BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

7588. Kinh tế chính trị Việt Nam đang ‘tự kìm hãm mình’

Posted by adminbasam trên 23/03/2016

BÙI VĂN BỒNG

23-3-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Có hai quan niệm: Một là: Thể chế chính trị nào thì tạo ra nền nền kinh tế tương xứng với ‘nó’; hai là: Kinh tế -xã hội phát triển đòi hỏi cần có nền chính trị  phù hợp. Cả hai quan niệm đều đi từ căn nguyên đến hiệu quả và ngược lại chính bản thân hiệu quả phải tìm ra căn nguyên, tất yếu phải đi đến tự cải cải cách cho nhằm sát thực tiễn.  Kinh tế chính trị tư bản về gốc rễ xuất phát từ nhu cầu kinh tế sinh ra nền chính trị phù hợp. Kinh tế chính trị Mác-Lenin lại lấy chính trị chỉ đạo kinh tế và (buộc) kinh tế-xã hội phải “chiều’ theo và bị chi phối bởi chính trị.

Theo VOER, môn kinh tế chính trị học phải nắm được: hoàn cảnh ra đời của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh, những đặc trưng, đại biểu điển hình và quan điểm kinh tế cơ bản của kinh tế cổ điển Anh; nắm vững nội dung cơ bản của các học thuyết kinh tế chính trị của Wiliam Petty, Adam Smith và David Ricardo; qua nội dung những tư tưởng kinh tế chủ yếu của trường phái để rút ra ý nghĩa nghiên cứu, vị trí lịch sử của kinh tế tư sản cổ điển Anh.

Nội dung chính là: Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh; các học thuyết kinh tế của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh: học thuyết kinh tế của Wiliam Petty, học thuyết kinh tế của Adam Smith, học thuyết kinh tế của David Ricardo; đánh giá chung về các tiến bộ và hạn chế; kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển: Hoàn cảnh ra đời của kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển, các đại biểu và đặc điểm chủ yếu của kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển.

Trường phái Kinh tế học cổ điển hay Kinh tế chính trị cổ điển là một trong những xu hướng tư tưởng kinh tế tiến bộ, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phát triển các luận thuyết kinh tế. Nhiều quan điểm chủ đạo của trường phái này vẫn còn lưu giữ ý nghĩa đến tận ngày nay. Xu hướng tư tưởng của trường phái cổ điển bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 17 và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 18 đến nửa cuối thế kỷ 19.

Người đại diện đầu tiên và được xem là ông tổ của kinh tế cổ điển là William Petty (1623 – 1687), người Anh. Những công trình khoa học của ông chuyên về lĩnh vực thuế, hải quan và thống kê. Là người được K. Marx đánh giá cao qua các phát minh khoa học kinh tế.

Những tên tuổi lớn của trường phái này gồm Adam Smith (1723-1790), David Ricardo (1772-1823), Thomas Malthus (1766-1834), John Stuart Mill (1806-1873). Quan điểm về khoa học kinh tế của họ, giống như các nhà nghiên cứu trước đó, là khoa học về sự giàu có và cách thức nhân rộng của cải lên theo cách lũy tiến kép.

Phương pháp luận chủ yếu là trường phái cổ điển đối lập với chủ nghĩa trọng thương trên nhiều phương diện, trong đó sự khác biệt biểu hiện ở phương pháp luận và đối tượng nội dung các luận thuyết. Thực tiễn giai đoạn phát triển kinh tế công xưởng lên công nghiệp hóa thể hiện sự trỗi dậy của lực lượng doanh nghiệp hoạt động trong sản xuất công nghiệp, đẩy hoạt động buôn bán và cho vay vào hàng thứ yếu. Với lý do đó đối tượng nội dung của nghiên cứu kinh tế học chuyển từ lĩnh vực giao thương sang lĩnh vực sản xuất. Phương pháp nghiên cứu dựa trên việc đề xuất các định đề thu nhận từ các quy luật sản xuất có thể quan sát. Có thể nói, trường phái cổ điển biến kinh tế chính trị thành một môn khoa học thực sự, nghiên cứu những vấn đề kinh tế về cạnh tranh tự do. Đóng góp quan trọng của trường phái là đặt phạm trù lao động – lực lượng khởi tạo nền kinh tế, và phạm trù giá trị kinh tế – sự biểu hiện của giá trị chung, vào trung tâm của nghiên cứu kinh tế; đã đề ra ý tưởng tự do kinh tế; nhiều tác phẩm khoa học về các vấn đề giá trị thặng dư, lợi nhuận, thuế, địa tô được trình bày. Chính từ trường phái này đã sản sinh ra môn khoa học kinh tế…

Trong khi đó, kinh tế chính trị Marx-Lenin hay kinh tế chính trị học Marx-Lenin là một lý thuyết kinh tế và là môn khoa học về kinh tế chính trị do Marx, Engels và sau này là Lenin phát triển trong giai đoạn mới, có đối tượng nghiên cứu là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Qua đó vạch rõ bản chất, hiện tượng của các quá trình kinh tế để có cơ sở giải quyết các mối quan hệ liên quan đến học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin. Cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin là học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác.

Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin là quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng nhằm tìm ra bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, phát hiện ra các phạm trù, quy luật kinh tế ở các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người.

Về chức năng của kinh tế chính trị Mác-Lê nin, mục đích của Marx và Ăng-ghen khi nghiên cứu, sáng tạo ra kinh tế chính trị này nhằm các mục đích sau (đây cũng là chức năng của kinh tế chính trị học Marx – Lenin).

Chức năng nhận thức: Chức năng này thể hiện ở chỗ kinh tế chính trị Mác – Lênin cần phải phát hiện bản chất của các hiện tượng, quá trình kinh tế của đời sống xã hội, tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của chúng, giúp con người vận dụng các quy luật kinh tế một cách có ý thức vào hoạt động kinh tế nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao.

Chức năng thực tiễn: Là chức năng nhận thức để phục vụ cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả. Chức năng thực tiễn có quan hệ với chức năng nhận thức, ở chỗ từ việc nghiên cứu các hiện tượng và các quá trình kinh tế của đời sống xã hội, phát hiện ra bản chất, các quy luật chi phối và cơ chế hoạt động của các quy luật từ đó kinh tế chính trị cung cấp những luận cứ khoa học để hoạch định đường lối, chính sách và biện pháp kinh tế. Đường lối, chính sách và các biện pháp kinh tế dựa trên những luận cứ khoa học đúng đắn đã nhận thức được sẽ đi vào cuộc sống làm cho hoạt động kinh tế có hiệu quả cao hơn nhiều.

Chức năng phương pháp luận: Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận cho một tổ hợp các khoa học kinh tế. Những kết luận của kinh tế chính trị biểu hiện ở các phạm trù và quy luật kinh tế có tính chất chung là cơ sở lý luận của các môn kinh tế chuyên ngành và các môn kinh tế chức năng, nó là cơ sở lý luận cho một số môn khoa học khác.

Chức năng tư tưởng: Kinh tế chính trị Mác – Lênin là cơ sở khoa học cho sự hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và tuyên truyền cho đấu tranh giai cấp của tầng lấp công nhân và nhân dân lao động để xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Để xây dựng nên một lý thuyết kinh tế chính trị đặc trưng cho chủ nghĩa Mác, Các Mác và Ăng ghen đã nghiên cứu, kế thừa nhiều lý thuyết về kinh tế học trước đó như các trường phái chủ nghĩa trọng nông (đề cao nông nghiệp), chủ nghĩa trọng thương (đề cao vấn đề thương mại, mua bán, trao đổi…) và chịu ảnh hưởng của kinh tế học cổ điển Anh với các đại biểu như Adam Smith, David Ricardo hay William PettYy.

Trên cơ sở đó, Mác và Engels đã làm cuộc cách mạng sâu sắc trong kinh tế chính trị trên tất cả các phương diện về đối tượng và phương pháp nghiên cứu, nội dung, tính chất giai cấp… của kinh tế chính trị. Kinh tế chính trị Mác Lênin là sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng, dựa vào phép biện chứng duy vật và đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế của xã hội tư bản. Họ đã thực hiện cuộc cách mạng vĩ đại trong kinh tế chính trị học. Kinh tế chính trị Mác – Lênin là lý luận sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Kinh tế chính trị của Mác và Ăng-ghen xây dựng có khác so với các lý thuyết trước đó ở chỗ các học thuyết, lý thuyết trước Mác và Ăng-ghen chủ yếu tập trung nghiên cứu sâu về vấn đề kinh tế, các quan hệ kinh tế đơn thuần và tập trung cho mục đích kinh tế và hoạt động kinh tế, hay hiệu quả kinh tế, các phương pháp kinh doanh… trong khi đó lý thuyết của Mác và Ăng-ghen thì gắn chặt kinh tế với chính trị dùng kinh tế để giải thích chính trị, vạch ra các bản chất của chính trị-xã hội (theo tư duy của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử).

Những nội dung cơ bản là: Kinh tế chính trị Mác-Lê nin tập trung nghiên cứu, mổ xẻ các quan hệ kinh tế trong lòng xã hội tư bản và nghiên cứu sâu về các quy luật của nền sản xuất này, cụ thể là:

– Đề cập về hàng hóa, sản xuất hàng hóa và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa (trong chủ nghĩa Tư bản)

– Tập trung mổ xẻ quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản mà cốt lõi là việc sản xuất giá trị thặng dư

– Phân tích sự vận động của tư bản cá biệt và tái sản xuất tư bản xã hội

– Xem xét các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư

Nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước (phần này do Lenin có công đóng góp rất lớn)

Từ những nội dung cơ bản mà Mác và Ăng-ghen đã xây dựng nên một hệ thống những phạm trù có liên quan một cách đồ sộ như: tái sản xuất xã hội, phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất, tư bản lưu động, tư bản có định, tư bản bất biến, tư bản khả biến, giá trị, giá trị sử dụng, hàng hóa sức lao động, sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động, tư liệu sản xuất…..

Từ những phân tích lý luận nêu trên, điều cần nhận diện là mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa; mMâu thuẫn giữa thuộc tính giá trị và giá trị sử dung của hàng hóa là hàng hóa không đồng nhất về chất nhưng lại đồng nhất về chất. Giá trị và giá trị sử dụng cùng tồn tại trong bản thân hàng khóa nhưng lại tách rời về mặt không gian và thời gian. Cụ thể là:

– Nếu xét ở góc độ là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất. Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là sự kết tinh của lao động tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá.

– Tuy giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong một hàng hóa, nhưng quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời gian: giá trị được thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thông, còngiá trị sử dụng được thực hiện sau trong lĩnh vực tiêu dùng.

Và từ phát hiện này, Các Mác tiếp tục có phát hiện quan trọng thứ hai có liên quan.

Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa cũng hình thành từ những yếu tố như: Lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt: Một mặt nó vừa mang tính chất cụ thể (lao động cụ thể) mặt khác nó lại vừa mang tính chất trừu tượng (lao động trừu tượng). Và chính cái mà người công nhân, người lao động bị bóc lột là cái lao động trừu tượng của họ chứ không phải là lao động cụ thể, những việc làm cụ thể, thời gian cụ thể và chính vì tính trừu tượng như vậy nên khó nhận ra sự bóc lột, đặc biệt là sự bóc lột tinh vi, sự ăn cắp, tham nhũng ngày càng tràn lan khó kiểm soát, thậm chí giai tầng lãnh đạo có quyền tự cho mình ‘hành vi bóc lột’, không muốn cho ai kiểm soát mình. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ảnh tính chất tư nhân và tính chất xã hội qua lao động của người sản xuất hàng hóa, trong đó xuất hiện sự lẫn lộn về ‘quyền sở hữu và quyền sử dụng’, ‘quyền quản lý và quyền chiếm đoạt’…

Trong các nghị quyết của đảng CS Việt Nam từ Đại hội 7 đến nay đã phủ nhận xu hướng tập trung cho kinh tế thị trường bằng cách gắn thêm cái đuôi: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy là đi ngược cả lý luận kinh tế chính trị của tư bản (từ cổ điển đến hiện đại) và làm trái cả quy luật đã ‘mặc định’ của kinh tế chính trị Mác-Lenin. Cách làm của Việt Nam như hai con ngựa kéo một cỗ xe nhưng chạy hai hướng ngược nhau, tất yếu cỗ xe bị banh nát. Và cũng không khác nào hai người trên thuyền chèo thao hai hướng ngược nhau, dễ bị ‘chìm xuồng’. Cái gốc của hậu quả này là kiến trúc thượng tầng lạc hậu không phù hợp với nhu cầu phát triển quan hệ sản xuất theo xu hướng hiện đại, tiên tiến. Do đó mà nền kinh tế Việt Nam luôn luôn rơi vào trạng huống liên tục mâu thuẫn với chính trị, ‘tự kìm hãm chính mình’, ‘không chịu phát triển’ dẫn tới tụt hậu ngày càng xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

2 bình luận trước “7588. Kinh tế chính trị Việt Nam đang ‘tự kìm hãm mình’”

  1. […] 7588. Kinh tế chính trị Việt Nam đang ‘tự kìm hãm mình’ […]

  2. […] Văn Bồng☆(Ba Sàm) – Có hai quan niệm: Một là: Thể chế chính trị nào thì tạo ra nền nền […]

Sorry, the comment form is closed at this time.

 
%d người thích bài này: