New York Times
Vờ kêu cứu
PHILIP BOWRING
Ngày 2-6-2009
HÀ NỘI – Thế giới lại vang lên những lời chỉ trích mang tính nghi thức về những vụ thử vũ khí hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên, thế nhưng các nhận thức của họ về việc này thì khác nhau.
Ở phương Tây, những vụ thử bắn thử phi đạn và vũ khí hạt nhân này được xem như là một mối đe doạ lớn cho việc cắt giảm và hạn chế những vũ khí hạt nhân cũng như gây sự hăm dọa đối với Nam Triều Tiên, Nhật Bản và thậm chí cả Hoa Kỳ.
Ở đa số các nước phương Đông, những vụ này được xem như là một thái đô thô bạo đối với phương Tây và như là một hành động trong nổ lực nhằm đạt được sức mạnh thành công hơn là một mối đe doạ đối với hòa bình.
Ngược lại, Biển Đông [Biển Nam Trung Hoa], nơi mà các quyền lợi của cường quốc lớn xung đột nhau, đang được nhìn nhận như có tính chất nguy hiểm cực độ hơn.
Cảm giác rất phổ biến tại châu Á thì cũng rất gần giống với cảm giác của Mỹ, Trung Quốc và Nhật, là Bắc Hàn không gây ra nhiều tổn hại thật sự. Ở những quốc gia nhỏ hơn, thì thậm chí còn có một thái độ ưa thích ngấm ngầm đối với hành động thách thức của Bắc Triều Tiên không phải chỉ trước Hoa Kỳ và Nhật mà còn thách thức cả Trung Quốc.
Trong khi với vấn đề phi hạt nhân và vũ khí hủy diệt, quan điểm của châu Á là tại sao lại lo ngại đối với Bắc Triều Tiên trong khi vấn đề bom [hạt nhân] của Pakistan lại không gặp sự phản ứng như vậy? Giống như vấn đề bom [hạt nhân] của Israel, vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên đang được xem như có ý nghĩa là phát triển quân sự mạnh mẻ vì lo sợ bị tấn công và là một dấu hiệu của sự cô lập. Chế độ đó có thể thật kinh khủng, song mục đích duy nhất của nó là sống sót.
Những quan điểm này có thể có chút ngây thơ, thiếu kinh nghiệm, song có thể hiểu được, khi căn cứ rất nhiều vào màn giả vờ kêu cứu quanh vấn đề vũ khí của Bắc Triều Tiên và quá ít khả năng của phương Tây để ngăn chặn được chúng. Tại sao không bỏ qua việc theo đuổi sự chú ý vào Kim [Chính Nhật], mà hướng suy nghĩ vào châu Á có hơn không? Hãy để cho người Trung Quốc giải quyết chuyện Bắc Triều Tiên.
Trung Quốc vừa là người láng giềng gần gũi nhất, vừa là nước (do ngầm định sắp xếp trước và do đang cung cấp viện trợ lương thực và dầu lửa) đã cho phép Bắc Triều Tiên phát triển các loại vũ khí hạt nhân. Và ai là người đang có sự lo sợ hơn từ một nước Triều Tiên thống nhất được trang bị vũ khí hạt nhân và hùng mạnh – Trung Quốc hay Hoa Kỳ?
Trung Quốc đã chăm sóc và nuôi dưỡng mối phiền toái nguy hiểm ngay trên ngưỡng cửa của chính họ và đã trao cho Nhật Bản đưa ra lý lẽ để biện hộ cho việc xây dựng lực lượng phòng thủ của Nhật. Bình Nhưỡng giờ đây là nan đề chính của Trung Quốc.
Nếu như Hoa Kỳ ngưng nghĩ ra những mối đe doạ không có thật rằng họ “sẽ không cho phép” một Bình Nhưỡng có vũ khí nguyên tử, thì phần còn lại của thế giới sẽ nhìn thấy rõ ràng hơn nước Trung Quốc thiển cận đã và đang cố sử dụng Bắc Triều Tiên như là một lá bài để mặc cả với Hoa Kỳ, với mục đích sau cùng là đuổi lực lượng quân sự của Mỹ ra khỏi Hàn Quốc.
Trong khi đó, có tính chất quan trọng hơn cho an ninh Đông Á là sự tái nổi lên của những vụ tranh chấp trên Biển Đông. Mới đây có những tin tức cho thấy rằng Việt Nam đã mua sáu chiếc tàu ngầm và 12 chiến đấu cơ SU-30 của Nga trị giá 2,3 tỉ đô la. Điều này báo hiệu rằng bất chấp nhu cầu phải có những quan hệ kinh tế tốt đẹp với Trung Quốc, Việt Nam không có ý định để cho những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc xảy ra trong tình trạng không bị phản đối.
Cuộc mua bán này là tiếp theo sau hành động quấy nhiễu của Trung Quốc đối với một chiếc tàu của Hải quân Hoa Kỳ ngoài biển Đông vào tháng Ba 2009, vụ việc xuất phát từ một sự bất đồng lâu dài về “Vùng Đặc quyền Kinh tế” của Trung Quốc.
Cũng trong tháng Ba, Tổng thống Philippines Gloria Arroyo đã ký một bộ luật mô tả những tự nhận là có chủ quyền của Philippines trên những phần phía đông của vùng biển này. Mặc dù bộ luật chỉ đơn thuần thiết lập những đường cơ sở cho vuệc cho là có chủ quyền đang hiện hữu này, nhưng nó đã lôi kéo một hành động phản kháng tức thời từ Trung Quốc, nước này đã gửi một số tàu chiến tới vùng biển này.
Tiếp đến là Thủ tướng Malaysia Abdullah Badawi đã thu hút những chỉ trích của Trung Quốc vì việc tái xác nhận những yêu sách chủ quyền của nước này trên Biển Đông bằng việc viếng thăm một hòn đảo đang tranh chấp. Ông cũng đã đi thăm Brunei và thiết lập nên nền tảng cho việc chấm dứt một mối tranh chấp trên biển bằng việc cho phép thăm dò những vùng biển bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Tuy nhiên, điều này chỉ là dấu hiệu của sự hợp tác giữa các thành viên ở Châu á về vấn đề Biển Đông, mặc dầu họ cần phải hành động phối hợp với nhau, nếu như muốn chống trả lại những đòi hỏi của Bắc Kinh đối với toàn bộ vùng biển trải dài 2.000 km từ đại lục Trung Quốc cho tới các bờ biển của Malaysia và Philippines và tiến gần tới những mỏ dầu của Indonesia.
Năm 2002, các thành viên của Asean đã cùng Trung Quốc ký một Tuyên bố về Ứng xử [trên Biển Đông] nhằm tránh xung đột đối với những vùng mà các quốc gia đều tự cho là có chủ quyền chồng lấn lên nhau và để đẩy mạnh việc thăm dò khoáng sản chung. Tuy nhiên bản tuyên bố nầy đã thành công vào lúc đầu trong việc giảm bớt những căng thẳng, chứ không có sự tham gia thăm dò chung đã xẩy ra và khối Asean vẫn tiếp tục chia rẽ.
Không có thành viên nào của khối Á Châu đề nghị hổ trợ Việt Nam trong việc đối đầu với những mối đe doạ của Trung Quốc chống lại việc thăm dò dầu lửa ngoài khơi của nước này, và cũng không có quốc gia nào bày tỏ ước muốn đứng lên đại diện cho một mặt trận hợp nhất đối chọi với Trung Quốc.
Đối với Trung Quốc, vấn đề ở đây không phải chủ yếu là dầu lửa – chất trầm tích nầy có thể có giá trị lớn đối với các nước nhỏ, nhưng có tính chất giới hạn (không đáng dính mép) đối với nhu cầu của TQ.
Tầm quan trọng chủ yếu của Biển Đông là có tính chất chiến lược, vì thế nhiều người coi đó như là địa điểm cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và các đồng minh Châu Á của Mỹ – bao gồm cả kẻ thù cũ là Việt Nam.
Cuộc tranh đấu để ngăn chặn Biển Đông trở thành một cái hồ của Trung Quốc sẽ gia tăng cường đô thêm nếu như Trung Quốc vô hiệu hóa được Đài Loan, kẻ xoạc cẳng ngáng ngay cửa ngõ phía bắc của họ.
Vì thế, trong khi những dòng tít lớn hàng đầu trên các báo đang la toáng lên về “những vũ khí Hạt nhân của BTT”[Bắc Triều Tiên], thì cuộc tranh đấu có ý nghĩa chiến lược lớn hơn đang phát triển dần dần tới phía nam.
Hiệu đính: Trần Hoàng
—————-
New York Times
Crying Wolf
By PHILIP BOWRING
Published: June 2, 2009
HANOI — The world resounded with ritual condemnations of North Korea’s nuclear and missile tests, but perceptions of them differ.
In the West, they are seen as a major threat to non proliferation as well as to South Korea, Japan and even the United States. In much of the East they are seen more as a rude gesture toward the West and as a move in a succession power-play than as a threat to peace.
By contrast, the South China Sea, where major-power interests do collide, is perceived as ultimately more dangerous.
The prevailing sense in Asia is that with the U.S., China and Japan roughly in agreement, not much real damage can be done by North Korea. In smaller countries, there is even a sneaking admiration for the North’s defiance not just of the U.S. and Japan but also of China.
As for nonproliferation, the Asian attitude is why worry about North Korea when Pakistan’s bomb met no such reaction? Like Israel’s bomb, North Korea’s is seen a means of deterrence and a symbol of isolation. The regime may be appalling, but its only goal is survival.
These views may be a bit naïve, but they are understandable, given so many cries of “wolf” over North Korean arms and so little ability in the West to stop them. Why not ignore the attention-seeking Kim, goes the Asian thinking? Let the Chinese handle it.
China is both the closest neighbor and the one country which has, by default and by providing food and oil aid, enabled North Korea to develop nuclear weapons. And who has more to fear from a nuclear-armed and potentially united Korea — China or the United States?
China has fostered a dangerous nuisance on its own doorstep and given Japan justification to build its defenses. Pyongyang is now primarily China’s problem.
If the U.S. would cease make ing hollow threats that it “won’t allow” a nuclear Pyongyang, the rest of the world would see more clearly how short-sighted China has been in trying to use North Korea as a bargaining chip with the U.S., with the eventual aim of getting American forces out of Korea.
Meanwhile, more significant for longer-term East Asian security is the resurgence of disputes over the South China Sea. Recently there was the news that Vietnam is to buy six submarines and 12 SU-30 fighters from Russia for $2.3 billion. This signaled that despite its need for good economic relations with China, Vietnam does not intend to let China’s sea claims go unchallenged.
The sale followed the Chinese harassment of a U.S. Navy vessel off the China coast in March, which stemmed from a long-standing disagreement over China’s “Exclusive Economic Zone.”
Also in March, President Gloria Arroyo of the Philippines signed a law delineating Philippine claims in the eastern parts of the sea. Though the law merely established baselines for existing claims, it drew an immediate rebuff from China, which sent vessels to the area.
Then Malaysian Prime Minister Abdullah Badawi drew Chinese criticism for reaffirming his country’s claims in the South China Sea by visiting a disputed island. He also visited Brunei and laid the foundation for ending a seabed dispute which would enable exploration in areas claimed by China.
However, this was the only sign of cooperation between the Asean members over the South China Sea, although they need to act in concert if they are to counter Beijing’s claim to the whole sea, stretching 2,000 kilometers from China’s mainland to the coasts of Malaysia and the Philippines and close to Indonesian gas fields.
In 2002, Asean members signed a Declaration of Conduct with China to avoid conflict over overlapping claims and to promote joint exploration. Though the declaration initially succeeded in reducing tensions, no joint exploration has occurred and Asean has remained divided.
No Asean members offered support to Vietnam in the face of Chinese threats against its offshore exploration, and none has shown willingness to present a united front to China.
For China, the issue is not primarily hydrocarbons — the deposits are valuable to smaller countries but marginal to China’s needs. The sea’s primary importance is strategic, so many see it as locus of competition between China and the U.S. and its Asian allies — including old enemy Vietnam.
The struggle to prevent the sea from becoming a Chinese lake will intensify if China neutralizes Taiwan, which straddles its northern entrances.
So while the headlines scream “NK Nukes,” the bigger strategic struggle is evolving to the south.
Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.