CNN
Tuổi trẻ thế hệ hậu Thiên An Môn của Trung Quốc:
Hờ hững trước thực tế cuộc sống hay đó chỉ là một tấm bình phong?
(The FirstPost)
BẮC KINH, Trung Quốc (CNN) – Họ được biết đến như là những đứa trẻ hậu 1980 (hay 8X) hay còn gọi là thế hệ “Thiên An Môn cộng 20″: họ là 200 triệu con người sôi nổi, hiểu biết Web, có ý thức về văn hóa-nhạc pop và kiên quyết thờ ơ với chính trị.
Trong lúc thế giới quan sát ngày kỷ niệm lần thứ 20 cuộc đàn áp đẫm máu trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh thì vào hôm thứ Tư, những người ủng hộ cho hoạt động dân chủ ở hải ngoại đang cảm thấy bồi hồi và thương tiếc rằng: sao mà chỉ có một số ít giới trẻ Trung Quốc ngày nay biết hoặc quan tâm về phong trào do sinh viên lãnh đạo đã bị tàn rụi với cái chết của nhiều trăm người khi những chiếc xe tăng ầm ầm lao qua các đường phố của thủ đô Bắc Kinh và quân đội đã nổ súng.
Thế nhưng sự mất mát trong điều được khái quát ở đây là liệu có phải thái độ thờ ơ với chính trị của (thanh niên) ngày nay là một thực tế hay chỉ là một cái vẻ bên ngoài.
“Chính trị không phải là một trò chơi mà chúng ta muốn chơi hay có thể chơi,” theo lời của “Holly”, một sinh viên đại học 21 tuổi, anh ta cũng như bao nhiêu người khác được trích dẫn trong bài báo này, đã đồng ý trả lời trong điều kiện nặc danh.
” ‘Chính trị là loại công việc bẩn thỉu nhất; cháu hãy tránh nó xa đến mức mà cháu có thể làm được’, ông của tôi đã bảo vậy,” cô nói thêm. “Cho nên tốt hơn hết là chúng tôi tập trung vào những gì mà chúng tôi đang nắm được, làm chủ được. Trên thực tế là những gì mà mọi người thể hiện ở Trung Quốc ngày hôm nay.”
Quả thực, nếu như thế hệ hôm nay tập trung nhiều vào sự thành đạt của cá nhân, thì đó là vì họ được khấm khá hơn nhiều và những rủi ro trong cuộc sống đã bớt đi rất nhiều so với thế hệ những người đi trước.
Vào thời điểm nổ ra cuộc nổi dậy ở Thiên An Môn, Trung Quốc biệt lập với thế giới bên ngoài, với tình trạng lạm phát phi mã.
Các sinh viên đã được trông đợi tham gia vào những phong trào quần chúng, thí dụ như Cách mạng Văn hóa được phát động bởi Mao Trạch Đông (lãnh tụ Đảng Cộng sản), nhằm tống khứ những phần tử trưởng giả có khuynh hướng tự do ra khỏi đảng bằng cách huy động lớp trẻ.
Ngày nay, đất nước cộng sản này đang trên một con đường ổn định, có được mức tăng trưởng vô song.
Nền kinh tế TQ, là một trong những nền kinh tế thuộc loại lớn nhất thế giới, đã tăng trưởng với một tỉ lệ trung bình trên 9% năm kể từ năm 1978, khi ấy mức bình quân thu nhập đầu người mỗi năm là 380 nhân dân tệ (55 đô la), theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Thu nhập mỗi đầu người đã vọt lên 6.000 đô la (41.000 nhân dân tệ) năm 2008.
Trung Quốc đã gửi sinh viên tới học tại các trường cao đẳng và đại học ở Hoa Kỳ nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác ngoại trừ Ấn Độ.
“Sự an toàn của chúng tôi, sự giàu có của chúng tôi tất cả đều nhà chức trách kiểm soát,” theo lời “John,” một chủ nhà hàng 27 tuổi tại Bắc Kinh. “Điều duy nhất mà người dân bình thường có thể làm là làm việc nhiều hơn, chăm chỉ hơn và kiếm được nhiều tiền hơn.”
Holly bổ sung thêm: “Một người Trung Quốc lớn tuổi bảo là ‘Bản năng tự sinh tồn là quy luật tự nhiên đầu tiên.’ Chính trị không trả tiền lương và lợi lộc gì. Chúng tôi phải đi đến bất cứ nơi đâu có trả tiền lương.”
Điều này không nói lên rằng nhiều người trong giới trẻ ngày nay không nhắm tìm kiếm thông tin về cuộc nổi dậy ở Thiên An Môn – nhưng không có hiệu quả (vì tìn tức bị nhà nuốc TQ giấu nhẹm hết).
Những cuốn sách giáo khoa của nhà trường hiếm khi có nhắc lại về cuộc nổi dậy này. Khi có sách giáo khoa nào thực hiện việc này, các hành động ấy được gắn cho cái nhãn là phản động.
Chính phủ đang cố gắng hết sức để lờ đi cuộc thảm sát, bằng cách gọi cuộc nổi dậy là một “vụ rắc rối chính trị nổ ra vào cuối những năm 1980,” tại một cuộc họp báo của bộ ngoại giao vào tuần trước.
Quảng trường Thiên An Môn – đã từng cháy bỏng trong ký ức chung của mọi người trên thế giới qua hình ảnh và phim video về một người thanh niên vô danh đứng cản đường trước những chiếc xe tăng đang tiến tới – (giờ đây) không còn mang chút dấu ấn gì làm cho người ta nhớ lại sự kiện đã từng xảy ra cách đây 20 năm.
Người dân tụ tập với xem những bức ảnh. Còn trẻ con thì chơi đùa.
Các công dân, e ngại trước quan điểm của nhà nước, họ không sẵn lòng nói về hoạt động này.
“Tôi nhớ khi tôi còn là một đứa trẻ và tôi đã hỏi một câu hỏi,” theo lời “Victoria”, một đại diện tiếp thị 25 tuổi. “Và cha tôi đã bảo, ‘giờ đây, cha không muốn giải thích về chuyện này vì con còn quá nhỏ. Con cần phải học nhiều điều và đọc nhiều sách và con sẽ biết về nó.’
“Một trong những người thầy của tôi kể một vài điều về vụ việc này – nhưng chỉ đúng một câu, thế là xong.”
Chính phủ cũng làm rõ chuyện này rằng bất đồng chính kiến là không được tha thứ. Những người công khai thách thức nhà chức trách đều bị tống vào tù với những bản án nghiêm khắc.
“Những gì đã xảy ra vào lúc đó đã giúp tôi tự bảo vệ mình và những người thân của mình bằng cách tránh những hy sinh ngu ngốc, đó là điều quan trọng cực kỳ,” Rodney, chuyên gia 25 tuổi, làm việc cho một công ty nước ngoài, tâm sự.
“Bạn có biết không? Điều ngu ngốc nhất là bắt đầu một cuộc đánh nhau với một thằng điên. Bởi vậy, bạn đừng để cho thằng điên đó nhìn thấy bạn. Bạn chỉ có thể ném những hòn đá vào hắn, mà không làm cho hắn biết ai ném.”
Đối với những thanh niên bị vỡ mộng, không còn ảo tưởng với chế độ này, nơi gặp gỡ ngày nay là trên Internet.
Số người tham gia vào mạng trực tuyến của nước này là đông nhất thế giới: 298 triệu người dùng – tương đương với dân số toàn nước Mỹ.
Thay vì dán những tấm áp phích lên tường các khu nhà ở của trường đại học, những người đại diện cho sự đổi thay hôm nay đang gieo các hạt giống trong thế giới blog.
“Bạn muốn nhìn thấy các phong trào tự do phát biểu ý kiến tại Trung Quốc ở đâu không? Hai mươi năm trước, đó là Quảng trường Thiên An Môn. Còn ngày nay, đó là trên Internet,” theo nhận xét của Xiao Qiang thuộc Dự án Internet Trung Quốc tại Đại học Berkely, tiểu bang California, dự án nầy quan sát sự hiệu quả của mạng internet đối với truyền thông và chính trị Trung Quốc.
“Đúng, Internet là phát minh vĩ đại nhất từ trước tới nay,” theo “Jessica, một sinh viên 28 tuổi mới tốt nghiệp, hiện làm cho một xưởng phim, nhận xét. “Internet giống như sự kết hợp giữa một chiếc máy thời gian và một chiếc máy không gian. Không hoàn toàn giống, nhưng gần như vậy.”
Luật pháp của Trung Quốc cấm sử dụng trang Web để kích động lòng căm thù và thái độ chia rẻ hoặc cổ võ sự lật đổ chính quyền. Chính phủ thuê hàng ngàn người để theo dõi các trang web, để lọc những nội dung không được hoan nghênh.
Những từ khóa như “Thiên An Môn” và “Tây Tạng” đều bị theo dõi. Các trang Web, như trang chia sẻ hình ảnh video YouTube, và các trang web của các hãng tin tức, trong đó có CNN.com. thường trực bị ngăn chặn.
Vào ngày thứ Ba, các nhân viên kiểm duyệt Trung Quốc đã chặn đường truy cập tới trang mini-blog Twitter, cũng như tới trang chia sẻ hình ảnh Flickr và các trang khác.
Trung Quốc cũng đã đóng hơn 6.000 bản tin nhắn trực tuyến liên kết giữa các trường cao đẳng và đại học trước ngày lễ kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn, theo Trung tâm Thông tin vì Nhân quyền và Dân chủ đóng tại Hong Kong cho biết.
“Bạn hãy cho tôi biết. Có phải đó là những hành động mà một chính phủ sẽ thực hiện nếu như hoạt động giữa những người trẻ tuổi đã thực sự chết rồi? “Andrew”, một nhân viên văn phòng 25 tuổi đã hỏi. “Đất nước chúng tôi cũng giống như con vật biểu tượng cho quốc gia của chúng tôi, con gấu trúc. Đất nước nầy thay đổi chậm chạp, nhưng sự đổi thay chắc chắn sẽ tới. Chúng tôi đang tin chắc vào điều đó – song, chỉ tin chắc một cách lặng lẽ thôi.”
Hiệu đính: Trần Hoàng
————–
CNN
China’s youth post-Tiananmen: Apathy a fact or front?
updated 41 minutes ago. 4/6/2009
BEIJING, China (CNN) — They’re known as the “post 1980s” kids or the “Tiananmen-plus-20″ generation: 200 million-strong, Web-savvy, pop-culture-conscious and decidedly apolitical.
As the world observes the 20th anniversary of the bloody crackdown on Beijing’s Tiananmen Square on Wednesday, pro-democracy advocates abroad lament how little Chinese youth today know or care about the student-led movement that ended with the deaths of hundreds when tanks rumbled through the capital’s streets and troops opened fire.
But what is lost in the generalization is whether today’s political apathy is a fact or a front.
“Politics is not a game that we want to play or we can play,” said “Holly,” a 21-year-old college student, who like the rest of the people quoted in this article, agreed to speak on condition of anonymity.
” ‘Politics is the dirtiest kind of business; stay as far as you can from it,’ says my grandfather,” she added. “So, we better focus on something that we are in control of. Practicality is what today’s China is all about.”
Indeed, if the generation today is focused more on individual success, it is because they are much better off and risk losing much more than their predecessors.
At the time of the Tiananmen uprising, China was isolated from the outside world, with skyrocketing inflation. Watch a profile of student leader of the Tiananmen uprising »
Students were expected to participate in mass movements, such as the Cultural Revolution launched by Mao Zedong, the Communist Party chairman, to rid alleged liberal bourgeoisie elements from the party by mobilizing the youth.
Today, the communist country is on a stable path, enjoying unparalleled growth.
The economy, one of the largest in the world, has grown at an average rate of more than 9 percent a year since 1978, when the annual income per capita was 380 yuan ($55), according to the International Monetary Fund. The per capita income soared to 41,000 yuan ($6,000) in 2008.
China sends more students to colleges and universities in the United States than any country other than India.
“Our safety, our wealth are all controlled by the authority,” said “John,” a 27-year-old restaurant owner in Beijing. “The only thing that common people can do is to work hard and earn more money.”
Added Holly: “An old Chinese saying is that ‘Self-preservation is the first law of nature.’ Politics doesn’t pay. We must go to wherever that pays.”
This is not to say that many of today’s youth have not sought out information about the Tiananmen uprising — in vain.
School textbooks barely mention it. When they do, the movement is labeled counterrevolutionary.
The government does its best to ignore the massacre, calling it a “political incident that took place in the late 1980s,” at a foreign ministry news conference last week.
Tiananmen Square — seared into the world’s collective memory through a photograph and video of an unknown man standing in the path of advancing tanks — bears no reminder of the 20-year-old event.
People gather for photographs. Children play.
Citizens, wary of the government’s position, are reluctant to talk about the movement.
“I remember when I was a child and I asked a question,” said “Victoria,” a 25-year-old marketing representative. “And my father said, ‘Now, I don’t want to explain about this because you’re too young. You should learn more stuff and read more books and you will know about it.’
“One of my teachers said something about it — but just one sentence, that’s all.”
The government also makes it clear that dissent is not tolerated. Those who publicly challenged authority have been thrown in jail with harsh sentences.
“What happened then helped me to protect myself and my loved ones from ignorant sacrifices, which are extremely important,” said “Rodney,” a 25-year-old professional who works for a company abroad.
“You know what? The most foolish thing is to start a fight with a mad man. So you don’t let the mad man see you. You just maybe throw stones at him, without letting him know.”
For youths disillusioned with the system, that venue today is the Internet.
The nation’s online population is the world’s largest: 298 million users — about the size of the entire United States.
Instead of plastering posters on college campuses, the agents of change are planting seeds in the blogosphere.
“You want to see where the freedom of expression movements are in China? Twenty years ago, it was on Tiananmen Square. Today it is on the Internet,” said Xiao Qiang of the China Internet Project at the University of California, Berkeley, which looks at the effect of the Web on China’s media and politics.
“Yes, the Internet is the greatest invention ever,” said “Jessica,” a 22-year-old recent graduate who works at a film studio. “It is like the combination of a time machine and a space machine. Not quite, but close enough.”
Chinese law forbids the use of the Web to incite hatred and division or to promote the overthrow of the government. The government employs thousands to monitor sites, filtering for unwelcome content.
Keywords like “Tiananmen” and “Tibet” are tracked. Web sites, such as the video-sharing site YouTube, and media outlets, including CNN.com, are routinely blocked.
On Tuesday, Chinese censors blocked access to the micro-blogging site Twitter, as well as the photo sharing site Flickr and others.
China has also shut down more than 6,000 online message boards affiliated with colleges and universities ahead of the Tiananmen anniversary, the Hong Kong-based Information Center for Human Rights and Democracy said.
“You tell me. Would those be actions a government would take if activism among young people was truly dead?” said “Andrew,” a 25-year-old office worker. “Our country is like our national animal, the panda. It is slow to change, but change will come. We’re making sure of it — but just quietly.”
Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.