Với những thay đổi trong quan hệ Mỹ-Trung, chúng ta cần phải vững chắc trong cuộc đấu tranh để bảo vệ vùng đất, vùng biển và ngư dân ở Biển Đông.
– Hoa Kỳ từ lâu đã duy trì một sự hiện diện chính trị, kinh tế và an ninh quan trọng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trump “America First” đánh dấu một sự thay đổi sâu sắc trong chính sách kinh tế và ngoại giao trong bảy mươi lăm năm qua của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa (1).
– Tổng thống Trump đã cáo buộc Trung Quốc cố tình giảm giá để làm cho xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đắt hơn, và làm cho hàng nhập khẩu của Trung Quốc sang Mỹ rẻ hơn (2). Ông cũng đã cáo buộc Trung Quốc bán phá giá tại Mỹ, làm hại cho ngành công nghiệp Mỹ. Trung Quốc đang chuẩn bị cho một sự thay đổi trong chính sách “One China” khi Trump gọi điện thoại cho tổng thống của Đài Loan. Peter Navarro, chủ tịch Hội đồng Thương Mại Quốc Gia có khuynh hướng chống Trung Quốc (3). Cuốn sách “Death by China” của ông cảnh báo về những nguy hiểm của tăng trưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc.Đọc tiếp »
Hơn một tháng sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (La Haye, Hà Lan) ra phán quyết ngày 12/7/2016, những tranh chấp về cách diễn giải và áp dụng Luật Biển (UNCLOS) giữa Philippines và Trung Quốc tưởng rằng đã được Tòa làm sáng tỏ.
Ngày 21/8 vừa qua, Tổng thống Duterte của Philippines ra tuyên bố: “Philippines có thể rút ra khỏi Liên Hiệp Quốc”.
Tuyên bố như một gáo nước lạnh, không chỉ gieo sự bất an cho toàn khu vực, mà còn đặt ra nhiều nghi vấn về tương lai Biển Đông.
Ông Duterte còn cho biết Philippines có thể sẽ cùng Trung Quốc và các nước Châu Phi lập một tổ chức “liên hiệp quốc” khác.Đọc tiếp »
Mới hôm qua đọc trên Giáo Dục thấy TS Trần Công Trục khen ngợi “Philippines rút Biển Đông khỏi ASEAN là một hành động khôn ngoan“. Chưa kịp lên tiếng hỏi (ông Trục) Phi khôn ngoan chỗ nào thì hôm nay đọc báo thấy Tổng Thống Phi, ông Duterte lên tiếng chê bai tổ chức LHQ và hăm dọa sẽ rút khỏi tổ chức này. Ông Duterte còn cho biết sẽ cùng TQ và các nước Phi Châu thành lập ra tổ chức mới.
Việc Phi sẽ không đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông (bao gồm nội dung phán quyết ngày 12-7 của Tòa CPA) ra hội nghị ASEAN sẽ tổ chức tại Lào vào đầu tháng 9 tới, bởi vì Phi chủ trương đàm phán song phương với TQ.
Theo tôi, việc này Phi “khôn” thì cũng rất khôn, nhưng mà khôn lõi. Phía bị thiệt hại sẽ là VN và các nước có liên quan.
Nữ du khách TQ cho biết rằng hộ chiếu của bà đã bị ghi một từ chửi tục sau khi bị nhân viên hải quan giữ khoảng vài phút. Ảnh: public domain
Nhà chức trách Việt Nam vẫn chưa có phát biểu chính thức mặc dù hai ngày đã trôi qua kể từ khi Trung Quốc yêu cầu Việt Nam điều tra về cáo buộc là một nhân viên hải quan ở thành phố Hồ Chí Minh đã viết các từ chửi bậy bằng tiếng Anh lên một hộ chiếu Trung Quốc.
Lãnh sự quán Trung Quốc ở Tp. HCM hôm 27/7 ra thông cáo cực lực lên án hành động “đáng hổ thẹn và hèn nhát”, đồng thời yêu cầu Việt Nam truy tìm và trừng phạt nhân viên hải quan viết bậy vào hộ chiếu có in hình đường 9 đoạn, còn gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông.
Trước đó, một nữ du khách Trung Quốc kể lại với báo chí nước này rằng khi chị ta nhập cảnh hôm 23/7, hộ chiếu của chị đã bị ghi các từ chửi tục sau khi bị nhân viên hải quan giữ khoảng vài phút.Đọc tiếp »
Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM vừa yêu cầu chính quyền Việt Nam điều tra và kỷ luật người đã ‘bôi bẩn’ hộ chiếu của du khách Trung Quốc.
Theo tờ Nhân dân Nhật báo, một phụ nữ có họ là Chung từ Quảng Đông, Trung Quốc, nhập cảnh Việt Nam theo đường sân bay Tân Sơn Nhất vào hôm 23/7.
Khi làm thủ tục nhập cảnh, bà Chung giao hộ chiếu cho nhân viên xuất nhập cảnh và sau đó phát hiện ra người này đã viết dòng chữ thô tục trên hộ chiếu của bà.
Nhân dân Nhật báo dẫn lời bà Chung nói: “Người nhân viên cửa khẩu giữ hộ chiếu của tôi khoảng ba phút và khi tôi cầm lại thì tôi thấy chữ ‘F*ck you’ (từ thô tục bằng tiếng Anh) trên hai trang hộ chiếu có in đường chín đoạn (đường lưỡi bò)”.
Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho hay bà này rất bức xúc vì cách hành xử của nhân viên Việt Nam.
Tất cả các hộ chiếu Trung Quốc phát hành sau năm 2012 đều có in hình đường lưỡi bò yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông trên các trang 8, 24 và 46.Đọc tiếp »
Trước sự tung hô đến trơ trẽn 16 chữ vàng của một vài quan chức hàng đầu Việt Nam, rồi phản ứng yếu ớt của Việt Nam như Trung quốc tăng cường xây dựng các đảo nổi… nhưng chúng ta cũng xây dựng ở các đảo tương tự?! Việt Nam và Trung Quốc luôn cam kết giữ vững ổn định biển Đông!?… Nên từ năm 2011 Trung Quốc hung hãn tăng cường hoạt động gây hấn, gấp rút xây dựng căn cứ quân sự ở các đảo của chúng ta mà chúng đã dùng vũ lực chiếm ở Trường Sa.
Đỉnh điểm là tháng 5/2014 chúng ngang ngược kéo và đặt dàn khoan Hải Dương 981 nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta. Với tư cách là một công dân và là một HS Biếm họa, tôi đã gửi thư mời các HS Biếm họa Việt Nam vẽ tranh và tham gia triển lãm BIẾM HỌA BẢO VỆ TỔ QUỐC chống hành động xâm lược nguy hiểm này của bọn Đại Hán, bảo vệ biển đảo của Tổ Quốc.Đọc tiếp »
nữ phát thanh viên tên Thu Thủy thông báo rằng Đài truyền hình Bình Thuận ngừng chiếu phim “Tân Bến Thượng Hải” hôm 16/7. Ảnh chụp màn hình.
Một kênh truyền hình địa phương ở trong nước đã ngưng chiếu một bộ phim Trung Quốc vì “diễn viên chỉ trích phán quyết của Tòa Trọng tài” về vụ kiện của Philippines.
Trong đoạn video ngắn xuất hiện trên mạng xã hội hôm 16/7, nữ phát thanh viên tên Thu Thủy thông báo rằng Đài truyền hình Bình Thuận ngừng chiếu phim “Tân Bến Thượng Hải”.
Người dẫn chương trình nói: “Vì lý do khách quan liên quan tới các diễn viên đã lên tiếng chỉ trích phán quyết của PCA (Tòa Trọng tài) đối với Trung Quốc và ‘đường lưỡi bò’ trên biển Đông và để thể hiện rõ ràng quan điểm của cơ quan ngôn luận của đảng và nhà nước, nay, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Thuận thông báo tạm dừng phát sóng bộ phim ‘Tân Bến Thượng Hải’ vào lúc 11h50 phút hàng ngày”.Đọc tiếp »
Đoàn du khách Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, trong số này có bốn hộ chiếu bị đóng dấu hủy vì có “đường lưỡi bò” – Ảnh: HỒNG THẢO
Sau phán quyết của PCA, chúng ta cần lên tiếng phản đối mạnh hơn nữa. Chúng ta yêu cầu Trung Quốc phải thay đổi mẫu hộ chiếu, xóa “đường lưỡi bò” phi pháp…
Tòa trọng tài (PCA) vừa ra phán quyết mang tính lịch sử, bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” ngang ngược của Trung Quốc. Nhưng, sau phán quyết đó và ngay khi bạn cầm tờ báo này, hàng triệu “lưỡi bò” tiếp tục đổ vào Việt Nam. Bởi nó nằm trên hộ chiếu Trung Quốc.
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) là một trong những nơi có số lượng người Trung Quốc làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam đông nhất. Mỗi ngày có khoảng 2.000 – 3.000 lượt người Trung Quốc sang Việt Nam du lịch, chuyên gia, lao động, người đi buôn bán…
Hộ chiếu có “đường lưỡi bò” là một trong những hệ quả xấu đến từ quyết định quảng bá lập trường sai trái của Bắc Kinh về các tranh chấp biển và bản đồ này đã được Tòa trọng tài chứng minh là vô giá trị và không có căn cứ lịch sử vào ngày 12-7
“Đây là cú đấm trực tiếp vào tuyên xưng có cơ sở nhất của Trung Quốc tại biển Đông” – Thời Ân Hoàng, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân Dân (Bắc Kinh) – thốt lên với sự chua chát khi nói về phán quyết của Tòa trọng tài (The Hague) về việc lần đầu tiên một tòa án quốc tế được thiết lập và đưa ra một phán quyết tiền lệ có giá trị pháp lý trong việc phủ nhận sự tồn tại cái gọi là “đường lưỡi bò”.
Trong thực tế, luận điểm “đường lưỡi bò” hoàn toàn không có giá trị pháp lý quốc tế. Lori F. Damrosch, giáo sư Công pháp quốc tế thuộc Đại học Columbia, đã chỉ ra rằng những đảo nhỏ mà Trung Quốc đưa ra như là một phần của biên giới thực chất chỉ là “những cụm đá nhỏ lốm đốm”, và chúng không đủ lớn để có hải phận riêng.
Một trong những chuyên gia luật hàng hải hàng đầu châu Âu, giáo sư Erik Franckx thuộc Vrie Universiteit Brussel (Bỉ), kết luận (trong một cuộc hội thảo biển Đông tại Sài Gòn cách đây vài năm) rằng, tấm bản đồ “đường lưỡi bò” hoàn toàn “thiếu cơ sở thuyết phục” và do đó nó sẽ “gây ra nhiều phiền toái nếu tiếp tục được xem như là một phần trong chính sách của Trung Quốc lẫn của Đài Loan”.Đọc tiếp »
Trung Quốc có thể làm rõ đường 9 đoạn có nghĩa là gì – và làm giảm căng thẳng – mà không từ bỏ yêu sách lãnh thổ nào của mình.
Trung Quốc chưa nêu ra một cách chính xác – theo thuật ngữ quen thuộc với các luật sư luật biển hay các nhà ngoại giao – đường 9 đoạn của họ ở biển Đông có nghĩa là gì . Sự mơ hồ đó để lại nhiều chỗ trống cho cách giải thích quá mức có thể có, đặc biệt là khi kết hợp với một số các hành động mà Trung Quốc đã thực hiện để phản ứng lại các xâm nhập theo họ cảm nhận trong khu vực mà đườmg đó bao quanh.
Ở một cực của các cách giải thích, đường này có thể được hiểu như một yêu sách tối đa về chủ quyền và quyền kiểm soát đối với tất cả các thể địa lý, đất, nước và đáy biển trong khu vực giới hạn bởi đường 9 đoạn. Đây quả thực là điều mà nhiều quốc gia lo ngại. Theo luật biển , cách hiểu này không có ý nghĩa nhiều bởi vì có vẻ nó hợp nhất khái niệm chủ quyền với khái niệm quyền tài phán – và không có đưa ra tọa độ cho các đảo hay các đường cơ sở, như luật pháp đòi hỏi.Đọc tiếp »
Sự kiện mà Phillippine thưa Trung cộng ra tòa án QT đến nay đã kết thúc bằng phán quyết của tòa án trọng tài QT tại The Hague, Hà Lan là đường lưỡi bò tự phong của Trung cộng tại biển Đông là vô giá trị.
Ông TBT Nguyễn phú Trọng và các nhà lãnh đạo VN có thấy rằng, việc chủ trương đàm phán song phương với Trung cộng, không liên minh với nước thứ 3 để chống lại Trung cộng, đặt tình hữu nghị và đoàn kết cùng 16 chữ vàng 4 tốt với Trung cộng trong tình nghĩa anh em cùng chung ý thức hệ là hoàn toàn sai lầm, sai lầm này đã khiến cho Trung cộng có đủ thời gian hoàn thành việc tôn tạo, xây dựng các căn cứ quân sự, phi trường để đe dọa và thực hiện mưu đồ xâm lược Việt Nam như hiện nay.Đọc tiếp »
“Thủ tướng đề nghị Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ và những hành động thiết thực hơn, hiệu quả hơn để yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, đặc biệt là việc xây dựng các đảo nhân tạo với quy mô lớn, chấm dứt ngay việc quân sự hóa ở Biển Đông; tôn trọng và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC—Declaration Of Conduct), sớm thỏa thuận thực chất Bộ Quy tắc về ứng xử COC (Code Of Conduct).”
Bản tin của Bộ Ngọai giao Việt Nam đã viết như trên, sau cuộc họp riêng dài 40 phút giữa Phái đòan Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tần Dũng cầm đầu và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Sunnylands Center, Rancho Mirage, California hôm 15/02/2016.
DOC là văn kiện có 10 Điều được ký giữa ASEAN và Trung Quốc ký ở Nam Vang, Cao Miên ngày 4 tháng 11 năm 2002, nhưng không có các biện pháp trừng phạt nếu không chấp hành. Vì vậy Trung Quốc đã công khai vi phạm cam kết của mình khi thao túng Biển Đông qua các hành động lấn chiếm và tân tạo nhiều đá ngầm chiếm của Việt Nam năm 1988 để mở thành đảo lớn, xây căn cứ quân sự cho quân đồn trú, sân bay và bến cảng ở khu vực Trường Sa.
Đó là câu chuyện đã bắt đầu ở Tòa trọng tài thường trực của Liên Hiệp Quốc ở La Haye hôm Thứ Ba tuần này. Hay ít nhất nó cũng là một câu chuyện như vậy nếu xe chịu ra hầu tòa.
Hẳn chúng ta còn không ai quên được câu nói bất hủ hồi năm 2010 của người lúc đó là ngoại trưởng Trung quốc, ông Dương Khiết Trì, khi ông tuyên bố với các nước láng giềng đang lo ngại “Trung Quốc là nước lớn, các quốc gia khác là những nước nhỏ, và đó là một sự kiện hiển nhiên.”
Nhưng khi đi kiện ở tòa án thì nhiều khi châu chấu có thể đá được xe. Năm vị thẩm phán của tòa trọng tài sẽ quyết định về vụ Philippines với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà cả hai quốc gia đều đã ký.Đọc tiếp »
Theo Ngoại trưởng Del Rosario, UNCLOS được kí kết bởi 162 quốc gia là một yếu tố cân bằng giúp các nước nhỏ hơn có thể yêu cầu những nước lớn ngừng vi phạm lãnh thổ của mình
(Toquoc)- Nỗ lực tháo gỡ tranh chấp Biển Đông theo luật pháp quốc tế được nhấn mạnh trong phiên điều trần vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Từ ngày 7/7, năm thẩm phán của Tòa án trọng tài quốc tế (PCA) tại The Hague (Hà Lan) đã bắt đầu phiên tranh tụng về vấn đề thẩm quyền của tòa trong vụ kiện của Philippines đối với tuyên bố chủ quyền đơn phương “đường 9 đoạn” hay “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông.
Manila đã đệ đơn lên PCA từ đầu năm 2013 nhằm khẳng định quyền khai thác vùng đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển của nước này theo như định nghĩa được đưa ra trong Công ước Quốc tế về luật biển (UNCLOS).
Philippines tuyên bố rằng, PCA có thẩm quyền can thiệp vào cuộc tranh chấp giữa nước này với Trung Quốc xung quanh quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên và đánh bắt cá trên Biển Đông. Và nước này muốn tòa làm rõ các giới hạn lãnh thổ để bảo vệ quyền đánh cá và khai thác trong khu vực đặc quyền kinh tế của Manila. Đọc tiếp »
Tàu Trung Quốc hồi tháng 4 hoạt động tại bãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
Dù tuyên bố không chấp nhận phán quyết của Tòa trọng tài thường trực Liên Hợp Quốc và không tham gia vụ kiện của Philippines nhưng Trung Quốc vẫn đẩy mạnh “vận động hành lang” để giành giật lợi thế, chuyên gia nhận định.
Từ ngày 7/7, Tòa trọng tài thường trực Liên Hợp Quốc (PCA) tại The Hague, Hà Lan, bắt đầu mở phiên tranh tụng đầu tiên về vấn đề thẩm quyền của tòa và xem xét vụ kiện của Philippines đối với yêu sách “đường 9 đoạn” hay “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố có chủ quyền với khoảng 90% diện tích Biển Đông dựa trên “đường 9 đoạn” nước này tự đưa ra, đi vào sát bờ của các nước như Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia.Đọc tiếp »
Năm 2009, trong đợt đầu tiên của chiến dịch mở rộng của Trung Quốc để khẳng định quyền kiểm soát hầu hết vùng Biển Đông, Bắc Kinh ghim yêu sách của họ lên một bản đồ mà họ đệ trình lên Liên Hiệp Quốc và sau đó in [bản đồ] vào mỗi hộ chiếu mới để cấp cho công dân nước họ.
Bản đồ này, trước đây là một di sản bí mật của chính phủ Quốc dân đảng vào đầu thế kỷ 20, đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng khắp thế giới vì một điểm quan trọng nhất của nó, một vòng cung dưới hình thức chín gạch ngang, kéo dài hàng trăm dặm từ tỉnh cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam và tiếp cận bờ biển của một số nước Đông Nam Á, bao trùm một trong những thủy lộ quan trọng nhất thế giới. Bản đồ đã làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc chú ý, đất nước lớn nhất khu vực đang trở nên xét lại khi họ tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, trong thời gian hiện nay, một số nước có thể được trấn an bởi sự tin tưởng rằng hầu hết thế giới sẽ khinh bỉ nỗ lực của Trung Quốc trong chuyện tán thành việc vẽ lại bản đồ mà trên cơ bản là vô căn cứ.
Gần đây khi máy bay trinh sát P8–A của Hải quân Mỹ bay tới gần vùng Đá chữ Thập trong quần đảo Trường Sa ở biển Đông, lực lượng này đã bị Hải quân Trung Quốc cảnh báo tám lần phải rời khỏi khu vực. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói: “Quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ vững như đá”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trả lời: “Ở đây không nên nhầm lẫn về điều này: Mỹ sẽ bay, căng buồm ra khơi, và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép chúng tôi, như chúng tôi làm trên toàn thế giới”. Vì vậy, liệu một xung đột Mỹ-Hoa ở biển Đông sắp xảy ra?Đọc tiếp »
Các nước ven biển Đông vẫn mãi ca bài “mời anh trước … Không, mời anh trước”
Cốt lõi của vấn đề ở đây là: Trung Quốc sẽ thống trị biển Đông trừ khi có ai đó kiềm chế họ. Hoa Kỳ và các nước Đông Á, láng giềng của Trung Quốc có thể ngăn cản sự bành trướng chậm rãi của Trung Quốc, khi và chỉ khi họ nhất trí được cách thức chia sẻ các rủi ro cũng như chi phí trong việc thuyết phục Bắc Kinh thay đổi ý đồ.
Trung Quốc muốn mở rộng lãnh hải của họ. Mục tiêu này nhận được sự ủng hộ rộng khắp của quần chúng nước này. Tuy nhiên, việc mở rộng như vậy sẽ thách thức quyết tâm duy trì hiện trạng ở rìa Tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Đồng thời, nó cũng sẽ thách thức nền độc lập của các nước Đông Á láng giềng của Trung Quốc, ngay cả khi Trung Quốc chỉ muốn các nước này nhượng bộ chứ không phải quy phục hoàn toàn về vấn đề tranh chấp lãnh hải. Hiện tại, Bắc Kinh có vẻ như đã dứt khoát với các bước tiến nhỏ tại nơi mang lại lợi thế chiến thuật: đó là vùng biển Đông trải dài từ đảo Hải Nam xuống phía nam cho tới Singapore. Đọc tiếp »
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 04/03/2014
(Đài RFI 24/2)
Từ cuối năm 2013, các tuyên bố chính thức cũng như không chính thức của giới lãnh đạo ngoại giao và quân sự Mỹ về Biển Đông đã cứng rắn hơn hẳn đối với Trung Quốc, vào lúc Bắc Kinh càng ngày càng có thêm các hành động được coi là khiêu khích, để áp đặt bằng sức mạnh các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Đối với giới quan sát, việc lập trường của Washington được tái khẳng định một cách mạnh mẽ là một cơ hội tốt mà các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, cần phải tranh thủ để chống lại áp lực từ phía Trung Quốc.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư , ngày 19/02/2014
Ngày 6/2, Viện Brookings có trụ sở. tại thủ đô Washington D.C. đăng bài phân tích của tác giả Jeffrey Bader với tựa đề: “Mỹ và đường chín đoạn của Trung Quốc: Kết thúc sự mập mờ ”, trong đó nhấn mạnh việc lần đầu tiên Chính phủ Mỹ công khai tuyên bố một cách rõ ràng rằng cái gọị là “đường chín đoạn ” (đường lưỡi bò) của Trung Quốc là bất hợp pháp, đồng thời đưa ra quan điểm về lợi ích của Mỹ ở Biển Đông và khuyến nghị về các bước đi của Mỹ trong thời gian tới. Dưới đây là nội dung bài viết:
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 17/01/2014
(Đài RFI 13/1)
Sau một năm tương đối yên tĩnh, ngay trong những ngày đầu năm 2014 này, Biển Đông lại có dấu hiệu dậy sóng trở lại, với quyết định của Chính phủ Trung Quốc được gọi nôm na là “cấm tàu cá nước ngoài”, do tỉnh Hải Nam ban hành từ cuối năm 2013, nhưng bắt đầu có hiệu lực kê từ 1/1/2014. Trong tình hình đó, việc xử lí ổn thỏa quan hệ với Trung Quốc trong tương quan với hồ sơ Biển Đông đã được cho là thách thức đối ngoại gay go nhất cho Chính phủ Việt Nam trong năm 2014 này.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – ĐBQH khóa XI, XII, nguyên Phó chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội chia sẻ với báo điện tử…(*) nhân sự kiện 40 năm Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Nhiều ý kiến cho rằng, mưu đồ đánh chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc đã có từ rất lâu chứ không phải chỉ từ năm 1974. GS nhìn nhận thế nào trước ý kiến này?
Nhà cầm quyền Bắc Kinh vừa cho phát hành loại hộ chiếu điện tử mới, trong đó có in bản đồ có hình lưỡi bò, biểu thị yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông, trong đó có cả Hoàng Sa và Trường Sa. Chính quyền Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Ấn Độ đã nhanh chóng lên tiếng phản đối với các mức độ khác nhau.
Về phía người dân Việt Nam, thủ đoạn mới của Trung Quốc cũng đã làm cho dư luận hết sức xôn xao. Vừa trở về từ Ấn Độ và Nepal hôm nay 23/11/2012, ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty dã ngoại Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã dành thì giờ trao đổi với RFI Việt ngữ về vấn đề này, với tư cách một công dân Việt.
RFI : Kính chào ông Nguyễn Văn Mỹ, rất cám ơn ông đã nhận trả lời phỏng vấn. Thưa ông, ông có cảm nghĩ như thế nào về hành động Trung Quốc in bản đồ có hình lưỡi bò lên hộ chiếu ?
Ông Nguyễn Văn Mỹ : Tôi vừa đi công tác ở Ấn Độ và Népal, nên chỉ mới nắm thông tin một cách tổng quát thôi. Nhưng điều đó thì bản thân tôi không hề ngạc nhiên, chỉ có điều họ đưa ra như vậy là rất sớm. Tức là chuyện đó trước sau gì cũng làm thôi. Mà phải chăng đây là cái món quà đầu tiên ra mắt thế giới của Tập Cận Bình.