Henry Kissinger với Phó Tổng thống Richard Rockerfeller và Tổng thống Gerald Ford năm 1974. Ảnh: AFP
Người dân chài làm ăn thường là cần cù, lương thiện nhưng khi người lính đội lốt dân chài đi đánh cá thì thật là nguy hiểm, dù đánh cá ở Scarborough, Kinsaku hay Hoàng Sa.
Vào tháng 2 năm 1959 ngư thuyền Trung Quốc đưa người vào đánh cá trên Hoàng Sa. Không biết là dân chài thật hay dân chài giả, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho lệnh bắt giữ rồi trục xuất ra ngay.
Bộ Ngoại Giao Mỹ dưới sự lãnh đạo của Ngoại trưởng Foster Dulles không e ngại TQ trả đũa, cũng không ngăn chặn Tổng thống Diệm.
Tới năm 1974, ngư thuyền Trung Quốc lại quay về Hoàng sa, nhưng lần này có chiến hạm đi theo. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh ‘mời’ những tàu này ra.
Khi chiến hạm cứ tiến vào, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã khai hỏa. Trận chiến kéo dài một ngày. Lập tức Bộ Ngoại Giao Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông Kissinger liền khẩn cấp can ngăn Tổng thống Thiệu hãy ngừng lại, đừng đụng độ với Trung Quốc thêm nữa!Đọc tiếp »
Ảnh của một nhà hoạt động, thách thức nhà cầm quyền trong vụ bắt giữ cô Trần Thị Nga. Nguồn: internet
Người ta bảo rằng Mahatma Gandhi có một khả năng thuyết phục tuyệt vời khi giúp cho người dân Ấn Độ nhận ra rằng vận mệnh của kẻ cầm quyền đang nằm trong chính bàn tay của họ, chỉ cần quăng đi nỗi sợ hãi họ có thể đối diện để nói chuyện sòng phẳng với chính quyền. So với VN ngày nay, số phận dân tộc VN cũng thế. Có thực sự đáng tiếc là chúng ta không có một Gandhi không?
Điểm đáng nói hơn cả là cái cảm giác Tự Do mà Gandhi đã trao truyền cho các thế hệ thanh niên Ấn Độ. Như một Jawaharlal Nehru, nhà cách mạng trẻ, người trở thành Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ chia sẻ rằng ông đã say sưa với cái cảm giác can đảm mà Gandhi đã mang đến cho ông. Nehru bị chính quyền thuộc địa bắt bỏ tù cả thảy 10 lần trong vòng 27 năm, nhưng ông luôn cảm thấy mình là người tự do với một niềm tự hào mãnh liệt dành cho sự tự do mà ông chọn lựa.Đọc tiếp »
Sáng 19-1-2017, tôi ra vườn hoa Lý Thái Tổ tưởng niệm ngày Hoàng Sa – một phần xương thịt của Tổ quốc Việt Nam suốt 300 năm – đã bị mất về tay Trung Quốc (chính xác là Đảng Cộng sản Trung Quốc, chứ nhân dân Trung Quốc thì được gì đâu) cách đây 43 năm, đồng thời cũng là viếng 74 chiến sỹ Việt Nam đã ngã xuống vì Hoàng Sa trong trận huyết chiến trên biển với quân cướp nước Trung Cộng.
Đề phòng mọi bất trắc, tôi làm giấy xin nghỉ phép nửa ngày (trừ vào phép năm). Trên đường đi, tôi hỏi cậu thanh niên chở xe ôm có biết gì về sự kiện Hoàng Sa 19-1-1974 không thì cậu rất mơ hồ. Cậu bảo cháu chỉ nghe nói Hoàng Sa vốn là của Việt Nam nhưng hồi ấy trong tay “địch” chiếm giữ mà mình thì lúc ấy không đủ sức giải phóng nên nhờ Trung Quốc “giải phóng” giúp, ai ngờ Trung Quốc chiếm luôn!Đọc tiếp »
Ảnh trên: Thanh niên tại Nghệ An bị ngăn chặn khi trên đường đến địa điểm để tưởng nhớ các tử sĩ. Nguồn: Chụp từ video Ant Chu Manh Son. Ảnh dưới: Tưởng niệm tử sĩ VNCH tại nhà thờ DCCT Kỳ Đồng.
Ngày 19.01.2017, người dân cả nước rầm rộ tưởng niệm 74 tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa một cách long trọng và tưng bừng. Từ Hà Nội đến Sài Gòn, từ Nghệ An đến Vũng Tàu, người dân tự sắm cho mình những nén hương, hoa tươi và băng rôn khẩu hiệu để tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc đã chiến đấu trước quân lính Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974.
Nhưng người dân Hà Nội thì bị ngăn chặn, bắt bớ, tại Nghệ An lại bị an ninh cướp vòng hoa, ngăn chặn. Từ hôm trước và trong ngày diễn ra cuộc tưởng niệm nhiều nhà hoạt động trong Nam cũng như ngoài Bắc đã bị chặn cửa, bị khủng bố, bị đánh đập và ngăn cản.
Theo những diễn biến tại Hà Nội, ít nhất có hàng chục người đã bị bắt giữ đưa về các đồn công an, mặc dù buổi tưởng niệm diễn ra một cách ôn hòa và thành kính đối với các tử sĩ. Ông JB Nguyễn Hữu Vinh tường thuật trên trang Facebook cá nhân: “Chúng tôi đã bị công an đàn áp bắt bớ. Tôi bị bắt về công an Long Biên cách trái luật pháp. Bị bỏ đói và công an tổ chức dọa dẫm rồi đánh tôi tại đây khi tôi yêu cầu đúng luật pháp”. Đọc tiếp »
Ông Ngụy Văn Thà và những người lính VNCH đã bỏ mạng trong trận Hoàng Sa 1974. Nguồn: internet
Lịch sử đấu tranh không bao giờ phụ thuộc vào chế độ hoặc thể chế một nhà nước. Chỉ cần chiến đấu cho tổ quốc và gìn giữ bờ cõi lãnh thổ thì đó đều là những anh hùng dân tộc phải được ghi nhớ và tôn vinh.
Những nhà nước Phong kiến dù có hà khắc với dân chúng, gây ra oán than và lầm lạc cho xã hội. Nhưng khi tổ quốc bị xâm lăng thì tất cả người dân hay vua quan đều đồng lòng đánh giặc để gìn giữ quê hương.
Vậy thì, chế độ Việt Nam Cộng Hoà, hay chế độ Cộng sản, thì đều là người Việt Nam ta cả. Chỉ cần họ yêu nước và chiến đấu bảo vệ tổ quốc Việt Nam thì đều là những hy sinh cho đất nước này lành lặn.
Vào đúng chiều hôm nay 3 năm trước, trên bờ sông Elber đối diện mặt tiền LSQ Trung Quốc ở Hamburg, đã diễn ra Lễ tưởng niệm 40 Năm Hải chiến Hoàng Sa do Hoi Nguoi Viet Harburg tổ chức. Được anh Zuckerberg bên xứ Cờ Hoa nhắc nhở, mình xin post lại Lời phát biểu của Ban Tổ chức Lễ Tưởng niệm thay cho nén tâm nhang tri ân 74 anh hùng vị quốc vong thân thuộc binh chủng Hải quân Quân lực VNCH đã đã xuống vì biển đảo quê hương.
oOo
Kính thưa toàn thể Quý đồng hương!
Đúng 40 năm về trước, lợi dụng nước ta đang có chiến tranh, Trung Quốc đưa hải quân chiếm đóng các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh. Sau đó đưa chiến hạm và đổ quân chiếm toàn bộ nhóm đảo Lưỡi liềm của Quần đảo Hoàng Sa. Trong cuộc chiến không cân sức diễn ra từ ngày 17 đến ngày 19 tháng Giêng, 74 chiến sỹ VNCH đã ngã xuống, trúng đạn ở đầu hay ngực, thân thể cháy thành than, hay rã tan vào sóng nước. Tất cả, anh dũng chiến đấu, hiên ngang tử trận, gởi lại cho đời lời khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam. Rằng Trung Cộng chính là kẻ xâm lược!Đọc tiếp »
Là người Việt Nam, vì sao không được phép quên ngày này, 19.1.1974? (và tất nhiên, vô số ngày tháng đau buồn khác nữa chỉ tính riêng trong thế kỷ XX và XXI)
Bởi vì đó là một trong những ngày chúng ta nhìn thấy rõ ràng nhất bi kịch của Việt Nam. Bi kịch của một nước nhỏ, chỉ là một con cờ trên bàn cờ chính trị quốc tế được chơi bởi những cường quốc.
75 người con Việt đã ngã xuống không phải vì họ không đủ dũng cảm, không phải vì Tổng thống của họ hèn nhát trước quân thù mà đau hơn là do không đủ sức địch lại với lũ xâm lược. Đọc tiếp »
Ảnh chụp các bài báo Chính Luận về trận Hải chiến Hoàng Sa. Nguồn: internet
Hải chiến Hoàng Sa, mới đó mà đã 43 năm, và đây cũng là khoảng thời gian chúng ta mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc.
Ông Vũ Đức Đam từng nói, nếu đời này chúng ta không đòi được Hoàng Sa và một phần Trường Sa thì đời con cháu chúng ta sẽ đòi. Nhưng, con cháu chúng ta có cơ hội để đòi lại hay không khi mà hiện nay chúng ta vẫn cứ im lặng, vẫn nhẫn nhục nhìn Trung Quốc dùng chiến dịch “tằm ăn dâu” trên biển Đông khi họ khẳng định chủ quyền với những vùng đảo đã chiếm bất hợp pháp và biến các vùng không tranh chấp thành tranh chấp.
Theo luật quốc tế, nếu quốc gia nào chiếm đóng 1 đảo mà không quốc gia nào lên tiếng thì sau 50 năm LHQ sẽ thừa nhận đảo đó thuộc sở hữu của quốc gia chiếm đóng.
Như thường lệ, vào ngày Thứ 5 – 19/01/2017 – tới đây, anh em No-U chúng tôi sẽ tiến hành tưởng niệm 43 năm trận Hải chiến Hoàng Sa để tôn vinh những tử sĩ đã hi sinh vì dân tộc.
Trân trọng kính mời anh chị em cô bác ăn mặc trang trọng, lịch sự và phù hợp tới dự lễ tưởng niệm cùng chúng tôi tại Tượng đài Lý Thái Tổ – Hoàn Kiếm – Hà Nội vào lúc 9h00 ngày 19/01/2017.
Bà Ngô Thị Kim Thanh, ảnh chụp vào ngày giỗ lần thứ 40 của chồng (27 Tết 2014). Nguồn: FB Huy Đức
Vào lúc 3:45 sáng nay, bà Ngô Thị Kim Thanh đã qua đời tại nhà riêng ở quận Bình Tân, Sài Gòn, hưởng thọ 71 tuổi. Khi chồng, Hải quân thiếu tá Nguyễn Thành Trí – Hạm phó Hộ tống hạm Nhựt Tảo – tử trận tại Hoàng Sa ngày 19-1-1974, bà Ngô Thị Kim Thanh mới 28 tuổi, đang mang thai đứa con thứ hai. Bà đã ở vậy, nuôi hai con khôn lớn (Nguyễn Thị Thanh Thảo, sinh năm 1969, và Nguyễn Thanh Triết, tự Hoàng Sa, sinh ra 6 tháng sau khi bố mất).
Sau khi chồng mất, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa thu xếp để bà Thanh có một việc làm trong ngân hàng Việt Nam Thương tín. Năm 1978, bà bị đưa ra Nha Trang. Bà Thanh kể: “Con gửi ông bà nội vì Nha Trang lúc đó còn khổ hơn Sài Gòn, hai đứa bị thủy đậu, má chồng vất vả quá, ba má tôi cũng khuyên quay lại Sài Gòn. Năm 1980, tôi về nhưng không thể xin được việc vì hộ khẩu Sài Gòn đã bị cắt mất”.
Kể từ khi kết hôn, bà Ngô Thị Kim Thanh về làm dâu trong căn nhà 2B đường Bà Triệu, quận 5. Năm 2000, nhà chồng bán nhà chia cho 8 anh chị em, bà dùng số tiền này mua được một căn hộ chung cư 40 mét vuông. Tháng 7-2014, Nguyễn Thanh Triết cưới vợ, căn hộ đã chật càng trở nên chật hơn.
Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli), tư lệnh Hải Quân Trung Quốc trong chuyến thăm Ấn Ðộ hồi năm 2008. (Hình: Getty Images)
BẮC KINH (NV) – Tư lệnh Hải Quân Trung Quốc tới đảo Quang Hòa trong quần đảo Hoàng Sa tưởng niệm các binh sĩ tử trận khi đánh nhau với Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa để cướp quần đảo này.
Ðài truyền hình của Trung Quốc CCTV hôm 25 tháng 11 loan tin kèm theo một số hình ảnh Tư Lệnh Hải Quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã đến đảo Quang Hòa trong quần đảo Hoàng Sa tưởng niệm các binh sĩ Trung Quốc tử trận khi giao tranh với Hải Quân VNCH vào ngày 19 tháng 1, 1974 gây tổn thất cho cả đôi bên.
Ðây là lần đầu tiên một tư lệnh Hải Quân Trung Quốc đến đảo Quang Hòa tưởng niệm tại đài liệt sĩ. Trận chiến diễn ra vào tháng 1 nhưng ông ta lại đến tưởng niệm vào tháng 11 gần cuối năm cho thấy không phải chủ đích chính của nhà cầm quyền Bắc Kinh khi loan báo tin này.Đọc tiếp »
Mục đích TQ xây dựng các phi đạo ở các đảo nhân tạo ở TS (từ năm trước đến nay) chắc chắn không phải để cho… chim ỉa. Phi đạo làm xong TQ sẽ cho máy bay đến thử. Và cũng dĩ nhiên, thử xong, thấy ok, TQ sẽ cho máy bay ra đóng ở đó.
Nếu các nước (có quan hệ) không muốn TQ đặt các căn cứ không quân, hải quân… tại các đảo nhân tạo này thì các nước phải có biện pháp ngăn chặn từ đầu.
Thí dụ nôm na, khi thấy thằng mất dạy mon men châm lửa đốt nhà thì mọi người phải lấy gậy đập vào tay nó. Không ngăn nó, nó sẽ đốt nhà. Vấn đề là nhà cháy và sẽ cháy lan.Đọc tiếp »
“Để gìn giữ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, biết bao người con đất Việt đã ngã xuống, kể cả binh lính Việt Nam Cộng hòa vào năm 1974 và sau này nhiều ngư dân của Việt Nam đã ngã xuống vùng biển này” – Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.
Đã từ nhiều năm nay, cứ mỗi độ tết đến, xuân về là hàng triệu trái tim Việt Nam ở mọi miền đất nước và cả ở nước ngoài đều hướng về Hoàng Sa – Trường Sa với một tình cảm thương nhớ thiêng liêng, nỗi niềm đau đáu và cả sự căm giận.
Thương nhớ thiêng liêng, vì Hoàng Sa – Trường Sa là một phần máu thịt của Tổ quốc Việt Nam, miền đất biên cương xa xôi nơi đầu sóng ngọn gió đã phải đổi bằng biết bao mồ hôi và máu xương của con dân nước Việt qua biết bao thế hệ.Đọc tiếp »
Lễ đặt viên đá đầu tiên để khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn ở Quảng Ngãi. Theo TS Luật Cù Huy Hà Vũ, bằng việc xây Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa chính quyền Việt Nam cũng muốn chuyển thông điệp ‘hòa giải’ nào đó đến những người đã ra đi từ Việt Nam Cộng hòa. Ảnh: Web screen shot.
Ngày 17/1 vừa qua, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Nghĩa sỹ Hoàng Sa. Công trình này có thể gửi đi những tín hiệu của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ với Trung Quốc và Mỹ trong thời gian tới, theo nhận định của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ trong một cuộc phỏng vấn mới đây với VOA Việt ngữ.
Tiến sỹ Hà Vũ hiện là học giả tại Đại học Luật Northwestern, Mỹ. Ông cũng chính là người cách đây gần 6 năm, vào ngày 4/3/2010, đã gửi Quốc Hội và các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam bản “Kiến nghị xây dựng đài tưởng niệm Liệt sỹ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam” trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam ở biển Đông.
Tiến sỹ Hà Vũ cho rằng việc chính quyền Việt Nam cho khởi công Khu tưởng niệm là “do sức ép chủ nghĩa yêu nước của toàn thể người Việt Nam từ trong nước ra ngoài nước trước xâm lược Trung Quốc”, trong đó có Kiến nghị của ông.Đọc tiếp »
“Quần đảo Hoàng Sa luôn luôn thuộc về Việt Nam và đó là vấn đề không thể chối cãi được…” (Thân Trọng Huề)
“Trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, không chỉ là nỗi đau riêng cho nửa nước (VNCH), mà là nỗi đau chung của toàn nước (dân tộc) Việt Nam.” (Vĩnh Liêm)
Vào đầu tháng 12 năm 2007, tên Hoàng Sa và Trường Sa bỗng dưng lại được báo chí và mạng lưới tinh học ở hải ngoại đồng loạt chú ý và loan tải vì được tin Trung Cộng thành lập thành phố hành chánh Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam để quản lý ba quần đảo nằm ở Nam Hải, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngay sau đó, tại Việt Nam, các sinh viên, thanh niên và văn nghệ sĩ đồng loạt tổ chức các cuộc biểu tình (ngày 9 và 16-12-07) trước Tòa Ðại Sứ TC ở Hà Nội và Lãnh Sự Quán TC ở Sài gòn để phản đối hành động chiếm đất của Trung Cộng. Trong khi đó, tập đoàn lãnh đạo CSVN ở Hà Nội đều im thin thít một cách khó hiểu.
Bài viết này nhằm ghi lại một số dữ kiện lịch sử có liên quan tới quần đảo Hoàng Sa; đồng thời phơi bày mưu đồ chiếm đất của Trung Cộng, cùng dã tâm bán nước của tập đoàn lãnh đạo CSVN.Đọc tiếp »
TS Cù Huy Hà Vũ cho rằng việc xây Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, là chỉ dấu “phục thiện” của chính phủ VN. Ảnh: báo Tuổi Trẻ
Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa vừa được khởi công xây dựng trên đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, trùng dịp kỷ niệm hải chiến Hoàng Sa (19/1/1974) làm 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng và quân đội Trung Quốc chiếm hoàn toàn quần đảo này. Sang ngày 19/1, hai cuộc tuần hành tưởng niệm nghĩa sỹ Hoàng Sa đã diễn ra tại Hà Nội và TPHCM.
Hồi tháng 3/2010 khi còn ở tại Việt Nam, Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ đã gửi đến Nhà nước Việt Nam “Kiến nghị xây dựng đài tưởng niệm Liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”.Đọc tiếp »
Nhà văn Phạm Đình Trọng bên bàn thờ ông Nguyễn Thành Trí. Ảnh của tác giả cung cấp.
Sau hiệp định Paris năm 1973, cuộc chiến tranh Việt Nam hiện nguyên hình, phơi bày đầy đủ bản chất thật của cuộc nội chiến Nam – Bắc và cuộc nội chiến đó đã đến hồi quyết liệt nhất.
Ở miền Bắc, bộ máy chiến tranh lùa sinh viện trong các trường đại học, cao đẳng, vét những thanh niên mười sáu, mười bảy tuổi ở làng quê vào lính. Những sư đoàn mới nối nhau ra đời, hối hả tung vào mặt trận miền Nam. Trang bị của những người lính đi vào cuộc chiến Nam – Bắc từ chiếc mũ cối trên đầu, đôi dép cao su dưới chân đến khẩu súng AK cầm tay, chiếc bị đông nước bên sườn, cuộn bông băng sơ cứu trong ba lô đều do Tàu Cộng cung cấp để Tàu Cộng nuôi dưỡng, thúc đẩy cuộc nội chiến.Đọc tiếp »
Ngày này cách đây 42 năm đã xảy ra một trận chiến đẹp nhất trong những trận chiến từ sau 45 đến 75. Trận chiến đúng nghĩa của những anh hùng dân tộc đánh đuổi và bảo vệ biên cương, biển đảo của Tổ quốc. Ngày 19.01.1974, 74 tử sĩ đã hiên ngang, oanh liệt mà chiến đấu với quân thù Trung Quốc, và chính ngày hôm ấy các anh đã phơi mình nơi xa trận để non nước vẹn toàn.
Chúng tôi là những người trai trẻ của thế hệ sau các anh. Một lời xin lỗi tới vong linh các anh và gia đình các anh tự đáy lòng vì một nỗi; chúng tôi đã không biết gì về sự hy sinh lớn lao của các anh dành cho dân tộc và tổ quốc Việt Nam.
Chúng tôi không muốn đưa ra lý do để biện minh cho sự ‘’không biết’’ này về các anh. Nhưng phải nói, phải nói cho cụ thể. Thế hệ 8X như chúng tôi đây, học dưới mái trường XHCN. Họ nhồi nhét cho chúng tôi về những “trận chiến oanh liệt, hào hùng và vẻ vang của người cộng sản Bắc Việt chiến thắng ‘ngụy quân, ngụy quyền’”. Họ nói về VNCH như là một sản phẩm của Hoa Kỳ, rất man rợ và tàn ác đối với nhân dân và dân tộc?Đọc tiếp »
Ảnh chụp các tờ báo miền Nam đưa tin về trận đánh này. Nguồn: internet
Năm thứ 41, kể từ khi những người cộng sản toàn trị ở Việt Nam, ngày tưởng niệm Trung Quốc tấn công và cưỡng chiếm Hoàng Sa mới được công nhận chính thức bằng một tấm bia dựng lên ở đảo Lý Sơn. Nhiều năm nay, người dân miền Nam Việt Nam thường chỉ nhắc nhau trong im lặng, vì bởi chuyện Hoàng Sa mất như thế nào, ra sao… vẫn nằm trong vùng cấm kỵ của mối quan hệ anh em giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
Năm thứ 41, sự thật mới được làm rõ và mạnh dạn trên mọi kênh thông tin của nhà nước quản lý. Trước đây, nếu như có đưa tin hay có dịp nói rõ về sự xâm lược của Trung Quốc, đó cũng chỉ là sự vượt rào của giới báo chí khi được lệnh để đối phó ngoại giao, hoặc là những cú dấn đầy tính thăm dò trong một nền chính trị hiện tại, mà những người cầm quyền luôn cân nhắc xem việc nhìn nhận thể chế Cộng hòa phía Nam như thế nào cho “đúng tầm” của mình.Đọc tiếp »
Chỉ còn một ngày nữa là tròn 42 năm chúng ta mất Hoàng Sa vào tay giặc. Vậy mà tưởng chừng như mới hôm qua, bởi nỗi đau này vẫn vò xé chúng ta mỗi ngày, và nó vẫn còn nguyên tính thời sự nóng hổi về bài học giữ nước.
Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang trấn giữ đảo, đang tiếp nối thực thi chủ quyền lãnh thổ từ cha ông truyền lại một cách bình yên và vững chắc. Tuy nhiên, phải thừa nhận có sự hỗ trợ của hải quân đồng minh Hoa Kỳ, nên chủ quyền biển đảo của VN mới có sự bảo đảm an ninh tuyệt đối đó.
Sự kiện để mất chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, chính thể VNCH không có lỗi. Những người lính VNCH đã anh dũng chiến đấu và HY SINH. Họ đã làm tất cả những gì có thể trong khả năng. Họ đã tôn trọng luật quốc tế, bình tĩnh, kiềm chế yêu cầu đối phương rời xa phạm vi thuộc chủ quyền của VN.Đọc tiếp »
Tháng Giêng – cùng sống lại với Việt Nam Cộng Hòa những ngày Hoàng Sa, tưởng nhớ các Chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974.
Cám ơn anh Đinh Thanh Nguyện đã gởi tặng trang PV tập san HOÀNG SA – LÃNH THỔ VIỆT NAM CỘNG HÒA do Bộ DV&CH, VNCH xuất bản tháng 3/1974.
Tài liệu quý hiếm về Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, trích từ tập san HOÀNG SA – LÃNH THỔ VIỆT NAM CỘNG HÒA do Bộ Dân vận và Chiêu Hồi, chính phủ Việt Nam Cộng hòa xuất bản tháng 3/1974, do tác giả Đinh Thanh Nguyện đã được đưa lên mạng đúng 2 năm trước.
Trang 33 của tài liệu này, có đoạn: “Trong một bài bình luận, đài phát thanh BBC đã nhận định rằng: ‘Cộng sản Bắc Việt hiện đang ở vào một cái thế khó xử, đúng ra Cộng sản Bắc Việt phải lên tiếng ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa, nhân danh những người Việt Nam, nhưng nếu Cộng sản Bắc Việt làm như vậy sẽ khiến cho Trung Cộng phẩn nộ. Và cũng bởi sợ Trung Cộng sẽ thôi không cung cấp các nguồn tài trợ dành cho chiến tranh. Vì vậy, các lãnh tụ Cộng sản Hà Nội đành phải ngậm miệng, để nhận lãnh những mũi dùi mà những người Việt Nam dành cho họ‘.Đọc tiếp »
(VNTB) Sáng nay (17/1), tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên, khởi công xây dựng công trình Khu tượng niệm “Nghĩa sĩ Hoàng Sa” trên núi Thới Lới, đảo Lớn Lý Sơn.Đọc tiếp »
(Vũng Tàu, DL) – Hơn 20 người hoạt động và thân hữu ở Sài Gòn xuống Vũng Tàu để làm lễ tưởng niệm 75 tử sỹ hi sinh trong trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974 bị tịch thu vòng hoa, sách nhiễu bởi cảnh sát giao thông, công an, chính quyền địa phương. Đọc tiếp »
Tôi nghĩ, khi đề cập đến một trận chiến – chứ không phải viết lịch sử – người ta thường nhìn vào tinh thần chiến đấu của người lính tham gia trận chiến đó và phản ứng thức thời, thích nghi của cấp chỉ huy của trận chiến đó.
Tôi không thích chính trị; vì không thích cho nên tôi không muốn tìm hiểu về chính trị. Nhưng, hôm nay, bất ngờ, được website truclamyentu chuyển đến một bài dịch từ bài viết của ông Bill Hayton, tôi nhận thấy có vài điều tôi muốn viết để góp ý.
Tôi nghĩ, khi đề cập đến một trận chiến – chứ không phải viết lịch sử – người ta thường nhìn vào tinh thần chiến đấu của người lính tham gia trận chiến đó và phản ứng thức thời, thích nghi của cấp chỉ huy của trận chiến đó. Còn nếu chỉ nhìn cuộc chiến đó bằng kế hoạch hành quân và những “tai nạn” khi khói lửa ngập trời mà không hề đề cập đến tinh thần của binh sĩ thì đó là một cách nhìn thiếu công bằng.Đọc tiếp »
Vào ngày 19/01/1974, chính quyền Trung Cộng đã nổ súng xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và giết hại 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đang bảo vệ mảnh đất thiêng liêng đó của Tổ quốc.
Cho đến ngày hôm nay, điều đó vẫn không thay đổi. Trung Cộng vẫn tiếp tục chiếm đóng, xâm lấn biển đảo và giết hại, áp bức đồng bào ta. Chính quyền cộng sản Trung Quốc ngày càng bộc lộ rõ nó là kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm nhất tới hoà bình và sự phát triển của dân tộc Việt Nam.
Vì vậy, No-U Hà Nội sẽ tổ chức lễ thắp hương tưởng niệm 42 năm trận hải chiến Hoàng Sa và tôn vinh 74 tử sĩ đã hi sinh vì dân tộc.
Trân trọng kính mời anh chị em cô bác ăn mặc lịch sự, trang trọng tới dự lễ tưởng niệm cùng chúng tôi.
Nhân 40 năm ngày Việt Nam mất Hoàng Sa: Thử xét ảnh hưởng việc mất Hoàng Sa trong vấn đề phân định hải phận ngoài cửa vịnh Bắc Việt.
17-1-2014
Dân Sài Gòn biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lược Hoàng Sa. Nguồn ảnh: internet
Vấn đề chủ quyền Hoàng Sa chỉ mới được nhà cầm quyền CSVN thực sự quan tâm khi hai bên Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu bước vào đàm phán để phân định biên giới biển khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Việt.
Ranh giới hai nước Việt-Trung trong vịnh Bắc Việt được phân định theo Hiệp ước ký kết ngày 30 tháng 12 năm 2000. Các thuơng thuyết để phân định vùng cửa vịnh có lẽ bắt đầu từ những năm đầu thiên niên kỷ thứ ba. Yếu tố quan trọng nhất trong việc phân chia vùng cửa vịnh Bắc Việt, giữa bờ biển miền Trung Việt Nam và bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc, là hiệu lực các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Lập trường của TQ từ nhiều thập niên nay là không nhìn nhận hiện hữu một tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. TQ đã dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng Hòa quản lý từ ngày 17-1-1974.Đọc tiếp »
Hôm qua, nhân dịp xem một cái video clip về sự việc xảy ra dưới chân tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội làm tôi bận tâm. Số là một nhóm người tổ chức lễ tưởng niệm 41 năm ngày Hoàng Sa thất thủ và 74 người lính hải quân VNCH hi sinh, nhưng có một thanh niên xuất hiện phản đối việc làm đầy nhân văn đó. Anh ta giận dữ nói tại sao tưởng niệm “bọn bán nước”. Anh ta nhắc đi nhắc lại rằng anh ta ghét “bọn bán nước”. Chữ “bán nước” có vẻ như là một điểm nhấn của anh ta.Đọc tiếp »
Ngày 19/1/1974, 75 chiến sĩ của quân lực Việt Nam Cộng hòa đã anh dũng hy sinh trong cuộc hải chiến khốc liệt với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa. Chiến hạm HQ10 bị đánh chìm, 3 chiếc còn lại phải rút lui, và từ đó, Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát toàn bộ quần đảo này.
Lần đầu tiên vào năm ngoái, chính phủ Hà Nội bật đèn xanh cho truyền thông trong nước công khai nhắc nhớ tới sự kiện lịch sử này, với hàng loạt bài viết kỷ niệm 40 năm trận chiến Hoàng Sa.
Thế nhưng, cuộc chiến oai hùng vốn không được sử sách nhà nước ghi nhớ cũng không được lưu truyền cho thế hệ trẻ qua sách vở nhà trường dường như lại tiếp tục bị lãng quên trong dịp kỷ niệm năm nay. Chính quyền không tổ chức các hoạt động kỷ niệm, báo chí nhà nước không đề cập nhiều, trong khi các hoạt động tưởng niệm đơn lẻ của một số tổ chức xã hội dân sự lại bị quấy rối.Đọc tiếp »
Ngày này 41 năm trước, 74 chiến sĩ đã hi sinh trên lãnh thổ Hoàng Sa thiêng liêng của Tổ Quốc. Kể từ đó, Hoàng Sa, một quần đảo, phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc rơi vào tay giặc trong sự im lặng, lảng tránh và lấp liếm của nhà cầm quyền CSVN.
Không chỉ có vậy, đã có một thời gian dài, hễ hai dám nói lên rằng Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam thì y như rằng họ được xếp vào loại phản động chống đảng và nhà nước Việt Nam.
Nhưng, đảng có thể im, nhà nước có thể quên, còn người dân Việt Nam thì không thể nào quên được rằng: Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt Việt Nam và tội ác bọn xâm lược – bạn vàng của đảng CSVN – đời đời không thể nào rửa sạch.Đọc tiếp »
Đôi lời: Vào ngày này 41 năm trước, 74 người lính VNCH đã vĩnh viễn nằm xuống để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, mảnh đất thiêng liêng của Tổ Quốc. Hôm nay, chúng ta cần dành riêng những giây phút để tưởng niệm 74 người lính VNCH đã anh dũng hy sinh bảo vệ Hoàng Sa. Và cũng không quên nhắc nhở các thế hệ mai sau rằng, quần đảo này mặc dù hiện đang bị Trung Quốc chiếm giữ, nhưng đó là một phần lãnh thổ của Việt Nam.
Để hiểu thêm những người lính VNCH đã chiến đấu giữ gìn biển, đảo ra sao, cũng như đã phải đối đầu với kẻ thù hung bạo như thế nào, kính mời quý độc giả đọc lại bài viết của tác giả Lê Thương, mô tả lại trận Hải chiến Hoàng Sa 41 năm trước.
Trận hải chiến đẫm máu ở Hoàng Sa-Trường Sa giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung Cộng bắt nguồn từ ngày 11-1-1974 khi Trung Cộng lên tiếng tuyên bố các quần đảo nầy thuộc lãnh thổ của họ, đồng thời họ gởi nhiều tàu chiến ngụy trang tàu đánh cá đổ quân lên các đảo lân cận.
Ngày hôm sau, 12-1-1974, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hòa Vương Văn Bắc cực lực bác bỏ những luận điệu ngang ngược, vô căn cứ nầy và mạnh mẽ lên án trước dư luận thế giới về ý đồ xâm lăng của Trung Cộng. Để bảo tồn sự vẹn toàn lãnh thổ, ngày 15-1-1974, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam phái Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16 ra tăng cường tuần tiễu và bảo vệ các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam ta. Ngày xưa, vị anh hùng Lý Thường Kiệt mang gươm đi đánh Tống, ngày nay con tàu mang tên ông cũng đang lướt sóng trực chỉ Biển Đông, sẵn sàng chống giữ Hoàng Sa.Đọc tiếp »
Tháng 1 năm 1974, hải quân Trung Quốc đánh chiếm nốt các đảo thuộc phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Thấm thoắt 36 năm đã trôi qua, lớp bụi thời gian đã phần nào che phủ lên một sự kiện này, làm nảy sinh một số nhìn nhận và đánh giá sai lầm về một sự thật lịch sử, gây phức tạp thêm cho quá trình tìm kiếm giải pháp lâu dài cho những tranh chấp ở biển Đông. Do bị tuyên truyền xuyên tạc và thiếu thông tin, không ít người Trung Quốc cho rằng quần đảo Hoàng Sa đã thuộc về chủ quyền của Trung Quốc. Thậm chí, một nhóm người hiếu chiến ở quốc gia to lớn này còn cho rằng: cuộc đánh chiếm Hoàng Sa chứng minh rằng dùng vũ lực có thể giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ và có ảo tưởng rằng có thể tiếp tục sử dụng vũ lực để đánh chiếm nốt biển Đông. Chính vì vậy, việc nhìn nhận và đánh giá sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm quần đảo Hoàng Sa một cách thật khách quan vẫn là hết sức cần thiết để làm sáng tỏ sự thật lịch sử này.
Thềm Sơn Hà, sĩ quan hải quân khóa 17 trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang, vừa giới thiệu cuốn sách ông viết về trận hải chiến Hoàng Sa nhan đề “Sự thật Hải chiến Hoàng Sa 19 tháng 1 năm 1974” tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt hôm Chủ nhật 11 tháng 12 , 2014. Thời điểm giới thiệu cuốn sách đúng lúc để đánh dấu kỷ niệm 41 năm tròn của trận hải chiến.
Cuốn sách được tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, nguyên thứ trưởng bộ Giáo Dục VNCH viết lời giới thiệu, và cũng chính ông đích thân giới thiệu trong buổi ra mắt cuốn sách.
Từ lúc cuộc chiến xẩy ra đã có nhiều bài viết và nhiều cuộc phỏng vấn các nhân vật liên hệ bởi các chương trình Việt ngữ của các đài nước ngoài. Người được phỏng vấn nhiều nhất là Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, người có trách nhiệm về trận đánh. Năm 2010 Ủy Ban Hoàng Sa do cựu Thiếu Tá Hải Quân Trần Trọng Ngà (Khóa 12 SQ/HQNT) làm Trưởng Ban cùng với 7 Ủy viên khác đều là cựu sĩ quan hải quân cho xuất bản cuốn Hải Chiến Hoàng Sa.
Sau 40 năm, trận hải chiến chống lại quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa (diễn ra ngày 19-1-1974) đã được viết lại đầy đủ và sống động trên báo Tuổi Trẻ. Tuy nhiên, theo nhiều bạn đọc, bên cạnh việc làm cần thiết là ghi lại những tấm gương giữ nước quả cảm, chúng ta cần làm điều gì đó thiết thực hơn cho thân nhân những người lính đã hy sinh ở Hoàng Sa và cho những người lính từ Hoàng Sa trở về sống âm thầm suốt 40 năm qua.