BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Chinalco’

Trung Quốc thua lỗ về nhôm trên 12 tỉ đô la

Posted by adminbasam trên 07/07/2009

The Sydney Moring Herald

Trong vụ nhôm, làm cách nào Bắc Kinh tự ghi bàn vào lưới nhà

JOHN GARNAUT

Ngày 6-7-2009

 

Nếu như “Công ty Trung Quốc” thuộc về một  người, thì người đó có lẽ đó sẽ là Tiểu Á Thanh [Xiao Yaqing], cựu chủ tịch Chinalco *, ông ta cũng là một thành viên dự khuyết của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản.

Ông Xiao đã từng hai lần tập trung tiền bạc của nhà nước Trung Quốc để mua lại cổ phần của tập đoàn Rio Tinto và phá tan những tham vọng xây dựng đế chế của tập đoàn BHP Billinon. Vì những nỗ lực nầy, ông đã được tưởng thưởng  một công việc mà mọi người mơ ước nhất đó là phó Tổng thư ký Quốc vụ viện.

Thế nhưng Công ty China thiếu hài hòa hơn, ít may mắn hơn và ít hiệu quả hơn nhiều so với những gì mà người ta tưởng tượng. Đây là câu chuyện hậu trường về cách mà ông Tiểu đá banh vào lưới nhà bằng cách thuyết phục các thượng cấp của ông gom góp những nguồn dự trữ kim loại “chiến lược”.

Theo nhiều nguồn tin gần gũi với tập đoàn Chinalco cho hay, thì vào tháng Mười một, sau khi giá cả các thứ hàng hóa tiêu dùng đã rớt xuống nhanh chóng, ông Xiao đã đề nghị và có được một cuộc hội họp khẩn cấp với Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Ông Xiao nói với ông Ôn rằng: toàn bộ nền công nghiệp nhôm đang trong cơn khủng hoảng. Chinalco và mọi công ty nhôm lớn khác đang lỗ vốn, và hàng trăm ngàn việc làm sẽ bị mất nếu như nhà nước không nhảy vào can thiệp và tiếp nhận hàng hóa sản xuất thừa mứa.

Ông Ôn đã báo cáo cho Quốc vụ viện, nội các của Trung Quốc, và bàn bạc về việc ủng hộ cho một kế hoạch ứng cứu. Quốc vụ viện đã chỉ thị cho Cục Dự trữ Nhà nước mua nhôm và các kim loại khác bao gồm đồng, kẽm, niken, thiếc và titan như là một phận của một kế hoạch cứu nguy nền công nghiệp kim loại đa ngành.

Thép ban đầu được đưa vào danh sách, nhưng sau đó bị loại bỏ, vì thứ kim loại nầy choán nhiều kho bãi chứa và có khuynh hướng rỉ sét.

Các nhân viên của Cục Dự Trữ Nhà nước và cơ quan mà nó trực thuộc, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, đã cho rằng cách giải quyết của hai ông Tiểu Á Thanh-Ôn Gia Bảo là một sai lầm ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, cục này đã mua đúng lúc được 300.000 tấn nhôm vào tháng Mười hai 2008 và 290.000 tấn nữa vào tháng Hai 2009.

Chalco, công ty con của Chinalco, là kẻ hưởng lợi rõ nhất. Chalco sản suất một phần tư sản lượng nhôm của Trung Quốc song đã nhận được gần một nửa đơn đặt hàng mua để dự trữ.

Các chính quyền địa phương đã đi theo sự chỉ đạo của Cục Dự trữ, JP Morgan ước lược rằng họ đã mua 880.000 tấn nhôm để dự trữ trong những tháng đầu năm 2009. Khu vực của các tập đoàn nhà nước cũng tham gia vào, tranh đua tích cóp hàng tồn kho trong khi giá cả tăng lên.

Cùng nhau, họ đã tạo nên một phần rất lớn của tổng số lượng sản suất được ước đoán của nước này trong năm nay, sự sản suất nầy được tiên đoán là vào khoảng 12,5 triệu tấn.

Xiong Weiping, người thay thế ông Tiểu làm chủ tịch Chinalco và Chalco vào tháng Hai, đã công khai than rằng thời kỳ giá cả luôn thua lỗ đã không kéo dài đủ lâu để đẩy các nhà sản xuất sản phẩm với giá cao  ra khỏi lãnh vực kinh doanh (= bị phá sản).

