BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘ASEAN’

2477. HỌC GIẢ SINGAPORE: TRUNG QUỐC GIÀNH ĐƯỢC BIỂN ĐÔNG SẼ MẤT ĐI CẢ THẾ GIỚI

Posted by News trên 31/03/2014

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Bảy, ngày 29/03/2014

Theo trang tin “ Đa chiều” cùng với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc trong vài năm trở lại đây vả tranh chấp lãnh thổ giữa nước này với các quốc gìa láng giềng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông không ngừng leo thang, cách thức Trung Quốc sẽ giải quyết tranh chấp trên biển như thế nào vẫn luôn là tâm điểm chú ý của dư luận. Gần đây, một học giả Singapore đã cho rằng nếu như giành được Biển Đông, Trung Quốc nhất định sẽ mất cả thế giới.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ ASEAN-Trung Quốc | Thẻ: , , | Leave a Comment »

2210. TRIỂN VỌNG VÀ NGUY CƠ ĐỐI VỚI SỰ TRỖI DẬY CỦA CHÂU Á

Posted by adminbasam trên 10/01/2014

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Hai, 06/01/2014

TTXVN (Singapore 4/1)

Ngày 13/12/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Heng đã có bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại thủ đô Washington DC nhân chuyến thăm Mỹ. Trong bài phát biểu này, ông Ng Eng Heng đã nêu bật tầm quan trọng của một châu Á đang trỗi dậy trong bối cảnh quốc tế hiện nay, cũng như những thách thức mà khu vực này phải đối mặt. Bên cạnh đó, ông cũng đề xuất một số giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho những triển vọng của khu vực và giảm thiểu nguy cơ mà trong đó chiến lược tái cân bằng với châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ cũng như mối quan hệ “nước lớn” giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ đóng vai trò then chốt. Dưới đây là nội dung bài phát biểu:

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế | Thẻ: , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2210. TRIỂN VỌNG VÀ NGUY CƠ ĐỐI VỚI SỰ TRỖI DẬY CỦA CHÂU Á

2157. BA HIỆU ỨNG TỪ CHIẾN LƯỢC TPP CỦA MỸ

Posted by adminbasam trên 17/12/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Chủ Nhật, ngày 15/12/2013

(Tạp chí “Châu Á – Thái Bình Dương đương đại”, Trung Quốc, số 3/2013)

Trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Đông Á được tổ chức vào tháng 11/2012, các nhà lãnh đạo của 16 nước thành viên trừ Mỹ và Nga đã quyết định khởi động đàm phán hiệp định “Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực” (RCEP) theo sáng kiến của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Từ khi Chính quyền Obama thúc đẩy “Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương” (TPP) vào năm 2009 đến nay, các nước Đông Á đã đưa ra một quyết định có ý nghĩa sâu sắc.

Đọc tiếp »

Posted in Kinh tế thế giới, Quan hệ quốc tế | Thẻ: , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2157. BA HIỆU ỨNG TỪ CHIẾN LƯỢC TPP CỦA MỸ

2063. ĐÁNH GIÁ VỀ BẢN CHẤT QUAN HỆ TRUNG-MỸ HIỆN NAY (Phần cuối)

Posted by adminbasam trên 11/10/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Ba, ngày 08/10/2013

TTXVN (New York 6/10)

Theo mạng tin tình báo Stratfor, Mỹ tiếp tục đối mặt với những trở ngại trong chính sách trở lại châu Á-Thái Bình Dương của mình. Nhà Trắng đã hủy chuyến thăm của Tổng thống Obama tới 4 nước Đông Nam Á với lý do gặp khó trong vấn đề “hậu cần” phát sinh từ việc đóng cửa một phần chính phủ liên bang.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế, Quân sự | Thẻ: , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2063. ĐÁNH GIÁ VỀ BẢN CHẤT QUAN HỆ TRUNG-MỸ HIỆN NAY (Phần cuối)

2018. TÁI CÂN BẰNG HƯỚNG TỚI CHÂU Á VỚI MỘT NƯỚC TRUNG QƯÓC BẤT AN

Posted by adminbasam trên 07/09/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Chủ Nhật, ngày 1/9/2013

(The Washington QuarterlyMùa Xuân 2013)

Khi Tổng thống Hoa Kỳ Obama bước vào nhiệm kỳ hai của mình, việc tiếp tục chuyển sự quan tâm và các nguồn lực của Hoa Kỳ sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Trong khi nhiều người ở khu vực hoan nghênh cam kết đã được đổi mới này, “sự xoay trục” của nước Hoa Kỳ sang châu Á đã gây ra những quan ngại ngày càng tăng ở Trung Quốc về những ý định của Hoa Kỳ. Những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm mở rộng tư thế các lực lượng quân sự Hoa Kỳ ở châu Á, củng cố các mối quan hệ an ninh với các đồng minh và đối tác, và tăng cường vai trò của các thể chế khu vực được nhiều người ở Bắc Kinh nhìn nhận như là trực tiếp nhằm vào việc kiềm chế sự nổi lên của Trung Quốc và là một nguyên nhân chính dẫn đến sự bất ổn trong khu vực và làm cho môi trường chiến lược của Trung Quốc xấu đi.

Đọc tiếp »

Posted in Quan hệ quốc tế, Trung Quốc | Thẻ: , , , , , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2018. TÁI CÂN BẰNG HƯỚNG TỚI CHÂU Á VỚI MỘT NƯỚC TRUNG QƯÓC BẤT AN

2016. QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM-ẤN ĐỘ

Posted by adminbasam trên 06/09/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Bảy, ngày 31/8/2013

TTXVN (New Delhi 30/8)

Viện nghiên cứu hòa bình và xung đột (1PCS) có trụ sở tại New Delhi, vừa đăng bài của tác giả Rajaram Panda với tiêu đề “n Độ- Việt Nam: Hợp tác quốc phòng, quan hệ kinh tế và đối tác chiến lược ”, nội dung như sau:

Đọc tiếp »

Posted in Quan hệ quốc tế | Thẻ: , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2016. QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM-ẤN ĐỘ

1961. HỢP TÁC HẢI QUÂN ẤN ĐỘ-ASEAN

Posted by adminbasam trên 16/08/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Tư, ngày 14/8/2013

TTXVN (Niu Đêỉi 12/8)

Tổ chức tư vấn độc lập Observer Research Foundation (ORF) của Ấn Độ vừa đăng bài phân tích của tác giả Darshana M. Baruah, cho rằng hợp tác hàng hải là một lĩnh vực quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ-ASEAN.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ quốc tế, Quân sự | Thẻ: , | Leave a Comment »

1939. LIỆU THẾ KỶ 21 CÓ TRỞ THÀNH KỶ NGUYÊN CHÂU Á?

Posted by adminbasam trên 05/08/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Ba, ngày 30/7/2013

TTXVN (New York 29/7)

Theo “Tạp chí Á-Âu”, nhiều người cho rằng thế kỷ 21 là thế kỷ châu Á. Châu Á có dân số lớn hơn dân số của tất cả các châu lục khác cộng lại. Như bản báo cáo “các xu hướng toàn cầu đến năm 2030” của cộng đồng tình báo Mỹ nhận định, châu Á sẽ có sức mạnh toàn cầu về GDP, chi phí quân sự và đầu tư lớn hơn Mỹ và châu Âu cộng lại, vì vậy châu Á xứng đáng với danh hiệu đó.

Đọc tiếp »

Posted in Quan hệ quốc tế | Thẻ: , , , | 1 Comment »

1930. TRUNG QUỐC THÚC ĐẨY NỀN NGOẠI GIAO KỶ NGUYÊN MỚI

Posted by adminbasam trên 30/07/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Hai, ngày 29/7/1013

TTXVN (New York 25/7)

“Tạp chí Chính trị Thế giới” của Mỹ ngày 1/7 cho biết các phương tiện truyền thông chính thức ở Trung Quốc đã và đang khuyếch trương “nền ngoại giao kỷ nguyên mới” của đội ngũ lãnh đạo mới sau Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 12 (NPC) tháng 3/2013.

Đọc tiếp »

Posted in Quan hệ quốc tế, Quân sự, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , , | 1 Comment »

1889. Giải thích về việc Việt Nam đàn áp những người biểu tình chống Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 11/07/2013

Defend the Defenders

Carlyle A. Thayer

Bản dịch của Hành Nhân

Giải thích về việc Việt Nam đàn áp những người biểu tình chống Trung Quốc (1)

5/6/2013

Tôi đã tường thuật cuộc biểu tình ở Hà Nội vào ngày Chủ nhật và tôi nhận ra sự hung hãn hơn rất nhiều từ phía các công an mặc thường phục. Đã xuất hiện những tấm hình trên Facebook về một người biểu tình bị đánh bên ngoài trại lưu trú Lộc Hà. Bạn có nghĩ rằng điều này đánh dấu một sự gia tăng những chiến thuật mạnh tay chống lại các biểu tình viên không? Nếu có, thì vì mục đích gì?

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt - Mỹ, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , | 6 Comments »

1887. NHÂN TỐ MỸ TRONG CHÍNH SÁCH CỦA PHILIPPIN ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG

Posted by adminbasam trên 09/07/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Bảy, ngày 6/7/2013

(Tạp chí “Nghiên cứu các vn đề quc tế ”, Trung Quốc, s 3/2013)

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã nắm vai trò chủ đạo sự phát triển tình hình an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong một thời gian dài. Trong vấn đề Nam Hải (Biển Đông), lập trường của Mỹ đã tác động đến sự lựa chọn chính sách của một số quốc gia trong khu vực.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ quốc tế | Thẻ: , | 5 Comments »

1833. HÃY ĐỂ MỞ KHẢ NĂNG GIÁNG TRẢ HÀNH ĐỘNG XÂM LẤN BIỂN ĐẢO CỦA TA

Posted by adminbasam trên 10/06/2013

Nguyễn Thanh Giang

Tôi rất không hài lòng với những câu trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Chí Vịnh trên báo Tuổi trẻ  hôm 03 tháng 6 năm 2013 *, vài ngày trước khi ông này lên đường đi “Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc”.

Nói “không hài lòng” là cách nói né tránh, nể sợ, không dám gây căng thẳng. Tâm trạng thực của tôi sau khi đọc bài trả lời phỏng vấn này là rất hoang mang, lo lắng cho vận mệnh dân tộc. Do vậy, tôi rất căm tức.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung, Quân sự | Thẻ: , , , | 65 Comments »

TÁC ĐỘNG CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

Posted by adminbasam trên 28/05/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Sáu, ngày 24/5/2013

TTXVN (Niu Yoóc 23/5)

“Tạp chí ÁÂu” ngày 6/5 nhận định an ninh và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ 21 sẽ gặp nguy hiểm khi Trung Quốc đẩy mạnh các chương trình hiện đại hóa quân đội mặc dù không có bất cứ mối đe lớn nào đối với an ninh của Trung Quốc. Tham vọng phát triển ngang hàng chiến lược với Mỹ về vai trò sức mạnh toàn cầu và chiếm ưu thế chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương của Trung Quốc cũng gây ra hậu quả tương tự. Sự xuất hiện các tranh chấp ngày càng tăng trên Biển Đông có thể được coi là hậu quả tất yếu do Trung Quốc áp dụng chính sách bên miệng hố chiến tranh quyết đoán, sử dụng sức mạnh quân sự và gây sức ép chính trị các nước yếu hơn về quân sự ở Đông Nam Á.

Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , , , | 5 Comments »

MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ SÁCH TRẮNG QUỐC PHÒNG TRUNG QUỐC 2013

Posted by adminbasam trên 07/05/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Bảy, ngày 4/5/2013

TTXVN (Cairô 2/5)

Ngày 16/4 vừa qua, Bắc Kinh đã cho công bố Sách Trắng Quốc phòng lần thứ 8 kể từ năm 1998. Tại Trung Quốc cũng như các nước khác, ấn phẩm này thường có nội dung mập mờ. Trong khi nhan đề gợi lên tính minh bạch, nội dung chỉ một phần đúng sự thật. Ở bất cứ đâu cũng vậy, giới chính trị không bao giờ có ý định phô bày sự thật khách quan về hệ thống phòng thủ của họ với những điểm yếu và điểm mạnh, hay tiết lộ những bí mật nhạy cảm nhất. Trên thực tế, Sách Trắng Quốc phòng luôn đưa ra hình ảnh được đánh bóng, phù hợp với hình ảnh mà các quốc gia muốn gán cho quân đội của họ, cả trong và ngoài nước.

Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: , , , | 11 Comments »

1751. VIỆT NAM, TRUNG QUỐC VÀ XUNG ĐỘT Ở BIỂN ĐÔNG NAM Á

Posted by adminbasam trên 02/05/2013

Jonathan London and Vũ Quang Việt [i]

Soạn cho Hội nghị Quốc tế về biển Đông, 27-28/4/2013

Đại học Phạm văn Đồng, Quảng Ngãi, Việt Nam

Người dịch: Huỳnh Phan

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị | Thẻ: , , , , , , , , , , | 86 Comments »

1749. Cân đong lợi ích chiến lược Việt – Mỹ

Posted by adminbasam trên 01/05/2013

TuanVietnam

01/05/2013 02:00 GMT+7

Gia nhập tổ chức này sẽ tăng uy thế của Việt Nam không chỉ về phương diện kinh tế, mà chính trị cũng rất quan trọng”.

Tuanvietnam tiếp tục cuộc trao đổi với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason (Hoa Kỳ), về triển vọng mối quan hệ “đối tác chiến lược” Việt – Mỹ. *

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị | Thẻ: , | 22 Comments »

1408. “Hãy chuẩn bị cho ngày Trung Quốc sụp đổ”

Posted by adminbasam trên 23/11/2012

infoNET

“Hãy chuẩn bị cho ngày Trung Quốc sụp đổ” *

Thứ sáu 23/11/2012 08:02

Lê Trí

Những ngày qua, cái tên Trung Quốc đã gần như thu hút mọi sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Người ta nói về sức mạnh của Trung Quốc, dự đoán khi nào Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới… Nhưng người ta đã không để ý rằng, những dấu hiệu “diệt vong” đang xuất hiện lại khá nhiều ở Trung Quốc.

Không thể phủ nhận sự trỗi dậy quá mạnh mẽ của Trung Quốc trong những năm qua đã khiến không ít quốc gia phải lo ngại và thậm chí là gióng lên những hồi chuông báo động ở những cường quốc mạnh nhất thế giới. Tại Diễn đàn An ninh quốc tế vừa diễn ra hồi tuần trước tại Halifax (Canada), cái tên Trung Quốc đã trở thành tâm điểm của mọi cuộc thảo luận. Ở đó, các đại biểu đặt câu hỏi liệu ông Obama có bị hút theo vị tân lãnh đạo Tập Cận Bình của Trung Quốc hay không? Liệu nước Mỹ sẽ làm gì với những cuộc tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay ASEAN? Liệu Tokyo và New Delhi có bỏ Washington để chạy về phía Bắc Kinh hay không?… Từng đó câu hỏi đã cho thấy sức ảnh hưởng của Trung Quốc giờ đây đã lớn đến thế nào.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Môi trường, Quan hệ quốc tế, Trung Quốc | Thẻ: , , | 39 Comments »

1149. HUNXEN không “bám đít đảng VN” như “đảng VN vẫn cứ khư khư bám vào Trung Cộng”

Posted by adminbasam trên 19/07/2012

“… vẫn ‘4 tốt 16 chữ vàng’ với họ, vẫn bắt toàn dân VN phải khúm núm, quị lụy mang cái ơn không bao giờ có của họ.”

Blog Huỳnh Ngọc Chênh

HUNXEN

Ông và đảng của ông là con cờ do đảng VN dựng lên để đánh bọn Pôn Pốt, tiêu diệt mối nguy diệt chủng của dân tộc ông cũng là mối nguy thọc sườn vào VN.

Trong những năm đất nước ông chuyển qua chế độ dân chủ đa đảng, ông và đảng của ông vẫn dành được thắng lợi qua bầu cử cũng nhờ vào sự giúp đỡ ngấm ngầm nhưng không nhỏ của đảng VN.

Ông và đảng của ông chỉ là học trò nhỏ của đảng VN, nhưng ông thông minh, sắc sảo lại có tâm, có tầm nên nhanh chóng vượt qua mặt các vị thầy của mình, trở thành một nhà lãnh đạo đầy tự tin và có vị thế ở Đông Nam Á.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 125 Comments »

936. NGƯỜI TRUNG QUỐC QUẢ TÌNH KHÔNG YÊU NƯỚC!

Posted by adminbasam trên 28/04/2012

tiexue.net

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NAM HẢI (Biển Đông)

NGƯỜI TRUNG QUỐC QUẢ TÌNH KHÔNG YÊU NƯỚC!

 Tác giả:  Uông Hoa Bân

Người dịch:  Băng Tâm

21.7.2011

Vì sao người Trung Quốc không quan tâm đến vấn đề Nam Hải?

(Mối nghi hoặc nảy sinh từ một bạn nước ngoài tới Trung Quốc)

Hôm nay gặp một anh bạn người Singapore, anh ta nói Hội nghị ASEAN đã khuấy động được tất cả người dân ASEAN rồi; cho nên đến ngay cả người dân cũng muốn phân chia Nam Hải với sự ủng hộ của Mỹ. Song khi tới đại lục, thì lại thấy đâu đâu cũng nhảy múa hát ca; quả tình chẳng có ai nói gì đến vấn đề Nam Hải cả, rồi ngay cả đài truyền hình cũng chẳng có chuyên mục nào. Cho nên, anh ta hỏi tôi rút cuộc người Trung Quốc ngày nay đang muốn gì, vì sao lại không thèm quan tâm đến vấn đề cương thổ quốc gia. Tôi bảo đến như tôi đây còn đang bận bịu tối mắt cho cuộc sống, nên quả tình không quan tâm gì đến cương thổ quốc gia cả; bởi vì nếu đất nước có vốn liếng thì cũng chẳng đến phần bọn tôi, bọn tôi chỉ là những người phải tự lo thân. Cho nên, nếu Nam Hải có thực là đã bị người ta cướp đi rồi, thì tôi cũng chẳng bị mất gì; cũng như nó có là lãnh thổ của nước chúng tôi đi nữa, thì tôi cũng chẳng có lợi lộc gì. Chính vì thế mà những người tự lo thân trong xã hội chúng tôi chắc chắn sẽ không quan tâm gì đến vấn đề Nam Hải.   

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | Thẻ: , , | 30 Comments »

908. Việt Nam trước căng thẳng của Trung Quốc – Philippines

Posted by adminbasam trên 20/04/2012

Sài Gòn Tiếp thị

Việt Nam trước căng thẳng của Trung Quốc – Philippines

Ngày 20.04.2012, 10:01 (GMT+7)

SGTT.VN – Tranh chấp ở Biển Đông những ngày gần đây lại nóng lên với việc tàu hải quân Philippines đụng độ với các tàu hải giám của Trung Quốc tại khu vực mà cả hai nước đều đòi hỏi xác lập chủ quyền – bãi cạn Scarborough – và việc tàu nghiên cứu Sarangani của Philippines bị các tàu và máy bay Trung Quốc “quấy rối” cũng tại khu vực này.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , , , , , , , | 27 Comments »

871. Giải quyết tranh chấp Biển Đông quan trọng nhất DOC

Posted by adminbasam trên 05/04/2012

Đôi lời: Có một bài báo về Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và vấn đề Biển Đông với giọng điệu khá nghiêm khắc khi nói về thái độ xấu của Trung Quốc, được đăng trên tất cả các trang web của các vị lãnh đạo đảng, nhà nước. Tuy nhiên, nó na ná một bài được đăng trước đó nửa ngày trên blog của nhà báo Hữu Nguyên (được “rút gọn” để đăng trên Đại đoàn kết), nhưng tên tác giả thì không giống.

Xin đăng dưới đây cả 3 bài, có chút đối chiếu giữa bài trên trang Nguyễn Phú Trọng và bài trên blog Hữu Nguyên, những chữ màu vàng là trùng nhau ở 2 văn bản. 

 

Giải quyết tranh chấp Biển Đông quan trọng nhất DOC

05/04/2012 8:30 am

Ngày 4/3, Hội nghị cấp cao ASEAN – 20 tại Campuchia đã bế mạc, thông qua tuyên bố chung Phnom Penh vẫn tiếp tục nhấn mạnh về vấn đề Biển Đông.

Biển đông “nóng” tại Phnom Penh

Do đó, ASEAN tiếp tục duy trì những cam kết chung đã được phản ánh trong Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông 2002 (DOC) và các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của pháp luật quốc tế. Trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và hướng tới việc hiện thực hóa Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , , , , , | 2 Comments »

860. SỰ THẬT TÀN BẠO: ĐẠI TIỆC NAM HẢI ĐÃ BỊ CƯỚP ĐI MỘT CÁCH ĐIÊN CUỒNG

Posted by adminbasam trên 02/04/2012

China.com

SỰ THẬT TÀN BẠO:  ĐẠI TIỆC NAM HẢI

ĐÃ BỊ CƯỚP ĐI MỘT CÁCH ĐIÊN CUỒNG

30.3. 2012

(Không có tên tác giả)

Người dịch:  Quốc Thanh

Tranh chấp Nam Hải đã đi từ tranh chấp tài nguyên đến đấu tranh địa-chính trị, mà nguồn lợi thu được từ đấu tranh địa-chính trị sẽ bù ngược trở lại cho tranh chấp tài nguyên, một số nước xung quanh Nam Hải đang áp dụng chiến lược giành giật toàn diện, nhất thể hóa đối với Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải thỏa hiệp và thoái bộ.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Kinh tế Việt Nam, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Thẻ: , , , , , | 38 Comments »

707. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA TRUNG QUỐC TRONG NĂM 2012 – Phần 1

Posted by adminbasam trên 10/02/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM

NHỮNG THÁCH THỨC CỦA TRUNG QUỐC TRONG NĂM 2012

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ năm, ngày 9/2/2012

(phần 1)

TTXVN (Angiê 5/2)

Năm Rồng mang đến điềm g

Trung Quốc vừa bước vào năm Rồng 2012, song như nhà báo Sébastien Le Belzic nhận xét trên tạp chí “Statafrik”, những người mang tin dữ đến đã thấy đó là biểu tượng của khủng hoảng và cũng là dấu hiệu rõ nét về sự phát triển một nước Trung Quốc hiếu chiến.

Chỉ cần lang thang trong các con ngõ nhỏ chạy dọc theo các ngôi chùa ở Bắc Kinh cũng đủ để thấy tử vi quan trọng như thế nào trong cuộc sống đời thường của người dân Trung Quốc. Ở nước này, không phải Đảng Cộng sản quyết định được tất cả, cũng phải tính tới phong thủy, con số, chiêm tinh, điềm tốt điềm gở nữa… Trong khi đó, Trung Quốc bước vào năm Rồng, vốn là một biểu tượng mạnh mẽ trong huyền thoại Trung Hoa từ ngày 23/1.

Đọc tiếp »

Posted in Trung Quốc | Thẻ: , , , , , , , , , , , , , | 9 Comments »

677. NHỮNG CÂU HỎI LỚN CHO ASEAN TRONG NĂM RỒNG

Posted by adminbasam trên 02/02/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

NHỮNG CÂU HỎI LỚN CHO ASEAN TRONG NĂM RỒNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ tư, ngày 1/2/2012

TTXVN (Oasinhtơn 20/1)

Bước vào năm 2012, khối ASEAN phải đối mặt với những vấn đề lớn nào? Tiến sĩ Ernest Bower, giám đốc chương trình nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Oasinhtơn có bài viết phân tích những vấn đề này, đăng trên trang web của CSIS ngày 19/1.

Khi bước sang năm con rồng, ASEAN phải đặt ra và trả lời những câu hỏi còn tồn tại về bản thân khối này và những cường quốc xung quanh mình.

ASEAN được đặt ở vị trí để trở thành nền móng cho những khuôn khổ kinh tế và an ninh làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược của các quốc gia trong nhiều thập kỷ tới. Liệu ASEAN có thể đóng vai trò này và duy trì vị trí trung tâm của mình không?

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị | Thẻ: | 4 Comments »

511. ASEAN VÀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

Posted by adminbasam trên 28/11/2011

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

ASEAN VÀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

Tham luận tại HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ LẦN THỨ BA – “BIỂN ĐÔNG: HỢP TÁC VÌ AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN TRONG KHU VỰC” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức

Tại Hà Nội, ngày 4-5 tháng 11 năm 2011

Hà Anh Tuấn

Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, Đại học New South Wales, Sydney, Australia.

Tóm tắt

Căng thẳng đang leo thang xung quanh những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trong vài năm quan đã trở thành mối quan ngại chính về an ninh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trong bối cảnh đó, ASEAN được cho là một trong những tổ chức khu vực thành công nhất trên thế giới, chưa đóng vai trò đáng kể trong việc làm dịu những tranh cãi nóng bỏng giữa các bên tranh chấp. Các nỗ lực của ASEAN đã mang đến một hội nghị ARF sôi động ở Hà Nội tháng 7 năm 2010 và một bộ Hướng dẫn Thực hiện Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông với câu chữ còn chung chung và mơ hồ ở Bali vào tháng 7 năm 2011. Vì ASEAN đang trên con đường hiện thực hoá ước mơ xây dựng  Cộng đồng, những kết quả đó thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng của các nước thành viên khi đương đầu với một mối lo ngại lớn về an ninh khu vực. Không kể tới sự khác biệt về lợi ích của các thành viên ASEAN và những ràng buộc theo Phương pháp ASEAN, vai trò hạn chế của ASEAN trong những tranh chấp này một phần do những nỗ lực của Trung Quốc nhằm duy trì các đàm phán trong khuôn khổ song phương. Nhiều năm qua, Bắc Kinh đã phản đối các hành động tập thể nhằm quản lý tranh chấp này một cách đa phương, tuyên bố rằng Trung Quốc không có tranh chấp lãnh thổ với ASEAN và rằng bất cứ ý định nào nhằm “quốc tế hoá” vấn đề sẽ chỉ làm vấn đề phức tạp hơn. Bài viết này phân tích rằng ASEAN có lợi ích, trách nhiệm, và khả năng để tham gia tích cực hơn trong vấn đề này và đóng góp vào quá trình giải quyết tranh chấp.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | Thẻ: , , | 1 Comment »

186. Ràng buộc Trung Quốc về Biển Đông

Posted by adminbasam trên 16/07/2011

The Jakarta Post

Ràng buộc Trung Quốc về Biển Đông

Bambang Hartadi Nugroho

Ngày 14-7-2011

Hồi tháng 6, vấn đề Biển Đông một lần nữa lại thu hút sự chú ý của công chúng. Những tuyên bố chồng lấn về một vùng biển nằm ở phía nam Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giữa 6 nước – Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines, Trung Quốc và Đài Loan – đã trở thành một mối quan tâm chiến lược hệ trọng, bởi vì nó dính líu đến một cường quốc đang lên trong khu vực vốn có thái độ và những ý định vẫn còn trong bóng tối mặc dù đã trải qua nhiều năm tương tác với cộng đồng quốc tế. 

Làm cho mọi thứ trở nên phức tạp, cuộc xung đột gần như sẽ là một thanh nam châm hút Mỹ vào với tư cách là một cường quốc thế giới. 

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , , , , , , | 11 Comments »

181. Làn sóng bài Trung Quốc tăng mạnh ở Philippines

Posted by adminbasam trên 13/07/2011

Asia Times

Làn sóng bài Trung Quốc

tăng mạnh ở Philippines

Joel D Adriano

13-7-2011

Sự gia tăng cảm tính bài Trung Quốc ở Phillippines có nguy cơ khiến các mối quan hệ xấu đi nhanh chóng, làm tổn hại đến các quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc. Cuộc tranh cãi ngoại giao kéo dài 2 tháng qua xoay quanh các khu vực tranh chấp ở Biển Đông đã dấy động cảm tính bài Trung Quốc, trong đó có cả những lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa xuất xứ Trung Quốc.
Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | Thẻ: , | 29 Comments »

156. ASEAN giống như con tàu đang trôi giạt trên Biển Đông

Posted by adminbasam trên 05/07/2011

Asia Times 

ASEAN giống như con tàu đang trôi giạt trên Biển Đông

David Brown

02-07-2011

Tranh chấp chủ quyền ở biển Đông bùng lên trong những tuần lễ gần đây đã biến thành một vụ cãi nhau không chỉ liên quan đến một vài nước láng giềng với nhau, mà còn quyết định tới một phép thử thực tiễn về quan niệm cho rằng Mỹ và Trung Quốc có thể phát triển một mối quan hệ “tích cực, hợp tác và toàn diện”.
Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , | 2 Comments »

155. Luật biển, luật rừng

Posted by adminbasam trên 05/07/2011

Asia Sentinel

Asia and International Law

Luật biển, luật rừng

Gavin M. Greenwood

Ngày 1-7-2011

Hai cuộc đụng độ trên biên giới gây căng thẳng ở Đông Nam Á là hai điểm bùng phát tiềm tàng của xung đột khu vực, thậm chí một trong số hai cuộc đụng độ này còn có nguy cơ gây xung đột toàn cầu. Mặc dù khả năng xung đột khu vực cao hơn là toàn cầu, nhưng cả hai vụ đụng độ đều bộc lộ những thái độ bảo thủ đang nổi lên ở châu Á, có thể đưa đến nhiều rủi ro ngầm về chính trị hơn là chỉ một cuộc chạm trán ngắn của hải quân hay là đụng độ lẻ tẻ ở một cánh rừng biên giới xa xôi.
Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , | 5 Comments »

152. Giới hạn nào cho kẻ côn đồ Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 03/07/2011

The Diplomat

Giới hạn nào cho kẻ côn đồ Trung Quốc

Trefor Moss

Ngày 29-6-2011

Những căng thẳng hiện nay trên biển Hoa Nam [Biển Đông] không thể chỉ đổ cho Bắc Kinh gây ra. Sự yếu kém của ASEAN đã góp phần rất lớn.

Trung Quốc thường xuyên được “đo ni đóng giày” cho vai kẻ côn đồ trong các vở kịch an ninh quốc phòng ở châu Á-Thái Bình Dương, và những vụ đối đầu gần đây ở biển Hoa Nam cũng không có gì khác. Kịch bản tiếp tục xoay quanh một nhân vật Trung Hoa hung hãn, liều lĩnh tung ra các yêu sách về chủ quyền, dồn dập uy hiếp các láng giềng yếu thế hơn và phá hoại ổn định khu vực.
Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Thẻ: , | 23 Comments »

146. ASEAN VÀ TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG

Posted by adminbasam trên 01/07/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Năm, ngày 30/06/2011

ASEAN VÀ TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG

TTXVN (Niu Đêli 28/6)

Giáo sư Baladas Ghoshal, Viện nghiên cứu Hoà bình và Xung đột (Ấn Độ) vừa viết bài phân tích về tình hình căng thẳng tại Biển Đông, và cho rằng ASEAN cần có lập trường thống nhất và kiên định hơn trong việc đối phó với chiến lược chia để trị của Trung Quốc nhằm giải quyết các tranh chấp tại khu vực này. Nội dung bài viết như sau:
Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: | 2 Comments »

144. Đứng lên chống lại kẻ bắt nạt – Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 30/06/2011

INQUIRER – Global Networking

Đứng lên chống lại kẻ bắt nạt

– Trung Quốc 

Rodel Rodis

Ngày 29-6-2011

Cùng với việc người Philippines ở Mỹ háo hức lên kế hoạch cho những cuộc biểu tình trước cổng các văn phòng lãnh sự Trung Quốc ở Mỹ vào ngày 7-8, câu hỏi đặt ra là: tại sao người Philippines ở Philippines không nổi giận, tương tự như thế, trước kế hoạch của Trung Quốc nhằm dựng dàn khoan dầu ở quần đảo Trường Sa, trên phần thuộc Philippines, vào tháng 7 tới?

Không lẽ họ không biết đến điều mà Tân Hoa Xã đã nói từ hôm 24-5-2011, rằng Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đang triển khai tới Trường Sa một dàn khoan dầu nước sâu khổng lồ, Marine Oil 981, có thể tiến hành những mũi thăm dò sâu 3.000 mét, và được trang bị một mũi khoan có thể vào sâu tới 12.000 trong lòng đất?

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ quốc tế, Trung Quốc | Thẻ: , | 7 Comments »

112. Căng thẳng trên biển Đông: có thể có một giải pháp?

Posted by adminbasam trên 17/06/2011

Scribd

Phỏng vấn GS Carlyle A. Thayer:

Căng thẳng trên biển Đông: có thể có một giải pháp?

 14-06- 2011
HỎI: Đánh giá của ông về những căng thẳng gia tăng gần đây nhất trên Biển Đông là gì?

ĐÁP: Cả Trung Quốc và Việt Nam đang đi tới tiến trình xung đột nếu họ không ngưng việc gia tăng những rủi ro trong việc đáp trả lẫn nhau. Việt Nam đã phản đối các hành động của tàu dân sự giám sát biển Trung Quốc trong vụ cắt cáp, bằng cách gửi các tàu hộ tống đi cùng với các tàu thăm dò dầu khí của mình. Nếu Trung Quốc gửi thêm tàu tới để thực thi quyền tài phán của họ, có mỗi khả năng xảy ra sự cố như một vụ va chạm hoặc thậm chí đọ súng tùy thuộc vào hành động khiêu khích.

Phản ứng của Trung Quốc với thái độ thù địch ngay từ đầu. Thậm chí Trung Quốc còn không them điều tra bất kỳ sự cố nào. Hành vi của Trung Quốc có khả năng nhấn chìm các cuộc đàm phán đang thực hiện giữa Trung Quốc và ASEAN trong việc áp dụng các hướng dẫn thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002 và do đó cản trở kế hoạch cho một bộ luật ràng buộc pháp lý hơn: Quy tắc Ứng xử.

Những sự kiện gần đây trên Biển Đông cũng liên quan đến Philippines, nghĩa là tranh chấp lãnh thổ sẽ nổi bật vào tháng 7, khi các cuộc họp ASEAN được tổ chức tại hội nghị thượng đỉnh hàng năm và các cuộc họp liên quan. Áp lực quốc tế sẽ gia tăng đối với tất cả các bên, đặc biệt là Trung Quốc, để chấm dứt hành động khiêu khích và thỏa thuận một hòa ước hòa bình tạm thời. Nếu Trung Quốc phản ứng tiêu cực, điều này có thể tác động đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á dự kiến tổ chức ở ​​Jakarta vào tháng 10 khi Hoa Kỳ dự định ​​sẽ tham dự lần đầu tiên.

HỎI: Làm sao ông thấy kết quả này bây giờ khi Việt Nam tiến hành tập trận bắn đạn thật?

ĐÁP: Tập trận bắn đạn thật của Việt Nam là sự phản kháng lên tới đỉnh điểm. Việc tập trận liên quan đến việc pháo binh ven biển vào ban ngày và bắn súng hải quân vào ban đêm. Không có bắn thử tên lửa chống tàu. Khu vực có liên quan trải dài từ bờ biển đến đảo Hòn Ông xa 40 km. Việc tập trận đã không tiến hành gần nơi hai sự cố cắt cáp đã diễn ra. Và việc tập trận đã được thực hiện rất gần với đất liền để không có khả năng xảy ra bất kỳ sự liên quan nào đến tàu Trung Quốc.
Trung Quốc đã phản ứng có thể dự đoán – điên cuồng và bi thảm. Thực ra, Trung Quốc đã thông báo rằng họ sẽ tiến hành tập trận hải quân ở Tây Thái Bình Dương trước khi Việt Nam tuyên bố tập trận bắn đạn thật. Tàu Trung Quốc sẽ chỉ bị đe dọa nếu chúng xâm nhập vào lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam, không phải bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của VN.
HỎI: Các phương tiện truyền thông nước ngoài nói rằng Việt Nam đã kêu gọi hòa giải quốc tế và muốn Mỹ giúp đỡ. Năm ngoái, Mỹ cho biết quyết định trong tranh chấp biển Hoa Nam là “lợi ích quốc gia” của mình – Chính xác đó là những gì lợi ích?

ĐÁP: Lập trường của Việt Nam đã được công bố trong câu trả lời về câu hỏi của một phóng viên tại buổi họp báo của Bộ Ngoại giao. Không phải là một sáng kiến ​​mới.
Lợi ích của Mỹ là duy trì sự an toàn và tự do hàng hải trên các tuyến đường biển quốc tế đi qua biển Hoa Nam. Mỹ có lợi ích quốc gia để thấy rằng những con tàu do Mỹ sở hữu và những con tàu do các đồng minh và bạn bè của Mỹ và tàu chở hàng hóa đến Hoa Kỳ và từ Hoa Kỳ không bị quấy nhiễu.

Mỹ cũng đã tuyên bố họ quan tâm trong việc ngăn chặn bất kỳ nước nào sử dụng quyền bá chủ trên biển Hoa Nam. Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ.

HỎI: Thực tế, giải pháp gì có thể đạt được trong vấn đề này? Dường như chuyện đã xảy ra vào quá lâu, để đạt được một “giải pháp” sẽ vô cùng khó khăn.

ĐÁP: Giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Nam có lẽ không bao giờ thực hiện được. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi trên hầu hết biển Hoa Nam không căn cứ vào luật pháp quốc tế và do đó không tuân theo thỏa thuận. Tuyên bố của Trung Quốc cắt sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế mà Philippines và Việt Nam đã tuyên bố.

Trong khi đó, căng thẳng hiện tại có thể được giải quyết bằng cách tất cả các bên liên quan đồng ý kềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và để duy trì hiện trạng, và hoàn tất việc đàm phán các hướng dẫn để thực hiện bản Tuyên bố Ứng xử (DOC). Điều này sẽ mang lại một số ổn định và có thể đoán được mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ven biển. Đây là điều tốt nhất có thể hy vọng bởi vì DOC mà Trung Quốc đã đồng ý với các nước thành viên ASEAN. Những đề nghị khác nhau cho hoạt động hợp tác về DOC có thể thực hiện cả phương pháp thực hiện và xây dựng lòng tin.

Về lâu dài, tranh chấp chủ quyền có thể xếp lại và các nước liên quan có thể đồng ý phát triển hợp tác [khai thác] tài nguyên thiên nhiên trong khu vực. Họ cũng có thể áp dụng một quy tắc ứng xử nghiêm ngặt hơn nhưng để điều này có được ràng buộc pháp lý, sẽ cần phải có ý nghĩa của một hiệp ước.

Ngọc Thu dịch từ: http://www.scribd.com/doc/57825488/Thayer-China%E2%80%99s-Strategy-in-the-South-China-Sea-and-the-Prospect-for-Armed-Conflict

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , | 20 Comments »

111. Những điều làm hạn chế mối quan hệ Mỹ-Việt

Posted by adminbasam trên 17/06/2011

The Diplomat

Những điều làm hạn chế mối quan hệ Mỹ-Việt

Richard Pearson

Ngày 14 tháng 6 năm 2011

Quan hệ Mỹ-Việt đã được làm cho biến chuyển trong những năm gần đây. Nhưng để cho mối quan hệ này tốt đẹp hơn nữa thì Hà Nội phải bắt đầu có những thay đổi về nhân quyền và dân chủ. 

Mùa hè năm nay đánh dấu 36 năm ngày Sài Gòn thất thủ, 16 năm Mỹ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao và 14 năm ngày Mỹ khai trương sứ quán tại Hà Nội. Hôm nay thì hai nước đều đang thấy họ chia sẻ nhiều quan điểm hơn về những vấn đề có tầm rộng lớn hơn bao giờ hết. Quả thực các nhà ngoại giao thậm chí đã dùng những từ ngữ nói về một “mối quan hệ chiến lược” đang phát triển giữa Hà Nội và Washington.

Các nhà hoạch định chính sách của cả hai nước có lý do chính đánh để hãnh diện và hăng hái khi nói về những thành tựu của họ và tiềm năng to lớn để phát triển một mối quan hệ thậm chí còn vững chắc hơn nữa trong những năm tới. Phát biểu hôm 31 tháng 5 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, thứ trưởng ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell đã nói tới việc Washington “mong muốn và có ý định thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ này [mối quan hệ Mỹ-Việt”.

Mặc dù cả hai nước đúng là đang mong muốn xích lại gần nhau hơn nữa, mặc dù Việt Nam vẫn chưa có những cải thiện về nhân quyền và các quyền tự do chính trị, song chính quyền của Barack Obama vẫn giữ lời cam kết với chính quyền Việt Nam bằng toàn bộ khả năng của mình mà không để mất mối thiện cảm của công chúng Mỹ và Quốc hội Mỹ. Tuy cả hai bên cho đến nay đều vẫn tiếp tục có những cơ hội cho sự điều chỉnh và thỏa hiệp, song trách nhiệm giờ đây dứt khoát thuộc về Hà Nội ấy là Hà Nội phải thỏa hiệp với Mỹ bằng cách theo đuổi những cải cách chính sách quốc nội, nhất là trong lĩnh vực tự do chính trị và các quyền dân sự. Nếu Việt Nam thực lòng giải quyết những vấn đề quốc nội này của họ – đây là điều được Campbell gọi là một “yếu tố hạn chế” trong quan hệ giữa hai nước – thì chính quyền của Obama sẽ có nhiều điều kiện hơn nữa để làm việc với Việt Nam và cho phép mối quan hệ giữa hai nước phát triển lên một tầm mức tiếp theo.

Kể từ khi nhậm chức đến nay thì Obama đã có nhiều nỗ lực chính trị nhằm theo đuổi mối quan hệ vững chắc với Đông Nam Á. Washington trong suốt tám năm trước đó đã tỏ ra không còn chú ý nhiều tới Đông Nam Á nên khi lên nắm quyền Obama đã lập tức tăng cường sự cam kết của Mỹ với khu vực quan trọng này. Kể từ khi Obama trở thành tổng thống thì cam kết của Mỹ với Việt Nam đã gia tăng đặc biệt nhanh – tới một mức độ chưa từng thấy kể từ cái thời kỳ sung sướng đến bốc đồng khi Tổng thống Bill Clinton tới thăm Hà Nội năm 2000 và có một bài phát biểu lần đầu tiên của một nguyên thủ nước ngoài được truyền trực tiếp khắp Việt Nam.

Trong khi theo đuổi mối quan hệ chắc chắn hơn với Đông Nam Á và bảo vệ lợi ích hàng hải của Mỹ thì lợi lộc đầu tiên mà Mỹ nhận được là sự tức giận của Bắc Kinh ấy là tại cuộc gặp của các ngoại trưởng tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Hà Nội tháng 7 năm ngoài Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đặt Mỹ vào cùng hàng ngũ với các nước Đông Nam Á khi bà nêu bật mối lo ngại về những tuyên bố chủ quyền hàng hải đầy tham vọng của Trung Quốc ở Biển Hoa Nam [Biển Đông] và bà kêu gọi “một tiến trình ngoại giao hợp tác của tất cả các bên tranh chấp.”

Những hành động như vậy của Mỹ đã được hoan nghênh nhiệt liệt tại một Hà Nội giờ đây đang háo hức thúc đẩy sự hội nhập chính trị và kinh tế với thế giới và đang ngày càng phải cảnh giác với Trung Quốc. Mặt khác, sự ngỏ lời gần đây nhất của Mỹ [đề nghị của Hillary Clinton] có lẽ rút cục đã làm cho hầu hết lãnh đạo Việt Nam hết tin tưởng mù quáng vào suy nghĩ cho rằng Washington luôn tìm cách đạo diễn một “diễn biến hòa bình” để thoát khỏi sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sự tiếp đón nhiệt tình của Việt Nam hồi tháng 8 năm ngoái dành cho cả hàng không mẫu hạm USS George Washington đi qua vùng biển Việt Nam lẫn chuyến dừng chân ngay sau đó của tàu khu trục USS John S. McCain mang tên lửa hành trình đã chứng minh rằng Hà Nội giờ đây đang coi trọng mối quan hệ an ninh vững chắc với Mỹ. Cũng vậy, việc Việt Nam quyết định gia nhập Đối tác Xuyên Thái Bình Dương [Trans-Pacific Partnership] đang lặng lẽ nổi lên như là diễn đàn ưu tiên châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đã cho thấy rõ là Hà Nội muốn hội nhập chính trị và kinh tế nhiều hơn nữa cũng như Hà Nội giờ đây ngày càng cảm thấy thoải mái với một Hoa Kỳ đang kiên quyết cam kết sâu với Đông Nam Á.

Tuy nhiên Việt Nam vẫn tiếp tục có những hành xử ở trong nước khiến cho các nhà quan sát của Mỹ phải xa lánh và làm cho một kiểu mối quan hệ gắn bó mà Hà Nội đang mong đợi trở nên bất khả thi và chính quyền của Obama thì không thể biện hộ nổi trên phương diện đạo lý.

Những vụ đàn áp gia tăng nhằm vào các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo, việc khởi tố và kết án bất công các nhà bất đồng chính kiến cũng như việc tiếp tục duy trì những quy định hạn chế nhằm vào Internet, truyền thông và báo chí đang khiến cho Việt Nam khó lòng mà nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của một chính quyền Obama hiện đã bắt đầu đối mặt với những luồng dư luận phản đối mạnh mẽ ở trong nước.

Toàn bộ những điều nói trên có nghĩa là Hà Nội cần phải tiến lên một cách dứt khoát. Với những căng thẳng ở Biển Hoa Nam [Biển Đông] không thấy có dấu hiệu dịu đi trong ngắn hạn và với việc Trung Quốc đang tiếp tục tăng cường khả năng hải quân thì một mối quan hệ Mỹ-Việt vững chắc đang là vì lợi ích của cả hai bên (dẫu rằng phải thừa nhận một sự thật về động lực sức mạnh toàn cầu và an ninh châu Á là Mỹ có tầm quan trọng đối với Việt Nam nhiều hơn là Việt Nam có tầm quan trọng đối với Mỹ).

Sự cởi mở của chính quyền Obama đối với Việt Nam đã đạt đến ranh giới buộc phải chấp nhận trong xã hội dân chủ và những giá trị của Mỹ và giờ đây đã đến lúc Hà Nội phải thực hiện hành động tiếp theo. Chỉ có bằng cách làm như vậy thì cả Hà Nội lẫn Washington mới có thể phát triển được mối quan hệ vững chắc mà cả hai bên đang có lý do chính đáng để tìm kiếm mối quan hệ đó.

Richard Pearson phó giám đốc phụ trách các chương trình về Trung Quốc, Việt Nam và Biển Hoa Nam của Quỹ Maureen and Mike Mansfield Foundation.

Người dịch: Hiền Ba

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , | 37 Comments »

104. Trung Quốc làm sao để tránh cuộc xung đột tiếp theo?

Posted by adminbasam trên 14/06/2011

The Diplomat

Trung Quốc làm sao để tránh cuộc xung đột tiếp theo?

Minxin Pei *

Ngày 12-6-2011

Cuộc cãi vã mới đây nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam có vẻ rất giống như đang leo thang một cách nguy hiểm. Trung Quốc cần đi đầu trong việc tìm ra một giải pháp.

Tranh cãi đang leo thang giữa Trung Quốc và Việt Nam về vùng biển tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] đã đến vào một thời điểm không thể bất lợi hơn cho Bắc Kinh. Cách đây chưa đầy một năm, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đặt Trung Quốc vào tầm chú ý khi tuyên bố rằng hòa bình và tự do hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa là lợi ích quốc gia của Mỹ, và một cách không tế nhị lắm, bà ta đã kêu gọi Trung Quốc giải quyết các tranh chấp chủ quyền với những nước láng giềng thông qua các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật quốc tế.

Như chúng ta bây giờ đều hiểu, những nhận xét của bà Clinton ở Hà Nội hồi tháng 7 năm 2010 đánh dấu một bước ngoặt giữa hai việc quan trọng. Nó thay đổi một cách quyết định nhận thức về cân bằng quyền lực ở khu vực. Trước khi bà Clinton ra tuyên bố như thế, Trung Quốc được xem như đã giành được thế trên cơ trong khu vực, thông qua nhiều năm nhẫn nhục theo đuổi chính sách “thế công mê hoặc” (charm offensive). Sau cú sốc vì phát ngôn của bà Clinton – thứ mà toàn thể Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều ngấm ngầm hoan nghênh – Trung Quốc dường như đã bị cô lập trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Thêm vào đó, phản ứng vụng về của Trung Quốc, gồm cả những đe dọa được che đậy không kỹ lắm đối với các nước láng giềng, chỉ làm nặng nề thêm một loạt sai lầm ngớ ngẩn về ngoại giao của Trung Quốc, đã khiến cho năm 2010 trở thành năm tồi tệ nhất trong lịch sử chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ năm 1989.

Để giành lại thế chủ động về ngoại giao và sửa chữa những tổn hại tự mình gây cho mình, Trung Quốc gần đây đã bắt đầu một chiến lược thế công mê hoặc khác và tạo ra nhiều kết quả đáng khích lệ. Quan hệ với Mỹ ổn định dần kể từ khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đi thăm Washington vào tháng 1. Đối thoại quân sự Mỹ – Trung được nối lại. Ngay cả quan hệ với Nhật Bản cũng đã cải thiện đáng kể trong những tháng qua.

Do vậy đến thời điểm này, cuộc đối đầu tệ hại và có khả năng là nguy hiểm nhất, với Việt Nam, chỉ là phương án cuối cùng mà Trung Quốc muốn.

Nhưng đồng thời, Bắc Kinh cũng cần thể hiện ra rằng Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp về vấn đề tranh chấp chủ quyền. Thật không may là ở Việt Nam, hiện nay Trung Quốc đang phải đối đầu với một đối thủ cũng cứng rắn và không thỏa hiệp như thế.

Trong tất cả các yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông, tranh chấp Trung – Việt là tranh chấp có khả năng dẫn tới xung đột vũ trang nhất. Trước hết, cả hai nước đều từng tham gia giao tranh quân sự trên Biển Đông trước đây. Năm 1974, hải quân Trung Quốc giành được quyền kiểm soát hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa sau khi làm cho hải quân miền nam Việt Nam thất bại thảm hại. Năm 1988, Trung Quốc và Việt Nam đánh nhau một trận hải chiến ngắn ở quần đảo Trường Sa. Thứ hai là, những yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa nói chung bị coi là yếu theo luật quốc tế, bởi vì, nếu dựa vào Công ước LHQ về Luật Biển, Trung Quốc sẽ có khó khăn trong việc chứng minh rằng những vỉa san hô mà Trung Quốc đang chiếm hữu đáp ứng được tiêu chuẩn của những hòn đảo có thể có người ở và có đời sống kinh tế độc lập (mà khi đó thì sẽ có được vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, viết tắt EEZ). Nhưng đấy không phải câu chuyện có thể áp dụng với quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đã kiểm soát một cách có hiệu lực, mà Việt Nam thì cứ tiếp tục đòi chủ quyền. EEZ 200 hải lý của Hoàng Sa và EEZ 200 hải lý tính từ đường bờ biển của Việt Nam có vùng chồng lấn. Theo các báo cáo, vụ việc trong đó tàu tuần tra Trung Quốc phá hỏng cáp khảo sát địa chấn trị giá hàng triệu USD do tàu nghiên cứu của PetroVietnam vận hành đã diễn ra trong vùng tranh chấp (chồng lấn) này.

Trong quá khứ, phản ứng của người Trung Quốc đối với những hoạt động thăm dò khai thác được tiến hành bởi các nước có yêu sách chủ quyền khác ở Biển Nam Trung Hoa luôn được tiết chế. Trung Quốc luôn lên án họ đã xâm phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc, nhưng hành động của Trung Quốc luôn có sự kiềm chế hơn và khác hẳn. Trên thực tế, nhiều nước tham gia tranh chấp chủ quyền đang không ngừng các hoạt động thăm dò và khai thác dầu và khí tự nhiên gần với vùng biển duyên hải của họ ở quần đảo Trường Sa, nhưng cho đến nay Trung Quốc đã không đưa tàu hải quân đến ngăn cản họ. (Vụ việc xảy ra hôm 9-6-2011 trong đó tàu cá Trung Quốc phá cáp khảo sát của tàu nghiên cứu Việt Nam xảy ra tại một khu vực nằm trong quần đảo Trường Sa, cách xa bờ biển Việt Nam). Mặc dù vậy, phản ứng của Trung Quốc với những hành động tương tự ở quần đảo Hoàng Sa thì cứng rắn hơn nhiều. Vài năm trước, tàu tuần tra Trung Quốc đã cắt cáp khảo sát của một tàu nghiên cứu thuộc sở hữu của một công ty phương Tây, công ty này trước đó đã ký hợp đồng thăm dò dầu khí với Việt Nam.

Nếu mọi thứ khác đều bình bình như nhau, thì khả năng xảy ra hải chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam trên vùng biển bao quanh quần đảo Hoàng Sa lại cao hơn thế rất nhiều.

Nhưng Việt Nam không biết giữ thăng bằng. Hải quân của họ có thể không có nhiều, nhưng họ đã liên tục thể hiện ra rằng họ không sợ Trung Quốc. Để cho Bắc Kinh thấy họ sẵn sàng chiến đấu, Hà Nội đã đặt hàng mua sáu tàu ngầm lớp Kilo của Nga (và sẽ vận hành trong vài năm tới). Trên phương diện ngoại giao, Việt Nam cũng chơi bài một cách thành thục. Mối quan hệ của họ với Mỹ cải thiện một cách sâu sắc, hai cựu thù ngày nào đã tiến hành tập trận chung lần đầu tiên trên Biển Nam Trung Hoa vào tháng 8 năm ngoái.

Liệu quan điểm mới của Washington trên Biển Đông và quan hệ được cải thiện giữa Mỹ và Việt Nam có làm cho Hà Nội táo gan hơn để đối đầu với Bắc Kinh hay không, đó vẫn còn là câu hỏi của bất cứ ai. Điều quan trọng đối với Bắc Kinh bây giờ là làm thế nào tránh được một xung đột nữa có thể xảy ra với Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. Với việc Hà Nội tuyên bố tập trận bắn đạn thật ở khu vực này vào ngày 13-6, nguy cơ giao tranh bất ngờ là có thật.

Là một trong hai nhân vật chính, Trung Quốc cần nắm vững cơ sở đạo đức trước, bởi lẽ dư luận quốc tế có xu hướng ủng hộ bên yếu hơn trong bất cứ tranh chấp nào. Để bắt đầu, Trung Quốc nên tạm thời hoãn các hoạt động tuần tra trong vùng tranh chấp để tránh bất kỳ cuộc xung đột bất ngờ nào có thể xảy ra. Bắc Kinh cũng nên đưa ra những đề xuất cụ thể với Hà Nội về việc làm sao để tránh những vụ đối đầu tương tự trong tương lai. Ví dụ, xác lập một thời kỳ cả hai bên cùng tạm ngừng hoạt động khai thác trong vùng biển tranh chấp – điều này có thể làm dịu tình trạng bị kích động hiện nay.

Tiếp sau các biện pháp tạm thời này, cần phải có những bước đi chủ động về ngoại giao mạnh mẽ hơn để góp phần đưa tới một giải pháp đa phương cho vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tranh cãi Trung – Việt có thể gây ra khủng hoảng đấy, nhưng nó cũng tạo một cơ hội độc nhất cho Trung Hoa và ASEAN đẩy mạnh đàm phán để đạt được bộ quy tắc ứng xử có hiệu lực mạnh hơn. Một số ý kiến ở Trung Quốc có thể coi việc ký kết một bộ quy tắc ứng xử như thế là sự hạn chế các lựa chọn của Trung Quốc, một cách không cần thiết. Nhưng đối với một quốc gia mà mọi dự định và khả năng quân sự gia tăng đều các nước láng giềng mất bình tĩnh, thì đây có thể là một trong số ít những động thái thực tiễn nhằm làm cho tuyên bố của nó về “phát triển hòa bình” trở nên đáng tin cậy.

Minxin Pei là giáo sư về chính quyền ở Đại học Claremont McKenna, trợ lý nghiên cứu viên tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie (Carnegie Endowment for International Peace).

Comment của độc giả John Chan, 14-6:

UNCLOS chỉ liên quan tới chủ quyền trên biển chứ không phải trên đất không người ở. Khi nào biên giới trên biển của hai nước, ví dụ Anh và Pháp, có vùng chồng lấn, thì trong phần lớn trường hợp, biên giới ấy sẽ được phân định bởi một điều ước, hoặc, nếu các bên đồng ý, được phân định bởi tòa án quốc tế. Nói chung, như thế là phá vỡ mọi sự mâu thuẫn. Vì thế, Malaysia không thể có yêu sách chủ quyền đối với Singapore. Thêm vào đó, tòa án quốc tế có thể xử lý các vụ việc trong giới hạn của UNCLOS và chỉ UNCLOS mà thôi, tranh chấp nào không có biên giới rõ ràng và được xác định thì nằm ngoài quyền tài phán của họ.

Tuy nhiên, nếu các vị có thể ra yêu sách rằng mấy hòn đá nhỏ kia là lãnh thổ có chủ quyền của các vị, thì rồi các vị nhận biên giới 12/200 hải lý tính từ mấy hòn đá đó. Đó là cơ sở cho các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và Đài Loan đối với phần lớn Biển Đông. Do Trung Quốc có bằng chứng lịch sử lâu dài và nhiều bằng chứng vững chắc khác để chứng minh cho chủ quyền của mình đối với tất cả các đảo nhỏ ở Biển Nam Trung Hoa, cho nên các nước khác ở Biển Đông phải sử dụng các phương thức không theo quy ước để đưa ra yêu sách, nhằm chống đỡ với thế bất lợi của họ là thiếu bằng chứng xác thực.

Cái thú vị ở đây là tất cả các vị blogger Việt Nam đều trích dẫn UNCLOS mà không thật sự hiểu UNCLOS. Tàu tuần tra Trung Quốc đi tuần cách bờ biển Việt Nam 140 hải lý là bởi vì đấy là vùng trung tuyến giữa các đảo của Trung Hoa và bờ biển của Việt Nam *.

Người dịch: Thủy Trúc

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

* Người dịch chú thích: Bạn đọc chú ý đến cách lập luận của tác giả Minxin Pei cũng như phản hồi của độc giả John Chan (Trung Quốc?) dưới đây nhằm biến vùng biển nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thành “vùng chồng lấn”, “vùng tranh chấp”, và Trung Quốc đang tuyên truyền quan điểm này cho toàn thể người dân nước họ. Thú vị là trong phần phản hồi cũng có nhiều ý kiến tranh luận của độc giả Việt  Nam, đặc biệt là Nhà nghiên cứu Dương Danh Huy (nhưng có lẽ đều là “tự phát” của các trí thức người Việt ở nước ngoài, chứ không phải do chủ động của giới học giả trong nước được nhà nước tạo điều kiện).

“… EEZ 200 hải lý của Hoàng Sa và EEZ 200 hải lý tính từ đường bờ biển của Việt Nam có vùng chồng lấn. Theo các báo cáo, vụ việc trong đó tàu tuần tra Trung Quốc phá hỏng cáp khảo sát địa chấn trị giá hàng triệu USD do tàu nghiên cứu của PetroVietnam vận hành đã diễn ra trong vùng tranh chấp (chồng lấn) này…”.

“Tàu tuần tra Trung Quốc đi tuần cách bờ biển Việt Nam 140 hải lý là bởi vì đấy là vùng trung tuyến giữa các đảo của Trung Hoa và bờ biển của Việt Nam”.

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Thẻ: , , | 9 Comments »

96. DƯ LUẬN XUNG QUANH CUỘC TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG

Posted by adminbasam trên 10/06/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

DƯ LUẬN XUNG QUANH CUỘC

TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG

Thứ Năm, ngày 09/06/2011

TTXVN (Luân Đôn 6/6)

Liên quan đến  cuộc tranh chấp trên Biển Đông, “Tạp chí Á-Âu” tháng 5/2011 đăng bài phân tích của Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế, giáo sư tại Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Xinhgapo, đồng thời là chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại trường Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại học Công nghệ Nanyang. Tác giả cho rằng cuộc tranh cãi về quyền khai thác tài nguyên quanh quần đảo Trường Sa đã biến thành một cuộc tranh cãi pháp lý. Vấn đề đặt ra là đối tượng tranh chấp là “hòn đảo” hay chỉ là “bãi đá”? Bởi “hòn đảo” thì được hưởng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa, nhưng “bãi đá” thì không. Dưới đây là nội dung bài viết:

Chủ quyền, toàn bộ hoặc một phần, đối với quần đảo Trường Sa trên biển Đông là đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc, Malaixia, Philippin, Việt Nam, Brunây và Đài Loan. Công hàm ngoại giao tháng 4/2011 do Philippin và Trung Quốc nộp lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã đặt nền móng cho một vụ tranh chấp giữa một số nước thuộc ASEAN (Malaixia, Philippin và Việt Nam) và Trung Quốc, liên quan đến chủ quyền pháp lý đối với các bãi đá tạo thành quần đảo Trường Sa.

Vấn đề quan trọng nhất được đưa ra là: Nước nào có quyền thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong và dưới các vùng biển xung quanh quần đảo này? Mặc dù đối tượng tranh chấp cuối cùng là tài nguyên thiên nhieê, nhưng cuộc tranh chấp này được dựng lên như một cuộc tranh cãi về pháp lý về nhận thức đối với Điều 121 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).

Các định nghĩa pháp lý

Điều 121 quy định rằng một hòn đảo – được định nghĩa là “một khu vực đất tự nhiên nhô lên trên mặt nước khi thuỷ triều lên” – về nguyên tắc có thể tạo ra các vùng lãnh hải giống như đất liền. Chúng bao gồm vùng lãnh hải trong bán kính 12 hải lý, vùng EEZ trong bán kính 200 hải lý và một thềm lục địa. Một số cấu thành của quần đảo Trường Sa do các nước đang chiếm đóng không đáp ứng được định nghĩa của một hòn đảo. Chúng hoặc bị ngập dưới nước khi thuỷ triều lên, hoặc nhô trên mặt nước khi thuỷ triều lên là nhờ được cải tạo hoặc do các cấu trúc nhân tạo. Các bãi đá này thậm chí không được hưởng vùng lãnh hải 12 hải lý.

Đoạn 3 của Điều 121 trong UNCLOS đã tạo ra một ngoại lệ cho một số loại đảo bằng cách nói rằng “các bãi đá mà không thể tự nó duy trì sự sinh sống hoặc đời sống kinh tế của con người” sẽ không có vùng EEZ hay thềm lục địa. Nhiều bãi đá trong quần đảo Trường Sa có thể nằm trong nhóm này và do đó chỉ được vùng lãnh hải 12 hải lý.

Lý lẽ của Malaixia, Việt Nam và Trung Quốc

Công hàm của Philippin gửi lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc hôm 5/4/2011 và của Trung Quốc hôm 14/4/2011 là những văn bản mới nhất trong một loạt công hàm liên quan đến Thoả thuận chung giữa Malaixia và Việt Nam được hai nước trình lên Uỷ ban ranh giới Thềm lục địa của Liên hợp quốc vào ngày 6/5/2009. Trong thoả thuận chung này, Malaixia và Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với một thềm lục địa vượt ra ngoài giới hạn 200 hải lý của vùng EEZ mà họ tuyên bố trên biển Đông.

Ngày 7/5/2009, Trung Quốc phản ứng bằng cách gửi công hàm nói rằng nước này có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa và các vùng biển liền kề. Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển “liên quan” trên Biển Đông, kèm theo là bản đồ đường “lưỡi bò” 9 đoạn do nước này đưa ra.

Phản ứng của Philippin và sự đáp trả của Trung Quốc

Philippin phản ứng bằng cách gửi công hàm ngoại giao vào ngày 4/4/2011, trong đó nói rằng UNCLOS không cung cấp cơ sở pháp lý cho bất cứ sự đòi hỏi nào về chủ quyền và quyền tài phán trên vùng biển “liên quan” (và các đáy biển và lòng đất) nằm trong đường “9 đoạn” phía ngoài các vùng biển được coi là “liền kề” với các hòn đảo theo định nghĩa tại Điều 121 của UNCLOS. Mặc dù ngôn ngữ thể hiện trong công hàm không rõ ràng, nhưng dường như nó hàm ý Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền tài phán đối với bất kỳ nguồn tài nguyên nào nằm trong vùng “lưỡi bò” và nằm ngoài vùng biển liền kề với các đảo của nước này.

Ngày 14/4/2011, phản ứng với công hàm của Philippin, Trung Quốc nhắc lại quan điểm lâu nay là nước này có chủ quyền không thể tranh cãi đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa và vùng biển liền kề. Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng nước liên quan, cũng như đáy biển và lòng đất phía dưới. Tuy nhiên, nước này không đề cập đến bản đồ “9 đoạn”, và tuyên bố (lần đầu tiên) rằng quần đảo này được hưởng quyền lãnh hải, vùng EEZ và thềm lục địa. Đây có thể là một động thái quan trọng bởi Trung Quốc dường như đã nêu rõ đòi hỏi của mình và dùng UNCLOS để bảo vệ lý lẽ.

Hòn đảo hay bãi đá?

Trong cuộc tranh chấp về các quần đảo và bãi đá, các nước ASEAN sẽ tiếp tục giữ quan điểm rằng họ có chủ quyền và quyền tài phán đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên ở trong và dưới các vùng nước thuộc quần đảo Trường Sa. Đòi hỏi của họ dựa trên quyền đối với 200 hải lý vùng EEZ tính từ các đường cơ sở thuộc lãnh thổ đất liền hoặc quần đảo của họ. Họ sẽ không đòi hỏi vùng EEZ từ bất kỳ cấu thành nào của quần đảo Trường Sa, và sẽ nhất quán rằng không một cấu thành nào thuộc diện tranh chấp được coi là “hòn đảo”, và những “hòn đảo” đó trên thực tế chỉ là bãi đá.

Chiến lược này sẽ mang lại cho các quốc gia tranh chấp thuộc ASEAN chủ quyền không thể tranh cãi để thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở trong và phía dưới của hầu hết các vùng nước thuộc quần đảo Trường Sa. Họ sẽ chỉ không có chủ quyền và quyền tài phán để khai thác tài nguyên thuộc bán kính 12 hải lý liền kề các đảo, chừng nào cuộc tranh chấp vẫn chưa được phán quyết.

Để bảo vệ lợi ích của mình, Trung Quốc sẽ phải duy trì quan điểm là ít nhất một số bãi đá thuộc Trường Sa được tính là “đảo” để được hưởng vùng EEZ và thềm lục địa. Quan điểm này sẽ tạo ra một vùng chồng lấn đáng kể giữa vùng EEZ của quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đòi chủ quyền với vùng EEZ và/hoặc thềm lục địa mở rộng mà các quốc gia tranh chấp thuộc ASEAN có quyền tính từ đường cơ sở của lãnh thổ hay quần đảo của họ.

Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một thách thức là trước đây nước này đã có quan điểm về thế nào là đảo và thế nào là bãi đá. Trong các cuộc tranh luận tại Liên hợp quốc liên quan đến cuộc tranh chấp giữa nước này với Nhật Bản về chủ quyền đảo Okinotorishima, Trung Quốc lập luận rằng các đảo nhỏ, ở xa, không có người ở không được trao vùng EEZ hay thềm lục địa. Các quốc gia ASEAN có thể sẽ nói rằng lập luận này của Trung Quốc cũng nên áp dụng đối với các đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa.

***

(Đài RFA 31/5)

Trong vụ tàu hải giám của Trung Quốc vi phạm thềm lục địa Việt Nam, yếu tố pháp lý nào có thể được Việt Nam áp dụng để chống lại hành động mà báo chí gọi là ngang ngược này? Mặc Lâm phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt, hiện giảng dạy môn luật quốc tế tại Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh để tìm câu trả lời, nội dung như sau:

Mối đe doạ quân sự

–                           Thưa Thạc sĩ qua việc tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm thềm lục địa Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh, theo các quy định của luật pháp quốc tế, thạc sĩ nhận định sự việc này như thế nào?

+ Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên trong Công ước của LHQ về Luật biển và như vậy theo luật pháp quốc tế trong công ước quy định là tất cả các thành viên đều phải có nghĩa vụ tôn trọng công ước.

Công ước quy định rõ ràng các quốc gia ven biển có quyền khai thác và thăm dò khai thác các tài nguyên ở vùng thềm lục địa của mình. Đó là quyền đương nhiên được hưởng theo đúng tinh thần Công ước.

–                           Xin Thạc sĩ nói thêm một số chi tiết về Công ước của LHQ về luật biển và điều khoản áp dụng trong trường hợp này như thế nào?

+  Điều 279 trong Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 quy định nếu có tranh chấp thì phải sử dụng biện pháp hoà bình. Ngay điều 2 và điều 33 trong hiến chương LHQ cũng quy định các tranh chấp phải giải quyết bằng hoà bình. Như vậy, có thể khẳng định rằng Trung Quốc đã vi phạm Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 và gián tiếp vi phạm Hiến chương LHQ. Thêm nữa Trung Quốc cũng vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông tức là DOC năm 2002 mà Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết. DOC có quy định rằng các nước phải tự kiềm chế, không được gây những điều phức tạp và không sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực đối với các bên khác. Trong trường hợp như vậy, hành vi bao vây, và cắt cáp của Trung Quốc có thể nói là đe doạ quân sự.

–                           Thạc sĩ vừa nhắc tới Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Nếu đem DOC ra chứng minh cho hành động này của Trung Quốc là vi phạm thì chúng ta sẽ được lợi thế gì với các nước trong khối?

+  Tôi nghĩ rằng nếu Việt Nam đưa DOC ra thì sẽ có bằng chứng cho thấy thái độ của Trung Quốc như thế nào. Ở đây cũng phải nói rõ thêm là DOC không ràng buộc về mặt pháp lý, tuy nhiên lại tạo dư luận rất lớn ở tính chính đáng của vấn đề. Nếu Việt Nam nêu ra vấn đề này thì cho thấy dù Trung Quốc luôn đưa ra quan điểm muốn dùng biện pháp hoà bình và thân thiện với tất cả các nước khác, nhưng hành động vừa rồi cho thấy hoàn toàn không giống những gì họ nói. Điều này có thể cảnh tỉnh các nước ASEAN và sẽ giúp các nước ASEAN nhận ra vấn đề trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông với Trung Quốc như thế nào.

Kiện ra toà án quốc tế không là chuyện đơn giản?

–                           Mới đây người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là bà Khương Du đã tuyên bố tàu hải giám của họ chỉ thực hiện những nhiệm vụ bình thường. Ý của bà này muốn nói tới đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự đặt ra vào năm 2009 để nguỵ biện cho hành động của tàu hải giám. Trong trường hợp này thì Việt Nam phải đối phó như thế nào?

+  Để đối phó, chúng ta phải phản đối trên tất cả các diễn đàn mà chúng ta có thể làm được. Trước đây tôi cũng đã đưa ra đề nghị là chúng ta phải nên nghĩ tới chuyện kiện ra toà án quốc tế. Nhưng phải nói thêm rằng việc kiện ra toà sẽ có những vấn đề khó khăn.

Thứ nhất, khi ra toà thì chúng ta sẽ kiện ra Toà án Quốc tế về luật biển theo công ước 1982. Toà án này trực tiếp giải quyết những tranh chấp về những điều, những quy định trong luật biển. Hoặc là Việt Nam có thể đưa ra một toà án trọng tài nào đó để họ có biện pháp phân xử. Thế nhưng cái khó nhất là Trung Quốc vẫn đang từ chối việc ra toà án quốc tế, mà các toà án quốc tế nói chung đều phải có sự chấp thuận của cả hai bên, cho nên đấy là điều khó. Vì vậy, chúng ta phải tìm mọi diễn đàn để đưa vấn đề này ra và kéo dư luận quốc tế vào phản đối vấn đề đó.

–                           Nếu Trung Quốc cương quyết không chịu tham gia phiên toà thì Việt Nam còn có cách nào khác để đánh động với các nhà làm luật quốc tế?

+  Hiện bây giờ điều đó chưa thể xảy ra! Bởi vì Trung Quốc đã khước từ khi bị đưa ra toà án. Thứ hai, nếu đem ra Hội đồng Bảo an có lẽ Việt Nam có thể đánh động cho Hội đồng Bảo an, nhưng điều này cũng khó vì Trung Quốc là thành viên thường trực nên họ sẽ phủ quyết. Tuy nhiên ở đây vấn đề quan trọng nhất là gì? Đó là công luận thế giới. Toàn bộ công luận thế giới và những người yêu chuộng hoà bình, công bằng công lý sẽ nhận biết được vấn đề và đấy cũng là một sức mạnh rất lớn.

–                           Một lần nữa xin cám ơn Thạc sĩ Hoàng Việt đã trả lời phỏng vấn của chúng tôi.

***

(Đài Ôxtrâylia 3/6)

Nhằm tìm hiểu thêm những diễn biến mới nhất về tình hình ở Biển Đông, Đài Ôxtrâylia cũng đã có cuộc phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt. Sau đây là nội dung chi tiết:

–                           Những hành động mới đây của Trung Quốc cho thấy có vẻ họ muốn bước thêm một bước dài trong tranh chấp ở biển Đông. Thạc sĩ nhận định thế nào về điều này?

+  Những hành động của Trung Quốc gây căng thẳng trên biển Đông vừa rồi không phải là ngẫu nhiên mà nằm trong một chuỗi hành động được tính toán từ rất lâu của họ. Với tham vọng vươn ra đại dương, Trung Quốc đã hình dung ra hai chuỗi đảo chính, trong đó biển Đông nằm trong chuỗi đảo số 1, như là cửa ngõ để Trung Quốc có thể vươn ra chuỗi đảo số 2, dần dần thống trị Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Để độc chiếm biển Đông, họ đưa ra “đường lưỡi bò”, công khai từ năm 2009 và nhanh chóng bị hầu hết các nước trong khu vực biển Đông phản đối, chỉ ra sự vô lý của nó. Thiếu cơ sở pháp lý, nhưng Trung Quốc vẫn cứ muốn dùng sức mạnh quân sự của mình để duy trì “đường lưỡi bò” trên thực tiễn.

Mới đây, sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đến hai nước Inđônêxia và Philippin, không rõ là các bên có trao đổi gì không, nhưng hành động của Trung Quốc bắt đầu cứng rắn hơn rất nhiều. Năm 1992, Trung Quốc từng cấp phép cho một công ty của Mỹ khai thác dầu ở bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, nhưng phải rút khi Việt Nam phản đối mạnh. Thì đến bây giờ, vụ tàu Bình Minh cũng gần giống như thế, vì nơi tàu bị cắt cáp cũng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, mà theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì Việt Nam có toàn quyền khảo sát, thăm dò, khai thác các tài nguyên.

–                           Bước đi kế tiếp của Trung Quốc có thể là gì, thưa ông?

+  Một điều phía Việt Nam cần cẩn trọng là Trung Quốc, sau những hành động xâm lấn, có thể đưa ra cái bẫy “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Thế nhưng lại cùng khai thác ở ngay trong thềm lục địa, trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam mà hiển nhiên mình phải có toàn quyền khai thác. Đặc biệt là hiện tại Việt Nam và Trung Quốc lại đang đàm phán ở cấp thứ trưởng ngoại giao về nguyên tắc giải quyết chung đối với tranh chấp trên biển. Tôi nghĩ các hành động hung hăng của Trung Quốc có lẽ sẽ còn tiếp diễn rất nhiều, đây mới chỉ là khúc dạo đầu thôi.

–                           Ông đánh giá thế nào về những phản ứng của nhà nước Việt Nam trước các động thái của Trung Quốc mấy ngày qua?

+  Tôi nghĩ phản ứng của nhà nước Việt Nam rất kịp thời và cũng thẳng thắn. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga còn tuyên bố hải quân Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền. Điều này tôi rất đồng ý, chúng ta không muốn sử dụng biện pháp chiến tranh nhưng chúng ta phải bằng mọi cách bảo vệ cái gì thuộc về chúng ta. Tuy nhiên, Việt Nam trong vụ tàu Bình Minh cũng có chút bị động. Chúng ta nên nhận thức rằn hành động của Trung Quốc là nằm trong một chuỗi tính toán như thế và cần chủ động hơn trong cách đối phó.

–                           Theo dõi các động thái của Việt Nam thì có vẻ có một sự thay đổi lớn trong phản ứng với Trung Quốc, chẳng hạn như báo chí được phép đưa tin rộng rãi hơn?

+  Cũng không hẳn là thay đổi lớn mà là đã đến lúc không thể không làm được. Nếu không lên tiếng thì mọi chuyện sẽ trôi qua, sẽ thành tiền lệ, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới. Khi sự xâm phạm của Trung Quốc ở mức nghiêm trọng như vậy thì buộc phía Việt Nam phải có phản ứng mạnh thôi.

–                           Theo ông, Việt Nam cần có thêm những bước đi nào nữa trong việc đối phó với các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông?

+  Trước mắt là Việt Nam phải có những động thái để kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước ASEAN. Các nước ASEAN mà cùng lên tiếng mạnh thì có lẽ thái độ của Trung Quốc cũng sẽ thay đổi. Bởi nếu cứ để diễn biến thế này, Trung Quốc vẫn cố tình tiếp tục như thế và Việt Nam bằng mọi giá bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình thì tương lai về một cuộc xung đột quân sự là điều khó tránh. Mà chiến tranh thì chẳng bên nào có lợi, kể cả Trung Quốc.

Đồng thời, một điều rất quan trọng bây giờ là Việt Nam phải nhanh chóng ban hành luật biển, phải luật hoá, quy định rõ những vùng biển nào của ta và cách hành xử để khi bị xâm phạm thì lực lượng cảnh sát biển sẽ dễ xử lý. Luật biển Việt Nam soạn thảo đến 13 năm nay vẫn chưa đưa ra Quốc hội để thông qua, trong khi các quốc gia khác xung quanh đã có cả rồi.

–                           Theo báo Sài Gòn Tiếp thị, mới đây tại Quảng Ngãi đã có xã thành lập đội dân quân biển chia nhóm hoạt động trên các tàu đánh cá, có thể “độc lập chiến đấu” trong một số tình huống. Theo ông, điều này có nên không?

+  Khó lắm, cái này phải nghiên cứu kỹ lại. Nó có thể gây nguy hiểm thêm cho ngư dân. Khi bị bắt, ngư dân không có súng có thể còn được đối xử bình thường, có súng thì có khi lại bị quy cho là hải tặc, làm mọi chuyện phức tạp hơn. Còn tàu cá cảu ngư dân thì không thể nào mà so sánh với các tàu hải giám hay tàu quân sự trang bị hiện đại của Trung Quốc được.

–                           Thưa ông, liệu chúng ta có thể nói tình hình căng thẳng Biển Đông đã bước sang một giai đoạn mới gay cấn hơn không?

+  Như tôi đã nói thì các hành động hung hăng của Trung Quốc có lẽ sẽ còn tiếp diễn phức tạp hơn nữa. Từ đầu năm, tôi đã tiên lượng rằng khả năng khoảng tháng 5 thể nào cũng căng thẳng, vì hàng năm Trung Quốc vẫn đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông từ ngày 16/5. Năm nào các hành động của Trung Quốc cũng thường bắt đầu gia tăng vào tháng 5, gây nên căng thẳng dai dẳng giữa hai bên. Những hành động của Trung Quốc chắc chắn không phải là cuối cùng, đó chỉ là những hành động nối tiếp có tính toán trong một chuỗi các hành động của Trung Quốc để làm cho các quốc gia khác công nhận “đường lưỡi bò” họ đưa ra. Tình hình sẽ còn căng thẳng hơn nữa.

***

Tình hình tại vùng Biển Đông trong thời gian gần đây đã trở nên sôi động, đặc biệt từ ngày 26/5 khi các tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Sự việc này diễn ra cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý và cách đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 600 hải lý. Mới đây, tin cho biết hải quân Trung Quốc đã dùng súng uy hiếp ngư dân Việt Nam hoạt động tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Phát ngôn viên hai nước đều đã lên tiếng khẳng định chủ quyền tại những khu vực tranh chấp. Những sự việc nghiêm trọng vừa qua đã trở thành đề tài nóng bỏng đựơc dư luận và giới truyền thông trong và ngoài nước theo dõi sát sao và bình luận. Đài Ôxtrâylia đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, xung quanh vấn đề Biển Đông.

–                           Thưa giáo sư, tại sao tình hình trong vùng Biển Đông lại đột nhiên trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây?

+  Trung Quốc đã thực hiện ba hành động khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng. Ngày 2/3, các tàu tuần tiễu Trung Quốc ra lệnh cho một tàu thăm dò địa chấn Philippin phải rời vùng biển quanh khu vực ‘bãi Cỏ Rong’ (Reed Bank). Trong tháng Năm vừa qua, nhà cầm quyền đại phương Trung Quốc lại đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong khu vực Biển Đông. Lệnh này đã giúp ngư dân Trung Quốc ngày càng lấn lướt khi họ tiến vào đánh bắt thuỷ sản trong các ngư trường truyền thống của Việt Nam. Ngày 26/5 các tàu hải giám Trung Quốc tiến lại gần một tàu thăm dò dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và cố tình cắt đứt dây cáp chìm dùng để vẽ bản đồ khu vực. Phía Trung Quốc cũng ra lệnh tàu Việt Nam phải rời khu vực này. Những động thái này của Trung Quốc diễn ra sâu trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam và ở ngoài khơi thành phố Nha Trang.

Các hành động của Trung Quốc khiến Philippin và Việt Nam phản đối. Trung Quốc phản ứng lại bằng cách tuyên bố nước này vẫn chỉ thực hiện các thẩm quyền ‘bình thường’ của mình khi ‘quản lý’ vùng biển mà Trung Quốc cho là thuộc lãnh hải của họ.

–                           Thưa Giáo sư, liệu tình hình có thể tồi tệ hơn hay không?

+  Tình hình có thể tồi tệ hơn nếu Trung Quốc tiếp tục hung hãn khẳng định chủ quyền bằng cách sử dụng vũ lực chống lại các tàu thăm dò không có vũ trang. Cho tới nay Trung Quốc vẫn sử dụng các tàu hải giám dân sự thay vì dùng chiến hạm. Philippin hoặc Việt Nam có thể sẽ phái tàu bảo vệ đi kèm các tàu của mình. Điều này sẽ khiến tình hình trở nên phức tạp hơn.

–                           Việt Nam phải làm gì để giải quyết tình hình này?

+  Việt Nam đã gửi kháng thư tới Đại sứ quán Trung Quốc. Trước tiên, Việt Nam phải tiếp tục phản đối các hành động của Trung Quốc và công khai hoá vấn đề này. Đồng thời, Việt Nam phải hối thúc Trung Quốc mở một cuộc họp cấp cao với giới lãnh đạo Bắc Kinh để tìm phương cách ngăn những vụ việc tương tự có thể tiếp tục xảy ra hoặc ngăn chặn không để cuộc tranh chấp leo thang. Thứ hai là Việt Nam phải tìm kiếm sự hậu thuẫn từ phía Inđônêxia, Chủ tịch hiện thời của ASEAN. Mục đích là để quốc gia này lãnh đạo các thành viên ASEAN hình thành một lập trường thống nhất đối với Trung Quốc trong những phiên họp sắp diễn ra trong năm nay. Thứ ba là Việt Nam phải vận động những quốc gia hàng hải khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Ôxtrâylia để họ hậu thuẫn về mặt ngoại giao. Thứ tư là Việt Nam phải yêu cầu mở các cuộc hội đàm với các quốc gia hàng hải thân hữu để bàn về vấn đề duy trì chủ quyền đối với Vùng Đặc quyền Kinh tế của những nước này. Thứ năm là Việt Nam phải cải thiện tàu bè để tạo thuận lợi cho việc thông tin, liên lạc giữa các tàu thăm dò dầu khí và các nhà chức trách trong lĩnh vực hải quân và không quân. Mục đích của việc này nhằm hộ tống tàu tuần tra và yểm trợ bằng không quân cho các tàu dò tìm dầu khí của Việt Nam nếu như những tàu này bị tàu hải giám Trung Quốc đe doạ.

–                           Việt Nam có thể được ASEAN giúp đỡ để giải quyết tình hìn hay không, thưa ông?

+  Năm 2010, ASEAN và Trung Quốc đã xét duyệt Nhóm Công tác Hỗn hợp để thực thi bản ‘Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc’ (DOC). Mặc dù DOC đã được Trung Quốc và ASEAN ký hồi năm 2002, nhưng văn kiện này chưa bao giờ được thi hành. ASEAN đang hối thúc Trung Quốc tạo thêm điều kiện để bản quy tắc ứng xử có hiệu lực hơn. Tất cả những vấn đề này không có tiến triển và chỉ dậm chân tại chỗ.

Việt Nam phải cùng với Philippin và những quốc gia duyên hải khác hối thúc Trung Quốc thực hiện thêm các biện pháp để vấn đề này tiến triển. Điều mà ASEAN có thể làm là cố tìm ra được những động thái hành xử mà các bên liên quan có thể chấp nhận được và đưa ra những biện pháp để xây dựng niềm tin. Cuộc xung đột về lãnh thổ và chuỷ quyền chỉ có thể được giải quyết bởi các quốc gia có liên quan trực tiếp hoặc với sự đồng ý của những nước này và nhờ quốc tế làm trọng tài phân xử.

–                           Thế còn Mỹ thì sao? Việt Nam có thể được Mỹ giúp đỡ trong vấn đề này chứ, thưa Giáo sư?

+  Mỹ không theo phe nào trong vấn đề xung đột chủ quyền lãnh thổ. Vì vậy, tôi cho là Mỹ sẽ không trực tiếp can dự vào vấn đề song phương giữa Trung Quốc với Việt Nam. Mỹ đã chính thức đề nghị góp phần vào việc giải quyết cuộc tranh chấp. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị và xem đó như là sự can thiệp từ bên ngoài. Đại sứ Mỹ tại Philippin đã lên tiếng kêu gọi các bên hãy tự kiềm chế và giải quyết vấn đề một cách hoà bình.

Mỹ sẽ bảo vệ quyền an toàn và tự do hàng hải trong hải phận quốc tế. Tuy nhiên những hành động của Trung Quốc không đe doạ những khu vực này. Mỹ cũng sẽ chống lại bất kỳ nước nào khác muốn thiết lập quyền bá chủ tại Biển Đông.

Việt Nam không thể thực sự trông mong Mỹ giúp đỡ. Việt Nam không phải là nước ký hiệp ước đồng minh với Mỹ như Philippin, cũng không phải là đối tác chiến lược với Mỹ như Xinhgapo. Mặc dù Việt Nam đã đánh tiếng muốn đẩy mạnh công cuộc hợp tác quốc phòng với Mỹ, nhưng Mỹ quan ngại sẽ bị ‘lừa phỉnh’ trong cuộc tranh chấp song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc.

Việt Nam đang gặp khó khăn vì đã nhượng bộ và chiều theo ý Trung Quốc trong thời gian quá dài trong khi đó họ lại do dự và miễn cưỡng trong việc phát triển mối quan hệ quốc phòng với Mỹ. Nếu như những mối quan hệ này được phát triển từ khoảng một thập niên qua thì giờ Việt Nam đã ở vị trí tốt hơn để hợp tác với Mỹ trong vấn đề này.

–                           Thưa Giáo sư, trong trường hợp xấu nhất nếu bùng nổ chiến tranh thì chính phủ Việt Nam sẽ trông cậy vào đâu để tiến hành chiến tranh và để được giúp đỡ?

+  Trong trường hợp đó thì trước tiên Việt Nam chỉ có thể trông cậy vào chính mình để bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, ASEAN và cộng đồng quốc tế sẽ ngay lập tức chú ý tới Biển Đông nếu bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào xảy ra. Hai bên trong cuộc xung đột sẽ chịu áp lực rất lớn để ngừng giao tranh. Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực, uy tín nước này sẽ bị phương hại đồng thời ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh sẽ bị suy giảm. Ngoài ra, các quốc gia chính trong khu vực sẽ xích lại gần hơn với Mỹ và các đồng minh của nước này.

–                           Theo ông, người dân Việt Nam nghĩ gì về cách giải quyết vấn đề Biển Đông và biên giới của chính phủ nước này?

+  Biển Đông là vấn đề rất nhạy cảm ở Việt Nam. Kể từ cuối năm 2007, tinh thần dân tộc chống Trung Quốc của người dân Việt Nam bùng phát khi Trung Quốc thành lập huyện Tam Sa và về vấn đề khai thác bô xít. Trách nhiệm hành chính của huyện Tam Sa này bao trùm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa (Maclesfield Bank) . Quyền lợi thương mại của người dân và các ngành nghề ở Việt Nam liên quan tới việc đánh bắt hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số bộ phận trong giới trí thức ủng hộ chủ trương cho rằng chính phủ phải tỏ ra cứng rắn hơn trong việc đối phó với các yêu sách của Trung Quốc. Tinh thần chống Trung Quốc cũng xuất hiện trong một số bộ phận của giới truyền thông và các blogger. Công luận nay rõ ràng đang tạo áp lực và đòi chính quyền phải có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.

–                           Nhìn chung, người dân Việt Nam nghĩ gì về việc Chính phủ Việt Nam quan hệ với Trung Quốc?

+  Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hoá quan hệ hồi năm 1991. Từ đó tới nay, chính phủ và Đảng Cộng sản hai nước đã phát triển mối quan hệ sâu rộng. Đường biên giới trên đất liền đã được phân định và nay vùng biên giới hai nước đã biến đổi từ khu vực đối đầu thành khu vực hợp tác. Thương mại giữa biên giới hai nước đã phát triển mạnh có lợi cho người tiêu dùng Việt Nam. Vịnh Bắc Bộ đã được phân ranh giới và hai nước đã hợp tác với nhau trong vấn đề ngư nghiệp. Chính phủ hai nước tiếp tục tổ chức các cuộc thảo luận cấp chuyên gia để bàn về vấn đề Vịnh Bắc Bộ và những nguyên tắc dàn xếp các cuộc tranh chấp hàng hải. Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã nhận thức rằng Trung Quốc là quốc gia láng giềng và dù muốn hay không thì họ vẫn phải chấp nhận thực tế đó.

Tuy nhiên, hiện nay có một số vấn đề khiến nhiều người lo ngại như mức thâm hụt thương mại giữa hai nước lên tới 13 tỷ USD nghiêng về phía có lợi cho Trung Quốc, việc Trung Quốc hiện đại hoá quân đội, việc công nhân Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp vào Việt Nam, việc đầu tư của Trung Quốc ví dụ trong vấn đề bô xít và môi trường, hoặc việc Trung Quốc sách nhiễu ngư dân Việt Nam.

Thật khó có thể khái quát hoá suy nghĩ của người dân Việt về việc chính phủ nước này quan hệ với Trung Quốc. Lý do là vì ở Việt Nam không có các cuộc thăm dò dư luận. Tuy nhiên, rõ ràng một bộ phận lớn trong giới có học và những người hoạt động trong các ngành nghề liên quan tới đánh bắt hải sản muốn thấy chính phủ cương quyết hơn trong việc đối phó với Trung Quốc. Một số người trong hàng ngũ trí thức ở Việt Nam muốn hải quân Việt Nam được tăng cường thêm sức mạnh để có thể bảo vệ chủ quyền. Chính phủ Việt Nam đã phần nào đáp ứng đòi hỏi của người dân qua việc cho phép giới truyền thông loan tải thêm thông tin về quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước cần phải được giải quyết một cách khéo léo theo phương thức ngoại giao và đừng để bị ảnh hưởng bởi những xúc cảm nhất thời.

***

(Đài RFI 4/6)

Những hành động khiêu khích của Trung Quốc trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam diễn ra ngay trước thời điểm Đối thoại An ninh châu Á – Thái Bình Dương Shangri-La bắt đầu tại Xinhgapo. Ý đồ của Trung Quốc như thế nào, và liệu cục diện sẽ ra sao nếu tình hình tiếp tục căng thẳng? Giáo sư Chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason, Virginia, Mỹ đã trao đổi với RFI Việt ngữ về vấn đề này như sau:

–                           Giáo sư có nhận định thế nào về việc tàu hải giám Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 ngay trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam? Đây có phải là một hành động khiêu khích vì Trung Quốc cho rằng Mỹ sẽ không phản ứng mạnh?

+  Đây là một hành động Trung Quốc gia tăng áp lực với Việt Nam, một hành động thăm dò.

–                           Một sự hiện diện thường xuyên ở Biển Đông liệu có nằm trong lợi ích của Mỹ không?

+  Mỹ là một cường quốc hải quân. Mỹ đã tuyên bố rất nhiều lần rằng Biển Đông là một vùng quan trọng đối với Mỹ, và họ rất quan tâm đến sự tự do lưu thông trên đường biển, an ninh hàng hải. Vì thế, Mỹ dĩ nhiên cần có sự hiện diện ở Biển Đông.

–                           Nhưng trong vụ quần đảo Sensaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản trước đây, Mỹ đã có phản ứng cứng rắn.

+  Quần đảo Sensaku là chuyện khác. Quần đảo đó đã bị Nhật Bản chiếm và khai thác dầu ở đó. Trường hợp này, Mỹ phản ứng rất mạnh vì Nhật Bản là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở vùng châu Á-Thái Bình Dương.

–                           Cả Mỹ và Trung đều coi trọng cuộc Đối thoại An ninh châu Á – Thái Bình Dương lần này, với sự hiện diện của hai vị Bộ trưởng Quốc phòng là Robert Gates và Lương Quang Liệt.

+  Lần này, Mỹ đã cử một phái đoàn rất hùng hậu đến hội nghị. Lần trước, tại hội nghị này, phái đoàn Trung Quốc đã bị đặt vào tình trạng bị áp đảo khi các quốc gia Đông Nam Á lên tiếng về vấn đề Biển Đông và Mỹ cũng lên tiếng về vấn đề này. Vì thế, lần này họ đã cử một phái đoàn quan trọng hơn với sự tham gia của Bộ Quốc phòng. Chính ông Gates đã phàn nàn rằng sự gây hấn là do quân đội chứ không phải do chủ trương của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

–                           Qua việc nhấn mạnh đến đối thoại hoà bình mới đây, thái độ của Mỹ trong hội nghị lần này không được mạnh mẽ lắm phải không?

+  Không, lập trường này đã có từ cuộc Đối thoại Shangri-La lần trước đến cuộc họp của các nước ASEAN sau đó. Lập trường của Mỹ cho đến nay vẫn là quan tâm đến những tranh chấp của Biển Đông, quan tâm đến tự do hàng hải của Biển Đông, và trong những tranh chấp giữa các quốc gia đó thì Mỹ không đứng về phía nào cả, nhưng Mỹ muốn những tranh chấp đó được giải quyết hoà bình. Lần trước, bà Hillary Clinton có nói Mỹ sẵn sàng đứng ra làm trung gian hoà giải nếu cần. Lập trường này đến bây giờ vẫn thế.

–                           Trung Quốc luôn đòi đối thoại song phương. Liệu những tiếng nói như của Việt Nam và Philippin có lạc lõng không?

+  Thật ra, Trung Quốc muốn đàm phán song phương để có thể “chia để trị”, nhưng Trung Quốc cũng đã nói rằng nếu có đa phương thì Trung Quốc cũng sẽ tham dự. Về phía Việt Nam thì lập trường rõ ràng rằng có những vấn đề song phương thì giải quyết song phương, ví dụ như Hoàng Sa chẳng hạn, còn những vấn đề đa phương thì phải có sự tham dự của các quốc gia khác như vấn đề Trường Sa. Lập trường đó là lập trường của các quốc gia ASEAN, có sự hợp tác giữa Malaixia, Việt Nam và Philippin. Nhưng ta có thể thấy rằng Trung Quốc thì tìm cách “chia để trị” nên Trung Quốc nhắm voà Philippin và Philippin yếu nhất, lập trường cũng không vững chắc.

–                           Inđônêxia là nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới, có lẽ tại Đông Nam Á, Mỹ chú trọng quan hệ với Inđônêxia hơn là với Việt Nam  phải không?

+  Mỗi nước có một điểm quan trọng đặc biệt, Inđônêxia là nước Hồi giáo lớn, nên Mỹ chú trọng quan hệ với họ, sau một thời gian căng thẳng, bây giờ quan hệ giữa hai nước đã trở lại bình thường. Về phần Việt Nam, Việt Nam có một vị trí chiến lược rất đặc biệt bởi vì gần ngay Trung Quốc.

–                           Có phải vì đã tương đối rảnh tay hơn ở Irắc và Ápganixtan nên gần đây Mỹ quan tâm đến vùng Đông Nam Á nhiều hơn không?

+  Mỹ bắt đầu chú trọng Đông Nam Á từ cuối thời của Tổng thống Bush và đến thời Tổng thống Obama đã có những tín hiệu và hành động rõ rệt hơn. Gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates có nói rõ dù có cắt giảm ngân sách thì sự quan tâm đến Biển Đông cũng không thay đổi.

–                           Liệu Việt Nam có thể trông đợi vào sự hỗ trợ của Mỹ không?

+  Về vấn đề Biển Đông thì giữa Việt Nam và Mỹ có mối quan tâm chiến lược chung. Việt nam quan tâm đến vấn đề bị Trung Quốc lấn lướt trên Biển Đông, còn Mỹ thì không muốn Trung Quốc biến Biển Đông thành cái hồ của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc chế ngự được Việt Nam thì triển vọng đấy nhiều hơn. Vì thế, hai bên có quyền lợi chung như vậy, còn việc giúp đỡ đến đâu thì tuỳ thuộc quyền lợi của hai bên, tuỳ thuộc cả vào thái độ của Trung Quốc.

–                           Bây giờ, đặt giả thiết nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam thì phản ứng sẽ như thế nào?

+  Nếu xảy ra như vậy thì Mỹ chưa chắc sẽ can thiệp bằng quân sự, chỉ có thể lớn tiếng phản đối, các nước Đông Nam Á cũng vậy. Nếu Trung Quốc làm việc đó thì nền ngoại giao của Trung Quốc trong Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng, thiệt hại rất nhiều, sẽ bị lên án trên toàn thế giới.

–                           Dù hải quân Trung Quốc có mạnh hơn, chiếm đựơc các đảo của Việt Nam đi nữa thì theo giáo sư, đó là một hành động “lợi bất cập hại” phải không?

+  Điều đó còn tuỳ vào sự tính toán của Trung Quốc, nếu Trung Quốc chiếm hiết đảo thì Việt Nam thiệt hại rất lớn về mọi phương diện. Việc chiếm đảo của Trung Quốc chắc chắn sẽ gây mâu thuẫn và bộ mặt của Trung Quốc trên thế giới với khẩu hiệu “Phát triển hoà bình” không còn được người ta tin tưởng nữa, và các quốc gia Đông Nam Á chắc chắn sẽ ngày càng nghiêng về Mỹ để chống lại Trung Quốc. Vậy là, có thể Trung Quốc sẽ thắng lợi về quân sự nhưng thiệt hại về ngoại giao, chính trị, và có thể là cả kinh tế nữa.

–                           Bên cạnh việc củng cố sự hiện diện của quân đội ở Đông Nam Á thì Mỹ có thể nghĩ đến việc hỗ trợ các nước nhỏ trong vùng để tự vệ không?

+  Vào tháng 7/2009, trong cuộc thuyết trình trước quốc hội, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, cũng như Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đều nói rằng đang tìm cách tăng cường liên lạc đối tác về phương diện chiến lược với các quốc gia Đông Nam Á. Chúng ta thấy rằng quan hệ đã được tăng cường rất nhiều.

–                           Trong sự kiện Biển Đông vừa rồi, có vẻ là Việt Nam bị cô lập phải không?

+  Tôi không nghĩ Việt Nam bị cô lập. Trong sự kiện vừa rồi, Việt Nam là nạn nhân, các quốc gia đều nghĩ Trung Quốc có thể đe doạ Việt Nam thì cũng có thể đe doạ mình vì vậy khối ASEAN chắc chắn phải lên tiếng, Mỹ chắc chắn phải có phản ứng./.

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Thẻ: , , , , , , , , , | 3 Comments »

ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC TRUNG QUỐC-ĐÔNG NAM Á: ĐỘNG LỰC VÀ RỦI RO

Posted by adminbasam trên 23/05/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC TRUNG QUỐC-ĐÔNG NAM Á: ĐỘNG

LỰC VÀ RỦI RO

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Hai, ngày 23/05/2011

TTXVN (Bắc Kinh 15/5)

Ngày 29/4, tạp chí “Thời báo Hoàn Cầu” (Trung Quốc) đăng bài viết “Động lực và rủi ro khi đường sắt cao tốc Trung Quốc tiến vào Đông Nam Á”, có nội dung chính như sau:

 

Mạng lưới đường sắt cao tốc Trung Quốc – Đông Nam Á, bao gồm tuyến Tâu từ Côn Minh (Trung Quốc) – Rănggun (Mianma) và tuyến Trung từ Côn Minh – Viêng Chăn – Băng Cốc – Cula Lămpơ – Xinhgapo. Các dự án liên quan hai tuyến đường sắt cao tốc này đều bắt đầu được khởi công xây dựng trong năm 2011. Còn tuyến Đông từ Trung Quốc – Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh – Phnôm Pênh – Băng Cốc hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.

Động lực chủ yếu trong việc xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc Trung Quốc – Đông Nam Á xuất phát từ những phương diện sau:

Thứ nhất, Trung Quốc tích cực mở rộng đầu tư ra bên ngoài. Hiện nay, Trung Quốc đã tiến vào giai đoạn vốn nhà nước cần phát triển, xuất khâu quy mô lớn ra bên ngoài, các dự án xây dựng đường sắt cao tốc tại nước ngoài (bao gồm cung cấp kỹ thuật, thiết bị, nguồn nhân lực, tiền vốn) là một lĩnh vực mới của các doanh nghiệp Trung Quốc “đi ra ngoài”. Việc khai thông một số tuyến đường sắt cao tốc trong nước và tiếp tục triển khai xây dựng nhiều tuyến đường sắt khác cũng là nhằm tích luỹ kinh nghiệm trong xây dựng đường sắt cao tốc của Trung Quốc, đồng thời từng bước hình thành thương hiệu cho ngành đường sắt cao tốc Trung Quốc trên quốc tế.

Thứ hai, nhân tố địa kinh tế và địa chính trị. Trung Quốc có thể thông qua việc kết nối đường sắt cao tốc với đa số các quốc gia Đông Nam Á để hình thành mạng lưới giao thông chặt chẽ hơn, nâng cao hiệu suất vận chuyển hành khách, hàng hoá giữa các nước, đồng thời thuận tiện cho các nước tiếp cận, mở rộng thị trường của nhau. Nhờ vào mạng lưới đường sắt cao tốc, Trung Quốc và 3 nước Đông Nam Á là Thái Lan, Malaixia và Xinhgapo đều có thể xây dựng mối quan hệ kinh tế chặt chẽ. Tuyến Đông mặc dù vẫn chỉ là một ý tưởng và đang trong quá trình nghiên cứu, nhưng do nó tiếp giáp với khu vực duyên hải phía Đông có kinh tế phát triển của Trung Quốc, vì vậy giá trị kinh tế rất lớn, các nước dọc theo tuyến đường sắt này đều có thể thu được nhiều lợi ích, chính vì vậy sau này vẫn có tính khả thi trong việc xây dựng tuyến đường sắt này (năm 2010, Quốc hội Việt Nam đã phủ quyết kế hoạch cùng Nhật Bản xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam với giá thành đắt đỏ).

Ngoài ra, việc xây dựng tuyến Tây giữa Trung Quốc và Mianma sẽ phát huy vai trò tích cực cho sức mạnh kinh tế và chiến lược của Trung Quốc hướng tới khu vực Ấn Độ Dương, đồng thời vận chuyển năng lượng và các loại hàng hoá quan trọng khác của Trung Quốc trước đây phải đi qua eo biển Malắcca và Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), nay có thể trực tiếp cập cảng Mianma, sau đó thông qua đường sắt cao tốc vận chuyển vào nội địa Trung Quốc.

Thứ ba, tính toán lợi ích của các quốc gia Đông Nam Á liên quan. Cùng với việc cải tiến hệ số an toàn, giá thành xây dựng và vận hành, đường sắt cao tốc vẫn có những ưu thế đặc biệt so với các phương thức vận tải giao thông khác. Ở một số quốc gia Đông Nam Á để phát triển thị trường nội khối và với Trung Quốc, đã hình thành quan hệ vận chuyển hàng hoá và vận chuyển hành khách ngày càng chặt chẽ hơn, nhu cầu đối với mạng lưới đường sắt cao tốc là hiện thực. Trong hệ thống mạng lưới đường sắt cao tốc Đông Nam Á, tuyến đường sắt cao tốc Băng Cốc và Cuala Lămpơ chiếm vị trí then chốt, cũng đang cố gắng thông qua việc xây dựng nhiều tuyến đường sắt cao tốc trong nước, để tăng cường liên kết với các khu vực xung quanh. Ngoài ra, các quốc gia Đông Nam Á liên quan còn hy vọng thông qua việc xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng khác, tạo động lực lớn hơn cho phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng buộc phải tính toán tới nhữgn mối rủi ro liên quan, trong đó nổi lên một số rủi ro sau:

Thứ nhất, rủi ro tài chính. Trung Quốc xuất khẩu các dự án đường sắt cao tốc sang các quốc gia Đông Nam Á và áp dụng sách lược giá rẻ, nên tồn tại rủi ro tài chính. Các dự án đường sắt cao tốc, ngoài giá thành xây dựng khổng lồ, chi phí sau xây dựng như vận hành, bão dưỡng, duy tu, an toàn… cũng cao hơn nhiều so với đường sắt thông thường, chính vì vậy giá thành vận chuyển hành khách và hàng hoá cũng tương đối cao, các quốc gia Đông Nam Á có thể thích ứng được với dịch vụ cao như vậy hay không, giai đoạn kinh doanh mô hình “BOT” (“xây dựng – kinh doanh – chuyển giao” là một hình thức để các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ công cộng cho xã hội) có thể thu hồi vốn đầu tư ban đầu hay không và khả năng thua lỗ như thế nào, đều là những vấn đề cần phải tính toán kỹ.

Ngoài ra, tiết kiệm về mặt thời gian của đường sắt cao tốc đối với vận chuyển hành khách có giá trị lớn, nhưng đối với vận chuyển hàng hoá lại có giá trị tương đối nhỏ (duy chỉ có vận chuyển hàng hoá thông qua tuyến Tây giữa Trung Quốc và Mianma là có giá trị tương đối lớn, vì có thể rút ngắn đáng kể khoảng cách vận chuyển), trong khi đó thu nhập mong đợi của tuyến đường sắt cao tốc Trung Quốc-Đông Nam Á sẽ chủ yếu đến từ vận chuyển hnàh khác (vận chuyển hàng hoá bình thường vẫn có thể lựa chọn các hình thức vận chuyển khác với chi phí thấp hơn), vậy thì quy mô hạn chế về nhóm người có mức thu nhập trung bình và trên trung bình của các quốc gia Đông Nam Á có thể là nguồn hành khách ổn định cho đường sắt cao tốc hay không cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Thứ hai, rủi ro giữa chính phủ và chính trị liên quan. Phương diện hợp tác đường sắt cao tốc giữa Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á liên quan vẫn tồn tại sự khác biệt về quy hoạch tuyến đường sắt cao tốc song phương (như dự án đường sắt cao tốc từ Băng Cốc, Thái Lan đến thành phố công nghiệp ven biển Rayong, phía Đông Thái Lan; dự án đường sắt cao tốc từ Cuala Lămpơ, Malaixia đến thành phố cảng Kuantan), đối với phương thức hợp tác thậm chí cả tốc độ vận hành của tàu cũng có những ý kiến bất đồng. Ngoài ra, một số quốc gia Đông Nam Á vẫn tồn tại tâm lý đề phòng, cảnh giác Trung Quốc và tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, chính trị đảng phái, phong trào công nhân, phong trào bảo vệ môi trường… những rủi ro này đều có thể làm cho thời gian luận chứng kéo dài, thi công đình trệ.

Thứ ba, rủi ro kỹ thuật. Việc thi công đường sắt cao tốc và các nguyên nhân khác sau khi hoàn thành địa lý, khí hậu, thông tin liên lạc, chuyển giao kỹ thuật… đều có thể nảy sinh những rủi ro về kỹ thuật và an toàn, Trung Quốc cần phải làm tốt mọi sự chuẩn bị.

Thứ tư, rủi ro về sở hữu trí tuệ. Kỹ thuật, thiết bị đường sắt cao tốc của Trung Quốc xuất khẩu ra nước ngoài có gặp phải kiện tụng hay không cũng có thể là một rủi ro trong quá trình xuất khẩu đường sắt cao tốc ra bên ngoài.

Tóm lại, ưu thế của các doanh nghiệp đường sắt cao tốc Trung Quốc chủ yếu có thể nhận được sự ủng hộ to lớn của chính phủ trên các mặt như tiền vốn, nghiên cứu phát triển kỹ thuật công nghệ, nhưng liên quan đến phương diện hợp tác đường sắt với bên ngoài phải tránh tâm lý muốn làm ngay, bệnh thành tích công trình, đồng thời phải tiếp tục giải quyết vấn đề sở hữu trí tuệ của bản thân doanh nghiệp, kiểm tra đánh giá kỹ lưỡng các rủi ro từ bên ngoài. Về tổng thể, nếu mạng lưới đường sắt cao tốc Trung Quốc-Đông Nam Á có thể được xây dựng như ý muốn, thì nó sẽ làm cho mối liên kết nội khối cảu khu vực này về kinh tế, nhân khẩu, xã hội càng chặt chẽ hơn, nâng cao vai trò kinh tế, chính trị và sức ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này./.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2011, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Quan hệ quốc tế, Trung Quốc | Thẻ: , | Leave a Comment »

Chính sách ngoại giao “Mèo trắng, mèo đen” của Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 02/08/2009

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Chính sách ngoại giao

“Mèo trắng, mèo đen” của Trung Quốc

Tài liệu tham khảo đặc biệt *

Thứ Hai, ngày 20-7-2009

Bình luận về chính sách ngoại giao của Trung Quốc đối với các nước láng giềng đồng minh, mạng Foreignpolicy.com đăng bài viết của Wen Liao cho rằng ngày nay, hình như câu nói nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình “mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột” đang được Trung Quốc áp dụng với các nước láng giềng theo cách “dù là dân chủ hay chuyên chế miễn là nước đó bảo vệ lợi ích của Trung Quốc”.


Giả thuyết đơn giản này giúp giải thích tại sao sau nhiều năm làm việc với chính quyền quân sự Myanma, Trung Quốc giờ đây có thể tìm cách thay đổi chiến thuật. Điều này không có nghĩa là Trung Quốc lo ngại một chính phủ như vậy là đáng nghi ngờ về mặt tinh thần mà vì họ lo ngại các nhà lãnh đạo Myanma không đủ năng lực điều hành và tình trạng bất ổn định ở nước này có thể dẫn đến những hậu quả không hay cho vận may của chính họ. Từ phía bên kia hàng rào của các nước láng giềng, Trung Quốc trông giống như một bá chủ đang nổi lên, muốn tỏ rõ sức mạnh của mình. Sự can thiệp có tính quyết định của họ trong việc ủng hộ chính phủ trong cuộc nội chiến vừa kết thúc tại Srilanka – một nước bên ngoài vùng ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc – dường như chứng tỏ điều này.

Tuy nhiên, nhìn từ Bắc Kinh, chính các đồng minh của Trung Quốc thỉnh thoảng lại như những con ngựa bất kham. Đặc biệt là hai nước được coi là phụ thuộc Trung Quốc (Bắc Triều Tiên và Myanma) đã làm cho Trung Quốc có cảm giác ngoài tầm kiểm soát, lo ngại rằng bất kỳ một sự mất ổn định nào ở bên ngoài cũng có thể làm đổ vỡ sự ổn định về chính trị mong manh bên trong của Trung Quốc. Như phản ứng nhanh chóng của Trung Quốc trước tình trạng mất ổn định ở Tân Cương cho thấy rõ rằng không gì có thể làm cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc bị hoảng hốt hơn khả năng xảy ra các bất đồng khu vực và biên giới kích động sự bất ổn định ở bên trong. Với khoảng 200 người thiệt mạng trong các cuộc bạo động gần đây ở Tân Cương, hơn bao giờ hết Trung Quốc nhận thấy các nước láng giềng không ổn định và nguy cơ của dòng người tị nạn nguy hiểm. Vì thế, toan tính đằng sau chiến lược an ninh khu vực của Trung Quốc là rất rõ ràng: Nếu hòa bình và thịnh vượng của các nước láng giềng của Trung Quốc không được bảo đảm, thì hòa bình, thịnh vượng và sự đoàn kết trong nội bộ Trung Quốc cũng bị lâm nguy. Mệnh lệnh chiến lược này nổi lên sau thắng lợi tương đối của Trung Quốc trong việc tránh được cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và 1998. Kinh nghiệm này đã giành được sự tôn trọng trong khu vực và Trung Quốc bắt đầu tăng cường các mối quan hệ với khu vực Đông và Đông Nam châu Á, đặc biệt là các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trung Quốc đồng ý giải quyết những bất đồng về lãnh thổ với các nước ASEAN thông qua cơ chế hòa giải tập thể. Nước này cũng đã ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác của ASEAN, cam kết không bao giờ sử dụng vũ lực chống lại các nước thành viên ASEAN. Đó là cơ cấu rất phù hợp với Trung Quốc từ trước tới nay, trừ hai ngoại lệ Bắc Triều Tiên và Myanma.

Trong trường hợp đầu, sự tồn tại của chế độ Bắc Triều Tiên là mục tiêu hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Bắc Kinh lo ngại làn sóng tị nạn không tránh khỏi sẽ tràn qua biên giới đổ vào nước họ sau sự sụp đổ của nước này. Hơn nữa, một bán đảo Triều Tiên bị chia rẽ phù hợp với mục đích của Trung Quốc, vì một bán đảo Triều Tiên thống nhất có thể trở thành một “thách thức lớn” khác của khu vực, ngang tầm với Nhật Bản. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc tham gia tiến trình đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên do họ lo ngại các biện pháp trừng phạt của phương Tây có thể phá huỷ nền kinh tế dễ đổ vỡ của Bắc Triều Tiên. Giống như một ngân hàng quá lớn không thể để phá sản, Bắc Triều Tiên tạo ra một mối đe doạ kinh hoàng cho Trung Quốc nếu Bắc Kinh gây sức ép quá mạnh đối với nhà lãnh đạo Kim Chính Nhật. Vì thế, ảnh hưởng của Trung Quốc dường như không có hiệu quả lắm.

Bực bội khi cảm thấy bị ràng buộc với Bắc Triều Tiên, Trung Quốc muốn ngăn chặn một nước khác là Myanma, và không để cho nước này có được một động lực như vậy. Mặc dù Myanma nằm trong cái gọi là chính sách “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc, với nỗ lực nhằm xây dựng các căn cứ hải quân và tình báo xung quanh Ấn Độ Dương, song lợi ích của nước này đang bị đe doạ. Những tuần gần đây, Trung Quốc đang lén lút thăm dò xem liệu nhà lãnh đạo đối lập đang bị cầm tù Aung San Suu Kyi có khả năng lãnh đạo Myanma như một người đáng tin cậy và dễ uốn nắn hơn chính quyền quân sự hiện nay hay không.

Tình hình hiện nay cho thấy biên giới không có luật pháp của Myanma cho phép tất cả các tệ nạn độc hại – không chỉ sự nổi dậy mà còn ma tuý và AIDS – xâm nhập vào Trung Quốc. Buôn bán thuốc phiện và ma túy tràn vào Trung Quốc, một phần do các tướng lĩnh cầm quyền Myanma thúc đẩy, phần khác được tiến hành bởi quan nổi loạn mà chính quyền quân sự không chế ngự được trong cuộc chiến kéo dài mấy thập kỷ nay, đẩy nạn nghiện ngập ma túy vào các thành phố miền Nam của Trung Quốc, nơi các dân tộc thiểu số đang sống thành từng nhóm.

Rõ ràng, Myanma là một đối tác không đáng tin cậy của Trung Quốc. Cho tới nay, chính quyền quân sự đang dần suy sụp đã tồn tại trong sự rạn nứt của hệ thống quốc tế, nhất là những nhóm quyền lực được hình thành trong sự nghi kỵ lẫn nhau của các nước láng giềng khổng lồ, Trung Quốc và Ấn Độ, và nền văn hóa bị trói buộc ASEAN. Thực ra, Trung Quốc từng lặng lẽ giang tay cứu giúp phe đối lập Myanma. Năm ngoái, trong các cuộc biểu tình phản đối do các nhà sư tiến hành ở Myanma, Trung Quốc đã nhắc lại lời kêu gọi kiềm chế và ủng hộ việc đặc phái viên đặc biệt của Liên hiệp quốc đến nước này. Hai tháng trước, Trung Quốc đã ký một kiến nghị chung EU-ASEAN kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi. Giờ đây, Trung Quốc lại đứng sau nỗ lực của Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đòi chấm dứt việc giam giữ tại gia Aung San Suu Kyi. Trung Quốc dường như muốn thăm dò liệu có thể có sự lựa chọn nào đó hay không.

Bài báo kết luận: Mỹ và Anh ủng hộ một cách chiến thuật Nam Phi với tình trạng phân biệt chủng tộc vì họ lo ngại tình trạng hỗn loạn sẽ nổ ra nếu quyền lực được trao cho đa số người da đen ở nước này. Tuy nhiên, khi nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Nelson Mandela nổi lên từ nhà tù, ông đã định hình một chế độ đề ra sự bảo vệ lâu dài tốt hơn cho các quyền lợi của Mỹ và Anh so với chế độ Aparthei trước đây. Đối với Trung Quốc, Aung San Suu Kyi có thể tạo ra một chế độ an toàn tương tự thay cho chế độ quân sự đang suy yếu. Ít nhất, như Đặng Tiểu Bình nói, Aung San Suu Kyi có thể là “con mèo có giá” ở sân sau của Trung Quốc.

* Nguồn: China’s Black Cat, White Cat Diplomacy.

Posted in Trung Quốc | Thẻ: , , | 4 Comments »

”Bất ổn được che đậy” trên Biển Đông đã lộ rõ

Posted by adminbasam trên 26/07/2009

BBC Worldwide Monitoring

Hãng thông tấn của Trung Quốc cho rằng “bất ổn được che đậy” trên Biển

Nam Trung Hoa nay đã lộ rõ

Bản tin của Hãng thông tấn Zhongguo Tongxung She đóng tại Hong Kong

Thứ Bảy, ngày 25-7-2009

 

Bắc Kinh, 13-7 (ZTS) – Vấn đề Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] có một lịch sử dài lâu. Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã cam kết giải quyết vấn đề này trong một thái độ ôn hòa và đã cố gắng gian khổ để kiến tạo nên môi trường xung quanh ổn định và hòa bình. Hoàn cảnh hiện nay trong toàn khu vực Biển Nam Trung Hoa là tương đối ổn định. Tuy nhiên, những nan đề ẩn khuất đã trở nên dễ nhận thấy.

Trong số ra mới đây nhất của tờ “World Vision” đã dẫn lời Chủ tịch Viện Nghiên cứu Hải Nam về Biển Nam Trung Hoa, nói rằng những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú trên Biển Nam Trung Hoa và vị trí chiến lược quan trọng của vùng biển này trong vai trò là một tuyến hải hành đã làm cho Biển Nam Trung Hoa trở thành một tâm điểm cho cuộc tranh đua nóng bỏng đối với tất cả các bên trong tương lai. Tranh cãi về Biển Nam Trung Hoa liên quan tới Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực (ví như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Bruney). Song, các quốc gia ở xa vùng biển này – ví dụ như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ – cũng đã hăng hái can dự vào cuộc tranh chấp. Khu vực này vẫn còn ổn định, giờ đây phải chịu ảnh hưởng của nhiều bên. Các quốc gia láng giềng trong khu vực đã theo đuổi một chiến lược rất rõ ràng trong vấn đề Biển Nam Trung Hoa: làm phức tạp vấn đề Nam Sa [Trường Sa] đến mức đẩy Trung Quốc vào giữa tình thế đặng chẳng đừng và quá quắt đối với Trung Quốc tới mức phải giải quyết vấn đề này ngay tức khắc.

Việc phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên đã gây nên cuộc đua tranh nổi lên trên Biển Nam Trung Hoa

“Tranh chấp ở Nam Sa quanh vấn đề chủ quyền quần đảo này và quyền pháp lý của vùng biển này, thực chất, là một sự câu kết quanh những lợi ích chiến lược và đua tranh đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên,” theo nhận xét của Chủ tịch Wu Shicun. Các quốc gia quanh Biển Nam Trung Hoa đã đẩy mạnh việc thăm dò và khai thác dầu lửa và khí gas tự nhiên, đã công khai mời chào đấu giá, và mời các công ty dầu quốc tế tới khai thác. Các nước láng giềng trong khu vực đã khai thác được ít nhất là 50 triệu tấn dầu lửa mỗi năm từ Biển Nam Trung Hoa,  bằng với sản lượng hàng năm của mỏ dầu Daqing. Các quốc gia trong khu vực đã mâu thuẫn với nhau trong việc phân chia Biển Nam Trung Hoa – một khu vực cho thấy có các mỏ dầu chồng lấn lên nhau. Các nước này tiếp tục bành trướng phạm vi khai thác của mình, mà phần lớn trong số đó là nằm bên trong phạm vi đường ranh giới truyền thống của Trung Quốc.

Chuyên gia về quan hệ quốc tế, Giáo sư Feng Yongfu tin rằng Trung Quốc – với tư cách là một cường quốc lớn trong khu vực – cần phải giữ vị thế vượt trội trong khu vực này. Trung Quốc không nên ngồi chờ các nước khác thực hiện các kế hoạch khai thác chung những nguồn tài nguyên này. Thay vào đó, Trung Quốc cần phải có sáng kiến đề xuất và thực hiện một kế hoạch chứng tỏ sự hiện diện của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở Nam Hải, trong tiến trình khai thác tài nguyên thiên nhiên trên Biển Nam Trung Hoa.

Những thái độ của các cường quốc lớn xứng đáng với mối quan tâm của chúng ta

Mới đây, tất cả các nước phía đông nam trừ Indonesia – như Philippines, Malaysia và Việt Nam – đã thiết lập các cơ quan đặc biệt nhằm bảo vệ các quyền lợi trên biển của họ và thậm chí đã sử dụng lực lượng quân sự kiểm soát các vùng biển liền kề. Vào cuối năm ngoái, chính phủ Indonesia đã lập một nha đặc biệt thực hiện các vụ bắt giữ nằm trong Bộ Hàng hải và các Vấn đề về Nghề cá. Cơ quan này đã được trang bị gần 30 chiếc tàu giám sát và với một viên tướng hải quân nhằm phối hợp tất cả các bên trong các hoạt động. Những chiếc tàu của cơ quan này đã nhiều lần xâm phạm các vùng lãnh hải truyền thống của Trung Quốc để bắt giữ và đẩy đuổi các tàu cá của Trung Quốc. Theo tờ International Herald Tribune, các nước này đã bắt giữ ngư dân Trung Quốc đang đánh bắt cá hợp pháp trong những vùng biển này và đã phóng thích họ; điều này đã tái phạm lặp đi lặp lại nhiều lần. Nó đã biểu lộ thực sự sự kiểm soát và quyền pháp lý của họ trên vùng biển này; và tiêu biểu cho một dạng tuyên bố chủ quyền tối cao theo ý họ.

Thái độ của các cường quốc lớn trên thế giới như Hoa Kỳ và Úc – là xứng với sự chú ý của chúng ta. Theo tờ Kuala Lumpur Security Review, vị chỉ huy lực lượng phòng thủ, Thống chế Không quân Anggus Houston, đã tuyên bố với tạp chí này rằng mối quan tâm của nước Úc ở Biển Nam Trung Hoa nằm trong việc duy trì sự ổn định trên khắp khu vực, trong đó có quần đảo Nam Sa, vì vậy mà tuyến hải hành này – cũng là một trong những tuyến đường biển có tầm quan trọng toàn cầu – có thể tiếp tục được mở ngỏ và tự do sử dụng. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates mới đây đã nói rằng vị thế của Hoa Kỳ trong cuộc tranh cãi quanh vấn đề chủ quyền của Quần đảo Nam Sa là: “Hoa Kỳ không có bất cứ thái độ nào.” Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã gửi bốn tàu chiến được trang bị hệ thống phòng vệ tới hướng dẫn một cuộc tập trận chung với các quốc gia Đông Nam Á trên Biển Nam Trung Hoa, là hoạt động hiếm khi xảy ra trước đây.

Theo tạp chí này, phạm vi hoạt động của Malaysia trong cuộc diễn tập này đã bắt đầu trong 10 ngày cuối tháng Sáu. Trong hoạt động này, Hoa Kỳ đã gửi tới 1.600 sĩ quan và binh lính, hai tàu chiến được trang bị hệ thống phòng vệ tổng hợp – mà Trung Quốc gọi là “Xiafei” và “Zhongyun” – những phi cơ săn tàu ngầm cũng như những loại chiến đấu cơ F/A-18 Hornet. Vào ngày 28 tháng Sáu, những chiến hạm từ Hoa Kỳ và Malyasia đã tiến vào Biển Nam Trung Hoa và hướng dẫn một cuộc tập luyện theo đội hình. Các chuyên gia về tàu chiến Hoa Kỳ nói rằng ý nghĩa của sự có mặt của các chiến hạm được trang bị hệ thống phòng vệ của Hoa Kỳ ở Biển Nam Trung Hoa cho thấy rằng một khi có một cuộc chiến tranh nổ ra, chiến hạm Hoa Kỳ có thể tạo nên một chiến khiên phòng thủ trên không ở Biển Nam Trung Hoa.

Nguồn: Hãng thông tấn Zhongguo Tongxun She, Hong Kong, Trung Quốc ngày 13-7-2009

Hiệu đính: Trần Hoàng

——————–

 

BBC Worldwide Monitoring

July 25, 2009 Saturday

Chinese agency says “hidden trouble” in South China Sea becomes

prominent

Text of report by Hong Kong-based news agency Zhongguo Tongxun She

Beijing, 13 July (ZTS) – The South China Sea issue has a long history. The Chinese government has long been engaged in resolving the issue in a peaceful manner and has tried hard to create peaceful and stable surroundings. The current overall situation in the South China Sea is comparatively stable. However, hidden problems have become prominent.

The most recent issue of “World Vision” cited the President of Hainan Research Institute for the South China Sea [HRISCS], saying that abundant natural resources in the South China Sea and the important strategic position of this sea as a maritime passage have made the South China Sea a point for heated competition for all prospective parties. The South China Sea dispute involves China and its neighbors in the region (such as Vietnam, the Philippines, Malaysia and Brunei). However, countries beyond this area – such as the United States, Japan and India – have also actively engaged in the dispute. This area remains stable, yet influenced by multiple parties. Neighboring countries in the area follow a very clear strategy on the South China Sea issue: complicate the Nansha issue so as to force China between a rock and a hard place and make it impossible for China to resolve the issue immediately.

Natural resource development has made competition for South China Sea prominent.

“The Nansha dispute over the sovereignty of islands and the jurisdiction of the sea is, in essence, a collusion of strategic interests and competition for natural resources,” said President Wu Shicun. Countries around the South China Sea have stepped up their exploration and development of oil and natural gas, have openly invited bidding, and have invited international oil companies to develop. Neighboring countries get at least 50 million tons of petroleum from the South China Sea per year, equal to the annual output of the Daqing Oilfield. Neighboring countries in the region have already divided the South China Sea among themselves – an area characterized by overlapping oilfields. These countries have continuously expanded their scope of exploration, the majority of which lies within China’s traditional border.

International affairs specialist Prof. Feng Yongfu believes that China – as the large power in this area – should hold the dominant position in this area. China should not sit by and wait for foreign countries to execute plans for the joint development of resources. Instead, China should take the initiative to propose and execute a plan to demonstrate the presence of China in the Nanhai dispute, in the course of natural resource development in the South China Sea.

Attitudes of large powers deserve our attention.

Currently, all countries in the southeast but Indonesia-such as the Philippines, Malaysia and Vietnam – have set up special agencies to defend their marine rights and have even used military force to control neighboring sea areas. At the end of last year, the Indonesian government set up a special bureau of arrests within the Ministry of Maritime and Fisheries Affairs. This bureau was equipped with nearly 30 supervisory ships and with one rear admiral coordinating all sectors during operations. Vessels of this bureau have broken into China’s traditional maritime territories many times to seize and suspend Chinese fishing boats. According to the International Herald Tribune, these countries arrested Chinese fisherman who were fishing there legally and released them; this has occurred repeatedly. This has actually demonstrated their control and jurisdiction over this maritime area; and represents a kind of sovereignty oath to their belief.

The attitude of large international powers such as the United States and Australia – deserves our great attention. According to the Kuala Lumpur Security Review, the chief of the defense force, Air Chief Marshal Angus Houston, told the magazine that Australia’s interest in the South China Sea lies in maintaining wider stability in this region, including the disputed Nansha Islands, so that this sea passage – which is also one of important global maritime passages – can continue to be open and in free use. US Defense Secretary Robert Gates recently said that the US position in the dispute over the sovereignty of the Nansha Islands is: “The United States does not have any position.” However, the United States sent four Aegis-equipped warships to conduct a joint military practice session with Southeast Asian countries in the South China Sea, which has rarely happened before.

According to this magazine, the Malaysian stage of this practice session began in the last 10 days of June. During this stage, the United States sent 1,600 officers and soldiers, two Aegis-equipped warships – “Xiafei” [pinyin] and “Zhongyun” [pinyin] – P3C anti-submarine patrol airplanes as well as F/A-18 Hornet airplanes to the practice session. On 28 June, warships from the United States and Malaysia gathered in the South China Sea and conducted a fleet formation drill. US warship specialists said that the significance of the presence of US Aegis-equipped warships in the South China Sea is that once a war breaks out, the US warships may create an anti-air shield in the South China Sea.

Source: Zhongguo Tongxun She, Hong Kong, in Chinese 13 Jul 09

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Hoa Kỳ trở lại châu Á

Posted by adminbasam trên 24/07/2009

South China Morning Post

Hoa Kỳ trở lại châu Á, Ngoại trưởng Clinton tuyên bố

Washington bênh vực cho các mối quan hệ cũ, tiến tới với những mối quan hệ mới nhằm đối chọi với ảnh hưởng của Bắc Kinh

Greg Torode, Trưởng đại diện tại Á châu

Ngày 23-7-2009

 

Bài phát biểu hôm qua của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hyllary Rodham Cllinton về khu vực này rằng “Hoa Kỳ đang trở lại” có thể có ý nghĩa nhiều hơn là một lối cường điệu về động thái đó – mặc dù nó vẫn được củng cố bằng những khuynh hướng mang tính chiến lược được thực hiện khắp khu vực Đông nam Á.

Bằng việc Bắc Kinh đang có những mối quan hệ được cải thiện với lần lượt từng quốc gia Đông nam Á trong khoảng một thập kỷ qua, thì Washington cảm thấy đã đến lúc phải “cân bằng lại”, và lặng lẽ tranh thủ các mối quan hệ hữu nghị mới và ve vãn các đồng minh cũ lần nữa.

Sự hiện diện của bà Clinton tại hội nghị thường niên của khối Asean nổi tiếng thiếu sinh lực đơn thuần là một dấu hiệu cho những bước phát triển đó.

Nếu như xu hướng này là hiển nhiên trong suốt những năm tháng suy tàn dưới nhiệm kỳ tổng thống George W. Bush, thì nó đang được gia tăng xung lượng dưới chính quyền Tổng thống Barack Obama. Những mối gắn kết từ lâu với Indonesia, Thái Lan và Malaysia đang được đánh bóng, trong khi những mối quan hệ với Việt Nam, từng là một kẻ thù cay nghiệt, đang nồng ấm đáng chú ý.

Washington cũng đang xem xét lại cách tiếp cận của mình với những viên tướng lĩnh ngoan cố cai trị Myanma và đang tìm cách làm sao gần gũi hơn với khu vực này nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong chế độ cai trị khó chịu nhất ở Đông nam Á đó. Thêm nữa, nhìn chung Hoa Kỳ đang cố gắng lưu lại trên sân khấu khu vực này, để cuối cùng tiến tới ký kết Hiệp ước Hợp tác và Hữu nghị với Hiệp hội Các quốc gia Đông nam Á – một cam kết giúp giải quyết các tranh chấp trong khu vực một cách hòa bình.

“Thông điệp mà chúng tôi đang nhận được từ khu vực này là đã đến lúc,” một quan chức trong chính phủ Obama tuyên bố. “Không có nước nào mang ý muốn quay lưng lại với Trung Quốc, song chúng tôi đang nhận được cảm giác mạnh mẽ rằng họ muốn cân bằng lại.

“Họ biết Hoa Kỳ vẫn quan trọng về lâu dài và đang vươn tay ra xa hơn và chúng tôi đang cố gắng đảm bảo chắc chắn là chúng tôi đáp ứng nhiệt tình. Đây là một cơ hội mà chúng tôi không thể bỏ lỡ.”

Cuộc trò chuyện riêng với các nhà ngoại giao kỳ cựu của Đông nam Á và các câu chúc tụng xã giao sẽ để lại tiếng vang. Trong một thế giới đa phương thì điều này là quan trọng để thông cảm được với tất cả các cường quốc trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bất cứ mối quan hệ nào với một cường quốc mới đang nổi lên, ví như Trung Quốc, đều phải được cân bằng với một nguồn sức mạnh truyền thống, là Hoa Kỳ.

“Để cho một khu vực được ổn định trong tương lai, chúng ta sẽ cần tới cả hai và tôi nghĩ hai gã lớn đầu này đều hiểu được điều đó,” một phái viên của Thái Lan nhận xét.

Tuy nhiên, các nước khác thì thẳng thừng hơn, họ khơi gợi rằng Trung Quốc đã mạo hiểm khi sơn phết che giấu bàn tay mình sau một thập kỷ được tín nhiệm. Xác nhận mới đây của Bắc Kinh đối với các yêu sách chủ quyền bao quát rộng lớn trên Biển Đông [Biển Nam Trung Hoa] là một ví dụ như vậy.

Cam kết của Hoa Kỳ trong khu vực này tỏ rõ sắc thái cao độ đem đến tính đa dạng về chính trị và văn hóa của nó.

Mối quan hệ với Indonesia – một câu chuyện thành công về dân chủ đáng kinh ngạc – là một sự đảm bảo chắc chắn cho việc thu hút sự chú ý đáng kể trong nửa năm sau này. Washington hăng hái loan báo tính hiệu quả của nước này không phải chỉ là một quốc gia Hồi giáo đông dân nhất trên thế giới mà còn nằm trong số nước ôn hòa nhất và là đất nước đã xử lý thành công chủ nghĩa khủng bố. Phần cuối của kịch bản đó rõ ràng đang được viết lại trong sự phục hồi các cuộc đánh bom ở Jakarta vào tuần trước.

Tiếp theo là tác dụng đòn bẩy độc nhất vô nhị từ ông Obama, người đã trải qua một phần thời thơ ấu của mình tại Jakarta và như một hệ quả, người ta có thể cho rằng ông là chính khách gần gũi với quần chúng nhất tại đất nước này.

Ông Obama cũng không muốn hờ hững với nước láng giềng liền đó là Malaysia. Ông đã nhấn mạnh vai trò của nước này như là tiếng nói hàng đầu về lòng khoan dung có liên quan tới Hồi giáo trong bài phát biểu của ông ở Cairo mới đây trước thế giới Hồi giáo.

Ít rõ ràng song lại gây ấn tượng hơn nữa là mối quan hệ về quân sự mới ra ràng của Việt Nam với Hoa Kỳ. Vào tháng Tư, các quan chức quân sự Việt Nam đã tụ tập tại phi trường Tân Sơn Nhất Thành phố Hồ Chí Minh – từng là một biểu tượng cho cuộc xung đột của Mỹ với Hà Nội – và bay ra một chiếc hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ.

Và mới tuần trước, vị đại diện ngoại giao tại Á châu của Washington, ông Scott Marciel, đã có một động thái khác thường khi biểu thị mối quan ngại về những căng thẳng trong khu vực trên Biển Đông, nơi cư ngụ của một đội tầu ngầm Trung Quốc đang được khai triển. Ông đặc biệt đề cập đến những cảnh báo của Trung Quốc đối với các công ty dầu lửa Hoa Kỳ đã tham gia vào những thỏa thuận khai thác hợp pháp với Việt Nam.

“Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã và đang thúc giục họ, và xin nói thẳng là họ đã không không đáp lại điều đó,” một quan chức từ Ngũ Giác Đài đã nói về các đối tác Việt Nam như vậy. “Giờ đây họ đang đóng vai trò chính. Họ muốn nâng cấp độ trao đổi đôi bên.”

Kế đến có Thái Lan. Những đảm bảo từ lâu với đời sống được dẫn lối chỉ đường tại một trong những quốc gia tự do nhất, dân chủ nhất trong khu vực đang đi đến chấm dứt khi vị vua được tôn kính, Vua Bhumibol Ađulydej, bước vào buổi hoàng hôn trong triều đại đã kéo dài của mình. Bắc Kinh cũng có những mối quan hệ lâu năm và sâu sắc với giới tinh hoa ở Bangkok.

Cả Bắc Kinh và Washington đều đang để mắt tới nhau một cách thận trọng quanh vấn đề Thái Lan và bà Clinton sẽ tìm cách chống đỡ cho vị thế của Hoa Kỳ trong thời gian bà lưu lại Thái Lan vào tuần này.

Trong khi bà có thể tuyên bố công khai rằng Hoa Kỳ đang trở lại, thì lặng lẽ hơn, các nhà ngoại giao ở Washington đang cố gắng cho thấy rằng họ chưa bao giờ thực sự từ bỏ mục tiêu này.

Hiệu đính: Trần Hoàng

———————

 

South China Morning Post
July 23, 2009 Thursday

US is back in Asia, says Clinton

Washington to bolster old ties, forge new ones to match Beijing’s influence

Greg Torode, Chief Asia correspondent

US Secretary of State Hillary Rodham Clinton’s statement to the region yesterday that “the United States is back” may have more than a touch of hype about it – yet it is still underpinned by strategic trends under way across Southeast Asia.

With Beijing having improved ties one by one with every Southeast Asian nation over the last decade or so, Washington senses the time is right to “rebalance”, and is quietly courting new friendships and wooing old allies anew.

Mrs Clinton’s presence at the annual meeting of the notoriously limp Asean is merely one sign of such developments.

If the trend was apparent during the waning years of George W. Bush’s presidency, it is picking up momentum under President Barack Obama.  Long-established ties with Indonesia, Thailand and Malaysia are being burnished, while relations with Vietnam, formerly a bitter enemy, are noticeably warming.

Washington is also reviewing its approach to the recalcitrant generals running Myanmar and is seeking to work more closely with the region to force change in Southeast Asia’s most unpalatable regime. Collectively, too, the US is trying to stay on board, finally moving to sign the Association of Southeast Asian Nations’ Treaty of Amity and Co-operation – a commitment to helping to peacefully solve regional disputes.

“The message we are getting from the region is that the time is right,” one Obama administration official said. “No one is wanting to turn away from China, but we are getting the strong sense that they want to rebalance.

“They know the US remains important long term and are reaching out ? and we are trying to make sure we are responsive. It is an opportunity we cannot miss.”

Talk privately with veteran Southeast Asian diplomats and the sentiment is echoed. In a multilateral world it is important to rub along with all regional powers, particularly China and the US, the thinking goes. Any relationship with an emerging new power, such as China, must be balanced with a traditional source of strength, the US.

“For a stable region in the future, we are going to need both ? and I think the two big guys understand that,” one Thai envoy said.

Others are blunter, however, suggesting China risks overlaying its hand after a decade of goodwill. Beijing’s recent confirmation of its sweeping claims in the South China Sea is one such example.

US engagement in the region is highly nuanced given its political and cultural diversity.

The relationship with Indonesia – a surprising democratic success story – is one certain to garner considerable attention in the latter half of the year. Washington is keen to trumpet its virtues as not only the world’s most populous Muslim country, but among the most moderate and one that has successfully tackled terrorism. The last part of that script is obviously being rewritten in the wake of last week’s Jakarta bombings.

Then there is the unique leverage of Mr Obama, who spent part of his childhood in Jakarta and is arguably the most popular politician in the country as a result.

Mr Obama does not want to neglect neighbouring Malaysia either. He highlighted its role as a leading voice of relative Islamic tolerance in his recent Cairo speech to the Muslim world.

Less visible but equally striking is Vietnam’s fledgling military relationship with the United States. In April, Vietnamese military officials gathered at Ho Chi Minh City’s Tan Son Nhut airport – once a symbol of America’s conflict with Hanoi – and were flown out to a US aircraft carrier.

And just last week, Washington’s Asean envoy, Scott Marciel, made the unusual move of expressing concern about regional tensions in the South China Sea, home to an expanding Chinese submarine fleet. He specifically mentioned China’s warnings to US oil firms engaged in legal exploration deals with Vietnam.

“For many years, we’ve been push ing them, and frankly they haven’t been that responsive,” one Pentagon official said of his Vietnamese counterparts. “Now they are taking the lead. They want to lift the level of exchanges.”

Then there is Thailand. The old certainties that have guided life in one of the region’s freest, most democratic nations are ending as the revered monarch, King Bhumibol Adulyadej, enters the twilight of his long reign. Beijing also has old and deep ties with Bangkok’s elite.

Both Beijing and Washington are eyeing each other warily over Thailand and Mrs Clinton will be seeking to shore up the US position during her stay in Thailand this week.

While she may be saying publicly that the US is back, more quietly, Washington’s diplomats are trying to show that they never really left

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Trung Quốc | Thẻ: , , | Leave a Comment »