BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1270. Cần nhìn nhận hành vi chống nhà nước từ nhiều góc độ

Posted by adminbasam trên 24/09/2012

Cần nhìn nhận hành vi chống nhà nước từ nhiều góc độ

Phạm Lê Vương Các Sinh viên năm thứ 3 Đại học.

23-09-2012

Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải. Photo: DLB

Trong  lúc các chiến dịch đánh vào nhóm lợi ích đang thao túng nền tài chính tiền tệ sôi động và lúc cao trào của cuộc chiến gay cấn giữa các phe nhóm diễn ra, thì hình như tất cả đã được tạm quên để chĩa mũi gươm công lý vào phiên xử 3 blogger của CLB Nhà báo Tự do diễn ra vào ngày mai.

Dù có thể đoán trước được số phận của các nhà báo tự do này sẽ là “không có bất ngờ”, nhưng dư luận lại hết sức quan tâm đến phiên xử tại Tòa án Tp. HCM, đơn giản là vì nó nhuốm màu chính trị.

Phiên tòa cho các hành vi “chống nhà nước” theo điều 88 BLHS nước Cộng hòa XHCN Việt Nam không phải là cuộc chiến giữa bên giữ quyền công tố và bào chữa, giữa thẩm phán và bị báo, mà đó là cuộc đối đầu giữa quan điểm của nhà cầm quyền với dư luận quốc tế và những người đối kháng. Giữa một bên đang ra sức vận động để tha bổng và một bên cố gắng kết án để răn đe.

Điều này cho thấy rằng sự xung đột trong quan hệ chính trị-xã hội giữa nhà cầm quyền và lực lượng đối kháng có chiều hướng tiếp tục gia tăng vì Việt Nam không có một hệ thống xét xử độc lập để phán xét hành vi chống nhà nước.

Chống nhà nước, lịch sử và hiện tại

Tội danh “chống nhà nước” có thể nói gắn liền với sự ra đời của nhà nước đầu tiên Hy Lạp cổ đại, được  áp dụng cho những ai có hành vi được cho là “trái quan điểm” đối với nhà cầm quyền đương thời. Tiêu biểu là triết gia  Socrate bị kết án tử hình vì tội đầu độc tư tưởng cho giới trẻ và chống lại nhà nước dân chủ chủ nô. Rồi trường hợp của Bruno phải lên máy chém vì ủng hộ thuyết “nhật tâm” đã đi ngược lại hệ thống tư tưởng của giai cấp cầm quyền đương thời . Đó là cái giá đắt phải trả cho những tư tưởng đi trước thời đại khi mà lực lượng thống trị nhà nước không thể bắt kịp. Tuy nhiên, cũng rất dễ dàng để thoát khỏi sự trừng phạt cho hành vi này nếu biết quỳ gối “xin chừa” như Galileo đã từng làm.

Các cách thức này dường như vẫn còn đang hiện hữu ở nước ta. Mức án nặng nề luôn dành cho những ai ngoan cố, và rất khoan hồng cho những ai biết ăn năn hối cải. Như chúng ta đã từng thấy sự khôn ngoan của Lê Công Định và sự “dại dột” của Trần Huỳnh Duy Thức.

Vì thế mức án dành cho Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần và Nguyễn Văn Hải sẽ phụ thuộc nhiều vào “khí phách” của họ trong phiên sử sơ thẩm và phúc thẩm sắp diễn ra.

Chống nhà nước có mang tội?

Chính vì sự không thống nhất trong cách hiểu về hành vi chống nhà nước, đã đặt những người công dân có hiểu biết, có ý thức trách nhiệm vào vòng lao lý, đẩy nhà nước vào thế bị động đối phó rụt rè trong cách xử lý hành vi mang tính nhạy cảm này.

Trải qua một thời kỳ tranh đấu của các lực lượng tiến bộ xã hội, các quốc gia dân chủ đã khai trừ vĩnh viễn cái tội danh được cho là tiêu diệt quyền tự do tất yếu của con người. Tuy nhiên nó vẫn còn  tồn tại ở một số quốc gia “muốn giữ vững ổn định chế độ chính trị” muốn tiêu diệt những quyền tự do mà dân chúng đã lựa chọn.

Tại các nước dân chủ, nhà nước với tư cách là một mô hình được đông đảo người dân lựa chọn xây dựng nên, và cũng có quyền hạ bệ khi cảm thấy nó không phù hợp với dòng chảy văn minh thông qua phiếu bầu. Cho nên chống lại mô hình nhà nước này hay nhà nước khác là phương thức để người dân có thể quyết định tương lai chính trị của họ, cũng như là cách thể hiện ý thức trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Trong khi đó các quốc gia theo con đường xây dựng XHCN, xem xét trên bình diện lý luận, mô hình nhà nước với tư cách là công cụ để thực hiện chức năng chuyên chính cho một giai cấp nhất định để bảo vệ sự thống trị của giai cấp mình và sẵn sàng trấn áp các lực lượng đối kháng nhằm mục đích xây dựng “vì cái chung trong lý tưởng” . Với lẽ đó,  chống lại  nhà nước XHCN ở đây luôn được nhà cầm quyền xem là mối đe dọa lực lượng thống trị, an ninh quốc gia, phá vỡ khối đại đoàn kết thống nhất, và lý tưởng của toàn dân.

Chính sự khác biệt đó, tuy cùng một hành vi chống nhà nước, nhưng đã làm cho Việt Nam sản sinh ra những con người “phản động” theo  tinh thần lý luận đấu tranh giai cấp nhưng lại mang bản chất “yêu nước” theo tinh thần ý thức trách nhiệm của một công dân đấu tranh cho dân chủ tiến bộ, tùy theo cách hiểu khác nhau của mỗi người.

Nhờ  sự thống nhất giữa hai mặt đối lập này đã làm nên  động lực cơ bản cho sự vận động phát triển ở Việt Nam.

Nhà nước có cần được bảo vệ?

Không thể lấy Hiến pháp và Pháp luật để bảo vệ Nhà nước vì sự ra đời của bất kỳ nhà nước nào dù mang chức năng  gì đi nữa cũng đều hướng đến mục tiêu níu kéo đạo đức của con người trước sự tha hóa và giữ cho con người vượt khỏi sự tùy tiện trong hành động. Nhưng, lịch sử và hiện tại đã chứng minh nhà nước lại là Người dễ bị tha hóa và tùy tiện nhất vì trong tay sỡ hữu “tam quyền sinh sát”, và nếu được che chở bằng Hiến định thì tất yếu sẽ sản sinh ra một nhà nước độc tài.

 Do đó cần xây dựng một Hiến pháp luôn kiểm soát và cân bằng quyền lực giữa nhà nước và nhân dân bằng các thiết chế “nhị quyền phân định”. Đó là sự tương hỗ trong cách đối ứng của “quyền dân sự bất phục tùng” của nhân dân và “nghĩa vụ chấp Hiến” của nhà nước.

Tất nhiên như các nhà tư tư tưởng đã làm rõ cách đây hàng ngàn năm, Nhà nước không được quá yếu trước chức năng gìn giữ trật tự xã hội, nhưng cũng không được quá mạnh để dẫn đến nguy cơ lạm quyền.

Thông qua sự phân định quyền lực mang tính rạch ròi này là cơ sở để hóa giải những mâu thuẫn giữa nhà nước và nhân dân trên tinh thần ôn hòa, biết tôn trọng lẫn nhau mà không cần phải sử dụng đến sự nổi loạn và nhà tù.

Ngoài ra, nó được coi là vũ khí duy nhất để nhân dân chống lại “liên minh mafia” từ các nhóm lợi ích khi đã chi phối đến toàn bộ hệ thống hành pháp-tư pháp-lập pháp.

Chỉ như vậy mới thể hiện được sự khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất cho công dân chống nhà nước một cách có trách nhiệm và phi bạo lực để hướng nhà nước đến dân chủ và pháp quyền,  cũng như  bảo vệ hữu hiệu công dân trước sự trù dập của các cơ quan thi hành quyền lực nhà nước.

Chống nhà nước là hành động có nên làm?

Một khi nhà nước không còn là của dân, do dân, và vì dân trên thực tế thì chống lại nhà nước đó là hành vi tất yếu.

Công dân chống nhà nước được thể hiện qua sự bất tuân dân sự, hoặc nêu lên chính kiến phản biện, thậm chí là phê phán đường lối chính sách của nhà nước, cũng là để kiến thiết một xã hội vững mạnh, hoàn thiện và tiến bộ, góp phần thúc đẩy vào sự nghiệp chung của quốc gia. Nếu nhà nước không biết lắng nghe, không biết tin tưởng vào nhân dân, gán ghép cho đó là luận điệu chiến tranh tâm lý, nhằm kích động, xuyên tạc, hay phỉ báng… rồi bỏ tù, thì nhà nước đó chỉ là “của dân, do dân và vì dân” trên lý thuyết.

Bài học lịch sử cận đại Việt Nam vẫn còn đó, các tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, hay Hồ Chí Minh… là những người tiên phong trong việc  chống  nhà nước phong kiếnnửa thuộc địa đương thời để xóa bỏ sự nô dịch, lạc hậu, và bất công nhằm hướng đến một quốc gia độc lập, dân chủ. Hay như lực lượng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam cũng đã từng chống lại nhà nước VNCH cũng nhằm mục đích thống nhất dân tộc. Do đó, không thể xem chống nhà nước là hành vi hoàn toàn tiêu cực được.

Cũng vậy, lực lượng “bất đồng chính kiến” hiện nay chống lại những biểu hiện sai trái của nhà nước hay đấu tranh đòi quyền làm người thì đó cũng là phản ánh ước muốn tự do, dân chủ cho đất nước theo cách riêng của họ.

Tất cả sự chống lại những biểu hiện lạc hậu của một mô hình nhà nước hay đường lối nhà nước đều xuất phát từ tấm lòng thiêng liêng, lý tưởng cao đẹp, khát vọng cống hiến đối với Tổ quốc. Đó đều là những con người dũng cảm và thủ đắc cho mình một khả năng kiến tạo đất nước theo sức sống của thời đại.

Cần có cái nhìn biện chứng cho hành vi chống nhà nước

Trong thời điểm hiện tại, mọi cách hành xử bằng bạo lực đều đáng bị lên án. Chống nhà nước bằng bạo lực đều không được thừa nhận.

Chống nhà nước bằng các công cụ phi bạo lực luôn là hành vi tích cực, sản phẩm tạo ra là các cuộc đối thoại sòng phẳng giữa nhà cầm quyền và nhân dân, qua đó mang đến sự gắn kết và hiểu biết lẫn nhau giữa người chấp hành và người thi hành pháp luật.

Nhân dân có quyền chống nhà nước trên tinh thần thượng tôn pháp luật, nhưng nhà nước không được chống lại nhân dân. Nhà nước chỉ có thể mang lại lợi ích để “mua chuộc”  nhân dân bảo vệ cho chính mình chứ không phải sử dụng quyền hành và vũ lực trấn áp dân để tồn tại.

Hơn hết, kết tội cho hành vi “làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội dung chống nhà nước” không những tước đoạt quyền tự do thông tin cơ bản, làm liên đới cho công tác nghiên cứu khoa học xã hội mất đi tính sáng tạo mà còn đưa cả hệ thống tư tưởng hiện hành sống trong thời kỳ “bao cấp tư duy”.

Chống nhà nước là môt quy luật tất yếu của sự phát triển, đó là một quá trình phủ định không phải nhằm loại bỏ Nhà nước ra khỏi đời sống, để rơi vào trạng thái “vô nhà nước”, mà để xây dựng một nhà nước mới biết phục vụ dân chúng một cách tốt hơn.

Cuối cùng, với những giới hạn trong nhận thức mang tính lịch sử cụ thể, tùy thuộc vào thời điểm mà chân lý luôn được kiểm chứng bằng tính xê dịch, đòi hỏi chúng ta có một cách nhìn cởi mở hơn cho hành vi chống nhà nước trong thời điểm hiện nay, tạo tiền đề xây dựng một nhà nước pháp quyền hiện hữu ở bất cứ thể chế chính trị nào và một một xã hội dân sự lành mạnh hơn.

Gửi trực tiếp cho Anhbasam

Phản hồi của tác giả bài viết, ngày 27/9/2012:

Xin rất cảm ơn các độc giả quan tâm, đã bỏ chút thời gian và trí tuệ để phản hồi vạch ra nhiều sai sót và hạn chế cho bài viết của tôi. Đây là điều mà tôi rất thích thú với trang AnhBaSam vì “còm”… quá chất lượng.

Xin cảm ơn Bác “Ngu Dân Nói” đã chỉ ra sự nhầm lẫn trong dẫn chứng trường hợp của Bruno là lên giàn “hỏa thiêu” chứ không phải là lên “máy chém” như tôi đã viết. Đây là “lỗi của cậu đánh máy”, nhưng sẽ là bài học quí giá cho tôi cần phải có “trách nhiệm cho sự thật của lịch sử” khi không chịu đính chính sớm với BTV Basam như trường hợp của nhà văn Phạm Đình Trọng trong bài viết “Tôi dự phiên tòa của CLB Nhà báo tự do ở công an phường Bến Thành”.

Và đặc biệt xin chân thành cảm ơn 1 lời khuyên dành cho tôi rất độc đáo. Tôi đã suy ngẫm và trăn trở nhiều về nó khi tôi đang bắt đầu định hình trong nhận thức và đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời. Nên là một nhà khoa học để cống hiến cho đất nước hay là một nhà chính trị để dấn thân cho lý tưởng?

Khoa học là khai minh, chính trị là tuyên truyền. Đó là nhận thức căn bản đầu tiên của tôi. Giữa khai minh và tuyên truyền hoàn toàn đấu tranh lẫn nhau, nhưng dường như nó lại là “sự thống nhất giữa 2 mặt đối lập” biết cách nương tựa vào nhau. Khoa học muốn tiếp cận vào giới bình dân và được thừa nhận thì khoa học cần phải thỏa hiệp với chính trị, chính trị muốn bền vững thì vẫn phải nhờ cậy vào khoa học. Nếu khoa học đối đầu với chính trị thì khoa học không thể khai minh, nếu chính trị đối đầu với khoa học thì chính trị không thể tuyên truyền hiệu quả. Trong thời điểm loạn lạc thì nòng súng cần hơn cây viết, trong thời bình cây viết tỏ ra có ưu thế hơn nòng súng.

… Vì thế, Galileo không phải là kẻ hèn nhát và cơ hội! Mà chỉ để được đi đến đích, đó là KHAI SÁNG và KHAI MINH.

Đấy là điểm cốt lõi giữa khoa học và chính trị mà bài viết của tọi muốn hướng đến.

Nhân đây tôi xin mạn phép kể một câu chuyện. Cách đây gần 2 năm, tôi tìm đến một vị giáo sư của giảng dạy cho tôi. Tôi đến với ổng bằng một cái đầu rỗng (không chịu sự chi phối của bất kỳ hệ tư tưởng nào), một trái tim lạnh tanh và một khí chất của ngọn lửa. Tôi đặt ra hàng loạt câu hỏi như: vì sao có nhà nước? xã hội có cần phải có pháp luật không? như thế nào là người công dân? Sự tử tế là gì. Nó khác gì so với đạo đức? điều gì làm cho con người đam mê quyền lực và tham lam tiền bạc? Tinh thần trách nhiệm có cần thiết không hay là nên quăng nó vào sọt rác? Tổ quốc là gì, đó có phải là nơi mang lại cho ta hạnh phúc?…

Từ 8h tối cho đến 3h sáng ổng trả lời hàng loạt tất cả các câu hỏi của tôi. Nhưng, tôi chỉ chờ và phản biện như thách đấu lại các quan điểm của ổng.

Một tuần sau tôi lại ghé đến ổng, ổng ra gặp tôi và nói. Tôi nói bằng Tiếng Việt mà hình như anh lại không hiểu, hôm nay tôi muốn nói chuyện với anh bằng tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp cho đúng nguyên bản”. Tôi trả lời: “Em không biết Tiếng Anh lẫn tiếng Pháp”. Ổng tiếp lời: “thế thì anh về đi. Khi nào nói được tiếng Anh hay Tiếng Pháp thì hãy đến tìm tôi”… Thế là ổng không tiếp và đuổi tôi về.

Thưa các anh, chú (bác) đã quan râm, tôi rất muốn trao đổi với tất cả quí vị về những vấn đề đã nêu ra, nhưng tôi nghĩ bây giờ tôi chỉ ghi nhận các quan điểm của quí vị. đợi khi tôi tích lũy thêm kiến thức, kiếm được tấm bằng đại học làm “phương tiện lận lưng”, tôi sẽ quay trở lại tìm quý vị.

Mến chào trong thân ái!

Phạm Lê Vương Các

100 bình luận to “1270. Cần nhìn nhận hành vi chống nhà nước từ nhiều góc độ”

  1. Quang Hòa said

    Tôi xin tríc câu nói dưới đây của Chủ tịch Hồ Chí Mình để thể hiện việc mình có chung quan điểm với sinh viên Phạm Lê Vương Các “Trong những lần khẳng định: ở nước Việt Nam, mọi quyền bính đều thuộc về nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định rõ mối quan hệ giữa Chính phủ và người dân. Người viết: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”[1]. “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, NXB Sự Thật, trang 283).

    Quang Hòa

  2. Là chính mình said

    Chào Phạm Lê Vương Các,

    Tôi rất thích bài viết của em ở cái chổ em không bao giờ phán xét một điều chủ quan, mà luôn phân tích hai mặt đối lập của một vấn đề.

    Tư tưởng như vậy, nếu làm quan cả trăm họ được nhờ…

    Một sinh viên năm 3 như em, nhận định đánh giá và viết như vậy quả là đáng phục

  3. ĐVDQ said

    Tuyệt vời! Bạn là kết quả nhồi sọ sinh viên của Đảng ta! Hãy ra trường, luồn lách để trở thành quan cai trị nhân dân. Bạn rất có năng khiếu đó!

  4. Dân Ngu nói said

    Bạn Phạm Lê Vương Các ạ,trước hết tôi xin đính chính lại còm của tôi là “Dân Ngu nói” chứ không phải “Ngu Dân Nói”,thứ đến là bạn lại hiểu lầm giữa hai phạm trù khoa học và chính trị khi bạn cho rằng:
    Trích:
    Khoa học là khai minh, chính trị là tuyên truyền. Đó là nhận thức căn bản đầu tiên của tôi. Giữa khai minh và tuyên truyền hoàn toàn đấu tranh lẫn nhau, nhưng dường như nó lại là “sự thống nhất giữa 2 mặt đối lập” biết cách nương tựa vào nhau. Khoa học muốn tiếp cận vào giới bình dân và được thừa nhận thì khoa học cần phải thỏa hiệp với chính trị, chính trị muốn bền vững thì vẫn phải nhờ cậy vào khoa học. Nếu khoa học đối đầu với chính trị thì khoa học không thể khai minh, nếu chính trị đối đầu với khoa học thì chính trị không thể tuyên truyền hiệu quả. Trong thời điểm loạn lạc thì nòng súng cần hơn cây viết, trong thời bình cây viết tỏ ra có ưu thế hơn nòng súng.
    ——————————————————–
    theo tôi khoa học làm gì phải thỏa hiệp với chính trị,người làm công tác khoa học là họ muốn đem kiến thức hiểu biết của mình,tìm tòi khám phá những điều mà nhân loại chưa biết và chưa hiểu về thiên nhiên,đồng thời họ muốn xử dụng sức mạnh thiên nhiên phục vụ cho lợi ích của con người.Vì vậy người làm công tác khoa học họ không quan tâm đến chính trị, cũng như thể chế chính trị mà mình đang sống là thuộc loại thể chế chính trị nào bạn ạ?
    Còn người làm chính trị giỏi và chân chính nếu như họ biết tận dụng những thành tựu khoa học vào cơ chế điều hành của mình, với mục đích muốn cho đất nước phát triển dân giàu nước mạnh.Một khi đất nước có giàu mạnh, thì thể chế chính trị của họ mới được ổn định dài lâu, tên tuổi của họ mới được sử sách lưu truyền.
    Còn họ làm chính trị mà không quan tâm đến khoa học thì cũng chẳng sao, nhưng nếu họ không biết kết hợp giữa chính trị và khoa học, thì thể chế chính trị của họ sẽ bị ảnh hưởng, do đất nước chậm phát triển nghèo nàn và lạc hậu, sẽ ảnh hưởng đến tiền đồ chính trị đương thời và cả sau này của họ, sử sách thay vì vinh danh họ sẽ quay lại kết án họ vậy thôi?Đơn cử như thể chế chính trị nước Ý và cả Thiên Chúa Giáo thời Bruno và Galileo, ngày nay bị cả thế giới lên án về việc làm sai trái của họ đối với hai nhà triết học Bruno và Galileo.
    Nghĩa là khoa học không cần đến chính trị, nhưng ngược lại thể chế chính trị muốn khai mở dân trí, muốn đất nước phát triển muốn lưu danh hậu thế phải cần đến khoa học.Vì vậy giữa khoa học và chính trị hổ tương với nhau chỉ có một chiều,nghĩa là khoa học không cần chính trị, nhưng chính trị lại cần khoa học để duy trì và phát triển xã hội.
    Tôi lấy một ví dụ cho bạn dễ hiểu như sau;
    Thời của Bruno và Galileo là những nhà triết học, điều xuất thân là linh mục và tu sĩ, nhưng họ dám dũng cảm chống lại tư tưởng Thiên Chúa Giáo, đứng ra ủng hộ, Thuyết nhật tâm của Nicolaus Copernicus,thì những nhà triết học đó có quan tâm đến thể chế chính trị mình đang sống,hoặc áp dụng thể chế chính trị đó vào quan điểm khoa học của mình hay không?Nếu như nhà triết học Bruno và Galileo đó cần sự thừa nhận và sự thỏa hiệp của nền chính trị hiện hành, thì tôi cam đoan với bạn nhà triết học Bruno đó không bị đưa lên dàn hỏa và Galileo chẳng phải bị chết trong tù.Đồng thời ngày nay nền khoa học của nhân loại, chẳng tốn giấy mực để vinh danh tên tuổi cũng như những phát hiện khoa học của những nhà triết học và khoa học đó làm gì?Đồng thời thể chế chính trị thời của họ sống có quan tâm đến những phát minh khoa học của họ hay không họ cũng không màng quan tâm đến.Tóm lại khoa học không cần chính trị, khoa học vẫn khai minh nhưng chính trị không biết vận dụng khoa học sẽ bị hạn chế, Vì vậy giữa khoa học và chính trị hổ tương với nhau chỉ có một chiều và khoa học không cần phải thỏa hiệp với chính trị là như vậy đấy bạn ạ?
    Tôi phân tích cụ thể như vậy để bạn hiểu và phân biệt một cách rạch ròi về hai phạm trù khoa học và chính trị,không theo như suy nghĩ lệch lạc của bạn về hai phạm trù khoa học và chính trị mà bạn đã phân tích trong bài viết phản hồi,chào bạn.

    • huythuanvu said

      Trong trường hợp này, nên hiểu diễn đạt của ban SV theo khái niệm “người làm khoa học-nhà khoa học” và “người làm chính trị-chính trị gia”. Nhà khoa học Galieo đã có sự “khôn ngoan” của một chính trị gia, để cuối cùng ông vẫn nói cho thế giới biết rằng “Dù sao thì trái đất vẫn quay”.

    • Dân Ngu nói said

      Bạn huythuanvu, bạn có hiểu Galieo bị chết như thế nào không mà bạn cho rằng “Nhà khoa học Galieo đã có sự “khôn ngoan” của một chính trị gia”,đồng thời bạn nên đọc lại bài phản hồi của bạn Phạm Lê Vương Các viết về hai phạm trù “khoa học và chính trị” như thế nào, mà bạn bắt tôi phải hiểu theo cách diễn đạt của bạn?

  5. LeQuocTrinh said

    Thân chào bạn Phạm Lê Vương Các,

    Đọc xong lời tâm sự cúa bạn tôi cảm thấy thích thú. Ít ra bạn cũng rất trung thực để giãi bầy tâm tư nơi chốn công cộng “ảo” này.

    Hình như bạn cũng có vài suy nghĩ mắc mứu về hai lĩnh vực “khoa học” và “chính trị” như tôi ngày xưa thì phải. Tôi tin rằng bạn còn trẻ và đang thực hiện nốt hai niên khoá sau cùng về ĐH KH, trước khi bước vào đời lăn lộn kiếm cơm áo và “làm khoa học” theo đúng ý nghĩa của nó. Tôi hy vọng bạn hãy còn giữ nhiệt tình tìm hiểu để tự thắp đuốc và tìm ra chân lý cho chính bạn sau này.

    Tôi là người đi trước, có cơ hội đào sâu kiến thức kinh nghiệm trong xã hội tân tiến Bắc Mỹ, và cũng từng chao đảo, mệt nhọc, căng thẳng, chán chường vì môi trường làm việc. Tôi chỉ có thể so sánh như thế này chắc bạn sẽ hiểu ra: Khoa học là Đạo (con đường khai minh cho trí tuệ) còn Chính trị là cuộc sống ta bà nhị nguyên (với hàng trăm yếu tố tạo nên cộng nghiệp đưa đẩy ảnh hưởng lên tâm trí bạn). Bạn thích tìm tòi KH khai phá trí tuệ để giữ vững cái Tâm trong sáng trong lúc môi trường sống xung quanh tác động liên hồi, quay cuồng. Bạn hẳn biết ông kỹ sư VN Lê Văn Tạch làm việc cho cty Nhật Toyota, ông ta vì lương tâm nghề nghiệp mà phải đứng lên vạch trần những thủ đoạn che đậy của Toyota nhằm làm giảm chất lượng xe, nguy hiểm cho người tiêu dùng. Đó là một mẫu người dám có can đảm sống và làm việc vì luơng tâm KH trong sáng. Trong xã hội VN ngày nay có được bao nhiêu người dám sống như thế ?

    Bạn chắc chưa biết rằng cơ chế chính trị do ông tt Bush (con) tổ chức đã nhắm mắt làm ngơ trước lời đề nghị củng cố hệ thống đê điều của Hiệp Hội Kỹ Sư Công Chánh tiểu bang Louisiana trước khi cơn bão Katrina (cấp 5) tràn đến. Hậu quả tai hại này khiến cho cả thành phố Nhạc Jazz bị chìm sâu dưới 5m nước: một bài học đắng cay nhớ đời cho chính quyền HK. Những người làm khoa học nên mang lương tâm trong sáng vì nhân loại nhưng họ không có quyền quyết định. Ngược lại những lãnh tụ chính trị do dân bầu lên để phân tích tình hình lấy quyết định tối hậu cho đất nước, cần phải có cái nhìn rộng hơn, sát thực tiễn hơn để tránh sai lầm tai hại. Hai thực thể này luôn luôn đi đôi để hỗ tương cho nhau.

    Bạn quan sát sự cố Đập Thuỷ Điện Sông Tranh từ 6 tháng qua ắt hiểu. Một tập đoàn lãnh đạo Nhà Nước không do dân bầu, không có chính danh thì họ không thể nào “vì dân” hành sự. Cho nên tập thể GSTS ca hát (KH) chỉ là một đám vô tích sự, không thể vì lương tâm nghề nghiệp mà dám lấy trách nhiệm. Họ đùn đẩy trách nhiệm lên thủ tướng NTD, thủ tướng đùn trách nhiệm lên ông phó tt Hoàng Trung Hải. Rốt cuộc hàng ngàn hộ dân miền Trung cứ sống mãi trong lo âu sợ sệt. Người dân có lý hoàn toàn, vì 10 năm trước đây họ không bao giờ nghe đến hai chữ “động đất” khi mà cái đập thuỷ điện chưa hình thành.

    Đấy là một ví dụ điển hình về khoa học và chính trị quá chính xác, mong bạn hiểu.

    Chào thân ái,

    Lê Quốc Trinh, Canada

  6. Phạm Lê Vương Các said

    Xin rất cảm ơn các độc giả quan tâm, đã bỏ chút thời gian và trí tuệ để phản hồi vạch ra nhiều sai sót và hạn chế cho bài viết của tôi. Đây là điều mà tôi rất thích thú với trang AnhBaSam vì “còm”… quá chất lượng.
    Xin cảm ơn Bác “Ngu Dân Nói” đã chỉ ra sự nhầm lẫn trong dẫn chứng trường hợp của Bruno là lên giàn “hỏa thiêu” chứ không phải là lên “máy chém” như tôi đã viết. Đây là “lỗi của cậu đánh máy”, nhưng sẽ là bài học quí giá cho tôi cần phải có “trách nhiệm cho sự thật của lịch sử” khi không chịu đính chính sớm với BTV Basam như trường hợp của nhà văn Phạm Đình Trọng trong bài viết “Tôi dự phiên tòa của CLB Nhà báo tự do ở công an phường Bến Thành”.
    Và đặc biệt xin chân thành cảm ơn 1 lời khuyên dành cho tôi rất độc đáo. Tôi đã suy ngẫm và trăn trở nhiều về nó khi tôi đang bắt đầu định hình trong nhận thức và đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời. Nên là một nhà khoa học để cống hiến cho đất nước hay là một nhà chính trị để dấn thân cho lý tưởng?
    Khoa học là khai minh, chính trị là tuyên truyền. Đó là nhận thức căn bản đầu tiên của tôi. Giữa khai minh và tuyên truyền hoàn toàn đấu tranh lẫn nhau, nhưng dường như nó lại là “sự thống nhất giữa 2 mặt đối lập” biết cách nương tựa vào nhau. Khoa học muốn tiếp cận vào giới bình dân và được thừa nhận thì khoa học cần phải thỏa hiệp với chính trị, chính trị muốn bền vững thì vẫn phải nhờ cậy vào khoa học. Nếu khoa học đối đầu với chính trị thì khoa học không thể khai minh, nếu chính trị đối đầu với khoa học thì chính trị không thể tuyên truyền hiệu quả. Trong thời điểm loạn lạc thì nòng súng cần hơn cây viết, trong thời bình cây viết tỏ ra có ưu thế hơn nòng súng.
    … Vì thế, Galileo không phải là kẻ hèn nhát và cơ hội! Mà chỉ để được đi đến đích, đó là KHAI SÁNG và KHAI MINH.
    Đấy là điểm cốt lõi giữa khoa học và chính trị mà bài viết của tọi muốn hướng đến.
    Nhân đây tôi xin mạn phép kể một câu chuyện. Cách đây gần 2 năm, tôi tìm đến một vị giáo sư của giảng dạy cho tôi. Tôi đến với ổng bằng một cái đầu rỗng (không chịu sự chi phối của bất kỳ hệ tư tưởng nào), một trái tim lạnh tanh và một khí chất của ngọn lửa. Tôi đặt ra hàng loạt câu hỏi như: vì sao có nhà nước? xã hội có cần phải có pháp luật không? như thế nào là người công dân? Sự tử tế là gì. Nó khác gì so với đạo đức? điều gì làm cho con người đam mê quyền lực và tham lam tiền bạc? Tinh thần trách nhiệm có cần thiết không hay là nên quăng nó vào sọt rác? Tổ quốc là gì, đó có phải là nơi mang lại cho ta hạnh phúc?…
    Từ 8h tối cho đến 3h sáng ổng trả lời hàng loạt tất cả các câu hỏi của tôi. Nhưng, tôi chỉ chờ và phản biện như thách đấu lại các quan điểm của ổng.
    Một tuần sau tôi lại ghé đến ổng, ổng ra gặp tôi và nói. Tôi nói bằng Tiếng Việt mà hình như anh lại không hiểu, hôm nay tôi muốn nói chuyện với anh bằng tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp cho đúng nguyên bản”. Tôi trả lời: “Em không biết Tiếng Anh lẫn tiếng Pháp”. Ổng tiếp lời: “thế thì anh về đi. Khi nào nói được tiếng Anh hay Tiếng Pháp thì hãy đến tìm tôi”… Thế là ổng không tiếp và đuổi tôi về.
    Thưa các anh, chú (bác) đã quan râm, tôi rất muốn trao đổi với tất cả quí vị về những vấn đề đã nêu ra, nhưng tôi nghĩ bây giờ tôi chỉ ghi nhận các quan điểm của quí vị. đợi khi tôi tích lũy thêm kiến thức, kiếm được tấm bằng đại học làm “phương tiện lận lưng”, tôi sẽ quay trở lại tìm quý vị.
    Mến chào trong thân ái!

  7. Hai Mập said

    Đọc qua bài “Cần nhìn nhận hành vi chống nhà nước từ nhiều góc độ”
    Phạm Lê Vương Các – Sinh viên năm thứ 3 ĐH
    Tôi cũng có vài nhận xét sau:
    – Tôi không nghĩ bạn đang là sinh viên, lại mới là sinh viên năm thứ 3, vì, nhìn chung, tôi cũng biết khá rõ tình hình năng lực, kiến thức, nhất là về chính trị, của sinh viên chúng ta hiện nay như thế nào.
    – Nếu bạn quả đang là sinh viên, thì tôi đồng ý với nhận xét của một độc giả khác là: nhìn chung bài viết còn hạn chế ở kiến thức hiểu biết về lịch sử khoa học,cũng như trình độ hiểu biết về chính trị nên bạn Vương các còn bị ngộ nhận ở nhiều vấn đề, nhiều luận điểm.
    Thứ nhất, nhà nước luôn mang tính giai cấp. Trong xã hội có nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp dân cư khác nhau, đi kèm với nó là những lợi ích khác nhau, thì Nhà nước phải là của giai cấp nắm quyền và phục vụ trước hết cho lợi ích của giai cấp cầm quyền rồi mới đén lợi ích của giai cấp khác. Không có nhà nước chung chung. Nhà nước Hoa Kỳ, trước hết cũng nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản cầm quyền, luân phiên nhau bởi hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, sau đấy mới đến các giai tầng khác trong xã hội. Vì vậy , bạn rất khập khiễng khi so sánh: “Tại các nước dân chủ, nhà nước với tư cách là một mô hình được đông đảo người dân lựa chọn xây dựng nên, và cũng có quyền hạ bệ khi cảm thấy nó không phù hợp với dòng chảy văn minh thông qua phiếu bầu. Cho nên chống lại mô hình nhà nước này hay nhà nước khác là phương thức để người dân có thể quyết định tương lai chính trị của họ, cũng như là cách thể hiện ý thức trách nhiệm của công dân đối với đất nước.
    Trong khi đó các quốc gia theo con đường xây dựng XHCN, xem xét trên bình diện lý luận, mô hình nhà nước với tư cách là công cụ để thực hiện chức năng chuyên chính cho một giai cấp nhất định để bảo vệ sự thống trị của giai cấp mình và sẵn sàng trấn áp các lực lượng đối kháng nhằm mục đích xây dựng “vì cái chung trong lý tưởng” . Với lẽ đó, chống lại nhà nước XHCN ở đây luôn được nhà cầm quyền xem là mối đe dọa lực lượng thống trị, an ninh quốc gia, phá vỡ khối đại đoàn kết thống nhất, và lý tưởng của toàn dân”. Nhà nước ở Mỹ, hay ở Anh, Pháp cũng vậy. Khi an ninh, sự tồn vong của nhà nước bị đe dọa họ cũng sãn sàng có biện pháp để can thiệp (còn can thiệp như thế nào, đến đâu, bằng hình thức, phương pháp nào lại là chuyện khác).
    Thứ hai, cũng vì những hạn chế nêu trên nên bạn lại khập khiễng khi so sánh: “Bài học lịch sử cận đại Việt Nam vẫn còn đó, các tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, hay Hồ Chí Minh… là những người tiên phong trong việc chống nhà nước phong kiếnnửa thuộc địa đương thời để xóa bỏ sự nô dịch, lạc hậu, và bất công nhằm hướng đến một quốc gia độc lập, dân chủ. Hay như lực lượng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam cũng đã từng chống lại nhà nước VNCH cũng nhằm mục đích thống nhất dân tộc. Do đó, không thể xem chống nhà nước là hành vi hoàn toàn tiêu cực được.
    Cũng vậy, lực lượng “bất đồng chính kiến” hiện nay chống lại những biểu hiện sai trái của nhà nước hay đấu tranh đòi quyền làm người thì đó cũng là phản ánh ước muốn tự do, dân chủ cho đất nước theo cách riêng của họ”. Bạn gom cả một mớ vào với nhau, cũng như cho tất cả chiến tranh vào một rọ mà không phân biệt được bản chất của nó. Cũng là chiến tranh, nhưng có chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh bảo vệ hòa bình, chiến tranh giải phóng dân tộc khỏi áp bức nô lệ, chống giặc ngoại xâm.. thì được mọi người ủng hộ. Còn chiến tranh phá hoai, chiến tranh hủy diệt loài người thì bị cả loài người len án..
    Tôi còn nhiều đieuf muốn trao đổi với bạn. Hẹn gặp lại lần sau.

  8. Dân Ngu nói said

    Đọc qua bài Cần nhìn nhận hành vi chống nhà nước từ nhiều góc độ
    Phạm Lê Vương Các – Sinh viên năm thứ 3 ĐH
    Tôi có vài nhận xét sau:
    Theo tôi do bạn Vương Các được sống và học tập dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, do bị nhồi nhét những kiến thức theo khuôn mẫu của nhà nước XHCNVN,nên ít nhiều gì hệ tư tưởng cũng chưa thoát khổi những ràng buộc do cơ chế tạo nên.Tuy vậy theo tôi bài viết của bạn Vương Các một sinh viên năm thứ 3 ĐH, so với đa phần tư tưởng những sinh viên nói riêng và thanh niên hiện nay, là một bước đột phá cá nhân để cho các bạn sinh viên hiện nay, lấy đó mà suy ngẫm cho thái độ và trách nhiệm của mình đối với quê hương và tổ quốc VN.
    Nhưng nhìn chung bài viết còn hạn chế ở kiến thức hiểu biết về lịch sử khoa học,cũng như trình độ hiểu biết về chính trị nên bạn Vương các còn bị ngộ nhận khi cho rằng;
    Trích:
    Rồi trường hợp của Bruno phải lên máy chém vì ủng hộ thuyết “nhật tâm” đã đi ngược lại hệ thống tư tưởng của giai cấp cầm quyền đương thời . Đó là cái giá đắt phải trả cho những tư tưởng đi trước thời đại khi mà lực lượng thống trị nhà nước không thể bắt kịp .Tuy nhiên, cũng rất dễ dàng để thoát khỏi sự trừng phạt cho hành vi này nếu biết quỳ gối “xin chừa” như Galileo đã từng làm.
    ——————————————————–
    Nhà triết học Bruno là một linh mục nhưng dám dũng cảm chống lại tư tưởng Thiên Chúa Giáo, dám hy sinh bản thân mình, khi đứng ra ủng hộ, Thuyết nhật tâm của Nicolaus Copernicus,nên Bruno bị tòa án La Mã kết tội là một dị giáo và bị hỏa thiêu tại Roma năm 1600.Còn Galileo Galilei nếu là người mang tư tưởng hèn nhát như bạn Vương Các nói ở trên là nếu biết quỳ gối “xin chừa” để thoát tội, thì ngày nay nhân loại này chả ai thèm vinh danh Galileo.Theo nhân loại thì những tấm gương dám hy sinh hết mình bảo vệ cho chân lý khoa học của mình đó mới thật sự là đáng quý đó mới thật sự là đáng được nhân loại tôn vinh.Vì vậy Theo đánh giá của nhà khoa học người Anh Stephen Hawking, Galileo là người ảnh hưởng nhiều nhất đối với sự ra đời của khoa học hiện đại hơn bất kỳ người nào khác.,[30] Albert Einstein gọi ông là cha đẻ của khoa học hiện đại.Đó là tôi chỉ mới nói đến khía cạnh của những người làm công tác khoa học thôi, người ta đã có những tư tưởng kiên định như vậy,huống gì là những người làm chính trị mà bạn Vương Các lại bảo :
    Trích;
    Các cách thức này dường như vẫn còn đang hiện hữu ở nước ta. Mức án nặng nề luôn dành cho những ai ngoan cố, và rất khoan hồng cho những ai biết ăn năn hối cải. Như chúng ta đã từng thấy sự khôn ngoan của Lê Công Định và sự “dại dột” của Trần Huỳnh Duy Thức.
    ————————————————————
    Câu nói trên là chứng tỏ bạn hơi nghiên về lập trường của nhà nước độc tài,vì chỉ có những nhà nước độc tài mới không sử dụng luật pháp,mà một khi không sử dụng luật, thì đối với những người không cùng lập trường hay quan điểm với mình, thì họ điều gán ghép những người đó là những phần tử, có hành động nguy hiểm đối với quyền hành, cũng như thể chế chính trị của họ.Vì vậy tòa án trong những chế độ độc tài xử án không căn cứ theo luật định, mà họ xử án theo sự chỉ đạo,nên mức án nặng hay nhẹ là tùy thuộc vào người bị xử án, có biết nghe lời chỉ đạo của họ hay không,nếu biết nghe lời thì án nhẹ,không biết nghe lời vẫn giử lập trường của mình thì sẽ bị án nặng thế thôi.
    Bạn nên nhớ rằng những người làm chính trị, thường họ có tư tưởng và lập trường rất rõ ràng, vì vậy họ chấp nhận hy sinh bất chấp tù tội, hay cả mạng sống của mình cho cái lý tưởng mà mình đã chọn.Chứ họ không có tư tưởng hèn nhát, hoặc bị khuất phục trước bất kỳ thế lực nào, hay nếu biết quỳ gối “xin chừa” như tư tưởng trong bài viết của bạn,khi mà bạn cho rằng “Như chúng ta đã từng thấy sự khôn ngoan của Lê Công Định và sự “dại dột” của Trần Huỳnh Duy Thức.”
    Với một người có lập trường chính trị non kém như bạn, thì bạn cho thái độ nhận tội thành khẩn biết quỳ gối “xin chừa” như Lê Công Định là “sự khôn ngoan” và thái độ dũng cảm không chấp nhận cúi đầu của Trần Huỳnh Duy Thức là sự “dại dột”.Chứ theo tôi người làm chính trị mà thái độ ương hèn như Lê Công Định,khi bị bắt đã thành khẩn nhận tội,biết ăn năng hối cải như lời bạn nói, thì chỉ đáng được cho là loại chính trị cơ hội và nữa mùa mà thôi bạn ạ.
    Còn thái độ của Trần Huỳnh Duy Thức.” Mà bạn cho là sự “dại dột”,thì tôi thành thật khuyên bạn nên chịu khó xem lại sử nước VN chúng ta nói riêng và thế giới nói chung,bạn sẽ thấy những tấm gương của những người đấu tranh chính trị như Nguyễn Thái học, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu,kể cả Hồ Chí Minh….v..v…. họ bất khuất như thế nào,thì bạn sẽ thấy sự “dại dột” của Trần Huỳnh Duy Thức nó đáng giá gấp trăm ngàn lần cái sự “khôn ngoan” của Lê Công Định.Bạn còn cho rằng:
    Trích:
    Trong thời điểm hiện tại, mọi cách hành xử bằng bạo lực đều đáng bị lên án. Chống nhà nước bằng bạo lực đều không được thừa nhận.
    ——————————————————
    Câu viết trên của bạn, chứng tỏ bạn nếu không có cái nhìn ấu trĩ về tình hình “đấu tranh chống lại nhà nước” của nước trên thế giới nói chung và của VN ta nói riêng,thì cũng thể hiện cái tư tưởng đấu tranh theo cách cầu an, được hay không được gì cũng không sao, miễn là mình cũng có tư tưởng đấu tranh theo kiểu đàm thoại là được rồi là tich cực lắm rồi.Bạn nên biết rằng trên thế giới hiện nay, có “rất nhiều phương pháp đấu tranh chống lại nhà nước”,không bằng hình thức này thì bằng hình thức khác,tùy theo tình hình mỗi nước,tùy theo môi trường, cũng như hiến pháp và luật pháp của mỗi nước,đồng thời cũng tùy thuộc vào cách hành xử các nhà lãnh đạo đất nước đối với nhân dân.Có những nước người dân đấu tranh chống lại nhà nước,thay đổi sự điều hành, thay đổi những người lãnh đạo yếu kém, bằng những lãnh đạo có năng lực tốt hơn,từ chính “lá phiếu” của mình,đó là đối với những nước có một nền tự do dân chủ đúng nghĩa,người dân được toàn quyền tự do lựa chọn lãnh đạo theo ý thích của mình,đơn cử như các nước Anh,Mỹ,Nhật,Pháp,Hàn Quốc,…v..v….. Còn đối với những thể chế mà miệng thì kêu gọi tự do dân chủ, nhưng lại thể hiện cách cai trị theo kiểu độc tài,quân phiệt,ý kiến người dân không được tôn trọng, người dân không thể quyết định hay có quyền lựa chọn lãnh đạo bằng chính lá phiếu của mình, như các chế độ độc tài gần đây tại Trung Đông và Bắc Phi hiện nay, đơn cử như,Libi,Ai Cập,Syria,..v..v…
    Đối với những thể chế độc tài quân phiệt như vậy,người dân không thể đấu tranh bằng phương pháp phi bạo lực,nên buộc họ phải sử dụng đến biện pháp bất khả kháng, là phải đấu tranh bằng con đường bạo lực, nhầm thay đổi thể chế cai trị và một số nước họ đã và đang làm thành công.Vậy thì câu “, mọi cách hành xử bằng bạo lực đều đáng bị lên án. Chống nhà nước bằng bạo lực đều không được thừa nhận” của bạn, thể hiện một cái nhìn thật phiến diện và không đúng trong một số trường hợp, cũng như nhân dân một số nước đã và đang làm thành công . Vậy mà khi trả lời ý kiến của bạn Lê Quốc Trình bạn còn cho rằng:
    Trích:
    Mục đích của bài viết này của tôi cũng vậy, tôi tiếp cận từ góc độ của một người làm khoa học chứ không phải từ mục đích của một người làm chính trị.
    ——————————————————–
    Bạn đã nói như vậy thì bạn viết bài “Cần nhìn nhận hành vi chống nhà nước từ nhiều góc độ” với mục đích gì? Khi mà về mặt khoa học thì theo tôi trình độ sinh viên năm thứ ba như bạn còn chưa thấu đáo,còn về chính trị thì bạn đang sống trong một môi trường bị nhồi nhét theo hệ tư tưởng một chiều.nên lập trường chính trị còn non kém như bạn, thì bài viết của bạn nên góp ý về những biện pháp đấu tranh với nhà nước,chứ đừng vội phê phán về hành vi chống đối nhà nước của những người khác,thì theo tôi bài viết của bạn sẽ có giá trị hơn?
    Tôi khuyên bạn nếu là một người làm khoa học, thì bạn nên cố gắng học cho thật tốt, nắm bắt những kiến thức khoa học của nhân loại, để sao này phục vụ cho quê hương cho tổ quốc VN thân yêu của chúng ta, được ngày một tiến bộ hơn bắt kịp với đà phát triển khoa học của các nước tiên tiến là tốt rồi bạn ạ?Còn nếu như bạn có năng khiếu làm chính trị, dám đấu tranh cho lý tưởng của mình, thì bạn cũng nên học cho thật giỏi, đồng thời chịu khó xem những tấm gương ông cha của chúng ta nói riêng và thế giới nói chung, đấu tranh và làm chính trị như thế nào, rồi từ đó rút ra cho mình những kinh nghiệm đáng quý, góp phần cùng với những người dám đấu tranh, cho quê hương cho tổ quốc, xây dựng nên một nhà nước tự do công bằng,biết lo cho cái lo của toàn dân,biết khổ với cái khổ của toàn dân,thì tên tuổi của bạn sau này biết đâu sẽ được lưu truyền trong trang sử của VN.như những tấm gương của các bậc tiền nhân chúng ta đã để lại.
    Nhìn chung với một sinh viên năm thứ ba như bạn mặc dù trình độ khoa học và trình độ lý luận chính trị như bạn chưa đạt lắm, nhưng trong bài viết của bạn dám nêu ra một số ý kiến về “hành vi chống nhà nước” như vậy, theo tôi cũng ít nhiều khuyến khích các bạn sinh viên khác ngoài học vần chuyên môn của mình, cũng nên có cái nhìn và hiểu biết về thời cuộc của đất nước mà chúng ta đang sống,phải có tinh thần và trách nhiệm,biết thể hiện cuộc sống có ý nghĩa đối với quê hương và tổ quốc VN thân yêu của chúng ta. Tôi góp ý bài viết của bạn như vậy nếu có gì không vừa ý, bạn cứ nêu ra tôi sẽ bàn luận tiếp với bạn.

  9. LeQuocTrinh said

    Thân chào anh bạn Phạm Lê Vương Các,

    Tôi rất vui thích khi nhận được hồi âm của anh bạn Phạm Lê Vương Các về phản hồi của tôi, tiện thể cũng xin cám ơn AnhBa đã tạo cơ hội cho người trong nước tri âm với VK hải ngoại như tôi. Tôi xin phép làm một ngụm trà nóng ướp hoa sen thật sảng khoái để đọc và trả lời lá thư hồi âm này.

    Thành thật cám ơn anh bạn. Trước hết tôi xin tự giới thiệu tên là Lê Quốc Trinh, kỹ sư cơ khí Canada về hưu, 1 vợ 2 con, để anh bạn xưng hô dễ dàng. Theo Khổng giáo thì xem như tôi đã hoàn tất hai giai đoạn đầu (Tu thân, Tề gia), nay có chút thì giờ thì bàn chuyện “chính chị, chính em” với các bác trong nước cho vui. Còn hai giai đoạn chót (Trị quốc, Bình thiên hạ) tôi để cho 14 thành viên chóp bu của BCT thực hiện theo đúng nguyên tắc “16 chữ vàng và 4 điều tốt”.

    Nghe anh bạn thủ thỉ “là người làm khoa học” tôi hơi ngạc nhiên (trích: “Mục đích của bài viết này của tôi cũng vậy, tôi tiếp cận từ góc độ của một người làm khoa học chứ không phải từ mục đích của một người làm chính trị”). Có lẽ anh bạn là người lớn tuổi “đang sống và làm việc trong lãnh vực khoa học” nhưng bỏ thêm thì giờ rảnh để đăng ký học ĐH (sinh viên năm thứ ba). Nếu đúng thế thì anh bạn đã lớn tuổi rồi, nghe văn phong chững chạc, ăn nói khéo léo, là biết ngay thôi. Nghe anh bạn thú nhận không thể trả lời câu hỏi “quan điểm chính trị” vì không có hứng thú “uống trà” với các ông cán bộ Phòng Công Tác Chính Trị Sinh Viên, tôi rất ư thông cảm hoàn cảnh trên đe dưới búa của sinh viên ĐH VN.

    Nghe anh bạn diễn tả con đường Trung Đạo mà anh bạn phải đi theo, chẳng khác chi “con đường đu dây” mà các em học sinh nhỏ miền thượng du phải dò dẫm bước qua sông để đi học mỗi ngày, tôi thật tình ái ngại cho các bạn sinh viên trẻ thời nay. Nhớ lại thời niên thiếu của tôi dưới chính thể VNCH (trước 1975), biểu tình biểu tọt liên miên, nếm mùi lựu đạn cay và dùi cui dài dài, nhưng đâu đến nỗi phải “đu dây” nguy hiểm như thế. Tuy nhiên cẩn thận đấy! Khi đu qua bên phải (theo lề phải) khi đu qua bên trái (theo lề trái) mãi thì kiểu này chắc hẳn có ngày anh bạn sẽ bị tai nạn giao thông thảm khốc đấy. Biết đâu hôm nào vì lỡ quên đội mũ bảo hiểm mà anh bạn sẽ bị đưa vào đồn CA …rồi sau đó chuyện gì sẽ xảy ra ??? Đề nghị anh bạn nên liên lạc với cô Trịnh Kim Tiến (HN) để học thêm kinh nghiệm phòng thân nhé!

    Nghe anh bạn than thở tình trạng giao thông bát nháo hiện nay ở VN: Lề Phải / Lề Trái không có ranh giới rõ ràng, khiến cho tai nạn giao thông xảy ra hàng ngày, tôi cũng đành thông cảm xót xa với người dân thành phố. Đây là trách nhiệm chính của ông La Thăng họ Đinh, Bộ Trưởng GTVT. Anh bạn nên viết thư nói chuyện thẳng thắn với ông ấy đi.

    Tuy nhiên tôi thầm nghĩ “đường lối chính trị của Nhà Nước CS VN” thì ngược lại …rất ư rõ ràng minh bạch, lằn ranh giới hạn quá sức mãnh liệt. Xem gương ba nhà đấu tranh yêu nước vừa bị xử hôm qua thì hiểu ngay. Họ đi sai lề, không đúng đường lối Nhà Nước vạch ra từ 60 năm nay, thì họ phải vào nhà đá ngồi bóc lịch mút mùa, không cần biết có “tai nạn giao thông” hay không ? Tuy vậy nếu giả dụ anh bạn chót “ủng hộ một Nhà Nước CS bạo lực khủng bố đàn áp nhân dân” thì anh bạn đã đi đúng lề rồi, có gì mà phải e ngại “tai nạn giao thông” ?

    Thôi nhé, tâm sự với anh bạn sinh viên khá dài, tôi xin phép chấm dứt ở đây. Thân chúc anh bạn Phạm Lê Vương Các sức khoẻ khang an, bình yên vô sự.

    Lê Quốc Trinh, Canada

  10. Vân Hạnh said

    Tại các trường đại học ở VN đã có qui định nghiêm ngặt cấm sinh viên nói chuyện chính trị. Nếu em nào có biểu hiện tư duy chính trị, dù ở cấp độ nào đều sẽ bi kỉ luật, cao nhất là bị đuổi học. Còn ở các nước dân chủ, tuổi trẻ được tự do tư duy và phát huy mọi sang tạo của mình. Bài viết của sinh viên năm thứ ba ở một trường đại học tại Canada là phản ánh một trong những mặt tiến bộ nhất của nên gíao dục vì sự phát triển.
    Nhân mới đây, phó thủ tướng CHLB Đức gốc Việt Philipp Roesler đến nói chuyện tại Đại học KTQD Hà Nội trong thời gian ông ở thăm VN, tôi đã gặp một nữ sinh viên năm thứ 3 và một nam sinh viên năm thứ nhất và hỏi cảm tưởng các em về phát biểu của ông Philiô Roesler, thì em thứ nhất trả lời là em và các bạn được nghỉ học sớm và không được nghe. Con em sinh viên năm thứ nhẩy cho biết là em không hay biết gì cả. Qua đây co thể khẳng đinh răng giới cầm quyền Hà Nội rất sơ lớp trẻ được mở mang kiến thức. Bon CS VN biết rằng đất nước nhiều người giỏi và thông minh thì khó cai trị.Công cụ duy nhất đề tồn tại của giói cầm quyền HN đương thời không phải là lòng tin nữa, mà là dùng bạo lực, dối trá, reo rắc sự sợ hãi, bưng bít thông tin và sự thật.

  11. LeQuocTrinh said

    Nhận xét thêm:

    Tôi tự hỏi tác giả có thật là một sinh viên ĐH năm thứ ba (phân khoa nào ? ĐH nào ?). Tuy nhiên tôi có cảm tưởng bài viết này đăng lên đúng thời điểm Nhà Nước CS kết án nặng nề ba nhà đấu tranh Bloggers độc lập, dấy nên làn sóng phẫn nộ trong thế giới Mạng Lề Trái, để ném viên đá dò đường dư luận, đánh giá tầm nhìn của cư dân Mạng.

    Bài viết dài giòng lung tung văn phong có vẻ trí thức (sinh viên), nhưng cốt lõi đã lộ ra một quan điểm chính trị rõ rệt mà tôi đã phân tích trong một phản hồi đầu tiên. Đó là xác nhận tư thế “không chấp nhận mọi hình thức phản kháng chống Nhà Nước CS bằng bạo lực”. Nhưng ngược lại, lẽ đương nhiên tác giả ngầm chấp nhận “Nhà Nước CS có toàn quyền sử dụng bạo lực, khủng bố, để trấn áp mọi phản kháng bất bạo động của dân chúng”.

    Bằng cớ: Công An và bọn tay sai đã ra sức bắt bớ đàn áp thân nhân của anh Điếu Cầy không cho họ tham dự. Bản án nặng nề quá đáng so với hành động bất bạo lực của ba nhà đấu tranh dân chủ. Bản án tù tội còn nặng hơn những bọn tội phạm tham nhũng, CA đánh chết thường nhân.

    Tôi nói đúng không ? Đề nghị tác giả lên tiếng giải thích.

    • Phạm Lê Vương Các said

      Mến chào anh (chị) LeQuocTrinh cùng quí anh chị,
      Trước tiên tôi rất cảm ơn các “còm” của quí anh chị đã làm tôi được mở mang thêm kiến thức và học hỏi được nhiều điều. Như Anhbasam đã giới thiệu, tôi hiện đang là sinh viên năm thứ 3 ở một trường Đại học. Còn tôi học trường nào như anh (chị) LeQuocTrinh đã hỏi thì xin phép cho tôi không thể trả lời vì tôi cũng chẳng hứng thú gì khi phải “uống trà” với các thầy ở Phòng Công tác Chính trị Sinh viên.
      Thưa quí anh chị. Mỗi ngày khi đi học, tôi phải đi ở những con đường không có dải ngăn cách cố định mà chỉ là những vạch kẻ đường mờ nhạt. Phần lớn các tai nạn giao thông thường xảy ra với những người đi ngược chiều nhau khi lỡ lấn sang làn đường bên kia.
      Khi các lằn ranh giới không được rõ ràng và mơ hồ thì chẳng may lấn tuyến sang lề trái thì bị lề phải đụng, mà cứ đi theo lề phải thì cũng có nguy cơ bị lề trái tông. Điều này đòi hỏi tất cả những người đi lề trái hay lề phải, thậm chí là không không theo một lề lối nào cũng nên tìm “Giải pháp” để Tai nạn giao thông không phải theo chiều hướng gia tăng.
      Mục đích của bài viết này của tôi cũng vậy, tôi tiếp cận từ góc độ của một người làm khoa học chứ không phải từ mục đích của một người làm chính trị. Để các bên có thể nhìn nhận lại mình, người chống đã chống đúng cách chưa, và người bỏ tù có cơ sở thuyết phục để yên lòng dân không? Vì hiểu biết của tôi có hạn, tất nhiên sẽ có những sai sót và không thể làm vừa lòng tất cả mọi người, nhưng trên tinh thần mong muốn đất nước mình sẽ ngày càng hoàn thiện về các giá trị chuẩn mực trong các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, cũng như đạt được tính phổ quát về quyền con người, tôi hy vọng trong tương lai sẽ không còn ai bị đưa ra xét xử và nhà nước cũng không còn phải lo đối phó cho những hành vi này.
      Cũng chính vì thế mà tôi không thể có câu trả lời cho câu hỏi “đã lộ rõ quan điểm chính trị chính trị rõ rệt”. Xin thưa với anh chị là tôi theo con đường “Trung Đạo”, nó cũng giống như một người đi trên dây, lúc phải ngả bên này một chút, sau đó lại ngã về bên kia một chút,cốt chỉ giữ được thăng bằng và về đến đích. Không cực đoan, không hận thù để đầu óc luôn được tỉnh táo mà còn khách quan trong hoạt động nghiên cứu khoa học để có thể làm lý luận tiền đề nhằm áp dụng vào thực tế xây dựng một xã hội dân sự lành mạnh, một nền tư pháp độc lập, một nhà nước pháp quyền và một cơ chế bảo vệ được quyền con người hữu hiệu ở nước ta.
      Đó là đôi lời nhắn gửi của tôi. Cảm ơn quí anh chị quan tâm.

      • thuocdo said

        vậy thì có biện pháp nào cho Nhà Nước này không có cái quyền đàn áp Dân theo kiểu bấy lâu nay đối với những Người Đấu tranh bất bạo động. điển hình như Anh Điếu Cày.

        • hoat said

          SU RANH VAT DAY MA! Dieu Cay bi ket an nang nhat vi duoc TTObama quan tam den (nhan quyen cua VN) nhat!!! N eu My co nhung vien tro vo tu nhieu va nhac den NHAN QUYEN cua DCAY nhieu thi se giam an dan cho DCay de to thien chi tro lai…..!!!!!

  12. D.Nhật Lệ said

    Nói trung thực thì bạn trẻ sinh viên năm thứ 3 này cũng thuộc loại khá,dù kiến thức còn thiếu sót do
    một số điều kiện giáo dục hạn chế ở VN.hiện nay nhưng vẫn rất đáng khen.
    Nhận thức xét ra cũng cần một qúa trình thì mới sâu rộng được.Tôi tin bạn trẻ trên có tinh thần cầu
    tiến cũng như có khả năng học hỏi thêm được nhiều hơn nữa.
    Tương lai đất nước VN.đang cần có nhiều sinh viên ham học hỏi và suy nghĩ như thế này,vì nhờ
    tranh luận họ có thể nâng cao kiến thức để chính họ góp phần cứu vãn đất nước !

  13. Đại said

    Bạn trẻ Phạm Lê Vương Các, bạn làm tôi nể phục bạn.

  14. Bùi Duy Việt said

    Nhà nước của dân,do dân,và vì dân thì không thể nói người dân vạch ra những chỗ sai, những khuất tất những tham nhũng làm hại đến nhân dân ,làm hại đất nước bằng blog là hành vi chống nhà nước.
    Tiếc thay vì dân trí của dân ta còn thấp ( chắc chắn thấp hơn thời tây – cách đây 60-70 năm),nên nhà nước chưa bị đạp đổ

  15. Tăng độ cứng said

    Gia cường độ rắn, độ lỳ bằng cách o bế dân đen hay triệt hạ đối thủ…

  16. anhhungqt said

    Phạm Lê Vương Các – Sinh viên năm thứ 3 Đại học, mà có được tư duy chính trị xã hội trong nền giáo dục nhồi sọ đậm chất tuyên truyền ý thức hệ cộng sản hoang tưởng, thì đất nước Việt nam vẫn còn hy vọng cho một nên đân chủ tự do và tiến bộ xã hội.

  17. Dòng Văn Cổ Ngày xưa vọng về said

    Chỉ cần xem hiện trạng đối đầu với các luồng tư tưởng thời nay cùng với các màn sử dụng cường lực có lẽ ai cũng tưởng tượng và hình dung được cảnh các cụ ngày xưa đối đầu với quan Pháp…Hay thiệt…

  18. Giáo Sư già về hưu said

    “…..Từ một nước thoát thai ra khỏi một cuộc chiến kéo dài gần nửa thế kỷ kể từ cuộc chiến chống đô hộ Pháp, con người Việt Nam, sau một cuộc bể dâu, đã tràn tới với một sức sống, với một khát khao vật chất qua những năm thiếu thốn, như những làn sóng vỡ bờ. Từ những khát khao vật chất này, người có quyền lực trong nước đã biết lợi dụng quyền thế để làm giàu. Tham nhũng và lạm quyền từ đó ra đời và đã đẻ ra những tệ nạn xã hội rất lớn và cùng lúc tạo ra những quan chức mới, những đại gia có những gia tài kết sù. Không ai có thể ngờ rằng chỉ sau 37 năm mà xã hội chủ nghĩa có thể đưa đến sự khác biệt giàu nghèo ở Việt Nam đến độ không sách vở nào tả được. Từ những người cứ đêm đêm khi trời vừa hừng sáng là họ đã phải xả thân chui vào những đống rác khổng lồ ở những thành phố lớn như Hà Nội để moi móc kiếm sống cho đến những đại gia có những gia tài hàng triệu đô la US. Một xã hội chủ nghĩa trong đó những chương trình y tế, giáo dục và an sinh cho người dân thiếu thốn rất trầm trọng. Tình hình xã hội Việt Nam không đẹp, nó có tính cách nhốn nháo, tạp nhạp, hỗn loạn và bất an. Bốn chữ “xã hội chủ nghĩa” không phản ảnh trung thực những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Cho đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy nhà cầm quyền lo cho an sinh người dân trong nước. Tôi không thể nào tưởng tượng được một nước được hoàn toàn độc lập mà quyền sống của người dân lại khó khăn đến thế. Chế độ quản trị của nhà nước thì nặng chình chịch. Không biết ai lãnh đạo vì Bộ Chính Trị là cơ quan lãnh đạo có đến 14 người. Người dân khiếu nại không ai nghe. Có hàng trăm kiến nghị quan trọng rơi vào quãng không, không một tiếng trả lời, không một lá thư hồi âm. Tình trạng rắn không đầu này đưa đến sự lộng hành của những cơ quan thừa hành địa phương. Công an quận, công an xã, công an phường là những ông vua con có tiếng nói thét ra lửa. Dân chúng sống trong bất công không biết phải thưa cùng ai. Những người lên tiếng kêu ca khi bị đàn áp thì lại càng bị đàn áp thêm. Tình trạng không có lãnh đạo cũng được biểu hiện qua việc xâm lăng biển đảo của Trung Quốc. Sự chống đối yếu ớt và rụt rè hiện nay của nhà nước Việt Nam là một thí dụ điển hình của việc rắn mất đầu trong việc lãnh đạo công việc nước. Một tình trạng cai trị bê bối và thiếu nghiêm túc chưa từng có trong lịch sử Việt Nam…..” (chép từ X-Cafe)

  19. Vân Hạnh said

    Tại các trường đại học ở VN đã có qui định nghiêm ngặt cấm sinh viên nói chuyện chính trị. Nếu em nào có biểu hiện tư duy chính trị, dù ở cấp độ nào đều sẽ bi kỉ luật, cao nhất là vị đuổi học. Còn ở các nước dân chủ, tuổi trẻ được tự do tư duy và phát huy mọi sang tạo của mình. Bài viết của sinh viên năm thứ ba ở một trường đại học tại Canada là phản ánh một trong những mặt tiến bộ nhất của nên gíao dục vì sự phát triển.

    • Phạm Đỗng said

      Nếu như vậy thì đất nước này hết hy vọng rồi. Các trường đại học là nơi tập trung những trí thức hàng đầu mà còn phục vụ chính trị một cách mù quáng, ấu trĩ như vậy thì sao trách được tầng lớp nhân dân lao động? phải chăng các trường ĐH của VN hiện nay số lượng những Giáo sư,TS, Thạc sĩ rỗng tuếch, bằng mua, băng rởm, là phẩm chính thống của chế độ đang chiếm 1 tỷ lệ áp đảo? Những con người này đang góp phần bốp cổ tự do và quyền con người để mưu cầu danh vọng, lợi ích cho bản thân. Họ là mối nguy cơ rất lớn gây tác hại cho xã hội tương lai vì dù sao cũng gây ảnh hưởng về mặt tư tưởng cho một bộ phận sinh viên thiếu tựu chủ tự lập trong tư tưởng.
      Nhân đây xin mượn lời của Nhà tư tưởng Lý Đông A nói về người tài:

      “Nuôi tâm sinh thiên tài
      Nuôi trí sinh nhân tài
      Nuôi thân sinh nô tài”

      Hàm ý:
      Phận là nuôi tâm, danh là thiên tài.
      Phận là nuôi trí, danh là nhân tài.
      Phận là nuôi thân, danh là nô tài.

  20. NAQ said

    Khi một nhà nước đương quyền lớn tiếng và mạnh tay chống một bộ phận nhân dân bị coi là thù địch , dược coi là chống đối nhà nước vì không theo đường lối của họ , thì cũng là lúc cái nhà nước ấy lâm vào trạng thái bĩ cực, mất đi tính chính danh, không còn tự tin và quan trọng hơn là bị mất luôn niềm tin của nhân dân mà họ cai trị.Cái chiến dịch ồn ào chống lại các hành vi chống phá nhà nước tự nó đã là tín hiệu của đêm trước của một sự đổi thay tất yếu phải đến!
    Người ta đang chứng kiến một thể chế đang đào mồ tự chôn mình vậy! Chỉ có điều đó không phải là một thể chế tư bản như lời tiên tri trong thánh kinh đã từng được rao giảng bấy lâu nay.

  21. […] Thêm: Cần nhìn nhận hành vi chống nhà nước từ nhiều góc độ- RFI: Ba nhà báo độc lập Việt Nam bị kết án từ 4 đến 12 năm tù- BBC: VN […]

  22. Bùi Thành Ca said

    Bài viết xuất sắc!

  23. […] thì phải trả tự do cho ông”. – Phạm Lê Vương Các – Sinh viên năm thứ 3 ĐH: Cần nhìn nhận hành vi chống nhà nước từ nhiều góc độ (Ba Sàm).  – Về phiên xử 3 thành viên CLB NBTD (Bùi Hằng). – Con blogger Điếu Cày […]

  24. Nhan said

    Cảm ơn sinh viên Phạm Lê Vương!
    Độc tài – khủng bố – dối trá không phải là xu thế của thời đại ngày nay, chúng “có thể bị diệt vong và sẽ bị diệt vong”
    Để đánh lạc hướng dư luận và làm cho mọi người quên khoản nợ xấu khổng lồ mà các “nhóm lợi ích” đã gây ra, người ta xử 3 blogger của CLB Nhà báo Tự do!?

  25. Những điều nhàm chán

    Những thứ đang tồn tại là những thứ sẽ qua đi
    Càng sáng tạo, càng tiến bộ thì lại càng khác biệt
    Bảo thủ và lạc hậu không dễ dàng chịu chết
    Phủ nhận mọi cái mới tức là tiêu diệt cả tương lai.

  26. Hương said

    Buồn! Đau!
    1. Cổ nhân có nói ” Sai một li, đi một dặm”! Cõng rắn vào nhà rồi, làm sao đuổi chúng đi??
    2. Quân đang muốn giết dân! Nội bộ xào xáo, đục nước lại béo cò! Thằng Tây cả cười, thằng Tàu phồng cổ hổ mang!
    3. Nhìn quanh, đồng bào đồng chí nay đâu??

  27. EmtenLaTiecNuoi said

    Việt Nam trong bối cảnh phức tạp về chính trị quốc tế và giữ vững biển đảo đối với Trung cộng như hiện nay nếu không có gì mới hơn có lẽ cũng chẳng so được với Miến điện, không những thế còn tỏ ra ươn hèn với Tàu khựa và chẳng được cái gì về nhân tâm của người trong nước cũng như với thế giới bên ngoài. Ngoài trừ sự trục lợi từ việc bảo vệ lợi ích trực tiếp của các bên khác ra chắc chẳng có gì tốt đẹp cả.

  28. ABC said

    Rất cầu mong đất nước này, ngày càng có được nhiều sinh viên có được nhận thức và tâm huyết như Phạm Lê Vương Các – Sinh viên năm thứ 3 Đại học.

  29. ND VIỆT NAM said

    Đề nghị báo lề trái ,phải làm một cuộc bỏ phiếu long trời lở đất của nhân dân về sự lãnh đạo điều hành đất nước của chính phủ hiện nay.Tại sao sai mà không cho ai nói? tự sửa à? sửa mấy chục năm rồi còn gì ! cả một đời người rồi.Nhìn ra xung quanh thì nhỉnh hơn CPC,Lào chút đỉnh, cuối xuống MÀ nhìn người dân lương thiện đi các ông Giời…!

  30. dân báo said

    Nhận thức của một sv năm 3 mà viết bài như thế thì quá hay. Nếu toàn thể SV VN có nhận thức như thế thì hay biết mấy!

    • Le huu Dinh said

      Mot bai viet hoan toan mang tinh khach quan, qua tuyet voi. Mot kien thuc that uyen bac. Dang tran trong, dang khen Pham Le Vuong Cac!

  31. anhtusg said

    Vậy tác giả giải quyết cả hai vấn đề đều sai:
    – Một là liệu có phải tất cả các Nhà nước đều đáng bị nhân dân chống lại và là lẽ đương nhiên không ? Rõ ràng là không .Các Nhà nước do một sồ đông nhân dân chấp nhận xây dựng nên luôn được số đông nhân dân bảo vệ và chỉ khi nó có những biểu hiện đi ngược lại quyền lợi của đại đa số nhân dân thì nó mới đáng và cần phải điều chỉnh nó -từ chống Nhà nước chỉ bao hàm sự mong muốn điều chỉnh NN ở cấp độ phủ nhân nó và muốn thay thế nó hoàn toàn bằng một thể chế khác ( chứ không phải là một số cá nhân lãnh đạo nào đó)-tức nội hàm của nó hẹp hơn nhiều .
    – Hai là một khi nhân dân ( số đông) muốn chống Nhà nước -tức muốn phủ nhận nó và thay thế nó bằng một thể chế khác thì họ chỉ nên chấp nhận phương pháp ôn hòa không ? Rõ ràng là không .Muốn thay đổi -xin chỉ nói trong tình hình cụ thể hiện nay ( chứ xa xưa thì họ kêu gọi vác súng lên chiến khu ,lên rừng,vào hang Pắc bó rồi)- thì nhân dân ( số đông )sẽ xử dụng ưu tiên các biện pháp ôn hòa nhưng khi tình thế bắt buộc thì đi hỏi ông Gaddafi xem nên làm gì …

  32. Nói chung, làm như kiểu của tụi việt cộng hiện nay là vi hiến, phạm pháp! Những hành vi như vậy luôn luôn trái ngược với bản tuyên ngôn độc lập mà ông Hồ Chí Minh dõng dạc tuyên bố trước quốc dân đòng bào và cả thế giới tự do!

  33. tôi là ai said

    Gởi cho QLB hoài mà ko dám đăng nè các đồng chí ơi !
    Đảng có phải của dân đâu, có phải do dân bầu lên đâu mà tự tung tự tác vậy. Chức TBPCTM trung ương đã được quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước do dân bầu lên ( dù là sạo ) ra hẳn một đạo luật giao cho TT làm trưởng ban rồi. Ông TBT đúng là không biết gì về luật hết nên mới đưa ra cái nghị quyết vớ vẫn vi hiến đó. Hành vi tham nhũng được thực hiện bởi tất cả các công dân VN không riêng gì các đảng viên của ông, làm sao mà ông tổng lại lấy điều luật gì mà can thiệp được. Ông chỉ có quyền đối với đảng của ông thôi chứ ai trao cho ông cái quyền làm vua như vậy. QLB này chắc cũng lom com râu ria gì của ông tổng đây. Chắc ko dám đăng bài này như những bài trước đây rồi. giỏi lý lẻ thì đăng lên để tranh luận nào ( thách đấu QLB đấy)

    • dân gian said

      He,he. Bác Là Ai chẻ lạt ra làm tư nhưng mà đúng quá. Đảng đã coi người dân không đồng tư tưởng là lực lượng thù địch, tống giam một cách vi hiến những người dân không thích con đường của Đảng. Thế thì Đảng tự đẩy nhân dân về phía đối kháng. Đảng tự coi mình là vua, trị vì thiên hạ bằng bạo lực. Thế thì dân bắt buộc phải coi Đảng là kẻ thù một cách miễn cưỡng, là kẻ cản trở quyền con người của dân. Trước sau gì nhân dân cũng loại Đảng này ra khỏi đời sống của dân tộc.
      Điều này là tất yếu vì cái Đảng này ngày càng tha hóa, không thể tốt lên được.

  34. Haohao said

    AI CẦN?
    Bài viết của anh chị sinh viên năm 3 này khá hay. Nhưng tiêu đề “Cần nhìn nhận hành vi chống nhà nước từ nhiều góc độ” là kêu gọi “ai cần”?

    Nhà nước cần nhìn lại hệ thống pháp luật? Lãnh đạo cần nhìn lại người chống đối yêu nước? Hay nhân dân nên “cần” nhìn lại và đừng cho người chống đối Nhà nước là bọn “TÂM THẦN”.

    Không tâm thần chắc là bọn bất mãn. Không bất mãn chắc bọn cơ hội? Không cơ hội chắc bọn xôi thịt? Không xôi thịt chắc bọn ở xa quê hương, chuyên nghe hơi nồi chõ phán bậy như Bùi Tín.

    Nếu không phải, thì tất là các “nhà dân chủ” cam quýt.

    Tóm lại, tại sao không tích cực đóng góp xây dựng QUÊ HƯƠNG mà lại đi chống đối Nhà nước (hoặc thậm chí chống Đảng) là sao hả trời?

    Như vậy ai là người phải cần soi xét và nhìn kỹ từ nhiều góc độ? Không chừng đó chính là Phạm Lê Vương Các – Sinh viên năm thứ 3 Đại học.

    Chắc có ai đứng đằng sau và mớm lời chứ sinh viên năm 3 gì mà biết suy nghĩ!!!!

  35. BocPhetCaoDo said

    Mọi thứ ở Việt Nam có lẽ sẽ ngủ yên nếu không có mạng….Có thể sẽ ngủ yên bình một thời gian như Tây Tạng rồi rơi vào vòng xoáy nước lũ cuốn trôi…

  36. BocPhetCaoDo said

    Thông tin xã hội ngày nay giống như chuyện con buôn chốn chợ đen ngày xưa ý…chỉ khác xưa vì kinh tế cá thể nay vì chuyện xã hội…To hơn nhiều, khó hơn nhiều và hỗn độn hơn nhiều….

  37. V007 said

    “Nhà nước là công cụ chuyên chế của giai cấp thống trị”. Vậy phải làm rõ chống nhà nước là chống lại “công cụ chuyên chế” hay chống lại “giai cấp thống trị”. Nếu không làm rõ được điều này thì tội danh “chống nhà nước” sẽ vẫn bị lạm dụng tuỳ tiện.

  38. Chín cà lờ said

    Nhà nước là để chỉ quyền lực công. Bản thân Nhà nước không có lỗi, không thể bị chống, mà lỗi là nằm ở những con người nắm quyền điều hành Nhà nước (quan chức) và lỗi ở những người không chịu sự điều phối bởi quyền lực công (dân). Để tình trạng chống nhà nước nhiều và phổ biến như hiện nay, chỉ cần bắn bỏ hết “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên tha hóa biến chất và một bộ phận dân “đầu gấu xã hội đen” là xong.

  39. V.Quốc Uy said

    Thực chất ở Việt Nam là vấn đề CHỐNG ĐẢNG, còn CHỐNG NHÀ NƯỚC chỉ là tấm khiên che. Nếu không thấy thực chất mà cứ thảo luận CHỐNG NHÀ NƯỚC thì dù có “thấu tình đạt lý” đến đâu cũng vô ích.
    Đảng chỉ lo cho Đảng thôi, nhà nước là cái rẻ rách, là công cụ của Đảng. Trước đây người bất đồng chính kiến bị gọi là “Xét lại chống Đảng”, chống Đảng là tội nặng hơn phản quốc nhiều. Nhưng từ khi phải hòa nhập vào thế giới thì không thể công khai ngang ngược như thế, nên toàn bộ chuyện chống Đảng được ngụy trang dưới cái vỏ chống nhà nước.
    Không thể thảo luận đề tài CHỐNG NHÀ NƯỚC (dù vận dụng đủ thứ luật pháp trên đời) khi ĐCS còn giữ nguyên hình của nó. Đánh giập đầu Đảng xuống là tự nhiên giải quyết được vấn đề tội phạm chống nhà nước. Muốn đánh giập đầu Đảng không thể bắt đầu từ luật pháp, mà phải từ mặt trận tư tưởng và dân trí, phải hạ thấp tiến tới loại trừ hẳn các thần tượng Mác-Lê-Hồ.

    • Chống Đảng là chống lại tư tưởng hổ lốn tào lao kiểu hồ chó mèo, chính thằng hồ chí minh là một thằng chuyên đéo hoang, đụ chạy, chơi xong là rút c… chuồn êm, đại đa số tụi việt cộng hiện nay cũng làm y chang như thằng đảng trưởng của chúng nò từng làm năm xưa. Vậy việt cộng là gì? Việt cộng chẳng qua là một đám hổ lốn đầu trộm đuôi cướp, bạo tàn dâm loạn và đểu cáng và khốn nạn, không chừa bất cứ một thủ đoạn nào để đạt được mục đích. Nay bọn chúng đã nắm được chính quyền qua bao nhiêu thủ đoạn và sự lừa dối phỉnh phờ người dân Việt Nam khờ khạo , nhẹ dạ và cả tin nên bị mắc bẫy do bọn việt cộng giăng sẵn, tất cả đã được thực tế chứng minh. Hỡi những người còn chút hiểu biết và thức tỉnh hãy nhìn lại trong mấy mươi năm qua: Việt cộng đã và đang làm được gì cho dân Việt Nam? Trong quá khứ chắc không ai quên những trận pháo kích, khủng bố, gài chất nổ, đắp mô gài mìn, mà đa phần nạn nhân tay không tấc sắt chết oan uổng không toàn thây bởi bàn ray khát máu của tụi việt cộng! Bọn việt cộng rất giỏi cái trò đóng kích, bậc thầy trong việc đổ nước mắt cá sấu! Hiện nay bọn chúng từ trung ương đến địa phương đang bày mưu giở trò “phê bình và tự phê bình để giúp nhau tự tiến bộ”, quả thật là tụi việt cộng không còn đếm xỉa đến sự liêm sĩ nữa rồi! Tham nhũng thì tràn lan từ trên xuống dưới, ăn đến từng mãnh đất chó ỉa đầu làng… Từ thằng thủ tướng đến thằng tốt đen thằng nào nhìn mặt cũng béo bệu vì những đồng tiền ô nhục do biển thủ công quỹ! Hãy ráng xem bọn những thằng Hùng, Dũng, Sang, Trọng dở nốt trò chó đẻ bẩn thỉu, khốn nạn cho cả bàn dân thiên hạ trên toàn thế giới chiêm ngưỡng! Đến nay thì đám thuộc hạ quân tương của cái gọi là việt nam cộng hòa tha hồ nhạo báng và tôn vinh vì chúng mình đã có ông thầy “cố đấm ăn xôi”,”mặt mo mặt thớt”, bán nước cầu vinh giữ ghế cõng rắn cắn gà nhà rước voi về dầy mã tổ! Xin phép bàn con đồng bào gần xa cho tui được chủi một câu thật tục tĩu vào bản mặt của tụi việt cộng:” ĐU MẸ TỔ TIÊN SƯ MẢ TỔ CHA ÔNG CỐ NỘI LOÀI VIỆT CỘNG PHẢN QUỐC!”.
      Mất lời nhắn nhủ tụi chó săm công an mạng đừng đọc mấy câu trả lời này. ĐẢ ĐẢO VIỆT CỘNG!

  40. anhtusg said

    “Chống nhà nước bằng bạo lực đều không được thừa nhận.

    Chống nhà nước bằng các công cụ phi bạo lực luôn là hành vi tích cực, sản phẩm tạo ra là các cuộc đối thoại sòng phẳng giữa nhà cầm quyền và nhân dân, qua đó mang đến sự gắn kết và hiểu biết lẫn nhau giữa người chấp hành và người thi hành pháp luật.”
    (trích)
    Nghe sơ thì tưởng hay nhưng thực ra là sai về căn bản.Tất cả những hành vi “chống Nhà nước ” nếu Nhà nước đó thực sự là do nhân dân tạo ra bằng một quá trình minh bạch ( như bầu cử chẳng hạn) đều phải được nhân dân ủng hộ và bảo vệ .Nhân dân chỉ chống lại những hành vi sai lạc của Nhà nước làm tổn hại tới lợi ích của số đông nhân dân .Chống lại những hành vi này có thể ở cấp độ thấp như phản biện ,góp ý ,biểu tình ,đòi thay đổi người lãnh đạo ,đòi thực thi pháp luật đối với những hành động sai trái của Nhà nước và khi những sự đòi hỏi cấp thấp này không được đáp ứng thì dễ bùng phát những hành động ở cấp độ cao là bạo lực của số đông nhân dân và cả khi nhân dân dùng vũ lực giải quyết vấn đề của mình thì vẫn được cộng đồng thế giới thừa nhận là hành động chính đáng -Ai cập ,Ly bia chẳng hạn -( còn Nhà nước thì đương nhiên là không rồi ).Cho nên không thể nói “chống Nhà nước thì chỉ nên dùng …”mồm ” mới …đúng .

    • montaukmosquito said

      Anh mới sai bét nhè . Ở các nước dân chủ, họ biết rằng lãnh đạo không thể làm vừa lòng tất cả mọi người sẽ dẫn tới đòi lật đổ . Các nhà nước dân chủ chấp nhận, nhưng để tránh đổ máu và đổ vỡ, các nước dân chủ lập ra một hệ thống tạo điều kiện để người dân lật đổ nhà nước trong hòa bình, đó gọi là tranh cử . Tức là mọi người có quyền lật đổ chính phủ, miễn là đừng dùng bạo lực . Tiền đề của việc ngăn cấm lật đổ bằng bạo lực .

      Bên này, cứ 4 năm một lần, hoặc 8 năm, lại đập ra xây mới . Các bác cứ đọc các hồi ký của VIP’s thế giới về chuyện đối phó với Mỹ sẽ nhận ra một chủ đề xuyên suốt: cứ 4/8 năm chính sách ngoại giao của Mỹ lại thay đổi 1 lần tùy theo người nào lên, đôi khi làm điên đầu các nhà lập chính sách vì cứ phải thay đổi chính sách theo làn gió chính trị ở Mỹ .

      • Năm Darwin said

        Theo tui, chử “chống đối” mang hàm ý bạo lực hơn so với chử “phản đối”. Nếu phản đối không được thì người ta sẽ chống và từ đó đẻ ra bạo lực. Nhà nước DC hay nhà nước độc tài CS đều bị như vậy nếu làm mất lòng dân. Thực tế chứng minh bản chất của nhà nước độc tài CS hay không CS luôn luôn có khuynh hướng dẫn tới bạo lực, bạo lực từ cả hai phía.

        Ở đây không thể đem cách hành xử của công dân tại các nước DC khi mà người dân ở đó có luật pháp công bằng bảo vệ, họ có quyền xử dụng lá phiếu để quyết định vận mệnh chính trị của mình để so sánh với chế độ độc tài CS như tại VN, khi người dân chỉ có một vũ khí duy nhất để bảo vệ mình là gào to lên cho cả thế giới biết và tự mình bảo vệ mình (thay vì được luật pháp bảo vệ), Đoàn Văn Vươn là vụ “tự bảo vệ” điển hình. Bạo lực (nhà nước) dẩn tới bạo lực (nhân dân) và không thể đem cách hành xử của một nhà nước DC so sánh với cách hành xử của một nhà nước độc tài được.

        Túm lại, hành vi chống đối dẩn tới bạo lực là do cách hành xử của nhà cầm quyền đối với người dân, cho nên câu “Chống nhà nước bằng bạo lực đều không được thừa nhận” là chỉ nhìn thấy bạo lực từ phía nhân dân. Nhà nước VN hiện nay đã và đang lợi dụng diều này để trấn áp các hành vi chống đối (gán cho bạo lực như khủng bố, lật đổ, vv…) , kết qủa là bạo lực lại tạo ra bạo lực mà không giải quyết được vấn đề.

      • anhtusg said

        Chú nên học lại khái niệm .Lật đổ Nhà nước hoàn toàn không thể đánh đồng với việc dùng lá phiếu thay đổi người lãnh đạo được.Như thế sẽ đánh đồng tất cả các cuộc cách mạng với các cuộc bầu cử theo đúng quy định pháp luật tức là việc Gaddafi bị giết cũng na ná như việc trong năm tới nếu chẳng may ông Obama sẩy chân -tất cả đều là hành vi …chống Nhà nước (như ný nuận của chú em năm 3 trên)- lật đổ Nhà nước vậy và coi nó là …bản chất của mọi chế độ.Như vậy thì cộng sản ,phi cộng sản ,dân chủ ,độc tài đều có nguy cơ bị nhân dân …lật đổ …như nhau???HOÀN TOÀN LẠC LỐI!

    • hahien said

      Trong thực tế nhà nước ta thường coi các hành vi “phản biện ,góp ý ,biểu tình… dù ở “cấp độ” nào, dù chỉ mới dùng “mồm” cũng đều là “chống nhà nước” cả, do đó cách dùng từ này sai hay đúng (về mặt học thuật) có thể cần phải bàn thêm nhưng ít nhất thì đó cũng không phải là sáng tạo của em sinh viên này vì trước đó cách dùng từ như thế này cũng được nhà nước ta áp dụng rồi. Nếu bác bảo dùng thế là sai thì nhà nước ta sai đầu tiên 🙂 nhưng coi chừng bác bảo thế là bị kết tội “chống nhà nước” đấy! 🙂

      • anhtusg said

        Em này lý luận theo kiểu “chống Nhà nước ” bằng …mồm thì được ( chắc là dưới góc độ …nhân dân) còn dùng bạo lực …cách mạng ( như ông Cụ ta thường kêu gọi khi muốn giành chính quyền )thì không được ( chắc nhân dân …biểu quyết NO ?).Còn dưới góc độ Nhà nước ta thì kiểu nào cũng sai cả và các bác đều biết rồi,nói ra làm gì .

  41. Tê giác Java said

    Chào bạn,
    Hiện nay, tôi tin rằng đại đa số sinh viên, trí thức đều có suy nghĩ như bạn.
    Tôi mong rằng sau bài viết này, cuộc sống của bạn không bị Nhà nước …quan tâm thái quá mà hóa ra đảo lộn.
    Chúng ta hãy đấu tranh cho các quyền cơ bản của loài người mà trong đó có dân tộc Việt ta được nhận.
    Bất cứ thế lực nào thi hành theo đường lối bá đạo rồi sẽ bị diệt vong như vận mệnh của nó vốn đã được định sẵn. Cụm từ “quang vinh muôn năm” được đến bao giờ nếu đi theo con đường trấn áp nhân dân để tồn tại!

  42. nguoi HN said

    Tuyệt vời. Trên cả tuyệt vời. Lý luận của người hiểu biết và của người yêu nước. Chắc ông 3D đọc không hiểu đâu.

    • chandoi said

      Thằng y tá thì nói thằng y tá, ngại gì mà ko dám nói thẳng chức danh y tá của nó hả bác.

      • Lê Minh said

        PhairPhải nói rõ là y tá vườn vì thằng đó đâu có hộ trường y ra và cũng không có bằng cấp chính thức nào về chúc danh y tá .

  43. anhtusg said

    “Cho nên chống lại mô hình nhà nước này hay nhà nước khác là phương thức để người dân có thể quyết định tương lai chính trị của họ, cũng như là cách thể hiện ý thức trách nhiệm của công dân đối với đất nước”- Lại sai căn bản rồi .Không thể đánh đồng mô hình Nhà nước nào cũng sẽ …được Nhân dân… chiếu cố như vậy .Mô hình Nhà nước ở các nước khi được số đông ủng hộ thì họ không thể …hồn nhiên như cô tiên thích là đổi được .Chỉ khi nào chính cái bộ máy Nhà nước đó trên thực tế đi chệch khỏi chính cái khuôn mẫu( mà trong Nhà nước theo mô hình lập hiến gọi là Hiến định) tức khi chính cái gọi là Nhà nước này PHẢN BỘI ( hay đơn giản chỉ là lạc đường )lại những cam kết của nó đã ký với nhân dân .Còn cái mô hình của cụ Hồ buôn lậu về Việt nam nếu nó thức sự là hàng tốt như khẳng định của các cụ lúc ban đầu thì đời nào nhân dân chống lại nó nhưng thực tế thì …là …mà …nên .Tác giả đã lẫn lôn tất cả ( không biết có cố …không khi tự xưng là sinh viên năm 3 trong khi ný nuận những vấn đề …già như trái cà)

  44. […] tiếng Việt © Ba Sàm 2012 Share this:StumbleUponDiggRedditTwitterEmailPrintFacebookTumblrLinkedInLike this:LikeBe the […]

  45. […] Nguồn anhbasam […]

  46. NCH said

    Cậu này còn “bé” nên chưa hiểu cụm từ “chống nhà nước”. Chỉ cần “không nhất trí” với “một thiểu số đang nắm vị trí lãnh đạo”, nghĩa là đã chống nhà nước rồi, bất kể người đó là ai, có đảng hay không đảng, đều như nhau.
    TB:
    Chữ “nhà nước” chỉ là cái vỏ bọc để bắt bớ người khác thôi, anh bạn trẻ ạ!

  47. Tân said

    Khâm phục! Khâm phục. Mong tất cả sinh viên Việt Nam đều có nhận thức khoa học, sâu sắc như bạn trẻ này thì nước Nam này có tương lai và có thể sánh vai với các nước trên thế giới.

  48. Gloomy 1721979 said

    Một SV năm thứ 3 được dạy dỗ 15 năm dưới mái trường XHCN mà có đầu óc phân tích đánh giá về chính trị và XH như thế này thật đáng khâm phục . Chẳng bù cho chị phó Doan nhà mình, ở cái tuổi chuẩn bị ngồi nóc tủ buôn hoa quả , nhìn gà luộc khoả thân mà đau óc vẫn còn ” nước ta dân chủ gấp vạn lần các nước tư bản ” .
    Tuổi tác chẳng nói lên được đều gì ngoài giá trị thước đo về thời gian .

    • Hahuy said

      Em là Phó Doan đây . Em biết lỗi rồi xin các anh bỏ quá cho . Chỉ tại Bố chồng em ( LĐA) một thời là thái thượng hoàng , nên ổng chỉ thích cách làm việc của Thủ Dũng nên em cứ phải ủng hộ hắn , chứ thâm tâm em , em ghét nhất tên 3D này . Nó vừa ít học , nhưng hay tinh tướng . Nó làm lũng đoạn kinh tế nước nhà , làm đảo lộn mọi giá trị cuộc sống của người Việt . Nó còn dọa cả bố chồng em nữa , vậy có tức không chứ ? Em biết thừa VN Mình về mọi mặt còn thua rất xa các nước xung quanh , chứ chẳng giám nói tới các nước Phương Tây làm gì . Em cứ nói bừa cái bài hôm trước , vì thằng 3D nó cử người Viết bài cho em đọc , em cứ đọc bừa , mong các Bác thông cảm cho . Bố chồng em giờ chán lắm . Ngày nào cũng thở hắt ra , nhưng vẫn ca ngợi về CNXH . Em cũng thấy buồn .

  49. Giáo Hương. said

    Em chẳng biết “ní nuận , biện chứng” chi hết , chỉ học hết có lớp 10 (ngày xưa, ở Bắc Việt, giờ đã qua tuổi trung niên từ lâu.) Và, em chỉ biết : Thế gian này, chẳng có Nhà nước nào là tốt hoàn thiện cả, nhà nước nào cũng cần có dân để tồn tại…Các Nhà nước chỉ tốt xấu khác nhau ở mức độ “vì Dân”, mức độ bịp bợm nhiều ít mà thôi . Bởi Nhà nước thì không làm gì ra tiền, chỉ thu tiền từ lao động của Dân (qua thuế) và tiêu tốn nó… Nhà nước chỉ tương đối tốt khi biết thực sự để quyền của Dân lớn hơn quyền của lãnh đạo Nhà nước (nhất là quyền quyết định Hiến pháp , quyền sử hữu đất đai và minh bach về tài chính…) Nhà nước sử dụng tiền của Dân thì phải công khai minh bach nhiều thứ , phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc cho Dân yên lành ! Nếu để lãnh thổ bị cắt xén, Dân bị đàn áp. thiệt hại..bởi tham nhũng, bởi ngoại bang, bởi kẻ xấu thì đó là tội của Nhà nước !
    Không thực hiện được những điều đó thì nhà nước đáng bị chống lại, không nên để tồn tại !!!

  50. Em Là Lú said

    Đúng là Trí Thức Việt, đến ngày tòa lên án Tự Do , thì chả thấy ma nào xuất hiện, ngủ cả rồi!. Phải mất nước thôi!.

  51. TRỰC NGÔN_ABS said

    Điều 1 của bản Công Ước quốc tế về Nhân quyền đã ghi rỏ :
    “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi con người đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu”
    Chính Việt Nam đã tham gia và ký vào Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, là một trong 3 văn kiện nhân quyền quan trọng nhất của LHQ.
    Thế nhưng Việt Nam muốn hội nhập quốc tế nhưng lại không muốn chấp nhận luật chơi quốc tế. Nên không chịu không chịu sửa đổi luật Việt Nam để phù hợp với Công ước quốc tế mà mình đã cam kết. Ngay cả cái điều 88 BLHS về tội “tuyên truyền chống nhà nước XHCN”, mà ai cũng biết, đã mâu thuẫn , và như tự đạp vào quyền tự do ngôn luận của công ước này rồi.
    Điều này cho thấy, đòi hỏi một nhà nước Pháp quyền ở Việt Nam là còn xa vời lắm. Bản thân Nhà nước này khi bàn về Pháp quyền, lại gắn cho nó thêm cái đuôi XHCN. Không biết Pháp quyền XHCN thì nó khác nhau như thế nào với Pháp quyền nói chung của thế giới. Nhưng chắc chắn một điều là cũng tương tự như thị trường định hướng XHCN, đảo lộn tùng phèo các giá trị cơ bản của một nền văn minh.
    Nếu không có ba quyền đứng riêng ( tam quyền phân lập), thì Pháp luật dùng để Pháp trị, chỉ để quản lý toàn bộ nhân dân, trừ ra một giai tầng nắm giữ quyền lực, là nhóm lảnh đạo, nhóm lợi ích nhỏ… dần dần đưa đến sự độc trị. Trong xã hội đó, Pháp luật lại trở thành công cụ trong tay kẻ mạnh (như Thương Ưởng, như Hitler, như chế độ này), dùng để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Nên chúng ta sẽ thấy, Nhà nước Pháp trị phong kiến đời Tần khác với phong kiến đời Đường, Hán. Pháp trị đời Đức quốc xã đi đến độc trị, khác hoàn toàn về hành xử của một Nhà nước Pháp quyền đi đến dân chủ của Hoa Kỳ, của Anh quốc.
    Dù biết là đã có người bàn rồi, vẫn muốn nhắc lại là bản chất của một Nhà Nước Pháp quyền, điều tối thượng là bảo vệ con người. Từ đó, việc Thượng tôn pháp luật chỉ có khi con người có quyền bình đẳng trước pháp luật, không có bất cứ điều… số mấy trong Hiến Pháp được ghi ra, chỉ nhằm bảo vệ một giai tầng lảnh đạo nào đó. Và nhà nước đó chỉ là một thể chế chính trị cầm quyền, không đại diện cho dân.
    Vậy thì chìa khóa của vấn đề nằm ở chổ phải xây dựng một nền đạo đức có tính nhân bản, phải có một xã hội dân sự đúng nghĩa, mà trong đó các quyền của công dân được đảm bảo bằng Hiến pháp. Nó sẽ tức khắc hình thành một xã hội có Chính danh, công dân sẽ có Chính pháp, thể chế chính trị là có Chính nghĩa.
    Và người dân sẽ có công cụ để kiểm soát các các hoạt động vi hiến của Nhà nước này, nhưng trước nay thoát khỏi Công Lý nhờ được núp dưới các danh xưng là vì lợi ích giai cấp, vì lợi ích quốc gia, vì hoàn cảnh lịch sử để lại, vì có công…vv.
    Rỏ ràng là khi người dân phát huy quyền làm chủ đất nước, thì với một Nhà nước pháp quyền đúng nghĩa , họ không vi phạm tội “ chống lại Nhà Nước” gì cả. Cũng như góp một tiếng nói phản biện, để xây dựng đất nước tốt hơn, thì không Nhà nước nào lại quy chụp là “ tuyên truyền chống CNXH” được. Nên tất cả tù nhân lương tâm, tù chính trị ở Việt Nam chỉ có ngày càng đông thêm, nếu bộ luật HS vẫn duy trì những điều ngược ngạo như điều 88.

  52. Trần Quốc said

    Trước hết, phải nói lời cảm ơn và vui mừng về bài viết của em sinh viên Phạm Lê Vương Các
    .
    Những điều sinh viên này viết ra thực sự thẳng thắn và trung thực đúng từ nhận thức của em. Lối hành văn của em , dường như mang phong cách”chủ nghĩa bình dân” trong tôn chỉ của Tự Lực Văn Đoàn, thật rành mạch, bình dị và dễ hiểu, chứ không vòng vo vặn vẹo chơi chữ như cái gọi là các GSTS hoặc các ‘nhà nghiên cứu’ kiểu “chủ nghĩa cơ hội” N.Tr.B.,DĐ, DTQ, NLD,…

    Dù còn một số điểm cần được bàn thêm, nhưng thế đã là quý hóa lắm rồi. Chỉ xin trao đổi với em câu của một giáo sư luật người Mỹ, đại ý là:

    MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG CHÍNH của Hiến pháp và Pháp luật là để xác lập quyền của người dân và bảo vệ người dân; và để ràng buộc chính quyền không được làm những điều ngăn trở quyền của người dân.

    • hahien said

      Bao nhiêu năm nay người ta đã và tiếp tục không cần úp mở mà nói trắng phớ ra thế này khi dạy các em về “Bản chất của giai cấp của pháp luật”:

      “… pháp luật là những quy tắc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Giai cấp nào nắm quyền lực nhà nước thì trước hết ý chí của giai cấp đó được phản ánh trong pháp luật.

      “- Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích của nó. Mục đích của pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ xã hội tuân theo một cách trật tự phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp nắm quyền lực của nhà nước”

      Tuy nhiên cũng còn vớt vát được câu này:

      ” Ý chí của giai cấp thống trị thể hiện trong pháp luật không phải là sự phản ánh một cách tùy tiện. Nội dung của ý chí này phải phù hợp với quan hệ kinh tế xã hội của nhà nước.” (nhưng thế nào là “phù hợp với quan hệ kinh tế xã hội của nhà nước” thì hẳn là đã được giải đáp bằng đoạn “phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp nắm quyền lực của nhà nước” trong câu trên)

      http://www.diendanphapluat.vn/4rum/136489-nguon-goc-ban-chat-vai-tro-cua-phap-luat.html

      Thế nhá: Mục đích tối thượng của pháp luật là “điều chỉnh các quan hệ xã hội tuân theo một cách trật tự phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp nắm quyền lực của nhà nước” . Nói nôm na có nghĩa là “pháp luật là do tao đẻ ra để phục vụ lợi ích của tao”

      Còn cái lý thuyết “phản động” về pháp luật: “để xác lập quyền của người dân và bảo vệ người dân; và để ràng buộc chính quyền không được làm những điều ngăn trở quyền của người dân” chỉ có ở cái xứ đang “giãy chết” bác ạ. 🙂

  53. thinhsalon said

    đất nước tôi hiện nay kẻ LĨNH XƯỚNG thì nhiều nhưng thiếu trần trọng người THỐNG LĨNH tầm cỡ tìm một chế độ tự do dân chủ thưc sự

  54. hahien said

    Một sinh viên năm thứ ba mà đã có một sự “diễn biến” đáng khâm phục!

    • TRỰC NGÔN_ABS said

      Chào ông Hahien,
      Tôi cũng thấy như ông. Hơi lạ là một sinh viên dưới mái trường XHCN lại có một góc nhìn tự do, không theo khuôn mẫu được đào tạo. Chắc chắn là có phần đóng góp của các trang mạng tự do thông tin hiện nay.

      • dân gian said

        Bác nói rất đúng, nên bè lũ cầm quyền, cầm tiền dân sợ tự do thông tin hơn bao giờ hết.
        Tự do thông tin sẽ dẫn đến sự thật, sự thật sẽ nâng cao hiểu biết của người dân. Khi dân trí nâng cao, chính nhân dân họ sẽ vứt bỏ cái nhà nước CS tồn tại một cách độc tài, dựa trên sự bưng bít thông tin, bịp bợm dân chúng này đi.
        Bài viết của một sinh viên năm thứ 3 là dấu hiệu của sự thay đổi về nhận thức của một tầng lớp dân chúng mới, còn trẻ tuổi. Quá trình thay đổi này mang tính qui luật, không thể đảo ngược. Tiếc rằng nó gắn với thời gian dài, không thể nhanh.
        Nhưng khi đã lan tới tầng lớp sinh viên, cơ hội kết thúc nhà nước độc tài sẽ đến nhanh hơn.

      • hahien said

        Vâng, xin chào bác. Những còm sĩ như bác cũng có đóng góp rất nhiều.

        • Vô Danh said

          Đóng góp vào sự nghiệp TỰ DO ,DÂN CHỦ nói theo CS là sự đóng góp của toàn dân vì vậy điều này là lẻ tự nhiên.Tuy nhiên khác biệt ở chổ khi người dân góp ý thì bị kết tội ” Phản Động”

  55. Nên đổi cụm từ “Chống lại nhà nước ” Thành cụm từ “Chống lại những người điều hành bộ máy nhà nước” vì họ làm sai hiến pháp và pháp luật.

    • Dân mất Nác said

      “Nhà nước” chẳng là một Quốc gia?
      Thay dân trách nhiệm giữ sơn hà
      Bảo toàn xã tắc thì dân trọng
      “Mãi quốc cầu vinh”, Dân chửi cha.

  56. Năm Darwin said

    Chưa đọc hết, nhưng câu bắt đầu cho bài viết này không đúng, trích “… sự xung đột trong quan hệ chính trị-xã hội giữa nhà cầm quyền và lực lượng đối kháng có chiều hướng tiếp tục gia tăng vì Việt Nam không có một hệ thống xét xử độc lập để phán xét hành vi chống nhà nước….”. Hết trích.

    Lý do không đúng vì:

    “sự xung đột ….có chiều hướng tiếp tục gia tăng vì Việt Nam không có một hệ thống XÉT XỬ ĐỘC LẬP ĐỂ PHÁN XÉT HÀNH VI “CỦA” NHÀ NƯỚC” chứ không phải “XÉT XỬ ĐỘC LẬP ĐỂ PHÁN XÉT HÀNH VI “CHỐNG” NHÀ NƯỚC”.

    Hành vi của người dân chỉ nên được/bị xét xử qua “vi phạm luật hay không vi phạm luật” chứ không qua “hành vi chống nhà nước” (thay vì “phản đối nhà nước”), vì chỉ có nhà nước độc tài mới có khái niệm này.

    Nên nhớ từ trước tới nay các nhà đấu tranh DC chỉ đòi hỏi những quyền dựa vào luật pháp mà nhà nước XHCNVN cho phép hoặc không cấm. Chính vì sự bất chấp luật, rồi dẩn tới sự đàn áp của những người thi hành luật (nhà cầm quyền) tạo đã tạo ra sự bất mãn cho dân chúng dẩn đến đối kháng với NN như hiện nay.

    Vì thế bác LeQuôcTrinh mới có nhận xét bên duới khi bài viết có ý chỉ phán xét hành động của người đối kháng mà bỏ qua hành động của nhà cầm quyền.

  57. Em Là Lú said

    Người ta thường bảo : Đời rất quý . Life is precious . Nhưng thiếu Tự Do, thì nó chỉ là một cái xác chết, sình thúi!

    • Tám Tàng said

      Cứ như bạn phát biểu, thì Việt Nam hiện nay là một “BÃI THA MA” to đùng, chứ không phải là một “NHÀ TÙ” khổng lồ như người ta vẫn thường mô tả ???!!!
      Cách diễn tả nào tôi thấy cũng rất HAY và CHÍNH XÁC !!!

      ——
      BTV: Hình như bác TT bên TLH của ông thầy bói mù thì phải?

  58. Trọng Lú - mà không lú said

    Nếu xét theo tiêu chí giai cấp gồm những người cùng cảnh ngộ, cùng lợi ích như công nhân, nông dân… thì nhà nước VN đang là tấm bình phong che chắn cho quyền lợi bẩn thỉu và ích kỉ của một nhóm chóp bu trong đảng, hoàn toàn đi ngược lợi ích nhân dân lao động, bán đứng quyền lợi công, nông – 2 giai cấp đã bị họ lợi dụng để giành được quyền lực

  59. Trang Việt Hà said

    ….một sinh viên năm thứ 3 (ko biết học ngành nào ? ) mà có cái nhìn khá là sâu thế này, thật đáng phục em, xin lỗi chứ các vị giáo sư – tiến sỹ triết học, các nhà chiến lược của bộ cày tơ .. . đã ăn tàn, đái nát .. .Tổ Quốc và Nhân Dân .. . như tương bần thế này, các tồng chóe hổng đáng đuợc làm người cởi giày, xách dép chjo cháu sinh viên này !!!

    • Dân mất Nác said

      Cũng mới chỉ là còn biết nghĩ đến Tổ quốc mà thôi. Nhưng vẫn chưa thoát những gì đã được nhồi sọ từ học đường. Cần phải hiểu rõ danh từ “nhà nước” là gì? Những người cầm quyền của một Quốc gia không phải là được cái quyền bất khả xâm phạm, kể cả một đảng phải cũng không thể tự cho mình có quyền định đoạt cả vận mệnh một QG, với những kẻ tự cho mình cái quyền bất khả xâm phạm này, chính là những kẻ
      đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, tồ quốc.

  60. mai said

    Hiện giờ, gần 1/2 dân Mỹ đang muốn lật đổ chính quyền Obama, sao Obama không qua VN học hỏi cách ổn định chính trị nhỉ ?

  61. Yên tử said

    những người lãnh đạo CS tại VN không phải là NHÀ NƯỚC,hãy gọi cho đúng là NHÀ CẦM QUYỀN TẠI HÀ NỘI .Vì thế tất cả cụm từ CHỐNG NHÀ NƯỚC sẽ thành CHỐNG NHÀ CẦM QUYỀN TẠI HÀ NỘi

    • dân gian said

      Chính xác phải gọi là bọn Cướp chính quyền rồi độc tài. Bởi vì cho dân lựa chọn lại, dân sẽ vức chúng vào sọt rác của lịch sử.

  62. Khách said

    Tôi đồng ý hoàn tòan với nhận định của tác gỉa bài viết trên, rằng NN này không phải của dân, do dân, vì dân. Cho nên khẩu hiệu của những người CS xưa kia “Giành lấy chính quyền về tay nhân dân” vẫn còn nguyên gía trị.
    “Trong thời điểm hiện tại, mọi cách hành xử bằng bạo lực đều đáng bị lên án. Chống nhà nước bằng bạo lực đều không được thừa nhận”.
    Đúng vậy. Những người phản kháng lại chế độ bất công, phản đối TQ xâm lược, hoàn toàn bất bạo lực vẫn bị nhà cấm quyền dùng công an, bạo lực, luật rừng…để trừng phạt.
    Chỉ vì yêu nước, phản đối TQ mà blogger Điếu Cày đi tù những năm năm trời nay mới đem ra xử.
    Vậy có phải là NN này dùng bạo lực khủng bố nhân dân, để nhằm lấy lòng ngoại bang ?

  63. LeQuocTrinh said

    Xin phép góp ý với em sinh viên ĐH,

    Tôi có cảm tưởng em sinh viên này hãy còn mang trong tâm tư dấu ấn vài ý thức hệ do tuyên truyền của chế độ XHCN, em nói:

    …”Hay như lực lượng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam cũng đã từng chống lại nhà nước VNCH cũng nhằm mục đích thống nhất dân tộc. Do đó, không thể xem chống nhà nước là hành vi hoàn toàn tiêu cực được.

    Cũng vậy, lực lượng “bất đồng chính kiến” hiện nay chống lại những biểu hiện sai trái của nhà nước hay đấu tranh đòi quyền làm người thì đó cũng là phản ánh ước muốn tự do, dân chủ cho đất nước theo cách riêng của họ.

    Tất cả sự chống lại những biểu hiện lạc hậu của một mô hình nhà nước hay đường lối nhà nước đều xuất phát từ tấm lòng thiêng liêng, lý tưởng cao đẹp, khát vọng cống hiến đối với Tổ quốc. Đó đều là những con người dũng cảm và thủ đắc cho mình một khả năng kiến tạo đất nước theo sức sống của thời đại.
    …………

    Trong thời điểm hiện tại, mọi cách hành xử bằng bạo lực đều đáng bị lên án. Chống nhà nước bằng bạo lực đều không được thừa nhận”.
    ___________

    Mâu thuẫn lý luận nằm ở chỗ: “Em cho phép MTGPMN sử dụng bạo lực khủng bố vũ trang quân sự để chống lại Nhà Nước VNCH (Ngô Đình Diệm) nhằm mục tiêu thống nhất đất nước, ngược lại em phê phán trong thời điểm hiện tại chống Nhà Nước bằng bạo lực đều không được thừa nhận”. Em sinh viên này đã lựa chọn thái độ chính trị rõ rệt rồi.

    Tôi tự hỏi: Phải chăng em không biết sự thật về cuộc chiến tranh tàn khốc hay em cố tình quên đi mặt trái của vấn đề “giải phóng miền Nam để thực hiện mưu đồ nhuộm đỏ toàn thể đất nước theo con đường XHCN” ? Có cần phải đem bức công hàm bán nước PVĐ 1958 ra cho em đọc, hay nhắc em nhớ lại những màn xâm lươc tàn bạo của TQ trên HS-TS: năm 1974 (với hải quân VNCH) và năm 1988 (64 cái bia thịt hải quân VN bị cấp trên ra lệnh cấm không được bắn trả) ?

    Tôi thông cảm em còn trẻ sinh sau đẻ muộn nên có cái nhìn chưa hoàn chỉnh về lịch sử cận đại. Hơn 60 năm trôi qua, ba cuộc chiến tranh tàn khốc, lấy đi sinh mạng hơn 4 triệu sinh linh, gia đình nào cũng có nỗi đau mất mát, phân hoá dân tộc tận gốc vì chủ nghĩa CS và khủng bố dối trá, giờ này nhờ công nghệ thông tin hiện đại Internet mà đại đa số quần chúng được phép tiếp cận sự thật lịch sử, chúng ta không thể cho phép luận điệu mập mờ tiếp tục phổ biến nhằm che đậy công lý, để đưa dân tộc đi vào con đường phiêu lưu do hai đảng CS (TQ-VN) đi đem thoả thuận ngầm với nhau, tiếp tục sống trong vòng nô lệ của ý thức hệ phi nhân bản.

    Thầy Mạnh Tử ngày xưa có nói: “Dân vi quý , Xã tắc thứ chi , Quân vi khinh”, tôi hy vọng em sinh viên hiểu rõ nguyên tắc bất di bất dịch này.

    Lê Quốc Trinh, Canada

    • Thất phu said

      Trong một thời đại mà nhà nước cố tình mở ra vô số sân chơi ru ngủ thanh niên như hiện nay mà một sinh viên năm thứ ba có những suy nghĩ nhận thức như thế là quý lắm rồi,bác đừng khắt khe quá,từ từ rồi em nó sẽ đọc lịch sử cận đại(có đầy trên mạng)sẽ có nhận thức đúng hơn,cầu cho có 1/3 lượng sinh viên Việt nam có được nhận thức như em sẽ không lo họa mất nước,cám ơn em đã cho tôi nguồn hy vọng đó

    • thiên said

      Bác thích có 2 nước Việt Nam chia ly như Triều Tiên bây giờ? Sao bác và các chiến hữu của bác không Bắc tiến đi? Tôi dám cá với bác rằng kiến thức Lịch sử của bạn tôi ăn đứt bác..

    • Vô Danh said

      Những góp ý trên đều muốn em này hoàn thiện thêm về nhận thức, còn ý của Thiên là ý của CAM không nên để ý làm gì mong em hiểu.

  64. nguyeexn tấn hưng said

    Suy nghĩ của một sinh viên năm thứ 3. Chỉ biết nói ” Thế mới là sinh viên chứ”, không phải vô lý mà bài diễn văn quan trọng nhất của Nixon năm 72 (khi thăm Trung Quốc) được đọc ở Đại học Bắc Kinh

  65. Cục Đất said

    “Cuối cùng, với những giới hạn trong nhận thức mang tính lịch sử cụ thể, tùy thuộc vào thời điểm mà chân lý luôn được kiểm chứng bằng tính xê dịch, đòi hỏi chúng ta có một cách nhìn cởi mở hơn cho hành vi chống nhà nước trong thời điểm hiện nay, tạo tiền đề xây dựng một nhà nước pháp quyền hiện hữu ở bất cứ thể chế chính trị nào và một một xã hội dân sự lành mạnh hơn.”
    -> Hè hè, đúng rồi, nhưng chúng ta đây không bao gồm chúng nó đâu bạn.

  66. danhocgao said

    Mot sinh vien nam 3 ma co nhung ly le, lap luan va suy nghi that khoa hoc va …bien chung! em nay roi se tien xa neu duoc song trong mot xa hoi dan chu.

  67. […] 1270. Cần nhìn nhận hành vi chống nhà nước từ nhiều góc độ […]

Bình luận về bài viết này