BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1853. XUNG QUANH VIỆC NGA BÁN TÊN LỬA S-300 CHO CHÍNH PHỦ XYRI

Posted by adminbasam trên 21/06/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Hai, ngày 17/6/2013

TTXVN (Niu Yoóc 14/6)

Ngày 31/5, tổ chức “The Heritage Foundation” của Mỹ công bố bài viết của tác giả Ariel Cohen, nhà nghiên cứu cao cấp các vấn đề về Nga, khu vực Á-Âu và chính sách năng lượng quốc tế thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại Douglas và Sarah Allison của tổ chức này, trong đó cho biết Chính phủ Nga đã bán tên lửa S-300 cho Xyri nhằm thay đổi cán cân sức mạnh ở phía Đông Địa Trung Hải theo hướng có lợi cho chế độ của Tổng thống Xyri Bashar al-Assad và có thể gây khó khăn rất lớn cho bất cứ chiến dịch quân sự nào nhằm chống lại các lực lượng của Tổng thống Assad trong tương lai.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov, việc cung cấp các tên lửa S-300 cho Xyri nhằm ngăn chặn hành động can thiệp trên không của nước ngoài hoặc áp đặt một khu vực cấm bay dưới danh nghĩa nhằm chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu giữa các phe phái tại Xyri. Khi các kế hoạch cung cấp tên lửa của Mátxcơva được thực hiện, các hệ thống vũ khí hiện đại của Lực lượng Vũ trang Nga có thể tấn công và tiêu diệt các tàu chiến của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở cự ly cách xa bờ biển Xyri khoảng 300 km và bắn rơi các loại máy bay trong phạm vi bán kính tới 200 km, kể cả trên không phận của Thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen, Irắc, Gioócđani và Địa Trung Hải. Loại tên lửa hiện đại này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi chiến dịch quân sự hoặc cửu trợ nhân đạo do Mỹ hoặc NATO lãnh đạo, kể cả các khu vực cấm bay, các khu vực an toàn, các tuyến đường tiêp tê hoặc các kế hoạch cứu trợ neười tị nạn Xyri ở các nước láng giềng. Tướng Lục quân Martin Dempsev. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho biết: “Chúng tôi không có lựa chọn để ngăn chặn việc cung cấp các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự cho Xyri”. Nhưng trên thực tế, Chính phủ Mỹ đã chuản bị sẵn sàng một số lựa chọn để đối phó với Nga.

Đồng minh cuối cùng

Quan điểm thân Xyri của Chính phủ Nga không có gì ngạc nhiên. Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định theo đuổi quan điểm kiên quyết ủng hộ chế độ Xyri, bởi vì Chính quyền Assad là đồng minh Arập cuối cùng của Mátxcơva từ kỷ nguyên của các chế độ xã hội chủ nghĩa và dân tộc chủ nghĩa được Liên Xô ủng hộ. Các chế độ này bao gồm Ai Cập (đến năm 1972); Irắc của Saddam Hussein; Libi của Muammar Gaddafi; Angiêri; Xyri và Yêmen. Xyri là đồng minh lâu dài của Mátxcơva. Liên Xô từng giúp đỡ Đamát trong quá trình chuẩn bị cuộc chiến tranh chống Ixraen năm 1967 và cuộc Chiến tranh Libăng lần đầu tiên xảy ra năm 1982. Liên Xô đã bán cho Xyri một sổ vũ khí thế hệ hiện đại, kể cả các máy bay chiến đấu. Năm 2005, Mátxcơva đã xóa khoản nợ trị giá 10 tỷ USD trong tổng số 13 tỷ USD mà Đamát vay từ thời Liên Xô và tiếp tục bán các loại vũ khí mới cho Xyri và hầu hết số tiền mua vũ khí mới của Đamát đều do Iran tài trợ. Nhưng sau đó Xyri lần lượt cung cấp các hệ thống vũ khí hiện đại như tên lửa chống tăng Kornet cho Hezbollah – một tổ chức bị Mỹ liệt vào danh sách khủng bố và hiện đang chiến đấu bên cạnh các lực lượng của Tổng thống Assad chống lại các lực lượng nổi dậy người Xyri. Cho đến nay, Mátxcơva vẫn không tăng sức ép đối với chế độ Assad để ngăn chặn tình trạng đổ máu, bất chấp mọi đề nghị của Mỹ và các nước phương Tây. Do từ lâu vẫn mơ ước hiện diện hải quân thường trực ở Địa Trung Hải, Nga cũng rất chú ý đến giá trị chiến lưọc của căn cứ hải quân nhỏ bé của họ ở Tartus – thành phố cảng lớn thứ hai của Xyri nằm trên bờ biển Địa Trung Hải. Hạm đội Biển Đen cũng có một số tàu chiến neo đậu tại thành phố cảng lớn Latakiya của Xyri. Tháng 1/2013, lực lượng từ tất cả các hạm đội của Nga đã tập trung ở phía Đông Địa Trung Hải để khẳng định rằng Nga đã quay trở lại trò chơi chiến lược ở khu vực Cận Đông. Iran, một học trò khác của Nga, là đồng minh chiến lược chủ yếu của Xyri. Nga nhận thấy cuộc chiến Xyri cũng liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, Cata và Arập Xêút (tất cả các nước này ủng hộ lực lượng nổi dậy chủ yếu là người Sunni tại Xyri) nhằm làm suy yếu Iran – vấn đề mà Nga không muốn xảy ra.

Chương trình toàn cầu của Mátxcova

Chính sách ủng hộ Assad của Nga cũng mang tính toàn cầu. Chính phủ Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phải kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vũ lực và Nga bác bỏ bất cứ thay đổi nào về chế độ do Mỹ và châu Âu lãnh đạo, bao gồm cả sự thay đổi chế độ ở Irắc và Libi. Mátxcơva yêu cầu tất cả các cường quốc không được phép can thiệp vào các cuộc xung đột nội bộ, vì lo sợ trong một số trường hợp, bản thân Nga có thể trở thành mục tiêu của hành động can thiệp như vậy. Hơn nữa, Mátxcơva coi Mùa Xuân Arập là một cuộc cách mạng Hồi giáo được Mỹ tiếp tay và kích động bằng các công cụ, kể cả các mạng xã hội như Twitter và Facebook. Các chuyên gia và các nhà ngoại giao Nga khẳng định Mùa Xuân Arập bị chi phối bởi những kẻ cực đoan hiện cũng đang có mối quan hệ sâu sắc với cuộc nổi dậy của người Hồi giáo gốc Nga ớ khu vực Bắc Cápcadơ và đang truyền bá giáo lý khắp đất nước Nga. Mátxcơva sợ rằng cuộc xung đột Xyri có thể phát triển và lan đến các nước láng giềng thuộc Liên Xô và Bắc Cápcadơ.

Thất bại chính sách

Mặc dù vẫn bảo đảm sự tồn tại của chế độ Assad, nhưng chính sách của Cremli đang thể hiện độ tin cậy của Mátxcơva như một đồng minh và do đó làm kéo dài cuộc xung đột cũng như đau khổ tại Xyri, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ của Nga với phương Tây và thế giới Arập người Sunni. Nga thường xuyên ngăn chặn các nỗ lực do Mỹ lãnh đạo để tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc nội chiến Xyri. Mátxcơva đã nhiều lần phủ quyết các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và từ chối đảm bảo an ninh hoặc tị nạn chính trị cho ông Assad. Mặc dù mối quan hệ Nga-Ixraen đã cải thiện trong 20 năm qua, nhưng kế hoạch cung cấp tên lửa hiện đại của Nga cho chế độ Xyri sẽ làm suy yếu sức mạnh quân sự của Ixraen, từ đó buộc Ixraen phải áp dụng các biện pháp chống lại bất cứ việc chuyển giao các loại vũ khí nào của Xyri cho Hezbollah để ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng.

Hành động của Mỹ

Việc Nga ủng hộ chế độ Assad, kể cả cung cấp các tên lửa hiện đại, đang phá hoại sự lãnh đạo của Mỹ tại Trung Đông, cho phép những kẻ có quan điểm cực đoan nam vai trò lãnh đạo trong cuộc nổi dậy của người Xyri và làm giam các áp lực quốc tế đối với Iran – hiện đang nỗ lực đạt được khả năng vũ khí hạt nhân. Do đó, sắp tới Mỹ và các nước đồng minh sẽ áp dụng một sô biện pháp để ép buộc và lôi kéo Nga tìm kiếm giải pháp cho cuộc nội chiến Xyri. Cụ thể Mỹ và các nước đồng minh sẽ:

– Tạo điều kiện cho việc tổ chức hội nghị hòa bình sắp tới tại Giơnevơ nhằm bãi bỏ các nguồn cung cấp tên lửa cho Đamát.

– Phát triển một chế độ cấm vận chống các công ty và các ngân hàng của Nga liên quan đến việc cung cấp các loại vũ khí và các loại công nghệ lưỡng dụng cho Iran và Xyri. Các tổ chức và công ty của Nga sẽ bị Mỹ cấm vận gồm: tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport; nhà sản xuất tên lửa “Central Special Construction Bureau Progress”; công ty sản xuất máy bay Sukhoi; Cục Vũ khí Tula; nhà sản xuất tên lửa Tula; Cục Chế tạo Thiết bị Đặc biệt; Viện Vật lý và Công nghệ Mátxcơva; ngân hàng Vneshekonombank và ngân hàng Vneshtorgbank. Bộ Tài chính Mỹ sẽ hợp tác với các đồng minh châu Âu buộc Nga phải ngừng các vụ mua bán vũ khí đang gây bất ổn và khó khăn trong khu vực nói chung và đặc biệt là Xyri nói riêng.

– Khuyến khích Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh NATO và cũng là đối tác thương mại quan trọng của Nga, từ bỏ các dự án xây dựng 4 lò phản ứng hạt nhân theo kế hoạch của các công ty của nhà nước Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ rất tức giận với việc Nga bảo vệ chế độ Assad và gần đây bắt buộc một máy bay của Xyri chuyên chở các bộ phận rađa từ Nga đến Xyri phải hạ cánh. Ancara đã cho phép người Hồi giáo Sunni gốc Nga từ khu vực Cápcadơ đến Xyri để chống lại chế độ Assad qua lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Tất nhiên, thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng các lò phản ứng hạt nhân từ các nguồn cung cấp của châu Âu hoặc Mỹ là nhiệm vụ không dễ thực hiện.

– Tăng cường hiện diện của hải quân NATO ở phía Đông Địa Trung Hải để sẵn sàng đối phó với lực lượng tàu chiến của hải quân Nga thường trực ở Địa Trung Hải.

– Phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa thống nhất và các hệ thống cảm biến giữa Hạm đội 6 của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Ixraen để có khả năng bảo vệ các lực lượng Mỹ cũng như các quốc gia đó khỏi các cuộc tấn công tên lửa đất đối đất của Xyri và Hezbollah.

– Chia sẻ thông tin với các nước đồng minh về chiến tranh điện tử nhằm đạt được khả năng phòng thủ chống lại các loại tên lửa S-300 và P-800 của Nga.

Tóm lại, việc cung cấp các tên lửa hiện đại cho chế độ Assad là hoàn toàn không nhất quán với mong muốn được tuyên bố của Mátxcơva là sẽ trở thành một đối tác mang tính xây dựng trong việc tìm kiếm một giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng Xyri. Chính quyền Obama sẽ tìm cách ngăn chặn Nga cung cấp thêm các tên lửa Yakhont và S-300 cho chế độ Assad. Nga và Iran sẽ không được phép giành thắng lợi chiến lược trước Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ bằng cách tiếp tục làm chỗ dựa cho chế độ Assad. Chính quyền Obama sẽ khuyến khích Mátxcơva hợp tác với Mỹ và các nước khác để tìm kiếm một giải pháp chuyển tiếp cho Xyri, từ đó có thể xóa bỏ chế độ Assad đồng thời tiếp tục loại bỏ những kẻ Hồi giáo cực đoan ra khỏi chính quyền mới tại Xyri./.

 

Một bình luận trước “1853. XUNG QUANH VIỆC NGA BÁN TÊN LỬA S-300 CHO CHÍNH PHỦ XYRI”

  1. […] Basam […]

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

 
%d người thích bài này: