2435. BỐN KỊCH BẢN CHO TƯƠNG LAI CỦA UKRAINE
Posted by adminbasam trên 09/03/2014
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 06/03/2014
Một tổng thống được bầu lên bằng con đường dân chủ năm 2010 rồi bị đánh bật khỏi thủ đô bởi người biểu tình tại quảng trường Maidan, trong đó có một số nhóm dân tộc cực đoan có vũ trang và mang phù hiệu phátxít không muốn chấp nhận châu Âu và cả những người thuộc tầng lớp trung lun (giáo viên, sinh viên, lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ) muốn xích lại gần Liên minh châu Âu (EU). Một số thủ lĩnh chính trị ở miền Đông đòi chia cắt đất nước, một bán đảo Krym có hạm đội biển Đen của Nga đóng căn cứ và gần như nồi dậy chống chính quyền trung ương ở Kiev.
Theo tướng Pháp Jean-Bernard Pinatel, khi khủng hoảng nổ ra và biến thành đối đầu bạo lực làm nhiều người chết và bị thương, điều chủ chốt là bình tĩnh phân tích những yếu tố gây ra tình trạng bạo hành đó và nhất thiết không nên để tình cảm lấn át, cũng không nên nghe theo những lời kêu gọi cách mạng lãng mạn. Phân tích trên tạp chí “Địa chính trị ” nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine và tương lai của nước này sau khi Nga đưa quân vào bán đảo Krym, tướng Jean-Bernard Pinatel khẳng định những gì đang diễn ra ở Ukraine có cội rễ sâu xa mà chỉ có thể thấy được nếu phân tích lịch sử của nước này và xác định lại ván cờ chiến lược mà nước này tạo ra cho Mỹ, Nga và châu Âu.
Lịch sử cho thấy rõ rằng Nhà nước và tình cảm dân tộc Ukraine mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Quả thực là Ukraine, lãnh thổ và dân chúng nước này bị chia rẽ giữa các Đe chế Áo và Nga cho đến cuộc Cách mạng Nga tháng 2/1917. Trong cơn cuồng phong của cuộc nội chiến Nga và cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất, phong trào dân tộc Ukraine (ra đời vào đầu thế kỷ 19) lợi dụng việc chế độ Sa hoàng sụp đổ (năm 1917) để lập ra một cơ cấu chính phủ – Hội đồng trung ương Ukraine – và để tuyên bố độc lập cho nước này. Nhưng thể chế đó không tồn tại được bao lâu. Lãnh thổ Ukraine là nơi diễn ra trận chiến quyết liệt giữa các lực lượng chính trị và các nhánh quân sự của các lực lượng này: lực lượng theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, Hồng quân, các đội quân Bạch vệ chống Bolsevich và đội quân nước ngoài. Thời kỳ độc lập đầu tiên này không may lại tồi tệ hơn do các vụ tàn sát người hàng loạt. Trên thực tế, các vụ tàn sát này bắt đầu xảy ra vào năm 1881 tại các thành phố của Ukraine thuộc Đe chế Nga, nơi có nhiều người Do Thái sinh sống, nhưng dữ dội nhất là trong thời kỳ tồn tại ngắn ngủi của nước cộng hòa nhân dân Ukraine (1917- 1921), thời kỳ của các vụ ám sát hàng loạt người Do Thái, vốn là dấu ấn ban đầu của phong trào dân tộc chủ nghĩa Ukraine.
Năm 1920, Ukraine lại bị chia cắt thành bốn. Phái Bolsevich rốt cuộc đánh bại các bên tham chiến khác và phần Ukraine trước đây thuộc Nga, với Kiev là thủ đô, được sáp nhập vào Liên Xô trong khi phần trước đây của Áo, với Lvov là thành phố chính, được gắn vào Ba Lan. Nước Ukraine nhỏ bé “xuyên dãy Carpat” bỏ phiếu thông qua việc sáp nhập lãnh thổ mình vào Tiệp Khắc, còn đối với Bucovine, thiểu số sắc tộc Ukraine ở đây đành chấp nhận đi với Romania. Tuy nhiên, tiến trình Xô viết hóa chỉ là thời kỳ tiêu cực đối với Ukraine. Trên thực tế, năm 1928, Joseph Staline cho thực hiện kế hoạch năm năm đầu tiên để công nghiệp hóa khu vực này với việc xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất châu Âu trên sông Dniepr cho phép điện khí hóa nước Cộng hòa và phát triển một khu công nghiệp luyện kim là Donbass. Nhưng việc tập thể hóa đất nông nghiệp năm 1933 gây ra nạn đói kinh hoàng mà người Ukraine gọi là Holomodor (làm 8 triệu người chết ở Ukraine và một số khu vực khác của Liên Xô). Đó là nạn đói lớn cuối cùng ở châu Âu. Cũng như ở Nga, chế độ Stalin tiến hành hàng triệu vụ bắt bớ và ám sát, đặc biệt là đối với số trí thức Ukraine trong chiến dịch Đại thanh trùng trong hai năm 1937 và 1938.
Khi Ukraine bị quân đội của nước Đức phátxít xâm lược vào mùa Hè năm 1941, người Đức được một bộ phân dân chúng Ukraine đón tiếp như những người đến giải phóng họ. Trái lại, ở miền Đông Ukraine, người Đức vấp phải sự chống trả quyết liệt của dân chúng địa phương cho đến tận năm 1944. Để trả thù, người Đức truy lùng số du kích và đốt cháy hàng trăm làng mạc. Một vết nhơ khác trong lịch sử của Ukraine là vào tháng 4/1943, một sư đoàn SS Galicie được thành lập với thành phần là lính tình nguyện Ukraine. Sư đoàn này được Đức tung vào Slovakia để đàn áp phong trào dân tộc ở đây. Nhưng vào thời kỳ cuối cuộc chiến, phái thân phương Tây ở Ukraine và Mỹ đã làm tất cả đế che đậy những tội ác khủng khiếp do sư đoàn này gây ra và chỉ giữ lại những gì liên quan đến cuộc chiến chống Liên Xô. Các nhà sử học cho rằng hơn 200.000 người Ukraine tham gia quân đội Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai để chiến đấu chống lại chế độ Xôviết.
Năm 1944, Hồng quân chiếm một phần lớn lãnh thổ Ukraine. Vào thời kỳ cuối cuộc chiến tranh, thiệt hại của Ukraine lên tới 8 triệu người chết trong đó 1,377 triệu là binh lính có quốc tịch Ukraine. Còn phái đòi độc lập (chủ yếu có mặt tại các khu vực ở miền Tây) vẫn tiếp tục cuộc kháng chiến vũ trang chống Liên Xô cho đến năm 1954. Chỉ đến năm 1989, khi đất nước được giải phóng, người Ukraine mới tự tổ chức nhau lại để bảo vệ quyền của mình. Nền độc lập được tuyên bố ngày 24/8/1991 và được khẳng định bằng cuộc trưng cầu dần ý vào ngày 1/12/1991, với 90,5% cử tri bỏ phiếu ủng hộ độc lập.
Mỹ muốn vĩnh viễn tách Ukraine khỏi Nga và đưa nước này gia nhập Liên minh châu Âu và NATO. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, Mỹ có một nỗi lo sợ duy nhất: sự ra đời của một khu vực châu Âu rộng lớn bao gồm cả Nga, nước sau đó có thế sẽ cạnh tranh vị trí dẫn đầu thế giới của mình.
George Bush tuy trước đó đã hứa hẹn với Mikhail Gorbachov sẽ giải thể NATO nếu Gorbachov cũng xóa bỏ tổ chức Hiệp ước Vacsava, nhưng rồi không giữ lời hứa. Sau khi khối Vacsava bị giải tán, Mỹ vẫn duy trì NATO và từ đó đến nay, không ngừng hành động để làm sao Liên minh châu Âu và NATO tuy hai mà là một. Đại sứ Mỹ tại Bratislava từng phân phát những món tiền lớn cho phe chống đối Thủ tướng Vladimir Méciạr, người muốn Ukraine trở thành thành viên EU, nhưng không gia nhập NATO.
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Zbigniew Brzezinski, năm 1997 cho xuất bản một cuốn sách nhan đề “Bàn cờ lớn” trong đó ông tiếp nhận hai khái niệm của Mackinder là khu vực “Á-Âu” (châu Âu + Nga bao gồm cả khu vực Siberi + Trung Á) và khu vực “Hartland” (Trung Âu). Brzezinski cũng lấy lại phương châm nổi tiếng của Mackinder, theo đó “ai làm chủ được châu Âu sẽ thống trị được Trung Âu; ai làm chủ được Trung Âu sẽ thống trị được Thế giới thu nhỏ; ai làm chủ được Thế giới thu nhỏ sẽ thống trị được Thế giới”. Từ đó, Brzezinski suy ra rằng “đối với Mỹ, ván cờ địa chính trị chính là khu vực Á-Âu”. Trong một cuốn sách khác, ông bộc lộ suy nghĩ của mình như sau: “Nếu Ukraine sụp đổ có thể sẽ làm giảm đáng kể các phương án địa chính trị của Nga. Kể cả khi không có các Nhà nước khu vực Bantích và Ba Lan, nước Nga nếu có thể kiểm soát được Ukraine vẫn có thể bảo đảm làm chủ được một đế chế Á-Âu. Nhưng nếu không có Ukraine với 52 triệu người anh em dòng Slave, mọi ý đồ tái lập đế chế Á-Âu của Moskva có nguy cơ đây Nga vào các cuộc xung đột kéo dài với các dân tộc không những không phải dòng Sỉave mà còn có động cơ dân tộc chủ nghĩa và tôn giáo “.
Tháng 1/2003, cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine, Carlos Pascual, trình bày tại Trung tâm nghiên cứu quổc tế và chiến lược ở Washington về mối quan hệ giữa Mỹ và Ukraine, ông đặt câu hỏi: “Ukraine liệu có thuộc về cộng đồng châu Âu và NATO không?” và không ngần ngại trả lời là “có”. John Herbst, người thay Carlos Pascual làm Đại sứ vào tháng 9/2004, cũng nhấn mạnh điều tương tự trước ủy ban Thượng viện trong buổi nghe điều trần trước khi bổ nhiệm ông. Lúc đó John Herbst gọi bảo đám đưa Ukraine gia nhập cộng đồng châu Âu-NATO” là mục đích chính trong chính sách đối ngoại. Ông nói: “Nếu được bổ nhiệm làm Đại sứ, tôi sẽ làm tất cả những gì có thể được để bảo đảm rằng Chính phủ Ukraine tạo cơ hội ngang bằng nhau cho các ứng cử viên tổng thống và để việc chuẩn bị bầu cử cũng như chính cuộc bỏ phiếu diễn ra trong công bằng và tự do. Một tiến trình bầu cử phù hợp với chuẩn mực của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) và một kết quả phản ánh ý nguyện của nhân dân, có tính quyết định để Ukraine thỏa mãn được nguyện vọng của mình muốn trở thành thành viên NATO và xích lại gần với EU.”
Từ năm 2002 đến năm 2004, Mỹ đã chi hàng tỷ USD để giúp phe đối lập Ukraine lên nắm quyền. Hàng triệu USD được phân phát bởi các tổ chức tư nhân, như Quỳ Soros và chính phủ các nước châu Âu. Số tiền đó không được phát trực tiếp cho các chính đảng, nhưng được sử dụng để “mở rộng dân chủ” như Chính phủ Mỹ từng tuyên bố. Tiền được chuyển qua các quỹ và tổ chức phi chính phủ và các tổ chức này tư vấn cho phe đối lặp, cho phép phe đối lập mua sắm trang thiết bị kỹ thuật và tiếp nhận kỹ thuật quảng cáo hiện đại nhất. Một bức điện ngày 5/1/2010 được VVikileaks tiết lộ cho thấy mức độ can dự của Ba Lan vào tiến trình chuyển tiếp và nỗ lực dân chủ của các nước thuộc khối Đông Âu. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ được nói đến trong bức điện này. Gác bức điện được Wikileaks tiết lộ cho thấy nỗ lực bền bỉ và ý muốn không thay đổi của Mỹ mở rộng khu vực ảnh hưởng sang Đông Âu, như ở Ukraine, trong những năm gần đây. Trong trường họp này, Ba Lan là một công cụ phục vụ Mỹ trong tiến trình cải cách dân chủ tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Nhưng nền dân chủ đó bị ảnh hưởng bởi quá khứ. Lịch sử đó, bị giằng xé giữa Nga và châu Âu, tái xuất hiện trong các phong trào chính trị đối đầu nhau ở Ukraine hiện nay. Mọi kết quả bầu cử đều bị những người thua cuộc phản kháng với lý do gian lận phiếu bầu và nạn tham nhũng hoành hành trong các phe. Cuộc bầu cử Quốc hội năm 2007 cho ra đời một thể chế không thể điều hành được. Một bên là đảng thân phương Tây của Yulia Tymoshenko và phái dân tộc chủ nghĩa thuộc “Ukraine của chúng ta” tìm cách viết lại lịch sử giúp đỡ chế độ Hitler ; và bên kia là Đảng cộng sản và Đảng các khu vực thân Nga.
Năm 2010, người Ukraine lại đi bỏ phiếu để bầu tổng thống mới. Viktor Yanukovych, ứng cư viên chính thức của Đảng các khu vực, cựu Thủ tướng, được đa số người dân Ukraine bầu làm tổng thống, trong nỗi thất vọng của Yulia Tymoshenko và niềm hy vọng bị thui chột của cuộc Cách mạng Cam năm 2004. Đen năm 2012, cuộc tổng tuyển cử mới giúp Đảng các khu vực có được lợi thế rõ rệt, Liên minh toàn Ukraine, người thừa kế của khối Yulia Tymoshenko, bị thua đau và mất 44 ghế trong Quốc hội so với năm 2007. Theo OSCE, cuộc bỏ phiếu diễn ra bình thường tại 96% số phòng bỏ phiếu.
Tương lai Ukraine sẽ ra sao? Tướng Jean-Bernard Pinatel cho rằng bốn kịch bản có thề xảy ra đối với tương lai của Ukraine: gia nhập EU, bị chia cắt, tự trị với quyền hạn bị không chế và gạch nối với khu vực Á-Âu.
Thứ nhất: Ukraine gia nhập EU và NATO. Hiện nay, có ít nước châu Âu muốn mở rộng thêm tổ chức này. Dẫu sao, kể cả về trung hạn, châu Âu trong bất luận trường hợp nào cũng không thể chấp nhận một nước Ukraine, trong một tương lai có thể thấy được, không đáp ứng được bất kỳ một tiêu chuẩn nào cho phép mở rộng, về chuẩn mực chính trị, đó là Nhà nước pháp quyền, hệ thống dân chủ ổn định và bảo vệ các thiểu số sắc tộc. Về chuẩn mực kinh tế, đó là nền kinh tế thị trường đáng tin cậy và có khả năng đối mặt với cạnh tranh ngay trong Liên minh. Thêm vào đó là khi gia nhập phải có trách nhiệm tuân thủ các mục tiêu của liên minh chính trị, kinh tế và tiền tệ, tái chấp nhận thành quả cộng đồng (nghĩa là chấp nhận và đưa vào luật pháp nước mình toàn bộ luật pháp có hiệu lực của châu Âu). Trong khi đó, nạn tham nhũng tràn lan ở Ukraine và sự có mặt của một đảng dân tộc chủ nghĩa cực đoan hùng mạnh, gần gũi với các đảng cực tả châu Âu, khiến các nhà lãnh đạo châu Âu cảm thấy không yên tâm.
Châu Âu liệu có giúp Ukraine về phương diện kinh tế không? Châu Âu vẫn còn nhiều việc phải làm để bảo đảm vực các nước thành viên dậy nên không thể mở rộng hơn, hơn nữa vì không ai lúc này có thẻ bảo đảm đồng tiền cho Ukraine vay được sử dụng đúng mục đích do nạn tham nhũng tràn lan. Mỹ, với hoạt động ngoại giao và hoạt động của CIA diễn ra ở Ukraine từ 15 năm nay, chắc chắn sẵn sàng giúp chính phủ mới, nhưng chỉ ở mức độ hạn chế vì Tổng thống Obama còn có các ưu tiên khác. Tổng thống Mỹ chọn cách hỗ trợ Ukraine một cách gián tiếp, thông qua Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), thể chế mà Mỹ tài trợ tới 42% nguồn tài chính. Muốn vậy, Ukraine phải có nỗ lực lớn, nhưng chính quyền mới ở nước này sẽ gặp rất nhiều khó khăn để buộc dân chúng làm theo hướng đó. Theo một cán bộ Viện tài chính quốc tế, một tổ chức đại diện cho 450 ngân hàng trên toàn thế giới, để tránh bị sụp đổ hoàn toàn không phải trong những tháng tới mà trong những tuần lễ tới, lúc này Ukraine cần có tiền. Trong khi đó, Lubomir Mitov, chuyên gia kinh tế trưởng của Viện tài chính quốc tế (IIF) cho các nước mới nối ở châu Âu, cho biết két bạc Nhà nước Ukraine hiện đang trống rỗng và những thách thức kinh tế ở trong nước là “vô cùng lớn”. Sau nhiều tháng khủng hoảng chính trị và sau khi Viktor Yanukovych bị phế truất, chính quyền lâm thời Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ 35 tỷ USD viện trợ trong hai năm để tránh bị vỡ nợ. Nhưng như lịch sử gần đây đã cho thấy, chỉ có Nga là nước sẵn sàng hỗ trợ tài chính trên quy mô lớn.
Thứ hai: Ukraine bị chia cắt. Phương án này bị bác bỏ ở ngay trong Ukraine cũng như những “chủ thể chính tác động từ bên ngoài”. Trường hợp bán đảo Krym chắc chắn sẽ nằm trong các cuộc thảo luận Tây-Đông vì khu vực này về lịch sử không thuộc Ukraine. Bán đảo này là của Nga từ thế kỷ thứ 8. Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Krym được hưởng quy chế cộng hòa tự trị trong nước Ukraine mới. Lực lượng Hải quân trước đó của Liên Xô được chia thành hai, những đại bộ phận hạm đội vẫn thuộc về Nga (17% của Hải quân Ukraine , 83% của Hải quân Nga). Việc duy trì hạm đội Nga ở Sebastopol trong 20 năm được xác định bằng một thỏa thuận ký năm 1997. Hiệp định này được gia hạn vào năm 2010, giữa Medvedev và Yanukovych, và bảo đảm cho Hải quân Nga được thuê đến năm 2042 (sau đó có thể gia hạn thêm 5 năm nữa) để đổi lấy giá khí đốt hạ và tài trợ một phần cho món nợ của Ukraine, về phần mình, Mỹ, EU và Nga hiện không muốn chia cắt Ukraine, nhưng phương án này không bị loại trừ vĩnh viễn nếu chính quyền mới ở Ukraine không tìm được thế cân bằng mới giữa các lực lượng muốn ly khai đang diễn ra ở trong và ngoài Ukraine.
Thứ ba: Ukraine có thể vẫn là một Nhà nước độc lập với một nền độc lập ít nhiều quan trọng, tùy theo nỗ lực mà người Ukraine và các tác nhân bên ngoài mong muốn. Giả thiết có khả năng nhất là một nước Ukraine tự trị nhưng với quyền hạn bị hạn chế. Kịch bản này có tính tới tính chất pha tạp trong phái liên minh lên cầm quyền ở Kiev, bao gồm phái thân châu Âu và phái dân tộc cực đoan, nạn tham nhũng tràn lan, ảnh hưởng của thiểu số người nói tiếng Nga hùng mạnh ở miền Đông Ukraine. Tất cả những yếu tố nội tại đó khiến người ta nghĩ rằng chính quyền mới sẽ không có khả năng thực hiện các cuộc cải cách cần thiết để vực dậy đất nước, vốn là điều kiện đầu tiên để có được độc lập. Các yếu tố bên ngoài cũng vậy: các nước châu Âu rất không muốn bỏ tiền ra, cộng với những con bài chủ yếu mà Tổng thống Nga, Vladimir Putin, có trong tay để đối phó với Ukraine (gần gũi về mặt địa lý, hỗ trợ của dân chúng Nga, giá khí đốt ưu đãi) cũng như đối với Mỹ (thảo luận về vũ khí chiến lược, Afghanistan, Iran, Syria…).
Thứ tư: một nước Ukraine với tư cách là chất xúc tác và cầu nối với khu vực Á-Âu. Giải pháp này có vẻ hợp lý hơn cả, nhưng chỉ có thể thực hiện được nếu các nhà lãnh đạo châu Âu ý thức được rằng việc các nước châu Âu phục vụ yêu cầu của Mỹ sẽ đi ngược lại lợi ích sống còn của chính châu Âu và người dân châu lục. Với vị trí địa lý và dân số bao gồm một thiểu số đông đảo người Nga và nhiều sắc tộc thiểu số khác xuất thân và gần gũi với Ba Lan, Romania ngả sang Đức, Ukraine vừa quay sang Tây, vừa hướng về Đông. Đối với người Ukraine, đối với châu Âu và đối với Nga, cuộc khủng hoảng này là một cơ hội cần nắm bắt để xử lý vấn đề Ukraine giữa các nước Á-Âu với nhau và đặc biệt không đưa Mỹ vào cuộc vì nước này không hề muốn Ukraine trở thành cửa ngõ ở phía Đông của châu Âu và là cầu nối với Nga./.
Sorry, the comment form is closed at this time.