The New York Times
Người anh hùng thời chiến của Việt Nam đang buộc chính quyền lắng nghe ý kiến
SETH MYDANS
Ngày 28-6-2009
Hà Nội, Việt Nam – Vị anh hùng vĩ đại thời chiến tranh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã đứng lên để bảo vệ quốc gia của ông một lần nữa, lần này là chống lại điều mà ông gọi là một sai lầm lớn nhất của chính phủ — một mỏ khổng lồ được điều hành bởi một công ty Trung Quốc.
Hiện nay vị chỉ huy, 97 tuổi, từng lãnh đạo quốc gia chiến thắng Pháp và Mỹ, đã nổi lên như là một người có tiếng nói mạnh mẽ nhất trong cuộc phản đối rộng rải được nhiều người biết đến. Việc phản đối này đang thách thức lối làm việc bí mật của các nhà lãnh đạo cộng sản của nước này.
Trong một bước đi bất thường, chính quyền VN đã và đang ghi nhận những lời chỉ trích trong các tuần lễ gần đây và dường như đang đưa ra thái độ đáp ứng, chính quyến cho biết họ sẽ xem xét lại các tác động môi trường và sẽ hoãn lại việc thực hiện dự án.
Dự án này, đã được Bộ Chính Trị của đảng cộng sản quyết định chấp thuận vào cuối năm 2007, kêu gọi đầu tư 15 tỉ đô la từ đây cho đến năm 2025 để khai thác mỏ bauxite – loại khoáng chính làm ra nhôm – mà theo một số đánh giá là khu mỏ có trữ lượng lớn đứng hàng thứ 3 thế giới.
Tập đoàn Chinalco của nhà nước Trung Quốc đã thu xếp cho công nhân của họ và máy móc làm việc tại vùng Tây Nguyên theo hợp đồng với hãng Vinacomin (Tập đoàn Than và Khoáng Sản Việt Nam). Tập đoàn khai mỏ này đang có mục tiêu sản suất 6,6 triệu tấn nhôm trước năm 2015.
Tướng Giáp và những người phản đối khác cho rằng dự án sẽ gây tác hại lên môi trường, phải di dời các tộc người thiểu số và đe doạ an ninh quốc gia với sự hiện diện của một làn sóng công nhân Trung Quốc và việc sử dụng một món đầu tư rất nhỏ ban đầu để thâu tóm một mối lợi kinh tế lớn hơn gấp nhiều lần của Trung Quốc.
Cuộc tranh cãi kéo theo một số vấn đề của Việt Nam ngày nay – trong đó có cuộc ganh đua với Trung Quốc trong mô hình phát triển công nghiệp gây tàn phá môi trường, một mối quan hệ liên quan giữa hệ thống nhà nước khép kín và các công dân của mình, và một mối ngờ vực theo linh cảm trong số nhiều người Việt Nam về người láng giềng khổng lồ của họ ở phương bắc.
Trong khi những phác thảo về dự án này đã nổi lên, sự liên minh lỏng lẻo giữa các nhà khoa học, giới trí thức, những nhà hoạt động môi trường, cựu binh chiến tranh và các vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo không được công nhận và các nhóm Thiên chúa giáo đã cùng nhau thách thức những gì mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gọi là “một chính sách lớn của đảng và nhà nước.” Những tiếng nói của họ đã vang lên mạnh mẽ trong môi trường có khả năng khuyếch tán của các blog chính trị, một tiếng nói mới trong diễn đàn công cộng ở đây.
“Có sự trao đổi qua lại giữa các bên và các đề nghị cùng nhau hành động trong một vài vấn đề,” theo nhận định của ông Carlyle A. Thayer, một chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc ở Canbera. “Có nhiều nhóm đã từng thúc đẩy về các chủ đề chính trị và không có kết quả gì thì giờ đây đang quay ra ủng hộ vấn đề bauxite vốn không mang tính chính trị.”
Trừ luận điểm môi trường và kinh tế học, chủ đề từng được loan tải trên khắp các blog và dư luận quần chúng trên đường phố là một mối lo ngại đã ăn sâu bén rễ về Trung Quốc. Việt Nam là một chư hầu của Trung Quốc trong 1.000 năm và đã bị nước này xâm lược năm 1979, và hai nước đã và đang tiếp tục cuộc tranh đấu giành chủ quyền trên Biển Đông [Biển Nam Trung Hoa].
Trong một bản kiến nghị gửi tới Quốc Hội vào tháng 4 năm nay, 135 nhà khoa học và trí thức đã phản đối kế hoạch này, họ nói rằng, “Trung Quốc có tiếng tăm rất xấu trên thế giới như một quốc gia đang gây ra nhiều ô nhiễm môi trường và các vấn nạn to lớn nhất.”
Phản ảnh quan điểm của các nhà bảo thủ đang nắm quyền, tổng giám đốc của tập đoàn Vinacomin do nhà nước làm chủ, ông Đoàn văn Kiển, đã bác bỏ ý kiến của các nhà chỉ trích trong một cuộc phỏng vấn, ông nói rằng những người chỉ trích có “các ý kiến khác biệt bởi vì họ không có đầy đủ thông tin.”
Lời phê bình của ông Kiển rõ ràng có ý nghĩa như một lời chỉ trích những người phản đối kế hoạch bauxite, chứ không phải là chỉ trích chính quyền đã giữ kín các thông tin không cho công chúng biết.
Ông Kiển đã nhấn mạnh rằng sự tổn hại môi trường đã được cứu xét đến, rằng dân chúng địa phương sẽ được chăm sóc một cách thích hợp, và rằng Trung Quốc sẽ không chiếm lấy Tây Nguyên. Ông Kiển nói thêm: Việc xây dựng sẽ hoàn tất trong vòng 2 năm và chỉ có một số nhỏ người Trung Quốc sẽ ở lại để điều hành các hoạt động.
Với những sức ép đang diễn ra, chính quyền đã tự mở cửa đón nhận các ý kiến chỉ trích vào tháng 4-2009, bằng việc tổ chức một cuộc hội thảo mà các nhà khoa học và các nhà kinh tế đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ về điều mà một trong những người trong họ đã nói là có thể trở thành “một thảm họa nghiêm trọng”. Trả lời tại cuộc hội thảo này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã trấn an những người chỉ trích rằng chính quyền VN sẽ không khai thác các mỏ bauxite này mà không xem xét tới các tác động lớn hơn và chính quyền sẽ điều chỉnh lại các dự án trong một nỗ lực để bảo vệ môi trường Tây Nguyên.
Hiện nay, chính quyền Việt Nam nói rằng họ sẽ bắt đầu bằng cách khai thác 2 trong số 4 mỏ như kế hoạch, và chính quyền đang đồng ý có một cuộc thảo luận ở Quốc Hội.
“Tôi nghĩ rằng Bộ Chính Trị đang lắng nghe các ý kiến liên quan tới việc xem xét lại dự án bauxite,” ông Nguyễn Trung, cựu đại sứ của VN tại Thái Lan, cho biết. “Chính quyền VN nên tìm một phương pháp khác để khai thác vùng Tây Nguyên. Kế hoạch ấy nên là phát triển bảo vệ môi trường.”
Mức độ của sự uyển chuyển của chính quyền thì không rõ ràng bởi vì các chi tiết về kế hoạch lúc đầu không đưa ra công khai cho dân chúng biết. Nhưng tối thiểu, chính quyền đã và đang thừa nhận rằng ý kiến của dân chúng không thể nào bị coi thường.
“Chính quyền đã và đang rút lui,” ông Thayer cho biết. “Họ đã hiểu ra và chấp thuận các ý kiến của người dân và sẽ thay đổi phương cách để hành xử trong tương lai và họ phải đáp ứng các áp lực của dân chúng. Đối với tôi, điều này mang theo một hy vọng rằng khi cả một hệ thống gồm nhiều thành phần của dân chúng Việt Nam tham gia, chính quyền có thể đã phải xem xét lại các loại liên minh này một cách nghiêm cẩn hơn”
Nhưng, ông Thayer cho biết, “Việt Nam vẫn chưa đạt đến giai đoạn mà ở đó các nhóm độc lập và mọi người trong xã hội có khả năng xem xét một quyết định nào đó của chính quyền và đảo ngược lại quyết định ấy.”
Chính quyền VN có thể đã bác bỏ các ý kiến chỉ trích nếu như Tướng Giáp không lên tiếng, lần đầu tiên vào tháng Giêng và hai lần tiếp sau đó. Tướng Giáp nói rằng dự án bauxite “ sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng tới môi trường, xã hội và quốc phòng.”
Nhà vận động viên lớn tuổi này đã dường như tập hợp lại ý kiến của công luận (ý kiến đó ngược lại với ý kiến ban lãnh đạo của nước), ông kêu gọi các nhà khoa học, các giám đốc và các nhà hoạt động xã hội “đề nghị đảng và nhà nước có một chính sách đúng đắn ở Tây Nguyên”
Tướng Giáp là người bạn thân thiết của cố chủ tịch Hồ Chí Minh. Các nhà lãnh đạo hiện nay kéo dài sự cầm quyền của họ là do từ mối liên hệ của họ với thế hệ tướng Giáp, và vì thế họ đã đáp lại các lá thư của tướng Giáp với sự tôn trọng một cách công khai.
Khi được hỏi cảm tưởng ra sao khi nhận ra ông đang ở phía đối lập với vị tướng vĩ đại này, ông Kiển, tổng giám đốc của Vinacomin, bật ra một chút thái độ bất kiên nhẫn mà các nhà lãnh đạo có lẽ hiện đang nghĩ.
“Tôi không dám phê bình,” ông Kiển nói. “Tướng Giáp là một vị anh hùng của đất nước. Nhưng tôi phải nói với bạn rằng, ông tướng hiện nay gần 100 tuổi rồi. Chúng tôi phải tôn trọng ông ấy, nhưng hiện giờ chúng tôi đang ở dưới sự lãnh đạo của chính quyền hiện nay và của Đảng Cộng Sản”.
người dịch: Trần Hoàng
—————–
The New York Times
War Hero in Vietnam Forces Government to Listen
By SETH MYDANS
Published: June 28, 2009
HANOI, VIETNAM — Vietnam’s great war hero, Gen. Vo Nguyen Giap, has stood up to defend his country once again, this time against what he says would be a huge mistake by the government — a vast mining operation run by a Chinese company.
Now 97, the commander who led his country to victory over both France and the United States has emerged as the most prominent voice in a broad popular protest that is challenging the secretive workings of the country’s Communist leaders.
In an unusual step, the government has taken note of the criticisms in recent weeks and appears to be making at least gestures of response, saying it will review the project’s environmental impact and slow its full implementation.
The project, approved by the Communist Party’s decision-making Politburo in late 2007, calls for an investment of $15 billion by 2025 to exploit reserves of bauxite — the key mineral in making aluminum — that by some estimates are the third largest in the world.
The state-owned Chinese mining group Chinalco has already put workers and equipment to work in the remote Central Highlands under contract to Vinacomin, the Vietnamese mining consortium that is aiming for up to 6.6 million tons of aluminum production by 2015.
General Giap and other opponents say the project will be ruinous to the environment, displace ethnic minority populations and threaten national security with an influx of Chinese workers and economic leverage.
The controversy draws together several issues in today’s Vietnam — its emulation of China’s environmentally destructive model of industrial development, a tentatively evolving relationship between the closed government system and its citizens, and a visceral distrust among many Vietnamese of their big neighbor to the north.
As the outlines of the project have emerged, a loose coalition of scientists, academics, environmentalists, war veterans and the leaders of unofficial Buddhist and Catholic groups have come together to challenge what Prime Minister Nguyen Tan Dung has called “a major policy of the party and the state.” Their voices have been amplified in the echo chamber of political blogs, a new voice in public discourse here.
“There’s cross-fertilization and cross-cutting occurring on some of these issues,” said Carlyle A. Thayer, a specialist on Vietnam at the Australian Defense Force Academy in Canberra. “Groups that pushed a political agenda and got nowhere are now lending support for these things that are not political issues.”
Apart from environmentalism and economics, the theme that runs through the blogs and public opinion on the street is a deep-rooted fear of China. Vietnam was a tributary state of China for 1,000 years and was invaded by China in 1979, and the two countries continue to joust for sovereignty in the South China Sea.
In a petition to the National Assembly in April, 135 scholars and intellectuals opposed the plan, saying, “China has been notorious in the modern world as a country causing the greatest pollution and other problems.”
Reflecting the old school of those in power, the chairman of state-owned Vinacomin, Doan Van Kien, dismissed critics in an interview, saying they have “different opinions because they don’t have enough information.”
The comment clearly was meant as a criticism of the project’s opponents, not of the government that has withheld information from the public.
Mr. Kien insisted that any environmental damage would be contained, that the local population would be adequately cared for and that the Chinese would not be taking over the Central Highlands. Construction will end in two years, he said, and only a small number of Chinese workers will remain to run the operations.
With the pressure on, the government opened itself to its critics in April, convening a seminar at which scientists and economists voiced strong opposition to what one of them said could become a “major disaster.” Responding at the seminar, Deputy Prime Minister Hoang Trung Hai assured critics that the government would not consider developing the mines without regard to the larger impact and would readjust the projects in an effort to protect the environment.
The government now says it will begin with only two of the four planned mining operations, and it is allowing a debate in the National Assembly.
“I think the Politburo is listening to ideas regarding a review of the bauxite project,” said Nguyen Trung, a former ambassador to Thailand. “The government should find another method of developing the Central Highlands. It should be green development.”
The degree of official flexibility is not clear because details of the original plan have not been made public. But at a minimum, the government has conceded that public sentiment could not be ignored.
“They’ve had to retreat,” said Mr. Thayer. “The government has taken on board and had to react to these pressures. To me, this carries a hope that as the Vietnamese system evolves, it may have to take these kinds of coalitions more seriously.”
But, he said, “Vietnam has not yet reached the stage where independent groups and society can take a government decision and overturn it.”
The government might well have brushed off its critics if General Giap had not spoken up, first in January and twice afterward, saying the project “will cause serious consequences to the environment, society and national defense.”
The old campaigner now appeared to be rallying public opinion against the country’s leadership, calling on scientists, managers and social activists to “suggest to the party and the state to have a sound policy on the bauxite projects in the Central Highlands.”
General Giap is the last living comrade of the country’s founding father, Ho Chi Minh. Current leaders draw their legitimacy from their link to his generation, and they have responded to his statements with careful public deference.
Asked how it felt to find himself on the opposite side from the great general, Mr. Kien, the Vinacomin chairman, let slip a little of the impatience these leaders must be feeling.
“I don’t dare to comment,” he said. “General Giap is a national hero. But I have to tell you, the general is nearly 100 years old. We have to respect him, but now we are under the leadership of the present government and Communist Party.”
Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.
Thích bài này:
Thích Đang tải...