BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Tư 11th, 2009

Chê Bai VN – để Khuyến khích Đầu Tư vào TQ?

Posted by adminbasam trên 11/04/2009

Los Angeles Times

Các hãng đa quốc gia xem xét lại cẩn thận hơn về chuyện đầu tư ở Việt Nam

Các công ty cắt giảm hoạt động trong khi họ phải đương đầu với những hạn chế về nhân công và những vấn đề khác ở Việt Nam

Don Lee

Ngày 11-4-2009

Tường trình từ TPHCM — Chỉ cách đây vài năm, thành phố này nằm trong số những khu vực có mức đầu tư nước ngoài sôi động nhất ở châu Á.

Các hãng đa quốc gia lớn như hãng sản xuất bộ vi-xử- lý Intel Corp. và các công ty nhỏ hơn như Ampac Packaging, một nhà sản xuất các loại túi xách mua hàng đóng tại Cincinnati cho các hãng Gap và Target, đã lũ lượt kéo tới đây và những nơi khác của Việt Nam. Họ thiết lập các nhà máy để bổ sung hoặc, trong một số trường hợp, thay thế những cơ sở hãng xưởng ở Trung Quốc nơi đang càng ngày càng trở nên quá hao tốn để làm ra sản phẩm. “Trung Quốc cộng một,” họ đã gọi nơi này như vậy.

Giờ đây, với cơn suy thoái toàn cầu và Trung Quốc đang tự khẳng định lại bản thân như là một nhà sản xuất với giá rẻ, còn Việt Nam đang cảm thấy những hậu quả của một xu hướng khác: “Trung Quốc trừ một.”

Tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, cũng còn được biết với cái tên Sài Gòn, một cao ốc gồm các căn hộ cho thuê hiện đang là một trong những tòa nhà lớn nhất thành phố đã phủ bên ngoài màu xanh (vì đang xây dở dang) trong nhiều tháng nay. Bị eo hẹp về tiền mặt, chủ sở hữu của nó, tập đoàn Daewon Group của Hàn Quốc, đã ngừng công việc xây dựng thậm chí sau khi đã xây đến tầng thượng. Đó là một trong nhiều dự án nước ngoài trong khu vực phải ngừng lại hoặc đình chỉ vô thời hạn.

Hãng Wistron Corp. của Đài Loan trước đó đã lên kế hoạch tái đầu tư nhiều triệu đô la vào việc xây dựng một nhà máy sản xuất máy tính xách tay tại Việt Nam vào mùa đông năm ngoái, bổ sung thêm cho nhà máy chính của hãng tại khu vực Thượng Hải.

“Ngay lúc này kế hoạch ấy nhiều ít gì cũng đã đình lại,” người phát ngôn của hãng John Collins cho biết.

Đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam trong hai tháng đầu năm nay chỉ bằng một phần năm so với cùng kỳ này một năm trước, theo đánh giá của bà Catherine Chi, một giám đốc lâu năm của Phòng thương mại Đài Loan, một trong những nhóm nước ngoài lớn nhất tại đây. Chính phủ ở Hà Nội đang dự đoán những dòng vốn tư bản nước ngoài sẽ sút giảm hơn một nửa trong năm nay.

Các công ty của Nhật như Sony Corp. và Canon Inc. đã đóng cửa hoặc giảm các hoạt động của mình tại Việt Nam. Nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc Lifan Group đã tạm ngưng các kế hoạch lắp ráp xe tại đây.

Theo các số liệu khác, nền kinh tế của Việt Nam đang ở trong tình trạng thuận lợi hơn hầu hết các nước khác trong khu vực. Nhờ vào một mức tăng trưởng thương mại trong hàng hóa tiêu dùng, chính phủ chi tiêu vào cơ sở hạ tầng và nhiều nhà máy mở ra từ trước đó, tổng sản phẩm quốc nội của nước này, hay là tổng sản lượng hàng hoá làm ra của nền kinh tế, chắc chắn tăng trưởng 5,5% trong năm nay. Mức tăng đó sẽ là cao hàng thứ hai ở Đông Á sau Trung Quốc, theo như thông tin từ Ngân hàng Thế giới cho biết.

Những lợi thế so sánh của Việt Nam bao gồm lực lượng lao động có tính năng động, sự ổn định chính trị và dân số trẻ.

Thế nhưng trong hai năm qua các giám đốc nước ngoài cũng đã và đang tỉnh ngộ. Họ đã học được rằng Việt Nam, với một số dân khoảng 87 triệu, không phải là một phiên bản thu nhỏ của Trung Quốc.

Mặc dù Việt Nam có những giá trị tương đồng về Khổng giáo của Đông Á trong nền giáo dục và quan hệ gia đình, nhưng Việt Nam không biết cách kiểm soát và điều hành đề hoàn thành mọi việc một cách nhanh chóng như ở Trung Quốc.

Các thương gia than phiền rằng, thậm chí sau nhiều năm, công nhân vẫn chưa làm xong được đường cao tốc từ phi trường Thành phố Hồ Chí Minh chạy tới trung tâm thành phố. Không giống như Trung Quốc, việc tái di chuyển các gia đình dời đi chỗ khác ở là chậm chạp một cách quá cẩn trọng.

Việt Nam cũng không có lực lượng lao động lành nghề như một số người từng nghĩ. Trong lúc người Việt Nam trẻ tuổi cho thấy một thiên hướng học tập, thì các trường đại học lại thiên về lý thuyết nặng nề. Nhiều sinh viên tốt nghiệp thiếu điều kiện thực hành và thiếu rèn luyện kỹ thuật cần thiết cho sự nghiệp của họ tại các công ty đa quốc gia.

Hãng Intel mới đây đã nhận ra điều đó khi họ nghiên cứu việc thuê mướn nhân công mới cho một nhà máy lắp ráp và kiểm tra bộ vi xử lý trị giá 1 tỉ đô la mà họ đang xây dựng ở đây.

Hãng điện tử Intel đóng tại Santa Clara này đã phải xoay xở để tuyển mộ cho đủ số lao động là kỹ sư và công nhân có tay nghề trong làn sóng tuyển mộ ào ạt đầu tiên của họ. Nhưng Intel đã nhận ra rằng cần phải gây dựng một kênh cung cấp nhân tài riêng nếu như họ muốn phát triển ở Việt Nam, theo những người nắm rõ tình hình cho hay. Hãng Intel giờ đây đang cố gắng giúp các trường đại học trong nước bắt đầu thay đổi các môn học và chương trình giảng dạy.

Intel đã không trả lời về một lời yêu cầu dành cho việc bình luận về vấn đề này, nhưng các hãng phương Tây khác cũng đã bắt đầu có một tầm nhìn dài hạn hơn về Việt Nam.

“Đã có một vài điều phải suy nghĩ lại,” theo nhận xét của Sesto Vecchi, một luật sư và là nhà tư vấn tại Thành phố Hồ Chí Minh trong hai chục năm qua.

Mặc dù vậy hầu hết các nhà đầu tư ngoại quốc vẫn tiếp tục tăng thêm cổ phần ở Việt Nam cho các khoản đầu tư dài hạn, ông nhận xét, “Nhưng có lẻ một cảm nhận thực tế hơn vào lúc này về việc có bao nhiêu người đang sẵn sàng hổ trợ cho một nền công nghệ kỹ thuật cao phát triển nhanh.”

Trong một số phương cách để đối phó, những bất ổn gần đây của Việt Nam có nhiều liên hệ với bầu không khí kinh doanh đã được cải thiện của Trung Quốc hơn là với bất cứ khiếm khuyết riêng biệt nào của chính Việt Nam.

Trong 10 năm qua, Việt Nam đã từng được xem là hấp dẫn nhiều hơn khi mà những loại thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ áp đặt lên các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc như đồ gỗ và các túi nhựa.

Cùng lúc ấy, mức lương ở Trung Quốc đã tăng cao, cũng như với giá nguyên liệu thô cũng tăng cao. Luật lao động trở nên khó khăn và chặt chẽ hơn. Đồng nhân dân tệ gia tăng giá trị. Và nhà cầm quyền Trung Quốc đã nhòm ngó tới các doanh nghiệp có lao động phải làm việc cường độ cao, loại bỏ việc giảm thuế xuất khẩu và cố gắng làm việc nhiều hơn để ngăn ngừa các các hoạt động bất hợp pháp và thẳng tay đưa ra tòa rồi xử phạt nghiêm khắc những công ty vi phạm bằng những luật môi trường và luật an toàn lao động.

“Thời buổi của Trung Quốc như là một thị trường sản xuất cho xuất khẩu với chi phí thấp đã và đang chấm dứt,” Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải đã tuyên bố công khai vào tháng Ba năm 2008, với lưu ý rằng gần như một phần năm các công ty được khảo sát đã có kế hoạch chắc chắn để di chuyển một số công việc sản xuất tại Trung Quốc sang các quốc gia khá, đặc biệt là Việt Nam.

Nhưng cơn khủng hoảng tiền tệ toàn cầu và tình trạng suy thoái tiếp theo đã làm thay đổi tất cả những dự tính đó. Chính phủ Trung Quốc đã làm sống lại những chính sách cắt giảm thuế xuất khẩu và đã tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng. Giá cả hàng hóa nhu yếu (dầu, xăng, gạo, vàng, thịt bò, các đậu, kim loại thô…) ở Trung Quốc đã giảm mạnh, đồng nhân dân tệ đã ổn định và các nhân viên chính quyền đã thôi không còn gây sức ép quá nặng lên các chủ hãng thuê mướn người lao động, vì sợ rằng sẽ có nhiều nhà máy phải đóng cửa và mất việc làm.

Khảo sát tương tự của phòng thương mại một năm sau đó đã nhận ra rằng số lượng phần trăm của công ty đang lên kế hoạch di chuyển ra khỏi Trung Quốc đã giảm xuống gấp hai lần, cũng như số các công ty trả lời cuộc khảo sát diễn tả mối quan ngại về mất ưu thế cạnh tranh của Trung Quốc đã giảm bớt.

“Các công ty lớn hơn từng trải qua quá trình tìm kiếm địa điểm kinh doanh ở nơi khác đã và đang quay trở về Trung Quốc,” theo như nhận xét của ông Dean Ho, phó chủ tịch Unison International một hãng chuyên về đầu tư và tư vấn đóng tại Thượng Hải. Một số trong những công ty đó đã không thể nào tìm được đủ những công nhân giỏi, ông cho biết. Còn các công ty khác thì nhận thấy ở các nước đối thủ cạnh tranh (với Trung Quốc) có những mối thách thức riêng của mình.

Ông Liu Guizhong, phó giám đốc về ngoại thương của tập đoàn Galanz Group của Trung Quốc, nhà sản xuất lò vi ba (microwave) lớn nhất trên thế giới, đã nhớ lại cuộc viếng thăm Việt Nam vào tháng Tư năm ngoái. Ông và những người trong đoàn đã thích thú về những gì mà họ được trông thấy.

Họ đã nhận được chiếu khán nhập cảnh một cách dễ dàng. Thành phố Hồ Chí Minh đã khoe khoang về vài thiết bị bến cảng. Ông Liu nói rằng mức lương của người sản xuất tại Việt Nam vào khoảng 60 đô la một tháng cho mỗi công nhân, khoảng bằng nửa mức lương của công nhân ở Trung Quốc và khoảng bằng một phần ba mứcmà Galanz trả cho công nhân tại các thành phố ven biển Trung Quốc.

Tập đoàn Galanz đang xem xét ba địa điểm tại Việt Nam để xây dựng một nhà máy trị giá 25 triệu đô la, bao gồm những vùng ngoại ô chạy dọc bao quanh Thành phố Hồ Chí Minh gần với Sông Sài Gòn.

Thế rồi nền kinh tế của Việt Nam đã rơi vào tình trạng suy sụp, mức lạm phát gia tăng lên tới 28% vào mùa thu năm ngoái, được tiếp sức bởi giá cả nguyên vật liệu dâng cao và nạn đầu cơ tích trữ không kiểm soát nổi trong thị trường nhà đất và chứng khoán. Đồng nội tệ của Việt Nam mất giá dần. Một loạt các cuộc đình công của giới lao động trong các nhà máy may mặc quần áo và giày dép bổ sung thêm vào tình trạng rối loạn.

Hãng Galanz đã rút lui. Giống như các hãng khác, giờ đây họ muốn chờ đợi cho tới khi cơn bão tài chính toàn cầu qua đi. Các giới chức Việt Nam đã đưa ra những cắt giảm thuế mới và các khuyến khích khác để khuyến dụ các nhà đầu tư quay trở lại, song Galanz vẫn không đưa ra ý kiến gì.

“Nhiều công ty đang tháo chạy, vì thế chúng tôi đã quyết định tạm đình hoãn các kế hoạch của chúng tôi,” ông Liu cho biết. Lúc này, “có quá nhiều khía cạnh tiêu cực.”

Hiệu đính: Trần Hoàng

 

Tác giả bài báo trên chắc là đã được chính phủ TQ trả tiền công viết bài để đả phá các ưu thế về nhân công rẻ ở VN. Tác giả chê công nhân VN không có kỹ thuật cao, thiếu kỷ luật lao động và thiếu khả năng để hoàn thành nhanh chóng các kế hoạch. Bằng cách xen lẫn các sự kiện có thật với các lời chê bai, dụng ý của tác giả là làm cho các chủ hãng ngoại quốc lo ngại,  hoang mang, không dám đầu tư vào VN mà hãy đầu tư vào TQ.

Tác giả dùng lối so sánh đề cập tới các ưu thế của Trung Quốc như:   quản lý tốt, công nhân TQ có tay nghề cao, hoàn thành các sứ mạng nhanh. Ngược lại, công nhân VN lao động chậm chạp, kéo dài các dự án, không  hoàn thành công việc, yếu kém về quản lý (đơn cử thí dụ về đường cao tốc từ phi trường chạy về trung tâm thành phố làm bấy nhiêu năm mà vẫn chưa xong). Tác giả cũng cập nhật về luật môi trường và lao động ở TQ  và cho biết hiện nay chính phủ đã thoải mái và dễ chịu hơn, không còn nghiêm ngặt như trước nữa. Mục đích sau cùng cũng chỉ là kêu gọi các hãng xưởng ngoại quốc quay trở lại đầu tư vào Trung Quốc thay vì đầu tư vào VN.

Nhưng thực tế mà bài báo không để cặp đến là TQ hiện nay đang đầu tư vào Việt Nam ồ ạt trên toàn cả nước.

Ở các tỉnh thành lớn khác ở miền Bắc, và miền Nam,  báo Vietnamnet, Tuổi trẻ, Lao Động, Sài Gòn Tiếp Thị,  cho biết là nhờ sự trợ giúp của các lãnh đạo VN ở trung ương, nên Trung Quốc đã thắng được hầu hết các cuộc đấu thầu các hãng hóa chất, phân bón, điện lực, nhà máy điện, cầu đường… một số nhà máy đã xây dựng xong rồi và đã bắt tay vào sản xuất, một số hãng xưởng  khác thì  đang được xây dựng chờ ngày khai trương. Đặc biệt sự kiện nổi bật và kéo dài 3, 4 tháng qua trên báo chí VN mà  tác giả hiện đang có mặt ở Sài Gòn thì lại không hề nhắc nhở gì đến đó là sự kiện TQ đang khai thác Bô Xít hay Alumin ở tây Nguyên và Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Sau khi đem nhân công TQ vào làm việc ở mỏ bô xít alumin ở Tây Nguyên và vùng Bảo Lộc  Tỉnh Lâm Đồng, Đà lạt từ năm 2005,  hiện nay các hãng Trung Quốc đang đem công nhân qua làm việc ở các tỉnh miền Tây thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

Vào tháng 3/2009,dân chúng ở Tỉnh Tiền Giang và Cà Mau cho biết đã có nhiều công ty Trung Quốc xây dựng xong xí nghiệp và đưa hàng ngàn công nhân Trung Quốc đến làm việc tại 2 tỉnh nầy.

Những công nhân Trung Quốc chỉ làm các công việc lao động thông thường mà dân địa phương ở đấy có thể làm được, nhưng hãng TQ không thuê mướn người  VN mà chỉ đem chính người dân TQ qua làm việc.

Chuyện nầy đang gây ồn ào ở 2 tỉnh miền Tây vì chính quyền tỉnh Tiền Giang và Cà Mau thu hồi và chiếm đất đai đang canh tác của nông dân (đã làm hơn 30 năm qua) để giao đất cho các hãng Trung Quốc xây dựng hãng xưởng. Ngoài ra, chính quyền VN mua đất đai của nông dân giá rẻ như bèo, và chuyền tay nhau bán lại với giá hơn 1000-3000 lần giá mà họ mua của nông dân vì đó là các loại đất chuyên canh rất tốt.

Trung Quốc cũng đầu tư vào các nước láng giềng của VN. Năm 2008, TQ  đầu tư 500 triệu đô la vào hải cảng Sihanouk. Ngoài ra, trong 4 năm qua, mỗi năm TQ cấp viện trợ 1 tỉ đô la cho toàn bộ ngân sách mà chính phủ Hun Sen dùng trả tiền lương cho  quân đội, công an, và công chức Kamuchea. Thêm vào đó,  TQ còn xây dựng cầu, cống, đường sá cho Kampuchea mà không lấy tiền hoặc chỉ cho vay với lãi suất rất thấp. TQ cũng đang làm các đập thủy điện cho Kampuchea và các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.

Cùng thời gian ấy, Trung Quốc đầu tư vào Lào nhiều hơn là đầu tư ở Kampuchea. Trong 10 năm qua, TQ đã mua gần hết tất cả các đồn điền cao su ở Lào và di dân khoảng hơn 300.000 người vào Lào. Trong gần 18 năm qua, TQ đã chiếm xong vùng biên giới phía bắc của  Lào và Trung Quốc và đồng hóa xong dân Lào ở miền biên giới. Năm 2008 họ đã xây dựng cho Lào 1 sân vận động để chuẩn bị cho Sea Game được tổ chức vào năm 2009. Đổi lại, vị Phó thủ tường Lào gốc người Trung Quốc đã cho TQ xây dựng China Town trên 1 khu đất có kích thước 3,2 km x 5 km (16 km vuông). Thành phố Hoa kiều sẽ dự định dành  cho 120.000 người TQ qua làm việc sát bên thủ đô Vạn Tượng.

(Vì chính sách 1 con, nên Trung Quốc đang bị nạn trai thừa, gái thiếu. Nam giới TQ hầu như khó lấy vợ,vì vậy TQ đem công nhân qua VN, qua Châu Phi, qua Lào, Kampuchea…để làm giảm bớt nạn trai thừa gái thiếu, giải quyết lao động thất nghiệp, và có kế hoạch lâu dài nằm yên chờ thời cơ 10-20 năm (ở VN).)

Người ta sẽ tự hỏi tại sao chính phủ TQ không lo cho dân chúng của họ đang sống với lợi tức 25 xu đến nửa đô la mỗi ngày, mà lại đem tiền cho Lào, và Kampuchea? Nếu TQ có môi trường đầu tư tốt, có công nhân lao động kỹ thuật cao, có tài điều hành và làm việc có hiệu quả, có 600 tỉ đô la dự trữ trong nước và 1400 tỉ đô la mua công trái của Hoa kỳ, thì tại sao chính phủ của họ không đầu tư xây dựng hãng xưởng hoặc cho các công ty tư nhân mượn tiền để xây dựng hãng xưởng, thuê mướn công nhân TQ, để giúp 5/6 dân số ở các tỉnh của TQ vẫn còn đang sống ở mức 25 cents đến nửa đô la 1 ngày và đang cần việc làm?

Tại sao TQ tài giỏi như tác giả bài nầy viết nhưng họ lại không mở hảng xưởng ở các tỉnh phía tây, vùng trung bộ, miền Bắc của Trung Quốc…Vì trong 30 năm qua, thực tế là TQ chỉ phát triển ở các vùng nào có tư bản Âu Châu, Á châu, và Mỹ đầu tư vào mà thôi. Các vùng ấy là 3 tỉnh lớn của Trung Quốc và nằm dọc theo miền duyên hải phía đông, nơi tập trung khoảng 250-280 triệu người. Các vùng nào ngoài vùng duyên hải phía Đông (trừ Bắc kinh và Thượng hải) chỉ có một chút thay đổi còn đa số đều còn ở trong tình trạng dưới thời Mao Trạch Đông. 1949-1976. Nhiều nông dân nói rằng ngày nay khá hơn thời trước 1980 vì họ còn có cháo để ăn một số tháng nào đó trong năm.

————————————————————

Thật sự người TQ không hay và tài giỏi như tác giả bài báo nầy nói. Nếu họ có kế hoạch và tài giỏi thì họ đã dùng tiền để tự phát triển đất nước của họ, chứ không phải là dành dụm được bao nhiêu tiền trong quốc 30 năm qua thì họ đều mua công trái của  Mỹ với tiền lời rẻ như bèo. Thực chất của mua công trái là đưa tiền cho tư bản của Mỹ tới TQ đầu tư mở hãng xưởng thu nhận công nhân TQ vào làm việc. Mua công trái có cái lợi là là chắc chắn không bị mất. Chỉ lo 1 điểm là khi cần tiền bán Công khố phiếu ra và nếu bán quá nhiều thì giá công trái sẽ hạ xuống. Vì vậy nếu bán nhiều là bị lỗ nặng 15-20% là thường.

Nếu TQ không mua công trái của Mỹ thì TQ cũng chẳng biết xoay xưở và dùng số tiền ấy vào việc gì, và nếu các doanh nghiệp Mỹ không mượn được tiền của ngân hàng thì họ cũng không đầu tư vào TQ. Nếu Mỹ không đầu tư vào TQ thì sức tăng trưởng kinh tế của TQ bị sụt giảm, và nếu thế thì xã hội TQ sẽ náo loạn lên như năm 2008 và hiện nay bởi vì mỗi năm đà gia tăng dân số của TQ là 1.5%, nghĩa là sẽ có tối thiểu 15 triệu người hàng năm cần có việc làm.

Hàng năm chính quyền TQ ước ao có nước nào đến TQ mở xí nghiệp để thuê 15 triệu người đi làm việc. Hàng năm nước ngoài cũng đầu tư vào TQ  khoảng 90 tỉ y như nước ngoài đầu tư vào VN vây. Nếu chính phủ TQ không giải quyết được công ăn việc làm cho người  TQ thì  xã hội TQ náo loạn. Vì thế muốn giữ cho xã hội không bị náo loạn, TQ phải giữ cho mức tăng trưởng kinh tế 8-11%. Dưới con số ấy là xã hội TQ bị náo động không yên và dân chúng biểu tình đòi việc làm.

Cái thế kẹt của TQ hiện nay là phải mua công trái của Mỹ hàng mỗi năm, tức là mấy chục năm qua, TQ  có bao nhiêu tiền dư thì mua công trái của Mỹ; số tiền mua công trái tính đến cuối năm 2008 là 1400 tỉ đô la.  Điều trớ trêu là nếu TQ cần tiền và muốn bán công trái ra để thu tiền  về thì TQ cũng không thể làm được và cũng không dám làm  vì lý do nói trên. Vì thế,  TQ cứ tiếp tục để số tiền 1400 tỉ ấy ở Mỹ mua công trái dài dài. Khi công trái đáo hạn, rút tiền được, TQ cũng không rút tiền ra mà dùng số tiền ấy mua công trái khác. TQ muốn bán ra hàng trăm tỉ công trái ấy thì công trái tràn ngập thị trường và bị lỗ tối thiểu 20%; nhưng điều mà  TQ lo lắng nhiều nhất là nếu không mua công trái của Mỹ, thì Mỹ không có tiền, và các công ty của Mỹ không  thể đầu tư vào  TQ. Nếu Mỹ giảm bớt đầu tư vào TQ thì kết quả là dân TQ không có việc làm và gây cho xã hội TQ bất ổn và làm hàng ra thì bán hàng cho nước nào mua đây?

Năm 2008, Mỹ mới giảm mua hàng của TQ có 6-9 % mà xã hội TQ gần như thất nghiệp khắp nơi, dân chúng đánh nhau với chính quyền và không còn sợ hải nữa. Nếu Mỹ giảm mua hàng hóa, hay số lượng hàng hóa của TQ xuất cảng qua Mỹ giảm chừng 20-25%, thì xã hội TQ sẽ náo loạn tới đâu thì chưa ai có thể đo lường. Chưa kể TQ không đưa tiền cho Mỹ (bằng cách mua công trái), thì Mỹ  không có tiền đầu tư vào TQ mở hãng xưởng sản suất hàng hóa thì dân TQ bị thất nghiệp.

Để cứu nguy tài chánh đang bị khủng hoảng và thúc đẩy nên kinh tế đang bị suy thoái, Mỹ đang in tiền ra ngày càng nhiều, khoảng 1800 tỉ. Tiền in ra nhiều chừng nào thì sẽ đồng tiền sẽ mất giá, lạm phát gia tăng, giá vàng tăng cao, chừng đó tất cả vật giá sẽ phải tăng;  đồng đô la sẽ càng mất giá,  thì công khố phiếu 1400 tỉ đô la của  TQ sẽ bị lỗ nhiều hơn nữa.

Tháng trước, chủ tịch Hồ cẩm Đào và cả bộ trưởng tài chánh TQ nhận ra chuyện ấy và rất lo lắng và khuyên Mỹ đừng nên vung tay quá trán, đừng nên chi tiêu quá nhiều và đặt vấn đề dùng một loại tiền tệ an toàn nào khác để TQ thoát khỏi cái bẩy hiện nay do chính TQ đặt ra, muốn lùi lại thì lùi cũng không được.

Các nhà tài chánh và kinh tế nước ngoài biết rất rõ Chính quyền TQ sở dĩ có nhiều ngoại tệ dự trử vì họ in tiền nhân dân tệ ra và mua đồng đô la vào trong suốt 25 năm qua. Hàng năm, khi tư bản đem tiền đô vào đầu tư, giá đô la hạ thấp, TQ mua vào. Khi gom góp tiền đô ngoài thị trường nhiều đến một mức nào đó thì đồng đô la Mỹ tức khắc khan hiếm và gia tăng giá trị. Khi giá trị tiền đô tăng cao, TQ khoái chí và xuất cảng càng nhiều hàng hóa 3 xu của  TQ  qua Mỹ. Mỹ bị thâm thủng mậu dịch la lên 1 tiếng, thế là TQ lụi hụi bán tiền đô ra làm cho giá đô la giảm xuống và giữ cho  nhân dân tệ ở mức họ mong muốn là 1 đô là = 0,832 nhân dân tệ.

Hàng năm, khi đồng đô la đầu tư vào TQ quá nhiều và bị mất giá, chính phủ TQ (thông qua ngân hàng trung ương) mua đô la vào và làm cho đông đô la tăng giá trở lại.  Họ cứ làm đi làm lại thế trong suốt hơn 20 năm qua. TQ luôn luôn để giá của đồng nhân dân tệ ở mức 0.832 nhân dân tệ = 1 đô Mỹ trong suốt mười năm 1993-2003.

Với tỉ giá ấy, thì đồng đô la có giá trị quá cao và đồng nhân dân tệ có giá trị quá thấp. Kết quả là Hàng Trung Quốc bán qua Mỹ rất nhiều, trong khi ấy hàng Mỹ ở TQ trở nên đắt giá không bán được. Mỹ không chịu sự thiệt thòi ấy được nên trong suốt 2 nhiệm kỳ của TT Bush, 2 bộ trưởng tài chánh Hoa Kỳ trong đó có Henry Paulson (nhậm chức 2006)  tìm cách thương thuyết và làm gia tăng đồng tiền nhân dân tệ lên trong 10 dịp, và hiện nay giữ nguyên giá ở 0.68347 China Yuan = 1 đô la Mỹ.

Mỹ rất thích và khuyến khích TQ thả lỏng nhân dân tệ cho thị trường tự quyết định giá cả, làm thế thì Mỹ đỡ thâm hụt mậu dịch (nhập khảu hàng hóa nhiều hơn xuất khảu hàng). Ngược lại, TQ thích đồng nhân dân tệ bị mất giá, nghĩa là thích tiền đô giá trị cao hơn tiền TQ để dễ bề xuất khẩu. Hai bên quyết dành quyền lợi cho nước của họ nên hục hặc nhau trong suốt 10 mấy năm qua cũng chỉ vì vấn đề tỉ giá trao đổi tiền tệ. Mỹ ép Trung Quốc thay đổi tỉ giá ngoại tệ từ 0,832 xuống còn 0,68347 China Zuan = 1 đô la và họ đã thành công trong suốt 6,7 năm qua.

Tóm tắt lại, TQ sẽ không bao giờ dám gây chiến tranh với Mỹ chừng nào mà số tiền 1400 tỉ đô la (tiền mua công trái của TQ vẫn còn đó) và quan trọng hơn là chừng nào mà chính quyền TQ không muốn xã hội TQ bị náo loạn. Đó là tại sao TQ sẽ có hành động gây hấn, nhưng TQ sẽ không bao giờ dám gây chiến với Mỹ. Thực tế là TQ  buộc lòng bấm bụng bỏ tiền ra mua công trái của Mỹ từ đây cho đến 20-30 năm nữa, và sẽ tiếp tục hòa thuận với Mỹ trong chừng ấy năm. Mỹ chỉ mới giảm mua hàng hóa chừng 10% mà TQ đã hoảng hốt và nền kinh tế TQ sụt giảm từ 11,9% năm 2007 xuống còn 6% vào năm 2008 và xuống thấp nữa vào cuối năm nay.

Chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc là chiến tranh tiền tệ. Sự mâu thuẫn giữa 2 bên là ngấm ngầm và rất lớn, và sự gắn bó nền kinh tế giữa 2 nước cũng rất chặt chẻ. Đó là điều người ta có thể ghi nhận. Mỹ có thể làm bất cứ điều gì mà TQ cũng không dám gây hấn. Nếu Mỹ muốn có quan hệ ngoại giao mật thiết với VN ư? TQ cũng chẳng dám làm gì trừ phi TQ muốn: (1) đất nước của họ rơi vào tình trạng rối ren của người biểu tình muốn có việc làm, và của những người ở nông thôn đang chống đối chính quyền vì tịch thu đất đai của họ chia chác nhau (2) sự chống đối lớn mạnh của phong trào dân chủ, (3) của Pháp luân công, (4) của người Hồi giáo gốc TQ, (5) của nhóm người đang sống ở vùng nội Mông (cổ), và (6) của người Tây Tạng…Đó là những món “dim sum” rất đắng, khó nuốt, mà chính phủ TQ không muốn nếm một chút nào.

 

Los Angeles Times

Multinationals take a longer view of Vietnam

Companies scale back as they confront limitations in Vietnam’s workforce and other issues.

By Don Lee

April 11, 2009

Reporting from Ho Chi Minh City — Just a couple of years ago, this city was among the hottest investment zones in Asia.

Multinationals as large as chip maker Intel Corp. and smaller firms such as Ampac Packaging, a Cincinnati-based maker of shopping bags for Gap and Target, flocked here and to other parts of Vietnam. They set up plants to complement or, in some cases, replace facilities in China that were becoming increasingly expensive to operate. “China plus one,” they called it.

Now, with the global downturn and China reasserting itself as the low-cost producer, Vietnam is feeling the effects of a different trend: “China minus one.”

In central Ho Chi Minh City, also known as Saigon, an apartment tower that would have been one of the city’s tallest buildings has been draped in green for months. Pinched for cash, its owner, Daewon Group of South Korea, stopped work on the development even after reaching the top floor. It’s one of many foreign projects in the region that have been halted or put off indefinitely.

Taiwan’s Wistron Corp. had planned to plow millions into building a laptop factory in Vietnam last winter, to supplement its main plant in the Shanghai area.

“Right now it’s just more or less on hold,” spokesman John Collins said.

Taiwanese investment in Vietnam in the first two months of this year was just one-fifth of what it was a year ago, said Catherine Chi, a senior director at Taiwan’s Chamber of Commerce, one of the largest foreign groups here. The government in Hanoi is expecting foreign capital inflows to fall by more than half this year.

Japanese companies such as Sony Corp. and Canon Inc. have closed or reduced operations in Vietnam. Chinese automaker Lifan Group suspended plans to make cars here.

By other measures, Vietnam’s economy is faring better than most in the region. Thanks to a rise in trade of consumer goods, government spending on infrastructure and numerous plant openings in the past, the country’s gross domestic product, or total economic output, is likely to grow by 5.5% this year. That would be the second highest in East Asia after China, according to the World Bank.

Vietnam’s comparative advantages include its motivated workforce, political stability and young population.

But the last couple of years also have been sobering to foreign managers. They’ve learned that Vietnam, with a population of about 87 million, isn’t a smaller version of China.

Though it shares East Asia’s Confucian values of education and family, Vietnam doesn’t have China’s command-and-control way of getting things done quickly. Businesses complain that, even after several years, workers still haven’t finished the highway from Ho Chi Minh City’s airport to downtown. Unlike China, relocation of families is painstakingly slow.

Nor does Vietnam have the depth of skilled labor that some thought. While young Vietnamese show a penchant for learning, universities tend to be heavily theoretical. Many of their graduates lack the practical and technical training needed for careers at multinational companies.

Intel found that out recently when it screened new hires for a $1-billion chip assembly and testing facility that it’s building here. The Santa Clara-based company managed to recruit enough engineering and skilled labor for its first wave of staffing, but realized it would need to build a talent pipeline if it wanted to grow in Vietnam, said people familiar with the situation. Intel is now trying to help local universities develop curriculum and programs.

Intel didn’t respond to a request for comment, but other Western companies also have begun to take a longer-term view of Vietnam.

“There’s been some rethinking,” said Sesto Vecchi, an attorney and consultant in Ho Chi Minh City for the last two decades. Although most foreign investors remain bullish on Vietnam over the long haul, he said, “there’s probably a more realistic sense now of how many people are available to support a fast high-tech industry.”

In some ways, Vietnam’s recent troubles have as much to do with China’s improved business climate than with any particular failing of its own.

Over the last decade, Vietnam had looked more appealing as the U.S. imposed anti-dumping duties on Chinese-made products such as furniture and plastic bags. At the same time, Chinese wages soared, as did raw material costs. Labor laws stiffened. The Chinese yuan surged in value. And authorities thumbed their noses at labor-intensive businesses, eliminating export tax rebates and cracking down on environmental and safety laws.

“The era of China as a low-cost, manufacturing-for-export market has come to an end,” the Shanghai American Chamber of Commerce declared in March 2008, noting that nearly one out of five companies surveyed had concrete plans to relocate some of their China operations to other countries, notably Vietnam.

But the global credit crisis and ensuing recession changed all that. The Chinese government revived export tax rebates and has beefed up infrastructure. China’s commodity prices fell, the yuan stabilized and officials backed away from pressing employers too hard, lest more plants close and jobs disappear.

The same chamber survey a year later found that the percentage of companies planning to relocate out of China had dropped by half, as had the number of respondents expressing concern about China losing its competitive edge.

“The larger companies that have had the experience of looking elsewhere have returned to China,” said Dean Ho, the Shanghai-based vice president of Unison International, an investment and consulting firm. Some of them couldn’t find enough good workers, he said. Others found rival countries had their own challenges.

Liu Guizhong, deputy director of foreign trade for China’s Galanz Group, the world’s largest microwave oven producer, remembers visiting Vietnam last April. He and his colleagues liked what they saw.

They got visas easily upon arrival. Ho Chi Minh City boasted several port facilities. Liu said production wages in Vietnam would be around $60 a month per worker, about half that of rural China and about one-third what Galanz pays workers in China’s coastal cities.

Galanz was considering three sites in Vietnam to build a $25-million plant, including the sprawling suburbs around Ho Chi Minh City near the Saigon River. Then Vietnam’s economy went into a tailspin. Inflation soared to 28% last summer, fueled by soaring commodity prices and rampant speculation in real estate and stocks. Vietnam’s currency sank. A series of labor strikes at garment and footwear plants added to the turmoil.

Galanz retreated. Like others, it now wants to wait until the global financial storm passes. Vietnamese authorities have rolled out new tax relief and other incentives to lure back investors, but Galanz remains noncommittal.

“Many companies are evacuating, so we decided to hold our plans,” Liu said. At the moment, “there are too many negative aspects.”

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

Posted in Kinh tế Việt Nam, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

 
%d người thích bài này: