BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1350. Giới trẻ trong cuộc chơi chính trị

Posted by adminbasam trên 05/11/2012

Phạm Lê Vương Các:Trong hoàn cảnh hiện nay, giới trẻ trong nước nên hoạt động “Khai sáng” là điều cần thiết hơn là tham gia hay dấn thân vào đảng phái, tổ chức chính trị đối lập.

Độc giả Ha Le phản hồi chỉ sau khi bài được đăng ít phút: Cho tôi mạo muội xem Phạm Lê Vương Các là một bạn trẻ hơn tôi rất nhiều, một bạn trẻ của thế hệ như Phương Uyên. Nói thực là tôi rất mừng thấy bạn suy nghĩ chín chắn như vậy. Nhưng có hai điều tôi phản đối trong bài viết của bạn:

Thứ nhất, bạn đã KHÔNG thận trọng ghi chú rằng: chuyện “trò chơi chính trị”, trong trường hợp Phương Uyên, hiện vẫn chỉ là một nghi vấn, một giả thiết. Bạn có quyền đặt ra giả thiết đó, nhưng chưa thể kết luận rằng những lời kết tội của ngành an ninh trong cuộc họp báo vừa rồi là hoàn toàn chính xác. Một sự bắt bớ không đúng trình tự pháp luật, không có luật sư… thì những lời cáo buộc kia là vô giá trị về mặt pháp lý.

Thứ hai, chuyện “những ông trùm núp lùm” mà bạn nói đến đó, nói thực tôi cũng oải vô cùng. Giả dụ các em, các cháu tôi hỏi ý kiến tôi về “những trò chơi chính trị” kiểu này, tôi cũng sẽ can gián, y như bạn đang can gián. Nhưng ngay cả điều này, tôi nghĩ cũng chỉ là một giả thiết bạn ạ. Blogger Người Buôn Gió có nói đến giả thiết “nuôi án”. Một số blogger khác có nói đến màn kịch do chính ngành an ninh bày ra lừa các bạn trẻ vào tròng, cho ý đồ của họ… Chúng ta phải xét đến các giả thiết đó nữa.

Cái gì là giả thiết, ta nên kiên nhẫn đợi thời gian trả lời. Nhưng chuyện bắt bớ người một cách vô pháp luật như thế thì rất cần phải lên tiếng, như bức thư khẩn (thư thiệt) mà các vị nhân sĩ trí thức đã ký tên gởi Chủ tịch nước, hoặc như đơn kiến nghị mới đây của LS. Ngô Ngọc Trai. Cái đó chính là “khai sáng, nhằm thúc đẩy tiến trình hướng xã hội và nhà nước đến dân chủ và pháp quyền một cách hiện hữu, bền vững trong tương lai”, phải không bạn?

Trừ hai điều trên, còn thì tôi rất hoan nghênh bài viết của bạn.

Chào thân ái, Phạm Lê Vương Cát nhé.

BBC tiếng Việt

Giới trẻ trong cuộc chơi chính trị

Phạm Lê Vương Các *

gửii cho BBCVietnamese từ TP HCM

Cập nhật: 18:21 GMT – chủ nhật, 4 tháng 11, 2012

Công an Long An công bố bằng chứng ‘vi phạm’ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên và thông báo quyết định khởi tố

Tình hình chính trị Việt Nam trong những tháng vừa qua có vẻ rất sôi động và cũng không kém phần căng thẳng.

Có thể nói như vậy vì những sự kiện xảy ra gần đây đã bắt đầu len lỏi vào giới trẻ vốn trước đó nhìn nhận chính trị như là một cuộc chơi xa xỉ.

Như một thằng bạn học chung lớp thời phổ thông với tôi hồi giờ coi chính trị là điều xa lạ với nó. Nhưng khi nó gọi điện tới, nghe giọng tôi Alô, nó tỏ vẻ ngạc nhiên và hỏi: “Mày chưa bị bắt sao?”.

Tôi cười khì khì: “Tao có tội gì mà bắt?”. Nó liền cười khà khà và hỏi tiếp: “Thế sao báo Nhân dân nói mày là phản động, kích động chống nhà nước?”.

Thú thật là tôi cũng không biết trả lời cho câu hỏi này như thế nào để cho một thằng bạn không quan tâm đến chính trị hiểu ngọn nguồn sự việc. Nhưng tôi cũng đã cố gắng giải thích rằng: chắc đó là thông điệp nhằm “cảnh cáo” gửi đến những người bộc lộ suy nghĩ không theo lề lối như tôi.

Câu chuyện sẽ dừng lại ở đó nếu không có câu hỏi “Gần đây có con nhỏ nào ở trường Đại học gì đó rải truyền đơn chống Trung Quốc vừa bị bắt? Tại sao nó chống Trung Quốc thì bị bắt, còn mày chống nhà nước mình mà sao không thấy bắt mày?”.

Tôi đã giật mình với câu hỏi này vì nó phản ánh đúng những uẩn khúc và thắc mắc của nhiều người.

Tôi trả lời về sự việc của Lê Phương Uyên – sinh viên trường Đại học Công Nghệ Thực Phẩm TPHCM theo suy đoán: “Đúng là cô ấy có rải truyền đơn chống Trung quốc. Nhưng họ bắt cô ấy chắc là vì truyền đơn có đính kèm thông điệp kêu gọi lật đổ ĐCSVN và cô ấy có tham gia vào tổ chức chính trị đối lập, cũng như những tờ truyền đơn có dính dáng tới lá cờ vàng sọc đỏ”.

Cuộc chơi của Phương Uyên

Qua sự việc của Phương Uyên, nếu nhìn dưới lăng kính theo dõi một trò chơi chính trị thì có thể thấy hình ảnh sự bế tắc của nhiều tổ chức chính trị đối lập trong các hoạt động nhằm gây ảnh hưởng vào đời sống chính trị tại Việt Nam.

Lướt một vòng các trang website của đảng phái, tổ chức chính trị đối lập thì cũng có khá nhiều hình ảnh phơi bày thành tích rải truyền đơn.

Vào thời điểm mà sự liên kết trên thế giới phẳng đã tạo nên những cú hích trong nhận thức và tư tưởng chỉ bằng một cú click chuột, vẫn còn đó các tổ chức chính trị đấu tranh bằng cách rải truyền đơn theo cách thức của những thế kỷ trước.

Truyền đơn lại được đính kèm những tờ tiền và mang âm hưởng của màu cờ trong lịch sử, điều này đã vô tình làm méo mó đi giá trị thông điệp.

Có thể nói cách thức đấu tranh này dù bí mật nhưng rất nguy hiểm cho những người thực hiện, dễ dàng tàn phá nguồn nhân lực trẻ trong nước như Phương Uyên và làm “uổng phí” những người có lý tưởng, khát vọng sống và tình yêu cho đất nước, vốn còn đang rất hiếm hoi.

Nhưng cho đến giờ phút này các vị đã tổ chức ra những cuộc chơi cho Phương Uyên vẫn bình an vô sự và ẩn mình khá kín kẽ trước sự trả giá của những người thực hiện.

Cuộc chơi chính trị là vậy.

Cứ như một ván cờ, người làm nên cuộc chơi sẵn sàng tạo ra “anh hùng” để có những bước đi đột phá hay tạo nên các “điểm gãy” để đốn hạ đối phương.

Nếu thua họ tiếp tục bày ra những ván khác để gỡ gạc và cứ thế tiếp tục sử dụng và hủy hoại giới trẻ đang tràn đầy sức cống hiến cho tương lai.

Cú sốc hình ảnh từ Phương Uyên

Hình ảnh của Phương Uyên chỉ có thể khiến ta ghi nhận lòng dũng cảm của một người trẻ với tấm lòng nhiệt huyết dấn thân cho lý tưởng, cho lòng yêu nước một cách vô tư hồn nhiên trong sáng.

Còn tính hiệu quả nhằm cải biến chính trị thì chỉ mang lại giác độ thỏa mãn cảm xúc cho các tổ chức chính trị đối lập hiện nay, nhằm tạo nên “cú sốc hình ảnh”, mà thiếu hẳn đi các giá trị nhằm hướng đến một nền Dân chủ vững chắc, rèn luyện và trang bị cho số đông quần chúng nhân dân hiểu được “Thế nào là dân chủ” để đủ sức chơi một cuộc chơi mang tính chất lâu dài và đủ sức bảo vệ thành quả của nó.

Thật sự Phương Uyên cũng đã tạo nên “cú sốc hình ảnh” về thực trạng ở Việt Nam, đánh thức lương tâm cho nhiều thế hệ.

Đó là hình ảnh một nữ sinh vừa tròn đôi mươi, hết lòng nhiệt thành với “cách mạng”, bất chấp hiểm nguy, dấn thân lao theo lý tưởng của mình mà không đoán xét đến những kế sách của các “ông trùm đang núp lùm”.

Tiếp đó là hình ảnh của bậc sinh thành đang đau xót và lo lâu hàng đêm khi con cháu lỡ vướng vào vòng tù tội. Và hình ảnh của những bạn bè đang ngóng lòng khắc khoải chờ đợi người bạn thân quý trở về.

Rồi vẫn là hình ảnh của giới trí thức chân chính, quý trọng “lòng yêu nước của tuổi trẻ” và thương cảm cho sự “bồng bột”, buộc lòng phải cất tiếng nói gửi thư cho Chủ tịch nước để xin tha bổng.

Và nó cũng góp phần làm nên hình ảnh của một nhà nước hiện đại nhưng liên tục vẫn còn đó cách hành xử bắt giam tùy tiện, không theo quy chuẩn của luật pháp quốc gia, thiếu vắng đi các chuẩn mực theo Công ước quốc tế.

Cũng từ đây đã ghi nhận lại hình ảnh “trưởng thành” của những sinh viên học cùng lớp với Phương Uyên, đã dũng cảm cất lên tiếng nói của mình nhằm bênh vực cho một người bạn. Nhưng cũng rất xót xa khi thấy hình ảnh ươn hèn của những người có trách nhiệm tại trường đại học mà Phương Uyên đã từng gọi bằng những tiếng trìu mến “Thầy, Cô”.

Tất cả những điều nói trên đã tạo nên một hình ảnh đặc rất trưng của đời sống chính trị ở Việt Nam.

Thế hệ trí thức chân chính đi trước đóng vai trò “giữ lửa” và can thiệp khi cần thiết tạo nên niềm tin vững chắc, thế hệ trẻ đi sau “mồi lửa” lao vào bóng tối mang theo khát vọng tuổi trẻ nhằm thắp sáng cho thế hệ tương lai, bên cạnh một lớp trí thức hèn mọn và một lớp người chỉ biết ăn bám chờ đợi hưởng thụ thành quả.

Con đường giới trẻ nên đi

Điều này đòi hỏi thế hệ trẻ cần phải tỉnh táo và thận trọng, biết “lấy dài nuôi ngắn” khi muốn tham gia vào đời sống chính trị là điều cần thiết trong hoàn cảnh nước ta hiện nay.

Lấy lý tưởng lâu dài làm động lực cho từng bước chân ngắn đang đi. Tránh đi vào ngõ cụt của con đường chính trị để rồi phải rơi vào trạng thái đối đầu trực tiếp với nhà cầm quyền, mà cần chăm lo hơn cho đôi chân cứng cỏi, làm vững chắc trong từng bước đi của mình.

Khi có nền tảng, hãy đi với trí óc, trái tim và ngọn lửa của tuổi trẻ.

Trong hoàn cảnh hiện nay, giới trẻ trong nước nên hoạt động “Khai sáng” là điều cần thiết hơn là tham gia hay dấn thân vào đảng phái, tổ chức chính trị đối lập.

Đồng ý là đảng phái và tổ chức chính trị không phải là xấu, nhưng ở chính thể độc đảng, khi hoạt động theo các tổ chức đối lập thì đây là đối tượng dễ bị tiêu diệt nhất.

Xu thế dân chủ hóa là điều tất yếu, rồi nhất định sẽ đến trong tương lai.

Nói như vậy không có nghĩa là thụ động ngồi chờ từ sự ban phát từ “bề trên”, mà cần biết đấu tranh và thỏa hiệp trong các trường hợp thích đáng. Đấu tranh không có nghĩa là phải “đối đầu”, thỏa hiệp không có nghĩa là hèn nhát, mà vẫn có thể hòa mình vào xu thế “mở rộng dân chủ” của Đảng cầm quyền đang phát động, cũng tạo nên những hiệu quả có sức lan tỏa bất ngờ.

Thế hệ trẻ còn một con đường dài ở phía trước. Vẫn còn đó con đường mà Cụ Phan Chu Trinh còn đang bỏ ngỏ nhưng rất sáng giá và tỏ ra có ưu thế trong tình hình nước ta hiện nay.

Đây không phải là con đường “cầu xin rủ lòng thương” như nhiều người làm chính trị đã đánh giá, mà nó là lối rẽ cần thiết khi đứng trước nguy cơ của “bạo lực cách mạng”.

Nó là phương pháp giải quyết xung đột trong hòa bình để không còn phải chứng kiến cảnh “đổ máu” thường thấy ở các cuộc cách mạng. Khai dân trí bất kể thời đại nào cũng là điều cần thiết, chấn dân khí để bảo vệ và giữ gìn thành quả, hậu dân sinh để đưa đất nước phát triển một cách bền vững.

Mỗi người có một nhiệm vụ và một sứ mệnh khác nhau, ai đã chọn sự “hy sinh” thì đó là điều cao quý, nhưng thế hệ trẻ cần phải biết tự bảo vệ lấy mình, biết đặt mình vào thế đứng độc lập an toàn để tiếp tục hướng đến tương lai.

Ưu điểm của giới trẻ hiện nay là không bị ràng thuộc vào cuộc chiến mang tính “lịch sử”, từ đó làm tác nhân độc lập có khả năng kết nối bài học từ lịch sử mà tạo nên động lực chính cho sự chuyển dịch xu thế chính trị theo chiều hướng tích cực và dễ dàng hơn thế hệ trước đó.

Điều khó khăn lớn nhất trong sự chuyển dịch này khi còn nhiều tổ chức chính trị muốn bài trừ và tiêu diệt những gì thuộc về Cộng sản và tất yếu sẽ vấp phải sự kháng cự quyết liệt từ nhiều người dưới sự yểm trợ của một bộ phận bảo thủ không nhỏ trong Đảng Cộng Sản.

Cho nên giới trẻ nếu không tỉnh táo dễ bị cuốn theo và chịu ảnh hưởng từ dư chấn của cuộc đối đầu này. Những tiếng nói độc lập, không theo lề lối nào dễ dàng bị “quy chụp” theo kiểu “cộng sản nằm vùng” hay “thế lực thù địch” của từ hai phía.

Do đó, đã đến lúc giới trẻ hiện nay cần phải là một con người tự do, độc lập và tự chủ trong cuộc chơi của mình. Cần phải thay đổi phương pháp và tạo ra một luật chơi mới.

Cuộc chơi khai sáng dành cho giới trẻ

Đó không phải là cách chơi của sự đoán nước cờ, sát phạt hay ăn thua đủ. Mà là cuộc chơi của tri thức, của những tấm lòng trong sáng và tinh thần trách nhiệm đối với đất nước và thế hệ mai sau.

Cuộc chơi khai sáng rất đơn giản, thế hệ trẻ ngày hôm nay cần làm một việc là dũng cảm trình bày những suy nghĩ của mình trước thực trạng của đất nước. Nói lên tiếng nói của mình, minh bạch tất cả những hiểu biết và hoạt động của mình, và đòi hỏi sự tôn trọng đó từ những người có trách nhiệm và thế hệ đi trước.

Dù vẫn biết rằng khi trình bày quan điểm của mình có thể bị đội lên cái mũ “phản động” và cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” như trường hợp của tôi. Nhưng tôi vẫn có sự lạc quan và cho rằng đó chỉ tiếng nói lạc lõng từ “căn bệnh nghề nghiệp” của một số ít người.

Điều này cho thấy hiện nay vẫn còn sự trở ngại lớn cho việc “bày tỏ quan điểm cá nhân” ở không gian công cộng. Những lời lẽ cáo buộc “phản động” tuy lạc lõng nhưng thường lại có cường quyền, đều có thể biến những tiếng nói, quan điểm công khai hóa của một người dân thành những “lời lẽ xuyên tạc của thế lực thù địch”. Xung đột này đang hiện hữu ở nước ta.

Chưa bao giờ bổn phận “làm nhân dân” lại khó như bây giờ.

Giới trẻ có nên từ chức “làm nhân dân” để “làm thần dân” hay không?

Triết gia Immanuel Kant cho rằng: trong hành trình khai sáng và trưởng thành nếu thấy mình không thể chịu trách nhiệm trước những việc làm đó nữa, thì nên “từ chức” đi.

Từ chức làm học trò của một giảng viên thì vẫn có thể tìm kiếm tri thức ở nơi khác rất dễ dàng. Từ chức ở một tổ chức này đi tìm kiếm công việc ở một tổ chức khác thì cũng chẳng khó khăn là bao.

Nhưng từ chức “làm nhân dân” để làm “thần dân” là không nên. Vì ngoài bổn phận và nghĩa vụ của một một người dân đối với đất nước mà mình đang sống và với lương tâm của một thế hệ sẽ kế thừa việc quản trị đất nước, không cho phép giới trẻ buông xuôi trước tương lai và bỏ mặc cho thế hệ kế tiếp của mình.

Nếu chẳng may mắn ta bị “thù địch hóa” và phải vào tù theo lệnh của một số người có quyền hành thì cũng nên coi đó làm phước hạnh với niềm kiêu hãnh và tự hào. Thì đó cũng là lúc ta đang tạo ra những tia lửa cho những ngọn bửa bùng cháy trong tương lai.

Điều đáng tiếc là hiện nay nước ta lại có nhiều “thù địch hóa” như vậy. Đó cũng là hệ quả từ sự càn quét của những người ỷ có chút danh phận dựa vào tiếng nói của quyền lực tự cho mình cái quyền đặt ra khuôn khổ cho người khác và quy chụp đối với bất kỳ ai có biểu hiện không theo sự áp đặt đó.

Nhưng cũng thật may mắn cho giới trẻ khi đã thấy sự hình thành nên một lớp người “tự diễn biến”. Nói theo kiểu tuyên truyền trong chính trị thì đó là mẫu người “tha hóa và biến chất hay đánh mất lập trường giai cấp”, nhưng nói theo khoa học thì đó là những con người trí thức, dũng cảm thay đổi khi cần thiết để đi theo dòng chảy của tiến bộ và văn minh.

Quá khứ cũng đã cho thấy cách đây mấy mươi năm sự ngột ngạt đã bao trùm lên toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Nhưng nhờ vào lớp người tự diễn biến này mà hiện tại đã có sự tiến bộ và cởi mở hơn, dù đang diễn ra còn rất chậm.

Điều này đòi hỏi sự tham gia của thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên, chúng ta cần chủ động và tích cực hơn trong sự nghiệp khai sáng nhằm thúc đẩy tiến trình hướng xã hội và nhà nước đến dân chủ và pháp quyền một cách hiện hữu, bền vững trong tương lai.

Đối với nhà nước, qua sự kiện của Nguyễn Phương Uyên, trả tự do cho sinh viên này là cần thiết nhằm thể hiện sự lắng nghe và tôn trọng tiếng nói của giới trí thức, và đó cũng là cách nhằm thu phục giới trẻ đang dần có biểu hiện bất bình.

Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong của tác giả, hiện đang là sinh viên luật năm thứ 3 ở TP HCM.

—-

* Mời xem bài cùng tác giả và bài liên quan:  + ; + 1276. Chúng ta đang có tội với tương lai;  + 1316. Tại sao tôi không được phép là tôi?;  1309. Phản động nhân danh lòng yêu nước.

41 bình luận to “1350. Giới trẻ trong cuộc chơi chính trị”

  1. Văn Võ Song Toàn said

    P.L.V.Các đang đi bước đầu trong ‘khai trí’ thiên về lý luận. Trong bài GIẢI THOÁT DÂN TỘC VIỆT, anh Nguyễn Thiện Nhân có nói “muốn có sự thay đổi phải chấp nhận sự xáo trộn nhất định”. Và anh Nhân đã bước qua giai đoạn 2 của khai trí là ‘xông ra trận địa’ tức là hành động đi đôi với kêu gọi. Vương Các nên tìm cách thể hiện bản lĩnh của mình ở hành động thiết thực. Tôi nghĩ bạn còn ngại rủi ro, có lẽ bạn sẽ chọn cách ‘hưởng ứng’ chứ không phải ‘tiên phong’ trong hành động. Bạn hãy tư duy về điều này.

  2. montaukmosquito said

    Về kiến thức, bài này thuộc loại xứ mù thằng đui làm vua .

    Về “trò chơi chính trị” -đây mới đúng từ- bài này có đủ cả: phản biện nửa vời, bất đồng tí đỉnh, lên mặt dậy đời, cơ hội chính trị, gió chiều nào ta lăn chiều đó, thế quân bình thì ta làm con lật đật, nói năng vừa phải, không làm ai quá mích lòng, cả độc tài lẫn nạn nhân của độc tài …

    Nhưng sẽ có rất nhiều người xem anh chàng này là đại diện xứng đáng của giới trí thức (làng nhàng), dám nói (nửa vời), dũng cảm (hơi thiếu). Và điều biện hộ duy nhất của những cái trong dấu ngoặc là vì còn ở Việt Nam . Việt Nam trở thành lý do để mọi thứ làng nhàng, nửa chừng nửa vời có thể tồn tại một cách vững chắc . Và ai chỉ trích sự tồn tại của những thứ không đâu vào với đâu sẽ bị kêu là cực đoan, lợi dụng …

    Thế thì tớ ủng hộ chính quyền độc tài vậy . Lý do, tớ ghét những người như thế này đủ để muốn họ nếm mùi chuyên chính vô sản, hơn là những anh hùng thật sự như Nguyễn Phương Uyên .

    Một dân tộc có nhiều thằng khôn, thủ đoạn và ích kỷ là dân tộc bất hạnh . Bài này có đầy đủ sự bất hạnh của một dân tộc .

  3. người sao hỏa said

    Khát vọng được sống trong xã hội dân chủ, được tự do tư tưởng là điều thấy rõ trong mong ước của tuổi trẻ thông qua bài viết của PLVC.
    Nỗi lo sợ bị đàn áp khi muốn thực hiện ước mong chính đáng đó cũng thể hiện trong bài này.
    Sự bế tắc, chưa tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn trên cũng được người đọc hình dung ra.
    Nhà cầm quyền cũng biết tất cả và cũng đang phần nào đắc chí khi hiện đang tạm thành công trong việc trấn áp ước mơ dân chủ của giới thanh niên.
    Vậy không có cách nào để đi đến dân chủ nhanh hơn?
    Có chứ! Rất phong phú là đằng khác. Các bạn trẻ chú ý! Qui luật bao trùm của sự sống là qui luật đấu tranh sinh tồn. Trong đấu tranh sinh tồn có các hình thức như đối đầu và ganh đua. Không ai chọn đối đầu khi biết chắc mình thua.
    Một ví dụ ganh đua điển hình trong thể thao là chạy đua marathon. Ai chứng minh được sức mạnh và sự bền bỉ sẽ về đích đầu tiên mà không phải ngáng chân đối thủ.
    Trong cuộc đua về tư tưởng thì sự thông minh chính là sức mạnh.
    Vậy các bạn hãy sáng tạo ra các hình thức ganh đua nào đó mà tránh được sự đối đầu với an ninh để tiếp tục tồn tại.
    Ví dụ hãy cùng nhau xuống đường với khẩu hiệu:
    Sinh viên yêu nước, yêu Hoàng sa, yêu Phương Uyên.
    Sinh viên ủng hộ chống tham nhũng.
    Sinh viên yêu dân chủ.
    Sinh viên không muốn lại tương lại đen tối (cả nước xuống hố)….

    Tất cả các khẩu hiệu kiểu này đảng cầm quyền cũng phải thừa nhận là không sai. An ninh không thể chụp mũ gì được.
    Chúc các bạn thành công!

    • Cuke said

      Chú em này chắc chưa bao giờ đi biểu tình, không đọc báo, nghe đài (địch).

      Có biết những ai đã bị đạp vào mặt, bị quăng như heo, bị bắt nhốt tù, khủng bố tinh thần vì đi biểu tình không.?

      Đi biểu tình mà tránh được sự đối đầu với an ninh sao ?

      Chú em ngủ một giấc đông dài mới thức dậy à.

      Chúc chú sớm tỉnh giấc hoàn toàn.

    • Tiểu Điền Địa said

      Xuống đường ủng hộ đảng,nhà nước đúng đắn,sáng suốt về việc song phương biển Đông với TQ vẫn bị hốt vào đồn,vẫn bị bẻ cổ như chơi. Đảng,nhà nước đâu cần biết nội dung làm gì. Tụ tập đông người là chết mịa rồi. Bày bậy không hà. Ở với nhà sản mà cứ tưởng như tư bản. híc.

  4. qx said

    Ý tưởng “khai sáng” là ý tưởng không mới mẻ gì, bắt đầu rộ lên đã lâu từ 1988 và trước đó một vài năm. Ý tưởng này bắt đầu từ các người đi lao động hợp tác và đi học ở Nga, Đức và Đông Âu chuyển về. Sau 1988 thì thêm vào các công dân nước ngoài gốc Việt ở các quốc gia thuộc thế giới tự do. Nhưng trước hai đợt kia phải nói là nhờ các thủy thủ tàu viễn dương mang về sách báo tranh ảnh, sách vở và nhạc. Trước các thủy thủ tàu viễn dương là … văn hóa miền Nam còn rơi rớt sót mót lại, viết tay truyền nhau. Trước văn hóa mót lại của miền Nam là tinh thần và đường lối khai sáng của cụ Phan Chu Trinh còn được giới trí thức dù dập vùi cũng cố nuôi dưỡng.

    Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ cũng tinh thần khai sáng của họ bị giết chết vào buổi giao thời 1988 này. Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách là nạn nhân khác của phong trào khai sáng khác vào buổi giao thời này. Đó là những lời khẳng định he hé mở cửa kinh tế nhưng không mở cửa bất cứ lĩnh vực nào khác, cho tới nay.

    Gần đây nhất là khi Yahoo! 360, Yahoo Chat, Yahoo Groups, Paltalk, rồi web, blog, Facebook ra đời tiếp tục phần khai sáng không mệt mỏi. Biến cố Hoàng Sa lần đầu được nhiều người vỡ lẽ. Công hàm Phạm Văn Đồng lần đầu tiên được biết tới. Và hàng loạt hàng loạt những thâm cung bí sử từ chính trị, quân sự, văn hóa, kinh tế, đảng phái được trưng ra và được biết tới.

    Facebook bị ngăn, blogs và webs bị đánh sập, nền khai sáng tối om. Các trang “phản động” chỉ là một thiểu số không cân xứng trong số những webs và blogs nói lên nguyện vọng hệt như lời chia sẻ của tác giả bài viết này:

    “Cuộc chơi khai sáng rất đơn giản, thế hệ trẻ ngày hôm nay cần làm một việc là dũng cảm trình bày những suy nghĩ của mình trước thực trạng của đất nước. Nói lên tiếng nói của mình, minh bạch tất cả những hiểu biết và hoạt động của mình, và đòi hỏi sự tôn trọng đó từ những người có trách nhiệm và thế hệ đi trước.”

    Trương Duy Nhất. Ba Sàm. Quê Choa – Nguyễn Quang Lập. Tễu – Nguyễn Xuân Diện, và nhiều trang khác nữa bị đánh sập. Những trang này không chủ trương lật đổ hay thách đố vị trí cường quyền của đảng cộng sản; họ thiên về phản biện xã hội với ước mơ cháy bỏng như tác giả là khai sáng và tận dụng sự “nới lỏng” dân chủ của chính quyền; họ muốn khoai nhừ chứ không muốn xáo trộn, không muốn thay đổi triệt để như “bọn phản động”.

    Sự nới lỏng này có thể đã núng ra, ụi trang mạng của họ ngã sóng soài dúi dụi tối om vài lần, nay hãy còn lại nhưng vết sẹo (gọi là dấu ấn thời đại) chăng?

    Dông dài rồi, xin túm lại một lọn thế này: Uyên hay bất kỳ ai khác bị bắt nên đáng được cảm phục và xót xa hơn là bị chỉ trích vì phong trào khai sáng đã đụng ngõ cụt cường quyền tuyệt đối nên họ mới theo tinh thần phản kháng của cụ Phan Bội Châu ta xưa.

    qx

  5. xe thồ said

    Ý “Khai sáng” của PLVC có thể thêm là : Nếu, với một điều kiện thiên thời, địa lợi nhưng nhân chưa được HÒA mà thể chế đương thời sụp đổ, thì sẽ ra sao. Vấn đề xây dựng nền pháp chế mới có công bằng không, khi văn hóa, tư tưởng Việt Nam ta còn thấm đẫm phong kiến Trung Hoa. Cộng Sản có con đường chống phong kiến, tư sản rõ rệt nhưng chính họ, khi đã nắm quyền, là điển hình của phong kiến kiểu mới. Từ một tầng lớp được gọi là “Cách mạng”, các “Lý tưởng” để làm cách mạng còn thơm tho hơn lớp trẽ bây giờ. Nhưng khi đã nắm quyền họ tạo ra một “Hoàng Gia” mới, xây dựng hệ thống pháp luật cốt yếu để bảo vệ hoàng gia.
    Khai sáng ở đây có nghĩa là: Mọi tầng lớp nhân dân khi đã và đủ thực sự biết làm chủ xã hội để giới cầm quyền phải hiểu rằng họ chỉ là một thành viên trong xã hội. Khi đó xã hội chỉ còn một phe là Tổ Quốc.

  6. Đọc bài trước của P L V Các thí hết hồn vì một bạn trẻ đang còn đi học , đọc bài này thì kinh ngạc vì một cụ non đang ”phán bảo ”  … và đã làm cho tôi giật mình với ý nghy : Hóa ra chúng ta ( người Việt Nam ) vẫn đã và đang nghy mình là THẦN DÂN !  … từ chức để thành NHÂN có khó không nhỉ

  7. kao là kao said

    tụi bây đi đường tụi bây đi,tao đi đường tao,mấy cụ hải ngoại láo khoét

  8. NHT said

    Tôi cũng chưa đọc phản hồi, nhưng tôi đồng ý ngay với bác hale về khai sáng !
    Ngay cả chuyện bé Phương Uyên có nhận tội hay không thì cũng thế “danh chính, ngôn thuận”. May cho bé là chưa có “tự nguyện vào đồn” và “ân hận” như trường hợp của cậu Nhựt.

  9. dangvienhuutri said

    Có thể gọi là “cuộc chơi chính trị” được không. Một bên là những người có hàng mấy chục năm tham gia cách mạng, quyền chức đầy người với cả một bộ máy công an, quân đội với đủ mọi công cụ, phương tiện cùng với mọi kinh nghiệm, thủ đoạn bắt bớ trấn áp. Bên kia là những người còn đang đi học, chưa có vị trí nào trong xã hội, đang phải sống nhờ vào sự nuôi dưỡng của bố mẹ. Chẳng cần nói ai cũng thấy bên nào thắng (mà là thắng tuyệt đối) tnếu gọi đây là cuộc chơi.
    Hãy coi đây là sự “nhắc nhở” cho chế độ. Tại sao một chế độ tốt đẹp, lúc nào cũng tăng trưởng khá mà sao đời sống người dân vẫn cơ cực và bất ổn. Tại sao một đất nước tự coi là dân chủ mà lại bắt bớ nhiều như vậy vì những lý do mập mờ. Mập mờ vì lúc bắt thì chối không dám nói.là bắt. Dư luận lên tiếng mãi mới nhận là có bắt. Rồi lại phải có kiến nghị, tâm thư mới công bố tội. Đây đúng là cuộc chơi chính trị nhưng chỉ là của một bên. Bên kia bị bắt thu quân ngay từ đầu rồi, còn đau là cụộc chơi.

    • NHT said

      “Có thể gọi là “cuộc chơi chính trị” được không”
      KHÔNG !
      Bác nào dân luật văn hay chữ tốt diễn giải các diều luật cho bà con sáng tỏ….
      Với tôi nếu có bị hỏi thăm quan diểm của tôi là … đéo biết !

      • Phạm Lê Vương Các said

        Vâng. Nhờ quý Bác thay thế cụm từ “cuộc chơi (trò chơi) chính trị” bằng một cụm từ khác chuẩn mực và sâu sắc hơn giùm em.
        Em xin cảm ơn nhiều!
        Phạm Lê Vương Các

        • LeQuocTrinh said

          Tôi đề nghị anh bạn trẻ tuổi Phạm Lê Vương Cát đổi tên chủ đề thành: “Một cuộc đấu trí không cân sức”.

          Những lĩnh vực chính trị, kinh tế, tôn giáo thường hay bị cấm đoán hay kiểm soát chặt chẽ trong những nước độc tài chuyên chế bởi vì tập đoàn lãnh đạo không muốn người dân xen vào vùng cấm địa có hơi hướm quyền lực lợi nhuận, họ chỉ muốn kềm kẹp người dân sống mãi trong bóng đem ngu tối qua chính sách “ngu dân và mỵ dân” của họ.

  10. […] https://anhbasam.wordpress.com/2012/11/05/1350-gioi-tre-trong-cuoc-choi-chinh-tri/ […]

  11. BSJ said

    Hoạt động nào mà giới trẻ tự họ, thấy thích hợp để mình sống hữu ích, sống có giá trị…v.v, sẽ do họ quyết định chọn lấy. Hoạt động “ khai sáng” của Các tuy chưa hiểu “ý nghĩa rõ rệt” cũng như hiệu quả của nó, nhưng vẫn xin hoàn toàn không có ý kiến ! Vì đó là nguyên tắc sống tự do tối thiểu mà con người được quyền có !

    Chỉ băn khoăn, nghị ngờ 02 điều rất sát thực tế :

    1/ Trong một cộng đồng, chính trị có ảnh hưởng đến hầu như mọi mặt trong cuộc sống, chỉ trừ một số hoạt động tam linh nhất định nào đó. Ở nơi này , nó ảnh hưởng nhiều, nơi khác ảnh hưởng ít hơn , tuy nhiên, sớm muộn gì mỗi cá nhân sẽ tự nhận ra sự ảnh hưởng ấy hiện diện trong đời sống thường nhật của y . Chính trị không phải một “trò chơi”, nó gắn liền với sự phát triển nhân cách và cuộc sống hàng ngày của cá nhân, của cộng đồng. Đã có rất nhiều tấm gương tuổi trẻ, không xem chính trị như một trò chơi ! Còn khi tách riêng “trò chơi chính trị “ ra, thì đó chỉ là một ảo tưởng tạm thời, vì chuyện ấy là bất khả ! Vô cùng “bất khả”, đặc biệt khi đang sống dưới một chế độ “độc tài toàn trị” nơi sức mạnh cai trị dựa vào chủ trương bất biến :“ Chính trị hóa mọi mặt trong cuộc sống “ !

    2/ Ngay cả ý tưởng chỉ “ hoạt động khái sáng”, không chắc ban tự tưởng TW / tuyên giáo đảng ủy và…CA ( tức cái quyền lực cai trị kia) sẽ chấp nhận bỏ qua ! “Khai sáng”không có cùng định nghĩa của đảng CSVNN, tức là có ý định “vượt ra ngoài tầm kềm tỏa của Đảng ta , tức là “có tư tưởng chống đối và phá hoại “ ! Lập hội để đến với nhau, tức là ngầm cấu kết tạo nên những “thế lực thù địch tiềm ẩn”….v.v. Họ chắc chắn không cho phép và “cái laptop” rồi lại sẽ xuất hiện khi đến thời điểm và khi thấy là cần thiết !

    PS: Chính trị của CSVN từng “khai sáng” cho người dân nhiều hơn bất cứ ai có thể nghĩ ! Hic ! Và họ cũng sẽ ( hay “đã” ?) “ khai sáng” cho cả PLN Cát ! Tôi thích mẫu con người của bạn trẻ blogger Thiện Nhân !

    • Tiểu Điền Địa said

      – Người suy nghĩ chín chắn đều phải hiểu như vậy trước thực tế tình cảnh xã hội ta đang tồn tại.

  12. Cui Bap said

    Em PLVC này tuy còn trẻ (nói là sv năm 3) nhưng có lẽ đã thích làm chính trị salon kiểu “sĩ phu mồm”. Đọc sách, lí luận, viết lách lòng thòng, nhưng khi phải đối diện với thực tế nghiệt ngã thì … thôi em chỉ muốn ngồi nhà uống trà, dùng bút mực để “khai sáng” thôi !

    Không có chuyện muốn thay đổi cả một thế chế chính trị, xã hội mà cứ bảo là không được rớt cọng lông chân nào cả.

    Thử nhớ lại cụ Phan Châu Trinh đã phải vào tù, ra khám, sống biệt xứ bao nhiêu phen ?

    Hãy tiếp tay phổ biến rộng rãi tài liệu “Giải thoát Dân Tộc Việt Nam” của Nguyễn Thiện Nhân cho các bạn trẻ, đấy là con đường đấu tranh thực tiễn, khôn ngoan, với các mục tiêu và bước đi cụ thể, thiết thực.

    Lí luận, nói mồm, góp ý … thì rất an toàn và tiện lợi vì đó thực ra chỉ là những chuyện tầm phào đối với nhà cầm quyền độc tài cọng sản.

    Hai thanh niên, hai nhân cách với trí tuệ, chí khí rất khác nhau !

  13. Cục Đất said

    Mai tui sẽ có bài hoàn chỉnh, nhưng giờ nói: không thích từ “cuộc chơi chính trị”.
    Chính trị đúng nghĩa không phải là cuộc chơi, mà là nơi thể hiện ý thức công dân.

  14. Bầy Hầy said

    Hôm qua, Bầy Hầy tui đọc một bài thật dài của bạn Nguyễn Thiện Nhân. Hôm nay diện kiến cậu sinh viên PLVC. Bái phục tuổi trẻ hôm nay. Mừng cho đất nước VN.

  15. Tiểu Điền Địa said

    Quan điểm Phạm Lê Vương Các thể hiện ở bài viết này có lẽ chỉ dành riêng cho trang lứa của bạn ấy. Tôi không đồng ý cách đặt vấn đề “nói khơi khơi” như vậy trong bối cảnh hiện tại của đất nước cũng như thời đại ta đang sống. Phạm Lê Vương Các có “nhẹ dạ” không,khi nói một cách tĩnh bơ cho rằng những việc làm của Nguyễn Phương Uyên là có thật như “buổi họp báo của công an” công bố? Mỗi chổ này thôi,sẽ gây chán cho các tầng lớp chán cộng!

    Việc Phạm Lê Vương Các cho rằng thế hệ trẻ không nên dấn thân vào các tổ chức chính trị đối lập mà hãy từng người độc lập làm tuyên truyền viên cho toàn xã hội,tạo cho xã hội hiểu các giá trị về dân chủ,nhân quyền,quyền tự do của mỗi cá nhân,khi “hoàn hão” rồi ta xông trận một lượt là giành được cái cần giành. Thể hiện quan điểm thế này thật non dại và áp đặt,đang là sinh viên đã khuyên như lãnh đạo rồi.

    Việc cho rằng người trẻ riêng lẻ đem kiến thức thời đại đến cho mọi người là việc tốt,nên chia sẻ. Nhưng việc khuyên can “không nên dấn thân vào các tổ chức chính trị đối lập” thì không thể chấp nhận được. Tranh đấu xóa bỏ chính trị độc tài mà người trẻ tránh tham gia tổ chức chính trị đối lập thì còn gì để nói. Cái gì chế độ độc tài sợ nhất? Đó chính là đảng chính trị đối lập. Giờ người trẻ sợ liên lụy,không tham gia,thôi thì giao các cụ Nguyễn Thanh Giang,Hoàng Tụy,Hà Sĩ Phu,Cù Huy Hà Vũ,Trần Huỳnh Duy Thức…vậy.

    • Ha Le said

      …“không nên dấn thân vào các tổ chức chính trị đối lập”. Bác Tiểu Điền Địa sót mất mấy chữ quan trọng: “trong thời điểm này” của Phạm Lê Vương Các rùi!

    • Ha Le said

      …”Cái gì chế độ độc tài sợ nhất? Đó chính là đảng chính trị đối lập…”
      Tôi nghĩ không phải vậy bác à. Cứ nhìn lịch sử thì thấy, nhiều chế độ độc tài còn… dựng ra thêm vài “đảng chính trị đối lập” cho xôm tụ nữa cơ. Cái họ sợ nhất, theo tôi là sợ nhân dân thức tỉnh.

      • Tiểu Điền Địa said

        – Họ gọi Việt Tân khủng bố chứ không thừa nhận đảng đối lập nên tôi nghĩ họ tránh đối lập vì sợ nên tránh. Mỹ chứa khủng bố Việt Tân. Tân Đại sứ Mỹ trước ngày đến VN nhận việc đều ghé thăm Việt Tân,nhưng Hà Nội không những không tố Mỹ mà vẫn tay bắt mặt mừng. Chứng tỏ HN không sợ khủng bố.

        – Trước đây ta từng có đảng Xã hội,đảng Dân chủ bên cạnh đảng cộng sản VN. Khi Nguyễn Văn Linh chấp chính,nhìn thẳng vào một phần sự thật và thấy hai đảng này “không có thật” nên NVL giải tán. Thời đại ngày nay không còn cửa cho việc đảng đẻ ra đảng giữ vai trò đối lập. Nếu còn nơi nào làm vậy,dân xuống đường cho mà xấu mặt,chui ống cống.

  16. Tưởng Cán said

    Bạn nói các lão già hèn…Có thể đúng một phần. Xin lỗi không có mấy lão ấy ủng hộ đố bạn làm được gì. Ít nhất là họ có thể báo cho bạn trước khi bạn bị tóm cổ.

  17. ngu trí thức để trị said

    bái phục, làm cm mà không tốn xương máu của nhân dân mới là cao nhân.

  18. xe thồ said

    Tôi đồng ý “hướng chơi” của PLVC. Tuy nhiên, nếu không có những chất xúc tác đang ở trong tù và dự bị, thì rất khó mà biến đổi thể chế. Ông Nelson mandela và bà Aung San Suu Kyi là tấm gương. Liên Xô và Đông Âu sụp đổ cũng đâu có phẳng lặng. Trên thế giới, hình như chưa có sự thay đổi thể chế nào mà không có hình bóng của những chiến sĩ bị tù đày, chưa nói đến đổ máu. Dù sao, hy vọng tâm tính con người ở thế kỷ 21 có khác xưa.
    Đường lối “Khai sáng” của PLVC theo tôi là lý tưởng, nhưng làm thế nào để ai cũng hưởng ứng kể cả những người cầm quyền.
    Những tư tưởng tiến bộ trẻ hãy gặp nhau đi, đừng chọc phá thú dữ mà nên thuần hóa nó.

  19. D.Nhật Lệ said

    Mời qúy bác đọc bài của Thùy Linh “Quyền im lặng” trong đó tác giả đã phân tích cặn kẽ luật pháp
    từ sự kiện Phương Uyên bị bắt.
    Được biết nữ sĩ TL.cũng là đạo diễn,trước vốn là trung úy Công An nên biết rõ phương pháp điều
    tra nghiệp vụ của nghành CA.

  20. Sông Hàn said

    Nể thằng bé Phạm Lê Vương Các gồi. Kinh khủng, nếu đúng là thằng bé này là sinh viên năm thứ ba thì he he trường giang sóng sau xô sóng trước rồi.

  21. Lú Phú Trọng said

    (Anh là Lú Phú Trọng, đại diên cho một số ít những người còn có “liêm sỉ” trong cái bộ máy đang “thống trị” các chú, tâm sự với chú đôi điều:)

    Anh đồng ý với chú việc “khai phóng”, “khai sáng”, “khai tâm”… không chỉ cần thiết cho thế hệ trẻ mà cho bất cứ thế hệ nào chưa có nhận thức đúng về quyền con người, về dân chủ, về pháp quyền… và cần phải làm lâu dài. Có lẽ về điều này thì quan điểm của chú giống với các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… và nếu đưa được ánh sáng của “tri thức” vào sâu trong… quần chúng thì còn gì tốt hơn (!!!) vì đây chính là nền tảng của sự biến chuyển xã hội “thật sự” và “bền vững”… Giả định rằng đa số người dân Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đã có được những nhận thức như các vị tiền bối mong muốn, thì chắc chắn họ đã không bị “lừa” vào cái bẫy “chủ nghĩa cộng sản lý thuyết suông” mà miếng mồi được đưa ra nhử là “chủ nghĩa dân tộc”. Nhưng đừng ảo tưởng rằng chính quyền nó “để yên” cho các chú, sớm hay muộn các chú cũng phải “đối diện” với chính quyền một khi chúng nó “đánh hơi” thấy sự nguy hiểm từ những Tri Thức mà các chú quảng bá… Đấy là kinh nghiệm của các bậc tiền bối đấy, nếu không thì Phan Bội Châu đã không bị Pháp nó kết án tử hình, sau đó giảm xuống giam lỏng đến chết; Phan Châu Trinh thì bị vô hiệu hóa…

    Nhưng nói gì thì nói, cũng không thể phủ nhận rằng chính việc tham gia trực tiếp vào các phong trào, các tổ chức, đoàn thể… đối lập mới chính là việc đem đến kết quả thực tế (cho dù “kết quả” đó chưa hẳn đã “giống” với những gì “lý thuyết” yêu cầu) Đó chính là những gì mà các bậc tiền bối cộng sản của bọn anh đã làm (…) Việc các chú truyền bá tư tưởng nó giống như việc các chú chỉ học lý thuyết trong nhà trường vậy; phải đưa nó vào thực tế và chỉ khi đưa nó vào thực tế (qua các hoạt động đấu tranh) mới có thể tạo ra những “sản phẩm” thiết thực cho đời sống, nếu không thì “lý thuyết” vẫn mãi chỉ là lý thuyết thôi, chẳng có ý nghĩa gì cả…

    Vì vậy quan điểm của anh là: ai có khuynh hướng về lĩnh vực nào thì cứ theo đuổi lĩnh vực đó; miễn là đông đảo, miễn là nhiệt tình, tâm huyết và đoàn kết thống nhất với nhau dưới “ngọn cờ” vì-dân-vì-nước; đừng quá cầu toàn mà phủ nhận những cách thức, phương pháp, ý tưởng… khác (!!!) Hãy nhìn vào xã hội trong sự vận động của nó: ngay cả những mô hình xã hội tuyệt vời nhất đang hiện diện trên quả đất này cũng vẫn tồn tại những khiếm khuyết của nó, gây ra những mâu thuẫn xã hội đòi hỏi phải được giải quyết bằng sức mạnh tri thức và bằng những nguồn lực khác, sức mạnh khác… chẳng có bất cứ một xã hội tương lai nào hoàn hảo cả nhưng chúng ta hoàn toàn không thể chấp nhận một xã hội không có… tương lai (!!!)

    Anh cũng “xin” được nhắc lại một lần nữa: đừng bao giờ hy vọng được “yên thân” khi dám đứng ra đấu tranh với những cái xấu, cái ác, cái trì trệ… đã thành “thâm căn cố đế” trong chính đồng loại, đồng bào (dù là thiểu số) của mình

  22. Chu Văn An said

    “Có thể nói cách thức đấu tranh này dù bí mật nhưng rất nguy hiểm cho những người thực hiện, dễ dàng tàn phá nguồn nhân lực trẻ trong nước như Phương Uyên và làm “uổng phí” những người có lý tưởng, khát vọng sống và tình yêu cho đất nước, vốn còn đang rất hiếm hoi”. Câu này của bạn Vương Các rất sâu sắc. Nếu tôi gặp Phương Uyên sớm thì tôi sẽ giúp bạn ấy phát huy giá trị của mình ở một phương cách khác, không phải khổ sở nhận tội hay xin khoan hồng gì sấc!
    Con đường của cụ Phan Chu Trinh đang còn dang dở, chúng ta cần tiếp bước P.C.Trinh, tư tưởng của ông rất có giá trị vào thời điểm này.
    Anh Nguyễn Thiện Nhân (giải pháp dân chủ) đã ghi ngay tại tiêu đề blog rất rõ rằng: “Tất cả đều do thể chế mà ra, thể chế thay đổi thì mọi thứ sẽ thay đổi. Thể chế tốt sẽ hội tụ cái tốt. Thể chế xấu sẽ dung nạp cái xấu. Muốn có thể chế tốt phải đấu tranh cho tự do. Có tự do sẽ khai ‘dân trí’, có dân trí chấn ‘dân khí’, có dân khí sẽ tốt cho ‘dân sinh’ “. Anh Nhân đã va chạm cuộc sống nhiều nên có kinh nghiệm đấu tranh. Mọi người nên suy nghĩ học tập.

  23. Hai Lúa said

    Trích “…trong hành trình khai sáng và trưởng thành nếu thấy mình không thể chịu trách nhiệm trước những việc làm đó nữa, thì nên “từ chức” đi.” hết trích.
    Tiếc rằng nhiều người vẫn còn ngủ ngày, có tư tưởng khai sáng nhưng vẫn khó mà từ bỏ được những lợi ích, vị thế đang ngồi…..nhiều người vẫn chưa có văn hóa “từ chức”. Trong đấu tranh, phải ngừa tới tất cả mọi tình huống, phải biết chấp nhận bị thôi việc, bị thiệt thòi về kinh tế, bị mất quyền lợi…..thậm chí bị vào tù. Khi đã ở tư thế sẵn sàng, người ta sẽ không bị sốc khi vấp phải.
    Còn đấu tranh mà vẫn quyền cao chức trọng, vẫn lương bổng lộc hậu thì đó là kiểu đấu tranh nửa vời, cải lương. Và hiện nay vẫn còn quá thừa mứa những tiếng nói ù ù cạp cạp….
    Hehehehe, hôm trước còn nửa tin nửa ngờ, bữa nay đọc bài viết này của “em” Phạm Lê Vương Các thì Lúa “mê em” quá mất thôi. Không chê vào đâu được Các hé, bữa nào đi ăn hột vịt lộn rang me với chế Hai Lúa, chịu hôn?

    • Phạm Lê Vương Các said

      he he.. tưởng đâu rủ rê em xuống đường biểu tình chống TQ thì em còn suy tính trước sau, chứ còn rủ đi ăn hột vịt lộn rang me thì em chịu liền và đi ngay. Mà ăn thì phải có uống nha bác Hai Lúa. Đô của em là cõng một két Sài gòn đỏ, còn Đế thì 3 xị là chuyện nhẹ hều. Chạy êm ru từ sáng cho tới tối khuya. Đàm đạo chuyện đời là bất tận. Từ chính trị cho tới chuyện giang hồ, từ chuyện gái gú tầm thường cho cho tới triết học thông thái là em cũng chơi được. Đàm đạo chuyện đời chán thì chuyển qua “gõ bo” hoặc kéo đàn ca hát.
      Em có thể chơi được bài “Em đi bằng nhiệp điệu 1 2 3 4 5. Tôi đi bằng nhiệp điệu 6 7 8 9 10….là la lá la… làm sao hai ta hòa chung một nhịp…”
      Một hồi phê phê vô là em chơi bài “Để lại cho em này nước non mình, để lại cho em mộng ước thật xinh…”. Rồi chơi bài “Chung vui đêm này…ày ày ày ày ày.. cho trọn tình yêu thương. Đẹp tình quê hương mai tôi về chúng mình đôi đường…”
      Nếu Bác Hai Lúa thấy hợp gu thì lại chơi với em.
      Mà em cũng nói trước, sinh viên như em thì chỉ xài tiền chục thôi, bác đã rủ thì Bác phải lo à nhen.
      Bác có thể lấy email của em từ BTV Basam.
      Các

      • Hai Lúa said

        Trời ạ, thế này đúng là con nít quỷ thật rồi….
        Với chế Hai Lúa ấy, một vài trăm Obama không phải là chuyện kinh thiên động địa gì có điều…nghe potentials của em chế Lúa chạy mất dép…….
        Hổng biết em cỡ 50 tuổi thì em còn quỷ sứ cỡ nào????

        • Phạm Lê Vương Các said

          Khi em 50 tuổi, chắc em sẽ là “chiến hữu” của…Bùi Giáng tiên sinh!
          Nói nhỏ với bác Hai Lúa luôn. Khi em vừa tròn U50, em sẽ trồng một cái cây trước nhà và khắc lên tên tuổi của các Đại ca như Kierkegaard, Nietzche, Husserl, Heidegger, Jaspers, Jean-Paul Sartre,…
          Và mỗi sáng khi thức dậy em sẽ đứng trước cái cây đó để hỏi một câu: “Bọn mày là thằng nào?”
          Rồi mỗi tối trước khi đi ngủ em cũng sẽ đứng trước cái cây đó và nói rằng: “Tao là hoạn đồ của Phạm Công Thiện nè!”

  24. Khánh Tường said

    Thật ra thì đại đa số người dân Việt Nam đã cam phận nhắm mắt làm thần dân từ lâu rồi. Để không bị ảnh hưởng đến manh áo, miếng cơm, để bản thân và gia đình không bị gây khó dễ trong cuộc sống thì họ đã tự mình khước bỏ quyền làm dân, quyền làm người theo đúng nghĩa của nó.

  25. Ha Le said

    Cho tôi mạo muội xem Phạm Lê Vương Các là một bạn trẻ hơn tôi rất nhiều, một bạn trẻ của thế hệ như Phương Uyên. Nói thực là tôi rất mừng thấy bạn suy nghĩ chín chắn như vậy. Nhưng có hai điều tôi phản đối trong bài viết của bạn:

    Thứ nhất, bạn đã KHÔNG thận trọng ghi chú rằng: chuyện “trò chơi chính trị”, trong trường hợp Phương Uyên, hiện vẫn chỉ là một nghi vấn, một giả thiết. Bạn có quyền đặt ra giả thiết đó, nhưng chưa thể kết luận rằng những lời kết tội của ngành an ninh trong cuộc họp báo vừa rồi là hoàn toàn chính xác. Một sự bắt bớ không đúng trình tự pháp luật, không có luật sư… thì những lời cáo buộc kia là vô giá trị về mặt pháp lý.

    Thứ hai, chuyện “những ông trùm núp lùm” mà bạn nói đến đó, nói thực tôi cũng oải vô cùng. Giả dụ các em, các cháu tôi hỏi ý kiến tôi về “những trò chơi chính trị” kiểu này, tôi cũng sẽ can gián, y như bạn đang can gián. Nhưng ngay cả điều này, tôi nghĩ cũng chỉ là một giả thiết bạn ạ. Blogger Người Buôn Gió có nói đến giả thiết “nuôi án”. Một số blogger khác có nói đến màn kịch do chính ngành an ninh bày ra lừa các bạn trẻ vào tròng, cho ý đồ của họ… Chúng ta phải xét đến các giả thiết đó nữa.

    Cái gì là giả thiết, ta nên kiên nhẫn đợi thời gian trả lời. Nhưng chuyện bắt bớ người cách vô pháp luật như thế thì rất cần phải lên tiếng, như bức thư khẩn (thư thiệt) mà các vị nhân sĩ trí thức đã ký tên gởi Chủ tịch nước, hoặc như đơn kiến nghị mới đây của LS. Ngô Ngọc Trai. Cái đó chính là “khai sáng, nhằm thúc đẩy tiến trình hướng xã hội và nhà nước đến dân chủ và pháp quyền một cách hiện hữu, bền vững trong tương lai”, phải không bạn?

    Trừ hai điều trên, còn thì tôi rất hoan nghênh bài viết của bạn.
    Chào thân ái, Phạm Lê Vương Cát nhé.

    • D.Nhật Lệ said

      Bạn trẻ Ha Le góp ý với PLVC.như trên là rất thuyết phục vì hợp tình hợp lý.Cũng
      lạ tại sao PLVC.lại dễ tin vậy được nhỉ ? Hay PLVC.đang ‘lạnh cẳng’ ?
      Vụ Phương Uyên bị bắt giam thế này có thể là cách “rung cây dọa khỉ”,dù bước đầu
      nhẹ nhàng mà xem ra đã có hiệu ứng tốt,huống chi là “sát kê kinh hầu” hay “sát nhất
      nhân vạn nhân cụ” !

  26. KTS Trân Thanh Vân said

    Thảm họa nhằm vào giới trẻ, cho thấy chính quyền đã thực sự suy yếu và người đã rất sợ bọn trẻ.
    Làm sao diệt hết được chúng cơ chứ? Cho dù có bom nguyên tử rải thảm?

    • Còm sĩ said

      Chị Vân nói đúng rồi, thời đồng chí Hội bên Tàu tuyền nhóm dưới đầu 3, mấy ông zà đòi qua, cụ ko nhận.

      Vì cụ hiểu rõ CM phải cho người tận hưởng hiện tại và tương lai gần. Do vậy, nhiều già hói phê phán Đảng chỉ nhỏ nhẹ nhắc nhau. Nhóm này khó làm CM bởi ho ko được hưởng. Cua máy cáy đào, Cụ đã quán triệt, sinh ra TR Phu 26, Văn cừ 27, H Tập hơn 30 làm Tổng ủy, các tư lệnh tướng tá tuyền non 30 tuổi như ban Gaida bên Nga 18 tuổi làm Trung đoàn trưởng kỵ binh, lướt ngựa chém bọn Cu lắc, bạch v ệ,…khiến tây zất sợ mưu Cụ.

      Các bạn trẻ ngồi im như ông già là đẩy tưởng lai về xa tít. Tự hại đời mình.

      Cụ bảu, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, gọi đội viên bom ba càng là em ngọt như mía lùi.

Bình luận về bài viết này