Điều khiến bất kỳ thuỷ thủ Hoa Kỳ nào cũng quan tâm nhất lại là thông tin Hà Nội có thể mở cửa trở lại cảng nước sâu Cam Ranh cho tàu chiến Mỹ như một phần của món quà để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.
CTN Trần Đại Quang và TT Obama. Nguồn: FP
“Đồng bệnh tương lân”, gã hề Trinculo đã tuyên bố như vậy trong vở bi hài kịch nổi tiếng của William Shakespeare mang tên Bão tố. Bị dạt vào một hòn đảo huyền bí trong tình cảnh thời tiết xấu bủa vây, Trinculo đã náu mình bên dưới tấm áo choàng của gã nô lệ nửa người nửa thú Caliban “cho đến khi những đợt gió cuối cùng của cơn bão biến mất”. Trinculo làm vậy bất chấp người Caliban tanh như cá – và thậm chí anh ta có thể là nửa người nửa cá: “Người hay cá? Còn sống hay đã chết? Một con cá; anh ta tanh như cá; một thứ mùi rất xa xưa và giống cá.” Tóm lại, đó là một người đồng hành rất khó chịu để cùng chống chọi với cơn bão.Đọc tiếp »
2 chiến hạm Nhật Bản cập cảng Cam Ranh, Việt Nam hôm 12/4, ảnh: thanhniennews.com.
Một khi lực lượng hải quân ngoại bang triển khai từ trên biển thì về mặt địa hình, Việt Nam như “dưa hấu gặp dao sắc”, có thể bị tấn công.
Ngày 18/4, Mã Hiểu, nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế – Sự vụ quốc tế thuộc Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải viết bài bình luận trên website Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (news.cri.cn) vu cáo, Nhật Bản lần đầu tiên cho chiến hạm cập cảng Cam Ranh, Việt Nam là nhằm “kiềm chế” Trung Quốc.
Cảng Cam Ranh trong mắt học giả diều hâu Trung Quốc
Biển Đông trở thành tâm điểm chú ý của dư luận bởi hành động phiêu lưu, leo thang quân sự hóa của Bắc Kinh. Tuy nhiên Mã Hiểu cáo buộc chiến lược Hoa Kỳ quay trở lại châu Á là “thủ phạm” làm Biển Đông căng thẳng. Học giả Trung Quốc này cho rằng, việc 2 tàu khu trục Nhật Bản cập cảng Cam Ranh, Việt Nam càng làm cho Biển Đông nóng hơn trong mắt dư luận quốc tế.Đọc tiếp »
Cách đây 2 năm, vào đầu tháng 5/2014, Trung Quốc bất ngờ kéo dàn khoan HD981vào Biển Đông với hơn 100 chiếc tàu lớn nhỏ đi theo hộ tống, làm Biển Đông dậy sóng và Bình Dương đỏ lửa. Không biết Trung Quốc hay Việt Nam có định kỷ niệm ngày này hay không. Một sự kiện quan trọng như vậy mà không kỷ niệm thì thật uổng (dù mỗi bên có một lý do khác nhau). Nhưng muốn nói gì thì nói, đó là một bước ngoặt lớn đối với quan hệ Trung-Việt (từ “đồng sàng” bỗng biến thành “dị mộng”) và quan hệ Mỹ-Việt (từ “dị mộng” bỗng biến thành “đồng sàng”), và Biển Đông bỗng biến thành “thùng thuốc súng”.
Điều đáng nói là câu chuyện Biển Đông vẫn chưa dừng lại, như một ván cờ còn đang chơi dở, và câu chuyện Trung-Việt và Mỹ-Việt vẫn còn ngổn ngang, trong một tam giác bất cân xứng mà hình thù của nó vẫn còn đang chuyển động, như một bài toán hình học chưa có lời giải. Hầu hết những nhà phân tích như thày bói sờ voi, hoặc xem lá chè tươi để đoán sự kiện (vì quả cầu pha lê của phương Tây có lẽ không hợp với phương Đông).
Trong khi cái dàn khoan HD981 vẫn đang lởn vởn đâu đó, thì Biển Đông lại sắp dậy sóng, với những đồn đoán về bước leo thang quân sự hóa mới của trung Quốc. Hãy điểm nhanh những sự kiện đang diễn ra xem tháng Năm tới có điều gì bất ổn.Đọc tiếp »
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục Nhà Trắng, ngày 7/7/2015. Ảnh: AP
Một thập niên giật lùi
Sau 10 năm lạnh lẽo, lịch sử bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ sắp chứng kiến thêm một tổng thống Hoa Kỳ đặt chân lên miền đất cựu thù.
Lần dợm chân gần nhất thuộc về Tổng thống George W. Bush. Tháng 11/2006, Washington đã kỷ niệm việc Hà Nội được chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bằng chuyến đi này. Nhưng “thể diện” không kém đối với chính thể toàn trị ở Việt Nam là phía Mỹ đồng thời nhấc chế độ này khỏi Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tự do tôn giáo (CPC).
Tuy thế, kỷ niệm trên đã thuộc về dĩ vãng của một thời được xem là “nồng ấm”. Còn hiện tại, mối tình Việt – Mỹ đã lạnh nhạt đi nhiều. Những đảng viên đảng Dân chủ của Tổng thống Obama càng khó có thể chấp nhận tiến trình tròn một thập niên đi giật lùi của chính thể Việt Nam về thành tích nhân quyền. Ngay cả sự nghiệp dân chủ hóa – điều mà một số lãnh đạo Việt Nam đã hứa hẹn với Tổng thống Bill Clinton khi ông thăm Việt Nam vào tháng 11/2000 – cũng chẳng thấy đâu.Đọc tiếp »
Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật (JSDF) trong một buổi diễn tập quân sự. Ảnh: Reuters
Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật sẽ cập bến Vịnh Cam Ranh của Việt Nam trong năm tài khóa 2016, một bước quan trọng trong các nỗ lực của Tokyo hầu tăng cường những hoạt động ở Biển Đông và cùng với đồng minh đối phó trước sự bành trướng của Trung Quốc.
Cảng Cam Ranh nằm gần quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục bồi đắp các bãi đá chìm thành những hòn đảo nhân tạo.
Nhật dự kiến năm sau đưa tàu tới Cam Ranh cho các hoạt động tiếp tế nhiên liệu, thực phẩm và các vật phẩm tiếp liệu khác.Đọc tiếp »
Một số người dân Cam Ranh mang thuyền cá xuống đường phản đối Vùng 4 Hải quân nạo vét luồng lạch trên vịnh Cam Ranh gây ô nhiễm nguồn nước, khiến tôm cá nuôi bị chết.
Sự kiện xảy ra tại phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa trong hai ngày qua, với hàng trăm người tham gia.
Tàu hải quân vùng 4 bắn vòi rồng và đâm bể tàu ngư dân: người dân Cam Ranh kéo tàu đi biểu tình
Vụ việc xảy ra vào ngày 30/9/2015 ở Cam Phúc Bắc, Cam Ranh. Vụ việc được cho là tiếp diễn sự kiện cuối tháng 4/2015, là người dân đổ cá chết ra đường để ngăn xe trên quốc lộ phản đối các xáng cạp múc cát làm chết cá nuôi ở vịnh Cam Ranh.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 26/8/2013
TTXVN (Niu Yoóc 22/8)
Theo “Tạp chí Các vấn đề Đối ngoại” của Mỹ ngày 4/8, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg tháng 6/2013, Tổng thống Putin cho biết Nga sẽ thực hiện chính sách trở lại phía Đông. Hiện nay, Chính phủ Nga đang chú trọng thúc đẩy các kế hoạch quân sự cũng như kinh tế tham vọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương lớn hơn khu vực châu Âu truyền thống.
Trang “Quan điểm Trung Quốc” mới đây đăng bài viết “Nhân tố Mỹ, Nga trong vấn đề vịnh Cam Ranh” của chuyên gia bình luận quốc tế Cao Vinh Vĩ, có nội dung như sau:
Trên toàn cầu, rất hiếm có một cảng biển như vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Trong chưa đến 100 năm, vịnh Cam Ranh lần lượt trở thành căn cứ quân sự của các nước lớn như Mỹ, Nga – nó từng tập trung hàng trăm tàu chiến của thời Nga Hoàng; từng được Mỹ xây dựng thành “cứ điểm hải quân trọng yếu và xa hoa nhất châu Á”; đồng thời nó cũng từng là căn cứ quân sự lớn nhất bên ngoài lãnh thổ của Liên Xô trước đây.
Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú.
Điều đáng nói là tình trạng người Trung Quốc “núp bóng” nuôi cá tại một vịnh có vị trí quan trọng này diễn ra từ lâu, nhưng chính quyền tỏ ra lúng túng.
Những cuộc biểu tình xảy ra vài tuần qua ở Hà Nội, liên quan đến tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, có thể là nhỏ đấy, nhưng vẫn hết sức bất thường. Đọc tiếp »