III- SỰ TẠO LẬP, DUY TRÌ VÀ TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN CƯƠNG VỰC TRÊN BIỂN ĐÔNG NAM Á THỜI KỲ 1909-45
1- Trung Hoa bắt đầu đòi hỏi chủ quyền Hoàng Sa (TQ gọi là Tây Sa, tên tiếng Anh là Paracel) 1909
Đầu năm 1907, Nhật Bản chiếm quần đảo Đông Sa (Ptatas), gây ra phong trào phẫn nộ trong dân chúng Trung Hoa. Để gỡ thể diện và làm dịu phong trào phản đối, tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuấn chủ trương tổ chức một cuộc hành quân chớp nhoáng ở vài đảo thuộc quần đảo Paracel. Vì chưa hiểu gì nhiều lắm về quần đảo này, Tuấn trước hết phái hai pháo thuyền vào tháng 4-1909 ra thăm dò, vì người Trung Hoa khi đó chỉ mới hiểu lờ mờ về các đảo Paracel.Đọc tiếp »
Đôi lời: Một bài viết rất dài và rất công phu, khoảng 98.000 từ, của tác giả Lý Đăng Thạnh, chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Xin được giới thiệu với độc giả vào thời điểm Tòa Trọng tài Quốc tế sắp công bố phán quyết của vụ Philippines kiện Trung Quốc ở biển Đông. Do bài viết rất dài, xin được chia ra làm 3 phần để đăng trong nay mai. Sau đây là phần 1 của bài viết.
_____
Lý Đăng Thạnh
11-7-2016
Nội dung bài viết này gồm năm phần:
I – Biển Đông Nam Á
II- Sự tạo lập và duy trì chủ quyền cương vực trên Biển Đông Nam Á trước năm 1909
III- Sự tạo lập, duy trì và tranh chấp chủ quyền cương vực trên Biển Đông Nam Á thời 1909-45
III- Sự tạo lập, duy trì và tranh chấp chủ quyền cương vực trên Biển Đông Nam Á thời 1945-75
IV- Sự tạo lập, duy trì và tranh chấp chủ quyền cương vực trên Biển Đông Nam Á từ năm 1975
Trên bản đồ thế giới, tại khu vực Đông Nam Á có một vùng biển rộng khoảng 3.447.000 km2, nằm giữa các nước Trung Cộng, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Bruney, Singapore, Indonesia, Cambodia, Thái Lan và Việt Nam. Đây là biển lớn thứ tư thế giới sau biển Philippines, biển San Hô và biển Ả Rập.Đọc tiếp »
Bắt đầu từ 4h sáng cho đến giờ này (21h30, ngày 29/3/2014), người dân đã đoàn kết đồng loạt biểu tình chống lại việc cưỡng chế và làm tắc nghẽn đường từ Quốc lộ 1A đi xuống Vũng Áng. Giao thông bi ngừng trệ các phương tiện giao thông không thể đi qua khu vực bà con đã căng biểu ngữ, dựng lều quyết tâm giữ đất. Mọi phương tiện giao thông, kể cả taxi đều không thể qua được để vào cảng.
TT – Hàng trăm lao động người Trung Quốc đang làm việc “chui” tại các dự án ở nhiều địa phương. Sau nhiều lần kiểm tra, cảnh cáo rồi xử lý các nhà thầu, tình trạng lao động không phép vẫn tiếp diễn.
Từ cuối năm 2013, với phong cách làm việc luôn tỏ ra có kế hoạch chu đáo,và với truyền thống cực kỳ coi trọng các việc lễ lạt tốn kém, các vị lãnh đạo anh minh của Việt Nam ta đã sớm ban hành một loạt văn bản quy định về tổ chức các ngày lễ lớn trong hai năm 2014- 2015.(Chỉ thị 31- CTTW; Quyết định 158/QĐ – TTg; Hướng dẫn số 108- HD/ BTGTW…vì trong 2 năm này có rất nhiều ngày kỉ niệm thuộc loại ‘năm chẵn’, tức những năm mà số năm có đuôi là số 0 và những năm có đuôi là số 5- điều này không có gì lạ, trước nay vẫn vậy). Văn bản mang tên“ Chỉ thị 31- CTTW ngày 25-12-2013 của Bộ chính trị” là văn bản quyền uy nhất, đã ‘phê minh chỉ thượng’ rõ ràng những ngày được kỉ niệm lớn ấy: trừ ngày giỗ tổ Hùng Vương thì không kể năm chẵn lẻ, còn lại là: 70 năm CM tháng 8 và Quốc khánh; 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 40 năm giải phóng Miền Nam; 100 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; 85 năm thành lập Đảng CSVN; 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 60 năm giải phóng Thủ đô; 70 năm thành lập Quân đội và 25 năm ngày Quốc phòng toàn dân; 70 năm thành lâp CAND và 10 năm ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; 60 năm ngày ký hiệp định Giơ ne vơ lập lại hòa bình ở VN; 55 năm ngày mở đường HCM; 75 năm Khởi nghĩ Nam Kỳ; 85 năm Xô viết Nghệ Tĩnh; 110 năm ngày sinh TBT Trần Phú; 100 năm ngày sinh đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Nam Hải, truyền thông nước ngoài thường gọi là biển Nam Trung Hoa, tất cả những hòn đảo san hô nằm ở Nam Hải luôn là lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc, vùng biển này do vị trí địa lý đặc thù của nó nên cũng đã trở thành một vùng biển không yên tĩnh. Những tranh chấp Nam Hải gần đây khiến cho người ta không khỏi nhớ lại những xung đột Nam Hải trong lịch sử. Trận hải chiến phản kích tự vệ Bãi đá Gạc Ma đối với mọi người vẫn luôn đầy những bí ẩn: Trận hải chiến ấy rốt cuộc vì sao lại xảy ra? Kết quả cuối cùng ra sao? Đã có những gợi mở nào cho việc xây dựng hải quân Trung Quốc sau này? Đem theo những câu hỏi ấy, các phóng viên Trang mạng Hoàn Cầu là Điền Phi, Trương Gia Quân đã phỏng vấn độc quyền Thiếu tướng hải quân Trịnh Minh, cựu Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật trang bị hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, và Thiếu tướng hải quân Trần Vĩ Văn, viên chỉ huy trên biển bên quân ta trong trận hải chiến này, để vén được bức màn bí mật của trận hải chiến ấy.
Việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào Việt Nam đang gây lo ngại cho các chuyên gia về nguy cơ Việt Nam mất quyền kiểm soát kinh tế, đặc biệt với việc các công ty Trung Quốc dần dần thâu tóm các công ty Việt Nam.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, trong năm 2013, vốn đầu tư ngoại quốc trực tiếp FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng đột biến, lên đến mức hơn 2,3 tỉ đôla so với 345 triệu đôla của năm 2012, đặc biệt là đầu tư vào hai lĩnh vực bất động sản và dệt may. Ngoài ra, doanh nghiệp Trung Quốc còn đẩy mạnh tiếp cận các lĩnh vực: khai khoáng, sản xuất và chế biến, xây dựng và cơ sở hạ tầng…
Hàng ngàn lao động trái phép đang làm việc chui tại Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), gây ra nhiều hệ lụy về an ninh trật tự, văn hóa ở khu kinh tế lớn nhất Bắc Miền Trung này
Vào những lúc cao điểm, Khu Kinh tế (KKT) Vũng Áng có đến 3.000- 4.000 lao động nước ngoài làm việc, chủ yếu là người Trung Quốc. Con số này dự kiến sẽ còn tăng mạnh trong năm 2014 với khoảng 6.000 lao động nước ngoài đến làm việc tại KKT Vũng Áng.
Nếu kết hợp giữa địa dư và văn hóa, có thể xem Ukraine và Crimea là một đấu trường giữa Đông và Tây.
Đấu trường này đang trở thành chảo lửa khi yếu tố sắc tộc diễn ra tại một khu vực nhạy cảm vùng biên giới và đang bị khuếch đại bởi nhiều chiêu bài.
Cho đến thời điểm này thì dù có nhiều giải thích về khủng hoảng Ukraine, đặc biệt là những gì xảy ra Crimea nhưng chưa có một nhận định được đồng thuận.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 06/03/2014
Một tổng thống được bầu lên bằng con đường dân chủ năm 2010 rồi bị đánh bật khỏi thủ đô bởi người biểu tình tại quảng trường Maidan, trong đó có một số nhóm dân tộc cực đoan có vũ trang và mang phù hiệu phátxít không muốn chấp nhận châu Âu và cả những người thuộc tầng lớp trung lun (giáo viên, sinh viên, lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ) muốn xích lại gần Liên minh châu Âu (EU). Một số thủ lĩnh chính trị ở miền Đông đòi chia cắt đất nước, một bán đảo Krym có hạm đội biển Đen của Nga đóng căn cứ và gần như nồi dậy chống chính quyền trung ương ở Kiev.
Trong thời gian gần đây, giữa lúc Bắc Kinh ngày càng lấn áp VN về hầu như mọi mặt, nhất là liên quan vấn đề lãnh hải, lãnh thổ, thì phản ứng của phía cầm quyền trong nước bị công luận cáo giác là “ hèn với giặc, ác với dân”. Nhưng vấn đề là cư xử yếu hèn với phương Bắc liệu họ có “tha” cho mình không?
Mong chút tình ‘hữu nghị’?
Trong mối quan hệ Việt-Trung lâu nay, diễn biến bất lợi dồn dập về phía VN có lẽ khiến không ít người liên tưởng tới, cách nay ít lâu, khi lên tiếng trước cử tọa qua diễn văn đáp từ trong buổi lễ nhận chức GS Danh dự trường Đại học Y khoa Hà Nội, giáo sư Thạch Nguyễn, chuyên gia nỗi tiếng về tim mạch của Hoa Kỳ, từng công tác lâu năm tại Á Châu, nhất là ở TQ, có lưu ý rằng “Không phải cứ qụy lụy, hạ mình luồn cúi thì người Trung Quốc sẽ ban thêm cho chút tình ‘hữu nghị’ và cơ hội ‘hợp tác’ đâu”.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Chủ Nhật, ngày 16/02/2014
Bài nghiên cứu của Giáo sư Lưu Kiến Phi, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế – Trường Đảng Trung ương Trung Quốc đăng trên tạp chí “Ngoại giao Trung Quốc ” số 9/2013, cho rằng dù là chiến lược toàn cầu hay chiến lược châu Á-Thái Bình Dương, mục tiêu an ninh của Trung Quốc và Mỹ đều có rất nhiều điểm gặp gỡ nhau, khiến hai nước có không gian hợp tác rất lớn, nhưng mâu thuẫn cũng hết sức rõ rệt, đặc biệt là trong mục tiêu an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nên cũng khiến hai nước có động lực cạnh tranh mạnh mẽ. Cùng với việc Trung Quốc trỗi dậy và khoảng cách thực lực giữa hai nước ngày càng thu hẹp, mâu thuẫn trong mục tiêu an ninh giữa hai nước sẽ càng nổi lên rõ hơn, cạnh tranh chiến lược cũng quyết liệt hơn. Tuy vậy, nếu quan hệ đi theo hướng cạnh tranh tiêu cực, nhất là đi đến chiến tranh lạnh mới sẽ đều không phù hợp với lợi ích căn bản của cả hai. Dưới đây là nội dung bài của Lưu Kiến Phi.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 23/10/2013
TTXVN (New Delhi 22/10)
Mạng tin của Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ (IDSA) vừa đăng bài viết của tác giả Arvind Gupta phân tích về cách tiếp cận của Ấn Độ đối với châu Á-Thái Bình Dương, nội dung chính như sau: