BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘TS Alexander Vuving’

7122. Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?

Posted by adminbasam trên 22/02/2016

Đại Sự ký Biển Đông

Tác giả: Alexander L. Vuving

Biên dịch: Huệ Việt (Với sự hiệu đính của tác giả)

Bài viết được hoàn thành năm 2015. 

21-2-2016

Kể từ năm 2014, quần đảo Trường Sa đã trở thành một công trường xây dựng lớn độc nhất vô nhị. Hàng chục tàu của Trung Quốc đã làm việc suốt ngày đêm, cắt san hô và nạo vét cát đáy biển để biến những rạn đá chìm thành đảo nổi nhân tạo. Trong vòng chưa đầy một năm, Trung Quốc đã tạo ra hơn 10 km vuông đất mới trên bảy địa điểm khác nhau trên cả quần đảo mà tổng diện tích đất ban đầu chỉ có khoảng 4 km vuông. Bãi Chữ Thập, chìm ở thuỷ triều cao khi bị TQ chiếm đóng vào năm 1988, giờ đã là một hòn đảo rộng 2,74 km vuông đủ lớn để chứa một đường băng dài 3.100 mét và một bến cảng rộng 63 ha. Và mặc dù đảo nhân tạo ở Bãi Chữ Thập đã gấp gần 6 lần diện tích hòn đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình, nó vẫn nhỏ hơn hai hòn đảo nhân tạo khác. Vào tháng Sáu năm 2015, Trung Quốc đã tạo được 4 km vuông đất tại Xu bi và và 5,6 km vuông đất tại Vành Khăn, và những con số này vẫn đang tiếp tục tăng trưởng.[1]

Vậy kết cục của cuộc chơi xây dựng đảo này sẽ là gì? Vai trò của các hòn đảo nhân tạo này trong thời kỳ chiến tranh và ở phương diện luật biển rất đáng hoài nghi. Những hòn đảo này quá nhỏ và quá cô lập để có thể chống đỡ các cuộc tấn công lớn, chúng có thể dễ dàng trở thành gánh nặng trong thời gian chiến tranh. Chỉ là đảo nhân tạo, những thực thể địa lý này sẽ không thể được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Vậy tại sao Trung Quốc lại đầu tư những nguồn lực khổng lồ để tạo ra những hòn đảo này? Trung Quốc cần những đảo này làm gì? Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Hoàng Sa, Trung Quốc, Trường Sa | Thẻ: | 4 Comments »

4120. Bài phỏng vấn T Alexander Vuving về Biển Đông và quan hệ Mỹ – Trung Quốc (phần cuối)

Posted by adminbasam trên 16/06/2015

Thanh Niên

16-06-2015

Mời xem lại phần đầu: Trung Quốc dùng kế ‘không đánh mà thắng’ của Tôn Tử trên Biển Đông

(TNO) “Khi bạn nhìn vào lịch sử lâu dài của Việt Nam sống cạnh Trung Quốc, bất kỳ mâu thuẫn nào với láng giềng này cũng dễ dàng trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa dân tộc và bản sắc dân tộc. Vì vậy, chúng ta có thể thấy tình cảm và biểu tượng yêu nước đang được hun đúc bởi vấn đề Biển Đông”, tiến sĩ Alexander Vuving nhận định.

Bức vẽ tả lại cảnh bộ đội ta giữ cờ trên đảo Gạc Ma trong cuộc thảm sát do hải quân Trung Quốc tiến hành vào tháng 3.1988 - Ảnh chụp lại

Bức vẽ tả lại cảnh bộ đội ta giữ cờ trên đảo Gạc Ma trong cuộc thảm sát do hải quân Trung Quốc tiến hành vào tháng 3.1988 – Ảnh chụp lại

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc, Trường Sa | Thẻ: | Leave a Comment »

4103. Trung Quốc dùng kế ‘không đánh mà thắng’ của Tôn Tử trên Biển Đông

Posted by adminbasam trên 15/06/2015

Thanh Niên

15-06-2015

Tiến sĩ Alexander Vuving, chuyên gia nổi tiếng chuyên nghiên cứu các lãnh vực về an ninh châu Á, Đông Nam Á, Trung Quốc, Việt Nam và Biển Đông, ông hiện là Phó Giáo sư tại trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Honolulu, Mỹ.

Tiến sĩ Alexander Vuving, chuyên gia nổi tiếng chuyên nghiên cứu các lãnh vực về an ninh châu Á, Đông Nam Á, Trung Quốc, Việt Nam và Biển Đông, ông hiện là Phó Giáo sư tại trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Honolulu, Mỹ.

(TNO) “Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược dựa trên những nguyên tắc rất khác biệt so với suy nghĩ truyền thống của phương Tây. Triết lý cơ bản đằng sau chiến lược này có thể được tìm thấy trong Binh pháp Tôn Tử . Đó là ý tưởng “không đánh mà thắng”, tiến sĩ Alexander Vuving phân tích.

Thanh Niên Online xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài phỏng vấn tiến sĩ Alexander Vuving được Patrick Renz và Frauke Heidemann của chuyên trang IR.asia thực hiện. Cuộc phỏng vấn xoay quanh vấn đề Biển Đông, từ các hoạt động lấn biển xây đảo mà Trung Quốc đang tiến hành đến các vụ kiện được đưa ra, các cội nguồn lịch sử của các tranh chấp lãnh thổ này, và quan hệ Mỹ – Trung Quốc.  

Bài trả lời phỏng vấn đã được TS. Alexander Vuving hiệu đính để dành cho độc giả Việt Nam.

– Các hoạt động cải tạo các bãi đá mà Trung Quốc đang tiến hành không phải là một hiện tượng mới khi các nước láng giềng khác cũng đã xây dựng các công trình kiến trúc khác tại đây. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng mặc dù các hoạt động cải tạo của Trung Quốc đang diễn ra trên một quy mô khác, chúng vẫn không cộng thêm giá trị chiến lược nào vào một kịch bản xung đột vốn dĩ bao gồm cả Mỹ. Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Trung Quốc, Trường Sa | Thẻ: | 4 Comments »