1854. EU VÀ NGUY CƠ XẢY RA CHIẾN TRANH Ở XYRI
Posted by adminbasam trên 21/06/2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 17/6/2013
TTXVN (Niu Yoóc 12/6)
Tạp chí “Al-Alam As-Siasiya” (Chính trị thế giới) vừa có bài viết nói về việc Liên minh châu Âu đang ráo riết chuẩn bị cho một cuộc can thiệp trực tiếp vào Xyri, nội dung như sau:
Theo một bài báo vừa đăng trên tờ Guardian của Anh, Liên minh châu Âu (EU) đã tài trợ trực tiếp cho bọn khủng bố Hồi giáo dòng Sunni được Mỹ ủng hộ và chiến đấu ở Xyri chống chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Các nhóm này đang cướp bóc dầu lửa tại một số nơi của Đông Xyri, nơi mà họ đang kiểm soát và bán lại cho các nước châu Âu với giá đáng ngờ. Theo báo này, quyết định của EU dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Xyri đã khiến quân phiến loạn đổ xô vào kiểm soát các giếng dầu và các đường ống dẫn dầu tại các vùng chúng kiểm soát để có tiền mua vũ khí, và việc làm này của EU cũng đã giúp củng cố ảnh hưởng của các nhóm thánh chiến đối với các nguồn tài nguyên của đất nước, vẫn theo tờ báo trên, những nhóm được hưởng lợi chính từ việc EU hủy bỏ sự trừng phạt là Mặt trận al-Nusra, thành viên của mạng lưới al-Qaeda và một số nhóm Hồi giáo cực đoan nhỏ lẻ khác, đang kiểm soát phần lớn các giếng dầu tại tỉnh Deir Ezzor. Quyết định của EU nối lại việc buôn bán dầu lửa với al-Nusra đã bóc trần thực chất chủ trương can thiệp của EU vào Xyri, để lật độ chế độ hiện hành của Tổng thống Bashar al- Assad không phải vì “tính chất áp bức của chế độ này”, mà vì những lợi ích kinh tế của EU. Trên thực tế, họ đang xây dựng và ủng hộ các lực lượng phiến loạn phá hoại đất nước để hướng tới mục tiêu cuối cùng của họ. Các sự kiện này cùng chứng tỏ rằng cái gọi là “cuộc chiến tranh chống khủng bố”, lời khẳng định rằng Mỹ và EU chống mạng lưới al-Qaeda, từng được sử dụng để biện minh cho cuộc xâm lược Irắc và Ápganixtan, là một lời nói dối. Họ đang cung cấp vũ khí và tài trợ cho các nhóm khủng bố liên quan đến mạng lưới al- Qaeda, lực lượng đã phạm những tội ác khủng khiếp chống nhân dân Xyri, và gián tiếp cung cấp tài nguyên cho Mỹ và EU. Tạp chí Spiegel Online của Đức mới đây đã làm một phóng sự về cách thức mà người Hồi giáo đã cung cấp cho các thị trường thế giới bằng dầu lửa của Xyri với giá thấp hơn nhiều giá trị thực. Từ tháng 2, nhóm phiến loạn Livva al-Islam đã kiểm soát giếng dầu al-Thaura ở tỉnh ar-Raqqah và mỗi ngày bán 10 chuyến hàng gồm các xe tải chở dầu với giá 13 USD/thùng trong khi trên thị trường thế giới một thùng dầu giá 100 USD. Các chiến binh của al-Nusra bán tất cả những gì rơi vào tay họ, từ lúa mì đến các cổ vật, cả thiết bị công nghiệp, dụng cụ khoan, xe hơi, linh kiện lắp ráp và dầu thô. Để bảo đảm an ninh dầu lửa, bọn khủng bố sát hại bất cứ ai ngáng đường chúng. Chẳng hạn, các chiến binh của al-Nusra đã san bằng ngôi làng al-Musareb gần Deir Ezzor, siết chết 50 nsười dân sau một guộc tranh chấp với các thành viên các bộ tộc địa phương về một địa điểm chứa dầu. Các nước thuộc EU và Mỹ dựa vào sự ủng hộ của các nhóm khủng bố trong khuôn khổ chiến lược của họ để kiểm soát các nguồn năng lượng lớn ở khu vực Trung Đông và Trung Á. Những lợi ích cơ bản này là động lực cho các cuộc chiến tranh được tiến hành chống Ápganixtan, Irắc và Libi cũng như những sự chuẩn bị đang diễn ra cho một cuộc chiến tranh chống Iran theo dòng Shiite, mà chế độ Assad có liên quan chặt chẽ. Cũng như Xyri, Iran lâu nay đã nằm trong “danh sách đen” của Mỹ do bị Mỹ và các đồng minh ở châu Âu và khu vực Trung Đông coi là một trong những trở ngại chính đối với sự kiểm soát thương mại dầu lửa tại vùng vịnh Pécxích và trên toàn thế giới nói chung. Sự ủng hộ của nước ngoài dành cho các lực lượng Hồi giáo thân phương Tây ngày càng mạnh mẽ kèm theo những mối đe dọa mới từ Mỹ và các đồng minh châu Âu để lật đổ chế độ Assad và đẩy mạnh những bước chuẩn bị cho một cuộc can thiệp quân sự trực tiếp.
Trong một cuộc họp báo với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Reccep Tayyip Erdogan mới đây tại Oasinhtơn, Tổng thống Barack Obama đã hứa sẽ gây sức ép tối đa với chế độ Assad và làm việc với phe đối lập Xyri. Theo Obama, trước sau gì Assad cũng sẽ phải ra đi. Người đứng đầu CIA, John Brennan, đã gặp Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng Moshe Ya’alon, Tham mưu trưởng quân đội Ixraen Benny Gantz và người đứng đầu Cục tình báo trung ương Ixraen (Mossad) Tamir Pardo để thảo luận về tình hình Xyri và khả năng mở một cuộc can thiệp quân sự trực tiếp vào đây. Trong một cuộc họp mới đây của nội các Ixraen, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã dọa tiến hành những cuộc không kích mới chống Xyri và nói rằng Ixraen sẽ hành động với quyết tâm “rất cao” để bảo đảm những lợi ích tối cao của Nhà nước Ixraen và ngăn chặn việc chuyển giao vũ khí tinh vi hiện đại cho phong trào Hezbollah ở Libăng và cho các phần tử khủng bố khác trong khu vực. Cách đây chưa lâu, Ixraen đã công khai ném bom xuống thủ đô Đamát của Xyri với lý do để ngăn chặn vũ khí được chuyển cho phong trào Hezbollah. Lực lượng Hezbollah theo dòng Hồi giáo Shiite thân Iran ở Libăng là một đồng minh thân cận của Xyri và Iran, Hezbollah cũng bị coi là một trong những trở ngại chính cho sự chi phối quân sự của Ixraen ở khu vực Trung Đông.
Tuy nhiên, bất chấp tất cả, mới đây, Tổng thống Xyri Bashar al-Assad khi trả lời phỏng vấn tờ Clarin và một số phương tiện truyền thông Áchentina, đã thề sẽ cầm quyền đến cùng và tố cáo Ixraen và các cường quốc nước ngoài khác ủng hộ phe đối lập Hồi giáo để chống lại ông. Ông phủ nhận việc chính phủ ông đã sử dụng vũ khí hóa học và không nghi ngờ khả năng phương Tây có thể tiến hành một cuộc can thiệp vào Xyri bằng cách dựa vào những lời tố cáo dối trá về việc Xyri sử dụng vũ khí hóa học. Theo ông, phương Tây thường xuyên nói dối và bịa ra những bằng chứng để phát động các cuộc chiến tranh, đó là “thói quen” của họ. Ông Assad nói rõ rằng ông là người bảo đảm những lợi ích của Mỹ tốt hơn và đáng tin cậy hơn so với mạng lưới al- Qaeda trong khu vực.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh William Hague đã không giấu giếm những kế hoạch của châu Âu trang bị vũ khí cho quân phiến loạn như là một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Xyri. Ông lấy cớ về việc Xyri sử dụng vũ khí hóa học để thúc đẩy việc trang bị vũ khí cho quân phiến loạn Xyri và mở đường cho một cuộc can thiệp quân sự trực tiếp, ông đồng tình với tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama, coi việc sử dụng vũ khí hóa học ở Xyri là một “giới hạn đỏ” hoặc một “sự thay đổi dữ kiện” châm ngòi cho một cuộc chiến tranh của phương Tây chống Xyri của Bashar al-Assad. Trên thực tế, EU đã ủng hộ phe đối lập Xyri ngay từ đầu, hợp tác chặt chẽ với Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Vịnh để trang bị tối đa vũ khí cho các chiến binh của phe đối lập Hồi giáo ở Xyri và thiết lập những hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Patriot gần biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Xyri. Và mới đây, như trên đã nói, EU đã hủy bỏ những sự trừng phạt về dầu lửa chống Xyri để góp phần tài trợ cho phe đối lập Xyri. Sau các cuộc chiến tranh chống Ápganixtan, Irắc và Libi, đã bị một số nước châu Âu chỉ trích, các cường quốc châu Âu đã đứng đằng sau chiến lược hiếu chiến của Mỹ để cướp bóc nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn ở Trung Đông và Trung Á. Cũng như Mỹ, các cường quốc châu Âu coi chế độ Assad với sự thống trị của người Alawite ở Xyri và đồng minh chính của Xyri trong khu vực là Iran theo dòng Shiite, là trở ngại chính trong việc bảo đảm những lợi ích của mình. Đức đã tìm cách tập hợp các phần tử ly khai của Xyri để hậu thuẫn cho một chính sách hiếu chiến hơn chống Xyri. Theo một bài báo đăng trên tờ Der Spiegel của Đức xuất bản mới đây, Béclin đã quyết định lại cung cấp thuốc men và áo chống đạn cho Quân đội Xyri tự do.
Trong bối cảnh đang có những nguy cơ mở rộng tình trạng bất ổn sang Libăng, Irắc, và Thổ Nhĩ Kỳ, đều là láng giềng của Xyri, các cường quốc phương Tây đang tăng cường khả năng can thiệp vào Xyri và toàn khu vực Trung Đông. Một số chính khách Mỹ khi tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới ở Gioócđani vừa qua, đã công khai lên tiếng dọa tiến hành một cuộc chiến tranh giống như đã được tiến hành ở Libi để lật đổ chế độ hiện hành ở Xyri. Theo các nhân vật trên, việc đưa tên lửa tới đây có thể là “bước đi đầu tiên” tiến tới việc thiết lập một vùng cấm bay để cho phép phe đối lập tìm ra một cơ hội tự tổ chức và thay đổi diễn biến của cuộc xung đột như từng xảy ra ở Libi. Cùng với các nước vùng Vịnh như Arập Xêút, Cata và các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, Vương quốc Gioócđani là một trong những đồng minh chiến lược của Mỹ trong một cuộc tấn công đang được trù tính tại khu vực này. Một nhà lãnh đạo quan trọng của Gioócđani thân cận với Vua Abdullah xác nhận rằng Gioócđani đã cho phép máy bay do thám không ngưòi lái của Ixraen bay qua không phận Gioócđani để giám sát Xyri, thậm chí nếu cần, Gioócđani sẽ cho phép Ixraen sử dụng không phận của Gioócđani đê tấn công Xyri.
Không chỉ tăng cường quan hệ với Gioócđani để chuẩn bị cho một cuộc can thiệp vào Xyri, Ixraen đã không ngừng tìm kiếm sự hậu thuẫn của EU, và họ đã không uổng công. Sự hợp tác công khai giữa EU và các tập đoàn quốc phòng của Ixraen không hề được tiết lộ trên các phương tiện thông tin đại chúng châu Âu. Ai cũng biết, trong các cuộc tấn công của Ixraen vào dải Gada của người Palextin, Ixraen đã sử dụng triệt để các loại vũ khí do các công ty châu Âu cung cấp. Trước kia, chỉ 24 giờ sau 22 ngày diễn ra cuộc tấn công của Ixraen vào dải Gada hồi năm 2009, những người đứng đầu chính phủ của 6 nước châu Âu, trong đó có Anh, Pháp và Italia, đã tới Ixraen để tham dự một bữa tiệc do Thủ tướng Ixraen khi đó là Ehud Olmert, tổ chức. Ngoài ra, EU còn là đối tác thương mại chính của Ixraen với tổng kim ngạch khoảng 30 tỷ euro mỗi năm, cao hơn 10 lần so với viện trợ của Mỹ cung cấp cho Ixraen.
Riêng về buôn bán vũ khí, 18 trong số 27 nước thành viên EU có quan hệ với Ixraen, song chủ yếu vẫn là Italia, Pháp, Đức và Anh. Trong đó Pháp xuất khẩu 521 triệu euro vũ khí cho Ixraen tính từ năm 2003 đến 2008, và Đức từ năm 1996 đến 2000 đã bán được cho bạn hàng này 580 triệu euro vũ khí, chủ yếu là vũ khí thông thường. Anh cũng xuất khẩu số lượng đáng kể thiết bị quân sự cho Ixraen. Năm 2009, sau khi Ixraen phá hủy dải Gada, nhà cầm quyền Anh đã có được giầy phép xuất khẩu cho Ixraen các thiết bị chiến tranh điện tử, rađa cho tàu ngầm. Tính trung bình, mỗi năm Anh đã xuất khẩu lượng vũ khí trị giá từ 12 triệu đến 36 triệu euro sang Ixraen.
Tóm lại, dường như phương Tây, trong đó có Ixraen, đang làm tất cả từ giúp huấn luyện quân, tập trận, triển khai binh sĩ, đến mua bán vũ khí, v.v nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh trực tiếp chống Xyri, cho dù hầu như tất cả đều hiểu ràng hậu quả của cuộc chiến ấy sẽ rất khó lường, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, họ vẫn ráo riết chuẩn bị, chỉ chờ lệnh khai hỏa, mà chắc chắn rằng nếu có, sẽ phát ra từ Oasinhtơn.
* * *
TTXVN (Pretoria 14/6)
Theo mạng “Tin Trung Đông’’ ngày 30/5, Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) đã gặp nhau vào ngày 27/5/2013 để thảo luận về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với phe đối lập ở Xyri. Ngoài ra, hội nghị lần này cũng tập trung thảo luận về việc ủng hộ Hội nghị quốc tế Giơnevơ 2 về vấn đề Xyri (dự kiến tổ chức trong tháng 6/2013 nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng Xyrỉ). Tuy nhiên, do sự bất đồng sâu sắc giữa các bên lợi ích trong cuộc khủng hoảng Xyri mà Ngoại trưởng EU đã không đạt được thỏa thuận về việc gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với phiến quân Xyri sau quá trình thảo luận căng thẳng kéo dài. Do vậy, trên thực tế lệnh cấm vận vẫn được duy trì cho đến khi hết hiệu lực sau ngày 1/6. Sau đó,việc trang bị vũ khí cho phe nổi dậy tùy thuộc vào quyết định riêng của mỗi nước thành viên EU. Tuy nhiên, mọi biện pháp trừng phạt khác đối với chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sau ngày 1/6 vẫn được duy trì. Mục đích đằng sau hành động này của EU là gì? Điều gì đã gây nên sự khác biệt sâu sắc giữa nội bộ thành viên EU? Và đây là quyết định chiến lược được EU thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tế hay chỉ là một quyết định trong khuôn khổ hành chính nhằm duy trì sự thống nhất giữa các nước thành viên?
EU và khủng hoảng Xyri
Khi khủng hoảng Xyri bát đầu nổ ra, Eli từng trông chờ vào những kinh nghiệm của mình trước đó khi tham chiến ở Libi và dường như thành viên trong khối đều thống nhất. Nếu thành công, EU có thể kiểm soát tình hình Xyri trong khuôn khổ chính sách đối ngoại, an ninh chung trên cơ sở tuyên bố tôn trọng nguyên tắc quan hệ quốc tế. Cùng với đó, EU đã áp dụng các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt, cứng rắn đối với Chính quyền Assad trên tất cả lĩnh vực chính trị, ngoại giao, tài chính, hậu cần, tình báo nhằm cung cấp cho lực lượng nổi dậy Xyri những ủng hộ cần thiết. Một số nước thành viên EU, đặc biệt là Anh, Pháp thậm chí còn đi xa hơn là ủng hộ dù trực tiếp hay gián tiếp cung cấp các loại vũ khí hạng nhẹ cho lực lượng nổi dậy. Chính phe nổi dậy đã sử dụng nguồn tài chính được Arập Xêút, Cata tài trợ để mua vũ khí. Tuy nhiên, các nước thành viên EU đã bất đồng về cách tốt nhất để hỗ trợ cho phiến quân Xyri và điều này là nguyên nhân chính gây mâu thuẫn, chia rẽ về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với lực lượng nổi dậy Xyri. Pháp, Anh (nhận được sự đồng tình của Italia và Tây Ban Nha) đã nỗ lực trong thời gian dài để tìm cách dỡ bỏ lệnh cấm vận. Số này cho rằng dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sẽ làm gia tăng trọng lượng, sức mạnh cho phe đối lập trong đàm phán với Tổng thống Bashar al-Assad. Biện pháp này cũng sẽ buộc Assad phải thực hiện các nỗ lực ở cấp độ quốc tế nghiêm túc hơn để khôi phục hòa bình cho Xyri, khuyến khích Assad tham gia Hội nghị Giơnevơ 2. Anh, Pháp tin rằng biện pháp này cũng sẽ gửi đi một thông điệp rõ ràng đến Nga và một số cường quốc khác đối lập quan điểm với phương Tây về vấn đề Xyri. Qua đó nhắn nhủ họ rằng nếu không chấm dứt ủng hộ Chính quyền Assad thì phương Tây sẽ tiến hành các biện pháp đối phó. Trước đó Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Rvabkov đã kịch liệt chỉ trích quyết định của EU cho phép các quốc gia thành viên trong liên minh cung cấp vũ khí cho các tay súng nổi dậy ở Xyri, cho rằng hành động trên sẽ “trực tiếp hủy hoại những triển vọng triệu tập hội nghị quốc tế vì hòa bình ớ Xyri” Cuối cùng, trên phương diện hành động thực tế, việc bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho phe nổi dậy Xyri sẽ dọn đường cho Anh, Pháp hành động phù hợp với lợi ích của họ, làm tình hình Xyri thêm phần phức tạp trong tương lai. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại không một nước nào trong 27 nước thành viên có kế hoạch chuyển vũ khí cho lực lượng đối lập Xyri trước ngày 1/8 mà dự kiến sẽ chỉ hành động sau Hội nghị hòa bình do Nga và Mỹ đề xuất.
Ngược lại, một số nước thành viên EU như Áo, Thụy Điển, Phần Lan và Cộng hòa Séc đã phản đối quyết liệt việc đổ thêm vũ khí vào cuộc xung đột, vốn đã làm hơn 80 nghìn người thiệt mạng. Các nước này lo ngại vũ khí chống máy bay, chống tăng được cung cấp cho lực lượng đối lập có thể rơi vào tay của các phần tử Hồi giáo cực đoan như Mặt trận Al-Nursa. Sự mâu thuẫn này khiến EU không đạt đồng thuận trong quyết định sẽ trang bị loại vũ khí nào cho phe nhóm nổi dậy nào ở Xyri. Nhóm phản đối dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho rằng những nước có quan điểm ngược lại chẳng có gì đảm bảo được số vũ khí đó được chính phe nổi dậy Xyri sử dụng và không xảy ra rủi ro rơi vào tay những kẻ khủng bố. Những bảo đảm này chưa bao giờ được Anh, Pháp khẳng định. Bên cạnh đó, phe phản đối khẳng định lực lượng nổi dậy Xyri thiếu sự chỉ huy tập trung, thống nhất và từng bị cáo buộc có nhiều vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền. Một lý do quan trọng khác được các nước phản đối đưa ra chính là kể từ khi thành lập đến nay và sẽ tiếp tục trong tương lai, EU là cộng đồng hòa bình của các quốc gia, bất kỳ hành động nào của EU nhằm quân sự hóa tình hình Xyri chắc chắn sẽ ngăn chặn mọi khả năng đạt được giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng này. Ngoại trưởng Áo Michael Spindelegger tuyên bố “EU nên thực hiện theo đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động của mình…bởi vì EU là một tổ chức hòa bình chứ không phải là chiến tranh”.
Do vậy, việc EU bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với lực lượng nổi dậy tại Xyri trong Hội nghị Ngoại trưởng ngày 27/5 thực sự là kết quả của sự bất lực giữa các nước thành viên trong việc đạt được đồng thuận về vấn đề này, thể hiện sự rạn nứt trong nội bộ EU hơn là dấu hiệu cho việc các quốc gia thành viên của khối đã giải quyết được những khác biệt. Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại EU Catherine Ashton từng tuyên bố việc EU không ra được quyết định gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với phe nổi dậy Xyri có nghĩa từng nước thành viên căn cứ vào lợi ích quốc gia của riêng mình để đưa ra quyết định trang bị hay không trang bị vũ khí cho các phần tử chống đối ở Xyri. Tất nhiên việc thừa nhận quyền của từng quốc gia thành viên EU để đưa ra quyết định của riêng họ có thể hợp pháp hóa những nỗ lực của Anh, Pháp và một số nước EU trong mong muốn trang bị vũ khí cho phe nổi dậy. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu chứng tỏ sự thiếu đồng thuận của EU về chính sách an ninh, đối ngoại trong việc giúp đỡ các nước thành viên giải quyết cuộc khủng hoảng một cách thống nhất. Điều này cũng cho thấy EU đã thất bại trong việc thu hẹp khoảng cách tồn tại giữa các nước thành viên.
Kết luận
Với sự gia tăng xung đột vũ trang tại Xyri thì các biện pháp do các nước thành viên EU thực hiện đối với cuộc khủng hoảng này đã dần rời ra khỏi mục đích hoạt động cứu trợ ban đầu của liên minh. EU không còn tìm cách chấm dứt khủng hoảng thông qua các biện pháp hòa bình mà ngược lại còn hướng đến âm mưu lật đổ chế độ Xyri hiện tại. Việc EU dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với lực lượng nổi dậy tại Xyri cũng nhằm thực hiện âm mưu này. Không nghi ngờ gì nữa mục đích chính đằng sau quyết định trên của EU là để hợp pháp hóa hành động can thiệp của các nước thành viên trong liên minh đối với Xyri trong khi ám chỉ rằng Chính quyền Tổng thống Bashar al- Assad đã mất tính hợp pháp. EU đang cố gắng tạo nên sự cân bằng quyền lực mới trước thực tế rõ ràng trong những ngày gần đây là Chính quyền Assad đang dành thế chủ động trên thực địa. Mặt khác, thất bại của EU trong việc đạt được quyết định đồng thuận về gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với lực lượng nổi dậy Xyri và việc lệnh cấm vận tự động hết hiệu lực trong số các biện pháp trừng phạt này cho thấy dấu hiệu thiếu sự thống nhất giữa các nước thành viên EU đối với chính sách đối ngoại, an ninh chung của liên minh, đặc biệt đối với chính sách quốc phòng và an ninh của EU. Không quá khi nói rằng bất kỳ biện pháp nào do EU thực hiện để trang bị vũ khí cho lực lượng nổi dậy sẽ chỉ làm gia tăng thêm khoảng cách giữa các nước thành viên và cũng đồng thời chứng tỏ sự thiếu hiệu quả trong chính sách đối ngoại, an ninh chung của tổ chức này. Do vậy, thay vì là bước đi chiến lược để đáp ứng yêu cầu của thực tế, quyết định của EU chỉ là biện pháp quan liêu nhằm mục đích bảo vệ sự thống nhất của các nước thành viên, tạo ra cơ hội mới, trao tính hợp pháp cho việc thực hiện các biện pháp can thiệp quân sự vào Xyri trong tương lai.
Cũng theo mạng “Tin Trung Đông”, khi các lệnh trừng phạt do Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lên Xyri (trong đó có lệnh cấm trang bị vũ khí cho chính phủ và phe nổi dậy Xyri) chính thức kết thúc, các nước thành viên EU phải đưa ra quyết định mới. Bất chấp sức ép lớn từ Pháp, Anh, các thành viên khác của EU vẫn phản đối và cấm trang bị vũ khí cho phe nổi dậy. Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh của khối diễn ra tại Brúcxen (Bỉ), các nhà lãnh đạo châu Âu cũng không đạt được thỏa thuận về việc thu hồi lệnh cấm trang bị vũ khí cho phe nôi dậy tại Xyri.
Sự khác biệt về quan điểm giữa các nhà lãnh đạo EU là do họ đã đúc rút được bài học kinh nghiệm từ cuộc chiến Libi hai năm trước đây khi EU đã thất bại trong khuôn khổ Chính sách An ninh và Phòng thủ chung (CSDP), trước đây thường gọi là Chính sách An ninh và Phòng thủ châu Âu – ESDP. Đây là lần đầu tiên EU tham gia đơn phương vào cuộc xung đột Libi và sau đó là trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Thậm chí, ngay trong khuôn khổ của NATO, nhiều nước thành viên EU đã hạn chế sự tham gia của mình vào cuộc khủng hoảng Libi đến mức tối thiểu và NATO đã phải đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng về lực lượng và trang thiết bị trong suốt cuộc xung đột. Điều đáng nói ở đây là cuộc chiến Libi chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ và chi phí EU dành cho cuộc chiến này rất thấp do có sự tham gia của Mỹ. Do vậy, sau cuộc chiến tại Libi, nhiều nhá phân tích cho rằng CSDP đã thực sự chết và EU không đủ khả năng cũng như thiếu quyết tâm để đạt được mục tiêu trong chính sách đó.
Không có tiến triển trong quy tụ lực lượng quốc phòng và an ninh theo Hiệp ước Lixbon
Theo Hiệp ước Lixbon, chính sách an ninh và đối ngoại chung của EU nên đưa ra một cơ sở phảp lý rõ ràng cho Cơ quan tình báo phòng thủ châu Âu và đồng thòi tìm kiếm các nguồn tài trợ cho mọi hoạt động liên quan đến chính sách an ninh và phòng thủ chung. Tuy nhiên, EU không đủ khả năng đạt được tiến triển trong lĩnh vực an ninh và phòng thủ mặc dù có kết luận của Hiệp ước Lixbon. Trong khi đó, những cuộc khủng hoảng khu vực như Xyri và Libi đã chứng tỏ rằng so với các lĩnh chính trị khác của châu Âu, chính sách an ninh và phòng thủ của EU dễ bị tổn thương cao do nhiều sự khác biệt giữa các nước thành viên.
Sự thiếu đoàn kết giữa các nước thành viên EU về chính sách an ninh và quốc phòng chung của khối, đặc biệt liên quan đến an ninh và quốc phòng, có rất nhiều lý do. Một trong số đó là sự giảm tải ngân sách quốc phòng của khối do khủng hoảng tài chính, thiếu trang thiết bị quân sự, thiếu hoạt động tập trận chung, không hợp tác đầy đủ giữa các nước thành viên trong lĩnh vực vũ khí, thiếu quan hệ hợp tác hiệu quả giữa NATO và EU, sự phản đối mạnh mẽ của nsười dân châu Âu đối với việc sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết khủng hoảng và sự thống trị của các chiến lược khác nhau lên các nước thành viên EU.
Trong hoàn cảnh hiện tại và do những nguyên nhân trên thì hai yếu tố có tác động tiêu cực nghiêm trọng nhất đến chính sách an ninh và quốc phòng chung của EU là sự thống trị của các chiến lược khác nhau, và sự cắt giảm mạnh mẽ ngân sách quốc phòng trong các nước thành viên. Thực tế, sự khác biệt về chiến lược giữa các thành viên EU đă làm gia tăng sâu sắc hơn khoảng cách hiện tại về CSDP. Bên cạnh đó, sự hiểu biết khác nhau về mối đe dọa cũng là một yếu tố làm gia tăng khoảng cách giữa các nước thành viên EU. Trong khi nhiều nước Đông Âu coi Nga là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng nhất thì các nước Nam Âu lại cho rằng tình trạng quá tải người nhập cư mới là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đến an ninh của họ. Ngược lại, hầu hết các nước Bắc Âu và Tây Âu lại không cảm thấy bất kỳ mối đe dọa nào.
Cuộc khủng hoảng tài chính đang lan tràn tại châu Âu cũng làm giảm thiểu sự hợp tác và phối hợp giữa các nước thành viên EU đối với việc thực hiện cải cách quân sự. Kết quả của cuộc khủng hoảng này là sáng kiến đề xuất về tổng hợp và chia sẻ của NATO đã không thành công. Như một hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, ngân sách quốc phòng và an ninh cúa các nước nhỏ ở châu Âu đã cam kết đóng góp cho EU là hơn 20%, các nước trung bình là 10-15%, trong khi chỉ 5% là từ các cường quốc châu Âu. Ngoài ra, các nước thành viên của EU, có vai trò đặc biệt lớn như Đức, Pháp, Anh đã không tin tưởng những nước khác khi nói đến vấn đề an ninh, quốc phòng và không sẵn sàng tham gia hợp tác quân sự với các nước khác do toan tính của những nước này về lợi ích của riêng mình. Sự thất bại trong việc sáp nhập hai công ty sản xuất vũ khí của châu Âu là Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Quốc phòng châu Âu (EADS) và Công ty vũ khí BAE Systems của Anh để biến khối này thành một lực lượng hùng mạnh, là một minh chứng điển hình cho thực tế này.
Kết luận
Từ cuộc khủng hoảng Libi, chính sách ưu tiên của Mỹ và việc thực thi chính sách ngoại giao đã được chuyển đổi: trách nhiệm đối với các vấn đề an ninh châu Âu được chuyến sang cho khối này và đã chuyển việc thực thi vai trò dẫn đầu trong các cuộc khủng hoảng nổ ra ở Bắc Phi và Trung Đông sang cho EU. Cách hành động tương tự cũng được Oasinhtơn thực hiện đối với khủng hoảng Xyri và Mỹ dường như đang nhất quán thực thi chính sách đó. Cho đến giờ, các nước châu Âu vẫn chưa đủ khả năng vượt qua khoảng cách tồn tại giữa chính họ về các vấn đề quân sự và càng trở nên độc lập, tự chủ hơn trong vấn đề này mà không cần đến sự ủng hộ và lãnh đạo của Mỹ cũng như thực hiện ngoài khuôn khổ của NATO. Trong suốt thời gian sau Chiến tranh Lạnh, chúng ta đã chứng kiến việc EU thực thi các nhiệm vụ quân sự không có cơ chế tập thể mà hoàn toàn độc lập và thậm chí ngay cả chính sách an ninh và quốc phòng chung của EU cũng không đủ khả năng làm thay đổi tình hình này.
Việc cắt giảm ngân sách của châu Âu và các nguồn lực tài chính, thiếu chiến dịch hành động, thiếu khuôn khổ chính trị vững chắc và các điểm yếu khác của tổ chức mà EU ngày càng trở nên phụ thuộc vào NATO. Do đó, việc triển khai lực lượng đến các nước khác ngoài khuôn khổ của NATO để thực hiện các chiến dịch quân sự trên quy mô lớn trở nên rất khó khăn và hầu như là không thể ngay cả đối với các cường quốc thành viên có tiềm lực quân sự hùng hậu trong khối như Pháp, Anh.
Một số nước EU cho rằng việc trang bị vũ khí cho lực lượng nổi dậy tại Xyri chỉ nên được thực hiện sau khi chính quyền Tổng thống Assad sụp đổ. Theo EU, các nước phương Tây cần phải đưa ra quyết định thông minh đối với việc vũ trang cho lực lượng nổi dậy. Libi là một minh chứng điển hình chứng tỏ rằng giải giáp vũ khí của phiến quân khi chấm dứt cuộc chiến là rất khó khăn bởi vì khi lực lượng nổi dậy giành được quyền lực thì vai trò và ảnh hưởng của số này tại đất nước cũng đồng thời gia tăng.
Vì những lý do trên, nhiều khả năng các nước thành viên EU sê không đạt được thỏa thuận về việc trang bị vũ khí hạng nặng cho lực lượng nổi dậy tại Xyri. Cuối cùng, cần phải nhấn mạnh rằng việc thiếu hiểu biết đúng đắn về các mối đe dọa hiện tại hoặc cảm giác về mối đe dọa chung, sự khác biệt về chiến lược, thiếu nguồn lực cần thiết, thiếu tin tưởng và việc ngày càng phụ thuộc vào NATO như là cơ chế chính để quản lý những lo ngại về quyền lực cứng của EU, trên thực tế đã ngăn không cho CSDP vượt khỏi giới hạn là sáng kiến đầy tham vọng trên lý thuyết. Do đó, các nước thành viên EU hiện đang bị chia rẽ về vấn đề giải quyết cuộc khủng hoảng tại Xyri bằng cách nào và sẽ tiếp tục phải làm gì với những cuộc khủng hoảng có khả năng xảy ra trong lương lai./.
NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ BẢY 22-6-2013 | Ngoclinhvugia's Blog said
[…] GIAO MỀM DẺO” CÓ PHÁT HUY TÁC DỤNG? Thư cảm ơn của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ EU VÀ NGUY CƠ XẢY RA CHIẾN TRANH Ở XYRI XUNG QUANH VIỆC NGA BÁN TÊN LỬA S-300 CHO CHÍNH PHỦ XYRI Tin thứ Bảy, 22-06-2013 […]
Hoàng Lan said
Dịch bài này sang tiếng anh rồi gửi cho thẳng đến trụ sở liên minh châu Âu ở Bruxen thì chắc chúng nó cấm cửa tất cả lãnh đạo VN đi du lịch chứ đừng nói sang thăm.
nói thẳng nói thật said
những cái mõm của giới cầm quyền Việt Nam khi nói về phe nổi dậy ở Xyri Cứ gọi “chúng”là “bọn khủng bố”, còn mình thì dùng an ninh, dùng công an giả dạng “côn đồ” để đánh đập, thủ tiêu, giết hại người yêu nước thì là gì? nếu không là khủng bố?.
đảng cs VN hiện nay đang bị người cầm quyền lợi dụng lái thành một tổ chức độc tài tham nhũng, bán nước và khủng bố công khai đối với người dân yêu nước