Bộ trưởng 4T, Trương Minh Tuấn, từ nay có hỗn danh là “Tuấn bẩn”. Ảnh: báo GDVN.
Thấy báo chí đăng tin bộ trưởng bộ 4T Trương Minh Tuấn cho biết sẽ “làm việc” với Facebook để “gỡ bỏ những thông tin bôi nhọ lãnh đạo”.
Đọc qua té ghế. Bởi vì ý nghĩa của từ “làm việc” của VN thấy vậy mà không phải vậy.
“Làm việc” là ngôn từ dành riêng cho công an. Ai mà được CA mời lên “làm việc”, nhẹ thì trở về sau khi vào nhà thương. Còn nặng thì khăn gói theo ông bà, nói tắt là lên đường ra nghĩa địa.
Ông Trương Minh Tuấn, bộ trưởng bộ “thông tin tuyên truyền”, cũng là một hình thức “công an”. Hông không đeo súng và tay không cầm dùi cui. Ông này là “công an tư tưởng”, là vị “tư lịnh” của mặt trận van hóa, truyền thông. Ông này cũng là “chủ bút kiêm chủ nhiệm” của hàng ngàn tờ báo, đài TV, radio… đủ thứ.
Việc Việt Nam vừa gây áp lực dừng một số quảng cáo trên YouTube. Ảnh: Reuters.
Hôm 16/3 Việt Nam gây áp lực và yêu cầu các doanh nghiệp trong nước ngưng quảng cáo trên YouTube và Facebook cũng như các trang mạng xã hội khác cho tới khi các thông tin “xấu, độc” chống chính quyền bị ngăn chặn.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh cho VOA biết rằng việc Việt Nam gây áp lực dừng quảng cáo trên YouTube hay Facebook là ‘tự cắt vào cánh tay của mình’:
“Tôi nghĩ rằng đó là hành động tự cắt vào cánh tay của mình. Hệ thống YouTube và Facebook họ chuyển những quảng cáo đó một cách tự động vào những trang có lượng người coi cao, chứ họ không quan tâm cái đó là gì cả. Cũng có những trang phản ánh thực trạng của đất nước có view cao, và những quảng cáo đó vô tình lọt vào, tạo thành sự bẽ bang. Và trớ trêu là những công ty lớn của Việt Nam quảng cáo trên những trang nói về thực trạng của Việt Nam. Chính vì lẽ đó Bộ Thông tin và Truyền thông cảm thấy khó chịu. Giống như một đứa trẻ con giẫy nẩy lên. Nhưng hành động đó lại trói các công ty của mình lại không cho làm ăn và phát huy trên hệ thống thông tin và truyền thông tự do trên thế giới.”Đọc tiếp »
Tối 22/3, VOA Việt Ngữ thấy một đoạn clip dài gần 23 phút có nội dung ông Tuấn “có nguy cơ ung thư vì ăn hải sản nhiễm độc” với hơn 5 nghìn lượt xem vẫn còn trên trang YouTube. Ảnh: Web screenshot
Một thành viên chính phủ Việt Nam mới lên tiếng bác bỏ thông tin “bị ung thư giai đoạn cuối”, và “nhờ” Đại sứ Mỹ ở Hà Nội dùng ảnh hưởng của mình để hối thúc một số công ty của Hoa Kỳ phải có hành động liên quan tới các thông tin “xấu, độc” trên mạng.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn hôm 21/3 kêu gọi ông Ted Osius “tác động để Google, Facebook có đại diện tại Việt Nam để dễ bàn bạc hơn khi xử lý những vấn đề liên quan đến pháp luật Việt Nam”, báo chí trong nước đưa tin.
Trước đó năm ngày, ông Tuấn nói trong một cuộc họp với các doanh nghiệp quảng cáo trên các trang mạng xã hội của Mỹ rằng danh dự, nhân phẩm của ông “bị xúc phạm” sau khi xuất hiện trên YouTube thông tin mà ông nói là “sai sự thật về sức khỏe của mình”.Đọc tiếp »
Đúng ra phải nói “Mạng xã hội – Mặt trận nhân dân trong cuộc chiến truyền thông”, nhưng vừa qua TS Đoàn Hương nói trên VTV3 rằng, “50% nhưng người chơi FB là vô công rồi nghề” và “Dân ta chưa có văn hóa FB”… gây nên những phản ứng ghê gớm, nên ở đây chỉ nói về FB.
Trước hết phải nói ngay, “văn hóa FB” không thể có ở ngoài FB, phải qua chơi FB, con người bộc lộ quyền tự do tư tưởng, tự do biểu đạt (cứ coi là tự phát đi), bản tính cá nhân được khách quan hóa, cụ thể hóa ra, dư luận tác động, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau, tự mình rút kinh nghiệm, mà dần hình thành nên văn hóa FB. Các thứ văn hóa khác đều cơ bản được hình thành như vậy cả.
Thứ hai là, ¾ số người chơi FB là từ 18 đến 34 tuổi, số này chắc không phải do “vô công rồi nghề”, mà chơi FB là nhu cầu sống của con người. Con người có nhu cầu được thể hiện bản thân, kết bạn, chia sẻ tâm tình, trao đổi thông tin, tò mò, tìm hiểu sự thật, tố cáo bất công, lên án cái ác, nói lên niềm vui, nối buồn, sự phẫn uất trong lòng, động viên, an ủi người khác… Đó đều là những nhu cầu sống cơ bản của con người, cũng cấp thiết như ăn uống, hít thở khí trời… Tất nhiên, người có nhiều thời gian rỗi thì la cà trên FB nhiều hơn, nhưng rất nhiều người có thể bận việc hơn TS Đoàn Hương, lại chồng con ríu rít, mà ngày nào cũng ghé qua FB như là một lúc thư giãn, gặp gỡ bạn bè, chia sẻ đôi điều gì đó, làm cho cuộc sống thi vị hơn…Đọc tiếp »
Những người rảnh rỗi ấy chỉ đơn giản là muốn tìm đến sự thật và nói lên sự thật, của chính mình hoặc giúp những người bất hạnh khác cất tiếng lên trong cuộc sống đầy rẫy những bất công và phi lý này.
Chức danh, vị trí hay học vấn không làm nên nhận thức của một con người nào đó. Có những người bằng cấp cao nhưng nhìn nhận những vấn đề lại hết sức thiển cận, hoặc vì lợi ích của họ bị đe doạ, hoặc vì trình độ không cho phép họ thấy xa hơn điều họ nghĩ.
Các fanpage của các báo tạo Việt Nam sẽ bị kiểm soát. Ảnh: AFP
Cục Báo chí tại Việt Nam yêu cầu tăng cường quản lý nội dung fanpage Facebook của các tòa soạn.
Công văn 779/CBC-TTPC do Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc ký nói các báo “chưa có cơ chế kiểm duyệt chặt chẽ các ý kiến bình luận”.
Văn bản này nói “rà soát toàn bộ hoạt động cung cấp nội dung thông tin trên fanpage chính thức, tránh bị đối tượng xấu lợi dụng”
“Để đảm bảo hoạt động cung cấp nội dung thông tin trên các trang fanpage của cơ quan báo chí tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, Cục Báo chí yêu cầu các cơ quan báo chí chủ động rà soát toàn bộ hoạt động cung cấp nội dung thông tin trên fanpage chính thức, tránh bị đối tượng xấu lợi dụng,” Văn bản này được trang web chính thức của Bộ Thông tin – Truyền thông của Việt Nam dẫn lại.Đọc tiếp »
Đại diện Mạng Lưới Blogger Việt Nam, blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vừa có cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Thị Nay, mẹ anh Nguyễn Hữu Quốc Duy về tình trạng bị ngược đãi trong trại giam của con trai bà.
Anh Nguyễn Hữu Quốc Duy, năm nay 31 tuổi, hiện đang bị Công an tỉnh Khánh Hoà giam giữ 8 tháng nay với cáo buộc sử dụng Facebook nhằm “tuyên truyền chống nhà nước”.Đọc tiếp »
Tôi đọc rất nhiều trường hợp các anh chị bị công an mời lên phường vì những nội dung trên facebook họ ghi nhưng tất cả đều thả về. Có lẽ cái tâm lý của người bị công an mời lên sợ lắm, nhưng cách của công an mời lên là họ luôn luôn có giấy mời và mời làm việc với ai, hoặc có khi còn ghi rõ mời lên làm việc về vấn đề gì.
Câu chuyện của tôi. Tôi bị giám đốc rất nhiều lần mời lên làm việc vì facebook, gần đây là phòng tổ chức. Đa số các lần mời lên tôi không được biết lý do mời lên làm gì cả. Những lần ấy tôi hay có viết về chuyện ngành y, những quan sát hằng ngày tại bệnh viện mà tôi nghĩ hầu như các bệnh viện đều có, làm lãnh đạo bệnh viện hiểu lầm. Gần đây tôi không quan tâm về chuyện bệnh viện nữa, facebook là trang cá nhân đưa tin vớ vẩn, viết vớ vẩn, vui thôi.Đọc tiếp »
Nhà báo Trần Ngọc Kha: “Facebook thì làm sao? Chia sẻ thì làm sao? Nếu các vị cứ đường đường chính chính tự nhận ra những cái xấu của mình mà thành thực với dân, gần gũi hợp tác với dân một cách thực sự chân thành thì có làm sao? Thay vì ngăn chặn, trấn áp người dân bằng đủ mọi cách để bưng bít thông tin, các vị hãy mở lòng với dân, huy động và gom nhặt mọi nguồn lực trong dân cùng xây dựng và phát triển giữ gìn đất nước. Hãy đăng ký tài khoản và kết bạn với dân trên Facebook, tôi chắc chắn các vị sẽ tìm thấy tiếng nói đồng thuận, cách nghĩ đồng lòng và cách làm đồng mục đích với dân”.
Facebook là nơi cho con người biểu đạt quyền tự do của mình, quyền được thông tin và tiếp nhận thông tin, nơi giúp chính quyền dễ dàng nắm bắt những thay đổi trong xã hội, nguyện vọng và ý chí của dân chúng để từ đó mà điều chỉnh chính sách, hành vi, thái độ cho kịp thời, phù hợp.
Tôi không đề cập cụ thể, bàn sâu đến chương trình “60 phút mở” của Đài truyền hình trung ương – VTV nữa bởi hai ngày qua hầu như ai coi tivi đều biết, đều nắm được, sau đó các kênh truyền thông đều bàn luận. Ý kiến trái chiều, khác nhau là lẽ đương nhiên, như dư luận trước bất kỳ một chương trình nào khác của VTV lâu nay. Điều nên ghi nhận, với “60 phút mở”, đài truyền hình quốc gia đã tạo ra cuộc tranh luận công khai, cho phép cá nhân được bày tỏ chủ kiến của mình trước người cùng tranh luận, điều mà dường như chúng ta đang thiếu, đang rụt rè trong một xã hội dân sự, bình đẳng.
Tại cuộc họp giao ban, giám đốc đài truyền hình yêu cầu các trưởng phòng phải chịu trách nhiệm với việc sử dụng… Facebook của nhân viên dưới quyền.
Chuyện kỳ lạ ở đài
Ngày 30.5, PV báo điện tử Một Thế Giới nhận được biên bản có một số nội dung khá kỳ quặc của đài PT-TH tỉnh Long An. Đó là biên bản kết luận cuộc họp giao ban, ký ngày 23.5, của cuộc họp ngày 21.5 do giám đốc đài chủ trì.
Cụ thể, theo kết luận cuộc họp: “Trưởng các phòng nhắc nhở và chịu trách nhiệm về việc sử dụng Facebook của nhân viên! Phòng Tổ chức- Hành chính thông báo để các phòng biết và triển khai thực hiện”.
Có một điều tôi để ý thấy ít người sử dụng đọc các quy định rõ ràng giữa Facebook và người sử dụng khi đăng ký tài khoản.
Thẳng thắn mà nói, an ninh không có lý do gì để in bài viết từ Facebook của một ai đó ra rồi mời họ làm việc.
Công nhận hay từ chối tài khoản FB là lựa chọn của mỗi người. Quan điểm của tôi là Nhận và lý do ở đây: https://goo.gl/mmdFbo
Tuy nhiên cần nhắc lại rằng khi đăng ký Facebook mục quy định có ghi rõ : “Bằng cách sử dụng hoặc truy cập vào Dịch vụ của Facebook, bạn đồng ý rằng chúng tôi có thể thu thập và sử dụng nội dung, thông tin đó theo Chính sách dữ liệu đôi khi được sửa đổi.”
– “Chúng tôi” ở đây có nghĩa là nhà điều hành mạng xã hội Facebook chứ không phải an ninh.Đọc tiếp »
Hai thanh niên Nguyễn Đức Hảo, 21 tuổi, và Hoàng Anh Thư, 23 tuổi, trước tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (Ảnh chụp từ trang tinhaiphong)
Tòa án mới kết án hai bạn trẻ 6 tháng tù giam vì lập trang “Tránh chốt cảnh sát giao thông Hải Phòng” và bị cáo buộc “bôi xấu, bôi nhọ” lực lượng làm nhiệm vụ ở thành phố cảng miền bắc.
Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng hôm 1/12 đã kết án Nguyễn Đức Hảo, 21 tuổi, và Hoàng Anh Thư, 23 tuổi, về tội danh “Đưa và sử dụng trái phép thông tin trên mạng Internet”, theo khoản 1, Điều 226 Bộ luật hình sự.
Theo cáo trạng do báo chí trong nước loan tải, “hai bị cáo đã đăng tải, lan truyền trên cộng đồng mạng những hình ảnh, bài viết có nội dung xuyên tạc, xúc phạm uy tín của lực lượng cảnh sát giao thông nói riêng và các lực lượng khác thuộc công an Hải Phòng nói chung”.Đọc tiếp »
“Bố mẹ sẽ cho đi 99% số cổ phiếu bố mẹ có ở Facebook – ước tính khoảng 45 tỉ USD – trong suốt cuộc đời bố mẹ để hoàn thành sứ mệnh này. Bố mẹ biết đây chỉ là một chút đóng góp nhỏ bé so với những nguồn lực và tài năng của những người khác. Nhưng bố mẹ muốn làm điều bố mẹ có thể, để sát cánh với những người khác”.
Vì tương lai con em chúng ta: Hai cách nhìn, hai sự lựa chọn… Nguồn ảnh: Dân Luận
Dân Luận: Mark Zuckerberg, CEO của Facebook vừa đăng tải trên trang facebook của mình một lá thư gửi cho cô con gái mới chào đời của anh. Trong thư Mark cũng bày tỏ nguyện vọng sẽ tặng 99% số cổ phiếu mình có ở Facebook để làm từ thiện. Dưới đây là toàn văn bức thư mà mà Mark đã viết.
Max yêu quý,
Mẹ con và bố thật không có đủ từ ngữ để miêu tả niềm hy vọng mà con đã mang đến cho bố mẹ. Rồi đây cuộc sống mới của con sẽ đầy ắp những hứa hẹn, và bố mẹ hy vọng con sẽ luôn hạnh phúc và khỏe mạnh để khám phá nó được trọn vẹn nhất. Con đã cho bố mẹ một lý do để suy ngẫm về thế giới mà chúng ta muốn con sống trong đó.
Ngày 2-11-2015, bà Nguyễn Thị Hồng Loan, Trưởng phòng GD&ĐT Thành phố Châu Đốc có văn bản gửi hiệu trưởng các trường nằm trong địa bàn thành phố này, liên quan đến việc giáo viên, nhân viên của trường tham gia mạng xã hội Facebook. Công văn có đoạn:
“Khi tham gia mạng xã hội, nghiêm cấm các cá nhân bình luận, thích (like), chia sẻ (share), đăng nội dung các vấn đề có liên quan đến chế độ chính sách, chính trị, tôn giáo, phản động, chống phá chính quyền, làm ảnh hưởng uy tín đến cá nhân người khác”.
Câu chuyện “nghịch dại” của hai người, một giáo viên và một nhân viên điện lực ở An Giang đang tạo nên sự quan tâm rộng rãi của công chúng, đặc biệt là với cư dân mạng xã hội. Người trước thì “dám” chia sẻ trên trang FB cá nhân của mình về thông tin quan đầu tỉnh khi vị này bị Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm điểm do yếu kém trong quản lý đất đai kèm theo lời bình “nhìn cái mặt kênh kiệu”, người sau thì “nghịch dại” bằng cái click like hưởng ứng … Cả hai đều phải lãnh quyết định xử phạt hành chính mỗi người năm triệu đồng với lý do rất “pháp luật” là đã có hành vi “sử dụng thông tin nhằm xúc phạm uy tín, danh dự người khác” !
Tuy chỉ là câu chuyện về hành xử cá nhân xuất phát từ trang mạng xã hội ảo, nhưng ngoài đời thật đã bị quy kết thành một hành vi vi phạm pháp luật, dẫn đến hậu quả bị chế tài bằng hình thức phạt tiền. Điều này đã tạo sự quan tâm to lớn của công chúng là điều dễ hiểu khi mà ai cũng giật mình vì thấy mình đã từng có hành vi tương tự như vậy, thậm chí không chỉ một mà nhiều lần trên trang mạng ảo.Đọc tiếp »
Chính quyền Cộng sản Việt Nam, vốn từng chặn Facebook, bây giờ đang tiếp nhận các công cụ trực tuyến của chủ nghĩa tư bản bằng việc thiết lập trang Facebook riêng của mình trên mạng truyền thông xã hội để tiếp cận giới trẻ quen thuộc với internet, là những người vào đó để tìm tin tức và bàn luận.
Trang Facebook, chỉ được gọi đơn giản là “Thông tin Chính phủ,” đã gây chú ý trong tuần này và được thiết lập để bảo đảm cư dân mạng Việt Nam được thông báo đầy đủ các chính sách của Hà Nội, theo chính quyền. Đăng trên trang là hình ảnh bắt tay tươi cười của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lúc gặp gỡ các chức sắc nước ngoài và thông cáo báo chí về chính sách và hoạt động của chính phủ. Trang này, phát xuất từ văn phòng thủ tướng, được thành lập vào đầu tháng này.Đọc tiếp »
Truyền thông dòng chính cũng dựa vào mạng xã hội để quảng bá thông tin
Hiện tại có nhiều tranh cãi về một tài khoản Facebook đưa ra những thông tin gây chấn động trong thời gian qua. Có nên đọc hay tin vào những địa chỉ này?
Có thể nói rằng, ngay từ khi xuất hiện blog, mỗi cá nhân đã có thể tự ra một tờ báo của riêng mình. Facebook cũng là một dạng blog nhưng vượt trội hơn ở khả năng kết nối nên sức lan tỏa của các “bài báo cá nhân” này lớn hơn hẳn.Đọc tiếp »
Cho đến giờ thì có lẽ không cần phải nhiều lời về những lợi ích to lớn mà facebook, trang mạng xã hội lớn nhất trên thế giới và hiện được người Việt sử dụng nhiều nhất, đem lại cho con người. Đặc biệt đối với người dân đang sống trong những quốc gia độc tài, không có tự do ngôn luận, tự do báo chí như VN.
Facebook là cánh cửa mở ra thế giới ngồn ngộn thông tin, là nơi từ lâu nay những người Việt có mối quan tâm đến tình hình chính trị xã hội trong và ngoài nước, sử dụng như một tờ báo để viết và chia sẻ những suy nghĩ, nhận định tình hình của mình với người khác. Có thể bây giờ nhiều người Việt sống trong hay ngoài nước không cần, không thèm đọc báo đảng nữa, nhưng lại phải lướt facebook hàng ngày để cập nhật thông tin.
Một công cụ được thiết kế nhằm chống quấy nhiễu mạng (troll) đang được sử dụng để đàn áp giới bất đồng chính kiến
“Toàn quân trong doanh trại và ngoài doanh trại tập hợp “. Đó là một dòng đăng tải được đọc thấy trên Facebook. “Đọc kĩ điều lệnh trước khi xuất quân”. Một vài dòng sau đó. “Không comment. Không chửi. Chỉ report”.
Lối nói chuyện là theo kiểu nhà binh, nhưng họ không phải là những người lính. Đó là một cuộc tấn công trên Facebook, được tiến hành vào ngày 12 tháng 7 nhằm chống lại một trang mạng tin tức độc lập Việt ngữ mang tên là Tin Khmer Krom. Phía dưới dòng tải trên, hàng chục ý kiến tham gia ủng hộ: “Chết mẹ chúng nó đi. Chúng ta hãy dứt điểm nó ” và “mình đã thiết lập hàng chục tài khoản cho việc này”, “Không comment. Không chửi. Chỉ report”. Đọc tiếp »
Vào ngày này cách đây đúng một năm, Cơ quan an ninh điều tra thuộc Công an TP.HCM đã kết thúc công đoạn cuối cùng của quá trình điều tra, và tôi chính thức được tự do. Kể từ đó, tôi viết lại cho báo đài phương Tây. Nhưng cũng kể từ đó, tôi đã bớt cô đơn hơn nhiều so với quá khứ ghìm mình trong kỷ luật nội bộ, dù rằng thông thường để sáng tác một tác phẩm tốt, tác giả phải tự cô lập mình.
Gần đây trên internet, một số người nhân danh “mạng lưới blogger Việt Nam” đã phát tán bản “tuyên bố” đề cập một cách tiêu cực về nhân quyền ở Việt Nam. Thông tin từ nhóm người này, cùng với sự phụ họa và cổ vũ của một số người khác trên internet, cho thấy họ đang đi từ sự tiếm danh đến lộng ngôn, loạn ngôn để lừa bịp dư luận.
Gần tới ngày 1-9-2013 – ngày Nghị định 72/2013/NÐ-CP (*) về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng (Nghị định 72) có hiệu lực, các thế lực thù địch, một số cá nhân và một số tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam trong đó có tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) càng tăng cường tuyên bố xuyên tạc, vu khống coi đây là “cuộc tấn công tàn khốc nhất nhắm vào quyền tự do thông tin”! Vậy thực chất vấn đề là gì, tại sao họ lại phê phán Nghị định 72?Đọc tiếp »
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Chủ nhật, ngày 30/6/2013
(Tạp chí Washington Quaterly, số mùa Đông 2013)
Trong năm 2011, những đám đông phản kháng đã kéo xuống đường phố, thông thường có nguy cơ phải chịu rủi ro rất lớn về tính mạng, để thách thức kết quả của các cuộc bầu cử phi dân chủ trên toàn cầu – ở Baranh, Bênanh, Ai Cập, Haiti, Marốc, Nicaragoa, Nigiêria và Nga. Bên ngoài các cuộc bầu cử, những cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ cũng diễn ra trong năm 2011 tại Camơrun, Libi, Malaixia, Xoadilen, Xyri, Tuynidi và Yêmen trong số các nước khác.
“Hiện tại, internet đang là phương tiện được các thế lực thù địch tận dụng để vu cáo Ðảng và Nhà nước Việt Nam, lũng đoạn nhận thức của con người, gieo rắc thông tin sai trái để đầu độc đời sống tinh thần công chúng. Với sự phối hợp của một số phần tử thoái hóa, biến chất, nhân danh “đấu tranh cho dân chủ”, nhân danh “lòng yêu nước”, các thế lực thù địch ngày càng trở nên trắng trợn, hung hăng”.
Giữa tháng 6-2013, một số người dùng facebook ở Việt Nam phàn nàn về hiện tượng khó truy cập vào mạng xã hội này. Lập tức, một số cơ quan truyền thông như BBC, RFA,… vội khai thác và biến thành sự kiện để hướng sự nghi ngờ vào Nhà nước Việt Nam.
Trong những năm qua, phong trào đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền của người Việt ở trong và ngoài nước đã có bước phát triển đáng kể. Đã có rất nhiều những thỉnh nguyện thư, kiến nghị được gửi cho các cơ quan Nhà nước Việt Nam, các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước. Những việc làm đó đã thu hút được sự tham gia và ủng hộ của đông đảo đồng bào ở trong và ngoài nước.
Việt Nam: Dự thảo Nghị định Internet áp đặt các hạn chế mới
Tác giả: Carlyle A. Thayer
Người dịch: Dương Lệ Chi
17-04-2012
1. Liên quan đến Dự thảo Nghị định mới về Quản lý Internet ở Việt Nam: liệu đây có phải là một hành động kiểm duyệt internet? Ông có nghĩ rằng nghị định này có khả năng thông qua?
Đáp: Dự thảo Nghị định này là thêm một bước nữa trong việc thắt chặt kiểm duyệt và kiểm soát Internet của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Hiện dự thảo nghị định này đang được đưa ra lấy ý kiến của công chúng. Có thể thấy có những sửa đổi, nhưng theo đánh giá của tôi thì, nó sẽ được ban hành tương đối không thay đổi gì mấy trong tháng 6 này.
2. Ông nghĩ gì về Dự thảo Nghị định này? Đọc tiếp »
Những cuộc biểu tình xảy ra vài tuần qua ở Hà Nội, liên quan đến tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, có thể là nhỏ đấy, nhưng vẫn hết sức bất thường. Đọc tiếp »