BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for the ‘Kinh tế Việt Nam’ Category

12.348. 63.734 TỶ, MỘT PHẦN “DI SẢN” CỦA NGUYỄN TẤN DŨNG

Posted by adminbasam trên 13/04/2017

FB Trương Huy San

12-4-2017

Những tập đoàn, tổng công ty nhà nước, để lại cho người dân một gánh nợ khổng lồ. Ảnh: internet

Bộ Chính trị chuẩn bị hồ sơ cho TW 5 thế này thì thật là quá chu đáo. Trong 12 dự án thua lỗ 63.734 nghìn tỷ này, chỉ riêng PVN thời anh Đinh La Thăng đã “tham gia” tới 5 dự án, ném 18.395 tỷ: 3 dự án Ethanol (anh Thăng trực tiếp chỉ đạo, chủ trì cả 3, ném 6.300 tỷ); PVTex Đình Vũ (7.000 tỷ); Công ty đóng tàu Dung Quất (5.095 tỷ – Lẽ ra, nếu để Vinashin phá sản ngay lúc đó thì chỉ mất 1.000 tỷ, nhưng Nguyễn Tấn Dũng muốn rửa mặt cho mình, bắt PVN gánh, ném thêm 5.095 tỷ nữa).

1. Bột Giấy phương Nam: 3.000 tỉ
2. Đạm Ninh Bình: 12.000 tỉ
3. Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2: 8.100 tỉ
4. Ethanol Phú Thọ: 2.500
5. Ethanol Dung Quất: 2.100

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 3 Comments »

12.253. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và món nợ hơn 100 nghìn tỷ đồng!

Posted by adminbasam trên 05/04/2017

FB Ngô Nguyệt Hữu

5-4-2017

Khai thác than của TKV. Ảnh: internet

Báo Nông Nghiệp Việt Nam chua xót, “Chỉ mỗi việc đào khoáng sản lên bán nhưng TKV đang trở thành cục nợ khổng lồ”.

Kết quả Thanh tra KTV của Bộ Tài chính vừa công bố, tổng số tiền nợ phải trả của KTV là 100.343 tỷ đồng, bằng chữ Một trăm nghìn ba trăm bốn mươi ba tỷ đồng, bằng số: 100.343.000.000.000.

Số nợ này bao gồm: 37.609 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 62.734 tỷ đồng nợ dài hạn.

Nguyên nhân của số nợ này là do điệp khúc đội vốn, chậm tiến độ ở các dự án lớn.

Ví dụ:

1. Dự án Khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm III, Công ty than Khe Chàm được phê duyệt năm 2008 với tổng mức đầu tư 2.768 tỷ đồng nhưng sau phải điều chỉnh tăng 2 lần lên 5.345 tỷ đồng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 3 Comments »

12.190. Ngành hàng không, du lịch: hãy kìm hãm “sự sung sướng”

Posted by adminbasam trên 31/03/2017

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

31-3-2017

Du khách Trung Quốc tại Việt Nam – Ảnh: T.T.D./ báo TT

Tổng kết sản xuất – kinh doanh năm 2016, GDP của Việt Nam (VN) chỉ tăng trưởng 6,25% thấp hơn năm 2015 (6,68%) không đạt kế hoạch 6,7%, thế nhưng ngành hàng không, du lịch lại có sự tăng trưởng đột biến. Năm 2016 thị trường hàng không Việt Nam (HKVN) đạt 52,2 triệu hành khách, tăng 29% so với năm 2015, ngành du lịch đạt 62 triệu lượt khách nội địa,10 triệu khách quốc tế, tăng 25%!

Lạ vì “tăng trưởng đột biến”

Đây là điều lạ, bởi vì sự phát triển của hai ngành này luôn phản ánh trạng thái kinh tế cũng như mức sống của người dân của một quốc gia. Bởi, nếu thu nhập của người dân thấp tức tiền bạc không nhiều thì tất nhiên việc đi chơi bời, nghỉ ngơi sẽ giảm thế sao ngành du lịch lại tăng trưởng khủng khiếp như vậy? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 3 Comments »

12.037. Những nghịch lý chết người hay bi kịch của một quốc gia

Posted by adminbasam trên 19/03/2017

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

19-3-2017

“Chính trong những khoảnh khắc đen tối nhất, ta phải tập trung để thấy được ánh sáng”. (It is during our darkest moments that we must focus to see the light – Aristotle)

Một số nghịch lý chết người có thể làm chính trị suy đồi và kinh tế tụt hậu, dẫn đến bi kịch quốc gia. Nguyên nhân chính là do hội chứng cực đoan và ngộ nhận, vì cực đoan thường dẫn đến vô cảm và ngộ nhận thường dẫn đến vô minh. Vô cảm và vô minh vốn là bi kịch lớn của con người, như một căn bệnh mãn tính rất khó chữa. 

Tại các nước đang chuyển đổi (nhưng “không chịu phát triển”), cực đoan và ngộ nhận cản trở cải cách thể chế và hòa giải dân tộc, bỏ qua những cơ hội sống còn để phát triển, làm đất nước ngày càng suy yếu, cạn kiệt, và phụ thuộc, dễ mất độc lập và chủ quyền. Vì vậy, muốn thoát khỏi vấn nạn đó, để “kiến tạo” và phục hưng đất nước, người Việt phải nâng cao dân trí và đổi mới tư duy, để cải cách thể chế và dân chủ hóa.
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Kinh tế Việt Nam, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 4 Comments »

11.845. EVFTA có thể thay thế TPP?

Posted by adminbasam trên 04/03/2017

LS Nguyễn Văn Thân

4-3-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: EZ Law

Theo viện nghiên cứu kinh tế McKinsey, Việt là nước hưởng lợi nhiều nhất từ TPP với GDP tăng hơn 10% và xuất cảng 30% trong một thập niên. Câu hỏi đặt ra là không có TPP, Việt Nam có cần tiến hành cải cách theo đúng quy định cạnh tranh công bằng của các hiệp định thương mại tự do hay không và cụ thể là bảo vệ quyền lao động và môi trường. Trong hoàn cảnh hiện nay với thảm họa Formosa và tình trạng môi trường ô nhiễm ngày càng nặng khắp mọi nơi, bảo vệ môi trường sẽ là một thách thức sống còn của người dân Việt Nam.

Hiệp định Thương Mại Tự do giữa Việt Nam và Liên Âu (EVFTA) đã kết thúc vào ngày 1/12/2015 và văn bản EVFTA đã được công bố vào ngày 1/2/2016.  Dự trù là EVFTA sẽ có hiệu lực trong năm 2018. Câu hỏi đặt ra là EVFTA sẽ có tác động gì đến quyền lao động và môi trường? Nó có thể thay thế TPP để giúp Việt Nam phát triển kinh tế và thoát khỏi cái bóng của Trung Quốc hay không? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam | Thẻ: , , | 5 Comments »

11.098. Việt Nam lấy cái gì để cạnh tranh với thiên hạ?

Posted by adminbasam trên 20/12/2016

Cafe Ku Búa

19-12-2016

Kinh tế VN chủ yếu là gia công, xuất khẩu lao động giá rẻ. Nguồn: internet

Kinh tế VN chủ yếu là gia công, xuất khẩu lao động giá rẻ. Nguồn: internet

Việt Nam lấy cái gì để cạnh tranh với thiên hạ 20 năm sau?

Thời điểm này là cuối năm 2016. Khi mà người ta đã sản xuất được những con chip độ dày chỉ có 25 nano mét thì thông tin về café, gạo bao nhiêu tiền một ký xuất khẩu vẫn còn được người dân Việt Nam bàn tán râm ran, và bàn tán ầm ĩ nhất vẫn là đi làm cho công ty nào lương cao hơn, thưởng nhiều hơn và nghỉ dài hơn.

Tui thiệt sự lo ngại cho đất nước mình khi đặt tầm nhìn vào 20 năm sau, chứ không nói tới 40 hay 50 năm sau nữa, vì khi đó chắc có lẽ thiên hạ đã dọn nhà lên sao Hỏa ở rồi, còn dân Việt Nam mình mới bắt đầu sửa soạn tinh thần để đi làm cho những nhà máy tinh chế sản phẩm.

Người Việt Nam lấy cái gì để cạnh tranh với thiên hạ 20 năm sau? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 3 Comments »

10.978. Tin đồn đổi tiền: Khi nào Việt Nam có thể đổi tiền?

Posted by adminbasam trên 08/12/2016

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

8-12-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Có lửa mới có khói

Cho dù Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chính thức bác bỏ tin đồn xuất hiện vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm nay về việc cơ quan này sắp cho đổi tiền, nhưng thị trường và xã hội vẫn không bớt bị ám ảnh về một tương lai tiền đồng trượt giá thê thảm.

Bằng chứng đang hiển hiện là bất chấp thị trường bất động sản từ Bắc chí Nam vẫn tồn kho vài ba chục ngàn căn hộ cùng đất nền bao la, vẫn xuất hiện một dòng tiền chảy vào khu vực này trong những tháng qua. Bằng chứng rõ ràng hơn là xu hướng người dân đã rút tiền gửi tiết kiệm để mua đất đang tăng dần với lý do hết sức đơn giản “Ôm đất thì đất còn đó, chứ giữ tiền thì chẳng biết còn lại được bao nhiêu”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 2 Comments »

10.959. Chuyên gia nói gì về tin đồn Việt Nam đổi tiền?

Posted by adminbasam trên 06/12/2016

BBC

6-12-2016

Photo: Getty Images

Photo: Getty Images

Các chuyên gia tài chính trao đổi với BBC về tin đồn Việt Nam sắp đổi tiền trong bối cảnh tỷ giá USD và giá vàng tăng mạnh.

Truyền thông Việt Nam tường thuật tỷ giá đôla Mỹ tại các ngân hàng thương mại và thị trường tự do “đồng loạt tăng mạnh trong hôm 6/12”.

Giá USD trên thị trường tự do được ghi nhận “ở mức 23.217 đồng/USD, tăng 170 đồng”.

Hôm 6/12, trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nói: “Tôi cho rằng mọi người nên bình tĩnh trước tin đồn vì hiện tại tôi không thấy có căn cứ hoặc dấu hiệu nào khiến chính phủ Việt Nam phải tính đến cách này.” Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 2 Comments »

10.929. Núi tiền trong ngân hàng, bế tắc cho vay và nợ xấu vô phương

Posted by adminbasam trên 03/12/2016

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

2-12-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters.

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters.

Bi kịch của hệ thống ngân hàng và của cả nền kinh tế Việt Nam tiếp tục “tự diễn biến”: thời gian đang lao nhanh về những ngày cuối cùng của năm 2016, nhưng lượng tiền mặt tồn ứ trong các ngân hàng thương mại vẫn dâng cao như núi và chẳng khác mấy tình cảnh “chết trên đống tiền” của những ngân hàng này vào thời gian cuối của những năm trước.

Vay để tự sát à?

Cực chẳng đã, HDBank, Viecombank, VIB, LienVietPostBank, BIDV… đang là những ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay, mức giảm khá mạnh từ 1-1,5%/năm với các khoản vay ngắn hạn.

Tại sao lại có động thái hạ lãi suất cho vay đột ngột như thế? Phải chăng các ngân hàng thương mại đã “từ tâm” hơn đối với xã hội và đặc biệt là với khối doanh nghiệp đang tiếp tục ngắc ngoải? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

10.893. Nước Mỹ từ Trump, TPP và kinh tế VN

Posted by adminbasam trên 30/11/2016

Viet-studies

Phạm Chi Lan

29-11-2016

Cả thế giới những ngày này không ngớt xôn xao về nước Mỹ từ thời kỳ của Donald Trump và tác động đến thế giới, đến khu vực và chính nước mình sẽ ra sao. Trong khi nhiều chính sách khác của Mỹ chưa biết sẽ hình thành như thế nào, thì hôm 21/11 Tổng thống sắp nhậm chức của Mỹ đã tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Cho tới gần đây, Việt Nam kỳ vọng rất nhiều vào hiệp định TPP sẽ được thực hiện để tạo những cú hích trong cải cách và phát triển kinh tế của mình, cũng như trong phát triển quan hệ các mặt, đặc biệt về kinh tế, thương mại với Mỹ.

Trước tình hình mới này, Việt Nam cần suy nghĩ nghiêm túc về các khả năng trong tương lai, và đặc biệt là về việc mình phải làm gì để thích ứng với bối cảnh kinh tế chính trị trên thế giới chắc chắn sẽ khác trước. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Hiệp định Xuyên TBD, Kinh tế Việt Nam, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

10.842. “Lái ngựa thành Troy” Henry Kissinger tái xuất giang hồ

Posted by adminbasam trên 24/11/2016

Hiệu Minh

23-11-2016

Khi viết bài này thấy trên kênh AMC (American Movie Channel) đang chiếu bộ phim Troy (Tơ-roa) dựa vào sử thi Iliad của Homer với diễn viên Brad Pitt vào vai Achilles nổi tiếng.

Vừa xem phim vừa lướt nét. Một tin ít người để ý đó là tuần trước, Donald Trump gặp Henry Kissinger tại đại bản doanh của TT mới bầu mà sau đó Trump đã dành những từ tốt đẹp, sự tôn trọng cựu ngoại trưởng thời chiến tranh Việt Nam.

Tiếp theo vị trí gây tranh cãi như Stephen Bannon cố vấn trưởng của TT, người có xu hướng theo thuyết ưu thế của người da trắng và bài Do Thái, là những nhân vật mà Trump vừa gặp như  Rudy Giuliani biểu tượng chống Hồi Giáo, tướng James Mattis bên thủy quân lục chiến đã về hưu, có biệt danh là “Mad Dog – chó điên” nhắm vào chức bộ trưởng quốc phòng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Kinh tế Việt Nam, Quan hệ Việt - Mỹ, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , | 3 Comments »

10.829. Phản ứng từ lãnh đạo thế giới sau khi Trump bỏ TPP

Posted by adminbasam trên 23/11/2016

BBC

22-11-2016

Liệu Trump đã thực sự khai tử hiệp định TPP chưa? Ảnh: Getty Images.

Liệu Trump đã thực sự khai tử hiệp định TPP chưa? Ảnh: Getty Images.

Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ, ông Donald Trump vừa tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày đầu tiên ông nhậm chức. Sau đây là một số phản ứng về động thái này.

Hiệp định TPP được ký kết bởi 12 nước, chiếm 40% các nền kinh tế thế giới, nhưng hiệp định này vẫn chưa được phê chuẩn.

Cuộc họp của lãnh đạo các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương tại Peru vào cuối tuần vừa qua đã ra tuyên bố sẽ theo đuổi đến cùng hiệp định thương mại này bất chấp sự phản đối của ông Trump.

Vậy nếu Mỹ rút khỏi TPP, tương lai của TPP sẽ ra sao?

Malcolm Turnbull, Thủ tướng Úc

Thời gian sẽ trả lời liệu chính quyền và quốc hội mới có giải quyết hay không hoặc giải quyết đến mức độ nào đối với TPP hay một phiên bản cao cấp hơn của hiệp định này. Có nhiều sự ủng hộ giữa 11 nước tham gia TPP để phê chuẩn và đưa hiệp định này vào hiệu lực. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Hiệp định Xuyên TBD, Kinh tế thế giới, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

10.828. Mỹ bỏ TPP: Một ngày nhiều tin vui cho Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 22/11/2016

BBC

Carrie Gracie

Biên tập viên về Trung Quốc của BBC

22-11-2016

Động thái của ông Trump chắc sẽ có lợi cho Bắc Kinh. Ảnh: EPA

Động thái của ông Trump chắc sẽ có lợi cho Bắc Kinh. Ảnh: EPA

Chính phủ Trung Quốc vui mừng khi nghe Donald Trump nói Hoa Kỳ sẽ từ bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay ngày đầu tiên ông vào Nhà Trắng.

Bắc Kinh đã nhiều năm qua phải nghe chính phủ của Obama nói hiệp định thương mại khu vực giữa 12 quốc gia này là cách Hoa Kỳ thúc đẩy vị trí lãnh đạo của mình ở Châu Á.

Trung Quốc không nằm trong hiệp định này, và Tổng thống Barack Obama đã không ngần ngại nhắc nhở các nước trongkhu vực đây không phải là chuyện tình cờ. TPP cho phép Hoa Kỳ – chứ không phải các nước như Trung Quốc – đặt ra luật lệ trong thế kỷ 21, một chiến lược vô cùng quan trọng cho Mỹ trong một khu vực năng động như Châu Á- Thái Bình Dương. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Hiệp định Xuyên TBD, Kinh tế Việt Nam, Trung Quốc | Thẻ: , | 1 Comment »

10.818. Nền kinh tế của nước Mỹ cần gì nơi Trump?

Posted by adminbasam trên 21/11/2016

Project Syndicate

Tác giả: Joseph E. Stiglitz

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

13-11-2016

Chiến thắng đầy ngạc nhiên của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống tại nước Mỹ đã tạo ra một điều rất rõ ràng là nhiều người Mỹ có cảm giác mình bị bỏ rơi, đặc biệt nhất là những người Mỹ nam giới da trắng. Đó không chỉ là một cảm giác; nhiều người Mỹ đã bị thực sự bỏ rơi. Cảm giác này có thể ít được nhìn thấy rõ nét trong các dữ liệu như trong sự tức giận của họ. Như tôi đã lập luận nhiều lần, một hệ thống kinh tế không “cung ứng” được cho đa số dân chúng là một hệ thống kinh tế thất bại. Vậy Tổng thống mới đắc cử Trump nên làm gì cho hệ thống này? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế thế giới, Kinh tế Việt Nam | Thẻ: , | 2 Comments »

10.760. DONALD TRUMP THẮNG LỚN, VIỆT NAM THUA TO

Posted by adminbasam trên 17/11/2016

Phạm Trần

16-11-2016

Tổng thống đắc cử Donald Trump. Nguồn: internet

Tổng thống đắc cử Donald Trump. Nguồn: internet

Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 8/11/2016 đã đẩy nhà nước Cộng sản Việt Nam, lực lượng công nhân và phong trào đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền ở cả 2 bờ Đại Dương lâm vào ngõ mù khó thở vì Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, gọi tắt là TPP) bị coi như đã chết trước khi có hiệu lực.

Biến chuyển này xẩy ra sau khi lãnh tụ đa số Cộng hòa tại Thượng viện, Nghị sỹ Mitch McConnell, vào hôm 11/1/2016, đã thông báo cho Tổng thống Barack Obama biết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, hay TPP– Trans-Pacific Partnership—sẽ không được đem ra thảo luận tại Quốc hội thứ 114 trong những ngày còn lại của nhiệm kỳ, kết thúc ngày 03/01/2017. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hiệp định Xuyên TBD, Kinh tế Việt Nam, Quan hệ Việt - Mỹ | Thẻ: , , , | 6 Comments »

10.689. ‘Gom’ $11 tỷ bằng công cụ tài chính hay in tiền ồ ạt?

Posted by adminbasam trên 07/11/2016

Người Việt

Phạm Chí Dũng

6-11-2016

Một nghịch lý quá khó để lấp liếm là dự trữ ngoại tệ quốc gia được khoe khoang đến $40 tỷ, nhưng nợ công và nợ xấu vẫn không hề thuyên giảm, trong khi hệ thống ngân hàng như một quả bom chỉ chờ phát nổ. Không phải vô cớ mà chỉ đến gần đây, một quan chức cao cấp của chính phủ là Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ mới hé môi về khả năng “sẽ thí điểm phá sản ngân hàng.”

“Điểm sáng” hiếm hoi

Trong bối cảnh “sau năm năm tái cơ cấu kinh tế, nợ công và nợ xấu vẫn tăng” và hệ thống ngân hàng thương mại đang đặt mông trên chảo lửa như nhận định của nhiều chuyên gia nhà nước tại diễn đàn kinh tế Việt Nam, một “điểm sáng” hiếm hoi – cũng là một hiện tượng kinh tế được xem là “nổi bật” ở Việt Nam trong thời gian gần đây và được giới tuyên giáo nhiệt tình ca ngợi là quỹ dự trữ ngoại hối được “nâng lên một tầm cao mới:” Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Lê Minh Hưng thông báo rằng trong chín tháng đầu năm 2016, Ngân Hàng Nhà Nước mua vào $11 tỷ, nâng dự trữ ngoại hối lên hơn $40 tỷ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 1 Comment »

10.649. Nợ công Việt Nam: ‘Vẫn loay hoay đổ lỗi’

Posted by adminbasam trên 02/11/2016

BBC

1-11-2016

2001, nợ công mới chỉ chiếm 36,5% GDP; năm 2005, tỷ lệ này đã lên 40,8% GDP; năm 2010 là 50% GDP và năm 2015 đã là 62,2% GDP. Ảnh: Reuters

2001, nợ công mới chỉ chiếm 36,5% GDP; năm 2005, tỷ lệ này đã lên 40,8% GDP; năm 2010 là 50% GDP và năm 2015 đã là 62,2% GDP. Ảnh: Reuters

Nợ công là một trong những chủ đề được bàn tới tại kế hoạch tài chính 5 năm do Bộ trưởng Tài chính Việt Nam trình bày tại Quốc hội hôm 1/11.

Ông Đinh Tiến Dũng được truyền thông trong nước dẫn lời nói rằng vấn đề “trước hết do tăng trưởng kinh tế không đạt theo kế hoạch.”

Ông Dũng nói về điều ông gọi là giá trị tuyệt đối của GDP cũng không đạt như dự toán và là yếu tố quan trọng làm cho tỷ lệ nợ công/GDP tăng.

Theo ông Dũng hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế (đầu tư công, ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, nông nghiệp) không đạt yêu cầu.

Trả lời phỏng vấn với BBC tiếng Việt hôm 01/11, PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân nói ông nghĩ rằng người ta vẫn chưa nhìn thẳng vào bản chất của vấn đề nợ công ở Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 1 Comment »

10.550. KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN CHO HỒ CHÍ MINH?

Posted by adminbasam trên 24/10/2016

FB Vũ Thành Tự Anh

24-10-2016

h1

Ảnh: FB Vũ Thành Tự Anh

Trong giai đoạn 2004-2020, tỷ lệ ngân sách được giữ lại của Hồ Chí Minh giảm liên tục từ 29% xuống chỉ còn 18%, trong khi tỷ lệ này của Hà Nội tăng từ 32% lên 42% (xem đồ thị). Như vậy, đô thị lớn nhất và đầu tầu kinh tế cả nước đột ngột bị thắt lưng buộc bụng. Dù động cơ của chính sách này là tận thu ngân sách hay là gì khác thì đây cũng sẽ là một quyết định sai lầm, làm suy giảm tăng trưởng không chỉ của HCM mà còn của cả nước.

Đồng thời, theo kế hoạch, sau khi hợp nhất hai sở giao dịch chứng khoán thì trụ sở mới sẽ đặt tại Hà Nội. Như vậy, HCM – trung tâm tài chính lớn nhất nước – sẽ không còn Sở giao dịch chứng khoán. Điều này chắc chắn sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế của TP.HCM do mất đi một phần hiệu ứng cụm ngành (cluster effect), trong khi gia tăng chi phí giao dịch (transaction costs).

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 6 Comments »

10.447. Trở lại vạch xuất phát

Posted by adminbasam trên 15/10/2016

RFA

Nam Nguyên

14-10-2016

Một chung cư xây theo kiểu Liên Xô trong trung tâm thành phố Hà Nội chụp ngày 12/8/2016. Ảnh: AFP

Một chung cư xây theo kiểu Liên Xô trong trung tâm thành phố Hà Nội chụp ngày 12/8/2016. Ảnh: AFP

5 năm tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam được cho là chưa đạt kết quả, nếu không muốn nói là thất bại.

Một loạt các cuộc Hội thảo, Diễn đàn liên quan đến kinh tế đã diễn ra song hành với Hội nghị Trung ương 4 khóa XII nhóm họp ở Hà Nội từ ngày 9 tới 15/10. Một phần nghị trình của Hội nghị là tìm biện pháp vượt qua sự trì trệ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đổi mới hay là chết

Bên cạnh vấn đề chỉnh Đảng, nội dung quan trọng của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII là thảo luận một số chủ trương, chính sách lớn nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 2 Comments »

10.421. Formosa góp phần làm giảm GDP của Việt Nam

Posted by adminbasam trên 12/10/2016

VOA

An Tôn

12-10-2016

Vụ cá chết hàng loạt ven biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế đã làm tê liệt các hoạt động ngư nghiệp của các tỉnh. Ảnh tư liệu/ AP

Vụ cá chết hàng loạt ven biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế đã làm tê liệt các hoạt động ngư nghiệp của các tỉnh. Ảnh tư liệu/ VTV/ AP

Thiên tai, vụ ô nhiễm do Formosa gây ra, và xuất khẩu gặp khó khăn đã làm cho chính phủ Việt Nam phải hạ mục tiêu tăng trưởng GDP. Tại một cuộc họp chính phủ hồi đầu tháng 10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói mục tiêu mới của năm 2016 là GDP tăng trong khoảng từ 6,3-6,5%. Các con số này thấp hơn so với mục tiêu 6,7% do Quốc hội đặt ra hồi tháng 11 năm 2015.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, một kinh tế gia nổi tiếng ở Việt Nam, phân tích với VOA về các nguyên nhân dẫn đến GDP của Việt Nam tăng chậm hơn kỳ vọng. Ông nói:

“Trước hết là tình hình khô hạn trên diện rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long, ở miền Trung Nam Bộ và ở Tây Nguyên, đã gây ra tác động khắc nghiệt đối với nông nghiệp Việt Nam. Nền nông nghiệp Việt Nam đã có tăng trưởng âm, khoảng -0,18%. Thứ hai là vụ Formosa đã tác động hết sức tiêu cực đối với đời sống người dân ở 4 tỉnh miền Trung. Thứ ba là tình hình kinh tế thế giới thì giá các mặt hàng nông sản và giá dầu tiếp tục ở mức thấp, vì vậy cho nên Việt Nam xuất khẩu dầu và xuất khẩu nông sản cũng đều gặp các điều kiện bất lợi”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 2 Comments »

10.414. Chuyên gia Nguyễn Đình Cung: “Cứ mải mê huy động và huy động, nền kinh tế sẽ xuống hố!”

Posted by adminbasam trên 12/10/2016

Dân Trí

Bích Diệp

12-10-2016

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM. Ảnh: DT

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM. Ảnh: DT

Cho rằng việc huy động nguồn lực của Việt Nam hiện đang ở mức cao, đặc biệt là có tới 400 tỷ USD đang nằm trong khu vực Nhà nước nhưng lại không được sử dụng hiệu quả, ông Nguyễn Đình Cung nhận định, nếu mải mê huy động, nền kinh tế sẽ xuống hố chứ không phải là sẽ bay lên.

400 tỷ USD nằm trong khu vực Nhà nước?

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2016 “Thách thức tái cơ cấu và triển vọng” đang diễn ra tại Hà Nội sáng nay (12/10), chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) chia sẻ, sắp xếp lại, tái cơ cấu nền kinh tế là vấn đề mà ông trăn trở nhiều năm nay.

Theo ông Cung, khi nói đến tái cơ cấu nền kinh tế, nhiều người thường băn khoăn “lấy nguồn lực ở đâu”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 8 Comments »

10.405. Chính phủ vay nợ khoảng 16 tỷ USD trong 9 tháng

Posted by adminbasam trên 11/10/2016

VnEconomy

Bạch Dương

11-10-2016

Kế hoạch huy động vốn của Chính phủ qua các kênh năm 2016. Ảnh: VnEconomy.

Kế hoạch huy động vốn của Chính phủ qua các kênh năm 2016. Ảnh: VnEconomy.

Đến hết 30/9, Chính phủ đã huy động 250.320 tỷ đồng (hơn 11 tỷ USD) trái phiếu, vay vốn nước ngoài quy đổi khoảng 4,88 tỷ USD…

Theo báo cáo tổng kết của Bộ Tài chính, bội chi ngân sách 9 tháng đã vượt 152.200 tỷ đồng, bằng 59,9% so với dự toán năm.

Việc vay nợ cũng được Chính phủ thực hiện bằng nhiều kênh huy động khác nhau.

Theo Bộ Tài chính, huy động vốn bằng trái phiếu năm nay khá thuận lợi, đáp ứng các nhiệm vụ chi ngân sách theo dự toán. Đến hết 30/9, Chính phủ đã huy động được 250.320 tỷ đồng (hơn 11 tỷ USD) trái phiếu, bằng 88,86% so với kế hoạch năm 2016.

Ngoài ra, trong tháng 9 Chính phủ đã ký kết 1 Hiệp định vay mới nước ngoài của Pháp với trị giá 58,4 triệu USD. Lũy kế 9 tháng, Việt Nam đã ký kết 31 hiệp định vay vốn với tổng trị giá quy đổi khoảng 4,88 tỷ USD. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 8 Comments »

9889. Sự bành trướng

Posted by adminbasam trên 06/09/2016

FB Luân Lê

6-9-2016

Hiện nay sự phình to của các doanh nghiệp mà ta thường thấy chính là sự bành trướng chứ không phải những hoạt động thương mại thuần tuý. Họ chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực siêu lợi nhuận là đất đai, từ việc xin dự án lấy đất nông nghiệp với giá rẻ mạt và sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất ở hoặc đất sản xuất kinh doanh với giá cao ngất ngưởng.

Việc hy sinh lợi ích nhỏ của đám đông yếu thế bằng các thủ thuật luật pháp có sự chen chân của chính trị sau cánh rèm mới là thứ quyết định trong thị trường ở Việt Nam. Vì chúng ta không có nền kinh tế thị trường theo đúng quy luật của nó, mà tất cả bị chi phối bởi chính trị, trong đó doanh nghiệp quốc doanh là chủ đạo chiếm tới hơn 80% tổng giá trị doanh nghiệp nội địa, thị phần và các lĩnh vực. Doanh nghiệp tư nhân không thể nào sống sót hoặc có cơ hội ngoi lên nếu không hợp tác hoặc được sự đồng thuận của các “ông lớn”. Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Tham nhũng, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

9323. Cá chết, Sản cũng băng hà

Posted by adminbasam trên 27/07/2016

Trường Sơn

27-7-2016

Người dân VN xuống đường phản đối Formosa gây ra thảm họa cá chết hàng loạt. Ảnh: internet

Người dân VN xuống đường phản đối Formosa gây ra thảm họa cá chết hàng loạt. Ảnh: internet

Khi số tiền phúng 500 triệu USD chưa kịp chia, nhà cầm quyền CSVN đã phải đối mặt với làn sóng phản đối quyết liệt của nhân dân 4 tỉnh miền Trung với quyết định thoả hiệp khoản đền bù của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Thông điệp đưa ra thật rõ ràng “500 triệu USD không đủ tiền mua quan tài cho dân Việt”.  

Vấn đề sinh kế thay thế không hề đơn giản như chính quyền nghĩ. Giải pháp xuất khẩu lao động ra các thị trường nhân công rẻ tiền trong khu vực như Lào hay Cambodia cho 300.000 hộ ngư dân là bất khả thi. Ngư dân nhiều đời gắn bó với biển, quanh năm chỉ biết chài lưới và môi trường tự do rất khó có thể tiếp thu nghề nghiệp khác và phục vụ cho các ngành nghề công nghiệp ở xứ người chưa kể các khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá. Lý do khách quan quan trọng nhất cần nhắc đến là nhu cầu và tiêu chuẩn của thị trường nhân công của các nước có chấp nhận lực lượng lao động này hay không? Cho nên, chiêu bài “ưu tiên xuất khẩu lao động cho ngư dân miền Trung” chỉ là trò diễn vụng về chống cháy mà thôi. Cấu trúc kinh tế vùng bị phá vỡ không chỉ làm sụp đổ những nền tảng kinh tế tư nhân và doanh nghiệp địa phương mà còn kéo theo tất cả các hệ luỵ xã hội. Dù “con cá gỗ” có nhãn “500 triệu USD” to tướng được treo lên thì người dân ở trong những vùng bị ảnh hưởng không thể nào ngửa cổ chép miệng và nuốt cơm trắng với muối. Chưa kể đến có những địa phương, gạo cứu đói bị bớt xén và muối trắng cũng không còn vì dân không dám ăn muối ở trong vùng nguồn nước biển đã bị ô nhiễm. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | 4 Comments »

9239. Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã phạm những “sai lầm” gì?

Posted by adminbasam trên 20/07/2016

FB Mạnh Quân: “Phải chăng đã thực sự bắt đầu chiến dịch ‘Đả hổ diệt ruồi’ phiên bản Việt Nam. Nghe nói ông Vũ Huy Hoàng đã bán một căn nhà. Hiện ông BT tai tiếng này đã đi Sin chữa bệnh, nói là xuất huyết dạ dày“.

_____

VietTimes

Nhật Minh

20-7-2016

Cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng

Cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng. Ảnh: internet

Trên website của mình, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính VN (VAFI) vừa đưa ra ý kiến được cho là sai lầm của cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, trong công tác quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp thuộc bộ này.

Ngày 19/7/2016, tại địa chỉ website: www.vafi.org.vn của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có đăng tải một bài viết “Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã sai lầm gì trong công tác quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp” của Phó chủ tịch VAFI – Nguyễn Hoàng Hải. Chưa đầy 1 tháng, VAFI đã có 7 bài viết, văn bản liên quan trong vấn đề hoạt động của Bộ Công thương và DN trực thuộc Bộ này trong thời gian tại vị của Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.

Bài viết của Phó Chủ tịch Nguyễn Hoàng Hải đưa ra quan điểm được cho là sai lầm của Cựu Bộ trưởng trong công tác quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp. Để rộng đường dư luận, VietTimes trích dẫn lại nguyên văn bài viết này:

1. Việc bổ nhiệm các chức danh chủ chốt tại một số Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước trực thuộc Bộ Công thương quản lý đã không đòi hỏi nhiều về kinh nghiệm và thành tích quản trị cao: Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 3 Comments »

9104. Các công ty dở sống dở chết của Việt Nam đe dọa tăng trưởng dài hạn

Posted by adminbasam trên 12/07/2016

East Asia Forum

Tác giả: GSTS Ian Coxhead, Đại học Wisconsin-Madison

Dịch giả: Song Phan

6-7-16

Một người chở trái vải trên một xe gắn máy  trên đường ở Lục Ngạn, Việt Nam, ngày 22-6-2016. (Ảnh: AAP).

Một người chở trái vải bằng xe gắn máy trên đường ở Lục Ngạn, Việt Nam, ngày 22-6-2016. (Ảnh: AAP).

Thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế vĩ mô Việt Nam hiện nay là việc duy trì tăng trưởng. Hầu hết tăng trưởng thời kỳ đổi mới là kết quả của những gia tăng hiệu quả gắn với sự ra đời của nền kinh tế thị trường (mở cửa thị trường và thương mại trong nước, nới lỏng các hạn chế về chuyển dịch lao động và chuyển nhượng đất đai) hoặc từ nguồn lao động kỹ năng thấp và vốn được mở rộng. GDP tiếp tục tăng trưởng với tốc độ rất đáng nể, mặc dù thấp hơn dự kiến theo văn kiện kế hoạch quốc gia.

Nhưng những dấu hiệu cảnh báo cho sự tăng trưởng trong tương lai là rất rõ ràng: tỉ lệ đóng góp thấp (29%) của tăng trường về năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng chung; tốc độ tăng trưởng về vốn con người yếu ớt; thâm hụt ngân sách dai dẳng, nợ công gia tăng; và có thể có sự mất ý chí trong việc tiếp tục đẩy mạnh các chương trình cải cách. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 5 Comments »

9095. Chưa khi nào thấy kinh tế rệu rã như hiện nay!

Posted by adminbasam trên 11/07/2016

FB Bạch Hoàn

Tin nhau tặng cả ngàn vàng!

11-7-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Chuyện huy động vàng trong dân chưa bao giờ nóng như mấy hôm nay. Đặc biệt khi những người được cho là chuyên gia kinh tế lại có những phát ngôn khiến dư luận nổi giận, kiểu như: Chính phủ bỏ quên 500 tấn vàng trong dân; Huy động vàng bằng cách dân đưa vàng cho nhà nước và nhận về chứng chỉ vàng, tức một tờ giấy…

Khuyến khích người dân đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh là cần thiết. Nhưng biện pháp không thể như mấy vị hiến kế hết sức ngô nghê, coi dân như lũ đần độn, mà phải bằng việc kiến tạo một môi trường kinh doanh cho người dân thấy cơ hội ngày càng nhiều, rủi ro ngày càng ít.

Ít bữa trước, khi đồng bằng sông Cửu Long đang ở cao điểm của đợt hạn mặn, tôi không rõ phía mình có muối mặt lúc ngửa tay nhận 257.000 USD mà phía Lào hỗ trợ hay không? Họ cho mình nhận, nhưng cá nhân tôi vẫn thấy chua chát vô cùng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 3 Comments »

8934. Những ‘cánh tay nối dài của đảng’ cần được rút ngắn

Posted by adminbasam trên 29/06/2016

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

29-6-2016

Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: EPA

Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: EPA

Sau khi Đại hội XII đã chỉ giải quyết được vấn đề nhân sự chủ chốt nhưng vẫn không giải quyết được bất kỳ một vấn đề trầm kha nào về kinh tế, xã hội và càng không biết làm sao để cải thiện tình trạng rỗng ruột của ngân sách, những dấu hiệu và biểu hiện “tự diễn biến” trong nội bộ tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ đảng viên và trong hệ thống các đơn vị vệ tinh xoay quanh trục đảng vẫn tiếp tục đà gia tăng khá ấn tượng.

‘Nên chấm dứt hoạt động, nếu còn biết liêm sỉ’

Trong tình hình ngân sách cạn kiệt vào nửa đầu năm 2016, một hiện tượng dư luận xã hội và truyền thông đáng chú ý đang diễn ra: những chỉ trích không tránh khỏi đối với hiệu quả hoạt động của một số tổ chức chính trị – xã hội lớn – còn có cách ví von như “cánh tay nối dài của đảng” – bao gồm các nhân tố Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Kinh tế Việt Nam, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

8376. Bước Đường Cùng, Dân Chết Trước hay Đảng Tiêu Trước?

Posted by adminbasam trên 20/05/2016

Văn Sĩ Sài Gòn

20-5-2016

Biển đã nuôi sống dân Việt ngàn năm. Nay biển nhiễm độc, cá chết, muối cũng dính độc. Cá độc không còn ăn được, nhưng muốn sống con người vẫn phải nuốt muối.  Sinh mạng của 90 triệu người Việt Nam, tất cả mọi thành phần xã hội sẽ chết dần mòn vì độc.  Dân sẽ chết trước hay đảng chết trước?  Ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công Thương nói: “Một sự kiện như Formosa là một vụ việc hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tâm lý, cả nền kinh tế nếu không nói là kể cả chính trị của chúng ta.”  Thứ trưởng Hải nói không sai. Chỉ vài ngàn người xuống đường biểu tình cho môi trường, chính quyền thay vì cần minh bạch, lại đi đánh đập họ, bất kể ngày tổng thống Mỹ tới thăm đã gần kề. Phải có cái gì đó làm họ quá sợ để đánh dân?

Sự thiệt hại rất to lớn, vì kinh tế biển đóng góp tới 48% GDP1 cho cả nước, tương đương với 90 tỉ USD.  Chính quyền cần ít nhất 4,2 tỉ USD17cho quốc phòng (ngân sách năm 2014). Như vậy, do biển chết và thiên tai tại đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, chính quyền lấy đâu ra tiền để trả nợ công, nuôi quân đội, công an? Tiền đâu xây tượng đồ? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Kinh tế Việt Nam, Môi trường, Đảng CSVN | Thẻ: | 8 Comments »

8068. GIAI CẤP TƯ SẢN, CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG TƯ TƯỞNG CỦA ÔNG VŨ NGỌC HOÀNG

Posted by adminbasam trên 30/04/2016

Nguyễn Huy Canh

30-4-2016

Trên báo Thanh Niên vừa cho phát bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng về kinh tế tư nhân và chủ nghĩa xã hội (xem báo Thanh Niên, ngày 28/4/016). Đây là một bài viết ngắn, nhưng tương đối rõ ràng, mạch lạc quan điểm của ông – một nhà lãnh đạo cũng tương đối có chức vụ cao – về nền kinh tế tư nhân, về giai tầng doanh nhân và chủ nghĩa xã hội.

Chúng ta biết, trong nhiều nghị quyết của đảng gần đây, đã lấp ló nhìn thấy sự đánh giá, nhìn nhận ý nghĩa, vai trò của thành phần kinh tế này trong sự phát triển của đất nước.

Tuy nhiên nội dung những nghị quyết ấy vẫn còn vương vấn quá nhiều về vai trò chủ đạo, nền tảng của chế độ công hữu, và kinh tế doanh nghiệp nhà nước. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 3 Comments »

7913. Nhật Bản và Trung Quốc: một rừng, hai cọp tại châu Á

Posted by adminbasam trên 21/04/2016

“Việt Nam cũng chọn đi theo con đường của Trung Quốc và hậu quả là gì? 40 năm sau chiến tranh, GDP mỗi đầu người của Nhật tăng từ 200 Mỹ kim vào năm 1955 lên gần 11,465 Mỹ kim trong năm 1985 so với Việt Nam là 239 Mỹ kim trong năm 1985 và 2,052 vào năm 2015. Đó chỉ là về mặt kinh tế còn chưa kể văn hóa, giáo dục, xã hội và nhất là tinh thần yêu nước biết quan tâm đến tương lai, vận mệnh và chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của dân tộc ngày càng suy đồi và tuột dốc. Nếu không cấp bách thay đổi thể chế chính trị thì không bao lâu nữa Việt Nam cũng sẽ mất luôn chủ quyền ở Trường Sa vào tay Trung Quốc”.

_____

Ls Nguyễn Văn Thân

21-4-2016

H1Ngày 10/4 vừa qua, ngoại trưởng của các nước G7 đã nhóm họp tại Hiroshima tạo điều kiện cho Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry tham gia lễ đặt vòng hoa tưởng niệm 140,000 nạn nhân bỏ mạng sau cuộc đánh bom nguyên tử ngày 6/8/1945 theo lệnh của Tổng Thống Harry Truman để chấm dứt chiến tranh ở châu Á.

Mục đích của Hội Nghị Ngoại Trưởng là chuẩn bị cho Hội Nghị Thượng đỉnh G7 sẽ được tổ chức vào ngày 26-27 tháng 5 sắp tới tại Ise-Shima, một trung tâm nghỉ mát ven biển gần thành phố Osaka. Lãnh tụ của các nước có nền kinh tế công nghiệp tân tiến gồm có Tổng Thống Obama (Mỹ), Thủ Tướng David Cameron (Anh), Thủ Tướng Angela Merkel (Đức), Tổng Thống Francois Holland (Pháp), Thủ Tướng Mateo Renzi (Ý), và Thủ Tướng Justin Trudeau (Canada) sẽ có mặt tham dự. Thủ Tướng Shinzo Abe của Nhật sẽ chủ trì Hội Nghị. Chủ Tịch Liên Âu Donald Tusk và Chủ Tịch Ủy Ban châu Âu Jean-Claude Junker cũng được mời tham dự. Hai vị khách đặc biệt khác của Hội Nghị là Tổng Thống Maithripala Sirisena của Bangladesh và Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Kinh tế Việt Nam, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

7902. Giải mã sự tụt hậu của Việt Nam

Posted by adminbasam trên 20/04/2016

BBC

PGS TS Phạm Quý Thọ

20-4-2016

Lãnh đạo Việt Nam kỳ vọng nâng mức thu nhập trung bình lên trên 7.000 USD vào năm 2035 nếu đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP tối thiểu 7% mỗi năm từ nay. Photo: Gety

Lãnh đạo Việt Nam kỳ vọng nâng mức thu nhập trung bình lên trên 7.000 USD vào năm 2035 nếu đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP tối thiểu 7% mỗi năm từ nay. Photo: Gety

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 kết thúc với phát biểu cảm xúc của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ‘dân chủ đến thế là cùng’.

Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13 cũng đã kết thúc ngoài dự kiến khi miễn nhiệm dàn lãnh đạo cũ và bổ nhiệm mới để lấp khoảng trống quyền lực giữa đảng và chính phủ với tuyên bố thủ tục rằng ê kíp lãnh đạo mới này sẽ tiếp tục được giới thiệu ra Quốc hội 14 theo Hiến định.

Các nhà quan sát thế giới và trong nước đang theo dõi những quyết định nhân sự của đảng và động thái của tân chính phủ thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Những thách thức kinh tế kéo dài từ các chính phủ tiền nhiệm, như thâm hụt ngân sách nặng nề, chi thường xuyên lớn, hết dư địa cho đầu tư phát triển, nợ công cao và tăng nhanh, nợ xấu cao tạo rủi ro cho hệ thống tài chính ngân hàng, doanh nghiệp làm ăn khó khăn, giải thể nhiều… cộng thêm những bất lợi về thiên tai ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, làm giảm thiểu tốc độ tăng của nền kinh tế. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

7686. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam phải cải cách thể chế

Posted by adminbasam trên 30/03/2016

TS Lê Đăng Doanh trả lời phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành

30-3-2016

Lời giới thiệu: Kinh tế Việt Nam đang trải qua những khó khan rất gay gắt, nợ công, nợ xấu đã ở mức báo động. Ngân sach thu không đủ chi. Năng lực cạnh tranh yếu kém. Trong khi đó tình trạng tham nhũng, lãng phí hầu như không kiểm soát nổi.

Từ Hà Nội, TS Lê Đăng Doanh khẳng định muốn nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam phải cải cách thể chế.

Cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện. Nội dung như sau – Mời qúi vị cùng nghe:

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng CSVN | Thẻ: , | 1 Comment »

7673. Nợ công tăng khủng khiếp trong 2 nhiệm kỳ ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng

Posted by adminbasam trên 29/03/2016

FB Vũ Thành Tự Anh

29-3-2016

Tóm tắt một số chỉ số kinh tế vĩ mô qua 3 nhiệm kỳ Chính phủ. Các bạn tự bình luận nhé!

H1 Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 4 Comments »

7622. Dũng Bị Tố Vay Nợ Ngập Đầu… WB Cắt Tiền ODA, VN Nguy

Posted by adminbasam trên 26/03/2016

Việt Báo

24-3-2016

TT Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Reuters.

TT Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Reuters.

SAIGON — Kinh tế Việt Nam có thể gặp giông bão khi Ngân Hàng Thế Giới WB cắt nguồn vốn ODA, theo bản tin VOA.

Trong khi đó, bản VnEconomy cho biết nợ chính phủ VN đã vượt giới hạn.

Mặt khác, bản tin VietnamNet cho biết “Ngân sách không đủ tiêu, Chính phủ vay nợ khắp nơi”…

Có một điểm để suy nghĩ: có vẻ như ông Nguyễn Tấn Dũng trong cả thập niên giữ chức Thủ Tướng vừa qua đã tô son phấn cho các bản phúc trình, nên các thông tin bi quan này bây giờ mới lộ ra…

Bản tin VOA cho biết một viễn ảnh bi quan trong hơn một năm nữa thôi: Tháng 7/2017, Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cắt nguồn vốn ODA (Trợ giúp Phát triển Chính thức) dành cho Việt Nam, sau khi Việt Nam được công nhận vượt qua ngưỡng nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình hồi năm ngoái. Bộ Tài chính Việt Nam cho biết tin này hôm 22/3.
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 2 Comments »

7588. Kinh tế chính trị Việt Nam đang ‘tự kìm hãm mình’

Posted by adminbasam trên 23/03/2016

BÙI VĂN BỒNG

23-3-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Có hai quan niệm: Một là: Thể chế chính trị nào thì tạo ra nền nền kinh tế tương xứng với ‘nó’; hai là: Kinh tế -xã hội phát triển đòi hỏi cần có nền chính trị  phù hợp. Cả hai quan niệm đều đi từ căn nguyên đến hiệu quả và ngược lại chính bản thân hiệu quả phải tìm ra căn nguyên, tất yếu phải đi đến tự cải cải cách cho nhằm sát thực tiễn.  Kinh tế chính trị tư bản về gốc rễ xuất phát từ nhu cầu kinh tế sinh ra nền chính trị phù hợp. Kinh tế chính trị Mác-Lenin lại lấy chính trị chỉ đạo kinh tế và (buộc) kinh tế-xã hội phải “chiều’ theo và bị chi phối bởi chính trị.

Theo VOER, môn kinh tế chính trị học phải nắm được: hoàn cảnh ra đời của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh, những đặc trưng, đại biểu điển hình và quan điểm kinh tế cơ bản của kinh tế cổ điển Anh; nắm vững nội dung cơ bản của các học thuyết kinh tế chính trị của Wiliam Petty, Adam Smith và David Ricardo; qua nội dung những tư tưởng kinh tế chủ yếu của trường phái để rút ra ý nghĩa nghiên cứu, vị trí lịch sử của kinh tế tư sản cổ điển Anh. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Kinh tế Việt Nam, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 2 Comments »

7506. Vẫn cố ‘dựa hơi’ Nhà nước!

Posted by adminbasam trên 17/03/2016

Blog VOA

Cao Huy Huân

17-3-2016

Mới đây báo Tuổi Trẻ đưa tin “Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) vừa đề nghị Chính phủ cho cơ chế để ưu đãi thuế cho dự án Liên hợp lọc hóa dầu (LHD) Nghi Sơn, vốn đầu tư 9 tỉ USD, với số tiền dự kiến khoảng 75.000 tỉ đồng trong 10 năm đầu tiên, trong đó có một phần tiền được lấy từ… người tiêu dùng!”. Như vậy cho đến lúc này, dường như PVN vẫn chưa thôi cách làm ăn “dựa hơi” vào Nhà nước – vào tiền của dân.

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, PVN cho biết khi LHD Nghi Sơn đi vào vận hành thương mại từ năm 2017, tập đoàn này sẽ phải thanh toán cho Công ty TNHH LHD Nghi Sơn (NSRP) số tiền “rất lớn”, có thể lên tới mức 75.000 tỉ đồng (tương đương 3 tỉ USD) trong khi tổng vốn đầu tư dự án này khoảng 9 tỉ USD. Tức mức ưu đãi đã chiếm hết một phần ba tổng vốn đầu tư – mức ưu đãi khiến những ai dễ tính nhất nghe qua cũng thấy giật mình. Không giật mình sao được khi tiền PVN yêu cầu từ Nhà nước – suy cho cùng cũng là tiền của dân, tiền của người tiêu dùng, vậy mà phải đổ lượng tiền khủng để nhà đầu tư đảm bảo được kết quả đầu tư… có lời. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

7473. Liệu Việt Nam có thể tự cải cách? Phần 3: Thay đổi bằng cách nào?

Posted by adminbasam trên 14/03/2016

Bùi Quang Vơm

13-3-2016

Mời xem lại: Liệu Việt Nam có thể tự cải cách:   –  Phần 2: Thay đổi là tất yếu (bài 1)  –  Phần 2: Thay đổi là tất yếu (bài 2)

Có thể nói ngay rằng, chỉ có cách duy nhất là đảng cộng sản Việt Nam tự cải cách. Câu hỏi đặt ra cho loạt bài này là: Liệu Việt Nam có tự cải cách hay không? Ở phần Một, chúng ta đã khẳng định Đảng cộng sản sẽ không tự cải cách. Sau đó, sang phần Hai, chúng ta lại khẳng định rằng thay đổi là tất yếu. Bây giờ, chúng ta lại nói, chỉ có thể tự cải cách. Đó là cái gọi là Nghịch lý của lôgíc. Không thể tự cải cách, nhưng không có cách nào tốt hơn là tự cải cách. Bởi vì chúng ta đã chứng minh (dù còn rất xa mới đầy đủ) rằng chỉ có thể hoặc tự thay đổi để tiếp tục tồn tại hoặc sẽ bị loại bỏ. Phía trước đảng cộng sản chỉ còn hai con đường, đi tiếp với số đông dân chúng đồng bào của mình, với số đông nhân loại, hay tự gạt mình ra khỏi dòng chảy, chọn cách đứng trên vỉa hè. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 3 Comments »

7441. Liệu Việt Nam có thể tự cải cách? Phần 2: Thay đổi là tất yếu (bài 2)

Posted by adminbasam trên 11/03/2016

Bùi Quang Vơm

11-3-2016

Phần 2: Thay đổi là tất yếu (Bài 2). Tiếp theo Bài 1. Mời đọc lại:

5- Có mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không?

Mặc dù đổi mới được cho là bắt đầu từ Đại hội VI năm 1986, nhưng thuật ngữ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mãi tới đại hội IX năm 2001 mới xuất hiện, trong văn kiện của đảng. Suốt thời gian dài 15 năm là sự vật vã, giằng co về nhận thức. Thị trường bị hiểu là đặc trưng của riêng chủ nghĩa tư bản. Chấp nhận thị trường là chấp nhận tư bản chủ nghĩa, phản bội lý tưởng xã hội chủ nghĩa, phản bội chủ nghĩa Mác Lênin. Vì vậy, Đại hội VIII tháng 6 năm 1996 xác định:

– Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung cuủa nhân loại.

– Kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội.

– Cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 4 Comments »

7427. Công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ bị xoá sổ?

Posted by adminbasam trên 10/03/2016

Blog VOA

Lê Anh Hùng

10-3-2016

Một nhân viên kiểm tra dây chuyền lắp ráp xe tại Hải Dương, Việt Nam. Photo: AP

Một nhân viên kiểm tra dây chuyền lắp ráp xe tại Hải Dương, Việt Nam. Photo: AP

Công nghiệp ô tô là ngành kinh tế quan trọng trong hầu hết các nền kinh tế hiện đại. Bản thân chính phủ Việt Nam cũng xác định đây là ngành công nghiệp then chốt trong chiến lược phát triển công nghiệp nói chung.

Tuy nhiên, đã 25 năm trôi qua kể từ khi Mekong Auto và Liên doanh Ô tô Hoà Bình (VMC) đi vào hoạt động năm 1991, năm đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, bức tranh toàn cảnh ngành công nghiệp vốn rất được kỳ vọng này vẫn còn rất nham nhở.

Hiện Việt Nam có 11 liên doanh sản xuất, lắp ráp ô tô cùng khoảng 30 doanh nghiệp nội địa hoạt động trong lĩnh vực này, mà nòng cốt là Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), gồm 11 doanh nghiệp FDI và 6 doanh nghiệp nội địa. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »