BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Sáu 15th, 2009

Tự Do báo chí ở Nga (2)

Posted by adminbasam trên 15/06/2009

SPIEGEL

“Không có bài báo nào là đáng phải trả giá bằng cả một sinh mệnh”

(Tiếp theo phần 1-197)

Matthias Schepp, từ Moscow

Ngày 9-6-2009

 

“Lebedev đã trở nên quan tâm tới tờ Novaya khi ông bước vào con đường chính trị,” theo lời của một trong những đồng sự của ông trùm tư bản này từ những ngày ông còn làm cho cơ quan tình báo đối ngoại.

Khi ông nắm được ngân hàng National Reserve Bank vào những năm giữa 1990, Lebedev đã tuyển một số người trong cộng đồng tình báo vào nắm những vị trí giám đốc hàng đầu cho ông.

Người đứng đầu hội đồng quản trị ngân hàng, một người bạn cũ của Lebedev, đã cưới người chị em gái của Anna Politkovskaya, một nhà báo hàng đầu của tờ Novaya Gazeta, cô Anna đã bị bắn chết vào tháng Mười năm 2006. Lebedev đã đưa ra đề nghị cho một khoản tiền thưởng hơn 980.000 đô la cho thông tin đưa tới việc bắt giữ được những kẻ giết người.

Một trong những đồng sự cũ của ông từ thời ông còn làm ở ngành tình báo, người yêu cầu giữ kín danh tính, nhớ lại thời cùng làm việc với Lebedev tại tòa Đại sứ Liên Xô ở London vào những năm cuối 1980. Vào những ngày tháng đó, hầu hết nhà ngoại giao Liên Xô đều mặc những bộ đồng phục rộng thùng thình và đeo những cặp kính mát có gọng sừng. Thế nhưng, Lebedev tự thết đãi mình bằng một cặp kính hiệu Cartier vào ngày sinh nhật của ông, và tiếp đó ông bắt đầu giải thích cho những người khác lý do vì sao lại có chuyện đó.

“Ông ấy vượt xa những người còn lại trong đám chúng tôi, và ông ấy cứ đều đặn đưa ra  nhiều ý tưởng khác nữa,” theo nhận xét một cựu đồng chí của ông trong cơ quan tình báo Liên Xô KGB. Lebedev vẫn có một điểm yếu về tình cảm giành cho thủ đô London, nơi ông đã giành được một tờ báo khác, tờ Evening Standard, vào tháng Một 2009.

Các địch thủ thực sự của ông là ở trong nước, đặc biệt có kẻ thù không độ trời chung với ông là Yuri Luzhkov, thị trưởng Moscow đầy quyền lực. Lebedev từng cho xuất bản một cuốn sách mỏng trong đó ông liệt kê tất cả những lời hứa suông, không bao giờ làm của Luzhkov.

Thế nhưng có một vài lời chỉ trích quá mức được viết về  Luzhkov trên tờ Novaya. Tòa nhà nơi trú ngụ của toà soạn báo, được thuê với mức giá thấp, là thuộc về thành phố. Điều ấy cho thấy rằng Novaya có những hạn chế của nó khi tờ báo phơi bày những những điểm yếu của giới quyền lực.

Tìm kiếm để thay đổi thực tế

Tuy nhiên, không có tờ báo của Nga nào làm cho đời sống của giới quyền thế trên đất nước này khá là không thoải mái giống như tờ báo Novaya. Và không có ai tượng trưng cho cuộc chiến đấu giữa David-và-Goilath có hiệu quả hơn là Elena Milashina. Cô ta chỉ mới 31 tuổi, cao 1m59 – và đã bắt quả tang được chính phủ Nga  nói dối. Bà cũng đã dũng cảm đối diện với một tổng thống Hoa Kỳ.

Sau một buổi lễ trao các giải thưởng để tưởng niệm cho nhà báo bị sát hại Anna Politkovskaya, nhà báo trẻ này đã lợi dụng một buổi tiếp tân do cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush thết đãi để giải thích với tổng thống lý do vì sao bà coi Vladimir Putin là “một kẻ tội phạm.” Bà đã làm vài cuộc nghiên cứu về cuộc khủng hoảng con tin ở Beslan.

Vào tháng Chín năm 2004, lực lượng vũ trang của điện Kremlin đã đột kích tấn công một ngôi trường ở Beslan nơi bị các phần tử khủng bố Chechen chiếm giữ. Thế nhưng Malashna đã tìm ra thông tin gợi lên rằng những kẻ khủng bố đã không kích hoạt quả bom mà chúng đã cài đặt trước đó. Thay vì đó, những đòn tấn công của các tay súng của lực lượng đặc biệt Nga rõ ràng đã châm ngòi cho thảm hoạ. Ngoài 31 kẻ khủng bố, 334 học sinh, cha mẹ, thầy cô giáo và các binh lính đã chết trong vụ Beslan.

Sau vụ chiếc tàu ngầm nguyên tử Kursk bị chìm vào tháng Tám năm 2000, Milashina đã nói chuyện với 53 sĩ quan và chuyên gia, trong đó có 27 đô đốc và thiếu tướng hải quân cùng với hạm đội Nga, cho mãi tới khi, như bà nói, bà “có thể nhắm mắt để hướng dẫn mọi người đi một vòng tham quan chiếc tàu ngầm nguyên tử đó.” Cuối cùng, bà đã có thể chứng minh rằng một số ít trong 118 thuỷ thủ đã bị mắc kẹt trong chiếc tàu ngầm chìm sâu 108m dưới biển vẫn còn sống từ ba tới bốn ngày – chứ không chỉ vài ba giờ, như chính phủ đã khăng khăng trong nỗ lực nhằm bào chữa cho khẳng định của họ rằng một sứ mệnh giải cứu là không thể thực hiện được.

Cô Malashina lúc đó mới 22 tuổi. “Novaya là tờ báo duy nhất mà tôi có thể hành nghề báo thực sự,” hiện giờ, cô ta phát biểu như thế. “Chúng tôi giúp đỡ người dân theo những cách rất đặc biệt.” Các biên tập viên của tờ báo tìm cách thay đổi thực tại, thay vì chỉ mô tả nó.

Vì lý do đó, mà một số nhà báo đôi khi phải từ bỏ vai trò của một nhà quan sát và tự đặt bản thân mình vào trong một phần của những câu chuyện của họ. Đấy là một trong những  chỉ trích về nhà báo đã bị sát hại Anna Politkovskaya, cả ở Nga lẫn tại phương Tây. Bà đã giúp di tản những người già đã về hưu ra khỏi thành phố Grozny đang xảy ra giao tranh và đưa họ tới những ngôi nhà dành cho người đã nghĩ hưu ở Nga.

Bà Politkovskaya không phải là trường hợp đơn lẻ. Đồng nghiệp của bà là Vyacheslav Izmailov, một cựu binh của cuộc chiến Chechen và là một chuyên gia về khu vực Caucasus, đã giúp giải thoát cho 170 con tin từ quân Chechen. Ông đã khám phá ra bằng chứng về vai trò liên quan của Tổng thống chuyên chế Chechen Ramzan Kadyrov với những vụ tra tấn, và ông đang đoan chắc rằng cái dấu vết trong vụ sát hại Politkovskaya đều dẫn tới Kadyrov và đội quân của ông ta.

Thế nhưng bài báo của Izmailov vẫn chưa được đăng, chắc có lẻ bởi vì bằng chứng hổ trợ (cho quan điểm của ông ta) vẫn chưa đủ sức kết luận về chuyện ấy. Bởi có thể, theo như Mutarov nói, “không một bài báo nào là đáng giá bằng một sinh mệnh nào khác.”

Mutarov, Lebedev và Gorbachev tạo nên bộ ba lãnh đạo để bảo vệ cho Novaya trong những thời điểm đen tối, khi tờ báo đã từng gần như đi tới phá sản, hoặc khi những tin đồn không đúng làm lung lay sự tín nhiệm về ban biên tập của tờ báo.

Trong một sai lầm nổi tiếng, tờ báo đã cho đăng một bài về người đứng đầu chương trình hạt nhân của Nga, người nầy dường như đã bị cáo buộc về hành động biển thủ tiền viện trợ quốc tế và tìm cách xin vào làm công dân Hoa Kỳ. Vấn nạn duy nhất là bài báo này không đúng sự thực, đã và đang được thêu dệt và pha chế bởi một ấn phẩm trào phúng bằng tiếng Anh được xuất bản tại Moscow.

Những thất bại như vậy khá là đau đối với bộ ba lãnh đạo bởi vì ba người đàn ông này đã từng biết nhau trong hai chục năm qua. Hai mươi năm trước, Gorbachev vẫn còn là tổng thống và tổng bí thư Đảng Cộng sản. Vào một buổi tối, trong một chuyến viếng thăm London để tham dự một hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp, nơi ông đang tranh đấu để có một khoản vay hàng tỉ đô la, ông đã phải nghỉ lại tại tòa đại sứ. Mọi người tán dương Gorbachev, người mà theo thể cách điển hình, là đã đề nghị các khách mời có lời phê phán ông. Một viên bí thư sứ quán mảnh khảnh đã đứng dậy và giải thích rằng khoản vay có thể sẽ đưa đất nước vào một cái bẫy nợ nần và có lợi cho những kẻ cho vay hơn là cho nhà nước ở Moscow. Người đàn ông đó là Lebedev.

“Những người còn lại trong chúng tôi đã phải nín thở. Một nhà ngoại giao còn trẻ đang có ý kiến trái ngược với người lãnh đạo nhà nước Liên Xô,” một đồng nghiệp cũ của Lebedev trong KGB kể lại.

Novaya Gazeta đại diện cho một sự tiếp nối của cuộc chạm trán đó. Gorbachev đang sử dụng tờ báo để chiến đấu cho công việc cuộc đời ông, và đảm bảo rằng ít nhất một số dấu vết của chính sách công khai của nhà nước về sự không dấu diếm và bàn bạc thảo luận về các thực tế chính trị và kinh tế cho dân chúng biết[glasnost], sự cởi mở và dân chủ vẫn còn có trong kỷ nguyên của Putin.

Gorbachev, người giành Giải thưởng Hòa bình Nobel, từng biếu tặng 300.000 đô la từ tiền nhuận bút cuốn sách của ông cho các biên tập viên của tờ Novaya để từ đó họ có thể mua sắm các computer (để làm việc). Hôm nay, ông ngồi trong phòng làm việc của mình, một bức tranh chân dung của ông với người vợ quá cố Raisa treo trên tường sau lưng. Bà Raisa cũng đã có một mối quan hệ đặc biệt với tờ báo: trong những năm 1990, bà đã biếu cho ban biên tập tờ báo chiếc điện thoại di động đầu tiên của tờ báo.

Và Lebedev thì thế nào? Ngày nay, ông vẫn còn đang có khả năng đóng vai một phần tử vô chính phủ gây động chạm, như ông đã từng làm một lần nọ (đối với Gobachev) tại Tòa Đại sứ Liên Xô ở London (trong chuyện mượn nợ 1989).

Hiệu đính: Trần Hoàng

————————

 

SPIEGEL

PRESS FREEDOM IN RUSSIA

Part 2: ‘No Story Is Worth another Life’

By Matthias Schepp in Moscow

“Lebedev became interested in Novaya when he went into politics,” says one of the magnate’s colleagues from his days working for the foreign intelligence agency. When he took over the National Reserve Bank in the mid-1990s, Lebedev recruited some of his top managers from the intelligence community. The head of the bank’s administrative board, an old friend of Lebedev, is married to the sister of Anna Politkovskaya, a star reporter for Novaya Gazeta who was shot dead in October 2006. Lebedev offered a reward of more than €700,000 ($980,000) for information leading to the arrest of the murderers.

One of his former colleagues from his days in intelligence, who insists on remaining anonymous, remembers working with Lebedev at the Soviet Embassy in London in the late 1980s. In those days, most Soviet diplomats wore baggy suits and

horn-rimmed glasses. Lebedev, however, treated himself to a pair of Cartier glasses for his birthday, and then proceeded to explain to the others why appearance matters. “He was far ahead of the rest of us, and he was constantly coming up with ideas,” says his former KGB comrade. Lebedev still has a soft spot for London, where he acquired another newspaper, the Evening Standard, in January.

His real rivals are at home, especially his archenemy Yuri Luzhkov, the powerful mayor of Moscow. Lebedev once published a pamphlet in which he listed all of Luzhkov’s broken promises.

But there are few overly critical words written about Luzhkov in Novaya. The building that houses the paper’s editorial offices, for which it pays a low rent, belongs to the city. It appears that even Novaya has its limits when it comes to exposing the foibles of the powerful.

Seeking to Change Reality

Nevertheless, no other Russian newspaper makes life quite as uncomfortable for the country’s power elite. And no one symbolizes this David-and-Goliath struggle more effectively than Elena Milashina. She is 31, a diminutive 1.59 meters (5′2″) in height — and she has already caught the Russian government in a lie. She has also boldly confronted a US president.

After an awards ceremony to commemorate the murdered journalist Anna Politkovskaya, the young journalist took advantage of a reception given by former US President George W. Bush to explain to the president why she considers Vladimir Putin to be “a criminal.” She had done some research on the Beslan hostage crisis.

In September 2004, the Kremlin had its forces storm a school in Beslan that was occupied by Chechen terrorists. But Milashina found information suggesting that the terrorists did not set off the bomb they had installed. Rather, ricochets coming from the guns of the Russian special forces apparently triggered the catastrophe. In addition to 31 terrorists, 334 schoolchildren, parents, teachers and soldiers died in the Beslan incident.

After the sinking of the Kursk nuclear submarine in August 2000, Milashina spoke with 53 officers and experts, including 27 admirals and rear admirals with the Russian fleet, until, as she says, she “could have led a tour through that nuclear submarine with my eyes closed.” In the end, she was able to prove that a few of the 118 sailors trapped in the submarine 108 meters (354 feet) below sea level were alive for three to four days — not just a few hours, as the government had insisted in an effort to justify its claim that a rescue mission was impossible.

Milashina was 22 at the time. “Novaya is the only place where I can truly practice journalism,” she says today. “We help people in very specific ways.” The paper’s editors seek to change reality, instead of merely describing it. For that reason, some of the journalists occasionally abandon the role of observer and make themselves into part of their stories. This was one of the criticisms of slain journalist Anna Politkovskaya, both in Russia and in the West. She evacuated retirees from the embattled city of Grozny and placed them in Russian retirement homes.

Politkovskaya was no isolated case. Her colleague Vyacheslav Izmailov, a veteran of the Chechen war and an expert on the Caucasus region, helped liberate more than 170 hostages from the Chechens. He uncovered evidence linking despotic Chechen President Ramzan Kadyrov to torture, and he is convinced that the trail in Politkovskaya’s murder leads to Kadyrov and his cohorts.

But Izmailov’s story hasn’t been printed yet, perhaps because the supporting evidence is not yet conclusive enough. Of perhaps, as Muratov says, “no story is worth another life.”

Muratov, Lebedev and Gorbachev make up the triumvirate that protected Novaya in bad times, when the newspaper almost went out of business, or when inaccurate reporting shook the credibility of its editorial team. In a famous blunder, the paper ran a story on the head of the Russian nuclear program, who had apparently been accused of embezzling international aid money and seeking US citizenship. The only problem was that the story wasn’t true, having been concocted by a Moscow-based English-language satirical publication.

Such fiascos are all the more painful to the trio because the three men have known each other for the past two decades. Twenty years ago, Gorbachev was still president and the general secretary of the Communist Party. One evening, during a visit to London to attend a summit of industrialized nations, where he was fighting for a loan worth billions, he was unwinding at the embassy. Everyone praised Gorbachev who, in his typical manner, asked the guests for their criticism. A slim embassy secretary stood up and explained that the loan would lead the country into a debt trap and was more beneficial to the lenders than to Moscow. The man was Lebedev.

“The rest of us held our breath. A young diplomat was contradicting the leader of the Soviet Union,” says Lebedev’s former KGB colleague.

Novaya Gazeta represents a continuation of that encounter. Gorbachev uses it to fight for his life’s work, and to ensure that at least some vestige of glasnost, openness and democracy is retained in the Putin era. Gorbachev, a winner of the Nobel Peace Prize, once donated $300,000 (€215,000) from his book royalties to the Novaya editors so that they could buy computers. He sits in his office today, a portrait of his late wife Raisa on the wall behind him. She too had a special relationship with the paper: In the 1990s, she gave the editorial staff its first mobile phone.

And Lebedev? He is still capable of playing the impudent anarchist today, just as he once did at the Soviet Embassy in London.

Translated from the German by Christopher Sultan

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Báo chí, Khối XHCN sụp đổ | Thẻ: , | Leave a Comment »

 
%d người thích bài này: