Ảnh chụp bên ngoài Tòa Đại sứ Cuba tại Hà Nội hôm 28/11/2016. Ảnh: AFP
Dư luận xã hội đang tranh luận về việc Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có quyết định để tang Chủ tịch Fidel Castro của Cuba với hình thức Quốc tang.
Chúng tôi có đồng minh?
Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không có điều khoản nào quy định tổ chức một Quốc tang cho bất cứ ai. Tuy nhiên theo một nghị định của chính phủ ban hành vào năm 2012 thì một lễ Quốc tang cho cá nhân sẽ được áp dụng trong những trường hợp như sau: thứ nhất bốn vị trí cao nhất trong hệ thống chính trị là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội dù đang tại chức hay mãn nhiệm khi chết đều được cử hành Quốc tang. Trong trường hợp đặc biệt một cán bộ cao cấp nào đó có công lao to lớn với quốc gia hay quốc tế sẽ được xét và tổ chức Quốc tang. Tuy nhiên theo luật cán bộ ban hành năm 2008 thì người này phải là công dân Việt Nam.Đọc tiếp »
Do bận đi xa trong vài ngày tới, nên bài vở trên trang Ba Sàm có thể sẽ không được đăng, hoặc sẽ đăng rất ít, tùy thuộc vào thời gian tranh thủ được bao nhiêu trong ngày.
Bài vở, emails của quý độc giả gửi tới cũng sẽ lên mạng chậm hoặc được trả lời chậm hơn.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius phát biểu tại Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế CSIS ở Washington DC hôm 8/6/2016. Photo: CSIS
Hai tuần sau chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tới Việt Nam, vào ngày 8 tháng 6 vừa qua, tại Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington DC, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius đã có một buổi nói chuyện ngắn tóm tắt lại những gì đã đạt được trong chuyến thăm. Ông cho biết hai phía đã thống nhất được với nhau trong hầu hết mọi vấn đề trừ vấn đề nhân quyền.
Ngay trong phần mở đầu bài phát biểu của mình tại Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế vào chiều ngày 8 tháng 6 vừa qua ở Washington DC, Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius đã ca ngợi những gì mà Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Việt Nam vào cuối tháng 5 vừa qua, làm sâu và rộng thêm quan hệ hợp tác giữa hai nước kể từ khi hai bên nâng tầm quan hệ lên đối tác toàn diện vào năm 2013:
“Về phía Hoa Kỳ đây (tuyên bố chung) là một catalogue tốt cho thấy những gì mà chúng ta đã có thể đạt được trong mối quan hệ hai nước thời gian qua kể từ khi quan hệ đối tác toàn diện giữa hai phía được thiết lập. Nó cho thấy quan hệ đã nhanh chóng mở rộng hơn và sâu thêm.”Đọc tiếp »
Bạn đọc Danlambao – Lúc 16:30’ chiều ngày 24/5/2016, đoàn xe tháp tùng tổng thống Obama bắt đầu tiến vào thăm chùa Ngọc Hoàng (Đa Kao, Quận 1, Sài Gòn).
Cả một rừng người đứng chật kín hai bên đường hô to “Obama, Obama” để chào đón chuyến viếng thăm của vị tổng thống Hoa Kỳ.Đọc tiếp »
Đoàn biểu tình phản đối chính quyền Hà Nội chặt cây xanh.
Ngắm nhìn qua ảnh chụp ngập tràn các phương tiện thông tin đại chúng nghìn con người tóc bạc hòa tóc xanh đến nhi đồng măng sữa, áo dài thướt tha kề váy ngắn, quần jeans, tay giương cao những biểu ngữ cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh diễu hành quanh Hồ Gươm giữa lòng Thủ đô Hà Nội vào sáng Chủ nhật 29 tháng 3 năm 2015 để phản đối chính quyền nơi đây tàn sát 6700 cây xanh, hủy diệt môi trường mà tôi ứa nước mắt. Người Hà Nội – phải rồi Người Hà Nội – đã lại vùng đứng lên trước bạo quyền, một cách đồng loạt!Đọc tiếp »
Bữa cơm chiều hôm ấy khá thịnh soạn. Trước đó một ngày, do Hải “đề xuất”, chúng tôi đăng ký căng tin trại nồi riêu cá nấu dưa. Căng tin trại tù thường nấu canh cá trôi cùng dưa cải. Nhóm nào “chơi sang” hơn thì đăng ký cá với măng. Nói chung, căng tin trại tù nào cũng không nên cử người đi thi “vua đầu bếp”. Ở Nghệ An, kể cả món cá biển kho cũng không có gia vị. Đặc biệt món ăn nào cũng cho nghệ, (Có thể do người ở đây gọi tỉnh mình là Nghệ An), nước nghệ vàng quánh,sền sệt, không kể cá hay thịt… Rất khó ăn.
Như mọi lần chúng tôi chia món canh cá ra làm hai bữa: bữa sáng, bữa chiều. Cái đầu và cái đuôi cho bữa sáng, cái khúc giữa, to, ngon cho bữa chiều. Giống như những gia đình ăn dè hà tiện thường làm.
Ở phần trước khi tôi kể trong trại tù, chúng tôi có thể mua được các món ăn, đồ uống giống như ngoài xã hội, một bạn đã reo lên: đi tù sướng quá! Và còn thổ lộ nguyện vọng cũng muốn đi tù dân chủ-nhân quyền, ăn uống giống như vua và còn được “phe ta” tôn vinh. Tôn vinh thì chúng tôi xin nhận một ít, và cám ơn. Còn giống như vua thì chắc chắn chúng tôi trả lại. Thứ nhất, đâu phải ngày nào chúng tôi cũng được ăn như thế. Thứ hai, bạn sẽ tiêu tốn của gia đình kha khá tiền, càng tù lâu càng tốn, trong khi bạn phải làm việc. Ở trong tù bạn cũng phải làm ra tiền, nhưng ức cái là thân nhân vẫn phải nuôi báo cô bạn.Và cái tôi lưu ý là mất… TỰ DO.
Khối 8406 thông báo và Chào mừng Ông Trần Anh Kim, nhà hoạt động dân chủ nhân quyền, thành viên và đại diện ban điều hành khối 8406 ra tù- trở lại đội ngũ.
Ban điều hành và toàn thể thành viên khối 8406, từ Quốc Nội ra Hải ngoại vui mừng và nhiệt liệt chào đón ông Trần Anh Kim đã ra khỏi nhà tù cộng sản, trở lại tư gia vào chiều tối ngày 7/1/2015.
Từ một cán bộ quân đội nhân dân Việt Nam mang cấp hàm trung tá, một đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, bị Đảng cộng sản Việt Nam lừa dụ vào Nam tham gia cuộc chiến tranh xâm lược niềm Nam, đã chiến đấu hăng say cho lý tưởng Cộng sản suốt gần 30 năm, và cuối cùng, từ những năm 1997, bị chính quyền cộng sản phản bội, phải trở thành một dân oan vì chống tham nhũng tại địa phương, và sau đó trở thành một chiến sĩ đấu tranh vì dân chủ nhân quyền cho nhân dân Việt nam… ông Trần Anh Kim đã trải qua một quá trình nhận thức đầy khó khăn và đau đớn. Cũng như nhiều cán bộ đảng cộng sản và cán bộ quân đội cộng sản đã nhận ra bộ mặt thật của chủ nghĩa cộng sản và tầng lớp lãnh đạo trong đảng cộng sản Việt Nam, khi đã tái nhận thức, ông Trần Anh Kim đã có những cống hiến quý báu và xứng đáng trong phong trào dân chủ qua những bài viết được đăng tải trên các trang mạng và các trả lời phỏng vấn do các phương tiện truyền thông quốc tế thực hiện.Đọc tiếp »
Hãy nguyện cầu cho anh linh Nguyễn Trường Tiến được thanh thản, nhẹ nhàng về bên Phật. Và từ cõi vĩnh hằng ấy, mong anh góp phần phù hộ độ trì cho dân tộc qua cơn khốn khó hiện nay!
Buổi sáng 16/10… một Hà Nội đang chuyển đậm sang Thu. Chúng tôi khoảng hơn chục nhà báo cùng họp mặt bàn thảo để nâng cấp Tạp chí “Thông tin & Phát triển”.
Nguyễn Trường Tiến đến đúng hẹn, nhưng nhìn thần thái, thấy anh chưa thật khỏe. Chứng kiến khâu duyệt số báo trước khi đưa in, sau đó tất cả mọi người tập trung bàn về phương hướng cho các số của se-ri mới.Đọc tiếp »
Kính gửi: – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang Nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh
-Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
Chúng tôi là những người lính trọn đời “Trung với Nước, Hiếu với Dân”, luôn trăn trở với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân. Đứng trước tình hình nghiêm trọng, đe dọa an ninh, chủ quyền và sự phát triển của Quốc gia, chúng tôi vô cùng lo lắng và thấy cần phải kiến nghị với Lãnh đạo Nhà nước một số điểm như sau. Đọc tiếp »
Trong bảng xếp hạng các trường đại học tại châu Á năm 2014 của tổ chức tư vấn giáo dục Quacquarelli Symonds (QS), Đại học Quốc gia Singapore (NUS) xếp thứ nhất. Ảnh: NUS
Chính sách chung của Chính phủ thì khá rõ ràng, nhưng khi xuống đến đại học thì mỗi nơi lại hiểu và làm mỗi khác, có lẽ tuỳ thuộc vào cá nhân lãnh đạo.
Rơi rớt tư duy bao cấp
Có các trường đại học đẳng cấp quốc tế, nằm trong bảng xếp hạng Top 500, 200 khu vực và thế giới là mong muốn, mục tiêu của Chính phủ, cũng như là đích phấn đấu của nhiều lãnh đạo các đại học VN. Thế nhưng, trong thực tế đây đó vẫn còn những tư duy lỗi thời về nghiên cứu khoa học (NCKH), và có thể nói là làm cản trở sự hội nhập của đại học VN.
NCKH là hoạt động không thể thiếu của một đại học nếu muốn vươn đến đẳng cấp thế giới. Một thành quả quan trọng của NCKH là công bố quốc tế, có thể là tại các hội nghị khoa học uy tín hoặc trên các tập san khoa học có bình duyệt. Do đó, trường đại học tại các nước tiên tiến thường có chính sách khuyến khích nghiên cứu sinh, giảng viên, nhà khoa học nâng cao sự hiện diện trong các hội nghị và trên các tập san qua các bài giảng và bài báo khoa học. Đọc tiếp »
Giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, có lẽ là đề tài bàn luận muôn thuở. Ở Việt Nam, người ta bàn về vấn đề giáo dục đại học từ rất lâu, từ mô hình tổ chức đến phương pháp giảng dạy, và giảng viên & giáo sư. Không phải như thời trước 1975 ở miền Nam, đại học là những trung tâm dành cho giới tinh hoa của đất nước, thường chỉ tồn tại ở thành phố lớn. Thời tôi còn đi học, chỉ có một tỉ lệ nhỏ tốt nghiệp trung học, và chỉ 10% (?) trong số tốt nghiệp trung học vào được đại học. Nói cách khác, đại học ngày đó thu hút học sinh tinh hoa của tinh hoa. Còn ngày nay đại học mọc lên từ làng xã ra thành phố. Ai cũng tốt nghiệp trung học, thì phải tìm nơi cho họ học đại học. Có thể nói Việt Nam đang trải qua một phong trào “phổ thông hoá” đại học. Hiện nay, Việt Nam có 207 trường đại học được công nhận, và con số này vẫn còn tăng. Công chúng phải phải đặt câu hỏi về vai trò của đại học vì công chúng là người gián tiếp nuôi đại học qua tiền thuế.
Tham vọng bành trước và xâm lược Việt Nam của Trung Cộng không phải là điều mới xảy ra mà đã thể hiện từ hàng chục năm nay. Trước nguy cơ đó, diễn biến trong thái độ ứng phó của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam như thế nào? Với thái độ ứng phó như vậy, tại sao vai trò của nhân dân lại đặc biệt quan trọng trong tình hình hiện nay?
Sau đây là cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Hà Sĩ Phu về chủ đề “Biểu tình hay không biểu tình” do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện.
Trao đổi với trang Ba Sàm hai ngày trước cuộc biểu tình dự kiến nổ ra vào Chủ nhật, Facebooker Trịnh Kim Tiến cho rằng vợ chồng cô sẽ bị lực lượng an ninh ngăn cản như thường lệ.
Trịnh Kim Tiến được biết đến với danh hiệu “hoa hậu biểu tình” và là một trong những gương mặt nổi bật của phong trào biểu tình chống Trung Quốc năm 2011 ở Hà Nội. Ba năm sau mùa hè đỏ lửa đó, cô vẫn phải đối mặt với những sự đe dọa và sách nhiễu quen thuộc mà hầu hết những người biểu tình đều ít nhiều gặp phải mỗi khi đất nước lâm vào những tình huống nóng bỏng.
Trịnh Kim Tiến trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngày 24-7-2011 tại Hà Nội. Ảnh: Lê Tuấn Anh. Nguồn: Blog Tễu
Ở Việt Nam nhiều người mặc định một điều hiển nhiên là Chính phủ được quyền quản lý điều hành nền kinh tế. Vấn đề tưởng chừng đúng đắn miễn bàn cãi này đặt trong mối tương quan với việc nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì ở thứ hạng các nền kinh tế yếu kém nhất thế giới buộc ta phải xem xét lại những tín điều lâu nay vẫn được xem là đúng đắn.
Vấn đề của kinh tế Việt Nam hiện nay dường như cho thấy chúng ta đang gặp vấn đề ách tắc ở tầm mức chủ thuyết phát triển chứ không phải chỉ do một vài chính sách sai lầm yếu kém đơn lẻ.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, 31/03/2014
Theo China Newsweek, xét về độ tuổi vẫn là “đến bến xuống xe”, xét về mặt tổ chức là “luân chuyển cán bộ quân khu này đi quân khu khác”, Quân ủy Trung ương do Chủ tịch Tập Cận Bình nắm quyền điều hành đang muốn định hướng quy hoạch phát triển tướng lĩnh trong quân đội thông qua trải nghiệm thực tiễn, được đề bạt dựa theo thành tích thực tế. Ngoài ra, Tập Cận Bình cho rằng “quân nhân còn cần có khí phách, cương trực”, yêu cầu tại khu vực có tranh chấp nhạy cảm như biên giới Trung-Ấn, quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku), Biển Đông… phải “tuốt kiếm” đúng lúc, lúc cần kiên quyết thì phải kiên quyết, lúc cần linh hoạt thì phải linh hoạt. Đây rõ ràng là xu hướng chiến lược trong cách quản lý quân đội của Tập Cận Bình.
– JB Nguyễn Hữu Vinh: Người dân Vũng Áng, Hà Tĩnh biểu tình phản đối cưỡng chế đất đai (Blog RFA). “Theo người dân tại đây cho biết, lượng dân khoảng ba bốn ngàn người đã đồng loạt hỗ trợ nhau phản đối việc cưỡng chế này, họ đã đồng tâm nhất trí phản đối, kể cả những người không nằm trong diện bị cưỡng chế. Chính vì sự đoàn kết này mà người dân đã rất vững vàng chống trả lại việc cưỡng chế hôm nay“.
– 5 tỉ ban đầu ra mắt Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông: Mừng và lo (Chép sử Việt). “Lo trước tiên là tổ chức này vẫn không thoát khỏi mô hình giống bao nhiêu tổ chức “quốc doanh” khác, vẫn nửa nhà nước, nửa tư nhân... Theo VTV, thì “Quỹ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan” và có “kinh phí mức ban đầu là 5 tỷ đồng”. Như vậy thì đích thị nó là một một tổ chức hoàn toàn của nhà nước rồi, và số tiền đó là tiền ngân sách nhà nước.”
Đọc các bài tham luận trên các báo, chúng tôi thấy người ta tham gia một cách tích cực và nháo nhào lên, như:
– Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận “ Đây là một trận đánh lớn” mà “ Người giáo viên là chiến sĩ trong trận đánh này” và “Để bảo đảm thắng lợi chiến sĩ phải có kinh nghiệm trong trận mạc”.
– Ông Phạm Thanh Tâm hiệu trưởng trường THPT Hồng Đức (Q. Bình Thạnh, TP.HCM): Cần đào tạo lại 830.000 GV (từ tiểu học đến THPT).
– Điện hạt nhân: Chủ tịch Sang, Thủ tướng Dũng và bóng ma Trung Cộng (Chép sử Việt). “Có người mừng khi nghe tin “hoãn”, nhưng nếu như hoãn rồi để các đối tác Nga, Nhật, Mỹ rút lui, trống chỗ ngon lành cho bàn tay lông lá Trung Cộng thò vào thì có mừng không? Hay là việc hoãn xây Nhà máy Ninh Thuận 1 là do Nga rút cam kết hỗ trợ tài chính, giờ thì Trung Quốc lắm tiền nhảy vào sẵn sàng?”
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Chủ Nhật, ngày 16/03/2014
Ngày 5/3/2014 tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 2 khoá 12 Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã trình bày bản Báo cáo công tác của Chính phủ. Dưới đây là toàn văn bản Báo cáo công tác nói trên.
– Mỗi lần đến nghĩa trang liệt sĩ, biết khấn thế nào đây? (Lê Khả Sỹ). “Thắp nén nhang cắm trên mồ liệt sĩ/Khấn gì đây để các Anh các Chị yên lòng/Rằng, ta vì Tổ quốc non sông/Đã ngã xuống cho tương lai tốt đẹp ?/ Hay là chúng tôi sẽ hát/Bài MÙA HOA ĐỎ tặng các Chị các Anh ?/ Hay chúng tôi phải nức nở khấn thầm:/ Một phần máu xương của các Ngài bị uổng“.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 14/03/2014
Từ khi một bản báo cáo chính thức được công bố ngày 30/12/2013 nói rằng các món nợ của chính phủ địa phương tăng 67% trong ba năm lên tới 3.000 tỷ USD, các phân tích về nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Trung Quốc gia tăng. Tạp chí “Tin Trung Hoa “ khẳng định Trung Quốc có thể gặp rủi ro về phương diện tài chính và chia rẽ về chính trị, nhưng loại trừ khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính quy mô lớn.
Thông báo: Các địa chỉ của trang Ba Sàm đang được sử dụng hiện nay là basamnews.info, basam.info và blog anhbasam.wordpress.com. Bản tin 9h sáng hôm nay sẽ được đưa chung trong bản tin trưa lúc 13-14h.
” Có lẽ để khẳng định chắc chắn vấn đề nghiêm trọng này… cần có sự chất vấn một cách nghiêm túc của người dân, có thể bằng một bức thư ngỏ được gửi tới Văn phòng Thủ tướng, yêu cầu giải đáp.”
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 10/03/2014
Theo báo “Thư tín địa cầu” (Canada) ngày 5/3, Nga không phải là quốc gia duy nhất có lợi ích thương mại và quân sự tại Ukraine. Trung Quốc đang theo dõi những động thái đe dọa Kiev của Moskva với sự “bứt rứt” ngày càng tăng, nhưng ít người chú ý rằng Bắc Kinh không hoàn toàn là một nhà quan sát vô tư. Điều này đã trở nên rõ ràng vào ngày 3/3 khi Chính phủ Trung Quốc làm bẽ mặt Tổng thống Nga Vladimir Putin. Sau khi được các quan chức Kremlin yêu cầu đảm bảo rằng Trung Quốc ủng hộ sự can thiệp của Nga tại Ukraine, Bắc Kinh đã từ chối và tuyên bố ủng hộ “độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 07/03/2014
Theo đánh giá của nhật báo E1 Nuevo Herald (Mỹ), mặc dù đã tổ chức được hàng loạt cuộc biểu tình lớn trong suốt một tháng qua, song dường như rất khó để phe đối lập ở Venezuela tạo ra được một cuộc cách mạng như ở Ukraine do vẫn chưa gây dựng được một nền tảng ủng hộ rộng rãi trong dân chúng, cũng như không có được sự đồng thuận cần thiết trên cơ sở một chiến lược chung nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro.
Cáo lỗi: Bản tin 9h sáng hôm nay sẽ được đưa gộp chung cùng với bản tin trưa vào lúc 13h45′, mong độc giả thông cảm.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
– Ghi nhớ Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 79′, Trường Sa 88′: vài tín hiệu tích cực (Chép sử Việt). “Sáng mai 9/3/2014, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức tọa đàm “Bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử của các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, hải đảo và chủ quyền quốc gia thời hiện đại”, tại trụ sở Liên hiệp các Hội khoa học & Kỹ thuật VN, 53 Nguyễn Du, Hà Nội. Có mời Ban Tuyên giáo trung ương, một số tổ chức, cơ quan và báo chí.”
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 24/5/2013
TTXVN (Niu Yoóc 23/5)
“Tạp chí Á–Âu” ngày 6/5 nhận định an ninh và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ 21 sẽ gặp nguy hiểm khi Trung Quốc đẩy mạnh các chương trình hiện đại hóa quân đội mặc dù không có bất cứ mối đe lớn nào đối với an ninh của Trung Quốc. Tham vọng phát triển ngang hàng chiến lược với Mỹ về vai trò sức mạnh toàn cầu và chiếm ưu thế chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương của Trung Quốc cũng gây ra hậu quả tương tự. Sự xuất hiện các tranh chấp ngày càng tăng trên Biển Đông có thể được coi là hậu quả tất yếu do Trung Quốc áp dụng chính sách bên miệng hố chiến tranh quyết đoán, sử dụng sức mạnh quân sự và gây sức ép chính trị các nước yếu hơn về quân sự ở Đông Nam Á.
Cho đến 20h45′, thứ Năm, 23/5/2013, đã có 2.340 người ký tên trực tuyến.
2h12′, thứ Bảy, 25/5/2013, bộ phận biên tập danh sách đã phải sàng lọc rất vất vả do những trùng lắp, thừa thiếu thông tin, v.v.. và những kẻ xấu vào chọc phá, danh sách mới chính thức là 2.259 người ký tên.