BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1867. Việt Nam – cuộc thảo luận bị hủy bỏ, những câu hỏi về quan hệ Việt-Nhật

Posted by adminbasam trên 28/06/2013

BoxitVietnam

1Tác giả: Ari Nakano, Giáo sư Đại học Daito Bunka, từng là nghiên cứu sinh tại đại học Keio và đoạt bằng Tiến sĩ tại đây. Các lĩnh vực chuyên sâu của bà là Chính trị, Ngoại giao và Nhân quyền ở Việt Nam.

Báo Asahi Shimbun Ngày 25 tháng Sáu năm 2013

Người dịch: Phạm Toàn

Năm nay đánh dấu năm thứ 40 thiết quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam. Khi thủ tướng Shinzo Abe thăm Việt Nam vào tháng Giêng, hai quốc gia khẳng định quan hệ hai bên đã nâng cao đến tầm “đối tác chiến lược” và đồng ý tiếp tục hợp tác xây dựng các nhà mày điện hạt nhân và phát triển các nguồn đất hiếm.

Thế nhưng, nhiều vấn đề đã xuất hiện liên quan đến những nguồn lực mới đây và việc phát triển năng lượng tại Việt Nam. Nếu chỉ nhìn đơn giản sự tiến bộ cho tới lúc này thì thấy có nguyên nhân lớn liên hệ tới việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở đây.

2

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, bên phải, và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng duyệt đội danh dự tại lễ tiếp đón tổ chức tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, Việt Nam, thứ Tư 16 tháng 1, 2013. (AP) 

Việc khai thác mỏ bô xit và sản xuất alumina đang tiến hành do các công ty Trung Hoa tài trợ tại Tây Nguyên Việt Nam là một dự án tầm cỡ lớn ngang tầm với việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Song dự án này đã được ký kết bí mật bởi các nhà lãnh đạo hai đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, và công việc được bắt đầu mà không có bàn bạc gì cả tại Quốc hội Việt Nam.

Không đưa ra được các báo cáo tác động môi trường, và có ý kiến cho rằng dự án này vi phạm luật pháp. Do thiếu minh bạch trong tiến trình ra quyết định cũng như không buộc được chính phủ phải giải thích các chi tiết của dự án, nên một phong trào đối lập có tổ chức do trí thức Việt Nam lãnh đạo đã lớn mạnh lên, và cuộc phiêu lưu bô xit này đã gắn kết hành động đòi dân chủ và đòi công khai mọi chuyện.

ÍT LÝ GIẢI ĐƯỢC VỀ DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ BÔ XIT

Tôi đã phỏng vấn nhiều người ở các làng làm nông nghiệp tại các tỉnh Đắc Nông và Lâm Đồng, nơi các nguồn bô xit đang được khai thác, nhưng không ai trong những người cư dân nơi đây đã được giải thích rõ ràng về các mỏ bô xit và việc xây dựng và mở rộng các nhà máy tinh luyện alumina, và cũng chẳng biết gì hơn về các kế hoạch cưỡng chiếm đất đai, chuyện đền bù, vân vân. Mặc dù những người dân các làng đều phản đối tới các công ty và cơ quan nhà nước về những thiệt hại do các địa điểm xây dựng gây ra, như nơi chứa cặn thải, như nước thải, như tiếng ồn và độ rung, song chẳng hề có giải pháp cơ bản nào dã được thực thi.

Các công ty cũng không chi trả lương cho công nhân xây dựng vì “thiếu tiền”. Nhiều người trong số công nhân đó là những công nhân di cư từ các vùng xa xôi hẻo lánh tới, rất nhiều người trong số đó về nghỉ Tết xong thì không quay lại làm việc nữa, vì tình trạng công việc cũng bấp bênh. Chẳng ai tin việc chính quyền nói rằng sự phát triển mang lại công ăn việc làm và những cơ hội được đào tạo nghề nghiệp cho cộng đồng và đóng góp vào việc tăng trưởng nền kinh tế địa phương. Bộ Công Thương là cơ quan kiểm chứng dự án nhấn mạnh rằng họ “tôn trọng phong tục tập quán của dân bản địa”, nhưng sự thật thì rành rành là khác hẳn.

Trong khi nhà máy tinh luyện alumina ở Lâm Đồng được giả định sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2010, thì kế hoạch xây dựng ban đầu đã bị đẩy lui đến hai năm. Đã hai lần ra quyết định lùi thời hạn đưa nhà máy tinh luyện đó vào sản xuất.

Theo lời giải thích của cơ quan quản lý dự án, những lý do chậm trễ là do các yêu cầu kỹ thuật phức tạp để sản xuất alumina, có những “sai sót” ở vài giai đoạn của quy trình khiến cho công việc sản xuất không ổn định và cũng còn do sự chậm chạp trong việc thu đất. Cũng đã có kế hoạch mở rộng cảng Kê Gà ở tỉnh Bình Thuận để chuyên chở alumina, thế nhưng công việc xây dựng đã không tiến triển cả năm năm sau khi chính phủ ký giấy phép vào năm 2007, và tháng Hai vừa rồi, cuối cùng thì dự án cũng đã chấm dứt. Cũng không có tiến bộ gì trong việc mở rộng các con đường và gia cố cầu nối nhà máy tinh luyện với cảng. Dự án rõ ràng là đã thất bại, song có một điều vẫn còn không rõ ràng, ấy là ai chịu trách nhiệm về chuyện đó.

Có nhiều lời chỉ trích về sự thất bại của nhiếu dự án lớn khác nhau, như dự án phát triển bô xit, như tình trạng tham nhũng ở những doanh nghiệp nhà nước. Tình hình đã ép chính phủ phải lên tiếng trả lời, cho nên vào tháng Ba, đã có cuộc họp để “các bộ trưởng trả lời dân”. Khi được hỏi về sự phát triển kế hoạch  bô xit bị kéo lê thê, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã nói rằng lý do thất bại là vì đây là “lần đầu thử nghiệm ở Việt Nam”, và Việt Nam “không có kinh nghiệm gì trong việc quản lý vốn quá to tát đến thế” (hàng chục tỷ đô-la) và dự án “đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật phức tạp”. Tình trạng với chuyện nhà máy điện hạt nhân cũng tương tự.

Đầu năm nay, tôi tổ chức một cuộc hội thảo ở Hà Nội về sự phát triển nguồn lực và chính sách môi trường, với sự trợ giúp của Bộ Công Thương Việt Nam và các đại học, viện nghiên cứu của Nhật Bản. Thế nhưng Bộ Công Thương từ chối thẳng thừng việc đưa vấn đề phát triển bô xit vào chương trình nghị sự và sẽ không cho phép những chuyên gia và trí thức nào có phê phán dự án được tham dự hội thảo. Thậm chí bộ này còn không chấp nhận sự tham gia của Bộ Tài nguyên  và Môi trường của Việt Nam, là cơ quan có nhiệm vụ xử lý các vấn đề môi trường. Tôi muốn tạo cơ hội cho những người thúc đẩy dự án và những người phê phán dự án có điều kiện ngồi với nhau và tham gia thảo luận  cởi mở, thế nhưng ngay từ giai đoạn chuẩn bị hội thảo thì các ý định của chúng tôi đều bị phá.

PHE CHỐNG LẠI VIỆC XÂY NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN VÀ NHỮNG CUỘC BẮT BỚ VÔ PHÁP LUẬT

Những nhà trí thức Việt Nam tiếp tục chống lại việc phát triển bô xit cũng chia sẻ thông tin về những tai nạn tại nhà máy Chernobyl và nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, và đều lên tiếng chống lại các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà Nga và Nhật Bản đang thực hiện tại tỉnh Ninh Thuận. Nhưng các gương mặt chính đều đang bị cơ quan An ninh của Việt Nam theo dõi giám sát, rồi bị bắt bớ vô luật pháp và bị lục soát nhà ở.

Cái xu thế mạnh mẽ ở các quốc gia trên thế giới là tìm cách thực hiện việc kiểm soát mạnh mẽ việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các tài nguyên chủ yếu và các dự án phát triển năng lượng. Điều này có nghĩa là đặt chính phủ và các công ty, các cư dân địa phương và các cộng đồng dân thiểu số cũng như các chuyên gia và trí thức, các công dân và các tổ chức phi chính phủ, các tổ chúc quốc tế trên cùng một địa vị ngang bằng như nhau. Thế nhưng chính phủ Việt Nam tuy vẫn nói là đi theo một chính sách ngoại giao “tham gia tích cực vào cộng đồng quốc tế”, song thực tế thì đã đi theo hướng ngược hẳn lại. Trong hơn hai chục năm tôi làm nhà quan sát đất nước này, tôi thấy chính phủ Việt Nam bao giờ cũng tìm cách che giấu những sự thật họ không muốn phô ra, và điều này cơ bản không hề thay đổi. Việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, cùng với một bầu không khí chính trị không đủ công khai cởi mở và sự xóa bỏ tự do ngôn luận, tất cả  sẽ gây nên những vấn đề nghiêm trọng trước khi thu được những kết quả về công nghệ và kinh tế. Nhật Bản cần hiểu rõ tình hình Việt Nam và do đó hãy xem xét lại cách thức hợp tác với một đối tác như thế.

