SPIEGEL
Tờ báo được yêu thích ở phương Tây, nhưng bị căm ghét tại quê nhà
Các phóng viên của tờ Novaya Gazeta cần có tinh thần mạnh mẽ vững vàng— bốn phóng viên của tờ nhật báo có tòa soạn ở Mát Cơ Va đã bị giết chết. Nhưng tờ báo nầy còn có những người bạn đầy quyền lực, bao gồm cựu TT Mikhail Gorbachev và nhân vật chính trị đầu sỏ trong viện Duma và cũng là một trong những người giàu nhất nước Nga Alexander Lebedev
Matthias Schepp, từ Moscow
Ngày 9-6-2009
Olga đã dường như vừa khiếp sợ vừa lo lắng khi cô lướt những ngón tay qua chiếc phong bì. Người gửi có vẻ là nhân vật quan trọng : “Phủ Tổng thống”. Có phải đây là thư của điện Kremlin hay không? “Nhưng sao cảm thấy chiếc phong bì là lạ,” theo lời kể của Olga, thư ký của tổng biên tập tờ báo tiếng Nga Novaya Gazeta.
Cuối cùng, khi cômở chiếc bì thư, cô có cảm giác ớn lạnh và sởn gai ốc: những chiếc tai lừa bị cắt đứt. ”Ở đây người ta cần nhiều can đảm,” cô nói.
Bốn trong số các nhà báo của tờ báo này đã bị sát hại, và một trong số các luật sư của tờ báo đã bị bắn chết giữa ban ngày ban mặt.
Một vài ngày sau vụ những chiếc tai lừa là một miếng thịt vấy máu. Lần này không có địa chỉ người gửi trên phong bì. Và rồi sau đó một người đàn ông lạ mặt đã đề nghị đưa cho tổng biên tập tờ báo một khoản tiền hối lộ.
Khi tờ báo điều tra vụ việc, họ đã phát hiện ra rằng có một nhà hoạt động chính trị với một nhóm được gọi là Nashi đứng đằng sau những hành động bí ẩn.
Nashi, một tổ chức thanh niên được điện Kremlin kiểm soát, trước đó đã tiến hành các cuộc biểu tình trước cửa văn phòng ban biên tập tờ báo và phát động một chiến dịch chống lại [1] tờ Novaya Gazeta. Một quãng thời gian ngắn sau đó, Tổng thống Dmitry Medvedev đã có một quyết định cho bản báo này một cuộc phỏng vấn.
Tình thế nầy là không rõ ràng. Một mặt, tờ báo, được phát hành ba lần một tuần và có một số ấn phẩm đáng nể là 270.000 bản, là đối tượng của sự tức giận sôi lên của giới quyền thế ở Moscow. Các giới chức nhiều quyền lực tự nhận ra là bị chỉ trích lập đi lập lại trong các trang báo. Mặt khác, tờ Novaya Gazeta đột ngột hưởng được sự bảo vệ của các nhân vật thuộc hàng cao cấp nhất trong chính quyền
Vai trò của tờ Novaya Gazeta, chính xác ra là cái gì, tờ báo nầy giờ đây là tờ báo nổi tiếng nhất của Nga ở nước ngoài ? Có phải Novaya đúng như các bạn đọc vẫn gọi nó, là một pháo đài của tiếng nói tự do dân chủ hay không?
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, ứng cử viên thủ tướng thuộc Đảng Dân chủ Xã hội hơi thiên tả trong các cuộc bầu cử vào tháng Chín tới tại Đức, đã loan báo những kế hoạch viếng thăm các văn phòng toà soạn báo vào tuần này. Và thậm chí có một cơ hội là Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama có thể ghé qua vào đầu tháng Bảy này.
Bơi cùng lũ cá mập
Ngay trước buổi trưa khi Sergei Sokolov, âm thanh như một viên trung sĩ huấn luyện viên tại một doanh trại quân đội, gào to “hội họp bàn luận với chủ bút” trong hành lang tòa soạn báo. Trước đó, trong thời gian nghỉ, anh đã gửi một bức bưu ảnh tới các bạn đồng nghiệp với những câu anh viết trong đó “Tôi đang bơi cùng với lũ cá mập”. Chiếc bưu ảnh đã được ghim lên tấm bảng trong tòa soạn báo. Bên cạnh nó, có ai đó viết: “Những con cá mập tội nghiệp.”
Sokolov là nhân vật đứng hàng thứ hai về mặt tư tưởng trong tòa báo. Ông chuyển những dòng ý tưởng xuất phát từ tổng biên tập Dmitry Muratov mà không thách thức vai trò quyền lực của tổng biên tập. Khi Muratov phân phối các ý tưởng bài báo (người nào viết chủ đề gì) tới ban biên tập có 60 thành viên, chuyện ấy nghe như là một âm mưu triệt hạ chính phủ – hoặc ít nhất cũng là (tìm cách triệt hạ) một vài bộ trưởng trong chính quyền.
Một trong những bài báo của tờ báo này đã tiết lộ rằng một nhà quản trị của ngân hàng thuộc nhà nước, cũng như vài bộ trưởng có ảnh hưởng, đã xây dựng những tòa biệt thự xa xỉ dọc bên sông Moskva – trong một khu bảo tồn thiên nhiên mà trên thực tế đã có một lệnh cấm xây dựng công trình.
Trong một vấn đề mới đây của tờ báo, Roman Shleinov, một trong những ngôi sao của nhóm các nhà báo có tài năng khác thường, dám đương đầu của tờ báo nầy, đã vạch trần một mạng lưới các công ty mà ông khẳng định là họ đại diện cho một mối liên hệ giữa một nhóm băng đảng mafia với những bà con anh em của Thủ tướng Vladimir Putin.
Shleinov cũng đã và đang chỉ trích gay gắt những mưu đồ của hãng năng lượng khổng lồ Gazprom, và ông thậm chí đã miêu tả những vụ bắt cóc và tống tiền những nhà lãnh đạo doanh nghiệp được thực hiện bởi các sĩ quan cơ quan của FSB, cơ quan tình báo trong nước của Nga. Những sự tiết lộ nầy là đáng chú ý, song những phản ứng (của chính quyền) thì sao? Trên thực tế (họ chẳng) coi như không có gì hết.
“Chúng tôi có thể cho đăng một bức ảnh cho thấy Putin đang nhận một va-li tiền mặt. Nhưng không một ai sẽ quan tâm tới điều này,” Roman Shleinov nói. Shleinov (là một Sisyphus) [2], là một người thường làm những việc khó khăn và có những nổ lực phi thường và không hề biết mệt mỏi trong nghề báo chí điều tra – một Sisyphus phải chịu những áp lực.
Được quyền vào làm trong lãnh vực báo chí không phải là một vấn đề khó ở Nga, không giống như so với Trung Quốc. Mặc dù truyền hình bị nhà nước kiểm soát trên diện rộng, nhưng phạm vi của những quan điểm trên các tờ báo và trên Internet là rộng hơn, lấy ví dụ như ở Đức.
Đất nước Nga đang chịu đựng một loại tai ách khác biệt hoàn toàn: đó là ngay cả những tiết lộ về những vụ tai tiếng nhất, lớn nhất cũng không dẫn tới bất cứ kết quả gì hết. **
Phương tiện truyền thông tự do và có ảnh hưởng phải nên là một thứ công cụ quan trọng trong cuộc chiến đấu với nạn tham nhũng đã trở nên quá mức. Thế nhưng tại nước Nga, phương tiện truyền thông thiếu những sức mạnh cần thiết. Boris Yeltsin, là tổng thống đầu tiên của Nga, đã bắt bộ tư pháp phải trả lời trong vòng 10 ngày đối với những cáo buộc tham nhũng được báo chí đưa ra. Người kế nhiệm ông là Putin đã nhanh chóng huỷ bỏ mệnh lệnh của Yeltsin ngay sau khi nhận chức.[3]
“Tìm ra ai là kẻ liên quan”
Tổng biên tập Muratov của tờ Novaya Gazeta đang để ý đến một trong những biên tập viên kỳ cựu của ông ta, người nầy vừa nhận được một tin nhắn về một tai nạn kỳ lạ tại Kutuzovssky Prospekt, một con phố dẫn tới điện Kremlin. Một thanh niên 20 tuổi đã đụng chiếc xe Ferrari còn mới tinh của anh ta trong lúc đang lái xe với tốc độ 200 km một giờ. Người cha của gã thanh niên này hình như là một thành viên trong hội đồng quản trị của một nhóm các nhà băng.
Đối với Muratov, câu chuyện còn là một ví dụ khác trong vô vàn các thí dụ của những gì mà ông gọi là “một tầng lớp quyền thế tự đặt mình lên trên luật pháp.”
“Hãy tìm ra kẻ nào liên quan tới vụ này!” ông ra lệnh cho các biên tập viên của mình. “Và tôi sẽ hỏi Lebedev.”
Trong một lúc nào đấy, dường như rằng Alexander Lebedev, một cựu thành viên của cơ quan tình báo nước ngoài FSB của Liên Xô và làm chủ 30% hãng hàng không quốc gia Aeroflot, là một trong nhiều nguồn tin khác của Muratov (làm việc) bên trong các định chế của nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, tay trùm nhà băng lại là cái gì đó như một người cung cấp tiền bạc cho sự hoạt động của tờ báo Novaya Gazeta.
Ông Alexander Lebedev ta đã và đang giúp tờ báo này từ những năm 1990. Vào tháng Sáu năm 2006, ông ta và cựu lãnh đạo Liên Xô Michail Gorbachev đã giành được một cổ phần chiếm 49% trong tờ Novaya Gazeta, khi tờ báo nầy bên bờ vực của sự phá sản vào thời điểm đó. Những người làm công trong tòa báo làm chủ phần còn lại, 51% cổ phần của tờ báo.
Lebedev đã mua các cổ phần của những nhân công này với trị giá 2,1 triệu đô la. Kể từ đó, hàng năm ông đã và đang bơm hàng nhiều triệu đô là vào tờ báo đang làm ăn thua lỗ tiền bạc này.
Không một công ty hay người nào mua quảng cáo đăng trên tờ báo; mọi người lo sợ gây ra thái độ tức giận của điện Kremlin.
“Khi nào mà tôi còn có tiền, là tôi sẽ giúp,” Lebedev nói, trong một phòng tiếp khách sang trọng trong tòa biệt thự lộng lẫy của ông gần Bộ Ngoại giao. Ông đang mặc quần jeans, một chiếc áo khoác ngoài có hoa văn, và đôi giày thể thao đen rất thời trang.
Ông trùm này tán dương “đội quân những nhà báo kỳ lạ, can đảm” của mình. Ông nói rằng mục tiêu của ông là làm cho tờ báo trở thành “người đi đầu có chính kiến ở Nga”, và ông dẫn ra nhà thơ và là nhà phê bình Osip Mandelstam chuyên chỉ trích Stalin. Ông Lebedev thích được thấy các biên tập viên của mình như là một phần của truyền thống đối lập với “vương triều ở Nga hiện nay”, và bản thân ông là một ngọn đèn đang chiếu sáng nền tự do báo chí.
Thế nhưng các chính trị gia, các nhà quản trị truyền thông và các nhà báo ở Moscow thường có những câu chuyện khác để nói về Lebedev.
Thứ nhất, họ nói rằng nhà quản lý và điều hành doanh nghiệp này, người đã thua trong cuộc tranh cử để trở thành thị trưởng Moscow và Sochi, địa điểm tổ chức Thế vận hội Olympic mùa Đông 2014, muốn giữ tờ báo để cổ võ những tham vọng chính trị của ông ta.
Họ cũng khẳng định rằng, trong cuộc chơi của các chính trị gia quyền lực ở Moscow, ông đã được chọn để giữ cho tờ báo hay gây phiền phức nằm dưới sự kiểm soát nhân danh Putin.
Lebedev và Gorbachev bác bỏ những khẳng định này, cho đó như là “không hợp lý và trái với suy nghĩ thông thường của mọi người.” Hãy nhìn vào các bài báo trên tờ Novaya,” Lebedev lưu ý. Ví dụ, ông nói, tham vụ báo chí (điện kremlin) của Putin, là ông Alexei Gromov, đã tức giận điên lên khi tờ báo phanh phui những quyền lợi thương mại được cho là của ông Gromov trong hệ thống truyền hình kỹ thuật số.
(Xin mời xem tiếp Phần 2/203)
Hiệu đính: Trần Hoàng
Lời bình của Trần Hoàng:
[2][một nhà vua thời Hy Lạp cổ đại-BS]
[1]Ở nước … Vệ , nếu có ai phản đối chuyện gì, là có tụi côn đồ du đảng đi theo cùng công an phường, quận huyện tới tận nhà người ấy: để ném đá, ném phân, chửi rủa tục tiểu, hăm dọa và đánh đập.
[3] Đây là một hình thức chính phủ coi thường luật pháp; chính phủ độc tài Nga muốn nói rằng: “luật pháp là TAO, tao là luật pháp”. Khi họ vi phạm luật pháp, thì không một cơ quan nào có quyền truy tố và đem họ ra tòa án để phán xét hay bắt giam họ.
Mà suy rộng ra ai cũng thấy: Tất cả các nước nào theo chế độ cộng sản, có một đảng cai trị, lấy chủ nghĩa Marx Lê nin làm nền tảng, thì các viên chức trong chính phủ từ cao cho đến thấp đều coi thường pháp luật, họ ngồi “ỉa” trên luật pháp và hiến pháp do chính họ đặt ra.
Các chính phủ Nga, Trung Quốc, Bắc Hàn, nước Vệ… bắt dân chúng tuân theo luật pháp ấy, nhưng bản thân họ, gia đình họ, và các đồng chí trong phe đảng của họ dù phạm tội lớn cở nào, họ cũng không bị truy tố ra tòa chịu hình phạt như dân chúng; các nhân viên trong chính quyền từ cấp quận huyện tỉnh trở lên đều được miễn trừ nếu vi phạm luật pháp. Hoặc họ chỉ chịu một thứ án tù nào đó ngắn hạn, cho có lệ, thí dụ như: tạm thời “chui vô” ở một chỗ ở mới nào đó cho “khuất con mắt trần gian” trong 1, 2 năm. Ở chỗ ở mới nầy, họ có người hầu kẻ hạ, ăn uống như ở nhà, đánh cờ, đọc báo và chờ thời…để cho dư luận bên ngoài nguôi ngoai đi. Và sau đó một thời gian, khi dư luận chuyển hướng qua phía khác, các phạm nhân chui ra khỏi ổ, và hiện nguyên hình như cũ, nhưng lần nầy họ làm việc ở một nơi khác, và diễn trò trở lại, nếu tuổi còn chưa tới 65.
——————————————
SPIEGEL
PRESS FREEDOM IN RUSSIA
The Newspaper Loved in the West, Hated at Home
By Matthias Schepp in Moscow
06/09/2009
Reporters at Novaya Gazeta need strong nerves — four of the Moscow-based newspaper’s journalists have already been murdered. But the paper has powerful friends, including Mikhail Gorbachev and oligarch Alexander Lebedev.
Olga seemed simultaneously awestruck and wary as she ran her fingers across the envelope. The sender seemed to be important: the “Presidential Administration.” Was it mail from the Kremlin? “But the envelope felt strange,” says Olga, who is secretary to the editor-in-chief of the Russian newspaper Novaya Gazeta.
When she finally opened the envelope, she felt something cold and leathery inside: the severed ears of a donkey. “One needs strong nerves here,” she says. Four of the newspaper’s journalists have already been murdered, and one of its attorneys was shot dead in broad daylight.
The donkey ears were followed a few days later by a bloody piece of meat. This time there was no return address on the envelope. And then a peculiar man offered the editor-in-chief a bribe.
When the paper investigated the matter, it discovered that an activist with a group called Nashi was behind the mysterious acts. Nashi, a Kremlin-controlled youth organization, had previously staged protests in front of the paper’s editorial offices and launched a campaign against Novaya Gazeta. A short time later, President Dmitry Medvedev made a point of giving the paper an interview.
The situation is unclear. On the one hand, the newspaper, which is published three times a week and has a respectable circulation of 270,000, is the object of the wrath of Moscow’s powerful elite, which finds itself repeatedly criticized in its pages. On the other hand, Novaya Gazeta is suddenly enjoying protection from officials at the highest levels of government.
What exactly is the role of Novaya Gazeta, which is now Russia’s best-known newspaper abroad? Is Novaya, as its readers call it, a bastion of democratic free speech? German Foreign Minister Frank-Walter Steinmeier, the center-left Social Democratic Party’s chancellor candidate in Germany’s September elections, has announced plans to visit the editorial offices this week. And there is even a chance that US President Barack Obama could look in on the paper in early July.
Swimming with the Sharks
It is shortly before noon when Sergei Sokolov, sounding like a drill sergeant at a military barracks, yells “editorial conference” into the hallway. Once, while on vacation, he sent a postcard to his colleagues with the words “I’m swimming with sharks” written on it. The postcard was pinned up on the bulletin board in the editorial offices. Next to it, someone wrote: “The poor sharks.”
Sokolov is the ideal second-in-command. He channels the flow of ideas coming from editor-in-chief Dmitry Muratov without challenging his authority. When Muratov distributes story ideas to his 60-member editorial staff, it can sound like a conspiracy to bring down the government — or at least a few cabinet ministers.
One of the newspaper’s articles revealed that an executive with the state-owned bank, as well as influential ministers, had allegedly built luxury villas along the Moskva River — in a nature reserve where there was in fact a ban on construction. In a recent issue of the paper, Roman Shleinov, one of the stars in the paper’s collection of exceptionally talented and daring journalists, exposed a network of companies that he claimed represented a connection between a mafia group and relatives of Prime Minister Vladimir Putin.
Shleinov has also sharply criticized the machinations of energy giant Gazprom, and he has even described the kidnappings and blackmail of business leaders by officers of the FSB, the Russian domestic intelligence agency. The revelations were remarkable, but the reactions? Practically nonexistent.
“We could print a photo that shows Putin accepting a suitcase of cash. No one would be interested,” he says. Shleinov is a Sisyphus of investigative journalism — a Sisyphus under pressure.
Gaining access to the news is not a problem in Russia the way it is in China, for example. Although television is largely state-controlled, the range of opinions in newspapers and on the Internet is broader than, say, in Germany. The country suffers from a completely different sort of affliction: Even the biggest, most scandalous exposés lead to no consequences whatsoever.
Free and influential media ought to be an important tool in fighting excessive corruption. But in Russia the media lack the necessary powers. Boris Yeltsin, as Russia’s first president, compelled the attorney general’s office to respond within 10 days to corruption charges brought by the media. His successor Putin promptly revoked Yeltsin’s order shortly after taking office.
‘Find Out Who’s Involved’
Novaya Gazeta editor-in-chief Muratov is looking at one of his senior editors, who has just received word of a spectacular accident on Kutuzovsky Prospekt, a street that leads to the Kremlin. A 20-year-old has crashed his new Ferrari while traveling at 200 kilometers per hour (125 mph). The father of the young man is apparently a member of the executive board of a group of banks.
For Muratov, the story is yet another example of the excesses of what he calls “an elite that places itself above the law.” “Find out who’s involved!” he tells his editors. “And I’ll ask Lebedev.”
For a moment, it appears that Alexander Lebedev, a former member of the Soviet foreign intelligence service and a 30-percent owner of the national airline Aeroflot, is just another of Muratov’s many sources within the establishment. In truth, however, the banking magnate is something of a cash machine for Novaya Gazeta.
He has supported the paper since the 1990s. In June 2006, he and former Soviet leader Mikhail Gorbachev acquired a 49-percent stake in Novaya Gazeta, which was on the verge of bankruptcy at the time. The employees owned the rest.
Lebedev bought the employees’ shares for about €1.5 million ($2.1 million). Since then, he has injected millions into the money-losing paper every year. No one buys advertising; everyone is fearful of incurring the Kremlin’s wrath. “As long as I have money, I will help,” says Lebedev, in the opulent reception room of his luxurious mansion near the Foreign Ministry. He is wearing jeans, a designer vest and stylish black sneakers.
The magnate praises his “team of fantastic, courageous journalists,” says that his goal is to make the paper the “opinion leader in Russia,” and quotes the poet and Stalin critic Osip Mandelstam. He likes to see his editors as part of this tradition of resistance to the throne, and himself as a shining light of press freedom.
But politicians, media executives and journalists in Moscow often have other things to say about Lebedev. For one, they say that the entrepreneur, who lost bids to become the mayor of Moscow and Sochi, the site of the 2014 Winter Olympics, keeps the paper to promote his political ambitions. They also claim that, in the Moscow game of power politics, he has been chosen to keep the inconvenient newspaper under control on Putin’s behalf.
Lebedev and Gorbachev reject such claims as “absurd.” “Just take a look at the stories in Novaya,” says Lebedev. For example, he says, Putin’s press czar, Alexei Gromov, was furious when the paper disclosed his alleged business interests in digital television.
Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.
Thích bài này:
Thích Đang tải...