BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Sáu 7th, 2009

Công nhân VN mắc kẹt tại Czech

Posted by adminbasam trên 07/06/2009

Cuộc khủng hoảng làm những công nhân Việt Nam mắc kẹt vào một tình

thế lửng lơ tại Czech

DAN BILEFSKY

Ngày 5-6-2009

 

PRAGUE – Đối với Triệu Đình Văn, 25 tuổi, chặng đường dài mà hai năm trước đây từ những vùng lúa gạo miền bắc Việt Nam tới một nhà máy hàn xe tải ở miền đông xứ Bohemia đã được tưởng tượng là cung cấp cho anh một đời sống kinh tế khá hơn. Thay vào đó, anh Văn, đứa con của những nông dân nghèo khổ, đang bị thất nghiệp, không có nơi cư ngụ và nợ nần chồng chất trên một vùng đất xa lạ.

Anh Văn cho biết cha mẹ già của anh đã dùng ruộng đất của gia đình ký thác cầm thế chân để vay một khoản tiền 10.000 bảng Anh, tức khoảng 14.000 đô la, chi trả cho một đại lý để có vé máy bay và thị thực nhập cảnh làm việc cho anh.

Thế nhưng chưa đầy một năm sau khi tới Cộng hòa Czech, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm mất đi chỗ làm việc có mức lương 8 bảng Anh một giờ của anh tại Kogel, một nhà máy sản xuất xe tải của Đức, và anh không còn tiếp tục gửi tiền về nhà được nữa. Giờ đây anh lo ngại sẽ phải xin trợ cấp của gia đình để sống qua ngày.

“Trở lại Việt Nam sẽ không có lợi cho tôi,” anh cho biết vào một ngày gần đây, và tự hỏi không biết mình sẽ ở lại đêm nay ở nhà nào. “Tôi mà về nhà với hai bàn tay trắng thì không thể cưới vợ hay xây nhà được. Đó là một sự quá nhục nhã cho tôi.”

Anh Văn là một trong 20.000 công nhân Việt Nam đã tới đây trong năm 2007 *, một phần của làn sóng nhập cư của những người nghèo từ Việt Nam, Trung Quốc, Monggolia và những nước khác được tuyển mộ đưa vào Đông Âu để trở thành những người công nhân thiếu kỹ năng làm việc dành cho các nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ khi đó. Thế nhưng khi các nền kinh tế khắp trong miền nầy bắt đầu co rút lại vào đầu năm nay, hàng ngàn người đã trở thành thất nghiệp và mất hết nhà ở thuê và của cải.

Tại Romania, hàng trăm người Trung Quốc nhập cư đã dựng trại trong thời tiết băng giá ở Bucharest trong nhiều tuần để phản đối các nhà thầu đã ngừng trả lương cho họ.

Các quan chức Czech cho biết họ đang lo sợ tình trạng rối loạn xã hội trong lúc xuất khẩu sút giảm mạnh và nạn thất nghiệp theo các nhà kinh tế cho biết là có thể vọt lên tới 8% vào cuối năm nay, thúc đẩy càng nhiều người Tiệp hơn  đi tìm kiếm những công việc lương thấp mà họ đã từng để dành cho các nhân công người nước ngoài.

Mặc dù hàng ngàn người Việt từng đến nước Tiêp theo những chương trình hợp tác lao động giữa các nước XHCN anh em vào những năm 1970 đã ghi dấu một cách thành công ở đây, song có những mối tranh chấp mâu thuẫn  đang hiện diện. Chính phủ Czech đang hy vọng rằng những người nhập cư thất nghiệp sẽ trở về quê nhà bởi vì họ lo ngại rằng những người di dân bị thất nghiệp có thể làm gia tăng trầm trọng một không khí giận dữ đang sôi sục chống lại những sắc dân thiểu số.

Vào tháng trước, một bé gái cùng cha mẹ người Romani đã bị thiêu cháy một cách dã man sau khi những nghi can là những kẻ cực hữu ném bom xăng vào nhà họ tại thị trấn Vitkov đông bắc nước này. Một số người trong cộng đồng Việt Nam đang lo sợ rằng cả họ nữa cũng có thể là mục tiêu (của những người Tiệp cực hữu hung hăng nầy).

“Người Tiệp không thích chúng tôi, bởi vì chúng tôi trông khác họ,” anh Văn nói và thêm rằng, trước đó anh ta đã từng bị những cư dân ở Chocen, thị trấn nhỏ miền đông xứ Bohemia, xáp tới hỏi han, rồi thét lên, “người Việt Nam, cút về nước đi!” Theo anh, các lao động Việt Nam cũng bị từ chối không cho vào các sàn nhảy và các nhà hàng.

