BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Đặng Tiểu Bình’

7321. Tại sao sách tri ân Liệt sĩ Gạc Ma lại không được xuất bản?

Posted by adminbasam trên 01/03/2016

Văn Việt

Nguyễn Văn Phước

1-3-2016

Văn Việt: Được anh Nguyễn Văn Phước, giám đốc công ty First News – Trí Việt cho phép, chúng tôi đăng sau đây bức thư của anh gửi cho một nhà khoa học tên tuổi nhờ kêu cứu lên người có trách nhiệm về sự kiện cuốn sách Gạc Ma – Vòng tròn bất tử phải qua hành trình13 NXB trong hơn 1 năm với độ cao bản thảo in ra nộp, chỉnh sửa lên tới 2 mét, với tất cả những yêu cầu đều được thực hiện – mà tới bây giờ vẫn chưa được cấp giấy phép xuất bản”. Những gì trong thư đủ nói lên tất cả – chúng tôi thấy không cần nói gì thêm.

***

Kính nhờ anh XXX chuyển email này đến hai Phó Thủ Tướng và Bộ Trưởng Truyền Thông Thông Tin, và những người có trọng trách nhất để cuốn sách tri ân 64 Liệt sĩ Gạc Ma được xuất bản. Đã quá vất vả rồi! Cuốn sách xương máu Liệt sĩ này xứng đáng xuất bản gấp hàng nghìn lần cuốn Đặng Tiểu Bình – Một Trí Tuệ Siêu Việt anh ạ! Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN | Thẻ: , | 1 Comment »

7309. SAO TỰ TRÓI TAY, BỊT MẮT GIỮA THẾ GIỚI HỘI NHẬP?

Posted by adminbasam trên 29/02/2016

FB Vũ Kim Hạnh

27-2-2016

Tuần qua, đọc trên mạng thấy thiên hạ phê phán, kêu gọi tẩy chay hàng loạt cuốn sách đồ sộ về Đặng Tiểu Bình. Giật mình thấy, nếu có quá nhiều nhà xuất bản Việt Nam rất khách quan vô tư dịch và in nguyên si sách của Tàu ca ngợi nhân vật nổi tiếng này, thì sao lại không có đến một cuốn sách nào của tác giả Việt Nam nghiên cứu về ĐTB, trong đó có câu chuyện mà kẻ xâm lược, kẻ giết người hàng loạt Đặng Tiểu Bình xua quân tấn công toàn tuyến biên giới Bắc Việt Nam, để “dạy cho Việt Nam một bài học”?

Không ai nói lại hay được phép nói lại sự thật đẫm máu năm 1979? Tôi nhớ lại không khí căng thẳng tại cuộc họp điểm báo tháng 2 năm 1997, khi Đặng Tiểu Bình tạ thế, tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn đã có bài viết về tư tưởng cải cách kinh tế của nhân vật, đồng thời nói rõ Đặng Tiểu Bình LÀ KẺ ĐÃ PHÁT ĐỘNG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM. Tiếp nhận phê phán nặng nề từ ban tuyên huấn, Tổng Biên tập Võ Như Lanh điềm tĩnh trả lời, đó là sự thật lịch sử và tôi là nhà báo Việt Nam, tôi có trách nhiệm nhắc bạn đọc của tôi về điều đó. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 1 Comment »

7275. Bài học Chiến tranh Biên giới 1979-1989 với khủng hoảng Biển Đông

Posted by adminbasam trên 26/02/2016

GDVN

TS Trần Công Trục

26-2-2016

(GDVN) – Việt Nam cần phải thể hiện cho Trung Quốc thấy, chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm.

LTS: Trong những ngày tháng Hai lịch sử này, dân tộc Việt Nam nghiêng mình tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979-1989 chống lại cuộc xâm lược tàn bạo và phi nghĩa của quân đội Trung Quốc, cũng là khoảng thời gian căng thẳng leo thang từng ngày trên Biển Đông bởi các hành động phá vỡ hiện trạng, quân sự hóa bất hợp pháp của Trung Quốc.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi đến bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về một số bài học cá nhân ông rút ra khi suy ngẫm về Chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc 1979-1989.

Những bài học này rất ý nghĩa đối với việc bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, hòa bình và ổn định, tự do an toàn hàng không hàng hải ở Biển Đông ngày nay. Để rộng đường dư luận, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài bình luận của ông. Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả.

Mỗi năm đến ngày 17/2, ký ức về cuộc Chiến tranh Bảo vệ Biên giới phía Bắc chống quân Trung Quốc xâm lược giai đoạn 1979-1989 lại ùa về trong lòng mỗi người con đất Việt. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Trung Quốc, Trường Sa | Thẻ: , , | 1 Comment »

7071. Đặng và Hứa ‘khai đao’ ngày 17 tháng 2

Posted by adminbasam trên 17/02/2016

BBC

17-2-2016

Nhân kỷ niệm cuộc chiến 1979, BBC tổng hợp lại một số tư liệu tiếng Anh về bối cảnh và bài học của cuộc xung đột này:

H1

Ảnh: BBC World Service

Sau chiến thắng 1975, miền Bắc Việt Nam đã chọn ưu tiên chiến lược là Liên Xô xa xôi và xa dần kẻ thù lịch sử, láng giềng Trung Quốc, theo bài trên Bách khoa Toàn thư Anh Quốc, Britannica, mục về Việt Nam. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | 2 Comments »

7052. Đặng Tiểu Bình là một kẻ lưu manh

Posted by adminbasam trên 16/02/2016

Nguyễn Văn Tuấn

16-2-2016

Đặng Tiểu Bình (trái) với Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: báo VTC

Đặng Tiểu Bình (trái) với Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: báo VTC

Sắp tới ngày tưởng niệm Tàu cộng xâm lăng và tàn sát đồng bào vùng biên giới phía Bắc vào ngày 17/2/1979. Đọc văn bản của Bộ Ngoại giao VN tố cáo Tàu 37 năm trước (1), tôi thấy có vài thông tin thú vị.

Chẳng hạn như Bị vong lục có viết rằng “Ngày 7 tháng 2 năm 1979, tại Tô-ky-ô, ông ta tuyên bố ‘cần phải trừng phạt Việt Nam’.” Xin nói thêm rằng ‘ông’ ở đây là Đặng Tiểu Bình, lúc đó là phó thủ tướng Tàu.

Nhưng câu này hình như được trích dẫn không đầy đủ. Trong thực tế, lúc ở Tokyo, Đặng Tiểu Bình tuyên bố với báo chí rằng (2): “Vietnam is a hooligan, we must teach them a lesson” (dịch sang tiếng Việt có nghĩa là: Việt Nam là một kẻ lưu manh, chúng ta cần phải dạy cho chúng một bài học). Chỉ có thế mà Bộ Ngoại giao còn giấu diếm người dân! Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Hồ Chí Minh, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: , , | 3 Comments »

7024. Vai trò Đặng Tiểu Bình trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979

Posted by adminbasam trên 14/02/2016

FB Khiêm Nhu Thị Nguyễn

Trần Trung Đạo

14-2-2016

H1

Đặng Tiểu Bình và Hồ Chí Minh. Nguồn: internet

Trong chuyến công du các quốc gia Á Châu để chuẩn bị hậu thuẫn dư luận trước khi đánh Việt Nam, Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”. Câu “Việt Nam là côn đồ” được các đài truyền hình Trung Quốc phát đi và chính Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam tại Quảng Châu, đã xem đoạn phóng sự truyền hình đó “Tôi không bao giờ có thể quên vẻ mặt lỗ mãng và lời nói “bạo đồ” đầy giọng tức tối của ông ta qua truyền hình trực tiếp và tiếng người phiên dịch sang tiếng Anh là “hooligan” – tức du côn, côn đồ.”

Tại sao Đặng Tiểu Bình nói câu “lỗ mãng” đó?

Đảng CS Trung Quốc hy sinh quá nhiều cho đảng CSVN. Không nước nào viện trợ cho CSVN nhiều hơn Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ). Trong cuộc chiến Việt Nam, Trung Quốc không chỉ viện trợ tiền của mà còn bằng xương máu. Trong tác phẩm Trung Quốc lâm chiến: Một bộ bách khoa (China at War: An Encyclopedia) tác giả Xiaobing Li liệt kê các đóng góp cụ thể của 320 ngàn quân Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam: “Trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn năm 1964 đến năm 1973, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã lần nữa can thiệp. Tháng Bảy năm 1965, Trung Quốc bắt đầu đưa quân vào Bắc Việt, bao gồm các đơn vị hỏa tiển địa-không (SAM), phòng không, làm đường rầy xe lửa, công binh, vét mìn, hậu cần. Quân đội Trung Quốc điều khiển các giàn hỏa tiển phòng không, chỉ huy các đơn vị SAM, xây dựng và sửa chữa đường sá, cầu cống, đường xe lửa, nhà máy. Sự tham gia của Trung Quốc giúp cho Việt Nam có điều kiện gởi thêm gởi nhiều đơn vị Bắc Việt vào Nam đánh Mỹ. Giữa năm 1965 và năm 1968, Trung Quốc gởi sang Bắc Việt 23 sư đoàn, gồm 95 trung đoàn, tổng số lên đến 320 ngàn quân. Vào cao điểm năm 1967, có 170,000 quân Trung Quốc hiện diện”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc, Đảng CSVN | Thẻ: | 2 Comments »

6251. Kết thúc ảo tưởng: Việt Nam chọn con đường hòa giải với Trung Quốc thay vì quan hệ đối tác hay liên kết chính trị

Posted by adminbasam trên 24/12/2015

“Một trong những mục tiêu của việc tiết lộ cuộc đàm phán được cho là bí mật, là để dựng nên một hình ảnh về một Việt Nam dối trá, không đáng tin cậy cho đồng minh [của Việt Nam] biết, và để gieo sự bất hòa trong giới lãnh đạo Việt Nam. Về vấn đề này, Trung Quốc đã thành công: trong một cuộc họp bộ chính trị giữa tháng 5 năm 1991, Phạm Văn Đồng đã bày tỏ sự hối tiếc vì bị ép buộc phải ủng hộ một chính sách thiếu khôn ngoan. Đỗ Mười cũng lấy làm tiếc về kết cuộc, với lý do là điều đó sẽ làm cho Việt Nam trở thành một người bạn không đáng tin cậy trong con mắt các đối tác. Nguyễn Cơ Thạch cũng nói với lãnh đạo đảng, ông Linh, rằng ông đã phạm một sai lầm nghiêm trọng”.

____

Viet-studies

Tác giả: David W.P. Elliot

Người dịch: Trần Văn Minh

Ảnh bìa sách. Nguồn Amazon

Ảnh bìa sách. Nguồn Amazon

Trích dẫn từ sách “Thế giới thay đổi: Sự chuyển tiếp của Việt Nam từ chiến tranh lạnh sang Toàn Cầu Hóa”. NXB University Press năm 2012. Trích dẫn các trang từ 112-116.

Một phần trong Chương 4: Quan hệ đối tác thay đổi trong một thế giới thay đổi (1990-1991)

Trong suốt mùa hè năm 1990, những thay đổi được tác động bởi các sự kiện của năm trước bắt đầu chuyển đổi các động lực ngoại giao quốc tế. Hồi ký của Trần Quang Cơ về giai đoạn quyết định trong việc bình thường hóa quan hệ Việt – Trung minh họa đầy đủ cuộc chuyển hóa này. Khi bộ chính trị vẫn tiếp tục tranh luận về việc có nên thử thương lượng với Trung Quốc dựa trên ý thức hệ chung (“giải pháp đỏ”) hay tham gia vào các hoạt động ngoại giao nhiều bất ngờ hơn với Liên Hiệp Quốc, trong đó cũng bao gồm Hoa Kỳ và ASEAN. Ông Cơ hỏi ý kiến ông Phạm Văn Đồng, lúc đó là “cố vấn” cho giới lãnh đạo hàng đầu. Ông Đồng nói với ông Cơ vào đầu tháng 8 năm 1990, “Chúng ta phải dám chơi trò chơi với Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Bảo an, với Mỹ và châu Âu. Chúng ta cần phải tận dụng yếu tố Mỹ trong tình hình mới… Kế hoạch này rất hay về mặt lý thuyết, nhưng điểm mấu chốt là làm thế nào để thực hiện nó… Chúng ta không nên đưa ra những yêu cầu quá cao [như] ‘giữ vững thành quả của cách mạng (Campuchia)’. Nếu bạn bè của chúng ta có thể nhận được 50% trong một cuộc tổng tuyển cử, đó sẽ là điều lý tưởng”. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Trung Quốc, Trường Sa, Đảng CSVN, Điểm sách | Thẻ: , , , , , , , | 5 Comments »

5597. ‘Hậu quả tai hại của Hội nghị Thành Đô’

Posted by adminbasam trên 26/10/2015

BBC

Dương Danh Dy

25-10-2015

H1

Các ông Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười. Nguồn ảnh: Internet

…Hơn 20 năm sau Hội nghị Thành Đô, nay có dịp nhìn lại vấn đề, người ta sẽ thấy “ngộ” ra được một số điều mà ngay từ khi được phổ biến kết quả của Hội nghị, những người quan tâm đến tình hình đất nước lúc đó đã ít nhiều biểu thị sự không đồng tình.

Bước đầu, xin mạnh dạn công khai một số yếu kém của phía chúng ta, cũng như xin thẳng thắn đề cập tới một vài tác hại của những “quyết đoán” sai lầm khi đó đối với đất nước.

Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chủ quyền đất nước, Chiến tranh VN, Đảng CSVN | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

2497. TƯƠNG LAI TRUNG QUỐC DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TẬP CẬN BÌNH

Posted by adminbasam trên 24/03/2014

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Ba, ngày 18/03/2014

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong) dẫn nguồn trang mạng Project Syndycate cho biết, kể từ khi lên làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2012, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã khiến cho các chuyên gia quan sát bối rối và ngạc nhiên. Trong khi chiến lược chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình đã dẫn đến việc siết chặt sự kiểm soát của đảng Cộng sản Trung Quốc đối với vấn đề tư tưởng, truy quét các quan chức tham nhũng, đàn áp các nhân vật bất đồng chính kiến và ủng hộ một chính sách ngoại giao mang tính chủ nghĩa dân tộc lớn hơn, thì nhà lãnh đạo này cũng đã công bố một kế hoạch cải cách kinh tế táo bạo bất thường.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Tham nhũng | Thẻ: , , , , , | 1 Comment »

2415. TRUNG QUỐC TÁI TỔ CHỨC CHO TƯƠNG LAI

Posted by adminbasam trên 05/03/2014

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Chủ Nhật, ngày 02/03/2014

(tạp chí foreign affairs, 16/12/2013)

Tại sao Trung Quốc phải định hình lại nhà nước?

Vào đầu tháng 11, khi Bắc Kinh đang chuẩn bị cho Hội nghị Lần thứ 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc (Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc), một hội nghị cấp cao mà sẽ quyết định các chính sách quan trọng cho thập kỷ tới, Chủ tịch Tập Cận Bình dường như đã chủ tâm gia tăng những kỳ vọng về các cải cách kinh tế lớn. Ông đã đề cập đến một kế hoạch cải cách “toàn diện” và đã viện dẫn trường hợp Đặng Tiểu Bình, nhân vật đã làm thay đổi lịch sử bằng cách cải tổ nền kinh tế và chính trị của Trung Quốc tại một Hội nghị Lần thứ 3 trước đó vào năm 1978.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2415. TRUNG QUỐC TÁI TỔ CHỨC CHO TƯƠNG LAI

2414. TRUNG QUỐC ĐƯỢC CAI TRỊ NHƯ THẾ NÀO

Posted by adminbasam trên 05/03/2014

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Chủ Nhật, ngày 02/03/2014

(Foreign affairs, tháng 1 và 2/2004)

Tại sao Bắc Kinh ngày càng khó cai trị

Trung Quốc đã trải qua ba cuộc cách mạng trong thế kỷ 20. Đầu tiên là vào năm 1911 với sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh, kéo theo đó là sự sụp đổ của hệ thống cai trị phong kiến lâu đời. Sau giai đoạn xung đột kéo dài là cuộc cách mạng thứ hai vào năm 1949, khi Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản Trung Quốc giành thắng lợi trong cuộc nội chiến và lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; sự thực thi quyền lực “đầy bạo lực và thất thường” của Mao chỉ kết thúc khi ông ta qua đời vào năm 1976.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2414. TRUNG QUỐC ĐƯỢC CAI TRỊ NHƯ THẾ NÀO

2330. LỜI KÊU GỌI

Posted by adminbasam trên 14/02/2014

Bauxite Việt Nam

NHÂN KỶ NIỆM 35 NĂM ĐÁNH TAN CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NƯỚC TA 17.2.1979

Ngày này cách đây 35 năm, hơn 60 vạn quân xâm lược Trung Quốc bất ngờ tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta, tàn sát dân ta cực kỳ dã man theo cách bao đời ông cha chúng từng làm. Chúng đốt sạch, giết sạch. Các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn và một số thị trấn khác bị san phẳng. Tội ác của chúng quả là “trúc rừng không ghi hết tội, nước biển không rửa sạch mùi” như Nguyễn Trãi đã phẫn nộ lên án quân xâm lược nhà Minh phương Bắc cách đây hơn năm thế kỷ.

Đọc tiếp »

Posted in Quan hệ Việt-Trung, TQ xâm lược '79 | Thẻ: , , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2330. LỜI KÊU GỌI

2238. KẾ HOẠCH CẢI CÁCH: TUYÊN NGÔN CỦA CHỦ TỊCH TẬP CẬN BÌNH

Posted by adminbasam trên 17/01/2014

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Ba, ngày 14/01/2014

(Tạp chí The Economist)

Chủ tịch Trung Quốc công bố những kế hoạch cải cách ấn tượng nhất trong 2 thập kỷ. Chúng kết hợp sự táo bạo khác thường và một số điềm thận trọng đặc trưng.

Đọc tiếp »

Posted in Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2238. KẾ HOẠCH CẢI CÁCH: TUYÊN NGÔN CỦA CHỦ TỊCH TẬP CẬN BÌNH

2147. CHỦ TỊCH TRUNG QUỐC TẬP CẬN BÌNH: NHÀ CẢI CÁCH HAY PHI CẢI CÁCH?

Posted by adminbasam trên 08/12/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Sáu, ngày 6/12/2013

TTXVN (Hong Kong 5/12)

Theo báo Bưu điện Hoa Nam bui sáng (Hong Kong), trong năm qua, kể từ khi ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, một câu hỏi lớn được đặt ra là: Ông Tập Cận Bình có phải là một nhà cải cách hay không? Giờ đây, sau Hội nghị Trung ương 3 đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, chúng ta đã có câu trả lời. Đó là “Tập Cận Bình vừa không phải là một nhà cải cách vừa không phải là một nhà phi cải cách”.

Đọc tiếp »

Posted in Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2147. CHỦ TỊCH TRUNG QUỐC TẬP CẬN BÌNH: NHÀ CẢI CÁCH HAY PHI CẢI CÁCH?

2142. TRUNG QUỐC: BÙNG NỔ BẠO LỰC ĐANG TỚI GẦN

Posted by adminbasam trên 07/12/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Tư, ngày 04/12/2013

TTXVN (Paris 29/11)

Từ 9-12/11, 376 ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã họp Hội nghị toàn thể với mong muốn tìm ra một hướng cải cách sâu rộng “chưa từng có tiền lệ” cho lĩnh vực kinh tế – xã hội trong một thập kỷ tới. Đó là nhũng cải cách về sở hữu đất đai, hệ thống tài chính ngân hàng, quan hệ tài khóa giữa chính quyền trung ương và địa phương, tự do hóa thương mại, giảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, giảm mệnh lệnh áp đặt với nền kinh tế và cuối cùng là kế hoạch chống tham nhũng… Tuy nhiên, báo Le Monde ngày 20/11 có bài viết dưới đầu đề “Trung Quốc: bùng nổ bạo lực đang tới gần” cho rằng lấp ló đằng sau các chủ trương cải cách này là nỗi lo sợ mơ hồ về những biến loạn diện rộng trong xã hội Trung Quốc, nội dung như sau:

Đọc tiếp »

Posted in Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2142. TRUNG QUỐC: BÙNG NỔ BẠO LỰC ĐANG TỚI GẦN

2090. TRUNG QUỐC: CHIA RẼ CHÍNH TRỊ GIA TĂNG

Posted by adminbasam trên 04/11/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Sáu, ngày 01/11/2013

TTXVN (Algiers 31/10)   

Giấc mộng Trung Hoa” liệu có thành hiện thực?

Khi chỉ còn vài tuần lễ nữa là diễn ra Hội nghị trung ương 3 (khóa 18) Đảng cộng sản Trung Quốc, nhiều câu hỏi được đặt ra về động lực cho chính sách đối nội của Trung Quốc, độ gắn kết trong chính phủ, triển vọng cải cách trong bối cảnh sau Đại hội 18, thống nhất chính trị ở cấp lãnh đạo cao nhất dường như không vững chắc. Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Trung Quốc, Đảng/Nhà nước | Thẻ: , , , , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2090. TRUNG QUỐC: CHIA RẼ CHÍNH TRỊ GIA TĂNG

1818. LỜI KÊU GỌI NHÂN 24 NĂM “VỤ 4.6” CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HỘI TRUNG QUỐC

Posted by adminbasam trên 06/06/2013

Boxun

Ngày 4-6-2013

Người dịch:  XYZ

 Sự kiện “4.6” đã đi qua được 24 năm, Vụ trấn áp “4.6” năm ấy, nhà cầm quyền đã huy động xe tăng tiến hành cuộc đại thảm sát người dân hòa bình, bóp chết manh nha nền dân chủ lập hiến của Trung Quốc, đánh mất một cơ hội tiếp cận dân chủ nhất của Trung Quốc vào nửa cuối thế kỷ 20. 

Đọc tiếp »

Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Trung Quốc | Thẻ: , , , | 5 Comments »

1410. TRUNG QUỐC XUẤT HIỆN 5 TRUNG ƯƠNG: LUẬN VỀ NGŨ MÃ TRUNG ƯƠNG CÙNG MÀU SẮC CỦA NÓ

Posted by adminbasam trên 24/11/2012

Boxun

TRUNG QUỐC XUẤT HIỆN 5 TRUNG ƯƠNG: LUẬN VỀ NGŨ MÃ TRUNG ƯƠNG CÙNG MÀU SẮC CỦA NÓ

Tác giả: Tạ Tuyển  Tuấn (GS ĐH State University New York)

Người dịch :  XYZ

21-11-2012

Đại hội 18 kết thúc, Hồ Cẩm Đào rút lui hoàn toàn, liệu có thể giải quyết nổi vấn đề “Trung Quốc xuất hiện 3 Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc” được không?

Cái gọi “Trung Quốc xuất hiện 3 Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc” là lời của Tạ Tuyển Tuấn khi nhận điện thoại phỏng vấn vào 4.2012, khi ấy là để “giải mã vụ Bạc Hy Lai”: (Cuộc đối thoại giữa người [nước] Tần với hồn [nước] Sở, năm 2012)                                                

                                                      1.

Người Tần:  Nên giải mã vụ Bạc Hy Lai ra sao?

Hồn Sở:  Hiển nhiên là vụ Bạc Hy Lai đánh dấu “sự thống trị của Đảng cộng sản Trung Quốc đã đi vào thời kỳ cuối”.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Pháp luật, Trung Quốc | Thẻ: , , , , , | 11 Comments »

1403. Những bài học của Tập Cận Bình từ Singapore

Posted by adminbasam trên 22/11/2012

Project Syndicate

Những bài học của Tập Cận Bình từ Singapore

Tác giả: Michael Spence

Người dịch: Thủy Trúc

19-11-2012

NEW YORK – Trung Quốc hiện đang ở vào một thời điểm quyết định, như đã từng như thế vào năm 1978 khi những cuộc cải cách thị trường do Đặng Tiểu Bình khởi xướng mở cửa nền kinh tế của họ ra thế giới – và như đã từng như thế trong một lần khác vào đầu thập niên 1990 khi chuyến “Nam du” nổi tiếng của Đặng tái khẳng định con đường phát triển của đất nước.

Trong suốt thời gian này, những tấm gương và những bài học từ các nước khác luôn là quan trọng. Người ta cho rằng Đặng bị tác động đáng kể sau một chuyến công du trước đó tới Singapore, nơi đã hưởng sự thịnh vượng và tốc độ tăng trưởng lũy tiến hàng thập kỷ trước đó nữa. Hiểu được thành công và mặt hạn chế của các nước đang phát triển khác đã là – và vẫn là – một phần quan trọng trong cách Trung Quốc xây dựng chiến lược phát triển của họ.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Trung Quốc | Thẻ: , , | 9 Comments »

1402. TẬP CẬN BÌNH: “PHIÊN BẢN MỚI” CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH VÀ MAO TRẠCH ĐÔNG?

Posted by adminbasam trên 22/11/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Ba, ngày 20/11/2012

TẬP CẬN BÌNH: “PHIÊN BẢN MỚI” CỦA ĐẶNG TIỂU BÌNH VÀ MAO TRẠCH ĐÔNG?

TTXVN (Hồng Công 18/11)

Trong cun Đặng Tiu Bình thay đi Trung Quc vừa xuất bản, tác giả Ezra F. Vogel cho rng Tập Cận Bình sẽ trở thành phiên bn mới của Đặng Tiu Bình”. Từ nội dung trả lời phng vấn liên quan của Vogel được giới truyền thông đưa tin, theo tạp chí “Tin mật Trung Quốc” số tháng 11 phát hành Hồng Công, người ta có th thấy 5 lý do mà Vogel đưa ra đ bảo vệ cho luận đim của mình.

Thứ nhất, do Tập Cận Bình xuất thân trong gia đình quyền quý, chịu ảnh hưởng sâu sắc của bố (ông Tập Trọng Huân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nguyên Phó Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc) nên Tập Cận Bình sẽ thúc đẩy chính sách cải cách mở cửa.

Thứ hai, Tập Cận Bình là người chịu khó lắng nghe nên cũng có thể trở thành nhà lãnh đạo hiểu được nỗi niềm của người dân và có thể tạo ra bước đột phá về thể chế chính trị ở Trung Quốc. Vogel rất lạc quan đối với thể chế “Tập-Lý” (Tập Cận Bình-Lý Khắc Cường).

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Thẻ: , , | 11 Comments »

1061. HÃY DẸP LẠI SỰ CÂN NHẮC CỦA MỘT NGƯỜI MỘT NHÀ MÀ XEM XÉT LẠI VỤ 4.6 ĐỂ ÍCH NƯỚC LỢI DÂN

Posted by adminbasam trên 04/06/2012

Boxun.com

HÃY DẸP LẠI SỰ CÂN NHẮC CỦA MỘT NGƯỜI MỘT NHÀ

MÀ XEM XÉT LẠI VỤ 4.6 ĐỂ ÍCH NƯỚC LỢI DÂN

Người dịch: Quốc Thanh

31-05-2012

Trần Hy Đồng, người luôn bị coi là chỉ huy chính trong cuộc trấn áp 4.6 từ 23 năm trước, cũng đã nhảy ra để tự biện hộ cho mình. Ông ta kiên quyết phủ nhận vai trò chỉ huy, tự thanh minh rằng không làm sai lạc đường lối của Đặng Tiểu Bình, minh oan việc bị coi là tên đồ tể số 2 của vụ 4.6 xếp sau Lý Bằng. Tên đồ tể đầu sỏ hiện còn của vụ 4.6 đang ở trạng thái dở sống dở chết, song mấy năm trước ông ta vẫn còn đưa ta cái “thời khắc then chốt” để khẳng định vị trí của mình, hai kẻ được hưởng lợi và là đồ tể của vụ 4.6 này khi ấy đều là công thần của cuộc trấn áp 4.6, và cũng đã lấy đó làm tự hào. Lý Bằng kéo đổ Triệu Tử Dương xong, lòng đầy hoan hỉ, cho là mình sẽ được lên một nấc cao hơn, nhưng lại đã bị Giang Trạch Dân hớt tay trên. Còn sở dĩ Trần Hy Đồng bị Giang Trạch Dân kéo xuống thì một trong những nguyên nhân quan trọng là do đã cậy công, cho là Giang Trạch Dân chẳng hề “lập công” gì trong vụ 4.6, đã thế lại còn tranh đoạt cả quả thực thắng lợi, hắn ta coi khinh Giang Trạch Dân. Điều bất ngờ là, hai con người cặn bã của loài người này vốn tự hào về vụ trấn áp 4.6 từ 23 năm trước, đến hôm nay không hẹn mà cùng lại tự minh oan cho mình. Có thể thấy vụ 4.6 không chỉ được định luận trong dân chúng và những người chính nghĩa, mà ngay cả những tên đồ tể và cặn bã ấy cũng không muốn đả động tới vụ trấn áp.    

Đọc tiếp »

Posted in Trung Quốc | Thẻ: , | 26 Comments »

 
%d người thích bài này: