BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Tư 27th, 2009

Bệnh Cúm Heo nếu lan tràn mạnh sẽ gây khó khăn thêm cho kinh tế

Posted by adminbasam trên 27/04/2009

The Financial Times

Á Châu đang Bắt Đầu Bảo vệ Phòng Chống Bệnh Dịch Cúm Heo

người dịch: Trần Hoàng

 

Các chính quyền khắp khu vực Thái Bình Dương đã và đang bắt đầu các chương trình bảo vệ phòng chống bệnh dịch để chận đứng sự lan tỏa dịch cúm heo.

Siêu vi trùng cúm heo đang bị tình nghi đã xâm nhập tới Tân Tây Lan, nơi đây 10 học sinh (các em nầy đã quay trở lại trường sau kỳ nghĩ lễ ở thành phố Mễ Tây Cơ) đã và đang bị cô lập (cách ly trong một khu vực thuộc bệnh viện và không được chung đụng với ai hết trừ nhân viên y tế) trong lúc  các mẫu (máu, nước tiểu, đờm, phân) đang được xét nghiệm xem các em có bị bệnh dịch nầy hay không, và ở Úc cũng có 5 người khác đang trải qua các xét nghiệm tương tự.

Châu Á vẫn còn giữ những kỷ niệm sống động về các hậu quả xã hội và kinh tế của Hội Chứng nghiêm trọng về Hô Hấp Cấp tính, hay SARS, và những tàn phá gần đây hơn nữa vè bệnh cúm gia cầm, cả hai bệnh nầy – giống như cúm heo – đang được tin vượt qua hàng rào về loài để gây nhiễm trùng và thỉnh thoảng gây chết nhiều người.

Các phi trường khắp Châu Á vào ngày thứ Hai đã dùng các máy quét được chế tạo để khám phá nhiệt độ cơ thế xem có gia tăng hay không ở  các hành khách đáp xuống các phi trường nầy. Trung Quốc và Indonesia đã cấm các loại thịt heo nhập khẩu từ Nam Triều Tiên, và Philippines đã gia tăng việc kiểm tra và cô lập nhốt riêng thịt heo nhập cảng (40 ngày), trong lúc có nhiều bàn bạc mới đây về thuốc chống bệnh cúm như Tamiflu và Relenza.

Nam Hàn, nước có 2,5 triệu liều thuốc chống bệnh cúm, đã loan báo rằng họ sẽ gia tăng mức tồn kho 5 triệu liều, đủ để bảo vệ 10% dân số

Kinh nghiệm trước đây của Châu Á với bệnh Cúm hô hấp cấp tính SARS và cúm gia cầm – được biết với tên khao học là H5N1 – có nghĩa rằng hệ thống y tế ở nhiều nước Á châu đang được trang bị đầy đủ để đối phó với các bệnh như dịch cúm heo.

“Với bệnh suy hô hấp cấp tính và cúm gia cầm, đã có nhiều sự thúc đẩy để cải tiến sự chuẩn bị sẵn sàng trong nhiều quốc gia ở Châu Á, nhưng vẫn còn có một sự khác nhau khổng lồ trong việc chuẩn bị sẵn sàng (phòng chống bệnh),” ông Malik Peiris, một nhà vi trùng học và giáo sư tại Viện Đại Học Hồng Kong.

Các hậu quả xấu về Kinh tế chắc chắn trở nên quan trọng nếu như bệnh dịch cúm heo tiếp tục lan tràn.

Nhiều nền kinh tế ở Châu Á đang ở trong tình trạng vật lộn với các khó khăn vì hậu quả xấu từ cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu, các nước nầy sẽ buộc lòng trải mỏng các nguồn tài nguyên để tập trung (vào việc phòng chống bệnh) nếu như nạn dịch cúm heo lan tràn.

Một số quốc gia đang làm xong những điều mà họ có thế làm để giảm đi các hậu quả, nhưng phần lớn các quốc gia thì không làm gì hết để bảo vệ chống lại bệnh dịch  hoặc hy vọng sự khoan dung của chính bệnh cúm heo. Thái Lan đã đặt tên cho bệnh nầy là “bệnh cúm Mễ Tây Cơ” với toan tính để tránh làm kinh sợ các khách hàng tiêu thụ (tránh) ăn thịt heo.

“Chúng tôi khuyên công chúng đừng quan tâm về việc tiêu thụ thịt heo,” bộ trưởng y tế Thái Lan Witthaya Kaewparadai phát biểu.

Tổ chức Y Tế thế giới của Liên Hiệp Quốc nói rằng thị heo và các sản phẩm của thịt heo không đại diện cho một sự hăm dọa nào hết khi thịt heo được nấu chín hoàn toàn tới một nhiệt độ (chính giữa lòng miếng thịt) là trên 90 độ C (160 độ F).

Trung Quốc, trong khi đó, đã cấm nhập cảng heo sống và các sản phẩm thịt heo từ Mễ Tây Cơ và 3 tiểu bang của Mỹ bởi vì lo sợ sự lan tỏa của bệnh cúm heo. Cơ quan quản trị chất lượng thực Phẩm của Trung Quốc đã cho biết trong một thông báo.

Tổng Cục Giám sát, Thanh tra Chất lượng và Tạm giữ của Trung Quốc cho biết các chuyến tàu từ nước Mexico, và 3 tiểu bang của Mỹ, Texas, California và Kansas sẽ bị hưởng của lệnh nầy. Trung Quốc là nước tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới, nhưng phần lớn TQ nước tự-cung- cấp và chỉ nhập cảng một số lượng rất nhỏ thịt heo.

Chưa có trường hợp cúm heo nào đã được báo cáo ở Trung Quốc nhưng các cái chết gần đây từ bệnh cúm gia cầm và sữa bột bị nhiễm độc của trẻ em đã làm cho người tiêu thụ nâng cao ý thức và sự hiểu biết về các vấn nạn an toàn của thực phẩm.

 Trần Hoàng

—–


Tin tổng hợp về bệnh Dịch Cúm Heo ở Mỹ:

(Tin tổng hợp từ báo Time, Daily Telegraph, CDC.gov và WebMD)

Quan ngại rằng thế giới có thể ở bên lề của bệnh dịch cúm heo toàn cầu, (lần đầu tiên sau hơn 40 năm), đã leo thang vào ngày Chủ Nhật khi Pháp, Hồng Kong, Tân Tây Lan và Tây Ban Nha báo cáo những trường hợp mới ở những người đã bị nhiễm trùng trước đó với bệnh Cúm Heo và Canada cũng đã xác nhận vài trường hợp mới bị bệnh.

Ở Mỹ, nơi có 20 trường hợp nhiễm trùng bệnh cúm heo cũng đã được xác nhận. Các nhân viên Y tế liên bang đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế trong cộng đồng và đang chuẩn bị để phân phát 50 triệu liều thuốc chống lại loại siêu vi trùng cúm heo tới  các cơ quan y tế địa phương và tiểu bang của nước nầy.

Trong khi đó ở vùng Mexico bị nặng nhất, nơi đây có hơn 80 người đã chết từ bệnh mà người ta tin là do bệnh cúm heo. Chính quyền Mexico đã đóng cửa tất cả các trường học và hủy bỏ mấy trăm cuộc họp họp gặp gỡ và lễ lạc nơi công cộng ở trong thành phố Mexico.

20 người ở Mỹ đã được xác nhận là bị bệnh cúm nhưng không có ai chết. Các trường hợp bị cúm heo năm 2009 xẩy ra ở tiểu bang California, Texas và New York.

*Triệu chứng của bệnh cúm heo cũng giống như khi người ta bị cúm theo mùa trong  năm và bao gồm sốt nóng 38-39 độ C, nóng, lạnh, nhức đầu, chảy mũi, mỏi mệt, không muốn ăn, ho và đau ở họng;  một số người bị thêm tiêu chảy và buồn nôn.

*Siêu vi trùng cúm heo không truyền bệnh qua con đường thực phẩm. Người ta không thể bị bệnh cúm heo vì ăn thịt heo. Nấu thịt heo với nhiệt độ 90 độ C là đủ giết hết siêu vi trùng cúm heo. Nấu thịt heo trong nước sôi 100 độ C là đủ giết các siêu vi khuẩn cúm heo, các siêu vi trùng và các loại vi khuẩn khác.

*Truyền bệnh trực-tiếp hay gián-tiếp từ heo qua người theo con đường trực tiếp và gián tiếp bởi loài H1N1.

*Nạn dịch cúm heo xảy ra năm 1918-1919 giết mười mấy triệu người thuộc loại H1N1. Dịch cúm heo xẩy ra một lần nữa tại tiểu bang New Jersey vào năm 1976, tại căn cứ quân sự Fort Dix làm 240 người bị nhiễm siêu vi khuẩn cúm heo H1N1, nhưng chỉ có 1 người chết.

**************************************************************


Asia activates pandemic protection

By Tim Johnston in Bangkok and Patti Waldmeir in Shanghai

Published: April 27 2009 11:31 | Last updated: April 27 2009 11:31

Governments across the Asia-Pacific region have been activating pandemic protection programmes to fend off the potential spread of swine flu.

The virus is already suspected of having reached New Zealand, where 10 schoolchildren who had recently returned from a holiday in Mexico have been isolated while samples are being tested for the disease, and Australia, where five people are undergoing similar tests.

Asia has raw memories of the devastating economic and social effects of Severe Acute Respiratory Syndrome, or SARS, and the more recent depredations of so-called bird flu, both of which – like swine flu – are believed to have jumped the species barrier to infect and occasionally kill humans.

Airports around Asia on Monday dusted off scanners designed to detect elevated temperatures in arriving passengers. China and Indonesia banned pork imports from South Korea, and the Philippines increased quarantine inspections of imported swine, while there were fresh runs on anti-flu medication such as Tamiflu and Relenza.

South Korea, which already has 2.5m doses of anti-flu medicine, announced that it is to increase its stockpile to 5m doses, enough to cover 10 per cent of the population.

Asia’s previous experience with SARS and bird flu – formally known as H5N1 – means that the health systems in many Asian countries are well-equipped to deal with diseases such as swine flu.

“With SARS and H5N1, there was a lot of impetus to improve preparedness in many countries in Asia, but there is still a huge variation in preparedness,” said Malik Peiris, a virologist and professor at the University of Hong Kong.

The economic fallout is likely to be substantial should the disease continue to spread.

Many economies in Asia are already struggling with the fallout from the global financial crisis, stretching the resources they would be required to bring to bear if the epidemic continues to spread.

Some countries are already doing what they can to mitigate the effects, but they are largely at the mercy of the disease itself. Thailand has renamed the disease “Mexican flu” in an attempt to avoid scaring consumers off eating pork.

“We urge the public not to be concerned about pork consumption,” Witthaya Kaewparadai, Thailand’s health minister, said.

The World Health Organisation says that pork and pork products do not present a threat when properly cooked to a sustained internal temperature of over 160F.

China, meanwhile, has banned imports of live pigs and pork products from Mexico and three US states because of fears of the spread of swine flu, the Chinese government’s food quality administration said in a statement.

The General Administration of Quality Supervision, Inspection and Quarantine said shipments from Mexico, Texas, California and Kansas would be affected. China is the world’s largest pork consumer but it is largely self-sufficient and normally imports only a small amount of pork.

No cases of swine flu have been reported in China but recent deaths from bird flu and contaminated infant formula have raised consumer awareness of food safety problems.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Môi trường | Leave a Comment »