Một chuyên gia về kim loại, ông Michael Komesaroff, cho là Trung Quốc đã có 6 triệu tấn để sử dụng song khả năng sản suất đang đứng yên chờ đợi để khởi động nếu và khi nào giá cả nhôm được phục hồi trở lại. Thị trường nhôm Trung Quốc hiện tại là quá sức đông đúc, và giá cả hiệu lực sẽ giới hạn tới mức thấp nhất trong nhiều năm tới đây, theo hướng gây thua lỗ rất lâu dài cho Chinalco. [1]

Thêm vào với việc trì hoãn một cuộc cải tổ rất cần thiết cho ngành công nghiệp nhôm, vấn nạn với chính sách này là không có sự đảm bảo cho các công ty như Chalco có được hợp đồng cung cấp cho Cục Dự trữ Nhà nước yêu cầu làm từ các nhà máy của riêng họ. Thay vào đó, các công ty nầy đã mua sản phẩm từ những nhà cung cấp giá rẻ hơn ở nước ngoài và bán lại cho Cục Dự Trữ của Nhà nước.

Việc mua bán này của cục dự trữ đã giúp đẩy giá nhôm trên thị trường Thượng Hải lên cao hơn giá ở London, mời gọi một dòng thác lũ nhập khẩu nhôm (từ nước ngoài) vào Trung Quốc.

Ông Komesaroff nói: “Trong vài tháng ngắn ngủi của năm nay, Trung Quốc đã quay ngược từ chỗ là nhà xuất khẩu nhôm lớn nhất thế giới trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất, họ nắm giữ một mức giá thấp nhất trong khi nếu không làm thế, họ có thể sụp đổ.

Một số lợi ích đã rơi vào tay các nhà cung cấp nhôm của Trung Quốc. Chinalco và Chalco đã thông báo các mức lỗ ít hơn mức mà họ có thể có một cách khác nhau. Thế nhưng nó là một cách đặc biệt quá hao tốn để đạt được mục đích đó.

Chủ yếu, cách này trở thành một cuộc chuyển đổi rất có hiệu quả một số lượng rất lớn tiền bạc của chính quyền Bắc Kinh sang cho các nhà sản xuất quốc tế về bauxite, alumina và nhôm, mà trong số đó hãng Rio Tinto là lớn nhất thế giới.

Cách đây mười ngày, một nhà báo rất hay mạo hiểm của tờ tạp chí Caijing đã đi lậu vé vào dự một cuộc họp giữa Uỷ ban Phát triển và Cải cách với nhiều viên chức trong giới ngân hàng.

Viên chức chủ trì cuộc họp là ông Yu Dongming, giám đốc Sở Luyện kim và các Sản phẩm Kim loại của uỷ ban, ông ta làm việc rất chặt chẻ với Cơ quan Dự trữ Nhà nước và các nhà sản xuất kim loại Trung Quốc.

Rất cởi mở và thành thật, Ông Yu đã nói với những người tham dự là: “Điểm xuất phát của chính sách này là nhằm nới lỏng vấn nạn vòng quay tiền mặt cho các nhà sản xuất thê nhưng, một cách không mong đợi,  các đại lý đã trở thành những người hưởng lợi lớn nhất và các hãng sản xuất đã không được hưởng lợi một cách trực tiếp … Trong những tình huống như vậy, tôi không nghĩ là chính phủ sẽ tiếp tục công việc (mua kim loại) dự trữ nữa.”

Lưu ý rằng lý do căn bản có tính chiến lược đó là yểm trợ cho các nhà sản xuất, chứ không phải để đa dạng hóa các nguồn dự trữ ngoại tệ hay kiếm nhiều tiền bằng việc mua giá thấp và bán với giá cao.

Tuyên bố của ông Yu đã được coi như là tín hiệu chấm dứt việc mua trữ chính thức của chính quyền Trung Quốc đối với các loại kim loại có giá trị cao như nhôm, đồng và kẽm.

Theo phỏng đoán của riêng tôi việc này cũng trùng hợp với tình trạng cao điểm trong nhu cầu nhập khẩu ở Trung Quốc đối với những loại hàng hóa có khối lượng lớn như quặng sắt và than đá. Điều này có nghĩa rằng những món hàng xuất khẩu từ khai mỏ của Úc sang Trung Quốc chắc chắn sẽ suy giảm trong nửa cuối năm nay, mặc dù có những dấu hiệu từ sớm rằng Nhật Bản và Nam Triều Tiên sẽ phục hồi đúng lúc để bù đắp cho tình hình trì trệ (về việc bán khoáng sản của Úc)**.

Đối với Úc, lợi lộc lớn nhất của việc mua hàng dự trữ của chính phủ Trung Quốc là việc nầy đã xảy ra đúng vào lúc mà các công ty khai mỏ của Úc cần nó xảy ra nhất. Ông Xiao Yaqing đã góp phần không nhỏ trong việc kích thích sự phục hồi tiền bạc và việc nầy đã khích lệ tập đoàn Rio Tinto vượt thoát khỏi khoản đầu tư 19,5 tỉ đô la  cứu nguy mà ông Xiao đã  làm việc rất vất vả trước đó để  mua cho bằng được (18% cổ phần của) công ty Rio Tinto (nhưng Rio Tinto cuối cùng đã không chấp thuận việc mua bán nầy)*.

