BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘LS Nguyễn Văn Thân’

12.358. Mar-a-Lago luận kiếm

Posted by adminbasam trên 13/04/2017

“Để dựa vào Trung Quốc kìm chế Bắc Hàn, có thể Mỹ sẽ đồng ý nhượng bộ trao quyền kiểm soát Biển Đông cho Trung Quốc, với điều kiện là tàu thuyền Mỹ vẫn được tự do qua lại. Nếu thế thì sẽ là một hiểm họa đen tối cho dân tộc Việt Nam”.

____

LS Nguyễn Văn Thân

13-4-2017

Những cái bắt tay giữa Trump và Tâp ở Mar-a-Lago có thể làm điêu đứng các nước khác. Photo: AFP

Thế là sau gần 3 tháng gườm nhau, rốt cuộc rồi hai cao thủ sẽ có cơ hội so gươm, đối đầu tại Mar-a-Lago vào ngày 6 và 7 tháng 4 vừa qua. Có thể nói là không có điều gì tác động mạnh đến tình hình an ninh và kinh tế thế giới ngày nay bằng quan hệ Mỹ – Trung. Cả hai đều muốn biến nước họ trở thành vĩ đại lần nữa.

Với Tập thì sau một thế kỷ ô nhục, đã đến lúc Trung Quốc trở lại vai trò trung tâm của vũ trụ. Còn Trump thì cho là Hoa Kỳ đã bị hạ nhục trong suốt một thập niên qua. Từ một siêu cường độc cô cầu bại, Trump có cảm giác là Mỹ ngày càng xuống dốc và đang bị coi thường. Tư duy chính trị sỉ nhục, tổn thương và rửa hận đang là thời thượng. Lãnh tụ nào đánh gục được đối thủ sẽ được tôn vinh như là cứu tinh của dân tộc họ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Mỹ-Trung, Trung Quốc | Thẻ: , , | 2 Comments »

12.290. Quan hệ Úc – Trung qua chuyến viếng thăm của Lý Khắc Cường

Posted by adminbasam trên 08/04/2017

“Có những sự ngây thơ và lãng mạn chết người như bài học xương máu của người Việt Nam đối với chủ nghĩa cộng sản. Nếu tiếng nói của phe lãng mạn ngày càng trỗi dậy thì không khéo có ngày người Úc cũng phải nếm mùi một bài học cay đắng như người Việt Nam vậy”.

____

LS Nguyễn Văn Thân

8-4-2017

Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường (trái) và Thủ tướng Australia, ông Malcolm Turnbull ở Canberra trong chuyến thăm vừa qua. Ảnh: internet

Cuối tháng trước, Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến Úc trong chuyến công du 5 ngày. Tháp tùng ông là một phái đoàn thương gia hùng hậu. Đề tài thảo luận chính là kinh tế nhưng các vấn đề an ninh và chiến lược cũng nằm trong nghị trình trong bối cảnh Úc đang tiến hành soạn thảo Bạch Thư Ngoại Giao 2017. Đây là chuyến công du Úc Châu thứ hai của ông Lý. Ông đến Úc lần đầu vào năm 2009 trong cương vị phó thủ tướng.

Chỉ trong vòng 24 giờ sau khi đáp xuống thì Thủ Tướng Lý Khắc Cường đã đăng một lá thư ngỏ bằng tiếng Anh trên báo The Australian chuyển tải thông điệp trực tiếp đến người dân Úc. Hiếm có một lãnh tụ Trung Quốc nào làm như vậy. Bản thân ông Lý nói và viết tiếng Anh thành thạo và là người duy nhất trong Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc có khả năng Anh ngữ. Vợ ông bà Trần Hồng là một giáo sư Anh văn. Ông Lý có bằng tiến sĩ kinh tế và đã từng dịch sang tiếng Hoa quyển sách mang tựa đề ”The Due Process of Law” (Quy Trình Pháp Luật) của Lord Denning là vị thẩm phán tài ba lừng danh của Tòa Án Tối Cao Anh quốc. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 2 Comments »

12.189. Rex Tillerson: Ngoại Trưởng trầm lặng

Posted by adminbasam trên 31/03/2017

LS Nguyễn Văn Thân

31-3-2017

Ngoại trưởng Rex Tillerson. Ảnh: EPA/MICHAEL REYNOLDS /LANDOV

Tuần trước, Rex Tillerson Ngoại Trưởng Hoa Kỳ tiến hành chuyến công du đầu tiên với 3 nước Châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Đề tài chính là Bắc Hàn. Tillerson tuyên bố là Hoa Kỳ đã mất hết kiên nhẫn với Bắc Hàn và phải áp dụng sách lược mới. Tất cả mọi giải pháp gồm có giải pháp quân sự sẽ được cứu xét.  Hoa Kỳ có thể đánh phủ đầu bằng cách ném bom các cơ sở vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn nhưng hậu quả thật khó đo lường. Bắc Hàn chắn chắn sẽ trả đũa bằng cách tấn công Nam Hàn và Nhật Bản cũng như căn cứ Mỹ tại hai nước này với vũ khí nguyên tử. Không ai có thể đoán được kết cuộc sẽ như thế nào.

Đối diện với vấn đề Bắc Hàn nóng hỏi như vậy là một ngoại trưởng Mỹ khá lạnh lùng. Trái với những lời phát biểu nảy lửa trong cuộc thẩm vấn trước Thượng Viện là Hoa Kỳ phải cấm không cho Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo được cải đổi thành các tiền đồ quân sự tại Trường Sa, Rex Tillerson hầu như im hơi lặng tiếng kể từ khi nhậm chức vào ngày 1/2/2017. Trong chuyến công du dừng chân tại Trung Quốc vào cuối tuần qua, Tillerson lại có những lời phát biểu hầu như là lập lại quan điểm của Trung Quốc là hai nước phải hợp tác chặt chẽ và tôn trọng lẫn nhau, và bằng mọi cách tránh xung đột quân sự hoặc thương mại. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , , | 3 Comments »

12.086. Bạch thư Ngoại giao 2017

Posted by adminbasam trên 23/03/2017

LS Nguyễn Văn Thân

23-3-2017

Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop (phải) và bà Frances Adamson, Quốc vụ khanh Ngoại giao và Thương mại Úc. Ảnh: báo SMH

Vào tháng 8 năm ngoái, Ngoại Trưởng Julie Bishop công bố ý định soạn thảo Bạch Thư Ngoại giao dưới sự chỉ đạo của Frances Adamson, Thư Ký và người phụ nữ đầu tiên đứng đầu Bộ Ngoại Giao Úc. Đây là Bạch Thư Ngoại Giao thứ ba. Bạch Thư đầu tiên được ban hành vào năm 1997 với tựa đề ”In the National Interest” vào năm 1997 và văn bản thứ hai vào năm 2003 với tựa đề ”Advancing the National Interest” dưới thời của Thủ Tướng John Howard.

Chính quyền Turnbull cũng đã ban hành Bạch Thư Quốc Phòng vào tháng 2 năm ngoái mà điểm chính là gia tăng ngân sách quốc phòng hàng năm lên 30 tỷ Mỹ kim, tương đương 2% GDP, và tăng cường lực lượng hải quân để đối phó với chính sách hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Vào cuối năm ngoái, chính quyền đã công bố là sẽ chi 50 tỷ Mỹ kim mua 12 chiếc tàu ngầm diesel tối tân của Pháp dự trù là sẽ đóng xong và trao cho hải quân Úc vào năm 2030. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: , | 3 Comments »

11.992. Vai trò lãnh đạo ASEAN của Nam Dương

Posted by adminbasam trên 16/03/2017

LS Nguyễn Văn Thân

16-3-2017

Cuối tháng hai vừa qua, Tổng Thống Nam Dương Joko Widodo đã tiến hành viếng thăm Úc trong hai ngày và hội kiến với Thủ Tướng Malcolm Turnbull. Chuyến đi này trùng với chuyến công du của Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu. Netanyahu là thủ tướng Do Thái tại chức đầu tiên đến thăm Úc Châu. Nam Dương là một quốc gia không công nhận Do Thái.

Hồi cuối năm ngoái, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị Quyết 2334 lên án những hoạt động xây cất và định cư của Do Thái trong khu vực chiếm đóng là vi phạm luật quốc tế và bất hợp pháp. Trái với thường lệ, lần này Hoa Kỳ dưới quyền lãnh đạo của Tổng Thống Obama từ chối phủ quyết làm chính quyền Do Thái tức giận và cảm thấy bị phản bội. Chỉ có Úc là lên tiếng chỉ trích Nghị Quyết của Liên Hiệp Quốc. Có lẽ vì vậy mà Netanyahu đã quyết định đến Úc để đáp ơn “đồng minh” hiếm hoi trong cơn hoạn nạn. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Chính trị, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

11.845. EVFTA có thể thay thế TPP?

Posted by adminbasam trên 04/03/2017

LS Nguyễn Văn Thân

4-3-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: EZ Law

Theo viện nghiên cứu kinh tế McKinsey, Việt là nước hưởng lợi nhiều nhất từ TPP với GDP tăng hơn 10% và xuất cảng 30% trong một thập niên. Câu hỏi đặt ra là không có TPP, Việt Nam có cần tiến hành cải cách theo đúng quy định cạnh tranh công bằng của các hiệp định thương mại tự do hay không và cụ thể là bảo vệ quyền lao động và môi trường. Trong hoàn cảnh hiện nay với thảm họa Formosa và tình trạng môi trường ô nhiễm ngày càng nặng khắp mọi nơi, bảo vệ môi trường sẽ là một thách thức sống còn của người dân Việt Nam.

Hiệp định Thương Mại Tự do giữa Việt Nam và Liên Âu (EVFTA) đã kết thúc vào ngày 1/12/2015 và văn bản EVFTA đã được công bố vào ngày 1/2/2016.  Dự trù là EVFTA sẽ có hiệu lực trong năm 2018. Câu hỏi đặt ra là EVFTA sẽ có tác động gì đến quyền lao động và môi trường? Nó có thể thay thế TPP để giúp Việt Nam phát triển kinh tế và thoát khỏi cái bóng của Trung Quốc hay không? Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam | Thẻ: , , | 5 Comments »

11.778. Nhất đới, nhất lộ

Posted by adminbasam trên 25/02/2017

LS Nguyễn Văn Thân

25-2-2017

Bản đồ "Con Đường Tơ Lụa" của TQ. Nguồn: Tân Hoa Xã

Bản đồ “Con Đường Tơ Lụa” của TQ. Nguồn: Tân Hoa Xã

Tham vọng chiến lược của Trung Quốc qua sáng kiến “Nhất đới, nhất lộ”

Hán Vũ Đế (156 TCN -87 TCN) là vị hoàng đế thứ 7 của Nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, trị vì hơn nửa thế kỷ từ 140 TCN đến 87 TCN. Dưới thời cai trị của ông, nhà Hán đã phát triển lớn mạnh về mặt quân sự và ngoại giao, tiến hành các cuộc xâm lược và chiến tranh với Hung Nô. Óng cũng được lịch sử biết tới qua việc xử tội danh tướng Lý Lăng và Tư Mã Thiên. Khi 5000 quân của Lý Lăng bị 80,000 quân Hung Nô bao vây và hết lương thực, Lăng bất đắc dĩ phải buông thương đầu hàng. Nhận được tin, Hán Vũ Đế hạ lệnh giết hết cả gia đình gồm có mẹ và vợ của Lý Lăng. Quan thái sử Tư Mã Thiên ra sức can gián nên cũng bị họa lây và bị xử thiến, một tội nhục nhã nhất vào thời đó. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: , | 6 Comments »

11.692. Cạnh tranh chiến lược trong tiến trình hình thành RCEP

Posted by adminbasam trên 18/02/2017

Ls Nguyễn Văn Thân

18-2-2017

Theo lời hứa tranh cử, Tổng Thống Trump đã chính thức công bố rút Hoa kỳ khỏi TPP. Tuy Úc và Tân Tây Lan vẫn muốn cứu sống nhưng TPP thật sự đã bị khai tử và chôn sống. Điều này không có nghĩa là chính sách tự do thương mại và tranh giành vị trí chiến lược và an ninh tại Châu Á chấm dứt mà chỉ có nghĩa là Hoa Kỳ đã chọn bước ra khỏi sân chơi. Bây giờ là lúc các quốc gia Châu Á xem xét chi tiết Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (Regional Comprehensive Economic Partnership hoặc RCEP). Như mọi người đều biết, TPP không có Trung Quốc và RCEP không có Hoa Kỳ.

Ý tưởng thành lập RCEP bắt đầu từ năm 1990 sau thất bại của các cuộc đàm phán WTO tại Uruguay. Khởi đầu, Thủ Tướng Mã Lai Mahathir Mohamed đề nghị thành lập một khu vực tự do thương mại trong khu vực Châu Á gồm có các quốc gia thành viên Khối ASEAN với Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc có tên gọi là Nhóm Kinh Tế Đông Á (East Asian Economic Group). Mục đích là để đối trọng với thị trường chung Châu Âu và khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ. Nhưng đề nghị này của Mahathir bị Mỹ phản đối và Nhật dưới áp lực của Mỹ cũng không ủng hộ vì lo ngại là các nước ASEAN sẽ bị lôi cuốn vào quỹ đạo của Trung Quốc. Đọc tiếp »

Posted in ASEAN, Chính trị, Hiệp định Xuyên TBD, Trung Quốc | Thẻ: | 5 Comments »

11.547. Vai trò của Nhật tại Biển Đông

Posted by adminbasam trên 04/02/2017

LS Nguyễn Văn Thân

4-2-2017

CTN Trần Đại Quang và TT Nhật Shinzo Abe tại Lima tháng 11/2016. Photo: Kyodo

CTN Trần Đại Quang gặp TT Nhật Shinzo Abe tại Lima tháng 11/2016. Photo: Kyodo

Bước vào đầu năm 2017, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe đã tiến hành chuyến công du tại 4 nước Châu Á là Phi Luật Tân, Úc, Nam Dương và Việt Nam. Úc và Nhật là đồng minh quân sự của Hoa Kỳ. Nam Dương là quốc gia có tầm vóc lãnh đạo trong Khối ASEAN. Phi Luật Tân và Việt Nam đều có tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông và Việt Nam cũng là nước chủ nhà sẽ tổ chức Hội Nghị APEC tại Đà Nẵng trong năm 2017 này.

Tưởng cũng nên nhắc lại Abe là nguyên thủ đầu tiên ghé thăm và chúc mừng Donald Trump tại New York hồi tháng 11 năm ngoái khi ông trên đường tham dự APEC tại Peru. Trong tháng 12 thì Abe cũng thi hành hai công tác ngoại giao quan trọng. Thứ nhất là đón tiếp Tổng Thống Nga Vladimir Putin. Nga là nước duy nhất mà Nhật chưa ký Hiệp Ước Hòa Bình sau Đệ Nhị Thế Chiến. Trong những ngày cuối của cuộc chiến, Liên Bang Xô Viết đưa quân chiếm đóng một vài hòn đảo ở phía Bắc của Nhật gọi là quần đảo Kuril và tranh chấp chủ quyền của quần đảo này đã ngăn cản tiềm năng quan hệ giữa hai nước. Abe và Putin không ra tuyên bố gì đột phá về Kuril nhưng hứa hẹn là sẽ cải thiện quan hệ kinh tế song phương trong bối cảnh Nga đang bị Hoa Kỳ và Châu Âu cấm vận vì xâm chiếm Crimea. Còn Nhật thì đang mong vực dậy nền kinh tế qua nhiều năm suy thoái. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước | Thẻ: , , , | 5 Comments »

11.474. Chiến lược xoay trục về Châu Á của Obama sẽ đi về đâu?

Posted by adminbasam trên 27/01/2017

LS Nguyễn Văn Thân

27-1-2017

Tám năm trước đây khi Obama tuyên thệ nhậm chức, cả thế giới vui mừng chào đón tân tổng thống với bao niềm hân hoan và hỵ vọng. Lần đầu tiên trong lịch sử có một vị tổng thống Mỹ da đen chứng thực Hoa Kỳ là một đất nước phi thường nơi mà mọi người có thể đạt được bất cứ giấc mơ nào nếu họ thực tâm bỏ công theo đuổi.

Sử gia sẽ đánh giá thành công và thất bại của Obama qua hai nhiệm kỳ. Nhưng trước mắt thì di sản chính sách đối nội Obamacare đang bị đe dọa trầm trọng. Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ do Đảng Cộng Hòa kiểm soát đã bắt đầu thông qua một số điều luật chuẩn bị cho tiến trình hủy bỏ Đạo luật Obamacare. Chính phủ Hoa Kỳ và người Mỹ vẫn có nhiều dấu hiệu chia rẽ, đặc biệt là với chiến thắng bất ngờ của Donald Trump. Ước lượng là có hàng trăm ngàn người tụ về thủ đô Washington để tham dự Lễ Nhậm chức của Trump. Nhưng ngay sau đó cũng có hàng triệu người biểu tình phản đối. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Kinh tế thế giới | Thẻ: , , , | 4 Comments »

11.166. Phát triển tổ chức xã hội dân sự sau biến cố Formosa

Posted by adminbasam trên 29/12/2016

LS Nguyễn Văn Thân

29-12-2016

Chỉ còn vài ngày nữa là chúng ta sẽ nói lời chia tay với năm 2016. Có thể nói, 2016 là một năm đầy biến động đối với dân tộc Việt Nam. Sự kiện đầu tiên là cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng CSVN với sự ra đi của ông Nguyễn Tấn Dũng. Sử dụng những thủ đoạn về điều lệ tranh cử và đề cử, ông Nguyễn Phú Trọng đã dễ dàng loại Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi vòng đua. Thế là Việt Nam tiếp tục bị kìm hãm dưới bàn tay sắt của một lãnh tụ bảo thủ, giáo điều, mù quáng với ảo tưởng về chủ nghĩa xã hội.

 Sự kiện quan trọng thứ hai là phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Đường 9 Đoạn. Tòa xử cho nguyên đơn Phi Luật tân thắng vẻ vang mang lại hy vọng cho Việt Nam trước dã tâm và tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông. Nhưng sự xuất hiện của tân Tổng Thống Duterte đã làm đảo lộn mọi vấn đề. Bên thắng kiện không muốn nhắc tới phán quyết của vụ kiện nên Trung Quốc dễ dàng vô hiệu hóa phán quyết của Tòa qua một số sách lược ngoại giao khéo léo. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Xã hội Dân sự, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 4 Comments »

11.139. Bi kịch của Tổng Thống Phác Cận Huệ

Posted by adminbasam trên 26/12/2016

LS Nguyễn Văn Thân

26-12-2016

Tổng thống Park Geun-hye cúi đầu xin lỗi người dân Hàn Quốc hôm 4-11. Ảnh: Korea Times

Tổng thống Park Geun-hye cúi đầu xin lỗi người dân Hàn Quốc hôm 4-11. Ảnh: Korea Times

Ngày 9/12 vừa qua, Quốc Hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu quyết định truất phế Tổng Thống Phác Cận Huệ (Park Geng-hye) trên tỷ lệ 2/3 với 234/300 phiếu thuận và 56 phiếu chống. Có nghĩa là không chỉ có đối lập mà một số đông đảng viên của Đảng Tân Quốc Gia (Saenuri) của Tổng Thống Phác cũng đã bỏ phiếu hạ bệ bà. Hậu quả là bà Phác bị tước mọi quyền hành và Thủ Tướng Hoàng Giáo An (Hwang Kyo-ahn) trở thành Tổng Thống Xử lý Thường vụ trong thời hạn 180 ngày, trong lúc chờ đợi Tòa Bảo Hiến xét duyệt quyết định truất phế có hợp hiến hay không. Theo Hiến Pháp thì phải có ít nhất 2/3 tức là 6/9 thành viên của Tòa chuẩn y quyết định của Quốc Hội và nếu kết quả là thế thì sẽ dẫn đến một cuộc bầu cử tổng thống mới.

Nguyên nhân bà Phác bị truất phế có liên quan đến tham nhũng nhưng không phải cá nhân bà Tổng Thống tham nhũng mà là một người bạn thân của bà bị cáo buộc lạm quyền và trục lợi. Ngoài ra, bà Phác cũng bị tố là tiết lộ thông tin bảo mật quốc gia cho một người bạn không nắm giữ bất cứ chức vụ gì trong chính quyền. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Tham nhũng, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

10.932. Tương lai quan hệ đồng minh Úc – Mỹ

Posted by adminbasam trên 03/12/2016

LS Nguyễn Văn Thân

3-12-2016

Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ không chỉ gây sốc cho nhiều cử tri Mỹ mà cũng tạo chấn động trên toàn thế giới. Tại Úc, Thủ Tướng Malcolm Turnbull đã mau chóng gọi điện thoại chúc mừng Trump. Qua cuộc điện đàm kéo dài 15 phút, Turnbull nêu rõ quan điểm của Úc về các vấn đề liên quan tới giao thương, an ninh và cuộc chiến chống khủng bố. Sau đó, Turnbull trấn an dân chúng Úc rằng Trump là một người làm ăn và sẽ theo đuổi các chính sách thực dụng.

Nhưng Thượng Nghị Sĩ Penny Wong Bộ Trưởng Ngoại Giao Đối Lập đã viết một bài đăng trên báo của công ty Fairfax là Tổng Thống Trump là một bước ngoặt trong quan hệ Úc – Mỹ. Wong lập luận rằng quan điểm của Trump trong lúc tranh cử biểu lộ những giá trị trái ngược với Úc và quan hệ đồng minh không có nghĩa là Úc phải bán rẻ những giá trị căn bản đó gồm có tôn trọng quyền bình đẳng giới tính, chủng tộc, tôn giáo và một hệ thống kinh tế mở cửa giao thương với quốc tế. Chính sách ngoại giao của Trump trong lúc tranh cử khác xa rất nhiều với những người tiền nhiệm. Ông cảnh báo là sẽ xét lại quan hệ đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ gồm có NATO và các liên minh quân sự tại Châu Á – Thái Bình Dương, gợi ý là Nhật và Nam Hàn nên tự phát triển vũ khí nguyên tử để đối phó với Bắc Hàn và giảm bớt gánh nặng cho Hoa Kỳ, thiết lập quan hệ thân thiện với Putin, khai tử TPP và xét lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), sẵn sàng gây chiến thương mại với Trung Quốc và hủy bỏ Hiệp Định Paris chống Biến Đổi Khí Hậu. Tất cả các chính sách này đều đi ngược lại quan điểm chiến lược của Úc và sẽ làm tổn hại đến quyền lợi kinh tế và an ninh của Úc. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị | Thẻ: , , | 4 Comments »

10.857. Xây dựng văn hóa tranh luận và phản biện

Posted by adminbasam trên 26/11/2016

LS Nguyễn Văn Thân

26-11-2016

Không thể chối cãi là trong vài trăm năm qua, sự tiến bộ vượt bực của khoa học kỹ thuật đã nâng cao đời sống của nhân loại rất đáng kể. Từ phương tiện sản xuất, máy móc đến hệ thống giao thông, y tế và thông tin liên lạc đã biến đổi đời sống làng xã, nông nghiệp thành những đô thị công nghiệp tân tiến. Thời nay, người ta có đủ phương tiện để đi vòng quanh thế giới. Thậm chí có thể thám hiểm cả vũ trụ. Tất cả là nhờ vào khoa học và phương pháp khoa học. Mà phương pháp khoa học căn bản là dựa trên văn hóa tranh luận và phản biện. Có nghĩa là các giả thuyết và lý thuyết khoa học phải trải qua một tiến trình trắc nghiệm để loại bỏ mọi khiếm khuyết đến nỗi có thể áp dụng trong đời sống thực tế một cách hiệu quả và đạt lòng tin hầu như tuyệt đối của tất cả mọi người. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Văn hóa | Thẻ: , | 4 Comments »

10.824. Những ngày tháng bấp bênh sắp tới

Posted by adminbasam trên 22/11/2016

LS Nguyễn Văn Thân

22-11-2016

Trái với kết quả của các cuộc thăm dò dân ý, Donald Trump đã đánh bại Hillary Clinton dễ dàng và sẽ trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Ông Trump chiếm được 306 phiếu cử tri đoàn so với 232 của bà Clinton. Thật ra, bà Clinton chiếm nhiều phiếu cá nhân hơn với gần 64 triệu so với 62 triệu của ông Trump. Có thể nói, Tổng Thống Trump đại diện cho nhóm cử tri thiểu số.

 

Một lần nữa, tầng lớp chính trị chuyên nghiệp lại bị hố khi đưa ra những dự đoán hoàn toàn sai trật. Mọi người đã đánh giá thấp sự tức giận và niềm thất vọng của giới lao động Mỹ khi họ dồn phiếu cho ứng viên Trump để gửi một thông điệp đến giới quyền uy chính mạch đã quá xa rời quần chúng. Để cử tri có thể bỏ qua những hành vi khá tệ của một ứng viên tổng thống thì chắc là cơn giận này phải thật là đáng kể.  Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , , | 5 Comments »

10.727. Tòa án Hình sự Quốc tế

Posted by adminbasam trên 12/11/2016

“Câu hỏi mà nhiều người quan tâm hiện nay là liệu ICC có thể tiến hành truy tố Formosa về tội hủy diệt môi trường biển ở miền Trung Việt Nam hay không? Để công tố viên có thể tiến hành điều tra thì phải tuân thủ 6 nguyên tắc thẩm quyền và thừa nhận. Có nghĩa là vụ án phải xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia thành viên và nghi phạm là công dân của quốc gia thành viên”.

______

Nguyễn Văn Thân

12-11-2016

Tòa án Hình sự quốc tế (International Criminal Court hoặc ICC) ra đời vào năm 1998 và bắt đầu hoạt động từ năm 2002. ICC có thẩm quyền truy tố bất cứ cá nhân nào bị cáo buộc phạm tội diệt chủng, tội ác chống nhân loại hoặc tội phạm chiến tranh. ICC có trụ sở tại The Hague Hòa Lan và hiện này có tới 124 quốc gia là thành viên chấp nhận thẩm quyền của Tòa.

Ý tưởng thành lập một tòa án quốc tế thường trực để truy tố tội phạm chiến tranh đã được đề ra tại Hội Nghị Hòa Bình Paris vào năm 1919 sau Đệ Nhất Thế Chiến. Đề tài này được chính thức đưa ra thảo luận vào năm 1937 tại Geneva dưới sự bảo trợ của Liên Đoàn các Quốc Gia (League of Nations) là tổ chức tiền thân của Liên Hiệp Quốc, dẫn đến sự hình thành của Công Ước đầu tiên với mục đích thành lập tòa án thường trực xét xử tội khủng bố có tầm mức quốc tế. Có 13 quốc gia ký kết nhưng Công Ước này không có hiệu lực vì không có quốc gia nào phê chuẩn. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Môi trường, Pháp luật | Thẻ: , , | 5 Comments »

10.676. Chính sách ngoại giao xoay trục của Tổng thống Duterte

Posted by adminbasam trên 04/11/2016

LS Nguyễn Văn Thân

4-11-2016

TT Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: internet

TT Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: internet

Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte vừa thực hành chyến công du Trung Quốc 4 ngày từ 18-21 tháng 10 vừa qua cùng với một phái đoàn có hơn 400 doanh nhân theo tháp tùng. Nước chủ nhà Trung Quốc đã long trọng trải thảm đỏ đón Duterte tại Đại sảnh đường Nhân dân Bắc Kinh. Tổng thống Phi hội kiến Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ Tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch Quốc Hội Trương Đức Giang, tức là 3 nhân vật lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc. Sau các cuộc họp mặt, hai bên công bố hàng loạt hợp đồng thỏa thuận và viện trợ kinh tế trị giá 24 tỷ Mỹ kim.

Nhưng điều đáng chú ý nhất là lời phát biểu của Duterte. Ông tuyên bố là đã đến lúc Phi Luật tân nói lời chia tay với “người tình trăm năm” Hoa kỳ. Ông còn bạo miệng cảnh báo là Phi Luật tân sẽ cùng với Trung Quốc và Nga lập ra một trục ”3 quốc gia” để đối trọng với “thế giới” (dưới tầm ảnh hưởng của Mỹ?). Vẫn biết Duterte là một người thường có những lời phát biểu bốc đồng nhưng câu nói này đã gây chấn động lớn không chỉ ở Mỹ mà toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Không lẽ đồng minh thân cận và lâu đời nhất của Mỹ sẽ ngoảnh mặt quay lưng và kết thân với “tình địch”, một viễn cảnh không thể tưởng tượng được. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: , , | 2 Comments »

9943. Việt Nam có thể học được gì từ Đông Timor?

Posted by adminbasam trên 10/09/2016

LS Nguyễn Văn Thân

10-9-2016

Vào ngày 11/4/2016, Đông Timor đã nộp đơn khởi kiện Úc với Tòa Trọng Tài Thường Trực tại The Hague (PCA) theo thủ tục Hòa Giải (Conciliation) dưới Phụ  Lục V của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Mục đích của đơn kiện là yêu cầu Úc tiến hành thương lượng phân định lãnh hải giữa Đông Timor và Úc.

Đây là vụ kiện thứ tư của Đông Timor. Vụ kiện đầu tiên diễn ra vào ngày 24/3/2013 khi Đông Timor nộp đơn với PCA yêu cầu Tòa Trọng tài tuyên phán là Hiệp Ước Thỏa Thuận Hàng Hải trong Biển Timor (Certain Maritime Arrangements in the Timor Sea 2006 hoặc CMATS) là không có giá trị pháp lý. Vụ kiện thứ hai diễn ra vào năm 2014 khi Đông Timor yêu cầu Tòa Án Công Lý Quốc Tế (ICJ) không được sử dụng văn kiện mà cảnh sát Úc bố ráp và tịch thu từ văn phòng luật sư người Úc của Đông Timor tại Canberra trong vụ kiện mà Đông Timor tiến hành vào năm 2013. Vào tháng 9 năm 2015, Đông Timor cũng tiến hành một đơn kiện khác với PCA tranh chấp với Úc quyền đánh thuế liên quan tới đường ống dẫn dầu từ khu vực mỏ dầu Greater Sunrise. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 1 Comment »

9827. Đầu tư thương mại, đầu tư chính trị từ Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 01/09/2016

“Thật ra, việc bỏ tiền để mua chuộc chính khách không phải là kế sách gì mới mẻ nhưng rất có hiệu quả và cùng với mỹ nhân kế thường được Trung Quốc sử dụng để đạt được mục đích. Trong mấy ngày qua, truyền thông Úc đua nhau loan tin là sau khi Thượng Nghị Sĩ đảng Lao Động Sam Dastyari nhận tài trợ chi phí cho một chuyến công du từ một công ty Trung Quốc, ông đã bày tỏ quan điểm trái ngược với chính sách của Đảng Lao Động và ủng hộ lập trường của Trung Quốc là mọi tranh chấp tại Biển Đông nên được giải quyết theo hướng song phương.

Ít ra thì tại Úc cũng còn có tự do ngôn luận và tự do truyền thông nên tất cả mọi việc này đều được đưa lên công luận. Không biết hiện tượng này có xảy ra ở Việt Nam hay không và nếu có thì Ban Tuyên Giáo có cho truyền thông nhà nước đưa lên để nhân dân cùng thảo luận và góp ý hay không?

______

LS Nguyễn Văn Thân

1-9-2016

Bộ trưởng Quốc phòng Scott Morrison đã chặn một hợp đồng 99 năm của công ty lưới điện TQ - Ausgrid. Ảnh: internet

Bộ trưởng Quốc phòng Scott Morrison đã chặn một hợp đồng 99 năm của công ty lưới điện TQ – Ausgrid. Ảnh: internet.

Chỉ vài ngày sau khi Tổng Trưởng Ngân khố Scott Morrison chính thức ban hành quyết định ngăn cấm không cho công ty Trung Quốc đầu tư vào mạng lưới điện AusGrid, ký giả của Đài ABC đã có bài tường thuật là trong hai năm tài khóa từ 2013 tới 2015, một số doanh nhân và công ty có quan hệ mật thiết với Trung Quốc đã hiến tặng hơn 5.5 triệu Úc kim cho hai chính đảng của Úc. Đảng Lao Động nhận nhiều nhất với khoảng 3.5 triệu và Đảng Tự Do khoảng 2 triệu.

Danh sách mà ABC đưa ra cho thấy có 37 công ty và doanh nhân người Hoa là những nhà mạnh thường quân hào phóng cho hai Đảng lớn của Úc. Thật ra đây không phải là thông tin mới. Từ năm ngoái, báo Sydney Morning Herald của công ty Fairfax đã có một loạt bài tường thuật về hiện tượng một số công ty và doanh nhân Trung Quốc hiến tặng những khoản tiền rất lớn cho cả hai Đảng. Nhưng ABC đã thu thập số liệu từ Ủy Hội Bầu Cử – Australian Electoral Commission (AEC) rồi biên soạn và liệt kê từng nhà mạnh thường quân theo thứ tự số tiền đóng góp. Nổi bật nhất trong số này là Wang Zichun. Wang đã tặng cho Đảng Lao Động $850,000 Úc Kim trước cuộc bầu cử Liên Bang năm 2013. Đây là một số tiền khá lớn đối với một người ngoại quốc tặng cho một đảng phái chính trị tại Úc trước ngày bầu cử. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 1 Comment »

9735. ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI, ĐỐI THỦ CHIẾN LƯỢC

Posted by adminbasam trên 25/08/2016

Ls Nguyễn Văn Thân

25-8-2016

Vào ngày Thứ sáu 15/8 vừa qua, Tổng Trưởng Ngân Khố Scott Morrison đã chính thức loan báo là Úc sẽ không cho phép Grid Corp và Cheung Kong Infrastructure (CKI) tham gia đấu thầu mua lại 50.4% của công ty Ausgrid qua hợp đồng thuê mướn 99 năm ước lượng trị giá hơn 14 tỷ Úc kim. Theo Tạp Chí Fortune, Grid Corp là một tập đoàn công ty quốc doanh của Trung Quốc lớn thứ hai trên toàn thế giới có thu nhập hàng năm lên tới 330 tỷ Mỹ kim và chỉ đứng sau Walmart của Mỹ với thu nhập hàng năm khoảng 482 tỷ Mỹ kim (hơn gấp đôi GDP của Việt Nam). Còn CKI là một công ty Hồng Kông do tỷ phú Lý Gia Thành (Li Ka-shing) làm chủ với đa số cổ phiếu.

Quyết định của Morrison tạo ra một cuộc tranh cãi sôi nổi trong dư luận Úc. Lãnh tụ Đối Lập Tiểu Bang NSW Luke Foley yêu cầu chính quyền trình bày “Kế Hoạch B”. Thủ Hiến Mike Baird phản pháo và chế nhạo thái độ đạo đức giả của Lao Động là chống đối chính sách tư hữu hóa cơ sở điện lực nhưng lại chỉ trích chính phủ khi chính sách này bị đình trệ. Thủ Hiến Baird cũng cho biết ông tự tin là chính phủ sẽ thành công trong việc tìm người mua khác và sẽ dùng số tiền thu được cùng với 10.26 tỷ là giá tiền bán TransGrid cho công ty Hastings Fund Management do Westpac làm chủ để tiến hành chiến dịch xây dựng cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử tiểu bang kể từ Thế Vận Hội Sydney 2000. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

9665. TPP có được Quốc Hội Mỹ phê chuẩn trong kỳ họp “vịt què”?

Posted by adminbasam trên 20/08/2016

LS Nguyễn Văn Thân

20-8-2016

Đầu tháng 8 vừa qua, Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long có chuyến công du Hoa Kỳ đánh dấu quan hệ ngoại giao 50 năm giữa hai nước. Nhưng đề tài thảo luận chính là tiến trình phê chuẩn TPP. Điều này sẽ là một phép thử uy tín của Hoa Kỳ. Phát biểu trước 200 lãnh tụ doanh nghiệp, Thủ Tướng Lý nhấn mạnh TPP sẽ là một đòn bẩy kinh tế với 12 thành viên có tổng số GDP tương đương với 40% toàn cầu, 1/3 kim ngạch thương mại thế giới và một thị trường với 800 triệu dân. So với các hiệp định thương mại khác, TPP bao gồm các điều kiện về nhân quyền, sở hữu trí tuệ, điều lệ bảo vệ quyền lợi của người lao động và môi trường. Các tiêu chuẩn cao này sẽ giúp doanh nghiệp Mỹ tiếp cận và mở rộng thị trường.

Ngoài ra còn có mặt chiến lược. TPP sẽ hỗ trợ  cho chính sách xoay trục về châu Á – Thái Bình Dương của Tổng Thống Obama bảo đảm quyền lợi an ninh và kinh tế lâu dài của Mỹ. Nếu Mỹ không phê chuẩn TPP thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Các quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương sẽ phải nhận định là khi đối đầu với một câu hỏi sống còn thì họ không thể tin và dựa vào Mỹ được. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Hiệp định Xuyên TBD | Thẻ: , | 1 Comment »

9525. So sánh số tiền bồi thường giữa BP và Formosa

Posted by adminbasam trên 10/08/2016

LS Nguyễn Văn Thân

10-8-2016

Vào trung tuần tháng 7 vừa qua, công ty BP đã đưa ra con số sau cùng mà họ phải chi trả cho vụ tràn dầu trong vùng vịnh Mexico vào năm 2010 là 61.6 tỷ Mỹ kim. Con số này có thể chia ra thành 3 phần. Thứ nhất là tiền phạt hình sự trả cho Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ tổng cộng lên tới 4.5 tỷ Mỹ kim. Thứ hai là tiền bồi thường thiệt hại kinh tế và phục hồi môi trường cùng với hình phạt dân sự dưới Đạo Luật Clean Water Act trả cho chính quyền liên bang Hoa Kỳ, 5 tiểu bang trong vùng vịnh Mexico và các chính quyền địa phương tổng cộng lên tới 20.8 tỷ Mỹ kim. Khoảng 36 tỷ Mỹ kim còn lại là phí tổn bồi thường cho các cá nhân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư bị thiệt hại từ thảm họa tràn dầu.

Có nghĩa là phải mất trên 6 năm thì BP mới có thể ấn định được mức độ thiệt hại và số tiền bồi thường cho nhà nước, cá nhân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư với con số kỷ lục như vậy. BP buộc phải bán tài sản trị giá 45 tỷ để trả tiền phạt và tiền bồi thường. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 6 Comments »

9440. Việt Nam sẽ dân chủ hóa bằng cách nào?

Posted by adminbasam trên 04/08/2016

Đôi lời: Không đồng ý với tác giả Nguyễn Văn Thân khi cho rằng, tiến trình dân chủ hóa đất nước, phần lớn tùy thuộc vào người Việt Hải ngoại “Hành trình ngắn hay dài hoặc thời gian sớm hay muộn một phần lớn tùy thuộc vào nỗ lực và phương thức đóng góp của người Việt tại hải ngoại“. Bất kỳ sự thay đổi nào ở Việt Nam, đều phải do người Việt ở trong nước giữ vai trò chính, không thể do người nước ngoài hay người Việt hải ngoại.

Khi thăm VN hồi tháng 5 vừa rồi, TT Obama có nói: “Người Việt sẽ quyết định tương lai người Việt“. Người Việt ở hải ngoại đa phần có quốc tịch nước ngoài, họ còn có trách nhiệm với đất nước đang cưu mang họ, nên họ không thể đóng vai trò chính cho bất cứ sự thay đổi nào ở VN. Họ chỉ có thể giúp VN ở vai trò hỗ trợ, còn vai trò chính vẫn phải là người Việt trong nước. Chỉ có 90 triệu người dân trong nước mới quyết định tương lai của chính họ, không phải ai khác! Đúng như TT Obama nói: ‘Tương lai Việt Nam nằm trong tay người Việt’.

_____

Ls Nguyễn Văn Thân

4-8-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Vào ngày 15/6 vừa qua, Vietnamnet cho đăng tải bài phỏng vấn ông Lê Doãn Hợp Chủ tịch Hội Truyền Thông Số Việt Nam mang tựa đề “Phải loại bỏ nạn ‘trấn lột mềm’ và ‘bệnh cánh hẩu’ trong Đảng“.  Trong bài phỏng vấn, ông Hợp cảnh báo Việt Nam đang bị bỏ lại phía sau ngày càng xa. GDP bình quân mỗi đầu người của Việt Nam hiện nay xấp xỉ khoảng $2000 Mỹ kim tức chỉ bằng 1/5 con số trung bình của thế giới là $10,000. So sánh với các quốc gia tại châu Á thì Nhật là $33,000, Hàn Quốc $27,000, Đài Loan $22,000, Mã Lai $10,000, Trung Quốc $8,000, Thái Lan $6,000, Nam Dương $3,500, Phi luật Tân $2,900, Lào $1,800, Miến Điện $1,300 và Cao Miên $1,200. Với những cải cách dân chủ thì Miến Điện sẽ có cơ hội tăng GDP gấp 4 lần vào năm 2030 có thể dễ dàng qua mặt nếu Việt Nam không thay đổi thể chế.

Một tiêu chuẩn khác để xem Việt Nam đang đứng đâu trên trường quốc tế là Báo cáo Liên Hiệp Quốc về Chỉ Số Phát Triển Con Người (Human Development Index). Báo cáo này dựa vào hai điểm chính là năng lực con người và điều kiện cho con người phát triển. Năng lực con người phụ thuộc vào 3 yếu tố gồm có tuổi thọ và sức khoẻ, trình độ giáo dục và tri thức và mức thu nhập. Bốn điều kiện cho con người phát triển là điều kiện tham gia vào đời sống  chính trị và cộng đồng, môi trường bền vững, quyền con người và các điều kiện thúc đẩy bình đẳng và công bằng xã hội. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 2 Comments »

9270. HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA PHÁN QUYẾT VỤ KIỆN ĐƯỜNG 9 ĐOẠN

Posted by adminbasam trên 22/07/2016

“Câu hỏi là Đảng Cộng Sản Việt Nam có đủ can đảm vượt qua quan hệ anh em “4 Tốt và 16 Chữ Vàng” để kiện Trung Quốc hay không? Hơn nữa, hành vi xả thải tiêu diệt môi trường biển và hệ sinh thái của Formosa có thể dẫn đến hậu quả là hàng chục ngàn ngư dân miền Trung phải bỏ nghề đánh cá. Có lẽ Đảng sẽ rất vui nếu ngư dân bỏ nghề vì không phải bị đặt vào thế khó xử khi phải khởi kiện người anh cùng ý thức hệ từ phương Bắc”.

_____

LS Nguyễn Văn Thân

22-7-2016

H1

Philippines thắng đậm TQ. Ảnh: internet

Ngày 12 tháng 7 vừa qua, Tòa Trọng Tài được thành lập dưới Phụ Lục VII của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đã ban hành phán quyết sau hơn 3 năm Phi Luật Tân khởi kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền “Đường 9 Đoạn”. Đúng như nhiều người dự đoán, Tòa đã xử cho Phi Luật Tân thắng kiện. Trong 15 điểm đệ trình thì Phi Luật Tân chỉ thua có một điểm là  khi Phi Luật Tân yêu cầu Tòa tuyên phán những hành vi can thiệp, ngăn cản việc luân chuyển tiệp tế hoặc đe dọa lực lượng đồn trú của họ tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) bởi Trung Quốc là phi pháp. Nhưng Tòa cho rằng sự việc này có tính quân sự nên Tòa không có thẩm quyền xét xử. Nói theo ngôn ngữ của giới mê bóng đá thì Phi Luật Tân đã thắng Trung Quốc với tỷ số đè bẹp 14 – 1.

Về hình thức, văn bản phán quyết dài 479 trang và có tổng cộng 10 chương. Đây là một phán quyết toàn diện và đồng thuận. Tức là cả 5 vị thẩm phán nhất trí đồng ký tên vào văn bản phán quyết và do đó nó có tính thuyết phục rất cao. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | 5 Comments »

8878. Bài học dân chủ từ Miến Điện

Posted by adminbasam trên 25/06/2016

“Nhưng khác với Miến Điện, phong trào dân chủ Việt Nam không có lãnh đạo và tổ chức. Hay nói một cách khác, Đảng Cộng Sản Việt Nam khác với chính quyền quân phiệt Miến Điện đã không cho phép bất cứ tổ chức dân chủ nào có cơ hội sinh sôi nảy nở. Có lẽ con đường dân chủ hóa để thoát Trung của Việt Nam vẫn còn mãi xa vời!”

_____

LS Nguyễn Văn Thân

25-6-2016

Tổng thống Miến Điện Thein Sein tiếp bà Aung San Suu Kyi tại Naypyitaw, ngày 02/12/2015

Hai lãnh tụ đối lập Miến điện gặp nhau: ông Thein Sein tiếp bà Aung San Suu Kyi tại Naypyitaw, ngày 02/12/2015. Ảnh: Reuters

Cuộc bầu cử ngày 8/11/2015 vừa qua đánh dấu một bước tiến ngoạn mục của phong trào dân chủ tại Miến Điện. Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ ( National League for Democracy) do bà Aung San Suu Kyi chiến thắng rực rỡ tại cả ba cấp của Quốc Hội và chiếm 238/298 ghế ở Hạ Viện, 110/133 tại Thượng Viện và 401/522 tại Nghị Viên bang và các vùng. Trong khi đó, Đảng Đoàn Kết và Phát Triển Liên Bang (Union Solidarity and Development Party) do quân đội hậu thuẫn chỉ có lần lượt 28, 12 và 61 ghế. Các đảng nhỏ khác chia nhau 32, 11 và 60 ghế còn lại. Có nghĩa là Đảng của bà Suu Kyi sẽ nắm quyền không chỉ tại Quốc Hội và chính phủ Trung Ương mà còn ở nghị viện và chính quyền các bang và khu vực trong một thể chế đa nguyên và đa đảng mở ra một tương lai sáng sủa cho đất nước có 55 triệu dân sau hơn nửa thế kỷ đắm chìm trong chế độ độc tài quân phiệt. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Miến Điện, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 4 Comments »

8672. Nhân quyền Việt Nam sau chuyến viếng thăm của Tổng Thống Obama

Posted by adminbasam trên 09/06/2016

Ls Nguyễn Văn Thân

9-6-2016

Tổng thống Obama bước xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: internet.

Tổng thống Obama bước xuống sân bay Tân Sơn Nhất trong chuyến công du Việt Nam. Ảnh: internet.

Chuyến công du 3 ngày tại Việt Nam của Tổng Thống Obama để lại tầm ảnh hưởng lâu dài và đáng kể đối với tương lai của đất nước Việt Nam. Trong ngày làm việc đầu tiên ở Việt Nam, Obama đã tuyên bố bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương có hiệu lực trong hơn 5 thập niên qua cho Việt Nam. Quyết định này tháo bỏ rào cản cuối cùng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Trái với một số thông tin từ Việt Nam cho rằng đây là một quyết định vô điều kiện, yêu cầu mua vũ khí vẫn được cứu xét từng trường hợp một dựa trên một số tiêu chuẩn trong đó có yếu tố nhân quyền.

Trong tháng 6 năm 2013, ông Trương Tấn Sang lúc đó trong cương vị chủ tịch nước công du ở Hoa Kỳ đã cùng Tống Thống Obama ban hành một văn bản về quan hệ Đối Tác Toàn Diện liệt kê 9 lãnh vực hợp tác giữa hai nước trong đó có việc cổ súy và bảo vệ nhân quyền. Kể từ đó, Việt Nam đã phê chuẩn Công Ước Liên Hiệp Quốc chống Tra Tấn và vào tháng 7 năm 2014 cho phép Đặc Phái Viên Tôn Giáo Liên Hiệp Quốc Heiner Bielefeldt đến tìm hiểu và viết báo cáo về tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt - Mỹ, Đảng CSVN | Thẻ: , | 1 Comment »

8570. Dự đoán phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Đường 9 Đoạn

Posted by adminbasam trên 03/06/2016

LS Nguyễn Văn Thân

3-6-2016

Người dân Philippines biểu tình trước cơ quan ngoại giao của Trung Quốc ở Manila hôm 12/6 nhân ngày độc lập của nước này. Ảnh: AFP

Người dân Philippines biểu tình trước cơ quan ngoại giao của Trung Quốc ở Manila hôm 12/6 nhân ngày độc lập của nước này. Ảnh: AFP

Vụ kiện Đường 9 Đoạn của Phi Luật Tân đang đi vào hồi cuối. Tòa Trọng tài dự kiến sẽ ban hành phán quyết trong tháng 6 này. Đây sẽ là một phán quyết quan trọng nhất của Tòa Trọng tài trong lịch sử tài phán dưới Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Nguyên nhân dẫn đến quyết định kiện Trung Quốc của Phi Luật Tân là sự kiện  bãi cạn Scarborough Shoal vào tháng 4 năm 2012. Trong lúc hải quân Phi Luật Tân tìm cách ngăn chận tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trong khu vực mà Phi Luật Tân cho là nằm trong  vùng đặc quyền kinh tế của họ thì lực lượng tuần duyên Trung Quốc can thiệp tạo ra một cuộc giằng co nguy hiểm có thể dẫn đến xung đột. Sau khi Hoa Kỳ đứng ra làm trung gian hòa giải thì cả hai bên cam kết đồng ý rút khỏi khu vực này. Phi Luật Tân thi hành đúng thỏa thuận nhưng Trung Quốc nuốt lời và đã kiểm soát bãi cạn Scarborough từ thời điểm đó. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Đảng CSVN | Thẻ: , , , , | 4 Comments »

8467. Đài Loan đứng đâu trong trận chiến pháp lý ở Biển Đông?

Posted by adminbasam trên 26/05/2016

LS Nguyễn Văn Thân

26-5-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Vào ngày 23/3/2016, một số giáo sư của Hiệp Hội Luật Quốc Tế Đài Loan đã đồng ký tên vào một bản đệ trình gửi đến Tòa Trọng Tài về Luật Biển đang trong giai đoạn chuẩn bị ban hành phán quyết về vụ kiện “Đường Lưỡi Bò” của Phi Luật Tân. Các vị này gồm có Gs Charng-Ven Chen của Đại Học National Chengchi & Soochow University, Gs Chun-I Shen của National Chengchi University, Gs Nigel N.T. Li của Soochow University, Yann-Huei Song Nghiên Cứu Sinh Viện Âu và Mỹ học (Institute of European and American Studies, Academia Sinica), Gs Kuan-Hin Wang và Gs Michael Sheng-Ti Gau của National Taiwan Normal University.

Hiệp Hội Luật Quốc Tế Đài Loan nguyên thủy có tên là Hiệp Hội Luật Quốc Tế Trung Hoa được thành lập vào ngày 10/8/1958 như là một hội phi lợi nhuận độc lập theo luật của Đài Loan. Năm 1961, Hiệp Hội này gia nhập mạng lưới Hội Luật Quốc Tế (network of International Law Association (ILA)) và trở thành chi nhánh của ILA tại Đài Loan. Mục đích của Hiệp Hội là phát hành tài liệu và tổ chức các cuộc hội thảo cho giới hàn lâm về luật quốc tế. Trong hơn nửa thập kỷ sinh hoạt, Hiệp Hội đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế gồm có các cuộc Hội Thảo Khu Vực Châu Á-Thái Bình Dương của Hội Luật Quốc Tế vào năm 1995, 2011 và 2013. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc | Thẻ: | 2 Comments »

8356. Nhìn Ok Tedi nhớ về Vũng Áng – Hà Tĩnh

Posted by adminbasam trên 19/05/2016

Ls Nguyễn Văn Thân

19-5-2016

Trong thời gian qua, các vụ cá chết hàng loạt ở mấy tỉnh miền Trung làm sôi sục nhiều người Việt trong và ngoài nước. Nhà nước hoàn toàn bất lực trước thảm họa môi trường này. Đã hơn một tháng mà vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân. Thậm chí phải mời chuyên gia ngoại quốc đến giúp. Người dân ở Sài Gòn, Hà Nội và các tỉnh xuống đường biểu tình ôn hòa đòi hỏi môi trường trong sạch và chính quyền minh bạch thì bị chụp mũ là do tổ chức “khủng bố khích động và chi tiền”, rồi bị công an trá hình thanh niên xung phong đánh tả tơi, không chừa cả phụ nữ lẫn trẻ em. Hơn 800 cơ quan truyền thông bây giờ đã bị Đảng bịt miệng. Báo nào đăng bài viết về những “lời than thở của các loài cá” thì phải “xin tự đình bản“. Tự do ngôn luận và tự do báo chí ở Việt Nam là một trò hề cười ra nước mắt mà hàng ngàn ngư dân miền Trung sẽ không cảm thấy hài hước tí nào. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Môi trường, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 2 Comments »

8158. Cuộc hành trình về phương Đông của Ấn Độ

Posted by adminbasam trên 06/05/2016

Ls Nguyễn Văn Thân

6-5-2016

Bản đồ Ấn Độ. Nguồn: Sở Ngoại vụ TPHCM

Bản đồ Ấn Độ. Nguồn: Sở Ngoại vụ TPHCM

Chính sách Hướng Đông (Look East) của Ấn Độ đã bắt đầu dưới thời chính quyền Narasimha Rao từ thập niên 1990 trong bối cảnh kinh tề và chính trị Ấn Độ trên đường xuống dốc. Cuộc chiến vùng Vịnh 1991 ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Ấn Độ dẫn đến tình trạng suy thoái và khủng hoảng cán cân thanh toán mậu dịch vào giữa năm 1991. Thêm vào đó, sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết để lại một khoảng trống về mặt chiến lược khi Ấn Độ áp dụng lập trường trung lập. Sự kiện Trung Quốc mở cửa tiếp nhận kinh tế thị trường có nghĩa là Ấn Độ sẽ bị thua xa nếu không có nỗ lực tìm đến thị trường mới trong khu vực Đông Nam Á trong khi một vài tiểu bang ở Đông Bắc Ấn Độ đang trong tình trạng bất ổn. 4 tiểu bang  Đông Bắc Ấn Độ có chung đường biên giới dài 1643 km với Miến Điện có thể làm cầu nối với châu Á. Tất cả những yếu tố này thúc đây Ấn Độ hướng về phương Đông và nhất là tới các quốc gia thành viên trong khối ASEAN. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Quan hệ Trung-Ấn, Trung Quốc | Thẻ: , , | 2 Comments »

7821. Chính sách ngoại giao của Trung Quốc dưới thời tập Cận Bình

Posted by adminbasam trên 14/04/2016

LS Nguyễn Văn Thân

14-4-2016

Tập Cận Bình. Nguồn: Jon Berkeley/ Economist

Tập Cận Bình. Nguồn: Jon Berkeley/ Economist

Từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã tạo ra nhiều thay đổi lớn trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Giáo huấn “ẩn mình, chờ thời” của Đặng Tiểu Bình được áp dụng trong vài thập niên qua đã biến mất trong ngôn từ ngoại giao. Thay vào đó là là một chiến lược chủ động, quyết đoán và từ trên xuống dưới. Và chính cá nhân Tập Cận Bình nắm quyền lèo lái cuộc “xoay trục” này trong quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và các nước láng giềng. Từ khi nhậm chức, Tập đã thực hiện hơn 40 chuyến công du ngoại giao khắp nơi trên toàn thế giới.

Cũng trong khoản thời gian ngắn ngủi này, Trung Quốc đã tiến hành những dự án quốc tế có tầm cỡ như “Một vành đai, một con đường” và thành lập Ngân Hàng Đầu tư Cơ Sở Hạ tầng Châu Á để đối trọng với Ngân hàng Phát Triển Châu Á do Nhật lãnh đạo và Ngân hàng Thế Giới dưới tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đẩy mạnh tiếng nói trong một vài tổ chức không có sự chi phối của Hoa Kỳ như BRICS (các quốc gia có nền kinh tế mới phát triển gồm có Brazil, Nga, Ấn độ, Trung Quốc và Nam Phi), Tổ chức Hợp Tác Thượng hải gồm có Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan và Hội Nghị về các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) để đối trọng với Hoa Kỳ về mặt an ninh và chiến lược. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: , , | 2 Comments »

7611. Sẽ có Liên minh nào chống Trung Quốc vì Biển Đông?

Posted by adminbasam trên 25/03/2016

Việt Nam là nạn nhân đầu tiên và thê thảm nhất của Trung Quốc với chính sách bành trướng xuống Biển Đông. Nhưng Việt Nam bị ràng buộc ý thức hệ với quan hệ 4 tốt và 16 chữ vàng. Cộng thêm chính sách 3 không trói chặt nên phản ứng của Việt Nam trước hành vi leo thang xâm lấn của Trung Quốc chỉ là những công hàm phản đối chiếu lệ. Nếu sau này có một liên mình hình thành gồm có Mỹ, Nhật, Úc, Ấn, Phi Luật Tân, Mã Lai và Singapore thì họ không có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.

_____

Ls Nguyễn Văn Thân

25-3-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Có một vài học giả cho rằng chiến tranh tại Biển Đông chỉ là vấn đề thời gian. Ngay trước khi Quốc Hội Trung Quốc nhóm họp, Chủ Tịch Tòa Án Tối Cao Chu Cường tuyên bố là Trung Quốc sẽ thành lập một trung tâm tư pháp hàng hải quốc tế với mục tiêu là “bảo vệ chủ quyền trên biển và các lợi ích cốt lõi khác“. Có thể là Tòa Án Trọng Tài sẽ ban hành phán quyết bất lợi cho Trung Quốc trong tháng 5 này. Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố là sẽ không công nhận phán quyết của Tòa và có thể sẽ phản ứng bằng cách rút khỏi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) cũng như cùng lúc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông. Cái bẫy Thucydides đang giăng chờ đưa hai siêu cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc vào một cuộc chiến khốc liệt tại Biển Đông. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Quan hệ Việt-Trung, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 2 Comments »

 
%d người thích bài này: