2053. KẾ HOẠCH NGA-MỸ LÀM THAY ĐỔI “CUỘC CHƠI” TẠI SYRIA
Posted by adminbasam trên 02/10/2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Bảy, ngày 28/09/2013
TTXVN (Pretoria 27/9)
Đề xuất ngoại giao của Nga để chuyển giao các kho vũ khí hóa học của Syria nằm dưới sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế và sau đó tiêu hủy đã tạm thời đẩy lùi kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria của Mỹ. Động thái này cũng đẩy diễn biến tình hình của Syria đến một giai đoạn mới. Tạp chí “Tin Trung Đông” có bài phân tích về vấn đề này như sau:
Phản ứng của các bên liên quan đến kế hoạch mới
Ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20, các cơ quan đặc biệt Mỹ đã thực hiện thành công chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc, tung tin giả khiến cả thế giới tin rằng Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học chống lại thường dân. Cộng đồng quốc tế phải đối mặt với triển vọng can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria. Tuy nhiên, bất chợt có sự đảo ngược tình thế trong diễn biến tình hình xung quanh vấn đề Syria. Ngày 9/9, Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố Syria có thể ngăn chặn hành động can thiệp quân sự của Mỹ nếu trong vòng 1 tuần trao toàn bộ kho vũ khí hóa học của mình cho cộng đồng quốc tế giám sát. Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov kêu gọi Syria đặt các kho vũ khí hóa học của mình dưới sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế và sau đó tiêu hủy chúng.
Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem nhất trí với sáng kiến trên. Ngày 10/9, Ngoại trưởng Syria tuyên bố ông được ủy quyền khẳng định về sự ủng hộ của Syria đối với sáng kiến của Nga liên quan đến kho vũ khí hóa học của nước này theo quy định của Tổ chức phòng chống vũ khí hóa học. Ngoại trưởng Syria cũng khẳng định Damascus đã sẵn sàng báo cáo về địa điểm các kho vũ khí hóa học, ngừng sản xuất vũ khí hóa học và công bố các loại vũ khí này trước đại diện của Nga, Liên Hợp Quốc và các nước khác. Quyết định của Syria được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc ủng hộ. Tuy nhiên, Tổng thống Bashar al-Assad yêu cầu cần phải điều tra mọi vụ việc trong đó vũ khí hóa học đã được sử dụng, kể cả sự kiện tại Aleppo, địa điểm lực lượng nổi dậy chống chính phủ đã bắn tên lửa với đầu đạn được nhồi vũ khí hóa học giết chết hàng trăm người. Tổng thống Assad nhấn mạnh điều này cần phải được điều tra cụ thể, làm rõ tất cả các chi tiết, đặc biệt chính xác ai là thủ phạm gây nên tội ác. Syria và toàn thế giới dường như đã có một cơ hội tốt. Trong những ngày tới, Nga sẽ đưa ra kế hoạch giao nộp số vũ khí trên cho cộng đồng quốc tế kiểm soát.
Sự thật đằng sau cáo buộc Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học
Ủy ban quốc tế điều tra về vấn đề Syria trong báo cáo mới nhất của mình, được đệ trình lên Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Geneva ngày 11/9, khẳng định chính lực lượng nổi dậy mới là “tội phạm chiến tranh khi thực hiện hành vi bắt cóc, tra tấn, hành quyết, giết người, bắt giữ con tin, tấn công các mục tiêu được bảo vệ, bao vây và pháo kích bừa bãi vào các khu vực dân cư…”. Thông tin trong báo cáo dựa trên các bằng chứng đã được thu thập trong khoảng thời gian hai tháng từ ngày 15/5-15/7/2013.
Những cáo buộc của Mỹ về việc quân đội chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học gần Damascus ngày 21/8/2013, gần như cùng với ngày các thanh sát viên Liên Hợp Quốc đến Syria, là hoàn toàn vô căn cứ. Quân đội Syria đã giành lợi thế trên thực địa trước lực lượng nổi dậy trong những tháng gần đây và rất vô lý khi khẳng định chính họ đã sử dụng vũ khí hóa học ngay trên khu vực quản lý của mình. Đồng thời cũng thật phi lý khi cho rằng Chính phủ Syria sử dụng vũ khí ngay tại thời điểm các thanh sát viên Liên Hợp Quốc đến điều tra về các vụ việc liên quan đến tấn công hóa học tại Damascus.
Việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria trong tháng 8 vừa qua là một hành động khiêu khích của lực lượng nổi dậy Syria nhằm tạo ra cái cớ để lôi Mỹ can thiệp quân sự vào Syria. Nhờ vậy, Mỹ kiên quyết khẳng định Chính phủ Syria phạm tội. Theo tuyên bố của Nhà Trắng dù rằng cuộc không kích đã bị tạm hoãn nhưng quyết định thực hiện tấn công quân sự không được đảo ngược.
Sự chỉ trích của Mỹ đã đi quá xa khi nhớ lại rằng chính Washington từng sử dụng vũ khí hóa học tại Việt Nam trong những năm 1970 khiến hàng nghìn thường dân vô tội thiệt mạng. Hiện vẫn còn nhiều trẻ em lớn lên phải đối mặt với những hậu quả thảm khốc do chất độc màu da cam gây ra. Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã thực hiện bốn cuộc chiến tranh tấn công các nước Nam Tư, Afghanistan, Iraq và Libya.
Tại Nam Tư và Iraq, quân đội Mỹ đã sử dụng vũ khí urani nghèo gây thảm họa sinh thái và ô nhiễm phóng xạ. Tại Iraq, vũ khí hóa học này đã dẫn đến sự gia tăng bệnh ung thư ảnh hưởng lớn đến người lớn và trẻ em. NATO ném bom Nam Tư năm 1999 gây nên thảm họa môi trường xung quanh sông Danube. Thậm chí, Áo đã không cho máy bay chiến đấu của NATO bay qua không phận của mình và cảnh báo sẽ thực hiện hành vi phòng vệ trong trường hợp NATO vi phạm. Điều đáng chú ý, Áo đưa ra quan điểm tương tự đối với tình hình Syria hiện giờ. Áo cũng từ chối ủng hộ hành động quân sự nếu không có Nghị quyết của Hội đồng Bảo an và tuyên bố không cho máy bay chiến đấu của NATO sử dụng không phận của mình.
Tại Syria, Mỹ cũng theo đuổi cùng một mục tiêu: Lật đổ chế độ hiện nay bằng mọi cách. Thật là đạo đức giả khi Washington tuyên bố kế hoạch hành động của mình “không tính đến việc can thiệp vào cuộc nội chiến”. Cái kiểu “tránh can thiệp vào công việc người khác” trên thực tế có nghĩa kế hoạch của Mỹ bắt đầu một cuộc chiến tranh chống Syria với sự liên kết cùng al-Qaeda.
Con đường ghập ghềnh phía trước
Tại thời điểm này, kế hoạch tấn công quân sự Syria đã bị trì hoãn. Đặc phái viên Liên Họp Quốc và Liên đoàn Arab về Syria Lakhdar Brahimi đã gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 13/9 tại Geneva để cùng nhau hội đàm. Theo ông Lakhdar Brahimi, một thỏa thuận đạt được sẽ đặt vũ khí hóa học Syria nằm dưới sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế. Vòng tiếp theo của cuộc đàm phán sẽ được tổ chức vào ngày 28/9 đế thảo luận về triển vọng Hội nghị Geneva-2. Tuy nhiên, diễn biến tình hình còn rất kịch tính. Một chiến thuật ngoại giao đã mở rộng cơ hội cho các bên cùng tham gia một cuộc chơi lớn trong và xung quanh vấn đề Syria. Cộng đồng quốc tế vẫn phải đối mặt với tình trạng chống đối giữa các lực lượng muốn thực hiện kế hoạch thay đổi chế độ Assad cũng như những người phản đối kế hoạch xâm lược. Chắc chắn các đối thủ phản đối sáng kiến của Nga sẽ làm mọi cách để thúc đẩy Hội đồng Bảo an thông qua một nghị quyết có thể tránh thực hiện kế hoạch kiểm soát khủng hoảng hiện thời và lôi thế giới trở lại trạng thái bên bờ vực của một cuộc tấn công quân sự.
Lộ trình sửa chữa cho hành động này khá đơn giản. Yếu tố cốt lõi ở đây là đòi hỏi thỏa thuận của Syria để chuyển giao vũ khí khỏi quyền kiểm soát Damascus. Tuy nhiên, kế hoạch này dễ dàng bị cản trở bởi hiện giờ còn nhiều phe nhóm vũ trang, tổ chức khủng bố hoạt động ở Syria được Mỹ cùng đồng minh hậu thuẫn, cung cấp tiền bạc và vũ khí.
Sau đó Chính quyền Assad sẽ bị cáo buộc vi phạm thỏa thuận để kích động cho cái gọi là thực hiện tấn công trừng phạt. Có thể có một kế hoạch khác nhưng mục tiêu sẽ vẫn như cũ, đưa sáng kiến của Nga ra khỏi chương trình nghị sự và quay ngược lại thời khắc Nhà Trắng có thể quyết định mình có quyền tự do hành động, thực hiện một cuộc tấn công quân sự trong khi phe phản đối trong Quốc hội Mỹ và trên thế giới đang bị yếu đi. Mặc dù còn nhiều vấn đề cần thảo luận nhưng nội dung chính của thỏa thuận về Syria gồm những điều khoản chính đã rất rõ ràng:
Thứ nhất, chấm dứt hành động chiến đấu giết hại lẫn nhau tại Syria để đảm bảo an ninh trong khi vũ khí được chuyển giao cho cộng đồng quốc tế.
Thứ hai, cần có sự đảm bảo vững chắc từ Mỹ và các nước khác là sẽ không tấn công Syria.
Thứ ba, đảm bảo an ninh cho nhân viên quốc tế hoạt động vì kế họach này tại Syria.
Sáng kiến của Nga đã đẩy lùi mối đe dọa chiến tranh nhưng những kẻ xâm lược tiềm tàng không thể bị biến thành người ủng hộ hòa bình một cách bất thình lình (chỉ có nguy cơ trả đũa từ đối thủ ngang sức ngang tài mới có thể khiến họ tỉnh ngộ). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn thảo: Liệu sáng kiến của Nga chỉ là tạm thời hay đã đảo ngược được tình thế? Liệu sự từ bỏ kế hoạch chiến tranh của Washington có thành thật? Liệu đây có phải là sáng kiến cuối cùng? Có rủi ro rất lớn trong việc chống lại những trở ngại trong và ngoài nước trong quá trình chuẩn bị thực hiện kế hoạch can thiệp quân sự, Chính quyền Obama quyết định đạt được những mục tiêu mà mình đã đề ra (lật đổ Tổng thống Assad, dựng lên một chính phủ nắm quyền thân Mỹ, đẩy cỗ máy chiến tranh đến gần biên giới Iran) bằng các công cụ ngoại giao. Và đây là những vấn đề còn bỏ ngỏ đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Không nên ảo tưởng về các mục tiêu trong chính sách của Mỹ. Những người đại diện cho hòa bình ở Trung Đông đang tìm cách câu giờ trong khi Mỹ sẽ tiếp tục tìm mọi cớ để phát động một cuộc chiến tranh can thiệp quân sự mới.
***
Theo diễn biến mới nhất, Syria đã công khai tuyên bố kế hoạch gia nhập Hiệp ước không phổ biển vũ khí hạt nhân và trong chừng mực nào đó, mối đe dọa chiến tranh đã bị loại bỏ. Đồng thời, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban-ki-moon hoan nghênh thỏa thuận đạt được giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry về vũ khí hóa học
của Syria. Barack Obama và lãnh đạo các nước châu Âu cũng bày tỏ sự hài lòng với thỏa thuận này. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc lại tuyên bố cho dù có đạt được thỏa thuận giữa Washington và Moskva, quân đội Mỹ vẫn trong tình trạng trực chiến để thực hiện hành động quân sự với Syria. Dưới dây ỉà phân tích của Đại sứ Iran tại Jordan Mohammad Irani:
Nếu cuộc tấn công của Mỹ đối với Syria không diễn ra, một bước đi quan trọng đã được thực hiện trong việc ngăn ngừa sự lan rộng khủng hoảng ra toàn khu vực. Những điều kiện mới nhất do Mỹ đưa ra dựa trên thế mạnh sẽ thực hiện tấn công quân sự Syria trong chừng mực nào đó đã được kiểm soát thông qua những nỗ lực ngoại giao của Moskva. Tất nhiên, rõ ràng là việc chấp nhận sáng kiến của Nga đã vượt khỏi khuôn khổ một cuộc diễn tập chính trị. Xu thế tình hình trong nội bộ chính trường Mỹ nhìn chung cho thấy các cơ quan có trách nhiệm không mấy sẵn sàng thực hiện kế hoạch tấn công quân sự. Lý do dẫn đến tình trạng trên là:
Thứ nhất, khả năng sẽ không có sự chấp thuận của Quốc hội về kế hoạch hành động quân sự, sự phản đối của đa số người dân Mỹ, những lo ngại về chi phí dành cho cuộc chiến, sự gián đoạn trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia… là mối lo ngại lớn đối với Tống thống Barack Obama những ngày này. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác như hậu quả khó lường khi can thiệp quân sự, khả năng lan rộng của cuộc chiến; sự thiếu hợp tác nghiêm trọng của một sổ đồng minh châu Âu… đều có thể dẫn đến sự chậm trễ hoặc hủy bỏ kế hoạch tấn công quân sự vào Syria.
Thứ hai, Obama cho rằng sáng kiến của Nga, kế hoạch để cộng đồng quốc tế giám sát vũ khí hóa học ở Syria, sự chấp nhận của chế độ cầm quyền ở Damascus đều là kết quả thu được sau hành động đe dọa tấn công của Mỹ. Nếu quả thật như vậy thì dường như Tổng thống Obama đã đúng về kế hoạch này và sau đó Nhà Trắng tiếp tục thực hiện đe dọa, đưa ra tuyên bố vào thời điểm phù hợp và những áp lực sẽ vẫn tồn tại. Một vấn đề luôn được đặt ra là Barack Obama và Nhà Trắng thực sự đang tìm kiếm điều gì ở Syria? Làm Bashar al-Assad suy yếu, lật đổ chính phủ hiện nay, sử dụng quyền lực siêu cường răn đe khu vực để hỗ trợ chiến lược Chính phủ Israel hay xác định phương trình cân bằng quyền lực quốc tế?
Có lẽ mục đích quan trọng thất của Mỹ đối với Syria là giải trừ quân bị, không để Syria sử dụng vũ khí hóa học trong những tình thế quan trọng, đặc biệt là sử dụng để răn đe các nước trong khu vực. Trong trường hợp này, với cam kết của Nga, sự giám sát, kiểm soát của các tổ chức quốc tế thì mục tiêu trên của Mỹ đã đạt được mà không phải cần chiến tranh mà kéo theo nhiều hậu quả nặng nề sau đó. Nga cũng phải đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng liên quan đến hành động đe dọa tấn công quân sự của Mỹ. Nếu cuộc tấn công này xảy ra, rõ ràng Nga sẽ không thể thực hiện biện pháp trả đũa và sẽ phải gánh chịu hậu quả tiêu cực nhiều hơn bất kỳ nước nào khác trong khu vực. Vì vậy, kế hoạch của Nga được xác định trong việc đưa ra một kế hoạch giám sát, kiểm soát dựa trên lợi ích chiến lược của họ.
Đồng thời, cần phải nhớ ràng cách thức, xu thế, phương pháp thực hiện sáng kiến này vẫn chưa được đưa ra. Sự giám sát của cộng đồng quốc tế đối với vũ khí hóa học ở Syria (vấn đề trọng tâm nhất) không có định nghĩa rõ ràng. Liệu việc giám sát này có chỉ giới hạn trong sử dụng vũ khí hóa học bên trong lãnh thổ Syria, ngăn chặn vũ khí rơi vào tay lực lượng Takfiri và các nhóm cực đoan cấp tiến (mà bản thân từng vấn đề đều đáng quan tâm đối với các bên tham chiến) hay việc tiêu hủy vũ khí hóa học vẫn được tiến hành trong mọi trường hợp, kể cả sự can thiệp quân sự của nước ngoài hoặc trong trường hợp Israel tấn công Syria? Có vẻ như trần quy định trong thỏa thuận của Mỹ với Nga chỉ là tiêu hủy hay hoàn toàn từ bỏ các loại vũ khí hóa học.
Sáng kiến của Nga là một bước đi quan trọng trong việc ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng mới trong khu vực. Đó là lý do tại sao sáng kiến này được cộng đồng quốc tế hoan nghênh nhiệt liệt. Nhưng nếu vấn đề này vẫn được phương Tây tính toán, xem xét khi Nga và Syria đã rút lui thì sau đó có lý do khiến người ta lo ngại rằng sẽ có thêm nhiều mối đe dọa và áp lực dưới nhiều dạng thức và cái cớ khác nhau dành cho Syria.
***
Tạp chí “Trung Đông” mới đây có bài phỏng vấn Tiến sỹ Bahram Amirahmadian, chuyên gia các vấn đề quốc tế về việc Syria trở thành thành viên Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và vai trò của Nga, Mỹ, các nước Arab trong diễn biến tình hình Syria.
– Mỹ và Nga đã đề xuất một kế hoạch mới về Syria. Các chi tiết của kế hoạch này là gì?
– Kế hoạch này đề cập đến một số điểm đáng chú ý sau:
Thứ nhất, các nước đã thuyết phục Syria thừa nhận có vũ khí hóa học. Một mặt nỗ lực của Syria để gia nhập NPT đã giảm thiểu khả năng các mối đe dọa có thể tạo ra từ sự sụp đổ của Chính quyền Bashar al-Assad và đề phòng quân đội chính phủ hay lực lượng nổi dậy tiếp cận sử dụng các kho vũ khí hóa bọc này. Trên cơ sở thỏa thuận được đưa ra, các loại vũ khí này phải được bàn giao cho Liên hợp quốc dưới sự giám sát của tổ chức này, sau đó vũ khí hóa học sẽ được tiêu hủy.
Thứ hai, dường như cộng đồng quốc tế đã đạt được những điều khoản tích cực trong thỏa thuận này và đương nhiên phải đưa ra một số nhượng bộ đối với Nga. Những gì được đề xuất bắt nguồn từ vấn đề Nga luôn nhấn mạnh rằng Chính phủ Syria không được sử dụng những loại vũ khí này. Cách tiếp cận này có nghĩa vũ khí hóa học của Syria đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga và các đơn vị quân sự của nước này đang đồn trú tại Syria. Trên cơ sở đó, đế đổi lấy những nhượng bộ trao cho cộng đồng quốc tế và sẽ dẫn đến giảm chi phí cho các cường quốc thế giới trong tấn công Syria, Nga đã đặt điều kiện Bashar al-Assad không bị đưa ra xét xử là tội phạm chiến tranh bởi dựa trên những khái niệm hiện có, Tổng thống Syria có thể phải đối mặt với tội danh này.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là việc cứu Bashar al-Assad khỏi bị đưa ra xét xử là điều không dễ đàng được cộng đồng quốc tế chấp nhận, vấn đề này không chỉ được Mỹ mà còn có nhiều tổ chức liên quan đến Liên hợp quốc, tổ chức nhân quyền, tổ chức quốc tế giám sát vấn đề này theo đuổi. Ngoài ra, người dân Syria, những người đã phải chịu đựng đau khổ, chắc chắn sẽ đòi lại những gì mà họ đã mất. Nếu có 100 người theo đuổi vụ kiện vì 100.000 người đã phải thiệt mạng trong các cuộc đụng độ, thì chắc chắn họ sẽ theo đuổi vụ kiện Chính phủ Syria đến cùng. Vì vậy, việc đảm bảo của Nga, Mỹ về việc Assad không bị đưa ra tòa sẽ là chưa đủ bởi vì vấn đề này sẽ được theo đuổi thực hiện bằng các cơ chế, thể chế khác.
+ Mỹ tuyên bố nếu Syria vi phạm Hiệp ước không phổ biển vũ khí hạt nhân, Mỹ sẽ không cần đợi sự đồng ý của Liên hợp quốc để tấn công Syria. Ông đánh giá như thế nào về quan điểm của Mỹ từ nghi ngờ, phỏng đoán cuối cùng quyết định kiềm chế không tấn công Syria?
Trong giai đoạn chuẩn bị tấn công Syria, Ngoại trưởng John Kerry đã tuyên bố rõ ràng trong một bài phát biểu rằng Mỹ có thể không tấn công Syria nếu nước này giao nộp kho vũ khí hóa học cho cộng đồng quốc tế để tiêu hủy. Ngay lập tức Nga nắm lấy sáng kiến của Ngoại trưởng Kerry và Bộ Ngoại giao Nga đề xuất vấn đề vũ khí hóa học với Syria do mối quan hệ thân tình giữa Moskva và Damascus. Cuối cùng Nga đã nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm về sáng kiến này. Vì Nga dự định đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề quốc tế nên Moskva đã ngay lập tức sử dụng cơ hội trên cùng ảnh hưởng của mình đối với Syria để đưa các bên ngồi vào bàn đàm phán, buộc Ngoại trưởng Syria Walid Muallem thừa nhận nước mình có sử dụng vũ khí hóa học và đồng ý giao nộp cho cộng đồng quốc tế. Do vậy, dường như Mỹ đã thể hiện sự kiên quyết trong kế hoạch của mình rằng nếu sáng kiến của Nga không thành công, nếu Nga và Syria có ý định câu giờ thì Washington sẽ ngay lập tức thực hiện tấn công quân sự. Lý do chính là Mỹ ban đầu tuyên bố cho phép 1 tuần trì hoãn, sau đó nói rằng cho phép 15 ngày và gần đây nhất cho phép 1 tháng, cần phải nhớ rằng quá trình này sẽ phải kéo dài và quá trình bàn giao, tiêu hủy vũ khí hóa học rất nhạy cảm, tốn kém. Rất có khả năng quá trình này sẽ bị gián đoạn nửa chừng do các phần tử khủng bố sẽ thực hiện một cuộc tấn công, khiến tình hình khủng hoảng càng thêm phức tạp. Do đó, tối hậu thư một tuần của Mỹ trên thực tế là vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận và điều này cho thấy Mỹ vẫn ấp ủ kế hoạch tấn công Syria.
Do vậy, bất kỳ hành động thiếu nghiêm túc nào cũng sẽ dẫn đến thảm họa. Điều này có nghĩa nếu một số quan chức Syria có ý định tạo ra vấn đề cho Chính quyền Assad thì họ có thể phá vỡ kế hoạch này, tạo cho Mỹ cái cớ để can thiệp quân sự. Do đó, dường như cách tốt nhất đối với Mỹ và cộng đồng quốc tế là xác định một tối hậu thư càng sớm càng tốt và đối với Chính phủ Syria là khẳng định thực hiện theo đúng lịch trình đề ra nhằm ngăn chặn thảm họa này. Nếu không, Mỹ đang rình rập sẵn sàng phát động cuộc không kích quân sự Syria mà điều này cuối cùng sẽ chỉ tạo nên sự hỗn loạn cho toàn khu vực.
+ Pháp đã thỏa thuận với ba nước Arab là Saudia Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Jordan tiếp tục hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy Syria. Điều đó cho thấy hiện có rất nhiều mâu thuẫn giữa các nước
và với Mỹ về vấn đề tấn công Syria. Hay nói cách khác phải chăng ba nước Arab thất vọng về quyết định của Mỹ không tấn công Syria?
– Pháp, các nước Arab và Mỹ có thể hành động phối hợp cùng nhau hoặc đơn lẻ. Giả thuyết nói trên là điều không thể bởi nếu Mỹ tấn công Syria, làm suy yếu sức mạnh quân sự của Chính quyền Assad thì sau đó họ sẽ phải tìm ra giải pháp thay thế cho chính phủ đã bị lật đổ. Chính phủ lâm thời không thể trao cho cho các phần tử cực đoan hay al-Qaeda bởi vì đây sẽ là điều bất lợi nghiêm trọng đối với tất cả các bên, đặc biệt là những nước láng giềng Syria bằng cách này hay cách khác đang hỗ trợ lực lượng nổi dậy ôn hòa. Đó là lý do tại sao các cường quốc phương Tây và khu vực dự kiến tìm một lực lượng thay thế không nằm trong số các phe nhóm cực đoan, trung thành thực hiện các điều khoản quy định của quốc tế trong khi Chính phủ Syria thực hiện các cam kết của mình về giải trừ vũ khí hóa học cũng như sẽ trong tình trạng bị làm suy yếu (tiêu hao lực lượng mũi nhọn là vũ khí hóa học và binh sỹ). Ngoài ra, số vũ khí mà phe nổi dậy hiện có chủ yếu là vũ khí hạng nhẹ và từ bây giờ, lực lượng đối lập cần phải có những vũ khí chiến lược, hạng nặng để cân bằng phương trình sức mạnh. Đó là lý do tại sao Pháp và một số nước Arab đã lên kế hoạch cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy nhưng lại chưa tuyên bố về thời điểm chuyển giao. Ngay giờ đây, đã đến lúc cho Pháp và ba nước Arab nói trên hành động và số này có thể đóng vai trò trong diễn biến tình hình liên quan đến cân bằng quyền lực ở Syria và ngăn chặn thảm họa không mong đợi.
+ Phải chăng điều này cũng giống như Ai Cập nơi Mỹ không can thiệp quân sự và Saudia Arabia một mình đơn phương ủng hộ lực lượng chống đối Morsi?
Chắc chắn là không phải như vậy vấn đề Ai Cập và Syria hoàn toàn khác nhau. Lý do là vì: (1) Phe đối lập chống Morsi được quân đội hậu thuẫn trong khi tại Syria quân đội đứng về phía chính phủ. Nói cách khác đó là lực lượng quân đội ý thức hệ. Tại Ai Cập, không có cấu trúc hệ đối với quân đội và cuối cùng, lực lượng vũ trang đứng về phía người dân cùng sức mạnh quyền lực mà quân đội nắm giữ; (2) Phe đối lập chống Chính phủ Syria được trang bị vũ khí và điều này có nghĩa là nội chiến đang xảy ra tại Syria. Tuy nhiên, không có chiến tranh tại Ai Cập. Lực lượng đối lập tại Cairo cũng tham gia gây nên khủng hoảng nhưng chưa từng sử dụng vũ khí bởi vì cấu trúc của Anh em Hồi giáo là hoàn toàn khác; (3) về cơ bản, sự can thiệp vào tình hình hai nước cũng khác nhau. Saudia Arabia đưa quân đội vào Bahrain, hỗ trợ 6 tỷ USD cho Ai Cập và ở Syria, Riyadh cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy. Tuy cách thức khác nhau nhưng đều có chung mục đích là để bảo vệ lợi ích của chính quyền Saudia Arabia.
+ Quốc vương Kuwait đã gặp Tổng thống Obama. Ông đánh giá như thế nào về cuộc gặp này và việc đàm phán liên quan đến diễn biến tình hình Trung Đông và khủng hoảng Syria?
– Nếu chúng ta có ý định đánh giá tình hình khu vực thì Kuwait là một ví dụ điển hình bởi nước này được xem là trung tâm của các căn cứ quân sự ở vùng Vịnh Persian. Đương nhiên, các nước này có quan hệ chặt chẽ mật thiết với nhau. Hơn nữa, sức mạnh quân sự không tồn tại để ngăn chặn khả năng tấn công Syria, về cơ bản, chúng ta đã chứng kiến cuộc chiến tranh vùng Vịnh để kết thúc sự chiếm đóng Kuwait không phải do quân đội Kuwait thực hiện mà chính là quân đội Mỹ đã thực hiện hành động quân sự để loại bỏ những kẻ chiếm đóng. Chính phủ Kuwait là đồng minh của Mỹ và sẵn sàng duy trì mối quan hệ này dưới mọi hình thức và mọi điều kiện. Cả Qatar và Bahrain đều tuyên bổ sẵn sàng cho thiết lập căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ nước mình. Tóm lại, với toan tính chiến lược của các nước lớn và đồng minh khu vực, Trung Đông còn lâu mới thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và là điểm nóng xung đột của thế giới./.
Sorry, the comment form is closed at this time.