Hiệu đính: Trần Hoàng

* Chinalco là tập đoàn nhôm lớn nhất của Trung Quốc hiện đang thực hiện dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

**Phần trong ngoặc đơn, do TH thêm vào.

—————-

 

How Beijing kicked an own goal on aluminium

JOHN GARNAUT

July 6, 2009

If “China Inc” were a person it would probably be Xiao Yaqing, the former president of Chinalco who is also an alternate member of the Communist Party’s Central Committee.

Xiao twice mustered the resources of the Chinese state to buy into Rio Tinto and disrupt BHP Billiton’s empire-building ambitions. For his efforts he was rewarded with a plum job as deputy secretary-general to the State Council.

But China Inc is less coherent, less sinister and far less effective than often imagined. Here is the background story of how Xiao kicked a home goal by persuading his superiors to accumulate “strategic” metals reserves.

In November, after commodities prices had collapsed, Xiao requested and received an urgent meeting with the Premier, Wen Jiabao, sources close to Chinalco say. Xiao told Wen that the whole aluminium industry was in crisis. Chinalco and every other big aluminum company was losing money, and hundreds of thousands of jobs would be lost if the state did not step in and soak up excess production.

Wen briefed the State Council, China’s cabinet, and spoke in favour of a rescue plan. The State Council instructed the State Reserve Bureau to buy aluminium and other metals including copper, zinc, nickel, tin and titanium as part of a diversified metals industry rescue plan.

Steel was initially included in the list but later removed, as the metal takes up a lot of storage space and tends to rust.

Officials at the State Reserve Bureau and the institution in which it is housed, the National Development and Reform Commission, thought the Xiao Yaqing-Wen Jiabao policy was a mistake from the start. Nevertheless, the bureau duly bought 300,000 tonnes of aluminium in late December and another 290,000 tonnes in February.

Chalco, Chinalco’s listed subsidiary, was the most obvious beneficiary. It accounts for a quarter of Chinese production but received nearly half of the stockpile orders.

Provincial governments followed the Reserve Bureau’s lead, JP Morgan estimating they bought 880,000 tonnes of aluminium for stockpiling in the early months of this year. The corporate sector also became involved, competing to accumulate inventories as prices rose.

Together, they brought forward a large proportion of the country’s expected total production this year, which is predicted to be about 12.5 million tonnes.

Xiong Weiping, who replaced Xiao as president of Chinalco and Chalco in February, has publicly lamented that the period of loss-making prices did not last long enough to push high-cost producers out of business.

A metals expert, Michael Komesaroff, said China had 6 million tonnes of installed but idled capacity ready to fire up if and when prices revived. The Chinese aluminium market remains hugely overcrowded, and prices will in effect be cap ped for years to come, to the long-term detriment of Chinalco.

In addition to postponing a much-needed shake-out of the industry, the problem with the policy was that there was no guarantee companies like Chalco that were contracted to supply the State Reserve Bureau did so from their own factories. Instead they bought from cheaper suppliers overseas and clipped the ticket on the way through.

The bureau’s buying helped push the Shanghai aluminium price higher than the London price, inviting a flood of imports into China.

Komesaroff said: “For a few short months this year China flipped from being the world’s biggest aluminium exporter to the biggest importer, which held a floor under prices when they might otherwise have collapsed.”

Some of the benefit went to China’s aluminium producers. Chinalco and Chalco posted smaller losses than they would have otherwise. But it was a particularly expensive way to achieve that goal.

Mostly, it amounted to an effective transfer of wealth from Beijing to international producers of bauxite, alumina and aluminium, of which Rio Tinto is the world’s largest.

Ten days ago an enterprising journalist from the magazine Caijing gatecrashed a meeting between the National Development and Reform Commission and various bankers.

The official hosting the meeting was Yu Dongming, director of the commission’s Office of Metallurgy and Construction Materials, who works closely with the State Reserve Bureau and Chinese metals producers.

Yu candidly told the gathering: “The starting point for this policy was to ease the cash flow problem for manufacturers but, unexpectedly, agents became the biggest beneficiaries and manufacturers did not directly benefit … Under such circumstances I don’t think the state government will continue stockpiling.”

Note that the strategic rationale was to prop up producers, not to diversify foreign exchange reserves or make money by buying low and selling high.

Yu’s statement was taken to signal the end of China’s official stockpiling of high-value metals like aluminium, copper and zinc. My own guess is that it also coincides with the peak in Chinese import demand for bulk commodities like iron ore and coal. This means Australian mining exports to China are likely to dip over the second half of this year, although there are early signs that Japan and South Korea will recover just in time to take up the slack.

For Australia the great benefit of China’s official buying was that it took place exactly when Australian mining companies needed it most. Xiao Yaqing played no small part in sparking the resources revival that emboldened Rio Tinto to walk away from the $US19.5 billion investment lifeline that he had worked so hard to put in place.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Trung Quốc | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

TQ đang học từ sự thất bại của Chinalco

Posted by adminbasam trên 18/06/2009

The Age

Trung Quốc sẽ học được những bài học từ sự thất bại của Chinalco

Shujie Yao

Ngày 18-6-2009

 

Thất bại qua thỏa thuận Chinalco-Rio gây tổn thương sâu sắc cho Trung Quốc

Việc mua hãng khai khoáng OZ Minerals của tập đoàn China Minmetals Corp vào tuần trước chỉ là một chiến thắng nho nhỏ cho Trung Quốc sau nỗi thất vọng từ việc hãng Rio Tinto chối từ Chinalco. Với 1,38 tỉ đô la, thoả thuận OZ Minerals là một miếng nhỏ của khoảng 19,5 tỉ đô là mà Chinalco đã đặt lên bàn thương lượng với Rio Tinto trước kia.

Thế nhưng ý nghĩa của việc mua OZ Minarals không nên được đánh giá thấp. Đó là một sự kích thích mang tính tâm lý quan trọng cho những tham vọng muốn đạt được của Trung Quốc tiếp theo sau cú sụp đổ với Rio Tinto và nó bộc lộ nhiều điều về trạng thái tâm lý muốn củng cố những chính sách bành trướng của nước này trên lãnh thổ Úc và xa hơn nữa.

Tập đoàn Minmetals nhanh chóng học hỏi những bài học từ Chinalco, nên đã tăng thêm giá bỏ thầu của mình cho OZ Minerals là 15% vào thời điểm trước khi có cuộc bỏ phiếu của các cổ đông chủ yếu. Một yếu tố của sự tuyệt vọng nằm phía sau động thái này. Minmetals muốn hoàn toàn chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ không bị mất mặt tới hai lần trong vòng một tháng.

Đó là thứ làm gợi nhớ rằng các tập đoàn khổng lồ do nhà nước Trung Quốc sở hữu không phải là những thực thể thương mại độc lập;  các tập đoàn đó đại diện cho quốc gia và dân chúng của mình. Nếu như Minmetals phải chịu số phận giống với Chinalco, thì nó sẽ nhận được những lời chỉ trích nặng nền trong giới kinh doanh Trung Quốc và giới chính trị và thậm chí cả từ người Trung Quốc bình thường.

Những đường lối hành động của các doanh nghiệp nhà nước bị ràng buộc vào hai mục tiêu phát triển mấu chốt của quốc gia: bảo đảm có được một nguồn cung cấp tài nguyên năng lượng lâu dài, ổn định và chi phí thấp và nâng cao tình trạng quốc tế của Trung Quốc.

Trung Quốc đã và đang đặt ra các tầm nhìn trong việc phát triển những vị trí quán quân quốc gia của riêng mình với các tập đoàn xuyên quốc gia có năng lực cạnh tranh trên bình diện quốc tế. Hơn chục năm trước, phó thủ tướng Trung Quốc Ngô Bang Quốc đã phác thảo những mục tiêu phải đạt được ở hải ngoại, nhấn mạnh tới sự cần thiết đối với Trung Quốc để phát triển miếng đánh trả của riêng mình trước các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ. “Những cuộc đối đầu về kinh tế quốc tế cho thấy rằng nếu như một quốc gia mà có vài công ty hoặc các nhóm công ty lớn, thì nó sẽ được đảm bảo trong việc duy trì một số cổ phần nào đó của thị trường và một vị trí trong trật tự kinh tế quốc tế,” ông Ngô nhận định vào thời điểm đó.

Đây là những chiến lược đượt đặt ra để điều khiển các mối quan hệ mậu dịch giữa Trung Quốc và Úc. Tình trạng căng thẳng có thể nằm bên dưới các cuộc điều đình trong thời gian ngắn khi các công ty của Úc phải làm việc nhiều rất nhiều để giành lại được sự tin cậy của Trung Quốc. Nhưng trong khi Trung Quốc đã bị tổn thương nặng nề bởi vụ việc Chinalco-Rio Tinto, thì việc ấy sẽ không phải là một vết sẹo vĩnh viễn.

Trung Quốc đang nhận ra rằng họ không thể sống mà thiếu Úc. Thương mại song phương đang gia tăng lên 30% một năm. Các thị trường khác cho những nguồn tài nguyên thiên nhiên như quặng sắt vẫn còn đó, song nếu rút Úc ra khỏi việc giữ mối cân bằng này thì Trung Quốc sẽ phải vật lộn để đảm bảo một nguồn cung cấp thỏa đáng nào đó (ở một nước khác) cho những nhu cầu của mình.

Tương tự, Chính phủ Úc không thể nhìn đời sống mà không có Trung Quốc. Chính phủ đã và đang cố gắng một cách tuyệt vọng để tránh việc thoả thuận mua bán bị thất bại của hãng RioTinto chuyển sang một sự đối đầu về chính trị, phản ánh sự tín nhiệm ngày càng tăng của nước này đối với thương mại của Trung Quốc. Trung Quốc là bạn hàng lớn thứ ba và là đích đến lớn hàng thứ hai cho xuất khẩu của Úc.

Có sự khác biệt khi việc bỏ thầu của tập đoàn China National Oil Corp cho công ty dầu lửa Unocal đóng tại California năm 2005 bị ngăn chặn. Như là một siêu cường, Hoa Kỳ có khả năng thu hút, chịu đựng được một hậu quả địa chấn với Trung Quốc; người ta nghi ngờ rằng, nước Úc không có khả năng đó.

Vì thế, với việc đầu tư của Trung Quốc vào Úc được bảo đảm chắc chắn, câu hỏi dành cho các công ty Trung Quốc là làm cách nào nới rộng ảnh hưởng của họ và cùng lúc đó tránh được mức độ phản đối mà những lời chào hàng mua bán của Chinalco hướng tới Rio Tinto đã từng tạo nên.

Chinalco đã đánh giá thấp mức độ nhạy cảm trong ván bài của nó ở Rio Tinto và mức độ mãnh liệt về cảm xúc tại Úc đối với nhà khai mỏ này. Chinalco bị coi là đang bay lượn long vòng quanh cái xác chết của Rio Tinto, đang sống trôi nổi dật dờ bằng kiểu trợ giúp tài chính chỉ có thể có ở Trung Quốc, nơi mà các nhà băng và các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ và được coi như là những cánh tay (nối dài) của nhà nước.

Bất chấp việc Chinalco đang ghi lại một sự thất bại trong cú đầu tư đầu tiên của mình vào hãng Rio, bốn nhà băng lớn nhất của nhà nước đã xếp hàng để cấp tiền bạc cho cú đầu tư thứ hai đã được lên kế hoạch. Họ đã tính mức lãi suất gần bằng con số không và không đặt ra thời gian cho Chinalco phải trả những khoản nợ này.

Trong lúc hỏa lực tài chính mạnh mẽ đặt các công ty của Trung Quốc vào một vị thế cao, họ cần phải cảnh giác với những mối nguy hiểm đang chận đứng các cuộc thu đọa quyền sở hữu các công ty lớn tại hải ngoại. Họ phải tìm ra một sự cân bằng giữa tham vọng chi tiêu vào lúc này – những cơ hội đã bày ra bởi cơn khủng hoảng tài chính chỉ tới có một lần trong đời – và nhu cầu không ồn ào nổi bật cho một lối tiếp cận đầu tư được tính toán trước, chắc có lẽ là  nên thông qua những liên doanh ít thu hút cơn giận dữ của truyền thông hơn.

Những bản tổng kết thu chi hay thanh khoản của các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc tốt đẹp và mạnh mẻ hơn bất cứ lúc nào khi so sánh với các công ty xuyên quốc gia mà họ hy vọng thâu tóm lấy. Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng trong lúc các nền kinh tế thị trường của các nước phát triển đang co rút lại. Nhưng nếu như Trung Quốc tiếp tục phô trương sự giàu có của mình quá công khai như vậy, họ có nguy cơ phải chịu rủi ro gây rối loạn cho thế giới.

Trung Quốc phải nhận ra mối nghi ngờ sâu xa của các quốc gia, nơi mà Trung Quốc đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình. Mối nghi ngờ đó xuất phát từ tốc độ phát triển của Trung Quốc và những cố gắng không thành của nhiều nước phát triển trong việc nhận ra rằng Trung Quốc là một nhà nước Cộng sản đã cải cách nhiều lắm rồi. Các nhà phê bình miễn cưỡng thừa nhận rằng, trong phạm vi các mối quan hệ quốc tế, Trung Quốc đang tìm kiếm sự hài hòa mà không muốn đối đầu.

Nhiều người tin rằng việc mua bán giữa hai hãng Chinalco-Rio sẽ cho phép Trung Quốc thao túng giá quặng sắt. Điều đó không phải là mối quan ngại chính yếu của Chinalco. Động cơ thúc đẩy thực sự của hãng này là an ninh quốc gia. An ninh quốc gia TQ phụ thuộc vào một nguồn cung cấp quặng sắt bảo đảm, thay vì là các loại khoáng sản với những giá cả thấp nhất.[1]

Các công ty của Trung Quốc cũng cần phải khôn ngoan hơn trước những khác biệt văn hóa và nên học hỏi từ những kinh nghiệm ở hải ngoại. Chinalco đã phạm phải sai lầm trong việc áp dụng văn hóa Trung Hoa truyền thống vào cuộc mua bán nắm quyền sỡ hữu không một chút thương hại theo kiểu phương Tây. Công ty Chinalco đã mong đợi một mức độ tôn trọng cho những gì mà họ coi như là một lời mời chào giá cả hào phóng. Thế nhưng họ đã thất bại trong việc nhận ra rằng các doanh nhân phương Tây đang hòa điệu và chơi một trận đấu rất căng thẳng để có được thỏa thuận tốt nhất.

Trung Quốc sẽ theo dõi hệ quả của việc liên doanh Rio Tinto-BHP Billion với mối quan tâm lớn khi mà họ có thể có một ảnh hưởng lớn lên cách tiếp cận của mình đối với việc đầu tư nhiều hơn tại Úc.

Nếu như các mối quan hệ giữa Rio Tinto và BHP trở nên chua chát, dân chúng sẽ suy xét xem liệu Chinalco có phải là một chọn lựa tốt hơn không, gia tăng sức mạnh cho các công ty Trung Quốc trong các việc mua bán thỏa thuận sau này.

Nếu như việc mua bán thỏa thuận giữa Minmetals-OZ Minerals là tích cực cho cả hai bên, thì điều đó cũng sẽ là một cú làm gia tăng sức mạnh to lớn cho các công ty Trung Quốc đang tìm cách đầu tư vào Úc. Nó sẽ làm giảm bớt những mối lo sợ và những ngộ nhận về Trung Quốc đang liên  tục phô diễn ra trên các phương tiện truyền thông và các sân khấu chính trị. [2]

Trong khi đó, sự sáng suốt trong lựa chọn của rio Tinto có thể bị nghi vấn. Mặc dù những lợi thế thương mại tức thời cho các cổ đông không phải là người Trung Quốc ở Rio Tinto là hiển nhiên, song Chinalco đã mời chào (giá cả) một số phúc lợi lâu dài. Rio Tinto có thể xây dựng một mối quan hệ lâu bền với khách hàng lớn nhất (ý nói là Trung Quốc) cho các sản phẩm của mình thay vì phải cậy nhờ vào địch thủ gần nhất của nó. [3]

Họ đã biết rằng Chinalco đã được đảm bảo để tránh khỏi những rắc rối về tài chính của riêng bản than của công ty, dựa vào sự hỗ trợ tiền bạc của nhà nước TQ.

Liên doanh Rio Tinto và BHP vẫn sẽ không chắc được thông qua và điều này sẽ là một cú đấm khủng khiếp đối với Rio Tinto [4]. Tại Trung Quốc, một câu cách ngôn phổ biến đang được truyền tụng. Rio Tinto có thể “đã nhặt được một hạt mè song đã để mất đi một quả dưa hấu.” [4]

Shujie Yao là giáo sư kinh tế và là hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại thuộc Đại học Nottingham.

Hiệu đính: Trần Hoàng

—–

Lời bình của Trần Hoàng

chú thích [1][2][3][4]

Bạn đọc chắc đã nhìn thấy tên của tác giả và nhận ra quan điểm của ông ta: Đây là một bài phản biện của một giáo sư TQ ở Anh gần như đứng trên lập trường của TQ để cắt nghĩa về các nguyên nhân thất bại và bào chữa cho sự thất bại về việc mua bán với công ty Rio Tinto của Úc. Trong bài nầy, ta thấy các sự kiện có thật chen lẫn với nhiều sự thuyết phục (khá gian trá) của tác giả về việc khuyến khích các công ty nước ngoài ở Úc (và các nước khác) hãy an tâm với các cuộc mua bán với các công ty TQ. Tác giả vờ tránh và bỏ qua tâm lý mua bán của người TQ là: ép giá mua xuống thật thấp khi hàng hóa và sản phẩm có nhiều, và tăng giá bán khi thị trường thiếu hụt. Ai là người VN đều biết rõ người Trung Quốc thi hành các biện pháp nầykhi họ thu mua ở VN đem về TQ hoặc thu mua các sản phẩm nông nghiệp (gạo, đậu, cà phê,) sản phẩm cá, hải sản…để cung cấp cho các mối nhỏ hoặc xuất khẩu.

Tác giả nêu lên các mặt lợi thế nếu làm ăn với Trung Quốc như sau:

_Tác giả cho rằng nếu các công ty nước ngoài liên doanh, hùn vốn với các công ty và tập đoàn lớn của TQ thì họ sẽ có lợi hơn là hùn vốn với các công ty tư bản khác. Lý do là vì các công ty của TQ được nhà nước TQ giúp vốn, nên không sợ thua lỗ, thiếu tiền bạc…Đừng quên rằng thực tế cho thấy nếu liên doanh giữa 1 công ty TQ và 1 công ty của một nước nào đó gặp thua lỗ (do nguyên nhân khách quan hay do chính công ty TQ phá cho sập), thì ngay lập tức, công ty Trung Quốc có chân trong phần hùn ấy sẽ đề nghị mua hết cả hãng để nằm quyền kiểm soát toàn hãng. Chuyện nầy xẩy ra hầu như ở tất cả các nước mà kết quả cuối cùng là công ty TQ thu đoạt nắm hết quyền sở hữu.

_Tác giả cũng cho rằng việc thất bại của Chinalco mua 18% cổ phần của Rio Tinto vì “Nhiều người tin rằng việc mua bán giữa hai hãng Chinalco-Rio sẽ cho phép Trung Quốc thao túng giá quặng sắt. Điều đó không phải là mối quan ngại chính yếu của Chinalco. Động cơ thúc đẩy thực sự của hãng này là an ninh quốc gia. An ninh quốc gia TQ phụ thuộc vào một nguồn cung cấp quặng sắt bảo đảm, thay vì là các loại khoáng sản với những giá cả thấp nhất”. Thực tế diễn ra ở Việt Nam suốt hơn 20 mấy năm qua (kể từ ngày tái quan hệ với TQ năm 1992) là hoàn toàn khác.

Thí dụ: việc mua bán trái vải của các thương gia Trung Quốc (suốt mầy chục năm qua) ở các tỉnh miền Bắc phản ảnh rõ nhất về chế độ đồng lòng ép hạ giá của họ. Hiện nay, báo chí VN đang loan tin: Giá vải tuần trước 16.000/ 1 kg, tuần nầy chỉ còn 8000 đồng/ 1 kg. Thương lái Trung Quốc mua 60% trái vải nên họ quyết định giá cả và ép giá tới mức người nông dân VN không bán thì phải bỏ cho thúi.

Giá 1 kg vải trong nước là 25 xu/ 1 kg, trong khi giá trái vải nửa kg ở nước ngoài là 3-4 đô Mỹ. Hay 1 kg là 8 đô la mà là đồ đông lạnh. Còn nếu mua ở Canada thì được vải tươi từ VN chở qua, Và nếu vải lon (đóng thành đồ hộp) giá 1 lon là 2 đô la, bên trong có chừng 20 trái vải.

Nông dân VN trồng hơn 44 000 hec ta (mẫu) trồng trái vải ở miền Bắc năm nào vào tháng 6  cũng rên siết vì giá trái vải do thương lái TQ hạ giá mua xuống 50% giá tuần trước, giá hạ xuống dưới mức giá vốn. Nếu họ không bán cho thương gia TQ, thì vải bị thúi. Các tỉnh miền Nam cũng không thể mua được vải nầy với số lượng lớn để tiêu thụ mới là ngộ… Nhà nước ta, ủy ban nhân dân tỉnh, đều biết rõ chuyện nầy, nhưng  không hề đưa ra một  chính sách nào, một nghị định nào giúp đỡ nông dân VN, và cũng không đưa ra một biện pháp nào trong suốt gần 18 năm qua để đáp ứng tới độc quyền của thương lái TQ ra giá mua các sản phẩm nông nghiệp của VN ở NGAY trong vùng đất VN.

Tại sao bài nầy quan trọng? Vì thực tế về các việc làm ăn nầy đang diễn ra ở Việt Nam. Có điều là các công ty TQ làm ăn với các công ty Việt Nam thì cứ như khỏe re, múa gậy vườn hoang không cần phải đối đầu với công luận. Vì sao? Vì giới trí thức và giới trẻ VN dù có phản biện, cắt nghĩa hơn thiệt đi thế nào chăng nữa về các hợp đồng, thì các công ty quốc doanh VN cũng không có nghe, vì đàng sau các công ty VN nầy là sự hậu thuẩn nhất trí của “các chính sách lớn của nhà nước”.

————————————————

 

The Age

China will learn its lessons from the Chinalco fiasco

Shujie Yao

June 18, 2009

The failure of the Chinalco-Rio Tinto deal hurt China deeply.

CHINA Minmetals Corp’s purchase of OZ Minerals last week was but a small win for China after the disappointment of Rio Tinto’s rejection of Chinalco. At $1.38 billion, the deal was a fraction of the $19.5 billion Chinalco had taken to the table.

But its significance should not be underestimated. It was an important psychological fillip for China’s acquisition ambitions following the Rio Tinto debacle and it revealed much about the mentality that underpins the country’s expansion policies in Australia and beyond.

Minmetals was quick to learn lessons from Chinalco, raising its bid for OZ Minerals 15 per cent on the eve of a crucial shareholder vote. An element of desperation lay behind this move. Minmetals wanted to be absolutely certain that China would not lose face twice in a month.

It was a reminder that China’s huge state-owned enterprises are not isolated commercial entities; they represent their country and people. If Minmetals had suffered the same fate as Chinalco, it would have come in for heavy criticism in the Chinese business and political world and even from ordinary Chinese.

Policies of state-owned enterprises are tied to two key national development objectives: to secure a long-term, stable and cost-effective supply of energy resources and to raise China’s international status.

China has set its sights on developing its own national champions into internationally competitive transnational corporations. More than a decade ago, China’s vice-premier Wu Bangguo outlined China’s overseas acquisition aims, stressing the need for China to develop its own answer to US multinationals. “International economic confrontations show that if a country has several large companies or groups, it will be assured of maintaining a certain market share and a position in the international economic order,” Mr Wu said at the time.

These are the strategies that are set to govern trade relations between China and Australia. Tension may underlie negotiations in the short term as Australian companies work hard to regain Chinese trust. But while China has been deeply wounded by the Chinalco-Rio Tinto affair, it is not permanently scarred.

China realises it cannot live without Australia. Bilateral trade is increasing by 30 per cent a year. Other markets for natural resources like iron ore exist, but remove Australia from the equation and China will struggle to secure a supply adequate to its needs.

Similarly, the Australian Government cannot contemplate life without China. The Government has been desperate to avoid the failed Rio Tinto deal turning into a political confrontation, reflecting the country’s growing reliance on Chinese trade. China is Australia’s third largest trade partner and second largest export destination.

It was different when China National Offshore Oil Corp’s bid for California-based oil company Unocal in 2005 was blocked. As a superpower, the US can absorb a seismic fallout with China; arguably, Australia can’t.

So with more Chinese investment in Australia assured, the question for Chinese companies is how to extend their influence while avoiding the level of opposition that Chinalco’s advances towards Rio Tinto drew.

Chinalco undervalued the sensitivity of its Rio Tinto play and the intensity of feeling in Australia for the miner. Chinalco was seen to be circling the carcase, buoyed by the kind of financial support only possible in China, where state-owned banks and businesses are seen as arms of the state.

Despite Chinalco recording a loss on its first investment in Rio, four of the biggest state-owned banks lined up to fund the planned second investment. They charged interest close to zero and did not set a time for Chinalco to pay its debts.

While financial fire power puts Chinese companies in a commanding position, they should be alert to the dangers that stalk high-profile overseas acquisitions. They have to find a balance between the desire to spend now — the opportunities presented by the financial crisis only come once in a lifetime — and the need for a more low-key, calculated investment approach, perhaps through joint ventures that attracts less media frenzy.

The balance sheets of China’s big businesses are stronger than they have ever been compared to the transnational corporations they hope to catch. China continues to grow while developed market economies shrink. But if it continues to display its wealth so publicly, it risks unsettling the world.

China has to recognise the deep suspicion with which it is held in those countries where it is seeking to extend its influence. It stems from the speed of China’s development and the failure of much of the developed world to recognise that China is a much-reformed Communist state. Critics are reluctant to accept that, in the sphere of international relations, China seeks harmony not confrontation.

Many believed that the Chinalco-Rio deal would have allowed China to manipulate the iron ore price. This was not Chinalco’s chief concern. Its real motivation was national security, which hinges on a secure supply of iron ore, rather than minerals at rock bottom prices.

Chinese companies should also wise up to cultural differences and learn from experiences overseas. Chinalco made the mistake of applying traditional Chinese culture to ruthless Western-style acquisition deals. It expected a degree of respect for what it considered a generous offer. But it failed to realise that Western businesses are attuned to playing hard ball to get the best deal.

China will be watching the outcome of the Rio Tinto-BHP Billiton joint venture with great interest as it could have a huge impact on its approach to further investment in Australia.

If relations between Rio Tinto and BHP sour, people will speculate whether Chinalco would have been a better option, strengthening the hand of Chinese firms in future deals.

If the Minmetals-OZ Minerals deal turns out to be positive for both sides, this will also be a huge boost for Chinese companies looking to invest in Australia. It would lessen the fears and misunderstandings about China that continually play out in media and political circles.

Meanwhile, the wisdom of Rio Tinto’s choice can be questioned. Although the immediate commercial advantages to Rio Tinto’s non-Chinese shareholders were obvious, Chinalco offered several long-term benefits. Rio Tinto could have built up a long-lasting relationship with the biggest consumer of its products instead of relying on its closest rival.

It knew Chinalco was guaranteed to avoid financial complications of its own, thanks to state backing.

The Rio Tinto and BHP joint venture is still not certain to go through and this would be a terrible blow for Rio Tinto. In China, a popular proverb is doing the rounds. Rio Tinto may have “picked up a sesame seed but lost sight of the water melon”.

Shujie Yao is professor of economics and head of the School of Contemporary Chinese Studies at the University of Nottingham.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Trung Quốc | Thẻ: , | Leave a Comment »