BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

8339. Nên đi bầu cử hay không?

Posted by adminbasam trên 18/05/2016

Nguyễn Hoành Hùng (Mít Tờ Hùng)

17-5-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Bầu cử đại biểu quốc hội là một hoạt động chính trị vô cùng quan trọng, thể hiện quyền làm chủ của người dân. Thông qua hoạt động này để người dân trao quyền xây dựng luật pháp, trao quyền quyết định các vấn đề hệ trọng của đất nước như vấn đề nhân sự, ngân sách, đối ngoại, an ninh, quốc phòng,…cho Quốc Hội thực hiện. Thay mặt người dân giám sát các hoạt động của chính phủ, của tất cả các thành phần trong xã hội.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm đấu tranh cho sự độc lập, cho chủ quyền của người Việt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời và sự nghiệp của mình gây dựng lên đảng Cộng Sản cũng để đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh cho quyền làm chủ của nhân dân.

Bầu cử các cấp và đặc biệt là bầu cử ở cấp cao nhất là Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính là sự chính danh cho quyền lực của nhà nước, chính là sự thể hiện một nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Cầm trên tay thẻ cử tri đi bầu cử QH nhiệm kỳ 2016-2021, đây là hiện thực hóa một quyền làm chủ của mình mà sao lòng tôi bỗng buồn rười rượi. Trong số các ứng cử viên tại danh sách bầu cử, tôi chẳng hề biết một ai! Mỗi ứng cử viên chỉ có một bản lý lịch trích ngang ngắn củn với một vài thông tin sơ sài về quê quán, năm sinh, trình độ học vấn và các vị trí công tác đã trải qua. Chỉ với các thông tin như vậy không thể nào biết được những người trong danh sách này có khả năng hay không? Có vấn đề về sức khỏe, có vấn đề về tâm lý, tâm thần hay không? Có vấn đề về tư cách, đạo đức hay không?

Một điều có thể thấy rất rõ, đa phần các ứng viên đều là quan chức trong chính quyền, trong bộ máy quyền lực nhà nước. Tất cả ứng viên tôi nhìn thấy đa số là đảng viên đảng CSVN, tức là đảng cầm quyền, đảng nắm vai trò lãnh đạo xã hội, lãnh đạo nhà nước. Nếu những người này trúng cử, họ có thể kiêm nhiệm rất nhiều chức khác nhau trong hệ thống quyền lực, trong bộ máy nhà nước.

Với vai trò rất lớn lao và nặng nề của một đại biểu Quốc Hội trong việc thiết lập khuôn khổ, đưa ra quyết sách, giám sát hiệu quả các hoạt động của chính phủ, của các thành phần khác trong Xã Hội, người đại biểu Quốc Hội không thể nào phân thân để cùng lúc hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng được giao. Đại biểu Quốc Hội phải là chuyên trách và hoàn toàn độc lập với bên hành pháp là chính phủ và bên tư pháp là tòa án mới có thể đảm đương được vai trò giám sát tối cao của mình cũng như không bị chi phối, không bị vô hiệu hóa với các thành phần quyền lực có lợi ích khác.

Ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trần Đại Quang và rất nhiều thành viên chính phủ, tòa án, quan chức chính quyền các địa phương khác nếu được bầu làm đại biểu Quốc Hội thì họ sẽ thực hiện chức năng giám sát tối cao của mình thế nào? Hay lại sẽ tay phải giám sát tay trái như thời gian qua?

Tấm thẻ cử tri cũng như lá phiếu bầu cử sắp tới chính là quyền lực, là quyền làm chủ của người dân, là chủ quyền nhân dân. Nó cũng là quyền lực của nhà nước, là quyền lực để quản lý, điều hành, vận hành xã hội. Chính vì vậy, các bước thực hiện phải hết sức thận trọng. Ông bà ta có câu: Sai một ly, đi một dặm.

Danh sách này tôi không thể biết, tôi không thể thấy ai có đủ khả năng, có đủ trí tuệ, có đủ tư cách đạo đức với vai trò đại biểu Quốc Hội hay không. Nhưng tôi thấy rõ tất cả đều không phù hợp.

Các nước có hệ thống bầu cử tiên tiến trên thế giới, ứng cử viên được đề cử, được thể hiện mình một cách minh bạch trước công chúng. Họ phải trải qua rất nhiều các cuộc tranh luận công khai kể cả trực tiếp trên truyền hình. Cử tri có nhiều góc nhìn, có nhiều thông tin để đánh giá các ứng cử viên, từ đó họ đưa ra quyết định chọn người họ ưng ý nhất.

Cuộc bầu cử đại biểu quốc hội của chúng ta chỉ còn vài ngày là bắt đầu và nếu tôi chọn những người trong danh sách đã niêm miết, ít nhất tôi biết được rằng họ không phù hợp. Tôi có sự lựa chọn khác không? Hay tôi sẽ tặc lưỡi đưa tay bỏ phiếu?

Đã có bạn khuyên tôi rằng không nên tham gia bầu cử, bởi trong ngần đó người anh quyết thế nào thì những người trong đó họ vẫn trúng, vẫn không phải là sự lựa chọn của anh, không phải đối tượng anh định trao quyền lực, không phải đối tượng anh muốn làm đại diện cho anh!

Nếu anh tham gia tức là anh đã đồng tình vào một tiến trình không phù hợp. Không bắt nguồn từ sự lựa chọn của chính anh, anh không tham gia là việc làm minh bạch cho sự lựa chọn của mình. Anh không tham gia có nghĩa là phản đối cách làm, cách đề cử ứng viên như hiện nay. Không ai lợi dụng được lá phiếu của anh, nó rõ ràng là lựa chọn, là thái độ của anh. Đó sẽ là một LÁ PHIẾU MINH BẠCH.

Danh sách ứng viên tại đơn vị bầu cử của bạn thế nào? Bạn biết gì về họ hơn tôi không?

H1.jpgTranh của chính quyền tuyên truyền về bầu cử. Nguồn: internet

14 bình luận to “8339. Nên đi bầu cử hay không?”

  1. […] Mời xem lại: Nên đi bầu cử hay không? (BS). […]

  2. Alabama said

    Bạn Hoàng Hùng!

    Bạn đã đi bầu cử lần nào chưa? Nếu chưa thì nên đi một lần cho biết…! Còn nếu bạn đã đi bầu cử QHVN được một, vài lần rồi mà còn hỏi câu này trên Basam thì bạn thật đáng yêu!
    Ngắn gọn: cái QHVN này là một cánh tay của đảng CSVN, có nhiệm vụ thể chế hóa là luật hóa các ý muốn của đảng. Vì vậy nên tất tần tật ĐBQH VN đều do đảng cử, và sau đó đưa cho dân bầu cho nó được xem là “của dân, do dân, vì dân…”

    Bạn chỉ cần xem các ĐBQH (kể cả CTQH) Việt nam làm gì, nói gì, đi đâu trong vụ biển miền Trung bị đầu độc này thì bạn sẽ hiểu các ĐBQH này có thực quyền hay không, họ có thể và có muốn hành động vì dân, nước hay không? Khi bạn có câu trả lời rồi thì bạn hiểu ngay: nếu còn chút lý trí, bạn có nên góp một tay vào trò chơi quyền lực này không?
    Bạn yên tâm là bạn không đi bầu thì họ vẫn được đảng cử…vô QH và nếu như việc bạn đi bầu hay không chẳng có ảnh hưởng gì tới thế sự thì bạn đi làm gì?
    Còn tôi? Tôi sẽ ở nhà ngủ cho khỏe!

  3. said

    Người ta rửa tiền còn các bạn thì nạp tiền cho họ rửa.Không đi thì họ hàng hang hôc bị liên lụy và chính bản thân cũng gặp lắm nhiễu nhương.Khi bạn đang nằm trên thớt thì liệu có còn quyền gì không hay chỉ là như Chế đã từng viết: Đời ta thành con rối .Cho cuộc đời giật dây.Và những kẻ đang hãnh tiến cũng chỉ là : Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp .Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn.
    Còn lâu và còn khuya mới tìm ra được thuốc chữa ung thư nhá.Liệu mà gắp rau!

  4. Ly Ton Hach said

    chỉ người của Đảng ra ứng cứng thì để đảng bầu tôi tẩy chay bầu cử không riêng mình tôi mà cả 90 triệu dân đều tẩy chay bầu cử tôi tin như vậy

  5. […] 8339. Nên đi bầu cử hay không? […]

  6. […] https://anhbasam.wordpress.com/2016/05/18/8339-nen-di-bau-cu-hay-khong/ Posted by adminbasam on 18/05/2016 […]

  7. Dang Cho Soi said

    các tổ chức đã tự cử người ra thì tự đi bầu cũng được đâu cần nhân dân đi bầu.

  8. Nguyễn Minh Thủy said

    Không nên xem nhẹ quyền bầu cử nếu anh/chị là người Việt Nam sống trong nước. Nếu hơn 50% dân Việt tẩy chay bầu cử trong lần bầu cử quốc hội 2015-2021 lần này, là một cách “xuống đường mới” nhằm vạch rỏ cho thế giới của những người Việt còn lương tâm thấy; phản ứng của anh/chị là không hợp tác, là chống lại “sự bất minh” của chính quyền cộng đảng trong việc điều hành đất nước sau ngày cưởng chiếm miền Nam 1975. Quốc hội bù nhìn Việt Nam có mấy người như ĐB Trương trọng Nghĩa, đơn vị tphCM, xứng đáng đại diện cho dân?

  9. quang vo said

    Có một số người kêu gọi tẩy chay bầu cử nhưng điều này nói thì dễ nhưng rất khó thực hiện . Trong ngày bầu cử các tổ dân phố được huy động đến những nhà chưa đi bầu, tiếng là để “động viên” nhưng thực chất là làm áp lực, Để được yên thân cuối cùng đa số cũng phải đi tới phòng phiếu. Nếu như có đến 10% hay 20% cử tri không đi bầu, tổ bầu cử chẳng ngại ngần gì mà không tọng thêm chừng đó phiếu ma vào để có kết quả 99% đi bầu như dự kiến. Thành ra dẫu đa số tẩy chay cũng chẳng có tiếng vang gì.
    Với cách đảng cử dân bầu của cs thì khó để tìm được một đại biểu xứng đáng nhưng lại dễ để cho một tên ma cô thất cử.
    Mỗi đơn vị bầu cử sẽ có tối đa là 3 Đại Biểu QH được chọn trong 1 danh sách 4 hoặc 5 ứng cử viên. Trong số ưcv được phân bố toàn quốc sẽ có 19 ủy viên BCT, chừng 80 ủy viên TƯ, ngoài ra mỗi tỉnh các bí thư và chủ tịch UBND đều ra tranh ở các đơn vị khác nhau trong tỉnh ( Dinh L thăng tranh ở đơn vị 9 SG).
    Ở đơn vị 1 HN, Nguyển Phú Trọng cùng 4 UCV khác tranh 3 ghế, người đầu tiên cần gạch tên bất tín nhiệm là NPT, người thứ hai tùy thích. Nếu có 20% cử tri đi bầu làm điều đó, khả năng Trọng thất cử sẽ rất cao.
    Cách tương tự như vậy áp dụng cho Phúc ở HP, Quang ở SG và Ngân ở CT.
    Tưởng tượng một QH không có Trọng, Quang, Phúc, Ngân thì cs từ ngày thành lập đến nay chưa bao giờ có một cuộc khủng hoảng vừa bi thảm vừa hài hước như vậy.
    (Theo luật bầu cử, ưcv nào có hơn 50% cử tri đi bầu bất tín nhiệm sẽ đương nhiên thất cử dù có về hạng nhất,nhì hay ba đi nữa).

    • Thằng Mõ said

      Bạn đã lầm to ! Bạn phải hiểu rằng :”người đi bầu không quan trọng bằng người kiểm phiếu”. Bạn đã nghĩ tới nếu có 10% đến 20% người không đi bầu, tổ bầu cử không ngại gì tọng thêm chừng đó phiếu vào thùng. Thì, nếu 100% người đi bầu có gạch tên NPT, thì tổ bầu cử cũng sẽ vứt tất cả số phiếu ấy đi, và tọng vào một lượng số phiếu tương đương hay nhiều hơn bầu cho NPT, và NPT vẫn đắc cữ với 100% số phiếu ! Nếu đảng csVN đàng hoàng tử tế, thì chúng ta đã chẳng có việc gì phải bàn cãi ! Nhân dân VN đã không điêu linh khổ sở như hiện nay ! Tổ quốc đã không có nguy cơ mất vào tay giặc xâm lược !

  10. khách said

    Tôi không đi bầu, vì biết rằng đằng nào thì cũng vẫn mấy người đó lên làm lãnh đạo.
    Những ngày này tôi bị ám ảnh vì thảm họa cá chết, không nghĩ đế việc lại đi bầu – không muốn làm con rối để nhà cầm quyền giật dây.
    Ai đã bầu ra những người lãnh đạo hiện nay, những thủ phạm (trực tiếp hay gián tiếp) đã gây ra thảm họa môi trường?
    Còn những kẻ độc tài như hiện nay lãnh đạo, VN mình không thể trách khỏi các thảm họa khác kinh khủng hơn.

  11. Thằng Mõ said

    Đi bầu làm gì trong lúc bạn đã biết chắc chắn 100% đó chỉ là một sự giả dối, lừa bịp ?! Một việc làm chỉ mang tính hình thức hòng che đậy dư luận của nhân dân trong nước cũng như quốc tế, nhưng lại tốn kém rất nhiều tiền đóng thuế của nhân dân !

    Người dân VN thường cho rằng bầu cử hiện nay là một hình thức “đảng cử dân bầu(dân chọn)” ! Đảng cử thì đúng 100% rồi, vì nhân dân ai cũng biết, cũng thấy điều này ! Thế còn “dân bẩu” ?! Kinh nghiệm những lần bầu cử trước cũng cho thấy, 100% những người mà đảng đã “cử”, và ý đảng “muốn”, đều “đắc cử” cả, và còn đắc cử với tỉ lệ phần trăm rất cao nữa là khác ! Chứ chưa chắc, và chưa ai thấy đó là do “dân bầu” mà ra !

    Vậy, thì thôi, ta cứ ngồi ở nhà uống trà, nhắm rượu mà hưởng thụ ! Nhờ “đảng và nhà nước NO” nuôn giùm cái vụ “ứng cử, bầu cử” này cho nó đỡ mất công, tốn sức nhân dân, chưa kể lại tiêu tốn rất rất nhiều tiền bạc đóng thuế của nhân dân !

    Hay là, đề nghị đảng và nhà nước dẹp luôn mấy cái vụ “bầu cử” lăng nhăng này đi cho rồi. Chỉ có bọn tư bản, dân chủ cuội nó mới cần bày ra bầu cử để loè bịp nhân dân của nó thôi. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, nhân dân VN đã và đang hưởng một chế độ công bằng, tự do như thế này còn gì nữa ?! Đảng đã lỡ nhận lời lãnh đạo toàn diện thì đảng NO thêm cái vụ làm luật, làm lệ này cho nó gọn nhẹ. Đằng nào thì luật lệ cũng do đảng chỉ thị đưa qua, mấy ông bà nghị chỉ có mỗi cái công việc bấm nút, gật đầu cho có việc để lấy cớ lãnh lương. Dẹp mấy ông bà này đỡ được biết bao nhiêu tiền thuế của nhân dân, trong lúc ngân sách đang trên đà thiếu hụt trầm trọng như hiện nay.

    Nhân dân mình trình độ còn thấp, nếu họ có bị đảng Việt Tân hay bọn thù nghịch gì đó xúi dục phản đối thì đã có các lực lượng “còn đảng, còn mình. Quân đội phải trung thành với đảng…” giải quyết một cách cương quyết, gọn lẹ. Hơn nữa, từ ngày đảng lãnh đạo đến nay, bọn dân đen này cũng đã từng nhiều lần bức xúc, chống đối này kia, nhưng đâu cũng vào đấy thôi, có mất mát đi tí quyền lợi nào của đảng đâu mà sợ !!!

  12. tuonglai said

    Nếu bạn nghĩ chuyện đi bầu Quốc Hội là chuyện nhỏ, phang sao cũng được, chọn ai cũng tốt, đã có đảng CS tiến cử, chỉ đạo rồi cứ yên tâm mà phang…thì bạn cần phải nghĩ lại!

    Lá phiếu là một chọn lựa nói thay cho chính bạn và con cháu- về bạn CHẤP NHẬN gì và HY VỌNG gì ở tương lai đất nước.
    Quốc Hội theo định nghĩa, là cơ quan quyền lực cao nhất lãnh đạo và lèo lái con thuyền vận mệnh của cả dân tộc.
    Nếu tôi phải chọn một người có thể làm được việc nước. Tôi phải thận trọng và ý thức được điều này:

    Người ấy độc lập, chịu trách nhiệm về hành vi, lời nói và việc làm của mình.
    Người ấy không thuộc bè phái nào, hoặc luồn cúi một cơ chế nào để bảo đảm tính khách quan, công bằng.
    Người ấy phải có tài năng nhất định, xuất sắc bằng chính khả năng tự có trong quá trình phục vụ quốc dân. Không phải phục vụ đảng phái.
    Người ấy ít nhiều có đạo đức và liêm sỉ để tự từ chức khi không làm được việc.
    Người ấy có tầm nhìn xa, trông rộng và nhiệt thành.

    Quốc Hội đượng nhiệm và cả những nhiệm kỳ trước có cái luật biểu tình thôi mà lần lữa thối lui, chục năm rồi không thành văn bản…Chỉ có cái nước Việt Nam không giống ai, có cái chuyện để hỏi bộ Công An, Bộ Quôc Phòng, Bộ Tư Pháp… xem đã. Quyền lực ở các bộ này lại hơn cả quyền lực Quốc Hội sao?

    Nghe phát biểu, xem hôi nghị đã nhiều. Dân biểu đổ cho cơ chế. Dân biểu chừa lại trách nhiệm sửa chữa cho người kế nhiệm. Tôi thấy nhục, ai buồn thì chịu. Quốc hội phải có cái dũng để đồng lòng đại diện cho nhân dân vứt cái cơ chế kìm hãm và ăn hại đi chỗ khác. Thì mới có minh bạch. Mới có công bằng. Mới không có báo cáo láo, rỗng tuếch. Mới không có tham nhũng và bao che. Mới ngửng mặt lên với thế giới được.

    Nếu không chọn được ai. Tôi để trống. À Không!… Tôi viết xuống: “Không chọn được ai”. Để không có kẻ mạo danh tôi làm chuyện mất liêm sỉ nữa…

  13. Văn Bá said

    Chỉ bầu những người mà mình biết chắc chắn là người tốt. Còn chức tước, danh tiếng qua lý lịch trích ngang là giúp bạn nhìn người đó qua lăng kính xã hội hiện tại. Bạn đã hài lòng với hiện tại chưa. Nếu chưa thì cân nhắc sẽ bầu như thế nào. Đó là quyền duy nhất mà mình được có hiện nay

Bình luận về bài viết này