Financial Times
Trung Quốc một đế chế đang tự chối bỏ mình
Gideon Rachman
Ngày 13-7-2009
Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, thì có một bất ngờ hiển nhiên là Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Sô Viết chưa bao giờ là một quốc gia đích thực. Nó từng là một đế chế gồm nhiều quốc gia được gắn kết lại với nhau bằng vũ lực. Liệu có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ lại nói lên điều tương tự với Trung Quốc hay không?
Tất nhiên, bất cứ gợi ý nào như vậy cũng đều được chào đón bằng cơn giận dữ nổi lên ở Bắc Kinh. Các nhà chính trị của Trung Quốc là những người theo chủ nghĩa thực dụng có khuynh hướng hiện đại khi khuynh hướng này trở thành thứ mánh lới trong quản lý kinh tế. Thế nhưng chúng trở lại thứ ngôn ngữ của chủ nghĩa Mao khi những câu hỏi về sự toàn vẹn lãnh thổ được đề cập đến một cách khái quát. Những người ủng hộ cho độc lập của Đài Loan là “những kẻ gây chia rẽ”. Đức Dalai Lama, nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng, đã được mô tả như là một “quái vật với một khuôn mặt người và một trái tim dã thú”. Những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đã nổi loạn dữ dội vào tuần trước bị tố cáo như là những công cụ của các thế lực nước ngoài nham hiểm.
Theo David Shambaugh, một giáo sư đại học, bài học chính mà người Trung Quốc rút ra được từ việc nghiên cứu sự sụp đổ của Liên Xô là phải ngăn ngừa “tư tưởng giáo điều, tầng lớp tinh hoa xã hội được củng cố, các tổ chức đảng không hoạt động, và một nền kinh tế trì trệ”.
Đó là một danh mục ấn tượng. Thế nhưng nó lại bỏ sót một điều hiển nhiên. Liên Xô rốt cục đã sụp đổ phần vì sức ép từ các dân tộc khác nhau của mình. Năm 1991, Liên Xô đã bị tách ra thành các nước cộng hòa độc lập.
Dĩ nhiên, những so sánh không phải là chính xác. Những tộc người Nga chỉ hình thành nên hơn nửa dân số Liên Xô. Người Hán của Trung Quốc chiếm trên 92% dân số. Tuy nhiên Tây Tạng và Tân Cương là những biệt lệ. Khoảng 90% dân số Tây Tạng vẫn là người thuộc các dân tộc Tây Tạng. Những người Duy Ngô Nhĩ chỉ chiếm chưa tới nửa dân số Tân Cương. Không đâu trong cả hai khu vực này thấy dễ chịu khi hòa nhập vào phần còn lại của đất nước – tức thực hiện nó một cách nhẹ nhàng. Những cuộc nổi loạn vào tuần trước tại Tân Cương đã đưa đến những cái chết của hơn 180 người, cuộc dấy loạn dân sự đẫm máu nhất được biết đến ở Trung Quốc kể từ vụ [thảm sát trên] Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Cũng có những cuộc dấy loạn nghiêm trọng tại Tây Tạng ngay trước Thế vận hội năm ngoái.
Trong một đất nước có hơn 1,3 tỉ người, thì 2,6 triệu ở Tây Tạng và 20 triệu ở Tân Cương nghe như có vẻ không quan trọng. Thế nhưng cùng với nhau, những nơi giải thích cho nguyên nhân khi chiếm tới một phần ba khu vực đất đai rộng lớn của Trung Quốc – và khi một tỉ lệ rộng lớn những nguồn dự trữ không tương xứng của nó với dầu lửa và khí gas. Đúng như những người Nga lo sợ ảnh hưởng của Trung Quốc lên vùng Siberia, thì theo cách đó người Trung Quốc lo sợ rằng vùng Tân Cương theo đạo Hồi có thể bỏ theo Trung Á.
Những dân Hán Trung Quốc nhập cư đã phải chịu đựng tình cảnh nguy ngập trong các cuộc bạo động sắc tộc làm náo động xứ Tân Cương. Song phản ứng lăng mạ và dễ gây xúc động của Trung Quốc đối với các biến động ở Tân Cương là điển hình của một đế chế đang ở trong tình trạng bị thách thức. Với nước Anh ở Ireland, Thổ Nhĩ Kỳ ở châu Phi và nhiều nơi khác, điệp khúc luôn luôn là những người địa phương tỏ ra vô ơn đối với mọi lợi ích được đổ xuống cho họ.
Vào giữ những năm 1990 tôi đã có một cuộc trò chuyện với một vị tướng người Indonesia từng bị xúc phạm thực sự bởi những gì mà ông nhìn nhận như là thái độ vô ơn của các cư dân hung bạo ở Đông Timor, sau tất cả những con đường và ngôi trường đẹp đẽ được Jakarta bỏ tiền ra xây dựng.
Đặc biệt Trung Quốc đã không được trang bị những gì để hiểu về chủ nghĩa dân tộc nội trong đường biên giới của mình do nhiều quan chức chính phủ đơn giản không chấp nhận, hoặc thậm chí hiểu thấu, cái tư tưởng “tự quyết”. Qua nhiều năm tuyên truyền của nhà nước về sự cần thiết phải hợp nhất với đất mẹ, và những hệ quả lịch sử tàn khốc của một nước Trung Hoa bị phân liệt, mang ý nghĩa rằng những quan điểm tuyên truyền đó được chia sẻ rất rộng khắp. Tôi từng gặp một người bất đồng chính kiến Trung Quốc từng chống đối mạnh mẽ quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản. Nhưng khi tôi gợi chuyện rằng có lẽ Đài Loan cần được độc lập, nếu như điều đó là thứ mà người dân mong muốn, thì tức khắc cái chủ nghĩa tự do trong anh ta biến mất. Điều đó là không thể tưởng tượng nổi, tôi tin chắc vậy. Đài Loan là một phần không thể chuyển nhượng của Trung Quốc.
Tuy nhiên tư tưởng cho rằng Tây Tạng và Tân Cương có thể khao khát trở thành những dân tộc tự quyết không phải là chuyện vô lý. Trung Quốc khăng khăng rằng cả hai khu vực này đã là một phần không thể tách rời của tổ quốc qua nhiều thế kỷ. Dù thế nào, thì cả hai nơi này cũng đã trải qua những thời kỳ độc lập trong thế kỷ 20. Đã có một nước Cộng hòa Đông Thổ tồn tại ngắn ngủi ở Tân Cương, rồi bị tiêu diệt bởi sự có mặt của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc năm 1949. Tây Tạng từng trải qua thời kỳ độc lập trên thực tế giữa năm 1912 và 1949.
Trong hoàn cảnh hiện nay, sự tan rã của Trung Quốc có vẻ rất không chắc xảy ra. Về lâu dài, một dòng di dân người Hán đều đặn tới Tân Cương và Tây Tạng sẽ làm suy yếu đi những khuynh hướng ly khai. Đức Dalai Lama, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, thậm chí đang không còn đòi độc lập nữa. Một số người Duy Ngô Nhĩ có thể muốn tranh đấu hơn – nhưng họ thiếu người lãnh đạo và sự đồng cảm của quốc tế là thứ từng bênh vực cho sự nghiệp của Tây Tạng.
Những năm tháng dưới thời Mikhail Gorbachev và sự biến mất đế chế Sô Viết ở đông châu Âu từng tạo nên một mức độ rối loạn chính trị trong lòng Liên Bang CHXHCN Sô Viết thì lại không tồn tại trong nước Trung Hoa hiện thời. Nhà nước Trung Quốc thành công nhiều hơn về kinh tế, liều lĩnh hơn và quyết chí hơn bằng đổ máu để giữ cho đất nước không bị chia cắt.
Đàn áp bằng bạo lực đối với chủ nghĩa ly khai có thể rất có hiệu quả trong một thời gian. Thế nhưng nó có nguy cơ tạo nên những mối bất bình nuôi dưỡng những hoạt động đòi độc lập tồn tại qua nhiều thế hệ.
Trong khoảng khắc ngắn ngủi, những nhà hoạt động tranh đấu cho Tân Cương hay Tây Tạng có vẻ như tuyệt vọng và thất bại. Đó thường là số phận của những chiến sĩ nằm trong những người dân vô danh và bị áp bức. Những người Baltic và Ukraina lưu vong từng nuôi dưỡng những khát vọng của dân tộc mình trong suốt kỷ nguyên Sô Viết dường như có vẻ kỳ quặc và không đáng sợ trong nhiều thập kỷ. Họ là những chiến sĩ nguyên mẫu của những sự nghiệp bị thất bại. Cho đến một ngày, họ đã chiến thằng.
Hiệu đính: Trần Hoàng
———————-
Financial Times
China is now an empire in denial
By Gideon Rachman
Published: July 13 2009 19:06 | Last updated: July 13 2009 19:06
When the Soviet Union collapsed in 1991, it suddenly became obvious that the USSR had never been a proper country. It was a multinational empire held together by force. Might we one day say the same of China?
Of course, any such suggestion is greeted with rage in Beijing. Chinese politicians are modern-minded pragmatists when it comes to economic management. But they revert to Maoist language when questions of territorial integrity are touched upon. Supporters of Taiwanese independence are “splittists”. The Dalai Lama, the spiritual leader of the Tibetans, has been described as a “monster with a human face and an animal’s heart”. The Muslim Uighurs who rioted violently last week were denounced as the tools of sinister foreign forces.
According to David Shambaugh, an academic, the main lesson that the Chinese drew from studying the collapse of the USSR was to avoid “ dogmatic ideology, entrenched elites, dormant party organisations, and a stagnant economy”.
It is an impressive list. But it misses out one obvious thing. The Soviet Union ultimately fell apart because of pressure from its different nationalities. In 1991, the USSR split up into its constituent republics.
Of course, the parallels are not exact. Ethnic Russians made up just over half the population of the USSR. The Han Chinese are over 92 per cent of the population of China. Yet Tibet and Xinjiang are exceptions. Some 90 per cent of the population of Tibet are still ethnic Tibetans. The Uighurs make up just under half the population of Xinjiang. Neither area is comfortably integrated into the rest of the country – to put it mildly. Last week’s riots in Xinjiang led to the deaths of more than 180 people, the bloodiest known civil disturbance in China since Tiananmen Square in 1989. There were also serious disturbances in Tibet just before last year’s Olympics.
In a country of more than 1.3bn people, the 2.6m in Tibet and the 20m in Xinjiang sound insignificant. But together they account for about a third of China’s land mass – and for a large proportion of its inadequate reserves of oil and gas. Just as the Russians fear Chinese influence over Siberia, so the Chinese fear that Muslim Xinjiang could drift off into Central Asia.
Han Chinese immigrants suffered badly in the race riots that convulsed Xinjiang. But China’s emotional and affronted reaction to the upheavals in Xinjiang is typical of an empire under challenge. With the British in Ireland, the Portuguese in Africa and many others besides, the refrain was always that the locals were ungrateful for all the benefits that had been showered upon them.
In the mid-1990s I had a conversation with an Indonesian general who was genuinely outraged by what he regarded as the ungrateful attitude of the brutalised population of East Timor, after all the lovely roads and schools that had been paid for by Jakarta.
China is especially ill-equipped to understand ethnic nationalism within its borders because many government officials simply do not accept, or even grasp, the idea of “self-determination”. Years of official propaganda about the need to reunify the motherland, and the disastrous historical consequences of a divided China, means that these attitudes are very widely shared. I once met a Chinese dissident who was strongly opposed to Communist party rule. But when I suggested that perhaps Taiwan should be allowed to be independent, if that was what its people wanted, his liberalism disappeared. That was unthinkable, I was assured. Taiwan was an inalienable part of China.
Yet the idea that Tibet and Xinjiang could aspire to be separate nations is by no means absurd. China insists that both areas have been an inseparable part of the motherland for centuries. However, they both experienced periods of independence in the 20th century. There was a short-lived East Turkestan Republic in Xinjiang, which was extinguished by the arrival of the Chinese People’s Liberation Army in 1949. Tibet experienced de facto independence between 1912 and 1949.
As things stand, the break-up of China looks very unlikely. Over the long term, a steady flow of Han immigrants into Xinjiang and Tibet should weaken separatist tendencies. The Dalai Lama, Tibet’s spiritual leader, is not even calling for independence. Some Uighurs may be more militant – but they lack leadership and the international sympathy that bolsters the Tibetan cause.
The Mikhail Gorbachev years and the loss of the Soviet empire in eastern Europe created a degree of political turmoil inside the USSR that does not exist in contemporary China. The Chinese state is much more economically successful, more confident and more willing to shed blood to keep the country together.
Violent repression of separatism can be very effective for a while. But it risks creating the grievances that keep independence movements alive across the generations.
For the moment activists campaigning for Xinjiang or Tibet look forlorn and defeated. That is often the fate of champions of obscure and oppressed peoples. The Baltic and Ukrainian exiles who kept their countries’ aspirations alive during the Soviet era seemed quaint and unthreatening for decades. They were the archetypal champions of lost causes. Until, one day, they won.
Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.
Thích bài này:
Thích Đang tải...