Chính phủ bảo lãnh khoản vay 750 triệu USD cho tập đoàn Vinashin có phải là một quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không? Quốc hội có quyết định gì về việc này không? Nếu câu trả lời là không thì rõ ràng lâu nay quốc hội đã buông lơi thẩm quyền mà hiến pháp đã trao cho và chính phủ đã vượt quá thẩm quyền của mình theo hiến pháp và pháp luật. Quốc hội đã không thực hiện quyền mà hiến pháp trao cho, còn chính phủ không có quyền thì lại thực hiện.
04-09-2014
BBC đưa tin chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế vay 1 tỷ USD nhằm mục đích đảo nợ cho các khoản vay trước đó vào các năm 2005, 2010. Trong đó khoản vay năm 2005 số tiền 750 triệu USD đưa cho Vinashin để rồi tập đoàn này phung phí thất thoát thua lỗ.
Trong bài phỏng vấn BBC ông Lê Đăng Doanh thắc mắc không biết chủ trương này của chính phủ đã báo cáo quốc hội hay chưa, và quốc hội có ý kiến gì về vấn đề này?
Ở khắp Việt Nam và trên toàn thế giới những người quan tâm đến Việt Nam hiện đang cố hiểu ý nghĩa (hay sự vô nghĩa) của các sự kiện diễn ra hôm Thứ Năm, khi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (và Đảng Cộng sản cầm quyền) chính thức phê chuẩn hiến pháp được sửa đổi sau hơn một năm tranh luận với mức độ công khai trước nay chưa từng thấy về các ưu điểm và khiếm khuyết của một hiến pháp vẫn giữ nguyên hiện trạng. Ngay lúc này có thể có ba nhận định rất thích hợp như sau.
Từ lâu người dân Việt Nam đã thừa biết Quốc hội này là của ai. Nhưng hàng ngày cả hệ thống truyền thông đông đảo với công suất cực lớn của Nhà nước Cộng sản Việt Nam, những quan chức của Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam, những ông bà nghị sĩ của Quốc hội Việt Nam vẫn rổn rảng, vẫn véo von, vẫn ào ạt, cấp tập, xối xả rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhân Dân, Quốc hội thể hiện ý chí và nguyện vọng của Nhân Dân. Thực chất có đúng như vậy không, ngày mai, thứ năm, 28.11.2013, Quốc hội sẽ phải tự thú trước Nhân Dân, trước lịch sử khi những ông nghị, bà nghị biểu quyết quyết định số phận bản Hiến pháp năm 2013.
Kính gửi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII,
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, như đang được thảo luận và chuẩn bị thông qua tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII, về cơ bản vẫn như Hiến pháp hiện hành, thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước. Điều đó có nghĩa là vẫn duy trì một nền tảng pháp lý lỗi thời của thể chế toàn trị, là nguồn gốc đã gây ra cho đất nước và nhân dân rất nhiều thảm họa, đặc biệt là cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội mà cả nước đang lâm vào và vẫn chưa có lối thoát.
Chúng tôi, một số trí thức, nhân sĩ, cử tri của thành phố Hồ Chí Minh trân trọng gửi đến quý vị kiến nghị sau đây :
1. Qua theo dõi thông tin về kỳ họp Quôc hội với những trao đổi thảo luận và những ý kiến phát biểu tại diễn đàn cũng như một số kết luận của đoàn chủ tịch về nội dung bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Luật Đất đai, chúng tôi biết được rằng, một số đại biểu của thành phố ta đã có cố gắng trình bày một số ý kiến và đòi hỏi bức xúc của cử tri thành phố, chúng tôi đánh giá cao những cố gắng đó mà phát biểu của đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm là những ví dụ cụ thể. Đọc tiếp »
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 08/11/2013
(Tạp chí Der Spiegel – 25/9/2013)
Các chính sách cứng rắn về châu Âu của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã gây chia rẽ châu lục này và khiến bà mang tiếng lạnh lùng. Giờ đây, khi cuộc bầu cử đã tiếp thêm sức mạnh cho bà và giải phóng bà khỏi những đối tác khó chịu, bà có cơ hội định hình lại lập trường của mình.
Nếu đem Điều 4 của Hiến pháp năm 1980 và Điều 4 của Hiến pháp năm 1992 ra so sánh, chúng ta có thể tìm thấy ý chí của Quốc hội và câu trả lời cho câu hỏi trên. Xin trích nguyên văn Điều 4 của cả 2 bản Hiến pháp:
QĐND – Vừa qua, trên một vài trang mạng xuất hiện bài “Viết trên giường bịnh” của tác giả Lê Hiếu Đằng với nội dung xuyên suốt cổ xúy “đa nguyên, đa đảng” tại Việt Nam. Đây không phải là vấn đề mới, báo chí đã không ít lần đề cập và đã có nhiều học giả hiểu cao, biết rộng phân tích nông sâu mọi nhẽ. Trong bài viết này, tôi chỉ muốn trao đổi lại một số điều mà tác giả đưa ra.
Trong tư duy của nhiều người Việt Nam chúng ta hiện nay cũng như trước đây đều, hay chính xác hơn vẫn thể hiện một nhận thức: Nói thì dễ, nhưng làm thì khó. Trong nhiều trường hợp không phải như vậy, mà ngược lại: “Nói khó làm dễ”.
Nói một người đã khó, không phải ai cũng có một khả năng nói, làm cho mọi người ai cũng có thể nghe được. Trong một môi trường, nhiều người có quyền ngang nhau, ai cũng có quyền và có trách nhiệm cùng phải nói thì rất khó. Quốc hội của Việt Nam hay Nghị viện của phương Tây là một thể chế như vậy. Quốc hội là cơ quan hoạt động theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Về nguyên tắc thì tất cả các đại biểu đều do nhân dân thực hiện quyền bầu cử của mình bầu ra từ các đơn vị bầu cử. Họ đều có quyền ngang nhau, và có một lá phiếu như nhau. Với tính chất như vậy, hoạt động của Quốc hội, cũng như mọi công việc của Quốc hội phải được tổ chức theo những nguyên tắc khác hẳn với các cơ quan hành chính. Nếu như trong cơ quan hành chính – quản lý nhà nước, nguyên tắc hoạt động là chế độ thủ trưởng, thì trong hoạt động của Quốc hội là chế độ hội nghị, phải bàn bạc, phải tranh luận và cuối cùng phải biểu quyết bằng mỗi đại biểu có một phiếu. Công việc họp bàn, tranh luận tức là “chỉ nói suông” không phải là những công việc đơn giản, nhất là trong một khung cảnh của một cuộc họp đông người và mỗi người lại có một quyền hạn và trách nhiệm như nhau trong việc nói ra những suy nghĩ của từng người.
44% ĐBQH tham gia bỏ phiếu đã không thể rạch ròi nhận định của mình về chức danh mà trước đó họ bầu ra.
Tuần trước, lần đầu tiên trong lịch sử QH đã lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước. Đại biểu QH rất phấn khởi, cử tri cũng vui mừng, có thêm niềm tin sau khi kết quả được công khai. Nhưng niềm vui ấy rồi cũng lắng xuống, dành chỗ cho những mổ xẻ, phân tích giá trị, ý nghĩa của sinh hoạt chính trị mới mẻ này.
Không biết có phải sự “biến mất” của nó liên quan tới phân tích kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, mà trong đó có 3 bộ trưởng bị “tín nhiệm thấp” nhiều nhất, là gắn liền với bảng thành tích kém trong lãnh vực mà họ đảm trách? Hay do nó tiết lộ “số không tán thành là 4 đại biểu, số không biểu quyết là 2 đại biểu” với “Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm” này? Số không tán thành Nghị quyết này có vẻ cũng tương ứng với số “phiếu trắng” mà có người đã phát hiện khi cộng tổng số phiếu cho từng người được lấy phiếu tín nhiệm.
Đúng như sự chấm điểm từ cử tri, những lĩnh vực mà nhân dân thấy còn nhiều điểm chưa hài lòng nhất, thì tư lệnh của ngành đó, có số lượng lá phiếu “tín nhiệm thấp” nhiều nhất. Đại biểu, cử tri đã cùng chung một tiếng nói, chung một tiếng lòng. Cuộc bỏ phiếu kép đầu tiên trong lịch sử Quốc hội kết thúc khá thành công.
– Cả ngày hôm nay (27/5), QH thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Buổi sáng, tại tổ Đồng Nai, ĐB Dương Trung Quốc, thành viên Ban biên tập dự thảo, đã có bài phát biểu dài 15 phút. Ông mở đầu với quyền phúc quyết của người dân:
Hầu hết các quốc gia trên thế giới có Quốc hội, các ông bà nghị sỹ đều biết lắng nghe, suy ngẫm, hành động theo nguyện vọng chính đáng của cử tri. Nếu không được cử tri tin cậy qua việc làm thực tế thì không thể hy vọng được tái cử . Ở nước ta sinh hoạt nghị trường ít nhiều có đổi mới, gần với Dân hơn. Quốc hội sắp họp, có rất nhiều vấn đề nóng bỏng của đất nước, người dân muốn chuyển tải đến các vị công bộc của dân.
Bài viết này Lamvietblog sẽ phản biện những vấn đề bất cập và không LOGIC có trong đề xuất của nhóm “Cùng Viết Hiến Pháp” do Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Nguyễn Anh Tuấn đề xướng.
Tôi không quen ông Nguyễn Đình Lộc nhưng được biết về ông qua một số phát biểu và trả lời phỏng vấn của ông trong mấy năm gần đây, đặc biệt là cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Anh Tuấn về Dân chủ và Pháp quyền” trên Tuần Việt Nam, ngày 25/8/2010.
Luật pháp phải có “tính thiêng” của nó. Không thể cứ ban hành ra thấy bị phản ứng thì hoãn áp dụng để xem xét chỉnh sửa.
Nhiều quy định do cơ quan quản lý hành chính nhà nước ban hành không đi vào được cuộc sống khiến phải hoãn tới, hoãn lui thời điểm áp dụng. Mới đây nhất là việc cho lùi thời điểm áp dụng quy định phải có quy hoạch 1/500 mới được cấp giấy phép xây dựng trong Nghị định 64/2012. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến hiệu lực của pháp luật mà còn ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Nhà nước. Pháp Luật TP.HCM trò chuyện đầu tuần với luật sư Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn luật sư VN, thành viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, xoay quanh vấn đề này.
“Vừa rồi, chúng tôi cũng biết là sau khi biết kết quả Hội nghị Trung ương 6 thì các bác có tâm trạng chưa hài lòng, thậm chí là bực bội, thất vọng cho rằng thất bại vì không kỷ luật được ai cả. Có người nói bực lắm, mất ngủ vì nói thế rồi mà không kỷ luật được ai.
NQ Trung ương 4 không chỉ cho nhiệm kỳ này mà còn rất dài nữa, cho các nhiệm kỳ sau. Cực kỳ hệ trọng vì nó liên quan đến sự sống còn của Đảng và chế độ. Trong thời gian ngắn sao làm kịp được.
… Vậy NQ Trung ương 4 có tác dụng gì chưa hay hoàn toàn thất bại? Xin khẳng định làm như thế là cơ bản đạt yêu cầu.“
– Phải nhóm được lò lên, tạo hơi ấm, khi đó củi khô, củi tươi sẽ cháy hết – Tổng bí thư chia sẻ với cử tri việc cần làm để thực hiện NQ TƯ 4.
Sáng 1/12, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi tiếp xúc với cử tri Hà Nội sau kỳ họp QH. Trả lời câu hỏi của các cử tri, ông đã có những chia sẻ về nhiều nội dung quan trọng.
Tư tưởng NQ Trung ương gần đây khẳng định, đã sinh ra cơ quan quyền lực thì cần cơ chế kiểm soát quyền lực ấy.
Phân cấp phân quyền ào ào đi nhưng không đi liền với kiểm tra, giám sát thì lại một mình tự tung, tự tác, lại làm sai.
Theo đúng lịch mời của bà con 3 xã Phụng Công, Xuân Quan, Cửu Cao, huyện Văn Giang, Hưng Yên, sáng sớm hôm nay 18/11/2012 các đại biểu và những người quan tâm đến Văn Giang đã đến tập trung ở điểm hẹn tại trước cửa Trung tâm Ngôn ngữ và Phát triển hợp tác Quốc tế (Trường đại học Ngoại thương), số 91 phố Chùa Láng. Ông Trương Văn Kỉnh, người dân Văn Giang, được cử đến đón đoàn đại biểu về Văn Giang. Nhiều bà con dân oan các tỉnh Ninh Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Long, Bình Dương… đi khiếu nại ở Hà Nội cũng đến.
“Một, thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng, mình đã nặng trách nhiệm với đảng, mà nhẹ trách nhiệm với dân?
Hai, thủ tướng có tán thành là sẽ khởi đầu cho một sự tiến bộ của chính phủ, hướng tới một văn hóa từ chức, để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?”
Đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Quốc hội sáng 14-11-2012
.
Hỏi: Kính thưa quốc hội, kính thưa thủ tướng,
Câu hỏi của tôi sẽ giúp cho thủ tướng và chính phủ sẽ có đủ sức mạnh để thực hiện các giải pháp của mình.
Trước kỳ họp, toàn dân đều được chứng kiến các nhà lãnh đạo cao nhất của đảng, trong đó có thủ tướng đã có lời xin lỗi và xin trung ương đảng kỷ luật. Còn tại quốc hội, thủ tướng chỉ xin lỗi về trách nhiệm chính trị liên quan đến một số tập đoàn nhà nước mà thôi, khiến người dân tự đặt câu hỏi “Dường như thủ tướng xem nhẹ trách nhiệm trước dân hơn trước đảng … “
Bổ sung, lời bình trong phần Điểm tin ngày 19/10/2012 và đăng tiếp bên dưới 3 bài liên quan trên các báo Tuổi trẻ, Lao động, Thanh niên. Đặc biệt, câu nói của CTN Trương Tấn Sang, trên Tuổi trẻ rất khác với Dân trí, đó là ““Không ai có thể trù úm cả lực lượng quân đội, công an và cả dân tộc này”.
Từ luận bàn của tác giả Bá Tân, chúng tôi lại phải bổ sung thêm 3 bài báo nữa liên quan tới “chiến dịch” tiếp xúc cử tri của hai bác Sang, Trọng vô bài 1311. CTN Trương Tấn Sang: “Người ta có thể trú úm 1 người, 1 nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này!”. Bởi vì mỗi bài báo lại “rò rỉ” thêm một chút thông tin quan trọng từ các cuộc tiếp xúc này, với mục đích vừa phục vụ độc giả, vừa để “đồng chí X” thấy hết tình hình, kịp thời mà đối phó.
Trước hết, bài trên báo Tuổi trẻ có đoạn rất quan trọng mà Dân trí đã cắt bớt và diễn giải lại rất khác: “Không ai có thể trù úm cả lực lượng quân đội, công an và cả dân tộc này”. “Người ta có thể” là khác hẳn với “không ai có thể” – một lời khẳng định. Quan trọng hơn là đề cập tới cả quân đội, công an mà cũng bị trù úm thì khủng khiếp quá. Hay đó còn là một lời kêu gọi hai lực lượng này? Và thêm đoạn này nữa, mang tính … gợi mở: “Ban Chấp hành Trung ương cân nhắc lợi hại trong thời điểm hiện nay nên quyết định không thi hành kỷ luật. Có thể có ai đó không hài lòng Trung ương, đó là quyền của người dân, quyền của cán bộ, đảng viên. Chúng tôi không chê trách.” Và “Có nhiều vụ án, nhiều vấn đề gần đây ít được nói đến. Tôi rất lo, ít nói cũng có nghĩa là tốt lắm rồi nhưng có thể là chán không muốn nói nữa. Tôi sợ cái giả định thứ hai…”
– Bài trên Lao động có đoạn: “…nếu một vị lãnh đạo bị kỷ luật, mà không phải là cấp dưới bình thường, mà đã thế thì thôi luôn đi đúng không? Nếu thôi luôn, chúng ta đã chuẩn bị cán bộ chưa?” Tức là ra điều chúng tôi tạm cho anh ngồi đó chưa bị kỷ luật là vì chưa chuẩn bị được người thay thế. Câu này nghe ra hơi khớp với những cân nhắc được đồn thổi từ nhiều tháng trước ai sẽ thay … “đồng chí X”, vì nhìn trước ngó sau “ai” cũng … không có chuyện này thì chuyện khác.
– Bài trên báo Thanh niên: “Báo cáo kết quả Hội nghị T.Ư 6 có nói đến khuyết điểm của Bộ Chính trị, có nói khuyết điểm của một đồng chí trong Bộ Chính trị. Tên tuổi cụ thể sẽ có trong tài liệu gửi đến các đồng chí. Nếu các đồng chí không hài lòng thì gặp chúng tôi cứ phản ảnh, không có gì ngăn cản, không có gì hạn chế cả”. Câu này là giải đáp cho thắc của chúng tôi ngay từ khi nghe bài phát biểu của ông TBT về “một đồng chính trong BTC” mà giờ đây chúng ta gọi là “đồng chí X”. Vậy là ít nhất trên 3 triệu đảng viên sẽ không những được biết đồng chí này là ai, mà còn tha hồ được nghiền ngẫm công trạng của đồng chí đó nữa. Rõ là cái “thòng lọng” đang siết lại!
Tiếp đến là đoạn này nghe … rợn tóc gáy: “Và khi ban chỉ đạo chống tham nhũng mới được thành lập thì sẽ xới xáo mạnh mẽ lại nhiều chuyện. Những vụ án nổi cộm, được nhân dân cả nước quan tâm chắc chắn sẽ không bị bỏ qua”.” Tức là mấy vụ nổi cộm sẽ được xới lên mần lại, kinh quá, khác chi đang bị … “án treo”!
Rồi câu cuối là: ““Lòng dân đang bất bình ghê gớm, phải nói thẳng như thế!”
“Các thành viên Chính phủ đã được chỉ đạo phát biểu là ‘cần tiếp tục xin ý kiến và nghiên cứu thêm liên quan đến Chức danh Trưởng Ban Phòng chống tham nhũng’. Tức là chưa kiện toàn Ban này đồng nghĩa với việc Trưởng Ban vẫn sẽ là Thủ tướng.”
“Quốc hội còn đá quả bóng lại chân ông Trọng … thực chất là nói về thể chế hóa Điều 4 Hiến pháp, thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng. Cần có luật cụ thể hóa sự lãnh đạo này, định rõ quyền hạn trách nhiệm của Đảng, ngăn chặn tình trạng coi quyền lãnh đạo của Đảng là vô giới hạn, đi đến lạm quyền, lộng quyền”.”
Tiến tới Hội nghị TƯ 6: Gay cấn xung quanh một cái ghế
Ngày 15/5/2012, ngày bế mạc của Hội nghị Trung ương 5 khóa 11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản VN ký ban hành Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa 11 (Kết luận số 21-KL/TW) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng. Theo đó, Ban Phòng chống tham nhũng được quy định trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư đứng đầu. Điều này đồng nghĩa với việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải bàn giao ghế Trưởng Ban cho ông Trọng. Tuy nhiên, đã gần 4 tháng trôi qua, việc bàn giao này vẫn chưa xảy ra. Vậy đâu là vướng mắc?
Mau mắn “chuyện đàn bà“, quên “đại sự quốc gia”? Hề hề!
Tại sao Quốc Hội chưa thực hiện Nghị Quyết của Đảng?
Từ ngày 07/05 đến ngày 15/05/2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp hội nghị lần thứ 5. Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Hội nghị Trung ương 5 đã quyết định về phòng chống tham nhũng như sau:
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 5 vừa bế mạc ngày 15/05/2012 đã khẳng định một số vấn đề rất được dư luận chú ý trong thời gian gần đây.Trước hết là tái công nhận đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Kế đến là quyết định lập Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng bí thư đứng đầu, và bỏ các ban chỉ đạo cấp tỉnh.
RFI Việt ngữ đã trao đổi với Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh về các vấn đề trên.
RFI: Xin chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Thưa ông, vừa qua Hội nghị trung ương lần thứ 5 đã tái khẳng định « đất đai thuộc sở hữu toàn dân ». Ông có nhận xét như thế nào về vấn đề này ?
Đại hội Đảng XI đưa ông Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng Bí thư từ tháng Giêng năm 2011. Nhưng, nhân sự chủ chốt đều đã được quyết định từ ngày 22-12-2010, bởi Hội nghị 14 của Trung ương khóa trước. Cũng như các tân tổng bí thư, ông Trọng chỉ có thể thay đổi cán cân quyền lực khi chuyển dịch được một số vị trí chủ chốt trong Chính phủ và trong các Ban của Đảng.
(Tamnhin.net): Kỳ họp thứ nhất nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khép lại. Nhân dân ta được chứng kiến những hoạt động của kỳ họp đặc biệt quan trọng này mà 2/3 thời gian kỳ họp bàn về vấn đề sắp xếp phân công nhân sự. Thật may mắn trong số thời gian còn lại đài truyền hình VTV1 đã kịp thời truyền tải những ý kiến của các đại biểu của dân đến được với nhân dân cũng như cử tri của cả nước thấy, nghe để cũng được yên lòng và củng cố lòng tin.
(Đoạn video trên được BS bổ sung hồi 19h20′, 7/8/2011)
Kính thưa QH,
Với kỳ hợp thứ Nhất của Quốc hội khoá XIII này, chúng ta được chứng kiến một hiện tượng hy hữu trong lịch sử QH. Một vị Phó Thủ tướng thường trực trình bày bản Báo cáo của Chính phủ ở đầu kỳ họp lại trở thành Chủ tịch QH chủ trì giám sát ngay chính bản báo cáo của mình. Lần đầu tiên có một nhà hành pháp lại trở thành nhà lập pháp và hơn thế nữa chúng ta cũng chứng kiến nhiều thành viên của Chính phủ lại “hoá thân” vào QH .