BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1887. NHÂN TỐ MỸ TRONG CHÍNH SÁCH CỦA PHILIPPIN ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG

Posted by adminbasam trên 09/07/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Bảy, ngày 6/7/2013

(Tạp chí “Nghiên cứu các vn đề quc tế ”, Trung Quốc, s 3/2013)

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã nắm vai trò chủ đạo sự phát triển tình hình an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong một thời gian dài. Trong vấn đề Nam Hải (Biển Đông), lập trường của Mỹ đã tác động đến sự lựa chọn chính sách của một số quốc gia trong khu vực.

Là đồng minh của Mỹ, sự ủng hộ lâu dài của Philíppin đối với vấn đề Nam Hải của Mỹ còn bao gồm cả sự kỳ vọng không thực tế. Chiến lược “quay trở lại châu Á -Thái Bình Dương” và cao giọng can dự vào vấn đề Nam Hải của Mỹ đã kích động chính sách cấp tiến của Philíppin trong vấn đề Nam Hải, hơn nữa đã làm xấu đi quan hệ Trung Quốc – Philíppin và tình hình khu vực Nam Hải. Việc đánh giá sai lầm chiến lược của bản thân Philíppin tuy là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình hình căng thẳng, nhưng không thể bỏ qua vai trò tiêu cực của Mỹ.

Ảnh hưỏng của chiến lưc “tái cân bng” của Mỹ đối vói chính sách của Philíppin trong vấn đề Biển Đông

Năm 2009, sau khi Obama lên nắm quyền, Mỹ đã điều chỉnh chính sách châu Á – Thái Bình Dương, tăng cường và khôi phục quan hệ với các đồng minh mới và cũ trong khu vực này, trong đó quan hệ Mỹ – Philíppin là quan hệ song phương mà Mỹ đầu tư nhiều nhất. Sau khi chính phủ mới của Philíppin lên cầm quyền vào năm 2010, Mỹ ra sức tăng cường viện trợ ngay cho Philíppin. Trong thời gian chưa đầy 1 năm, Mỹ không những đã viện trợ cho Philíppin 574 triệu USD, mà còn cung cấp vũ khí mới, thực hiện “Hiệp định thăm viếng lẫn nhau về quân sự”, tăng cường cam kết hợp tác song phương. Năm 2011, Mỹ bắt đầu thực hiện “Kế hoạch đối tác hợp tác toàn cầu” với Philíppin, kết nối giữa sự phát triển trên nhiều lĩnh vực kinh tế, an ninh với Philíppin và hệ thống chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Trong thời gian này, Mỹ còn nhiều lần ngầm ủng hộ khả năng Philíppin đòi hỏi lợi ích tại Nam Hải, chẳng hạn như “Mỹ cung cấp máy bay chiến đấu F-16, máy bay huấn luyện tốc độ siêu âm T.38, máy bay tuần tiễu trên biển, 2 tàu trang bị tên lửa FF6-7, nhàm tăng cường khả năng

bảo vệ chủ quyền đảo”; “Hải quân Mỳ sẽ tiếp tục duy trì hiện diện quân sự mạnh mẽ tại khu vực Nam Hải”, “ngăn chặn mâu thuẫn Nam Hải leo thang”. Hàng loạt tín hiệu ngầm mang tính định hướng chính sách không những được truyền đi trong các hội nghị phi chính thức từ những phát ngôn của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Robert F.Willard, mà còn công khai tuyên bố tại hội nghị ngoại giao chính thức, chẳng hạn như Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố: “Hợp tác quân sự song phương Mỹ – Philíppin sẽ đem lại một khối lượng lớn viện trợ quân sự cho Philíppin”. Tháng 6/2011, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật chỉ trích Trung Quốc diễu võ dương oai ở khu vực Nam Hải, và ủng hộ quân đội Mỹ thực hiện hàng loạt hành động mang tính liên tục tại khu vực Nam Hải, thậm chí là trực tiếp can thiệp quân sự vào tranh chấp và va chạm giữa Trung Quốc với các nước như Philíppin. Tháng 11/2011, Philíppin và Mỹ đã ký “Tuyên bố Manila”, tuyên bố hai nước sẽ phát triển quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn. Ngoài ra, Mỹ còn thông qua nhiều con đường để ủng hộ các nước như Philíppin ký “Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Nam Hải” (COC) với Trung Quốc, có ý đồ gia tăng kiềm chế hành động duy trì chủ quyền của Trung Quốc tại Nam Hải.

Trên cơ sở điều chỉnh chiến lược đối với Trung Quốc dẫn đến sự ủng hộ đối với Philíppin trong lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, an ninh, Mỹ không những thay đổi môi trường quốc tế của Philíppin mà còn trực tiếp khuyến khích Philíppin nhân cơ hội để đòi hỏi lợi ích chủ quyền Nam Hải và có thái độ cứng rắn để ứng phó với tranh chấp Nam Hải. Vào giai đoạn trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống năm 2009, chính sách đối với vấn đề Nam Hải của Chính phủ Philíppin dưới sự lãnh đạo của Gloria Arroyo là khá ôn hòa, nhưng sau khi Benigno Aquino III lên cầm quyền, do sự tác động của Mỹ, chính sách về vấn đề Nam Hải đã thay đổi hoàn toàn. Benigno Aquino đã thay đổi hoàn toàn thái độ ủng hộ đàm phán về vấn đề Nam Hải phải tổ chức giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, không cần Mỹ hoặc một bên thứ ba nào can dự, thực hiện chính sách cấp tiến thân Mỹ trong vấn đề Nam Hải. Philíppin nhấn mạnh Mỹ là đối tác chiến lược duy nhất của Philíppin, nhiều lần công khai yêu cầu Mỹ triển khai lực lượng quân đội tại Nam Hải nhằm bảo vệ quyền lợi của các nước nhỏ yếu trong khu vực này. Philíppin không những mua tàu chiến lớp Hamilton, hệ thống rađa phòng không, mà còn xây dựng kế hoạch cải tạo sân bay tại quần đảo Nam Sa (Trường Sa), đầu tư 118 triệu USD để tăng cường lực lượng phòng vệ biển tại Nam Hải. Người lãnh đạo Philíppin không những tích cực dùng phương thức ngoại giao con thoi để thúc đẩy các quốc gia Đông Nam Á dùng phương thức “tập đoàn” để gây sức ép với Trung Quốc, có ý đồ ép Trung Quốc ký “Bộ Quy tắc ứng xử Nam Hải” (COC), mà còn cùng Bộ Ngoại giao Nhật Bản xây dựng “Nhóm công tác lâu dài” để thảo luận theo định kỳ tranh chấp Nam Hải và vấn đề biển có liên quan, đồng thời lấy những nguyên tắc như tự do hàng hải, không cản trở hoạt động thương mại, giải quyết tranh chấp trên biển bằng luật pháp trên biển… làm nền tảng lợi ích chung Nam Hải của hai nước.

Năm 2012, chính sách Nam Hải của Philíppin phát triển theo hướng cấp tiến hóa và cực đoan hóa. Đầu năm 2012, Ngoại trưởng Philíppin đã kêu gọi ASEAN tổ chức hội nghị đặc biệt giữa các nước tranh chấp về vấn đề Nam Hai đẽ đàm phán giải quvết vấn đề này. Học giả Philíppin còn đưa ra dự thảo COC khá cụ thể và khất khe hơn so với học giả các nước Việt Nam, Inđônêxia. Dự thảo đưa ra nguyên tắc giải quyết tranh chấp rõ ràng nhằm vào Trung Quốc như “xác định trước khu vực tranh chấp, khu vực khi có tranh chấp, xây dựng cơ cấu phối hợp giải quyết tranh chấp Nam Hải của ASEAN. Trong thời gian từ tháng 3-4/2013, Philíppin nhiều lần thúc đẩy và tham gia các cuộc họp kín về Dự thảo COC giữa các quốc gia ASEAN mà không có sự tham dự từ đại diện của Trung Quốc.

Tháng 4/2013, Philíppin và Mỹ đã cùng tổ chức cuộc tập trận chung Balikatan. Trong thời gian diễn ra cuộc tập trận, Ngoại trưởng Philíppin cao giọng tuyên bố: “Chỉ có Mỹ và Nhật Bản mới là đối -tác chiến lược của Philíppin”. Bộ trưởng Quốc phòng Philíppin còn nhân hội nghị quân sự Mỹ – Nhật để khẳng định Nhật Bản có quyền sử dụng căn cứ quân sự Palawan của Mỹ đóng trên lãnh thổ Philíppin, công khai giải thích cuộc tập trận Balikatan có nghĩa là một khi Philíppin bị nước ngoài xâm lược thì được sự chi viện rõ ràng và kiên định của Mỹ. Không lâu sau đó, Tổng thống Philíppin Aquino đã đưa ra lời mời máy bay trinh sát của Mỹ thị sát khu vực Nam Hải. Các quan chức và nhân viên nghiên cứu chính sách đối ngoại của Philíppin cho rằng nhiều tin tức tốt đẹp xuất hiện cùng một lúc như cuộc tập trận chung Mỹ – Philíppin và Nhật Bản có thể sử dụng căn cứ quân sự của Philíppin, có thể dẫn đến lãnh đạo cao cấp của Philíppin nhận thức mơ hồ rằng Philíppin đã gia nhập hệ thống đồng minh chiến lược Mỹ – Nhật.

Ngày 10/4/2012, Trung Quốc và Philíppin đã xảy ra sự đối đầu lần đầu tiên nghiêm trọng nhất về vấn đề tranh chấp chủ quyền của hai nước kể từ sau khi xảy ra sự kiện Mischief Reef (Đảo Vành Khăn, năm 1995). Sự kiện này xảy vừa đúng lúc lòng tin của Philíppin vào sự ủng hộ chiến lược của Mỹ và Nhật Bản lên đến đỉnh điểm. Philíppin không những đưa ra phản ứng nhanh chóng điều động tàu chiến lớp Hamilton ra ứng phó với tàu hải giám Trung Quốc, mà còn thực hiện biện pháp đơn phương đưa tranh chấp bãi Hoàng Nham (Philíppin gọi là bãi Scarborough) lên trọng tài quốc tế, phát động cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người Philíppin ở nước ngoài trên phạm vi toàn cầu… Khi thế giằng co tại bãi Hoàng Nham giữa hai nước chưa đi đến hồi kết, Thứ trưởng Bộ năng lượng Philíppin Jose Layua đã đưa ra chính sách mời thầu thăm dò ba khu vực tranh chấp trên Nam Hai ngoài khơi tỉnh Palawan, phía Tây Nam Philíppin. Phía Philíppin còn tiếp tục lấy vấn đề Nam Hải để gây rối tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN và Hội nghị Ngoại trương khu vực ASEAN mở rộng.

Tháng 7/2012, Bộ trưởng Quốc phòng của Philíppin và Nhật Bản đã ký Ban ghi nhớ hợp tác phòng thu bảo đảm an ninh trên biển bao gồm nội dung tập trận chung tại khu vực Nam Hải. Tháng 10/2012, Philíppin đã cử thêm 800 lính thủy đánh bộ đến quần đảo Nam Sa (Trường Sa), đồng thời họ phải trả giá bằng việc đồng ý cho quân đội Mỹ sử dụng lại căn cứ không quân và hải quân ở vịnh Subic và nhân viên quân sự Mỹ sẽ làm việc lâu dài tại Vịnh Subic để đổi lấy việc Mỹ đồng ý triển khai một số lính thủy đánh bộ đến đảo Luzon và Palawan. Tháng 11/2012, Philíppin cao giọng tổ chức Hội nghị thượng đỉnh gồm 4 nước Đông Nam Á liên quan đến vấn đề Nam Hải nhằm phản đối chương trình nghị sự đã định của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN với chủ đề “Phát triển và liên kết” không thảo luận Vấn đề Nam Hải. Cuối tháng 11/2012, Philíppin công bố kế hoạch điều thêm Lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 3 đến tỉnh Palawan. Đầu năm 2013, nhân cơ hội bầu không khí căng thẳng trong vấn đề tranh chấp quần đảo Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng, Philíppin đã đưa tranh chấp Nam Hải giữa Trung Quốc và Philíppin lên Trọng tài quốc tế.

Vấn đề phải chỉ ra là mặc dù nhận được sự khích lệ về ngoại giao, hỗ trợ quân sự, cam kết an ninh của Mỹ đã làm thay đổi nền tảng chính sách của Philíppin trước kia trong việc ứng phó với vấn đề Nam Hải, trở thành động lực để thay đổi chính sách Nam Hải của Philíppin, nhưng sự thay đổi chính trị trong nước và đánh giá chính trị trong nước của tập đoàn chính trị mới cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng tạo ra tính chất cấp tiến trong chính sách Nam Hải của Philíppin. Từ khi lên cầm quyền đến nay, để củng cố địa vị của bản thân, Aquino III đã lợi dụng phong trào chống tham nhũng để loại trừ thế lực và ảnh hưởng chính trị của cựu Tổng thống Gloria Arroyo. Phong trào này đã lan sang cả hoạt động ngoại giao. Chính quyền mới đã phủ định hoàn toàn đường lối cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ thực hiện dưới thời Arroyo, xóa bỏ hoàn toàn “Hiệp định công tác thăm dò chung trên biển” giữa công ty dầu khí của ba nước Trung Quốc, Philíppin, Việt Nam, tiếp tục đẩy quan hệ Trung Quốc – Philíppin và tranh chấp Nam Hải giữa hai nước lên trạng thái cực kỳ căng thẳng.

Đồng thời, Aquino còn trọng dụng những nhân sĩ thân Mỹ, ngoài việc nâng đỡ Ngoại trưởng Albert del Rosario, còn xây dựng ủy ban hoạch định chính sách mà thành viên chủ yếu là các nhân sĩ thân Mỹ, tách công tác hoạch định chính sách đối ngoại ra khỏi khuôn khổ Hội nghị toàn thể nội các. Sự điều chỉnh cơ chế hoạch định chính sách đối ngoại của chính phủ mới phù hợp với nhu cầu tăng cường quan hệ Mỹ – Philíppin, Mỹ đã trở thành nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của Philíppin. Do Trung Quốc là mục tiêu chủ yếu của Mỹ trong chiến lược quay trở lại châu Á, cùng với ảnh hưởng của thế lực thân Mỹ tại Philíppin gia tăng, mâu thuẫn trong khu vực Nam Hải giữa Trung Quốc và Philíppin cũng gia tăng và quan hệ Trung Quốc – Philíppin xấu đi là điều không thể tránh khỏi.

Từ năm 2010 đến nay, Mỹ đã đưa ra hàng loạt cam kết đối với an ninh quân sự của Philíppin. Những cam kết này một mặt đã tạo điều kiện để nâng cấp trang thiết bị vũ khí cho quân đội Philíppin, mặt khác cũng kích thích nhóm lợi ích của Philíppin gia tăng tranh chấp Nam Hải, kiếm chác nhiều lợi ích trong xung đột. Bộ trưởng Quốc phòng Philíppin Voltaire Gazmin từng nêu rõ quốc gia này không có lực lượng để chống trả nước ngoài trên biển trong vấn đề Nam Hải, đồng thời than phiền: “Đến trước khi chúng tôi tăng cường sức mạnh, chúng tôi chẳng làm được gì cả, chỉ có thể kháng nghị, lại tiếp tục kháng nghị”. Có thể giành được sự ủng hộ của quân đội hay không là điều kiện quan trọng để lực lượng chính trị Philíppin củng cố địa vị cầm quyền. Trong thời gian tranh cử, Aquino III từng cam kết với quân đội sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP. Sự gia tăng mâu thuẫn tranh chấp Nam Hải đã trở thành lý lo để quân đội Philíppin giành được nhiều sự ủng hộ về tài chính hơn, cũng tạo cơ hội cho Aquino thực hiện được cam kết khi tranh cử.

Sai lầm chiến luc dẫn đến Philíppin điều hành chính sách khó khăn

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Mỹ đã trải qua sự thay đổi về chính sách Nam Hải từ “trung lập không can dự” sang “can dự nhưng không sa đà sâu”. Trong bối canh chiến lược “quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương”, mục đích chủ yếu của việc Mỹ cao giọng can dự vào công việc khu vực Nam Hải là kiềm chế quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc đang phát triển quá nóng với các quốc gia Đông Nam Á, vấn đề Nam Hải trở thành thủ đoạn để Mỹ khoét sâu mâu thuẫn giữa các quốc gia xung quanh Nam Hải với Trung Quốc, Philíppin trở thành công cụ để Mỹ gây chuyện với Trung Quốc. Sau khi tuyên bố thực hiện chiến lược “quay trở lại châu Á”, Mỹ đã dùng “sức mạnh thông minh” của họ để tạo dựng thành công bầu không khí căng thẳng của tình hình khu vực Nam Hải, ra sức kích động chính sách của Philíppin đối đầu với Trung Quôc trong vấn đề Nam Hải.

Lâu nay, Philíppin có ý đồ dựa vào Mỹ để đòi hỏi về lợi ích tại Nam Hải, chính sách mơ hồ về Nam Hải của Mỹ làm cho việc hoạch định chính sách Philíppin ngay từ đầu đã bao hàm kỳ vọng chủ quan quá mức vào chính sách Nam Hải của Mỹ, khi thực hiện đã xuất hiện khuynh hướng cấp tiến. Là kẻ đi tiên phong trong chiến lược châu Á -Thái Bình Dương của Mỹ, Philíppin đã giúp Mỹ hoàn thành một phần mục tiêu thay đổi môi trường chiến lược xung quanh Trung Quốc vào năm 2011 và 2012. Tuy nhiên, Mỹ không vì lý do đó mà đáp ứng kỳ vọng của Philíppin trong vấn đề Nam Hải. Ngày 30/4/2012, trong Đối thoại chiến lược “2+2”, Mỹ một lần nữa phá vỡ những toan tính của Philíppin giống như vào thập niên 70 của thế kỷ 20, từ chối đưa ra cam kết rõ ràng hơn về vấn đề xung đột Trung Quốc – Philíppin. Cùng với chính sách cấp tiến về Nam Hải của Philíppin dần dần vượt qua giới hạn đỏ là phải phục tùng lợi ích chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, sự ủng hộ chính sách của Mỹ đối với Philíppin lại quay lại trạng thái mơ hồ chiến lược.

Sự kiện đối đầu tại đảo Hoàng Nham với quyết tâm kiên định và nỗ lực liên tục bảo vệ chủ quyền quốc gia của Trung Quốc là điều mà Philíppín không lường trước. Hơn nữa, phản ứng chính sách của Mỹ trong quá trình xung đột Trung Quốc – Philíppin lại làm cho chính sách Philíppin rơi vào bế tắc. Thái độ của Mỹ trong quá trình xung đột tại đảo Hoàng Nham chứng tỏ mặc dù Philíppin phát huy vai trò nhất định trong chiến lược “quay trở lại châu Á” của Mỹ. nhưng sự giúp đỡ của Philíppin đối với Mỹ không đủ để ủng hộ nhu cầu lợi ích chiến lược của Mỹ trên toàn bộ châu Á – Thái Bình Dương. Điều này có nghĩa là sự trùng hợp về lợi ích ở châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ và lợi ích Nam Hải của Philíppin chỉ có thể xảy ra cục bộ trên phạm vi nhỏ, chứ không phải phạm vi lớn. Ở thời điểm hiện tại và tương lai có thể dự báo, việc xảy ra đối đầu trực tiếp với Trung Quốc không phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Mỹ lợi dụng vấn đề Nam Hải để chia rẽ quan hệ giữa Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á trong đó có Philíppin, tăng cường quan hệ Mỹ – Philíppin. Tuy nhiên, trong sự kiện đối đầu ở Hoàng Nham, Mỹ cũng một lần đưa ra tín hiệu chính sách phản đối Philíppin lợi dụng vấn đề Nam Hải để lôi kéo Mỹ. Việc Philíppin có thực sự nhìn ra và chấp nhận tín hiệu này hay không là điều chưa thể biết được. Giống như trong quá khứ, Philíppin rất có thể vẫn có ảo tưởng ủng hộ Mỹ một cách toàn diện. Trước khi xu hướng cực đoan về chính sách Nam Hải của Philíppin bị Mỹ kiềm chế, quán tính tạo ra từ việc đẩy nhanh xu hướng phát triển cấp tiến trong chính sách Nam Hải của Philíppin làm cho Philíppin mất đi khả năng và cơ hội điều chỉnh phương hướng chính sách một cách kịp thời.

Từ 6 tháng cuối năm 2010 đến nay, Philíppin đã đưa ra nhiều chính sách cấp tiến trong vấn đề Nam Hải nhằm vào Trung Quốc. Những biện pháp này đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ Trung Quốc – Philíppin và môi trường chính trị trong nước của Philíppin. Dưới sự tác động của chính sách cấp tiến về Nam Hải trong gần 3 năm qua, nguyện vọng của dân chúng và các thế lực trong nước cơ bản được khơi dậy. Cùng với sự gia tăng mối quan tâm trong nước, không gian và khó khăn về điều chỉnh chính sách Nam Hải của Philíppin đã thay đổi to lớn. Mặc dù, chính sách Nam Hải của Philíppin thích hợp với nhu cầu “chiến lược tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ, nhưng không có ý nghĩa lớn trong việc Philíppin đòi hỏi lợi ích tại Nam Hải. Tuy vậy, chính sách cứng rắn về Nam Hải đã nhận được sự ủng hộ và được phương tiện truyền thông tuyên truyền để tác động đến cách nhìn của đông đảo dân chúng Philíppin đối với tranh chấp Nam Hải, tạo ra thái độ hoàn toàn trái ngược nhau của đông đảo dân chúng đối với Mỹ và Trung Quốc, quan hệ chính trị, kinh tế giữa Trung Quốc và Philíppin khó thay đổi kết quả khách quan trong thời gian ngắn.

Hành động rút lui đơn phương của Mỹ trong thời gian diễn ra đối đầu tại bãi Hoàng Nham đã làm cho giới tinh hoa và học giả có liên quan ở Philíppin suy ngẫm lại đối với chính sách Nam Hải của Philíppin. Tuy nhiên, quán tính và động lực nội tại về chính sách Nam Hải của Philíppin vẫn rất mạnh. Chính sách Nam Hải của Philíppin khó quay trở lại trạng thái lý trí lấy lợi ích quốc gia và sức mạnh đất nước làm nền tảng. Trừ phi sự tiếp tục chính sách hiện có làm đa số nhóm chính trị ủng hộ chính sách này không chịu nổi tổn thất về lợi ích, hoặc việc liên tục gây rối trong vấn đề Nam Hải làm mất đi môi trường chính trị trong nước và môi trường quốc tế mà họ phụ thuộc, nếu không thì phương hướng chủ yếu của Philíppin trong chính sách Nam Hải sẽ tiếp tục theo đuổi Mỹ, do ảnh hưởng quan hệ Trung Quốc – Philíppin, nước này còn phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ. Mỹ sẽ trở thành nước hưởng lợi lớn nhất từ chính sách cực đoan của Philíppin về vấn đề Nam Hải./.

 

5 bình luận trước “1887. NHÂN TỐ MỸ TRONG CHÍNH SÁCH CỦA PHILIPPIN ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG”

  1. Khach said

    TRONG XUNG DOT VOI TQ, PHILIPPIN KHONG CHI CO MY, MA QUAN TRONG NHAT LA PHILIPPIN CO NHAN DAN.
    TQ RAT HAI LONG, VI VIETNAM KHONG CO NHAN DAN, KHONG CO MY, CHI CO BON BAN NUOC ???

  2. […] BIỂN ĐÔNG BUỘC MỸ PHẢI TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH TRỞ LẠI CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG NHÂN TỐ MỸ TRONG CHÍNH SÁCH CỦA PHILIPPIN ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG ĐIỀU GÌ KHIẾN NGOẠI TRƯỞNG MỸ TRỞ LẠI TRUNG ĐÔNG?   Tin thứ Năm, 11-07-2013 […]

  3. Hà Huy said

    Ý của bài viết này là không nên hành xử với TQ như Phi-Nhật Tân , mà phải mềm mỏng ( 16 +4 ) như Việt nam thì mới đạt yêu cầu . Không nên căng thẳng với TQ , khó làm ăn . TQ chỉ gặm nhấm dần dần Biển Đông , chắc phải vài ba thế kỷ mới xâm chiếm được 80% Diện tích BĐ ( đường 9 đoạn ) nên cứ từ từ theo bài viết kể trên . Đã có đảng và nhà nước ” No” . Lo nói ngọng thành Không ?

  4. […] 1887. NHÂN TỐ MỸ TRONG CHÍNH SÁCH CỦA PHILIPPIN ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG 09/07/2013 […]

  5. trami said

    Đại ca bốn tốt đừng lo, có bọn tiểu đệ vẫn trung thành với đại ca đây! Tụi đệ lãnh ấn tiên phuông uýnh chú Phi cấp tiến , rồi thừa thắng xông lên diệt luôn Nhật, Mỹ, Úc, Ấn, đại ca thưởng cho tụi đệ cái gì đây? Chia đôi thiên hạ, trường trị giang hồ với đại ca thì hổng dám mơ, vậy cho tụi đệ xin lại cái Hoàng sa với cái Lão sơn, Gạc ma nhen! Huynh đệ hảo hảo tỉu là ma cái nị mà!

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

 
%d người thích bài này: