân dân và nguyện vọng chính đáng của họ muốn thoát khỏi tình trạng lạc hậu về kinh tế, những nhà lãnh đạo Bắc-kinh đưa ra kế hoạch “bốn hiện đại hóa” chính là nhằm giải quyết mâu thuẫn trong quá trình thực hiện ý đồ bá quyền, bành trướng của họ: mâu thuẫn giữa tham vọng ngông cuồng với thực lực còn yếu kém.

Trong thời đại ngày nay, trước sức mạnh của phong trào cách mạng thế giới, đồng thời cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật, những người theo chủ nghĩa bá quyền Trung-quốc đã nhận ra rằng chỉ với số dân đông, “biển người” không thề thực hiện được chủ nghĩa bá quyền. Cần phải có những tiềm lực kinh tế mạnh mẽ để sử dụng khối người đông đảo ấy vào mục đích bá quyền. Với quan điểm “súng đẻ ra chính quyền”, “súng đẻ ra đảng” v.v…, với quan điểm sùng bái bạo lực, thuyết bạo lực, chiến tranh là vạn năng, quá trình thực hiện tham vọng bá quyền của ban lãnh đạo Bắc-kinh tất yếu phải là quá trình không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh bạo lực.

Sự sùng bái đối với sức mạnh quân sự đã làm cho các giới lãnh đạo chóp bu ở Trung-quốc bằng mọi cách đòi phải tiếp tục tăng thêm tiền của để gia tăng tiềm lực quân sự, “hiện đại hóa quốc phòng”.

Địa vị ưu thế của các nhà quân sự là nét đặc trưng trong toàn bộ các mặt cơ cấu và chức năng của xã hội và Nhà nước Trung-quốc hiện nay. Quân nhân là người tiêu biểu cho “vô sản cách mạng” trong chính quyền, bởi vì nó có những đặc quyền của người mang “chuyên chính vô sản”. Trên đất nước Trung-quốc, dưới ngọn cờ của cái gọi là “cách mạng văn hóa” đã thiết lập nền chuyên chính quân sự – quan liêu. Trong số 279 ủy viên chính thức và dự khuyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung-quốc được bầu tại Đại hội IX thì 145 ủy viên (gần 53%) là quân nhân. Trong Bộ chính trị thì 15 trong số 25 ủy viên là quân nhân.

Với quan điểm có quân đội là có tất cả, với việc thiết lập sự kiểm soát quân sự đối với đời sống chính tri, xã hội và kinh tế của đất nước như trên thì thực chất của những kế hoạch “đuổi kịp và vượt các nước tiên tiến” vào cuối thế kỷ này là nhằm “hiện đại hóa quốc phòng”, củng cố công cụ bạo lực để thực hiện tham vọng bá quyền nước lớn.

Sự thật về thực lực quân sự của Trung-quốc và đặc biệt là sự thật về việc thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt-nam vừa qua đã nói lên rằng: để thực hiện tham vọng bá quyền của mình thì công cụ bạo lực còn xa mới có thề đáp ứng được. Georges Tan eng Bok thuộc trung tâm nghiên cứu chính sách đối ngoại đã viết trong tạp chí Defense Nationale tháng 6-1978 những nhận xét về nền quốc phòng Trung-quốc như sau: “Tiềm năng quân sự của Trung-quốc, tuy một số mặt nào đó đáng kể về số lượng, nhưng hiện nay đã lạc hậu…”. “…Nền quốc phòng Trung-quốc tỏ ra không thích ứng lắm với các yêu cầu hiện nay của chiến tranh hiện đại. Lực lượng quy ước tuy có lớn về số lượng tuyệt đối, nhưng nếu xét về tổ chức và trang bị thì lại lạc hậu mất một cuộc chiến tranh. Lực lượng ngăn đe hạt nhân có tạm thời làm nhẹ bớt những thiếu sót của lực lượng quy ước. Tuy vậy, sức mạnh công kích của Trung-quốc chưa bao giờ đạt tới mức đáng tin vừa đủ”. Còn về hậu cần thì “hậu cần Trung-quốc lại đặc biệt yếu kém… Tuy Trung-quốc có những kho dự trữ phân tán, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn về tiếp tế nếu chiến tranh nổ ra. Hệ thống vận chuyển chủ yếu trông vào mạng đường xá và xe lửa do đó dễ bị không quân tấn công cắt đứt.

Tóm lại cần phải hiện đại hóa quân đội với những nhu cầu rất lớn về trang bị hiện đại. Có những giải pháp gì để thực hiện? Một là có thể mua ở nước ngoài, hai là phải đẩy mạnh sản xuất ở trong nước. Mua của nước ngoài cho phép có thể nhanh chóng có được một số trang bị hiện đại tối thiểu. Nhưng đó chỉ là cùng kế vì sẽ bị lệ thuộc vào bên ngoài. Cho nên cần phải phát triền mạnh mẽ nền công nghiệp ở trong nước.

Nhưng dù giải pháp nào cũng cần phải có tiền. Dù có gạt bỏ được các trở ngại chính trị và thương mại đối với việc mua trang bị của phương Tây đi nữa thì Trung-quốc cũng gặp nhiều khó khăn về tài chính. Sự phát triển công nghiệp sản xuất vũ khí trong nước, dù có gạt bỏ được những khó khăn hiện nay, cũng đòi hỏi phải có thiết bị, nguyên liệu v.v… nghĩa là cũng cần phải có tiền.

Tất cả những điều đó nói lên rằng, cái gọi là kế hoạch “bốn hiện đại hóa trước hết chỉ là một kế hoạch kinh tế đầy ảo tưởng, không xuất phát từ điều kiện thực tế và quy luật phát triển kinh tế mà lại xuất phát từ nguyện vọng chủ quan muốn tạo ra trong một sớm một chiều những thủ đoạn để thực hiện tham vọng bá quyền, bành trướng nước lớn.

Nhưng dù cho trong nội bộ tập đoàn phản động cầm quyền ở Bắc-kinh có ít nhiều nhận ra được tính chất không tưởng của kế hoạch này và có những điều chỉnh những bước đi này nọ, trong khi vẫn giữ mục đích cơ bản là phục vụ cho chủ nghĩa bá quyền, bành trướng, nó không thể nào che lấp được bản chất chính trị phản động của cái gọi là “bốn hiện đại hóa” này. Bởi vì kế hoạch đó đi ngược lại quyền lợi nguyện vọng của những người dân Trung-quốc trung thực. Kế hoạch đó chẳng qua cũng chỉ là cuộc “đại nhảy vọt” lần thứ hai nhằm cưỡng bức lao động bòn rút sản phẩm thặng dư (và thậm chí cả một phần sản phẩm tất yếu nữa) của nhân dân lao động Trung-quốc để phát triền tổ hợp quân sự – công nghiệp, mau chóng hiện đại hóa quân đội làm công cụ phục vụ cho mục đích bá quyền, bành trướng của bộ máy cầm quyền quan liêu quân phiệt.

Đó là một kế hoạch chủ yếu nhằm quân sự hóa nền kinh tế quốc dân mà hậu quả nặng nề của nó – cũng như cuộc “đại nhảy vọt” những năm xưa, sẽ trút lên vai người dân lao động Trung-quốc.

*

* *

Dù được che đậy như thế não, chủ nghĩa bá quyền bành trướng Trung-quốc ngày càng bộc lộ trắng trợn tính chất phản nhân dân, phản bội chủ nghĩa xã hội của nó nhằm ra sức thực hiện tham vọng bá chủ của Trung-quốc trên thế giới. Cốt lõi của chiến lược quốc tế của thế lực phản động ở Trung-quốc là chủ nghĩa dân tộc, sô-vanh nước lớn. Nó được xây dựng trên cơ sở nước Trung-hoa là “trung tâm của thế giới”.

Dựa vào truyền thống tâm lý xã hội lạc hậu đó, cánh theo chủ nghĩa dân tộc trong Đảng Cộng sản Trung-quốc đã từng bước gạt bỏ những phần tử quốc tế chủ nghĩa trong Đảng, dần dần nắm được thực quyền trong Đảng và thi hành đường lối quốc tế dân tộc chủ nghĩa, bá quyền nước lớn.

Đường lối chiến lược đầy tham vọng dân tộc chủ nghĩa, sô-vanh nước lớn bá chủ thế giới của bọn theo chủ nghĩa dân tộc ở Bắc-kinh đã công khai biểu hiện trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại.

Trong chính sách đối nội, họ bắt đầu từ việc thổi phồng vai trò những đặc điểm dân tộc và lớn tiếng tuyên truyền về “con đường Trung-quốc” “mô hình Trung-quốc”, áp dụng những chính sách phiêu lưu, duy ý chí đầy tham vọng bá quyền để rồi cuối cùng xác lập chế độ độc tài của nhóm quan liêu quân phiệt, phá hoại những thành quả xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động.

Sự phản hội những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội ở trong nước đã đề ra đường lối điên cuồng chống Liên-xô, chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. Hai nhân tố này liên hệ mật thiết với nhau, quy định, ràng buộc lẫn nhau. Đường lối quốc tế phản bội chủ nghĩa xã hội khi được đem ra thực hiện lại liên tục giáng hết đòn này đến đòn khác vào vị trí của chủ nghĩa xã hội ở ngay trên đất Trung-quốc.

Trong quan hệ quốc tế đường lối quốc tế dân tộc sô-vanh, bá quyền bắt đầu từ chỗ tuyên bố “kim chỉ nam tư tưởng” của Đảng Cộng sản Trung-quốc là nguyên tắc “kết hợp chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-lê-nin với thực tiễn cụ thể của cách mạng Trung-quốc”. Nhưng về thực chất họ gạt bỏ học thuyết Mác-Lê-nin và tuyên bố “tư tưởng Mao-trạch-Đông” là “giai đoạn mới”, “giai đoạn cao nhất của sự phát triển tư duy con người” và kêu gọi “cắm ngọn cờ tư tưởng Mao-trạch-đông trên trái đất”.

Tham vọng bá quyền được bộc lộ công khai ở những hoạt động chống Liên-xô, chống phá, chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa; câu kết với các lực lượng đế quốc chủ nghĩa, phản bội lại quyền lợi của giai cấp công nhân; hoạt động chia rẽ trong phong trào cộng sản quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc; công khai câu kết với những lực lượng phản động nhất.

Cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng Bắc-kinh đối với nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt-nam gần đây đánh dấu một giai đoạn mới trên con đường phản bội nhằm thực hiện chủ nghĩa dân tộc, bá quyền nước lớn của tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc-kinh.

Nhưng trên bước đường thực hiện đường lối dân tộc chủ nghĩa bá quyền ấy, bọn theo chủ nghĩa dân tộc ở Bắc-kinh không phải không có những khó khăn và những thất bại. Chính trong những thất bại ấy những phần tử sô-vanh nước lớn ở Bắc-kinh đang ra sức tìm kiếm mọi thủ đoạn, mọi phương tiện hiện nay là việc “bốn hiện đại hóa” mà chủ yếu là nhằm hiện đại hóa quân đội, quân sự hóa nền kinh tế quốc dân, để thực hiện khát vọng bá quyền của chúng.

Chiến lược quốc tế đầy tham vọng dân tộc chủ nghĩa, sô-vanh nước lớn, bá chủ thế giới là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động, chủ trương đối nội cũng như đối ngoại của giới cầm quyền Bắc-kinh từ trước đến nay.

PHẦN BA

CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN, BÀNH TRƯỚNG TRUNG-QUỐC

ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM CHÂU Á

Thực hiện chủ nghĩa bá quyền, bành trướng sinh ra từ một đất nước có diện tích rộng đứng vào loại các nước lớn nhất trên thế giới, nhưng lại có số dân đông nhất và chiếm trên một phần năm dân số thế giới, những người theo chủ nghĩa sô-vanh Trung-quốc ôm ấp- mộng thu phục toàn thể nhân dân thế giới dưới quyền của họ.

Nhưng mộng tưởng ấy mâu thuẫn sâu sắc với khả năng thật sự có hạn “đáng bực mình” của Trung-quốc.

Là một nước vốn bị trì trệ kéo dài hàng hai mươi thế kỷ trong chế độ phong kiến tập quyền hà khắc, Trung-quốc lại là nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến, đi sau các nước tư bản phát triển hàng mấy trăm năm.

Tham vọng chiếm địa vị độc tôn của người Trung-hoa đối với thế giới ngày nay đã và đang trở thành tấn bi kịch và thảm kịch đối với nhân dân Trung-quốc hàng nửa thế kỷ nay.

Những người mang nặng đầu óc dân tộc nước lớn dù sao cũng đã ý thức được rằng, để vượt lên ngang hàng với các nước có sức mạnh về kinh tế, quân sự hiện nay còn là một vấn đề khó khăn không thể bỗng nhiên thực hiện được. Nhưng vốn nhiễm sâu trong những tính toán bá quyền nước lớn, những lực lượng phản động của Trung-quốc vẫn tìm mọi mưu mô để vươn lên vị trí ấy. Những lực lượng phản động Trung-quốc vẫn xem việc làm bá chủ thế giới là mục tiêu cơ bản và lâu dài. Nhưng trước mắt chúng tính toán đối với những khu vực có hạn hơn trên thế giới để có thể đáp ứng được bước đi của chúng.

Ngày nay, trên thế giới, những biến động thực tế là sự phát triển đi lên của ba dòng thác cách mạng. Chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ đang ngày càng lún sâu trong mọi mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ đế quốc chủ nghĩa không thể khắc phục được. Nhưng theo tính toán của chủ nghĩa bá quyền Trung-quốc thì trở ngại lớn nhất trên đường phát triển của họ là Liên-xô và Mỹ, và Liên-xô lại là kẻ thù số 1. Theo họ, Liên-xô án ngữ trên đường phát triển của họ ở phương Bắc và Châu Âu, còn nước Mỹ “bạn đồng minh” của họ thì lại có nhiều ảnh hưởng ở Tây Âu và châu Mỹ. Theo họ tính toán, những khu vực có ảnh hưởng nhiều của họ là Đông Nam Châu Á, châu Phi và châu Mỹ la-tinh. Họ đã nêu ngọn cờ về thế giới thứ ba và tự xưng là người cắm cờ của thế giới thứ ba này tức là của Đông Nam châu Á, châu Á, châu Phi và châu Mỹ la-tinh. Nhưng thuận lợi trước hết theo họ là khu vực Đông Nam châu Á.

Năm 1965, người cầm đầu Nhà nước Trung-quốc đã tuyên bố: “Chúng ta nhất định phải thu hồi vùng Đông Nam châu Á bao gồm Nam Việt-nam, Thái-lan, Miến-điện, Ma-lai-xi-a, Xinh-ga-po. Đông Nam châu Á là vùng rất nhiều khoáng sản, rất đáng bỏ công sức ra để thu hồi lại. Trong tương lai, vùng này sẽ rất có lợi cho sự phát triển công nghiệp của Trung-quốc. Như vậy, sẽ có thể bù lại hoàn toàn những tổn thất. Sau khi chúng ta nhận được vùng Đông Nam châu Á, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây”(1).

Tính toán mưu đồ thâm hiểm ấy là khuynh hướng chính trị của tập đoàn thống trị đã tiêm nhiễm sâu sắc chủ nghĩa dân tộc sô-vanh phản động trong quá trình phát triển lịch sử của xã hội Trung-quốc từ đầu thế kỷ này. Tính toán ấy theo bản chất của chủ nghĩa bá quyền nước lớn, không phải là việc tự nguyện rút lui từ “đại bá” để chuyển thành “tiểu bá” hoặc bá chủ khu vực, mà trên thực tế chỉ là tính toán thâm độc về những bước đi của họ.

Là một dân tộc nước lớn, vốn có một quá khứ hùng cường của những thời xa xưa, Trung-quốc lại chịu sự xâu xé của nhiều thế lực đế quốc chủ nghĩa. Sự tủi nhục ấy không được xem xét theo những khía cạnh của giai cấp công nhân và nguyên tắc cách mạng của chủ nghĩa Mác-lê-nin mà lại bị sử dụng như yếu tố kích động tinh thần dân tộc trong suy tính của những người theo chủ nghĩa sô-vanh Trung-quốc.

Những thắng lợi cách mạng đã giành được trong lịch sử đấu tranh gian khổ của nhân dân Trung-quốc, đã bị xuyên tạc đi và do đó về khách quan lại càng tôn thêm sức cho những tính toán phản động ấy. Các thế lực dân tộc chủ nghĩa Trung-quốc ý thức rằng họ “thuộc về thế giới thứ ba” tức là thế lực của các nước đang phát triển, “thế lực đang lên” trong khi thế giới “đại loạn” và các “cường quốc” khác lại đang ruỗng nát. Lớp người cuồn cuộn đi lên trong các ngày mừng chiến thắng càng xây đắp cho họ lòng tin của một “cường quốc” đang thực sự đi lên ấy. Do đó, những tính toán nham hiểm của họ, thực tế là những tính toán của chủ nghĩa bá quyền nước lớn trong “niềm tin” “bá chủ toàn cầu” với những bước đi xem như “thiết thực”, “hợp lý” và “tất thắng” là: vốn là một cường quốc trung tâm của thế giới đã bị suy yếu đi, ngày nay thế tất yếu cũng phải là từ việc giành lấy quyền bá chủ đối với khu vực Đông Nam châu Á để tiến lên bá chủ toàn cầu.

I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ CỦA ĐÔNG NAM CHÂU Á VÀ MƯU ĐỒ CỦA TẬP ĐOÀN PHẢN ĐỘNG TRONG GIỚI CẦM QUYỀN BẮC-KINH.

Đông Nam châu Á là khu vực bao gồm các nước Việt-nam, Lào, Cam-pu-chia, Miến-điện, Thái-lan, Ma-lai-xi-a, Xinh-ga-po, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a,Bơ-ru-nai, Đông Ti-mo.

Các nước thuộc khu vực Đông Nam châu Á phân bổ trên hợp điềm của Thái-bình-dương và Ấn-độ-dương và trên đường đi lại của các đại châu Mỹ, Á, Úc, Phi, Âu. Toàn khu vực có diện tích khoảng 3 triệu km2 nhưng lại có nhiều đảo và quần đảo. Nước có diện tích lớn nhất là In-đô-nê-xi-a với 1.904.354 km2 và lại là nước có tới 13.677 hòn đảo lớn nhỏ, Phi-líp-pin là nước thuộc loại trung bình ở khu vực này với diện tích là 299.700 km2 nhưng cũng có trên 7.000 hòn đảo. Nước nhỏ nhất là Xinh-ga-po chỉ có 581 km2. Bờ-ru-nai có 5800 km2, Đông Ti-mo có 2 vạn km2.

Dân số của các nước trong khu vực có khoảng 300 triệu người. Nước có số dân đông nhất là In-đô-nê-xi a trên 130 triệu người, sau đó là Việt-nam (50 triệu), Phi-líp-pin (43 triệu), Thái- lan (35 triệu), Miến-điện (31 triệu). Nước có số dân ít nhất là Bơ-ru-nai (13 vạn 6), Đông Ti-mo (65 vạn)… Đặc điểm về dân số của các nước khu vực này là có nhiều dân tộc ở xen lẫn với nhau. Lào chỉ có dân số 3 triệu người nhưng người thuộc dân tộc Lào lại có số lượng tới 15 triêu người ở Thái-lan (chiếm 35% dân số Thái-lan, trong khi người thuộc dân tộc Thái cũng chỉ có 35% – 40% trong dân số).

Đông Nam châu Á là khu vực có nguồn tài nguyên phong phú trong đó có nhiều nguyên liệu chiến lược như kim loại màu, cao su thiên nhiên, thiếc tung xteng, dầu mỏ… Ma-lai-xi-a là nước đứng đầu thế giới về việc xuất khẩu 4 loại hàng hóa: cao su thiên nhiên (1,6 triệu tấn/năm), thiếc (8 vạn tấn/năm), dầu cọ (1,2 triệu tấn/năm) và hồ tiêu (3 vạn tấn/năm). Nhưng, nói chung, hầu hết các nước thuộc khu vực Đông Nam châu Á còn ở trình độ công nghiệp chưa phát triển, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Thái-lan đã sản xuất lúa được 15 triệu tấn/năm và năm 1977 đã xuất được 2,7 triệu tấn. Miến-điện, có năm cũng đã xuất được 2 triệu tấn gạo.

Khu vực Đông Nam châu Á từ lâu là khu vực dễ dàng đầu tư khai thác và nhanh chóng thu nhiều lợi nhuận, cũng như là khu vực thị trường rộng lớn đối với chủ nghĩa tư bản thế giới. Các nước tư bản sớm phát triển như Bồ-đào-nha, Hà-lan đã đặt chân lên những miếng đất thuộc khu vực này từ thế kỷ thứ 14-15. Các nước trong khu vực luôn luôn là địa bàn tranh chấp và dễ dàng hất cẳng lẫn nhau giữa các thế lực tư bản chủ nghĩa thế giới. Ví dụ như Bồ-đào-nha đã chiếm Ma-lai-xi-a từ tháng 8-1509; đến năm 1641, Hà-lan hất cẳng Bồ-đào-nha để thay thế Bồ-đào-nha thống trị Ma-lai-xi-a trong 130 năm. Đến năm 1888, Anh lại chiếm Ma-lai-xi-a cho đến khi chiến tranh thế giới lần thứ hai, phát xít Nhật lại hất cẳng Anh để chiếm đóng Ma-lai-xi-a từ 1942 đến 1945.

Đế quốc Mỹ cũng đã đặc biệt chú trọng đến vùng này. Ru-đôn-phơ A. Pi-tơ-xôn, cựu giám đốc Ngân hàng Mỹ, và nguyên là cố vấn bặc biệt của Ních-xơn về các vấn đề kinh tế quốc tế nói: “Trên thực tế, Thái-bình-dương chính là sân trước của chúng ta. Nếu chúng ta đóng một vai trò có tác dụng thúc đẩy hơn trong sự phát triển buôn bán ở trên bờ Thái-bình-dương, thì chúng ta sẽ có những thị trường mới khổng lồ để tiêu thụ sản phẩm của chúng ta và những tiềm lực mới phi thường về lợi nhuận cho các hãng của chúng ta”. Ai-xen-hao đã nói rằng: “Việc mất Đông-dương kéo theo việc mất nguồn lợi thiếc tung-xteng của Ma-lai-xi-a, cũng như mất rất nhiều nguồn lợi khác của In-đô-nê-xi-a”. Vì vậy cần phải ngăn chặn một sự kiện rất tai hại cho Mỹ, cho nền an ninh, cho sức mạnh, cho khả năng… thực hiện nhu cầu (của Mỹ) đối với những nguồn lợi ở In-đô-nê-xi-a và Đông Nam châu Á.

Với những đặc điểm địa lý và kinh tế như thế Đông Nam châu Á trở thành khu vực hoạt động chính trị sôi nổi trong thế giới hiện đại. Đó vừa là khu vực tranh chấp giữa các lực lượng đế quốc chủ nghĩa, vừa là khu vực đấu tranh cách mạng gay gắt, trước hết là phong trào đấu tranh. chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, vừa là nơi tập trung những mâu thuẫn cơ bản của thời đại: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa dân tộc và đế quốc, giữa vô sản và tư sản, giữa các nước đế quốc chủ nghĩa với nhau. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám của Việt-nam và sự ra đời của Nhà nước công nông đầu tiên châu Á, Đông Nam châu Á ngày càng trở thành có vị trí đặc biệt quan trọng trong các trào lưu cách mạng của nhân dân thế giới và trên mọi hoạt động quốc tế của thế giới hiện đại.

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, với sự suy sụp của thế lực phát xít Đức, Ý, Nhật, và trực tiếp là sự thất bại của chủ nghĩa phát xít Nhật; với sự phát triển của các lực lượng của các dân tộc bị áp bức trong khu vực Đông Nam châu Á càng trở thành khu vực có nhiều biến động chính trị có lợi cho các phong trào cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Thắng lợi của Việt-nam và của các nước Lào và Cam-pu-chia, trước hết là thắng lợi lịch sử của nhân dân Việt-nam ở Điện-biên-phủ đã chọc thủng hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu cho quá trình suy sụp của chủ nghĩa thực dân cũ. Thắng lợi ấy vừa cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc và trước hết là phong trào độc lập dân tộc của các nước Đông Nam châu Á vừa làm cho Đông Nam châu Á càng có những biến đổi mới trở thành khu vực quan trọng của thế giới, vừa là sự thể hiện của thế đi lên của ba dòng thác cách mạng, vừa là nơi de dọa đối với những tính toán chiến lược toàn cầu của các thế lực đế quốc chủ nghĩa, trước hết là chủ nghĩa đế quốc Mỹ.

Nhiều sự kiện diễn biến trên vũ đài quốc tế mấy chục năm nay đã chứng minh rõ ràng tập đoàn phản động theo chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc đã tự xem mình là người lãnh đạo của “thế giới thứ ba” tức là của các nước chậm phát triển thực hiện giải phóng dân tộc, đã chú trọng trước hết đối với khu vực Đông Nam châu Á. Đó là vì những lý do như sau:

Thứ nhất là khu vực Đông Nam châu Á có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị quan trọng, vừa là khu vực gần gũi với Trung-quốc, vừa liền biên giới với Trung-quốc vừa trong tầm hoạt động thích hợp với Trung-quốc đặc biệt là có hai công cụ quan. trọng của thế lực phản động Trung-quốc là người Hoa và các tổ chức chính trị chịu ảnh hưởng của Trung-quốc.

Thứ hai là chính khu vực Đông Nam châu Á, đế quốc Mỹ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới và mọi chính sách chèn ép, đàn áp, xâm lược các dân tộc, đã chịu thất bại nghiêm trọng ở Việt-nam, Lào và Cam-pu-chia, tạo điều kiện và cơ hội tốt để Trung quốc có thể dễ dàng thay thế. Đế quốc Mỹ, từ lâu dòm ngó các nước Đông Nam châu Á, đã lợi dụng ưu thế của quân đồng minh trong chiến tranh thế giới lần thứ hai và sự suy sụp của các thế lực phát xít, sự suy yếu của các nước đế quốc đã tìm mọi cách xen chân và thay thế các nước đế quốc ở khu vực này. Về mặt quân sự, đế quốc Mỹ đã phân bố lực lượng và tăng cường lực lượng quân đội và xây dựng các căn cứ quân sự ở khu vực Thái-bình-dương và đặc biệt là Đông Nam châu Á, lập ra khối ASEAN để khống chế và thôn tính các nước. Sau thất bại ở Việt-nam và Đông-dương, ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này giảm đi nhiều và đế quốc Mỹ đã phải rút quân đội khỏi nhiều khu vực ở Đông Nam châu Á.

