BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Tư 4th, 2009

Việc đấu thầu của Trung Quốc ở Rio Tinto đang gây tranh cãi

Posted by adminbasam trên 04/04/2009

Trung Quốc mua mỏ Nhôm ở Việt Nam, Úc, Phi Châu…thua lỗ cũng mua. Người Úc đang phản đối và đang xem xét lại quyết định của ban quản lý mỏ.

Ngược lại, chính phủ Việt  Nam cũng giống như Phi Châu, họ đang ủng hộ tối đa việc bán mỏ nhôm. Họ không quan tâm đến thiệt hại môi trường và sự phản đối quyết liệt của dân chúng. Học tập đạo đức cách mạng là: Đầy tớ nói, chủ phải nghe lời. Nhớ chưa!

 

Asia Sentinel

Việc đấu thầu của Trung Quốc ở Rio Tinto đang gây tranh cãi

Thông tín viên của bản báo

Thứ Sáu, ngày 3-4-2009

Có phải những công ty quốc doanh được trợ cấp tiền bạc bởi nhà nước Trung Quốc đang giúp vào việc giành được mỏ nhôm ở nước Úc hay không?

Việc đấu thầu của Trung Quốc để giành lấy một cổ phần chính ở mỏ Rio Tinto khổng lồ của Anh-Úc đang dẫm lên chân nhiều người hơn là chỉ có (dẫm chân lên) những nhà dân tộc chủ nghĩa muốn bảo vệ tài nguyên ở nước Úc.

Lời đề nghị bỏ tiền vốn của hãng sản xuất nhôm Chinalco* quốc doanh để đầu tư 19,5 tỉ đô la vào mỏ nhôm Rio (ở Úc) giờ đây cũng được xem xét tỉ mỉ bởi vì các nhà phân tích (người Úc) đang nhìn thấy bằng chứng của một khoản tiền trợ cấp rất lớn của  chính phủ TQ hổ trợ cho việc đưa ra đề nghị nầy.

Điều này có những ngụ ý rộng lớn khắp toàn cầu hơn là chính bản thân việc đấu giá, việc đấu thầu nầy chỉ có thể bị đình chỉ bởi chính phủ Úc dựa trên những nền tảng lợi ích quốc gia, hoặc bởi các cổ đông hiện nay dựa trên những lý do rằng giá cả đấu thầu của TQ không thỏa đáng phản ảnh cho thấy giới quản lý đã bị tác động nên trong vụ đấu thấu nầy họ đã dâng hiến cho Chinalco.

Theo lời đề nghị nầy, Chinalco sẽ giành được những cổ phần vốn trực tiếp vào vài khu mỏ đồng, quặng sắt và bauxite của Rio cộng thêm với những trái phiếu mà khi chúng được chuyển đổi thành cổ phiếu hay giá trị tiền bạc thì sẽ nâng số cổ phần đóng góp vốn của nó vào công ty-nắm-giữ-quyền- điều-hành của hãng Rio lên tới 18%.

Thêm vào lời đề nghị đó, Chinalco sẽ giành được hai ghế trong hội đồng quản trị và một quyền ăn nói trong các chính sách hay đường lối sản xuất và tiếp thị của các công ty đang hoạt động.

Đối với một số nhà dân tộc chủ nghĩa Úc, bất cứ những sự chiếm đoạt nào của người Trung Quốc về các tài sản mỏ của họ là một hành động bán rẻ – mặc dù các khu mỏ ở Rio liên quan tới Chile, Indonesia, Hoa Kỳ và những nơi khác cũng như Úc.

Hành động chống đối ít bị cảm xúc chi phối và nhiều sức thuyết phục hơn đã đến từ những người này – bao gồm một số cổ đông không phải người Úc – tất cả bọn họ lo ngại rằng việc cho phép một doanh nghiệp quốc doanh của nhà nước Trung Quốc làm chủ một phần của hãng, (mà TQ lại là người-mua có cổ phần chính yếu trong hãng quặng Rio) có một quyền quyết định, thông qua hãng Chinalco, theo như chính sách hãng Rio sẽ là hết sức có hại cho người-bán.

Hiện tại, Chinalco có thể chỉ là một công ty nhôm, song nó đã được chọn lựa ra, cùng với công-ty-con-Chalco ở Hong Kong của họ, để lãnh đạo phong trào đầu tư khai mỏ ở nước ngoài của Trung Quốc.

Các công ty lớn của nhà nước  [Trung Quốc] không phải là những công ty hoạt động độc lập. Chúng tồn tại để phục vụ nhà nước cũng như, hy vọng là vậy, để làm ra tiền.

Cuối cùng thì Chinalco đại diện cho những nhu cầu của nước mua hàng, là Trung Quốc, và các công ty nhà nước cầm quyền kiểm soát việc sản xuất các kim loại với giá rẻ và nguồn cung cấp quặng đều đặn.

Việc ung cấp tài chính cho kế hoạch này cũng dường như vậy nữa. Bốn ngân hàng lớn của nhà nước TQ đã cùng nhau thỏa thuận cho Chinalco vay 21 tỉ đô la trong 15 năm với một cái giá chỉ có 90 điểm chuẩn so với tiền lời cho vay của ngân hàng ở Luân Đôn (Libor).

Trong những hoàn cảnh hiện tại, điều này có vẻ là một kiểu tài trợ rẻ rúng hết sức kỳ lạ. Thậm chí các công ty thuộc lĩnh vực tư nhân đa quốc gia có vốn lớn nhất và hoạt động hiệu quả nhất toàn cầu đang phải trả tiền-lãi-suất  nhiều gấp bốn lần như vậy trong những món tiền họ vay mượn trong thời gian 10 năm.

Bản thân công ty Chinalco hiện nay hầu như chắc chắn đang bị lỗ vì  hậu quả của việc đầu tư quá độ vào việc sản xuất nhôm* và công ty nầy đang chứng kiến những khoản đầu tư ban đầu của nó là 14 tỉ đô la ở Rio vào lúc cao điểm bùng nổ khai mỏ năm ngoái đã bị sụt giảm 60% giá trị. (Năm 2008 Chinalco đầu tư 14 tỉ, nay giá trị chỉ còn 5,6 tỉ)

Việc đấu thầu của Chinalco và việc tài trợ của công ty không thể được xem như bất cứ chuyện gì khác ngoài chính sách của nhà nước TQ khi cho rằng vị cựu chủ tịch của nó gần đây đã được cất nhắc lên làm phó tổng thư ký Hội đồng Nhà nước, một chức vụ chính trị then chốt và là sự tưởng thưởng hiển nhiên cho việc từng làm cho cái công ty Chinalco nhỏ bé và không quan trọng trở thành một nhà vô địch trong lãnh vực các công ty quốc doanh của nhà nước.

Ở một mức độ nào đó thật là hợp lý đối với Trung Quốc để sử dụng một số tiền bạc ngoại tệ dự trữ của họ để mua bất động sản và mua ảnh hưởng (của các nước khác) hơn là mua những công khố phiếu của Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ. Sự suy giảm toàn cầu về giá trị tài sản về mặt nguyên lý làm cho hiện nay là một thời điểm thuận lợi để mua (công khố phiếu).

Thế nhưng việc cung cấp một sự trợ  cấp tài chính lớn của nhà nước lại có bốn hệ quả tiêu cực.

Trước hết, nó sẽ thúc đẩy sự chống đối với việc tranh đoạt những tài sản ở nước ngoài của TQ nói chung và gia tăng thêm những mối tình nghi rằng TQ sẽ không chơi theo những nguyên tắc được lèo lái theo lối thị trường giống như những công ty lớn đang tham dự trong nền kinh tế thế giới.

Thứ hai, những khoản trợ cấp làm giảm bớt sức ép lên các công ty nhà nước để điều hành làm ăn một cách có hiệu quả thay vì là cứ nhờ cậy vào những mối quan hệ chính trị.

Thứ ba, những khoản vay mượn có thế chấp ít và lãi suất thấp chắc chắn sẽ làm cho những món nợ xấu không trả lại được cho nhà nước chẳng bao lâu sẽ gia tăng lên lần nữa và đòi hỏi những cứu trợ tài chính của nhà nước nhiều hơn bằng cách bỏ tiền vào thêm (cho các công ty thua lỗ) thay vì dùng tiền ấy vào những mục đích tốt đẹp hơn.

Thứ tư, và có lẻ là quan trọng nhất, nó khuyến khích sự đầu tư quá mức của Trung Quốc vào những ngành công nghiệp nặng và cần nhiều vốn ngay khi nền kinh tế TQ đang rất cần kích thích sự tiêu thụ và đầu tư vào cơ sở hạ tầng xã hội.

Hiệu đính: Trần Hoàng

* Chinalco: Hãng nhôm của Trung Quốc đang đầu từ vào khai mỏ bauxite Tây Nguyên, bị dư luận chung và từ nhiều nhà khoa học, văn hóa, các nhân vật danh tiếng … của Việt Nam, trong và ngoài nước, lên tiếng phản đối. Mời xem thêm các bài số 96, 97, 101.


Một mặt đang mượn tiền của Nhật để chuẩn bị xây đường sắt, xây hải cảng  cho Trung Quốc chở nhôm khai thác ở Tây Nguyên về nước mẹ, mặt khác, đã chuẩn bị xong rồi nguồn điện để nấu nhôm.

Thác tuyệt đẹp và hùng vĩ Đray Sáp ở Tây Nguyên nay chỉ còn là cái lạch nước nhỏ vì đã  bị dẹp bỏ theo “chủ trương lớn của đảng ta” để cung cúc tận tụy phục vụ làm nhà máy thủy điện dùng để NẤU nhôm cho Trung Quốc.

Ôi nghĩa cả tình thâm của tớ đối với chủ cảm động wá.

Một sự đánh đổi đau đớn

Lao Động số 72 Ngày 02/04/2009 Cập nhật: 8:38 AM, 02/04/2009

Trong đó, Đray Sáp là ngọn thác đẹp nhất, từng được mệnh danh là đệ nhất thác. Mùa mưa, ngọn thác này hết sức dữ dội, hùng vĩ, bởi cả khối nước khổng lồ đổ ập từ trên cao xuống, khiến bọt nước nhỏ li ti bay trắng cả một vùng.(LĐ) – Ai đã đến Đắc Lắc, Đắc Nông – vùng đất phát nguyên của sông Sê Rê Pôk – đều có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các ngọn thác Gia Long, Đray Nu, Trinh Nữ, Đray Sáp…

Vì thế, người Ê Đê bản địa gọi nó là thác Khói (tức Đray Sáp). Nhưng mùa khô, ngọn thác lại trở nên dịu dàng, như cái rèm nước của trời buông từ trên mây xanh xuống mặt đất. Chính vì vẻ đẹp của ngọn thác này, nên ngày 28.4.1993, nó đã được Bộ trưởng Bộ VHTT bấy giờ là nhạc  sĩ Trần Hoàn ký Quyết định số 1371, công nhận là di tích văn hóa – danh thắng quốc gia.

Thế nhưng, từ ngày 9.3.2009 đến nay, khi Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp (xã Hòa Phú, TP.Buôn Ma Thuột, công suất 280MW, đầu tư 5.000 tỉ đồng) bắt đầu tích nước để vận hành không tải tổ máy số 1, thì các ngọn thác kể trên bắt đầu kiệt nước. Vì phía trên các ngọn thác này là đập chắn của công trình thủy điện, nước sông Sê Rê Pôk buộc phải rẽ dòng, chảy vào đường hầm dẫn nước để làm quay tuốcbin và xả ra ở một điểm khác, nằm ở hạ lưu các ngọn thác nói trên. Vậy là các ngọn thác trên trở thành… “thác treo”.

Sáng 24.3, chúng tôi có mặt tại thác Đray Sáp. Cả mặt thác rộng khoảng 80m, giờ chỉ còn lạch nước nhỏ chảy ở giữa, lưu lượng nước chỉ bằng một con suối tí hon. Một nhóm khách tây đứng nhìn thác vài ba phút rồi bỏ đi… Chúng tôi đến thác Gia Long, thác Đray Nu cũng thấy tình cảnh tương tự. Một nhân viên khu du lịch Đray Sáp tên là Lĩnh than thở với chúng tôi: Rồi đây vận hành cả tổ máy số 2 nữa, chắc những ngọn thác này sẽ… chết luôn.

Như vậy là được điện, được kinh tế, nhưng mất thắng cảnh và môi trường. Đây quả là một sự đánh đổi đau đớn!

Đặng Bá Tiến

http://www.laodong.com.vn/Home/Mot-su-danh-doi-dau-don/20094/132670.laodong

 

Asia Sentinel

China’s Controversial Rio Tinto Bid

Written by Our Correspondent

Friday, 03 April 2009

Do state subsidies support a hugeOz acquisition?

China’s bid for a major stake in Anglo-Australian mining giant Rio Tinto is treading on more toes than just those of resource nationalists in Australia. The financing of state aluminum producer Chinalco’s offer to invest US$19.5 billion in Rio is now also under scrutiny as analysts see evidence of a large state subsidy facilitating the offer.

This has wider global implications than the bid itself, which can only be stopped by the Australian government on national interest grounds, or by the existing shareholders on grounds that the price inadequately reflects the management influence that the deal would give to Chinalco.

Under the proposal, Chinalco would acquire direct stakes in several Rio copper, iron ore and bauxite mines plus bonds which when converted into equity which would raise its stake in Rio’s holding company to 18 percent. In addition it would acquire two board seats and a say in the production and marketing policies of the operating companies.

For some Australian nationalists, any more Chinese acquisitions of their mining assets is a sell-out – even though the Rio mines involved are in Chile, Indonesia, the US and elsewhere as well as Australia. Less emotional and more persuasive opposition comes from those – including some non-Australian shareholders – who fear that allowing Chinese state entities which are major buyers of Rio’s ores a say, via Chinalco, in its policies would be highly detrimental to the seller.

Chinalco at present may just be an aluminum company but has been marked out, together with its Hong Kong-listed subsidiary Chalco, to lead China’s overseas mining investment push. Major state companies are not totally autonomous units. They exist to serve the state as well as, hopefully, make money. Ultimately Chinalco represents the needs of the buying nation, China, and the state companies which dominate metals production for low cost and reliable supply ore sources.

And so it seems too with the financing of the proposal. Four large state banks have together agreed to lend Chinalco US$21 billion for 15 years at a cost of just 90 basis points over the London Interbank Offered Rate (Libor). Under present circumstances, this would appear to be quite extraordinarily cheap financing. Even the biggest and best capitalized global private sector companies are having to pay four times as much for 10-year money. Chinalco itself is currently almost certainly losing money as a result of massive overinvestment in aluminum production and having seen its original US$14 billion investments in Rio at the height of the mining boom last year fall by 60 percent in value.

Nor can Chinalco’s bid and its financing be seen as anything other than high state policy given that its former chief executive was recently elevated to deputy secretary-general of the State Council, a key political position and apparent reward for making once insignificant Chinalco into a champion of the state sector.

At one level it makes a lot of sense for China to use some of its reserves to buy real assets and influence rather than more US Treasury bonds. The global fall in asset prices in principle makes this a good time to buy.

But providing a big state financial subsidy has four negative results. Firstly, it will foment opposition to China’s acquisitions of foreign assets generally and increase suspicions that it will not play by the same market-driven rules as other major participants in the world economy. Secondly, subsidies reduce pressure on state companies to operate efficiently rather than rely on political connections. Thirdly, cheap and poorly secured loans make it more likely that state bank non-performing loans will soon soar again and require more government bailouts using money which should have had better uses. Fourthly, and perhaps most important, it encourages further over-investment by China in heavy and capital intensive industries just when the economy desperately needs to stimulate consumption and invest in the social infrastructure.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung | 1 Comment »