BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Mười Một 17th, 2012

1393. Thủ tướng – Quyền lực có che khuất thuở hàn vi?

Posted by adminbasam trên 17/11/2012

“… qua những lời phân trần của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thấy ông chỉ quan tâm đến việc nhận đề bạt, nhận phân công công tác,  mà không quan tâm đến hoàn thành nhiêm vụ được giao.  Ông đã tách cặp phạm trù ra,  lờ đi cái trách nhiệm phải hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Trong bất kỳ một thể chế chính trị nào, việc nhận nhiệm vụ không quan trọng bằng việc hoàn thành nhiêm vụ. Nhận nhiệm vụ nhỏ nhưng  hoàn thành xuất sắc hơn nhận nhiệm vụ to mà không hoàn thành. Càng tồi tệ hơn nếu ôm đồm một lô trọng trách mà không làm được việc gì ra hồn, dẫn đến đau dân hại nước.”

Blog Bùi Văn Bồng

Thủ tướng – Quyền lực có che khuất thuở hàn vi?

Minh Diện

Trong lĩnh vực phân công công tác, giao nhận nhiệm vụ của đảng, nhà nước ta từ trước đến nay, có một cặp phạm trù luôn song hành, đó là nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ. 

Bất luận xung phong hay chỉ định, đã nhận nhiệm vụ là phải hoàn thành nhiệm vụ. Anh có thể từ chối  nếu thấy mình không đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ đó, còn đã nhận là phải hoàn thành, không lấy bất kỳ lý do gì để biện minh cho việc không hoàn thành nhiệm vụ. Hoàn thành nhiệm vụ được khen thưởng, không hoàn thành phải chịu kỷ luật, tùy theo tầng nấc cấp hàm và nhiệm vụ được giao. Một anh lính bình thường cũng hiểu điều đó, đừng nói gì cấp tá, cấp tướng.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Đảng/Nhà nước | Thẻ: | 121 Comments »

1392. BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG QUAN HỆ GIỮA MỸ VỚI MIANMA

Posted by adminbasam trên 17/11/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Năm, ngày 15/11/2012

BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG QUAN HỆ GIỮA MỸ VI MIANMA

TTXVN (Niu Yoóc 14/11)

Với lời dân cho rằng chưa mấy quốc gia làm cho Mỹ thay đi quan hệ với mình nhanh như Mianma, trang mạng “Al-Asiya” vừa đăng bài phân tích về mối quan hệ thay đổi rất nhanh giữa Mỹ với Mianma, nội dung như sau:

Khi bà Aung San Suu Kyi, thủ lĩnh phe đối lập ở Mianma, người đã từng được nhận giải Nobel hòa bình, kết thúc chuyến thăm Mỹ và Tổng thống Mianma Thein Sein đọc một bài diễn văn tại cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc ở Niu Yoóc cùng trong tháng Chín vừa qua, thì Mỹ đã tiến thêm một bước lớn trong việc bình thường hóa quan hệ với Mianma. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thông báo sắp hủy bỏ việc cấm nhập khẩu các sản phẩm của Mianma sau khi xác nhận những tiến bộ đã đạt được của Mianma và khẳng định Mỹ ủng hộ tiến trình cải cách và mở cửa do Tổng thống Thein Sein khởi xướng và đang theo đuổi. Việc hủy bỏ dần những sự trừng phạt, bị áp đặt từ 15 năm nay đối với Hội đồng quân sự Mianma cầm quyền trước đây, là một dấu hiệu thực sự đầy hy vọng đối với quá trình tái thiết nền kinh tế của đất nước này. Đối với cường quốc số một thế giới thì việc mở cửa buôn bán với Mianma dường như chang có mấy ý nghĩa, nhất là về kinh tế, nhưng đối với Mianma, nước đang cố thoát khỏi nhiều năm bị cô lập, thì rõ ràng đây là một bước ngoặt trọng đại, mang rất nhiều ý nghĩa và hiệu ứng.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Tài liệu TTXVN | Thẻ: | 15 Comments »

1390. NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

Posted by adminbasam trên 17/11/2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Tư, ngày 14/11/2012

NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

TTXVN (Oasinhtơn 9/11)

Ngày 8/11, Hội đồng Quan hệ Đi ngoại Mỹ đăng bài phân tích “Đảng Cộng sản Trung Quốc” của tác giả Beina Xu, trong đó đáng chú ý có đề cập đến các thách thức về quản trị đất nước và phân tích dự báo chính sách đi nội, đi ngoại của Trung Quốc sau Đại hội XIII, Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nội dung cụ th như sau:

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với hơn 82 triệu đảng viên đang trải qua thời kỳ chuyển giao quyền lực then chốt một lần trong mỗi thập kỷ. Người ta sẽ chứng kiến thế hệ lãnh đạo thứ năm của nước này đưa ra chương trình nghị sự trong tương lai cho nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trong khi Trung Quốc duy trì độc quyền chính trị kể từ khi thành lập, các tác động của việc tăng trưởng kinh tế nóng của nước này đã làm gia tăng bất ổn chính trị – xã hội, cản trở sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc thế giới. Một loạt các vụ bê bối chính trị cũng đã cho thấy những cuộc tranh giành quyền lực mạnh mẽ trong nội bộ tổ chức đảng. Trong khi sự thay đổi lãnh đạo hầu như không ảnh hưởng ngay lập tức đến chính sách và đường lối của ĐCSTQ, những chỉ dấu về việc bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo mới có thể làm sáng tỏ phương cách mà Trung Quốc sử dụng để duy trì vị thế của mình trên trường quốc tế.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Tài liệu TTXVN, Trung Quốc | Thẻ: | 7 Comments »

 
%d người thích bài này: