BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Nguyễn Quang Dy’

12.494. Tuần trăng mật của Trump & Bàn cờ Mỹ-Trung

Posted by adminbasam trên 20/04/2017

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

19-4-2017

Ảnh cartoon, Trump bị cháy quần, tức là nói dối, lấy từ câu “Liar, liar, pants on fire!” Nguồn: Moudakis Cartoon

“Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn” (Lenin)

Tuy “tuần trăng mật” (100 ngày) của chính quyền Donald Trump đã hết, nhưng vẫn còn một loạt vấn đề nổi cộm chưa được tháo gỡ. Có lẽ chưa có một tổng thống Mỹ nào lại trải qua một “tuần trăng mật” có nhiều sóng gió và kịch tính đến như vậy. Trong khi chờ những đánh giá toàn diện, bài này chỉ đưa ra một số nhận xét khái quát về những vấn đề then chốt, hy vọng giải mã được phần nào bức tranh hỗn độn nhiều màu sắc bất thường.  

Trong số các vấn đề nổi cộm (như những quả bom nổ chậm) thì quan hệ Mỹ-Trung là nan giải nhất và đầy kịch tính trong “tuần trăng mật”, mà đỉnh điểm là cuộc gặp lần đầu giữa Donald Trump và Tập Cận Bình tại Mar-A-Lago (6-7/4/2017). Không phải những vấn đề khác không quan trọng, nhưng quan hệ Mỹ-Trung là quan trọng nhất, vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề Bắc Triều Tiên, Đài Loan, và Biển Đông (trong đó có Việt Nam). Bài này sẽ đề cập đến quan hệ Mỹ-Trung, trong bối cảnh đối nội và đối ngoại hiện nay. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị | Thẻ: , , | 2 Comments »

12.163. Nghịch lý Quan hệ Việt-Mỹ: Di sản Chiến tranh hay Hậu Lịch sử

Posted by adminbasam trên 29/03/2017

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

29-3-2017

“Chúng ta phải tìm cách làm thay đổi các định kiến, làm cho những gì quen thuộc trở thành xa lạ…làm cho giới trẻ lạc hướng và giúp họ tìm cách định hướng lại mình…” (Drew Gilpin Faust, Chủ tịch Harvard, Diễn văn Khai giảng năm 2009).

Khi Drew Gilpin Faust lên thay Larry Summers làm chủ tịch Harvard (năm 2007) vì phát ngôn của ông ấy bị coi là xúc phạm phụ nữ, nhiều người cho rằng sự thay đổi đó là vì lý do chính trị. Nhưng khi đọc bài diễn văn của bà Faust (năm 2009) tôi rất ấn tượng bởi kiến giải của bà ấy, phản ánh sự thay đổi mạnh trong tư duy giáo dục Mỹ. 

Nay đọc xong bài diễn văn mới của Drew Gilpin Faust (Hệ quả: Chiến tranh, Ký ức và Lịch sử, Saigon, 23/3/2017), tôi cảm thấy băn khoăn, không phải vì Stephen Bannon là sản phẩm của trường Kinh doanh Harvard. Lẽ ra tôi phải cảm thấy phấn khởi vì bà Faust là chủ tịch Harvard đầu tiên đến thăm Việt Nam nơi có trường Đại học Fulbright (FUV) cũng như FETP. Tuy đã có ba Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam từ sau chiến tranh (Bill Clinton năm 2000, George Bush năm 2006, Barrack Obama tháng 5/2016), nhưng chưa có chủ tịch Harvard nào đến đây, tuy giáo dục là chìa khóa cho tương lai quan hệ Việt-Mỹ.   Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Lịch sử, Đảng CSVN | Thẻ: | 4 Comments »

12.114. Fukuyama và tiếng cười nhạt cuối cùng

Posted by adminbasam trên 25/03/2017

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

23-3-2017

Francis Fukuyama, nhân vật chính trong “The Last Hollow Laugh”. Ảnh:Aeon

Hôm qua vào mạng Viet-studies đọc thấy bài này hay quá (The Last Hollow Laugh, AEON, March 21, 2017). Tuy không biết tác giả (Paul Sagar), nhưng tôi đã đọc một mạch. Khi phân tích cuốn sách gây tranh cãi The End of History and the Last Man (Francis Fukuyama, 1992), Paul Sagar không chỉ bênh vực Fukuyama mà còn lý giải rất hay về Trumpism. Tôi đã định dịch, nhưng việc dịch mất thời gian, và bản dịch thường không hay bằng nguyên bản tiếng Anh, nên tôi xin tóm tắt để giới thiệu với những bạn đọc nào quan tâm đến bài viết này của Paul Sagar cũng như cuốn sách đó của Fukuyama.   Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền | Thẻ: , , | 3 Comments »

