BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Posts Tagged ‘Nga’

2490. ĐỐI ĐẦU TẠI UKRAINE : «CÔNG TÂM, CÔNG LƯƠNG VÀ CÔNG THÀNH» VÀ BÀI HỌC NÀO CHO CHÚNG TA ?

Posted by adminbasam trên 05/04/2014

Chu Chi Nam

Sau khi Poutine sát nhập Crimée vào Nga, tình hình Ukraine vẫn còn nóng bỏng, nhiều cuộc vận động chính trị, ngoại giao, nhiều lời tuyên bố, tất nhiên nhiều bài bình luận, và nhiều dự đoán tiên liệu là Poutine có ngừng tại đây hay tiếp tục thừa cơ lấn chiềm cả vùng lãnh thổ phía đông Ukraine.

Từ khi bà cựu Ngọai trưởng Hoa Kỳ, Hilary Clinton, trong một buổi họp mặt gây quỹ tại Californie đã so sánh hành động của ông Poutine với hành động của Hitler. Từ đó, khiến người ta liên tưởng đến Đệ Nhị Thế Chiến (1939 – 1945), tới Chiến tranh Lạnh ( 1945 – 1990), tới lời tuyên bố cũng của một người cựu Ngoại trưởng Hoa kỳ, ông Henry Kissinger trong thời gian Chiến tranh Lạnh: “Hoa kỳ không có bạn mà chỉ có đồng minh” tới cuộc tranh hùng tư bản – cộng sản và xa hơn nữa, tới câu của một nhà tư tưởng quân sự :

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị | Thẻ: , | Leave a Comment »

2435. BỐN KỊCH BẢN CHO TƯƠNG LAI CỦA UKRAINE

Posted by adminbasam trên 09/03/2014

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Năm, ngày 06/03/2014

Một tổng thống được bầu lên bằng con đường dân chủ năm 2010 rồi bị đánh bật khỏi thủ đô bởi người biểu tình tại quảng trường Maidan, trong đó có một số nhóm dân tộc cực đoan có vũ trang và mang phù hiệu phátxít không muốn chấp nhận châu Âu và cả những người thuộc tầng lớp trung lun (giáo viên, sinh viên, lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ) muốn xích lại gần Liên minh châu Âu (EU). Một số thủ lĩnh chính trị ở miền Đông đòi chia cắt đất nước, một bán đảo Krym có hạm đội biển Đen của Nga đóng căn cứ và gần như nồi dậy chống chính quyền trung ương ở Kiev.

Đọc tiếp »

Posted in Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ quốc tế, Quân sự | Thẻ: , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2435. BỐN KỊCH BẢN CHO TƯƠNG LAI CỦA UKRAINE

2403. AI SẼ HỖ TRỢ KINH TẾ CHO UKRAINE?

Posted by adminbasam trên 02/03/2014

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Năm, ngày 27/02/2014

(Đài BBC 24/2)

Các sự kiện đã diễn ra một cách nhanh chóng tại Ukraine trong mấy ngày vừa qua, nhưng sự bất định về tương lai chính trị và kinh tế của nước này thì vẫn còn đó.

Đọc tiếp »

Posted in Kinh tế thế giới, Quan hệ quốc tế | Thẻ: , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2403. AI SẼ HỖ TRỢ KINH TẾ CHO UKRAINE?

2134. TRUNG QUỐC MỞ RỘNG “GỌNG KÌM” TẠI KHU VỰC TRUNG Á

Posted by adminbasam trên 30/11/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Hai, ngày 25/11/2013

TTXVN (Hong Kong 22/11)

Theo Thời báo châu Á trực tuyến, chuyến công du đầy tham vọng gần đây nhất (trong tháng 9) của Chủ tịch Tập Cận Bình tới các nước cộng hòa Trung Á đã gây bất ngờ cho giới chính trị trong khu vực. Từ những quan điểm của các quốc gia khu vực Trung Á cho thấy dường như rõ ràng rằng Bắc Kinh đang diễu qua mặt Moskva ở Trung Á cũng có các mối quan hệ bằng cách cung cấp nhiều tiền hơn nữa và ít can thiệp hơn so với các kế hoạch hội nhập thường rắc rối của Điện Kremlin. Tuy nhiên, các mối quan hệ thân mật giữa Bắc Kinh và các quốc gia khu vực Trung Á lại trái ngược hoàn toàn với thái độ của nhân dân các nước này đối với Trung Quốc.

Đọc tiếp »

Posted in Quan hệ quốc tế, Trung Quốc | Thẻ: , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2134. TRUNG QUỐC MỞ RỘNG “GỌNG KÌM” TẠI KHU VỰC TRUNG Á

2053. KẾ HOẠCH NGA-MỸ LÀM THAY ĐỔI “CUỘC CHƠI” TẠI SYRIA

Posted by adminbasam trên 02/10/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Bảy, ngày 28/09/2013

TTXVN (Pretoria 27/9)

Đ xut ngoại giao của Nga để chuyn giao các kho vũ khí hóa học của Syria nằm dưới sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế và sau đó tiêu hủy đã tạm thời đẩy lùi kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria của Mỹ. Động thái này cũng đẩy diễn biến tình hình của Syria đến một giai đoạn mới. Tạp chí “Tin Trung Đông” có bài phân tích về vấn đề này như sau:  

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Quan hệ quốc tế, Quân sự | Thẻ: , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2053. KẾ HOẠCH NGA-MỸ LÀM THAY ĐỔI “CUỘC CHƠI” TẠI SYRIA

2023. TRUNG QUỐC LỢI DỤNG CĂNG THẲNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH HẠT NHÂN IRAN ĐỂ HƯỞNG LỢI

Posted by adminbasam trên 09/09/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Ba, ngày 3/9/2013

TTXVN (New York 30/8)

Phản ánh ý đồ và hoạt động của Trung Quốc trong việc lợi dụng Nga, Mỹ và phương Tây liên quan vấn đề hạt nhân Iran để hưởng lợi, “Tạp chí Chính trị Thế giới” của Mỹ ngày 15/8 cho rằng so với chính sách của Nga đối với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, chính sách của Trung Quốc có những điểm tương đồng và khác biệt trong cách tiếp cận. Bắc Kinh chia sẻ nhiều mối quan ngại của Moskva liên quan đến chương trình hạt nhân Iran và phản ứng của phương Tây. Thông thường các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc thường tỏ ra rụt rè và khôn ngoan hơn các đối tác Nga trong việc thách thức phương Tây, ngay cả khi họ ở những thời điểm tỏ ra táo bạo hơn trong việc tìm kiếm các lợi thế từ cuộc khủng hoảng.  

Đọc tiếp »

Posted in Quan hệ quốc tế, Quân sự, Trung Quốc | Thẻ: , , , , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2023. TRUNG QUỐC LỢI DỤNG CĂNG THẲNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH HẠT NHÂN IRAN ĐỂ HƯỞNG LỢI

2012. TỪ NGÕ CỤT SYRIA TỚI CHIẾN TRANH KHU VỰC

Posted by adminbasam trên 04/09/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Sáu, ngày 30/8/2013

(Báo Le Monde diplomatique – tháng 7/2013)

Trong khi công việc chuẩn bị cho hội nghị hòa bình Geneve 2 về Syria vẫn đang tiếp tục thì tình hình quân sự lại được đánh dấu bằng chiến thắng của quân chính phủ được sự hỗ trợ của Hezbollah ở Qusair, và bằng quyết định của Hoa Kỳ vũ trang cho lực lượng nổi dậy. Không có gì cho phép người ta dự đoán các cuộc đụng độ sẽ chẩm dứt trong thời gian tới. Ngược lại: cuộc xung đột chuyển sang chiều hướng mang tính tôn giáo hơn và mở rộng ra toàn khu vực.

Đọc tiếp »

Posted in Quan hệ quốc tế | Thẻ: , , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2012. TỪ NGÕ CỤT SYRIA TỚI CHIẾN TRANH KHU VỰC

2007. LIỆU CHÍNH SÁCH TRỞ LẠI CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA NGA SẼ TRỞ THÀNH HIỆN THỰC?

Posted by adminbasam trên 31/08/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Hai, ngày 26/8/2013

TTXVN (Niu Yoóc 22/8)

Theo “Tạp chí Các vấn đề Đi ngoại” của Mỹ ngày 4/8, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg tháng 6/2013, Tổng thống Putin cho biết Nga sẽ thực hiện chính sách trở lại phía Đông. Hiện nay, Chính phủ Nga đang chú trọng thúc đẩy các kế hoạch quân sự cũng như kinh tế tham vọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương lớn hơn khu vực châu Âu truyền thống.

Đọc tiếp »

Posted in Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Nga - Trung, Quan hệ quốc tế | Thẻ: , , , , , , , , , | Chức năng bình luận bị tắt ở 2007. LIỆU CHÍNH SÁCH TRỞ LẠI CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA NGA SẼ TRỞ THÀNH HIỆN THỰC?

1866. VỀ KHẢ NĂNG PHƯƠNG TÂY CAN THIỆP VÀO QUÂN SỰ XYRI

Posted by adminbasam trên 27/06/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Ba, ngày 25/6/2013

TTXVN (Cairô 23/6)

Bài viết của tác giả Bill Van Auken đăng trên mạng tin “Toàn cầu hóa ” ngày 17/6 nội dung như sau:

Việc Mỹ chuẩn bị vũ trang trực tiếp cho quân nổi dậy Xyri rõ ràng làm cho cuộc khủng hoảng tại nước này thêm nghiêm trọng. Các quan chức Mỹ và phương Tây khác cho biết Lầu Năm Góc đã cung cấp cho Chính phủ Mỹ các kế hoạch áp đặt một vùng cấm bay bên trong lãnh thổ Xyri với diện tích ít nhất 25 dặm từ biên giới nước này giáp với Gioócđani để chuẩn bị cho các lực lượng đánh thuê xâm lược Xyri. Những biện pháp này sẽ được thực hiện với sự hợp tác của Anh và Pháp, hai cường quốc thực dân cũ của Xyri, là một phần trong cuộc chiến tranh xâm lược nhằm đảm bảo lợi ích của Oasinhtơn và các đồng minh NATO.

Đọc tiếp »

Posted in Quan hệ quốc tế | Thẻ: , , , , , , | Leave a Comment »

1854. EU VÀ NGUY CƠ XẢY RA CHIẾN TRANH Ở XYRI

Posted by adminbasam trên 21/06/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Hai, ngày 17/6/2013

TTXVN (Niu Yoóc 12/6)

Tạp chí “Al-Alam As-Siasiya” (Chính trị thế gii) vừa có bài viết nói về việc Liên minh châu Âu đang ráo riết chuẩn bị cho một cuộc can thiệp trực tiếp vào Xyri, nội dung như sau:

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Quan hệ quốc tế | Thẻ: , , , , , , , , | 3 Comments »

1853. XUNG QUANH VIỆC NGA BÁN TÊN LỬA S-300 CHO CHÍNH PHỦ XYRI

Posted by adminbasam trên 21/06/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Hai, ngày 17/6/2013

TTXVN (Niu Yoóc 14/6)

Ngày 31/5, tổ chức “The Heritage Foundation” của Mỹ công bố bài viết của tác giả Ariel Cohen, nhà nghiên cứu cao cấp các vấn đề về Nga, khu vực Á-Âu và chính sách năng lượng quốc tế thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại Douglas và Sarah Allison của tổ chức này, trong đó cho biết Chính phủ Nga đã bán tên lửa S-300 cho Xyri nhằm thay đổi cán cân sức mạnh ở phía Đông Địa Trung Hải theo hướng có lợi cho chế độ của Tổng thống Xyri Bashar al-Assad và có thể gây khó khăn rất lớn cho bất cứ chiến dịch quân sự nào nhằm chống lại các lực lượng của Tổng thống Assad trong tương lai.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Quan hệ quốc tế | Thẻ: , , , , | 1 Comment »

VLADIMIR PUTIN: TỔNG THỐNG MẶC ĐỊNH?

Posted by adminbasam trên 12/05/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Sáu, ngày 10/5/2013

TTXVN (Pari 7/5)

Lấy kết quả của một số thăm dò dư luận Nga, mạng tin điện tử Slate.fr cho rằng thực tế đã không có đa số phiếu áp đảo ủng hộ, cũng không có sự phủ nhận của công luận Nga đối với Vladimir Putin; Tổng thống Nga chỉ mạnh do phe đối lập yếu kém, nhất là khi phe này gần như không hiện hữu trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đọc tiếp »

Posted in Uncategorized | Thẻ: | 7 Comments »

512. BỐN NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH QUAN HỆ CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ CỦA TRUNG QUỐC

Posted by adminbasam trên 28/11/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

BỐN NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH QUAN HỆ

CHIẾN LƯỢC  QUỐC TẾ CỦA TRUNG QUỐC

 Tài liệu tham khảo đặc biệt

Số 322-TTX

Thứ bảy, ngày 26/11/2011

TTXVN (Bắc kinh 20/11)

Bài của nhóm tác giả Trương Khiếu Thiên và Vương Giai Hâm thuộc Ban Giáo dục Nghiên cứu chiến lược, Đại học Quốc phòng, đăng trên báo “Quốc phòng Trung Quốc” số ra gần đây về bốn nhân tố quyết định quan hệ chiến lược quốc tế của Trung Quốc tương trong thời gian tới,cho rằng trong thời kỳ ngắn hạn, bốn nhân tố này đã quyết định quan hệ chiến lược quốc tế cơ bản của Trung Quốc, đồng thời việc xác lập quan hệ chiến lược quốc tế trên cơ sơ bốn nhân tố đó sẽ không có thay đổi lớn. Tuy nhiên có thể sau năm 2025, sự thay đổi về nội dung và phương thức trao đổi kinh tế của Trung Quốc với các nước sẽ dẫn tới biến động trong quan hệ giữa các đối tượng giao lưu, khiến quan hệ giữa các nước có chút thay đổi. Đồng thời sau đó có thể có sự phân hóa trong quan hệ tùy theo thực lực tổng hợp của Trung Quốc và các nước lúc đó có đồng đều hay không. Nội dung cụ thể bài viết sau:

Đọc tiếp »

Posted in Trung Quốc | Thẻ: , , , , | 1 Comment »

113. Hiệp hai: quân ta đấu với quân mình

Posted by adminbasam trên 18/06/2011

The Financial Times

Hiệp hai: quân ta đấu với quân mình

Philip Stephens

Ngày 16 tháng 6 năm 2011

Thỉnh thoảng một kinh nghiệm khôn ngoan được thừa nhận rộng rãi nào đó lại bị làm đảo lộn bởi một dòng tít báo mà ta thoáng nhìn thấy. Chuyện này đã xảy ra hôm nọ khi tờ Financial Times [Thời báo Tài chính] đưa tin “Việt Nam đang tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ trong vấn đề tranh chấp với Trung Quốc”. Từ một sự kiện cụ thể như vậy bài báo bằng quan điểm ước lệ hóa đã ví von trật tự thế giới mới như là một sự tranh giành giữa phương tây đã xác lập địa vị của mình xong xuôi rồi với phần còn lại đang trỗi dậy của thế giới. Điều thú vị ở chỗ đây lại là một câu chuyện về quân ta đấu với quân mình.

Vụ cãi nhau om xòm giữa Hà Nội và Bắc Kinh là vụ mới nhất xảy ra trong một loạt những tranh chấp về quyền kiểm soát Biển Hoa Nam [Biển Đông] giàu tài nguyên. Trung Quốc đã dùng những ngôn từ lỗ mãng để khẳng định chủ quyền của họ đối với toàn bộ vùng biển này. Nhưng cái đường đứt đoạn quy định ranh giới cho tham vọng nói trên ở trên các tấm bản đồ của Trung Quốc lại đang bị hầu hết các nước khác phản đối kịch liệt. Philippine, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có những tuyên bố khẳng định chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền biển của riêng mỗi nước. Nhật Bản có tranh cãi riêng với Trung Quốc về một cụm đảo nằm ở Biển Hoa Đông [East China Sea].  

Như vậy là những xung đột nói trên đều không phải là điều gì mới mẻ. Sự hận thù giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng chẳng phải là mới. Người Mỹ mới bỏ đi chưa được 5 năm thì hai nước trên đã nện nhau chí chết ở biên giới vào cuối những năm 1970. Điều mới mẻ nằm ở những căng thẳng đột ngột gia tăng rõ rệt sau khi Trung Quốc thông qua một chính sách láng giềng quyết đoán rõ rành rành. 

Nằm ở vị trí chiến lược của Biển Hoa Nam, Vịnh Cam Ranh từng là một căn cứ không quân và hải quân then chốt của Mỹ trong cuộc chiến tranh giữa miền Nam và miền Bắc Việt Nam. Giờ đây Hà Nội nói rằng tàu nước ngoài (tức là tàu của Mỹ) có thể lại được phép sử dụng căn cứ hải quân này. Tín hiệu đánh về phía Bắc Kinh thế là đủ rõ. Nếu chèn ép quá đáng thì Việt Nam sẽ cung ứng sự hỗ trợ vật chất cho hải quân Mỹ để hải quân Mỹ đảm bảo tự do hàng hải.

Các nước khác cũng đang sửa sang lại phên giậu của nhà mình và hâm nóng mối quan hệ với Washington khi Trung Quốc bắt đầu vung gậy gộc. Những tranh chấp này có ý nghĩa rất lớn chứ không chỉ đơn thuần là việc Bắc Kinh muốn khôi phục lại hệ thống chư hầu cho phép vua chúa xưa kia của Trung Quốc có quyền bá chủ đối với những láng giềng nhỏ hơn.

Những tranh chấp này báo hiệu một hình thù phức tạp hơn của toàn thế giới chứ không chỉ đơn thuần là sự bất đồng được cho là giữa các cường quốc xưa nay và cường quốc mới nổi. Nếu chỉ vì thuận tiện mà vẽ một bức tranh địa chính trị ở đó lợi ích của các quốc gia đang nổi đụng độ với các lợi ích tương ứng của các nước thuộc khối phương tây, thế thì trật tự mới rất có thể sẽ nằm trong những đường viền không đều chồng chéo lên nhau. Một số nước thuộc phần còn lại của thế giới sẽ thích làm bạn với phương tây.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc nom có vẻ như được coi bất di bất dịch là quan trọng nhất trong thế kỷ này, song điều khó lường nhất sẽ là những mối quan hệ đối đầu nhau giữa các nước không thuộc phương tây. Các cường quốc mới nổi hiển nhiên có chung những khao khát và khuynh hướng tự nhiên, nhất là họ đều phản đối sự thống trị của phương tây đối với những “bãi đất công” [commons: ý nói những khu vực của chung toàn thế giới, thí dụ như các tuyến đường hải hải quốc tế]. Nhưng thông thường sự kình  địch giữa chính những quốc gia này lại còn sâu sắc hơn sự kình địch giữa họ với phương tây.

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải [SCO] được thành lập cách đây mười năm đang khẳng định Trung Quốc, Nga và các nước Trung Á như Kazakhstan và Tajikistan có những mối quan tâm gặp gỡ nhau. SCO coi Ấn Độ, Pakistan và Iran nằm trong số các nước được hưởng địa vị quan sát viên. Một số người có lẽ đang coi tổ chức này như là một sự đối trọng tự nhiên đối với NATO. Nhưng cứ thử liệt kê các nước tham gia SCO thì sẽ thấy được sự mong manh của tổ chức này.

Nước Nga của Vladimir Putin đã khẳng định đứng về phía những nước không thuộc khối phương tây. Điều khôi hài ở chỗ là một quốc gia đến lúc này vẫn thích làm ra vẻ mình là một siêu cường ngang với Mỹ nhưng lại có vẻ hài lòng khi được chọn là một nước thuộc khối BRIC [các “cường quốc” mới nổi, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nga].

Sự chọn lựa lập trường nói trên đã xảy ra ngẫu nhiên trong lịch sử hậu chiến tranh lạnh. Cách nhìn nhận thế giới của ông Putin chịu ảnh hưởng bởi sự nhục nhã của đất nước này sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Ông Putin là người Nga thuộc thế hệ không thể rũ sạch quan niệm rằng đối thủ tự nhiên của nước Nga là liên minh NATO do Mỹ dẫn đầu.

Chỉ cần một sự đánh giá khách quan chiến lược thì người ta sẽ khẳng định điều ngược lại. Những mối nguy lớn nhất đối với nước Nga hiện nay là nằm ở trong chính đất nước họ –  nền kinh tế lỗi thời và dân số sụt giảm nhanh chóng. Những thách thức đến từ bên ngoài đều nằm ở phía nam và phía đông nước Nga: từ chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo cho đến những sức ép nhằm vào một vùng Siberia dân số cứ mỗi ngày lại giảm đi và một Trung Quốc đang  ti toe.

Trung Quốc khinh thường Nga là một quốc gia đang suy tàn không đủ khả năng sản xuất bất cứ cái gì có ích ngoài dầu khí và không chóng thì chầy sẽ vùi giập đời mình trong rượu chè. Ngay cả kỹ thuật quân sự [của Nga] giờ đây cũng không đáp ứng những tham vọng của Bắc Kinh. Người Nga ắt phải biết điều này. Một viễn kiến chiến lược gạt bỏ mọi sự cảm tính sẽ cho ta thấy Moscow đang đánh đổi vai trò làm thằng khờ bị Bắc Kinh lợi dụng để hòa nhập vào nền kinh tế của phương tây.

Có thể thấy một điều rành rành là hiện nay Ấn Độ và Trung Quốc đang ganh đua nhau. Kể từ lần hai nước có chiến tranh đến nay thì nửa thế kỷ đã trôi qua. Ấn Độ nói rằng tình hình ở biên giới của nước họ với Trung Quốc hiện đang yên ắng hơn bao giờ hết. Song những dòng chảy thương mại và đầu tư đang lan rộng với tốc độ nhanh chóng đã khiến cho Ấn Độ chưa thể loại bỏ hoàn toàn những mối ngờ vực.

Trung Quốc đang là đối thủ lớn nhất của Ấn Độ trong cuộc vận động cho chiếc ghế ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Chiến lược quân sự của Ấn Độ vẫn bị tác động bởi khả năng xảy ra chiến tranh với nước láng giềng hùng mạnh của họ – Ấn Độ vẫn còn nuôi những mối ngờ vực bởi vì Bắc Kinh có mối quan hệ quân sự mật thiết với Pakistan.

Chính phủ Pakistan trong tháng này đã đề xuất Trung Quốc có thể được tạo cơ hội để sử dụng một căn cứ hải quân nằm ở phía tây nam cảng Gwadar. Chẳng điều gì nằm trong sự tính toán có thể khiến cho Ấn Độ bấn loạn cực điểm trước những tham vọng hải quân của Trung Quốc ở Đại Tây Dương cho bằng điều này; cũng chẳng điều gì đẩy Ấn Độ lại gần hơn về phía Washington cho bằng điều này.

Những điều sau đây dường như là những vấn đề đặc thù của châu Á: di sản của các cuộc chiến tranh trong quá khứ và những biên giới vẫn đang tranh chấp. Song, sự nổi lên của các cường quốc mới mặt khác sẽ tạo ra sự căng thẳng ở những nơi khác nữa. Thổ Nhĩ Kỳ được phương tây xem như là đang công khai ủng họ chế độ hiện nay ở Iran. Thế nhưng hai nước này cũng là đối thủ của nhau để tranh giành vị thế bá chủ trong vùng.

Những mối quan tâm chung đã kéo các nền kinh tế mới nổi lại gần với nhau hơn. Họ đang bớt phụ thuộc hơn vào phương tây so với trước. Sự mở rộng quan hệ nam-nam sẽ thúc đẩy thời kỳ tăng trưởng tiếp theo của thế giới. Nhưng còn lâu mới là điều hiển nhiên nếu cho rằng các nước ở vùng Mỹ La Tinh và châu Phi sẽ mãi mãi bằng lòng với vai trò là nước cung cấp nguyên liệu cho mấy nước lớn ở châu Á. Brazil đã tự coi mình là một trong những nước chỉ trích một cách nghiêm khắc nhất cái chính sách hối đoái của Trung Quốc.

Từ tất cả những điều nói trên sẽ thấy hiện ra một bức tranh toàn cầu trong đó sẽ có sự cạnh tranh lẫn thù địch rồi những liên minh trong vùng và sự hình thành những đường biên giới chằng chịt mà chẳng dựa trên cơ sở thực tế nào cả ngăn phương tây và phần còn lại của thế giới. Châu Âu rất có thể sẽ lựa chọn cách đứng ngoài vùng ảnh hưởng. Vai trò thích hợp của nước Mỹ sẽ là vai trò của sự cân bằng sức mạnh không thể không có.

Người dịch: Hiền Ba

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Lưu ý: Các bài dịch đều có đường liên kết/link tới bài báo gốc, ngay tại tên trang báo, phía trên tựa bài, mời bà con bấm vào để truy cập. Riêng những bài phải đăng ký, như bài này, sẽ có nội dung bài gốc bên dưới.

 ———-

Round two: the rest versus the rest

By Philip Stephens

Published: June 16 2011 20:20 | Last updated: June 16 2011 20:20

Once in a while received wisdom is upturned by a fleeting headline. It happened the other day when the FT reported that “Vietnam seeks US support in China dispute”. The stylised view of the new global order frames it as a contest between the established west and the rising rest. The more interesting story is the one about the rest versus the rest.

The spat between Hanoi and Beijing is the latest in a series of disputes over control of the resource-rich South China Sea. In crude terms, China claims all of it. But the dotted line that marks out this ambition on Chinese maps is hotly contested by just about everyone else. The Philippines, Malaysia, Brunei and Taiwan have their own territorial and maritime claims. Japan has a separate argument with China about a cluster of islands in the East China Sea.

These clashes, then, are not new. Nor is the animosity between Vietnam and China. The Americans had not been gone five years before the two countries fought a vicious border war during the late 1970s. What’s new is the marked heightening of tension as China has adopted a strikingly assertive neighbourhood policy.

Strategically sited on the South China Sea, Cam Ranh Bay served as a pivotal US air and naval base during the war between South and North Vietnam. Now Hanoi says foreign (that means American) ships could again be given access to the naval facility. The signal to Beijing is clear enough. Push too hard and Vietnam will provide physical support to the US fleet in guaranteeing freedom of navigation.

Others have also been mending fences and warming their relationships with Washington as China waves its stick. There is more to such disputes than Beijing’s desire to restore the tributary system that afforded imperial China suzerainty over its smaller neighbours.

They are a harbinger of a global geometry more complex than the assumed standoff between status quo and emerging powers. Convenient as it is to paint a geopolitical landscape in which the interests of rising nations are in symmetrical collision with those of the west, the new order is more likely to have irregular and overlapping contours. Some among the rest will prefer the company of the west.

The relationship between the US and China looks set to be the most important of the present century, but the most volatile will be those that see the rest square up to the rest. The new powers, of course, have aspirations and instincts in common, not least in challenging western domination of the global commons. As often as not, however, the rivalries between these states are deeper than those with the west.

The decade-old Shanghai Co-operation Organisation speaks to an apparent confluence of interests between China, Russia and central Asian states such as Kazakhstan and Tajikistan. The SCO counts India, Pakistan and Iran among states with observer status. Some might consider the organisation a natural counterpoint to Nato. Yet to list the participants in the SCO is also to see the fragility of the enterprise.

Vladimir Putin’s Russia has put itself firmly on the side of the rest. Curiously for a state that still likes to pretend it is a superpower equal to the US, it seems happy to be designated one of the Bric nations.

This positioning is an accident of post-cold war history. Mr Putin’s worldview was shaped by national humiliation after the collapse of the Soviet Union. He is of a generation of Russians that cannot shake off the notion that Russia’s natural adversary is the US-led Nato alliance.

An objective strategic assessment would say the opposite. The biggest threats to Russia are internal – economic obsolescence and rapid population decline. The external challenges come from the south and east: from Islamist extremism and the pressures on a depopulated Siberia from a burgeoning China.

China scorns Russia as a declining nation, unable to produce anything useful except oil and gas, and slowly but surely drinking itself to death. Even its military technology now falls short of Beijing’s ambitions. Russians must know this. A strategic outlook unburdened by emotion would see Moscow exchange the part of useful idiot in Beijing for economic integration with the west.

The more obvious competition is between India and China. Half a century has passed since the two countries went to war. Indian officials say the country’s border with China is now one of its quietest. Yet the rapid expansion of trade and investment flows has not removed the suspicions.

China is the strongest opponent of India’s pitch for permanent membership of the UN Security Council. Indian military strategy is still shaped by the possibility of war with its powerful neighbour – its suspicions nourished by Beijing’s close military ties with Pakistan.

This month the Pakistan government suggested China could be offered a naval base at the south-western port of Gwadar. Nothing could be more calculated to heighten Indian neuroses about Beijing’s naval ambitions in the Indian Ocean; nor to nudge Delhi a little further in the direction of Washington.

These may seem peculiarly Asian problems, the legacies of past wars and still-disputed borders. But the rise of new powers will also create stresses elsewhere. Turkey is seen by the west as overly sympathetic to the present regime in Iran. Yet the two countries are also natural rivals for regional primacy.

Shared interests have pulled rising economies closer together. They are less dependent on the west. The expansion of south-south ties will fuel the next round of global growth. But it is far from self-evident that Latin American and African states will be forever content with the role of raw material producers for the Asian giants. Brazil already counts itself as one of the sternest critics of China’s exchange rate policy.

What emerges from all this is a global landscape in which competition and rivalries and regional alliances and hedging criss-cross the notional boundaries between the west and the rest. Europe may well choose to sit on the margins of influence. The likely role of the US will be that of the indispensable balancing power.

Posted in Chính trị, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , , | 5 Comments »

103. Những láng giềng đầy lo lắng của Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 14/06/2011

New York Times

Những láng giềng đầy lo lắng của Trung Quốc

Philip Bowring

June 7, 2011

HONG KONG — Cuộc họp diễn ra gần với dịp tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn 4-6. Các bộ trưởng quốc phòng, cùng những nhân vật có máu mặt nhất từ Mỹ, Trung Hoa và một loạt siêu cường khu vực nhỏ hơn, đã đến Singapore dự những cuộc hội nghị có tên là Đối thoại Shangri-la. Cũng giống như ngày 4-6 ở Bắc Kinh từng chấm dứt muôn vàn ảo tưởng về bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các sự kiện xảy ra trong năm qua đã lột trần hết mọi ảo tưởng về cái sự “trỗi dậy hòa bình” của nước này.

Khu vực không còn mặc nhiên cho rằng hòa bình là thứ trời cho và kinh tế Trung Quốc tăng trưởng sẽ không mang lại rắc rối nào. Thay vì thế, mối quan tâm chính yếu là làm sao kiểm soát xung đột và giảm bớt ngờ vực lẫn nhau, thông qua đối thoại.

Trung Quốc đang cố sức bù đắp lại bước thụt lùi về ngoại giao của họ trong năm 2010, khi mà, một cách liên tiếp và ồ ạt, họ gây ra tranh cãi về lãnh thổ với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản và Ấn Độ, và chọc giận Hàn Quốc bằng việc không lên án hành động xâm lược của Bình Nhưỡng. Hậu quả phần nào là, Mỹ được khuyến khích ra tuyên bố rằng hòa bình và tự do hàng hải trên Biển Đông thuộc về lợi ích sống còn của Mỹ. Tâm điểm chú ý của Mỹ là tầm quan trọng của các tuyến đường mậu dịch, vốn là huyết mạch của phần lớn Đông Á.

Hiện nay, Trung Quốc đang làm đủ cách để khoác lên một bộ mặt tươi cười, trong khi Mỹ thì thích tỏ ra rằng họ muốn đối thoại với quân đội Trung Quốc; gần đây họ vừa đón tiếp vị tổng tư lệnh của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm Mỹ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo mang tin tốt lành tới toàn cầu, và Trung Quốc đã liên tục nhấn mạnh họ tụt hậu so với Mỹ thế nào trong lĩnh vực vũ trang. Nhưng đã quá muộn để Trung Quốc lấy lại tình hình lúc trước.

Nền kinh tế Mỹ có thể đang ngập trong khó khăn, cũng như Nhật Bản và các nước Đông Nam Á yếu thế về quân sự khác. Australia ngày càng phụ thuộc hơn vào xuất khẩu sang Trung Quốc, và Ấn Độ sắc sảo ý thức rằng họ tụt lại sau Trung Quốc đến mức nào về công nghệ quân sự. Nhưng chính những yếu kém này, cộng với việc Bắc Kinh thổi phồng khả năng sử dụng sức mạnh của mình, đã làm cho các quốc gia khác ở tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhận thức được hơn ai hết về các lợi ích chung giữa họ. Indonesia bắt đầu coi ASEAN quan trọng hơn, đổi lại, ASEAN tập trung đến nhiều vấn đề khác nữa ngoài hợp tác kinh tế. Đối với Mỹ, cắt giảm ngân sách quốc phòng không chắc đã ảnh hưởng tới khả năng quân sự của họ ở Thái Bình Dương.

Trung Quốc cũng tự thấy khó khăn trong việc biến những nụ cười của các quan chức cao cấp nhất thành sự kiềm chế. Vài ngày trước hội nghị Shangri-la, họ phá hoại tàu thăm dò khai thác của Việt Nam ngoài khơi biển Việt Nam, trong khu vực mà các nước khác coi là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Một Hà Nội nóng giận, với những mối quan hệ cũ với Nga và Mỹ, và những mối quan hệ đang ấm dần lên với Mỹ, đã kích thích các nước khác trong khu vực coi Biển Đông là bài kiểm tra mấu chốt đối với các ý đồ của Trung Quốc.

Nhưng đối với Trung Quốc, cân bằng giữa những việc cần phải làm về ngoại giao với các động cơ dân tộc chủ nghĩa có vẻ là việc rất khó khăn. Một ví dụ là con tàu sân bay đầu tiên của họ. Được mua từ Ukraine vào năm 1998 – khi ấy nó mới chỉ có vỏ – nay con tàu sắp vận hành được. Nghe nói nó mang tên “Thi Lang”, đặt theo tên một vị tướng Mãn Châu chinh phục Đài Loan năm 1683. Con tàu sân bay sẽ là niềm tự hào của Trung Quốc và là lời nhắc nhở không ngừng với các nước láng giềng của Trung Quốc rằng họ sẽ phải cố mà thúc đẩy liên minh khu vực.

Trung Quốc cũng không được giúp đỡ nhiều từ một số ít bạn bè thực sự của họ. Thủ tướng Pakistan, Yousaf Raza Gilani, có thể làm Mỹ ngượng mặt khi ông ca ngợi Trung Quốc bốc trời trong một chuyến thăm gần đây. Nhưng ông cũng khiến Bắc Kinh sượng sùng khi khẳng định rằng Trung Quốc đã đề xuất xây cho Pakistan một căn cứ hải quân ở Gwadar, gần Vịnh Oman, mà Trung Quốc được phép vào đó. Mặc dù điều này có thể chỉ là nói phét, nhưng nó cũng động chạm tới tâm lý Ấn Độ.

Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất của việc xây dựng lực lượng vũ trang không phải là Biển Đông mà cũng chẳng phải Ấn Độ Dương hay Đông Bắc Á. Cho dù có tạo nên một cuộc “chạy đua vũ trang” hay không thì cũng có vô số phản ứng đối với việc Trung Quốc mua sắm tên lửa, máy bay tàng hình và một loạt vũ khí tinh vi khác. Nhật Bản và Hàn Quốc có thể không phản ứng lại kho vũ khí chiến lược của Bắc Kinh, nhưng sự nhẹ nhàng ngoài mặt và hạm đội tàu ngầm của họ là quá đủ cho Trung Quốc, còn sự bất đồng giữa Mỹ và Nhật về việc xác định lại địa điểm đặt khu căn cứ Okinawa chỉ là vấn đề nhỏ. Nga cũng vậy, đang tái thiết hạm đội Thái Bình Dương một thời suy tàn của họ.

Trong bất kỳ trường hợp nào, sự nổi lên của Trung Quốc cũng làm đảo lộn tình hình. Các hành động của Bắc Kinh, cho dù là ôn hòa hay hung hãn, đều quy định tính chất của sự việc trong tương lai, và do đó ảnh hưởng cả mối quan hệ giữa Mỹ và các nước khác trong khu vực.

Người dịch: Đan Thanh

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Lưu ý: Bà con cần đọc bản gốc tiếng Anh của bài viết, mời bấm vào tên tờ báo (New York Times), ngay trên tựa tiếng Việt.

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Thẻ: , , , , , , | 2 Comments »

Tự Do báo chí ở Nga (2)

Posted by adminbasam trên 15/06/2009

SPIEGEL

“Không có bài báo nào là đáng phải trả giá bằng cả một sinh mệnh”

(Tiếp theo phần 1-197)

Matthias Schepp, từ Moscow

Ngày 9-6-2009

 

“Lebedev đã trở nên quan tâm tới tờ Novaya khi ông bước vào con đường chính trị,” theo lời của một trong những đồng sự của ông trùm tư bản này từ những ngày ông còn làm cho cơ quan tình báo đối ngoại.

Khi ông nắm được ngân hàng National Reserve Bank vào những năm giữa 1990, Lebedev đã tuyển một số người trong cộng đồng tình báo vào nắm những vị trí giám đốc hàng đầu cho ông.

Người đứng đầu hội đồng quản trị ngân hàng, một người bạn cũ của Lebedev, đã cưới người chị em gái của Anna Politkovskaya, một nhà báo hàng đầu của tờ Novaya Gazeta, cô Anna đã bị bắn chết vào tháng Mười năm 2006. Lebedev đã đưa ra đề nghị cho một khoản tiền thưởng hơn 980.000 đô la cho thông tin đưa tới việc bắt giữ được những kẻ giết người.

Một trong những đồng sự cũ của ông từ thời ông còn làm ở ngành tình báo, người yêu cầu giữ kín danh tính, nhớ lại thời cùng làm việc với Lebedev tại tòa Đại sứ Liên Xô ở London vào những năm cuối 1980. Vào những ngày tháng đó, hầu hết nhà ngoại giao Liên Xô đều mặc những bộ đồng phục rộng thùng thình và đeo những cặp kính mát có gọng sừng. Thế nhưng, Lebedev tự thết đãi mình bằng một cặp kính hiệu Cartier vào ngày sinh nhật của ông, và tiếp đó ông bắt đầu giải thích cho những người khác lý do vì sao lại có chuyện đó.

“Ông ấy vượt xa những người còn lại trong đám chúng tôi, và ông ấy cứ đều đặn đưa ra  nhiều ý tưởng khác nữa,” theo nhận xét một cựu đồng chí của ông trong cơ quan tình báo Liên Xô KGB. Lebedev vẫn có một điểm yếu về tình cảm giành cho thủ đô London, nơi ông đã giành được một tờ báo khác, tờ Evening Standard, vào tháng Một 2009.

Các địch thủ thực sự của ông là ở trong nước, đặc biệt có kẻ thù không độ trời chung với ông là Yuri Luzhkov, thị trưởng Moscow đầy quyền lực. Lebedev từng cho xuất bản một cuốn sách mỏng trong đó ông liệt kê tất cả những lời hứa suông, không bao giờ làm của Luzhkov.

Thế nhưng có một vài lời chỉ trích quá mức được viết về  Luzhkov trên tờ Novaya. Tòa nhà nơi trú ngụ của toà soạn báo, được thuê với mức giá thấp, là thuộc về thành phố. Điều ấy cho thấy rằng Novaya có những hạn chế của nó khi tờ báo phơi bày những những điểm yếu của giới quyền lực.

Tìm kiếm để thay đổi thực tế

Tuy nhiên, không có tờ báo của Nga nào làm cho đời sống của giới quyền thế trên đất nước này khá là không thoải mái giống như tờ báo Novaya. Và không có ai tượng trưng cho cuộc chiến đấu giữa David-và-Goilath có hiệu quả hơn là Elena Milashina. Cô ta chỉ mới 31 tuổi, cao 1m59 – và đã bắt quả tang được chính phủ Nga  nói dối. Bà cũng đã dũng cảm đối diện với một tổng thống Hoa Kỳ.

Sau một buổi lễ trao các giải thưởng để tưởng niệm cho nhà báo bị sát hại Anna Politkovskaya, nhà báo trẻ này đã lợi dụng một buổi tiếp tân do cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush thết đãi để giải thích với tổng thống lý do vì sao bà coi Vladimir Putin là “một kẻ tội phạm.” Bà đã làm vài cuộc nghiên cứu về cuộc khủng hoảng con tin ở Beslan.

Vào tháng Chín năm 2004, lực lượng vũ trang của điện Kremlin đã đột kích tấn công một ngôi trường ở Beslan nơi bị các phần tử khủng bố Chechen chiếm giữ. Thế nhưng Malashna đã tìm ra thông tin gợi lên rằng những kẻ khủng bố đã không kích hoạt quả bom mà chúng đã cài đặt trước đó. Thay vì đó, những đòn tấn công của các tay súng của lực lượng đặc biệt Nga rõ ràng đã châm ngòi cho thảm hoạ. Ngoài 31 kẻ khủng bố, 334 học sinh, cha mẹ, thầy cô giáo và các binh lính đã chết trong vụ Beslan.

Sau vụ chiếc tàu ngầm nguyên tử Kursk bị chìm vào tháng Tám năm 2000, Milashina đã nói chuyện với 53 sĩ quan và chuyên gia, trong đó có 27 đô đốc và thiếu tướng hải quân cùng với hạm đội Nga, cho mãi tới khi, như bà nói, bà “có thể nhắm mắt để hướng dẫn mọi người đi một vòng tham quan chiếc tàu ngầm nguyên tử đó.” Cuối cùng, bà đã có thể chứng minh rằng một số ít trong 118 thuỷ thủ đã bị mắc kẹt trong chiếc tàu ngầm chìm sâu 108m dưới biển vẫn còn sống từ ba tới bốn ngày – chứ không chỉ vài ba giờ, như chính phủ đã khăng khăng trong nỗ lực nhằm bào chữa cho khẳng định của họ rằng một sứ mệnh giải cứu là không thể thực hiện được.

Cô Malashina lúc đó mới 22 tuổi. “Novaya là tờ báo duy nhất mà tôi có thể hành nghề báo thực sự,” hiện giờ, cô ta phát biểu như thế. “Chúng tôi giúp đỡ người dân theo những cách rất đặc biệt.” Các biên tập viên của tờ báo tìm cách thay đổi thực tại, thay vì chỉ mô tả nó.

Vì lý do đó, mà một số nhà báo đôi khi phải từ bỏ vai trò của một nhà quan sát và tự đặt bản thân mình vào trong một phần của những câu chuyện của họ. Đấy là một trong những  chỉ trích về nhà báo đã bị sát hại Anna Politkovskaya, cả ở Nga lẫn tại phương Tây. Bà đã giúp di tản những người già đã về hưu ra khỏi thành phố Grozny đang xảy ra giao tranh và đưa họ tới những ngôi nhà dành cho người đã nghĩ hưu ở Nga.

Bà Politkovskaya không phải là trường hợp đơn lẻ. Đồng nghiệp của bà là Vyacheslav Izmailov, một cựu binh của cuộc chiến Chechen và là một chuyên gia về khu vực Caucasus, đã giúp giải thoát cho 170 con tin từ quân Chechen. Ông đã khám phá ra bằng chứng về vai trò liên quan của Tổng thống chuyên chế Chechen Ramzan Kadyrov với những vụ tra tấn, và ông đang đoan chắc rằng cái dấu vết trong vụ sát hại Politkovskaya đều dẫn tới Kadyrov và đội quân của ông ta.

Thế nhưng bài báo của Izmailov vẫn chưa được đăng, chắc có lẻ bởi vì bằng chứng hổ trợ (cho quan điểm của ông ta) vẫn chưa đủ sức kết luận về chuyện ấy. Bởi có thể, theo như Mutarov nói, “không một bài báo nào là đáng giá bằng một sinh mệnh nào khác.”

Mutarov, Lebedev và Gorbachev tạo nên bộ ba lãnh đạo để bảo vệ cho Novaya trong những thời điểm đen tối, khi tờ báo đã từng gần như đi tới phá sản, hoặc khi những tin đồn không đúng làm lung lay sự tín nhiệm về ban biên tập của tờ báo.

Trong một sai lầm nổi tiếng, tờ báo đã cho đăng một bài về người đứng đầu chương trình hạt nhân của Nga, người nầy dường như đã bị cáo buộc về hành động biển thủ tiền viện trợ quốc tế và tìm cách xin vào làm công dân Hoa Kỳ. Vấn nạn duy nhất là bài báo này không đúng sự thực, đã và đang được thêu dệt và pha chế bởi một ấn phẩm trào phúng bằng tiếng Anh được xuất bản tại Moscow.

Những thất bại như vậy khá là đau đối với bộ ba lãnh đạo bởi vì ba người đàn ông này đã từng biết nhau trong hai chục năm qua. Hai mươi năm trước, Gorbachev vẫn còn là tổng thống và tổng bí thư Đảng Cộng sản. Vào một buổi tối, trong một chuyến viếng thăm London để tham dự một hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp, nơi ông đang tranh đấu để có một khoản vay hàng tỉ đô la, ông đã phải nghỉ lại tại tòa đại sứ. Mọi người tán dương Gorbachev, người mà theo thể cách điển hình, là đã đề nghị các khách mời có lời phê phán ông. Một viên bí thư sứ quán mảnh khảnh đã đứng dậy và giải thích rằng khoản vay có thể sẽ đưa đất nước vào một cái bẫy nợ nần và có lợi cho những kẻ cho vay hơn là cho nhà nước ở Moscow. Người đàn ông đó là Lebedev.

“Những người còn lại trong chúng tôi đã phải nín thở. Một nhà ngoại giao còn trẻ đang có ý kiến trái ngược với người lãnh đạo nhà nước Liên Xô,” một đồng nghiệp cũ của Lebedev trong KGB kể lại.

Novaya Gazeta đại diện cho một sự tiếp nối của cuộc chạm trán đó. Gorbachev đang sử dụng tờ báo để chiến đấu cho công việc cuộc đời ông, và đảm bảo rằng ít nhất một số dấu vết của chính sách công khai của nhà nước về sự không dấu diếm và bàn bạc thảo luận về các thực tế chính trị và kinh tế cho dân chúng biết[glasnost], sự cởi mở và dân chủ vẫn còn có trong kỷ nguyên của Putin.

Gorbachev, người giành Giải thưởng Hòa bình Nobel, từng biếu tặng 300.000 đô la từ tiền nhuận bút cuốn sách của ông cho các biên tập viên của tờ Novaya để từ đó họ có thể mua sắm các computer (để làm việc). Hôm nay, ông ngồi trong phòng làm việc của mình, một bức tranh chân dung của ông với người vợ quá cố Raisa treo trên tường sau lưng. Bà Raisa cũng đã có một mối quan hệ đặc biệt với tờ báo: trong những năm 1990, bà đã biếu cho ban biên tập tờ báo chiếc điện thoại di động đầu tiên của tờ báo.

Và Lebedev thì thế nào? Ngày nay, ông vẫn còn đang có khả năng đóng vai một phần tử vô chính phủ gây động chạm, như ông đã từng làm một lần nọ (đối với Gobachev) tại Tòa Đại sứ Liên Xô ở London (trong chuyện mượn nợ 1989).

Hiệu đính: Trần Hoàng

————————

 

SPIEGEL

PRESS FREEDOM IN RUSSIA

Part 2: ‘No Story Is Worth another Life’

By Matthias Schepp in Moscow

“Lebedev became interested in Novaya when he went into politics,” says one of the magnate’s colleagues from his days working for the foreign intelligence agency. When he took over the National Reserve Bank in the mid-1990s, Lebedev recruited some of his top managers from the intelligence community. The head of the bank’s administrative board, an old friend of Lebedev, is married to the sister of Anna Politkovskaya, a star reporter for Novaya Gazeta who was shot dead in October 2006. Lebedev offered a reward of more than €700,000 ($980,000) for information leading to the arrest of the murderers.

One of his former colleagues from his days in intelligence, who insists on remaining anonymous, remembers working with Lebedev at the Soviet Embassy in London in the late 1980s. In those days, most Soviet diplomats wore baggy suits and

horn-rimmed glasses. Lebedev, however, treated himself to a pair of Cartier glasses for his birthday, and then proceeded to explain to the others why appearance matters. “He was far ahead of the rest of us, and he was constantly coming up with ideas,” says his former KGB comrade. Lebedev still has a soft spot for London, where he acquired another newspaper, the Evening Standard, in January.

His real rivals are at home, especially his archenemy Yuri Luzhkov, the powerful mayor of Moscow. Lebedev once published a pamphlet in which he listed all of Luzhkov’s broken promises.

But there are few overly critical words written about Luzhkov in Novaya. The building that houses the paper’s editorial offices, for which it pays a low rent, belongs to the city. It appears that even Novaya has its limits when it comes to exposing the foibles of the powerful.

Seeking to Change Reality

Nevertheless, no other Russian newspaper makes life quite as uncomfortable for the country’s power elite. And no one symbolizes this David-and-Goliath struggle more effectively than Elena Milashina. She is 31, a diminutive 1.59 meters (5′2″) in height — and she has already caught the Russian government in a lie. She has also boldly confronted a US president.

After an awards ceremony to commemorate the murdered journalist Anna Politkovskaya, the young journalist took advantage of a reception given by former US President George W. Bush to explain to the president why she considers Vladimir Putin to be “a criminal.” She had done some research on the Beslan hostage crisis.

In September 2004, the Kremlin had its forces storm a school in Beslan that was occupied by Chechen terrorists. But Milashina found information suggesting that the terrorists did not set off the bomb they had installed. Rather, ricochets coming from the guns of the Russian special forces apparently triggered the catastrophe. In addition to 31 terrorists, 334 schoolchildren, parents, teachers and soldiers died in the Beslan incident.

After the sinking of the Kursk nuclear submarine in August 2000, Milashina spoke with 53 officers and experts, including 27 admirals and rear admirals with the Russian fleet, until, as she says, she “could have led a tour through that nuclear submarine with my eyes closed.” In the end, she was able to prove that a few of the 118 sailors trapped in the submarine 108 meters (354 feet) below sea level were alive for three to four days — not just a few hours, as the government had insisted in an effort to justify its claim that a rescue mission was impossible.

Milashina was 22 at the time. “Novaya is the only place where I can truly practice journalism,” she says today. “We help people in very specific ways.” The paper’s editors seek to change reality, instead of merely describing it. For that reason, some of the journalists occasionally abandon the role of observer and make themselves into part of their stories. This was one of the criticisms of slain journalist Anna Politkovskaya, both in Russia and in the West. She evacuated retirees from the embattled city of Grozny and placed them in Russian retirement homes.

Politkovskaya was no isolated case. Her colleague Vyacheslav Izmailov, a veteran of the Chechen war and an expert on the Caucasus region, helped liberate more than 170 hostages from the Chechens. He uncovered evidence linking despotic Chechen President Ramzan Kadyrov to torture, and he is convinced that the trail in Politkovskaya’s murder leads to Kadyrov and his cohorts.

But Izmailov’s story hasn’t been printed yet, perhaps because the supporting evidence is not yet conclusive enough. Of perhaps, as Muratov says, “no story is worth another life.”

Muratov, Lebedev and Gorbachev make up the triumvirate that protected Novaya in bad times, when the newspaper almost went out of business, or when inaccurate reporting shook the credibility of its editorial team. In a famous blunder, the paper ran a story on the head of the Russian nuclear program, who had apparently been accused of embezzling international aid money and seeking US citizenship. The only problem was that the story wasn’t true, having been concocted by a Moscow-based English-language satirical publication.

Such fiascos are all the more painful to the trio because the three men have known each other for the past two decades. Twenty years ago, Gorbachev was still president and the general secretary of the Communist Party. One evening, during a visit to London to attend a summit of industrialized nations, where he was fighting for a loan worth billions, he was unwinding at the embassy. Everyone praised Gorbachev who, in his typical manner, asked the guests for their criticism. A slim embassy secretary stood up and explained that the loan would lead the country into a debt trap and was more beneficial to the lenders than to Moscow. The man was Lebedev.

“The rest of us held our breath. A young diplomat was contradicting the leader of the Soviet Union,” says Lebedev’s former KGB colleague.

Novaya Gazeta represents a continuation of that encounter. Gorbachev uses it to fight for his life’s work, and to ensure that at least some vestige of glasnost, openness and democracy is retained in the Putin era. Gorbachev, a winner of the Nobel Peace Prize, once donated $300,000 (€215,000) from his book royalties to the Novaya editors so that they could buy computers. He sits in his office today, a portrait of his late wife Raisa on the wall behind him. She too had a special relationship with the paper: In the 1990s, she gave the editorial staff its first mobile phone.

And Lebedev? He is still capable of playing the impudent anarchist today, just as he once did at the Soviet Embassy in London.

Translated from the German by Christopher Sultan

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Báo chí, Khối XHCN sụp đổ | Thẻ: , | Leave a Comment »

Quyền tự do báo chí ở Nga (1)

Posted by adminbasam trên 11/06/2009

SPIEGEL

Tờ báo được yêu thích ở phương Tây, nhưng bị căm ghét tại quê nhà

Các phóng viên của tờ Novaya Gazeta cần có tinh thần mạnh mẽ vững vàng— bốn phóng viên của tờ nhật báo có tòa soạn ở Mát Cơ Va đã bị giết chết. Nhưng tờ báo nầy còn có những người bạn đầy quyền lực, bao gồm cựu TT Mikhail Gorbachev và nhân vật chính trị đầu sỏ trong viện Duma và cũng là một trong những người giàu nhất nước Nga Alexander Lebedev

Matthias Schepp, từ Moscow

Ngày 9-6-2009

 

Olga đã dường như  vừa khiếp sợ vừa lo lắng khi cô lướt những ngón tay qua chiếc phong bì. Người gửi có vẻ là nhân vật quan trọng : “Phủ Tổng thống”. Có phải đây là  thư của điện Kremlin hay không? “Nhưng sao cảm thấy chiếc phong bì là lạ,” theo lời kể của Olga, thư ký của tổng biên tập tờ báo tiếng Nga Novaya Gazeta.

Cuối cùng, khi cômở chiếc bì thư, cô có cảm giác ớn lạnh và sởn gai ốc: những chiếc tai lừa bị cắt đứt.  ”Ở đây người ta cần nhiều can đảm,” cô nói.

Bốn trong số các nhà báo của tờ báo này đã bị sát hại, và một trong số các luật sư của tờ báo đã bị bắn chết giữa ban ngày ban mặt.

Một vài ngày sau vụ những chiếc tai lừa là một miếng thịt vấy máu. Lần này không có địa chỉ người gửi trên phong bì. Và rồi sau đó một người đàn ông lạ mặt đã đề nghị đưa cho tổng biên tập tờ báo một khoản tiền hối lộ.

Khi tờ báo điều tra vụ việc, họ đã phát hiện ra rằng có một nhà hoạt động chính trị với một nhóm được gọi là Nashi đứng đằng sau những hành động bí ẩn.

Nashi, một tổ chức thanh niên được điện Kremlin kiểm soát, trước đó đã tiến hành các cuộc biểu tình  trước cửa văn phòng ban biên tập tờ báo và phát động một chiến dịch chống lại [1] tờ Novaya Gazeta. Một quãng thời gian ngắn sau đó, Tổng thống Dmitry Medvedev đã có một quyết định cho bản báo này một cuộc phỏng vấn.

Tình thế nầy là không rõ ràng. Một mặt, tờ báo, được phát hành ba lần một tuần và có một số ấn phẩm đáng nể là 270.000 bản, là  đối tượng của sự tức giận sôi lên của giới quyền thế ở Moscow. Các giới chức nhiều quyền lực tự nhận ra là bị chỉ trích lập đi lập lại trong các trang báo. Mặt khác, tờ Novaya Gazeta đột ngột  hưởng được sự bảo vệ của các nhân vật thuộc hàng cao cấp nhất trong chính quyền

Vai trò của tờ Novaya Gazeta, chính xác ra là cái gì, tờ báo nầy giờ đây là tờ báo nổi tiếng nhất của Nga ở nước ngoài ? Có phải Novaya đúng như các bạn đọc vẫn gọi nó, là một pháo đài của tiếng nói tự do dân chủ hay không?

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, ứng cử viên thủ tướng thuộc Đảng Dân chủ Xã hội hơi thiên tả trong các cuộc bầu cử vào tháng Chín tới tại Đức, đã loan báo những kế hoạch viếng thăm các văn phòng toà soạn báo vào tuần này. Và thậm chí có một cơ hội là Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama có thể ghé qua vào đầu tháng Bảy này.

Bơi cùng lũ cá mập

Ngay trước buổi trưa khi Sergei Sokolov, âm thanh như một viên trung sĩ huấn luyện viên tại một doanh trại quân đội, gào to  “hội họp bàn luận với chủ bút” trong hành lang tòa soạn báo. Trước đó, trong thời gian nghỉ, anh đã gửi một bức bưu ảnh tới các bạn đồng nghiệp với những câu anh viết trong đó “Tôi đang bơi cùng với lũ cá mập”. Chiếc bưu ảnh đã được ghim lên tấm bảng trong tòa soạn báo. Bên cạnh nó, có ai đó viết: “Những con cá mập tội nghiệp.”

Sokolov là nhân vật đứng hàng thứ hai về  mặt tư tưởng trong tòa báo.  Ông chuyển những dòng ý tưởng xuất phát từ tổng biên tập Dmitry Muratov mà không thách thức vai trò quyền lực của tổng biên tập. Khi Muratov  phân phối các ý tưởng bài báo (người nào viết chủ đề gì) tới ban biên tập có 60 thành viên, chuyện ấy nghe như  là một âm mưu triệt hạ chính phủ – hoặc ít nhất cũng là (tìm cách triệt hạ) một vài bộ trưởng trong chính quyền.

Một trong những bài báo của tờ báo này đã tiết lộ rằng một nhà quản trị của ngân hàng thuộc nhà nước, cũng như vài bộ trưởng có ảnh hưởng, đã xây dựng những tòa biệt thự xa xỉ dọc bên sông Moskva – trong một khu bảo tồn thiên nhiên mà trên thực tế đã có một lệnh cấm xây dựng công trình.

Trong một vấn đề mới đây của tờ báo, Roman Shleinov, một trong những ngôi sao của nhóm các nhà báo có tài năng khác thường, dám đương đầu của tờ báo nầy, đã vạch trần một mạng lưới các công ty mà ông khẳng định là họ đại diện cho một mối liên hệ giữa một nhóm băng đảng mafia với những bà con anh em của Thủ tướng Vladimir Putin.

Shleinov cũng đã và đang chỉ trích gay gắt những mưu đồ của hãng năng lượng khổng lồ Gazprom, và ông thậm chí đã miêu tả những vụ bắt cóc và tống tiền những nhà lãnh đạo doanh nghiệp được thực hiện bởi các sĩ quan cơ quan của FSB, cơ quan tình báo trong nước của Nga. Những sự tiết lộ nầy là đáng chú ý, song những phản ứng (của chính quyền) thì sao? Trên thực tế (họ chẳng) coi như không có gì hết.

“Chúng tôi có thể cho đăng một bức ảnh cho thấy Putin đang nhận một va-li tiền mặt. Nhưng không một ai sẽ quan tâm tới điều này,” Roman Shleinov nói. Shleinov (là một Sisyphus) [2], là một người thường làm  những việc khó khăn và có những nổ lực phi thường và không hề biết mệt mỏi trong nghề báo chí điều tra – một Sisyphus phải chịu những áp lực.

Được quyền vào làm trong lãnh vực báo chí không phải là một vấn đề khó ở Nga, không giống như so với Trung Quốc. Mặc dù truyền hình bị nhà nước kiểm soát trên diện rộng, nhưng phạm vi của những quan điểm trên các tờ báo và trên Internet là rộng hơn, lấy ví dụ như ở Đức.

Đất nước Nga đang chịu đựng một loại tai ách khác biệt hoàn toàn: đó là ngay cả những tiết lộ về những vụ tai tiếng nhất, lớn nhất cũng không dẫn tới bất cứ kết quả gì hết. **

Phương tiện truyền thông tự do và có ảnh hưởng phải nên là một thứ công cụ quan trọng trong cuộc chiến đấu với nạn tham nhũng đã trở nên quá mức. Thế nhưng tại nước Nga, phương tiện truyền thông thiếu những sức mạnh cần thiết. Boris Yeltsin,  là tổng thống đầu tiên của Nga, đã bắt bộ tư pháp phải trả lời trong vòng 10 ngày đối với những cáo buộc tham nhũng được báo chí đưa ra. Người kế nhiệm ông là Putin đã nhanh chóng huỷ bỏ mệnh lệnh của Yeltsin ngay sau khi nhận chức.[3]

“Tìm ra ai là kẻ liên quan”

Tổng biên tập Muratov của tờ Novaya Gazeta đang để ý đến một trong những biên tập viên kỳ cựu của ông ta, người nầy vừa nhận được một tin nhắn về một tai nạn kỳ lạ tại Kutuzovssky Prospekt, một con phố dẫn tới điện Kremlin. Một thanh niên 20 tuổi đã đụng chiếc xe Ferrari còn mới tinh của anh ta trong lúc đang lái xe với tốc độ 200 km một giờ. Người cha của gã thanh niên này hình như là một thành viên trong hội đồng quản trị của một nhóm các nhà băng.

Đối với Muratov, câu chuyện còn là một ví dụ khác trong vô vàn các thí dụ của những gì mà ông gọi là “một tầng lớp quyền thế tự đặt mình lên trên luật pháp.”

“Hãy tìm ra kẻ nào liên quan tới vụ này!” ông ra lệnh cho các biên tập viên của mình. “Và tôi sẽ hỏi Lebedev.”

Trong một lúc nào đấy, dường như rằng  Alexander Lebedev, một cựu thành viên của cơ quan tình báo nước ngoài FSB của Liên Xô và làm chủ 30% hãng hàng không quốc gia Aeroflot, là một trong nhiều nguồn tin khác của Muratov (làm việc) bên trong các định chế của nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, tay trùm nhà băng lại là cái gì đó như một người cung cấp tiền bạc cho sự hoạt động của tờ báo Novaya Gazeta.

Ông Alexander Lebedev ta đã và đang giúp tờ báo này từ những năm 1990. Vào tháng Sáu năm 2006, ông ta và cựu lãnh đạo Liên Xô Michail Gorbachev đã giành được một cổ phần chiếm 49% trong tờ Novaya Gazeta, khi tờ báo nầy bên bờ vực của sự  phá sản vào thời điểm đó. Những người làm công trong tòa báo làm chủ phần còn lại, 51% cổ phần của tờ báo.

Lebedev đã mua các cổ phần của những nhân công này với trị giá 2,1 triệu đô la. Kể từ đó, hàng năm ông đã và đang bơm hàng nhiều triệu đô là vào tờ báo đang làm ăn thua lỗ tiền bạc này.

Không một công ty hay người nào mua quảng cáo đăng trên tờ báo; mọi người lo sợ gây ra thái độ tức giận của điện  Kremlin.

“Khi nào mà tôi còn có tiền, là tôi sẽ giúp,” Lebedev nói, trong một phòng tiếp khách sang trọng trong tòa biệt thự lộng lẫy của ông gần Bộ Ngoại giao. Ông đang mặc quần jeans, một chiếc áo khoác ngoài có hoa văn, và đôi giày thể thao đen rất thời trang.

Ông trùm này tán dương “đội quân những nhà báo kỳ lạ, can đảm” của mình.  Ông nói rằng mục tiêu của ông là làm cho tờ báo trở thành “người đi đầu có chính kiến ở Nga”, và ông dẫn ra nhà thơ và là nhà phê bình Osip Mandelstam chuyên chỉ trích Stalin. Ông Lebedev thích được thấy các biên tập viên của mình như là một phần của truyền thống đối lập với “vương triều ở Nga hiện nay”, và bản thân ông là một ngọn đèn đang chiếu sáng nền tự do báo chí.

Thế nhưng các chính trị gia, các nhà quản trị truyền thông và các nhà báo ở Moscow thường có những câu chuyện khác để nói về Lebedev.

Thứ nhất, họ nói rằng nhà quản lý và điều hành doanh nghiệp này, người đã thua trong cuộc tranh cử để trở thành thị trưởng Moscow và Sochi, địa điểm tổ chức Thế vận hội Olympic mùa Đông 2014, muốn giữ tờ báo để cổ võ những tham vọng chính trị của ông ta.

Họ cũng khẳng định rằng, trong cuộc chơi của các chính trị gia quyền lực ở Moscow, ông đã được chọn để giữ cho tờ báo hay gây phiền phức nằm dưới sự kiểm soát nhân danh Putin.

Lebedev và Gorbachev bác bỏ những khẳng định này, cho đó như là “không hợp lý và trái với suy nghĩ thông thường của mọi người.” Hãy nhìn vào các bài báo trên tờ Novaya,” Lebedev lưu ý. Ví dụ, ông nói, tham vụ báo chí (điện kremlin) của Putin, là ông Alexei Gromov, đã  tức giận điên lên khi tờ báo phanh phui những quyền lợi thương mại được cho là của ông Gromov trong hệ thống truyền hình kỹ thuật số.

(Xin mời xem tiếp Phần 2/203)

Hiệu đính: Trần Hoàng

 

Lời bình của Trần Hoàng:

[2][một nhà vua thời Hy Lạp cổ đại-BS]

[1]Ở nước … Vệ  , nếu có ai phản đối chuyện gì,  là có tụi côn đồ du đảng đi theo cùng công an phường, quận huyện  tới tận nhà người ấy: để ném đá, ném phân, chửi rủa tục tiểu, hăm dọa và đánh đập.

[3] Đây là một hình thức chính phủ coi thường luật pháp; chính phủ độc tài Nga muốn nói rằng: “luật pháp là TAO, tao là luật pháp”. Khi họ vi phạm luật pháp, thì không một cơ quan nào có quyền truy tố và đem họ ra tòa án để phán xét hay bắt giam họ.

Mà suy rộng ra ai cũng thấy: Tất cả các nước nào theo chế độ cộng sản, có  một đảng cai trị, lấy chủ nghĩa Marx Lê nin làm nền tảng, thì các viên chức trong chính phủ từ cao cho đến thấp đều coi thường pháp luật, họ ngồi “ỉa” trên luật pháp và hiến pháp do chính họ đặt ra.

Các chính phủ Nga, Trung Quốc, Bắc Hàn, nước Vệ… bắt dân chúng tuân theo luật pháp ấy, nhưng bản thân họ, gia đình họ, và các đồng chí trong phe đảng của họ dù phạm tội lớn cở nào, họ cũng không bị truy tố ra tòa chịu hình phạt như dân chúng; các nhân viên trong chính quyền từ cấp quận huyện tỉnh trở lên đều được miễn trừ nếu vi phạm luật pháp. Hoặc họ chỉ chịu một thứ án tù nào đó ngắn hạn, cho có lệ, thí dụ như: tạm thời “chui vô” ở một chỗ ở mới nào đó cho “khuất con mắt trần gian” trong 1, 2 năm. Ở chỗ ở mới nầy, họ  có người hầu kẻ hạ, ăn uống như ở nhà, đánh cờ, đọc báo và chờ thời…để cho dư luận bên ngoài nguôi ngoai đi.  Và sau đó một thời gian, khi dư luận chuyển hướng qua phía khác, các phạm nhân chui ra khỏi ổ, và hiện nguyên hình như cũ, nhưng lần nầy họ làm việc ở một nơi khác, và diễn trò trở lại, nếu tuổi còn chưa tới 65.

——————————————

 

SPIEGEL

PRESS FREEDOM IN RUSSIA

The Newspaper Loved in the West, Hated at Home

By Matthias Schepp in Moscow

06/09/2009

Reporters at Novaya Gazeta need strong nerves — four of the Moscow-based newspaper’s journalists have already been murdered. But the paper has powerful friends, including Mikhail Gorbachev and oligarch Alexander Lebedev.

Olga seemed simultaneously awestruck and wary as she ran her fingers across the envelope. The sender seemed to be important: the “Presidential Administration.” Was it mail from the Kremlin? “But the envelope felt strange,” says Olga, who is secretary to the editor-in-chief of the Russian newspaper Novaya Gazeta.

When she finally opened the envelope, she felt something cold and leathery inside: the severed ears of a donkey. “One needs strong nerves here,” she says. Four of the newspaper’s journalists have already been murdered, and one of its attorneys was shot dead in broad daylight.

The donkey ears were followed a few days later by a bloody piece of meat. This time there was no return address on the envelope. And then a peculiar man offered the editor-in-chief a bribe.

When the paper investigated the matter, it discovered that an activist with a group called Nashi was behind the mysterious acts. Nashi, a Kremlin-controlled youth organization, had previously staged protests in front of the paper’s editorial offices and launched a campaign against Novaya Gazeta. A short time later, President Dmitry Medvedev made a point of giving the paper an interview.

The situation is unclear. On the one hand, the newspaper, which is published three times a week and has a respectable circulation of 270,000, is the object of the wrath of Moscow’s powerful elite, which finds itself repeatedly criticized in its pages. On the other hand, Novaya Gazeta is suddenly enjoying protection from officials at the highest levels of government.

What exactly is the role of Novaya Gazeta, which is now Russia’s best-known newspaper abroad? Is Novaya, as its readers call it, a bastion of democratic free speech? German Foreign Minister Frank-Walter Steinmeier, the center-left Social Democratic Party’s chancellor candidate in Germany’s September elections, has announced plans to visit the editorial offices this week. And there is even a chance that US President Barack Obama could look in on the paper in early July.

Swimming with the Sharks

It is shortly before noon when Sergei Sokolov, sounding like a drill sergeant at a military barracks, yells “editorial conference” into the hallway. Once, while on vacation, he sent a postcard to his colleagues with the words “I’m swimming with sharks” written on it. The postcard was pinned up on the bulletin board in the editorial offices. Next to it, someone wrote: “The poor sharks.”

Sokolov is the ideal second-in-command. He channels the flow of ideas coming from editor-in-chief Dmitry Muratov without challenging his authority. When Muratov distributes story ideas to his 60-member editorial staff, it can sound like a conspiracy to bring down the government — or at least a few cabinet ministers.

One of the newspaper’s articles revealed that an executive with the state-owned bank, as well as influential ministers, had allegedly built luxury villas along the Moskva River — in a nature reserve where there was in fact a ban on construction. In a recent issue of the paper, Roman Shleinov, one of the stars in the paper’s collection of exceptionally talented and daring journalists, exposed a network of companies that he claimed represented a connection between a mafia group and relatives of Prime Minister Vladimir Putin.

Shleinov has also sharply criticized the machinations of energy giant Gazprom, and he has even described the kidnappings and blackmail of business leaders by officers of the FSB, the Russian domestic intelligence agency. The revelations were remarkable, but the reactions? Practically nonexistent.

“We could print a photo that shows Putin accepting a suitcase of cash. No one would be interested,” he says. Shleinov is a Sisyphus of investigative journalism — a Sisyphus under pressure.

Gaining access to the news is not a problem in Russia the way it is in China, for example. Although television is largely state-controlled, the range of opinions in newspapers and on the Internet is broader than, say, in Germany. The country suffers from a completely different sort of affliction: Even the biggest, most scandalous exposés lead to no consequences whatsoever.

Free and influential media ought to be an important tool in fighting excessive corruption. But in Russia the media lack the necessary powers. Boris Yeltsin, as Russia’s first president, compelled the attorney general’s office to respond within 10 days to corruption charges brought by the media. His successor Putin promptly revoked Yeltsin’s order shortly after taking office.

‘Find Out Who’s Involved’

Novaya Gazeta editor-in-chief Muratov is looking at one of his senior editors, who has just received word of a spectacular accident on Kutuzovsky Prospekt, a street that leads to the Kremlin. A 20-year-old has crashed his new Ferrari while traveling at 200 kilometers per hour (125 mph). The father of the young man is apparently a member of the executive board of a group of banks.

For Muratov, the story is yet another example of the excesses of what he calls “an elite that places itself above the law.” “Find out who’s involved!” he tells his editors. “And I’ll ask Lebedev.”

For a moment, it appears that Alexander Lebedev, a former member of the Soviet foreign intelligence service and a 30-percent owner of the national airline Aeroflot, is just another of Muratov’s many sources within the establishment. In truth, however, the banking magnate is something of a cash machine for Novaya Gazeta.

He has supported the paper since the 1990s. In June 2006, he and former Soviet leader Mikhail Gorbachev acquired a 49-percent stake in Novaya Gazeta, which was on the verge of bankruptcy at the time. The employees owned the rest.

Lebedev bought the employees’ shares for about €1.5 million ($2.1 million). Since then, he has injected millions into the money-losing paper every year. No one buys advertising; everyone is fearful of incurring the Kremlin’s wrath. “As long as I have money, I will help,” says Lebedev, in the opulent reception room of his luxurious mansion near the Foreign Ministry. He is wearing jeans, a designer vest and stylish black sneakers.

The magnate praises his “team of fantastic, courageous journalists,” says that his goal is to make the paper the “opinion leader in Russia,” and quotes the poet and Stalin critic Osip Mandelstam. He likes to see his editors as part of this tradition of resistance to the throne, and himself as a shining light of press freedom.

But politicians, media executives and journalists in Moscow often have other things to say about Lebedev. For one, they say that the entrepreneur, who lost bids to become the mayor of Moscow and Sochi, the site of the 2014 Winter Olympics, keeps the paper to promote his political ambitions. They also claim that, in the Moscow game of power politics, he has been chosen to keep the inconvenient newspaper under control on Putin’s behalf.

Lebedev and Gorbachev reject such claims as “absurd.” “Just take a look at the stories in Novaya,” says Lebedev. For example, he says, Putin’s press czar, Alexei Gromov, was furious when the paper disclosed his alleged business interests in digital television.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Báo chí | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Tự do báo chí ở Nga (1)

Posted by adminbasam trên 09/06/2009

SPIEGEL

Tờ báo được yêu thích ở phương Tây,

nhưng bị căm ghét tại nước nhà (phần 1)

Các phóng viên của tờ Novaya Gazeta cần có những sợ dây thần kinh vững vàng – bốn trong các phóng viên của tờ này thường trú tại Moscow đã bị sát hại. Thế nhưng tờ báo lại có những người bạn quyền lực, trong đó có Mikhail Gorbachev và nhân vật chính trị đầu sỏ Alexander Lebedev.

Matthias Schepp, từ Moscow

Ngày 9-6-2009

Olga tỏ ra vừa khiếp sợ vừa lo lắng khi cô lướt những ngón tay quanh chiếc phong bì. Người gửi có vẻ là nhân vật quyền thế: “Phủ Tổng thống”. Nó có phải là thư gửi từ Kremlin hay không? “Nhưng sao cảm thấy chiếc phong bì là lạ,” theo lời kể của Olga, thư ký của tổng biên tập tờ báo tiếng Nga Novaya Gazeta.

Khi cuối cùng cô mở chiếc bì thư, cô liền có cảm giác ớn lạnh và sởn gai ốc: những chiếc tai lừa. “Ở đây ai đó cũng cần có những sợi dây thần kinh vững vàng,”cô nói. Bốn trong số các nhà báo của tờ báo này đã bị sát hại, và một trong số các luật sư của bản báo đã bị bắn chết giữa ban ngày ban mặt.

Những chiếc tai lừa đã được nối tiếp sau đó ít ngày bằng một mẩu thịt vấy máu. Lần này không có địa chỉ nơi gửi trên phong bì. Và rồi một người đàn ông kỳ dị đã đề nghị với tổng biên tập tờ báo một khoản tiền hối lộ.

Khi tờ báo điều tra vụ việc, họ đã phát hiện ra rằng có một nhà hoạt động chính trị với một nhóm được gọi là Nashi đứng đằng sau những hành động bí ẩn. Nishi, một tổ chức thanh niên được Kremlin kiểm soát, trước đó đã tiến hành các hoạt động phản kháng trước cửa văn phòng ban biên tập tờ báo và phát động một chiến dịch chống lại tờ Novaya Gazeta. Một quãng thời gian ngắn sau đó, Tổng thống Dmitry Medvedev đã có một quyết định cho bản báo này một cuộc phỏng vấn.

Tình hình tỏ ra không rõ ràng. Một mặt, tờ báo, được phát hành ba lần một tuần và có một số ấn phẩm đáng nể là 270.000 bản, là mục tiêu của thái độ tức giận của giới quyền thế ở Moscow, do nhiều lần họ thấy có những bài viết chỉ trích họ trên báo. Mặt khác, tờ Novaya Gazeta bất ngờ đang được hưởng sự bảo vệ từ các quan chức ở những cấp cao nhất trong chính phủ.

Có phải đúng là do vai trò của Novaya Gazeta, giờ đây là tờ báo nổi tiếng nhất của Nga ở nước ngoài hay không? Có phải Novaya đúng như các nhà lãnh đạo vẫn gọi nó, là một pháo đài của tiếng nói tự do dân chủ hay không?  Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, ứng cử viên thủ tướng thuộc Đảng Dân chủ Xã hội trong các cuộc bầu cử vào tháng Chín tới tại Đức, đã loan báo những kế hoạch viếng thăm các văn phòng toà soạn báo vào tuần này. Và thậm chí có một cơ hội là Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama có thể ghé qua vào đầu tháng Bảy này.

Bơi cùng lũ cá mập

Ngay trước buổi trưa khi Sergei Sokolov, với hiệu lệnh như một viên hạ sĩ quan huấn luyện tại một doanh trại quân đội, anh loan báo “hội nghị xuất bản” trong hành lang tòa soạn báo. Trước đó, trong thời gian nghỉ, anh đã gửi một bức bưu ảnh tới các bạn đồng nghiệp với những câu anh viết trong đó “Tôi đang bơi cùng với lũ cá mập”. Chiếc bưu ảnh đã được ghim lên tấm bảng trong tòa soạn báo. Bên cạnh nó, có ai đó viết: “Những con cá mập tội nghiệp.”

Sokolov là nhà tư tưởng số hai trong ban biên tập. Ông hướng những luồn ý tưởng đến từ tổng biên tập Dmitry Muratov mà không phải thách thức vai trò quyền lực của tổng biên tập. Khi Muratov đưa các ý tưởng cho bài báo tới 60 thành viên ban biên tập, là nó báo hiệu như là một âm mưu hạ bệ chính phủ – hoặc ít nhất cũng là một vài bộ trưởng trong chính quyền.

Một trong những bài báo của tờ báo này đã tiết lộ rằng một nhà quản trị của ngân hàng thuộc nhà nước, cũng như vài bộ trưởng có ảnh hưởng, được viện dẫn đã cho xây dựng những tòa biệt thự xa xỉ dọc bên sông Moskva – tại một khu bảo tồn thiên nhiên mà trên thực tế đã có một lệnh cấm xây dựng công trình. Trong một vấn đề mới đây của tờ báo, Roman Shleinov, một trong những ngôi sao trong một tập hợp các nhà báo có tài năng và táo bạo khác thường của tờ báo, đã bóc trần một mạng lưới các công ty mà ông khẳng định là họ đại diện cho một mối liên hệ giữa một nhóm mafia với những bà con thân thuộc của Thủ tướng Vladimir Putin.

Shleinov cũng đã chỉ trích gay gắt những mưu đồ của hãng năng lượng khổng lồ Gazprom, và ông thậm chí đã miêu tả những vụ bắt cóc và tống tiền những nhà lãnh đạo doanh nghiệp được thực hiện bởi các sĩ quan cơ quan của FSB, cơ quan tình báo trong nước của Nga. Những phát hiện là đáng chú ý, song những phản ứng thì sao? Trên thực tế chẳng có gì.

“Chúng tôi có thể cho đăng một bức ảnh cho thấy Putin đang nhận một va-li tiền mặt. Nhưng không ai quan tâm tới điều này,” ông nói. Ahleinov là một Sisyphus [một nhà vua thời Hy Lạp cổ đại-BS] trong nghề báo chí điều tra – một Sisyphus phải chịu những áp lực.

Có được cách tiếp cận thông tin báo chí không phải là một vấn đề khó ở Nga, ví dụ như so với Trung Quốc. Mặc dù truyền hình bị nhà nước kiểm soát trên diện rộng, nhưng phạm vi của những quan điểm trên các tờ báo và trên Internet là rộng hơn, lấy ví dụ như ở Đức.

Đất nước này phải chịu đựng một loại tai ách khác biệt hoàn toàn: đó là ngay cả những tiết lộ về những vụ tai tiếng nhất, lớn nhất cũng không dẫn tới bất cứ kết quả gì.

Phương tiện truyền thông tự do và có ảnh hưởng nên nó là một thứ công cụ quan trọng trong cuộc chiến đấu với nạn tham nhũng đã trở nên quá mức. Thế nhưng tại nước Nga, phương tiện truyền thông thiếu những sức mạnh cần thiết. Boris Yeltsin, với vai trò là tổng thống đầu tiên của Nga, đã bắt bộ tư pháp phải trả lời trong vòng 10 ngày đối với những cáo buộc tham nhũng được báo chí đưa ra. Người kế nhiệm ông là Putin đã nhanh chóng huỷ bỏ mệnh lệnh của Yeltsin ngay sau khi nhận chức.

“Tìm ra ai là kẻ liên quan”

Tổng biên tập Muratov của tờ Novaya Gazeta đang để ý đến một trong những biên tập viên kỳ cựu của mình, người vừa nhận được một tin nhắn từ một vụ tai nạn kỳ lạ tại Kutuzovssky Prospekt, một con phố dẫn tới điện Kremlin. Một thanh niên 20 tuổi đã đâm hỏng chiếc xe Ferrari còn mới của mình trong lúc đang lao với tốc độ 200 km một giờ. Người cha của gã thanh niên này hình như là một thành viên trong hội đồng quản trị của một nhóm các nhà băng.

Đối với Muratov, câu chuyện còn là một ví dụ về sự thừa mứa những gì mà ông gọi là “một tầng lớp quyền thế tự đặt mình lên trên luật pháp.” “Hãy tìm ra kẻ nào liên quan tới vụ này!” ông ra lệnh cho các biên tập viên của mình. “Và tôi sẽ hỏi Lebedev.”

Trong giây lát, đã cho thấy là Alexander Lebedev, một cựu thành viên của cơ quan tình báo nước ngoài của Liên Xô và làm một chủ sở hữu 30% hãng hàng không quốc gia Aeroflot, chỉ là một trong nhiều nguồn tin của Muratov trong vòng xác minh. Tuy nhiên, trên thực tế, tay trùm nhà băng lại là cái gì đó như một chiếc máy in tiền cho Novaya Gazeta.

Ông ta đã giúp tờ báo này từ những năm 1990. Vào tháng Sáu năm 2006, ông ta và cựu lãnh đạo Liên Xô Michail Gorbachev đã giành được một cổ phần chiếm 49% trong tờ Novaya Gazeta, khi nó suýt phá sản vào thời điểm đó. Những người làm công trong tòa báo sở hữu phần còn lại.

Lebedev đã mua các cổ phần của những nhân công này với trị giá 2,1 triệu đô la. Kể từ đó, hàng năm ông đã bơm hàng triệu đô là vào tờ báo đang làm ăn thua lỗ này. Không ai mua quảng cáo; mọi người lo sợ phải gánh lấy thái độ tức giận của Kremlin. “Miễn là tôi có tiền, là tôi sẽ giúp,” Lebedev nói, trong một phòng tiếp khách sang trọng của tòa biệt thự lộng lẫy của ông gần Bộ Ngoại giao. Ông đang mặc bộ đồ bò, một chiếc áo lót có hoa văn và đôi giày quần vợt đen hợp thời trang.

Ông trùm này tán dương “đội quân những nhà báo kỳ lạ, can đảm” của mình, khi ông nói rằng mục tiêu của ông là làm cho tờ báo trở thành “người đi đầu có chính kiến ở Nga”, và ông dẫn ra nhà thơ và là nhà phê bình Stalin Osip Mandelstam. Ông thích được thấy các biên tập viên của mình như là bộ phận của truyền thống đối kháng với ngai vàng quyền uy này, và bản thân ông như là một tia sáng chiếu rọi tới nền tự do báo chí.

Thế nhưng các chính trị gia, các nhà quản trị truyền thông và các nhà báo ở Moscow thường có những câu chuyện khác để nói về Lebedev. Thứ nhất, họ nói rằng ông chủ này, người đã mất nhiều nỗ lực để trở thành thị trưởng Moscow và Sochi, địa điểm tổ chức Thế vận hội Olympic mùa Đông 2014, muốn giữ tờ báo để xúc tiến những tham vọng chính trị của ông ta. Họ cũng khẳng định rằng, trong cuộc chơi của các chính trị gia quyền lực ở Moscow, ông đã được chọn để giữ cho tờ báo hay gây phiền phức nằm dưới sự kiểm soát nhân danh Putin.

Lebedev và Gorbachev bác bỏ những khẳng định này, cho nó như là “trò ngớ ngẩn.” Hãy nhìn vào các bài báo trên Novaya,” Lebedev lưu ý. Ví dụ, ông nói, vua báo chí của Putin, Alexei Gromov, đã phải tức giận khi tờ báo phanh phui những lợi ích thương mại được cho là của ông trong hệ thống truyền hình kỹ thuật số.

Người dịch: Ba Sàm

Hiệu đính: Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Khối XHCN sụp đổ | Thẻ: , , | Leave a Comment »