THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, 31/03/2014
Thời báo châu Á trực tuyến vừa đăng bài viết của nghị sĩ Philippines Walden Bello, một đảng viên của đảng Hành động nhân dân ở nước này. Dưới đây là nội dung bài viết:
Posted by News trên 03/04/2014
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, 31/03/2014
Thời báo châu Á trực tuyến vừa đăng bài viết của nghị sĩ Philippines Walden Bello, một đảng viên của đảng Hành động nhân dân ở nước này. Dưới đây là nội dung bài viết:
Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Quan hệ quốc tế | Thẻ: Philippines, Trung Quốc, Việt Nam | Leave a Comment »
Posted by News trên 29/03/2014
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 26/03/2014
Theo Thời báo châu Á trực tuyến, trong một lịch sử thật trớ trêu, người Việt Nam đã hoan nghênh những kế hoạch của Mỹ về việc gia tăng dấu chân quân sự của Mỹ ở trong khu vực nhằm “cân bằng” với Trung Quốc. Báo này cho rằng từng là một kẻ thù, giờ đây Hà Nội có các mối quan hệ an ninh tốt đẹp với Mỹ, nước có lực lượng hải quân đã được Việt Nam mời sử dụng căn cứ hải quân của Liên Xô trước đây ở Vịnh Cam Ranh vào những nhu cầu hậu cần và sửa chữa tàu.
Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ ASEAN-Trung Quốc | Thẻ: Philippines, Trung Quốc, Việt Nam | 1 Comment »
Posted by News trên 27/03/2014
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 25/03/2014
Theo báo mạng Thời báo châu Á trực tuyến, trong khi nhiều người trên thế giới đang bận theo dõi Nga “nuốt gọn” Crimea, thì có khá ít người nhận ra rằng một cuộc tranh chấp lãnh thổ “ăn miếng trả miếng” cũng nguy hiểm đã bắt đầu bộc lộ vào đầu tháng này ở khu vực Biển Đông cách đó 5.000 dặm.
Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Quân sự | Thẻ: ADIZ, DOC, Philippines | Leave a Comment »
Posted by adminbasam trên 14/03/2014
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 11/03/2014
( Tạp chí Diplomat, ngày 9/1/2014)
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang can dự vào một chiến lược kép “rung cây dọa khỉ” và “giết gà dọa khỉ”. Chiến lược đầu là một cách tiếp cận hướng nội được tạo ra nhằm hạ bệ một vài nhà lãnh đạo nhiều quyền lực để đe dọa những nhà lãnh đạo ít quyền lực hơn. Chiến lược thứ hai là một cách tiếp cận hướng ngoại trong đó các nhà lãnh đạo về vãn những người nước ít quyền lực hơn nhằm giảm bớt vai trò hay ngăn chặn sự dính líu của một nước có quyền lực lớn hơn.
Posted in Quan hệ quốc tế | Thẻ: Nhật Bản, Philippines, Việt Nam | Leave a Comment »
Posted by adminbasam trên 11/03/2014
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 07/03/2014
Truyền thông tại Mỹ ngày 3/3 đăng lại tin của trang mạng “InterAksyon.com” của kênh truyền thanh-truyền hình TV5 của Philippines cho biết Brunei đã và đang có xu hướng tách ra khỏi lập trường của ASEAN trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông với Trung Quốc.
Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ ASEAN-Trung Quốc | Thẻ: COC, Malaysia, Philippines, Việt Nam | Leave a Comment »
Posted by adminbasam trên 26/02/2014
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ hai, ngày 24/02/2014
Trong một báo cáo vừa công bố, Viện chính sách chiến lược Australia (ASPI) đã phân tích, nhận định về sự tái trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc lớn. Nhấn mạnh tới sức mạnh kinh tế và khả năng nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc, ASPI đặt câu hỏi Australia và thế giới sẽ đối phó như thế nào với giấc mơ mới của Bắc Kinh.
Posted in Kinh tế thế giới, Quan hệ quốc tế, Quân sự, Trung Quốc | Thẻ: Ấn Độ, Philippines, Senkaku | Chức năng bình luận bị tắt ở 2390. LÀM GÌ ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC?
Posted by adminbasam trên 26/02/2014
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ hai, ngày 24/02/2014
Trang mạng realclearworld.com ngày 13/2 đăng bài phân tích của tác giả Robert D. Kaplan, chuyên gia phân tích hàng đầu về địa chính trị của mạng tin tình báo Stratfor với tựa đề “Tại sao Trung Quốc kích động các nước láng giềng?”. Tác giả cho rằng các hành động hung hăng và đối đầu được kiểm soát là nhằm phục vụ mục đích chính trị nội bộ ở Trung Quốc. Sau đây là nội dung bài phân tích.
Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Quan hệ quốc tế | Thẻ: ADIZ, Philippines, Senkaku, Tập Cận Bình | Chức năng bình luận bị tắt ở 2389. TẠI SAO TRUNG QUỐC KÍCH ĐỘNG CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG?
Posted by adminbasam trên 28/12/2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Bảy, ngày 21/12/2013
TTXVN (Hong Kong 20/12)
Theo Thời báo châu Á trực tuyến, sau nhiều tháng đối đầu ngoại giao, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đang tìm cách tái can dự với Trung Quốc bằng cách hạ bớt giọng điệu căng thẳng trong quan hệ song phương, đồng thời thúc đẩy ngôn ngữ ngoại giao và hợp tác. Điều đáng chú ý là động thái này diễn ra sau việc Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy bỏ chuyển công du châu Á mới đây, trong đó có kế hoạch tới Manila nhằm đạt được một hiệp định an ninh song phương mới.
Posted in ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Quan hệ quốc tế | Thẻ: Mỹ, Philippines, tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc | Chức năng bình luận bị tắt ở 2179. TỔNG THỐNG PHILIPPINES THAY ĐỔI LẬP TRƯỜNG VỀ TRUNG QUỐC
Posted by adminbasam trên 12/10/2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 09/10/2013
TTXVN (New York 7/10)
Trong bối cảnh khu vực Đông Bắc Á vừa là điểm sáng về phát triển kinh tế, thương mại, vừa đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh, tờ “Nghiên cứu châu Á” đã đăng bài phân tích khá chi tiết mối quan hệ giữa Nhật Bản với các quốc gia láng giềng tại khu vực này. Dưới đây là nội dung bài viết:
Posted in Quan hệ quốc tế, Quân sự | Thẻ: biển đảo, chủ quyền, Hàn Quốc, Nhật, Philippines, Triều Tiên, Trung Quốc | Chức năng bình luận bị tắt ở 2064. NHẬT BẢN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC QUỐC GIA LÁNG GIỀNG
Posted by adminbasam trên 22/06/2013
21.6.2013
Người dịch: XYZ
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Trung Quốc đã trở thành cơ hội quan trọng khơi thông vấn đề Nam Hải cùng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước ở tầng cấp cao. Thông cáo báo chí về cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với Trương Tấn Sang cho thấy, lãnh đạo hai nước đã đi đến một vài sự đồng thuận, khả năng Trung Quốc và Việt Nam giải quyết tranh chấp lãnh thổ được một cách hòa bình là có thật.
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Trung Quốc thể hiện chính phủ Việt Nam coi trọng mối quan hệ với Trung
Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: Mỹ, Nhật Bản, Philippines, Trương Tấn Sang | 84 Comments »
Posted by adminbasam trên 02/05/2013
Jonathan London and Vũ Quang Việt [i]
Soạn cho Hội nghị Quốc tế về biển Đông, 27-28/4/2013
Đại học Phạm văn Đồng, Quảng Ngãi, Việt Nam
Người dịch: Huỳnh Phan
Posted in Chính trị | Thẻ: ASEAN, Hiệp ước hòa bình San Francisco, Hoa Kỳ, Hoàng Sa, Obama, Phạm Văn Đồng, Philippines, TPP, Trường Sa, UNCLOS, Đài Loan | 86 Comments »
Posted by adminbasam trên 02/04/2013
Trong những ngày qua, không ngày nào không thấy báo chí loan tin về các hoạt động của các tàu Hải quân, Hải tuần, hay Hải giám, Ngư chính của Trung Quốc tại Biển Đông. Những hành động của các đội tàu này càng lúc càng có vẻ coi thường các láng giềng, từ việc bắn cháy ca bin tàu đánh cá Việt Nam gần Hoàng Sa, cho đến việc kéo xuống vùng cực nam Biển Đông thị uy ngay trước một bãi san hô mà Malaysia tuyên bố chủ quyền.
Posted in Chính trị | Thẻ: Hải giám, Panatag, Philippines, tàu Ngư Chính | 15 Comments »
Posted by adminbasam trên 01/12/2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ năm, ngày 29/11/2012
TTXVN (Hồng Công 27/11)
Theo báo mạng Asia Times Online, trong phiên họp mới đây của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại Niu Yoóc, Ngoại trưởng Philíppin Albert del Rosario đã có một bài phát biểu rõ ràng nhằm tập hợp sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cho vị thế về mặt luật pháp của Philíppin trước Trung Quốc trong tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông.
Ngoại trưởng Philíppin nêu rõ: “Hiện nay Philíppin đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng nhất về lãnh hải và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, cũng như hiệu quả trong bảo vệ môi trường biển. Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) chưa bao giờ liên quan nhiều như hiện nay. Theo UNCLOS, tất cả các quốc gia cần tuân thủ nghĩa vụ của mình trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh hải bằng biện pháp hòa bình, mà không đe dọa hay sử dụng vũ lực”.
Posted in Biển Đông/TS-HS, Tài liệu TTXVN, Trung Quốc | Thẻ: Biển Đông, Philippines | 7 Comments »
Posted by adminbasam trên 17/05/2012
Tác giả: James R. Holmes
Người dịch: Dương Lệ Chi
14-05-2012
Philippines chẳng có hy vọng gì khi so sánh với Trung Quốc chỉ đơn thuần về mặt quân sự. Nhưng có những lý do lịch sử để giải thích vì sao họ sẽ không lùi bước trước Trung Quốc ở biển Đông.
Tháng trước, tôi đã viết một bài trên báo Global Times, trong bài đó tôi lưu ý rằng, Hải quân Trung Quốc để cho giới lãnh đạo nước này triển khai các tàu giám sát phi quân sự và các tàu chấp pháp, khi thực thi chính sách đối đầu đang diễn ra ở bãi cạn Scarborough. Họ có thể phát triển chính sách cây gậy nhỏ, dường như không khiêu khích, trong khi đang nắm giữ cây gậy lớn, đó là năng lực hải quân áp đảo, do đó họ để dành sự lựa chọn leo thang.
Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc | Thẻ: bãi cạn Scarborough, Philippines, Philippines vs Trung Quốc | 22 Comments »
Posted by adminbasam trên 02/04/2012
30.3. 2012
(Không có tên tác giả)
Người dịch: Quốc Thanh
Tranh chấp Nam Hải đã đi từ tranh chấp tài nguyên đến đấu tranh địa-chính trị, mà nguồn lợi thu được từ đấu tranh địa-chính trị sẽ bù ngược trở lại cho tranh chấp tài nguyên, một số nước xung quanh Nam Hải đang áp dụng chiến lược giành giật toàn diện, nhất thể hóa đối với Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải thỏa hiệp và thoái bộ.
Posted in Biển Đông/TS-HS, Kinh tế Việt Nam, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Thẻ: ASEAN, Bình Minh 02, Mỹ và Liên Xô, PetroVietnam, Philippines, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam | 38 Comments »
Posted by adminbasam trên 28/03/2012
NGÔ KIẾN DÂN:
Ngày 25-03-2012
Về Ngô Kiến Dân: Là nhà ngoại giao kỳ cựu. Hiện là Phó hội trưởng Hội nghiên cứu chiến lược sáng chế và phát triển quốc gia, Ủy viên Hội đồng tư vấn chính sách ngoại giao Bộ ngoại giao, Chủ tịch danh dự Cục triển lãm quốc tế[i]…
Ngô Kiến Dân sinh năm 1939, năm 1959 tốt nghiệp khoa tiếng Pháp Học viện ngoại ngữ Bắc Kinh, từng làm phiên dịch tiếng Pháp cho các nhà lãnh đạo cách mạng tiền bối Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai…. Ông từng là nhân viên lứa đầu tiên của Đoàn đại diện Trung Quốc tại Liên hiệp quốc, từng đảm nhận nhiệm vụ Người phát ngôn Bộ ngoại giao, đại sứ ở nước ngoài. Khi về nước, ông đảm nhận các chức vụ Hiệu trưởng Học viện ngoại giao, Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Hội nghị hiệp thương chính trị toàn quốc…, ngoài ra còn từng đảm nhận chức vụ Chủ tịch Cục triển lãm quốc tế năm 2003-2007, là người Trung Quốc đầu tiên, người Châu Á đầu tiên, người thuộc các nước đang phát triển đầu tiên đảm nhận chức vụ quan trọng này.
Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Thẻ: Mỹ, Nam Hải, Ngô Kiến Dân, Philippines, Tập Cận Bình, Đặng Tiểu Bình | 33 Comments »
Posted by adminbasam trên 18/02/2012
“Mỹ cũng đã gửi đi tín hiệu tích cực về việc có thể cho phép bán vũ khí cho Việt Nam trong tương lai, nhưng chỉ với điều kiện nếu như hồ sơ nhân quyền của Việt Nam được cải thiện *“.
Bài đã được xuất bản: 18-2-2012
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các quốc gia ASEAN nhận ra rằng họ đang quá dễ bị tổn thương trước các cú sốc và khủng hoảng bởi gây ra bởi dòng vốn lưu thông tự do và thị trường phi kiểm soát, vốn là chính sách cơ bản của cái gọi là Đồng thuận Washington.
Trong suốt cuộc khủng hoảng, chính quyền Clinton quyết không nhúng tay vào vụ việc, nhưng Trung Quốc đã tự nguyện can thiệp và lần đầu tiên nhận lấy quyết định lãnh đạo quốc tế trong nỗ lực kiểm soát cuộc khủng hoảng khu vực lần này. Từ khi đó, quyền lực của Trung Quốc ngày càng tăng ở châu Á. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Trung Quốc cũng đã ra sức đáp ứng các yêu cầu của nhiều khu vực khác nhau trên thế giới với vai trò như một nhà giao dịch và nhà tài chính lớn. Điều này do đó được coi là một sự thách thức đối với vai trò của Mỹ, WB và IMF.
Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: Brunei, Clinton, John McCain, Joseph Lieberman, Malaysia, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan | 17 Comments »
Posted by adminbasam trên 29/10/2011
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 28/10/2011
TTXVN (Bắc Kinh 20/10)
Bài của học giả Dương Bá Giang, Giáo sư Học viện Quan hệ quốc tế Trung Quốc, đăng trên tạp chí “Hoàn cầu” số ra ngày 16/10, phân tích động cơ Nhật Bản can thiệp tình hình Biển Đông như sau:
Gần đây những động thái can thiệp tình hình Nam Hải (Biển Đông) của Nhật Bản ngày càng mạnh lên. Ngày 27/9 Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cùng với Tổng thống Philíppin Aquino đến thăm Nhật Bản ra Tuyên bố chung, trong đó vấn đề Nam Hải và việc hai nước tăng cường hợp tác trong vấn đề Nam Hải là nội dung chính.
Lãnh đạo hai nước xác nhận “Nam Hải là cực kỳ quan trọng vì vùng biển này nối liền thế giới với châu Á – Thái Bình Dương, hoà bình ổn định ở Nam Hải là mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Tự do hàng hải, giao thông đường biển không bị cách trở, tuân thủ luật pháp quốc tế hiện hành và giải quyết hoà bình xung đột là phù hợp với lợi ích của hai nước và cả khu vực”, đồng thời nhấn mạnh đảm bảo an ninh đường biển ở Nam Hải là lợi ích chung của hai nước.
Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: Mỹ, Nhật, Philippines, Trung Quốc | 9 Comments »
Posted by adminbasam trên 16/07/2011
Bambang Hartadi Nugroho
Ngày 14-7-2011
Hồi tháng 6, vấn đề Biển Đông một lần nữa lại thu hút sự chú ý của công chúng. Những tuyên bố chồng lấn về một vùng biển nằm ở phía nam Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giữa 6 nước – Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines, Trung Quốc và Đài Loan – đã trở thành một mối quan tâm chiến lược hệ trọng, bởi vì nó dính líu đến một cường quốc đang lên trong khu vực vốn có thái độ và những ý định vẫn còn trong bóng tối mặc dù đã trải qua nhiều năm tương tác với cộng đồng quốc tế.
Làm cho mọi thứ trở nên phức tạp, cuộc xung đột gần như sẽ là một thanh nam châm hút Mỹ vào với tư cách là một cường quốc thế giới.
Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: ASEAN, Brunei, DOC, Malaysia, Philippines, TAC, Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan | 11 Comments »
Posted by adminbasam trên 13/07/2011
Joel D Adriano
13-7-2011
Sự gia tăng cảm tính bài Trung Quốc ở Phillippines có nguy cơ khiến các mối quan hệ xấu đi nhanh chóng, làm tổn hại đến các quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc. Cuộc tranh cãi ngoại giao kéo dài 2 tháng qua xoay quanh các khu vực tranh chấp ở Biển Đông đã dấy động cảm tính bài Trung Quốc, trong đó có cả những lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa xuất xứ Trung Quốc.
Đọc tiếp »
Posted in Biển Đông/TS-HS, Trung Quốc | Thẻ: ASEAN, Philippines | 29 Comments »
Posted by adminbasam trên 01/07/2011
Ngày 30 tháng 6 năm 2011
Việt Nam và Philippine đang tiếp tục bày tỏ sự tức giận ở mức vừa đủ trước việc tàu chiến và máy bay của Trung Quốc đe dọa các lực lượng của họ và các tàu đánh cá ở vùng biển tranh chấp ở Biển Hoa Nam. Hai nước này đang muốn Mỹ bày tỏ sự ủng hộ một cách dứt khoát hơn và một số chính trị gia Mỹ muốn Mỹ hãy giúp hai nước này. Thượng Viện Mỹ hôm thứ Hai đã thông qua một nghị quyết không mang tính ràng buộc tỏ ý lấy làm tiếc về những hành động của Trung Quốc. Song Trung Quốc hầu như không chùn bước. Thứ trưởng ngoại giao Trương Chí Quân [Cui Tiankai] tuần trước đã cảnh báo rằng “các quốc gia riêng rẽ đang đùa với lửa và tôi hi vọng Mỹ đừng để lửa bén vào mình.”
Đọc tiếp »
Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: Hillary Clinton, Mỹ, Philippines, Trung Quốc, Việt Nam | 16 Comments »
Posted by adminbasam trên 01/07/2011
Hoa Kỳ cần tiến lên và chơi trò chơi tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc
Michael Auslin
30-06-2011
Trên Biển Đông, Trung Quốc đang chơi bi-a, trong khi Mỹ đang chơi trò chơi như là Cướp Cờ (Capture the Flag). Đối với Bắc Kinh, mục tiêu là đánh những quả bóng bi-a khác văng ra khỏi bàn, để chính nó điều khiển. Trong khi đó, Washington cố gắng giữ không cho Bắc Kinh cướp được lá cờ về quyền bá chủ khu vực.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần nhận ra rằng, họ đang chơi một trò chơi khác với trò chơi của Trung Quốc và cần điều chỉnh chiến lược của Mỹ. Trong khi chuyển sang chơi bi-a là quá khiêu khích đối với Washington, nếu xu hướng này tiếp tục, chẳng bao lâu sau, Mỹ có thể thấy chính mình ở đằng sau tám trái bóng, không có nhiều lựa chọn trong việc giữ vai trò ổn định trong khu vực.
Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: Ấn Độ, Nhật, Philippines, Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan | 18 Comments »
Posted by adminbasam trên 30/06/2011
Rodel Rodis
Ngày 29-6-2011
Cùng với việc người Philippines ở Mỹ háo hức lên kế hoạch cho những cuộc biểu tình trước cổng các văn phòng lãnh sự Trung Quốc ở Mỹ vào ngày 7-8, câu hỏi đặt ra là: tại sao người Philippines ở Philippines không nổi giận, tương tự như thế, trước kế hoạch của Trung Quốc nhằm dựng dàn khoan dầu ở quần đảo Trường Sa, trên phần thuộc Philippines, vào tháng 7 tới?
Không lẽ họ không biết đến điều mà Tân Hoa Xã đã nói từ hôm 24-5-2011, rằng Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đang triển khai tới Trường Sa một dàn khoan dầu nước sâu khổng lồ, Marine Oil 981, có thể tiến hành những mũi thăm dò sâu 3.000 mét, và được trang bị một mũi khoan có thể vào sâu tới 12.000 trong lòng đất?
Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ quốc tế, Trung Quốc | Thẻ: ASEAN, Philippines | 7 Comments »
Posted by adminbasam trên 24/06/2011
Andrew Quinn
23-06-11
WASHINGTON, ngày 23 tháng 6 (Reuters) – Hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton đã cam kết hỗ trợ Philippines trong lúc căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực tranh chấp trên biển Đông.
Bà Clinton – phớt lờ một cảnh báo của Trung Quốc, kêu gọi Hoa Kỳ đứng ngoài tranh chấp – đã nói, lợi ích quốc gia của Mỹ về tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế đang bị đe dọa.
“Chúng tôi lo ngại rằng các sự cố gần đây trên Biển Đông có thể phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tự kiềm chế, và chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến chặt chẽ với tất cả các nước có liên quan, gồm Philippines là nước đồng minh đã ký hiệp ước với chúng tôi“. Bà Clinton cho biết khi xuất hiện chung với Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, ông Albert del Rosario.
Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ quốc tế | Thẻ: Hillary Clinton, Hoa Kỳ, Philippines, Trung Quốc | 22 Comments »
Posted by adminbasam trên 19/06/2011
Thủy thủ Việt Nam tuần tra trên một hòn đảo thuộc Trường Sa. Những cuộc tập trận gần đây của Việt Nam ở gần quần đảo tranh chấp đã được hải quân Trung Quốc có câu trả lời đáp lại trong tuần vừa rồi (TTXVN/AFP/Getty Images/ 18-6-2011)
Barbara Demick
Ngày 18-6-2011
Những cuộc tập trận trên biển Nam Trung Hoa làm căng thẳng leo thang, tại một khu vực có tiềm năng lớn về tài nguyên mà một số nước lân cận đều tuyên bố chủ quyền.
Từ Bắc Kinh — Tuần qua Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận ba ngày – kể cả bắn đạn thật – trong khu vực tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa, làm căng thẳng leo thang tại một khu vực có tiềm năng lớn về tài nguyên mà một số nước lân cận đều tuyên bố chủ quyền.
Hành động phô diễn sức mạnh hải quân ở nơi cách biên giới cực nam Trung Hoa tới hàng trăm hải lý được xem như một lời cảnh cáo gửi tới Việt Nam, nước mà trong tuần qua cũng đã tiến hành tập trận bắn đạn thật gần quần đảo Trường Sa. Một số nước tuyên bố chủ quyền đối với chuỗi đảo đá núi lửa không người ở này, nơi nằm giữa những vỉa san hô lởm chởm và bám đầy phân chim, nhưng được xem là một khu vực rất hấp dẫn, bởi vùng biển xung quanh vốn là bãi cá dồi dào và có thể chứa những mỏ dầu và khí đốt đáng kể.
Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, cả bốn nước đều tuyên bố quyền tài phán đối với một phần khu vực. Nhưng Trung Quốc cãi rằng chủ quyền của họ đã có từ lâu, vin vào những bản đồ quốc gia cổ cho thấy các đảo đó là một phần không thể tách rời khỏi lãnh thổ của họ.
Hôm thứ sáu, truyền hình quốc doanh (của Trung Quốc) chiếu hình ảnh tàu tuần tra Trung Quốc bắn đạn nhiều lần vào một mục tiêu nằm trên cái gì đó giống như một hòn đảo không người ở, khi hai chiếc phản lực chiến đấu cùng sánh đôi bay vọt lên. Tin tức báo rằng 14 tàu đã tham gia, tập chống tàu ngầm và cập bờ biển, nhằm “bảo vệ những dải san hô và các tuyến đường biển”.
Trong vòng hai năm qua, Trung Quốc đã tăng cường yêu sách chủ quyền đối với những vỉa đá trên biển Nam Trung Hoa, một cách quyết liệt hơn. Tàu dân sự Trung Quốc ngày càng đối đầu nhiều hơn với tàu thăm dò dầu khí và tàu cá của các nước khác, cũng hoạt động trên vùng biển này.
Vụ căng thẳng gần đây nhất xảy ra hồi cuối tháng trước khi Việt Nam buộc tội một tàu cá Trung Quốc, được hai tàu tuần tra hộ tống, đã cố ý cắt cáp của một tàu khảo sát địa chấn thuộc sở hữu của PetroVietnam, công ty dầu khí quốc gia. Quan hệ giữa hai nước tiềm ẩn đầy căng thẳng: Hai bên đã có chiến tranh biên giới năm 1979, và kể từ đó đã vài lần xung đột trên biển, tại quần đảo Trường Sa cũng như một chuỗi đảo khác nữa tên là Hoàng Sa.
Chính quyền Việt Nam đang chịu áp lực từ chính giới truyền thông và những công dân nặng tinh thần dân tộc để phải đứng lên trước Trung Quốc. Cuộc đụng độ trên biển vào tháng 5 vừa qua đã làm bùng nổ một tinh thần chống Trung Quốc ở Việt Nam, và chính quyền đã cho phép vài cuộc biểu tình hiếm hoi diễn ra, nhằm làm cho đám đông, mà chủ yếu là thanh niên, có thể xả bớt phẫn nộ.
Các mạng xã hội cũng đổ thêm dầu vào lửa chống Trung Quốc, thậm chí có cả kiến nghị trên mạng đòi đổi tên biển Nam Trung Hoa thành biển Đông Nam Á.
“Việt Nam đã luôn luôn ở một vị thế tồi tệ khi có một láng giềng to lớn và hùng mạnh như Trung Quốc, nhưng chúng tôi cũng rất phẫn nộ khi chính phủ Việt Nam tỏ thái độ quỵ lụy như thế trước Trung Quốc” – Huỳnh Thục Vy, một blogger, nhà hoạt động, 27 tuổi, nói.
Quan chức Trung Quốc thì bảo họ chỉ thuần túy bảo vệ lợi ích kinh tế quốc gia.
“Chúng tôi không thể tránh khỏi việc phải xử lý vấn đề này. Người Việt Nam đang lấy khí đốt và xâm phạm lãnh thổ chúng tôi” – Hứa Quảng Ngọc (Xu Guangyu), một quan chức quân đội Trung Quốc đã về hưu, cũng là nhà phân tích của Hiệp hội Giải trừ quân bị và Kiểm soát vũ khí Trung Quốc, nói.
Trung Quốc cũng đã cử tàu dân sự lớn nhất của họ đi qua khu vực, phái tàu tuần duyên Haixun nặng 3000 tấn, trang bị trực thăng, đến Singapore. Và báo chí quốc doanh Trung Quốc trích lời một quan chức giấu tên ở Cục Hải dương nói rằng lực lượng hải giám dân sự sẽ được gia tăng từ 9000 nhân viên lên 15000 vào năm 2020.
Với việc Việt Nam và Philippines ra những cảnh báo gay gắt khi Trung Quốc xâm phạm sâu hơn đến các dự án thương mại của họ, các nhà quan sát cho rằng nguy cơ bạo lực đã hiện diện.
“Những diễn biến hết sức căng thẳng, khi các tàu biển có năng lực bán quân sự phớt lờ lời cảnh báo của nhau và tham gia vào những hoạt động gây hấn, có thể dễ dàng tiến triển thành xung đột quân sự” – Stephanie Kleine-Ahlbrandt, văn phòng Bắc Kinh của tổ chức Khủng hoảng Quốc tế, nhận định. “Một khi đạn nổ, chúng ta sẽ thấy mọi thứ leo thang thật sự”.
Cuộc tranh chấp cũng có một số ý nghĩa đối với Mỹ, nước hiện giờ có lực lượng hải quân lớn nhất ở Đông Nam Á và đã từng tuyên bố tự do hàng hải là lợi ích quốc gia của mình. Chính quyền Obama đã kêu gọi các bên có yêu sách mâu thuẫn giải quyết xung đột thông qua một tiến trình ngoại giao quốc tế, có sự tham gia của tất cả các bên có quyền lợi trong vấn đề này.
Trung Quốc bác bỏ cách tiếp cận của Mỹ, cãi lý rằng mọi khác biệt cần được giải quyết riêng rẽ với từng nước.
Do Trung Quốc giữ lập trường mạnh mẽ hơn trong quan hệ quốc tế, nên những nước láng giềng của họ đã lo sợ mà tiếp nhận sự tham gia của Mỹ hơn, thúc đẩy những nước như Việt Nam tìm đến Mỹ để có đối trọng trước thế lực của Trung Quốc.
Nhưng chính quyền Việt Nam cũng rất lưu ý đến một rủi ro, là quan hệ kinh tế đang được tăng cường của họ với Trung Quốc có thể bị gián đoạn. Cho đến giờ, họ đã rất thận trọng, tránh khiêu khích Bắc Kinh quá. Cuộc tập trận bắn đạn thật hôm thứ hai vừa rồi có vẻ là một hành động giảm nhẹ. Nó diễn ra gần đất liền và không có màn bắn tên lửa chống tàu biển.
“Vụ cắt cáp giống như một trò lưu manh” – ông Carl Thayer, một nhà Việt Nam học tại Học viện Quốc phòng Australia, nói. “Nhưng không vì thế mà Việt Nam phải phát động chiến tranh”.
Người dịch: Thủy Trúc
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: Brunei, Malaysia, Philippines, Đông Nam Á | 6 Comments »
Posted by adminbasam trên 14/06/2011
Jason Miks
Ngày 12 tháng 6 năm 2011
Việt Nam đã nhận ra rõ hơn một chút cái mối nguy hiểm nằm trong vụ cãi nhau đang diễn ra khi nước này đang kêu gọi Mỹ và các nước khác can thiệp nhằm giúp tìm ra một cách giải quyết nào đó.
Đề nghị này xuất hiện sau khi một số hành động đối đầu thù địch xảy ra trong vài tuần qua ở Biển Hoa Nam [Biển Đông], một khu vực mà hai nước cũng như một vài nước Đông Nam Á khác đang tranh giành nhau kịch liệt. Brunei, Cam-pu-chia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Thái Lan cũng tuyên bố khẳng định chủ quyền đối với một phần của khu vực này, song những tuyên bố của Việt Nam về sự quấy nhiễu của tàu Trung Quốc mới khiến báo chí đưa tin tức rầm rộ.
Hôm Thứ Năm tuần trước, Việt Nam tuyên bố rằng tàu của Trung Quốc lại một lần nữa xâm phạm lãnh thổ của nước này và cáo buộc Trung Quốc cố tình định cắt đứt cáp của tàu do PetroVietnam thuê. Lần cãi cọ nhau này khác hẳn với lần thứ nhất – như tôi đã nhận xét, Việt Nam hồi năm ngoái đã tức giận vì Trung Quốc nhiều lần bắt giữ ngư dân đang đánh bắt cá ở gần Quần đảo Hoàng Sa có tranh chấp mà Việt Nam tuyên bố là họ có chủ quyền.
Hãng tin Reuters đã có một viết rất rõ về thứ tự thời gian những sự kiện căng thẳng xảy ra gần đây và bây giờ Reuter nên bổ sung sự kiện mới mẻ ấy là Việt Nam đang kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế. Tờ Bloomberg hôm nay đã dẫn lời phát ngôn viên Nguyễn Phương Nga của bộ ngoại giao nói rằng:
“Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải là mối quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực …Mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông đều được hoan nghênh.”
Dĩ nhiên là Bắc Kinh sẽ ghét cay ghét đắng điều này, trước nay Bắc Kinh đều ra sức ngăn cản sự tham gia của các nước ở bên ngoài trong những tranh chấp lãnh thổ [giữa Trung Quốc với một nước khác]. Trung Quốc quả thực đã tức giận khi ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hồi tháng Bảy năm ngoái đã đề nghị rằng Mỹ có thể là một bên trung gian.
Việt Nam vừa khẳng định họ sẽ tiến hành tập trận hải quân vào ngày mai và trong lúc đó thì họ đã tỏ ra khoan dung đối với những cuộc biểu tình hiếm hoi của hàng trăm người đang phẫn nộ khi thấy Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam. Huy Dương [Dương Danh Huy] ở Việt Nam trong một bài viết trong tuần này đã nêu ý kiến rằng cách tốt nhất để Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác đối phó với điều họ đang nhận ra như là một nước Trung Quốc hống hách đó là họ phải hợp tác với nhau.
Liệu Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác có làm được như vậy hay không? Minxin Pei có một bài viết đáng lưu ý về vấn đề tranh chấp chủ quyền cho tới nay – và Trung Quốc nên làm gì để xoa dịu căng thẳng. Nhưng tôi cũng đã hỏi nhà quan sát Trần Hữu Dũng, một giáo sư kinh tế học tại Đại học Wrigh ở Dayton thuộc bang Ohio, về quan điểm của ông.
“Hầu hết những ai chú ý tới cán cân sức mạnh ở Đông Nam Á đều đồng ý rằng cách duy nhất cho Việt Nam hoặc bất cứ một quốc gia riêng biệt nào trong khu vực để đẩy lùi Trung Quốc là tập hợp lại thành một nhóm”, ông nói với tôi như vậy. “Nhưng điều đó sẽ có nghĩa là Việt Nam buộc phải thừa nhận rằng họ mặt khác sẽ phải công nhận lợi ích của các nước khác trong khu vực. Lợi ích của các nước khác có khi lại khác với lợi ích của Việt Nam. Cho tới nay thì Việt Nam chưa hề đưa ra một chính sách khu vực rõ ràng, dài hạn trong đó bao gồm những cân nhắc nói trên.”
Tôi cũng hỏi ông về quan điểm của ông về những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam và ông lạc quan ra sao về việc những vụ cãi nhau om xòm trong tương lai có thể được giải quyết một cách ôn hòa.
“ Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc có nguyên nhân sâu xa từ cách đây hàng ngàn năm và không có lý do nào để kỳ vọng rằng nó sẽ chấm dứt vĩnh viễn. Song điều này không có nghĩa là hai nước không thể chung sống hòa bình trong một thời gian dài,” ông nói. “Sự chung sống hòa bình này không chỉ tùy thuộc vào cách ứng xử của chính phủ Trung Quốc mà còn tùy thuộc vào họ nhận thức ra sao về sự nhu nhược của lãnh đạo Việt Nam. Sự cố gần đây nhất có thể được coi là một phép thử vai trò lãnh đạo nói trên.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: Brunei, Cam-pu-chia, Hillary Clinton, Indonesia, Malaysia, Nguyễn Phương Nga, PetroVietnam, Philippines, Thái Lan, Đài Loan | 12 Comments »
Posted by adminbasam trên 10/03/2008
Inquirer.net
1.
Bài của Abigail L. Ho
Nhật báo Philippines Inquirer
Ngày 8-3-2008
MANILA, Philippines – Các sắc luật năng lượng hàng đầu đối với Cam kết Chung về Địa chấn trên Biển (JMSU) bao gồm các hãng dầu lửa quốc gia của Philippines, Trung Quốc và Việt Nam đã phủ nhận các cáo trạng về thỏa thuận có hiệu lực từ bỏ tuyên bố chủ quyền của đất nước đối với vùng Quần đảo Trường Sa [Spratly] đang tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa.
Trong một tuyên bố chung, cựu Bộ trưởng Năng lượng Vincent Perez và cựu chủ tịch tập đoàn dầu khí quốc gia National Oil Corp. Eduardo Mañalac đã nói rằng JMSU không có quyền gì để làm những việc liên quan tới chính trị, ngoài công việc thuần túy khoa học tự nhiên.
“JMSU tuyên bố dứt khoát rằng việc ký kết thoả thuận thương mại sẽ không làm suy yếu vị thế của chính phủ Philippines trên Biển Nam Trung Hoa. Bản thỏa thuận được phác thảo cho việc nghiên cứu khoa học tự nhiên và không gây ảnh hưởng lên bất cứ yêu sách về chủ quyền lãnh thổ nào của chính phủ Philippines,” bản tuyên bố nêu rõ.
Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ quốc tế, Trung Quốc | Thẻ: Arroyo, Philippines | Leave a Comment »