12.037. Những nghịch lý chết người hay bi kịch của một quốc gia

Posted by adminbasam trên 19/03/2017

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

19-3-2017

“Chính trong những khoảnh khắc đen tối nhất, ta phải tập trung để thấy được ánh sáng”. (It is during our darkest moments that we must focus to see the light – Aristotle)

Một số nghịch lý chết người có thể làm chính trị suy đồi và kinh tế tụt hậu, dẫn đến bi kịch quốc gia. Nguyên nhân chính là do hội chứng cực đoan và ngộ nhận, vì cực đoan thường dẫn đến vô cảm và ngộ nhận thường dẫn đến vô minh. Vô cảm và vô minh vốn là bi kịch lớn của con người, như một căn bệnh mãn tính rất khó chữa. 

Tại các nước đang chuyển đổi (nhưng “không chịu phát triển”), cực đoan và ngộ nhận cản trở cải cách thể chế và hòa giải dân tộc, bỏ qua những cơ hội sống còn để phát triển, làm đất nước ngày càng suy yếu, cạn kiệt, và phụ thuộc, dễ mất độc lập và chủ quyền. Vì vậy, muốn thoát khỏi vấn nạn đó, để “kiến tạo” và phục hưng đất nước, người Việt phải nâng cao dân trí và đổi mới tư duy, để cải cách thể chế và dân chủ hóa.
Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Kinh tế Việt Nam, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 4 Comments »

11.525. Chính sách Đối ngoại Viêt Nam Giai đoạn Mới

Posted by adminbasam trên 01/02/2017

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

1-2-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Asisa Observer.

Ảnh minh họa. Nguồn: Asisa Observer.

Trước cơn địa chấn chính trị với hệ quả khôn lường đang diễn ra tại Mỹ và toàn cầu, trước đám mây đen và sóng dữ tại Biển Đông, con tàu Việt Nam phải làm thế nào để thoát hiểm và vượt ra biển lớn? Đây là thách thức to lớn và cơ hội mong manh đối với Việt Nam, tại bước ngoặt lịch sử khi thế giới đang bước sang một giai đoạn mới. 

Bước ngoặt lịch sử  

Tuy đã hơn bẩy thập kỷ sau ngày độc lập (2/9/1945) và hơn bốn thập kỷ sau ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam (30/4/1975), nhưng đất nước dường như vẫn còn luẩn quẩn tại ngã ba đường của lịch sử. Việt Nam có quyết tâm đổi mới thể chế toàn diện hay không? Có thực sự đi theo con đường kinh tế thị trường và dân chủ hóa hay không? Liệu tranh luận về “hai con đường” đã đến lúc ngã ngũ, hay Việt Nam vẫn tiếp tục “đu dây”?  Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 6 Comments »

10.029. Việt Nam trước đổi mới vòng hai

Posted by adminbasam trên 16/09/2016

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

15-9-2016

“Đổi mới hay là chết”. Đó là khẩu hiệu đặt ra trước đổi mới vòng một (cởi trói). Nay cần đặt ra trước đổi mới vòng hai (cải cách thể chế) như “Báo cáo Việt Nam 2035” đã khuyến nghị. Đất nước đang đứng trước một loạt nan đề như những quả bom nổ chậm chờ phát nổ. Phải đổi mới thể chế trước khi quá muộn. Không còn lối thoát nào khác.  

Tóm lược bối cảnh

Đổi mới vòng một (1986-1990) là giai đoạn khởi đầu cải cách ở Việt nam. Đó là những năm tháng khó quên khi người Việt Nam nếm trải làn gió đổi mới và mở cửa tràn đầy hy vọng, như một thử nghiệm cách mạng “từ trên xuống” (top-down). Nhưng đáng tiếc, phong trào đổi mới đã chết yểu (short-lived) vì thỏa thuận Thành Đô (9/1990) đồng nghĩa với đóng cửa và giữ nguyên trạng chính trị. Có thể rút ra hai bài học kinh nghiệm: Một là Việt Nam chỉ thực sự đổi mới khi nào bị dồn đến chân tường. Hai là đổi mới “từ trên xuống” sẽ không toàn diện và không triệt để, khi ý thức hệ và thể chế chính trị vẫn không thay đổi.   Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

9896. G20 hay Cuộc tình Một đêm

Posted by adminbasam trên 07/09/2016

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

6-9-2016

G20 Summit (Hàng Châu, 4-5/9/2016) là điểm hẹn của các cường quốc. Nhưng mỗi nước đến với lợi ích quốc gia của mình và tâm trạng riêng, như “đồng sàng dị mộng”. Tổng thống Mỹ Obama sắp hết nhiệm kỳ, muốn để lại dấu ấn lịch sử, trước cuộc bầu cử tổng thống tai tiếng chưa từng có. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đang ở đỉnh cao quyền lực, muốn tăng cường uy thế để kéo dài thêm một nhiệm kỳ, nhằm thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”. Tổng thống Nga Putin đang đau đầu tìm giải pháp cho khó khăn kinh tế trong nước và phiêu lưu quân sự tại Syria và Ukraine. Thủ tướng Nhât Abe có cơ hội lịch sử để thay đổi vai trò của Nhật tại Đông Á với sửa đổi hiến pháp. Thủ tướng Anh Theresa May vừa “gặp may” làm thủ tướng sau sự kiện Brexit, đang lo cho tương lai đất nước và vai trò của mình…  

Có thể nói G20 còn quan trọng hơn cả G8, vì thế giới đại loạn (“Eurasia’s Coming Arnarchy”, Robert Kaplan, Foreign Affairs, February16, 2016) và quyền lực đang chuyển dịch từ Tây sang Đông. Đặc biệt là Trung Quốc đang có những vấn đề nội bộ nan giải phải đối phó, cũng như tham vọng tranh giành ảnh hưởng với Mỹ, để bá chủ Đông Á. Có lẽ thể diện quốc gia và vị thế siêu cường là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo Bắc Kinh. Suốt mấy tháng qua, họ đã đầu tư lớn (hàng tỷ USD) và nhiều công sức (không thể tính được) để chuẩn bị cho G20 Hàng Châu 2016, không thua kém so với Olympic Bắc Kinh 2008. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: , , | 1 Comment »

9668. Đằng sau tiếng súng không phải chỉ là vài mạng người

Posted by adminbasam trên 20/08/2016

Kim Dung

Nguyễn Quang Dy

20-8-2016

Ảnh: Anhcalu

Ảnh: Anhcalu

Kim Dung: Vụ việc bắn nhau ở Yên Bái giữa các quan chức đã khiến cả xã hội chấn động mạnh, và nhìn nhận dưới góc độ rất khác nhau. Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi cho Blog KD/KD một bài viết ngắn bàn về chủ đề này. Cảm ơn tác giả và xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. 

Vụ việc này phản chiếu một sự suy thoái đạo lý, một sự khủng hoảng sâu sắc trong guồng máy chính quyền,  trong bối cảnh các lợi ích nhóm hoành hành, mà Yên Bái là một điểm “mục”…

Đằng sau tiếng súng không phải chỉ là vài mạng người.

Thường sau vụ nổ súng gây án mạng “xong rồi”, người ta mới giật mình xử lý “quyết liệt” và bình luận ồn ào, rồi sau đó đâu lại vào đấy. Bi kịch bạo lực tại Yên Bái không phải lần đầu và chắc không phải lần cuối. Đó không phải là khủng bố mà là hình sự. Nó tương tự như vụ Đoàn Văn Vươn (Hải Phòng) và Đặng Ngọc Viết (Thái Bình), mà chắc nhiều người đã quên. Phải chăng xã hội quá nhạy cảm với hiện tượng, nhưng lại quá vô cảm với nguyên nhân và hệ quả? Muốn ngăn chặn nó, cần hiểu đằng sau tiếng súng là gì. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | 1 Comment »

9538. Vấn nạn truyền thông – phần nổi của tảng băng chìm

Posted by adminbasam trên 11/08/2016

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

10-8-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ngày càng nhiều “tai nạn truyền thông”, tuy không nhiều bằng tai nạn giao thông, nhưng cũng gây bức xúc không kém. Không phải chỉ có người dân, mà các quan chức cũng bức xúc. Ông Lê Doãn Hợp (cựu bộ trưởng TT-TT, nay là chủ tịch Hội Truyền thông số) chia sẻ, “Nếu báo chí tự cảm thấy nhạy cảm và không dám vào vùng nhạy cảm thì là không đúng…Nếu được làm rõ thì sẽ hết nhạy cảm, bởi vì chính bản thân cái được gọi là nhạy cảm làm cho xã hội lúng túng về thông tin. Bây giờ dân trí cao, mình đừng sợ dân hiểu sai…”

Trong bài này, tôi không định chỉ đề cập đến vấn đề “nhạy cảm” của báo chí (vì được đề cập nhiều rồi), mà muốn đặt vấn nạn truyền thông trong một bối cảnh rộng hơn (in perspectives).  Nói cách khác, vấn nạn truyền thông chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.  Phát biểu của ông Lê Doãn Hợp (sau “hoàng hôn nhiệm kỳ”) mới đề cập đến hiện tượng, mà chưa đề cập đến bản chất và không lý giải nguyên nhân thực sự của hiện tượng đó.  Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 2 Comments »

9423. Hội chứng Bất ngờ & lỗi hệ thống

Posted by adminbasam trên 03/08/2016

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

3-8-2016

Hình như nhiều người mắc phải “hội chứng bất ngờ”. Không biết họ bất ngờ thật hay giả, nhưng chuyện gì cũng “bất ngờ” và “ngạc nhiên”. Không biết vì họ vô cảm hay muốn vô can, nhưng hầu như đều vô tội nếu biết đổ lỗi cho người khác (hay cho hệ thống). Công chúng bức xúc tranh cãi ồn ào, nhưng bất lực nên rồi đâu lại vào đấy. Người ta chỉ để ý đến hiện tượng, chứ ít quan tâm đến bản chất và nguyên nhân thực sự (“lỗi hệ thống”).

Ví dụ: người ta “ngạc nhiên” vì bội chi ngân sách và nợ quá nhiều, vì các quan tham “ăn không chừa cái gì”, vì Formosa gây ra thảm họa môi trường làm cá chết, vì người dân biểu tình đòi minh bạch, vì dòng người và dòng tiền lũ lượt ra đi, vì máy bay Su 30MK và CASA 212 bị rơi tại Biển Đông, vì hackers tấn công mạng sân bay, v.v. Nhưng cũng “ngạc nhiên” khi có người khuyên “không nên khiêu khích, thách thức hacker ngước ngoài”! Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 4 Comments »

9356. Việt Nam vẫn mắc kẹt tại ngã ba đường

Posted by adminbasam trên 30/07/2016

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

29-7-2016

Albert Einstein và câu nói nổi tiếng của ông. Nguồn: interne

Albert Einstein và câu nói nổi tiếng của ông. Nguồn: internet

“Có hai thứ vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người…” (Two things are infinite: the universe and human stupidity – Albert Einstein)

Hơn bảy thập kỷ sau khi lập quốc (1945) và hơn bốn thập kỷ sau cuộc chiến tranh Việt Nam (1975), đất nước vẫn đang mắc kẹt tại ngã ba đường. Tại sao lại có bi kịch này? Làm thế nào để thoát ra ra khỏi ngã ba đường của lịch sử? 

Trong nhiều thập kỷ, đất nước đã bị sa vào chiến tranh và bạo lực, cực đoan và hận thù, như cái bẫy ý thức hệ. Những thế lực cực đoan (trong và ngoài nước) đã thao túng số phận đất nước này, làm cho chính họ và ít nhất một thế hệ người Việt bị ngộ nhận, lạc vào ma trận (như chiến tranh Việt Nam). Muốn thoát ra khỏi ngã ba đường không dễ. Báo cáo “Việt Nam 2035” khuyến nghị phải đổi mới thể chế và cải cách vòng hai.    Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 5 Comments »

9050. Quả bom Formosa: Cái giá của vô cảm & vô minh

Posted by adminbasam trên 07/07/2016

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

7-7-2016

Người dân miền Trung xuống đường biểu tình phản đối Formosa. Ảnh: internet

Người dân miền Trung xuống đường biểu tình phản đối Formosa. Ảnh: internet

Sau những tai họa giáng xuống đầu người dân mấy tỉnh miền Trung, xã hội Việt Nam lại càng phân hóa. Thay vì trên dưới một lòng để chung sức đối phó với thảm họa môi trường và đe dọa chủ quyền, để chống tham nhũng và cải cách thể chế, thì khủng hoảng lòng tin vẫn là vấn đề nhức nhối. Tuy quả bom nổ chậm Formosa đã được tháo ngòi, nhưng khối thuốc nổ vẫn còn đó. Người dân trong vùng bị nạn vẫn “sống trong sợ hãi”. Chủ quyền quốc gia vẫn đang bị đe dọa. Người ta vẫn hành xử vô cảm và vô minh, như vô can và vô tội.   

Hệ lụy của tai họa môi trường

Trong khi thực phẩm, hoa quả bị nhiễm độc, thì nước đóng chai cũng bị nhiễm chì (như vụ URC và C2). Nay không ai còn dám ăn hải sản và tắm biển Miền Trung (trừ quan chức địa phương muốn diễn trò hề). Nhiều người dân còn lo xa dự trữ cả nước mắm và muối, trong khi nước biển, nước sông và không khí đều bị ô nhiễm. Không phải chỉ có “người Trung quốc xấu xí” đầu độc thế giới, mà người Việt Nam tham lam cũng đang đầu độc lẫn nhau một cách hồn nhiên. Không biết từ bao giờ người ta đã trở thành tham lam, vô cảm đến tàn nhẫn. Đồng tiền mất giá không đáng lo ngại bằng mất nhân cách và nhân quyền.  Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Môi trường, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

8744. Dân tộc và dấu hiệu một cơn bão tố

Posted by adminbasam trên 14/06/2016

BBC – Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

14-6-2016

Nhiều đợt biểu tình về việc cá chết hàng loạt tại miền Trung đã nổ ra tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác trên cả nước hồi tháng 5/2016. Nguồn: FB Trinh Minh Hien

Nhiều đợt biểu tình về việc cá chết hàng loạt tại miền Trung đã nổ ra tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác trên cả nước hồi tháng 5/2016. Nguồn: FB Trinh Minh Hien

“Cuộc sống bắt đầu khi nỗi sợ kết thúc – Life begins where fear ends” (Osho).

Gần đây, ngày càng có nhiều dấu hiệu bất thường về tâm trạng của cộng đồng dân tộc. Nó giống như những dấu hiệu của một cơn bão tố hay sóng thần.

Nếu đúng vậy, thì đây là một vấn đề lớn chứ không nhỏ. Phủ nhận hay bưng bít thông tin về một cơn bão tố hay sóng thần là dại dột như tự sát tập thể. Không phải chỉ các chính khách hay thương gia mà cả các nhà tâm lý xã hội học cũng cần quan tâm, vì hệ quả khôn lường của nó.

Người ta có thể tháo ngòi một quả bom nổ chậm chứ không thể tháo ngòi một cơn bão tố hay sóng thần. Đài Khí tượng Thủy văn (như Ban Tuyên giáo) chỉ có thể dự báo hay cảnh báo, chứ không thể ngăn chặn hay đối phó được với thảm họa môi trường hay khủng hoảng xã hội.

Hãy thử điểm lại vài dấu hiệu điển hình gần đây.

Từ đám cháy Bình Dương và Vũng Áng

Chắc nhiều người chưa quên việc Trung Quốc đem giàn khoan khổng lồ HD981 vào hải phận Việt Nam tại Biển Đông (5/2014) đã tạo ra phản ứng dây chuyền, làm toàn dân phẫn nộ. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt - Mỹ, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 3 Comments »

8687. Vô cảm và Cực đoan sẽ Cản Đường Hòa giải

Posted by adminbasam trên 10/06/2016

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

10-6-2016

“Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ nhưng chúng ta có thể sắp xếp lại tương lai”. (Dalai Lama)

Bóng ma Việt Nam lại trỗi dậy

Theo một khảo sát của viện Gallup (11/2012) Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia vô cảm nhất thế giới (đứng thứ 13 trong tổng số 150 nước). Đó là một tin buồn (bad news). Người Singapore vô cảm thì còn dễ lý giải và hiểu được, vì một quốc gia phát triển (high-tech) dễ làm con người vô cảm (thiếu high-touch). Việt Nam là một quốc gia chưa phát triển (low-tech) mà con người đã vô cảm thì khó lý giải và đáng lo ngại. Còn đáng lo ngại hơn khi vô cảm cộng với cực đoan (như anh em sinh đôi) sẽ cản đường hòa giải. Vì vô cảm và cực đoan dựa vào sức mạnh cứng và bạo lực, dẫn đến xung đột và tội ác, nên hòa giải đòi hỏi lòng nhân ái và vị tha, thái độ ôn hòa và thiện chí. Chỉ có sự tử tế và đồng cảm, vượt qua chấp và ngã, mới tạo được sức mạnh mềm, để hóa giải hận thù và định kiến, ngăn ngừa bạo lực và tội ác.      Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Chính trị, Chiến tranh VN, Dân chủ/Nhân Quyền, Hòa giải hòa hợp dân tộc, Quan hệ Việt - Mỹ, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 4 Comments »

8541. Cơn sốt Obama và Tâm thức Người Việt

Posted by adminbasam trên 01/06/2016

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

30-5-2016

Cuối cùng thì Tổng thống Barack Obama đã đến thăm Việt Nam (23-25/5/2016), sau khi kế hoạch thăm bị hoãn vào cuối năm ngoái. Tuy việc hoãn gây “hồi hộp” (suspense), nhưng điều đáng mừng là chuyến thăm đã thành công hơn cả mong đợi. Thay vì “Muộn còn hơn không” (better late than never), Obama nói ông “dành điều hay nhất cho sau cùng” (Save the best for the last). Nhưng có người lại nói, “điều hay nhất vẫn còn chưa đến” (the best is yet to come). Như một vở bi hài kịch, chuyến thăm muộn màng càng hấp dẫn và đầy kịch tính, với một chút bất ngờ và bí ẩn, đã làm sống lại “Cơn sốt Obama” (Obamania), và làm bộc lộ tâm thức phức tạp của người Việt, với những dư chấn và ẩn số cần tiếp tục giải mã.  Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt - Mỹ, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

8433. Di sản của Obama và Bàn cờ Biển Đông

Posted by adminbasam trên 24/05/2016

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

24-5-2016

Tuần này, tổng thống Obama thăm chính thức Việt Nam (23-25/5/2016). Đây là chuyến thăm đầu tiên và cũng là cuối cùng với cương vị tổng thống (trong 8 năm cầm quyền). Chuyến thăm này quan trọng, vào một thời điểm quan trọng, có thể so sánh với chuyến thăm của Bill Clinton, với bài diễn văn nổi tiếng (17/11/2000). Nếu Bill Clinton đã đi vào lịch sử với quyết định bình thường hóa với Việt Nam (11/7/1995), thì hôm nay Barack Obama cũng đi vào lịch sử với quyết định bỏ cấm vận vũ khí, để hoàn tất quá trình đó (23/5/2016).  

Mỹ-Việt: Trở lại tương lai?

Bill Clinton còn quay lại Việt nam nhiều lần, với cương vị cựu tổng thống và chủ tịch quỹ Clinton. Gần đây nhất là khi Bill Clinton tới Việt Nam để dự lễ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ (2/7/2015), và quan trọng hơn là để chuẩn bị và “hộ tống” Tổng Bí thư Nguyễn phú Trọng sang thăm Mỹ (6-10/7/2015). Hillary Clinton cũng đã thăm Việt Nam nhiều lần, với cương vị phu nhân tổng thống hoặc ngoại trưởng. Ông bà Clinton đã để lại một di sản lớn và những dấu ấn khó quên trong lịch sử quan hệ Mỹ-Việt. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt - Mỹ, Quan hệ Việt-Trung, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

8095. Vũng Áng là phần nổi của tảng băng chìm

Posted by adminbasam trên 02/05/2016

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

2-5-2016

Sau Đại hội Đảng khóa XII và Quốc hội khóa XIV (còn đang tranh cãi) ban lãnh đạo mới của Việt Nam đang đứng trước những thách thức quá lớn so với năng lực thực sự của mình. Họ phải đối phó không những với ngân sách thâm hụt, kinh tế tụt hậu, văn hóa-xã hội suy thoái, mà còn với cải cách thể chế, cải thiện nhân quyền, điều chỉnh quan hệ với Trung-Mỹ trước vấn nạn Biển Đông. Tổng thống Obama sang thăm cuối tháng này cũng là một thử thách lớn. Chưa hết, thảm họa môi trường do hạn hán và ngập mặn tại đồng bằng sông Mekong chưa qua, thì thảm họa cá chết do nhiễm độc môi trường biển tại Miền Trung đã ập tới.  

Báo động: Mayday!
Đọc tiếp »

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Môi trường, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 2 Comments »

7873. Biển Đông Lại Dậy Sóng: Kêu cứu hay Ngày tận số?

Posted by adminbasam trên 18/04/2016

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

18-4-2016

Cách đây 2 năm, vào đầu tháng 5/2014, Trung Quốc bất ngờ kéo dàn khoan HD981vào Biển Đông với hơn 100 chiếc tàu lớn nhỏ đi theo hộ tống, làm Biển Đông dậy sóng và Bình Dương đỏ lửa. Không biết Trung Quốc hay Việt Nam có định kỷ niệm ngày này hay không. Một sự kiện quan trọng như vậy mà không kỷ niệm thì thật uổng (dù mỗi bên có một lý do khác nhau). Nhưng muốn nói gì thì nói, đó là một bước ngoặt lớn đối với quan hệ Trung-Việt (từ “đồng sàng” bỗng biến thành “dị mộng”) và quan hệ Mỹ-Việt (từ “dị mộng” bỗng biến thành “đồng sàng”), và Biển Đông bỗng biến thành “thùng thuốc súng”.

Điều đáng nói là câu chuyện Biển Đông vẫn chưa dừng lại, như một ván cờ còn đang chơi dở, và câu chuyện Trung-Việt và Mỹ-Việt vẫn còn ngổn ngang, trong một tam giác bất cân xứng mà hình thù của nó vẫn còn đang chuyển động, như một bài toán hình học chưa có lời giải. Hầu hết những nhà phân tích như thày bói sờ voi, hoặc xem lá chè tươi để đoán sự kiện (vì quả cầu pha lê của phương Tây có lẽ không hợp với phương Đông).

Trong khi cái dàn khoan HD981 vẫn đang lởn vởn đâu đó, thì Biển Đông lại sắp dậy sóng, với những đồn đoán về bước leo thang quân sự hóa mới của trung Quốc. Hãy điểm nhanh những sự kiện đang diễn ra xem tháng Năm tới có điều gì bất ổn. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Giàn khoan HD 981, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

7817. Trung Quốc trỗi dậy và suy tàn: Giới hạn của quyền lực

Posted by adminbasam trên 13/04/2016

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

13-4-2016

“Quyền lực đẻ ra từ nòng súng” (Mao Trạch Đông)

Câu nói của Mao (quyền lực đẻ ra từ nòng súng) chỉ đúng một phần. Thứ nhất, nó chỉ đúng với quyền lực cứng, chứ không đúng với quyền lực mềm, vì súng và tiền không thể đẻ ra quyền lực mềm. Thứ hai, nó chỉ đúng với việc giành quyền lực, chứ không đúng với việc giữ quyền lực, vì muốn giữ quyền lực lâu dài thì phải đổi mới và phát triển. Muốn phát triển bền vững phải đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị. Nhưng “quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối”, nên những kẻ độc tài và tham nhũng không chịu đổi mới chính trị.

Chính Mao đã từng nói “chính trị là thống soái” (politics in command) và hô hào phải làm “cách mạng thường trực”. Chính Mao đã huy động “Hồng vệ Binh” (fringe power) đối đầu và đánh sập hệ thống quyền lực của Đảng (mainstream power) để giành lại quyền lực (độc tôn). Chính Mao đã tạo ra “tiền lệ chống Đảng” (bằng bạo lực). Phải chăng Tập Cận Bình cũng đang bắt chước Mao một cách “sáng tạo” theo “Neo – Maoism” để giành quyền lực (độc tôn). Đối với Mao (và Tập) chính trị là độc tài. Cả Mao và Tập đều sùng bái quyền lực tuyệt đối và áp dụng sùng bái cá nhân, nên không hiểu giới hạn của quyền lực cứng. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , | 3 Comments »

7480. Cái Lô cốt & Đổi mới Tư duy: Giải mã vài Nghịch lý

Posted by adminbasam trên 14/03/2016

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

14-3-2016

Trong cuộc sống có vô vàn nghịch lý, dễ làm người ta ngộ nhận. Muốn cải cách và phát triển, phải tránh ngộ nhận và đổi mới tư duy. Hãy thử giải mã vài nghịch lý, như những cái lô cốt ảo thường gây ách tắc tư tưởng và cản trở đổi mới tư duy. 

Nghịch lý thứ nhất: những lô cốt thật

Cách đây ít lâu, tôi có xem một bộ phim tài liệu “cây nhà lá vườn” do một ông bạn già (là tướng công an Phạm Chuyên) làm về chủ đề “Lô cốt”. Không hiểu sao ông ấy lại làm bộ phim này khi đang làm giám đốc công an Hà Nội (tuy rất bận). Có lẽ phải “trích ngang” một tí về ông tướng này. Tuy làm giám đốc công an (bạn bè hay gọi thân mật là “Chánh cẩm”) nhưng Phạm Chuyên vẫn thích văn hóa, nghệ thuật, và quan tâm đến giới trí thức. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

7306. Trung Quốc CÓ THỂ làm gì ở Biển Đông?

Posted by adminbasam trên 29/02/2016

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

26-2-2016

“Chính trị là nghệ thuật của điều có thể” (Politics is the art of the possible). (Bismarck)

Biển Đông xa quá!

Sau khi đọc bài của Alexander Vuving (Vũ Hông Lâm), “Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?”, Dự án Đại sử ký Biển Đông, 21/2/2016), tiếp theo mấy bài trước cùng nội dung, đã làm tôi mất ngủ. Không phải vì có nội dung gì mới gây sốc, mà vì tác giả khẳng định một kết luận cũ làm độc giả nhức đầu. Nó làm người ta liên tưởng đến một tai họa sắp xẩy ra, như một trận đại hồng thủy (tsunami) “ai kiểm soát Biển Đông sẽ thống trị châu Á, và bất cứ ai thống trị châu Á sẽ thống trị thế giới”. (Còn ai vào đây nữa!)

Kết luận này là một suy diễn, nên độc giả sẽ suy diễn tiếp (hầu như chắc chắn) là Trung Quốc sẽ kiểm soát Biển Đông, sẽ thống trị Châu Á, và thống trị thế giới. Nói cách khác, trong vòng 15 năm nữa (nếu không có cách gì ngăn chặn), thì Trung Quốc sẽ biến Biển Đông thành cái ao nhà của họ (theo báo cáo của CSIS “Asia Pacific Rebalance 2025”). Nếu điều này xảy ra thật thì (lạy Chúa! lậy Phật!) chắc nhiều người không muốn sống lâu, hoặc phải di cư. Nhưng đi đâu? Chẳng lẽ lên mặt trăng hay sao hỏa! Vì Mỹ, Canada, Australia… sẽ đầy người Trung Quốc (Hán Hóa) trong khi Châu Âu sẽ đầy người Arab (Hồi giáo hóa).     Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

7084. Quá độ hữu hạn & Ngộ nhận vô hạn

Posted by adminbasam trên 19/02/2016

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

18-2-2016

“Đừng tin những gì bạn nghe và chỉ tin một nửa những gì bạn thấy” (Benjamin Franklin)

“Quá độ” hoặc “chuyển đổi” (transition) là khái niệm thay đổi tuần tự, từ một hệ thống này sang một hệ thống khác. Hầu hết các quốc gia (hay doanh nghiệp) chuyển đổi đều phải trải qua quá trình này. Đó là một quá trình tất yếu phù hợp với quy luật phát triển, nhưng cũng đầy ngộ nhận, có thể dẫn đến sai lầm và tổn thất, nếu cực đoan và duy ý chí, không chịu nghiên cứu để làm theo quy luật. 

“Ngộ nhận” (misconception/misperception) là trạng thái hồ đồ, nhầm lẫn trong tư duy, dẫn đến hành động sai. Tại sao phải bàn về ngộ nhận?  Bởi vì người Việt ngộ nhận quá nhiều và quá dễ. Câu chuyện về hơn 300 sinh viên Việt Nam tại Australia bị một cô gái trẻ trên facebook lừa gần 400.000 AUD vì mua vé máy bay giá rẻ trong dịp Tết vừa qua, đáng để suy nghĩ. Phải chăng người Việt hay ngộ nhận nên dễ bị lừa. Ngộ nhận như cái bẫy mà nhiều người hay mắc phải, dù phải trả giá nhưng vẫn tiếp tục ngộ nhận, như một căn bệnh tâm thần mãn tính khó chữa. Tại sao khó chữa? Bởi vì ngộ nhận như cái bẫy ảo nằm trong tâm thức của ta (state of mind). Có lẽ không ai gài bẫy cả, mà chính ta tự gài bẫy mình. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 1 Comment »

 
%d người thích bài này: