BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for the ‘Trường Sa’ Category

11.047. [Tư liệu] Quân Dân Tam Sa Đồng Tâm Hiệp Lực Bảo Vệ Chủ Quyền

Posted by adminbasam trên 15/12/2016

BTV Đại Sự ký Biển Đông: Bài báo dưới đây đăng trên Đại Công Báo của Trung Quốc, tường thuật lại chuyến đi của các phóng viên đến quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đặt “Khu phòng thủ thành phố Tam Sa.” Mặc dù phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã từng phủ nhận việc sử dụng dân quân trên biển trong việc “bảo vệ các quyền hàng hải” của Trung Quốc trên Biển Đông,  bài báo dưới đây đã thừa nhận sự tồn tại của lực lượng này cũng như vai trò của nó trong chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông. Cũng theo lời tường thuật của các phóng viên bài báo, lực lượng dân quân sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ra tới quần đảo Trường Sa.

Độc giả có thể đọc thêm tuyển tập các nghiên cứu và báo cáo về lực lượng dân quân trên biển của Trung Quốc tại https://seasresearch.wordpress.com/category/events-and-analyses/maritime-militia-in-the-south-china-sea/

Quân dân Tam Sa đồng tâm hiệp lực bảo vệ chủ quyền

2016/11/25 16:46:04

Đại Công Báo

Phóng Viên: Dương Phàm, Mã Tịnh

Biên dịch: Trần Thị Kim Nguyên

Hiệu đính: Chử Đình Phúc

Tam Sa, có người nói, nó đẹp như thiên đường; có người nói, nó khổ như địa ngục; nó là một thế giới khác, là nơi chan chứa tình yêu bao la, nó là mảnh đất không thể tách rời của người Trung Quốc.

Vừa qua, Phóng viên Đại Công Báo và nhóm truyền thông đi trên con tàu tiếp tế và bảo vệ tổng hợp GY820 từ Hải Khẩu đến Thành phố Tam Sa, đến thăm nhiều hòn đảo của quần đảo Tây Sa (tên Trung Quốc đặt cho quần đảo Hoàng Sa), phỏng vấn cán bộ và chiến sĩ Khu phòng thủ Tam Sa đang đảm nhận thực thi sứ mệnh bảo vệ vùng biển, chứng kiến sự trưởng thành của lực lượng dân binh trên biển, cảm nhận được tình cảm của quân và dân với tổ quốc trong việc đồng tâm hiệp lực bảo vệ chủ quyền quốc gia và các quyền lợi biển khác. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Hoàng Sa, Trung Quốc, Trường Sa | 4 Comments »

9541. Phản ứng về tin ‘pháo VN ở Trường Sa’

Posted by adminbasam trên 11/08/2016

BBC

11-8-2016

Phát ngôn viên Elizabeth Trudeau. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ

Phát ngôn viên Elizabeth Trudeau. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ

Một ngày sau khi Reuters đưa tin về việc Việt Nam điều giàn phóng rốc két ra Trường Sa, các nước liên quan đã có phản ứng.

Mỹ kêu gọi các bên tìm giải pháp hòa bình trong khi báo chí Trung Quốc lên án Việt Nam, gọi đây là “sai lầm”.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Elizabeth Trudeau nói Hoa Kỳ “có được biết tin này, rằng Việt Nam điều hệ thống hỏa tiễn tầm ngắn ra một số đảo thuộc Trường Sa”.

Bà Trudeau nói: “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông tránh các hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng, có các bước thiết thực để xây dựng lòng tin và tăng cường nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình và ngoại giao cho các tranh chấp”. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 1 Comment »

9527. Việt Nam ‘đưa vũ khí tối tân’ ra Trường Sa

Posted by adminbasam trên 10/08/2016

BBC

10-8-2016

H1Quân đội VN lần đầu tiên giới thiệu tên lửa EXTRA do Israel sản xuất vào tháng 5/2015. (Ảnh chụp trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh).

Việt Nam đã âm thầm phòng vệ nhiều đảo của mình tại khu vực có tranh chấp tại Biển Đông bằng các giàn phóng tên lửa di động mới có khả năng tấn công đường băng và căn cứ quân sự của Trung Quốc, theo Reuters.

Phóng sự đặc biệt của phóng viên Greg Torode dẫn nguồn tin từ giới chức phương Tây, gồm các nhà ngoại giao và quan chức quân đội, nói với Reuters rằng thông tin tình báo cho thấy Hà Nội đã vận chuyển các giàn phóng tên lửa từ đất liền tới năm căn cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây, một động thái có thể khiến căng thẳng với Bắc Kinh. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa | Thẻ: | 2 Comments »

9086. TRUNG QUỐC SẼ TẤN CÔNG ĐẢO BA BÌNH (TRƯỜNG SA)

Posted by adminbasam trên 10/07/2016

FB Mai Thanh Hải

10-7-2016

Đảo Ba Bình (Trường Sa) đang được Đài Loan xây dựng nhiều công trình mới. Hình chụp tháng 6.2016

Đảo Ba Bình (Trường Sa) đang được Đài Loan xây dựng nhiều công trình mới. Hình chụp tháng 6.2016. Nguồn: FB Mai Thanh Hải.

Cách phản ứng của Trung Quốc trước phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực trong vụ kiện của Philippines là chủ đề bàn tán rôm rả của giới quan sát tình hình khu vực trong những ngày qua. Nên tôi đây cũng xin được dự phần với dự đoán rằng Trung Quốc có thể sẽ tấn công “thu hồi” Ba Bình mà Đài Loan đang chiếm đóng.

Vấn đề đặt ra ở đây là tấn công Ba Bình, Trung Quốc sẽ mất gì và được gì?. Giới chiến lược gia quân sự Trung Quốc rất thích các vụ “1 hòn đá ném chết 2-3-4 con chim”. Những hành vi gây hấn như tấn công Việt Nam hoặc Philippines ở Trường Sa sẽ khiến Trung Quốc hứng chịu cơn bão chỉ trích và bị cô lập trên trường quốc tế, chí ít cũng như Nga từng làm với Ukraine. Thế nhưng, nếu tấn công Ba Bình, đây lại là chuyện nội bộ của Trung Quốc (theo lập trường “1 Trung Quốc” mà hầu hết các nước trên thế giới đều đã công nhận), nên mặc dù sẽ có phản ứng gay gắt nhưng hậu quả của nó sẽ không quá nghiêm trọng. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc, Trường Sa | Thẻ: , | 3 Comments »

9084. Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực và tương lai biển Đông

Posted by adminbasam trên 10/07/2016

Bùi Quang Vơm

10-7-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Còn hai ngày nữa, ngày 12/07/2016 Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sẽ đưa ra phát xét chính thức cho phiên xử đơn kiện của Philippines về đường lưỡi bò của Trung Quốc trên biển Đông.

Có thể tin chắc chắn rằng phán quyết của PCA sẽ ủng hộ Philippines, bác bỏ yêu sách chủ quyền đường chín đoạn hay đường lưỡi bò mà Trung Quốc đưa ra chỉ dựa trên “chứng cứ lịch sử”, chiếm hơn 80% diện tích biển Đông Thái Bình Dương, nơi có lưu lượng luân chuyển chiếm gần 50% tổng lượng hàng hoá toàn cầu với giá trị gần 5000 tỷ USD.

Trung Quốc bị dồn vào thế bắt buộc phải lựa chọn thái độ hành xử. Tuỳ theo từng lựa chọn, số phận biển Đông, trật tự thế giới và an ninh toàn cầu có thể thay đổi. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Hoàng Sa, Trung Quốc, Trường Sa | Thẻ: , , , , , | 4 Comments »

9039. “Vì sao VN không kiện TQ ra một trọng tài quốc tế ?”

Posted by adminbasam trên 06/07/2016

FB Trương Nhân Tuấn

6-7-2016

Bài viết này tôi đăng trên facebook ngày 3 tháng 6 năm 2012 chỉ được vỏn vẹn 10 cái “like”. Bài viết có tựa đề “Vì sao VN không kiện TQ ra một trọng tài quốc tế ?”. Câu hỏi theo tôi là hết sức quan trọng để được sự quan tâm của nhiều người.

Đến nay tôi vẫn bảo lưu ý kiến này. Bởi vì phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế vào ngày 12-7 sắp tới, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của VN, (dĩ nhiên ngoài yêu sách đường chữ U chín đoạn), là hiệu lực của đảo Ba Bình.

Ngay sau khi nhà nước Đài Loan, sau đó là Luật sư đoàn Đài Loan, gởi hồ sơ lên Tòa CPA nhằm thuyết phục Tòa đảo Ba Bình (mà TQ gọi là đảo Thái Bình, tên quốc tế là Itu Aba) là một đảo thực sự, vì vậy có hiệu lực như trên đất liền. Tôi có đề nghị đoàn Luật sư VN lên tiếng để phản biện. Không biết việc này đã đi tới đâu? Nếu Tòa phán rằng đảo Ba Bình có hiệu lực là một “đảo” thực sự như định nghĩa của Luật Biển 1982, thì yêu sách “đường chữ U chín đoạn” của TQ, với một giới hạn nào đó, lại được pháp lý củng cố. Điều này có thể lợi, mà cũng có thể có hại cho VN. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Hoàng Sa, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 4 Comments »

9032. Không loại trừ Trung Quốc ‘đánh chiếm Trường Sa’?

Posted by adminbasam trên 06/07/2016

VOA

5-7-2016

Tàu của hải quân Trung Quốc nã pháo trong một cuộc tập trận chung năm 2014. Ảnh: Reuters.

Tàu của hải quân Trung Quốc nã pháo trong một cuộc tập trận chung năm 2014. Ảnh: Reuters.

Một nhà nghiên cứu kỳ cựu về quan hệ Việt – Trung nhận định rằng Bắc Kinh “có thể đánh chiếm Trường Sa”, trong bối cảnh truyền thông Trung Quốc cảnh báo “nên chuẩn bị đối đầu quân sự”.

Hoàn cầu Thời báo, ấn phẩm của Nhân dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 5/7 viết rằng Bắc Kinh nên “sẵn sàng cho một cuộc đối đầu quân sự trên biển Đông”.

Trong bài xã luận trên cả ấn bản tiếng Hoa lẫn tiếng Anh, tờ báo có chủ trương cực đoan viết rằng cuộc tranh chấp, vốn đã trở nên phức tạp vì sự can thiệp của Mỹ, nay lại leo thang vì phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc về vụ kiện Trung Quốc của Philippines.

Tờ báo từng nhiều lần chỉ trích quan hệ Việt – Mỹ viết rằng “Washington đã triển khai hai nhóm tàu sân bay tại biển Đông, phô trương sức mạnh là cường quốc lớn nhất trong khu vực” để “chờ Trung Quốc phải phục tùng”. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa | 1 Comment »

9030. Đã đến lúc mặc cả với Trung Quốc?

Posted by adminbasam trên 06/07/2016

BBC

5-7-2016

Người Philippines biểu tình phản đối trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Makati City. Ảnh: EPA

Người Philippines biểu tình phản đối trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Makati City. Ảnh: EPA

Chiến lược của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là Biển Đông) chuẩn bị phải đón cú đảo chiều.

Chỉ trong ít ngày nữa, Tòa Trọng tài Quốc tế sẽ ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc.

Tuy chưa có gì là chắc chắn, nhưng có hai điều ta có thể nói được vào lúc này về những gì có thể sẽ xảy ra.

Trước tiên, tòa trọng tài sẽ ra phán quyết là một số yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông là không phù hợp với luật quốc tế.

Thứ nhì, người phát ngôn của Trung Quốc sẽ tung ra một loạt những tuyên bố hùng hồn để lên án tòa trọng tài và Philippines, và sẽ tuyên bố Trung Quốc không chấp nhận phán quyết. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa | Thẻ: | 1 Comment »

8803. Straits Times: “Việt Nam sẽ “xoay trục” liên minh với Mỹ nếu mất thêm đảo ở Biển Đông“

Posted by adminbasam trên 18/06/2016

VietTimes 

Phú Lộc

18-6-2016

H1

Tổng thống Barack Obama đã có chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam. Ảnh: internet

Chuyến thăm thành công của Tổng thống Obama tới Việt Nam đã làm gia tăng khả năng Việt Nam xoay trục hướng về Mỹ và nếu Việt Nam mất thêm đảo trên Biển Đông sẽ có thể dẫn tới việc thiết lập một liên minh Việt – Mỹ, The Straits Times (Singapore) nhận định.

Theo tác giả David Kok, chuyến thăm của ông Obama cho thấy cả hai bên đều muốn có quan hệ gần gũi hơn, có thể khiến cho Trung Quốc lo lắng. Tổng thống Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vậnvũ khí không nhằm vào Trung Quốc mà là để giúp Việt Nam tăng cường khả năng tự vệ. Ông Obama cũng tuyên bố rằng “không có quốc gia nào có thể áp đặt ý chí cho bạn và quyết định thay cho số phận của bạn” và khẳng định Mỹ không có ý định áp đặt vào việc xây dựng thể chế. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | 3 Comments »

8035. LỜI NGUYỀN LÁNG GIỀNG

Posted by adminbasam trên 29/04/2016

Bùi Quang Vơm

29-4-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Phần 1: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Việt Nam và Trung Quốc có lời nguyền láng giềng đeo đẳng từ khi lập nước. Một nghìn năm Bắc thuộc, là châu quận của Trung Quốc, An Nam Ðô Hộ Phủ. Rồi gần một nghìn năm tiếp theo, dù có một vương trìều độc lập, cho đến trước khi chính thức bị giao nhượng cho Pháp bằng hiệp định Pháp Thanh năm 1885, Việt Nam vẫn là một quốc gia phiên thuộc của Trung Quốc, ít nhất trên hình thức.

Các vị vua của Việt Nam, sau khi lên ngôi, phải được sự thừa nhận của Thiên triều. Không có chiếu phong vương, vương triều Việt không có tính chính danh và triều đình có nguy cơ bị Thiên triều cất binh trừng phạt. Thông thường, vị vua hay hoàng đế tự lập của Việt Nam, ngay sau khi lên ngôi phải đích thân diện kiến Thiên tử để nhận chiếu phong vương. Nếu không thể đích thân, phải cử đặc sứ trình bẩm việc lên ngôi và xin chiếu tấn phong. Những tập quán như thế đã trở thành một quy tắc hàng nghìn năm, như một lẽ đương nhiên trong tiềm thức của cả người Trung Hoa lẫn quan dân người nước Việt. Sự thật lịch sử này, về phía Việt Nam được giải nghĩa là sự khôn khéo để vừa giữ được độc lập, vừa giữ được hoà bình, tránh được thảm họa chiến tranh. Nhưng ở phía Thiên triều, nghĩa là đối với người Trung Quốc thì đó là sự thần phục, một sự thừa nhận phiên thuộc. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Hoàng Sa, Quan hệ Việt - Mỹ, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | Thẻ: | 13 Comments »

7896. Cử tri VN ‘đề nghị kiện TQ về Biển Đông’

Posted by adminbasam trên 20/04/2016

BBC

20-4-2016

H1

Trung Quốc đáp máy bay quân sự xuống Đá Chữ Thập. Ảnh: Reuters

Cử tri 15 tỉnh thành tại Việt Nam cùng đề nghị sớm kiện Trung Quốc về Biển Đông trong lúc một nhà quan sát nói việc liệu Hà Nội có cứng rắn hơn hay không tùy vào ‘đấu tranh nội bộ’.

Bản tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri từ Cà Mau đến Hà Nội gửi đến kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa 13 được Ban Dân nguyện phát hành cho thấy “thái độ bức xúc đối với những vi phạm của Trung Quốc ở Biển Đông, nhất là hành động xây dựng đảo nhân tạo tại Trường Sa và Hoàng Sa, đánh bắt cá trên vùng biển Việt Nam, tấn công tàu cá ngư dân Việt Nam”, báo Việt Nam tường thuật. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | 1 Comment »

7873. Biển Đông Lại Dậy Sóng: Kêu cứu hay Ngày tận số?

Posted by adminbasam trên 18/04/2016

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

18-4-2016

Cách đây 2 năm, vào đầu tháng 5/2014, Trung Quốc bất ngờ kéo dàn khoan HD981vào Biển Đông với hơn 100 chiếc tàu lớn nhỏ đi theo hộ tống, làm Biển Đông dậy sóng và Bình Dương đỏ lửa. Không biết Trung Quốc hay Việt Nam có định kỷ niệm ngày này hay không. Một sự kiện quan trọng như vậy mà không kỷ niệm thì thật uổng (dù mỗi bên có một lý do khác nhau). Nhưng muốn nói gì thì nói, đó là một bước ngoặt lớn đối với quan hệ Trung-Việt (từ “đồng sàng” bỗng biến thành “dị mộng”) và quan hệ Mỹ-Việt (từ “dị mộng” bỗng biến thành “đồng sàng”), và Biển Đông bỗng biến thành “thùng thuốc súng”.

Điều đáng nói là câu chuyện Biển Đông vẫn chưa dừng lại, như một ván cờ còn đang chơi dở, và câu chuyện Trung-Việt và Mỹ-Việt vẫn còn ngổn ngang, trong một tam giác bất cân xứng mà hình thù của nó vẫn còn đang chuyển động, như một bài toán hình học chưa có lời giải. Hầu hết những nhà phân tích như thày bói sờ voi, hoặc xem lá chè tươi để đoán sự kiện (vì quả cầu pha lê của phương Tây có lẽ không hợp với phương Đông).

Trong khi cái dàn khoan HD981 vẫn đang lởn vởn đâu đó, thì Biển Đông lại sắp dậy sóng, với những đồn đoán về bước leo thang quân sự hóa mới của trung Quốc. Hãy điểm nhanh những sự kiện đang diễn ra xem tháng Năm tới có điều gì bất ổn. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Giàn khoan HD 981, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

7793. Không vì bất cứ lý do gì để Cam Ranh rơi vào tay Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 12/04/2016

Bùi Văn Bồng

12-4-2016

Một góc ven biển Cam Ranh chụp từ máy bay, 8-2015 (Ảnh: BVB)

Một góc ven biển Cam Ranh chụp từ máy bay, tháng 8-2015. Ảnh: BVB

Từ lâu, Mỹ, Nga, Nhật, Úc, Ấn Độ và nhiều nước khác rất quan tâm đến Cam Ranh và muốn được sử dụng Cam Ranh làm quân cảng. Phân tích mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), dựa trên những hình ảnh được thu thập từ vệ tinh và nhận diện tiềm lực quân sự của Trung Quốc cho thấy, sau khi 3 sân bay trên các đảo nhân đạo phi pháp tại đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn được đưa vào hoạt động sẽ cho phép quân đội Trung Quốc kiểm soát toàn bộ không phận trên Biển Đông.

Đặc biệt, nghiêm trọng hơn, theo đồ họa mà CSIS vừa đăng tải, tầm tác chiến của các máy bay tại sân bay trên đảo Chữ Thập hoàn toàn bao trùm lên căn cứ quân sự Cam Ranh, căn cứ hải quân đặc biệt quan trọng của Việt Nam. 

Cũng theo hình ảnh đồ họa được CSIS đăng tải, toàn bộ khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép đã gần như “bất khả xâm phạm” khi được bảo vệ bằng hệ thống phòng không HQ-9 đặt trên đảo Phú Lâm. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | Thẻ: | 1 Comment »

7642. Những vấn đề biển Đông

Posted by adminbasam trên 28/03/2016

Nguyễn Duy Vinh

27-3-2016

Phần 1 : Nhân đọc bài của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích viết trước khi ông mất

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời lúc 12 giờ sáng ngày 3/3 (giờ miền đông Hoa Kỳ) khi đang trên chuyến bay tới thủ đô Philippines tham dự một hội nghị cổ súy cho chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông. Trước khi lên đường GS Nguyễn Ngọc Bích (NNB) có gửi bài viết bằng tiếng Anh của mình cho tờ Viet-Studies [1] mà tôi đã đọc và cố gắng ghi lại đây những điều tôi hiểu bằng tiếng Việt. Giáo Sư NNB dùng chữ “fallacies” mà tôi tạm dịch là “những ngụy biện” của Trung Quốc về biển Đông Nam Á. Giáo Sư nói về 5 ngụy biện của Trung Quốc và tôi xin tuần tự trình bày dưới đây.

Ngụy biện thứ nhất của Trung Quốc : Không có một bản đồ Trung Quốc (TQ) nào cho thấy chủ quyền của TQ trên các đảo ở biền Đông ngoài đảo Hải Nam, trừ những bản đồ TQ tạo dựng sau này trong thế kỷ 20. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Hoàng Sa, Trung Quốc, Trường Sa | Thẻ: | 4 Comments »

7490. Gạc Ma, Biên giới – Bài học lịch sử cho ai?

Posted by adminbasam trên 15/03/2016

Blog RFA

Nguyễn Anh Tuấn

14-3-2016

“Ai khống chế quá khứ sẽ kiểm soát tương lai, ai khống chế hiện tại sẽ kiểm soát quá khứ” – Văn hào nổi tiếng với các tác phẩm về chủ nghĩa toàn trị Geogre Orwell đã từng viết như vậy. 

Lịch sử là những điều xảy ra trong quá khứ, chỉ có một, song rất tiếc nó không thể tự mình lên tiếng. Thế là, những ai đang nắm giữ quyền lực chính trị đồng nghĩa là độc quyền về truyền thông sẽ buộc lịch sử phải lên tiếng theo cách mà họ muốn. 

Và đôi khi, trong nhiều trường hợp, họ còn có thể khiến lịch sử im bặt.

Lịch sử về các cuộc chiến nửa cuối thế kỷ XX của Việt Nam chống lại quân Trung Quốc xâm lược cả trên bộ lẫn trên biển là một thứ lịch sử bị tắt tiếng như thế, trong suốt hàng chục năm kể từ nó kết thúc, vì tình hòa hiếu ý thức hệ giữa hai đảng cộng sản đang nắm quyền lực độc tôn ở hai quốc gia. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Dân chủ/Nhân Quyền, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

7481. Những mất mát của Gạc Ma khi cũng nằm trong vùng quên của lịch sử

Posted by adminbasam trên 14/03/2016

Đôi lời: Đảo qua một vòng, có thể thấy, báo quốc doanh năm nay có sự thay đổi rất lớn khi viết về sự kiện Gạc Ma. Rất nhiều bài báo đã dám gọi đích danh và lên án Trung Quốc, kẻ đánh chiếm Gạc Ma như:  ‘Gạc Ma 1988 là cuộc thảm sát hèn hạ’ (Zing). – Trung Quốc đưa kẻ cướp Gạc Ma trở lại Biển Đông để làm gì? (Soha). –  Gạc Ma– lời nhắc nhở về chủ quyền Tổ quốc (HNM). – Vì sao Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma năm 1988 (VNE).

Khác với những năm trước, rất khó tìm thấy những bài báo lên án mạnh mẽ như thế. Những bài báo này, mới đọc qua cứ tưởng là báo “lề dân” chứ không phải báo “lề đảng”. Có cảm giác như báo “lề đảng” đang xích lại gần với dân hơn trong sự kiện này. Hai bài báo dưới đây cũng là 2 bài đặc biệt trong loạt bài viết về sự kiện Gạc Ma.

____

Sống Mới

An Minh

14-3-2016

H1

Tàu HQ 604 được điều ra Gạc Ma. Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125

Từ trận chiến biên giới năm 1979 đến hải chiến Gạc Ma năm 1988 đều cho thấy những năm tháng đất nước đau thương. Tuy nhiên khác với những liệt sỹ chống Mỹ, những người đã ngã xuống để bảo vệ đất đai cha ông trước quân Trung Quốc xâm lược lại hầu như nằm trong vùng tối SGK lịch sử nước nhà.

Cho đến nay, hầu như diễn biến trận hải chiến tại đá Gạc Ma, Trường Sa chỉ được mọi người biết đến thông qua internet, còn nếu muốn truy tìm trong các văn bản lịch sử chính thống, thật không hề dễ dàng. Nghĩa là, nếu không nhờ những nguồn tin phi chính thống thì sự kiện này có thể đã bị lãng quên. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | Thẻ: | 4 Comments »

7478. Trường Sa 1988: Vì sao Liên Xô im lặng khi TQ cướp đảo của VN?

Posted by adminbasam trên 14/03/2016

Soha

Phan Hồng Hà

14-3-2016

Mikhail Gorbachev và Đặng Tiểu Bình tại Bắc Kinh, Trung Quốc năm 1989. Ảnh: Getty.

Mikhail Gorbachev và Đặng Tiểu Bình tại Bắc Kinh, Trung Quốc năm 1989. Ảnh: Getty.

Dù đã kí với nhau Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện năm 1978, nhưng 10 năm sau, khi quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, tại sao Liên Xô không có động tĩnh?

Không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều nước khác, đặc biệt là ở Nga, cho đến gần đây người ta vẫn đặt câu hỏi tại sao Liên Xô lại có thái độ im lặng trước việc Trung Quốc tấn công xâm chiếm các đảo của Việt Nam tháng 3/1988, dù Việt-Xô đã ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện năm 1978.

Người ta còn nhắc đến điều 6 của Bản Hiệp ước, nêu rõ “trong trường hợp một trong hai bên bị tấn công hoặc bị đe doạ tấn công, thì hai bên ký hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau, nhằm loại trừ mối đe doạ đó và áp dụng các biện pháp thích đáng có hiệu lực, để bảo đảm hoà bình và an ninh của hai nước”.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Quan hệ Nga - Trung, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

7476. Người dân hai miền đất nước tưởng niệm sự kiện Gạc Ma

Posted by adminbasam trên 14/03/2016

FB Sương Quỳnh

SÀI GÒN TƯỞNG NIỆM 64 LIỆT SĨ HY SINH TẠI GẠC MA – TRƯỜNG SA

14-3-2016

Ngày 14-3-2016 trước lời kêu gọi của CLB Lê Hiếu Đằng và NO-U Sài Gòn đã khá đông người dân Sài Gòn đến tượng đài Trần Hưng Đạo để dự lễ tưởng niệm 64 anh hùng đã hy sinh bảo vệ Gạc Ma – Trường Sa năm 1988. Với không khí hào hùng của tinh thần yêu nước và tự hào Dân Tộc , người dân Sài Gòn đã tri ân và vinh danh 64 anh hùng liệt sĩ đã bị thảm sát dưới họng súng giặc Tàu, hy sinh tính mạng của mình cho Tổ Quốc.

Đúng 9 giờ lễ tưởng niệm bắt đầu. Một phút mặc niệm các linh hồn đã vì Nước quên thân đã hy sinh tại Gạc Mạ. Mọi người cúi đầu mặc niệm trong cái im lặng như ngẹt thở, như cảm thấy sự thổn thức trong lòng. Vì bao nhiêu năm các anh đã bị quên lãng, chỉ một số người dân biết và làm lễ tưởng niệm cho các anh trong vòng 4 năm nay như ngày hôm nay Ở Hà Nội – Sài Gòn và năm nay có thêm ở Vũng Tàu nữa thôi. Tiếng hô vang: Hoàng Sa – Trường Sa – Việt nam. Đả đảo TQ xâm lược. Đả đảo TQ gây hấn tại Biển Đông, Đả đảo TQ giết ngư dân VN. Vang lên tố cáo tội ác của Trung Quốc đã và đang và tiếp tục lấn chiếm biển đảo của Việt Nam, vẫn giết chết ngư dân, đe doạ và cướp bóc ngư dân Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | 1 Comment »

7468. Báo Hà Nội Mới năm 1988 về Gạc Ma

Posted by adminbasam trên 13/03/2016

FB Nguyễn Lân Thắng

13-3-2016

Bộ sưu tập các bài báo trên tờ Hà Nội Mới 3 tháng đầu năm 1988 về chủ đề Trung Quốc xâm chiếm Trường Sa.

Đáng chú ý là, Trung Quốc bắt đầu có những hành vi tấn công gây hấn từ ngày 31/1/1988, nhưng mãi đến ngày 20/2/1988 người phát ngôn bộ ngoại giao mới bắt đầu ra tuyên bố phản đối và số báo 7108 ngày 21/2/1988 mới ra một tin thông báo tóm tắt cho nhân dân biết.

Sau đó đến ngày 27/2/1988 mới bắt đầu có văn thơ bình luận nói đến Trường Sa. Rồi đủ loại phản đối, kêu gào Trung Quốc cho phép vào cứu người tăng dần cường độ kèm với tin tức các hội đoàn lên tiếng và ủng hộ Trường Sa các kiểu. Có cả đảng Dân Chủ lên tiếng (lúc này vẫn có đa đảng), có cả công an đi mít tinh biểu tình phản đối Trung Quốc nhé…
Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trường Sa, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

7459. Vài lời nhắn nhủ nhân ngày tưởng niệm Trận Gạc Ma

Posted by adminbasam trên 13/03/2016

Ngụy Hữu Tâm

13-3-2016

Vài lời nhắn nhủ nhân ngày tưởng niệm 28 năm Trận Gạc Ma của một người con đất Việt may mắn đã đủ tuổi đời và đủ nhận thức để biết được những bài học lịch sử, và do đó mà đủ dũng cảm để nói lên những điều mà những người Việt yêu nước, trước hết những người lãnh đạo đất nước – nếu họ tự gọi mình là vì dân, vì nước, tất nhiên nghĩa là trước tiên phải yêu nước – phải làm, vì suốt từ 1951 (1) đến bây giờ, chúng ta đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội lắm rồi. Hãy thực hiện những điều, tôi nói ngay trong cái năm với hiệp ước TPP này, hay 5 năm, hay chậm nhất, 10 năm nữa.

Ngày mai sẽ là ngày tưởng niệm 28 năm Trận Gạc Ma. Hy vọng trong Sài Gòn ấm áp, những người yêu nước sẽ thắp được nén hương cho 64 chiến sỹ dũng cảm của Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng bên tượng đài Trần Hưng Đạo.

Còn ngoài Hà Nội đầy giá lạnh phương Bắc của cơn gió đông bắc cuối mùa, chắc chắn chúng tôi cũng sẽ tụ họp, đầy đủ nhất bên nhau, trước tượng đài Lý Thái Tổ – vị vua có công dựng nước – để thắp nén hương và dâng mỗi người một bông hồng lên đó, coi như đã dâng đóa hoa đó về Biển Đông bao la của Tổ quốc Việt Nam vô vàn kính yêu mà các anh, những người con dũng cảm nhất của đất nước này đã bỏ mình để bảo vệ, giữ gìn nó. Chúng ta mong cho linh hồn các anh Trần Đức Thông, Vũ Phi Trừ, Trần Văn Phương, Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Lanh… và các anh khác sớm được siêu thoát.  Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa | Thẻ: , , | 2 Comments »

7457. Sự xảo trá của TQ khi tuyên truyền về trận Gạc Ma

Posted by adminbasam trên 12/03/2016

Zing

Hồng Duy

12-3-2016

Sau khi dùng vũ lực chiếm đóng Gạc Ma, Trung Quốc ra sức tuyên truyền bóp méo sự thật, lừa dối thế giới về trận hải chiến năm 1988.

H1

Trong các ấn bản tiếng Anh, phía Trung Quốc luôn rêu rao Việt Nam gây hấn cũng như khai hỏa tấn công các tàu Trung Quốc trước, dẫn tới cuộc xung đột trên đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đồng thời Bắc Kinh khẳng định cái gọi là chủ quyền không thể chối cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bất chấp việc thiếu bằng chứng lịch sử, pháp lý cũng như thực tế họ đã chiếm đoạt nhiều đảo, đá bằng vũ lực, vi phạm luật pháp quốc tế. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa | Thẻ: | 3 Comments »

7456. Dã tâm của TQ và bài học xương máu Gạc Ma

Posted by adminbasam trên 12/03/2016

TuanVietNam

Duy Chiến tổng hợp

12-3-2016

Sáng 14/3/1988, trung úy Trần Văn Phương cùng các chiến sĩ đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc giữa đảo Gạc Ma (Trường Sa). Tàu Trung Quốc tiến gần, những tên lính cầm AK ào lên đảo, nã đạn.

LTS: Mời độc giả cùng Tuần Việt Nam nhìn lại lịch sử bi thương của dân tộc; để thấy so với trận hải chiến Hoàng Sa, trận cưỡng đoạt Trường Sa năm 1988 đã được Bắc Kinh toan tính, chuẩn bị kỹ lưỡng. Họ đã mưu chọn đúng lúc Việt Nam lâm vào khó khăn rồi ra tay cưỡng chiếm.

Rắp tâm của Trung Quốc

Ngày 30/4/1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, đất nước Việt Nam liền một mối, bước vào giai đoạn tái thiết, tổ chức thống nhất hai miền Nam – Bắc.

Dù bộn bề với bao việc phải làm sau chiến tranh, vấn đề bảo vệ chủ quyền với Hoàng Sa vẫn được đặt lên hàng đầu và được quan tâm đặc biệt.

Ngày 9/9/1975, tại Hội nghị Khí tượng Á châu ở Colombo, đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam yêu cầu giữ nguyên đăng ký vào hệ thống SYNOP của OMM đài khí tượng của Việt Nam đặt tại quần đảo Hoàng Sa dưới danh số 48860.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa | Thẻ: , | 2 Comments »

7452. ‘Báo đăng Gạc Ma do đổi cách nhìn nhận’

Posted by adminbasam trên 12/03/2016

BBC

12-3-2016

Các buổi lễ tưởng niệm liệt sĩ hy sinh chống Trung Quốc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thường bị an ninh làm khó dễ. Nguồn: Facebook.

Các buổi lễ tưởng niệm liệt sĩ hy sinh chống Trung Quốc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thường bị an ninh làm khó dễ. Nguồn: Facebook.

Một nhà báo kỳ cựu lý giải vì sao báo trong nước đăng thông tin về Gạc Ma trước ngày kỷ niệm 28 năm Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa.

Từ nhiều năm qua, việc tưởng niệm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa (1988) mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền luôn bị xem là ‘nhạy cảm’ ở Việt Nam.

Ngày 14/3 năm nay đánh dấu tròn 28 năm đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, bị hải quân Trung Quốc chiếm từ tay quân đội Việt Nam. Theo tin chính thức, sau trận hải chiến ở cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, phía Việt Nam có 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị bắt làm tù binh hôm 14/3/1988. Đọc tiếp »

Posted in Báo chí, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

7440. Khai trương quán phở Gạc Ma – Trường Sa tại số 5D đường Tăng Bạt Hổ, Quy Nhơn

Posted by adminbasam trên 11/03/2016

FB Kim Chi

10-3-2016

Lê Minh Thoa đứng ở bìa phải ảnh do Quang Lâm chụp.

Lê Minh Thoa đứng ở bìa phải. Ảnh do Quang Lâm chụp.

Lê Minh Thoa là cựu binh Gạc Ma có mặt trên tàu HQ 604 trong chiến dịch “CQ 88” lịch sử. Sáng 14/3/1988, khi những chiến sĩ hải quân Việt Nam quả cảm ngã xuống chuyền tay bảo vệ lá cờ đỏ sao vàng trong trận chiến không cân sức ở bãi đá ngầm Gạc Ma, thì anh làm nhiệm vụ dưới hầm máy tàu HQ 604. Cũng như đồng đội trên bãi đá, tàu vận tải HQ 604 trở thành mục tiêu tấn công hủy diệt của tàu chiến Trung Quốc. Con tàu HQ 604 bị hỏa lực pháo phòng không 100 mm hạ nòng bắn thẳng ở cự ly gần. Hầm máy bị đạn pháo xuyên toác vỡ toang, nước biển ập vào, áo quần trên người bốc cháy, Thoa bật lên boong tàu, phóng mình xuống biển để dập lửa cháy phỏng:

“Lúc đó xung quanh tôi anh em ngụp lặn chới với. Đạn pháo quân thù cắm xuống mặt biển bắn nước tung tóe, từng loạt đạn 60 mm, 37mm bay rát rạt qua đầu. Anh em người chụp được can nước, người níu được mảnh ván vỡ, người bị trúng đạn chết ngay máu loang trên biển. Tôi may mắn lặn dưới mặt nước hai tay bám vào cuống hai quả bí ngô (là thực phẩm trên tàu HQ 604) nên thoát được những làn đạn đại liên hung hãn quét sát mặt biển”. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 2 Comments »

7321. Tại sao sách tri ân Liệt sĩ Gạc Ma lại không được xuất bản?

Posted by adminbasam trên 01/03/2016

Văn Việt

Nguyễn Văn Phước

1-3-2016

Văn Việt: Được anh Nguyễn Văn Phước, giám đốc công ty First News – Trí Việt cho phép, chúng tôi đăng sau đây bức thư của anh gửi cho một nhà khoa học tên tuổi nhờ kêu cứu lên người có trách nhiệm về sự kiện cuốn sách Gạc Ma – Vòng tròn bất tử phải qua hành trình13 NXB trong hơn 1 năm với độ cao bản thảo in ra nộp, chỉnh sửa lên tới 2 mét, với tất cả những yêu cầu đều được thực hiện – mà tới bây giờ vẫn chưa được cấp giấy phép xuất bản”. Những gì trong thư đủ nói lên tất cả – chúng tôi thấy không cần nói gì thêm.

***

Kính nhờ anh XXX chuyển email này đến hai Phó Thủ Tướng và Bộ Trưởng Truyền Thông Thông Tin, và những người có trọng trách nhất để cuốn sách tri ân 64 Liệt sĩ Gạc Ma được xuất bản. Đã quá vất vả rồi! Cuốn sách xương máu Liệt sĩ này xứng đáng xuất bản gấp hàng nghìn lần cuốn Đặng Tiểu Bình – Một Trí Tuệ Siêu Việt anh ạ! Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 1 Comment »

7279. Giàn radar, chứ không phải là tên lửa của Trung Quốc mới có thể làm thay đổi cục diện Biển Đông

Posted by adminbasam trên 26/02/2016

Đại Kỷ Nguyên

Tác giả: Larry Ong, Epoch Times

Dịch giả: Trà Văn Kính

26-2-2016

Biển Đông. Nguồn ảnh: Wikimedia Commons.

Biển Đông – Nguồn ảnh: Wikimedia Commons.

Một viện nghiên của Mỹ cho biết, có vẻ như Trung Quốc đang triển khai radar cực mạnh trên một hòn đảo ở Biển Đông. Điều đó cho thấy chính quyền Trung Quốc đang cố gắng “kiểm soát có hiệu quả” các vùng biển tranh chấp. Đây là khu vực thuộc lộ trình hàng hải rất trọng yếu nhưng lại có rất nhiều tuyên bố tranh chấp đối với vùng lãnh hải này.

Trong một báo cáo được công bố vào ngày 22 tháng 2 năm 2016, Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (CSIS), có trụ sở tại Washington nói rằng, những hình ảnh vệ tinh chụp Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) cho thấy những chi tiết mang dáng dấp một giàn radar tần số cao. Sự lắp đặt radar cũng được nhìn thấy trên các hòn đảo mà Trung Quốc chiếm đóng như Đá Gaven (Gaven Reef), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) và Đá Gạc Ma (Johnson South Reef). Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Hoàng Sa, Trung Quốc, Trường Sa | 2 Comments »

7275. Bài học Chiến tranh Biên giới 1979-1989 với khủng hoảng Biển Đông

Posted by adminbasam trên 26/02/2016

GDVN

TS Trần Công Trục

26-2-2016

(GDVN) – Việt Nam cần phải thể hiện cho Trung Quốc thấy, chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm.

LTS: Trong những ngày tháng Hai lịch sử này, dân tộc Việt Nam nghiêng mình tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979-1989 chống lại cuộc xâm lược tàn bạo và phi nghĩa của quân đội Trung Quốc, cũng là khoảng thời gian căng thẳng leo thang từng ngày trên Biển Đông bởi các hành động phá vỡ hiện trạng, quân sự hóa bất hợp pháp của Trung Quốc.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi đến bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về một số bài học cá nhân ông rút ra khi suy ngẫm về Chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc 1979-1989.

Những bài học này rất ý nghĩa đối với việc bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, hòa bình và ổn định, tự do an toàn hàng không hàng hải ở Biển Đông ngày nay. Để rộng đường dư luận, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài bình luận của ông. Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả.

Mỗi năm đến ngày 17/2, ký ức về cuộc Chiến tranh Bảo vệ Biên giới phía Bắc chống quân Trung Quốc xâm lược giai đoạn 1979-1989 lại ùa về trong lòng mỗi người con đất Việt. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Trung Quốc, Trường Sa | Thẻ: , , | 1 Comment »

7124. Chính Trị Và Luật Pháp Trên Biển Đông, Nhà Chiến Lược, Luật Gia và Biển Đông — Để Hiểu Rõ Luật Pháp và Chính Trị Trên Vùng Biển Tranh Chấp

Posted by adminbasam trên 22/02/2016

Việt Báo

Tác giả: Kerry Lynn Nankivell

Dịch giả: Huỳnh Kim Quang

Ảnh: REUTERS/U.S. Navy/Handout via Reuters

Ảnh: REUTERS/U.S. Navy/Handout via Reuters

Độc giả của The Diplomat gần đây đã được cống hiến sự trao đổi giữa 2 chuyên gia hàng đầu trong những tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Tiến Sĩ Sam Bateman, thiếu tướng Hải Quân về hưu của Hải Quân Hoàng Gia Úc (RAN), đã viết về các vấn đề chiến lược liên quan tới Chiến Dịch Tự Do Hàng Hải của Hoa Kỳ (FON OPS) trên Biển Đông. Bateman cảnh báo Hoa Kỳ “quân sự hóa” một khu vực nhạy cảm và “quay ngược kim đồng hồ” luật quốc tế. Phản ứng với các tuyên bố này, Chỉ Huy Trưởng Jonathan Odom, chánh án tối cao tòa án quân sự của Lục Quân Hoa Kỳ (JAG), cựu cố vấn chính sách biển trong Văn Phòng của Bộ Quốc Phòng, và hiện là giáo sư quân sự tại Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Á Châu Thái Bình Dương Daniel K. Inouye, bảo vệ Chiến Dịch Tự Do Hàng Hải của Hoa Kỳ bằng việc giải thích những nền tảng sai lầm pháp luật trong tuyên bố của Bateman. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc, Trường Sa | 2 Comments »

7122. Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?

Posted by adminbasam trên 22/02/2016

Đại Sự ký Biển Đông

Tác giả: Alexander L. Vuving

Biên dịch: Huệ Việt (Với sự hiệu đính của tác giả)

Bài viết được hoàn thành năm 2015. 

21-2-2016

Kể từ năm 2014, quần đảo Trường Sa đã trở thành một công trường xây dựng lớn độc nhất vô nhị. Hàng chục tàu của Trung Quốc đã làm việc suốt ngày đêm, cắt san hô và nạo vét cát đáy biển để biến những rạn đá chìm thành đảo nổi nhân tạo. Trong vòng chưa đầy một năm, Trung Quốc đã tạo ra hơn 10 km vuông đất mới trên bảy địa điểm khác nhau trên cả quần đảo mà tổng diện tích đất ban đầu chỉ có khoảng 4 km vuông. Bãi Chữ Thập, chìm ở thuỷ triều cao khi bị TQ chiếm đóng vào năm 1988, giờ đã là một hòn đảo rộng 2,74 km vuông đủ lớn để chứa một đường băng dài 3.100 mét và một bến cảng rộng 63 ha. Và mặc dù đảo nhân tạo ở Bãi Chữ Thập đã gấp gần 6 lần diện tích hòn đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình, nó vẫn nhỏ hơn hai hòn đảo nhân tạo khác. Vào tháng Sáu năm 2015, Trung Quốc đã tạo được 4 km vuông đất tại Xu bi và và 5,6 km vuông đất tại Vành Khăn, và những con số này vẫn đang tiếp tục tăng trưởng.[1]

Vậy kết cục của cuộc chơi xây dựng đảo này sẽ là gì? Vai trò của các hòn đảo nhân tạo này trong thời kỳ chiến tranh và ở phương diện luật biển rất đáng hoài nghi. Những hòn đảo này quá nhỏ và quá cô lập để có thể chống đỡ các cuộc tấn công lớn, chúng có thể dễ dàng trở thành gánh nặng trong thời gian chiến tranh. Chỉ là đảo nhân tạo, những thực thể địa lý này sẽ không thể được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Vậy tại sao Trung Quốc lại đầu tư những nguồn lực khổng lồ để tạo ra những hòn đảo này? Trung Quốc cần những đảo này làm gì? Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Hoàng Sa, Trung Quốc, Trường Sa | Thẻ: | 4 Comments »

7091. Bao giờ thì TQ lập lại kịch bản Hoàng Sa 17 tháng giêng 1974 ?

Posted by adminbasam trên 19/02/2016

FB Trương Nhân Tuấn

17-2-2016

Mục đích TQ xây dựng các phi đạo ở các đảo nhân tạo ở TS (từ năm trước đến nay) chắc chắn không phải để cho… chim ỉa. Phi đạo làm xong TQ sẽ cho máy bay đến thử. Và cũng dĩ nhiên, thử xong, thấy ok, TQ sẽ cho máy bay ra đóng ở đó.

Nếu các nước (có quan hệ) không muốn TQ đặt các căn cứ không quân, hải quân… tại các đảo nhân tạo này thì các nước phải có biện pháp ngăn chặn từ đầu.

Thí dụ nôm na, khi thấy thằng mất dạy mon men châm lửa đốt nhà thì mọi người phải lấy gậy đập vào tay nó. Không ngăn nó, nó sẽ đốt nhà. Vấn đề là nhà cháy và sẽ cháy lan. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Hoàng Sa, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 1 Comment »

6916. Đảo Việt Nam xây ở Đá Núi Le bị bảo thổi bay mất ?

Posted by adminbasam trên 06/02/2016

FB Song Phan

5-2-2016

Đá Núi Le vốn là một rạn san hô vòng có tổng diện tích là 35 km² với một số chỗ nổi lên mặt nước khi triều thấp. Theo ảnh vệ tinh của Google Earth cho tới tháng 12/2014 VN có 2 vị trí đóng quân (1 ở góc Đông Bắc và 1 ở góc Tây Nam).

H1Đá Núi Le; tiếng Anh: Cornwallis South Reef; tiếng Filipino: Osmeña; Trung văn giản thể: 南华礁; bính âm: Nánhuá jiāo, Hán-Việt: Nam Hoa tiêu, cách bờ biển VN khoảng 345 hải lý Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trường Sa | Thẻ: , | 1 Comment »

6862. Việt Nam lại bỏ qua một cơ hội…

Posted by adminbasam trên 02/02/2016

FB Trương Nhân Tuấn

1-2-2016

Quần đảo Hoàng Sa. Nguồn: internet

Quần đảo Hoàng Sa. Nguồn: internet

Tàu khu trục của Mỹ USS Curtis Wilbur hôm thứ bảy 30 tháng giêng 2016 đã thực hiện một chuyến tuần tra đi qua khu vực 12 hải lý đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN, hiện do TQ chiếm đóng). Theo tin tức của Bộ quốc phòng Mỹ, chuyến tuần tra nằm trong chương trình “Bảo vệ quyền Tự do Hàng hải” (FONOP) của Mỹ, nhằm thách thức đòi hỏi quá lố của ba nước VN, TQ và Đài loan, như hạn chế quyền tự do hàng hải, hay các việc phải thông báo, hoặc phải xin phép, khi đi qua vùng lãnh hải (của các thực thể địa lý ở Biển Đông). Theo Bộ quốc phòng Mỹ, các nước VN, TQ và Đài Loan đều có những yếu sách quá đáng, đi ngược lại tinh thần luật pháp quốc tế, điển hình là bộ Luật quốc tế về Biển 1982.

Bộ ngoại giao TQ lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích hành vi của Mỹ. Nước này cho rằng Mỹ đã “cố tình khiêu khích” và “xâm phạm lãnh hải của TQ”. Còn VN, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao cũng đã lên tiếng : Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Hoàng Sa, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | 1 Comment »

6859. Bàn Cờ Trung Cộng

Posted by adminbasam trên 01/02/2016

Ngàn Lau

TCL

Khi Trung Cộng (TC) gian lận

TC đã biến tàu (frigate: khu trục hạm) hải quân thành tàu tuần duyên (Coast Guard) nhưng vẫn trang bị súng là vi phạm tiêu chuẩn quốc tế vì tàu tuần duyên chỉ có súng nước (water canon). Khi tàu TC xâm phạm hải phận của Senkaku thuộc Nhật. Nhật phản đối, TC nói đó là chủ quyền của TC?

Khi 5 nhà xuất bản sách tại Hong Kong lên tiếng chỉ trích Tập Cận Bình qua báo chí, vài hôm sau 5 người này mất tích, có tin là bị bắt về lục địa. Nhà cầm quyền TC im lặng mặc dù dân HK biểu tình hàng ngày đòi trả tự do cho 5 người này. Sau 3 tuần, TC mới xác nhận việc giam giữ.

Tòa án Phi đồng ý để Phi ký nhận mở các căn cứ quân sự (9 địa điểm) cho Mỹ đóng quân. Nhật vừa giúp Phi phóng vệ tinh viễn thám, nói là dùng cho nông nghiệp, thời tiết, cấp cứu vì có thể nhận diện các vật rất nhỏ nhưng ai cấm vệ tinh này theo dõi tàu, máy bay của TC??? TC phản đối cho rằng Phi làm cho tình trạng căn thẳng thêm (TC không nhắc đến việc đem máy bay ra đảo). Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa | 1 Comment »

6855. Việt Nam ‘tôn trọng,’ Trung Quốc chửi Mỹ ‘khiêu khích trắng trợn’

Posted by adminbasam trên 01/02/2016

Người Việt

31-1-2016

Khu trục hạm USS Curtis Wilbur vừa thực hiện xong cuộc tuần tra ở quần đảo Hoàng Sa, từng đến thăm cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) hồi cuối Tháng Bảy, 2014. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Khu trục hạm USS Curtis Wilbur vừa thực hiện xong cuộc tuần tra ở quần đảo Hoàng Sa, từng đến thăm cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) hồi cuối Tháng Bảy, 2014. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

HÀ NỘI (NV) – Việt Nam “tôn trọng quyền đi qua vô hại” của Mỹ trong khi Trung Quốc cay cú đả kích rằng Mỹ “khiêu khích trắng trợn” khi cho chiến hạm đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ hôm Thứ Bảy thông báo khu trục hạm USS Curtis Wilbur trang bị hỏa tiễn, đã đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa mà cả Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền. Hành động này được thực hiện sau lời tuyên bố, Hoa Kỳ sẽ hành động nếu Trung Quốc tấn công quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc, Trường Sa | Thẻ: , , | 1 Comment »

6577. Trung Quốc phải chăng chỉ khủng hoảng về kinh tế?

Posted by adminbasam trên 17/01/2016

“Nhiều người nghĩ rằng Trung Quốc bỏ rơi ông Nguyễn Tấn Dũng vì ông Nguyễn Tấn Dũng chống Trung Quốc. Theo tôi lý do không phải như vậy. Trung Quốc không thể tìm được đồng minh nào lý tưởng hơn ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Nguyễn Tấn Dũng trước hết là truyền nhân của ông Lê Đức Anh, kiến trúc sư của chính sách lệ thuộc Trung Quốc.

Thứ hai là ông Nguyễn Tấn Dũng trong mười năm qua đã làm tất cả những gì mà một thủ tướng Việt Nam có thể làm để làm vừa lòng Trung Quốc. Ông đã để cho hàng hóa Trung Quốc tràn ngập vào Việt Nam như chỗ không người. Ông đã xuất khẩu một số lượng lớn hàng hóa Trung Quốc mang nhãn Made in Vietnam, đó là một trợ giúp cho Trung Quốc tuy nó cũng có lợi phần nào đối với Việt Nam, ông đã cho thuê rừng đầu nguồn, ông đã cho phép Trung Quốc thành lập những khu gần như tự trị kiểu như Vũng Áng tại Việt Nam”.

_____

Ông Nguyễn Gia Kiểng trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

16-1-2016

Lời giới thiệu: Trung Quốc nuôi mộng vượt qua mặt Hoa Kỳ để thành cường quốc số 1 của thế giới. Mục tiêu đó chưa đạt được nhưng một tiêu khác đạt được: Trung Quốc đã là nước lôi kéo nhiều chú ý nhất trong tuần lễ đầu tiên của năm 2016. Ngày 04-01-2016, ngày đầu tiên trong năm 2016, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã phải đóng cửa sau nửa ngày hoạt động vì sụt giá hơn 7%. Ngày thứ năm 07-01 lại phải đóng chỉ sau 15 phút niêm yết vì cũng bị sụt giá hơn 7%. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Nguyễn Phú Trọng, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | Thẻ: | 1 Comment »

6569. Phải chăng Tuyên bố Cairo 1943 và Tuyên Bố Potsdam 1945 đã nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ?

Posted by adminbasam trên 16/01/2016

Trương Nhân Tuấn

15-1-2016

Ngày 11 tháng 12 năm 2015 Đại diện thường trực của nhà nước CHND Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã ra công hàm, mục đích phản biện các lý lẽ của Phi tại Tòa CPA, nội dung như thường lệ khẳng định quyền, quyền lịch sử và chủ quyền của TQ ở Biển Đông. Nhưng lần này nội dung công hàm còn cho biết các văn kiện quốc tế trước Thế chiến thứ II, như Tuyên bố Cairo 1943, Tuyên bố Potsdam 1945 và một số văn kiện khác, nhìn nhận chủ quyền của TQ tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đại diện của VN tại LHQ có ra công hàm phản đối đồng thời và tái khẳng định chủ quyền của VN tại HS và TS. Nhưng không thấy phía VN đề cập đến các văn kiện quốc tế mà TQ đã nhắc trong thông cáo của mình. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Hoàng Sa, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | 2 Comments »

6551. Mạn đàm về chính sách ba-không và địa lý Việt Nam

Posted by adminbasam trên 15/01/2016

Lê Vĩnh Trương

Quỹ Nghiên cứu Biển Đông

15-1-2016

Bản gốc của tác giả tới. Một bản khác đã được đăng trên BBC: VN đã hết thời chính sách ‘ba không’?

Cuộc tiến công Việt Nam nhiều thời và nhiều phương diện của Trung Quốc gặp những phản ứng hệ quả, theo tác giả cuốn “Việt Nam -con rồng trỗi dậy”(Vietnam rising dragon), tháng 07/1997, Trung Quốc đẩy Việt Nam bắt tay Mỹ khi đưa dàn khoan Kantan III vào Vịnh Bắc Bộ ngày 7/3/1997.[1] Cũng không khác việc tấn công của Trung Quốc vào 1979 đã đẩy Việt Nam về phía thân hơn với Liên Xô về sau trong một thời gian dài.[2] Quan hệ Việt Mỹ từ đó đã xích lại gần nhau hơn, song nhà đương cục Việt Nam cho rằng cân bằng là con đường phù hợp. Theo Ta Minh Tuan,”chính sách nhất quán của chúng tôi là cân bằng giữa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và Việt Nam-Hoa Kỳ”…”chúng tôi đi đúng đường”.[3] Việt Nam muốn các cường quốc dự phần nhưng không muốn các cường quốc có quá nhiều ảnh hưởng lên Việt Nam. Tác giả bình luận Việt Nam đang cân bằng giữa những vai trò, những mối quan hệ: Trung Quốc – kẻ xâm lược ngàn xưa và người giải phóng ở thế kỷ 20 và Mỹ- kẻ hủy diệt thế kỷ 20 và người đầu tư thế kỷ 21.[4] Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , | 2 Comments »

6545. Biện pháp pháp lý cho Biển Đông?

Posted by adminbasam trên 15/01/2016

Cuối năm 2011, lần đầu tiên lãnh đạo Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh trước Quốc hội sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa, “… năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974 Trung Quốc tiếp tục dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự đang quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn – chính quyền Việt Nam cộng hòa.”

Trái ngược với một số lập luận, ý kiến thường được nêu lên, nghiên cứu của người viết, dựa trên phán xét của Toà án Quốc tế, cho thấy cánh cửa sử dụng biện pháp pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ hoà bình trong khu vực quan trọng hàng đầu thế giới, không mở ra cho Việt Nam mãi mãi.

____

BBC

Thái Văn Cầu

Gửi cho BBC từ California, Mỹ

14-1-2016

Photo: AP

Photo: AP

Tại Mỹ tháng 9 năm 2015, Tập Cận Bình tuyên bố các đảo (Hoàng Sa-Trường Sa) là lãnh thổ Trung Quốc từ ngàn xưa. Sau khi khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục những hoạt động hợp pháp trên Biển Đông, Tổng thống Obama khuyến khích các bên tranh chấp tìm kiếm giải pháp.

Bài sau đây bàn về yếu tố ảnh hưởng quá trình hành xử chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Pháp trong nửa đầu thế kỷ XX, và phương án khả thi cho tranh chấp biển, đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc.

1. Đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, và chủ quyền quốc gia

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Hoàng Sa, Trung Quốc, Trường Sa | 1 Comment »

6510. Chủ quyền quốc gia và luật pháp quốc tế

Posted by adminbasam trên 13/01/2016

Diễn Đàn

Thái Văn Cầu

12-1-2016

Trong chuyến thăm cấp nhà nước của lãnh đạo Trung Quốc đến Mỹ vào cuối tháng 9 năm 2015, tại cuộc họp báo chung với Barack Obama ở khuôn viên Toà Nhà trắng, Tập Cận Bình tuyên bố các đảo (thuộc hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa) là lãnh thổ của Trung Quốc từ ngàn xưa. Sau khi khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục những hoạt động trên Biển Đông, như luật pháp quốc tế cho phép, Tổng thống Obama khuyến khích các bên tranh chấp tìm kiếm giải pháp 1.

Bài sau đây, trong loạt bài nghiên cứu Biển Đông của người viết, trước hết, trình bày phản biện cho một số lập luận, ý kiến hiện thời, liên hệ tới chủ quyền quốc gia và luật pháp quốc tế, kế đến, bàn về yếu tố ảnh hưởng quá trình hành xử chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa của Pháp trong nửa đầu thế kỷ XX, và phương án khả thi cho tranh chấp biển, đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc 2. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Hoàng Sa, Trung Quốc, Trường Sa | 2 Comments »

6486. Trung Quốc không chỉ chiếm biển Việt Nam!

Posted by adminbasam trên 11/01/2016

Blog VOA

Cao Huy Huân

11-1-2016

Hàng hóa Trung Quốc được chở tới chợ Tân Thanh giáp biên giới Trung Quốc tại tỉnh Lạng Sơn, phía bắc Việt Nam, ngày 30/7/2014. Nguồn: Reuters.

Hàng hóa Trung Quốc được chở tới chợ Tân Thanh giáp biên giới Trung Quốc tại tỉnh Lạng Sơn, phía bắc Việt Nam, ngày 30/7/2014. Nguồn: Reuters.

Những ngày qua, chuyện tàu Trung Quốc tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam trên vùng biển Việt Nam một cách dã man khiến dư luận bức xúc. Nhưng nhìn đại cục, mọi chuyện không chỉ thế!

Sự nguy hiểm của gã hàng xóm “to xác”

Chuyện phần lớn Trường Sa và cả quần đảo Hoàng Sa vốn được công nhận thuộc chủ quyền của Việt Nam theo luật biển quốc tế vốn không phải lạ lẫm. Nhưng kể từ thập niên đầu thế kỷ 21, Bắc Kinh trở chứng mạnh tay và quyết liệt chiếm luôn những gì họ mặc nhiên cho là của cha ông họ để lại. Từ tuyên bố đường chín đoạn, đến việc cho tàu “đi tuần” trong vùng biển mà người Việt xem là ngư trường truyền thống, nuôi sống bao nhiêu thế hệ trong nhiều năm qua. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa | Thẻ: | 1 Comment »