Theo một chính sách được bắt đầu vào tháng Hai, bất cứ người lao động nước ngoài nào bị thất nghiệp muốn về nước thì hội đủ điều kiện để nhận được một vé máy bay một chiều không phải trả tiền hoặc được cấp một vé xe lửa một chiều và hưởng thêm một số tiền mặt là 500 bảng Anh (hay 700 đô la).

Trong hai tháng đầu, khoảng 2000 người Mongolia, Ukrainia và Kazakhstan đã chấp nhận đề nghị này. Song nhiều người Việt như anh Văn, người đang chồng chất trên lưng những món nợ, thì ưa thích ở lại và chờ đợi đến thời thế khả quan hơn.

Ivan Langer, bộ trưởng nội vụ đã đưa ra kế hoạch cho chính sách hồi hương này, đã cho biết là ông lo ngại rằng một lượng công nhân nước ngoài thất nghiệp ước lên tới 12.000 người dễ tổn thương sẽ bị lôi kéo vào tội phạm có tổ chức, hoặc bị khai thác như là lao động nô lệ.

Theo Trung tâm Chống Ma tuý Quốc gia Tiệp, vào năm ngoái cảnh sát đã phá 79 cửa hàng trồng cây cần sa có quy mô lớn, 70 cửa hàng trong số đó được điều hành bởi người Việt Nam. Vào tháng Một, một người đàn ông Việt Nam từ thành phố Brno miền đông nam nước này, bị nghi ngờ buôn bán heroin, đã bị cảnh sát đánh đến chết.

Julie Liên Vrbkova, một chuyên gia người Việt đang làm việc như một phiên dịch tại một số nhà máy sản xuất xe hơi có thuê các công nhân Việt Nam, đã cho biết chị đã bị sốc trước những điều kiện làm việc “như nô lệ”, bao gồm những ngày làm việc với 12 giờ đồng hồ một ngày, suốt khoảng thời gian nầy những công nhân đã bị đánh đập nếu như họ ngưng làm việc.

Bất chấp những căng thẳng gần đây, cộng đồng người Việt tại Cộng hòa Tiệp vẫn là một trong những câu chuyện thành công lâu dài nhất của sắc dân thiểu số ở đây. Nhiều người Việt làm sở hữu chủ những cửa hàng tạp hóa nhỏ phát đạt, nói được tiếng Czech và gửi con cái vào trường học của Czech, nơi chúng thường được đứng đầu lớp trong kết quả học tập.

Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản năm 1989, có thêm hàng ngàn người Việt Nam gia nhập vào những người Việt khác đã tới đây trước vào những năm 1970. Ngày nay, tại Cộng hòa Czech có một lượng người Việt ước tính tới 70.000, là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai sau cộng đồng người Ukraina.

Những người đứng đầu trong cộng đồng người Việt tại đây cho biết họ lo ngại rằng tầng lớp những công nhân mới bị trắng tay này sẽ đe doạ gây xáo trộn một nếp sống chung mà họ đã xây dựng nên trong hàng mấy chục năm nay. Trong một cuộc khảo sát vào tháng Tư bởi Stem, một hãng thăm dò dư luận đóng tại Prague, có 66% người Czech nói rằng họ không thích có một người Việt Nam như là một láng giềng của mình.

Linh Nguyễn, 22 tuổi, một người Czech gốc Việt thuộc thế hệ thứ hai, hiện đang vận động chính phủ để cải thiện các chính sách hoà nhập sắc tộc, đã nói rằng những người Việt siêng năng lao động thích lặng lẽ làm ăn phát đạt, trong khi người Czech thì bằng lòng với việc giả bộ như không có người Việt Nam ở đó. Anh than vãn là trong bốn thập kỷ sau khi những người châu Á nhập cư tới Cộng hòa Czech, chẳng thấy có khuôn mặt Á châu nào xuất hiện trên truyền hình, trong hoạt động văn hóa đại chúng hay trong Quốc hội Tiệp .

Ông Langer, cựu bộ trưởng nội vụ, biện minh rằng Cộng hòa Czech, đã ngưng cho nhập cư trong thời gian diễn ra chiến tranh lạnh, nên đã không được trang bị những điều kiện để đối phó với những người nhập cư mới. “Không giống như ở Pháp hay Đức, dân chúng ở đây vẫn chưa quen nhìn thấy những gương mặt Á châu hay Phi châu trong trường lớp của họ.”

Để cố cải thiện cho việc hòa nhập xã hội, chính phủ Czech mới đây đã đưa ra những quy định mới buộc những người nhập cư nào muốn có được giấy phép kinh doanh thì phải có 120 giờ được học hỏi về đất nước và người Czech; thế nhưng chi phí cho những khóa học này là vào khoảng 200 bảng Anh – là mức phí mà ít người nhập cư với những khoản nợ nần có thể đủ khả năng chi trả.

Jiri Kocourek, một nhà xã hội học chuyên nghiên cứu về Việt Nam, đã biện luận rằng những ngộ nhận về văn hóa đã làm tình hình thêm xấu hơn bởi vì sự thờ ơ của người Czech. Ví dụ như trong sách ngữ pháp chính thức của Czech không cho phép những âm trong bảng chữ cái tiếng Việt được dùng trong các văn bản chính thức như các bằng lái xe chẳng hạn. Điều đó, ông phân tích, đã gây cho các giới chức người Czech những bối rối rất lớn trong việc phân biệt những cá nhân trong một cộng đồng mà nơi ấy hàng ngàn người có chung một họ Nguyễn.

Những mối thách thức tương tự thể hiện rành rành tại Sapa, một khu chợ của người Việt nằm tại vùng ngoại ô Prague, nơi những người di trú mới tới có thể tìm thấy mọi thứ từ những người thợ làm tóc gội đầu người Việt cho tới các công ty bảo hiểm Việt Nam, cũng như một loại công việc của “người trung gian” Việt Nam nói tiếng Tiệp, những người nầy lấy lệ phí từ 20-5000 bảng anh để sắp xếp có được giấy nhập cảnh, hoặc dẫn các người VN tới khám bác sĩ và tham dự các buổi họp phụ huynh học sinh với tính cách như những người đỡ đầu cho học sinh (ấy).

Trần thu Trang, 21 tuổi, một blogger người VN, đã đến Cọng Hòa Tiệp khi mới 13 tuổi – và bây giờ tự gọi tên là Tereza, đặt theo tên của một ngôi sao ca nhạc thính phòng Tiệp – đã cho biết rằng sự xây dựng một thế giới sống song song và tách riêng có ý nghĩa rằng nhiều người VN, bao gồm cả những người đã ở đây hàng mấy chục năm, cũng không thể nào nói được tiếng Tiệp, và đã buộc lòng gọi điện thoại nhò một người trung gian để thông dịch, thậm chí ngay cả khi bị cảnh sát Tiệp ra lệnh tắp xe vào lề đường để hỏi giấy tờ.

Trần Quang Hùng, một giám đốc điều hành chợ Sapa, đã cho biết rằng nhiều người di dân đã đến chợ nầy để tìm kiếm việc làm nhưng không được. Ông Hùng nói rằng ông ta đã đề nghị chính quyền Tiệp xây dựng một trường học dành cho người di dân, nơi đây họ có thể học tiếng Tiệp và trở thành có khả năng làm việc được. Nhưng ông ta nói rằng lời đề nghị của ông đã bị chính phủ bác bỏ.

“Giờ đây nền kinh tế đang xuống thấp, những người Tiệp không muốn những người di dân nầy ở đây. Người Tiệp chỉ muốn những người di dân nầy trở về nước,” ông Hùng phát biểu.

Hiệu đính: Trần Hoàng

 

* Trần Hoàng bình: Thật là một món làm ăn có lợi khủng khiếp mà chỉ có các quan chức nằm trong đường dây làm giấy nhập cảnh hốt được một số tiền 260.000.000 đô la trong năm 2007 thật là êm thắm.

Nếu một  người VN  muốn qua Tiệp làm việc (chừng 10 đô la/ 1 giờ/8 giờ mỗi ngày/5 ngày mỗi tuần), mà phải chi ra 14 ngàn đô, thì với 20.000 người VN  nhập cảnh Tiệp năm 2007, các quan chức nằm trong dường dây nầy đã có được trong tay: 20.000 x 14.000 = 280.000.000 đô la. (trước khi trừ tiền vé may bay ra tạm cho là 1000 đô/ 1 vé. Tính tổng cộng 20.000 người thì vé máy bay cũng chỉ khoảng 20 triệu đô mà thôi).

Dịch vụ xuất khẩu người qua Tiệp kiếm tiền đút túi nhẹ nhàng và êm thắm.  Các quan chức “ta” nên tiếp tục làm như bao nhiêu năm qua.

Không nên khai thác mỏ bauxite,  vì làm cả năm chỉ mới tính trên giấy tờ cũng chỉ thu được 150.000.000 đô, theo ông tổng giám đốc Than Khoáng Sản Kiển cho biết. Nhưng hiện nay, chỉ mới ký hợp đồng mua máy, và máy vẫn chưa lắp đặt được, mà đã bị dư luận phản đối mạnh mẻ suốt hơn 6 tháng qua. So với phi vụ làm ăn xuất khẩu 20.000 người qua Tiệp quá êm thắm. Mà những người nầy qua bển sống, hàng tháng còn gởi về chừng 100-200 đô (hay mỗi năm chừng 1000 đô) vậy là nhà nước có thêm 20 triệu nữa. Nhà nước thu tiền vào mà không mất một giọt mồ hôi (vì chỉ cần in tiền đồng  VN ra, đổi lấy tiền đô ấy là xong).

—————–

 

New York Times

Crisis Strands Vietnamese Workers in a Czech Limbo

By DAN BILEFSKY

Published: June 5, 2009

PRAGUE — For Trieu Dinh Van, 25, the long journey two years ago from the rice paddies of northern Vietnam to a truck-welding factory in eastern Bohemia was supposed to provide an economic life line. Instead Mr. Van, the son of poor, peasant farmers, is jobless, homeless and heavily indebted in a faraway land.

Mr. Van said his elderly parents put up the family farm as collateral for a loan of €10,000, or about $14,000, to pay an agent for his plane ticket and a working visa. But less than a year after he arrived in the Czech Republic, the global financial crisis claimed his €8-an-hour job at Kogel, a German truck manufacturer, and he can no longer send money home. Now he fears he will have to ask his family for a handout to survive.

“It would not be good for me to go back to Vietnam,” he said on a recent day, wondering where he would spend the night. “I would return home with empty hands and couldn’t marry or build a house. That would be a great shame for me.”

Mr. Van is one of 20,000 Vietnamese workers who arrived here in 2007, part of an influx of poor from Vietnam, China, Mongolia and elsewhere who were recruited in Eastern Europe to become low-skilled foot-soldiers for then-booming economies. But when economies across the region began to contract earlier this year, thousands became jobless and dispossessed.

In Romania, hundreds of Chinese migrants camped out in freezing temperatures in Bucharest for several weeks to protest against contractors who had stopped paying them.

Czech officials say they fear social unrest as exports plummet and unemployment, which economists say could hit 8 percent by the end of the year, pushes ever more Czechs to seek the low-wage work they once left to foreign laborers.

Although several thousand Vietnamese who came to Communist Czechoslovakia under fraternal work programs in the 1970s have successfully carved out a niche here, friction remains. The Czech government hopes that jobless migrants will go home because it fears that unemployed migrants could aggravate an already simmering backlash against minorities.

Last month, a Roma child and her parents were severely burned after suspected rightist radicals firebombed their home in the northeast town of Vitkov. Some in the Vietnamese community fear they, too, may be targeted.

“The Czechs don’t like us, because we look different,” said Mr. Van, who added that he had already been accosted in Chocen, the small town in eastern Bohemia where he worked, by local residents shouting, “Vietnamese, go home!” Vietnamese laborers, he said, were also denied access to discos and restaurants.

Under a policy begun in February, any unemployed foreign worker who wants to go home is eligible for a free one-way air or rail fare and €500 in cash. In the first two months, about 2,000 Mongolians, Ukrainians and Kazakhstanis took up the offer. But many Vietnamese like Mr. Van, who are saddled with debts, prefer to stay and wait for better times.

Ivan Langer, who as interior minister devised the return policy, said he worried that an estimated 12,000 jobless foreign workers were vulnerable to being drawn into organized crime, or being exploited as slave labor.

According to the National Anti-Drug Center, the police last year uncovered 79 large-scale marijuana grow-shops, 70 of which were run by Vietnamese. A Vietnamese man from the southeast city of Brno, suspected of heroin dealing, was beaten to death by the police in January.

Julie Lien Vrbkova, a Vietnamese expert who has worked as a translator at several automobile factories employing Vietnamese workers, said she had been shocked by “slave-like” working conditions, including 12-hour days during which workers were beaten if they stopped working.

Despite recent tensions, the Vietnamese community in the Czech Republic is one of Central Europe’s most abiding minority success stories. Many own thriving corner shops, speak Czech and send their children to Czech schools, where they are routinely at the top of their classes.

After the overthrow of communism in 1989, thousands more Vietnamese joined those who had arrived in the 1970s. Today, there are an estimated 70,000 Vietnamese in the Czech Republic, the second-largest foreign community after Ukrainians.

Vietnamese leaders here say they fear that the new class of dispossessed workers threatens to disturb a coexistence they have built over decades. In an April survey by Stem, a Prague-based polling firm, 66 percent of Czechs said they would not like to have a Vietnamese person as a neighbor.

Linh Nguyen, 22, a second-generation Vietnamese Czech, who is campaigning for the government to improve its integration policies, said the hard-working Vietnamese preferred to quietly prosper while the Czechs were content to pretend the Vietnamese were not there. He lamented that four decades after the first Asian migrants arrived in the Czech Republic, there were no Asian faces on television, in Czech popular culture or in Parliament.

Mr. Langer, the former interior minister, argued that the Czech Republic, closed off to immigration during the cold war, was ill-equipped to deal with newcomers. “Unlike in France or Germany, people here are still not used to seeing Asian or African faces in schools.”

To try to improve integration, the Czech government recently introduced new rules forcing immigrants who want to acquire a business license to have 120 hours of introductory Czech; but the lessons cost about €200 — which few indebted migrants can afford.

Jiri Kocourek, a sociologist specializing in Vietnam, argued that cultural misunderstandings had been made worse because of Czech ignorance. For example, official Czech grammar does not allow for the tones of the Vietnamese alphabet to be used on official documents such as drivers’ licenses. That, he said, had caused Czech authorities enormous confusion in distinguishing individuals in a community where thousands share the family name Nguyen.

The challenges of assimilation are evident at Sapa, a sprawling Vietnamese market on the outskirts of Prague, where newly arrived migrants can find everything from Vietnamese hairdressers to Vietnamese insurance companies, as well as a thriving business of Czech-speaking Vietnamese “middlemen,” who for fees ranging from €20 to €5,000 can arrange for visas, take fellow Vietnamese to the doctor and attend parent-teacher meetings as surrogates.

Trang Thu Tran, 21, a Vietnamese blogger who came to the Czech Republic when she was 13 — and now calls herself Tereza, after a Czech soap opera star — said the construction of a separate and parallel world meant that many Vietnamese, including those here for decades, couldn’t speak Czech, and were forced to phone a middleman to translate, even when pulled over in their cars by the Czech police.

Tran Qang Hung, the managing director of Sapa, said many migrants were coming to the market in a vain search for work. He said he had proposed to the Czech government that it build a school for the migrants, where they could study Czech and become more employable. But he said he had been turned down.

“Now that the economy is bad, the Czechs don’t want these people here,” he said. “They only want them to go home.”

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 


Posted in Kinh tế Việt Nam, Người Việt: cư trú/LĐ ở nước ngoài | Leave a Comment »

Hãng Úc từ chối cho Chinalco của TQ hùn vốn khai mỏ

Posted by adminbasam trên 07/06/2009

ASIA TIMES

Tập đoàn Chinalco bị thất bại đang suy tính lại tương lai

Olivia Chung

Ngày 6-6-2009

 

HONG KONG – Vào cuối tuần này, các nhà quản trị trong hãng sản xuất nhôm lớn nhất Trung Quốc đang chăm chút cho thất bại của họ để cứu vãn khoản đầu tư lớn nhất ở nước ngoài của quốc gia này và mưu tính xem giờ đây sẽ đầu tư vào đâu, sau khi hãng Rio Tinto đã từ chối lời đề nghị trị giá 19,5 tỉ đô la của họ để mua một phần góp vốn vào công ty khai khoáng khổng lồ này của Úc.

Xiong Weiping, chủ tịch Tập đoàn Nhôm Trung Quốc (Chinalco)*, đã nói trong một bản tuyên bố vào hôm qua thứ Sáu rằng công ty này “rất thất vọng” với sự thất bại trong kế hoạch đầu tư của họ.

“Trong những tuần gần đây, Chinalco đã và đang làm việc tích cực để đàm phán với Rio Tinto để có những sửa đổi thích hợp dành cho các danh mục chuyển đổi về sự thỏa thuận mà hai bên mới bước chân vào giai đoạn ban đầu  ngày 12 tháng Hai 2009… nhằm phản ánh rõ hơn bối cảnh thị trường đã thay đổi và những phản hồi từ các cổ đông và các nhà quản lý,” ông Xong nói.

“Chúng tôi tiếp tục tin tưởng vào đề nghị của chúng tôi đại diện cho một cơ hội tạo nên giá trị nổi bật cho tất cả các cổ đông của Rio Tinto và một nền tảng vững chắc cho một quan hệ đối tác chiếm lược lâu dài sẽ thiết lập giữa hai công ty.”

Bản thỏa thuận được ký kết vào tháng Hai đã đảm bảo cho Chinalco một nguồn nguyên liệu thô, đổi lại Chinalco đầu tư 7,2 tỉ đô la  mua những trái phiếu chuyển đổi và (đã có sẵn từ trước) 12,3 tỉ đô la trong các khoản góp vốn vào quặng sắt, đồng và nhôm của Rio Tinto, giúp giảm bớt gánh nợ nặng nề của hãng khai khoáng lớn thứ ba thế giới này. Thỏa thuận đó (nếu được thông qua, không có ai phản đối thì) sẽ tăng gấp đôi phần vốn góp (19,5 tỷ đô la) vào Rio của Chinalco từ 9% lên 18%.

Rio, công ty mang món nợ khoảng 39 tỉ đô la, giờ đây cho biết họ sẽ bán các cổ phần để có được 15,2 tỉ đô la. Hãng khai khoáng đồng hương ở Úc là BHP Billiton cũng đã thỏa thuận trả cho Rio 5,8 tỉ đô la để hình thành một liên doanh khai thác quặng sắt. BHP và Rio có thể dành dụm được hơn 10 tỉ đô la bằng cách kết hợp những tài sản  quặng sắt của họ tại khu vực phía tây Pilbara của nước Úc, theo một bản tuyên bố của hai công ty này cho biết.

Thỏa thuận Chinalco đã bị chỉ trích bởi những người nắm giữ cổ phiếu của Rio, trong đó có nhà đầu tư lớn thứ ba của hãng này, tập đoàn Legal&General Group, vì đã không cho họ tham dự. Nhiều người Úc cũng tỏ ra lo lắng khi nhìn thấy một công ty ngoại quốc, và đặc biệt là nước Trung Quốc do cộng sản cầm quyền lại quản lý công ty này, nắm một phần hùn vốn lớn đến như vậy trong một công ty quan trọng và là kẻ nắm được phần ngoại hối.

Quyết định của ban lãnh đạo Rio cứu Thủ tướng Úc Kevin Rudd khỏi phải có quyết định liệu có cho phép Chinalco tăng phần vốn góp của họ lên như đã được lên kế hoạch hay không. Hội đồng Xét duyệt Đầu tư Nước ngoài của Úc đang chuẩn bị sửa soạn một bản giới thiệu. Nếu như phiếu bầu của ông Rudd đồng ý với bản thỏa thuận, thì ông đã chọc tức nhiều cử tri; nếu như ông Rudd quyết định phản đối lại thì sẽ có nguy cơ phá hủy những thỏa thuận với Bắc Kinh.

Úc đã được hưởng lợi rất lớn từ sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc, và thậm chí giữa tình trạng suy thoái toàn cầu, việc bán các hàng tiêu dùng và các mặt hàng nhu yếu (các khoáng sản, sản phẩm nông nghiệp, năng lượng)  đổ vào Trung Quốc vẫn tăng lên 37% vào năm ngoái.

Trung Quốc là khách hàng hàng đầu về quặng sắt và Rio là nhà cung cấp lớn thứ hai thế giới về mặt hàng này. Một mối quan hệ gần gũi hơn giữa Chinalco và Rio có thể đặt thêm nhiều sức mạnh hơn vào đôi tay của Trung Quốc trong những cuộc thương thảo về giá cả.

Việc suy đoán về tình trạng của thỏa thuận đã tăng cao thêm trong khi thị trường đã thay đổi một cách quan trọng kể từ tháng Hai, với việc các thị trường tín dụng đang lắng dịu và mối quan ngại đang giảm bớt về khả năng thế giới đi tới sụp đổ tài chính hoàn toàn. Giá cổ phiếu trên các thị trường toàn cầu cũng gia tăng kể từ tháng Ba, trong khi nhu cầu về quặng sắt và các mặt hàng tiện nghi khác của nước Úc đã hồi phục, làm khả năng kiểm soát của ban lãnh đạo Rio mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, việc bác bỏ của Rio vào hôm thứ Sáu trước lời đề nghị [của Chinalo] không phải là những tin tức xấu cho Chinalco, theo nhận định ông Mei Xinyu, nhà nghiên cứu kỳ cựu thuộc Viện nghiên cứu Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế thuộc Bộ Thương mại.

“Nếu như những điều khoản trong bản thỏa thuận tháng Hai theo kế hoạch của họ liên quan quá nhiều đến những sửa đổi bổ sung, thì sẽ không có lợi cho bên mua là người phải trả một cái giá cao đến vậy,” ông nói. Một khả năng theo lời đồn đoán là Chinalco có thể đồng ý giảm mức cổ phần họ nắm giữ theo đề nghị xuống 15%.

Ông Mei phủ nhận về những chỉ trích của các cổ đông khác rằng họ đã bị loại ra không được dự phần vào bản thỏa thuận.

“Chinalco có thể phải tôn trọng nước Úc và những quyền lợi hợp pháp của các cổ đông khác, song họ có thể không bị buộc phải làm cái công việc từ thiện với hàng chục tỷ đô la bằng cách chấp nhận các cổ đông thay vì là Chinalco để tham dự vào trong vấn đề của 7,2 tỉ đô la trái phiếu chuyển đổi qua tiền mặt,” ông nhận xét.

Mà cũng không có việc sự sụp đổ của bản thỏa thuận làm cho các nhà đầu tư tháo chạy khỏi các cổ phiếu khai mỏ, theo đánh giá của chuyên gia Wang Junqing thuộc công ty chứng khoán Guosen Securities.

“Điều mà các nhà đầu tư đang tìm cách bóc trần tình trạng khai mỏ hiện nay là lo lắng về triển vọng tương lai của ngành công nghiệp này. Ngành khai mỏ có vẻ đang khá thuận lợi khi mà các gói kích thích đang góp phần và giá năng lượng đang tăng lên,” ông nói.

Các cổ phiếu của cả hai công ty của Trung Quốc và Úc đã gia tăng giá cả qua tin tức nầy, trong khoảng bốn tháng xem xét về thành công và thất bại cuối cùng của chúng. Cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải của Chinalco đã tiến sát khoảng 0,7% với giá 12,47 nhân dân tệ sau khi đạt mức 2,18% vào phiên giao dịch buổi sáng. Các cổ phiếu của Rio đã vọt lên 8,4% đạt 72, 49 đô la Úc.

Thất bại về cuộc đấu giá của Chinalco sẽ làm giảm mối nguy của một gánh nặng nợ nần nhiều hơn cho công ty Trung Quốc này trong khi nó cũng xua tan mối lo ngại trong số các nhà đầu tư về khả năng của công ty để quản lý một hãng nước ngoài lớn đến như vậy.

Bất luận cho có những lý do mang tính thương mại nào dành cho sự thất bại này, thì công chúng Trung Quốc cũng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ quyết định của Úc. Một bạn đọc của tờ China Daily đã viết trên trang web của tờ báo này rằng các mối quan hệ của Úc với Trung Quốc là “mâu thuẫn”.

“Một mặt, thì ông Thủ tướng Kevin Rudd mô tả nước Úc như là “người bạn chân thành” của Trung Quốc; mặt khác, việc từ chối bản thỏa thuận của Rio có vẻ gợi lên điều trái ngược,” bạn đọc có tên là “Lee Kwan” nói.

Trích thuật lại một quảng cáo của người dân tỉnh Perth chống lại công ty Chinalco, mà nhà triệu phú Ian Melrose là một thí dụ, Lee cho biết chính quyền Úc và một số người Úc với các những tình cảm không ưa thích người Trung Quốc đã duy trì một thái độ tiêu cực hướng tới các công ty Trung Quốc đang đầu tư ở úc.

Vào cuối tháng 5, những người Úc phản đối về sự liên kết của Rio Tinto với Chinalco đã sử dụng các hình ảnh về sự đàn áp tại Quãng trường Thiên An Môn trong một đoạn quãng cáo trên truyển hình đang kêu gọi chính quyền Úc hãy ngăn chặn cuộc mua bán qua thỏa thuận nầy.

Một thông tin đăng trên Sina.com.cn, một trang mạng hàng đầu của Trung Quốc, đã nói rằng Trung Quốc đã có thể mua công khố phiếu của chính phủ Mỹ, nhưng không thế mua một mỏ ở Úc – mặc dầu cả hai đều là những việc kinh doanh đang lỗ lả.

Một ý kiến khác cũng trên trang Sina đã chỉ trích lệ phí 195 triệu đô la là quá thấp mà công ty Rio Tinto đã bị buộc phải trả để bồi thường thiệt hại cho Chinalco trong điều kiện việc thỏa thuận mua bán không thực hiện được.

“Chinalco thật là ngu ngốc để đòi hỏi một lệ phí đền  bù quá thấp. Đó là lý do tại sao công ty Rio có thể hủy bỏ hợp đồng với Chinalco mà chỉ quan tâm chút ít”, theo như lời nhận xét nói trên. Và còn có đưa thêm một đoạn khác: Đã đến lúc các công ty Trung Quốc ngưng đổ tiền bạc vào việc tìm kiếm đầu tư ở nước ngoài.

Hiệu đính: Trần Hoàng

* Xin mời bà con xem thêm các bài liên quan: 120:Ý kiến trái ngược về việc TQ mua mỏ bô xít ở Úc; 134:Bô-xít và mối quan hệ nguy hiểm của TT Úc với TQ; 173.Nổi loạn chống người TQ tràn ngập ở Ghi-nê, và các bài về bô-xít VN trên cột Chủ đề/ mục Bô-xít Tây Nguyên.

———–

 

ASIA TIMES

Foiled Chinalco rethinks future

By Olivia Chung
Jun 6, 2009

HONG KONG – Executives of China’s largest aluminum producer this weekend are nurse ing their failure to secure the country’s biggest overseas investment and plotting where to go now, after Rio Tinto rejected their US$19.5 billion proposal to buy an increased stake in the Australian mining giant.

Xiong Weiping, president of Aluminum Corp of China (Chinalco), said in a statement on Friday that the company is “very disappointed” with the failure of its investment plan.

“In recent weeks, Chinalco has been working hard to negotiate with Rio Tinto to make appropriate amendments to the transaction terms of the deal the two sides entered into on February 12 … to better reflect the changed market background and feedback from shareholders and regulators,” Xiong said.

“We continue to believe our proposal presented an outstanding value-creating opportunity for all Rio Tinto shareholders and a strong platform for a long-term strategic partnership would have provided between the two companies.”

The agreement signed in February would have secured for Chinalco a source of raw material in return for investing $7.2 billion in convertible bonds and $12.3 billion in Rio Tinto iron ore, copper and aluminum stakes, helping to reduce the heavy debt load of the world’s third-biggest mining company. The deal would have doubled Chinalco’s Rio stake to 18% from 9%.

Rio, which carries about $39 billion in debt, now says it will sell shares to raise as much as $15.2 billion. Fellow Australian miner BHP Billiton has also agreed to pay Rio $5.8 billion to form an iron ore joint venture. BHP and Rio may save more than $10 billion by combining their iron-ore assets in Australia’s western Pilbara region, according to a statement by the companies.

The Chinalco agreement was criticized by other Rio shareholders, including its third-largest investor, Legal & General Group, for excluding their participation. Many Australians were also concerned at seeing a foreign entity, and particularly one run from communist-ruled China, take such a sizeable stake in an important company and

foreign-exchange earner.

The Rio board’s decision saves Australian Prime Minister Kevin Rudd from having to decide whether to permit Chinalco to increase its stake as planned. Australia’s Foreign Investment Review Board was preparing to make a recommendation. If followed by a Rudd vote for the deal, he would have angered many voters; a decision against would have risked undermining dealings with Beijing.

Australia has benefited hugely from China’s fast economic growth, and even amid the global downturn sales of goods and commodities to China increased 37% last year.

China is the top buyer of iron ore and Rio the world’s second-largest supplier. A closer relationship between Chinalco and Rio could have put more power into the hands of China in price negotiations.

Speculation about the status of the deal intensified as the overall market changed significantly since February, with credit markets easing and concern diminishing that the world was heading for a total financial meltdown. Prices across global share markets have also surged since March, while demand for Australian iron ore and other commodities has picked up, strengthening the hand of the Rio board.

Even so, Rio’s rejection of the proposal on Friday was not bad news to Chinalco, said Mei Xinyu, senior researcher in the Research Institute of Foreign Trade and Economic Cooperation of the Ministry of Commerce.

“If the terms of their planned deal in February involved too many amendments, it would not be good to the buyer who pays such a high price,” he said. One rumored possibility was that Chinalco would agree to reduce its proposed holding to 15%.

Mei rejected criticism by other shareholders that they were being excluded from the agreement.

“Chinalco could respect Australia and other shareholders’ legitimate rights in Rio, but it could not be forced to do charity work with tens of billions of dollars by allowing shareholders other than Chinalco to participate in the matter of the $7.2 billion convertible bond,” he said.

Nor would the collapse of the deal turn investors away from mining shares, said Guosen Securities analyst Wang Junqing.

“What investors seeking exposure to mining are concerned about is the industry’s outlook, which looks pretty good as stimulus packages are kicking in and energy prices are going up,” he said.
Shares of both the Chinese and Australian companies gained on the news, as about four months of speculation over its success or failure came to an end. Chinalco’s Shanghai-listed shares closed up about 0.7% at 12.47 yuan after gaining 2.18% in the morning session. Rio’s shares jumped 8.4% to A$72.49.

The failure of Chinalco’s bid will reduce the risk of a higher debt burden on the Chinese company while also removing concern among investors on the company’s ability to manage such a large overseas company.

Whatever the commercial reasons for the failure, the Chinese public voiced strong criticism of the Australian decision. A reader of China Daily wrote in the paper’s website that Australia’s relations with China were “conflicted”.

“One the one hand, Prime Minister Kevin Rudd has described Australia as China’s ‘true friend’; on the other, Rio’s rejection of the deal seems to suggest the very opposite,” reader “Lee Kwan” said.

Citing an anti-Chinalco advertisement by Perth, Australia-based millionaire Ian Melrose as an example, Lee said the Australian government and some Australians with pervasive Sinophobic sentiments had maintained a negative attitude towards Chinese companies making investments there.

At the end of May, Australian opponents of Chinalco’s link-up with Rio Tinto used footage of the Tiananmen Square crackdown in a television advertisement calling on the Australian government to block the deal.

An Internet posting on Sina.com.cn, a leading Chinese portal, noted that China could buy US bonds but could not buy a mine in Australia – though both were loss-making businesses.

Another Sina posting criticized the low fee of $195 million Rio was obliged to pay Chinalco in the event that the deal did not go ahead.

“It’s stupid to ask for such a low break fee for Chinalco. That’s why Rio can break up with Chinalco with little concern,” it said. It was time Chinese companies stopped pouring money into seeking investment overseas, the post said.

Olivia Chung is a senior Asia Times Online reporter.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Trung Quốc | 1 Comment »

 
%d người thích bài này: