Biểu tình vụ cá chết hàng loạt ở Hà Nội ngày 1/5/2016. Ảnh: EPA
Người dân Việt Nam tiếp tục kêu gọi mọi người xuống đường biểu tình đòi nhà nước công khai nguyên nhân gây thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt tại các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Đã hơn 1 tháng kể từ khi xảy ra hiện tượng cá chết trắng bờ từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, đến Thừa Thiên-Huế, nhà chức trách vẫn chưa có kết quả điều tra chung cuộc.
Ghi nhận tình trạng cá chết không ngừng gia tăng và xảy ra tại nhiều nơi khác nhau. Xác cá dạt bờ, xác cá xếp lớp dưới biển. Không chỉ cá biển mà cả cá sông, cá nuôi cũng giãy chết hàng loạt. Mọi nghi ngờ tập trung vào đường ống xả thải của công ty Formosa Hà Tĩnh đổ thẳng ra biển Vũng Áng trong khi giới chức Việt Nam thừa nhận cá chết có thể do nhiễm ‘hóa chất cực độc’.Đọc tiếp »
– Tôi không có nhu cầu ăn cơm của công an. Thôi, muộn rồi tôi về, khi nào cần gì, chú cứ đưa giấy mời, nếu bố trí được thời gian, tôi lên làm việc với chú sau.
– Không được anh ạ. Nếu anh đồng ý làm việc thì xong từ lâu, nhưng anh không làm việc.
– Tôi đã nói rõ từ đầu, là tôi không làm việc gì hết. Mà có làm việc, thì chẳng có luật pháp nào bắt tôi phải làm việc qua buổi trưa. Còn nếu chú cứ ép tôi làm việc, thì tôi sử dụng quyền im lặng của tôi hoặc tôi sẽ mời luật sư.Đọc tiếp »
Vụ việc cá chết hàng loạt do bị nhiễm độc dọc bờ biển bốn tỉnh miền trung, mà xuất phát điểm là khu công nghiệp Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, sau đó lan ra khắp dọc bờ biển cả nước vừa qua là một thảm họa môi trường quốc gia. Có thể nói, mức độ trầm trọng và hậu quả khủng khiếp mà vụ nhiễm độc gây ra đối với đời sống người dân dọc ven biển, người dân cả nước cũng như toàn bộ nền kinh tế là không thể đo lường được.
Không những vậy, sự vô trách nhiệm trước việc xử lý khủng hoảng, tìm nguyên nhân và việc đàn áp những người tuần hành vì môi trường của nhà cầm quyền Việt Nam chính là giọt nước làm tràn ly đối với người dân sống dưới chế độ cộng sản Việt Nam. Một sự việc lớn, nghiêm trọng cần được nghiên cứu toàn diện, dưới nhiều góc độ và tìm hiểu ảnh hưởng trên nhiều phương diện.Đọc tiếp »
TPP – Hội nhập châu Á – Thái Bình Dương. Nguồn: internet
Tôi có được đọc bài viết “Việt Nam không thể đứng ngoài sân chơi Một vành đai, một con đường” đăng ngày 10/05/2016, dẫn lời hai chuyên gia là Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành của viện nghiên cứu Verp và Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thành, giám đốc chương trình giảng dạy Fullbright. (*) Một kiến nghị về chính sách của Việt Nam với chiến lược địa chính trị của các nước lớn là điều rất bình thường, nhưng trước thềm chuyến thăm của ông Obama sang Việt Nam, mà chắc chắn một nội dung trọng yếu sẽ được đem ra bàn là các biện pháp thúc đẩy thực thi một chiến lược khác là TPP, do Mỹ làm trung tâm khiến tôi buộc phải xem xét kỹ vấn đề và từ đó thấy rằng phải đưa ra một góc nhìn khác.
Ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Đức Thành cho rằng Việt Nam phải tham gia cuộc chơi do TQ khởi xướng, bằng cách kết nối hạ tầng với khu vực nếu không sẽ bị đứng ngoài lề và trở thành vệ tinh của TQ. Ông Thành cũng đặt vấn đề về nguồn vốn cần cho kế hoạch này và câu hỏi cần lấy ở đâu. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thành cũng đưa ra quan điểm tương tự, tuy nhiên, đi sâu hơn khi đặt ra các vấn đề xoay quanh việc kết nối trung gian với các nền kinh tế Thái Lan, Campuchia… Tuy nhiên cả hai ông đều không nhắc gì đến nội dung quan trọng nhất: Lợi ích kinh tế và thương mại của Việt Nam sẽ là gì, kể cả khi vay nợ được để tiến hành các khoản đầu tư hạ tầng tốn kém này, và mất bao nhiêu năm mới hoàn được vốn? Chiến lược này sẽ giúp thương mại xuất khẩu của Việt Nam tăng được thêm bao nhiêu?Đọc tiếp »
Vừa qua, những người tham gia biểu tình ôn hòa nhằm phản đối vụ ô nhiễm môi trường biển đã bị chủ xí nghiệp sa thải, cũng như chủ nhà không cho tiếp tục mướn nhà…
Việc này chắc chắn là áp lực của nhà cầm quyền VN, một thủ đoạn đê tiện nhằm trả thù những người thiết tha bảo vệ đất nước. Đây là một hành vi vi phạm nhân quyền ở mức độ cao nhứt, vì nó ảnh hưởng đến “quyền sống” của con người. Đọc tiếp »
Vậy là, tính từ ngày tớ viết bài “Cái gì bắt lũ họ câm họng?” sau vụ cá chết, biển bị bỏ thuốc độc, tính đến nay đã 40 ngày ròng!
Cả một thời gian quá đủ để Nhân dân đập tan một cách ôn hòa (qua Lập Pháp) một chính phủ (hành pháp), bất lực trước MỘT THẢM HỌA QUỐC GIA DO CÓ ĂN CHIA THAM NHŨNG GÂY RA … rồi xây dựng nên một chính phủ mới đầy đủ bản lĩnh và quyền uy để làm an lòng toàn dân đang lo sợ cho tính mạng nhiều đời con cháu mình…
Tuy nhiên, sự việc chỉ có thể xảy ra ở Việt Nam, nơi người dân bị coi là con sâu, cái kiến. LỆNH TRÊN ĐÃ BAN RA LÀ IM LẶNG VÀ… IM LẶNG!? Đặc biệt là: sau ngày 22/ 4/2016, khi đại vương Trọng cùng một phái đoàn khá đông ủy viên bộ chính trị, ngự giá vào tận Vũng Áng, nơi đang bắt đầu một thảm họa quốc gia: BIỂN CHẾT, CÁ CHẾT, NGƯỜI CHẾT!Đọc tiếp »
Người Việt đang tự đầu độc chính mình bằng thực phẩm bẩn, nhiễm độc. Ảnh: internet
Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu, quan trọng nhất đối với nhân loại. Không có thực phẩm con người sẽ bị hủy diệt. Thực phẩm (bao gồm tất cả các loại thức ăn đã hoặc chưa chế biến, nước uống có hoặc không có calories) là các nguồn chất đạm, đường, chất béo, sinh tố, muối khoáng có trong rau trái, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Để tiêu diệt một dân tộc, một đất nước thì đầu độc dân tộc đó bằng thực phẩm là chiến thuật tiêu diệt tinh vi nhất, dễ dàng thực hiện nhất, hiệu quả nhất, rẻ tiền nhất, không ồn ào nhưng vô cùng khốc liệt bởi nó sẽ hủy hoại sức đề kháng của dân tộc bị đầu độc qua nhiều thế hệ.
Một dân tộc có tỉ lệ cao về bệnh hoạn, què quặt, ốm yếu, phát triển không đồng bộ sẽ bị hủy diệt, bị đồng hóa vì không đủ sức chống chọi lại những cuộc xâm lăng của các dân tộc khác.Đọc tiếp »
Câu trả lời đơn giản nhất là vì môi trường nước biển trong đó cá đang sống yên lành đã thay đổi quá lớn và quá đột ngột.
Bốn mươi lăm ngàn mét khối (45.000 m3) mỗi ngày đêm là công suất xả thải của nhà máy sản xuất gang thép tại Vũng Áng. Nước xả thải được phun ngầm sâu 17 mét dưới đại dương mỗi ngày từ nhà máy của tập đoàn Formosa Hà Tĩnh này là nguyên nhân chính đã gây ra cuộc thảm họa môi trường to lớn chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Cá chết trôi dạt vào bờ trải dài suốt 250 km đường biển Việt Nam bắt đầu từ Vũng Áng chạy xuống tận Lăng Cô.
Cá và các hải sản khác như nghêu sò mực (và san hô) chết hàng loạt trôi dạt vào bờ và ước lượng tổng cộng số cá chết hiện nay lên đến khoảng 200 tấn tức là khoảng xấp xỉ một triệu con (cứ cho mỗi con trung bình cân nặng khoảng 200 gram).Đọc tiếp »
Những người biểu tình ngày 1/5/2016 bị đánh. Ảnh: internet
Từ trận mưa nắm đấm, dùi cui của đội quân mũ sắt, áo xanh nhân danh chính quyền nhà nước Việt Nam giáng xuống đầu người dân biểu tình ôn hòa, hợp pháp và chính đáng ngày 8.5.2016 ở Sài Gòn đòi xử lí gấp gáp và minh bạch thảm họa môi trường biển miền Trung, tôi lại nhớ đến những bộ mặt côn đồ hung hãn tay cầm gậy sắt và mồi lửa của đám người mượn hơi biểu tình phản đối giàn khoan Tàu Cộng HD981 vào đứng chân sâu trong biển Việt Nam, hung hăng xông vào các doanh nghiệp nước ngoài trong các khu công nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai đốt phá và hôi của hồi tháng 5. 2014.
Năm 2014 đang có tình trạng những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Tàu Cộng muốn rời bỏ Tàu Cộng chuyển nhà máy sang nước khác và nhiều doanh nghiệp đang hướng sang Việt Nam. Đúng lúc đó, tài sản, nhà xưởng của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam bị bọn côn đồ mượn gió bẻ măng, mượn cớ biểu tình phản đối giàn khoan HD981 xâm chiếm biển Việt Nam, đập phá tan hoang. Bạo lực hoang dã, man rợ đốt phá nhà xưởng của nhà đầu tư nước ngoài ở Vệt Nam lúc đó chính là lời cảnh báo mạnh mẽ đầy tính chất mafia rằng môi trường đầu tư ở Việt Nam rất xấu, rất bất ổn và nguy hiểm, chớ dại dột đầu tư vào Việt Nam.Đọc tiếp »
Trong nhiều ngày, tôi luôn cố tìm câu trả lời cho câu hỏi họ là ai. Người ta vẫn thường gọi chung họ là “dư luận viên”, được hiểu là phiên bản copy thành phần “ngũ mao đảng” của Trung Quốc. Quan sát cách thức hành động của họ, tôi thấy rằng họ thường được “tổng động viên” để “ra quân đồng loạt” trong các chiến dịch cụ thể, chẳng hạn hai cuộc biểu tình vì môi trường vừa rồi. Điều này cho thấy họ được lệnh, được chỉ đạo và được sử dụng trong những thời điểm cụ thể trong các sự kiện cụ thể.
Họ có thể đã phục sẵn để chỉ chờ thấy các bài viết tường thuật sự kiện biểu tình là lập tức lao vào tấn công. Họ chỉ có một cách đánh: đánh dồn dập bằng ngôn ngữ bạo lực lẫn thô tục nhất có thể, chủ yếu để làm nhục. Bôi nhọ và vu khống là “kỹ thuật” phổ biến của họ. Cùng với chiến dịch tấn công các bài viết, họ còn nhắn tin với lời lẽ đe dọa. Họ lấy ảnh gia đình của chủ trang gửi vào inbox mà không ghi thêm bất kỳ gì. Nhưng, đây là một thông điệp đầy ý nghĩa răn đe.Đọc tiếp »
Mạng xã hội ở Việt Nam mới đây tràn ngập các hình ảnh phản ánh một ‘lực lượng mới’ được cho là ‘Thanh niên Xung phong’, được huy động, bên cạnh các lực lượng khác bảo vệ trật tự của chính quyền tham gia trấn áp và ‘ra tay’ dẹp người biểu tình ở TP. Hồ Chí Minh.
Trong clip cho thấy một thanh niên xung phong dơ tay đánh người phụ nữ áo xanh trước khi đẩy lên xe buýt, sau đó 2 thanh niên xung phong khóa tay một phụ nữ khác, để 1 chân lò cò, kéo 1 chân lên xe buýt một cách rất phản cảm.Đọc tiếp »
Khẩu hiệu “Cá cần nước sạch, Dân cần minh bạch” có lẽ là khẩu hiêu nổi bật nhất trong những biểu ngữ được giương cao trong các cuộc biểu tình vừa qua. Người dân đòi hỏi nhà nước CSVN phải minh bạch.
Minh bạch của chính phủ (Governmental transparency) là gì?
Người viết sẽ chọn hai trong số nhiều định nghĩa về minh bạch.
Theo wikipedia: “Trong chính trị, minh bạch được dùng như là một phương tiện để quy trách nhiệm của các viên chức phục vụ người dân và trong việc chống tham nhũng. Khi những phiên họp của một chính phủ được mở rộng cho báo chí và công chúng, ngân sách của chính phủ có thể được bất cứ người dân nào xem xét, và luật pháp cũng như quyết định của chính phủ mở rộng để thảo luận, chính phủ đó được xem như là minh bạch, và có ít cơ hội để các viên chức chính phủ lạm dụng hệ thống vì lợi ích riêng tư của họ”. Đọc tiếp »