Posts Tagged ‘Định hướng XHCN’
Posted by adminbasam trên 30/09/2016
Định Thiên
30-9-2016
Dư luận và xã hội thờ ơ, ngay cả giới phật tử cũng không ngó ngàng, còn những tay “cò tôn giáo” thì luôn luôn tận dụng cơ hội vuốt đuôi kẻ chức quyền, rình rang tổ chức kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), tổ chức mà người trong cuộc quen gọi là “Giáo hội nhà nước” hay “Phật giáo quốc doanh”.
Trong bài “Văn minh tiểu phẩm” đang lưu truyền khá “hot” trên mạng, Thích Tuệ Sĩ, theo thiển ý của tôi, là một thiền sư “chất” nhất Việt Nam hiện nay, có nêu nhận xét: “Một thứ Phật giáo theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn quái dị hơn một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”… (1) Bài tiểu luận này ông viết năm 2003, đối chiếu với tình hình thực tế mười mấy năm của Việt Nam, thấy đúng từng centimet! Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Tôn giáo, Đảng CSVN | Thẻ: Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất, Phật giáo thời mạt pháp, Định hướng XHCN, Định Nguyên | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 23/03/2016
BÙI VĂN BỒNG
23-3-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Có hai quan niệm: Một là: Thể chế chính trị nào thì tạo ra nền nền kinh tế tương xứng với ‘nó’; hai là: Kinh tế -xã hội phát triển đòi hỏi cần có nền chính trị phù hợp. Cả hai quan niệm đều đi từ căn nguyên đến hiệu quả và ngược lại chính bản thân hiệu quả phải tìm ra căn nguyên, tất yếu phải đi đến tự cải cải cách cho nhằm sát thực tiễn. Kinh tế chính trị tư bản về gốc rễ xuất phát từ nhu cầu kinh tế sinh ra nền chính trị phù hợp. Kinh tế chính trị Mác-Lenin lại lấy chính trị chỉ đạo kinh tế và (buộc) kinh tế-xã hội phải “chiều’ theo và bị chi phối bởi chính trị.
Theo VOER, môn kinh tế chính trị học phải nắm được: hoàn cảnh ra đời của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh, những đặc trưng, đại biểu điển hình và quan điểm kinh tế cơ bản của kinh tế cổ điển Anh; nắm vững nội dung cơ bản của các học thuyết kinh tế chính trị của Wiliam Petty, Adam Smith và David Ricardo; qua nội dung những tư tưởng kinh tế chủ yếu của trường phái để rút ra ý nghĩa nghiên cứu, vị trí lịch sử của kinh tế tư sản cổ điển Anh. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Kinh tế Việt Nam, Đảng CSVN | Thẻ: Bùi Văn Bồng, Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Kinh tế thị trường, Định hướng XHCN | 2 Comments »
Posted by adminbasam trên 11/03/2016
Bùi Quang Vơm
11-3-2016
Phần 2: Thay đổi là tất yếu (Bài 2). Tiếp theo Bài 1. Mời đọc lại: Liệu Việt Nam có thể tự cải cách? (Phần 1)
5- Có mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không?
Mặc dù đổi mới được cho là bắt đầu từ Đại hội VI năm 1986, nhưng thuật ngữ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mãi tới đại hội IX năm 2001 mới xuất hiện, trong văn kiện của đảng. Suốt thời gian dài 15 năm là sự vật vã, giằng co về nhận thức. Thị trường bị hiểu là đặc trưng của riêng chủ nghĩa tư bản. Chấp nhận thị trường là chấp nhận tư bản chủ nghĩa, phản bội lý tưởng xã hội chủ nghĩa, phản bội chủ nghĩa Mác Lênin. Vì vậy, Đại hội VIII tháng 6 năm 1996 xác định:
– Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung cuủa nhân loại.
– Kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội.
– Cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng CSVN | Thẻ: Cải cách chính trị, Kinh tế thị trường, Định hướng XHCN | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 01/03/2016
BĐLB VOA
Thiện Ý
1-3-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters
Năm 2013 Quốc hội Việt Nam sửa đổi Hiến pháp nhưng vẫn duy trì chế độ độc tài, độc đảng, trái với mong đợi của đa số người dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Nhân dịp này, chúng tôi với tư cách một người Việt Nam có viết một Thư Ngỏ gửi Tổng Bí thư, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) – Chủ tịch và Ban Chấp hành Trung ương các chính đảng quốc gia đã được thành lập và hoạt động từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp qua cuộc chiến tranh Quốc-Cộng tại Việt Nam cho đến nay vẫn còn hoạt động như: Việt Nam Quốc dân Đảng, Đảng Đại Việt, Dân chủ Xã hội Đảng…
Nay sau Đại hội XII của đảng CSVN, một lần nữa nhân dân Việt Nam lại thất vọng khi đảng cầm quyền vẫn duy trì quyền thống trị trong chế độ độc tài toàn trị với quyết tâm tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng con đường kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Đảng CSVN | Thẻ: Kinh tế thị trường, Thiện Ý, Định hướng XHCN, ĐH Đảng 12 | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 19/02/2016
Viet-studies
Nguyễn Quang Dy
18-2-2016
“Đừng tin những gì bạn nghe và chỉ tin một nửa những gì bạn thấy” (Benjamin Franklin)
“Quá độ” hoặc “chuyển đổi” (transition) là khái niệm thay đổi tuần tự, từ một hệ thống này sang một hệ thống khác. Hầu hết các quốc gia (hay doanh nghiệp) chuyển đổi đều phải trải qua quá trình này. Đó là một quá trình tất yếu phù hợp với quy luật phát triển, nhưng cũng đầy ngộ nhận, có thể dẫn đến sai lầm và tổn thất, nếu cực đoan và duy ý chí, không chịu nghiên cứu để làm theo quy luật.
“Ngộ nhận” (misconception/misperception) là trạng thái hồ đồ, nhầm lẫn trong tư duy, dẫn đến hành động sai. Tại sao phải bàn về ngộ nhận? Bởi vì người Việt ngộ nhận quá nhiều và quá dễ. Câu chuyện về hơn 300 sinh viên Việt Nam tại Australia bị một cô gái trẻ trên facebook lừa gần 400.000 AUD vì mua vé máy bay giá rẻ trong dịp Tết vừa qua, đáng để suy nghĩ. Phải chăng người Việt hay ngộ nhận nên dễ bị lừa. Ngộ nhận như cái bẫy mà nhiều người hay mắc phải, dù phải trả giá nhưng vẫn tiếp tục ngộ nhận, như một căn bệnh tâm thần mãn tính khó chữa. Tại sao khó chữa? Bởi vì ngộ nhận như cái bẫy ảo nằm trong tâm thức của ta (state of mind). Có lẽ không ai gài bẫy cả, mà chính ta tự gài bẫy mình. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Nguyễn Quang Dy, Quá độ đi lên CNXH, Định hướng XHCN, ĐCS Trung Quốc | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 01/02/2016
Viet-studies
Tôn Thất Thông
Cộng Hoà Liên Bang Đức
1-2-2016
Đại hội lần thứ XII đảng CSVN vừa chấm dứt không lâu. Trước đó người ta chờ đợi một biến chuyển nào đấy dù lớn hay nhỏ về mặt chính sách, nhất là chính sách kinh tế. Đọc kỹ nghị quyết thì chúng ta thấy trong văn kiện cực kỳ quan trọng này, nhiều câu chữ được lập lại nhiều lần suốt nhiều đại hội trong quá khứ. Người đọc không có cảm giác hân hoan chờ đón một thời kỳ mới với những chính sách cụ thể, và nhất là qua câu chữ chúng ta không tìm thấy một nội dung cụ thể khả dĩ giúp cho cán bộ các cấp định hướng công việc của họ. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng CSVN | Thẻ: Kinh tế thị trường, Định hướng XHCN, ĐH Đảng 12 | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 19/01/2016
Bùi Quang Vơm
18-1-2016
Đọc bài trả lời phỏng vấn của ông do báo Tuổi Trẻ thực hiện hôm 16/01, quả thật tôi hết sức bất ngờ. Thú thật là tôi chưa bao giờ tâm đắc như vậy với một đảng viên cộng sản. Ông nói: “Tình hình hiện nay phải đổi mới căn bản thì mới giải quyết căn bản được tình hình. Tôi hiểu giá trị của việc phải ổn định để phát triển, nhưng đổi mới căn bản không có nghĩa là không ổn định, không có nghĩa là làm mất ổn định, mà đổi mới căn bản mới có một sự ổn định căn bản, lâu dài, thực chất, chắc chắn“.
Ông hoàn toàn đúng. Phải đổi mới căn bản thì mới giải quyết căn bản được tình hình. Những cái gọi là đổi mới tới thời điểm này, là đổi mới trên ngọn, đổi mới chắp vá, không phải là đổi mới căn bản theo đúng nghĩa chữ căn bản là gốc rễ, tiếng Anh hay tiếng Pháp đều gọi là radical. Vì không đổi mới tới tận gốc rễ, cho nên đảng cứ loay hoay giữa sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, giữa quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghiã với quan hệ sản xuất XHCN. Từ đó mới ép cho ra cái Thị trường Định hướng XHCN, ngụ ý Thị trường nhưng có sự chỉ đạo của Đảng. Đây có nghĩa là Thị trường nửa vời, là đổi mới không căn bản. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Kinh tế Việt Nam, Đảng CSVN | Thẻ: Kinh tế thị trường, Vũ Ngọc Hoàng, Định hướng XHCN | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 10/01/2016
Blog VOA
Bùi Tín
10-1-2016

Công nhân dựng trang trí chuẩn bị cho Đại hội Đảng 12 trên đường phố ở Hà Nội, ngày 4/1/2016. Photo: Reuters.
127 đảng viên và nhân sỹ lão thành vừa gửi thư cho đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) và các cấp lãnh đạo đảng đề nghị với Đại hội XII những vấn đề cực kỳ hệ trọng, liên quan đến sự sống còn của đất nước và vận mệnh của đảng CSVN.
Các đề nghị quan trọng nhất là: từ bỏ dứt khoát chủ nghĩa Mác – Lênin đã phá sản trên toàn thế giới, từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản không tưởng, mơ hồ, từ bỏ chế độ độc đảng độc đoán, thay tên nước Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), thay tên đảng CSVN vì chủ nghĩa CS đã phá sản hoàn toàn và chưa biết rõ mặt mũi nó ra sao. Một đề nghị nổi bật là cắt cái đuôi «định hướng XHCN» cho nền kinh tế thị trường. Tất cả các 6 nội dung này có quan hệ ràng buộc với nhau thành hệ thống tư duy già cỗi, cũ kỹ, giáo điều, phải sớm triệt để dứt bỏ thì đất nước mới có thể phát triển bình thường. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Bộ Chính trị, Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Định hướng XHCN, ĐH Đảng 12 | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 02/01/2016
Viet-studies
Nguyễn Quang Dy
2-1-2016
“Không phải quyền lực làm tha hóa mà là sợ hãi. Sợ mất quyền lực làm tha hóa những người nắm quyền và sợ cái gậy quyền lực làm tha hóa nhữg người bị nó cai trị…” (Aung San Suu Kyi, diễn văn nhận giải thưởng Sakharov về Tự do Tư tưởng, 7/1991)
“Thóat khỏi sợ hãi” không phải là một ý tưởng mới, nhưng Aung San Suu Kyi đã làm mới và đúc kết nó lại thành một lý thuyết mới và niềm tin vững chắc, không những dựa trên triết lý Phật giáo và các tri thức phổ quát khác, mà còn dựa vào trải nghiêm của chính bản thân minh đã bị chính quyền độc tài quân sự đầy đọa suốt hai thập kỷ bằng quản thúc biệt lập. Lý thuyết này đã được Suu Kyi trình bày rõ trong bài luận “Thoát khỏi sợ hãi” (1990) và các bài viết, bài giảng, bài phỏng vấn khác trong những năm qua, để chia sẻ với người dân Miến Điện và thế giới bên ngoài, trong cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ vì tự do, dân chủ và nhân quyền, bằng đấu tranh bất bạo động. Muốn học hỏi kinh nghiệm của người Miến Điện (do Suu Kyi va NLD lãnh đạo) đã giành được thắng lợi to lớn trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua, điều cần thiết là phải hiểu rõ “Thoát khỏi sợ hãi” thực sự có ý nghĩa gì, và chúng ta phải làm thế nào để ứng dụng đươc lý thuyết và kinh nghiệm đó vào thực tế của mình.
Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: Aung San Suu Kyi, Hội nghị Thành Đô, Thoát khỏi sợ hải, Định hướng XHCN, ĐH Đảng 12 | 4 Comments »
Posted by adminbasam trên 16/12/2015
Nguyễn Thái Nguyên
16-12-2015

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Về hệ thống “thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa” thì từ lâu đã tồn tại và hoạt động mạnh mẽ như trong các văn kiện của đảng CSVN, trong các khẩu hiệu, khẩu ngữ và chỉ thị của các vị lãnh đạo kể cả Trung ương lẫn địa phương mà bất cứ đâu ta cũng gặp, bất cứ cán bộ đảng viên nào cũng phải quán triệt sâu sắc. Trên thực tế thì nền kinh tế Việt Nam không phải “không chịu phát triển” mà hầu hết các nguồn lực của đất nước đã và đang bị trói chặt trong cái khuôn xã hội chủ nghĩa do kinh tế nhà nước làm nền tảng.
Ở đó, mọi ưu ái được dành cho kinh tế quốc doanh đến mức có rất ít doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Việt Nam có thể cạnh tranh được, nhưng không chỉ có năng suất lao động thấp, chất lượng và hiệu quả kém mà đây còn là mảnh đất mầu mỡ phát triển một cách tràn lan tệ tham ô, tham nhũng với quy mô chưa từng có trong lịch sử đất nước và cũng là chủ thể sản sinh ra núi nợ công, nợ xấu cao ngất ngưởng mà không một nhà nghiên cứu, phân tích nào có thể đo đếm chính xác được. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Kinh tế Việt Nam, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Kinh tế thị trường, Định hướng XHCN | 1 Comment »
Posted by adminbasam trên 05/10/2015
Nguyễn Văn Do
5-10-2015

Nguồn ảnh: chuacuclac.com
Dự thảo báo cáo chính trị đại hội Đảng XII lại một lần nữa khẳng định: tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN (…) nhưng định hướng XHCN nghĩa là như thế nào thì không thấy ai giải thích. Nó có giống như Liên Xô cũ đã từng 70 năm xây dựng? Nó có giống như Trung Quốc kể từ năm 1949 tới nay? Nếu không thì nó là cái gì?
Thật ra, từ sau 1975 mọi người đã được giáo dục đại khái: XHCN là xã hội khộng có cảnh người bóc lột người; XHCN là xã hội: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu; XHCN là xã hội: có nền công kỹ nghệ phát triển vượt bậc; XHCN là xã hội nhân dân làm chủ tư liệu sản xuất (do nhà nước quản lý)… Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Gia đình/Xã hội, Đảng/Nhà nước | Thẻ: Hưởng theo nhu cầu, Làm theo năng lực, Định hướng XHCN | 5 Comments »
Posted by adminbasam trên 12/07/2015
Viet-studies
Nguyễn Khắc Mai
11-07-2015
(Vấn đề “xin, cho”: dấu chỉ hủ lậu của văn hóa Việt)
Nhiều lần, tôi đã thưa với các vị lãnh đạo rằng chớ nhục nhã đi xin xỏ các nước tiên tiến giàu có: “xin công nhận cho chúng tôi quy chế kinh tế thị trường”, mà hãy quay về xin với nhân dân “hãy làm kinh tế thị trường cho đúng nghĩa, thực chất, văn minh và lành mạnh.” Các nước tiến bộ, giàu mạnh, họ không xin xỏ như vậy.
Nhà nước của họ, và các chính đảng dân tộc, dân chủ của họ, phấn đấu để tạo ra luật lệ cần thiết và đầy đủ về mọi yếu tố của kinh tế thị trường để cho nhân dân, trong đó bộ phận dân làm doanh nhân có đầy đủ mọi điều kiện để làm kinh tế thị trường đúng nghĩa và lành mạnh văn minh. Ít thấy những nước Nhật, Hàn, Singapore, Indonesia, Ấn…đi van nài như vậy. Khi đất nước của họ có nền kinh tế thị trường đúng nghĩa rồi thì không cần xin xỏ ai nữa. Cố nhiên, họ không cần cho mọc cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” làm gì. Tôi xin lưu ý cái sự mọc đuôi là một dấu hiệu của thoái hóa. Cứ xem “Trăm năm cô đơn” thì rõ. Đọc tiếp »
Thích bài này:
Thích Đang tải...
Posted in Chính trị, Nguyễn Phú Trọng, Đảng CSVN | Thẻ: Kinh tế thị trường, Định hướng XHCN | 1 Comment »