Đường vào thôn Hoàng, làng Đồng Tâm. Nguồn: Tuổi Trẻ
Vụ Formosa ảnh hưởng cả triệu dân, lần lượt Tổng Bí thư đến Thủ tướng rồi cả Phó Thủ tướng năm ngoái về địa phương nhưng không có dấu hiệu gì muốn đối thoại với người dân địa phương.
Đến khủng hoảng lần này ở Mỹ Đức, khi người dân ‘có cái để nói chuyện’ thì Chủ tịch Hà Nội đã phải chấp nhận về địa phương trao đổi. Nhưng cuối cùng buổi đối thoại vẫn không diễn ra được vì đôi bên không đồng thuận về địa điểm: Trong khi Chủ tịch Chung muốn diễn ra ở trụ sở UBND huyện với một số đại diện nhất định thì dân Đồng Tâm lại muốn trao đổi ngay bên trong làng.
Nhưng vì sao chỉ còn 20km nữa từ huyện đi xuống xã mà ông Chung lại ngần ngại nếu như ông thực tâm muốn đối thoại? Ông ấy lo bị dân làng bắt luôn hay sao?
Trong Thông cáo Báo chí của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội về vụ việc ở Mỹ Đức, như để tô vẽ thêm sự ‘thiếu hiểu biết pháp luật’, ‘tham lam’, ‘cố chấp’ của dân làng Đồng Tâm trong mắt công chúng và tranh thủ sự ủng hộ của dư luận cho khả năng đàn áp tới đây, họ đã nhắc đến chi tiết Viettel được cấp đất để xây dựng công trình quốc phòng cấp A1. Dù đa số công chúng không hiểu đây là loại công trình gì nhưng nghe qua thì có vẻ rất quan trọng với quốc gia và vì thế nên được ủng hộ.
Nhưng sự thực thì Viettel có dự án xây công trình quốc phòng tại đây?
Thật khó để có câu trả lời chính xác trong bối cảnh thiếu thông tin (đây là lần đầu tiên họ nhắc tới công trình quốc phòng A1 ở đây) nhưng có thể chỉ ra vài điểm đáng bàn.Đọc tiếp »
Giải quyết khủng hoảng ở Đồng Tâm cần lãnh đạo có uy tín cá nhân để người dân có thể đặt niềm tin.
Tiếc thay, cách thức vận hành quyền lực ở Việt Nam hiện nay không thể tạo ra một kiểu lãnh đạo như vậy.
Nhận định này không phải đơn thuần dựa trên quan sát các dữ kiện lịch sử, mà quan trọng hơn, căn cứ vào nguyên tắc tổ chức quan trọng bậc nhất của mô hình đảng leninist: Tập trung dân chủ.
Theo đó, bất kì đảng viên nào cũng không được nói hay làm trái nghị quyết – tức là quyết định của tập thể cấp uỷ đảng của mình. Bằng không sẽ bị buộc rời bỏ hàng ngũ với kết cục không thể tồi tệ hơn. Đảng viên quèn cấp thôn hay Uỷ viên Bộ Chính trị đầy quyền lực như Trần Xuân Bách thì cũng không khác nhau một khi đã nói và làm trái nghị quyết.
Bài trên báo Tiền Phong, có 2 link đã bị xóa. Ảnh chụp màn hình.
– 06/04/2014 bài báo Tiền Phong – được ghi nhận trong bài sau đấy 9 ngày của chính báo này – nay ĐÃ BỊ XÓA (ảnh)Tiêu đề: Bí thư dựng nhà trên đất quốc phòng, cán bộ đua nhau mua đất
– 13/04/2014 bài báo Tiền Phong – được ghi nhận trong bài sau đấy 9 ngày của chính báo này – nay ĐÃ BỊ XÓA (ảnh)
Tiêu đề: Cán bộ phải dời nhà khỏi đất vi phạm
– 14/05/2014 bài báo Tiền Phong
Tiêu đề: Bi hài, ‘quan xã’ trả lại đất, doanh nghiệp lo phá sản
Nêu rõ: “UBND huyện Mỹ Đức xác định: Mảnh đất nằm ven Tỉnh lộ ĐT429 của ông Lê Đình Tuyến – phó phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Mỹ Đức và của ông Nguyễn Văn Sơn – Bí thư Đảng ủy xã, cùng một số mảnh đất của các cán bộ khác hoàn toàn không phải đất quốc phòng mà là đất nông nghiệp.”
Cụ Kình đối thoại với đại diện quân đội về vấn đề đất đai ở Mỹ Đức. Ảnh chụp từ clip.
Một người quen của mình là dân làng Mỹ Đức vừa báo ra một số thông tin như sau:
– Cụ ông trong clip 15′ thuật lại toàn cảnh tranh chấp đất đai ở Mỹ Đức là cụ Kình, đã hơn 80 tuổi – một trong những người dẫn dắt cuộc tranh đấu của bà con suốt thời gian dài. Clip có vẻ được quay cách đây một tháng khi Viettel cử đại diện đến làm việc với dân làng.
– Sáng 15/4 chính quyền đến mời cụ cùng vài người khác ra xem mốc giới, dân làng muốn đi theo hộ tống nhưng chính quyền bảo đông người không làm được việc. Vậy nên chỉ 10 người đi gồm cả cụ Kình; ra tới nơi tất cả bị bắt ngay. Dân làng phát hiện đuổi theo thì bị xịt hơi cay, có thêm 5 người nữa bị bắt giữ và một người bị đánh trọng thương. Đọc tiếp »
Ông Phạm Văn Hùng, Trưởng phòng TNMT. Ảnh: Website TX Kỳ Anh.
Các lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh đang khẩn trương kiểm tra, xác minh nguyên nhân khiến cá biển chết trôi dạt vào khu vực bãi biển, thuộc thôn Hải Phong 2, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Chiều 13.4, ông Phạm Văn Hùng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), cho biết, đơn vị này phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, Phòng cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh Hà Tĩnh) và Viện Công nghệ Môi trường (Bộ Tài nguyên – Môi trường), xuống lấy mẫu xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân cá chết trôi dạt vào bãi biển vào sáng cùng ngày.Đọc tiếp »
Những ngày qua, báo chí đồng loạt dẫn lời các quan chức Hà Tĩnh và Bộ Tài nguyên Môi trường khẳng định rằng Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã khắc phục được 52/53 lỗi vi phạm bị phát hiện trước đó của họ.
Con số này tạo cảm giác trong công chúng rằng Formosa đã tích cực sửa chữa sai lầm, từ đó ủng hộ hoặc ít nhất là không phản đối đề xuất của Bộ Tài nguyên Môi trường rằng: “Formosa đã đáp ứng được các yêu cầu để cho phép lò cao số 1 đi vào vận hành.” [1] Còn nhớ rằng tháng 11 năm ngoái khi trả lời Reuters, Phó Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh Trương Phục Ninh đã cho biết nhà máy dự kiến sẽ đi vào sản xuất thương mại trong quý I năm 2017, nghĩa là không quá xa so với đề xuất trên đây của Bộ Tài nguyên Môi trường.[2]
Hiện tại công an đã bắt và đánh đập một số bà con , còn phía bà con ta đang bị bao vây tại sân ủy ban huyện cũng đang bắt giữ 2 thằng an ninh giả dạng côn đồ đã ném đá vào bà con với mục đích gây bạo loạn.
Hiện tại tôi đã mất liên lạc với anh em làm truyền thông và họ đang mắc kẹt tại ủy huyện là Bạch Hồng Quyền Đức Nguyễn Ngọc Linh và một số các bạn trẻ thuộc giáo xứ Trung Nghĩa. Xin mọi người share và hiệp thông cùng những người dân miền trung trong cuộc chiến chống Formosa này. Hiện kg thể có bất cứ hình ảnh nào vì anh em đã bị phá sóng và cô lập.
Các nhà thờ đã rung chuông. Xin Chúa hãy bảo vệ con cái người. Hiện nay bà con vẫn ngồi lần chuỗi và hát kinh hoà bình.
Cập nhật…. 12:40 nhà cầm quyền đã huy động thêm hơn chục xe chuyên dụng chở cơ động đến sân ủy ban huyện Lộc Hà.
Chính quyền thành phố bảo dừng các dự án lại hết, chờ rà soát để kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh quy hoạch tổng thể toàn bộ bán đảo.
Nhà đầu tư dự án biệt thự Biển Tiên Sa phản hồi rằng họ được cấp phép chính thức và đang làm đúng luật. Họ muốn tiếp tục dự án vì tới nay đã nộp tới 67 tỷ nghĩa vụ tài chính cho Cục Thuế Đà Nẵng.
Hai câu hỏi trước các động thái này:
(1) Sau khi Thủ tướng điều chỉnh quy hoạch, giấy phép đã cấp cho các dự án ở khu vực điều chỉnh có bị thu hồi không?Đọc tiếp »
Ông Ngô Quang Vinh, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng sau khi chia tách. Ảnh: Infonet.
Sau buổi làm việc khẩn với Hiệp hội hôm qua, Sở Du lịch Đà Nẵng đã gửi Báo cáo nhanh tới các cơ quan liên quan cũng như dư luận, trong đó nói rõ:
“Qua kiểm tra thông tin với các Phó Chủ tịch và Tổng thư ký Hiệp hội thì ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội CHƯA TRAO ĐỔI nội dung, chưa thông qua Thường trực Hiệp hội […] nên nội dung văn bản này chỉ mang tính chất cá nhân”
Tuy nhiên, hôm nay Tổng Thư ký Hiệp hội Trịnh Bằng Có lại thông báo rõ những điều sau với báo giới:
– Ông Vinh đã gửi văn bản tới Thường trực Hiệp hội để xin ý kiến trước khi gửi Thủ tướng;
– Có 3/5 thành viên Thường trực Hiệp hội tán thành nội dung kiến nghị;
Thế là đã rõ, chính Sở Du lịch Đã Nẵng đã tiếm danh các thành viên trong Hiệp hội Du lịch để đưa ra một thông tin sai sự thật theo hướng tiêu cực nhắm tới Chủ tịch Hiệp hội Huỳnh Tấn Vinh, chỉ vì ông Vinh gửi kiến nghị đến Thủ tướng. Đọc tiếp »
Voọc chà vá ở núi Sơn Trà, Đà Nẵng, có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh Tuan GreenViet
Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng vừa có kiến nghị 4 điểm gửi đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên quan đến thực trạng Sơn Trà bị băm xẻ, có thể tóm lược như sau:
(1) Giữ nguyên hiện trạng, không xây mới các cơ sở lưu trú ở Sơn Trà;
(2) Xây dựng quy chế ứng xử nghiêm ngặt đối với du khách; hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới lưu thông gây tiếng ồn và ô nhiễm.
(3) Hạn chế các dự án ở thềm bờ biển tiếp giáp với núi Sơn Trà có thể ảnh hưởng đến dòng chảy, phá hủy san hô, bờ biển.
(4) Hợp nhất Khu dự trữ thiên nhiên Sơn Trà và vùng biển xung quanh đến Nam Hải Vân để hình thành Khu dự trữ sinh quyển quốc tế. [1]Đọc tiếp »
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: “Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế”
Và đây là cách người ta hưởng ứng ông ấy ở Đà Nẵng: Băm nát một góc Khu bảo tồn thiên nhiên đổi lấy 100 biệt thự nghỉ dưỡng và phòng khách sạn.
Cũng cần nói thêm để thấy trong việc này lỗi trực tiếp là công ty Biển Tiên Sa (chủ đầu tư dự án) song trách nhiệm sâu xa thuộc về UBND Đà Nẵng và cả Thủ tướng đương nhiệm.
Cụ thể, từ năm 1977, với Quyết định 41-TTg của Thủ tướng thời đó là Phạm Văn Đồng, Sơn Trà được bảo vệ theo chế độ rừng cấm với các quy định rất nghiêm ngặt áp dụng cho “toàn bộ bán đảo và vùng xunh quanh chân núi kéo dài ra 500m”, tổng là 4439ha.Đọc tiếp »
Chiều qua, Trịnh Xuân Thanh vừa bị khởi tố thêm tội Tham ô Tài sản – một tội danh có mức hình phạt cao nhất là tử hình.
Điều này có nghĩa là nếu Trịnh Xuân Thanh đang trốn tại Đức hoặc Canada (như chính Bộ Công an dự đoán), Thanh sẽ không thể bị dẫn độ về Việt Nam vì cả hai nước này đều nghiêm cấm việc dẫn độ một người mà người đó có thể đối mặt với án tử hình khi bị đưa về quốc gia yêu cầu dẫn độ.
Trên thực tế, Đức và Canada đều đã từng từ chối yêu cầu dẫn độ từ nhiều nước, ngay cả một nước lớn và đã ký hiệp ước dẫn độ với họ là Hoa Kỳ, vì lý do tương tự.
Lệnh khởi tố chiều qua theo cách đó đã trở thành ‘kim bài miễn tội’ cho Trịnh Xuân Thanh, giúp cựu quan chức này này tới đây có thể kê cao gối mà ngủ.Đọc tiếp »
Ảnh: Tượng ‘Mở Màn Vô Minh’ đặt trong Đại học Tuskegee, Alabama.
[Vì có nhiều người tin rằng suy đoán vô tội là nguyên tắc chỉ phù hợp với nước ngoài chứ không phải ở Việt Nam, bài viết chứng tỏ điều ngược lại: nguyên tắc này phù hợp mọi nơi vì nó liên quan tới bản chất người]
Trước tội ác, nhất là tội ác nghiêm trọng, ai cũng phát sinh nhu cầu công lý – tìm ra kẻ thủ ác để trừng phạt. Tuy nhiên, trên con đường tìm công lý đó thường xuất hiện một thế lưỡng nan (dilemma) liên quan đến nguyên tắc suy đoán vô tội gây ảnh hưởng đến việc lựa chọn thái độ của mỗi cá nhân.
(1) Nếu KHÔNG áp dụng nguyên tắc này:
Lợi: Gần như với tội ác nào cũng tìm ra được một ai đó để trừng phạt, khiến công chúng có cảm giác công lý đã được thực thi nhanh chóng, ngay sau khi tội ác diễn ra.
Ấu dâm là tội ác. Không ai bàn cãi. Thủ phạm ấu dâm đáng bị lên án và trừng phạt. Ai cũng đồng ý.
Gia đình nạn nhân, khi các cơ quan bảo vệ pháp luật chậm chạp và thiếu trách nhiệm, đã đăng ảnh những người mà họ tình nghi cao nhất là thủ phạm lên Facebook nhằm thu hút sự chú ý của công luận trong nỗ lực vô vọng tìm kiếm công lý của họ. Có thể thông cảm được vì trong đau đớn, đó là tất cả những gì họ có thể làm.
Nhưng đối với ai share ảnh ba người đàn ông bị tình nghi này (không làm mờ mặt) và gọi họ là lũ súc vật, có vài câu hỏi nhỏ sau:
1, Có bất kỳ khả năng nào dù là nhỏ nhất rằng 3 người này hoặc ít nhất một trong số họ bị oan không? Trong trường hợp đó bạn sẽ làm gì, ngoài việc nói câu xin lỗi? Tệ hơn, nếu dưới sức ép của dư luận (mà bạn góp phần tạo ra) tòa án bỏ qua một số tình tiết để rồi kết án oan họ, đến khi vỡ lẽ ra họ đã ở tù 20 năm thì bạn sẽ làm gì để chuộc lỗi với họ? Hay chỉ buột miệng “Lúc đó tôi tưởng…” coi như không có mấy chục năm oan khuất ở tù của họ?
Ông NguyÅn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Ảnh: internet
Chào Bí thư Xuân Anh!
Cho tôi gọi đ/c bằng bạn, vì tôi lớn hơn bạn 2t. Lúc này, tôi đang ngồi trước bàn thờ của Mẹ tôi. Tôi đã ngồi trước bàn thờ của Mẹ hơn 5 giờ rồi để chờ gần hết nhang rồi lại thắp. Mẹ tôi mất ngày 01/03 sau gần 2 tháng nằm tại khoa hô hấp của bệnh viện đa khoa Đà nẵng. Sự mệt mỏi, đau đớn vì mất Mẹ của tôi lúc này chắc cũng chỉ ngang với nỗi đau và sự bất lực của mấy chị em tôi khi chứng kiến Mẹ tôi chịu đựng sự đau đớn về thể xác trong suốt 58 ngày nằm điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng. Mẹ tôi bệnh nặng, và bớt được một chút, rồi bệnh nặng trở lại, rồi bớt một chút, rồi nặng thêm … cứ thế, cho đến ngày các bác sĩ bó tay không còn phương nào chữa trị sau nhiều lần hội chẩn, và Mẹ tôi trút hơi thở cuối cùng.Đọc tiếp »
Bà Park Geun Hye xin lỗi người dân Hàn Quốc vì không làm tròn trách nhiệm. Ảnh: internet
Ngày 10 tháng 3 năm 2017 đã đi vào lịch sử Hàn Quốc khi lần đầu tiên một tổng thống dân cử, bà Park Geun Hye, chính thức bị Tòa án Hiến pháp phế truất, sau khi bị luận tội bởi Quốc Hội cuối năm ngoái giữa làn sóng biểu tình kéo dài trong suốt nhiều tháng.
Vậy là, không giống như người cha gây nhiều tranh cãi của bà, Tổng thống Park Chung Hee, dưới nền độc tài của chính ông ta đã bị lật đổ bằng một cuộc ám sát đậm mùi thuốc súng và để lại sau đó 10 năm xáo trộn quốc gia, bà Park hôm nay đã được nền dân chủ và pháp trị Hàn Quốc cho ‘về vườn’ một cách ôn hòa, văn minh, không tiếng súng. Nền quản trị quốc gia, nhờ được thiết kế tốt (với sự phân biệt rõ ràng giữa hành pháp chính trị và hành pháp công vụ) nên vài tháng sau khi bà Tổng thống bị đình chỉ quyền lực, vẫn chưa có dấu hiệu gì sẽ rơi vào khủng hoảng, dù đất nước này trên danh nghĩa vẫn đang trong tình trạng chiến tranh với láng giềng Bắc Hàn trên một bán đảo chưa bao giờ bình yên hơn nửa thế kỷ qua. Đọc tiếp »
Bà Park Geun Hye, Tổng thống Hàn Quốc đã bị truất phế. Ảnh: Twitter.
Sáng nay khi thấy cô bạn mình là một người hoạt động Hàn Quốc viết trên FB rằng “Dân chủ và công lý thắng thế” (Democracy and justice prevail), mình biết bà Tổng thống Park Geun Hye đã chính thức bị Tòa án Hiến pháp phế truất, sau khi đã bị luận tội bởi Quốc Hội cuối năm ngoái.
Vậy là, không giống như người cha gây nhiều tranh cãi của bà, Tổng thống Park Chung Hee, dưới nền độc tài của chính ông ta, đã bị lật đổ bằng một cuộc ám sát đậm mùi thuốc súng và để lại sau đó 10 năm xáo trộn quốc gia, bà Park hôm nay đã được nền dân chủ và pháp trị Hàn Quốc cho ‘về vườn’ một cách ôn hòa, văn minh, không tiếng súng. Nền quản trị quốc gia, nhờ được thiết kế tốt (với sự phân biệt rõ ràng giữa hành pháp chính trị và hành pháp công vụ) nên vài tháng sau khi bà Tổng thống bị đình chỉ quyền lực, vẫn chưa có dấu hiệu gì sẽ rơi vào khủng hoảng.
Ông Trịnh Văn Chiến (trái), cô Trần Vũ Quỳnh Anh (phải) và con trai. Ảnh: internet
Báo Thanh Niên vừa có hai bài liên tục về tài sản và quan lộ của nhân vật họ gọi là ‘hot girl xứ Thanh’, cô Trần Vũ Quỳnh Anh, một lãnh đạo cấp phòng của Sở Tài nguyên Môi trường Thanh Hóa.
Có quá nhiều chi tiết khơi gợi những suy đoán kiểu thuyết âm mưu xung quanh hai bài báo này, nào là dẫn chiếu tới tin đồn xôn xao nửa năm trước rằng Quỳnh Anh là bồ nhí của Bí thư Thanh Hóa; nào là bài báo xuất hiện trước thềm Hội nghị Trung ương 5 có nội dung triển khai Nghị quyết Trung ương 4 về ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’, ‘suy thoái đạo đức, lối sống’; nào là thái độ được Thanh Niên mô tả là bất thường của cán bộ các cấp xứ Thanh khi được hỏi về Quỳnh Anh. Tuy nhiên, xin được phép không bàn về thuyết âm mưu ở đây mà chỉ tập trung vào một số điểm Thanh Niên nêu ra trong lập luận của họ, nhằm đặt vấn đề với chính họ.Đọc tiếp »
Tuần trước, cùng trong một ngày Thành ủy Đà Nẵng phản hồi những nghi vấn của Văn Nghệ Trẻ, Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc đã nhanh chóng ra quyết định xử phạt báo này 30 triệu đồng với một lý do chẳng liên quan là sử dụng tên miền không như đăng ký, vannghetre.net thay vì vannghetre.com.vn.
Thử phân tích một vài điểm xung quanh động thái này của Cục trưởng Phúc:
1, Về mặt pháp lý, Cục dựa trên Nghị định 159 phạt báo này vì lý do “thêm chuyên trang không giấy phép” (điểm b, khoản 3, điều 5) là không thỏa đáng, vì chuyên trang Văn Nghệ Trẻ ĐÃ CÓ GIẤY PHÉP, chỉ là không dùng đúng tên miền đã đăng kí. Cùng lắm Cục chỉ có thể phạt báo này vì “thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy phép” (điểm a, khoản 1, điều 5) với mức phạt thấp hơn nhiều, từ 3-5 triệu VND.
Đối thoại giữa một số tổ chức XHDS Việt Nam với Phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền Nghị viện Châu Âu do Chủ tịch Tiểu ban, Nghị sĩ Panzeri chủ trì. Nguồn: FB Nguyễn Anh Tuấn.
Các chính quyền độc đoán như Việt Nam thường cáo buộc những ai đòi hỏi các điều kiện nhân quyền cho các hiệp định thương mại tự do (FTA) với phương Tây là “ngăn cản sự phát triển kinh tế quốc gia”, “phá hoại tiến trình hội nhập của đất nước”. Đứng trước lý lẽ này, công chúng bỗng cảm thấy phân vân, vì dù có thể không đồng tình với chế độ cai trị hà khắc, họ vẫn luôn khao khát sự phát triển kinh tế mà họ tin là các FTA này có thể mang lại.
Trạng thái phân vân này là điều mà nhà cầm quyền muốn thấy ở công chúng, bởi nó giúp họ hai điều:
(1) Thoải mái trấn áp bất kỳ ai đưa ra thông điệp gắn nhân quyền với thương mại mà không quá e ngại sự phản ứng từ dư luận;
(2) Nhiều người sẽ e ngại đưa ra thông điệp này, nhất là những người có ảnh hưởng với công chúng, vì họ sợ bị dán nhãn “phá hoại sự phát triển” trong mắt công chúng.
Những ngày qua dư luận Việt Nam xôn xao về một vệt nước đỏ xuất hiện ở khu vực cầu cảng Formosa, Hà Tĩnh. Dễ hiểu cho sự quan tâm này của người dân sau những gì đã xảy ra gần 1 năm qua liên quan đến thảm họa cá chết.
Tuy nhiên, dường như chưa rút được kinh nghiệm gì từ khủng hoảng truyền thông lần trước, giới chức hữu quan lại tiếp tục đưa ra những nhận định bất nhất. Ban đầu họ cho rằng đây là hiện tượng tự nhiên bình thường, sau lại giải thích rằng chất thải hữu cơ từ sinh hoạt của con người mới là nguyên nhân chính.
Giáo sư Lê Huy Bá, chuyên gia độc học môi trường hàng đầu Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt ngữ đã phản đối giải thích của chính quyền thị xã Kỳ Anh về vệt nước đỏ là do “ô nhiễm hữu cơ, do con người sinh hoạt xả thải”.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, Giáo sư Bá tin rằng màu đỏ của vệt nước là do oxit sắt 3 và có hai nguyên nhân khả dĩ nhất cho hiện tượng này. Một là bởi “đất nhiệt đới có mầu đỏ vì chứa nhiều chất sắt, sau khi mưa nước chảy ra biển mang màu đỏ”. Hai là “do sản phẩm của chất xả thải công nghiệp”.
Đôi lời: Bí thư Nguyễn Xuân Anh chưa kịp kiện tờ báo Văn Nghệ Trẻ thì tờ báo này đã bị yêu cầu đóng cửa, trong khi tờ báo mẹ là Văn Nghệ cũng bị phạt 30 triệu đồng. Báo chí trong nước do đảng và nhà nước quản lý, nên sử dụng luật đảng, không xài luật pháp.
Chiếc xe bị nghi ngờ mang biển số giả. Ảnh: internet
Hôm qua, báo Văn nghệ Trẻ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam đưa ra 1 nghi vấn và 1 cáo buộc đối với Bí thư Xuân Anh:
[Nghi vấn]: Xe của Bí thư đang đi mang biển số xanh giả vì trùng với một biển số trắng khác, đều cùng 43A-29999.
[Cáo buộc]: Chiếc xe Toyota Avalon Limited này có giá thị trường 2,5 tỷ, nên Bí thư đã vi phạm Quyết định 32 của Thủ tướng quy định rằng bí thư cấp tỉnh, thành chỉ được sử dụng xe có giá trị tối đa là 1,1 tỷ.
Hôm nay, Bí thư Xuân Anh và Thành ủy Đà Nẵng đã phản hồi.
Về [Nghi vấn], Bí thư và Thành ủy trưng ra Sổ Kiểm định và Giấy đăng kí cho thấy biển số trên không phải giả. Công an Tp Đà Nẵng cho biết thêm biển xanh và biển trắng trùng số nhau là bình thường.Đọc tiếp »
Trong hình là hai nghi phạm chính của vụ ám sát Kim Jong Nam.
Người bên trái mang quốc tịch Indonesia. Ngay khi cô này bị cảnh sát Malaysia bắt giữ, giới chức Indonesia ngay lập tức đã lên tiếng xác nhận sự việc. Phó Tổng thống Indonesia liền sau đó đã trả lời báo giới theo hướng bênh vực một cách thận trọng đối với cô này và cho biết họ đang cố gắng liên lạc với giới chức Malaysia để đảm bảo đầy đủ quyền lợi chính đáng của công dân nước họ.
Người bên phải mang quốc tịch Việt Nam. Nhiều ngày sau khi cô này bị bắt giữ, giới chức Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ động thái nào xác nhận hay phủ nhận sự việc. Ngay cả người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, khi được hỏi về vụ ám sát, cũng chỉ lên tiếng về hành vi giết người, song lại hoàn toàn lờ đi chi tiết một trong hai nghi phạm chính “mang hộ chiếu Việt Nam”, như muốn tỏ ra không liên quan. Tệ hơn nữa, hàng trăm tờ báo trong nước cũng theo hướng chỉ đạo đó mà cắt bỏ hoàn toàn chi tiết này, tạo ra cảm giác rằng “quốc tịch Việt Nam” sẽ gánh chịu thân phận vô thừa nhận mỗi khi người mang nó có dính líu đến một việc không tốt đẹp ở nước ngoài.
Bộ Trưởng Bộ Công An Việt Nam Tô Lâm. Ảnh: Reuters.
Bộ Trưởng Bộ Công An Việt Nam, tướng Tô Lâm, khẳng định với VOA Việt Ngữ, chưa nhận được thông tin liên quan đến người phụ nữ mang giấy thông hành Việt Nam bị bắt vì bị tình nghi ám sát anh trai lãnh tụ Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un.
Người đứng đầu ngành công an còn khẳng định xác suất mang hộ chiếu giả đối với công dân Việt Nam là “gần như không có.”
Vụ ám sát ông Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, ngay tại phi trường quốc tế Kualar Lumpur, Malaysia, hôm 14/2 đang gây chấn động dư luận thế giới.
Cảnh sát Malaysia hôm 15/2 bắt một phụ nữ mang giấy thông hành Việt Nam bị tình nghi là một trong những thủ phạm ra tay hạ sát ông Kim Jong Nam. Thông báo của cảnh sát Malaysia cho biết người phụ nữ này tên Doan Thi Huong, sinh ngày 31/5/1988 tại Nam Định. Đọc tiếp »
TBT Nguyễn Phú Trọng qua bên TQ học câu nói của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình, mang về VN áp dụng? Ảnh: internet
“Trung ương đưa ra 4 nhóm giải pháp, trong đó có giải pháp rất quan trọng, đó là có cơ chế kiểm soát quyền lực. Như lần tiếp xúc trước đây tôi đã nói là nhốt quyền lực vào trong lồng quy chế lập pháp” (nguyên văn phát biểu của TBT Trọng)
Lần đầu tiên nghe câu “nhốt quyền lực vào lồng quy chế” đã bán tín bán nghi không chính chủ của ông Trọng rồi, hôm nay mới thử tra Google với vài từ khóa đơn giản như “Xi Jinping” và “lock power”, lập tức ra ngay hàng loạt kết quả (xem bên dưới) cho thấy đây là câu nói của TBT Đảng CS Trung Quốc Tập Cận Bình khi tới dự phiên họp toàn thể thứ hai của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật đảng này hồi tháng 1 năm 2013. Đọc tiếp »
Ảnh: Dân địa phương gửi FB Nguyen Chí Tuyến; Clip: FB Linh mục Anthanh Linhgiang.
Vì chính quyền rước Formosa vào gây họa cho biển miền Trung nên nhiều người dân Bắc Trung Bộ năm nay thấy Tết bỗng trở nên thật xa vời.
Chỉ trong ngày hôm nay đã có hai cuộc biểu tình liên tiếp diễn ra. Một là của các tiểu thương chợ Lộc Hà trước UBND tỉnh Hà Tĩnh đòi bồi thường cho hải sản tồn kho mà họ đã được hứa hẹn từ hồi tháng 5; hai là của ngư dân Quảng Trạch, Quảng Bình với phong cách quen thuộc là quăng ngư lưới cụ ra đường để khóa Quốc lộ 1A.
Vậy là chỉ trong tháng đầu tiên của năm 2017, cộng với hai lần trước ở Kỳ Trinh và Đèo Con, đã có 4 cuộc biểu tình diễn ra ở các tỉnh này, dự báo một năm đầy bất ổn cả trên mặt báo lẫn trong lòng người, vẫn với từ khóa Formosa.
Trong một diễn biến liên quan, một số thanh niên Công giáo địa phương như Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Văn Oai năng nổ với các công việc truyền thông, hỗ trợ ngư dân kiện tụng, từ thiện liên quan tới vụ Formosa hiện đang bị tạm giữ và đứng trước nguy cơ khởi tố. Chính quyền bằng một cách không thể rõ ràng hơn đã đưa ra thông điệp chọn đối đầu thay vì đối thoại với dân chúng.Đọc tiếp »
Khẩu hiệu “Đảng Cộng Sản Việt Nam Quang Vinh Muôn Năm” trên đường phố VN. Nguồn: VTV
Những người đang nắm quyền ở đất nước này thật lạ. Dường như lo ngại rằng vẫn còn ai đó nghi ngờ về khả năng khủng bố xã hội một cách có tổ chức của mình nên họ phải liên tục sắp đặt những hoạt cảnh như bên dưới, trong đó phong cách cầm quyền cường bạo hoang dã của họ luôn tự phơi bày một cách rõ nét mà chẳng cần thêm lời bình nào.
Ứng xử trước khen chê của họ cũng thật buồn cười. Một mặt họ chỉ đạo nơi nơi phải trưng khẩu hiệu khen ngợi họ hết lời, chẳng hạn ‘Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm’; mặt khác, họ thẳng tay sách nhiễu, đánh đập và bỏ tù những ai dám lên tiếng chê họ, như chị Nga dưới đây. Kiêu ngạo và nhỏ nhen nếu họ là số hai thì không ai dám nhận là số một.
Chỉ 2 ngày sau khi UBND Hà Nội trả lời Thủ tướng rằng họ có căn cứ vững vàng khi cấp phép xây 50 tầng ở Giảng Võ [1], trong một động thái bất ngờ, Bộ Xây dựng ra quyết định thanh tra 12 công ty bất động sản lớn nhất Việt Nam, trong đó có VinGroup và Tân Hoàng Minh – hai doanh nghiệp có liên quan đến khu đất vàng Giảng Võ. [2]
Tiếp đến, dường như không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để khơi lại vụ việc, hôm nay, trong buổi làm việc với Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Thủ tướng lại lên tiếng về Giảng Võ:
‘Nếu như làm 10 cái nhà 50 tầng ở đó thì nói như Bí thư Hoàng Trung Hải, là một thảm họa đang đến với Hà Nội. Chưa làm đã tắc đường thì làm nữa, sẽ đi đường nào. Không phải là cấm nhà cao tầng, mà chính là hạ tầng xung quanh cái khu này như thế nào. Cho nên phải làm hạ tầng thì mới làm nhà cao tầng.'[3]
Khi Thủ tướng Phúc hỏi: “Ai cho phép xây 50 tầng ở Giảng Võ?”, hẳn ông đã có câu trả lời, nhưng vì lý do gì đó nên mới yêu cầu Hà Nội phải trả lời thay, chứ nếu thật sự ông không biết thì hoặc là bộ máy giúp việc cho ông quá kém, hoặc là ông không nên…làm Thủ tướng nữa.
Nhưng Chủ tịch Hà Nội cũng không phải tay vừa, không trả lời trực tiếp vào câu hỏi bằng một cái tên cụ thể, mà lại vòng vo rằng quyết định cấp phép 50 tầng là dựa vào Thông báo số 30 ngày 3/2/2016 của Văn phòng Chính phủ về khu đất dự án số 148 Giảng Võ. [1]Đọc tiếp »
Tổ Công tác Chính phủ làm việc với Bộ TN-MT nhắc Bộ thực hiện lời hứa với Thủ tướng về trách nhiệm trong vụ Formosa, tháng 12/2016. Ảnh: Dân trí
30/6/2016: Công bố Formosa là thủ phạm thảm họa cá chết miền Trung. Chính phủ hứa sẽ tiến hành kiểm điểm các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1/9/2016: Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên – Môi trường làm rõ trách nhiệm của Bộ trong vụ Formosa.
17/11/2016: Bộ TN-MT họp báo cho biết Ban Cán sự đảng của Bộ đã nhận khuyết điểm (tập thể) và cho rằng trách nhiệm chính thuộc về tỉnh Hà Tĩnh, còn Bộ chỉ có trách nhiệm một phần trong chuyện này.
21/12/2016: Tổ Công tác Chính phủ làm việc với Bộ TN-MT, yêu cầu sớm kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm về vụ Formosa, nhắc Bộ thực hiện lời hứa của Bộ đối với Thủ tướng.
04/01/2017: Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà giao Vụ Tổ chức Cán bộ phối hợp với các đơn vị trực thuộc xem xét kiểm điểm trách điểm của đơn vị, cá nhân có liên quan. [Bộ trưởng đang muốn đá quả bóng trách nhiệm xuống cho cấp dưới – cấp Cục, Vụ]Đọc tiếp »
Còn vài giờ đồng hồ nữa là hết năm, ngồi điểm lại những thời khắc đáng nhớ nhất của bản thân trong năm qua, chợt nhận ra là đều liên quan tới Formosa.
Đó là khi phải cải trang thành công nhân xây dựng, trốn chui nhủi trong thùng xe tải do dân địa phương chuẩn bị sẵn để thoát khỏi Kỳ Anh hồi tháng 5. Nhìn cảnh vật trôi đi qua khe hở của thùng xe, thấy đau đớn vô cùng, rằng đất mình đây mà đến phải bí mật, đi phải chui nhủi thế này.
Đó là lúc trấn an Lipin, nữ phóng viên của đài PTS Đài Loan, cho qua cơn sợ hãi sau khi cả đoàn bị an ninh truy đuổi vì sang làm tin thảm họa cá chết tại Hà Tĩnh. Cuộc nói chuyện ngắn ngủi với cô trước khi đoàn rời đi ngay trong đêm đã giúp tôi lần đầu tiên cảm được bằng cách nào lòng yêu thiên nhiên có thể vượt biên giới quốc gia và đam mê nghề nghiệp có thể bước qua nỗi sợ hiểm nguy.
Thủy điện xả lũ khiến nhiều người chết. Nguồn: internet
Sau một thời gian im ắng những tiếng nói chuyên môn đối với nguyên nhân lũ lụt trầm trọng bất thường ở miền Trung, gần đây, GS-TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam – một người đầy đủ thẩm quyền để phát ngôn về vấn đề này, đã lên tiếng.
Đọc bài phỏng vấn Giáo sư Hồng trên trang tin Một Thế giới ra ngày 19/12/2016 (*) không khỏi bàng hoàng trước những thông tin đang sau hàng chục cơn lũ tàn khốc ở miền Trung năm nay lấy đi sinh mạng của 235 người, làm hơn 1 triệu người điêu đứng vì mất nhà cửa, với tổng thiệt hại là hơn 37,000 tỷ đồng (~ 1,7 tỷ USD).
Hãy lược qua những ý chính trong phần trả lời phỏng vấn quan trọng này của giáo sư Hồng.
Nguyên nhân gây lũ lụt lớn năm nay là gì?Đọc tiếp »
Chủ tịch thành phố thì đòi làm thay vai trò của cơ quan điều tra ngay cả trong một nghiệp vụ đòi hỏi chuyên môn cao là ‘hỏi cung’. Đề nghị ông Chủ tịch xem lại Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân, phần Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành xem có chỗ nào cho phép ông tham gia tiến trình điều tra, xét hỏi không? Thân là nhân viên công vụ thì phải luôn khắc cốt ghi tâm quyền lực nhân dân giao cho mình bao giờ cũng có giới hạn ghi rõ trong luật pháp mà mình không được phép bước qua. Cứ mỗi lần bước qua là một lần tiếm quyền, là không còn chính đáng nữa.
Còn Vietnamnet, một trong những báo điện tử nhiều người đọc nhất Việt Nam thì đưa tin kiểu kết án, gọi luôn nghi phạm là ‘tên tội phạm’, như muốn chiếm luôn quyền của Tòa án. Thời gian qua, Vietnamet là tờ báo thường xuyên giật tít và viết bài kiểu này, chứng tỏ nhận thức về quyền con người bao gồm quyền được xét xử công bằng (fair trial) và các vấn đề công lý hình sự khác của báo rất thấp. May cho họ là tới giờ Việt Nam chưa có các cơ chế hỗ trợ cho những nghi phạm vốn thấp cổ bé họng kiện lại họ vì những bài báo kiểu như thế này.
Ảnh tư liệu, Fidel Castro (trái) và Phạm Văn Đồng (phải). Nguồn: internet
2003, Fidel thăm Việt Nam, người Việt, vì chỉ có báo đài Nhà nước, chỉ thấy một Fidel anh hùng giải phóng dân tộc, hào hoa lãng tử, và nặng tình nặng nghĩa với Việt Nam.
2016, Fidel chết, người Việt, nhờ có Internet và mạng xã hội, lại thấy thêm nhiều Fidel khác.
Một Fidel tham quyền cố vị, nắm quyền suốt 47 năm, và trong thời gian đó đã bắt bớ đối lập, ràng buộc dư luận, khống chế các quyền tự do cơ bản của người dân, đi ngược lại các nguyên tắc nhân quyền phổ quát được cộng đồng quốc tế công nhận.
Một Fidel xa hoa phóng đãng, sống giàu sang phú quý trên cảnh thiếu thốn của phần đông dân chúng, Fidel đó cũng thất bại trong tư cách một lãnh đạo quốc gia trong việc đem đến sự thịnh vượng cho đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 17-11. Nguồn: VTC
Thời gian gần đây lần lượt Phó Thủ tướng rồi Thủ tướng tuyên bố rất quyết liệt là sẽ đóng cửa Formosa nếu tập đoàn này tái phạm.
Thừa hiểu nếu điều này xảy ra, Chính phủ sẽ phải đối mặt với (1) yêu cầu đòi bồi thường từ Formosa dựa vào Thỏa thuận Bảo hộ Đầu tư Đài Bắc – Hà Nội hoặc (2) một vụ kiện ở Toà án trọng tài Phòng thương mại Quốc tế mà phần thắng chưa biết nghiêng về ai. Khả năng nào cũng gay go, vậy sao Thủ tướng vẫn mạnh miệng đòi đóng cửa Formosa nếu nó tái phạm?
Đơn giản thôi, vì Formosa sẽ không-thể-nào tái phạm, hay ít nhất sẽ không tái phạm theo cách hiểu của Chính phủ.Đọc tiếp »
Khi bị chất vấn bởi báo chí, Trưởng phòng Giáo dục Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) Lê Bá Thiềm – người được cho đã điều động một số cô giáo trong huyện làm lễ tân, tiếp rượu quan khách, đã nói một câu tỏ rõ mình là một tay cao cờ:
‘Giáo viên nào phản ánh như thế cứ trực tiếp đối thoại (đối chất)’.
Ông ấy đã chiếu đúng thế bí của các nữ giáo viên: Trước quyền lực ai cũng yếu ớt vì đơn lẻ.
Vậy nên, cho tới lúc này, nhiều ngày sau khi sự việc xảy ra, chưa một ai trong số các nữ giáo viên dám đứng ra trước công luận, đường đường chính chính tố cáo hành xử tệ hại của ông Trưởng phòng và những cấp trên của ông ta ở Hồng Lĩnh.Đọc tiếp »
Sau chuyến thị sát Formosa và gặp gỡ nạn nhân thảm họa môi trường ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh vào đầu tháng 8, mới đây Dân biểu Su Chih Fen đã hâm nóng nghị trường Đài Loan với bài chất vấn ông Viện trưởng Hành pháp (Thủ tướng) Lin Chuan về tập đoàn Formosa lồng trong bối cảnh chính sách Hướng Nam của tân chính phủ.Đọc tiếp »
Suốt nhiều tháng theo đuổi vụ việc, câu hỏi trên cứ lởn vởn mãi trong đầu tôi.
Thật khó lý giải, bởi lẽ chưa cần nói đến lợi ích cộng đồng xa xôi, mà ngay cả trên phương diện bảo vệ lợi ích của đảng cầm quyền, việc lãnh đạo trung ương về gặp mặt và đối thoại với hàng nghìn người dân sẽ rất hiệu quả vì giúp góp phần xoa dịu cơn phẫn nộ của họ.
Nói ngắn gọn, một buổi đối thoại như vậy có sức mạnh của nhiều sư đoàn, chắc chắn sẽ giữ yên trật tự địa phương trong một thời gian tương đối dài.
Thế nhưng vì sao chuyện này đã không xảy ra, ngay cả khi một nửa tứ trụ đã đặt chân lên đất Kỳ Anh trong giai đoạn thảm họa?Đọc tiếp »
Không chờ chỉ thị hay công điện khẩn của Chính phủ, cũng không cần đến sự cho phép của chính quyền địa phương (vì chẳng có luật hay lý nào bắt người dân phải xin phép chính quyền khi giúp đỡ nhau), hàng chục nhóm dân sự đã và đang có mặt tại vùng rốn lũ Quảng Bình – Hà Tĩnh, tiến hành những trợ giúp nhân đạo kịp thời cho bà con, từ việc cung cấp lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm tới việc hỗ trợ khôi phục sinh kế, xây nhà chống lũ…
Trước đó, nhiều nhóm hội dân sự khác cũng đã sát cánh cùng người dân vùng này trong thảm họa cá chết do Formosa gây ra, vừa tích cực cứu trợ vừa giúp đưa tiếng nói của người dân địa phương đến công luận trong bối cảnh truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ bởi Chính phủ. Hiện nay, vẫn là những nhóm hội dân sự đang đồng hành cùng người dân trong cuộc chiến pháp lý với mục tiêu đòi công lý và tống khứ Formosa ra khỏi Việt Nam.Đọc tiếp »