BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Tại Sao Đài Loan phải kết thân với Trung Quốc?

Posted by adminbasam trên 28/04/2009

Time

ĐÀI LOAN

Tại Sao Đài Loan phải kết thân với Trung Quốc một cách đột ngột?

MICHAEL SCHUMAN

6-4-2009

Ai sẽ hưởng được lợi từ vụ sụt giảm nhanh chóng và đột ngột của ngành công nghệ kỹ thuật cao ở Đài Loan? Có lẻ là Trung Quốc.

Người dịch: Trần Hoàng

 

John Luo, 38 tuổi, chưa bao giờ nghĩ rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu rốt cục đã đánh vào nước ông. Là một phó quản đốc tại một công ty bán dẫn Đài Loan, John là thành viên của nhóm người ưu tú trong ngành công nghệ kỹ thuật cao của Đài Loan, ông đã từng quen tiêu xài phí phạm trong các cuộc nghỉ ngơi ở ngoại quốc. Nhưng hãng của John đã đóng cửa vào tháng 1-2009, và giờ đây con người đã từng rất hào hoa nầy đang chắt bóp từng xu cho các bữa ăn trưa chỉ tốn 2 đô la, đi xe buýt thay vì lái xe hơi và đang kiếm một việc làm mới nào đó trong lãnh vực công nghệ đã bị tổn hại bởi kinh tế suy giảm.

“Việc gì cũng không chắc chắn hết,” Luo nói. “Quí vị không thể nào chỉ dựa vào sự làm việc chăm chỉ”.

Tất cả mọi người ở Đài Loan đang cảm nhận được điều đó. Hòn đảo nầy trước đây đã chọn một công thức phát triển bảo đảm an toàn khó thất bại được – dính chặt vào nhu cầu của toàn thế giới dành cho các phần-cứng của công nghệ. Các hãng xưởng của Đài Loan đã trở thành những nhà cung cấp hàng đầu cho các máy tình xách tay, màn hình mỏng và mặt hàng công nghệ bán dẫn.

Nhưng do nhu cầu dành cho các món đồ điện tử đắt tiền đang giảm bớt, nền kinh tế Đài Loan đã và đang trở thành một trong những nơi bị thiệt hại nhiều nhất đối với sự sụt giảm kinh tế hiện nay. Các mặt hàng xuất khẩu đã giảm 37% vào tháng 2 và tháng 3 -2009 so với cùng thời kỳ vào năm 2008. Tổng sản phẩm và dịch vụ quốc nội GDP giảm 8,4% trong quí 4 năm 2008, một sự giảm sút tệ nhất chưa từng có. Chính phủ Đài Loan dự đoán nền kinh tế của họ sẽ giảm 3% trong năm 2009; nhiều đánh giá riêng về sự suy thoái thương mại dự đoán sẽ giảm hai con số (hàng chục).

Lãnh vực công nghệ đang gặp nhiều khó khăn. Gần như 80% công nhân tại hãng Hsinchu Science và Industrial Park (căn cứ địa cho nhiều hãng công nghệ hàng đầu của hòn đảo Đài  Loan) đang phải nghỉ việc không lãnh lương ít nhất là một ngày mỗi tuần. Trong số những công ty bị tổn hại nhiều nhất là các hãng sản suất bộ vi xử lý ở Đài Loan. Giữa một nguồn cung cấp đang bị tàn hại và nhu cầu đang giảm xuống, giá cả đang hạ xuống thấp của các bộ nhớ DRAM, một thành phần chính của computer, dẫn đến nhiều thua lỗ lớn tại các hãng sản suất của Đài Loan. Chính quyền Đài Loan đang thành lập một công ty mới để thay đổi và cải thiện công nghệ trong nước nhằm cạnh tranh với các hãng đối thủ ở Nam Hàn.

Tuy vậy, những hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với Đài Loan có thể là chính trị. Sự suy giảm kinh tế có thể đẩy Đài Loan vào trong vòng tay của Trung Quốc.  (Bắc Kinh vẫn xem Đài Loan là một tỉnh ly khai).  Mặc cho sự phát triển thương mại và đầu tư đối diện với miền duyên hải của Đài Loan (ý nói ở Trung Quốc), Đài Loan đã chống cự lại việc rơi vào quĩ đạo của Trung Quốc. Nhưng Tổng thống Mã Anh Cửu tin rằng chỉ có cách duy nhất để duy trì sự cạnh tranh của Đài Loan là chấm dứt tình trạng bị cô lập của quốc gia nầy.

Ông Mã Anh Cửu muốn xóa sạch các hạn chế còn sót lại về các hoạt động đầu tư và kinh doanh bằng cách ký một thỏa thuận kinh tế hoàn toàn với Trung Quốc, thỏa thuận nầy sẽ cho phép trao đổi tự do hơn về các hàng hóa và các dịch vụ.

Cuộc khủng hoảng kinh tế “sẽ kéo Đài Loan gần gũi hơn với Trung Quốc,” ông Yang Tai-shuenn, theo một khoa học gia về chính trị tại Trường Đại Học Chinese Culture ở thủ đô Đài Bắc. “Chúng tôi chỉ có vài ba lựa chọn.” Vào lúc nầy, tất cả sự lựa chọn nào cũng đều khó nuốt hết.

Liên quan tới bài nầy:
140:Chính sách Khác đời của Việt Nam Trong Thời buổi Kinh tế Khó Khăn

—-

 

Taiwan

By MICHAEL SCHUMAN

John Luo, 38, never expected the global economic crisis to hit home. A well-paid deputy manager at a Taiwan semiconductor design outfit, he was a member of Taiwan’s high-tech élite, accustomed to splurging on overseas vacations. But Luo’s firm shut down in January, and now the former highflyer penny-pinches on $2 lunches, rides the bus instead of driving and is looking for a new job in a technology sector ravaged by recession. “Everything’s uncertain,” says Luo. “You can’t just depend on hard work.”

All of Taiwan is feeling that way. The island had hit upon an apparently fail-safe formula for growth — latching onto burgeoning global demand for tech hardware. Its manufacturers became top suppliers of notebook PCs, flat-panel monitors and semiconductors. But with demand for such expensive gadgetry waning, Taiwan’s economy has become one of the most vulnerable to the downturn. Exports tanked 37% in January and February from the same period last year. GDP plunged 8.4% in the fourth quarter from a year earlier, the worst quarterly decline ever. The government predicts the economy will contract 3% in 2009; more bearish private estimates foresee a double-digit decline. (See pictures of TIME’s Wall Street covers.)

The prized tech sector is in trouble. Nearly 4 out of 5 workers at the Hsinchu Science and Industrial Park, home base for many of the island’s top tech firms, take unpaid leave at least once a week. Among the hardest hit are Taiwan’s chipmakers. Amid a supply glut and deteriorating demand, prices have sunk for dynamic random-access memory (DRAM) chips, a key component of PCs, leading to large losses at Taiwan’s manufacturers. The government is setting up a new DRAM company to revamp the local industry so it can compete with Korean rivals.

The most profound consequences of the economic crisis for Taiwan, however, could be political. The downturn could push Taiwan into the arms of China. (Beijing still considers Taiwan a breakaway province.) Despite growing trade and investment across the Taiwan Strait, Taiwan has resisted drifting wholly into China’s orbit. But President Ma Ying-jeou believes that the only way to maintain Taiwan’s competitiveness is to end its isolation. Ma wants to clear away remaining restrictions on investment and business activities by signing a comprehensive economic agreement with China that would allow for freer exchange of goods and services. The economic crisis “will draw Taiwan closer to China,” says Yang Tai-shuenn, a political scientist at Chinese Culture University in Taipei. “We have few options.” In these times, all choices are hard ones.
With reporting by Natalie Tso / Taipei

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Bình luận về bài viết này