1866. VỀ KHẢ NĂNG PHƯƠNG TÂY CAN THIỆP VÀO QUÂN SỰ XYRI
Posted by adminbasam trên 27/06/2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 25/6/2013
TTXVN (Cairô 23/6)
Bài viết của tác giả Bill Van Auken đăng trên mạng tin “Toàn cầu hóa ” ngày 17/6 nội dung như sau:
Việc Mỹ chuẩn bị vũ trang trực tiếp cho quân nổi dậy Xyri rõ ràng làm cho cuộc khủng hoảng tại nước này thêm nghiêm trọng. Các quan chức Mỹ và phương Tây khác cho biết Lầu Năm Góc đã cung cấp cho Chính phủ Mỹ các kế hoạch áp đặt một vùng cấm bay bên trong lãnh thổ Xyri với diện tích ít nhất 25 dặm từ biên giới nước này giáp với Gioócđani để chuẩn bị cho các lực lượng đánh thuê xâm lược Xyri. Những biện pháp này sẽ được thực hiện với sự hợp tác của Anh và Pháp, hai cường quốc thực dân cũ của Xyri, là một phần trong cuộc chiến tranh xâm lược nhằm đảm bảo lợi ích của Oasinhtơn và các đồng minh NATO.
Nhà Trắng khẳng định rằng việc leo thang quân sự này là phản ứng của Mỹ trước việc chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad đã vượt qua “giới hạn đỏ” của Tổng thống Obama và vi phạm các “tiêu chuẩn quốc tế” bằng việc sử dụng vũ khí hóa học chống quân nổi dậy. Việc cung cấp vũ khí mới và mạnh hơn cho quân nổi dậy sẽ chỉ làm gia tăng các vụ thảm sát, như trường hợp trong đầu tuần qua, ít nhất 60 dân thường, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em bị sát hại tại làng Hatlah ở miền Đông Xyri. Việc thiết lập một vùng cấm bay sẽ dẫn đến việc bắn phá hệ thống phòng không Xyri ở khu vực đông dân, đe dọa giết chết hàng nghìn người khác. Việc không có bằng chứng công khai để chứng minh chế độ Assad đã sử dụng khí sarin “quy mô nhỏ” sẽ là hoàn toàn vô nghĩa đối với hành động quân sự và chính trị. Báo cáo kết quả của Trợ lý cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama, được công bố ngày 13/6, thậm chí còn thừa nhận rằng các bằng chứng cáo buộc về việc sử dụng khí sarin “không cho chúng tôi biết việc tiến hành như thế nào hoặc nơi các nạn nhân tiếp xúc với chất độc, hoặc người chịu trách nhiệm của việc sử dụng”.
Tháng trước, Carla del Ponte, thành viên của ủy ban điều tra độc lập về tình hình Xyri của Liên Hợp Quốc, nói rằng các bằng chứng cho thấy vũ khí hóa học đã được “sử dụng bởi quân nổi dậy thuộc phe đối lập và không phải quân chính phủ”.
Nhà Trắng thông báo đã truyền đạt “bằng chứng” của họ cho Chính phủ Nga. Về thông tin của Mỹ, Yuri Ushakov, cố vấn ngoại giao của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cho biết: “Tôi thẳng thắn nói rằng những gì người Mỹ trình bày có vẻ không thuyết phục. Thậm chí khó có thể gọi nó là một thực tế”. Như trường hợp cáo buộc “vũ khí hủy diệt hàng loạt” tại Irắc cách đây hơn 10 năm, những cáo buộc về việc sử dụng vũ khí hóa học chống lại Xyri là những lời nói dối đáng xấu hổ. Động lực cho các quyết định của Chính quyền Obama để thực hiện một sự can thiệp trực tiếp hơn đến từ việc quân Chính phủ Xyri, được sự hỗ trợ của lực lượng dân quân Hezbollah đã giành lại quyền kiểm soát nhiều thành phố, nhất là thị trấn chiến lược al Qussair từ tay quân nổi dậy liên kết với al-Qaeda đang phải đối mặt với những thất bại khác sắp xảy ra.
Sau cuộc chiến tranh tại Libi năm 2011 của NATO do Mỹ cầm đầu, Oasinhtơn tin rằng họ có thể dễ dàng điều khiển các cuộc biểu tình quần chúng và xúi giục cuộc nội chiến sắc tộc nhằm lật đổ chế độ của Tổng thống Assad và áp đặt một chính phủ bù nhìn thân Mỹ. Điều mà hai năm trước đây họ xem là dễ như bỏ một lá thư vào hộp thư bưu điện, tuy nhiên, giờ đây lại chệch hướng. Lý do cơ bản cho sự thất bại của quân nổi dậy Xyri không phải là thiếu vũ khí mà chủ yếu do người dân ghét quân nổi dậy Hồi giáo hơn là ghét Tổng thống Assad.
Trên thực tế, CIA và Lầu Năm Góc đã đóng một vai trò không thể thiếu được trong việc tổ chức mua và vận chuyển vũ khí cho phe đói lập Xyri cùng với các chế độ quân chủ của Cata, Arập Xêút và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất. Một lô hàng lớn gần đây đến từ Crôatia. Oashingtơn sắp xếp việc chuyển giao cho quân nổi dậy Xyri 3.000 tấn vũ khí từ các cuộc chiến tranh Bancăng trong những năm 1990, cũng như các kho vũ khí khác ở châu Âu và Arập Xêút thanh toán các hóa đơn. Anh và Pháp cũng đang có kế hoạch hành động trực tiếp hơn để trang bị cho quân nổi dậy Xyri, sau khi lệnh cấm vận của EU đối với các chuyến hàng vũ khí như vậy được nới lỏng hồi đầu tháng này. Ngoại trưởng Anh William Hague tuyên bố rằng Hạ viện sẽ bỏ phiếu về vấn đề này trước khi gửi lô hàng vũ khí của Anh. Mỹ đã tận dụng vỏ bọc của cuộc tập trận đa quốc gia mang tên “Eager Lion” để triển khai 4.500 lính thủy đánh bộ, tên lửa Patriot, máy bay chiến đấu F-16 và các vũ khí tiên tiến khác của Mỹ trên lãnh thổ Gioócđani, ngay sát biên giới Xyri. Khi cuộc tập trận này kết thúc ngày 20/6, vũ khí và các lực lượng Mỹ được giữ nguyên. Phát biểu tại một cuộc họp báo chung với Tướng Robert Caíalanotti, thuộc Bộ chỉ huy trung tâm của quân đội Mỹ, Tổng tham mưu trưởng quân đội Gioócđani, Thiếu tướng Awni chia el-Edwan, cho biết không mấy thuyết phục: “Những cuộc tập trận này không có gì liên quan đến diễn biến khu vực xung quanh Gioócđani”. ông ta né tránh câu hỏi về việc triển khai lâu dài của Mỹ ở Gioócđani, trong khi nói rằng “Các tên lửa Patriot và máy bay chiến đấu F-16 nằm trong việc đào tạo quân sự thuần túy. Việc duy trì những vũ khí này ở Gioócđani đòi hỏi một quyết định chính trị mà quân đội không can thiệp”. Sau sự đảo chiều của tình hình quân sự gây bất lợi cho quân nổi dậy Xyri, Oasinhtơn và các lực lượng ủng hộ phe đối lập Xyri đã trì hoãn hội nghị “Giơnevơ 2”, dường như trước đó được Nga và Mỹ ủng hộ để thương lượng về một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột kéo dài hơn hai năm qua tại quốc gia Trung Đông này.
***
TTXVN (Niu Yoóc 24/6)
Mạng tin “The New Media Journal” ngày 19/6 của Mỹ công bố bài viết của Tiến sĩ Walid Phares, cố vấn chống khủng bố tại Hạ viện Mỹ, trong đó nhận định sau hơn 2 năm kể từ khi cuộc nổi dậy của dân chúng Xyri bắt đầu và biến thành một cuộc nội chiến toàn diện, Chính phủ Mỹ vẫn ở ngã ba đường hoặc can thiệp lật đổ chế độ Assad và ủng hộ việc thành lập một chính quyền mới ở Đamát hoặc ủng hộ phe đối lập đến một thời điểm khi chế độ của Tổng thống Assad không còn lựa chọn nào khác phải tham gia các cuộc đàm phán tại Giơnevơ. Kịch bản thứ hai dự đoán Tổng thống Assad sẽ dần từ bỏ quyền lực và bàn giao đất nước cho các lực lượng chính trị để thành lập một Chính phủ Xyri mới nhằm đáp ứng đòi hỏi của các nước khu vực và quốc tế.
Ngày 13/6, Chính quyền Obama tuyên bố sẽ bắt đầu tiến trình trang bị vũ khí có lựa chọn cho phe đối lập Xyri và có thể xem xét nhiều biện pháp nữa, kể cả khả năng, mặc dù chưa xảy ra, thiết lập một vùng cấm bay hạn chế ở Xyri. Nhưng ở thời điểm hiện nay, trò chơi cuối cùng của Mỹ tại Xyri vẫn chưa rõ ràng do Chính quyền Obama chưa giải thích các kế hoạch chiến lược khu vực của Mỹ một mặt liên quan đến Iran và Hezbollah và mặt khác là các chiến binh thánh chiến Salafi đang giao chiến tại Xyri. Về việc cung cấp vũ khí cho phe đối lập, mặc dù đây là quyết định hợp pháp của Mỹ để chống lại các lực lượng được Iran hậu thuẫn của Tổng thống Assad, nhưng dư luận vẫn đặt ra nhiều câu hỏi quan trọng như: Lực lượng nào trong phe đối lập Xyri sẽ tiếp nhận các loại vũ khí và chịu trách nhiệm về việc sử dụng các loại vũ khí đó? Các biện pháp tiếp theo của Mỹ sẽ là gì sau khi phe đối lập được trang bị vũ khí và tiếp nhận các khoản viện trợ khác? Phải chăng đây là một cuộc chiến tranh lâu dài giữa hai lực lượng ngang tài ngang sức khiến hàng nghìn dân thường bị thương vong? Hay trang bị vũ khí cho Quân đội Xyri Tự do (FSA) có tạo nên sự cân bằng sức mạnh hay không, từ đó khiến hai bên nhận ra rằng giải pháp quân sự sẽ không xảy ra và Giơnevơ là lựa chọn duy nhất còn lại?
Đánh giá chế độ Xyri: Xem xét thái độ của Chính quyền Assad, đặc biệt sau khi lực lượng của Tổng thống Assad tái chiếm thành phố Qusayr ở trung tâm của đất nước, quân đội Xyri không những phá hủy động cơ của phe đối lập, mà còn đẩy mạnh các cuộc tấn công ở một số khu vực của đất nước. Dư luận Mỹ cho rằng việc chế độ Xyri không sẵn sàng chấp nhận cân bằng quyền lực với phe đối lập là một cơ sở cho các cuộc đàm phán chính trị và Nga không sẵn sàng gây sức ép lên các đồng minh tại Đamát và Têhêran chấp nhận chia sẻ quyền lực thực sự, và là những khó khăn thúc đẩy Oasinhtơn và các đồng minh của Mỹ tăng cường khả năng của liên minh chống Assad và áp dụng lựa chọn gây chết người hơn nữa là vùng cấm bay đối với Xyri. Thực tế, đến nay không có con đường nào cho một giải pháp chính trị thực sự ở Xyri. Trước thực tế đó, Chính quyền Obama phải xem xét các chiến lược mới liên quan đến cuộc chiến tranh Xyri để từ đó có thể xây dựng lại toàn bộ chính sách Trung Đông của Mỹ.
Tại sao Mỹ theo đuổi một con đường mới? Trong nhũng tháng đầu năm 2011, khi “Mùa Xuân Arập” bùng nổ, Oasinhtơn theo đuổi chiến lược ủng hộ “nhũng người nổi dậy”, bởi vì họ đạt được tiến bộ trong việc chống lại các chế độ ở Bắc Phi và Yêmen. Tại Tuynidi và Ai Cập, những người biểu tình nhận được sự ủng hộ tinh thần và chính trị của Chính quyền Obama cho phép họ lật đổ các chế độ thân Mỹ để thành lập các chính phủ mới. Tại Libi, Gaddafi không có các nước đồng minh khu vực và không nhận được các nguồn cung cấp hậu cần của Nga. Chính quyền Obama trích dẫn Chương 7 trên cơ sở Nghị quyết 1973 của của Liên hợp quốc và phát động cuộc tấn công của NATO chống chế độ Gaddafi cho đến khi sụp đổ. Đối với Xyri, Chính quyền Obama quyết định để cuộc nổi dậy phát triển như đã xảy ra tại Ai Cập năm 2011 với hy vọng các cuộc biểu tình của công chúng sẽ làm sụp đổ Assad hoặc ít nhất sẽ thuyết phục quận đội Xyri quay súng chống lại Tổng Tư lệnh Assad. Đây là một đánh giá hết sức sai lầm và một nám quý giá bị thất bại. Trong giai đoạn đầu của cuộc nổi dậy ở Xyri, các lực lượng tự do và thế tục tổ chức và lãnh đạo các cuộc biểu tình, tuần hành và biểu dương sức mạnh của công chúng ở Đamát và một số thành phố của Xyri. Trong năm đó, lực lượng Mỹ vẫn đang triển khai ở Irắc và dọc biên giới với Xyri. Hành động nhanh chóng của Mỹ cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Gioócđani và các đối tác khác trong khu vực có khả năng buộc Tổng thống Assad từ bỏ quyền lực và tìm nơi ẩn náu trong khu vực của người Alawite hoặc Iran. Tổng thống Obama lẽ ra phải chấm dứt vấn đề Xyri trước khi rút khỏi Irắc. Lúc đó, lực lượng Mỹ vẫn đang triển khai dọc biên giới Xyri cùng với các loại trang thiết bị và lực lượng không quân Mỹ là công cụ răn đe đối với Iran. Thực tế ông Assad đã bị bao vây. Iran bị kiềm chân ở Vùng Vịnh và Thổ Nhĩ Kỳ chưa bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình ở trong nước như hiện nay. Quan trọng hơn, al-Qaeda chưa thông qua Mặt trận al-Nusra để triển khai lực lượng khắp phe đối lập Xyri. Năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng Xyri, từ tháng 4/2011 đến tháng 4/ 2012, cho thấy Mỹ thất bại lớn ở Xyri. Oasinhtơn cho phép tình hình thay đổi nhanh đến mức đầu năm 2013, thực trạng địa chính trị của Xyri thay đổi sâu sắc. Cuối năm 2012, chiến dịch tranh cử tổng thống căng thẳng ở Mỹ đã ngăn Tổng thống đương nhiệm quyết định bất cứ hành động gây chết người nào ở Xyri vì lo sợ mất phiếu bầu của cử tri phái tả và ôn hòa. Trong năm đó, tình hình biến đổi không thể quay trở lại nguyên trạng. Các cuộc biểu tình dân sự mất dần và xuất hiện cuộc giao tranh trên đường phố do những kẻ hung ác thực hiện. Một mặt, chế độ Xyri bắt đầu sử dụng vũ lực đàn áp không những bằng lực lượng không quân, xe tăng hạng nặng và pháo binh, mà còn được sự trợ giúp của các chiến binh Hezbollah đang hoạt động bên ngoài Libăng và sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang Iran cũng như các nguồn cung cấp qua biên giới Iran-Irắc-Xyri để ngỏ do việc rút quân của Mỹ. Khả năng quân sự của chế độ Assad tăng mạnh và sự tàn bạo của chế độ ngày càng thể hiện rõ. Mặt khác, FSA được thành lập chủ yếu gồm các binh sĩ đào ngũ từ quân đội chính quy của chế độ Xyri, nhưng cùng lúc đó các chiến binh thánh chiến, trong đó có al-Qaeda liên kết với Mặt trận al-Nusra, xuất hiện và phát triển khắp các khu vực khác nhau của lực lượng nổi dậy. Các thành phần thế tục và Hồi giáo trong phe đối lập rất khó phân biệt. Ngoài sự phát triển của cả hai bên, chế độ Xyri và một số nhóm chiến binh đã sử dụng các loại vũ khí hóa học ở mức độ hạn chế.
Đối mặt với một quyết định lớn: Ngày 13/6, Chính quyền Obama đã đưa ra quyết định lớn hơn, nghiêm trọng hơn và rủi ro nhiều hơn so với các quyết định trước đây, nhưng hành động đó là không thể tránh khỏi. Mỹ cần hành động, nhưng có thể hành động ở mức độ tương đương các thách thức đang nổi lên do nhiều thay đổi của cuộc xung đột. Sau cuộc giao tranh quan trọng ở thành phố Qusayr thuộc trung tâm Xyri vào tháng 5/2013 và do việc tham gia của lực lượng Hezbollah được huấn luyện đặc biệt và các cố vấn quân sự Iran, quân đội Assad áp đảo quân nổi dậy ở thành phố chiến lược, sau đó tiếp tục tấn công trên nhiều mặt trận chống phe đối lập. Trước khi cục diện cuộc chiến Qusayr thay đổi, Oasinhtơn đang hy vọng Nga sẽ thuyết phục chế độ Xyri có những nhượng bộ đáng kể tại Giơnevơ. Nhưng lực lượng Assad đã tăng cường tấn công đè bẹp các kẻ thù nhằm sử dụng các cuộc đàm phán tại Giơnevơ đã tăng ưu thế của họ. Ngược lại, tình hình đó cũng thúc đẩy Chính quyền Obama công khai cung cấp các loại vũ khí cho các nhóm nổi dậy và khả năng thiết lập một vùng cấm bay trên không phận Xyri. Động thái này của Chính quyền Obama là đúng hướng, nhưng muộn và chậm. Nhưng hành động đó cần được phát triển mang tính chiến lược và toàn diện. Các kế hoạch can dự của Oasinhtơn phải kết hợp với các chiến lược quan trọng khác nhằm giải quyết hậu quả của cuộc can thiệp Xyri, bất kể phạm vi và quy mô thế nào. Dưới đây là những thách thức chiến lược chủ yếu mà Mỹ phải giải quyết:
– Lực lượng nào ở Xyri sẽ là đối tác chiến lược về quân sự và chính trị của Mỹ từ đầu đến cuối? Ai sẽ lãnh đạo tại Đamát và bảo đảm an ninh cũng như ổn định khi thay đổi xảy ra? Điều đó cần được xác định rõ trước khi chiến dịch bắt đầu.
– Việc tham gia của người Arập trong nỗ lực dự kiến của Mỹ ra sao? Các nước Vùng Vịnh, Gioócđani và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tham gia hỗ trợ chiến dịch thế nào, đặc biệt nếu Iran chống lại các nỗ lực đó?
– Kế hoạch chiến lược của Mỹ can dự vào Xyri thế nào nếu Hezbollah và Iran trực tiếp phản ứng trước sự can dự của Mỹ? Liệu Oasinhtơn có huy động phản ứng toàn cầu trước đòn trả đũa của Iran tại Xyri hoặc trong khu vực?
– Cuối cùng và không kém phần quan trọng, Xyri sẽ ra sao sau khi chế độ Assad sụp đổ? Xyri sẽ trở thành một nền dân chủ, một chế độ Hồi giáo hay một chính quyền quân sự?
Hiểu và đánh giá các lựa chọn chiến lược của Chính phủ Mỹ là vấn đề rất quan trọng trước khi bắt đầu chiến dịch can dự vào Xyri để tất cả các nước đều nhận thấy tiến trình và hậu quả của sự can dự.
***
Trong bối cảnh Mỹ đang cân nhắc mọi khả năng can thiệp vào Xyri, tờ “Trung Đông” trong số ra mới nhất có bài viết về vấn đề này, nội dung như sau:
Trong những ngày này, đang rộ lên thông tin về một kế hoạch tổ chức cuộc can thiệp quân sự trực tiếp, hoặc bằng một cách nào đấy từ bên ngoài, nhất là từ Mỹ, nhằm lật đổ chế độ của Tổng thống Bashar Al-Assad ở Xyri. Mỹ và các đồng minh NATO, Ixraen và Cata đã đồng loạt đưa ra những lời cáo buộc rằng Xyri đã sử dụng vũ khí hóa học. Cách đây chưa lâu, trong một bức thư gửi các nghị sĩ thuộc cả hai viện của Quốc hội, Nhà Trắng đã nói rằng cộng đồng tình báo Mỹ đã có được thông tin về việc quân Chính phủ Xyri sử dụng vũ khí hóa học trong phạm vi nhỏ ở đất nước này. Sau đó, trong một chuyến công du tới khu vực Trung Đông để ký một thỏa thuận 10 tỷ USD cung cấp cho Ixraen và các chế độ quân chủ Arập nhiều loại vũ khí tinh vi hiện đại. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã tố cáo việc sử dụng vũ khí hóa học này và coi đây là sự vi phạm thô bạo các công ước quốc tế. Tuy nhiên, ông Hagel cũng thừa nhận rằng không thể xác nhận nguồn gốc của các vũ khí này, nhưng rất có thể là chúng xuất phát từ “chế độ Assad”. Tương tự, Thủ tướng Anh David Cameron đã tố cáo Xyri (phía chính phủ) là “tội phạm chiến tranh”, và cho biết tuy những bằng chứng còn hạn chế, nhưng ngày càng rõ ràng là vũ khí hóa học đã được sử dụng, rất có thể là từ “chế độ Xyri”. Tuy nhiên, có một sự thật là tất cả những lời tuyên bố này đều không thể xác nhận nguồn gốc của các loại vũ khí hóa học này, mà chỉ nói chung chung là “có thể xuất phát từ phía chế độ Xyri”. Trong khi đó, Chính phủ Xyri đã tố cáo quân nổi dậy được Mỹ ủng hộ – do các phần tử liên quan đến mạng lưới Al Qaeda chi phối và chính các phần tử này đã khoe khoang là có vũ khí hóa học và đang chuẩn bị sử dụng – đã tiến hành một cuộc tấn công bằng khí gây ngạt tại làng Khan al-Assal gần Aleppo hồi tháng 3 vừa qua. Theo quân đội Xyri, đây là một quả rốc két chứa khí clo đã được bắn từ một khụ vực do quân nối dậy kiểm soát vào một điểm kiểm soát quân sự của chính phủ.
Chế độ Assad đã yêu cầu Liên hợp quốc tiến hành điều tra về sự việc trên, nhưng Mỹ, Anh và Pháp đã yêu cầu rằng đội thanh sát này phải được tiếp cận tất cả các cơ sở của Xyri, giống kiểu thanh sát đã được sử dụng để chuẩn bị cuộc xâm lược của Mỹ chống Irắc cách đây một thập kỷ. Dù không có một bằng chứng xác thực nào về việc quân Chính phủ Xyri sử dụng vũ khí hóa học, mà chỉ có những thông tin cho thấy các phần tử liên quan đến mạng lưới Al Qaeda đã sử dụng loại vũ khí này, song Mỹ và các đồng minh đã quyết tâm sử dụng vũ khí hóa học như một cái cớ để tiến hành cuộc chiến lật đổ chế độ hiện nay ở Xyri. Người Xyri chưa thể quên là trong cuộc chiến tranh gần 9 năm ở Irắc, quân đội Mỹ đã sử dụng vũ khí hóa học gây ra những hậu quả tàn phá đất nước này. Mỹ đã sử dụng bom phốtpho trắng và bom napan, hai loại bom này đều bị công ước quốc tế cấm, để giết hại người dân, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Hậu quả của các vũ khí này vẫn tiếp tục gây tổn hại cho người dân Irắc với những căn bệnh nguy hiểm như bệnh bạch cầu, ung thư, các bệnh dịch, quái thai… Cũng cần phải nhắc lại rằng chính người Anh đã tiến hành cuộc chiến tranh hóa học ở khu vực Trung Đông, thả bom khí mù tạt vào các bộ tộc Irắc vì những người này chống lại sự thống trị thực dân của Anh. Winston Churchill, khi đó là Bộ trưởng Bộ Chiến tranh, đã tuyên bố: “Tôi ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng khí độc chống các bộ tộc không văn minh… để gây ra nỗi khiếp sợ”. Và hiện nay, Mỹ vẫn tiếp tục bảo vệ các kho vũ khí hủy diệt hàng loạt khổng lồ của mình và dành cho mình quyền đáp trả mọi cuộc tấn công hóa học bằng vũ khí hạt nhân.
Lý do để Mỹ theo đuổi kế hoạch tiến hành cuộc can thiệp quân sự trực tiếp vào Xyri là bởi Oasinhtơn và các đồng minh châu Âu ngày càng cảm nhận rõ một thất bại được báo trước của các lực lượng được họ ủy quyền ở Xyri trong ý đồ lật đổ Chế độ Assad. Những động cơ ẩn đằng sau một cuộc chiến tranh như vậy không liên quan gì đến những quan ngại về vũ khí hóa học, mà đúng ra là liên quan đến những lợi ích địa chiến lược đã được xác định của Mỹ và phương Tây. Theo Ruba Husari, một nữ chuyên gia về năng lượng khu vực Trung Đông và là Tổng biên tập trang mạng IraqOilForum.com, con bài năng lượng chính là những lý do thực sự dẫn đến sức ép ngày càng tăng cho cuộc can thiệp trực tiếp của Mỹ và NATO vào Xyri. Theo bà Husari, rõ ràng Xyri không phải là một nước sản xuất nhiều dầu mỏ và khí đốt ở khu vực Trung Đông, nhưng kết quả của cuộc xung đột hiện nay ở Xyri có thể định hình tương lai năng lượng của khu vực này. Vị trí địa lý của Xyri là nước nằm bên bờ Địa Trung Hải có thể tiếp cận với các thực thể nằm lọt trong các thị trường dầu lửa và các nước đang tìm cách tiếp cận với châu Âu mà không phải qua Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với nhiều nước trong khu vực thì một Xyri hậu khủng hoảng sẽ bất lợi hơn chế độ hiện nay, trong khi không ít nước khác lại hy vọng những cơ hội mới sẽ nảy sinh dưới một chế độ Xyri mới. Nước bị thua thiệt nhất nếu Chế độ Xyri hiện nay bị lật đổ sẽ là Iran. Ngoài quan hệ đồng minh chiến lược với Xyri, cách đây chưa lâu, Iran còn ký một thỏa thuận giá trị rất lớn về việc xây dựng một đường ống dẫn dầu với Xyri và Irắc, nhằm đưa dầu của Iran tới Địa Trung Hải, qua lãnh thổ hai quốc gia này. Sau Iran là Nga, nước đã tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình trong sự phát triển năng
lượng tại khu vực này. Trong khi đó, những nước chính được hưởng lợi nếu chế độ hiện nay ở Xyri sụp đổ là Mỹ và các đồng minh, cũng như các tổ hợp năng lượng lớn của Mỹ và Tây Âu. Vì vậy, mục đích của Mỹ và các đồng minh NATO ở Xyri là cô lập, lật đổ chế độ hiện hành và chuẩn bị một cuộc chiến tranh lớn hơn chống Iran, nhằm áp đặt một sự kiểm soát thực dân đối với khu vực sản xuất năng lượng kéo dài từ vịnh Pécxích đến biển Caxpi.
Như vậy có thể khẳng định rằng vấn đề thực sự trong cuộc can thiệp có thể có từ bên ngoài vào Xyri không phải là bản chất của chế độ Xyri mà là những toan tính chiến lược về năng lượng và tham vọng làm bá chủ vùng địa chiến lược quan trọng này của thế giới. Và, để chuẩn bị cho một cuộc can thiệp như thế, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron đã gặp nhau ngày 10/5 tại Oasinhtơn để thảo luận chi tiết khả năng này, kể cả về các cuộc can thiệp ở những nơi khác ở Trung Đông. Hai nhân vật này đã hứa tăng cường cung cấp vũ khí cho các dân quân Hồi giáo chiến đấu chống chế độ của Tổng thổng Bashar Al-Assad ở Xyri. Trong một cuộc họp báo, ông Obama đã khẳng định rằng Mỹ và Anh sẽ tiếp tục mọi nỗ lực để tăng sức ép với Chế độ Assad, để cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân Xyri đang chịu đau khổ dưới chế độ ấy, để tăng cường sức mạnh cho phe đối lập và để chuẩn bị cho một Xyri dân chủ không có Bashar Al-Assad. Sau cuộc gặp này, đã có những đề nghị được đưa ra về việc lập các vùng cấm bay ở Xyri nhằm vô hiệu hóa lực lượng không quân và hệ thống phòng không của Xyri bằng cách sử dụng các lực lượng Mỹ được triển khai ở Gioócđani láng giềng để can thiệp trực tiếp vào Xyri. Cũng sau cuộc gặp ấy, những lời hứa viện trợ hàng chục triệu bảng Anh mà Thủ tướng Cameron dành cho quân nổi dậy Xyri đã chứng tỏ tính chất quân sự của khoản viện trợ này. Cuộc gặp giữa ông Obama và Cameron diễn ra trong bối cảnh diễn ra dồn dập các cuộc thương lượng quốc tế để lập kế hoạch cho một cuộc chiến tranh chống Xyri do Mỹ tiến hành có thể diễn ra. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng đã gặp Tổng thống Obama ở Nhà Trắng và vấn đề Xyri đương nhiên đã bao trùm chương trình nghị sự của cuộc gặp.
Ai cũng biết, mục tiêu của các hoạt động của Mỹ rõ ràng là nhắm tới sự sụp đổ của Tổng thống Xyri Bashar Al-Assad, và lập ra một chính phủ mới nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ. Các nhà lãnh đạo cấp cao Mỹ đã thông báo rằng họ sẽ triển khai 200 binh lính tại Gioócđani, nằm ở biên giới phía Nam Xyri, và đây là cuộc triển khai quân đầu tiên nhằm thiết lập các trung tâm chỉ huy gần biên giới Xyri, mở đường cho việc đứa 20.000 binh lính tới đây trong những tháng tới. Đáp lại những lời tố cáo chưa được xác nhận của Ixraen nói rằng Xyri đã sử dụng vũ khí hóa học, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tuyên bố trong một cuộc họp của NATO tại Brúcxen rằng cần phải chú ý bảo vệ các nước thành viên trước mối đe dọa Xyri, nhất là mối đe dọa tiềm tàng của vũ khí hóa học. Chính quyền Obama trước đây đã tuyên bố rằng việc sử dụng vũ khí hóa học là một “ranh giới đỏ”. Và, Tổng thư ký NATO, Anders Fogh Rasmussen cũng cam kết bằng mọi giá sẽ “bảo vệ tuyệt đối” các quốc gia thành viên, nhất là quốc gia láng giềng phía Bắc Xyri là Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, Liên minh châu Âu cho biết họ sẽ mở rộng khoản viện trợ cho phe đối lập Xyri, trong khi vẫn cho phép các nhà nhập khẩu châu Âu mua dầu lửa cho các nhóm Xyri thân phương Tây. Về phía các nước Arập, Arập Xêút và Cata đã cung cấp vũ khí cho các lực lượng nổi dậy, và hỗ trợ Mỹ tiến hành các chiến dịch bí mật để đưa các lực lượng Hồi giáo từ Libi và từ các nước khác góp phần vào chiến dịch chống Assad. Qua đó có thể thấy Mỹ đang lôi kéo các đồng minh siết chặt gọng kìm đối với chế độ của Tổng thống Bashar Al-Assad, và dường như việc mở một cuộc can thiệp trực tiếp, hoặc một hành động gì đó tương tự như thế, để lật đổ chế độ này chỉ còn là vấn đề thời gian.
***
Theo “Tạp chí Á-Âu” ngày 16/6, nhiều cố vấn của Nhà Trắng cho rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama là người đưa ra các quyết định bình tĩnh, thận trọng và quyết định mới nhất của ông về việc cung cấp vũ khí và huấn luyện lực lượng nổi dậy vũ trang Xyri là bằng chứng khẳng định điều đó. Ngoài những bằng chứng cho thấy quân đội của Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học hạn chế để chống lại lực lượng nổi dậy Xyri, dưới đây là một số lý do chính khiến ông Obama quyết định cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy chống chế độ Xyri.
Thứ nhất, quyết định của ông Obama là sản phẩm của quá trình xem xét kéo dài từ năm 2012 đến nay. Các quan chức Mỹ cho biết mục đích chủ yếu dẫn đến quyết định cung cấp vũ khí và huấn luyện lực lượng nổi dậy Xyri của Tổng thống Obama là ngăn chặn thất bại của phe đối lập và rõ ràng điều đó đánh dấu sự thay đổi quan trọng về quan điểm của Chính phủ Mỹ, đặc biệt của Tổng thống Obama, sau khi xác định được các nhân vật và các nhóm nổi dậy Xyri mà Nhà Trắng có thể tin tưởng hợp tác lâu dài khi Mỹ không còn hy vọng có một giải pháp thương lượng để giải quyết cuộc xung đột. Mặc dù quyết định của ông Obama không gây bất ngờ cho dư luận, nhưng nó là sản phẩm của một quá trình kéo dài liên quan đến các hoạt động thu thập tin tức tình báo, sức ép khu vực và các thủ đoạn chính trị của Mỹ. Quá trình này bắt đầu từ đầu năm ngoái khi cuộc nổi dậy ôn hòa biến thành bạo lực và các nhóm nổi dậy vũ trang Xyri bắt đầu phát triển để đối phó với cuộc đàn áp tàn bạo của chế độ Xyri. Từ tháng 8/2011 đến nay, Chính phủ Mỹ nhiều lần kêu 2ỌĨ Tồng thống Assad từ chức nhưng cũng cảnh giác không cung cấp các khoản viện trợ gây thương vong cho các nhóm nổi dậy vũ trang do lo sợ viện trợ có thể rơi vào tay al-Qaeda hoặc đe dọa cơ sở hạ tầng của nhà nước Xyri và triển vọng cho một giải pháp chính trị giải quyết cuộc xung đột.
Thứ hai, lý do quan trọng dẫn đến sự thay đổi lập trường của ông Obama là Oasinhtơn đã nghiên cứu và xác định được “lực lượng nổi dậy ôn hòa” gồm những người mà Mỹ có thể tin tưởng và xây dựng mối quan hệ cộng tác để phục vụ mục tiêu lâu dài ở Xyri. Quá trình này đòi hỏi Chính quyền Obama tăng cường thu thập tin tức tình báo và sự hiện diện ở trong và ngoài Xyri, sau đó thâm nhập các phe phái Hồi giáo chủ yếu để lựa chọn những người có tư tưởng ôn hòa và thân Mỹ-phương Tây. Việc Mỹ vào tháng 12/2012 xác định Mặt trận al-Nusra là một tổ chức khủng bố cho thấy đây là kết quả chiến lược của tiến trình này. Sự xác định đó đã giúp Mỹ cô lập và cắt giảm một số viện trợ của các nước khu vực cho Mặt trận al-Nusra. Tổng thống Obama liên tục đề nghị giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Cata cắt viện trợ cho nhóm al-Nusra. Bên cạnh đó Mỹ cũng xác định được một số nhân vật có tư tưởng ôn hòa và thân Mỹ như Tướng Salim Idris, tư lệnh lực lượng nổi dậy vũ trang Xyri và ông Abd al-Jabbar Akidi, người điều hành thành phố Aleppo. Hai nhân vật này đã trực tiếp nhận các khoản viện trợ trong năm nay và gặp gỡ các sĩ quan cấp cao của quân đội Mỹ. Tướng Idris cũng sẽ là nhân vật chính tiếp nhận hầu hết vũ khí do Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cung cấp cho các lực lượng nổi dậy vũ trang Xyri trong thời gian tới. Rõ ràng Mỹ đang tìm cách hỗ trợ các nhóm nổi dậy không cực đoan dưới sự chỉ huy của Tướng Idris với hy vọng có thể đảo ngược tình thế trong cuộc chiến chống Tổng thống Assad. Lực lượng nổi dậy này bao gồm một số lữ đoàn như: lữ đoàn Salah al-Din người Cuốc, lữ đoàn Farouq và lữ đoàn giải phóng Furat, tất cả các nhóm này đều không có quan hệ với nhóm khủng bố al-Nusra.
Thứ ba, Hezbollah và Iran tăng cường can dự vào cuộc xung đột Xyri. Các quan chức Mỹ cho biết Hezbollah đang có khoảng 2.000 chiến binh rất giỏi chiến tranh du kích ơ Xyri. Gần đây lực lượng này đã giúp quân đội của Tổng thống Assad tái chiếm thành phố biên giới Qusayr và hiện họ đang trên đường tiến về thành phố chiến lược Aleppo. Giờ đây Oasinhtơn rất lo ngại khi được biết ngày 15/6 Iran điều động hơn 4.000 binh sĩ đến tham chiến tại Xyri. Bên cạnh đó Nhà Trắng cũng sợ rằng Iran có thể giành được các loại vũ khí hiện đại của Xyri hoặc tăng cường sự thống trị khu vực. Điều đó sẽ gây phức tạp cho chiến lược của Mỹ không chỉ bên trong Xyri, mà cả ở Libăng và Iran trong khi cộng đồng quốc tế đang đứng trước những thách thức lớn hơn do Têhêran có khả năng phát triển vũ khí hạt nhân. Bằng cách đồng ý cung cấp vũ khí có chọn lọc cho lực lượng nổi dậy Xyri, Chính phủ Mỹ đang mở rộng cuộc chiến tranh tiêu hao sinh lực ở Xyri và gây thiệt hại hơn nữa các nguồn lực của Iran, đồng thời tạo ra một tình huống khó khăn hơn cho Hezbollah khi tổ chức này đang bị mất uy tín lớn trong thế giới Arập. Hơn nữa, cuộc xung đột Xyri có thể ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược và gây khó khăn cho Têhêran trong việc trả đũa nếu Ixraen hoặc Mỹ phát động các cuộc tấn công bằng không quân phá hủy các cơ sở hạt nhân, các trận địa tên lửa chiến lược và làm suy yếu vị thế chính trị của Iran ở Libăng.
Thứ tư, nhân tố Nga. Quyết định cung cấp vũ khí cho phe đối lập vũ trang Xvri diễn ra trước cuộc gặp của hai Tổng thống Obama-Putin ở Bắc Ailen ngày 17/6. Theo các nguồn tin của Bộ Ngoại giao Mỹ, gần đây Chính phủ Nga quyết định tăng gấp đôi viện trợ cho chế độ Assad. Hiện Nga đang hy vọng sẽ sử dụng những thắng lợi hiện nay của chế độ Xyri để ép Mỹ chấp nhận một giải pháp thông qua thương lượng nhằm bảo vệ các lợi ích quân sự, an ninh và kinh tế của Nga tại Xyri. Trang bị vũ khí cho phe đối lập và kêu gọi Liên hợp quốc mở cuộc điều tra sử dụng vũ khí hóa học của chế độ Assad cho thấy Chính phủ Mỹ đang từ bỏ giải pháp ngoại giao và tăng cường can dự quân sự ở Xyri. Các nhà phân tích cũng dự đoán, khả năng hội nghị quốc tế về Xyri tại Giơnevơ sẽ không diễn ra như dự kiến vào đầu tháng 7/2013 do tất cả các bên đều ủng hộ xung đột, và hy vọng đảo ngược thế cân bằng có lợi cho các bên ủy nhiệm của họ trên chiến trường. Obama sẽ có cơ hội tốt hơn để giành được sự thỏa hiệp của ông Putin khi khả năng tồn tại chính trị của ông Assad thấp hơn. Bên cạnh đó, nếu Oasinhtơn thiết lập một vùng cấm bay ở Xyri như đã tuyên bố, lúc đó việc giành được sự chấp thuận của Nga sẽ tạo điều kiện cho Mỹ triển khai các kế hoạch như vậy, mặc dù ở thời điểm hiện nay khả năng này chưa thể xảy ra. Ngoài ra, Mỹ cũng có thể thiết lập các hành lang nhân đạo dọc biên giới Xyri-Thổ Nhĩ Kỳ hoặc biên giới Xyri-Gioócđani để bảo vệ người tị nạn. Đây là kịch bản khả thi hơn đối với Xyri và sẽ giúp Tướng Idris thành lập một khu vực an toàn trên thực tế ở phía bắc dưới sự yểm trợ của tên lửa Patriot của Thổ Nhĩ Kỳ. Tất nhiên, khả năng này sẽ gặp khó khăn nếu lực lượng nổi dậv vũ trang Xyri bị thất bại ở thành phố Aleppo hoặc Homs và quân đội của Tổng thống Assad chiếm ưu thế quân sự trên chiến trường. Đối với Tổng thống Obama, việc trang bị vũ khí cho quân nổi dậy là cần thiết trong một cuộc xung đột có nhiều tác động chiến lược đối với Mỹ. Như khi hội đàm với các nhà lãnh đạo khu vực những tuần qua, Tổng thống Obama thể hiện sự sẵn sàng hành động đối với Xyri. Và trang bị vũ khí cho lực lượng nổi dậy vũ trang Xyri là bước đi đầu tiên hướng tới sự can dự về ngoại giao và quân sự mạnh mẽ hơn của Mỹ trong cuộc xung đột Xyri trong thời gian tới.
Tạp chí “Stars & Stripes” của Mỹ mới đây cho biết, phát biểu về vấn đề thiết lập một vùng cấm bay tại Xyri, mới đây nhất một quan chức chỉ huy quân sự cấp cao của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cảnh báo bất cứ nỗ lực nào nhằm phá hủy các hệ thống phòng không của Xyri bằng cách thiết lập và tăng cường một vùng cấm bay sẽ giống như hành động tuyên bố chiến tranh.
Ngày 30/5, phát biểu tại thành phố Naples của Italia, Tướng Philip Breedlove, tân Tư lệnh Bộ Chỉ huy Tối cao NATO, khẳng định thực tế việc thiết lập một vùng cấm bay trên lãnh thổ Xyri là một hành động chiến tranh và đây không phải một vấn đề bình thường. Sau khi đảm nhận chức vụ chỉ huy quân sự cao nhất của NATO chưa đầy một tháng, Tướng Breedlove đang đứng trước hàng loạt thách thức an ninh. Mặc dù đang theo dõi các kế hoạch chuẩn bị giảm bớt nhiệm vụ tác chiến của liên minh tại Ápganixtan, nhưng Tướng Breedlove cũng phải quan tâm đến cuộc khủng hoảng hiện nay tại Xyri – nơi ít nhất 80.000 người đã thiệt mạng trong cuộc chiến kéo dài hai năm qua. Hiện nay, NATO không tham gia bất cứ kế hoạch chiến tranh chính thức nào tại Xyri vì hành động can dự đó của NATO phải được sự chấp thuận chính thức của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương. Nhưng điều đó không có nghĩa các quan chức chỉ huy quân sự của NATO không suy nghĩ và dự kiến những gì sẽ phải làm nếu liên minh được yêu cầu. Trong khi các cuộc tranh cãi đang tiếp tục diễn ra sôi nổi xung quanh việc Mỹ và các nước đồng minh châu Âu trang bị các loại vũ khí cho lực lượng nổi dậy và khả năng áp đặt một vùng cấm bay trên lãnh thổ Xyri nhằm hỗ trợ các lực lượng nổi dậy trong cuộc chiến chống lại lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad, Tướng Breedlove cảnh báo những hành động như vậy sẽ gây nên rất nhiều rủi ro. Đề cập đến chiến dịch không kích Libi năm 2011 của NATO dẫn đến việc lật đổ chế độ của Muammar Gaddafi, Tướng Breedlove cho biết hành động can dự quân sự lần này tại Xyri sẽ khó khăn hơn nhiều chiến dịch can thiệp vào Libi. Chế độ Xyri có hệ thống phòng không dày đặc và mạnh hơn rất nhiều hệ thống phòng không mà NATO vấp phải tại Libi. Mặc dù một số nhà lãnh đạo chính trị của Mỹ, chẳng hạn Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain… đã và đang lên tiếng yêu cầu chính quyền cần nhanh chóng trang bị các loại vũ khí cho lực lượng nổi dậy và ủng hộ kế hoạch thiết lập một vùng cấm bay ở Xyri. Tướng Breedlove cho biết hiện nay đa số dư luận nhận thức rằng thiết lập một vùng cấm bay chỉ đơn giản là đưa một số máy bay đến hoạt động trong khu vực. Nhưng thực tế, thiết lập một vùng cấm bay là vấn đề khó khăn, về cơ bản, hành động thiết lập một vùng cấm bay là mở đầu cho một cuộc chiến tranh với Xyri vì các lực lượng liên minh sẽ phải can dự và phá hủy khả năng phòng không của chế độ Assad.
Theo Tướng Breedlove, bất cứ kế hoạch thiết lập vùng cấm bay nào ở Xyri sẽ phức tạp hơn nếu Chính phủ Nga tiếp tục thực hiện các kế hoạch cung cấp cho Xyri các tên lửa phòng không hiện đại. Ngày 30/5, Tổng thống Assad thông báo với một đài truyền hình của Libăng ràng Xyri và Nga đã thực hiện một số hợp đồng mua bán vũ khí, nhưng ông không đề cập cụ thể đến các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300. Sau đó các phương tiện truyền thông của Nga loan báo Chính phủ Xyri sẽ không nhận được chuyến hàng tên lửa đầu tiên trong nhiều tháng. Tướng Breedlove cho biết Xyri có một số hệ thống phòng không khá mạnh. Các hệ thống tên lửa S-300 được đánh giá là hệ thống phòng không hàng đầu và chúng cũng có thể được sử dụng để đánh chặn các tên lửa đạn đạo. Hệ thống theo dõi mục tiêu tự động của loại tên lửa này có khả năng phát hiện 100 mục tiêu và cùng một lúc có thể đánh chặn hàng chục tên lửa của đối phương đang trên đường bay tới ở tất cả các độ cao và ở cự ly tới gần 350 km, Nhung chế độ Xyri sẽ vấp phải một số khó khăn như: hệ thống tên lửa S-30G rất hiện đại và phức tạp, do đó quân đội Nga sẽ phải mất nhiêu năm để huấn luyện các nhân viên Xyri nắm vững các khả năng của hệ thống tên lửa. Vì vậy trừ phi các chuyên gia quân sự Nga trực tiếp sử dụng hệ thống tên lửa S-3G0, quân đội Xyri không thể nhanh chóng sử dụng các hệ thống tên lửa trong ngày một ngày hai. Hơn nữa, bằng cách loan báo ý định bán hệ thống tên lửa S-300 trước khi diễn ra một hội nghị quốc tế về Xyri ở Giơnevơ của Thụy Sĩ và khi châu Âu xóa bỏ lệnh cấm vận bán các loại vũ khí cho lực lượng nổi dậy người Xyri, người Nga có thể quan tâm đến việc thúc đẩy lòng tin của người Xyri. Rõ ràng việc vận chuyển và và triển khai các hệ thống tên lửa S-300 không đơn giản và mất nhiều năm, vì vậy đây là hành động tâm lý nhằm phát ra tín hiệu gửi tới tất cả các bên, đặc biệt chế độ Assad và các nước ủng hộ ông ta, rằng Nga sẽ không từ bỏ đồng minh của họ trong mọi hoàn cảnh. Bên cạnh đó, mối quan tâm hàng đầu hiện nay của Mỹ và các đồng minh phương Tây là vấn đề sử dụng các loại vũ khí hóa học của Chính phủ Xyri. Các quan chức, trong đó có cựu Tư lệnh Liên minh Tối cao châu Âu (SACEUR) Đô đốc James Stavridis, cũng lo ngại các loại vũ khí hóa học có khả năng sẽ được đưa ra khỏi lãnh thổ Xyri. Do đó việc quản lý các loại vũ khí hóa học đang là một vấn đề nan giải. Một số chuyên gia, kể cả Tướng không quân đã nghỉ hưu Charles Wald, đề nghị Mỹ hoặc NATO có kế hoạch huy động khoảng 50.000 binh sĩ đánh chiếm các kho vũ khí hóa học của Xyri. Nhưng sau hơn một thập kỷ chiến tranh, những người Mỹ không ủng hộ kế hoạch thiết lập vùng cấm bay tuyên bố họ sẽ phản đối việc đưa lực lượng đến Xyri. Tướng Breedlove cũng không ủng hộ yêu cầu sử dụng lực lượng bộ binh để đánh chiếm các kho vũ khí hóa học của Tướng không quân Wald, nhưng cũng không đưa ra các chiến thuật cụ thể và thừa nhận để bảo đảm an toàn cho các loại vũ khí hóa học chỉ còn cách tăng cường đánh bom các kho chứa vũ khí hóa học. ông Breedlove nói: “Rõ ràng, đây là một nhiệm vụ rất khó khăn. Mặc dù nói rằng phá hủy hoàn toàn hoặc kiểm soát và ngăn chặn các loại vũ khí hóa học thì dễ, nhưng mỗi nhiệm vụ như vậy đòi hỏi mức độ nỗ lực khác nhau, không nhiệm vụ nào dễ dàng”./.
Trả lời