Thứ Ba là, khu vực Đông Nam châu Á là khu vực phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc. Núp dưới danh hiệu giả mạo về lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc và chống chủ nghĩa đế quốc, các lực lượng phản động Trung-quốc hy vọng có thể dễ dàng tranh giành ảnh hưởng ở khu vực này. Núp dưới những nội dung mị dân và độc lập dân tộc, họ vừa gây được ảnh hưởng ở các nước trong khu vực, vừa đẩy lùi được ảnh hưởng của các nước đế quốc chủ nghĩa đã suy yếu, kể cả ảnh hưởng của đế quốc Mỹ trên thực tế đã và đang vấp phải những đòn thất bại.

Thứ tư là Đông Nam châu Á là nơi cung cấp chủ yếu cho Trung-quốc ngoại tệ tự do và các nguyên liệu quý (như cao su, quặng kim loại…). Báo chí đã viết về tình hình Bắc-kinh đã thực hiện được việc bù đắp sự thiếu hụt hàng năm của cán cân thương mại với các nước tư bản phát triển (như năm 1971 là 460 triệu) nhờ có ngoại tệ gửi từ Hồng-kông và Đông Nam châu Á. Theo báo chí Anh cho biết thì hàng năm Trung-quốc nhận được 700 triệu đô-la ngoại tệ qua ngân hàng Hồng-kông. Việc buôn bán có lời của Trung-quốc với Xing-ga-po năm 1971 là 146 triệu (130,5 triệu đô-la xuất khẩu và 15,5 triệu đô-la nhập khẩu). Việc buôn bán với Mã-lai-xi-a năm 1971 đã mang lại cho Trung-quốc 53 triệu đô-la. Theo báo chí Xing-ga-po, tổng khối lượng buôn bán của nước này với Trung-quốc đã lên tới 456,3 triệu đô-la năm 1972, nhưng số xuất sang Cộng hòa nhân dân Trung-hoa chỉ có 54,4 triệu đô-la.

Như vậy nếu Trung-quốc kiểm soát được khu vực này, tiềm lực kinh tế và quốc phòng của họ sẽ tăng lên nhiều và thực tế họ sẽ có vị trí chiến lược và kinh tế rất lớn.

Chính vì vậy, giới lãnh đạo của Trung-quốc ngày càng nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo của họ đối với các nước trong khu vực Đông Nam châu Á và ép các nước ấy theo đường lối của họ, đi vào quỹ đạo của họ.

Trong một cuộc phỏng vấn của báo Nam-tư (báo “Đối ngoại” ngày 28-8-1971), một trong những người lãnh đạo Trung-quốc đã khẳng định “hơn bất cứ ai hết, chúng ta có quyền nói tới các vấn đề châu Á. Chúng ta tất nhiên phải chịu trách nhiệm chính ở châu Á”. Và dĩ nhiên ở đây chủ yếu và trước hết là Đông Nam châu Á.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỦ YẾU TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA BỌN PHẢN ĐỘNG TRUNG-QUỐC ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM CHÂU Á.

1. Từ bá quyền ở Đông Nam châu Á đi đến bá quyền trên thế giới: con đường cũ và những tính toán mới.

Thực hiện chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn, tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc-kinh đã đi theo lô-gích chủ quan như sau: là một nước lớn, đông dân nhất, vốn có nền văn minh sớm, trước đây nhiều nước đã phải chịu thán phục, Trung-quốc là nước có vị trí trung tâm và bá quyền thế giới. Ngày nay Trung-quốc phải thực hiện chủ nghĩa bá quyền đối với toàn thế giới, giành lại vị trí bá quyền đối với toàn thế giới, thực hiện bá quyền ở Đông Nam châu Á để đi đến thực hiện bá quyền đối với toàn thế giới.

Thực tế diễn biến cụ thể mấy chục năm nay đã chứng minh rằng điểm bắt đầu và kết thúc trong những tính toán theo chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn của các thế lực phản động Trung-quốc có mối liên hệ nhân quả với nhau. Trên lời nói và hành động, các lực lượng phản động Trung-quốc luôn luôn tự xem là thế lực bá chủ đối với toàn thế giới. Họ liên minh với Mỹ và các lực lượng phản động thế giới chống lại Liên-xô và phong trào cách mạng thế giới, thâm nhập các lục địa không phải chỉ ở châu Á, châu Úc, châu Phi, châu Mỹ-la-tinh mà cả châu Mỹ, châu Âu (kể cả Tây Âu và Đông Âu). Nhưng cũng rất rõ ràng là họ đã và phải quan tâm trước hết và nhiều hơn hết đến khu vực Đông Nam châu Á.

Tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc-kinh mưu tính thực hiện chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn ở khu vực Đông Nam châu Á theo những tính toán cơ bản là:

– Thôn tính, thu phục các nước ở Đông Nam châu Á để đi đến thực hiện chủ nghĩa bá quyền đối với toàn thế giới.

– Xây dựng liên minh với các nước đế quốc, trước hết là Mỹ và Nhật, thực hiện phân chia khu vực ảnh hưởng, nhằm chĩa mũi nhọn tấn công vào Liên-xô, chống phá chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng ở các nước trong khu vực.

– Trước hết phải nhằm vào Việt-nam, phá hoại khối đoàn kết thống nhất của ba nước Việt-nam, Lào, Cam-pu-chia để thôn tính ba nước Đông-dương.

Do bị tiêm nhiễm sâu sắc chủ nghĩa dân tộc nước lớn, những bước tiến của cách mạng các nước, trước hết là ở các nước Đông Nam châu Á không làm họ giật mình tỉnh ngộ, trái lại càng kích thích chủ nghĩa dân tộc nước lớn của họ.

Tập đoàn lãnh đạo phản động trong giới cầm quyền Bắc-kinh từ lâu đã xem vùng Đông Nam châu Á như “những lãnh thổ của Trung-quốc đã bị mất” và nỗ lực hoạt động để thiết lập bá quyền của mình đối với các nước trong khu vực. Năm 1939, người lãnh đạo Trung-quốc đã điểm lại tất cả “lãnh thổ đã bị mất” như sau: “Nhật đã chiếm Triều-tiên, Đài-loan, Kiu-xiu, Lữ-thuận. Anh đã chiếm Miến-điện, Nê-pan, Hồng-kông. Pháp chiếm Việt-nam, Quảng-châu-loan và ngay cả một nước nhỏ như Bồ-đào-nha cũng chiếm Ma-cao của chúng ta”(1). Năm 1954, cuốn “Lịch sử tóm tắt nước Trung-hoa hiện đại” đã được xuất bản với một bản đồ các “lãnh thổ Trung-quốc bị các đế quốc xâm chiếm từ 1840 đến 1919”. Bản đồ này đã xem các vùng đất sau đây là một phần lãnh thổ của Trung-quốc: Miến-điện, Việt-nam, Triều-tiên, Thái-lan, Mai-lai-xi-a, Nê-pan, Bu-tan, Xi-kin, các đảo An-đa-ma, quần đảo Sen-len. Bởi vậy, mỗi bước tiến của các dân tộc này trên con đường thực hiện độc lập tự do của dân tộc lại càng kích động tâm lý dân tộc nước lớn của chủ nghĩa sô-vanh Trung-quốc. Họ xem như những mất mát và vấn đề đặt ra đối với họ là phải nhanh chóng giành giật lại, không để nó mất đi, giữ lấy vị trí bá chủ của họ ở ngay đây và trên toàn thế giới.

2. Những tính toán của Trung-quốc và thực chất của liên minh Mỹ-Nhật-Trung-quốc.

Đông Nam châu Á là khu vực các nước tư bản chủ nghĩa và đế quốc chủ nghĩa giành giật, phân chia quyền lợi và vùng ảnh hưởng. Và cũng ở khu vực này, chủ nghĩa thực dân đã bị những đòn tiến công quyết liệt của các lực lượng cách mạng trong phong trào giải phóng dân tộc và tiến bộ xã hội, đặc biệt sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, với sự phát triển của phong trào cách mạng ở các nước trong khu vực, trước hết là thắng lợi của Việt-nam và các nước Lào, Cam-pu-chia, sự phát triển lịch sử của khu vực này đã đẩy lùi từng bước chủ nghĩa thực dân cũ và mới.

Chủ nghĩa thực dân Pháp đã phải ra đi với thất bại lớn trong chiến dịch Điện-biên-phủ. Chủ nghĩa thực dân Anh cũng phải từng bước rời bỏ các đất đai thuộc địa cũ của mình: Ấn Độ vào năm 1947, rồi đến Miến-điện và sau đó là Ma-lai-xi-a và Xing-ga-po.

Sau một thời gian hăm hở lợi dụng sự suy yếu của các thế lực đế quốc chủ nghĩa ở khu vực này, vị trí của các nước đồng minh trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ đã thâm nhập ngày càng sâu vào các nước, hy vọng thay thế Anh, Pháp và các thế lực thực dân khác. Nhưng cũng trước thắng lợi của phong trào cách mạng của các nước Đông Nam châu Á, nhất là cuộc chiến đấu kiên cường của nhân dân Việt-nam, cuối cùng nay cũng đến lượt Mỹ phải rút bộ phận lớn các lực lượng quân sự Mỹ ra khỏi nhiều nước ở Đông Nam châu Á. Sau thất bại của việc ồ ạt đưa quân đổ bộ vào miền Nam Việt-nam và tiến công tàn bạo bằng không quân đối với miền Bắc Việt-nam, năm 1968 Mỹ phải chấp nhận đàm phám với Việt-nam và năm 1969 người Mỹ đã phải thông báo cho các đồng minh của mình tại hội nghị của khối SEATO họp ở Băng-cốc hiểu rằng những sự cam kết của Mỹ ở châu Á là có giới hạn sau khi giải quyết xong cuộc xung đột ở Việt-nam.

Sự thật là như thế nào?

Chủ nghĩa đế quốc phải gắn liền với thuộc địa, đó là lẽ tồn tại tất yếu của chúng. Nhưng chủ nghĩa đế quốc lại là chủ nghĩa tư bản thối nát và giãy chết, là đêm trước của cách mạng vô sản. Luận điểm nổi tiếng đó của Lê-nin có sức sống mãnh lịêt trong đời sống hiện thực.

Chủ nghĩa đế quốc Mỹ ra đời sau nhưng lại là thế lực mạnh nhất trong các nước đế quốc chủ nghĩa. Không có mặt trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất nhưng lại làm giàu trong và sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đế quốc Mỹ đi vào chiến tranh thế giới lần thứ hai và cũng đã lợi dụng được thời cơ ấy để làm giàu. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai chủ nghĩa đế quốc Mỹ trở thành cường quốc đế quốc chủ nghĩa hùng mạnh nhất, là tên sen đầm quốc tế của chủ nghĩa đế quốc với mọi tính toán đen tối và hành động tàn bạo của nó.

Vì bản chất giai cấp và thực tế tồn tại của chủ nghĩa đế quốc, Mỹ luôn luôn xem xét Liên-xô và các nước xã hội chủ nghĩa là đối tượng tấn công, là kẻ thù số một.

Từ những năm 40 chủ nghĩa đế quốc Mỹ đã thực hiện chiến lược “răn đe” đối với toàn thế giới. Song trước sự lớn mạnh của Liên-xô và ba dòng thác cách mạng trên thế giới, mất độc quyền về vũ khí hạt nhân, bản thân bị suy yếu đi trong sự suy yếu chung của chủ nghĩa đế quốc trong cuộc tổng khủng hoảng và khủng hoảng kinh tế chu kỳ của hệ thống thế giới của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là trong thất bại ở Việt-nam, đế quốc Mỹ đã phải thay đổi chiến lược của mình. Chiến lược thay đổi được đưa ra trong những năm 1960 được gọi là “chiến lược hai chiến tranh rưỡi” duy trì lực lượng của Mỹ cùng với khối Na-tô chuẩn bị cho cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu và cuộc chiến tranh lớn ở Đông Nam châu Á hoặc Triều-tiên, và đối phó với mọi bất trắc nào đó.

Một chiến lược sửa đổi khác được Mỹ thông qua năm 1969 và Ních-xơn trình bày trong báo cáo về chính sách đối noại năm 1970 khi đã gần bắt tay được với Trung-quốc được coi là “chiến lược chiến tranh một rưỡi”, duy trì lực lượng Mỹ và đồng minh chống lại Liên-xô và đề phòng bất trắc nhỏ ở nơi nào đó.

Sự phân bố lực lượng quân sự của Mỹ được thực hiện như sau (theo đơn vị nghìn người):

1963 1973 1-1976
Ở châu Âu 380 300 303
Ở châu Á 222 198 137
Nhật 91 57 48
Triều-tiên 57 42 41
Riêng Đông Nam châu Á 74 99 46
Phi-líp-pin 14 16 14
Đài-loan 4 9 2
Nam Việt-nam 14
Thái-lan 4 42 11
Trên biển 38 32 21

Những con số trên cho chúng ta một ý niệm về ý đồ chiến lược của Mỹ đối với toàn thế giới và Đông Nam châu Á và sự phụ thuộc của chiến lược của Mỹ ở Đông Nam châu Á trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Bị thất bại, Mỹ đã phải thay đổi chiến lược, tìm kiếm một chiến lược khác thích hợp với chiến lược toàn cầu của Mỹ. Đối với châu Á và Đông Nam châu Á, sau khi thất bại ở Việt-nam, Mỹ đã phải rút ra kết luận cần thiết của đế quốc Mỹ xây dựng kế hoạch khôi phục và tăng cường vị trí của chúng ở Đông Nam châu Á và châu Á theo những tính toán mới không kém phần nham hiểm. Cái gọi là “Học thuyết Thái-bình-dương” được tổng thống Pho của Mỹ đưa ra ngay từ năm 1975, sau khi thất bại ở Việt-nam để thay cho “học thuyết Gu-am” bị thất bại trước đây, phản ánh mưu đồ của Mỹ muốn bảo tồn “sự quan tâm tích cực ở châu Á và sự có mặt tại khu vực châu Á – Thái-bình-dương”, mở rộng vị trí của Mỹ ở Đông Nam châu Á.

Mỹ vẫn duy trì thực lực của chúng ở châu Á với số quân trên 10 vạn người và riêng ở Đông Nam châu Á khoảng 5 vạn. Trên vùng nước của Thái-bình-dương thường xuyên có 2 hạm đội của Mỹ hoạt dộng: ở các khu vực phía Đông và trung tâm Thái-bình-dương có hạm đội 3 hoạt động, ở khu vực phía Tây có hạm đội 7, tổng cộng ở khu vực này, có trên 280 chiến hạm, trong đó có 7 tàu sân bay, 2.100 máy bay chiến đấu. Tính đến kinh nghiệm cay đắng khi can thiệp vào Việt-nam và các nước Đông-dương, việc thành lập hệ thống liên minh với các lực lượng phản động ở các nước, “mượn tay người khác” để duy trì sự thống trị đế quốc chủ nghĩa của Mỹ.

Nhật-bản là chỗ dựa chính của Mỹ để thực hiện chính sách đế quốc chủ nghĩa ở châu Á và Đông Nam châu Á. Điểm hai của học thuyết Thái-bình-dương viết: “Một trong những chỗ dựa của chúng ta là sự hợp tác với Nhật-bản”. Ven-xơ, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ đã phát biểu tại Hội châu Á ở Nữu-ước năm 1977: “Trong số đồng minh và bạn hữu cố tri nhất của chúng ta, không ai có ý nghĩa quan trọng hơn được Nhật. Hiệp ước của chúng ta về an ninh chung là lưỡi mác hòa bình ở Đông Á”.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai được Mỹ giúp đỡ, Nhật đã nhanh chóng khôi phục lại vị trí kinh tế và ngày nay cũng đã trở thành một trong những cường quốc tư bản chủ nghĩa, là thế lực cùng với Tây Đức cạnh tranh với Mỹ. Sa-bu-rơ O-ki-ta, nhà kinh tế học của Nhật cũng đã viết: “Mặc dù Nhật nằm ở châu Á và cũng có những liên hệ lịch sử và tình cảm sâu sắc với các nước khác ở châu Á, nhưng Nhật sẽ phải hành động với tư cách là một quốc gia toàn cầu hơn là một quốc gia châu Á bị giới hạn trong phạm vi chật hẹp”.

Tuy nhiên trong thực tế, Nhật cũng đã không tránh được sự tập trung rõ ràng vào Đông Nam châu Á. Tỷ lệ vốn đầu tư của Nhật ra nước ngoài được phân bổ như sau: ở châu Phi 6%, Trung Đông 7,8%, châu Mỹ la-tinh là 6,6%. Trung Đông 7,8%, châu Mỹ la-tinh là 6,6%, trong khi đó ở châu Á là 23%, gần bằng số vốn đầu tư của Nhật sang Mỹ. Vốn đầu tư tư nhân vào châu Mỹ la-tinh đứng vào hàng thứ 2 và thấp hơn 1,5 tỷ đô-la so với vùng Đông Nam châu Á. Về mặt mậu dịch. Đông Nam châu Á là bạn hàng lớn thứ hai của Nhật sau Mỹ. Các nước thuộc tổ chức ASEAN luôn luôn chiếm 15 – 12% tổng số khối lượng mậu dịch của Nhật. Tổng số giá trị mậu dịch của Nhật với khối ASEAN năm 1976 là 14 tỷ đô-la, và với toàn bộ châu Mỹ la-tinh là 7,4 tỷ đô-la. Một chuyên gia kinh tế làm vịêc ở Bộ tài chính Mỹ đã nhận xét hồi tháng 5 năm 1974 về việc cạnh tranh đầu tư giữa Nhật và Mỹ trong khu vực khối ASEAN như sau: “Tại bất kỳ nước nào, khoảng cách giữa sự đầu tư vốn của Mỹ và Nhật đều đã thu hẹp lại, nếu không phải là đã đảo ngược vị trí”. Thực tế là số vốn đầu tư của Nhật vào vùng này đã tăng với tỷ lệ rất nhanh. Trong khoảng thời gian 1970 – 1976, vốn đầu tư của Mỹ vào Xinh-ga-po tăng 3 lần, nhưng của Nhật lại tăng tới gần 8 lần. Chỉ riêng ở In-đo-nê-xi-a, vốn đầu tư của Nhật đã hơn 2 tỷ đô-la. Theo Ủy ban đầu tư của In-đô-nê-xi-a, trong khoảng 5 tháng của năm 1976, vốn đầu tư của Nhật đã tăng thêm 50 triệu đô-la trong khi cũng trong thời gian đó số vốn của Mỹ chỉ tăng thêm có 11 triệu đô-la.

Mỹ xây dựng liên minh với Nhật, sử dụng Nhật để khống chế khu vực châu Á và Đông Nam châu Á theo chiến lược toàn cầu của Mỹ. Nhưng do bản chất cố hữu của chủ nghĩa tư bản và đế quốc, trong khi dựa vào Mỹ, Nhật vẫn có những tính toán riêng của Nhật, cạnh tranh với Mỹ và mâu thuẫn với Mỹ.

Mỹ là bạn hàng số một của Nhật, dùng tấm ô hạt nhân che chở cho Nhật. Năm 1972, Mỹ đã trả lại chủ quyền trên đảo O-ki-na-oa cho Nhật, xong vấn đề 2,5 vạn lĩnh Mỹ trên quần đảo Nhật-bản và Oa-ki-na-oa. Song sự cạnh tranh của Nhật đã làm cho Mỹ lo lắng. Cho tới năm 1975, cán cân thương mại giữa hai bên vẫn ở mức thăng bằng, nhưng từ sau đó rõ ràng cán cân đó nghiêng về phía có lợi cho Nhật, và Mỹ đã phải gây áp lực đối với nền kinh tế Nhật để đưa họ đến chỗ tự hạn chế việc bán thép, bán vô tuyến truyền hình và hàng điện tử. Về mặt quốc phòng, Nhật bản phải dựa vào ô hạt nhân của Mỹ song họ lại chính thức phản đối việc tàng trữ vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Nhật. Đối với Nhật, nhà máy tái sinh hạt nhân ở Tô-kôn-mu-ra là một phương tiện để làm giảm bớt sự phụ thuộc của họ về mặt năng lượng, song đối với Mỹ thì điều đó có nguy cơ dẫn tới việc ứng dụng nguyên tử vào mục đích quân sự.

Vốn là một nước 100 triệu người với một thời kỳ phát triển lịch sử hùng mạnh thời Minh-Trị-Thiên-Hoàng, chủ nghĩa phát xít đã hình thành ở đây, đã thực hiện “chủ nghĩa châu Á của người châu Á”. Sau chiến trạnh thế giới thứ hai, Nhật đi vào con đường khôi phục kinh tế, phát triển mạnh về kinh tế, nhưng thế lực của Nhật cũng ngày càng tăng lên và trở thành nhân tố đe doạ đối với hòa bình ở khu vực châu Á và Đông Nam Á. Về lực lượng quốc phòng, hiện nay Nhật đang còn giữ ở mức tự vệ, phòng thủ. Chi tiêu quốc phòng năm 1975 là 4.484 tỷ đô-la, chiếm 0,84% tổng sản phẩm xã hội.

Mỹ xây dựng liên minh Mỹ-Nhật để khống chế các nước châu Á và Đông Nam Á theo công thức vũ khí Mỹ cộng với kinh tế của Nhật. Song cũng trong liên minh ấy, Nhật ngày càng trở thành lực lượng nguy hiểm với nền an ninh của các nước châu Á và Đông Nam châu Á, đồng thời mâu thuẫn giữa Mỹ-Nhật cũng tăng lên trong quá trình ấy, và Nhật trên thực tế vẫn là một lực lượng có những tính toán độc lập của nó.

Đối với các nước thuộc khu vực Đông Nam châu Á, Nhật là người bạn hàng số một, người đầu tư số một, người cung cấp viện trợ nhiều nhất. Năm 1977, họ đã viện trợ 113 triệu đô-la cho In-đo-nê-xi-a (gấp hơn 2 lần viện trợ của Mỹ cho nước này). Trước tình hình thiếu ngân sách mà trước tiên là phải xin viên trợ các nước ngoài được nêu lên tại hội nghị các nguyên thủ khối ASEAN tổ chức tại Cu-a-la Lăm-pơ từ đầu tháng 8-1977, Nhật đã công nhận ASEAN là một thực thể và tham gia thực hiện 5 công trình công nghiệp với số vốn là 1 tỷ đo-la.

Ngày nay, tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc-kinh đang ngày càng lao sâu vào con đường phản động của nó, bắt tay với Mỹ và Nhật, xây dựng một liên minh mới Mỹ-Nhật-Trung-quốc để thực hiện chủ nghĩa bá quyền của mình trước hết ở Đông Nam Á. Họ đã dựa vào thời điểm Mỹ đã chịu thất bại ở Việt-nam và ngày càng mất dần uy tín ở khu vực Đông Nam châu Á, và Nhật là nước đang còn có ảnh hưởng có hạn ở các nước trong khu vực để thực hiện chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn ở Đông Nam châu Á. Họ hy vọng dựa vào liên minh này và sử dụng liên minh này để khống chế, ngăn chặn và thôn tính các nước chưa đi vào quỹ đạo của họ.

Trong quan hệ giữa Nhật và Trung-quốc, chuyến đi thăm Bắc-kinh của Ta-na-ka năm 1972 mở đầu một bước nhích lại gần nhau trước hết về mặt kinh tế. Những việc ký kết hoà ước giữa hai nước luôn phải đình hoãn vì vấp phải điều khoản chống bá quyền mà Nhật-bản không muốn chấp nhận vì sợ mất lòng Liên-xô. Trung-quốc muốn mua vũ khí của Nhật và công khai kích động Nhật tái vũ trang để chống Liên-xô, làm cho Nhật phải thận trọng. Trung-quốc bán cho Nhật dầu lửa, và Nhật bán cho Trung-quốc thép, song hai bên rất khó khăn trong việc ký kết hiệp ước dài hạn. Tuy nhiên, xu hướng phải đi đến vẫn là sự gần lại nhau. Ngày nay Nhật và Trung-quốc đã ký được hiệp ước với nhau, và chính cũng vì thế, để hiệp ước càng có hiệu lực, Trung-quốc đã công khai tuyên bố xoá bỏ hiệp ước hữu nghị Trung-Xô ký năm 1950.

Nhưng thực chất của liên minh này là liên minh được xây dựng trên mục đích thống nhất của các lực lượng đế quốc chủ nghĩa và phản động nhằm thôn tính các nước thuộc khu vực Đông Nam châu Á và do đó là liên minh có nhiều mâu thuẫn. Mỗi thành viên trong liên minh đều có những tính toán riêng theo yêu cầu và lợi ích riêng trái ngược với nhau không thể điều hoà được. Mặt khác, trong so sánh lực lượng, đế quốc Mỹ vẫn là lực lượng có thế lực mạnh chi phối nhiều hướng của liên minh. Chống Liên-xô, chống Việt-nam, là những nước đã và đang đấu tranh cho độc lập dân tộc cho tiến bộ xã hội của các nước ở Đông Nam châu Á, lực lượng phản động trong giới cầm quyền Bắc-kinh thực tế lại trở thành đội quân xung kích trong tính toán phản động của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ.

3) Những đối tượng chính của chính sách bà quyền, bành trướng nước lớn của Trung-quốc và qua trình thực hiện của chúng ở Đông Nam châu Á.

Căn cứ vào diễn biến của tình hình trong thời gian vừa qua, nhiều nhà nghiên cứu đã vạch ra rằng những điểm mấu chốt trong những tính toán của Trung-quốc đối với Đông Nam châu Á.

a) Nắm và thôn tính Việt-nam, Lào, Cam-pu-chia trước hết là Việt-nam, vì Việt-nam là ngọn cờ cách mạng, là nước độc lập và tự chủ và có uy tín lớn đối với thế giới, các nước đang đấu tranh cho độc lập dân tộc và trực tiếp là đối với các nước Đông Nam châu Á.

b) Độc chiếm biển Đông, vừa giữ được con đường liên lạc và vận chuyển chiến lược đối với toàn khu vực, vừa là căn cứ khai thác dầu lửa lớn làm cơ sở cho nền kinh tế của Trung-quốc, vừa có điều kiện uy hiếp và thôn tính các nước Đông Nam châu Á.

c) Lôi kéo các nước của tổ chức ASEAN, thực hiện hoà hoãn, lôi kéo, tranh thủ đi đến liên minh với các nước đế quốc trước hết là đế quốc Mỹ để vừa ngăn chặn ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới đối với các nước trong khu vực, ngăn chặn phong trào cách mạng ở các nước và đi đến thay thế các nước đế quốc chủ nghĩa ở khu vực này.

d) Nắm Đông Nam châu Á tạo địa bàn sức mạnh để tiếp tục thực hiện chiến lược đối với khu vực Nam Á bao gồm các nước Ấn-độ, Pa-ki-xtan, Băng-la-đét, Áp-ga-ni-xtan…, tạo ra thế vững chắc của Trung-quốc không bị bao vây là vùng chiến lược có nhiều người và tài nguyên, chuẩn bị thế mạnh trong cuộc chiến tranh hiện đại.

Trong 30 năm qua, từ sau khi thành lập nước Cộng nhân dân Trung-hoa đến nay, Trung-quốc dần dần đi vào con đường chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn theo nhiều bước với những đặc điểm và nội dung khác nhau.

Từ năm 1945 đến 1975 là thời kỳ các thế lực cách mạng ở Trung-quốc đang còn mạnh, lại được giúp đỡ của Liên-xô và các nước khác, Trung-quốc đi vào khôi phục và phát triển kinh tế theo chủ nghĩa xã hội. Nhưng ngay trong thời kỳ này các thế lực theo chủ nghĩa sô-vanh thực hiện chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn cũng đã từng bước giành vị trí có lợi cho họ, tăng cường tiềm lực quân sự, gây ảnh hưởng đối với Đông Nam châu Á, bảo đảm an ninh cho Trung-quốc và đề phòng uy hiếp của Mỹ, lợi dụng hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông-dương, lợi dụng hội ghị Băng-dung (năm 1955) tạo thế lực cho mình. Họ ép một số Đảng ngừng đấu tranh để thực hiện mưu đồ thâm hiểm của họ. Đồng thời bắt đầu tạo thế hoà hoãn với Mỹ, thực hiện đàm phán Mỹ-Trung từ tháng 8-1955 ở Giơ-ne-vơ và sau đó chuyển sang đàm phán ở Vác-sa-va.

Từ năm 1958 đến 1965, các thế lực phản cách mạng đã thực hiện chính sách chống Liên-xô, giành quyền bá chủ thế giới. Trong nước họ tranh thủ điều kiện sản xuất bom nguyên tử và thành công trong việc thí nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên năm 1964. Thực hiện chủ trương “đại nhảy vọt” năm 1958-1959. Trên thế giới họ tìm cách tập hợp các lực lượng ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ la-tinh, trước hết là ở Đông Nam châu Á. Trên thực tế họ đã tiến hành hoà hoãn với Mỹ ở Đông Nam châu Á, ra sức tập hợp “lực lượng mới trỗi dậy” với cái gọi là “cương lĩnh 25 điểm” năm 1963 và giành quyền chi phối trong việc tổ chức Hội nghị Á-Phi lần thứ hai năm 1965 và ráo riết vận động họp 11 Đảng Cộng sản ở châu Á dưới sự chỉ huy của họ, tìm cách nắm In-đô-nê-xi-a, xây dựng trục Bắc-kinh-Gia-các-ta-Phnôm-pênh-Hà-nôi” theo sự chỉ đạo của họ.

Từ 1964-1969, Trung-quốc tiến hành “cách mạng văn hoá vô sản”, thực chất là cuộc đảo chính phản cách mạng, lật đổ lẫn nhau loại trừ những người không ăn cánh, chia rẽ phong trào cộng sản quốc tế, xem Liên-xô là “thù địch” ngang với Mỹ trong cái gọi là “hai siêu cường”. Ở Đông Nam châu Á, họ kêu gọi vận động chống các chính quyền tư sản ở khu vực này, ra lệnh cho các đảng chịu ảnh hưởng của họ đẩy mạnh hoạt động vũ trang, sử dụng các đảng đó làm công cụ của chủ nghĩa bành trướng Trung-quốc. Hoa kiều ở khu vực này cũng được huy động thực hiện “cách mạng văn hoá” gây ra các vụ rối loạn nghiêm trọng ở Cam-pu-chia, Miễn-điện, Ma-lai-xi-a… Họ tìm cách nắm Việt-nam làm con bài mặc cả với Mỹ, nắm Cam-pu-chia và Lào, chia rẽ ba nước Đông-dương và cô lập Việt-nam.

Từ năm 1970, sau “cách mạng văn hoá” để củng cố quyền lực trong nước và đi sâu vào con đường phản động của chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn, họ đẩy mạnh chính sách chống Liên-xô, coi Liên-xô là kẻ thù chính và bắt tay với Mỹ. Ở Đông Nam châu Á, lợi dụng lúc này Mỹ thất bại ở Việt-nam, họ tích cực thực hiện mọi mưu mô can thiệp vào công việc nộ bộ của 3 nước Đông-dương, đánh lạc hướng đấu tranh của Việt-nam và dùng Việt-nam và Đông-dương để mặc cả, bắt tay với Mỹ.

Tháng 2 năm 1972 họ ký thông cáo Thượng-hải với Mỹ, thoả hiệp với Mỹ trong các vấn đề ở Đông Nam châu Á, chủ yếu là thoả thuận với Mỹ về việc duy trì chế độ Nguyễn-Văn-Thiệu ở miền Nam Việt-nam để đổi lấy việc Mỹ rút quân khỏi Đài-loan và ủng hộ để Trung-quốc vào liên hiệp quốc. Sau khi hiệp định Pa-ri về Việt-nam được ký tháng 1-1973, họ khuyến khích sự có mặt của các lực lượng quân sự của Mỹ ở Đông Nam châu Á, ủng hộ tổ chức ASEAN, nhân nhượng các chính quyền thân Mỹ trong khu vực này theo mục đích của họ.

Năm 1975, Việt-nam hoàn toàn chiến thắng đế quốc Mỹ. Cùng với thắng lợi của Lào và Cam-pu-chia, thắng lợi này không chỉ là của nhân dân Việt-nam, nhân dân Lào, nhân dân Cam-pu-chia, mà là thắng lợi chung của chủ nghĩa xã hội, của phong trào giải phóng dân tộc, của cả loài người tiến bộ, mở rộng ảnh hưởng của Việt-nam đối với phong trào cách mạng và tiến bộ xã hội, đối với hoà bình và ổn định của các nước trong khu vực Đông Nam châu Á. Nhưng đối với chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn Trung-quốc, đó lại là một đòn quan trọng giáng vào những tính toán phản động của chúng. Chính vì vậy, cũng từ đây, chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn Trung-quốc đã ngày càng điên cuồng bộc lộ những mưu tính phản động của chúng. Chúng kêu gọi Mỹ không rút khỏi Đông Nam châu Á mà tăng cường sự có mặt về quân sự ở đây, kêu gọi tăng cường tổ chức ASEAN theo những mục tiêu ảnh hưởng và bá quyền của chúng, gây chia rẽ giữa các nước này đối với Việt-nam và giảm ảnh hưởng của Việt-nam đối với các nước này, đi vào con đường chống phong trào cách mạng ở khu vực này, chống ảnh hưởng cách mạng của Liên-xô và của các nước xã hội chủ nghĩa khác. Chúng dìm sâu cách mạng Cam-pu-chia trong hoạ diệt chủng, chúng phá hoại sự nghiệp cách mạng nhân dân Lào và điên cuồng chống phá Việt-nam bằng câu chuyên người Hoa, bằng cuộc chiến tranh biên giới Cam-pu-chia-Việt-nam và đến 17-2-1979 thì phát động cuộc chiến tranh xâm lược đối với Việt-nam.

4) Về cái gọi là ngọn cờ của thế giới thứ ba ở khu vực Đông Nam châu Á.

Để tranh giành ảnh hưởng gây thanh thế của mình, trước hết là đối với các nước chậm phát triển, đặc biệt là các nước thuộc Đông Nam châu Á, từ lâu những người theo chủ nghĩa sô-vanh Trung-quốc đã mạo nhận là người cầm cờ của phong trào giải phóng dân tộc.

Phong trào giải phóng dân tộc là một trong ba dòng thác cách mạng của thời đại. Trong thời đại của chúng ta đó là xu hướng tất yếu của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới cũng như của mỗi dân tộc ở Đông Nam châu Á. Nhưng những người theo chủ nghĩa sô-vanh Trung-quốc đã mạo nhận là người đại diện của phong trào ấy, thực tế là để nắm lấy phong trào ấy, xuyên tạc nó, hướng phong trào ấy bỏ con đường cách mạng của nó để đi vào con đường phục vụ cho những ý đồ bá quyền, bành trướng của họ.

Trong những năm 50, lợi dụng phong trào đang phát triển mạnh, trong khi chủ nghĩa đế quốc ngày càng lâm vào cuộc khủng hoảng gay gắt, họ nêu ngọn cờ “chống chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ”, “đấu tranh vũ trang” trong bất kỳ điều kiện nào. Thức tế như thế họ đã gây tác hại cho phong trào các nước, vì cách mạng là vấn đề khoa học, đòi hỏi phải có đường lối chính xác với những hình thức vận động và đấu tranh thích hợp trong điều kiện cụ thể của mỗi dân tộc, mỗi nước.

Vào cuối những năm 50, đầu những năm 60 họ lại chuyển theo hướng khác. Từ quan điểm giai cấp và dân tộc, thực chất là tư sản, những người dân tộc sô-vanh Trung-quốc xem không phải chỉ có phong trào giải phóng dân tộc mà tất cả các nước nằm trong khu vực phong trào giải phóng dân tộc, không kể chiều hướng của nước ấy như thế nào, đều là đồng minh của họ để chống “hai siêu cường” trước hết là chống Liên-xô. Như vậy họ đã lột mặt nạ cách mạng của họ, bỏ rơi tấm biển “người đại diện cho các giai cấp bị bóc lột” để bắt tay với các lực lượng thực chất là những đại diện của các giai cấp bóc lột. Đầu những năm 70, khi họ đã công khai xem Liên-xô là kẻ thù, họ giơ cao khẩu hiệu chống chủ nghĩa đế quốc, kêu gọi lập “mặt trận thống nhất của tất cả các quốc gia nhỏ và vừa” để đấu tranh chống “hai siêu cường” trước hết là chống chủ nghĩa đế quốc xã hội. Đây lại là một bước mới, các lực lượng phản động đã tự phơi bầy bộ mặt thật của nó.

Thế giới với trào lưu cách mạng ngày càng lớn mạnh đã chứng kiến sự chuyển dịch dần, sự bộc lộ ngày càng rõ lập trường của các thế lực dân tộc sô-vanh Trung-quốc đi gần tới lập trường của các thế lực đế quốc chủ nghĩa và tư sản phản động.

Cuối những năm 60, đầu những năm 70, các thế lực sô-vanh Trung-quốc đã xích dần lại với các thế lực của chủ nghĩa đế quốc trước hết là đế quốc Mỹ, họ tuyên bố Liên-xô là kẻ thù số 1. Các nước thuộc khu vực phong trào giải phóng dân tộc, cũng như nhân dân toàn thế giới đã dần dần thấy rõ bộ mặt thật chống phá cách mạng, chống lại phong trào giải phóng dân tộc của chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc.

Một trong những mục đích khi các thế lực theo chủ nghĩa sô-vanh cố nặn ra cái gọi là thuyết ba thế giới, giương ngọn cờ lãnh đạo trong thế giới thứ ba, chính là để lừa bịp phong trào giải phóng dân tộc, nắm lấy các lực lượng đấu tranh cho độc lập dân tộc để thực hiện chủ nghĩa bá quyền, bành trướng của họ. Nhiều năm đóng vai trò là “người che chở và lãnh tụ” của các nước thuộc khu vực “cái bụng lép của châu Á”, ngày nay giương ngọn cờ lãnh đạo của thế giới thứ ba, bè lũ theo chủ nghĩa sô-vanh Trung-quốc hy vọng củng cố vị trí của chúng đối với khu vực này với những tính toán nham hiểm mới. Đáng lưu ý là các nước trong khu vực này, và nhất là các nước thuộc khu vực Đông Nam châu Á ngày càng thấy sự cần thiết có lợi trong việc xác lập quan hệ với các nước thuộc hệ thống thế giới của chủ nghĩa xã hội. Vấn đề đặt ra đối với các thế lực sô-vanh Trung-quốc là phải ngăn chặn được chiều hướng phát triển ấy, nhất là chiều hướng muốn đặt quan hệ với Liên-xô. Nhưng cũng trong vấn đề này, các nước đế quốc chủ nghĩa cũng có nhu cầu ngăn chặn ảnh hưởng của Liên-xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Điểm quan trọng nhất đối với các lực lượng sô-vanh Trung-quốc là phải nắm lấy vấn đề này để tạo ra thế lực quan trọng và chủ bài trong việc mặc cả chính trị với bọn đế quốc, trước hết là đế quốc Mỹ.

Các thế lực sô-vanh Trung-quốc thực hiện việc làm bá chủ đối với khu vực các nước chậm phát triển trước hết là khu vực Đông Nam châu Á “bão táp cách mạng” không phải chỉ bằng những lời kêu gọi, lừu bịp, lôi kéo. Mấy chục năm nay, trên các quan hệ quốc tế, đặc biệt là các quan hệ quốc tế của các nước trong khu vực Á-Phi-Mỹ la-tinh, các thế lực sô-vanh Trung-quốc luôn luôn tìm mọi cách để xây dựng, củng cố và phát triển vị trí bá chủ của họ đối với các nước trong khu vực bằng nhiều biện pháp.

Năm 1955, năm nước Cô-lôm-bô (Ấn-độ, Miễn-điện, Xri-lan-ca, In-đô-nê-xi-a và Pa-ki-xtan) đã có sáng kiến triệu tập 29 nước Á Phi dự hội nghị Băng-dung để bàn về quan hệ giữa các nước xây dựng thế lực mới lập ra khối các nước không liên kết đẩy lùi ảnh hưởng của chủ nghĩa đế quốc. Các nước này cũng đã tỏ ý nghi ngờ đối với những tính toán xấu xa của các thế lực sô-vanh Bắc-kinh, nên lúc đầu họ đã không định mời Trung-quốc tham gia (3 nước Xri-lan-ca, Pa-ki-xtan, In-đô-nê-xi-a phản đối). Nhưng với đề nghị của Ấn-độ, Trung-quốc được mời tới. Những người theo chủ nghĩa sô-vanh Trung-quốc liền nắm lấy thời cơ này làm như họ là người đề ra sáng kiến về 5 nguyên tắc chung sống hoà bình phát triển từ khi ký kết giữa Trung-quốc và Ấn-độ trong việc tranh chấp về vùng Ca-sơ-mia để đưa thành tinh thần Băng-đung. Từ đó họ luôn luôn tỏ ra là người đại diện của tinh thần Băng-đung “đấu tranh cho hoà bình và tiến bộ của các dân tộc” để củng cố vị trí của họ đối với khu vực và đối với các nước không liên kết trong khi thực tế họ lại luôn luôn là kẻ xâm phạm và phá hoại 5 nguyên tắc chung sống hoà bình giữa các nước, xúi giục và gây chia rẽ các nước trong khối không liên kết.

Như vậy, cũng thật là rõ ràng, trong khi luôn luôn lớn tiếng ngọt xớt về cái gọi là ngọn cờ của thế giới thứ ba, những thế lực cầm quyền ở Bắc-kinh thực tế lại thực hiện chủ nghĩa bá quyền đối với các nước.

Là nước vốn đã có thời kỳ hầu hết các nước xung quanh đã phải thần phục, họ xem các nước Đông Nam châu Á là đất đai và khu vực ảnh hưởng cũ lâu đời, tự nhiên, tất yếu của họ.

Là nước lớn, họ xem các nước Đông Nam châu Á chậm tiến, lạc hậu “cái bụng đói của Châu Á”. Là khu vực phải chịu dưới sự bảo hộ và dìu dắt của họ.

Là một nước với mưu đồ bá chủ thế giới họ xem các nước Đông Nam châu Á là chỗ dựa tự nhiên, lực lượng dễ bảo, phục vụ cho mục tiêu bá quyền thế giới của họ.

III – NHỮNG CÔNG CỤ VÀ THỦ ĐOẠN CỦA TẬP ĐOÀN PHẢN ĐỘNG BẮC-KINH Ở ĐÔNG NAM CHÂU Á.

III – NHỮNG CÔNG CỤ VÀ THỦ ĐOẠN CỦA TẬP ĐOÀN PHẢN ĐỘNG BẮC-KINH Ở ĐÔNG NAM CHÂU Á.

Thực hiện chủ nghĩa bá quyền bành trướng nước lớn trong điều kiện một nước kinh tế chậm phát triển, tiềm năng có hạn, tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc-kinh đã dùng những công cụ và thủ đoạn vô cùng xảo quyệt, thâm độc và tàn nhẫn đối với các nước Đông Nam châu Á.

1) Người Hoa, đội quân thứ 5 của chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn Trung-quốc.

Người Hoa có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Theo nhiều bản thống kê khác nhau, ở châu Âu có khoảng 10 vạn, châu Phi có khoảng 6 vạn, châu Mỹ khoảng 1.5 triệu. Ở các nước châu Á, và đông hơn cả là ở khu vực Đông Nam châu Á, số lượng Hoa kiều có khoảng 20 triệu. Riêng ở Thái-lan có khoảng 4 triệu, Xing-ga-po 1.6 triệu, Miến-điện 1.5 triệu, In-đo-nê-xi-a 3.7 triệu, Mai-lai-xi-a 3.5 triệu, Việt-nam 1 triệu, Phi-líp-pin 40 vạn, Cam-pu-chia trước đây có 30 vạn, Lào 5 vạn…

Trong qua trình phát triển lịch sử của các dân tộc các giai cấp và các nhà nước, việc đi lại của nhân dân các nước và di dân của từng bộ phận dân cư là việc bình thường với những đặc điểm lịch sử, giai cấp và dân tộc của nó. Ở Việt-nam, người Hoa sang Việt-nam từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên và đến nay tập trung chủ yếu ở Chợ-lớn, thành phố Hồ-Chí-Minh thuộc miền Nam Việt-nam. Trước đây dưới thời kỳ Mỹ-nguỵ , Chợ-lớn hầu như là thành phố của người Hoa. Ở Thái-lan chỉ có khoảng 10% nhưng có tác giả nghiên cứu về dân tộc ở Thái-lan lại rút ra kết luận là hầu như cứ trong 4 người Thái-lan thì có 1 người mang trong mình dòng máu Trung-quốc. Ở Ma-lai-xi-a người Hoa với tỷ lệ gần 40% trong khi người Ma-lai-xi-a cũng chỉ có 40% và người Ấn-độ có tỷ lệ 14% trong dân số đã đặt Mã-lai trước tình hình như có tác giả đã nhận xét:…”gây ra ở Ma-lai-xi-a vấn đề dân tộc có tính chất bùng nổ nhất ở trong vùng”. Ở Xinh-ga-po, mỏm bán đảo Mã-lai, người Hoa chiếm tỷ lệ tới gần 80%. Có tác giả nghiên cứu nhận xét: “đây là quốc gia Trung-quốc thật sự mà phương hướng chính trị và sự thống nhất về kinh tế làm cho nhiều nước láng giềng và ngay cả những người châu Âu và người Mỹ cũng phải bận tâm”. Gien Clao-de Pô-môn-ti viết: “Thành phố quốc gia đang trong đà phát triển mạnh mẽ này có khả năng thay thế Hương-cảng đóng vai trò thủ đô của các cộng đồng hải ngoại của người Trung-hoa”.

Người Hoa ở các nước thường sống trong những cộng đồng khu vực có tính chất địa phương ràng buộc chặt chẽ các quan hệ kinh tế, che giấu các quan hệ giai cấp dưới những quan hệ gia đình và huyết thống. Trong thực tế, theo sự phân tích của nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề người Hoa ở Đông Nam châu Á, trong số người Hoa, tư sản chiếm 5 đến 10% tổng số Hoa kiều và chi phối toàn bộ hoạt động của cộng đồng, và như vậy đại bộ phận người Hoa khác lại bị giai cấp tư sản người Hoa chi phối trong cái cộng đồng có tính huyết thống và địa phương ấy.

Ở Việt-nam trước đây Hoa kiều sống thành từng bang phân chia theo đặc điểm địa phương và nội dung kinh tế nhất định. Chế độ bang được đặt ra từ năm 1814, thời Gia-Long, vào lúc đó chia thành 7 bang: Quảng-đông, Phúc-kiến, Triều-châu, Hải-nam, Khánh-gia, Phúc-châu và Quỳnh-châu. Đầu năm 1885 bang Phúc-châu nhập vào bang Phúc-kiến và Quỳnh-châu sát nhập vào bang Hải-nam. Mỗi bang gần như có đời sống riêng: có nhà thờ, nhà thương, trường học riêng. Có bang trưởng và bang phó chịu trách nhiệm về giáo dục, y tế, pháp lý… đối với Hoa kiều trong bang, săn sóc đến những người mới di cư sang và giúp đỡ họ cho đến khi họ tự túc được.

Vấn đề người Hoa có thể giải quyết đúng đắn theo những nguyên tắc về sự phồn thịnh của nhân dân các nước cũng như bảo đảm quan hệ hữu nghị và sự ổn định của các Nhà nước trong khu vực Đông Nam châu Á và trên thế giới. Trong quan hệ về mặt dân tộc, có người đi theo Đài-loan, có người hướng về Trung-hoa lục địa, Nhưng từ lâu tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc-kinh đã lợi dụng vấn đề người Hoa, khai thác các khía cạnh chủng tộc và dân tộc tư sản thực hiện mục đích bá quyền, bành trướng nước lớn của họ.

Họ sử dụng người Hoa, trước hết là giai cấp tư sản Hoa kiều để bòn rút của cải của nhân dân các nước Đông Nam châu Á. Từ năm 1950, trung bình số tiền của Hoa hiều gửi về nước hàng năm 120 triệu đô-la, trong đó tiền của thành phần lao động chỉ chiếm 1/3. Cuối những năm 1960, số tiền gửi về nước hàng năm đã lên tới 180 triệu đô-la, trong đó tiền của thành phần lao động chiếm chưa tới 10%. Hiện nay nhiều tài liệu cho biết rằng tỷ lệ thu của những người lao động thực tế không còn nữa mà chỉ còn của những người tư sản Hoa kiều. Có tài liệu tính được từ năm 1950 đến 1970, Hoa kiều ở Đông Nam châu Á đã chuyển về Trung-quốc 3.5 tỷ đô-la, đại bộ phận là của tư sản Hoa kiều thu nhập từ các biện pháp bóc lột nhân dân các nước sở tại.

Theo đường lối của chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn, tập đoàn phản động Trung-quốc còn sử dụng người Hoa làm cộng cụ lũng đoạn về kinh tế và chính trị, mua chuộc cán bộ trong bộ máy nắm chính quyền ở các nước sở tại thực hiện mưu đồ phản động của họ. Tư sản Hoa kiều ở một số nước ở Đông Nam châu Á đã nắm được những vị trí then chốt trong nền kinh tế. Ở Ma-lai-xi-a, Hoa kiều kiểm soát 350 trong số 400 công ty công nghiệp . Ở Cam-pu-chia trước đây, tư sản Hoa kiều kiểm soát 80% ngành xuất nhập khẩu và 90% công nghiệp. Ở Thái-lan, các ngân hàng chính, 90% việc xuất khẩu lúa gạo, thiếc, cao su và gỗ nằm trong tay tư sản Hoa kiều. Ở In-đo-nê-xi-a, khoảng 30 “ông chủ” Hoa kiều kiểm soát một bộ phận lớn của nền kinh tế. Ở miền Nam Việt-nam trong thời kỳ Mỹ-nguỵ , tư sản Hoa kiều nắm trong tay 80% các ngành buôn bán thực phẩm, toàn bộ nền công nghiệp dệt 85% và ngành nhập khẩu. Nói chung ở các nước Đông Nam châu Á, tư sản Hoa kiều hoạt động mạnh trong xuất khẩu nông phẩm, trong nhập khẩu thực phẩm và các hàng chế biến phục vụ sản xuất tiêu dùng. Trong các ngành kinh tế khác như công nghiệp mỏ, xây dựng, vận tải và dịch vụ công cộng, họ cũng chiếm một phạm vi hoạt động khá quan trọng. E-li-Fran-tíc đã viết trong tạp chí “Quốc phòng” tháng 4-1977 như sau: “Số vốn đầu tư của những người Hoa kiều quan trọng hơn bất cứ số vốn của một người nước ngoài nào vào Đông Nam châu Á. Năm 1974, công ty ở Mai-lai-xi-a và Xinh-ga-po, chỉ còn 2% là của người Mã-lai và 62% là thuộc người nước ngoài. Ngay cả ở In-đô-nê-xi-a, cộng đồng người Hoa đóng một vai trò quyết định trong việc đầu tư vốn vào các khu vực kinh tế tư nhân và chiếm 70 đến 80% số vốn của tư nhân”. Tờ tạp chí I-lít của Ấn-độ viết: “Vị trí của Hoa kiều trong nền kinh tế bản xứ vững chắc đến mỗi như In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và một phần nào ở Phi-líp-pin, chẳng hạn, hoàn toàn chỉ trong vài ngày đám Hoa thương có thể làm cho một trong những nước này bị hỗn loạn về kinh tế”. Dựa vào thế mạnh ấy của những tư sản Hoa kiều, với những mối quan hệ khác, tập đoàn phản động Bắc-kinh đã thực hiện việc mua chuộc và lũng đoạn bộ máy Nhà nước của các nước trong khu vực. Ngay ở miền Nam Việt-nam, bộ máy nguỵ quyền do Mỹ thành lập, nhưng trên thực tế có những bộ phận, những nhân viên nguỵ quân nguỵ quyền cao cấp lại do các nhà tư sản Hoa kiều chi phối. Nhiều tướng tá, một số thứ trưởng, và kể cả tổng thống, phó tổng thống thời nguỵ quyền đều thực tế do sự cất nhắc và chỉ định của các vua sắt, thép, gạo, thầu khoán, tiệm ăn, hộp đêm ở Chợ-lớn … theo khuynh hướng của Đài-loan hoặc Bắc-kinh.

Tập đoàn phản động Bắc-kinh còn lợi dụng Hoa Kiều tổ chức thành mạng lưới hoạt động gián điệp, cung cấp mọi tin tức bí mật của nước sở tại, tổ chức thành lực lượng kìm kẹp và khủng bố quần chúng các nước sở tại kể cả những người Hoa chân thực đã có giác ngộ. Khi cần thiết họ lại chuyển thành những lực lượng gây rối ở các nước sở tại. năm 1975 In-đô-nê-xi-a đã khám phá ra một nghiệp đoàn bí mật chuyên làm việc dẫn đường và chuyên chở bọn gián điệp thân Bắc-kinh từ Trung-quốc luồn vào In-đô-nê-xi-a, bọn cầm đầu đó bị tóm gọn. Tháng 10 và tháng 11, nhà đương cục Gia-các-ta bắt giam 30 công dân Trung-quốc đã từ Trung-quốc bí mật thâm nhập vào In-đô-nê-xi-a để hoạt động phá hoại. Tờ tạp chí Kinh tế Viễn-đông xuất bản ở Hồng-kông viết: “Bắc-kinh có thể dùng Hoa kiều để lật đổ các chính phủ hoặc gây ra tình trạng lộn xộn cho phép các lực lượng thân Bắc-kinh được sự giúp đỡ và kiểm soát chặt chẽ của Hoa Kiều, cướp lấy chính quyền. Hoa kiều còn được sử dụng nhằm động viên dư luận xã hội để chống chính phủ hoặc gây sức ép chống lại các chính phủ nào bị coi là có hại cho các lợi ích của Trung-quốc”.

Các nước thuộc khu vực Đông Nam châu Á cũng như những nước có người Hoa tới ở đều đã nhận rõ những thủ đoạn nham hiểm của những người theo chủ nghĩa sô-vanh Bắc-kinh. Người Hoa trong thực tế phải chịu đựng tai hoạ đau khổ là con bài chính trị trong tay các thế lực theo chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Bắc-kinh.

Những sự kiện về vấn đề người Hoa rộ lên trong những năm 1977-1978 ở Việt-nam là sự thể hiện cụ thể của những âm mưu thủ đoạn ấy của tập đoàn phản động Bắc-kinh. Cùng với việc dùng bọn tay sai phản động Pôn Pốt-Iêng Xa-ry gây cuộc chiến tranh biên giới Cam-pu-chia-Việt-nam để chống Việt-nam, bọn phản động Bắc-kinh đã sử dụng lực lượng có tổ chức sẵn có trong người Hoa do sứ quán Bắc-kinh ở Hà-nội chỉ huy, vận động, xúi giục người Hoa kéo về tổ quốc, định dựa vào đó để làm mất an ninh và rối loạn trong nội bộ Việt-nam kết hợp với việc gây rối ở biên giới phía Bắc. Việc đàm phán về người Hoa được mở ra giữa Việt-nam và Trung-quốc thực tế cũng không tiến triển được chỉ vì về phía Trung-quốc, thực chất không phải là vấn đề người Hoa mà là vấn đề âm mưu và thái độ bá quyền, bành trướng của chủ nghĩa dân tộc phản động Trung-quốc sử dụng người Hoa làm công cụ thực hiện ép buộc, thôn tính các nước khác đi theo và phục tùng đường lối phản động của họ.

2) Các tổ chức chính trị phản động thân Bắc-kinh và chính sách nhiều con bài của chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc.

Khi xâm nhập vào các nước, do bộ mặt đế quốc thực dân của nó, chủ nghĩa đế quốc có thể dưới nhiều hình thức khác nhau tạo chỗ dựa về mặt chính trị trong các giai cấp phản động. Ngay chủ nghĩa đế quốc Mỹ, với chính sách thực dân kiểu mới, che giấu bộ mặt thật của nó dưới các hình thức viện trợ kinh tế và viện trợ quân sự, cũng vẫn phải xây dựng bộ máy nguỵ quân, nguỵ quyền cùng với các tổ chức đảng phái chính trị, tôn giáo, văn hoá… làm công cụ thực hiện chủ nghĩa thực dân của chúng. Tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc-kinh, dưới chiêu bài của “chủ nghĩa dân tộc chống đế quốc”, của “cách mạng” có thể có điều kiện che giấu, lừa bịp nham hiểm hơn để tạo ra những thế lực và những con bài chính trị khác nhau phục vụ cho mưu đồ thôn tính các dân tộc trong khu vực của chúng.

Về mặt tư tưởng, chúng đã sử dụng mọi phương tiện và điều kiện thông tin tuyên truyền, kích động dân tộc theo các nội dung “chủ nghĩa dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc” , “cách mạng của người nghèo”, “chủ nghĩa Mác dân tộc” theo gương của cách mạng Trung-quốc và về xã hội của “những người nghèo” thuộc các dân tộc bị áp bức, “chống đế quốc trước là chống siêu cường, chống xét lại”.

Về tổ chức, họ ra sức gây ảnh hưởng trong các Đảng cộng sản đã được thành lập ở Đông Nam châu Á, lôi kéo, chia rẽ và tạo ra những tổ chức, các nhóm, các đảng chính trị lấy các “tư tưởng” trên làm kim chỉ nam và làm mục tiêu hành động và thân với Trung-quốc. Họ gán cho các nhóm, các tổ chức này và tạo điều kiện trong nước và ngoài nước thừa nhận các tổ chức này đóng vai trò là “các đảng mác-xít-lê-nin-nít”, làm ra vẻ như bảo vệ quyền lợi của những người lao động, chống đế quốc và các giai cấp bóc lột, đòi tự do dân chủ, nhưng thực tế các tổ chức này lại chống lại lợi ích của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân khác, gây chia rẽ nội bộ các nước và các dân tộc làm cho họ đi trệch khỏi các mục tiêu đấu tranh chủ yếu.

Tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc-kinh đã phá hoại các Đảng cộng sản và phong trào cộng sản ở các nước Đông Nam châu Á, lập ở khu vực này các tổ chức chính trị thân Trung-quốc và thực hiện những mưu đồ bá quyền, bành trướng nước lớn của Trung-quốc.

Các tổ chức chính trị thân Bắc-kinh vừa có mối liên hệ chặt chẽ về tư tưởng chính trị, kinh tế và quân sự với Bắc-kinh bằng các đường dây liên lạc bí mật khác nhau vừa hoạt động một cách độc lập thông qua các tổ chức “chiến đấu” và “mặt trận” có những tên gọi khác nhau theo điều kiện của từng nước. Trung-quốc còn giúp các tổ chức này mọi phương tiện hoạt động như lập đài phát thanh “tiếng nói cách mạng Mã-lai”, “tiếng nói nhân dân Miến-điện”, “tiếng nói nhân dân Thái-lan”, đặt trên các đất của Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, hàng ngày phát đi tiếng nói có hại cho sự ổn định và mục đích đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của các nước ấy, Đi đôi với lực lượng người Hoa, các tổ chức chính trị này được những người theo chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc sử dụng để cưỡng ép và chi phối các nước ấy đi theo đường lối phản động của họ.

Cùng với việc xây dựng các tổ chức chính trị theo ảnh hưởng của mình, tập đoàn phản động Bắc-kinh đã đặt quan hệ với giai cấp tư sản và các lực lượng phản động khác ở các nước Đông Nam châu Á, thông qua việc mua chuộc và ràng buộc các nhà tư sản người Hoa để thúc đẩy các hoạt động có lợi cho những tính toán bá quyền, bành trướng của chúng. “Những người lãnh đạo Bắc-kinh còn sử dụng cả những phần tử phong kiến ly khai vào các mục đích của chính sách bành trướng ở Đông Nam châu Á của họ. Như các bộ lạc người Kha-chin ở Miến-điện, bọn ly khai Hồi giáo ở Phi-líp-pin đều nhận được các khoản trợ cấp tiền bạc của Bắc-kinh được trang bị bằng vũ khí của trung-quốc,và nhiều khi còn có cả các sỹ quan Trung-quốc làm cố vấn” (1).

Ở đây, khác với thế lực đế quốc chủ nghĩa, tập đoàn phản động Bắc-kinh đã tạo điều kiện thuận lợi hơn thực hiện chính sách nhiều con bài chính trị khác nhau để có thể dễ dàng thực hiện các mưu đồ thâm hiểm của họ.

Ở hầu hết các nước Đông Nam châu Á có quan hệ với Trung-quốc, các thế lực sô-vanh Bắc-kinh đều thực hiện việc liên kết với nhiều nhân vật chính trị đại diện cho khuynh hướng chính trị khác nhau vừa kiềm chế lẫn nhau một cách có lợi cho Bắc-kinh, vừa có thể là sự chuẩn bị cần thiết để thực hiện nhiều âm mưu nham hiểm của họ. Ví dụ ở Cam-pu-chia trước đây, cùng một lúc Trung-quốc có liên hệ cả với Xi-ha-lúc. Lon-non và Pôn-pốt-Iêng Xa-ri.

Ở một số nước khác như Thái-lan, Miến-điện, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, thế lực theo chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều nhân vật có thế lực trong bộ máy Nhà nước và kinh tế như thế.

Tờ báo Ấn-độ “Hindusten Standard” đã viết: “Ở Đông nam châu Á, Trung-quốc đã sử dụng những biện pháp cụ thể lật đổ các chính phủ hiện đang cầm quyền, vừa cố gắng thiết lập lại các mối quan hệ về chính trị đã bị đứt trong thời gian cách mạng văn hoá, Trung-quốc luôn luôn dựa vào các phong trào nổi dậy của các bộ tộc Chan và Kat-chan để chống lại chính phủ Nê-uyn ở Miễn-điện” (2).

Dựa vào các tổ chức chính trị, những lực lượng theo chủ nghĩa sô-vanh Trung-quốc đã gây ra các sự kiện đẫm máu ở Xri-lan-ca, các cuộc xung đột giữa các giáo đoàn Thiên chúa giáo và Hồi giáo ở Phi-líp-pin (3). Tổng thống Phi-líp-pin Mác-cốt đã tuyên bố trước một phóng viên Mỹ rằng “Bắc-kinh đang chuẩn bị người để đưa sang Phi-líp-pin”.

Nói chung, mấy chục năm nay, đối với các nước trong khu vực Đông Nam châu Á, với những tổ chức chính trị và các mối liên hệ khác nhau với các nhân vật có thế lực trong các Nhà nước của từng nước, cũng như với các lực lượng phản động thuộc giai cấp bóc lột thống trị, những người theo chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn Trung-quốc đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để ép các nước đi theo quỹ đạo của mình, thực hiện các ý đồ chính trị phản động của họ.

“Chiến tranh cách mạng” là biện pháp thông thường được sử dụng đối với nước nào họ xem là địch thủ vì chưa đi theo đường lối của họ. Lợi dụng tình hình kinh tế còn thấp, xã hội có nhiều mâu thuẫn giai cấp và dân tộc, những người theo chủ nghĩa sô-vanh Trung-quốc đã xúi giục những cuộc lật đổ, thôi thúc các phong trào “cách mạng theo lối của họ, phát động du kích chiến tranh, giúp việc huấn luyện về quân sự và chính trị cho các lực lượng chống đối, cung cấp cho các tổ chức ấy vũ khí, vật tư, phương tiện vận chuyển và thuốc men. Còn họ thì chỉ ủng hộ từ bên ngoài, thực hiện chiến thuật thu lượm kết quả khi thời gian đã chín muồi như “sung sẽ chín rụng”.

Đối với các nước đã chịu khuất phục, đi theo đường lối của họ thì họ đặt chế độ cố vấn về chính trị, viện trợ kinh tế và trang bị quân sự, đồng thời với việc xúc tiến xây dựng mọi tổ chức chính trị thích hợp bảo đảm quyền bá chủ vững chắc của họ đối với các nước ấy.

Những mưu đồ đen tối của họ rõ ràng khi họ đề nghị với Việt-nam triệu tập hội nghị 11 Đảng năm 1963 bao gồm Đảng Cộng sản Trung-quốc, Đảng Cộng sản Việt-nam, Đảng Lao động Triều-tiên, Đảng nhân dân Cách mạng Lào, Đảng nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia, Đảng Cộng sản Thái-lan, Đảng Cộng sản Miến-điện, Đảng Cộng sản Nhật-bản, Đảng Lao động An-ba-li. Như vậy đâu có phải vì mục đích đấu tranh của nhân dân các dân tộc thuộc khu vực Đông Nam châu Á? Đó chỉ là vì mục đích họ muốn xây dựng lực lượng quốc tế, chống lại các Đảng anh em khác. Đó chỉ vì mục đích họ muốn xây dựng quyền bá chủ của họ đối với các nước Đông Nam châu Á giả danh dưới nhãn hiệu của các tổ chức cộng sản quốc tế.

Ngọn cờ lãnh đạo theo tập đoàn phản động Bắc-kinh đối với khu vực thế giới thứ ba không có thể có nội dung nào khác ngoài nội dung của chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn Trung-quôc.

3) Những biện pháp và thủ đoạn bá quyền, bành trướng nước lớn của Trung-quốc ở Đông Nam châu Á.

Ngay từ những năm 1950, thế lực theo chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn của Trung-quốc cũng đã xem khu vực Đông Nam châu Á là khu vực ảnh hưởng của mình. Năm 1953, Trung-quốc đã tuyên bố cách mạng Trung-quốc là cái mẫu chung cho tất cả các nước ở Đông Nam châu Á. Họ công bố bản đồ địa lý của Trung-quốc kéo dài biên giới của Trung-quốc xuống quá Ma-lai-xi-a, khiến cho nhiều nước lo lắng. Trong khi phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những ý kiến khác nhau trước sự phát triển mới của phong trào cách mạng các nước và khủng hoảng sâu sắc của các nước trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, họ liền lợi dụng thời cơ giương cao ngọn cờ chống đế quốc tác động mạnh mẽ vào các nước trong khu vực Đông Nam châu Á đang sục sôi cách mạng.

Về mặt kinh tế, tập đoàn phản động theo chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc đã dùng viện trợ kinh tế và tài chính để lôi kéo các nước trong khu vực đi vào quỹ đạo của họ. Lợi dụng lúc chủ nghĩa đế quốc đang khủng hoảng và các nước trong khối ASEAN gặp khó khăn, họ đã bán dầu cho các nước này và mua lại hàng hoá ế của các nước ấy. Một công cụ đáng sợ khác của các thế lực Bắc-kinh về kinh tế là các chi nhánh ngân hàng đặt ở các nước trong khu vực Đông Nam châu Á.

Noi theo gương những người La-mã đã đặt ách thống trị dựa trên hệ thống đường sá 20 thế kỷ trước đây, đối với một số nước khác có cùng biên giới với Trung-quốc họ tìm cách xây dựng các mạng lưới đường sá chuẩn bị cho việc thâm nhập vào các nước và các hoạt động quân sự của họ. Mạng lưới đường sá quan trọng nhằm nối liền Tân-cương với Pa-kít-xtan, từ Tân-cương đến Nê-pan, từ Tây-tạng đến Nê-pan, từ Vân-nam đến sông Mê-công xuyên Lào…tương tự như các con đường Tân-cương-Tây-tạng đi xuyên qua miền đông Ca-sơ-mia. Con đường này có hai nhánh vượt các núi cao Kác-xkô-run, một nhánh đi qua Min-ka ở phía đông Khan-dơ-ma-be và phải dùng tới 12.000 nhân công, thực chất là binh lính không vũ trang. Một con đường được khai thông năm 1953, hai con đường khác khai thông năm 1956. Các con đường này đã đóng vai trò hàng đầu trong cuộc xung đột Trung-Ấn năm 1962 trong tỉnh La-đắc của Ấn-độ. Các con đường này cho phép di chuyển nhanh chóng quân đội từ Tân-cương đến vùng biên giới phía Tây Ấn-độ.

Các con đường qua Lào và một số đường xây dựng cho Việt-nam cũng có cùng một ý đồ như thế. Lợi dụng việc Lào cần xây dựng đường, các đơn vị của Trung-quốc (thực sự là các đơn vị quân đội) có ý định xây dựng con đường chiến lược đi từ biên giới Trung-quốc chạy qua Việt-nam và Thái-lan, tạo ra con đường chạy xuyên suốt đi xuống vung Đông Nam châu Á.

Trung-quốc cũng đã thấy rõ quyền lợi của Trung-quốc ở eo biển Ma-la-ca, một con đường quan trọng của quốc tế và đường giao thông ngắn nhất giữa Ấn-độ-dương và Thái-binh-dương. Bằng việc cố gắng thiết lập sự kiểm soát các biển bao quanh Cộng hoà nhân dân Trung-hoa và Ấn-độ-dương, Bắc-kinh cố gắng áp đặt những biện pháp hạn chế đi lại tự do qua Ma-la-ca.

Đối với các nước có chung biên giới, tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc-kinh còn dùng việc khiêu khích, gây rối, tranh chấp đất đai, gây chiến tranh biên giới để gây sức ép, thực hiện chủ nghĩa bá quyền, bành trướng. Cũng như đối với các nước khác có chung biên giới như Liên-xô, Mông-cổ , Ấn-độ, Pa-ki-xtan, đối với các nước ở Đông Nam châu Á có chung biên giới như Miến-điện, Lào, Việt-nam, bọn phản động Bắc-kinh đã dùng thủ đoạn ấy.

Trước đây Tôn-Dật-Tiên đã coi Thái-lan, Miến-điện, Nê-pan, Tây-tạng, Việt-nam v.v… và các vùng châu thổ các sông lớn ở phía Bắc, về lịch sử đều thuộc “về Trung-quốc”. Khi nói tới Trung-quốc trong cuốn “chủ nghĩa Tam Dân”, Tôn-Dật-Tiên thực ra nghĩ tới một đại Trung-quốc bao gồm toàn bộ lãnh thổ của các nước trước đây các hoàng đế Trung-hoa đã xâm chiếm. Tôn-Dật-Tiên nói: “Hiện nay Trung-quốc chưa đủ mạnh để lấy lại những vùng đất đai đã mất… Nền văn hoá của chúng tôi lâu đời hơn nền văn hoá phương Tây tới 2000 năm. Chúng tôi sẵn sàng chờ đợi các ngài tiến lên và đuổi kịp chúng tôi, nhưng chúng tôi không thể lùi bước và không thể để các ngài kéo chúng tôi lại”…

Những người kế tục sự nghiệp của Tôn-Dật-Tiên kể cả Tưởng-Giới-Thạch lẫn những người tự xưng là cộng sản sau này, tuy bất đồng ý kiến về các vấn đề chính trị và tư tưởng nhưng đều thống nhất với quan điểm của Tôn-Dật-Tiên về “thuyết bành trướng do định mệnh” (Manifest Destiny) – Một học thuyết của Mỹ vào thế kỷ 19, theo thuyết này Mỹ có quyền và có nghĩa vụ phải bành trướng ra khắp lục địa Bắc Mỹ.

Tưởng-Giới-Thạch trước đây cũng đã thấy lãnh thổ thuộc chủ quyền của Trung-quốc vượt khỏi biên giới hiện nay của Trung-quốc tới tận giữa châu Á. Dưới thời Tưởng-Giới-Thạch bọn chúng đã tuyên bố : diện tích “đất đai đã mất” của Trung-quốc lên tới con số 4.009.093 km2 do các nước Nga, Nhật, Pháp và Anh chiếm đóng.

Chịu ảnh hưởng của sức mạnh văn hoá cổ đại của Trung-quốc, các nhà lãnh đạo trong giới cầm quyền ở Bắc-kinh luận “Trung-quốc ngày nay phát triển lên từ nước Trung-hoa trong lịch sử…nên chúng ta không thể tách rời toàn bộ quá khứ lịch sử của mình. Chúng ta phải tổng kết lại từ Khổng-Tử đến Tôn-Dật-Tiên và kế thừa di sản quý báu này”. Họ đã nêu cao quan điểm dân tộc của Tôn-Dật-Tiên. Năm 1936 khi nói chuyện với E.Xnâu, người lãnh đạo của Trung-quốc đã nói: “Nhiệm vụ cấp thiết của Trung-quốc là giành lại lãnh thổ đã mất…Cộng hoà ngoại Mông sẽ đương nhiên trở thành một bộ phận của Liên bang Trung-hoa, theo nguyện vọng của họ. Các dân tộc A-xba-mét và Tây-tạng sẽ hình thành những nước Cộng hoà tự trị, trực thuộc Liên bang Trung-hoa.

Những vụ xung đột biên giới , xâm phạm chủ quyền của các nước là sự minh hoạ hoàn toàn rõ ràng cho chủ nghĩa bá quyền và là một biểu hiện khá tiêu biểu cho thực chất quan điểm của Trung-quốc đối với các quan hệ quốc tế. Người ta đã tính rằng trong khoảng 20 năm gần đây, số lượng những vụ tranh chấp, va chạm và xung đột vũ trang ở biên giới với những mục đích ấy trên tất cả các biên giới của Trung-quốc đã vượt quá tổng số những vụ rắc rối tương tự trên toàn thế giới.

Những cuộc xung đột biên giới Trung-quốc – Ấn-độ năm 1956 và 1962, những cuộc xung đột biên giới Xô-Trung năm 1969 đều có nguyên nhân về lãnh thổ như thế. Những năm gần đây việc các lực lượng vũ trang Trung-quốc chiếm quần đảo Hoàng-sa và mưu toan chiếm quần đảo Trường-sa của Việt-nam, việc yêu sách lãnh thổ đối với Cộng hoà nhân dân Mông-cổ và việc các “tàu đánh cá” vũ trang của Trung-quốc tiến vào vùng đảo Sen-ka-ku của Nhật-bản… đều nói lên đầy đủ tham vọng nước lớn của những người lãnh đạo Trung-quốc.

Để chứng minh cho những yêu sách về lãnh thổ đối với các nước khác, hiện nay cũng như những năm trước đây, ban lãnh đạo Trung-quốc đã sử dụng rộng rãi những luật điệu do chính họ bày đặt về sự “bất công lịch sử” của các biên giới Trung-quốc và về cái gọi là “các vùng tranh chấp”. Trong trường hợp thứ nhất, họ tuyên bố rằng xưa kia những vùng đất này hay đất khác dường như thuộc về Trung-quốc nhưng sau đó bị tách ra khỏi nước này. Trong trường hợp thứ hai, Bắc-kinh ghi lên những bản đồ của mình một bộ phận lãnh thổ nào đó các nước láng giềng như là của mình, mà phía khác tất nhiên không thể đồng ý được. Nói cách khác, những kẻ bành trướng Bắc-kinh đang hành động theo nguyên tắc của tất cả những kẻ xâm lược: “Phải đưa cho ta cái mà mày có, bởi vì ta coi cái đó là của ta”.

4) Mô hình Bắc kinh và những dã tâm của chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc.

Chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc bộc lộ nguyên hình và đầy đủ trong hình mẫu nó đã thực hiện được đối với Cam-pu-chia trong những năm 1975-1978.

Nhân loại lại một lần nữa chứng kiến sự tàn bạo của thế lực phản động đối với đời sống của con người và các dân tộc trước những đau khổ do chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc đã gây ra đối với nhân dân Cam-pu-chia.

Cam-pu-chia là một dân tộc chỉ có gần 8 triệu người trên bán đảo Đông-dương. Nhưng dân tộc Cam-pu-chia đã có thời kỳ lịch sử huy hoàng của nền văn minh Ăng-co, một trong “7 kỳ tích của thế giới” như nhân dân thế giới đã đặt tên một cách tự hào.

Cùng với các nước Việt-nam và Lào, nhân dân Cam-pu-chia cũng có những trang lịch sử kề vai sát cánh với nhau chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp, và chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ.

Ngày 17-4-1975 cùng với thắng lợi của nhân dân Việt-nam và nhân dân lào, nhân dân Cam-pu-chia đã đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ, giành được độc lập và tự do hoàn toàn cho dân tộc.

Nhưng đau đớn thay, cũng chính từ ngày ấy, đáng lẽ là sự bắt đầu của một thời kỳ mới về đời sống hạnh phúc thật sự của nhân dân vừa giành được độc lập tự do, nhân dân Cam-pu-chia lại bị bọn phản động tay sai của các thế lực bá quyền, bành trướng Trung-quốc dìm sâu trong những thí nghiệm về một chế độ xã hội theo kiểu của bọn phản động Bắc-kinh.

Đó là một chế độ hà khắc, mà uy quyền chỉ có trong tay Ăng-ka, chuyên quyền, độc đoán muốn sao được vậy, bất chấp mọi quy luật khách quan của xã hội, của kinh tế, chính trị của đời sống thực tế của con người ngoài những quy định hà khắc và độc đoán của Ăng-ka. Chính vì vậy từ một dân tộc có gần 8 triệu người, chỉ với thời gian từ năm 1975 đến khi cách mạng thành công ngày 7-1-1979 nhân dân Cam-pu-chia thực tế không còn nổi trên 4 triệu người. Ba triệu con người đã bị giết thảm hại quẳng trong những hố chung hàng nghìn người, hoặc chăm bón cho những cây cao su làm giàu cho bọn bá quyền Trung-quốc.

Với cái tên gọi đẹp đẽ “công xã nhân dân”, đó thực tế chỉ là những trại giam của những người nô lệ. Với những mục tiêu “thực hiện triệt để chủ nghĩa cộng sản, chống triệt để mọi tư hữu”, đó là chế độ xoá bỏ tiền tệ, chợ búa, thực tế chỉ là chế độ lao động nô lệ, hà khắc, bất chấp mọi quy luật kinh tế, chính trị và xã hội. Bọn phản động theo chủ nghĩa bá quyền, bành trướng đã thí nghiệm ở đây một chế độ xã hội hoàn toàn không còn đời sống bình thường của xã hội vốn rất phức tạp và nhiều hình, nhiều vẻ. Từ chủ nghĩa tư bản, loài người đã muốn thoát khỏi sự áp bức bóc lột giai cấp, đã ra đời chủ nghĩa xã hội không tưởng. Chủ nghĩa Mác đã tìm ra được quy luật và xác định rõ quá trình chuyển biến từ xã hội tư bản sang chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản với mọi quy luật khách quan của nó. Bọn phản động bá quyền, bành trướng Trung-quốc ngày nay lại muốn tìm ra một thứ “chủ nghĩa xã hội triệt để” khác với chủ nghĩa Mác, thực tế chỉ là sự độc đoán chuyên quyền của thế lực độc quyền phản động nhất theo kiểu “Nhà nước độc quyền đế quốc chủ nghĩa”, “Nhà nước chuyên chế phong kiến và Nhà nước tàn bạo của chủ nô”, đưa con người trở lại cuộc sống nguyên thuỷ dưới sự thống trị của các thế lực độc đoán, chuyên quyền.

Đó là chế độ xã hội mà trong đó con người hoàn toàn bị chà đạp, không có đời sống riêng, không có hạnh phúc, không có gia đình, vợ chồng, con cái…con người thực tế chỉ là những công cụ lao động khắc khổ không khác gì “công cụ biết nói dưới thời nô lệ”.

Đó là những trang sử đen tối của dân tộc Cam-pu-chia dưới sự thống trị của chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc. Đây là bài học nhớ đời của dân tộc Cam-pu-chia đấu tranh vì độc lập tự do của mình. Đối với nhân dân thuộc khu vực Đông Nam châu Á, đây là một hình ảnh sinh động kêu gọi sự thức tỉnh của mỗi dân tộc, mỗi con người biết tôn trọng nền độc lập tự do của mình và của người khác phải biết cảnh giác trước những lời ngon ngọt của bọn bá quyền, bành trướng Bắc-kinh.

Mô hình Bắc-kinh ở Cam-pu-chia là sự thể hiện đầy đủ chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn của Trung-quốc, được thực hiện đối với một dân tộc. Mọi hậu quả nghiêm trọng của nó đối với dân tộc ấy, tuy rằng ngày nay loài người mới biết một phần của nó cũng đã đủ vạch trần bộ mặt thật phản động và tàn ác của tập đoàn theo chủ nghiã bá quyền, bành trướng Trung-quốc.

Với những đầu óc tiêm nhiễm nặng nề chủ nghĩa dân tộc bá quyền nước lớn, mọi dân tộc khác chỉ có thể là lực lượng phải chịu sự đồng hoá và thuần phục. Đời sống của con người và cả một dân tộc cũng chẳng có ý nghĩa gì trong mọi tính toán điên cuồng và tàn nhẫn của họ. Chế độ xã hội loài người trên trái đất chẳng có thể có quy luật gì ngoài quyền lực sắt thép của họ: đời sống của loài người với chế độ xã hội theo tính toán của họ chỉ có thể là bá quyền của nước Trung-hoa trung tâm của thế giới và chủ nghĩa dân tộc nước lớn của họ.

Mỗi dân tộc đều có độc lập chủ quyền và nguyện vọng chân chính của mình chăm lo đến đời sống ấm no hạnh phúc của dân tộc mình tự quyết định lấy hiện tại và tương lai của dân tộc mình với sự giúp đỡ chân thật của các dân tộc anh em phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của thời đại ngày nay, chống lại mọi sự can thiệp thô bạo của các thế lực nước ngoài.

Đó là vấn đề nóng hổi của các nước trong khu vực Đông Nam châu Á cũng như của các dân tộc đang đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Song, cũng rất rõ ràng là với chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc, không thể có ổn định và tiến bộ xã hội của các nước trong khu vực Đông Nam châu Á, nếu không chống lại chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc, thực tế đã và đang tạo ra những tác hại nguy hiểm đối với đời sống các dân tộc trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.

PHẦN BỐN

MƯU ĐỒ THÔN TÍNHVIỆT-NAM VÀ ĐÔNG-DƯƠNG CỦA CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN, BÀNH TRƯỚNG TRUNG-QUỐC

I-THÔN TÍNH VIỆT-NAM VÀ ĐÔNG-DƯƠNG LÀ MỘT MỤC TIÊU QUAN TRỌNG TRONG CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ PHẢN CÁCH MẠNG CỦA CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN BÀNH TRƯỚNG TRUNG QUỐC

1) Việt-nam và Đông-dương từ lâu đã là đối tượng trực tiếp của chủ nghĩa bành trướng Trung-hoa.

Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt-nam, với số dân 50 triệu, với vị trí địa lý có tầm quan trọng chiến lược, với tài nguyên rất phong phú về nhiều mặt, với con người Việt-nam cần cù, dũng cảm và thông minh sáng tạo, với nền văn hoá Việt-nam phát triển từ xa xưa và đầy sức sống, có vị trí quan trọng đặc biệt về kinh tế và quân sự ở khu vực Đông Nam châu Á.

Từ nửa thế kỷ qua, cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của nhân dân Việt-nam luôn luôn ở vị trí tiền phong của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chống các loại chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Mấy chục năm nay, nhất là sau chiến thắng Điện-biên-phủ, bằng hành động cách mạng thực tế của mình, Việt-nam đã trở thành ngọn cờ của phong trào độc lập dân tộc và một tiền đồn vững chắc của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam châu Á. Uy tín chính trị của Việt-nam rất rộng lớn trên thế giới ; nhân dân thế giới có sự tin cậy và tình cảm sâu sắc với nhân dân Việt-nam.

Việt-nam là láng giềng phía nam của Trung-quốc, Việt-nam và Trung-quốc có biên giới chung trên 1.400ki-lô-mét. Hai nước Việt-nam-Trung-quốc có quan hệ với nhau từ lâu đời. Nhân dân hai nước Việt-nam – Trung-quốc, nhất là ở những vùng tiếp giáp biên giới, rất gần gũi nhau, hiểu biết nhau, đã từng nhiều lần giúp đỡ nhau trong đấu tranh cách mạng, trong đời sống hàng ngày. Với những ảnh hưởng trực tiếp về quan hệ địa lý và hệ dân tộc, đất nước Việt-nam cũng có vị trí và ảnh hưởng quan trọng đối với bản thân Trung-quốc.

Chính do vị trí đặc biệt quan trọng ấy, mà từ 2.000 năm qua, đất nước Việt-nam cũng như các nước khác ở bán đảo Đông-dương, đã luôn luôn là mục tiêu, là đối tượng trực tiếp của chủ nghĩa bành trướng thời kỳ phong kiến Trung-hoa. Đối với các hoàng đế Trung-hoa thời xưa: đất nước Việt-nam vừa là miếng mồi kinh tế ngon lành ở sát cạnh đế quốc Trung-hoa, lại vừa là cửa ngõ phải vượt qua để chinh phục các nước khác ở Đông Nam châu Á. Cho nên, các triều đại phong kiến Trung-quốc đã liên tiếp xâm chiếm Việt-nam, đã tiến hành những cuộc trường kỳ chinh phục Việt-nam.

Bọn bành trướng phong kiến Trung-hoa đã gặp phải một dân tộc bất khuất, kiên cường. Các cuộc chiến tranh xâm lược Việt-nam của các hoàng đế Trung-hoa đều đã thất bại nhục nhã; dân tộc Việt-nam đã giáng cho chúng những đòn chí tử. Và lịch sử quan hệ Việt-nam-Trung-quốc một mặt là lịch sử quan hệ láng giềng giữa nhân dân lao động hai nước từ hàng ngàn năm trước, và nửa thế kỷ nay, nhân dân hai nước còn dựa vào nhau làm cách mạng, xây dựng tình hữu nghị đoàn kết cách mạng, mặt khác là lịch sử dân tộc Việt-nam liên tục chiến đấu và chiến thắng chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn của phong kiến Trung-hoa.

Sau ngày nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa được thành lập, với những điều kiện lịch sử mới nhờ cách mạng thành công ở hai nước, đáng lẽ mối quan hệ Việt-nam Trung-quốc phải thực sự tốt đẹp và ngày càng tốt đẹp, những tham vọng bành trướng nước lớn đối với Việt-nam và Đông-dương không còn lý do tồn tại, xâm lược và thôn tính chỉ còn là câu chuyện của quá khứ. Những năm đầu sau khi cách mạng Trung-quốc giành được thắng lợi, nhân dân Việt-nam đã rất vui mừng trước những biến đổi tiến bộ trên đất nước Trung-hoa và đã đặt nhiều hy vọng vào triển vọng tốt đẹp của tình đoàn kết hữu nghị Việt-nam – Trung-quốc.

Nhưng chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc, như các phần trên đã nói, đã không bị tiêu diệt. Các lực lượng cách mạng chân chính của nhân dân Trung-hoa chưa nắm được quyền lãnh đạo để đưa đất nước Trung-hoa đi vào con đường cách mạng, hoà bình và tiến bộ.

Ba chục năm qua, giới cầm quyền Trung-quốc đã kế tục, phát triển tư tưởng và tham vọng bá quyền, bành trướng của phong kiến Trung-hoa, đã và đang ra sức đóng vai trò những tên học trò xuất sắc của Tần-Thuỷ-Hoàng, Hốt-Tất-Liệt. Đối với Việt-nam và các nước khác trên bán đảo Đông-dương, những kẻ cầm quyền ở Bắc-kinh lại tiếp tục mưu đồ bành trướng và thôn tính xấu xa, tàn bạo của hoàng đế Trung-hoa. Những âm mưu quỷ kế, những hành động hung bạo của bọn cầm quyền phản động Bắc-kinh hiện nay đối với phong trào cách mạng thế giới, đối với các nước láng giềng của Trung-quốc nói chung, đối với Việt-nam và Đông-dương nói riêng, mà đỉnh cao là cuộc chiến tranh xâm lược trắng trợn với quy mô lớn đối với nước Việt-nam xã hội chủ nghĩa , trong thời gian vừa qua, đã chứng tỏ bọn dân tộc sô-vanh hiện đại đã vượt xa các bậc tiền bối phong kiến của chúng về khát vọng bành trướng đại dân tộc, về âm mưu xảo quyệt, về tầm chiến lược rộng lớn của các mưu đồ và các mục tiêu xâm lược.

Những kẻ cầm quyền phản động ngày nay ở Bắc-kinh, cũng giống như các tiền bối của chúng, hiểu rất rõ vị trí chiến lược của Việt-nam, hiểu rõ tầm quan trọng của Việt-nam đối với toàn bộ hoạt động của Trung-quốc ở khu vực biển Đông, ở Đông Nam châu Á và trên toàn thế giới. Chúng cho rằng muốn thực hiện được mưu đồ bành trướng và bá quyền nước lớn ở Đông Nam châu Á và trên thế giới, nhất định phải vượt qua “cửa ải” Việt-nam, trước hết phải khống chế và thôn tính Việt-nam. Vì vậy, Việt-nam và các nước Đông-dương trở thành trọng điểm bành trướng trong chiến lược quốc tế phản cách mạng của bọn phản động Bắc-kinh, và chúng đã không từ bất cứ thủ đoạn nào về quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao để phá hoại cách mạng Việt-nam.

2) Âm mưu và hành động của tập đoàn phản động Bắc-kinh phá hoại, thôn tính Việt-nam rất ăn khớp với âm mưu và hành động của chúng chống phá cách mạng thế giới.

Đương nhiên, bọn bành trướng Trung-quốc có nhiều tham vọng đối với tài nguyên phong phú của Việt-nam, đối với vị trí chiến lược quan trọng của Việt-nam ở Đông Nam châu Á. Nhưng muốn hiểu rõ thực chất chính sách phản động của bọn phản động Bắc-kinh đối với Việt-nam, phải đặt chính sách ấy gắn liền với tham vọng bá quyền toàn cầu của chúng.

Mưu đồ thôn tính Việt-nam và Đông-dương là một bộ phận trong chiến lược quốc tế phản cách mạng của bọn bành trước Bắc-kinh.

Tham vọng ngông cuồng của bọn cầm quyền phản động Bắc-kinh là gấp rút biến Trung-quốc thành cường quốc số 1 trên thế giới, thống trị toàn thế giới dưới lá cờ chủ nghĩa dân tộc nước lớn. Để đạt tham vọng ấy, nhiều năm nay, chúng đã thực hành một chiến lược quốc tế phản cách mạng, gây ra những tổn thất lớn lao cho phong trào cách mạng của nhân dân thế giới, cho bản thân đất nước Trung-hoa.

Chiến lược phản cách mạng này, về mặt đối nội là dùng những luận điệu lừa bịp, những thủ đoạn cướp quyền, lật đổ liên tục để tiêu diệt bằng bạo lực các lực lượng cách mạng chân chính ở Trung-quốc, về mặt đối ngoại là liên minh với đế quốc Mỹ và các nước đế quốc khác, tập hợp các lực lượng phản động ở các nước, để chống Liên-xô mà chúng coi là kẻ thù chủ yếu, để chống phá dòng thác cách mạng trên thế giới.

Mấy năm nay, để thực hiện lý thuyết phản động “ba thế giới” và phục vụ đẩy mạnh “bốn hiện đại hoá”, bọn bá quyền Bắc-kinh càng câu kết chặt chẽ với đế quốc chống Liên-xô, công khai chống các nước xã hội chủ nghĩa và chống các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Chúng đã trắng trợn và vô liêm sỉ tự nhận mình là NATO phương Đông.

Tập đoàn phản động Bắc-kinh coi Liên-xô là kẻ thù chủ yếu. Nhưng hiện nay chúng không có khả năng gây chiến tranh chống Liên-xô, cũng không có khả năng bành trướng về phía Bắc. Cho nên chúng ra sức thực hiện các âm mưu và hành động bành trướng, thôn tính của chúng đối với khu vực Đông Nam châu Á, trước hết là các nước Đông-dương, nơi mà chúng thấy đang có những điều kiện thuận lợi hơn cả.

Sự tiến triển theo hướng ngày càng xấu của mối quan hệ Việt-Trung, thái độ tráo trở, lật lọng của bọn cầm quyền Bắc-kinh đối với cách mạng Việt-nam hoàn toàn ăn khớp với sự tiến triển của chủ nghĩa bá quyền và bành trướng Trung-quốc. Những bước ngoặt chính của mối quan hệ Việt-Trung có quan hệ chặt chẽ với những diễn biến của tình hình nội bộ Trung-quốc, với chính sách đối nội và đối ngoại của tập đoàn phản động Bắc-kinh.

Ngày nay tập đoàn phản động cầm quyền Bắc-kinh đang ra sức chống phá cách mạng Việt-nam về mọi mặt, thậm chí đã phát động chiến tranh xâm lược Việt-nam với quy mô lớn, thì giờ đây cũng là lúc chủ nghĩa bành trướng nước lớn đã hoàn toàn bộc lộ chân tướng cực kỳ phản động của chúng trước mắt nhân dân toàn thế giới. Bọn cầm quyền Bắc-kinh đã phản bội nhân dân Việt-nam, phản bội truyền thống đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt-nam – Trung-quốc, và đối với cách mạng thế giới, chúng đã trở thành những tên phản bội lớn nhất trong lịch sử.

Cuộc chiến đấu bền bỉ và đầy hy sinh suốt mấy chục năm của nhân dân Việt-nam chống đế quốc Pháp và chống đế quốc Mỹ đã dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Trong 30 năm qua, giới cầm quyền Trung-quốc tìm mọi cách lợi dụng cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân Việt-nam làm công cụ phục vụ lợi ích của Trung-quốc. Họ không muốn Việt-nam độc lập, thống nhất mà chỉ muốn Việt-nam cũng như Lào và Cam-pu-chia, ngày càng suy yếu, chia rẽ và chịu lệ thuộc vào Trung-quốc.

II-CHÍNH SÁCH VÀ THỦ ĐOẠN BÀNH TRƯỚNG CỦA BỌN CẦM QUYỀN BẮC-KINH ĐỐI VỚI VIỆT-NAM VÀ ĐÔNG-DƯƠNG

Đối với Việt-nam, Lào và Cam-pu-chia, suốt mấy chục năm qua, bọn cầm quyền Bắc-kinh đã thực hành chính sách bá quyền, bành trướng phản động là:

-Hết sức lợi dụng cuộc chiến đấu chống đế quốc của Việt-nam, Lào và Cam-pu-chia, dùng thủ đoạn vừa giúp vừa ép và kiềm chế, hòng biến các nước Đông-dương thành chư hầu, làm công cụ thực hiện chủ nghĩa bá quyền, bành trướng ở Đông Nam châu Á và trên thế giới.

– Nếu không thôn tính được bằng cách biến thành chư hầu thì công khai phá hoại và xâm lược.

Chính sách bá quyền, bành trướng ấy đã thực hiện bằng những âm mưu và thủ đoạn cụ thể, khi thì xảo quyệt, lừa bịp, khi thì trắng trợn thô bạo, nhưng vô cùng tàn hại và nguy hiểm, đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, cũng như sự nghiệp xây dựng xã hội mới của Việt-nam, Lào và Cam-pu-chia.

1) Chính sách bá quyền, bành trướng Trung-quốc đối với cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân Việt-nam.

a) Sau khi cách mạng Trung-quốc thành công, mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt-nam và Trung-quốc đã có thời kỳ biểu hiện tốt đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng ở cả hai nước. Nhân dân Trung-quốc đã ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Việt-nam kháng chiến chống đế quốc Pháp. Mặt khác, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám ở Việt-nam ; nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia đã ảnh hưởng rất thuận lợi về nhiều mặt đối với cách mạng Trung-quốc, trước hết là khách quan tạo ra một vành đai an toàn cho Trung-quốc ở phía Nam, trong khi Trung-quốc đang bị đế quốc bao vây.

Song, ngay từ lúc đó, những người lãnh đạo Trung-quốc đã có những ý đồ và hành động không phù hợp với lợi ích của Việt-nam và các nước Đông-dương. Họ ủng hộ Việt-nam kháng chiến chống Pháp, nhưng khi thấy Mỹ can thiệp ngày càng nhiều vào Việt-nam và đe doạ tiến công Trung-quốc thì họ lo ngại, không muốn thúc đẩy và giúp Việt-nam chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng. Xuất phát từ lợi ích riêng của Trung-quốc, để găn chặn Mỹ thay thế Pháp ở Đông-dương và để tránh cho Trung-quốc bị Mỹ uy hiếp, họ đã tìm cách nhanh chóng kết thúc chiến tranh Đông-dương, nhất là từ sau khi đã chấm dứt chiến tranh Triều-tiên. Lợi dụng vai trò là người cung cấp vũ khí cho cuộc kháng chiến của nhân dân các nước Đông-dương, họ đã thoả thuận với đế quốc Pháp những điều không lợi cho nhân dân Đông-dương.

Tại hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954, Trung-quốc chủ trương giữ nguyên hiện trạng về chính trị có hai chính quyền, hai chế độ chính trị khác nhau, ở hai miền Việt-nam, thực tế là duy trì chủ nghĩa thực dân Pháp ở miền Nam Việt-nam, chia cắt nước Việt-nam. Trung-quốc muốn có hai tỉnh tập kết ở Lào sát biên giới Lào – Trung-quốc, để dùng hai tỉnh Bắc Lào, cũng như Bắc Việt-nam là khu đệm an toàn cho họ. Và chính những người lãnh đạo Trung-quốc đã không đồng ý có vùng tập kết ở Cam-pu-chia đã giải phóng phần lớn lãnh thổ Cam-pu-chia.

Như vậy là những người cầm quyền Trung-quốc đã không thật lòng giúp đỡ sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt-nam và các nước Đông-dương. Vì lợi ích dân tộc nước lớn ích kỷ của Trung-quốc, họ đã không ngần ngại bỏ qua lợi ích của cách mạng Việt-nam, Lào và Cam-pu-chia.

b) Thấy rõ âm mưu của đế quốc Mỹ, phá hoại công cuộc hoà bình thống nhất nước Việt-nam và xâm lược Việt-nam, Đảng lao động Việt-nam chủ trương đẩy mạnh cách mạng miền Nam, phát động đấu tranh vũ trang ở miền Nam. Lúc đó, những người lãnh đạo Trung-quốc không muốn nhân dân miền Nam Việt-nam nổi dậy chống đễ quốc Mỹ xâm lược, vì họ sợ phải chạm với Mỹ. Họ đã một mực ngăn cản, khuyên nên trường kỳ mai phục, không nên vội giải phóng miền Nam, nên tập trung vào việc xây dựng miền Bắc, còn ở miền Nam thì chỉ đấu tranh chính trị, chứ không nên đấu tranh vũ trang. Trong thực tế, họ đã không giúp Việt-nam xây dựng nhanh lực lượng quốc phòng và tìm cách hạn chế việc xây dựng tăng cường lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt-nam.

Họ đã giữ một thái độ hai mặt đối với đế quốc Mỹ: vừa muốn tỏ ra là người chống đế quốc, bề ngoài hung hăng coi đế quốc Mỹ chỉ là “con hổ giấy”, vừa hết sức tránh va chạm với Mỹ, trong thâm tâm sợ Mỹ, muốn xoa dịu với Mỹ, giữ nguyên hiện trạng chính trị ở Đông-dương để bản thân Trung-quốc được yên ổn.

Nhân dân Việt-nam đã không nghe những “lời khuyên” của những người lãnh đạo Trung-quốc bỏ rơi miền Nam Việt-nam trong tay bọn đế quốc Mỹ xâm lược. Dưới sự lãnh đạo của Đảng lao động Việt-nam, cách mạng miền Nam tiếp tục phát triển, tiêu biểu là cuộc Đồng khởi anh hùng năm 1959.

Trong những năm 1960-1965, cuộc đấu tranh trên cả hai mặt trận chính trị và vũ trang ở miền Nam Việt-nam phát triển ngày càng mạnh; thất bại của cuộc “chiến tranh đặc biệt” và việc Mỹ đưa hàng chục vạn quân viễn chinh xâm lược vào miền Nam Việt-nam đã làm cho cuộc chiến tranh Việt-nam trở thành vấn đề thời sự quốc tế nóng hổi nhất ; vì chính trị và uy tín của Việt-nam ngày càng cao trên thế giới.

Những người lãnh đạo Trung-quốc lúc đó lớn tiếng tuyên bố chống đế quốc Mỹ, ủng hộ Việt-nam, đề cao Việt-nam chống Mỹ xâm lược. Nhân dân Việt-nam không bao giờ quên sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân Trung-quốc đối với nhân dân Việt-nam trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Nhưng phân tích ý đồ và hành động của những người lãnh đạo Trung-quốc ta thấy rõ rằng họ giúp Việt-nam kháng chiến chỗng Mỹ vì lúc đó chưa thực hiện được hoà hoãn Trung-Mỹ, trên những lời nói công khai họ còn đang coi đế quốc Mỹ là thù, họ còn đang phải đề phòng sự tấn công của Mỹ vào Trung-quốc. Mưu đồ của họ là nắm lấy ngọn cờ Việt-nam kháng chiến chống Mỹ, giữ vai trò người ủng hộ tích cực cách mạng Việt-nam để nâng cao uy tín chính trị của mình, lợi dụng việc viện trợ cho Việt-nam kháng chiến chống Mỹ để lôi kéo Việt-nam đi theo Trung-quốc chống Liên-xô, phá hoà hoãn Xô-Mỹ.

Trong thời gian này, những người cầm quyền ở Trung-quốc đã tung ra nhiều luận điệu cách mạng giả hiệu, giương chiêu bài “bảo vệ” sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lê-ni, thực chất là tập hợp lực lượng chống Liên-xô và các nước xã hội chủ nghĩa, mưu đồ hướng phong trào cách mạng thế giới đi theo đường lối phản động của họ. Năm 1963, họ đưa ra cương lĩnh 25 điểm, gọi là “kiến nghị về đướng lối chung của phong trào cộng sản quốc tế” và ráo riết vận động họp 11 đảng cộng sản ở châu Á, hòng lập ra một “quốc tế cộng sản” mới chống Liên-xô và phe xã hội chủ nghĩa. Đảng lao động Việt-nam không tán thành đường lối chia rẽ đó, làm cho mưu đồ của họ bị thất bại. Cũng từ đó, sự bất đồng giữa Việt-nam và Trung-quốc ngày càng rõ rệt, về các vấn đề cách mạng Việt-nam cũng như các vấn đề quốc tế.

Thực tế chứng tỏ rằng những người cầm quyền Trung-quốc là những kẻ bịp bợm, nói một đằng làm một nẻo. Chính trong khi họ ra sức phá hoại quan hệ bình thường giữa Liên-xô và Mỹ, trong khi họ tuyên truyền rầm rộ cho việc Trung-quốc giúp Việt-nam đánh Mỹ, thì họ lại không ngừng cố gắng tạo điều kiện tranh thủ hoà hoãn và thoả hiệp với Mỹ . Cuối năm 1964, ngay trong lúc đế quốc Mỹ đang leo thang chiến tranh ở Việt-nam, dồn dập đưa quân Mỹ vào miền Nam Việt-nam, thì những người lãnh đạo chủ yếu của Trung-quốc tìm cách nói bắn tin với Mỹ: “Quân đội Trung-quốc sẽ không gây chiến tranh ngoài biên giới Trung-quốc…chỉ khi nào bị người Mỹ tiến công, người Trung-quốc mới chiến đấu…; “Người Trung-quốc có nhiều việc phải làm ở nước mình. Đánh nhau ngoài biên giới nước mình là một tội ác”… “Nguyên tắc của chúng tôi là nếu anh không đụng đến tôi thì tôi không đụng đến anh, nếu anh đụng đến tôi, thì tôi sẽ đụng đến anh”…

Đồng thời những người lãnh đạo Trung-quốc ra sức kiềm chế cuộc chiến đấu vũ trang của nhân dân Việt-nam. Họ luôn luôn nhấn mạnh chỉ nên đánh nhỏ, không được đánh to ; họ đe doạ rằng nếu chiến tranh giải phóng phát triển mạnh ở miền Nam thì địch có thể tấn công bằng bộ binh ra miền Bắc Việt-nam. Sau sự kiện Vịnh Bắc-bộ, đế quốc Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc Việt-nam, những người lãnh đạo Trung-quốc càng thúc ép hạn chế bớt các hoạt động cách mạng ở miền Nam Việt-nam. Bằng cả lời nói và việc làm, họ tìm mọi cách tránh va chạm với Mỹ, và khách quan là khuyến khích đế quốc Mỹ tiếp tục leo thang chiến tranh xâm lược ở Việt-nam.

c) Từ năm 1965, cùng với việc tiến hành “đại cách mạng văn hoá vô sản” ở Trung-quốc, chính sách bá quyền, bành trướng và phản bội cách mạng của những người cầm quyền Trung-quốc đã bước vào một giai đoạn mới.

Sau những thất bại nặng nề ở trong nước và trên thế giới, tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc-kinh đã phát động cuộc “đại cách mạng văn hoá vô sản” xoá bỏ Đảng Cộng sản Tung-quốc, xoá bỏ cách mạng Trung-quốc, tăng cường chống Liên-xô, và phá hoại phong trào cộng sản quốc tế.

Đối với Việt-nam, giới cầm quyền Bắc-kinh gây áp lực mạnh hòng buộc Việt-nam đi theo đường lối của họ, phải chống Liên-xô, Việt-nam không được nhận sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên-xô, mặc dầu đế quốc Mỹ đang dùng không quân và hải quân đánh phá ác liệt miền Bắc Việt-nam.

Mục tiêu của tập đoàn phản động Trung-quốc trong lúc này là:

– Dùng sức ép mạnh về quân sự và kinh tế để nắm độc quyền vấn đề Việt-nam trong tay mình, gạt hẳn Liên-xô ra ngoài việc ủng hộ Việt-nam, làm cho Liên-xô mất uy tín vì không giúp Việt-nam đánh Mỹ. Như vậy họ vừa đẩy mạnh được chống Liên-xô, vừa sử dụng được vấn đề Việt-nam mà họ nắm chắc trong tay làm con “chủ bài” để thoả hiệp, mặc cả với Mỹ.

– Đẩy mạnh chống Liên-xô mà họ gọi là “đế quốc xã hội” để thúc đẩy “cách mạng văn hoá vô sản”, đẩy mạnh việc thanh trừng nội bộ, thẳng tay đàn áp những người chống lại đường lối phản động của họ.

– Tập đoàn lãnh đạo Bắc-kinh dùng nhiều thủ đoạn hòng chia rẽ Việt-nam với Liên-xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác. Họ ra sức lôi kéo Việt-nam theo họ chống Liên-xô, đến mức đã nói một cách trắng trợn và thô bỉ rằng: nếu Việt-nam đi hẳn với Trung-quốc chống Liên-xô, từ chối sự giúp đỡ của Liên-xô thì Trung-quốc sẽ viện trợ cho Việt-nam rất nhiều.

Những người cầm quyền Trung-quốc kiêm quyết chống lại việc lập Mặt trân thế giới ủng hộ Việt-nam chống xâm lược, với luận điệu chống đế quốc thì phải chống Liên-xô. Họ một mực bác bỏ những đề nghị tích cực của Liên-xô và chiến lược đoàn kết phe xã hội chủ nghĩa đối đầu với đế quốc Mỹ, thực hiện thống nhất hành động giữa Liên-xô, Trung-quốc và các nước xã hội chủ nghĩa để giúp Việt-nam đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược. Họ khăng khăng từ chối không họp cấp cao ba Đảng Việt-nam, Liên-xô, Trung-quốc để thống nhất hành động , họ cũng thẳng thừng bác bỏ những đề nghị cụ thể của Liên-xô về việc phối hợp các viện trợ quân sự cho Việt-nam.

Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt-nam trước sau như một quyết tâm chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng, kiên trì đường lối độc lập tự chủ, kiên trì chủ trương đoàn kết và thống nhất hành động giữa các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản quốc tế, nhất định không theo đường lối chia rẽ chống Liên-xô, không từ chối viện trợ của Liên-xô. Thấy thế, tập đoàn cầm quyền Bắc-kinh vô cùng bực tức, và từ đó họ bắt đầu dùng những lời nói và hành động công khai đả kích, phá hoại Việt-nam.

Trong thời gian này, những người cầm quyền Trung-quốc ra sức kiềm chế cuộc chiến đấu của Việt-nam, chủ trương chỉ viện trợ cho Việt-nam với mức độ đủ để duy trì cuộc chiến tranh du kích ở miền Nam Việt-nam, chứ không viện trợ nhiều hơn, không để cho Việt-nam có đủ sức đánh lớn và thắng lớn. Họ phản đối quyết tâm chiến lược của Việt-nam đó là: đánh lâu dài đồng thời quyết tâm giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn. Cho nên họ rất bất ngờ về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu-thân năm 1968.

Sau tết Mậu-thân 1968, đế quốc Mỹ buộc phải đi vào thế xuống thang, thực hiện học thuyết Nich-xơn, phi Mỹ hoá chiến tranh, tìm cách rút quân Mỹ ra khỏi Việt-nam mà vẫn duy trì được chính quyền tay sai của chúng ở miền Nam Việt-nam. Chúng buộc phải đặt vấn đề đàm phán với Việt-nam để có thể rút lui trong “danh dự”.

Khi Chính phủ Việt-nam chấp nhận đề nghị của Mỹ tiến hành đàm phán ở Pa-ri thì những người lãnh đạo Trung-quốc kịch liệt phản đối. Họ không tán thành Việt-nam đàm phán với Mỹ, cũng không tán thành cả việc Mỹ chấm rứt ném bom miền Bắc.

Họ nói rằng chấp nhận Mỹ ngừng ném bom miền Bắc tức là để cho Mỹ tập trung đánh phá miền Nam nhiều hơn. Những người lãnh đạo Trung-quốc đã phê phán chủ trương vừa đánh vừa đàm của Việt-nam, họ đe doạ cắt viện trợ nếu Việt-nam tiếp tục đàm phán với Mỹ.

Vì sao những người cầm quyền Trung-quốc phản đối cuộc hội đám Pa-ri giữa Việt-nam và Mỹ, phản đối chủ trương của Việt-nam tiến hành đấu tranh trên 3 mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao?

Phải tìm câu trả lời ở chính sách bành trướng nước lớn, ở chiến lược toàn cầu phản cách mạng của những kẻ cầm quyền Trung-quốc. Chính là giới cầm quyền Bắc-kinh sợ Việt-nam và Mỹ nói chuyện trực tiếp với nhau có thể khiến cho Trung-quốc bị mất “con chủ bài Việt-nam”. Họ sợ chiến tranh Việt-nam chấm dứt trong tình hình Mỹ chưa chịu hoà hoãn với Trung-quốc, thì chỉ lợi cho Liên-xô, cho hoà hoãn Xô-Mỹ, còn Trung-quốc thì càng bị cô lập. Những kẻ theo chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc cũng sợ rằng một sự hoà giải về Việt-nam, đem lại hòa bình và ổn định ở Đông-dương và Đông Nam châu Á sẽ ảnh hưởng đến chiến lược kích động thế giới “đại loạn”, chiến lược “toạ sơn quan hổ đấu” mà họ hy vọng có thể làm suy sụp cả Liên-xô và Mỹ, đưa Trung-quốc lên địa vị bá chủ thế giới.

Mưu đồ lợi dụng cuộc chiến đấu của Việt-nam để kìm chân Mỹ ở Việt-nam càng lâu càng tốt, để chống Liên-xô, phá hoà hoãn Xô-Mỹ, ép buộc Việt-nam phải kéo dài chiến tranh, không được đàm phán, cũng không được đánh lớn; còn Trung-quốc thì không trực tiếp đụng đầu với Mỹ, thể hiện rõ tư tưởng ích kỷ nước lớn, đặt lợi ích “đa dân tộc” lên trên hết. Họ đã coi cuộc chiến tranh ở Việt-nam như một công cụ giúp họ đạt mục tiêu chống Liên-xô, liên minh với Mỹ, khống chế Việt-nam và Đông-dương, để họ thực hiện tham vọng bá quyền, bành trướng ở Đông Nam châu Á và trên thế giới.

d) Từ sau đại hội 9 Đảng cộng sản Trung-quốc (tháng 4-1969), sau vụ xung đột quân sự biên giới Xô-Trung do nhà cầm quyền Trung-quốc gây ra, và qua nhiều lần tiếp xúc công khai và bí mật giữa các đại diện của Trung-quốc đối với đế quốc Mỹ thay đổi hẳn.

Những người lãnh đạo Trung-quốc cho rằng đối với Trung-quốc mối đe doạ từ phía Mỹ ngày càng giảm. Họ trông mong vào sự thoả hiệp với Mỹ để cùng một lúc đạt các mục tiêu : chống Liên-xô, nắm Đài-loan, quan hệ với Nhật-bản, vào Liên hợp quốc và thoát ra khỏi chính sách bao vây của Mỹ. Con chủ bài mà họ dùng để mặc cả với Mỹ vẫn là chiến tranh Việt-nam. Ních-xơn và các cố vấn của y thì ra sức làm cho những người cầm quyền Trung-quốc tin rằng quan hệ với Mỹ có lợi hơn nhiều so với việc giúp Việt-nam chiến đấu, dù cho Việt-nam có thắng lợi hoàn toàn. Trong thâm tâm, đế quốc Mỹ thừa biết rằng Trung-quốc đã mong mỏi hoà hoãn với Mỹ thì chẳng có lý do gì lại tích cực giúp Việt-nam kháng chiến chống Mỹ đến cùng.

Do sự thay đổi thái độ với Mỹ, những người cầm quyền Trung-quốc đã thay đổi thái độ của họ đối với cuộc đàm phán Việt-nam – Mỹ ở Pa-ri. Ngay trước khi Kít-xin-giơ đến Bắc-kinh để chuẩn bị cho chuyến đi Trung-quốc của Ních-xơn, họ đã thuyết phục Việt-nam đánh giỏi và đàm cũng giỏi, nắm được quy luật hoạt động của Mỹ ở chiến trường và trên bàn đàm phán.

Tập đoàn cầm quyền Trung-quốc muốn nắm chặt lấy vấn đề Việt-nam và Đông-dương để làm ăn với Mỹ, muốn cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Trung-quốc bằng xương máu của nhân dân ba nước Đông-dương. Họ hết sức đề cao nhân dân Đông-dương năm 1970. Năm 1971, họ đề ra việc họp “5 nước 6 bên” và lập ra mặt trận 5 nước chống Nhật bao gồm 3 nước Đông-dương và Trung-quốc, Triều-tiên. Mưu toan của họ là Trung-quốc nắm lấy khối đó, rồi thay mặt 5 nước đứng ra đàm phán với Mỹ, qua đó mà nắm toàn bộ các vấn đề ở châu Á. Những mưu ấy đã không thành, vì Việt-nam phản đối.

Tháng 2-1972, Ních-xơn đến Bắc-kinh và ngày 27-2-1972 Trung-quốc và Mỹ ra thông cáo Thượng-hải. Giới cầm quyền Trung-quốc đã phản bội trắng trợn nhân dân Việt-nam : họ đã đồng tình với đế quốc Mỹ về việc tăng cường đánh phá miền Bắc Việt-nam nhằm cứu nguy cho cho chế độ Nguyễn Văn Thiệu ở miền Nam. Với sự cam kết không cam thiệp của Trung-quốc, đế quốc Mỹ đã tăng cường ném bom và thả mìn phong toả các cảng miền Bắc Việt-nam.

Ngay lúc đó, trước các thủ đoạn uy hiếp và kiềm chế của bọn phản bội Bắc-kinh, báo chí Việt-nam đã kịch liệt phê phán và lên án sự thoả hiệp phản bội, kiên quyết bác bỏ những luận điệu trong thông cáo Thượng-hải, cảnh cáo bọn đế quốc rằng chúng đừng hy vọng đưa vào sức mạnh của các nước lớn để bắt nạt các nước nhỏ, và nhấn mạnh : đế quốc Mỹ vẫn là kẻ thù nguy hiểm nhất, kẻ thù số một của tất cả các dân tộc trên thế giới.

Bất chấp sự phản bội của nhà cầm quyền Bắc-kinh và sự đánh phá dữ dội bằng không quân, bằng phong toả của đế quốc Mỹ, cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước ở cả hai miền Việt-nam tiếp tục phát triển mạnh. Mùa xuân năm 1972, bộ đội Việt-nam đã tấn công lớn vào nhiều thị xã và cứ điểm quan trọng của Mỹ – Nguỵ ở miền Nam Việt-nam.

Sau hiệp định Pa-ri, Trung quốc lập tức cắt giảm một phần quan trọng viện trợ quân sự cho Việt-nam; đó chính là điều họ đã cam kết với Mỹ để ngăn cản cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam Việt-nam. Thái độ công khai chống phá cách mạng Việt-nam bắt đầu bộc lộ rõ. Tháng 1-1974, với sự đồng tình của Mỹ, Trung-quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng-sa thuộc lãnh thổ Việt-nam, để uy hiếp khống chế Việt-nam từ phía biển Đông ; và cố tình gây ra các vụ rắc rối ở biên giới Việt-nam để gây sức ép từ phía Bắc.

Gần sát đến ngày thắng lợi của Việt-nam, những người cầm quyền Trung-quốc đã thoả thuận với đế quốc Mỹ một điều hết sức xấu xa: Trung-quốc hết sức giúp Mỹ duy trì chế độ Nguyễn Văn Thiệu ở miền Nam Việt-nam sau khi Mỹ rút quân, để đổi lấy việc Mỹ rút quân khỏi Đài-loan, và bình thường hoá quan hệ Mỹ – Trung-quốc. Vì vậy, một mặt cắt giảm viện trợ quân sự, mặt khác họ khuyên Việt-nam nên tranh thủ thời kỳ hoà hoãn sau hiệp định Pa-ri mà nghỉ ngơi, đừng tiếp tục đánh mạnh, và nên rút yêu cầu đánh đổ chính quyền Nguyễn –Văn- Thiệu, tức là chưa nên giải phóng miền Nam Việt-nam, chưa nên thực hiện độc lập và thống nhất đất nước.

Cuộc mua bán bẩn thỉu ấy đã thất bại thảm hại. Mặc dầu giới cầm quyền Trung-quốc tìm nhiều cách ngăn cản, kiểm chế, gây khó khăn, nhân dân Việt-nam tiếp tục tiến công mạnh mẽ, tiếp tục chiến thắng. Với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Việt-nam đã toàn thắng trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi đất nước Việt-nam.

Thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt-nam giải phóng hoàn toàn miền nam Việt-nam đã khiến cho nhân dân toàn thế giới vui mừng, nhưng đế quốc Mỹ và những người cầm quyền Bắc-kinh thì tức tối, bực bội. Việc giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt-nam đã giáng một đòn rất mạnh vào mưu đồ bành trướng của Bắc-kinh đối với Đông Nam châu Á, làm thất bại một bước sự câu kết giữa Trung-quốc và Mỹ.

2- Chính sách bá quyền, bành trướng nước lớn của giới cầm quyền Bắc-kinh đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt-nam.

a) Trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt-nam, ở miền Bắc trước đây và trong cả nước Việt-nam từ năm 1975 đến nay, chính sách của giới cầm quyền Trung-quốc cũng là: ra sức ép và kiềm chế, lợi dụng sự viện trợ để biến Việt-nam thành công cụ của chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc; khi không đạt được ý đồ đó thì công khai phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt-nam.

Trung-quốc đã giúp Việt-nam xây dựng một số xí nghiệp, chủ yếu là xí nghiệp công nghiệp nhẹ, và một số hàng tiêu dùng. Sự giúp đỡ ấy của nhân dân Trung-quốc đã có tác dụng tích cực, giúp nhân dân Việt-nam khắc phục một phần khó khăn trong những năm khôi phục kinh tế sau cuộc kháng chiến chống Pháp và trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Nhưng, kèm theo sự giúp đỡ về vật chất đó là những tính toán, những mưu toan của tập đoàn lãnh đạo Bắc-kinh dùng sự viện trợ làm áp lực kiềm chế và chi phối, hòng làm thay đổi đường lối chính sách độc lập tự chủ của Việt-nam. Đối với giới cầm quyền Trung-quốc, viện trợ là để lắm lấy người nhận viện trợ, viện trợ là vũ khí bành trướng. Rõ ràng là khi không buộc được Việt-nam thay đổi đường lối chính trị thì chúng giảm viện trợ. Mọi người đã thấy rõ những thủ đoạn viện trợ để lôi kéo và uy hiếp của chúng từ 20 năm nay, từ khi giữa Việt-nam và Trung-quốc có sự bất đồng ngày càng sâu sắc về các vấn đề quốc tế, về quan hệ với Liên-xô và phong trào cộng sản quốc tế, về giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước Việt-nam.

Do không ép buộc được Việt-nam về chính trị, mà ngay trong thời kỳ Việt-nam kháng chiến chống Mỹ, những người lãnh đạo Bắc-kinh đã nhiều lần công khai ngăn trở việc vận chuyển hàng viện trợ về quân sự và kinh tế của Liên-xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu gửi cho Việt-nam.

Họ đã lợi dụng việc giúp Việt-nam làm và sửa một số tuyến đường ở phía Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, để đưa lực lượng vũ trang của họ vào đất Việt-nam. Ở những khu vực làm đường, họ ráo riết tuyên truyền chống Liên-xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa, dùng nhiều thủ đoạn hòng mua chuộc cán bộ Việt-nam và lôi kéo đồng bào các dân tộc ít người. Họ rất bực bội khi buộc phải rút số quân làm đường về nước, theo yêu cầu kiên quyết của Việt-nam.

Những người cầm quyền Trung-quốc đã cố ý gây trở ngại, kéo dài việc xây dựng một số công trình kinh tế đã thoả thuận giúp Việt-nam, lấy cớ là Trung-quốc cũng gặp khó khăn, nhưng thực chất là để ép Việt-nam phải theo đường lối chính trị của họ.

Chính sách vừa giúp vừa ép, không ép được thì phá của tập đoàn phản động Bắc-kinh đã tự phơi bầy trắng trợn khi chúng cắt viện trợ, rút chuyên gia, và từ đó đến nay chúng ra sức câu kết với bọn đế quốc và các lực lượng phản động khác dùng nhiều thủ đoạn bao vây kinh tế Việt-nam, phá các quan hệ kinh tế của Việt-nam với nước ngoài. Chúng hy vọng dùng những thủ đoạn này làm cho nền kinh tế của Việt-nam vốn còn yếu kém và đang gặp nhiều khó khăn do hậu quả chiến tranh, sẽ nhanh chóng suy sụp.

b) Bọn bành trướng Trung-quốc đặc biệt chú trọng sử dụng lực lượng Hoa kiều ở Việt-nam và những người Việt gốc hoa , làm đội quân thứ 5 của họ, để xây dựng các cơ sở tình báo, mật vụ trên đất Việt-nam và sẵn sàng hành động phá cách mạng Việt-nam.

Họ đã tìm mọi cách nắm lấy một số đảng viên người Hoa làm việc trong các tổ chức Hoa kiều và trong một số cơ quan, trường học ở miền Bắc Việt-nam, dùng bọn này tuyên truyền cho “cách mạng văn hoá vô sản” Trung-quốc, cho đường lối chống Liên-xô và các nước xã hội chủ nghĩa, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ Việt-nam, gây chia rẽ nội bộ các cơ quan. Ngay khi đế quốc Mỹ còn chiếm đóng miền Nam Việt-nam, giới cầm quyền Bắc-kinh đã xây dựng cơ sở trong Hoa kiều miền nam, nhất là trong đám tư sản mại bản, để phục vụ cho mưu đồ của họ.

Sau ngày miền Nam Việt-nam được hoàn toàn giải phóng, bọn cầm quyền Bắc-kinh tranh thủ điều kiện mới, tung bọn tay sai, mật vụ vào Sài-gòn – Chợ-lớn và các khu vực tập trung đông Hoa kiều ở miền Nam Việt-nam, dùng nhiều thủ đoạn tuyên truyền, lôi kéo Hoa Kiều và những người Việt gốc Hoa, xuyên tạc các chính sách của Chính phủ Việt-nam, vận động người Việt gốc Hoa đòi đổi quốc tịch , đặc biệt là xuyên tạc, cản trở công việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam. Bọn tay sai, mật vụ của Bắc-kinh ẩn nấp trong Hoa kiều và người Việt gốc Hoa ở miền Nam Việt-nam đã có những hoạt động chống phá chính quyền cách mạng, chuẩn bị gây rối, làm bạo loạn ; song những âm mưu và hoạt động ấy đã bị phát hiện và đập tan.

Từ đầu năm 1978, khi thấy mưu đồ dùng lực lượng Hoa kiều làm đội quân thứ 5 của Bắc-kinh ở Việt-nam – như họ đã làm ở những nước khác có đông Hoa kiều khó thực hiện có kết quả, và trước sự tiến triển nhanh và mạnh của công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam, nhà cầm quyền Bắc-kinh đã chuyển sang công khai phá hoại, gây ra vụ “nạn kiều”, thực chất là tổ chức một cuộc cưỡng ép di cư lớn, dụ dỗ và cưỡng ép hàng chục vạn người Việt gốc Hoa ở Việt-nam chạy sang Trung-quốc, hòng gây rối cho Việt-nam về chính trị và kinh tế đồng thời dựa vào những “nạn kiều” này mà chuẩn bị các lực lượng thám báo, sơn cước, những tên đưa đường, chỉ điểm cho quân đội Trung-quốc tiến công xâm lược Việt-nam.

c) Sau khi nhân dân Việt-nam giải phóng hoàn toàn miền nam, thực hiện độc lập và thống nhất hoàn toàn trên đất nước Việt-nam, tập đoàn phản bội Bắc-kinh đã tỏ thái độ thù địch đối với Việt-nam ngày càng trắng trợn và thô bạo.

Âm mưu và hành động vô cùng nham hiểm của chúng là phá hoại cách mạng Cam-pu-chia, dùng bọn tay sai phản động Pôn Pốt – Iêng Xa-ry làm những tên lính đánh thuê cho chủ nghĩa bành trướng Bắc-kinh để gây ra cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới phía Tây Nam nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt-nam. Bọn cầm quyền Bắc-kinh phát động cuộc chiến tranh này với dã tâm thâm độc là phá rối công cuộc xây dựng kinh tế và văn hoá của nhân dân Việt-nam, ngay trong lúc đất nước Việt-nam còn gặp nhiều khó khăn, chưa kịp hàn gắn các vết thương chiến tranh sau 30 năm chiến đấu gian khổ.

Bằng cuộc chiến tranh xâm lấn phía Tây Nam, Bắc-kinh đã thực sự mở một mặt trận quân sự vu hồi với quy mô khá lớn đánh thọc vào sau lưng Việt-nam, phối hợp với các hoạt động phá hoại, gây rối ở biên giới Việt-nam – Trung-quốc, với kế hoạch chuẩn bị gấp rút để phát động chiến tranh xâm lược Việt-nam trên hướng chính, trực tiếp từ đất Trung-quốc tiến công vào lãnh thổ Việt-nam.

Ở khu vực biên giới Việt-nam – Trung-quốc từ năm 1973 về trước, bọn bành trướng Trung-quốc đã liên tục khiêu khích và lấn chiếm đất đai bằng những thủ đoạn xấu xa: từ xâm cư, xâm canh đến chiếm đất, xê dịch các cột mốc quốc giới, làm đường biên giới lấn sang đất Việt-nam, lợi dụng việc vẽ bản đồ giúp Việt-nam để thay đổi đường biên giới, và nhiều lần trắng trợn dùng lực lượng vũ trang uy hiếp và đóng chốt, chiếm đất ở một số địa bàn quan trọng. Trong lúc bọn Pôn pốt – Iêng Xa-ry tay sai của Bắc-kinh, tăng cường quấy rối, lấn chiếm ở phía Tây Nam Việt-nam, thì bọn bành trướng Trung-quốc ồ ạt đưa quân đội áp sát biên giới Việt-nam – Trung-quốc, xây dựng công sự, bố trí trận địa và tăng cường khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ Việt-nam suốt dọc biên giới dài hàng ngàn ki-lô-mét. Đồng thời, bộ máy tuyên truyền của Bắc-kinh ra sức vu cáo Việt-nam “xâm phạm lãnh thổ Trung-quốc”, xuyên tạc, nói xấu, đả kích Việt-nam, kích động nhân dân Trung-quốc chống Việt-nam, lôi kéo dụ dỗ các dân tộc ít người Việt-nam ở vùng biên giới, câu kết với đế quốc Mỹ và các loại phản động còn lén lút trên đất nước Việt-nam để phá hoại an ninh, trật tự và chuẩn bị gây bạo loạn ở một số địa phương. Bọn bành trướng Trung-quốc hy vọng rằng, với tất cả nhưng âm mưu và thủ đoạn ấy, chúng có thể làm cho Việt-nam suy yếu, rối loạn để chúng có thời cơ thôn tính Việt-nam.

Và, ngày 17-2-1979, sau khi không khuất phục được Việt-nam bằng mọi thủ đoạn xấu xa, sau sự sụp đổ của chế độ diệt chủng Pôn Pốt – Iêng Xa-ry ở Cam-pu-chia, và cùng với sự sụp đổ đó là thất bại thảm hại của đòn vu hồi Bắc-kinh vào biên giới phía Tây Nam Việt-nam, bọn bá quyền, bành trướng Trung-quốc đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt-nam với 60 vạn quân, phơi bầy toàn bộ bản chất phản động của chúng trước toàn toàn thế giới.

3- Chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn Bắc-kinh đã dùng trăm phương nghìn kế để thôn tính Lào và Cam-pu-chia, phá hoại tình đoàn kết giữa Việt-nam, Lào và Cam-pu-chia, phá hoại sự nghiệp cách mạng của ba nước Đông-dương.

Theo dõi và phân tích âm mưu và hành động của bọn cầm quyền phản động Trung-quốc đối với Lào và Cam-pu-chia từ hơn 20 năm qua, ta thấy rõ:

Trong quan hệ với Lào và Cam-pu-chia, nhà cầm quyền Bắc-kinh đã thực hành một chính sách và mưu đồ tương tự như đối với Việt-nam, tức là giúp nhân dân Lào và Cam-pu-chia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cốt để ép, khống chế, biến hai nước đó thành chư hầu, không được như vậy thì phá hoại, công khai thôn tính. Nét nổi bật của chính sách bành trướng Trung-quốc trong quan hệ với Lào và Cam-pu-chia là tìm mọi cách nắm lấy các nước đó làm công cụ kiềm chế Việt-nam, hết sức ngăn trở và phá hoại khối đoàn kết ba nước Đông dương, chia rẽ ba nước để tạo điều kiện thôn tính từng nước một.

Phá hoại từng khối đoàn kết ba nước Đông-dương, chia rẽ ba nước để kiềm chế, chi phối và thôn tính từng nước một, đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của bọn phản động Bắc-kinh trên con đường bành trướng, thôn tính toàn bộ Đông Nam châu Á. Tập đoàn phản động Bắc-kinh rất sợ một khu vực Đông-dương cách mạng ở ngay sườn phía Nam của Trung-quốc. Chúng cũng thấy rõ là chúng không thể thực hiện được ý đồ bành trướng ở Đông Nam châu Á, nếu có một khối liên minh chặt chẽ của ba nước Đông-dương theo đường lối độc lập tự chủ và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mà muốn phá hoại khối đoàn kết các nước Đông-dương thì phải tập trung mũi nhọn tiến công của chúng vào Việt-nam, ra sức chia rẽ Lào và Cam-pu-chia với Việt-nam, tung ra luận điệu “Liên bang Đông-dương” để vu cáo Việt-nam, xuyên tạc sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa ba nước Đông-dương, ra sức kích động nghi kỵ và hiềm khích dân tộc, ngăn chặn và xoá bỏ ảnh hưởng tốt đẹp của Việt-nam đối với nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia, làm cho Việt-nam suy yếu và mất uy tín chính trị.

Đối với Lào, từ sau Hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954, do đạt được yêu cầu có 2 tỉnh Bắc Lào làm khu vực đệm ở phía nam, những người lãnh đạo Trung-quốc chủ trương ổn định tình hình ở Lào, tránh va chạm với Mỹ trong vấn đề Lào, cho nên họ luôn luôn phản đối việc các lực lượng vũ trang cách mạng Lào tiến công quân đội Viêng-chăn, tìm cách ngăn cản kiềm chế quân giải phóng Lào đánh mạnh, mở rộng vùng giải phóng Lào.

Từ đầu những năm 1960, giới cầm quyền Trung-quốc đã tìm mọi cách xâm nhập về chính trị và quân sự vào Lào, phát triển ảnh hưởng của Trung-quốc ở Lào. Dưới danh nghĩa “giúp” Lào, họ đã tung các đội quân “làm đường” Trung-quốc vào đất Lào, xây dựng thật nhanh con đường nối liền tỉnh Vân-nam của Trung-quốc với tỉnh Phông-sa-lỳ của Lào, và nối tiếp tới Luông Pha-băng. Trong một thời gian dài quân đội “làm đường” Trung-quốc đã khống chế mấy tỉnh Bắc Lào, gây cho cách mạng Lào biết bao nhiêu khó khăn.

Tập đoàn phản động Bắc-kinh đặc biệt chú trọng dùng nhiều thủ đoạn chia rẽ Lào với Việt-nam, hòng gạt ảnh hưởng của Việt-nam ra khỏi Lào, ngấm ngầm tuyên truyền xuyên tạc việc nhân dân và Chính phủ Việt-nam giúp nhân dân Lào kháng chiến chống Mỹ. Từ sau khi cách mạng Lào giành được thắng lợi trọn vẹn, trước sự đoàn kết nhất trí ngày càng tăng giữa cách mạng Lào và cách mạng Việt-nam, tập đoàn phản động Bắc-kinh càng tăng cường các hoạt động chia rẽ nội bộ Đảng Lào, chính quyền cách mạng Lào, phá hoại khối đoàn kết Việt – Lào. Chúng lợi dụng những khó khăn trước mắt về kinh tế để lung lạc, mua chuộc một số cán bộ, đảng viên và nhân dân ở một số tỉnh Bắc Lào, chia rẽ nhân dân các dân tộc ít người vùng biên giới Lào – Trung-quốc, tập hợp các lực lượng phản động như bọn Vàng-Pao, Coong-le vv…để quấy rối, hòng gây bạo loạn và lật đổ ở Lào.

Hiện nay, bọn phản động cầm quyền Trung-quốc công khai thù địch với Lào, bởi vì nhân dân Lào và Chính phủ Lào kiên quyết chống chính sách bá quyền, bành trướng nước lớn của chúng, tăng cường đoàn kết ba nước Đông-dương. Chúng đang tập trung quân sát biên giới Lào – Trung-quốc, liên tiếp khiêu khích quân sự, chuẩn bị tiến công quân sự xâm lược nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào.

Đối với Cam-pu-chia, từ lâu bọn bành trướng Bắc-kinh đã tìm cách khống chế, chi phối, ra sức gây ảnh hưởng của Trung-quốc ở Cam-pu-chia. Để nắm cho được Cam-pu-chia, ngay trong thời kỳ nhân dân Cam-pu-chia chiến đấu chống Mỹ, họ đã dùng nhiều thủ đoạn để nắm cùng một lúc cả ba con bài: Lôn-non, Xi-ha-núc và Pôn Pốt – Iêng Xa-ry. Họ cũng không quên sử dụng bọn tay sai trong Hoa kiều ở Cam-pu-chia để gây rối và xâm nhập nội bộ chính quyền Phnôm-pênh, tạo cơ sở lâu dài cho mưu đồ thôn tính Cam-pu-chia.

Từ những năm 1960, biết rằng không thể lôi kéo được Việt-nam chống Liên-xô và các nước xã hội chủ nghĩa, bọn cầm quyền Bắc-kinh rất lo sợ ảnh hưởng của Việt-nam ngày càng lớn trong phong trào kháng chiến Cam-pu-chia, vì nhân dân Việt-nam luôn luôn sát cánh với nhân dân Cam-pu-chia trong chiến đấu chống Pháp và chống Mỹ. Chúng lợi dụng vai trò người ủng hộ, giúp đỡ cách mạng Cam-pu-chia để xâm nhập sâu vào nội bộ những người kháng chiến, dùng mọi thủ đoạn chia rẽ, ám hại, mua chuộc những người cầm đầu phong trào kháng chiến Cam-pu-chia. Chúng đã thành công trong việc mua chuộc bè lũ Pôn Pốt – Iêng Xa-ry làm tay sai đắc lực và trung thành của chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc, đặc biệt là từ chuyến Pôn Pốt đi Bắc Kinh cuối năm 1965. Từ đó Bắc Kinh nắm chặt bè lũ Pôn Pốt để phá hoại Đảng cách mạng Cam-pu-chia, dùng bọn này làm công cụ kiềm chế Việt-nam, phát động cuộc đấu tranh vũ trang chống Xi-ha-núc, thực chất là nhằm phá hoại mặt trận đoàn kết chống Mỹ của các nước Đông-dương.

Bị các quan thầy Bắc-kinh khống chế và mua chuộc, bọn Pôn Pốt – Iêng Xa-ry dần dần trở thành tay sai thực sự của Bắc-kinh, nhiệt liệt tán dương “đại cách mạng văn hoá vô sản” và mọi đường lối chính sách của Bắc-kinh, đặc biệt là đường lối chống Liên-xô và chống Việt-nam. Ngay từ đầu những năm 1970, trong khi Việt-nam hết lòng giúp đỡ những người kháng chiến Cam-pu-chia chiến đấu chống Mỹ giành thắng lợi, bọn Pôn Pốt – Iêng Xa-ry đã ráo riết tuyên truyền trong nội bộ đảng của chúng và trong nhân dân Cam-pu-chia rằng Việt-nam muốn thống trị Cam-pu-chia, Việt-nam và Cam-pu-chia là “kẻ thù truyền kiếp”. Chúng đã gây ra những hành động phá hoại rất xấu xa đối với bộ đội Việt-nam, trong khi các chiến sĩ Việt-nam đang chiến đấu trên đất Cam-pu-chia.

Sau khi miền Nam Việt-nam được hoàn toàn giải phóng, tập đoàn phản động Bắc-kinh lập tức chỉ đạo bọn Pôn Pốt – Iêng Xa-ry xâm lấn lãnh thổ Việt-nam, đổ bộ lên đảo Phú-quốc đánh chiếm đảo Thổ-chu, rồi gây ra cuộc chiến tranh biên giới, liên tục xâm lấn và quấy rối vùng biên giới phía Tây Nam Việt-nam suốt hơn 3 năm, cho đến ngày chế độ diệt chủng của chúng sụp đổ. Bọn bành trướng đại dân tộc ở Bắc-kinh đã đưa sang Cam-pu-chia một khối lượng rất lớn vũ khí, cố vấn quân sự và cả lực lượng chiến đấu Trung-quốc – dưới cái vỏ nhân viên kỹ thuật . Cuộc chiến tranh biên giới Việt-nam – Cam-pu-chia thực chất là cuộc chiến tranh xâm lấn do tập đoàn cầm quyền Bắc-kinh tiến hành chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt-nam, thông qua bọn tay sai Pôn Pốt – Iêng Xa-ry, bằng xương máu của người Cam-pu-chia.

Trong một thời gian gần 4 năm, bọn bành trướng đại dân tộc Bắc-kinh đã tạm thời đạt đước ý đồ thôn tính Cam-pu-chia do Pôn Pôt – Iêng Xa-ry cầm đầu, biến đất nước Cam-pu-chia tươi đẹp thành một địa ngục trần gian, với bọn đao phủ khét tiếng thế giới đã giết hại 3 triệu dân Cam-pu-chia bằng những hình thức cực kỳ dã man, tàn bạo, gây ra những tai hoạ và đau khổ khủng khiếp cho nhân dân Cam-pu-chia, đồng thời biến Cam-pu-chia, thành công cụ chống Việt-nam, thành một địa bàn cho chiến lược bành trướng của Trung-quốc ở Đông Nam châu Á.

Nhưng cũng chính ở Cam-pu-chia, bọn bành trướng Trung-quốc đã thất bại cay đắng. Chính chế độ diệt chủng và những tội ác đẫm máu, những hành động man rợ của bọn Pôn Pôt – Iêng Xa-ry, dưới sự đạo diễn của Bắc-kinh, đã khiến cho toàn thể nhân dân Cam-pu-chia căm thù chúng và nổi dậy chống lại chúng để giành lại quyền sống và tự do, đã dẫn đến chiến thắng vẻ vang của nhân dân Cam-pu-chia tháng 1 năm 1979.

2) Công khai thù địch và điên cuồng chống phá Việt-nam là bước phát triển tất yếu trên con đường phản bội cách mạng của bọn bành trướng Trung-quốc.

Đối với tập đoàn phản động cầm quyền Bắc-kinh, muốn thực hiện mưu đồ bá quyền bành trướng ở Đông Nam châu Á và trên thế giới, không thể không tính toán kỹ đến nhân tố Việt-nam. Nếu Việt-nam chịu phụ thuộc vào Trung-quốc đi theo đường lối phản cách mạng của bọn bành trướng Bắc-kinh thì đó là thuận lợi hết sức lớn đối với việc thực hiện mục tiêu chiếm lược của chúng. Trái lại, nước Việt-nam xã hội chủ nghĩa, có tiềm lực kinh tế và quốc phòng lớn mạnh ngày càng phát triển, giữ vững đường lối độc lập tự chủ, kiên cường cách mạng, không chịu phụ thuộc vào Trung-quốc, kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lê-nin, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thì đó là trở ngại lớn nhất đối với tham vọng bá quyền, bành trướng của chúng ở Đông Nam châu Á.

Chính vì vậy mà tập đoàn cầm quyền Trung-quốc trong nhiều năm trước đây giữ quan hệ đồng minh với Việt-nam, giúp Việt-nam kháng chiến chống Mỹ, và dùng sự viện trợ ấy để ép Việt-nam đi theo chúng, đồng thời tìm mọi cách hạn chế thắng lợi, hạn chế sức mạnh của Việt-nam để giảm bớt mối đe doạ lâu dài đối với âm mưu bành trướng của chúng. Cũng vì vậy mà khi thấy không lôi kéo được Việt-nam vào quỹ đạo chiến lược chống Liên-xô, xoá bỏ chủ nghĩa Mác – Lê-nin, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội, phục vụ chính sách bá quyền, bành trướng Trung-quốc thì chúng quay ra tỏ thái độ thù địch trắng trợn và thô bạo đối với Việt-nam. Đó là sự phát triển tất yếu, hợp lô-gích trên con đường phản bội cách mạng của bọn bành trướng Bắc-kinh.

Trong quan hệ với Việt-nam từ mấy chục năm nay, thất bại lớn nhất với chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Bắc-kinh là bằng bất cứ cách nào và bất cứ giá nào, chúng cũng không buộc được Việt-nam từ bỏ đường lối cách mạng đúng đắn, độc lập tự chủ, không phá hoại được sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt-nam, không ngăn cản được Việt-nam hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, bọn bành trướng Bắc-kinh cũng đã lợi dụng được kết quả thắng lợi của cuộc chiến đấu của nhân dân Việt-nam và nhân dân Lào, nhân dân Cam-pu-chia mà cải thiện quan hệ với Mỹ, thực hiện đướng lối hoà hoãn, thoả hiệp với Mỹ, giành được vị trí ở Liên hợp quốc, phá được thế bao vây. Trong một số năm, chúng đã nắm được bọn phản động Pôn Pôt – Iêng Xa-ry, biến chính quyền Cam-pu-chia thành tay sai của chúng, dùng Cam-pu-chia làm bàn đạp chống phá Việt-nam và Lào, phá hoại khối đoàn kết các nước Đông-dương. Bằng mọi thủ đoạn xảo quyệt và trắng trợn, chúng đã không thể làm Việt-nam suy yếu, không thôn tính được các nước Đông-dương, nhưng chúng đã và đang gây cho nhân dân Việt-nam cũng như nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia không ít khó khăn trước mắt.

Một câu hỏi được đặt ra trong khi phân tích chính sách và thủ đoạn của bọn bành trướng Trung-quốc đối với Việt-nam: vì sao bọn cầm quyền Bắc-kinh không tìm cách thôn tính Việt-nam ngay trong lúc Việt-nam đang gặp khó khăn, đang phải đương đầu với nửa triệu quân Mỹ và một triệu quân nguỵ Sài-gòn, mà đến nay lại công khai thù địch với Việt-nam, khi Việt-nam đã chiến thắng, đã hoàn toàn độc lập và thống nhất?

Câu trả lời là: thôn tính Việt-nam luôn luôn là một mục tiêu quan trọng của bọn bành trướng Bắc-kinh. Trong thời kỳ nhân dân Việt-nam kháng chiến chống Mỹ, chúng muốn thôn tính Việt-nam bằng chính sách vừa giúp vừa ép và kiềm chế buộc Việt-nam từ bỏ đường lối độc lập, tự chủ, hòng biến Việt-nam thành chư hầu của chúng, như chúng đã làm có kết quả đối với bọn Pôn Pốt – Iêng Xa-ry. Theo mưu đồ của bọn bá quyền, bành trướng Trung-quốc, trong thời đại ngày nay, thôn tính bằng cách đó, dưới hình thức đó là tốt nhất, có lợi nhất. Nhưng mưu đồ này không thực hiện được, vì Việt-nam kiên trì cách mạng, kiên trì đường lối độc lập, tự chủ. Còn công khai xâm lược Việt-nam ngay trong lúc Việt-nam kháng chiến chống Mỹ thì bọn bành trướng Trung-quốc không thể nào làm được, vì lúc đó chính chúng đang rất cần lợi dụng cuộc kháng chiến của Việt-nam và các nước Đông-dương để gây vốn chính trị cho chúng, để chống Liên-xô, để làm ăn với Mỹ. Chừng nào chưa liên minh được với Mỹ, bọn bành trướng Trung-quốc chưa thể tính chuyện công khai xâm lược Việt-nam.

Sự thù địch và chống phá điên cuồng đối với Việt-nam của bọn cầm quyền Trung-quốc từ sau ngày Việt-nam chiến thắng phản ánh bước phát triển mới trên con đường phản bội cách mạng của chúng, đồng thời cũng phản ánh những thất bại nghiêm trọng của chúng trong việc thực hiện âm mưu bá quyền, bành trướng đối với Việt-nam và các nước Đông-dương.

Chúng thù địch Việt-nam và Lào vì thắng lợi triệt để của Việt-nam và của Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thất bại đau đớn của đế quốc Mỹ, đồng thời cũng là thất bại nặng nề của chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc Trung-quốc. Miền Nam Việt-nam hoàn toàn giải phóng làm cho thoả thuận Trung-quốc – Mỹ về vấn đề Việt-nam bị phá vỡ ; Trung-quốc không giúp được Mỹ duy trì chế độ Nguyễn-Văn-Thiệu ; giới cầm quyền Trung-quốc mất một con chủ bài quan trọng để làm ăn với Mỹ, không còn khả năng lợi dụng cuộc chiến đấu của Việt-nam để chống Liên-xô và phong trào cộng sản quốc tế.

Chúng thù địch Việt-nam vì sau chiến thắng trọn vẹn mùa xuân năm 1975, sức mạnh Việt-nam tăng lên gấp bội. Đối với bọn bá quyền, bành trướng Trung-quốc, những thắng lợi mới của các nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt-nam trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, tăng cường quốc phòng, cải tao xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, uy tín quốc tế của Việt-nam ngày càng cao, Việt-nam nhanh chóng trở thành một nước xã hội chủ nghĩa hùng cường là rất nguy hiểm đối với mục tiêu chiến lược phản động của chúng.

Chúng thù địch Việt-nam vì chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc đã hoàn toàn thất bại trong mưu đồ lôi kéo Việt-nam đi theo chúng. Thái độ thù địch của chúng đối với Việt-nam càng tỏ ra gay gắt từ sau Đại hội IV của Đảng Cộng sản Việt-nam năm 1976. Vì Đại hội này khẳng định đường lối chính trị độc lập tự chủ, thái độ kiên trì cách mạng của Đảng Cộng sản Việt-nam và nhân dân Việt-nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở Việt-nam, trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

Thủ đoạn phá hoại quen thuộc của đế quốc và phản động là phá từ bên trong, là chia rẽ nội bộ các lực lượng cách mạng. Bọn bá quyền, bành trướng Trung-quốc đặc biệt căm tức vì chúng không thể thực hiện được âm mưu và thủ đoạn ấy đối với Việt-nam, vì Đại hội IV của Đảng Cộng sản Việt-nam đã thể hiện rõ hơn bao giờ hết sự đoàn kết, thống nhất vững chắc của Đảng Cộng sản Việt-nam về tư tưởng và tổ chức.

Thái độ ngày càng thù địch với Việt-nam của bọn bành trướng Bắc-kinh hiện nay hoàn toàn ăn khớp với việc chúng ngày càng lao sâu trên con đường phản bội cách mạng, bởi vì chính sách đối với Việt-nam và các nước khác ở Đông-dương là một bộ phận quan trọng trong chiến lược quốc tế phản cách mạng của chúng. Với lý thuyết phản động “ba thế giới”, với đường lối chống Liên-xô và các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng quyết liệt, với đường lối “bốn hiện đại hoá”, bọn cầm quyền phản động Bắc-kinh đang câu kết trắng trợn và điên cuồng cả về chính trị và quân sự với đế quốc Mỹ và mọi thế lực đế quốc, mọi lực lượng phản động trên thế giới để chống lại ba dòng thác cách mạng của thời đại.

Rõ ràng là do tập đoàn cầm quyền Trung-quốc đã trở thành đồng minh của đế quốc Mỹ, thành thế lực phản động quốc tế lớn nhất, thành lực lượng xung kích phản cách mạng nguy hiểm nhất đối với nhân dân thế giới và nhân dân Đông Nam châu Á, do những âm mưu, hành động bá quyền, bành trướng nước lớn ngày càng nguy hiểm và xấu xa của chúng đối với nhân dân Việt-nam kiên trì đấu tranh cho độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội mà quan hệ hai nước Việt-nam – Trung-quốc từ chỗ đoàn kết, hữu nghị đã ngày càng xấu đi và hiện nay đang ở trong một thời kỳ xấu nhất.

Thái độ thù địch, chống phá Việt-nam của bọn cầm quyền Bắc-kinh cũng đã hoàn toàn ăn khớp với những hành động của chúng phản bội cách mạng xã hội chủ nghĩa, phản bội nhân dân Trung-quốc. Thời kỳ xấu nhất trong quan hệ Việt-nam – Trung-quốc cũng là thời kỳ đen tối nhất của cách mạng Trung-quốc từ sau ngày nước Trung-hoa được giải phóng đến nay. Chính sách chống Việt-nam cũng ăn khớp với chiến lược quốc tế phản cách mạng của tập đoàn phản động Bắc-kinh với mưu đồ xoá bỏ cách mạng, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội Trung-quốc. Chính đất nước Trung-hoa, nhân dân lao động Trung-quốc đang là nạn nhân trực tiếp của chính sách bá quyền bành trướng phản động đó.

3) Nhân dân Việt-nam quý trọng tình hữu nghị giữa nhân dân Việt-nam và nhân dân Trung-quốc, nhưng kiên quyết chống chủ nghĩa bá quyền, bành trướng nước lớn Trung-quốc.

Nhân dân Việt-nam, trước đây cũng như hiện nay, bao giờ cũng quý trọng tình hữu nghị giữa nhân dân Việt-nam và nhân dân Trung-quốc, bao giờ cũng coi nhân dân Trung-quốc là bạn và hiểu rõ tình cảm tốt đẹp của nhân dân Trung-quốc đối với nhân dân Việt-nam, đối với cách mạng Việt-nam. Nhân dân Việt-nam đã chiến đấu hy sinh vì nền độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội ở Việt-nam và cũng vì lợi ích chung của phong trào cộng sản, của hệ thống xã hội chủ nghĩa, của nhân dân trên thế giới, trong đó có nhân dân Trung-quốc. Nhân dân Việt-nam đã hết lòng ủng hộ nhân dân Trung-quốc trong cuộc đấu tranh giải phóng, đồng thời đánh giá cao sự giúp đỡ của nhân Trung-quốc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Trong 30 năm qua, đối với những người lãnh đạo Bắc-kinh, Đảng Cộng sản Việt-nam và nhà nước Việt-nam luôn luôn đối xử có lý có tình. Việt-nam nhận sự viện trợ của Trung-quốc, nhưng không bao giờ nghe theo những “lời khuyên” và hành động sai lầm của chúng đối với các vấn đề quốc tế.

Đảng Cộng sản Việt-nam và Chính phủ Việt-nam đã cố gắng với tất cả khả năng của mình, để đoàn kết mọi lực lượng có thể tranh thủ đoàn kết được nhằm chĩa mũi nhọn vào đế quốc Mỹ. Trong một thời gian tương đối dài, Việt-nam đã cùng với Liên-xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác cố gắng tạo ra sự thống nhất hành động của các nước xã hội chủ nghĩa và của phong trào hoà bình, dân chủ trên thế giới trong vấn đề ủng hộ Việt-nam kháng chiến chống Mỹ, mặc dầu bọn bành trướng Bắc-kinh ngày càng lao vào các hoạt động chia rẽ, phá hoại. Tuy thấy rõ “cách mạng văn hoá vô sản” ở Trung-quốc là sai lầm, thực chất là thanh trừng nội bộ, là tranh giành, lật đổ, là âm mưu hành động phá hoại cách mạng, nhưng trên báo chí cũng như trong các cuộc hội nghị, các cuộc tiếp xúc, Việt-nam không bao giờ công khai phê phán họ. Khi đã thấy tập đoàn phản động Bắc-kinh đi sâu vào con đường phản động, phản bội chủ nghĩa Mác – Lê-nin, câu kết với đế quốc Mỹ, Đảng và Chính phủ Việt-nam vẫn tìm cách duy trì sự đoàn kết, hữu nghị, hết sức tránh những việc có thể gây căng thẳng giữa hai bên, cố gắng hạn chế những hành động sai lầm của họ. Trong nhiều lần hội đàm giữa hai Đảng và hai Chính phủ Việt-nam – Trung-quốc, các đồng chí lãnh đạo Việt-nam đã kiên trì giải thích đường lối độc lập tự chủ và thái độ chân thành đoàn kết của Việt-nam. Nhưng, với đầu óc bá quyền, bành trướng nước lớn, với mưu đồ thôn tính Việt-nam và Đông-dương, với tham vọng thực hiện chiến lược quốc tế phản cách mạng, tập đoàn cầm quyền Bắc-kinh đã ngày càng tiến bước trên con đường phản bội.

Trong quan hệ với Trung-quốc, Việt-nam luôn luôn giữ thái độ đúng đắn, chủ động, sáng suốt, nắm vững đường lối độc lập, tự chủ, tranh thủ đoàn kết giữ vững nguyên tắc, kiên quyết chống lại đường lối phản động của bọn bá quyền, bành trướng, chống lại nhưng âm mưu và thủ đoạn vừa nham hiểm vừa thô bạo của chúng đối với Việt-nam.

Ngày nay bản chất phản cách mạng của bọn cầm quyền Bắc-kinh đã hoàn toàn bộc lộ. Bằng những hành động cụ thể, chúng đã tự phơi bầy vai trò là tên phản bội lớn nhất trong lịch sử cách mạng thế giới, là đồng minh của chủ nghĩa đế quốc, là kẻ thù nguy hiểm của hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân Việt-nam. Không còn cách nào khác, nhân dân Việt-nam buộc phải kiên quyết chống lại chúng để bảo vệ đất nước Việt-nam, bảo vệ chủ nghĩa xã hội, góp phần tích cực của mình vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới đánh bại liên minh phản động của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Trung-quốc.

III-CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM : SỰ PHÁT TRIỂN ĐẾN ĐỈNH CAO CỦA CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN, BÀNH TRƯỚNG TRUNG-QUỐC TRONG MƯU ĐỒ THÔN TÍNH VIỆT_NAM VÀ ĐÔNG_DƯƠNG.

… (còn tiếp)

16 bình luận to “Bá quyền Trung Quốc”

  1. Le Duy San said

    CHỦ NGHĨA THỰC DÂN MỚI CỦA TRUNG CỘNG
    VÀ TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM
    Sontrung’s Blog (Sơn Trung): LÊ DUY SAN *

    Lê Duy San

    Chủ nghĩa thực dân là một chủ nghĩa nhằm chiếm đoạt lãnh thổ của nước khác để cai trị, hầu dễ dàng chiếm đoạt tài nguyên của nước bị trị cũng như bóc lột nguồn lao động của dân bản xứ nhằm làm giầu cho nước mình được.
    Người ta thường nghĩ rằng chủ nghĩa thực dân phát xuất từ Âu Châu vào thế kỷ 12, 13 khi người Bồ Đào Nha và các nước khác như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hòa Lan v.v… bắt đầu mở rộng lãnh thổ ra hải ngoại xa xôi như Phi Châu, Mỹ Châu, Á Châu và Úc Châu. Thực ra thì trước đó, từ lâu, người Trung Hoa cũng đã thi hành chủ nghĩa này, nhưng chỉ để xâm chiếm những nước chung quanh, bằng cớ là ngay từ thời Việt Nam lập quốc (2879 trước tây lịch) nước ta đã bị người Tầu (đời nhà Hán) xâm chiếm và lập thành quận huyện của họ để đô hộ.
    Chủ nghĩa thực dân mỗi ngày một thịnh vượng và kéo dài tới đệ II Thế Chiến (1939-1945) thì bắt đầu suy thoái và tới giữa thập niên 50 (1954) thì được coi là chấm dứt và thay vào đó là việc các nước lớn và mạnh dùng ảnh hưởng kinh tế của mình để can thiệp vào nội tình chính trị của nước khác, nhỏ và yếu, để giành thị trường tiêu thụ mà người ta gọi đó là chủ nghĩa thực dân mới.
    Trước năm 1975, người Mỹ đã dùng sưc mạnh kinh tế của mình nhưng không phải là để mở rộng thị trường tiêu thụ ở VN, mà là dùng Việt Nam Cộng Hòa làm tiền đồn để ngăn chặn làn sóng Đỏ (Cộng Sản) từ phương Bắc. Vì thế chính sách này đã bị một số trí thức thân Cộng thời đó gọi là Chủ Nghĩa Thực Dân Mới và một số người vô học thì gọi quân đội VNVH là bọn lính đánh thuê cho Hoa Kỳ. Thực ra chính Liên Sô và Trung Cộng mới chính là bọn thực dân mới và chính quân đội nhân dân của ngụy quyền Cộng Sản Hà Nội mới là bọn lính đánh thuê cho Nga Tầu. Thực vậy, bọn Nga, Tầu đã dùng chủ nghĩa Mác Lê tức chủ nghĩa Cộng Sản để, không những chiếm đoạt đất đai, chiếm đoạt thị trường (với chủ trương vô tổ quốc) mà còn sai khiến luôn cả ngụy quyền Hà Nội với chiêu bài thi hành nghĩa vụ quốc tế để toan tính nhuộm đỏ toàn thể thế giới.
    I/ Hình thức chủ nghĩa thực dân mới của Trung Cộng được áp dụng tại VN như thế nào?
    Sau năm 1990, các nước Cộng Sản Nga Sô và Đông Âu tan rã, chỉ còn 4 nước theo Chủ Nghĩa Cộng Sản là Trung Công, Bắc Hàn, Việt Nam và Cu Ba. Nhưng chỉ có Trung Cộng là hùng mạnh, nhờ vào sự chấm dứt chính sách thù nghịch của Mỹ và thay vào đó là sự bình thường hoá quan hệ Mỹ Trung, và VN thì nợ nần Trung Quốc qúa nhiều nên đã bị Trung Quốc dùng chủ nghĩa này chi phối và lấn áp mọi mặt.
    Để áp dụng chủ nghỉa thực dân mới này, Trung Cộng đã áp dụng những chính sách sau tại VN và một số nước nghèo đói và chậm tiến trên thế giới:
    1/ Xâm chiếm lãnh thổ.
    Mặc dầu đi xâm chiếm lãnh thổ của nước khác để nhập vào lãnh thổ của mình, ngày nay đã bị thế giới lên án nặng nề, nhưng bọn bành chướng Trung Cộng cậy có sức mạnh, cậy dân đông (trên 1.3 tỷ người), cậy tiền bạc nhiều, cũng vẫn làm nếu chúng có thể làm được. Điển hình là chúng đã thôn tính Tây Tạng, Nội Mông. Đối với VN, chúng đã lấn chiếm ải Nam Quan, thác Bản Giốc, hàng chục ngàn cây số vuông giáp ranh với Trung Cộng, cùng như Hoàng Sa, Trường Sa và hàng trăm ngàn cây số vuông lãnh hải của VN.
    Nếu nơi nào mà bọn bành chướng Trung Cộng không lấn chiếm được, chúng dùng tiền nói là để thuê như chúng đã thuê mướn 9 tỉnh thuộc miền Bắc VN để trồng cây kỹ nghệ và 1 tỉnh thuộc miền Cao Nguyên Trung Phần của VN để khai thác quặng Bô Xít trong thời hạn 50 năm. Trung Quốc cũng bỏ tiền của ra mua hoặc thuê mướn đất ở nhiều nước ở Châu Phi và Châu Mỹ LaTinh để tìm kiếm những quặng mỏ mà Trung Quốc có nhu cầu. Hậu qủa của việc thuê mướn này rất là tai hại không những về kinh tế, kỹ nghệ mà cả về chính trị và xã hội cho nước bị lấn chiếm hay cho thuê mướn.
    2/ Dùng chủ nghĩa CS, dùng kỷ luật Đảng CS và dùng tài chánh để sai khiến nước khác.
    Việt Nam cũng là một nước theo chủ nghĩa Cộng Sản như Trung Quốc nhưng lại là một nước nhỏ và nợ nần Trung Quốc nhiều sau 20 năm chiến tranh. Do đó, đảng Cộng Sản VN được coi như một đảng CS đàn em của đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhất nhất mọi sự đều phải theo lệnh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Chính tướng Việt Cộng là Nguyễn Trọng Vĩnh cũng đã thú nhận: “Tôi nói rồi bất kỳ người nào lên lãnh đạo Trung Quốc họ cũng đều lấn át chúng tôi cả. Họ đều thực hành chủ nghĩa bành trướng, bá quyền đối với chúng tôi thôi. Còn phía lãnh đạo của chúng tôi, tôi còn theo dõi, thế mà từ trước đến nay họ không hề cãi gì với Trung Quốc cả.”
    Đối với những nước không theo chế độ Cộng Sản nhưng nghèo đói như những nước ở Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh, Trung Quốc đã dùng tiền bạc thuê mướn đất đai dài hạn, mua chuộc chính quyền địa phương và truyền cấy chủ nghĩa Cộng Sản.
    3/ Di dân.
    Mặc dầu Trung Quốc thuê mướn đất đai để khai thác quặng mỏ, xây cất các nhà máy, cơ sở, nhưng Trung Quốc không thuế mướn các công nhân bản xứ mà đem không những, các chuyên viên tới mà cả dân Trung Quốc và cả gia đình của họ từ Trung Quốc tới làm công nhân .
    Trung Quốc áp lực VN phải chấp nhận để cho dân Trung quốc tự do nhập cảnh vào VN mà không những không cần hộ chiếu mà ngay cả giấy tờ tùy thân cũng không đòi hỏi. Lợi dụng tình trạng này, nhiều người Trung Quốc đã sang VN làm ăn, sinh sống và buôn bán một cách bất hợp pháp.
    II/ Hậu qủa của chủ nghĩa thực dân mới của Tầu Cộng.
    1/ Hậu quả về kinh tế và xã hội
    Với 3 chính sách trên: Xâm chiếm đất đai để khai thác, chi phối chính quyền địa phương, và di dân, bọn Tầu chỉ cốt làm sao cho được càng nhiều lợi càng tốt, chúng không cần biết những hậu qủa tai hại gì sẽ xẩy ra môi trường, cho dân chúng địa phương. Nơi nào chúng tính chuyện lâu dài, thì chúng cho nhân công của chúng đem vợ con tới sinh sống và lập nghiệp, làm ăn buôn bán. Với những hàng hoá dư thừa hoặc không đủ tiêu chuẩn bị ngoại quốc trả về, chúng mang vào VN bán rẻ như bèo. Thử hỏi hàng hoá VN nào cạnh tranh nổi? Rút cuộc các xí nghiệp sản xuất VN xạt nghiệp và VN trở thành thị trường tiêu thụ của Trung Quốc.
    Không những làm ăn buôn bán, những nhân công nào chưa có gia đình thì lấy người điạ phương và sinh con đẻ cái, dần dần chúng trở thành người Việt gốc Hoa, nhưng phong tục tập quán của người Hoa thì chúng vẫn giữ.
    Tại một thị trấn tại Lào, thị trấn Boten, không những tiếng Hoa được dùng hoàn toàn trong việc buôn bán mà cả trong lãnh vực hành chánh. Đồng Nhân Dân tệ của Trung Quốc cũng được dùng thay cho tiền Lào, giờ giấc cũng chạy theo giờ Bắc Kinh. Rồi VN cũng sẽ tiến tới như vậy. Tới lúc đó thì dù hợp đồng thuê mướng đã mãn hạn, cũng không thể nào mà trục xuất họ về nước được .
    2/ Hậu qủa về chính trị.
    Với cái thái độ nhu nhược và hèn nhát của ngụy quyền Hà Nội như chúng ta đã thấy trong những vụ ngư dân VN đánh cá trong những vùng biển VN bị tầu Trung Quốc chận bắt. Không những cá của ngư dân VN bị cướp mà cả người lẫn thuyền cũng bị chúng bắt giữ và đòi tiền chuộc mà bọn nguỵ quyền Hà Nội cũng không dám phản đối thì thử hỏi còn đâu là chủ quyền của một nước ?

    Công an Việt Cộng hầu như không có thẩm quyền đối với những vụ tranh chấp giữa các nhân công Trung Quốc và người VN. Công nhân Trung Quốc không coi luật pháp VN ra gì cả. Chúng coi như vùng chúng ở là vùng tự trị của chúng. Chúng ăn uống, nhậu nhẹt tại các quán ăn của người VN có khi không những không trả tiền mà còn đập phá. Nếu chủ quán VN mà mạnh tay với chúng là có chuyện. Chúng kéo cả bọn mang gậy gộc, dao búa tới đập phá và đánh đập chủ quán và thân nhân của họ rất dã man mà công an VN cũng không dám can thiệp. Mới tới có ít lâu mà bọn chúng còn như vậy thì thử hỏi sau khi bọn chúng đã ở được vài ba chục năm, bọn chúng còn lộng hành đến đâu?
    Tóm lại, với chế độ thực dân mới của Trung Cộng, với những chính sách mà Trung Cộng đã áp dụng tại VN, nếu chế độ Cộng Sản còn tồn tại ở VN chỉ vài chục năm nữa, VN sẽ có cả chục triệu người Tầu hoặc người Việt gốc Tầu (Tầu lai). Loại dân này sẽ trở thành một thứ kiêu dân, tuy không trực tiếp nắm quyền chính trị nhưng có ảnh hưởng rất mạnh. Ngoài ra, bọn kiêu dân này còn có những hoạt động ưu thế về kinh tài ( ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…cho vay lãi, kim cương vàng bạc..) và có thể còn có cả những cơ quan truyền thông, báo chí, điện ảnh giống như người Do Thái ở Đức trước đệ Nhị Thế Chiến và người Do Thái bây giờ tại Mỹ. Họ sống cả ngàn năm ở Âu châu, nhưng vẫn giữ tôn giáo riêng, phong tục tập quán riêng, không thèm hội nhập vào dòng văn hoá chính. Do đó, Trung Cộng cũng chẳng cần chiến tranh, chỉ sau vài thập niên nữa, VN nếu không trở thành quận huyện của Trung Quốc thì cũng sẽ trở thành một nước chư hầu tuyệt đối trung thành với mẫu quốc là Trung Quốc.
    Đây cũng là điều mong muốn của bọn Việt Cộng bán nước. Chính Tố Hữu, một nhà thơ Việt Cộng đã có thời kỳ làm Phó Thủ Tướng ngụy quyền Việt Cộng (1981-1986) đã nói:
    Bên này biên giới là nhà,
    Bên kia biên giới cũng là quê hương.
    Chỉ khi nào chế độ Cộng Sản Trung Quốc tan rã như Liên Sô, lúc đó chế độ Cộng Sản Việt Nam sẽ tan rã theo và Việt Nam mới mong thoát khỏi bàn tay của long lá của Trung Quốc. Mong rằng lời nói của bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho tờ The Atlantic như sau sẽ thành sự thật: Chế độ của Trung Quốc chắc chắn sẽ sụp đổ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang làm “những việc vô ích như những gã hề”.

  2. yeuVietnam said

    Cộng sản luôn miệng tuyên truyền đế quốc Mỹ là bọn xâm lược là bọn ác ôn bóc lột các dân tộc yếu hơn , nhưng chỉ có con nít mới tin vào những luận điệu vu khống ngu ngốc này.Là người lớn có một chút hiểu biết thì ai cũng thấy rỏ Bắc Hàn theo Cộng sản còn Nam Hàn thì theo chủ nghĩa tư bản vói sự giúp đỡ của Mỹ thì đến bây giờ 2 miền Nam Bắc cuộc sống của người dân như thế nào thì không cần nói chắc ai cũng biết.Những nước mà người dân từng bị cai trị bởi bọn độc tài như Irăc , Lybie vói sự giúp đỡ của các nước tư bản đặc biệt là Mỹ mới xóa sổ được 2 tên tổng thống ác ôn khát máu là Sadam Hussen & Gardaffi cứu lấy cuộc sống khốn khổ của người dân 2 nước này.Còn nhiều nửa bài học của người dân Đông Âu từng sống dưới chế độ CS nay cũng đã được đổi đời như thế nào.Người VN chân chính ( không kể bọn CS chính hiệu và bọn CS cơ hội) nào cũng hiểu đâu là chân lý nhưng không mấy ai dám phản kháng dù phản kháng trong ôn hòa, tại sao ? Vì ai cũng sợ luật rừng cộng với nắm đấm sắt của cộng sản…Nhưng quy luật tất yếu của lịch sử cũng đã từng chứng minh chế độ bạo tàn nào rồi cũng ngày sụp đổ chỉ còn thời gian nào chín mùi mà thôi….

  3. VietNam said

  4. dothanhhoang said

    toi doc phan hoi cua cac ban thay nhieu nguoi co ve kich dong qua. theo toi con nguoi o dau cung the du dan toc nao hay nuoc nao cung nhu nhau thoi ai cung muon co cuoc song tot dep ca. chung ta ko nen nghi xau ve nguoi trung quoc hay nguoi nuoc nao het chung ta hay trach cach hanh dong cua chinh quyen trung quoc, quan doi trung quoc hoac neu muon trach nhan dan trung quoc thi tranh ho ko dau tranh voi chinhquyen de ho hanh dong hop voi long dan hon.nguoi nao che dang cong san viet nam dieu gi thi hay chi ra cach lam tot hon di hay thuyet phuc moi nguoi bang nhung hanh dong hay ly le di dung co noi nhu nguoi vo hoc.

  5. dothanhhoang said

    minh ko biet nhieu ve lich su nhung minh doc thi cam thay tac gia la mot nguoi co vi tri quan trong trong duong loi cua dang va la nguoi nghien cuu chuyen sau ve quan he quoc te. bai viet rat hay va logic. xin cam on vi da duoc doc bai viet nay

  6. Dân tộc Việt đã có mặt trong khu vực Quảng Bình và Quảng Trị sau ngày chiến thắng của Ðại Việt chống lại Champa vào năm 1069. Sự hiện diện của dân tộc Việt trong khu vực Huế (Châu Ô và Lý) đã xảy ra sau ngày từ trần của vua Chế Mân vào năm 1306. Dân tộc Việt đã bước chân vào khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi và Qui Nhơn sau ngày thất thủ của thành Ðồ Bàn vào năm 1471, vào khu vực Phú Yên sau cuộc tấn công của nhà Nguyễn vào năm 1611, vào Nha Trang-Cam ranh sau trận chiến vào năm 1653 và Phan Rang (PanduRanga)-Phan Rí kể từ khi vương quốc Champa bị xóa trên bản đồ vào năm 1832.

    Sự tồn tại của nước Việt Nam trước các cuộc xâm lăng được quyết định bởi TINH THẦN DÂN TỘC của NGƯỜI DÂN Việt Nam. Đối với Trung Cộng hiện nay, nếu NGƯỜI DÂN Việt Nam không còn TINH THẦN DÂN TỘC thì nước Việt Nam phải mất thôi; đảng Cộng sản Việt Nam quá hèn nhát trước sức ép của đảng Cộng sản Trung Hoa, không thể giữ nước được. Người dân Việt Nam phải vùng lên và đòi quyền của mình. Những người dân Việt Nam dũng cảm phải chiến đấu cho tương lai của chính mình và phải đánh cho chế độ Cộng sản hoàn toàn sụp đổ. Nếu nhân dân Libya đã loại bỏ Gadhafi được thì nhân dân Việt Nam cũng loại bỏ ác đảng Cộng sản Việt Nam được. Đánh tan Việt Cộng yên lòng nhân dân!

    Nền văn minh Trung Hoa, có ý thức hệ khác biệt về lãnh thổ, thường xây dựng quốc gia của mình chung quanh chủ thuyết “một tấc đất một tấc vàng,” không ngần ngại vượt biên giới để xâm chiếm đất đai của nước láng giềng một khi trận chiến đã thành công. Chính đó mới là nguyên nhân phát sinh ra cuộc chiến sắp diễn ra giữa Trung Hoa và Việt Nam. Chưa kể chính sách ĐỒNG HÓA là chính sách mà Trung Hoa thường dùng làm bích chương để chinh phạt các dân tộc chư hầu. Trung Cộng đã thành công về việc tràn ngập hàng hóa vào Việt Nam, cài quân nhân dưới dạng nhân công vào Việt Nam, in luật Việt Cộng bằng chữ Trung Hoa, thuê mướn đất đai để khai thác tài nguyên của Việt Nam và thu mua các sản phẩm quí hiếm chở về Trung Hoa, vân vân và vân vân. Người dân Việt Nam đã NGHÈO nay NGHÈO thêm. Quân đội Trung Cộng đã xâm nhập được vào Việt Nam một cách dễ dàng với vỏ bọc nhân công: đảng ăn cướp Cộng Sản Việt Nam đã HÈN nay HÈN thêm!

    Website: http://www.HerbalWorldCenter.com/phanrang

  7. […] đọc toàn văn tài liệu nghiên cứu này tại: https://anhbasam.wordpress.com/ba-quy%e1%bb%81n-trung-qu%e1%bb%91c/) Share this:TwitterFacebookLike this:LikeBe the first to like this post. « Joseph E. […]

  8. Đọc bài nầy xong thì tôi vừa vui vừa buồn. Vui là vì mộng bành trướng của Bắc Kinh đã được chính thức phát hiện cách đây 32 năm. Buồn là vì sau khi phát hiện thì đã không có một chiến lược chu toàn. Từ đó thì nước ta đã phải để mất đi một vùng đất sát biên giới Việt-Trung và một số đảo tại Hoàng- và Trường Sa và hiện nay thì nền kinh tế bị nhiều lệ thuộc cùng sự thao túng của các công ty và nhân viên khắp mọi nơi trên đất nước.
    Trong thời gian gần đây thì nhà nước đã mở rộng chính sách ngoại giao trong và ngoài Á Châu. Đây là một hành xử rất đúng đắng và thiết thực và từ đó thì nền an ninh quốc gia cũng bảo đảm hơn và không lâu nữa thì sự lệ thuộc kinh tế Bắc Kinh sẽ chấm dứt. Tuy nhiên điều sau cùng nầy là còn thuộc vào chiến lược và sự quản lý kinh tế chặt chẻ.
    Khi nói đến bảo vệ chủ quyền đất nước hay chống Bắc Thuộc hay chống xâm lăng thì điều tiên quyết là sức mạnh và sự đoàn kết dân tộc. Điều nầy đã thể hiện rõ rệt trong lịch sử Việt Nam ta qua bao nhiêu thời đại. Cũng vì vậy mà nhà nước nên thực hiện ngay chính sách vì dân và do dân. Khi có dân chủ và tự do thật sự thì Việt Nam mới phát triển vững mạnh và hùng cường mọi mặt. Và đây là chiếc chìa khoá giữ nước.

    * Tôi muốn nói rằng những ngoại giao hay ký kêt ngoại giao thì chẳng khác nào các người bạn hay những viên thuốc bổ và nó chỉ có thể giúp chúng ta trong một giai đoạn nào đó thôi chứ không là trường tồn. Trong lúc chúng ta bệnh thì có bạn lo và được dùng thuốc bổ thì là điều quý báu, nhưng chúng ta phải mau bình phục và tự lo lấy chứ không ai có thể triền miền giúp vô vụ lợi vì ai cũng có việc riêng hết. Đó là chưa nói đến thời tiết đổi mùa làm người bạn mình bệnh và không giúp được. Vậy thì chỉ có tự ta tự cứu ta mà thôi.
    Nói cách khác: Khi ta không có sức lực thì chắc chắn là ta sẽ bị lệ thuộc người bằng cách nầy hay cách khác.
    Mong rằng những giòng chân tình trên đây sẽ được những người có trách nhiệm suy nghĩ và cân nhắc để làm rạng rỡ giống nòi Hồng Lạc.

  9. Có phải bây giờ bản chất của Bắc Kinh mới bộc lộ đâu, Việt nam đã bị 1000 năm dưới ách đô hộ của Trung quốc, cha truyền con nối, cậy nước lớn, bên cạnh láng giếng nhỏ bé hơn. Ông anh lúc nào chả muốn tranh ăn với cậu em bé nhỏ hơn mình. Chỉ có điều bây giờ đã bước vào thời đại văn minh, thông tin trao đổi toàn cầu, muốn tranh với em cũng phải nể mặt thiên hạ, nên phải vừa đấm vừa xoa thế cho có vẻ lịch sự, chứ láng giềng chắc gì đã tốt, hi hi

  10. quốc Hận said

    bộ máy chính quyền của đảng cộng sản , ngày một ra tăng đàn áp thể hiện rõ tính chất độc tài hơn bao giờ hết , nó cũng là quy luật chung khi con ác thú sắp đến ngày tận số , cố cắn phá giẫy chết mà thôi , sự tiến triển của nhân loại mỗi ngày một thay đổi , không thế lực nào có thể cản được bước tiến của dân tộc , càng ngày càng xa dân ,rồi trở thành kẻ thù của dân , đó là những triệu chứng dẫn đến sụp đổ không thể cứu vãn được , nhân dân việt nam hãy tỉnh táo trước mọi thủ đoạn lừa gạt của bọn chúng , đừng để mắc mưu một lần nữađất nước chúng ta sẽ chìm ngập trong trong đau thương con cháu chúng ta đời đời ôm hận , hãy nhìn ra thế giới cùng đoàn kết lại đấu tranh cứu dân tộc cứu đất nước

  11. Khách đã nói. said

    Không còn cách nào khác, nhân dân Việt Nam buộc phải kiên quyết chống lại chúng để bảo vệ đất nước Việt Nam và phải xem lại:
    ” Bác Mao nào ở đâu xa
    Bác Hồ ta đó chính là bác Mao”
    Và dân Việt ta lại “…ca muôn năm Hồ Chí minh – Mao Trạch Đông”.

  12. […] chí thép” cho Bộ đội Biên phòng và Trường Sa. Sao không cho tái bản cuốn “Về chủ nghĩa bá quyền và bành trướng Trung Quốc”, rồi đem tặng, há? – Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện […]

  13. […] chí thép” cho Bộ đội Biên phòng và Trường Sa. Sao không cho tái bản cuốn “Về chủ nghĩa bá quyền và bành trướng Trung Quốc”, rồi đem tặng, há? – Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện […]

  14. F 361 said

    Các tác phẩm chông bá quyền Đại Hán này đã được đăng trên một số Forum, nhưng không hấp dẩn người đọc hoặc người đọc ở đó nhát (?), không phản hồi hay phản hồi một chiều, nên ít người chú ý, đặc biệt là các lứa thanh niên sau 1990.

    Phải chi basam cho đăng vào khoảng tháng 5 tháng 6 thì đã kịp nâng cao trình độ nhận thức của mọi người và qua các phản hồi còn giác ngộ thêm những người còn mơ màng về chuyện Tàu Khựa để bớt đi số thanh niên áo xanh đang u mê quay cuồng trên sân khấu sáng nay. Nhìn các em cháu ca múa mà tôi đau lòng lắm. Cũng là cái bệnh ham thành tích mà ra, từ các cô câu bí thư chi đoàn, đoàn cơ sở…. Một hậu quả là các cương vị nhà nước cao cấp rơi vào những kẻ xuất thân và tiến thân bằng và qua con đường Đoàn TN đều rất nguy hiểm. Những người đó thường thiếu quyết đoán, chạy theo đuối các trò mị dân hoặc phải chìu theo các thế lực mạnh hơn như quân đội…. Ví dụ như Hồ Cẩm Đào.

    Chính là thư viện quân đội và thư viện QG còn rất nhiều các tác phẩm như thế này. Nên cho người sưu tầm và đăng lại.

    Thua keo này ta bày keo khác. Dòng chảy nhân dân là bất tận.
    Buổi sáng 21/8 này mở đầu cho thắng lợi cuối cùng với bè lủ tay sai bán nước và Thiên triều.

    F 361

  15. nhân dân Việt Nam said

    Bản chất phản cách mạng của bọn cầm quyền Bắc-kinh đã hoàn toàn bộc lộ. Bằng những hành động cụ thể, chúng đã tự phơi bầy vai trò là tên phản bội lớn nhất trong lịch sử cách mạng thế giới, là đồng minh của chủ nghĩa đế quốc, là kẻ thù nguy hiểm của hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân Việt Nam. Không còn cách nào khác, nhân dân Việt Nam buộc phải kiên quyết chống lại chúng để bảo vệ đất nước Việt Nam

  16. […] chí thép” cho Bộ đội Biên phòng và Trường Sa. Sao không cho tái bản cuốn “Về chủ nghĩa bá quyền và bành trướng Trung Quốc”, rồi đem tặng, […]

Bình luận về bài viết này