A.N.

13 bình luận trước “1867. Việt Nam – cuộc thảo luận bị hủy bỏ, những câu hỏi về quan hệ Việt-Nhật”

  1. Le Chieu Thong said

    Lê Chiêu Thống tôi tuy có bán nước cõng rắn cắn gà nhà nhưng nhận định Ấn Độ sẽ trở thành một siêu cường thực sự chứ không phải TQ !
    TQ trong tương lai sẽ chia 5 xẻ 7 thành 7 quốc gia nhỏ thì làm sao thành siêu cường? VN chỉ chờ cơ hội này là khai chiến ngay để dành lại Hoàng Sa !
    Một TQ chia 5 xẻ 7 yếu kém sẽ không đối đầu nổi với VN ( tất nhiên là với chế độ Dân chủ chứ không phải CS )
    Mới đây , Thái Lan đã đề cao TBT NPT với hàm ý là thổi phồng tên lú này để hắn thêm bảo thủ , cố giữ cái đảng vô duyên của hắn , hầu làm chậm sự phát triển của VN ! Một VN dân chủ và phát triển sẽ đe dọa kinh tế Thái Lan nhiều hơn là một VN theo chế độ CS !
    Thái Lan đã chơi xỏ TBT Trọng Lú , thế mà ông này lại kiêu căng nói : Mình có thế nào người ta mới đối đãi như thế !???
    Đúng là….lú và dốt !

  2. Ẩn danh said

    Dan toc nay dang bi bien thanh mot chu the quai go . Da ngheo hen lai si dien hao va deu cang

  3. Những miếng da lừa said

    Câu chuyện đất nước làm tôi liên tưởng tác phẩm miếng da lừa của Pháp, cứ mỗi lần nói dối thì cái mũi nó dài ra, không còn hình hài con người (cứ phóng lên thế). Hôm nay, Thủ thướng thay mặt các Bộ, báo cáo tình hình nào cũng tốt. Tuyệt không có gì quan ngại, trừ cái việc lạm phát. Hãy cứ để cho toàn dân phán xét,xăng tăng giá 2 lần trong tháng 6, điện rục rịch tăng 15%. TGĐ Vietcombank nói đã ký hơn 6 tỷ cho vay BĐS nhưng chưa giải ngân đồng nào vì thực tế không phù hợp!..và còn nhiều nữa, có ai làm ra cái gì, phát kiến nào đột phá vậy mà nền kinh tế vẫn đi lên, ổn định, thế mới tài! Đâu là sự thật?E rằng không, và miếng da lừa ngày càng teo lại cho tới khi cái mũi dài chấm đất, dân tộc này hoàn toàn không còn cái hình con người [hiện cũng gần là thú với tội ác, tai nạn GT, tự tử và toan tự tử (tin Hà Nội hôm nay), nợ trong nợ ngoài, làng osin…]. Thế mới biết, chính phủ các nước khác sao mà ngu độn đến thế,để phát triển thành rồng thành cọp, CSVN chỉ cần ra Nghị quyết, họp và nói là nền kinh tế đi lên, ổn định và chấm hết!

    • Ẩn danh said

      “Đừng nghe những gì bọn độc tài nói, hãy xem những gì bọn độc tài làm”.
      Cám ơn bà GS Ari Nakano – không biết bà có được nhà cầm quyền độc tài VN quy là “thế lực thù địch” không?
      Cám ơn bác Phạm Toàn đã dịch bài trên.

  4. Hoa Cải said

    Một phụ nữ Nhật Bản, 20 năm quan sát, nghiên cứu VN, cho ra một kết quả: “…tôi thấy chính phủ Việt Nam bao giờ cũng tìm cách che giấu những sự thật họ không muốn phô ra, và điều này cơ bản không hề thay đổi”. Sự thật là liều độc dược đối với CHXHCNVN. Thưa bà.

  5. khong the khong tiep tuc du an boxit tay nguyen vi da chot an tien mai lo roi
    bo thi mat mo, coi nhu cong nhan that bai nhu vinasin, lam kinh te kieu may nha lanh viet nam chi co bo thoc giong ra ma an, cai hoc thuyet kinh te thi truong dinh huong xhcn nghe ra banh ve va cho vao sot rac ?

  6. Alabama said

    Thank you Ms Ari Nakano!

    Please keep speaking out what Vietnamese Government is doing in Vietnam so far, especially on Tay Nguyen Boxit Projects and Ninh Thuan Nuclear Power Projects! The Vietnamese Authoritarian Government is trying to shut its people’s mouth off. We’ve shown up our protest on these projects, but our government do goes on their way, bringing about serious dangers to Vietnamese nation and people!

    You should speak to Japanese Congress and Government to reassessing Japanese support to Ninh Thuan Nuclear Power Plant Project, as you’ve have been seeing what happened to Fukushima Nuclear Plant in your country!
    No body can exactly evaluate benefits and dangers of nuclear power plants so far! Stop develop nuclear power plant until there are trustable technology for it!

  7. Ẩn danh said

    Lịch sử ghi nhận gần quá nửa cuối thế kỷ 20 và hai thập niên đầu thế kỷ 21, Việt nam gặp nạn Cộng sản Trung Quốc!

    • montaukmosquito said

      Lịch sử bỏ quên nạn Cộng Sản Việt Nam .

    • Ẩn danh said

      Thực tế, về bản chất, CS TQ hay VN, họ đều là các tổ chức mafia khủng bố.

      Chưa thấy đảng mafia gửi dư lợn viên nào vào đây bảo vệ “chủ trương lớn của đảng và NN” nhẩy.
      Ông Sang bảo nhiềi “sâu”, tôi gọi họ là lũ giòi bọ sống nhờ vào cái xác đang thối rữa, không biết các bác DLV nghĩ thế nào?

  8. cảm ơn Tác giả, Dịch giả said

    Lời đầu tiên
    xin cảm ơn Bà Tác giả
    và Dịch gỉa
    1. Điều tôi băn khoăn: Cuộc hội thảo tại Hà nội lại ngăn cản thẳng thừng không cho bàn về vấn đề boxit, những nhà tri thức (không phải loại trí… ngủ như bọn ‘đẩy tơ nhân dân’)
    điều này chỉ lý giải: họ qua biết dự an Bôxit sai, không thể phản biện ngay thẳng như một nhà khoa học chân chính
    biết sai, biết nguy hiểm mà vẫn cố tình làm, bất chấp làm… Điều này càng cho thấy Tổng thống Thiệu luôn đúng.
    (góc nhìn khác: Dự án liên quan tên TQ, tiểu số đai quan lì lợm ấy làm cho toàn dân khôn khổ, càng cho thấy nguy cơ lệ thuộc TQ)
    2. vả xấu hổ khi Bà tác giả chí lý khi viết: ‘Trong hơn hai chục năm tôi làm nhà quan sát đất nước này, tôi thấy chính phủ Việt Nam bao giờ cũng tìm cách che giấu những sự thật họ không muốn phô ra, và điều này cơ bản không hề thay đổi”.
    nói thêm: Dân tôi đang ấm ức vì xã quyền đang giả rả kêu gọi cả hù doạ nối tay cho ‘giặc cướp’ Đinh Bộ trưởng thu thuế đường bộ giao thông.
    Thếu chồng thuế. khốn khổ dân đen tôi!

  9. Cảm ơn Tác giả, dịch giả said

    Lời đầu tiên
    xin cảm ơn Bà Tác giả
    và Dịch gỉa
    1. Điều tôi băn khoăn: Cuộc hội thảo tại Hà nội lại ngăn cản thẳng thừng không cho bàn về vấn đề boxit, những nhà tri thức (không phải loại trí… ngủ như bọn ‘đẩy tơ nhân dân’)
    điều này chỉ lý giải: họ qua biết dự an Bôxit sai, không thể phản biện ngay thẳng như một nhà khoa học chân chính
    biết sai, biết nguy hiểm mà vẫn cố tình làm, bất chấp làm… Điều này càng cho thấy Tổng thống Thiệu luôn đúng.
    (góc nhìn khác: Dự án liên quan tên TQ, tiểu số đai quan lì lợm ấy làm cho toàn dân khôn khổ, càng cho thấy nguy cơ lệ thuộc TQ)
    2. vả xấu hổ khi Bà tác giả chí lý khi viết: ‘Trong hơn hai chục năm tôi làm nhà quan sát đất nước này, tôi thấy chính phủ Việt Nam bao giờ cũng tìm cách che giấu những sự thật họ không muốn phô ra, và điều này cơ bản không hề thay đổi”.
    nói thêm: Dân tôi đang ấm ức vì xã quyền đang giả rả kêu gọi cả hù doạ nối tay cho ‘giặc cướp’ Đinh Bộ trưởng thu thuế đường bộ giao thông.
    Thếu chồng thuế. khốn khổ dân đên tô!

  10. […] Việt Nam – cuộc thảo luận bị hủy bỏ, những câu hỏi về quan hệ Việt-Nhật […]

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

 
%d người thích bài này: