BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Henry Kissinger’

11.877. Tổng thống Thiệu ra lệnh khai hỏa ở Hoàng Sa

Posted by adminbasam trên 07/03/2017

BBC

Nguyễn Tiến Hưng

7-3-2017

Henry Kissinger với Phó Tổng thống Richard Rockerfeller và Tổng thống Gerald Ford năm 1974. Ảnh: AFP

Người dân chài làm ăn thường là cần cù, lương thiện nhưng khi người lính đội lốt dân chài đi đánh cá thì thật là nguy hiểm, dù đánh cá ở Scarborough, Kinsaku hay Hoàng Sa.

Vào tháng 2 năm 1959 ngư thuyền Trung Quốc đưa người vào đánh cá trên Hoàng Sa. Không biết là dân chài thật hay dân chài giả, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho lệnh bắt giữ rồi trục xuất ra ngay.

Bộ Ngoại Giao Mỹ dưới sự lãnh đạo của Ngoại trưởng Foster Dulles không e ngại TQ trả đũa, cũng không ngăn chặn Tổng thống Diệm.

Tới năm 1974, ngư thuyền Trung Quốc lại quay về Hoàng sa, nhưng lần này có chiến hạm đi theo. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh ‘mời’ những tàu này ra.

Khi chiến hạm cứ tiến vào, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã khai hỏa. Trận chiến kéo dài một ngày. Lập tức Bộ Ngoại Giao Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông Kissinger liền khẩn cấp can ngăn Tổng thống Thiệu hãy ngừng lại, đừng đụng độ với Trung Quốc thêm nữa! Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Hoàng Sa, Trung Quốc | Thẻ: , , , | 3 Comments »

10.842. “Lái ngựa thành Troy” Henry Kissinger tái xuất giang hồ

Posted by adminbasam trên 24/11/2016

Hiệu Minh

23-11-2016

Khi viết bài này thấy trên kênh AMC (American Movie Channel) đang chiếu bộ phim Troy (Tơ-roa) dựa vào sử thi Iliad của Homer với diễn viên Brad Pitt vào vai Achilles nổi tiếng.

Vừa xem phim vừa lướt nét. Một tin ít người để ý đó là tuần trước, Donald Trump gặp Henry Kissinger tại đại bản doanh của TT mới bầu mà sau đó Trump đã dành những từ tốt đẹp, sự tôn trọng cựu ngoại trưởng thời chiến tranh Việt Nam.

Tiếp theo vị trí gây tranh cãi như Stephen Bannon cố vấn trưởng của TT, người có xu hướng theo thuyết ưu thế của người da trắng và bài Do Thái, là những nhân vật mà Trump vừa gặp như  Rudy Giuliani biểu tượng chống Hồi Giáo, tướng James Mattis bên thủy quân lục chiến đã về hưu, có biệt danh là “Mad Dog – chó điên” nhắm vào chức bộ trưởng quốc phòng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Kinh tế Việt Nam, Quan hệ Việt - Mỹ, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , | 3 Comments »

7999. Ông Kissinger nói gì việc Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc?

Posted by adminbasam trên 27/04/2016

VOA

27-4-2016

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Ảnh: AP

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Ảnh: AP

Cựu Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố “không có thỏa thuận nào” với Trung Quốc về Hoàng Sa hơn 40 năm trước, giữa cáo buộc Mỹ làm ngơ để Bắc Kinh chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng hòa.
 
Ông Henry Kissinger nhấn mạnh như vậy hôm 26/4 tại Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam ở Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson ở Austin, Texas.
 
Sau khi bị một người tham dự cáo buộc là người đã đồng ý “về mặt chiến thuật” để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, người từng làm cố vấn an ninh cho tổng thống Mỹ nói:  “Mỹ từ trước tới nay không đưa ra quan điểm ủng hộ chủ quyền của bất kỳ nước nào đối với quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, giữa lúc xảy ra vụ Watergate và cuộc chiến ở Trung Đông, tôi có thể dám chắc với quý vị rằng Hoàng Sa không trong tâm trí của chúng tôi”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Hoàng Sa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

7970. Richard Nixon, Henry Kissinger và Sự Sụp Đổ Của Miền Nam

Posted by adminbasam trên 26/04/2016

“Không ai biết rõ còn bao lâu nữa và phải làm gì cụ thể để thay đổi. Có còn chăng là sự tỉnh thức trong chúng ta. Đó là một khả năng tự soi sáng và tự quyết định về vận mệnh của đất nước mà toàn dân Đông Âu là một thí dụ. Tỉnh thức thân phận là vấn đề kiến thức; xác định ý muốn để thay đổi là vấn đề quyết tâm… Không ai có phép lạ để chuyển hoá đất nước thay cho chúng ta. Vấn đề là sự chọn lựa. Chúng ta cùng giúp nhau tỉnh thức trong tình tự dân tộc là một hy vọng khởi đầu: Đất nước đang nguy cơ hơn bao giờ hết, sức mạnh của toàn dân sẽ đem lại giải pháp và quyền dân tộc tự quyết là phương tiện. May ra một phép lạ nào đó cho đất nước sẽ đến sau”.

____

Đỗ Kim Thêm*

25-4-2016

Vấn đề

Henry Kissinger và Richard Nixon. Nguồn: internet

Henry Kissinger và Richard Nixon. Nguồn: internet

Mỹ không thể bỏ Việt Nam” đó là một niềm tin son sắt của chính giới và người dân miền Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Hơn nữa, VNCH với 1 triệu 1 quân nhân, một không lực đứng hàng thứ tư trên thế giới, kiểm soát trên 50% dân chúng và 75% lãnh thổ, không ai tin là có thể đầu hàng. Cuối cùng, chuyện không muốn đã đến khi Đồng Minh tháo chạy. Cho đến nay, vẫn còn có câu hỏi đặt ra là tại sao VNCH sụp đổ, vì trong lịch sử chiến tranh của nhân loại, đã chưa có một trường hợp nào tương tự như vây đã xảy ra và các lý giải vẫn chưa thoả đáng.

Lý do thật dễ hiểu: Việt Nam không còn các sử gia chân chính; nhiều cán bộ sử học của phe thắng cuộc đang tiếp tục làm nhiệm vụ tuyên truyền; các sử gia khả tín của phe thua cuộc không còn cơ hội lên tiếng; sử gia ngoại quốc cũng chẳng soi sáng được nội tình nhiều hơn vì là người ngoại cuộc. Thế hệ tham chiến không thể kể hết tiếng lòng của nạn nhân chiến cuộc; các tự sự qua ký ức cá nhân và ký ức tập thể mờ nhạt qua bụi thời gian. Vì không có một chương trình giáo dục khách quan cho thế hệ hậu chiến, nên các mờ ảo của lịch sử cận đại còn đó. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 22 Comments »

6215. Trận oanh tạc để cứu Miền Nam cuối năm 1972

Posted by adminbasam trên 21/12/2015

Trọng Đạt

21-12-2015

Henry Kissinger bắt tay với Lê Đức Thọ

Henry Kissinger bắt tay với Lê Đức Thọ

Đây là trận oanh tạc lớn nhất của Mỹ kể từ sau Thế chiến thứ hai, tôi đã viết hai bài về trận này mấy năm trước: bài “Trận mưa bom Giáng Sinh” nói về khía cạnh quân sự, bài “Trận oanh tạc Linebacker II cuối năm 1972” nghiêng về khía cạnh chính trị.

Bây giờ viết về trận này, tôi nói riêng về nguyên do chính của chiến dịch.

Luật chấm dứt chiến tranh

Cộng Sản Việt Nam thiệt hại nặng trong trận Mậu Thân đầu năm 1968, khoảng 58,000 cán binh bị giết, họ chấp nhận thương thuyết với Mỹ

Hòa đàm Paris khai mạc từ 10-5-1968 dưới thời Tổng thống Johnson nhưng thực sự đàm phán dưới nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Nixon 1969. Tại cuộc Hội nghị này việc thương thuyết thực ra không đạt được trên bàn hội nghị nhưng do mật đàm giữa Kissinger, Bộ trưởng ngoại giao, cố vấn an ninh TT Mỹ và Lê Đức Thọ, Cố vấn đặc biệt của phái đoàn CS Bắc Việt bắt đầu từ 4-8-1969. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 1 Comment »

5989. Trật Tự Thế Giới Trong Thời Đại Của Chúng Ta?

Posted by adminbasam trên 01/12/2015

Tác giả: Henry Kissinger

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

H1(LND) Trong việc định hình cho một trật tự thế giới mới, Henry Kissinger kết luận rằng theo đuổi quyền lợi quốc gia (theo kiểu Mỹ) và tuân thủ tinh thần trọng pháp trong hợp tác quốc tế (theo kiểu châu Âu) là điểm chính yếu. Thực ra, viễn kiến này chỉ đúng trong một chừng mực giới hạn.

Về mặt học thuyết, ông không nhận ra vai trò của các mạng lưới dân sự trong việc tăng cưồng hiệu năng phát triển cho các thể chế quốc nội và quốc tế; hiệu ứng lan toả của soft law trong tiến trình thành lập luật quốc tế. Về mặt thực tế, ông không hề đề cập đến vai trò năng động của châu Mỹ La tinh là một hậu phương chiến luợc của Hoa Kỳ.

Nếu đặt phần kết luận này trong bối cảnh quốc tế cực kỳ bất ổn và dồn dập như hiện nay: Pháp bị tổn thương, Liên Âu trên đà tan rã và văn minh phương Tây tàn lụn, thì Kissinger có hai thiếu sót chính:

Một là, bốn trụ cột nền tảng của các nước phương Tây là dân chủ đại nghị, kinh tế thị trường, thể chế pháp quyền và xã hội dân sự không còn đứng vững. Dù phương Tây có ý thức là phải cải cách toàn diện, nhưng suy trầm kinh tế kéo dài, nợ công chồng chất, khí hậu biến đổi khắc nghiệt, nạn khủng bố lan tràn nghiêm trọng, làn sóng di dân ào ạt và dân số lão hoá đáng ngại, tất cả trở lực này làm cho tình hình trầm trọng hơn. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Điểm sách | Thẻ: , , | 1 Comment »

5844. Tư Tưởng Sai Lầm Của Henry Kissinger

Posted by adminbasam trên 17/11/2015

Tác giả: Ngụy Kinh Sinh

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

15-11-2015

H1Vì là một nhà hoạt động chính trị quốc tế cho nên tư tưởng của Henry Kissinger chủ yếu là quan hệ quốc tế. Gần đây, một nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đến từ Trung Quốc, ông Dương Bình (Yang Peng), đã đưa ra một số nhận xét khá có trọng lượng về quan điểm của ông Kissinger. Nhưng nhận xét này của ông Dương Bình đã không đủ sâu, và dường như có chút thương tình. Vì ông là một học giả thỉnh giảng đang ở trong vùng đất của Kissinger, cho nên việc giữ sự nhẹ nhàng và hạn chế khi nói về ông ta là một điều dễ hiểu. Vì vậy, tôi xin đưa ra một số phê bình nặng hơn về tư tưởng của ông Henry Kisinger vì nó rất quan trọng đối với cả nguời Trung Quốc và nguời Hoa Kỳ.

Trong cuốn sách World Order (Trật Tự Thế Giới), mà ông xuất bản gần đây, Henry Kissinger đã giải thích viễn kiến của mình từ kinh nghiệm ngoại giao và phản ảnh đã tích lũy trong nhiều thập niên qua. Viễn kiến này thực sự có cùng chung lối, hay nói một cách khác là được nặn ra cùng một khuôn “Các Giá Trị Châu Á” của Giang Trạch Dân (Trung Quốc) và Lý Quang Diệu (Singapore). Cả hai cho rằng tư tưởng ngoại giao hay cách suy nghĩ truyền thống của người phương Tây và người Trung Quốc không giống nhau. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Giáo dục, Trung Quốc | Thẻ: , | 2 Comments »

 
%d người thích bài này: